Cảm thức tội lỗi
Hoàn toàn khác với mọi sinh động vật khác, con người được Thiên Chúa Tạo Hóa phú bẩm vào trong tận sâu thẳm của linh hồn một khả năng tinh thần vô cùng cao quý mà người ta gọi là „lương tâm“. Chính lương tâm là ngọn hải đăng soi sáng và hướng dẫn mọi tư tưởng, lời nói và hành động của con người phù hợp với lẽ phải, giúp cho con người phân biệt được các giá trị luân lý đạo đức, phân biệt được phải/trái và tốt/xấu.
Nhưng cuộc sống tâm lý của mỗi con người là cả một thế giới vô cùng mông lung, vô cùng phức tạp, biến động và huyền bí, đến nỗi ngoài Đấng Tạo Hóa ra không một ai khác có thể hiểu biết và thấu triệt được mọi sinh hoạt tâm lý như tư tưởng, ước muốn, ý định, v.v… của mỗi con người. Bởi vậy, ca dao Việt Nam đã nói không sai: „Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.“
Ngoài ra, các hoàn cảnh và tình huống ngoại tại như sức khỏe, giáo dục, môi trường xã hội, tôn giáo, chính trị, văn hóa cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định trên cuộc sống tâm lý của con người. Ở đây chúng ta chỉ giới hạn các suy tư trong phạm vi chủ đề đã được nêu ra: Thái độ con người khi đối mặt với vấn đề tội lỗi. Cả trong vấn đề này thái độ của con người cũng không đồng nhất, mỗi người mỗi khác, tùy tình trạng tâm lý của người ấy.
Mặc cảm tội lỗi
Tại phòng mạch của họ các nhà thần kinh học thường bắt gặp một hiện tượng quen thuộc nơi nhiều bệnh nhân đến với họ, đó là mặc cảm tội lỗi (Schuldkomplex), luôn tự cho mình đã làm một điều sai trái, đi ngược lại đạo lý ở đời và từ đó luôn mang nặng trong mình mặc cảm mình là kẻ có tội, là kẻ xấu xa, đáng nguyền rủa.
Đây chính là tình trạng tâm lý báo động cần được sửa trị ngay và được sửa trị một cách đúng đắn, nếu không, nó sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm, mất tự tin, suy sụp, luôn cho mình sai phạm nặng nề trong các hành động và rồi nhìn ngoại cảnh qua một lăng kính đen tối và tiêu cực. Người ta gọi tình trạng tâm lý này là mặc cảm tội lỗi bệnh hoạn.
Cảm giác tội lỗi bệnh hoạn thường nhấn sâu các bệnh nhân vào một ảo tưởng nguy hiểm là luôn cho mình đã sa phạm các trọng tội đáng phải án phạt trầm luân muôn kiếp trong hỏa ngục, chứ không còn có thể tìm được sự thông cảm và tha thứ của Thiên Chúa cũng như của đồng loại nữa, mặc dầu trên thực tế, những sai sót của họ chỉ là những điều lầm lỗi nhỏ nhặt bình thường mà đa số khó ai tránh khỏi.
Cũng tương tự như vậy, những chứng bệnh thần kinh rối loạn cũng có thể gây nên tình trạng tâm lý lo lắng bối rối toàn diện và đa số là do những suy tư bi quan, tự ti mặc cảm và sai lạc một cách chủ quan. Để giải tỏa hay ổn định được tâm trạng lo lắng bối rối này, thì trước hết người ta cần phải điều trị hay chỉnh đốn lại những suy tư sai lệch và bi quan của đương sự bằng phương pháp phân tâm trị liệu pháp và bằng cả thuốc men nữa, nếu cần.
Những người bị rối loạn nội tâm và tự ti mặc cảm cũng rất dễ bị rơi vào tình trạng tâm lý mặc cảm tội lỗi tương tự, nếu trong bất cứ cuộc xung đột và bất bình nào họ cũng luôn cho mình là kẻ phải chịu trách nhiệm và luôn nhận mình là kẻ đã gây nên lầm lỗi.
Nhưng so sánh với toàn thể cộng đồng nhân loại rộng lớn thì những trường hợp bị mặc cảm tội lỗi một cách lệch lạc và bệnh hoạn trên đây chỉ là một thiểu số rất nhỏ bé, những trường hợp ngoại trừ đặc biệt mà thôi.
Cảm thức tội lỗi
Hoàn toàn khác hẳn sự mặc cảm tội lỗi, một tình trạng tâm lý bất bình thường, như vừa nói ở trên, sự cảm thức tội lỗi (Schuldgefühle), tức sự cảm nhận và ý thức được điều mình làm là sai trái, là đi ngược lại lý trí và đạo lý, lại là một điều rất quan trọng và cần thiết. Theo tâm lý bình thường, một người có cảm thức tội lỗi đầy ray rứt, là khi người ấy làm một điều lầm lỗi, một điều sai trái nào đó, tức một điều không phù hợp với đạo lý ở đời, dù trí năng và lương tâm người ấy đã cảnh báo trước là không nên làm. Nói cách khác, một người mang trong mình cảm thức tội lỗi là khi người ấy hoàn toàn tự do quyết định làm một điều xấu, mặc dù người ấy có thể làm một điều tốt. Trong trường hợp này, người ta có thể nói được rằng tình trạng tâm lý „cảm thức tội lỗi“ hầu như đồng nghĩa với tình trạng tâm lý „mặc cảm tội lỗi.“ Chỉ khác biệt ở chỗ: cảm thức tội lỗi thì chỉ tồn tại nơi một người bao lâu người ấy còn đang vướng mắc tội, còn mặc cảm tội lỗi thì triền miên bám sát và đè nặng lên tâm trí người trong cuộc, dù cho người ấy đã sửa sai và làm tốt điều lầm lỗi của mình.
Qua đó, chúng ta có thể nói được rằng sự cảm thức tội lỗi không chỉ là một sự dằn vặt và sự kết án, nhưng đồng thời còn là một sự nhắc nhủ và báo động của chính lương tâm của tác nhân đã thực hiện điều xấu. Trong trường hợp này, một nhà thần kinh học chỉ có thể an ủi và làm vơi nhẹ phần nào, chứ tuyệt đối không thể điều trị hay loại bỏ hoàn toàn được cảm thức hay mặc cảm tội lỗi ấy được. Bởi vì, tự bản chất của nó, cảm thức tội lỗi do đã gây ra một điều xấu thì không phải là một thứ bệnh, nhưng là một tác động cần thiết của lương tri.
Thật vậy, việc đích thân trải nghiệm một tội lỗi, hay nói cách khác, việc đích thân tự ý chọn làm một điều xấu chứ không làm điều tốt khi vẫn còn có đủ điều kiện để làm điều tốt ấy, thì không thể gọi là mặc cảm hay cảm giác thuần tuý được, nhưng là một thực tại cụ thể, nghĩa là một hành động có ý thức và thực tiễn. Còn cảm giác, cảm thức hay mặc cảm tội lỗi trong trường hợp này chỉ là hậu quả tâm lý tất yếu kèm theo sau hành động hay thực tại xấu ấy mà thôi. Dĩ nhiên, trong trường hợp này phải hiểu là lý trí phán đoán và lương tâm của tác nhân làm điều xấu ấy vẫn còn lành mạnh bình thường. Một lý trí lành mạnh thì mới có được tiếng nói lành mạnh, mới có thể giúp người ta nhìn thấy được sai trái trong hành động của mình và qua đó mới có thể được phê phán phúc hay tội, nghĩa là mới có thể đáng được thưởng công hay mới đáng bị luận phạt.
Sự nhìn nhận ra được những lầm lỗi và những hành động sai trái của chính mình là một tác động nhận thức với sự đồng hành trung thành của „cung đàn cảm xúc“, tức sự cảm nhận hay sự cảm thức tội lỗi. Một điều mà chúng ta cũng cần phải chấp nhận, là khi một người phạm phải một lầm lỗi nào đó trong cuộc sống thì hoàn toàn là một điều bình thường. Bởi vì, bản chất tự nhiên của con người là bất toàn, có giới hạn và yếu đuối: „Nhân bất thập toàn“, không ai là mười phân vẹn mười, không ai là hoàn hảo cả. Mỗi người đều có sai lỗi và lầm lẫn riêng của mình, một điều không ai tránh khỏi (x. 1Ga 1,8; Ep 4,11). Thêm vào đó, bá nhân bá tánh, mỗi người mỗi khác, mỗi người có những ý nghĩ, sở thích và tính chất đặc thù riêng biệt.
Nhưng nếu con người lại được định nghĩa là một sinh vật có xã hội tính hay cộng đồng tính – nghĩa là để có thể sống còn và phát huy được bản ngã của mình, con người dù muốn hay không cũng phải sống chung với nhau trong một xã hội – thì trong cuộc sống chung ấy tất nhiên con người phải đối mặt với những xung đột và va chạm không thể tránh với các đồng loại khác. Điều đó muốn nói rằng, cuộc sống con người cũng luôn được nhận diện bằng sự chịu đựng bất công do người khác gây ra và sự bất công do mình gây ra cho người khác. Và bình thường, đại đa số người ta đều tìm ra được sự quân bình khả dĩ giữa hai sắc thái nhận diện ấy trong cuộc sống xã hội, mà trong ngôn ngữ bình dân người ta thường gọi là sự hiểu biết, cảm thông, tha thứ và chấp nhận lẫn nhau.
Tuy nhiên, theo sự biến đổi tâm lý con người ngày nay – đề cao chủ nghĩa quy ngã, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, quá đặt nặng danh dự và quyền lợi cá nhân, sĩ diện – người ta thường phản ứng rất nhạy cảm, nếu không muốn nói là rất gay gắt, khi phải chịu đựng một sự bất công hơn là biết nhìn nhận sự bất công mà mình gây ra cho người khác cũng như nỗ lực tìm cách làm tốt và loại trừ sự bất công ấy. Sự diễn biến tâm lý này là nguyên nhân chính yếu làm nảy sinh tình trạng phát triển tâm lý một chiều và bất quân bình như một hệ quả tất yếu, mà kết quả sau cùng là tạo ra cho đương sự một tâm lý bệnh hoạn, phiền toái và rối rắm.
Sự ý thức thành thật và rõ ràng được sự yếu đuối và khả năng có thể sai phạm bất cứ lầm lỗi nào của mình là điều kiện cơ bản để một người thực sự có thể nhận thức được chính mình một cách đúng đắn và khách quan, một điều mà người ta có thể gọi là thực tế, sự khiêm tốn hay sự khiêm nhường chân thành. Trong ý nghĩa này, sự khiêm nhường được hiểu là biết nhìn nhận ra được chính mình như con người thật trong thực tế của mình, chứ không phải sự tự ti mặc cảm, luôn tự cho mình là hèn hạ yếu đuối. Ở điểm này, ĐTC Phanxicô I đã phát biểu rất chí lý, khi ngài viết: „Khiêm nhường không phải là một đức tính của kẻ yếu đuối.“ (1).
Sự can đảm sửa đổi được một hình ảnh lệch lạc và chủ quan mà mình tự tạo ra về mình sẽ giải thoát con người khỏi sự hợm mình, tức sự tự lừa dối chính mình. Hơn 30 năm trước khi Sigmund Freud (1856-1939), nhà phân tâm học khét tiếng người Áo cất tiếng khóc chào đời, Fjodor Michailowitsch Dostojewski (1821-1881), văn hào thời danh người Nga, đã viết những dòng tư tưởng này: „Mỗi người đều có những kỷ niệm mà không muốn kể ra cho ai khác nghe ngoài các người bạn thân của mình. Ngoài ra, anh còn có những ý nghĩ mà anh cũng không muốn kể cho cả những người bạn của mình nghe, nhưng chỉ muốn giữ kín cho chính mình mà thôi. Đàng khác, còn có những điều mà người ta cũng không có đủ can đảm để tự thú nhận. Mỗi con người bình thường đều giữ kín trong đầu mình rất nhiều điều tương tự như thế.“(2)
Thái độ tâm lý này được coi là hoàn toàn phù hợp với tình trạng tâm lý của những người đã sa phạm những lầm lỗi ngược lại với luân lý đạo đức nhân bản. Nhưng do bản năng tự vệ, tâm lý tự nhiên của con người thường bao giờ cũng tìm cách biện minh cho chính mình, tức cố tìm ra những lý lẽ xác đáng để biện minh cho hành động của mình hay ít là tương đối hóa phần nào điều sai lỗi đó, mãi cho tới khi ánh sáng của lý trí và của lương tâm đương sự lan tỏa và chiếu soi toàn bộ mặt bằng các tư duy cũng như các phản ứng tâm lý.
Cảm thức tội lỗi thăng tiến nhân vị
Nếu việc ý thức được hành động sai trái và tội lỗi của mình là một điều tâm lý bình thường, nếu không muốn nói là cần thiết, thì việc mất đi ý thức ấy lại là một điều không bình thường, là một tình trạng tâm lý bệnh hoạn. Hơn nữa, sự ý thức được lỗi lầm của mình chẳng những không làm giảm thiểu sự tự tín hay danh dự, nhưng còn chứng tỏ được sự trưởng thành tâm lý, nhất là mang lại cho đương sự niềm hoan lạc và sự an bình khôn tả từ trong tận đáy lòng mình.
Đây là một thực tại cụ thể mà chúng ta có thể học hỏi được trong lịch sử, nhất là nơi các vị thánh hiền. Ví dụ trường hợp thánh nữ Têrêxa Avila chẳng hạn – do nhận chân được những điều tiêu cực trong cuộc sống của mình, thánh nữ Têrêxa luôn có được niềm phấn khởi và vui tươi trong cuộc sống với một sự tự tín sâu xa và lành mạnh, một tâm lý hoàn toàn bình thường – thánh nữ luôn nhấn mạnh rằng thánh nữ thực sự là một kẻ tội lỗi và rất cần đến sự khoan dung tha thứ của Thiên Chúa. Thánh nữ luôn xác tín một cách sâu xa rằng nếu hoàn toàn tự mình thánh nữ sẽ không thể làm được bất cứ sự thiện hảo nào. Trong các bút tích thánh nữ để lại người ta đã đọc thấy ở nhiều chỗ khác nhau, thánh Têrêxa Avila viết về cuộc đời quá khứ trước kia của mình và đánh giá là „tệ hại“ (böse), và đồng thời tự cho mình là một „người đàn bà hư hỏng“ (verdorbene Frau). Thái độ tự kiểm thảo mình một cách chân thành như thế đã hùng hồn nói lên một tâm hồn lương thiện và ngay thẳng, một nhân cách cao cả và đáng kính.
Đối với cuộc sống chung cũng như sự tương quan giữa con người với con người trong xã hội, cảm thức tội lỗi là một yếu tố rất cần thiết, mặc dù nó cũng gây ra cho chính chủ thể của cảm thức ấy những cảm giác khó chịu. Ở đây chúng ta có thể so sánh cảm thức tội lỗi với một sự đau đớn chỗ nào đó nơi cơ thể, vì khi bị đau đớn người ta mới để ý và biết được điều gì đang đe dọa và làm hại đến cơ thể, và nhờ thế người ta mới có thể kịp thời loại bỏ được mối đe dọa ấy và tránh cho cơ thể khỏi bị tổn hại. Nói cách khác, chính dấu hiệu cảnh báo này đã giúp cho người ta quan tâm đến sự tổn hại của cơ thể cũng như biết tìm cách chữa lành sự tổn hại hay vết thương ấy của cơ thể.
Cảm thức tội lỗi lành mạnh quả thực là sự cảm nhận đau đớn của linh hồn, là tín hiệu loan báo sự thiệt hại: Sự thiệt hại tự gây ra cho chính mình hay đã gây ra cho những người khác. Nếu sự đau đớn giúp người ta biết được chỗ bị đau trên cơ thể và rồi có thể thoa dịu hay chữa lành được chỗ bị đau ấy, thì cảm thức tội lỗi cũng tương tự như thế là giúp cho người ta biết được lầm lỗi của mình và nói lên lời xin lỗi hay sự tạ tội đối với những người mà sự bất công do mình gây ra đã làm cho họ bị thương tổn về mặt tâm thần và nhờ thế mới chữa lành được „vết thương“ của mối tương quan giữa ta và những người ấy.
Tất cả những điều vừa trình bày muốn khẳng định rằng sự cảm thức tội lỗi thực sự làm phát huy bản ngã, thăng tiến nhân vị con người.
Sự đau đớn ảo tưởng
Có không ít người dù cơ thể không hề bị thương tích, họ vẫn cảm thấy bị đau đớn. Người ta gọi tình trạng tâm lý này là sự đau đớn ảo tưởng hay ảo giác (Phantomschmerz). Về mặt tâm thần cũng hoàn toàn tương tự như thế, có nhiều người dù không làm gì sai trái hay chỉ là những sai lỗi tầm thường, vẫn cảm thấy hay vẫn mang nặng mặc cảm là mình đã phạm trọng tội. Đó là sự mặc cảm tội lỗi ảo tưởng, bệnh hoạn như chúng ta vừa bàn ở đầu bài viết.
Trong khi đó, ngược lại cũng có không ít người mang trên mình vết thương to lớn, nhưng họ vẫn cảm thấy không đau đớn bao nhiêu, và vì thế họ đã coi thường và không quan tâm đến việc lo chạy chữa vết thương ấy, và hậu quả không thể tránh là vết thương càng trở nên trầm trọng và đe dọa đến cả mạng sống đương sự. Cũng tương tự như vậy về mặt tinh thần. Có không ít người đã làm những sai quấy nặng nề, đã sa phạm những trọng tội, nhưng vẫn không hề áy náy lương tâm, không hề lấy làm quan trọng, vẫn cho đó chỉ là những điều nhỏ nhặt tầm thường và không hề có chút cảm thức tội lỗi nào cả. Đây là một tình trạng tâm thần không chỉ lệch lạc và bệnh hoạn, nhưng còn rất nguy hiểm, vì nó ngăn cản ý muốn loại bỏ tội lỗi và chữa lành những vết thương do tội lỗi đã phạm gây ra cho chính mình cũng như cho những người khác. Đây là một hiện tượng tiêu cực tai hại và đầy đau thương mà lịch sử nhân loại qua các thời đại đã phải đau xót ghi lại một cách đậm nét bằng máu của hằng triệu sinh mạng vô tội. Nếu giả thử các bạo chúa như Nero, Stalin, Hitler, Ivan IV, Mao Trạch Đông, Maximilien de Robespierre hay Nicolae Ceausescu, v.v… còn có được một chút cảm thức tội lỗi, còn có được một chút lương tri và nhân bản, thì cả nhân loại nói chung và các dân tộc liên hệ nằm dưới ách thống trị tàn bạo và vô nhân đạo của họ nói riêng đã không phải hứng chịu một cách bất công và vô tội những tổn thất và chết chóc khủng khiếp do bọn họ gây ra.
Đứng về phương diện tâm lý học, tự bản chất sự ý thức tội lỗi, sự cảm thức tội lỗi cũng như sự ray rứt dằn vặt của lương tâm hay tình trạng „lương tâm bất ổn“ là một dấu hiệu tích cực cho thấy một lương tâm lành mạnh bình thường. Ngược lại, khi lương tâm trở nên chai lỳ và vô cảm trước bất cứ sự sai trái và vô luân nào, dù nặng nề đến đâu đi nữa, thì đó là cả một tình trạng phá sản của toàn bộ cuộc sống tâm linh, cực kỳ nguy hiểm.
Đó là một ghi nhận quan trọng và cần thiết trong lãnh vực tâm lý học và phân tâm học, nhất là trong trường hợp một người cần được điều trị bệnh tâm lý – như mặc cảm tội lỗi, phán đoán lệch lạc, bệnh bối rối – bằng trị liệu pháp phân tâm học, vì qua đó người ta mới phân biệt được đâu là thầy thuốc đích thực và đâu chỉ là loại lang băm, những kẻ chỉ chờ có dịp thuận tiện để lạm dụng các bệnh nhân của họ. Loại lang băm hay thầy thuốc tâm lý nửa mùa này ngay từ khởi đầu quá trình trị liệu đã phủ nhận, coi nhẹ hay chuẩn đoán hoàn toàn sai lệch bệnh tình đích thực của người bệnh nhân, vì mục đích chính của họ là nhằm lấy lòng bệnh nhân, là làm cho bệnh nhân của họ hài lòng, thế thôi.
Trong khi đó, trên thực tế, phương pháp trị liệu đúng đắn và thành công là người ta phải tìm cách hướng dẫn người bệnh bằng những soi sáng nhẹ nhàng và tiệm tiến, giúp đánh thức nơi người bệnh sự nhận thức đúng đắn về điều sai trái, nghĩa là giúp người ấy từ từ ý thức được một cách rõ ràng về tội lỗi. Một trị liệu pháp đúng đắn không phải là tìm cách che lấp hay chối bỏ điều sai trái mà là giúp cho bệnh nhân biết chấp nhận và tìm cách loại bỏ điều sai trái ấy tận gốc, bằng sự cảm thức tội lỗi hay sự ý thức tội lỗi một cách rõ ràng và đúng đắn.
Dĩ nhiên điều đó không muốn nói rằng mục đích ở đây là tìm cách gieo vào người bệnh sự cảm thức tội lỗi, nhưng là tìm cách giúp người ấy đưa cái lầm lỗi bị che lấp hay bị chối bỏ trở lại trong ý thức, nghĩa là trước hết giúp người ấy nhận diện được một cách đúng đắn lầm lỗi của mình và tiếp đến là giúp anh ta loại bỏ tận gốc lầm lỗi ấy. Bởi vì, chỉ nhờ có được sự ý thức rõ ràng và đúng đắn về điều sai lầm, về tội lỗi, thì người ta mới có thể thành tâm ăn năn hối cải và dốc lòng chừa, và nhờ thế sẽ thay đổi được cách sống cũng như cuộc đời của mình.
Sự ý thức đúng đắn về tội lỗi là một tiềm năng sáng tạo của đời sống tinh thần con người, nó mở ra một chân trời hành động mới, đó là giúp cho con người biết nhận chân được bản chất và con người thật của mình – bất toàn, giới hạn và đầy yếu đuối – là luôn có thể sai phạm bất cứ lầm lỗi nào. Còn tình trạng thiếu đi ý thức về tội lỗi nơi một người, thì không có nghĩa là người ấy hoàn hảo và trong trắng vô tội, nhưng là hậu quả của sự loại bỏ tội đã sai phạm ra khỏi ý thức và chôn vùi nó trong vô thức bằng một cuộc sống trầm mình triền miên trong đủ thứ tội lỗi và bưng mắt bịt tai trước những nhắc nhủ khẩn thiết của lương tâm. Thái độ cố chấp tránh né nhìn nhận sự thật này ngăn chặn và dập tắt từ từ tiếng nói của lương tâm người ấy, mãi cho tới khi chính lương tâm của anh ta hoàn toàn trở nên mỏi mệt, chai lỳ và vô cảm trước mọi hành động sai trái, kể cả những trọng tội.
Tuy nhiên, kể cả trong hoàn cảnh đen tối này, cảm thức tội lỗi hay ý thức tội lỗi sẽ từ trong vô thức hồi tỉnh lại bất cứ lúc nào, một hiện tượng tâm lý mà ngôn ngữ bình dân thường gọi là tính chất lương thiện của mỗi một con người. Đây là lý do cơ bản khiến ta không nên vội chán nản hay đầu hàng bỏ cuộc trong việc giúp đỡ một kẻ nào đó lầm đường lạc lối biết cải tà quy chánh, nhất là đừng vội kết án bất cứ ai là hạng người bất trị. Đã là người ai cũng có thể có khả năng trở nên tốt hay trở thành xấu. Và trong tận đáy lòng sâu thẳm của mỗi con người, dù xấu xa và gian ác đến mấy, vẫn nhen nhúm và âm ỉ một ánh sáng nào đó của tính lương thiện, của tình nhân đạo, và ánh sáng ấy sẽ bừng lên soi sáng và chiếu tỏa bất cứ lúc nào, khi dịp thuận tiện xảy tới.
Sau cùng, đối với những người đã ý thức được một cách rõ ràng các tội lỗi của mình và luôn mang nặng mặc cảm tội lỗi vì đã gây nên những bất công, sai trái và tiêu cực trong cuộc sống, thì lối thoát khả dĩ và tốt đẹp nhất là tìm đến tòa Cáo Giải xưng thú tội lỗi của mình một cách thành thật, làm việc đền tội đầy đủ và dứt khoát dốc lòng chừa, hầu để được lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa qua Bí tích Hòa Giải. Thái độ chấp nhận điều sai trái và tội lỗi của mình một cách thành thật sẽ giúp cho người hối nhân tìm lại được sự an bình và sự tự do nội tâm, và tiếp đến nhờ sự nỗ lực cải quá tự tân, nỗ lực sửa đổi và canh tân không ngừng mọi tâm tư ý nghĩ, mọi lời nói và mọi hành động của mình, người ấy sẽ cảm nhận được tận đáy lòng một cuộc sống hạnh phúc và hoan lạc đích thực, và ngay từ bây giờ, trong cuộc sống trần thế này.
__________________
Chú thích:
1. xem Tác phẩm “Khiêm Nhường, Con Đường Đi Tới Thiên Chúa” (Umiltà, la Strada verso Dio) do nhà xuất bàn Missionaria Italiana phát hành; xem bài viết “Khiêm nhường không phải là một đức tính của kẻ yếu đuối” của Bùi Hữu Thư, www.vietcatholic.net/News/Html/106305.htm.
2. „Jeder Mensch hat Erinnerungen, die er niemandem außer vielleicht seinen engsten Freunden erzählt. Er hat außerdem Gedanken, die er nicht einmal seinen Freunden, sondern nur sich selbst und insgeheim offenbart. Darüber hinaus gibt es Dinge, bei denen man es sich nicht einmal traut, sie sich selbst einzugestehen. Jeder normale Mensch hält eine Vielzahl solcher Dinge in seinem Kopf verborgen." (https://implicit.harvard.edu/implicit/germany/.../posttestinfo.html).
Sách tham khảo:
Raphael M. Bonelli: „Selber Schuld – Ein Wegweiser aus seelischen Sackgassen“, Pattloch Verlag, München 2013.
Hoàn toàn khác với mọi sinh động vật khác, con người được Thiên Chúa Tạo Hóa phú bẩm vào trong tận sâu thẳm của linh hồn một khả năng tinh thần vô cùng cao quý mà người ta gọi là „lương tâm“. Chính lương tâm là ngọn hải đăng soi sáng và hướng dẫn mọi tư tưởng, lời nói và hành động của con người phù hợp với lẽ phải, giúp cho con người phân biệt được các giá trị luân lý đạo đức, phân biệt được phải/trái và tốt/xấu.
Nhưng cuộc sống tâm lý của mỗi con người là cả một thế giới vô cùng mông lung, vô cùng phức tạp, biến động và huyền bí, đến nỗi ngoài Đấng Tạo Hóa ra không một ai khác có thể hiểu biết và thấu triệt được mọi sinh hoạt tâm lý như tư tưởng, ước muốn, ý định, v.v… của mỗi con người. Bởi vậy, ca dao Việt Nam đã nói không sai: „Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.“
Ngoài ra, các hoàn cảnh và tình huống ngoại tại như sức khỏe, giáo dục, môi trường xã hội, tôn giáo, chính trị, văn hóa cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định trên cuộc sống tâm lý của con người. Ở đây chúng ta chỉ giới hạn các suy tư trong phạm vi chủ đề đã được nêu ra: Thái độ con người khi đối mặt với vấn đề tội lỗi. Cả trong vấn đề này thái độ của con người cũng không đồng nhất, mỗi người mỗi khác, tùy tình trạng tâm lý của người ấy.
Mặc cảm tội lỗi
Tại phòng mạch của họ các nhà thần kinh học thường bắt gặp một hiện tượng quen thuộc nơi nhiều bệnh nhân đến với họ, đó là mặc cảm tội lỗi (Schuldkomplex), luôn tự cho mình đã làm một điều sai trái, đi ngược lại đạo lý ở đời và từ đó luôn mang nặng trong mình mặc cảm mình là kẻ có tội, là kẻ xấu xa, đáng nguyền rủa.
Đây chính là tình trạng tâm lý báo động cần được sửa trị ngay và được sửa trị một cách đúng đắn, nếu không, nó sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm, mất tự tin, suy sụp, luôn cho mình sai phạm nặng nề trong các hành động và rồi nhìn ngoại cảnh qua một lăng kính đen tối và tiêu cực. Người ta gọi tình trạng tâm lý này là mặc cảm tội lỗi bệnh hoạn.
Cảm giác tội lỗi bệnh hoạn thường nhấn sâu các bệnh nhân vào một ảo tưởng nguy hiểm là luôn cho mình đã sa phạm các trọng tội đáng phải án phạt trầm luân muôn kiếp trong hỏa ngục, chứ không còn có thể tìm được sự thông cảm và tha thứ của Thiên Chúa cũng như của đồng loại nữa, mặc dầu trên thực tế, những sai sót của họ chỉ là những điều lầm lỗi nhỏ nhặt bình thường mà đa số khó ai tránh khỏi.
Cũng tương tự như vậy, những chứng bệnh thần kinh rối loạn cũng có thể gây nên tình trạng tâm lý lo lắng bối rối toàn diện và đa số là do những suy tư bi quan, tự ti mặc cảm và sai lạc một cách chủ quan. Để giải tỏa hay ổn định được tâm trạng lo lắng bối rối này, thì trước hết người ta cần phải điều trị hay chỉnh đốn lại những suy tư sai lệch và bi quan của đương sự bằng phương pháp phân tâm trị liệu pháp và bằng cả thuốc men nữa, nếu cần.
Những người bị rối loạn nội tâm và tự ti mặc cảm cũng rất dễ bị rơi vào tình trạng tâm lý mặc cảm tội lỗi tương tự, nếu trong bất cứ cuộc xung đột và bất bình nào họ cũng luôn cho mình là kẻ phải chịu trách nhiệm và luôn nhận mình là kẻ đã gây nên lầm lỗi.
Nhưng so sánh với toàn thể cộng đồng nhân loại rộng lớn thì những trường hợp bị mặc cảm tội lỗi một cách lệch lạc và bệnh hoạn trên đây chỉ là một thiểu số rất nhỏ bé, những trường hợp ngoại trừ đặc biệt mà thôi.
Cảm thức tội lỗi
Hoàn toàn khác hẳn sự mặc cảm tội lỗi, một tình trạng tâm lý bất bình thường, như vừa nói ở trên, sự cảm thức tội lỗi (Schuldgefühle), tức sự cảm nhận và ý thức được điều mình làm là sai trái, là đi ngược lại lý trí và đạo lý, lại là một điều rất quan trọng và cần thiết. Theo tâm lý bình thường, một người có cảm thức tội lỗi đầy ray rứt, là khi người ấy làm một điều lầm lỗi, một điều sai trái nào đó, tức một điều không phù hợp với đạo lý ở đời, dù trí năng và lương tâm người ấy đã cảnh báo trước là không nên làm. Nói cách khác, một người mang trong mình cảm thức tội lỗi là khi người ấy hoàn toàn tự do quyết định làm một điều xấu, mặc dù người ấy có thể làm một điều tốt. Trong trường hợp này, người ta có thể nói được rằng tình trạng tâm lý „cảm thức tội lỗi“ hầu như đồng nghĩa với tình trạng tâm lý „mặc cảm tội lỗi.“ Chỉ khác biệt ở chỗ: cảm thức tội lỗi thì chỉ tồn tại nơi một người bao lâu người ấy còn đang vướng mắc tội, còn mặc cảm tội lỗi thì triền miên bám sát và đè nặng lên tâm trí người trong cuộc, dù cho người ấy đã sửa sai và làm tốt điều lầm lỗi của mình.
Qua đó, chúng ta có thể nói được rằng sự cảm thức tội lỗi không chỉ là một sự dằn vặt và sự kết án, nhưng đồng thời còn là một sự nhắc nhủ và báo động của chính lương tâm của tác nhân đã thực hiện điều xấu. Trong trường hợp này, một nhà thần kinh học chỉ có thể an ủi và làm vơi nhẹ phần nào, chứ tuyệt đối không thể điều trị hay loại bỏ hoàn toàn được cảm thức hay mặc cảm tội lỗi ấy được. Bởi vì, tự bản chất của nó, cảm thức tội lỗi do đã gây ra một điều xấu thì không phải là một thứ bệnh, nhưng là một tác động cần thiết của lương tri.
Thật vậy, việc đích thân trải nghiệm một tội lỗi, hay nói cách khác, việc đích thân tự ý chọn làm một điều xấu chứ không làm điều tốt khi vẫn còn có đủ điều kiện để làm điều tốt ấy, thì không thể gọi là mặc cảm hay cảm giác thuần tuý được, nhưng là một thực tại cụ thể, nghĩa là một hành động có ý thức và thực tiễn. Còn cảm giác, cảm thức hay mặc cảm tội lỗi trong trường hợp này chỉ là hậu quả tâm lý tất yếu kèm theo sau hành động hay thực tại xấu ấy mà thôi. Dĩ nhiên, trong trường hợp này phải hiểu là lý trí phán đoán và lương tâm của tác nhân làm điều xấu ấy vẫn còn lành mạnh bình thường. Một lý trí lành mạnh thì mới có được tiếng nói lành mạnh, mới có thể giúp người ta nhìn thấy được sai trái trong hành động của mình và qua đó mới có thể được phê phán phúc hay tội, nghĩa là mới có thể đáng được thưởng công hay mới đáng bị luận phạt.
Sự nhìn nhận ra được những lầm lỗi và những hành động sai trái của chính mình là một tác động nhận thức với sự đồng hành trung thành của „cung đàn cảm xúc“, tức sự cảm nhận hay sự cảm thức tội lỗi. Một điều mà chúng ta cũng cần phải chấp nhận, là khi một người phạm phải một lầm lỗi nào đó trong cuộc sống thì hoàn toàn là một điều bình thường. Bởi vì, bản chất tự nhiên của con người là bất toàn, có giới hạn và yếu đuối: „Nhân bất thập toàn“, không ai là mười phân vẹn mười, không ai là hoàn hảo cả. Mỗi người đều có sai lỗi và lầm lẫn riêng của mình, một điều không ai tránh khỏi (x. 1Ga 1,8; Ep 4,11). Thêm vào đó, bá nhân bá tánh, mỗi người mỗi khác, mỗi người có những ý nghĩ, sở thích và tính chất đặc thù riêng biệt.
Nhưng nếu con người lại được định nghĩa là một sinh vật có xã hội tính hay cộng đồng tính – nghĩa là để có thể sống còn và phát huy được bản ngã của mình, con người dù muốn hay không cũng phải sống chung với nhau trong một xã hội – thì trong cuộc sống chung ấy tất nhiên con người phải đối mặt với những xung đột và va chạm không thể tránh với các đồng loại khác. Điều đó muốn nói rằng, cuộc sống con người cũng luôn được nhận diện bằng sự chịu đựng bất công do người khác gây ra và sự bất công do mình gây ra cho người khác. Và bình thường, đại đa số người ta đều tìm ra được sự quân bình khả dĩ giữa hai sắc thái nhận diện ấy trong cuộc sống xã hội, mà trong ngôn ngữ bình dân người ta thường gọi là sự hiểu biết, cảm thông, tha thứ và chấp nhận lẫn nhau.
Tuy nhiên, theo sự biến đổi tâm lý con người ngày nay – đề cao chủ nghĩa quy ngã, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, quá đặt nặng danh dự và quyền lợi cá nhân, sĩ diện – người ta thường phản ứng rất nhạy cảm, nếu không muốn nói là rất gay gắt, khi phải chịu đựng một sự bất công hơn là biết nhìn nhận sự bất công mà mình gây ra cho người khác cũng như nỗ lực tìm cách làm tốt và loại trừ sự bất công ấy. Sự diễn biến tâm lý này là nguyên nhân chính yếu làm nảy sinh tình trạng phát triển tâm lý một chiều và bất quân bình như một hệ quả tất yếu, mà kết quả sau cùng là tạo ra cho đương sự một tâm lý bệnh hoạn, phiền toái và rối rắm.
Sự ý thức thành thật và rõ ràng được sự yếu đuối và khả năng có thể sai phạm bất cứ lầm lỗi nào của mình là điều kiện cơ bản để một người thực sự có thể nhận thức được chính mình một cách đúng đắn và khách quan, một điều mà người ta có thể gọi là thực tế, sự khiêm tốn hay sự khiêm nhường chân thành. Trong ý nghĩa này, sự khiêm nhường được hiểu là biết nhìn nhận ra được chính mình như con người thật trong thực tế của mình, chứ không phải sự tự ti mặc cảm, luôn tự cho mình là hèn hạ yếu đuối. Ở điểm này, ĐTC Phanxicô I đã phát biểu rất chí lý, khi ngài viết: „Khiêm nhường không phải là một đức tính của kẻ yếu đuối.“ (1).
Sự can đảm sửa đổi được một hình ảnh lệch lạc và chủ quan mà mình tự tạo ra về mình sẽ giải thoát con người khỏi sự hợm mình, tức sự tự lừa dối chính mình. Hơn 30 năm trước khi Sigmund Freud (1856-1939), nhà phân tâm học khét tiếng người Áo cất tiếng khóc chào đời, Fjodor Michailowitsch Dostojewski (1821-1881), văn hào thời danh người Nga, đã viết những dòng tư tưởng này: „Mỗi người đều có những kỷ niệm mà không muốn kể ra cho ai khác nghe ngoài các người bạn thân của mình. Ngoài ra, anh còn có những ý nghĩ mà anh cũng không muốn kể cho cả những người bạn của mình nghe, nhưng chỉ muốn giữ kín cho chính mình mà thôi. Đàng khác, còn có những điều mà người ta cũng không có đủ can đảm để tự thú nhận. Mỗi con người bình thường đều giữ kín trong đầu mình rất nhiều điều tương tự như thế.“(2)
Thái độ tâm lý này được coi là hoàn toàn phù hợp với tình trạng tâm lý của những người đã sa phạm những lầm lỗi ngược lại với luân lý đạo đức nhân bản. Nhưng do bản năng tự vệ, tâm lý tự nhiên của con người thường bao giờ cũng tìm cách biện minh cho chính mình, tức cố tìm ra những lý lẽ xác đáng để biện minh cho hành động của mình hay ít là tương đối hóa phần nào điều sai lỗi đó, mãi cho tới khi ánh sáng của lý trí và của lương tâm đương sự lan tỏa và chiếu soi toàn bộ mặt bằng các tư duy cũng như các phản ứng tâm lý.
Cảm thức tội lỗi thăng tiến nhân vị
Nếu việc ý thức được hành động sai trái và tội lỗi của mình là một điều tâm lý bình thường, nếu không muốn nói là cần thiết, thì việc mất đi ý thức ấy lại là một điều không bình thường, là một tình trạng tâm lý bệnh hoạn. Hơn nữa, sự ý thức được lỗi lầm của mình chẳng những không làm giảm thiểu sự tự tín hay danh dự, nhưng còn chứng tỏ được sự trưởng thành tâm lý, nhất là mang lại cho đương sự niềm hoan lạc và sự an bình khôn tả từ trong tận đáy lòng mình.
Đây là một thực tại cụ thể mà chúng ta có thể học hỏi được trong lịch sử, nhất là nơi các vị thánh hiền. Ví dụ trường hợp thánh nữ Têrêxa Avila chẳng hạn – do nhận chân được những điều tiêu cực trong cuộc sống của mình, thánh nữ Têrêxa luôn có được niềm phấn khởi và vui tươi trong cuộc sống với một sự tự tín sâu xa và lành mạnh, một tâm lý hoàn toàn bình thường – thánh nữ luôn nhấn mạnh rằng thánh nữ thực sự là một kẻ tội lỗi và rất cần đến sự khoan dung tha thứ của Thiên Chúa. Thánh nữ luôn xác tín một cách sâu xa rằng nếu hoàn toàn tự mình thánh nữ sẽ không thể làm được bất cứ sự thiện hảo nào. Trong các bút tích thánh nữ để lại người ta đã đọc thấy ở nhiều chỗ khác nhau, thánh Têrêxa Avila viết về cuộc đời quá khứ trước kia của mình và đánh giá là „tệ hại“ (böse), và đồng thời tự cho mình là một „người đàn bà hư hỏng“ (verdorbene Frau). Thái độ tự kiểm thảo mình một cách chân thành như thế đã hùng hồn nói lên một tâm hồn lương thiện và ngay thẳng, một nhân cách cao cả và đáng kính.
Đối với cuộc sống chung cũng như sự tương quan giữa con người với con người trong xã hội, cảm thức tội lỗi là một yếu tố rất cần thiết, mặc dù nó cũng gây ra cho chính chủ thể của cảm thức ấy những cảm giác khó chịu. Ở đây chúng ta có thể so sánh cảm thức tội lỗi với một sự đau đớn chỗ nào đó nơi cơ thể, vì khi bị đau đớn người ta mới để ý và biết được điều gì đang đe dọa và làm hại đến cơ thể, và nhờ thế người ta mới có thể kịp thời loại bỏ được mối đe dọa ấy và tránh cho cơ thể khỏi bị tổn hại. Nói cách khác, chính dấu hiệu cảnh báo này đã giúp cho người ta quan tâm đến sự tổn hại của cơ thể cũng như biết tìm cách chữa lành sự tổn hại hay vết thương ấy của cơ thể.
Cảm thức tội lỗi lành mạnh quả thực là sự cảm nhận đau đớn của linh hồn, là tín hiệu loan báo sự thiệt hại: Sự thiệt hại tự gây ra cho chính mình hay đã gây ra cho những người khác. Nếu sự đau đớn giúp người ta biết được chỗ bị đau trên cơ thể và rồi có thể thoa dịu hay chữa lành được chỗ bị đau ấy, thì cảm thức tội lỗi cũng tương tự như thế là giúp cho người ta biết được lầm lỗi của mình và nói lên lời xin lỗi hay sự tạ tội đối với những người mà sự bất công do mình gây ra đã làm cho họ bị thương tổn về mặt tâm thần và nhờ thế mới chữa lành được „vết thương“ của mối tương quan giữa ta và những người ấy.
Tất cả những điều vừa trình bày muốn khẳng định rằng sự cảm thức tội lỗi thực sự làm phát huy bản ngã, thăng tiến nhân vị con người.
Sự đau đớn ảo tưởng
Có không ít người dù cơ thể không hề bị thương tích, họ vẫn cảm thấy bị đau đớn. Người ta gọi tình trạng tâm lý này là sự đau đớn ảo tưởng hay ảo giác (Phantomschmerz). Về mặt tâm thần cũng hoàn toàn tương tự như thế, có nhiều người dù không làm gì sai trái hay chỉ là những sai lỗi tầm thường, vẫn cảm thấy hay vẫn mang nặng mặc cảm là mình đã phạm trọng tội. Đó là sự mặc cảm tội lỗi ảo tưởng, bệnh hoạn như chúng ta vừa bàn ở đầu bài viết.
Trong khi đó, ngược lại cũng có không ít người mang trên mình vết thương to lớn, nhưng họ vẫn cảm thấy không đau đớn bao nhiêu, và vì thế họ đã coi thường và không quan tâm đến việc lo chạy chữa vết thương ấy, và hậu quả không thể tránh là vết thương càng trở nên trầm trọng và đe dọa đến cả mạng sống đương sự. Cũng tương tự như vậy về mặt tinh thần. Có không ít người đã làm những sai quấy nặng nề, đã sa phạm những trọng tội, nhưng vẫn không hề áy náy lương tâm, không hề lấy làm quan trọng, vẫn cho đó chỉ là những điều nhỏ nhặt tầm thường và không hề có chút cảm thức tội lỗi nào cả. Đây là một tình trạng tâm thần không chỉ lệch lạc và bệnh hoạn, nhưng còn rất nguy hiểm, vì nó ngăn cản ý muốn loại bỏ tội lỗi và chữa lành những vết thương do tội lỗi đã phạm gây ra cho chính mình cũng như cho những người khác. Đây là một hiện tượng tiêu cực tai hại và đầy đau thương mà lịch sử nhân loại qua các thời đại đã phải đau xót ghi lại một cách đậm nét bằng máu của hằng triệu sinh mạng vô tội. Nếu giả thử các bạo chúa như Nero, Stalin, Hitler, Ivan IV, Mao Trạch Đông, Maximilien de Robespierre hay Nicolae Ceausescu, v.v… còn có được một chút cảm thức tội lỗi, còn có được một chút lương tri và nhân bản, thì cả nhân loại nói chung và các dân tộc liên hệ nằm dưới ách thống trị tàn bạo và vô nhân đạo của họ nói riêng đã không phải hứng chịu một cách bất công và vô tội những tổn thất và chết chóc khủng khiếp do bọn họ gây ra.
Đứng về phương diện tâm lý học, tự bản chất sự ý thức tội lỗi, sự cảm thức tội lỗi cũng như sự ray rứt dằn vặt của lương tâm hay tình trạng „lương tâm bất ổn“ là một dấu hiệu tích cực cho thấy một lương tâm lành mạnh bình thường. Ngược lại, khi lương tâm trở nên chai lỳ và vô cảm trước bất cứ sự sai trái và vô luân nào, dù nặng nề đến đâu đi nữa, thì đó là cả một tình trạng phá sản của toàn bộ cuộc sống tâm linh, cực kỳ nguy hiểm.
Đó là một ghi nhận quan trọng và cần thiết trong lãnh vực tâm lý học và phân tâm học, nhất là trong trường hợp một người cần được điều trị bệnh tâm lý – như mặc cảm tội lỗi, phán đoán lệch lạc, bệnh bối rối – bằng trị liệu pháp phân tâm học, vì qua đó người ta mới phân biệt được đâu là thầy thuốc đích thực và đâu chỉ là loại lang băm, những kẻ chỉ chờ có dịp thuận tiện để lạm dụng các bệnh nhân của họ. Loại lang băm hay thầy thuốc tâm lý nửa mùa này ngay từ khởi đầu quá trình trị liệu đã phủ nhận, coi nhẹ hay chuẩn đoán hoàn toàn sai lệch bệnh tình đích thực của người bệnh nhân, vì mục đích chính của họ là nhằm lấy lòng bệnh nhân, là làm cho bệnh nhân của họ hài lòng, thế thôi.
Trong khi đó, trên thực tế, phương pháp trị liệu đúng đắn và thành công là người ta phải tìm cách hướng dẫn người bệnh bằng những soi sáng nhẹ nhàng và tiệm tiến, giúp đánh thức nơi người bệnh sự nhận thức đúng đắn về điều sai trái, nghĩa là giúp người ấy từ từ ý thức được một cách rõ ràng về tội lỗi. Một trị liệu pháp đúng đắn không phải là tìm cách che lấp hay chối bỏ điều sai trái mà là giúp cho bệnh nhân biết chấp nhận và tìm cách loại bỏ điều sai trái ấy tận gốc, bằng sự cảm thức tội lỗi hay sự ý thức tội lỗi một cách rõ ràng và đúng đắn.
Dĩ nhiên điều đó không muốn nói rằng mục đích ở đây là tìm cách gieo vào người bệnh sự cảm thức tội lỗi, nhưng là tìm cách giúp người ấy đưa cái lầm lỗi bị che lấp hay bị chối bỏ trở lại trong ý thức, nghĩa là trước hết giúp người ấy nhận diện được một cách đúng đắn lầm lỗi của mình và tiếp đến là giúp anh ta loại bỏ tận gốc lầm lỗi ấy. Bởi vì, chỉ nhờ có được sự ý thức rõ ràng và đúng đắn về điều sai lầm, về tội lỗi, thì người ta mới có thể thành tâm ăn năn hối cải và dốc lòng chừa, và nhờ thế sẽ thay đổi được cách sống cũng như cuộc đời của mình.
Sự ý thức đúng đắn về tội lỗi là một tiềm năng sáng tạo của đời sống tinh thần con người, nó mở ra một chân trời hành động mới, đó là giúp cho con người biết nhận chân được bản chất và con người thật của mình – bất toàn, giới hạn và đầy yếu đuối – là luôn có thể sai phạm bất cứ lầm lỗi nào. Còn tình trạng thiếu đi ý thức về tội lỗi nơi một người, thì không có nghĩa là người ấy hoàn hảo và trong trắng vô tội, nhưng là hậu quả của sự loại bỏ tội đã sai phạm ra khỏi ý thức và chôn vùi nó trong vô thức bằng một cuộc sống trầm mình triền miên trong đủ thứ tội lỗi và bưng mắt bịt tai trước những nhắc nhủ khẩn thiết của lương tâm. Thái độ cố chấp tránh né nhìn nhận sự thật này ngăn chặn và dập tắt từ từ tiếng nói của lương tâm người ấy, mãi cho tới khi chính lương tâm của anh ta hoàn toàn trở nên mỏi mệt, chai lỳ và vô cảm trước mọi hành động sai trái, kể cả những trọng tội.
Tuy nhiên, kể cả trong hoàn cảnh đen tối này, cảm thức tội lỗi hay ý thức tội lỗi sẽ từ trong vô thức hồi tỉnh lại bất cứ lúc nào, một hiện tượng tâm lý mà ngôn ngữ bình dân thường gọi là tính chất lương thiện của mỗi một con người. Đây là lý do cơ bản khiến ta không nên vội chán nản hay đầu hàng bỏ cuộc trong việc giúp đỡ một kẻ nào đó lầm đường lạc lối biết cải tà quy chánh, nhất là đừng vội kết án bất cứ ai là hạng người bất trị. Đã là người ai cũng có thể có khả năng trở nên tốt hay trở thành xấu. Và trong tận đáy lòng sâu thẳm của mỗi con người, dù xấu xa và gian ác đến mấy, vẫn nhen nhúm và âm ỉ một ánh sáng nào đó của tính lương thiện, của tình nhân đạo, và ánh sáng ấy sẽ bừng lên soi sáng và chiếu tỏa bất cứ lúc nào, khi dịp thuận tiện xảy tới.
Sau cùng, đối với những người đã ý thức được một cách rõ ràng các tội lỗi của mình và luôn mang nặng mặc cảm tội lỗi vì đã gây nên những bất công, sai trái và tiêu cực trong cuộc sống, thì lối thoát khả dĩ và tốt đẹp nhất là tìm đến tòa Cáo Giải xưng thú tội lỗi của mình một cách thành thật, làm việc đền tội đầy đủ và dứt khoát dốc lòng chừa, hầu để được lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa qua Bí tích Hòa Giải. Thái độ chấp nhận điều sai trái và tội lỗi của mình một cách thành thật sẽ giúp cho người hối nhân tìm lại được sự an bình và sự tự do nội tâm, và tiếp đến nhờ sự nỗ lực cải quá tự tân, nỗ lực sửa đổi và canh tân không ngừng mọi tâm tư ý nghĩ, mọi lời nói và mọi hành động của mình, người ấy sẽ cảm nhận được tận đáy lòng một cuộc sống hạnh phúc và hoan lạc đích thực, và ngay từ bây giờ, trong cuộc sống trần thế này.
__________________
Chú thích:
1. xem Tác phẩm “Khiêm Nhường, Con Đường Đi Tới Thiên Chúa” (Umiltà, la Strada verso Dio) do nhà xuất bàn Missionaria Italiana phát hành; xem bài viết “Khiêm nhường không phải là một đức tính của kẻ yếu đuối” của Bùi Hữu Thư, www.vietcatholic.net/News/Html/106305.htm.
2. „Jeder Mensch hat Erinnerungen, die er niemandem außer vielleicht seinen engsten Freunden erzählt. Er hat außerdem Gedanken, die er nicht einmal seinen Freunden, sondern nur sich selbst und insgeheim offenbart. Darüber hinaus gibt es Dinge, bei denen man es sich nicht einmal traut, sie sich selbst einzugestehen. Jeder normale Mensch hält eine Vielzahl solcher Dinge in seinem Kopf verborgen." (https://implicit.harvard.edu/implicit/germany/.../posttestinfo.html).
Sách tham khảo:
Raphael M. Bonelli: „Selber Schuld – Ein Wegweiser aus seelischen Sackgassen“, Pattloch Verlag, München 2013.