Sáng ngày 11.06.2013, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh loan báo Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa Thánh sẽ nhóm họp vòng 4 vào ngày 13 và 14.06.2013 tại Vatican như đã thỏa thuận tại cuộc họp vòng 3 vào tháng 02. 2012 tại Hà Nội. Tại cuộc họp này, đoàn Việt Nam sẽ do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn và Đức ông Antonio Camilleri, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh làm Trưởng đoàn.
Các vòng đàm phán này nhằm mục đích tăng cường và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã được khởi đầu từ năm 2009 :
A.- Cuộc họp đầu tiên Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican
(Vietnam-Holy See Joint Working Group, tiếng Anh và Groupe de travail entre le Vietnam et le Saint-Siège, tiếng Pháp) về quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia lần đầu tiên đã kết thúc như tiên liệu, sau hai phiên làm việc: chiều 16 và sáng 17.02-2009.
Ngày 18-02-2009, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin (tóm tắt) : Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican đã trao đổi một cách sâu rộng và tổng thể các vấn đề trong quan hệ liên quan đến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam theo chiều hướng phát triển đáng khích lệ, từ năm 1990 tới nay, một bước tiến mới quan trọng. Hai bên nhất trí sẽ tiến hành phiên họp thứ 2 vào thời gian và địa điểm sẽ được xác định sau. Cuộc họp đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Trước đó, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thế Doanh cũng cho biết quan điểm của Ban Tôn giáo về những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên: « Trước hết là sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, pháp luật Việt Nam, vừa cùng chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt, vừa cùng thể hiện tinh thần thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận mới. Thứ hai, muốn có kết quả trong quan hệ thì phải bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của mỗi bên. Thứ ba, cả hai bên đều phải quyết tâm cùng nhau hướng tới sự phát triển một cách trong sáng và lành mạnh, trong đó việc duy trì và khẳng định đường hướng đồng hành cùng dân tộc của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không để bị tác động bởi những ý nghĩ và hành vi tiêu cực từ bất cứ phía thứ ba nào ». Bàn về cuộc thảo luận, Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, Trưởng đoàn Vatican, cho biết hai bên đã có những cuộc thảo luận tốt đẹp và rất hài lòng về điều này. Nhưng Đức ông không cho biết rõ tiến trình thảo luận sẽ còn kéo dài bao lâu, chi nói rằng kết quả sẽ là việc thiết lập quan hệ ngoại giao, điều cả hai bên cùng mong ước ».
Trong bản tin ngày 19-02-2009, trang tin điện tử Voanews.com (Tiếng nói Mỹ quốc cho biết : « Đức ông Parolin hy vọng Đức Giáo Hoàng có thể đến thăm Việt Nam năm nay… Ừ. Tuy nhiên, Đức ông nói thêm là khó vì điều này phụ thuộc vào nhiều việc cần phải thảo luận và suy nghĩ. Phía Việt Nam, một nhân viên ngoại giao nói là Hà nội chưa nhận được một đề nghị chính thức cho một chuyến viếng thăm như thế cả. [Đến hôm nay, chuyến viếng thăm này vẫn chưa được thực hiện].
Bản tin Zenit.org, trích dẫn từ nguồn tin báo điện tử Eglise d'Asie (EDA) Hội Thừa sai Paris, đăng lại bản dịch sang tiếng Pháp bài phỏng vấn do Thông tấn xã Việt Nam với ông Nguyễn Thế Doanh nêu đánh giá phía Việt Nam về kết quả của những cuộc trao đổi Việt Nam-Vatican từ gần 20 năm qua là ‘tích cực’.
B.- Khóa họp thứ II Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Tòa Thánh
Khóa họp thứ II Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Tòa Thánh đã diễn ra tại Vatican từ ngày 23 đến 24.06.2010, dưới sự chủ tọa của Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Tòa Thánh, và ông Nguyễn Quốc Cường, Thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Việt Nam. Việt Nam nhắc lại đường hướng trước sau như một của chính sách Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các qui định pháp lý bảo đảm việc thực thi tự do đó. Phái đoàn Tòa Thánh đã ghi nhận giải thích đó và yêu cầu đảm bảo thêm những điều kiện để Giáo Hội tham gia hữu hiệu hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là trong lãnh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện. Qua các giáo huấn, Giáo Hội mời gọi các tín hữu trở thành những công dân tốt và dấn thân cho Công ích.
Hai phái đoàn đã ghi nhận những phát triển khả quan trong các lãnh vực của đời sống Công Giáo tại Việt Nam, đặc biệt về Năm Thánh. Ngoài ra, cả hai nhắc đến bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong dịp các Giám Mục Việt Nam về Roma viếng mộ các Thánh Tông Đồ năm 2009 và đồng ý rằng các giáo huấn này của Đức Thánh Cha sẽ được dùng làm hướng đi cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam trong những năm tới đây.
Về quan hệ song phương, đôi bên đánh giá cao những phát triển tích cực từ sau Khóa họp thứ I và cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hồi tháng 12.2009. Để đào sâu những quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam cũng như giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương, như một bước đầu, hai bên thỏa thuận về việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một vị Đại Diện không thường trú Tòa Thánh tại Việt Nam. Sau đó, Linh mục Federico Lombardi sj, Phát ngôn viên Tòa Thánh, đã giải thích rằng, chức vị mới này không hình thành nên các quan hệ ngoại giao toàn diện và đầy đủ giữa hai bên Toà Thánh Vatican và Việt Nam, vì chức vị mới này không phải là một vị Sứ Thần hay vị Khâm sứ Thường trực tại Việt Nam.
Do kết quả này, ngày 10.01.2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tuyên bố trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh: « Tôi hài lòng ghi nhận rằng chính quyền Việt Nam đã chấp nhận để tôi chỉ định một Đại diện, qua các cuộc viếng thăm cộng đồng Công Giáo quý mến tại nước này, sẽ bày tỏ sự quan tâm ân cần của Người Kế Vị Thánh Phêrô ».
Ngày 13.01.2011, Đức Thánh Cha cử Đức Cha Leopoldo Girelli, sinh ngày 13.03.1953 tại Predore, Giáo phận Bergamo (Ý), thụ phong linh mục năm 1978, được tấn phong Đức Cha ngày 17.06.2006 bởi Đức Hồng Y Angelo Sodano, Tổng Giám mục hiệu tòa Capreae, Sứ thần Tòa Thánh tại Indonesia, kiêm nhiệm Sứ thần tại Singapore, Khâm sứ tại Malaysia và Brunei vào sứ nhiệm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Ngày 18.06.2011, Đức Cha được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ ngày 16.01.2013, Đức Cha Leopoldo Girelli chỉ còn nhiệm vụ Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.
C.- Nhóm làm việc chung Tòa Thánh và Việt Nam họp lần thứ III.
Ngày 24.02.2012, Linh mục Federico Lombardi sj., Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, loan báo: « Chiếu quyết định trong cuối cuộc gặp gỡ thứ II Nhóm Làm Việc này tại Vatican trong hai ngày 23 và 24.06.2010, cuộc gặp gỡ thứ III sẽ diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28.02.2012. Sau một số cuộc viếng thăm do vị Đại diện không thường trực Tòa Thánh tại Việt Nam, cuộc họp tới đây sẽ giúp đào sâu và phát triển các quan hệ song phương ».
Ngày 28.02.2012, tại Phòng Báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi đã công bố Thông cáo chung về cuộc gặp gỡ này của Nhóm Làm Việc chung Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà nội. Trưởng phái đoàn Tòa Thánh là Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao, với sự hiện diện của Đức Cha Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, với hai Đức ông Nguyễn văn Phương (Bộ Truyền giáo) và Cao minh Dung (Bộ ngoại giao) tháp tùng. Các phiên họp được đặt dưới sự đồng chủ tọa của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi thanh Sơn và Đức ông Ettore Balestrero. Hai bên đã cứu xét những vấn đề quốc tế, trao đổi tin tức về tình trạng liên hệ, phân tích những tiến bộ đã thực hiện trong quan hệ Việt Nam và Tòa Thánh từ lần họp trước và đã thảo luận về những vấn đề liên hệ tới Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh rằng Nhà nước luôn thực hiện và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người dân; khuyến khích Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tham gia tích cực và thiết thực vào công cuộc phát triển đất nước, kinh tế và xã hội hiện nay. Về phần mình, Phái đoàn Tòa Thánh ghi nhận những quan điểm đó, nhưng có đồng ý như vậy hay không là chuyện khác. Nhưng Phái đoàn Tòa Thánh: « bày tỏ sự trân trọng mối quan tâm của chính quyền đối với hoạt động của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt trong việc cử hành Năm Thánh 2010, và trong các cuộc viếng thăm mục vụ của vị Đại diện không thường trú, Tổng giám mục Leopoldo Girelli ».
Đôi bên đã đồng ý tạo điều kiện dễ dàng cho công việc của Đức Cha Girelli, để Ngài có thể thi hành sứ mạng tốt đẹp hơn và đã nhắc đến giáo huấn của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 về việc sống Tin Mừng giữa lòng Đất Nước, và những nhận xét của Ngài về việc là tín hữu Công Giáo tốt và là một công dân tốt, nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục có sự cộng tác giữa Giáo Hội Công Giáo và chính quyền dân sự, để thực thi một cách cụ thể và thực tế, những giáo huấn ấy trong tất cả mọi hoạt động. Ngoài ra, hai bên đã đồng ý về thẩm định theo đó các quan hệ giữa hai nước đã tiến triển tích cực dựa trên căn bản thiện chí và đối thoại xây dựng, cũng như tôn trọng các nguyên tắc trong quan hệ và thỏa thuận sẽ gặp lại nhau tại Vatican cho vòng 4 mà thời điểm sẽ được thiết định qua đường ngoại giao.
Một điều rất quan trọng trong thông cáo là: ‘Cuộc họp đã diễn ra trong bầu khí thân mật, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau’. Khi ngôn ngữ ngoại giao dùng từ ngữ ‘thẳng thắn’ có hiểu là đã có những bất đồng lớn, và dĩ nhiên là ‘tôn trọng lẫn nhau’ cũng có nghĩa là ‘bên anh nói anh nghe, bên tôi nói tôi nghe’! Như vậy, cũng có nghĩa là những vấn đề nhậy cảm như tự do tôn giáo, đất đai và cơ sở của Giáo Hội, và một số những đề mục khác đã được dư luận nêu lên trước cuộc hội đàm -- đã được bàn tới, nhưng không tiện nêu ra trong thông báo chung -- mà thôi. Những vấn đề này chúng ta có thể tìm thấy trong ‘Thư góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992’ đến từ các Đức Giám Mục Việt Nam được trao cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 01.03.2013.
Các vòng đàm phán này nhằm mục đích tăng cường và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã được khởi đầu từ năm 2009 :
A.- Cuộc họp đầu tiên Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican
(Vietnam-Holy See Joint Working Group, tiếng Anh và Groupe de travail entre le Vietnam et le Saint-Siège, tiếng Pháp) về quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia lần đầu tiên đã kết thúc như tiên liệu, sau hai phiên làm việc: chiều 16 và sáng 17.02-2009.
Ngày 18-02-2009, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin (tóm tắt) : Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican đã trao đổi một cách sâu rộng và tổng thể các vấn đề trong quan hệ liên quan đến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam theo chiều hướng phát triển đáng khích lệ, từ năm 1990 tới nay, một bước tiến mới quan trọng. Hai bên nhất trí sẽ tiến hành phiên họp thứ 2 vào thời gian và địa điểm sẽ được xác định sau. Cuộc họp đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Trước đó, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thế Doanh cũng cho biết quan điểm của Ban Tôn giáo về những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên: « Trước hết là sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, pháp luật Việt Nam, vừa cùng chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt, vừa cùng thể hiện tinh thần thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận mới. Thứ hai, muốn có kết quả trong quan hệ thì phải bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của mỗi bên. Thứ ba, cả hai bên đều phải quyết tâm cùng nhau hướng tới sự phát triển một cách trong sáng và lành mạnh, trong đó việc duy trì và khẳng định đường hướng đồng hành cùng dân tộc của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không để bị tác động bởi những ý nghĩ và hành vi tiêu cực từ bất cứ phía thứ ba nào ». Bàn về cuộc thảo luận, Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, Trưởng đoàn Vatican, cho biết hai bên đã có những cuộc thảo luận tốt đẹp và rất hài lòng về điều này. Nhưng Đức ông không cho biết rõ tiến trình thảo luận sẽ còn kéo dài bao lâu, chi nói rằng kết quả sẽ là việc thiết lập quan hệ ngoại giao, điều cả hai bên cùng mong ước ».
Trong bản tin ngày 19-02-2009, trang tin điện tử Voanews.com (Tiếng nói Mỹ quốc cho biết : « Đức ông Parolin hy vọng Đức Giáo Hoàng có thể đến thăm Việt Nam năm nay… Ừ. Tuy nhiên, Đức ông nói thêm là khó vì điều này phụ thuộc vào nhiều việc cần phải thảo luận và suy nghĩ. Phía Việt Nam, một nhân viên ngoại giao nói là Hà nội chưa nhận được một đề nghị chính thức cho một chuyến viếng thăm như thế cả. [Đến hôm nay, chuyến viếng thăm này vẫn chưa được thực hiện].
Bản tin Zenit.org, trích dẫn từ nguồn tin báo điện tử Eglise d'Asie (EDA) Hội Thừa sai Paris, đăng lại bản dịch sang tiếng Pháp bài phỏng vấn do Thông tấn xã Việt Nam với ông Nguyễn Thế Doanh nêu đánh giá phía Việt Nam về kết quả của những cuộc trao đổi Việt Nam-Vatican từ gần 20 năm qua là ‘tích cực’.
B.- Khóa họp thứ II Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Tòa Thánh
Khóa họp thứ II Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Tòa Thánh đã diễn ra tại Vatican từ ngày 23 đến 24.06.2010, dưới sự chủ tọa của Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Tòa Thánh, và ông Nguyễn Quốc Cường, Thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Việt Nam. Việt Nam nhắc lại đường hướng trước sau như một của chính sách Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các qui định pháp lý bảo đảm việc thực thi tự do đó. Phái đoàn Tòa Thánh đã ghi nhận giải thích đó và yêu cầu đảm bảo thêm những điều kiện để Giáo Hội tham gia hữu hiệu hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là trong lãnh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện. Qua các giáo huấn, Giáo Hội mời gọi các tín hữu trở thành những công dân tốt và dấn thân cho Công ích.
Hai phái đoàn đã ghi nhận những phát triển khả quan trong các lãnh vực của đời sống Công Giáo tại Việt Nam, đặc biệt về Năm Thánh. Ngoài ra, cả hai nhắc đến bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong dịp các Giám Mục Việt Nam về Roma viếng mộ các Thánh Tông Đồ năm 2009 và đồng ý rằng các giáo huấn này của Đức Thánh Cha sẽ được dùng làm hướng đi cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam trong những năm tới đây.
Về quan hệ song phương, đôi bên đánh giá cao những phát triển tích cực từ sau Khóa họp thứ I và cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hồi tháng 12.2009. Để đào sâu những quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam cũng như giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương, như một bước đầu, hai bên thỏa thuận về việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một vị Đại Diện không thường trú Tòa Thánh tại Việt Nam. Sau đó, Linh mục Federico Lombardi sj, Phát ngôn viên Tòa Thánh, đã giải thích rằng, chức vị mới này không hình thành nên các quan hệ ngoại giao toàn diện và đầy đủ giữa hai bên Toà Thánh Vatican và Việt Nam, vì chức vị mới này không phải là một vị Sứ Thần hay vị Khâm sứ Thường trực tại Việt Nam.
Do kết quả này, ngày 10.01.2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tuyên bố trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh: « Tôi hài lòng ghi nhận rằng chính quyền Việt Nam đã chấp nhận để tôi chỉ định một Đại diện, qua các cuộc viếng thăm cộng đồng Công Giáo quý mến tại nước này, sẽ bày tỏ sự quan tâm ân cần của Người Kế Vị Thánh Phêrô ».
Ngày 13.01.2011, Đức Thánh Cha cử Đức Cha Leopoldo Girelli, sinh ngày 13.03.1953 tại Predore, Giáo phận Bergamo (Ý), thụ phong linh mục năm 1978, được tấn phong Đức Cha ngày 17.06.2006 bởi Đức Hồng Y Angelo Sodano, Tổng Giám mục hiệu tòa Capreae, Sứ thần Tòa Thánh tại Indonesia, kiêm nhiệm Sứ thần tại Singapore, Khâm sứ tại Malaysia và Brunei vào sứ nhiệm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Ngày 18.06.2011, Đức Cha được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ ngày 16.01.2013, Đức Cha Leopoldo Girelli chỉ còn nhiệm vụ Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.
C.- Nhóm làm việc chung Tòa Thánh và Việt Nam họp lần thứ III.
Ngày 24.02.2012, Linh mục Federico Lombardi sj., Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, loan báo: « Chiếu quyết định trong cuối cuộc gặp gỡ thứ II Nhóm Làm Việc này tại Vatican trong hai ngày 23 và 24.06.2010, cuộc gặp gỡ thứ III sẽ diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28.02.2012. Sau một số cuộc viếng thăm do vị Đại diện không thường trực Tòa Thánh tại Việt Nam, cuộc họp tới đây sẽ giúp đào sâu và phát triển các quan hệ song phương ».
Ngày 28.02.2012, tại Phòng Báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi đã công bố Thông cáo chung về cuộc gặp gỡ này của Nhóm Làm Việc chung Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà nội. Trưởng phái đoàn Tòa Thánh là Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao, với sự hiện diện của Đức Cha Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, với hai Đức ông Nguyễn văn Phương (Bộ Truyền giáo) và Cao minh Dung (Bộ ngoại giao) tháp tùng. Các phiên họp được đặt dưới sự đồng chủ tọa của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi thanh Sơn và Đức ông Ettore Balestrero. Hai bên đã cứu xét những vấn đề quốc tế, trao đổi tin tức về tình trạng liên hệ, phân tích những tiến bộ đã thực hiện trong quan hệ Việt Nam và Tòa Thánh từ lần họp trước và đã thảo luận về những vấn đề liên hệ tới Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh rằng Nhà nước luôn thực hiện và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người dân; khuyến khích Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tham gia tích cực và thiết thực vào công cuộc phát triển đất nước, kinh tế và xã hội hiện nay. Về phần mình, Phái đoàn Tòa Thánh ghi nhận những quan điểm đó, nhưng có đồng ý như vậy hay không là chuyện khác. Nhưng Phái đoàn Tòa Thánh: « bày tỏ sự trân trọng mối quan tâm của chính quyền đối với hoạt động của Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt trong việc cử hành Năm Thánh 2010, và trong các cuộc viếng thăm mục vụ của vị Đại diện không thường trú, Tổng giám mục Leopoldo Girelli ».
Đôi bên đã đồng ý tạo điều kiện dễ dàng cho công việc của Đức Cha Girelli, để Ngài có thể thi hành sứ mạng tốt đẹp hơn và đã nhắc đến giáo huấn của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 về việc sống Tin Mừng giữa lòng Đất Nước, và những nhận xét của Ngài về việc là tín hữu Công Giáo tốt và là một công dân tốt, nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục có sự cộng tác giữa Giáo Hội Công Giáo và chính quyền dân sự, để thực thi một cách cụ thể và thực tế, những giáo huấn ấy trong tất cả mọi hoạt động. Ngoài ra, hai bên đã đồng ý về thẩm định theo đó các quan hệ giữa hai nước đã tiến triển tích cực dựa trên căn bản thiện chí và đối thoại xây dựng, cũng như tôn trọng các nguyên tắc trong quan hệ và thỏa thuận sẽ gặp lại nhau tại Vatican cho vòng 4 mà thời điểm sẽ được thiết định qua đường ngoại giao.
Một điều rất quan trọng trong thông cáo là: ‘Cuộc họp đã diễn ra trong bầu khí thân mật, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau’. Khi ngôn ngữ ngoại giao dùng từ ngữ ‘thẳng thắn’ có hiểu là đã có những bất đồng lớn, và dĩ nhiên là ‘tôn trọng lẫn nhau’ cũng có nghĩa là ‘bên anh nói anh nghe, bên tôi nói tôi nghe’! Như vậy, cũng có nghĩa là những vấn đề nhậy cảm như tự do tôn giáo, đất đai và cơ sở của Giáo Hội, và một số những đề mục khác đã được dư luận nêu lên trước cuộc hội đàm -- đã được bàn tới, nhưng không tiện nêu ra trong thông báo chung -- mà thôi. Những vấn đề này chúng ta có thể tìm thấy trong ‘Thư góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992’ đến từ các Đức Giám Mục Việt Nam được trao cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 01.03.2013.