Đức tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trả lời phỏng vấn về luật độc thân linh mục
Trả lời phỏng vấn của một tờ báo Venezuela về luật độc thân linh mục, Đức TGP Pietro Parolin, người sẽ trở thành cộng sự viên hàng đầu của ĐGH Phanxicô vào ngày 15.10.2013, cho biết “đó không phải là một tín điều của Giáo Hội” nhưng là “truyền thống của Giáo Hội.”
Đức TGM Parolin cụ thể đã nói gì?
Vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vừa được ĐGH Phanxicô bổ nhiệm hôm 31.08.2013, Đức TGM Pietro Parolin, hiện đang là sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela trước khi chính thức nhận nhiệm vụ tại Rôma ngày 15.10, đã có một cuộc phỏng vấn với nhật báo El Universal. Trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha đăng trên số báo Chúa Nhật ngày 08.09, ngài đã trả lời câu hỏi liệu luật độc thân linh mục có phải là một tín điều bất khả xâm phạm hay không.
“Không, đó không phải là một tín điều của Giáo Hội và điều này có thể được thảo luận vì đó là một truyền thống của Giáo Hội.”
“Nỗ lực mà Giáo Hội thực hiện để thiết lập sự độc thân giáo sĩ nên được xem xét. Ta có thể bàn luận, suy tư và đào sâu những chủ đề này vốn không được xác định trong lĩnh vực đức tin và có thể nghĩ đến một sự thay đổi nào đó, nhưng luôn phải hướng đến sự hiệp nhất và tất cả theo ý muốn của Thiên Chúa,” ngài nói thêm. Trưng dẫn ví dụ về tình trạng “thiếu linh mục”, Đức Cha Parolin liệt kê các tiêu chí cần quan tâm để đưa ra quyết định: “Ý muốn của Thiên Chúa, lịch sử Giáo Hội cũng như việc mở ra với những dấu chỉ thời đại.”
Các vị giáo hoàng tiền nhiệm đã nói gì?
Theo một truyền thống trong Giáo Hội Tây Phương có từ thế kỷ thứ IV, Công đồng Trentô (thế kỷ XVI) đã chính thức thiết lập luật bổn phận độc thân đối với giáo sĩ và đưa vào trong Giáo Luật. Quy luật này không áp dụng cho các Giáo Hội Đông Phương như đã được ĐGH Phaolô VI tái xác nhận trong thông điệp Độc thân linh mục năm 1967. Sau này, Giáo Hội tiếp tục khẳng định sự cần thiết của độc thân giáo sĩ và đưa ra những biện luận thần học đặc biệt là dưới triều đại của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua nhiều văn kiện khác nhau. Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng tái khẳng định về việc giữ độc thân giáo sĩ trong một lần nói chuyện với các Hồng Y năm 2006: “Niềm tin vào Thiên Chúa được cụ thể hóa trong lối sống này vốn có một ý nghĩa duy nhất đến từ Thiên Chúa.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nghĩ gì?
Kể từ khi được bầu làm đấng kế vị thánh Phêrô cách đây 6 tháng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chưa từng bình luận về vấn đề này. Trong một cuốn sách được xuất bản năm 2010 khi ngài còn làm Tổng Giám Mục Buenos Aires (cuốn Dưới đất cũng như trên trời), Đức Hồng Y Bergoglio lúc bấy giờ đã nói như sau: “Hiện nay, tôi vẫn ủng hộ việc duy trì luật độc thân, với đầy đủ các lý do thuận lợi và bất lợi của nó, vì chúng ta có tới 10 thế kỷ thành công tốt đẹp, chứ không phải thất bại. Đây là vấn đề kỷ luật chứ không phải vấn đề đức tin. Điều này có thể thay đổi.” Nhưng ngài lên án bất cứ “đời sống hai mặt” nào. Một số Hồng Y đôi khi được mời để nói thẳng về một sự phát triển của kỷ luật này.
Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ từ La Croix
Trả lời phỏng vấn của một tờ báo Venezuela về luật độc thân linh mục, Đức TGP Pietro Parolin, người sẽ trở thành cộng sự viên hàng đầu của ĐGH Phanxicô vào ngày 15.10.2013, cho biết “đó không phải là một tín điều của Giáo Hội” nhưng là “truyền thống của Giáo Hội.”
Đức TGM Parolin cụ thể đã nói gì?
Vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vừa được ĐGH Phanxicô bổ nhiệm hôm 31.08.2013, Đức TGM Pietro Parolin, hiện đang là sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela trước khi chính thức nhận nhiệm vụ tại Rôma ngày 15.10, đã có một cuộc phỏng vấn với nhật báo El Universal. Trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha đăng trên số báo Chúa Nhật ngày 08.09, ngài đã trả lời câu hỏi liệu luật độc thân linh mục có phải là một tín điều bất khả xâm phạm hay không.
“Không, đó không phải là một tín điều của Giáo Hội và điều này có thể được thảo luận vì đó là một truyền thống của Giáo Hội.”
“Nỗ lực mà Giáo Hội thực hiện để thiết lập sự độc thân giáo sĩ nên được xem xét. Ta có thể bàn luận, suy tư và đào sâu những chủ đề này vốn không được xác định trong lĩnh vực đức tin và có thể nghĩ đến một sự thay đổi nào đó, nhưng luôn phải hướng đến sự hiệp nhất và tất cả theo ý muốn của Thiên Chúa,” ngài nói thêm. Trưng dẫn ví dụ về tình trạng “thiếu linh mục”, Đức Cha Parolin liệt kê các tiêu chí cần quan tâm để đưa ra quyết định: “Ý muốn của Thiên Chúa, lịch sử Giáo Hội cũng như việc mở ra với những dấu chỉ thời đại.”
Các vị giáo hoàng tiền nhiệm đã nói gì?
Theo một truyền thống trong Giáo Hội Tây Phương có từ thế kỷ thứ IV, Công đồng Trentô (thế kỷ XVI) đã chính thức thiết lập luật bổn phận độc thân đối với giáo sĩ và đưa vào trong Giáo Luật. Quy luật này không áp dụng cho các Giáo Hội Đông Phương như đã được ĐGH Phaolô VI tái xác nhận trong thông điệp Độc thân linh mục năm 1967. Sau này, Giáo Hội tiếp tục khẳng định sự cần thiết của độc thân giáo sĩ và đưa ra những biện luận thần học đặc biệt là dưới triều đại của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua nhiều văn kiện khác nhau. Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng tái khẳng định về việc giữ độc thân giáo sĩ trong một lần nói chuyện với các Hồng Y năm 2006: “Niềm tin vào Thiên Chúa được cụ thể hóa trong lối sống này vốn có một ý nghĩa duy nhất đến từ Thiên Chúa.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nghĩ gì?
Kể từ khi được bầu làm đấng kế vị thánh Phêrô cách đây 6 tháng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chưa từng bình luận về vấn đề này. Trong một cuốn sách được xuất bản năm 2010 khi ngài còn làm Tổng Giám Mục Buenos Aires (cuốn Dưới đất cũng như trên trời), Đức Hồng Y Bergoglio lúc bấy giờ đã nói như sau: “Hiện nay, tôi vẫn ủng hộ việc duy trì luật độc thân, với đầy đủ các lý do thuận lợi và bất lợi của nó, vì chúng ta có tới 10 thế kỷ thành công tốt đẹp, chứ không phải thất bại. Đây là vấn đề kỷ luật chứ không phải vấn đề đức tin. Điều này có thể thay đổi.” Nhưng ngài lên án bất cứ “đời sống hai mặt” nào. Một số Hồng Y đôi khi được mời để nói thẳng về một sự phát triển của kỷ luật này.
Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ từ La Croix