Phong trào đòi định nghĩa lại hôn nhân càng ngày càng lan ra khắp thế giới. Hôn nhân đồng tính hiện đã được nhìn nhận là hợp pháp tại Á Căn Đình, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Thụy Điển, Na Uy, Nam Phi, và mới nhất, Pháp. Anh Quốc đã có dự luật tại Quốc Hội nhằm đưa ra câu định nghĩa về hôn nhân có thể bao gồm cả các cặp đồng tính và những cặp mà một trong hai người phối ngẫu thuộc loại đổi giống. Tại Pháp, dự luật cho phép các cặp đồng tính được kết hôn hợp pháp và được phép nhận con nuôi đã được thông qua tại Hạ Viện. Và Thượng Viện Pháp vừa thông qua dự luật này mấy ngày trước đây. Tổng Thống Pháp, Francois Hollande, là người mạnh mẽ hỗ trợ động thái này vì ông từng được bầu làm Tổng Thống hồi tháng 5 năm 2012 nhờ chủ trương đem hôn nhân đồng tính vào Pháp. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số dân Pháp ủng hộ cả việc định nghĩa lại hôn nhân lẫn việc cho phép các cặp này nhận con nuôi.
Tại Hoa Kỳ, ngành tư pháp đang xem sét vấn đề “Hôn nhân là gì?” ‘Hôn nhân” đồng tính vốn đã được 9 tiểu bang và Quận Columbia thừa nhận. Hai vụ tại Tòa Án Tối Cao hiện đang thách thức luật lệ hiện hành vốn chủ trương hôn nhân là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Một cặp đồng tính nữ đang khiếu nại rằng quyền lợi của họ bị vi phạm bởi Đề Nghị 8 (Proposition 8) trong đó, các cử tri của California xác quyết rằng hôn nhân chỉ dành cho một người đàn ông và một người đàn bà. Vụ thứ hai đặt nghi vấn đối với tính hợp hiến của việc Bênh Vực Đạo Luật Hôn Nhân, một đạo luật chỉ thừa nhận hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà cho các mục tiêu thuế khóa và phúc lợi liên bang.
Bất chấp cao trào chính trị và văn hóa nhằm hỗ trợ cho mẫu hôn nhân hoàn toàn mới và cấp tiến này, người ta vẫn thấy tại Pháp một chống đối mạnh mẽ, được hỗ trợ và khuyến khích bởi các nhà lãnh đạo và giáo dân Công Giáo, Do Thái Giáo cũng như Hồi Giáo. Hàng trăm ngàn công dân Pháp đã biểu tình tại Paris trong tháng Giêng và tháng Ba để phản đối việc thừa nhận hôn nhân đồng tính. Người biểu tình gồm cả đàn ông lẫn đàn bà, người già lẫn người trẻ. Tuy nhiên, xem ra cả con số lẫn tính đa dạng của những người bảo vệ hôn nhân này cũng đã không thay đổi được đường đi của Quốc Hội Pháp cũng như duy trì được định nghĩa cổ truyền của hôn nhân.
Hàng giáo sĩ và giáo dân Công Giáo xưa nay vốn ở tuyến đầu trong việc chống lại phong trào phá hoại cơ cấu của hôn nhân có tính hoàn cầu này. Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô, lúc còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, vốn mạnh mẽ chống lại chiến dịch của Nữ Tổng Thống Cristina Kirchner và chính phủ của bà ta nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) cũng đưa ra sáng kiến giáo dục, đặt tên là Marriage: Unique for a Reason (Hôn nhân: Độc Đáo vì Một Lý Do), nhằm phản công các luận điểm cho rằng hôn nhân là một định chế có thể bao gồm cả các cặp đồng tính. Ngày 26 tháng 3 năm 2013, hàng ngàn người ủng hộ hôn nhân đã tụ tập tại Khu Bách Bộ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để phản đối mưu toan thay đổi câu định nghĩa về hôn nhân. Dù không biết chắc cuộc phản đối có tổ chức này sẽ ảnh hưởng ra sao đối với quyết định của các thẩm phán tối cao, song ít nhất nó cũng giúp dóng lên tiếng nói bênh vực cho mục đích chân thực của hôn nhân.
Điều ấy rất quan trọng. Trong phần lớn các cuộc tranh luận liên quan tới việc bao gồm các cặp đồng tính vào định nghĩa của hôn nhân, người ta hay nhấn mạnh tới tính công bằng đối với người đồng tính, mà quên mất cả mục đích cố hữu của hôn nhân. Nhiều biểu ngữ do khoảng 10,000 người biểu tình mang theo mang hàng chữ này: “Mọi trẻ em đều đáng có một người mẹ và một người cha!”. Như thế, định chế chân thực của hôn nhân thực ra là vì sự công bằng của trẻ em.
Nhà nước không có bất cứ lợi ích nhất thiết nào đòi họ phải thừa nhận sự âu yếm hỗ tương của người lớn. Trái lại, họ sẽ có lợi khi nhìn nhận tính độc đáo của sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Con cái từ cuộc kết hợp này sinh ra cần được che chở và dây nối kết giữa cha mẹ chúng cần được duy trì.
Đã đành không phải bất cứ cuộc phối hợp nào giữa một người đàn ông và một người đàn bà cũng đều sản sinh ra những đứa con, nhưng chỉ có việc kết hợp như thế mới sản sinh ra những đứa con ấy mà thôi. Về phương diện sinh học, cuộc phối hợp giữa hai người đàn ông hay giữa hai người đàn bà không thể nào sinh sản con cái được. Dù có những người đàn ông có cảm tình sâu đậm, thậm chí yêu đương nữa đối với những người đàn ông khác, mối liên hệ của họ luôn luôn là son sẻ, ngoại trừ họ đi tìm con cái ở nơi khác, ở các mối liên hệ khác. Đó là một lý do khiến ta không thể coi mối liên hệ đồng tính y hệt như mối liên hệ dị tính, giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Việc các nhà tranh đấu đồng tính đòi người ta nhìn nhận mối liên hệ của họ như là hôn nhân không phải phát sinh từ một phong trào lẻ tẻ. Đúng hơn, nó là một cuộc tấn công tiệm tiến đánh vào hôn nhân bắt đầu từ thế kỷ trước. Khi văn hóa tách biệt việc sinh sản ra khỏi hôn nhân, thì quả cửa đã mở sẵn cho bất tận những thay đổi không ngừng nơi các mối liên hệ của người lớn. Một khi hôn nhân bị coi chỉ như một thứ phương tiện tạo hạnh phúc cho người lớn, thì ly dị tất trở thành hậu quả hợp lý khi hạnh phúc trong mối liên hệ giảm đi hay không còn nữa. Cam kết sống với nhau cho đến chết biến chất thành cam kết cho tới lúc nó không còn đem lại vui chơi nữa. Khi tính vĩnh viễn của hôn nhân càng ngày càng biến khỏi nền văn hóa bình dân của ta, thì có chi lạ khi ai đó rẫy bỏ hoàn toàn cuộc hôn nhân của mình! Hiện nay, hơn 40% các vụ sinh nở tại Hoa Kỳ đã xẩy ra ngoài hôn nhân. Gần 73% trẻ em của các bà mẹ da đen và 53% trẻ em của các bà mẹ nói tiếng Tây Ban Nha được sinh ra ngoài hôn nhân.
Damon Linker, trên tờ báo thế tục The Week, cho rằng việc chấp nhận ngừa thai đã thay đổi triệt để quan điểm văn hóa về hôn nhân. Ông quả quyết rằng trận chiến luật lệ hiện nay chỉ ráng bắt kịp điều đã xẩy ra và việc định nghĩa lại hôn nhân để bao gồm các cặp đồng tính chỉ là chuyện đã rồi (fait accompli). Các ưu tư của ông cũng là các ưu tư của Katherine Jefferts Schori, thuộc Giáo Hội Episcopal, người từng cho rằng trong nền văn hóa hiện nay, mục đích đệ nhất đẳng của hôn nhân không phải là sinh sản con cái mà là liên hệ tín trung của người lớn. Bởi thế, theo Jefferts Schori, chỉ là điều hợp luận lý khi hôn nhân bao gồm cả các cặp đồng tính. Điều đáng lưu ý là Hiệp Thông Anh Giáo, mà Giáo Hội Episcopal vốn thuộc về, đã dẫn đầu cuộc biến cải văn hóa nói trên khi, vào năm 1930, nó trở thành hệ phái tôn giáo chính dòng đầu tiên chấp nhận việc sử dụng thuốc ngừa thai bên trong hôn nhân.
Linker hoàn toàn chính xác khi cho rằng con đường dẫn tới việc chấp nhận hôn nhân đồng tính đã bắt đầu ngay khi người ta làm ngơ việc sinh sản hay bác bỏ, không coi nó như mục đích hàng đầu của hôn nhân. Khi sinh sản bị coi như không liên quan gì tới hôn nhân, thì hôn nhân đã trở thành một định chế chỉ để phục vụ lợi ích của người lớn. Con cái bị phi nhân hóa và trở thành một thứ phụ tùng của hôn nhân, có đó để phục vụ hạnh phúc của người lớn. Cuộc chiến hiện nay để dành việc bao gồm các cặp đồng tính vào hôn nhân đã trở thành khả hữu nhờ sự thất bại của văn hóa trong việc bảo vệ hôn nhân chống lại ngừa thai, phá thai, ly dị và sống chung.
Tuy nhiên, bước sa lầy trên nẻo đường này không hẳn là bất phản hồi nếu có được một thức tỉnh đối với mục đích chân thực của hôn nhân. Muốn điều này không trở thành mơ tưởng, ta phải có được cuộc phục hưng của hôn nhân. Đã đến lúc phải cưỡng lại mọi mưu toan nhằm đúc hôn nhân theo khuôn hình qui phạm văn hóa phổ thông. Những ai muốn bảo vệ hôn nhân như sự kết hợp độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà thì phải bảo vệ nó chống lại mọi thiết kế hôn nhân nhằm loại bỏ chính lý do hiện hữu (raison d’être) của nó là con cái. Không làm được như thế, ta sẽ loại bỏ mọi lý lẽ biện minh cho việc hạn chế giống phái hay cả con số người lớn có thể bước vào mối liên hệ mà luật pháp hiện nay nhận diện là hôn nhân. Việc định nghĩa lại hôn nhân như trên sẽ càng ngày càng làm khó thêm việc bênh vực phẩm giá nhân bản nội tại của con cái, thậm chí không thể bênh vực được nó, khi chính sự hiện hữu của chúng bị phó cho ý muốn thất thường của người lớn. Vì vấn đề công bằng, tính trung tâm của con cái trong mục đích của hôn nhân phải được duy trì.
Theo Denise Hunnell, MD, Zenit 10 tháng Tư, 2013.
Tại Hoa Kỳ, ngành tư pháp đang xem sét vấn đề “Hôn nhân là gì?” ‘Hôn nhân” đồng tính vốn đã được 9 tiểu bang và Quận Columbia thừa nhận. Hai vụ tại Tòa Án Tối Cao hiện đang thách thức luật lệ hiện hành vốn chủ trương hôn nhân là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Một cặp đồng tính nữ đang khiếu nại rằng quyền lợi của họ bị vi phạm bởi Đề Nghị 8 (Proposition 8) trong đó, các cử tri của California xác quyết rằng hôn nhân chỉ dành cho một người đàn ông và một người đàn bà. Vụ thứ hai đặt nghi vấn đối với tính hợp hiến của việc Bênh Vực Đạo Luật Hôn Nhân, một đạo luật chỉ thừa nhận hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà cho các mục tiêu thuế khóa và phúc lợi liên bang.
Bất chấp cao trào chính trị và văn hóa nhằm hỗ trợ cho mẫu hôn nhân hoàn toàn mới và cấp tiến này, người ta vẫn thấy tại Pháp một chống đối mạnh mẽ, được hỗ trợ và khuyến khích bởi các nhà lãnh đạo và giáo dân Công Giáo, Do Thái Giáo cũng như Hồi Giáo. Hàng trăm ngàn công dân Pháp đã biểu tình tại Paris trong tháng Giêng và tháng Ba để phản đối việc thừa nhận hôn nhân đồng tính. Người biểu tình gồm cả đàn ông lẫn đàn bà, người già lẫn người trẻ. Tuy nhiên, xem ra cả con số lẫn tính đa dạng của những người bảo vệ hôn nhân này cũng đã không thay đổi được đường đi của Quốc Hội Pháp cũng như duy trì được định nghĩa cổ truyền của hôn nhân.
Hàng giáo sĩ và giáo dân Công Giáo xưa nay vốn ở tuyến đầu trong việc chống lại phong trào phá hoại cơ cấu của hôn nhân có tính hoàn cầu này. Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô, lúc còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, vốn mạnh mẽ chống lại chiến dịch của Nữ Tổng Thống Cristina Kirchner và chính phủ của bà ta nhằm hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) cũng đưa ra sáng kiến giáo dục, đặt tên là Marriage: Unique for a Reason (Hôn nhân: Độc Đáo vì Một Lý Do), nhằm phản công các luận điểm cho rằng hôn nhân là một định chế có thể bao gồm cả các cặp đồng tính. Ngày 26 tháng 3 năm 2013, hàng ngàn người ủng hộ hôn nhân đã tụ tập tại Khu Bách Bộ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để phản đối mưu toan thay đổi câu định nghĩa về hôn nhân. Dù không biết chắc cuộc phản đối có tổ chức này sẽ ảnh hưởng ra sao đối với quyết định của các thẩm phán tối cao, song ít nhất nó cũng giúp dóng lên tiếng nói bênh vực cho mục đích chân thực của hôn nhân.
Điều ấy rất quan trọng. Trong phần lớn các cuộc tranh luận liên quan tới việc bao gồm các cặp đồng tính vào định nghĩa của hôn nhân, người ta hay nhấn mạnh tới tính công bằng đối với người đồng tính, mà quên mất cả mục đích cố hữu của hôn nhân. Nhiều biểu ngữ do khoảng 10,000 người biểu tình mang theo mang hàng chữ này: “Mọi trẻ em đều đáng có một người mẹ và một người cha!”. Như thế, định chế chân thực của hôn nhân thực ra là vì sự công bằng của trẻ em.
Nhà nước không có bất cứ lợi ích nhất thiết nào đòi họ phải thừa nhận sự âu yếm hỗ tương của người lớn. Trái lại, họ sẽ có lợi khi nhìn nhận tính độc đáo của sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Con cái từ cuộc kết hợp này sinh ra cần được che chở và dây nối kết giữa cha mẹ chúng cần được duy trì.
Đã đành không phải bất cứ cuộc phối hợp nào giữa một người đàn ông và một người đàn bà cũng đều sản sinh ra những đứa con, nhưng chỉ có việc kết hợp như thế mới sản sinh ra những đứa con ấy mà thôi. Về phương diện sinh học, cuộc phối hợp giữa hai người đàn ông hay giữa hai người đàn bà không thể nào sinh sản con cái được. Dù có những người đàn ông có cảm tình sâu đậm, thậm chí yêu đương nữa đối với những người đàn ông khác, mối liên hệ của họ luôn luôn là son sẻ, ngoại trừ họ đi tìm con cái ở nơi khác, ở các mối liên hệ khác. Đó là một lý do khiến ta không thể coi mối liên hệ đồng tính y hệt như mối liên hệ dị tính, giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Việc các nhà tranh đấu đồng tính đòi người ta nhìn nhận mối liên hệ của họ như là hôn nhân không phải phát sinh từ một phong trào lẻ tẻ. Đúng hơn, nó là một cuộc tấn công tiệm tiến đánh vào hôn nhân bắt đầu từ thế kỷ trước. Khi văn hóa tách biệt việc sinh sản ra khỏi hôn nhân, thì quả cửa đã mở sẵn cho bất tận những thay đổi không ngừng nơi các mối liên hệ của người lớn. Một khi hôn nhân bị coi chỉ như một thứ phương tiện tạo hạnh phúc cho người lớn, thì ly dị tất trở thành hậu quả hợp lý khi hạnh phúc trong mối liên hệ giảm đi hay không còn nữa. Cam kết sống với nhau cho đến chết biến chất thành cam kết cho tới lúc nó không còn đem lại vui chơi nữa. Khi tính vĩnh viễn của hôn nhân càng ngày càng biến khỏi nền văn hóa bình dân của ta, thì có chi lạ khi ai đó rẫy bỏ hoàn toàn cuộc hôn nhân của mình! Hiện nay, hơn 40% các vụ sinh nở tại Hoa Kỳ đã xẩy ra ngoài hôn nhân. Gần 73% trẻ em của các bà mẹ da đen và 53% trẻ em của các bà mẹ nói tiếng Tây Ban Nha được sinh ra ngoài hôn nhân.
Damon Linker, trên tờ báo thế tục The Week, cho rằng việc chấp nhận ngừa thai đã thay đổi triệt để quan điểm văn hóa về hôn nhân. Ông quả quyết rằng trận chiến luật lệ hiện nay chỉ ráng bắt kịp điều đã xẩy ra và việc định nghĩa lại hôn nhân để bao gồm các cặp đồng tính chỉ là chuyện đã rồi (fait accompli). Các ưu tư của ông cũng là các ưu tư của Katherine Jefferts Schori, thuộc Giáo Hội Episcopal, người từng cho rằng trong nền văn hóa hiện nay, mục đích đệ nhất đẳng của hôn nhân không phải là sinh sản con cái mà là liên hệ tín trung của người lớn. Bởi thế, theo Jefferts Schori, chỉ là điều hợp luận lý khi hôn nhân bao gồm cả các cặp đồng tính. Điều đáng lưu ý là Hiệp Thông Anh Giáo, mà Giáo Hội Episcopal vốn thuộc về, đã dẫn đầu cuộc biến cải văn hóa nói trên khi, vào năm 1930, nó trở thành hệ phái tôn giáo chính dòng đầu tiên chấp nhận việc sử dụng thuốc ngừa thai bên trong hôn nhân.
Linker hoàn toàn chính xác khi cho rằng con đường dẫn tới việc chấp nhận hôn nhân đồng tính đã bắt đầu ngay khi người ta làm ngơ việc sinh sản hay bác bỏ, không coi nó như mục đích hàng đầu của hôn nhân. Khi sinh sản bị coi như không liên quan gì tới hôn nhân, thì hôn nhân đã trở thành một định chế chỉ để phục vụ lợi ích của người lớn. Con cái bị phi nhân hóa và trở thành một thứ phụ tùng của hôn nhân, có đó để phục vụ hạnh phúc của người lớn. Cuộc chiến hiện nay để dành việc bao gồm các cặp đồng tính vào hôn nhân đã trở thành khả hữu nhờ sự thất bại của văn hóa trong việc bảo vệ hôn nhân chống lại ngừa thai, phá thai, ly dị và sống chung.
Tuy nhiên, bước sa lầy trên nẻo đường này không hẳn là bất phản hồi nếu có được một thức tỉnh đối với mục đích chân thực của hôn nhân. Muốn điều này không trở thành mơ tưởng, ta phải có được cuộc phục hưng của hôn nhân. Đã đến lúc phải cưỡng lại mọi mưu toan nhằm đúc hôn nhân theo khuôn hình qui phạm văn hóa phổ thông. Những ai muốn bảo vệ hôn nhân như sự kết hợp độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà thì phải bảo vệ nó chống lại mọi thiết kế hôn nhân nhằm loại bỏ chính lý do hiện hữu (raison d’être) của nó là con cái. Không làm được như thế, ta sẽ loại bỏ mọi lý lẽ biện minh cho việc hạn chế giống phái hay cả con số người lớn có thể bước vào mối liên hệ mà luật pháp hiện nay nhận diện là hôn nhân. Việc định nghĩa lại hôn nhân như trên sẽ càng ngày càng làm khó thêm việc bênh vực phẩm giá nhân bản nội tại của con cái, thậm chí không thể bênh vực được nó, khi chính sự hiện hữu của chúng bị phó cho ý muốn thất thường của người lớn. Vì vấn đề công bằng, tính trung tâm của con cái trong mục đích của hôn nhân phải được duy trì.
Theo Denise Hunnell, MD, Zenit 10 tháng Tư, 2013.