VATICAN- Vào lúc 17h30 chiều nay Chúa Nhật thứ ba Phục Sinh 14.04.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành trong chương trình tiếp nhận giáo phận Rôma, như ngài đã thực hiện vào Chúa Nhật tuần trước tại vương cung thánh đường thánh Gioan Latêranô. Tại Rôma có bốn vương cung thánh đường chính, trong đó cũng kể đến vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành. Tại đây, vị tông đồ dân ngoại được an táng.
Đây là một trong những vương cung thánh đường cổ nhất tại Rôma và được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV trên nền nghĩa địa, ở đó thánh Phaolô được mai táng sau khi chịu tử đạo. Vào thời ấy, địa điểm này nằm ngoài thành phố Rôma và ngày ngay cũng còn khá biệt lập cách dòng sông Tibre không xa, lại thuộc trục đường Ostiense, con đường quan chấp chính Lamã cổ đại dẫn đến Ostie, cửa ngõ của thành Rôma
Kể từ 1300 năm, một cộng đoàn đan tu Biển Đức được thành lập tại đây để lo cho việc tiếp đón khách hành hương và các giờ cầu nguyện kinh phụng vụ.
Một đám hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra vào năm 1823, vương cung thánh đường được xây dựng lại giống như trước và hai bức họa bằng tranh đá mosaic được phục chế. Chỉ có riêng phần trang trí bằng các bức tranh tường là khác trước. Đan viện và khu nội vi thời trung đại được gìn giữ thoát khỏi đám cháy. Khách hành hương đặt chân đến đây phải đi vòng quanh một đường vào bốn phía được dựng lên bằng 146 cột và thấy ngay một tượng thánh Phaolô cỡ lớn. Ở giữa cánh ngang của vương cung thánh đường là nơi phần một thánh Phaolô, nơi hội tụ của khách hành hương trong hành trình thăm viếng các nhà thờ chính tại Rôma.
Ngoài dáng vẻ và kiểu kiến trúc đặc biệt, vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành còn là địa điểm của đại kết. Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo theo truyền thống được bế mạc tại đây quy tụ người Công Giáo, Tin Lành và Chính Thống. Tất cả đều ghi nhận công lao của vị tông đồ dân ngoại. Đặc biệt khi khởi công xây dựng lại vương cung thánh đường vào thế kỷ thứ XIX, sa hoàng Nga đã dâng cúng một số lượng lớn đá quý. Ngày nay các vị giới chức các Kitô giáo anh em cảm thấy thật dễ chịu khi đặt chân đến nơi đây.
Đây là một trong những vương cung thánh đường cổ nhất tại Rôma và được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV trên nền nghĩa địa, ở đó thánh Phaolô được mai táng sau khi chịu tử đạo. Vào thời ấy, địa điểm này nằm ngoài thành phố Rôma và ngày ngay cũng còn khá biệt lập cách dòng sông Tibre không xa, lại thuộc trục đường Ostiense, con đường quan chấp chính Lamã cổ đại dẫn đến Ostie, cửa ngõ của thành Rôma
Kể từ 1300 năm, một cộng đoàn đan tu Biển Đức được thành lập tại đây để lo cho việc tiếp đón khách hành hương và các giờ cầu nguyện kinh phụng vụ.
Một đám hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra vào năm 1823, vương cung thánh đường được xây dựng lại giống như trước và hai bức họa bằng tranh đá mosaic được phục chế. Chỉ có riêng phần trang trí bằng các bức tranh tường là khác trước. Đan viện và khu nội vi thời trung đại được gìn giữ thoát khỏi đám cháy. Khách hành hương đặt chân đến đây phải đi vòng quanh một đường vào bốn phía được dựng lên bằng 146 cột và thấy ngay một tượng thánh Phaolô cỡ lớn. Ở giữa cánh ngang của vương cung thánh đường là nơi phần một thánh Phaolô, nơi hội tụ của khách hành hương trong hành trình thăm viếng các nhà thờ chính tại Rôma.
Ngoài dáng vẻ và kiểu kiến trúc đặc biệt, vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành còn là địa điểm của đại kết. Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo theo truyền thống được bế mạc tại đây quy tụ người Công Giáo, Tin Lành và Chính Thống. Tất cả đều ghi nhận công lao của vị tông đồ dân ngoại. Đặc biệt khi khởi công xây dựng lại vương cung thánh đường vào thế kỷ thứ XIX, sa hoàng Nga đã dâng cúng một số lượng lớn đá quý. Ngày nay các vị giới chức các Kitô giáo anh em cảm thấy thật dễ chịu khi đặt chân đến nơi đây.