Câu chuyện này đã xảy ra cách đây rất lâu. Chuyện tình giữa một đôi trai gái, Romeo và Juliet, họ đã yêu nhau say đắm. Nhưng hai gia đình họ đã thù ghét nhau. Thình thoảng, những người hai bên gia đình thậm chí đã xô xát nhau trên đường phố.

Mở đầu câu chuyện, Romeo và Juliet chưa một lần gặp gỡ. Cha mẹ Juliet đã tổ chức một buổi liên hoan tại nhà của họ. Romeo và bạn bè của chàng nghe tin buổi liên hoan này. Họ đã quyết định tham gia bữa tiệc. Nhưng họ mặc quần áo hóa trang để không nhận ra họ là ai.

Khi họ đến, nhạc và thức ăn đã bày sẵn. Gia đình Juliet và bạn bè của họ đang cùng nhau khiêu vũ, chuyện trò. Họ không biết rằng có những người lạ mặt trong nhà.

Trong buổi liên hoan, Romeo đã thấy Juliet đi ngang qua căn phòng. Chàng yêu mến nàng và tấn công nàng. Chàng nói,

“Tôi chưa hề thấy một vẻ đẹp nào đích thực như đêm nay.”

Chàng không biết nàng là ai nhưng chàng bước tới và nói chuyện với nàng. Chàng thấy rằng nàng cũng đã thách thức chàng. Tình yêu đang choán ngập họ.

Tuy nhiên, sau khi Romeo rời khỏi, Juliet mới biết chàng thực sự là ai. Đây là cơn kích động mạnh đối với nàng. Nàng thấy mình đang hòa nhập với tình yêu con trai của kẻ thù nhà nàng,

“Duy nhất tình yêu của tôi, đã rung động trước người tôi thù oán.”

Nhưng Juliet và Romeo cũng sống trong yêu thương mà họ không cảm thấy thâm thù, chia cắt giữa gia đình họ. Họ không kể cho cha mẹ nghe về mối tình của họ. Và họ không bao giờ gặp gỡ công khai trừ những lần hẹn hò thầm kín. Sau đêm ấy, Romeo đa trèo qua tường rào nhà Juliet. Chàng ẩn mình đợi nàng đến bên cửa sổ. Khi nàng xuất hiện, chàng nghĩ rằng nàng đẹp lộng lẫy như vầng thái dương lúc bình minh,

“Đó là phương đông, và Juliet là mặt trời.”

Chàng ngắm nàng. Trông nàng thật buồn, đang đứng và gục đầu trên đôi tay,

“Nhìn dáng nàng nghiêng nghiêng má trên tay.
Ôi ở đó ta là chiếc bao tay trên tay nàng.
Ở đó ta đã chạm nhẹ trên má ấy.”


Sau đó chàng nghe nàng như đang nói với chính nàng. Nàng nói đó là Romeo người nàng yêu dấu. Tên họ gia đình chàng sẽ không là vấn đề gì cả.

“Nghĩa lí gì đối với một cái tên
Đó chỉ là cái mà chúng ta gọi một bông hồng,
Bằng bất kỳ một tên gọi nào khác hương vị ngọt ngào.”


Romeo rời khỏi chỗ chàng náu, và nói với Juliet. Chàng nói với nàng rằng chàng sẽ đổi tên nếu như nàng muốn. Nàng đã bị choáng vì chàng đã đặt cuộc đời của chàng vào sự liều lĩnh bằng cách trèo vào khuôn viên nhà nàng. Nhưng nàng hiểu rằng vì chàng đã quá đỗi yêu nàng.

Cả hai họ đều biết mình đang trong nguy hiểm. Nhưng họ cũng biết tình yêu của họ đã dành cho nhau mãnh liệt như thế nào. Họ đã quyết định đến gặp vị linh mục của họ, Friar Laurance, và yêu cầu ngài làm phép cưới cho họ, bí mật, trong ngôi nhà thờ, không có sự chứng kiến của đôi bên gia đình họ.

Họ đã kết hôn với nhau sáng hôm sau. Romeo và Juliet trở nên một, với tư cách là vợ chồng; nhưng gia đình họ vẫn tiếp tục tranh chấp.

Trên đường phố, Mercutio bạn chí thân của Romeo đã bị Tybalt tấn công. Tybalt là anh họ của Juliet. Romeo đã hết sức ngăn cản, nhưng Tybalt đã dùng kiếm giết chết Mercutio. Romeo, bất thình lình nổi giận, giết chết Tybalt. Chàng biết, chàng sẽ bị bắt, nên chàng chạy trốn. Chàng ẩn náu trong nhà thờ của linh mục Friar Laurance.

Friar Laurance đề nghị Romeo hãy đi đến một thành phố khác và hứa sẽ gửi tin tức về những gì xẩy ra ở quê nhà. Linh mục Friar Laurance hy vọng ngài có thể yêu cầu vị Hoàng tử thành phố tha thứ cho Romeo, đề chàng có thể trở lại với Juliet.

Juliet không ngớt than khóc. Gia đình nàng nghĩ nàng khóc cho người anh họ, cái chết của Tybalt. Thực ra, chẳng qua đó là những giọt nước mắt dành cho người chồng mới, thầm kín của nàng đã phải đi xa.

Sau đó cha nàng đã nói với nàng điều gì đó mà ông đã có ý định từ trước. Ông muốn nàng lấy một người bạn danh giá của ông, tên là County Paris. Nàng phản đối mạnh mẽ nhưng cha nàng sẽ không chấp nhận với câu trả lời “không”. Ông nhấn mạnh rằng sau khi cưới Paris, nàng không được nói với ông ta rằng nàng đã thành hôn với Romeo. Nàng chạy đến linh mục Friar Laurance kể với ngài vấn đề phức tạp mới này, và yêu cầu sự giúp đỡ của ngài.

Linh mục Friar Laurance cho nàng một thứ thuốc đặc biệt. Khi nàng uống vào, nàng sẽ rơi vào một giấc ngủ thật sâu khoảng hai ngày. Nó làm cho nàng tưởng như chết.

Nàng về nhà và ra vẻ như vâng lệnh của cha mình rằng nàng phải kết hôn với County Paris. Đêm trước khi đám cưới diễn ra, nàng uống thuốc của linh mục friar Laurance cho. Sáng hôm sau nàng không thức giấc. Mọi người tưởng nàng chết, và thay cho đám cưới là một đám tang. Juliet được đặt trong một hầm mộ lớn nơi mà tất cả những người thuộc dòng họ này được mai táng.

Linh mục Friar Laurance nhắn tin này cho Romeo kể cho chàng nghe về kế hoạch này và gọi chàng trở về. Ngài nói rằng cả hai sẽ cùng đến ngôi mộ; và ở đó cho đến khi Juliet tỉnh dậy sau giấc ngủ sâu. Sau đó đôi uyên ương có thể bỏ trốn. Họ có thể xây dựng một cuộc sống mới cách xa thành phố này, và xa hai dòng họ oán thù này.

Nhưng mọi việc không diễn ra như kế hoạch của Friar Laurance. Tin nhắn của ngài Romeo không nhận được. Thay vào đó, Romeo đã nghe được hung tin rằng Juliet đã chết và đã được chôn cất. Chàng chất ngất u buồn và quyết định không muốn sống mà thiếu Juliet. Chàng mua một loại thuốc độc cực mạnh, và mang theo, âm thầm, trở lại thành phố và đi thẳng tới ngôi mộ. Chàng lẻn vào và thấy Juliet đang nằm ở đó. Giống như mọi người khác, chàng nghĩ rằng nàng đã chết. Chàng nói rằng chàng sẽ không bao giờ rời khỏi nàng.

“Anh sẽ ở lại với em, Và không bao giờ ra khỏi lâu đài của đêm huyền hoặc này. Bắt đầu lại: nơi đây, nơi đây, anh vĩnh viễn bên em.”

Chàng uống thuốc độc mà chàng đã mua mang theo người, rồi chết. ngay lúc đó, Juliet tỉnh giấc và thấy xác của Romeo bên cạnh nàng.

“Đây là gì? Có phải một cái tách được nắm chặt trong bàn tay người tôi yêu chân chính? Thuốc độc em thấy đã kết liễu đời anh.”

Nàng nhìn quanh tìm kiếm thuốc độc còn sót lại để uống. Không còn gì hết. Chai thuốc đã cạn. Nên nàng đã lấy con dao của Romeo và tự sát.

Vị Hoàng tử thành phố, cùng cha mẹ của Romeo và Juliet được gọi đến. Linh mục Friar laurance đươc yêu cầu giải thích những gì đã xẩy ra. Biến cố thê thảm này đã làm cho bậc cha mẹ hiểu lòng căm thù giữa họ đã tác hại như thế nào. Họ hứa trong tương lai sẽ trở thành anh em và không còn là kẻ thù.

Họ nhìn nhận rằng sự oàn thù của họ đã dẫn đến cái chết của con cái mình, đang nằm đó trong lòng mộ.

Vị Hoàng tử của thành phố đã mô tả sự kết thúc bi thảm của câu chuyện bằng những lời cuối cùng của vở kịch:

“Chưa từng có một câu cuyện nào u buồn hơn thế, Câu chuyện của Juliet và Romeo yêu dấu của nàng.”

Những chủ đề liên quan đến Công Giáo trong “Romeo và Juliet” của Shakespeare

Joseph Pearce, nhà biên tập và là tác giả của tác phẩm “Shakespeare on Love” đã thấy sự hiện diện mang tính Công Giáo trong “Romeo và Juliet” và sửa chữa những giải thích phổ biến về vở kịch này, đã xem đôi tình nhân này chỉ là những nạn nhân.

“Nếu chúng ta không thay đổi cách đánh giá để xem nó như một câu chuyện cảnh tỉnh, với Romeo và Juliet mắc phải sai lầm, như vậy vở kịch sẽ bị đảo lộn vì trong một chừng mực nào đó họ là những người đức hạnh nhưng một nỗi họ kết liễu cuộc đời thật bi thảm, và chắc chắn chẳng gì là thỏa mãn,” Pearce, giảng dạy tại Đại học Thomas More, đã đưa ra nhận xét.

“Nhưng một khi chúng ta thực sự hiểu nó thì kết quả này là hậu quả của những hành động, những quyết định, và những lựa chọn của chính họ, và cũng là lỗi lầm vì thiếu sót không có sự định hướng của cha mẹ - quả thật là ảnh hưởng xấu của cha mẹ. Đột nhiên người ta xem nó như một triết lý Ki-tô giáo uyên thâm, một câu chuyện cảnh tỉnh.”

Pearce giải thích rằng động cơ của ông khi viết “Shakespeare on Love,” được phát hành vào tháng 3 bởi Ignatius Press, nhằm “sửa chữa cách giải thích nhầm lẫn về ‘Romeo và Juliet’ bằng cái nhìn của bi kịch hiện đại.” Một số đã giải thích đôi tình nhân này như những nạn nhân của thiên mệnh, không một ai có lỗi đối với cái chết của họ, định mệnh và số phận hủy diệt khát vọng tự do của họ.

Từ thế kỷ 19 và kỷ nguyên lãng mạn, khi cảm xúc trào dâng vượt lên trên lý trí, người ta đọc vở kịch này dạt dào cảm xúc qua lăng kính đó, Romeo và Juliet được xem như những anh hùng của tình yêu và là nạn nhân của hai dòng họ oán thù nhau.

Việc lý giải ảo tưởng về “Romeo và Juliet” như vậy là bóp méo ý nghĩa của tình yêu, Pearce nói, tạo cho nó “cảm xúc thực tế, và cảm giác đó chiếm lĩnh lý trí nơi mà lãng mạn và tình yêu gặp gỡ trùng phùng, và nó được trở thành tiêu chuẩn cho các nhà phê binh để nhận xét “Romeo và Juliet” theo phương thức này.”

“Nhưng dĩ nhiên ‘Romeo và Juliet’ không được viết dưới lăng kính thiên về chủ nghĩa lãng mạn … mà bằng một tri thức thuộc phạm trù đạo đức và tình yêu Ki-tô giáo uyên thâm, với tình yêu thì nó là một điều gì đó được liên kết giữa lý trí và khát vọng, và nhu cầu thiết yếu phó thác cuộc đời của mình cho người mình yêu.”

“Shakespeare on Love” là mục đích “đính chính tri thức phi Ki-tô giáo” về “Romeo và Juliet”, Phân tích văn bản vở kịch này để chứng minh cách mà Shakespeare khắc họa hình ảnh đôi tình nhân này như là một hậu quả tôi lỗi, rơi vào một trạng thái say mê phóng túng để cuối cùng gieo đau thương mất mát cho cả hai.

Pearce chỉ ra rằng Shakespeare khắc họa hình ảnh Romeo và Juliet vì thiếu sự thận trọng và tiết độ, mà những bậc phụ huynh của họ, những người mà có thể hướng dẫn họ những phẩm hạnh đó mà họ bỏ qua. Pearce nhận thấy vở kích này là một công cụ để giảng dạy đạo đức và bản chất của tình yêu chân chính.

Cả hai “Romeo và Juliet” cùng với “Julius Csesar” là hai tác phẩm được giảng dạy rộng rãi trong các trường trung học. Pearce đã nhận xét một cách tỉ mỉ về tầm quan trọng của nó để định hướng đúng đắn ý nghĩa nội dung của nó, ông nói nó “hầu như đã bị giảng dạy chệch hướng khó thay đổi.”

“Tiếng nói của Shakespeare đầy quyền lực, một tiếng nói đã bị bóp méo bởi bi kịch thế tục, và đó là một điều gì đó cần phải được đính chính,” Pearce kết luận.

Đọc “Romeo và Juliet” mục đích “là để có một Shakepeare am hiểu vì Shakespeare am hiểu chính mình”