Các Học Giả Tìm Cách Sửa Chữa Truyền Thống Kitô Giáo Về Bà Maria Mađalêna
WASHINGTON (CNS).- Những điều bịa đặt mang trí tưởng tượng về Bà Maria Mađalêna (Mary Magdalene) trong bộ phim “The Da Vinci Code” của Dan Brown không những cho thấy có sự lẫn lộn và sai lầm về vị Thánh có tên Maria Mađalênna trong Thánh Kinh mà các học giả thời nay đang tìm cách sửa chữa. Các học giả thời cận đại này cũng đang cố chấn chỉnh lại một lổi sai lầm có từ bao thế kỷ trong truyền thống của Kitô Giáo có liên quan đến Bà, đặc biệt là tại Phương Tây.
Vào năm 591 sau Công Nguyên, Đức Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả đã có một bài giảng qua đó Ngài đề cập tới một người trong Sách Tân Ước mang dáng vẽ của Bà Maria Mađalêna, một người phụ nữ tội lỗi đã xức dầu vào chân Chúa Giêsu và lau bằng chính nước mắt của Bà; và Maria, người chị ruột của Lazarô và Mátta thuộc thành Bethany.
Mặc dầu Ngài chỉ phản ánh một truyền thống vốn tạo ra nền móng cho sự hiểu biết tại Tây Phương (và đã bị phản đối bởi rất nhiều nhà thần học trong thời Giáo Hội sơ khai), thế nhưng bài giảng của Ngài đã trở thành một điểm quy chiếu cho nhiều học giả, cho việc giảng dạy và rao giảng tại Phương Tây sau này. Trên đây là lời kết luận của Linh Mục Raymond F. Collins, một học giả về Sách Tân Ước tại trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin CNS.
Các Thánh Phụ Hy Lạp - tức những nhà thần học vĩ đại của Giáo Hội thời sơ khai tại Phương Đông, (sử dụng chữ Hy Lạp) - luôn duy trì rằng Bà Maria Mađalêna, một người vô danh tiểu tốt (đồng thời lài một người tội lỗi biết ăn năn) và Bà Maria của thành Bethany là hai người phụ nữ hoàn toàn khác biệt. Điều này vẫn được duy trì trong truyền thống của các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Nhân dạng của Bà Maria Mađalêna trong tư cách là một người phụ nữ tội lỗi biết ăn năn được cũng được lưu truyền trong Giáo Hội La Tinh trong suốt nhiều thế kỷ qua bằng việc sử dụng đến câu chuyện, như được tường thuật trong Chương 7 của Phúc Âm Luca, và cũng là phần Phúc Âm được đọc trong ngày Lễ Kính Thánh Maria Mađalêna vào ngày 22 tháng 7 hằng năm. Đúng ra, trong Lịch Phụng Vụ Rôma trước Công Đồng Chung Vaticăn II, ngày lễ đó được gọi là ngày Lễ của “Bà Maria Mađalêna, Sám Hối” (Mary Magdalene, penitent).
Linh Mục Collins lưu ý rằng điều này đã được thay đổi vào năm 1969 cùng với sự thay đổi về Sách Lễ Rôma, và Lịch Phụng Vụ Rôma. Kể từ thời gian đó trở đi, vào ngày Lễ Kính Thánh Maria Mađalêna, bài đọc Phúc Âm trong Thánh Lễ đó là Chương 20, từ câu 1-2, và từ câu 11-18 của Phúc Âm Thánh Gioan.
Hai đoạn đầu kể về việc Bà Maria Mađalêna đến thăm mộ của Chúa Giêsu từ sáng sớm Chủ Nhật, nhận thấy mồ trống và chạy về báo cho Phêrô và Gioan rằng có ai đó đã dời xác của Chúa Giêsu. Phần hai của bài đọc kể về Bà Maria ở lại đằng sau, khóc lóc, sau khi Phêrô và Gioan rời khỏi, và Chúa Giêsu Sống Lại hiện ra báo tin cho Bà và bảo Bà thông báo tin này cho tất cả những người môn đệ còn lại của Ngài, rằng “Bà đã nhìn thấy Thiên Chúa.”
Linh Mục Collins, người viết về bài báo có liên quan đến “Maria Mađalêna” trong Cuốn Từ Điển Thánh Kinh Anchor, đã nói với hãng tin CNS rằng, “Luca mô tả bà Maria Mađalêna là người phụ nữ mà Chúa Giêsu trừ 7 con quỷ. Sự mô tả này về Maria Mađalêna được lặp đi lặp lại theo đúng với kinh điển cho đến cuối Phúc Âm của Máccô.”
Thế nhưng Linh Mục Collins lưu ý rằng trong thời đại của Chúa Giêsu, thật không phải là lạ thường cho lắm khi quy cho những nổi đau buồn về thể xác hay tinh thần là do sự xâm chiếm của ma quỷ và điều này không ngụ ý rằng người bị ma quỷ lấn chiếm chính là người tội lỗi.
Linh Mục nói rằng Bà được gọi là Mađalêna bởi vì Bà đến từ Magdala, tức “một làng đánh cá nằm ở phía bắc của Galilê.” Linh Mục Collins cũng nói thêm rằng bất kỳ ai cũng có thể học được điều này từ Phúc Âm của Luca rằng “việc Bà đến nâng đỡ Chúa Giêsu là do ý tự nguyện của Bà,” nhằm ám chỉ rằng Bà chính là một người phụ nữ thuộc một trong số những kiểu dè dặt nào đó, và rằng Bà chính là một trong số rất nhiều người phụ nữ đền từ Galilê, vốn cũng là những người môn đệ của Chúa Giêsu và quyết theo Ngài.
St. Mary Magdalene |
Vào năm 591 sau Công Nguyên, Đức Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả đã có một bài giảng qua đó Ngài đề cập tới một người trong Sách Tân Ước mang dáng vẽ của Bà Maria Mađalêna, một người phụ nữ tội lỗi đã xức dầu vào chân Chúa Giêsu và lau bằng chính nước mắt của Bà; và Maria, người chị ruột của Lazarô và Mátta thuộc thành Bethany.
Mặc dầu Ngài chỉ phản ánh một truyền thống vốn tạo ra nền móng cho sự hiểu biết tại Tây Phương (và đã bị phản đối bởi rất nhiều nhà thần học trong thời Giáo Hội sơ khai), thế nhưng bài giảng của Ngài đã trở thành một điểm quy chiếu cho nhiều học giả, cho việc giảng dạy và rao giảng tại Phương Tây sau này. Trên đây là lời kết luận của Linh Mục Raymond F. Collins, một học giả về Sách Tân Ước tại trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin CNS.
Các Thánh Phụ Hy Lạp - tức những nhà thần học vĩ đại của Giáo Hội thời sơ khai tại Phương Đông, (sử dụng chữ Hy Lạp) - luôn duy trì rằng Bà Maria Mađalêna, một người vô danh tiểu tốt (đồng thời lài một người tội lỗi biết ăn năn) và Bà Maria của thành Bethany là hai người phụ nữ hoàn toàn khác biệt. Điều này vẫn được duy trì trong truyền thống của các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Nhân dạng của Bà Maria Mađalêna trong tư cách là một người phụ nữ tội lỗi biết ăn năn được cũng được lưu truyền trong Giáo Hội La Tinh trong suốt nhiều thế kỷ qua bằng việc sử dụng đến câu chuyện, như được tường thuật trong Chương 7 của Phúc Âm Luca, và cũng là phần Phúc Âm được đọc trong ngày Lễ Kính Thánh Maria Mađalêna vào ngày 22 tháng 7 hằng năm. Đúng ra, trong Lịch Phụng Vụ Rôma trước Công Đồng Chung Vaticăn II, ngày lễ đó được gọi là ngày Lễ của “Bà Maria Mađalêna, Sám Hối” (Mary Magdalene, penitent).
Linh Mục Collins lưu ý rằng điều này đã được thay đổi vào năm 1969 cùng với sự thay đổi về Sách Lễ Rôma, và Lịch Phụng Vụ Rôma. Kể từ thời gian đó trở đi, vào ngày Lễ Kính Thánh Maria Mađalêna, bài đọc Phúc Âm trong Thánh Lễ đó là Chương 20, từ câu 1-2, và từ câu 11-18 của Phúc Âm Thánh Gioan.
St. Mary Magdalene, "The Penitent" |
Linh Mục Collins, người viết về bài báo có liên quan đến “Maria Mađalêna” trong Cuốn Từ Điển Thánh Kinh Anchor, đã nói với hãng tin CNS rằng, “Luca mô tả bà Maria Mađalêna là người phụ nữ mà Chúa Giêsu trừ 7 con quỷ. Sự mô tả này về Maria Mađalêna được lặp đi lặp lại theo đúng với kinh điển cho đến cuối Phúc Âm của Máccô.”
Thế nhưng Linh Mục Collins lưu ý rằng trong thời đại của Chúa Giêsu, thật không phải là lạ thường cho lắm khi quy cho những nổi đau buồn về thể xác hay tinh thần là do sự xâm chiếm của ma quỷ và điều này không ngụ ý rằng người bị ma quỷ lấn chiếm chính là người tội lỗi.
Linh Mục nói rằng Bà được gọi là Mađalêna bởi vì Bà đến từ Magdala, tức “một làng đánh cá nằm ở phía bắc của Galilê.” Linh Mục Collins cũng nói thêm rằng bất kỳ ai cũng có thể học được điều này từ Phúc Âm của Luca rằng “việc Bà đến nâng đỡ Chúa Giêsu là do ý tự nguyện của Bà,” nhằm ám chỉ rằng Bà chính là một người phụ nữ thuộc một trong số những kiểu dè dặt nào đó, và rằng Bà chính là một trong số rất nhiều người phụ nữ đền từ Galilê, vốn cũng là những người môn đệ của Chúa Giêsu và quyết theo Ngài.