Những người dân Đức mạnh mẽ chống đối lại việc nghiên cứu phôi thai
MAINZ (LifeSiteNews.com) - Trong một cuộc thăm dò ý kiến tại Đức, kết quả cho thấy hầu hết tất cả mọi người dân Đức đều mạnh mẽ chống lại việc sử dụng phôi thai người như là đối tượng để thử nghiệm dùng trong cuộc nghiên cứu.
Với kinh nghiệm và quá khứ đau thương của Đức có liên quan đến phong trào của thuyết ưu sinh, nên những người chống đối đã mạnh mẽ thể hiện quan điểm của họ, nhất là việc đề ra những phương cách mới để tạo ra phôi thai, giống như kiểu iPS (induced pluripotent stem) tức việc lấy các tế bào từ các mô của người lớn.
Cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện vào đầu năm 2008 cho thấy: 61% ủng hộ việc dùng các tế bào từ mô của người lớn hay iPS (trong năm 2007 sự ủng hộ này chỉ có 56.3% mà thôi); 26.9% ủng hộ cho việc nghiên cứu phôi thai (trong năm 2007 sự ủng hộ này là 32.9%); và 65.2% ủng hộ cho việc cấm hoàn toàn việc nghiên cứu phôi thai, như đang có hiệu lực.
Vào lúc này, Đức Hồng Y Karl Lehmann, vị Tổng Giám Mục của TGP Mainz, đã phá bỏ khuynh hướng đối thoại đại kết, để lên tiếng công khai chống lại Wolfgang Huber - vị Chủ Tịch của Giáo Hội Tin Lành tại Đức, người đã tấn công vào quan điểm chống nghiên cứu về phôi thai của Công Giáo.
Việc tranh cãi này xảy ra khi chính phủ Đức đang xem xét việc nới lõng các điều kiện nhằm để hợp pháp hóa chuyện nhập khẩu vào các tế bào phôi thai dùng cho các cuộc nghiên cứu tại quốc gia này.
Trong năm 2002, chính phủ Đức đã bỏ phiếu để thay đổi Đạo Luật Bảo Vệ Phôi Thai nhằm cho phép việc nhập khẩu vào quốc gia này những tế bào phôi thai của người, để thực hiện cho công việc nghiên cứu, nhưng chỉ với những ai đã "tuân thủ đúng với các luật lệ của quốc gia này trước ngày 1 tháng 1 năm 2002" mà thôi. Một đề nghị sắp được đưa ra trước các nhà lập pháp nhằm thay đổi ngày định hạn kể trên để cho phép nhập vào quốc gia này các tế bào phôi thai người mới hơn.
Trong cuộc phỏng vấn tại Essen, với tờ Westdeutsche Allgemeine Zeitung, Đức Hồng Y nói:
"Vấn đề không phải có liên quan đến ngày định hạn, mà chính là các điều kiện ràng buộc theo nó. Các tế bào phôi thai người có liên hệ chỉ có thể được lưu giữ nếu như một phôi thai bị giết chết đi mà thôi. Điều này đối với Giáo Hội Công Giáo, không những không thể chấp nhận được, mà đối với chính các nhà khoa học và các chuyên gia đạo đức học, cũng lên tiếng phản bác chuyện đó, vì họ nói rằng: sau khi có sự hội tụ giữa trứng và tinh trùng trong một bào thai, thì một mạng sống con người đã được hình thành nên, vốn có đầy đủ phẩm giá và quyền được sống, vì vậy nếu chuyện đó xảy ra thì rõ ràng là chẳng còn tí gì về nền căn bản của đạo đức và luân lý, hay tính pháp luật gì cả trong việc bảo vệ mạng sống. Chính vì thế, chúng tôi đã lên tiếng chống đối lại ý tưởng này từ năm 2002, tức từ lúc ngày định hạn lần đầu tiên được thiết lập nên. Chúng tôi đã thể hiện quan điểm Công Giáo rất rõ ràng của chúng tôi ngay từ ban đầu."
Khi được hỏi là liệu lời đáp trả của Ngài cho Ông Wolfgang Huber có làm hỏng đi các mối quan hệ giữa hai Giáo Hội không, Đức Hồng Y Lehmann trả lời:
"Mối quan hệ đại kết là quan trọng, thế nhưng nó không nên che dấu đi một sự thật nền tảng, đó là quyền được sống, và nhu cầu cần phải bảo vệ phôi thai ngay từ lúc ban đầu."
Đức Hồng Y Karl Lehmann |
Với kinh nghiệm và quá khứ đau thương của Đức có liên quan đến phong trào của thuyết ưu sinh, nên những người chống đối đã mạnh mẽ thể hiện quan điểm của họ, nhất là việc đề ra những phương cách mới để tạo ra phôi thai, giống như kiểu iPS (induced pluripotent stem) tức việc lấy các tế bào từ các mô của người lớn.
Cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện vào đầu năm 2008 cho thấy: 61% ủng hộ việc dùng các tế bào từ mô của người lớn hay iPS (trong năm 2007 sự ủng hộ này chỉ có 56.3% mà thôi); 26.9% ủng hộ cho việc nghiên cứu phôi thai (trong năm 2007 sự ủng hộ này là 32.9%); và 65.2% ủng hộ cho việc cấm hoàn toàn việc nghiên cứu phôi thai, như đang có hiệu lực.
Vào lúc này, Đức Hồng Y Karl Lehmann, vị Tổng Giám Mục của TGP Mainz, đã phá bỏ khuynh hướng đối thoại đại kết, để lên tiếng công khai chống lại Wolfgang Huber - vị Chủ Tịch của Giáo Hội Tin Lành tại Đức, người đã tấn công vào quan điểm chống nghiên cứu về phôi thai của Công Giáo.
Việc tranh cãi này xảy ra khi chính phủ Đức đang xem xét việc nới lõng các điều kiện nhằm để hợp pháp hóa chuyện nhập khẩu vào các tế bào phôi thai dùng cho các cuộc nghiên cứu tại quốc gia này.
Trong năm 2002, chính phủ Đức đã bỏ phiếu để thay đổi Đạo Luật Bảo Vệ Phôi Thai nhằm cho phép việc nhập khẩu vào quốc gia này những tế bào phôi thai của người, để thực hiện cho công việc nghiên cứu, nhưng chỉ với những ai đã "tuân thủ đúng với các luật lệ của quốc gia này trước ngày 1 tháng 1 năm 2002" mà thôi. Một đề nghị sắp được đưa ra trước các nhà lập pháp nhằm thay đổi ngày định hạn kể trên để cho phép nhập vào quốc gia này các tế bào phôi thai người mới hơn.
Trong cuộc phỏng vấn tại Essen, với tờ Westdeutsche Allgemeine Zeitung, Đức Hồng Y nói:
"Vấn đề không phải có liên quan đến ngày định hạn, mà chính là các điều kiện ràng buộc theo nó. Các tế bào phôi thai người có liên hệ chỉ có thể được lưu giữ nếu như một phôi thai bị giết chết đi mà thôi. Điều này đối với Giáo Hội Công Giáo, không những không thể chấp nhận được, mà đối với chính các nhà khoa học và các chuyên gia đạo đức học, cũng lên tiếng phản bác chuyện đó, vì họ nói rằng: sau khi có sự hội tụ giữa trứng và tinh trùng trong một bào thai, thì một mạng sống con người đã được hình thành nên, vốn có đầy đủ phẩm giá và quyền được sống, vì vậy nếu chuyện đó xảy ra thì rõ ràng là chẳng còn tí gì về nền căn bản của đạo đức và luân lý, hay tính pháp luật gì cả trong việc bảo vệ mạng sống. Chính vì thế, chúng tôi đã lên tiếng chống đối lại ý tưởng này từ năm 2002, tức từ lúc ngày định hạn lần đầu tiên được thiết lập nên. Chúng tôi đã thể hiện quan điểm Công Giáo rất rõ ràng của chúng tôi ngay từ ban đầu."
Khi được hỏi là liệu lời đáp trả của Ngài cho Ông Wolfgang Huber có làm hỏng đi các mối quan hệ giữa hai Giáo Hội không, Đức Hồng Y Lehmann trả lời:
"Mối quan hệ đại kết là quan trọng, thế nhưng nó không nên che dấu đi một sự thật nền tảng, đó là quyền được sống, và nhu cầu cần phải bảo vệ phôi thai ngay từ lúc ban đầu."