Một ngày sống với trẻ em bụi đời đường phố tại Recife, Brasil
Recife - Sáng nay, thứ năm ngày 18.7.2013 nhóm chúng tôi xuất phát sớm đến ngôi nhà đón nhận trẻ em bụi đời để ăn sáng với các em. Chúng tôi thật bỡ ngỡ khi đến phòng ăn thì thấy không khác chi một góc nhà tù với những song sắt và cửa ra vào phòng ăn bị khóa lại. Các em bụi đời đang ngồi bên trong ăn sáng, khoảng 35 em và vài người lớn bụi đời nữa. Một lời giải thích ngắn ngọn của những nhân viên chăm sóc cho biết các em thường không giữ được trật tự như những trẻ bình thường nên trong giờ ăn phải làm như thế cho đến khi mọi người ăn xong mới mở cửa ra. Hình như các em đã quen với điều này nên chẳng cần biết việc làm như thế có thể làm giảm đi phẩm giá nhân quyền, đúng ra các trẻ em bụi đời có quyền này đâu mà đòi hỏi.
Xem Hình
Nhận xét đầu tiên của chúng tôi là thấy nhiều em không bình thường về tâm lý, kể cả vài người lớn. Nơi đây à cơ quan từ thiện tư nhân tên gọi là "Comunidade dos Pequenos Prophetas" (CPP) - ý nghĩa là "Ngôi nhà của các tiên tri bé nhỏ" - được tài trợ của chính phủ Brasil thực hiện một mái ấm cho trẻ em bụi đời tại thành phố Recife, một cơ quan duy nhất thuộc loại này trong thành phố dành cho trẻ em thanh thiếu niên bụi đời từ 7 đến 21 tuổi. Đúng ra họ chỉ đón nhận các em từ 8g sáng và đến 5 giờ chiều là các em phải rời khỏi nơi đây, tìm góc đường phố nào đó để ngủ qua đêm và sáng hôm sau các em lại trở lại. Chẳng lạ gì chúng tôi thấy vài em ăn sáng xong là tìm ngay một góc nhà để ngủ, có lẽ đêm qua các em không ngủ ngon vì đêm qua trời đổ mưa tầm tã và kéo dài suốt đêm.
Nơi nhà CPP có chuyên gia tâm lý, giáo dục và một y tá để chăm sóc các em. Hôm nay chương trình chung là có giờ vẽ hình, làm thủ công và chơi đánh trống, đây là môn chơi các em thích nhất vì rất ồn ào và lại có thể nhịp nhàng nhảy theo điệu múa truyền thống Samba. Tại phòng y tế chúng tôi thấy vài em có những vết thương nghiêm trọng trên người phải được băng bó điều trị.
Trong phòng vẽ có nhiều trẻ em, đứa bé nhất mới có 5 tuổi tên là Victoria, điểm gây ấn tượng là các em yên lặng và chăm chú (thường không như thế) ngồi tô mầu. Một bé trai mới 7 tuổi có hoa tay vẽ đẹp nhất trong lớp học. Chúng ta phải biết là các em bé này không có cha mẹ hoặc là chẳng ai biết bố mẹ các em là ai. Các nhân viếng chăm sóc tại đây cho biết một số em không có một mảnh giấy tùy thân trên người, nghĩa là không có giấy khai sinh để tìm kiếm lại bố mẹ cho các em.
Một điều chúng tôi nhận ra tận mắt là vài em thuộc diện mồ côi, lẽ thường phải gửi vào viện mồ côi, nhưng đây là các trẻ em bụi đời - bản năng của các em chỉ sống ngoài đường phố, có gửi vào nơi đâu thì sớm chốc lại sẽ trốn ra.
Nói chung ai cũng ngại tiếp xúc với các trẻ em bụi đời, đến nỗi thành phố có những sân đá banh nhỏ công cộng cũng không muốn cho các em sử dụng đá banh vì nơi nào các em tụ tập đông thì dân chúng đều lo lắng vì các hệ qủa trộm cắp, đánh nhau luôn đi kèm với chúng.
Đến buổi ăn trưa chúng tôi cũng ăn chung với các em, sống với nhau gần nửa ngày thì cũng quen nhau, có lẽ trước đó tôi mang kẹo và bút viết tặng cho các em làm cho các em chẳng còn ngại ngùng, nên tôi chọn một bàn có các em nhỏ nhất để ngồi ăn chung, trong đó có bé gái vừa 5 tuổi đã nhắc ở trên. Cô bé này thật lạ, nhỏ người nhưng lại ăn nhiều nhất, ăn khỏe hơn tôi và các bạn khác. Tôi mới chợt nghĩ cô bé chắc là ăn luôn cho buổi chiều nay vì sẽ lang thang một góc chợ nào đó, rồi còn bị mưa thì chắc chắn sẽ phải đói bụng. Em bé này ngồi đối diện vơớ tôi, tôi thử cầm thìa đút cơm cho cô bé thì cô bé vui vẻ há miệng đón cơm, các bạn khác cùng cười làm cho cô bé cũng cười vang. Có thể lâu rồi chẳng ai đút cơm cho cô bé này rồi đấy. Bên tay phải có bé trai tên Tomy, 7 tuổi tôi cũng thử đút cơm cho cậu bé thì cậu bé cũng vui mừng đón nhận, cả bàn cười vui làm cho các em khác cũng bu lại.
Ăn xong còn chút thời gian tôi thấy các cháu vẫn trân quý cây viết nguyên tử mà tôi tặng hồi sáng thì bèn nói các cháu viết tên của các cháu lên cánh tay của tôi. Đứa nào cũng hớn hở thích làm việc này và hình như chưa bao giờ làm được như thế cho một người lớn, lại là một linh mục nữa. Những tấm hình nhìn thấy nơi đây là do tôi đưa máy hình cho các em chụp đấy, nhìn cũng chẳng kém nhà chuyên nghiệp. Đối với tôi đó là những món quà thật đẹp và quý hiếm, do tự các trẻ em bụi đời chụp hình và tự viết lên cánh tay của tôi. Lúc này một bầu khí thân thương đượm tình gia đình mà tôi có thể cảm nhận là các cháu ít khi được hưởng như thế. Điều cần nhắc đến là tiếng Bồ Đào Nha tôi bập bẹ chỉ được vài câu, thế mà giữa chúng tôi vẫn hiểu được nhau, thế mới là vui vẻ, diệu kỳ.
Đến lúc phải chia tay, các em bịn rịn và còn đưa tôi ra đến tận cửa, có đứa còn nói được tiếng cám ơn "Obrigado" đến tôi. Một ngày sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa cho chúng tôi với các chia sẻ đau khổ về những số phận trẻ em bụi đời. Đêm nay trời lại đổ mưa to, tôi lại nhớ đến cô bé 5 tuổi Victoria và thằng Tomy 7 tuổi. Có lẽ các em đang phải tìm chỗ trú mưa và thức chờ cơn mưa tạnh lại.
Bên cạnh đó tiếng kể chuyện của ông giám đốc "Ngôi nhà của các tiên tri bé nhỏ" làm ai nghe cũng phải nhói lòng cho thân phận của các trẻ em bụi đời: "Hôm nay các em đến ngôi nhà này, nhưng qua một đêm có thể một đứa trong nhóm họ chẳng bao giờ có cơ hội để trở lại vào ngày mai", nghĩa là em có thể bị giết ở một nơi đầu đường xó chợ nào đó trong đêm.
Vài hàng ghi lại vội vã trong đêm từ Brasil.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Recife - Sáng nay, thứ năm ngày 18.7.2013 nhóm chúng tôi xuất phát sớm đến ngôi nhà đón nhận trẻ em bụi đời để ăn sáng với các em. Chúng tôi thật bỡ ngỡ khi đến phòng ăn thì thấy không khác chi một góc nhà tù với những song sắt và cửa ra vào phòng ăn bị khóa lại. Các em bụi đời đang ngồi bên trong ăn sáng, khoảng 35 em và vài người lớn bụi đời nữa. Một lời giải thích ngắn ngọn của những nhân viên chăm sóc cho biết các em thường không giữ được trật tự như những trẻ bình thường nên trong giờ ăn phải làm như thế cho đến khi mọi người ăn xong mới mở cửa ra. Hình như các em đã quen với điều này nên chẳng cần biết việc làm như thế có thể làm giảm đi phẩm giá nhân quyền, đúng ra các trẻ em bụi đời có quyền này đâu mà đòi hỏi.
Xem Hình
Nhận xét đầu tiên của chúng tôi là thấy nhiều em không bình thường về tâm lý, kể cả vài người lớn. Nơi đây à cơ quan từ thiện tư nhân tên gọi là "Comunidade dos Pequenos Prophetas" (CPP) - ý nghĩa là "Ngôi nhà của các tiên tri bé nhỏ" - được tài trợ của chính phủ Brasil thực hiện một mái ấm cho trẻ em bụi đời tại thành phố Recife, một cơ quan duy nhất thuộc loại này trong thành phố dành cho trẻ em thanh thiếu niên bụi đời từ 7 đến 21 tuổi. Đúng ra họ chỉ đón nhận các em từ 8g sáng và đến 5 giờ chiều là các em phải rời khỏi nơi đây, tìm góc đường phố nào đó để ngủ qua đêm và sáng hôm sau các em lại trở lại. Chẳng lạ gì chúng tôi thấy vài em ăn sáng xong là tìm ngay một góc nhà để ngủ, có lẽ đêm qua các em không ngủ ngon vì đêm qua trời đổ mưa tầm tã và kéo dài suốt đêm.
Nơi nhà CPP có chuyên gia tâm lý, giáo dục và một y tá để chăm sóc các em. Hôm nay chương trình chung là có giờ vẽ hình, làm thủ công và chơi đánh trống, đây là môn chơi các em thích nhất vì rất ồn ào và lại có thể nhịp nhàng nhảy theo điệu múa truyền thống Samba. Tại phòng y tế chúng tôi thấy vài em có những vết thương nghiêm trọng trên người phải được băng bó điều trị.
Trong phòng vẽ có nhiều trẻ em, đứa bé nhất mới có 5 tuổi tên là Victoria, điểm gây ấn tượng là các em yên lặng và chăm chú (thường không như thế) ngồi tô mầu. Một bé trai mới 7 tuổi có hoa tay vẽ đẹp nhất trong lớp học. Chúng ta phải biết là các em bé này không có cha mẹ hoặc là chẳng ai biết bố mẹ các em là ai. Các nhân viếng chăm sóc tại đây cho biết một số em không có một mảnh giấy tùy thân trên người, nghĩa là không có giấy khai sinh để tìm kiếm lại bố mẹ cho các em.
Một điều chúng tôi nhận ra tận mắt là vài em thuộc diện mồ côi, lẽ thường phải gửi vào viện mồ côi, nhưng đây là các trẻ em bụi đời - bản năng của các em chỉ sống ngoài đường phố, có gửi vào nơi đâu thì sớm chốc lại sẽ trốn ra.
Nói chung ai cũng ngại tiếp xúc với các trẻ em bụi đời, đến nỗi thành phố có những sân đá banh nhỏ công cộng cũng không muốn cho các em sử dụng đá banh vì nơi nào các em tụ tập đông thì dân chúng đều lo lắng vì các hệ qủa trộm cắp, đánh nhau luôn đi kèm với chúng.
Đến buổi ăn trưa chúng tôi cũng ăn chung với các em, sống với nhau gần nửa ngày thì cũng quen nhau, có lẽ trước đó tôi mang kẹo và bút viết tặng cho các em làm cho các em chẳng còn ngại ngùng, nên tôi chọn một bàn có các em nhỏ nhất để ngồi ăn chung, trong đó có bé gái vừa 5 tuổi đã nhắc ở trên. Cô bé này thật lạ, nhỏ người nhưng lại ăn nhiều nhất, ăn khỏe hơn tôi và các bạn khác. Tôi mới chợt nghĩ cô bé chắc là ăn luôn cho buổi chiều nay vì sẽ lang thang một góc chợ nào đó, rồi còn bị mưa thì chắc chắn sẽ phải đói bụng. Em bé này ngồi đối diện vơớ tôi, tôi thử cầm thìa đút cơm cho cô bé thì cô bé vui vẻ há miệng đón cơm, các bạn khác cùng cười làm cho cô bé cũng cười vang. Có thể lâu rồi chẳng ai đút cơm cho cô bé này rồi đấy. Bên tay phải có bé trai tên Tomy, 7 tuổi tôi cũng thử đút cơm cho cậu bé thì cậu bé cũng vui mừng đón nhận, cả bàn cười vui làm cho các em khác cũng bu lại.
Ăn xong còn chút thời gian tôi thấy các cháu vẫn trân quý cây viết nguyên tử mà tôi tặng hồi sáng thì bèn nói các cháu viết tên của các cháu lên cánh tay của tôi. Đứa nào cũng hớn hở thích làm việc này và hình như chưa bao giờ làm được như thế cho một người lớn, lại là một linh mục nữa. Những tấm hình nhìn thấy nơi đây là do tôi đưa máy hình cho các em chụp đấy, nhìn cũng chẳng kém nhà chuyên nghiệp. Đối với tôi đó là những món quà thật đẹp và quý hiếm, do tự các trẻ em bụi đời chụp hình và tự viết lên cánh tay của tôi. Lúc này một bầu khí thân thương đượm tình gia đình mà tôi có thể cảm nhận là các cháu ít khi được hưởng như thế. Điều cần nhắc đến là tiếng Bồ Đào Nha tôi bập bẹ chỉ được vài câu, thế mà giữa chúng tôi vẫn hiểu được nhau, thế mới là vui vẻ, diệu kỳ.
Đến lúc phải chia tay, các em bịn rịn và còn đưa tôi ra đến tận cửa, có đứa còn nói được tiếng cám ơn "Obrigado" đến tôi. Một ngày sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa cho chúng tôi với các chia sẻ đau khổ về những số phận trẻ em bụi đời. Đêm nay trời lại đổ mưa to, tôi lại nhớ đến cô bé 5 tuổi Victoria và thằng Tomy 7 tuổi. Có lẽ các em đang phải tìm chỗ trú mưa và thức chờ cơn mưa tạnh lại.
Bên cạnh đó tiếng kể chuyện của ông giám đốc "Ngôi nhà của các tiên tri bé nhỏ" làm ai nghe cũng phải nhói lòng cho thân phận của các trẻ em bụi đời: "Hôm nay các em đến ngôi nhà này, nhưng qua một đêm có thể một đứa trong nhóm họ chẳng bao giờ có cơ hội để trở lại vào ngày mai", nghĩa là em có thể bị giết ở một nơi đầu đường xó chợ nào đó trong đêm.
Vài hàng ghi lại vội vã trong đêm từ Brasil.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn