"Lạy Chúa, con người có là chi mà Chúa cần biết đến?"

VATICAN (Xenit.org).- Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong buổi triều yết chung Thứ Tư hàng tuần 11/1. Ngài dành bài huấn đức này để giải thích về thánh Vinh 143 (144): 1-8

* *

1.Cuộc hành trình của chúng ta qua sách Thánh Vịnh được Phụng Vụ Kinh Chiều sử dụng, bây giờ dẫn chúng ta đến một thánh thi vương giả, Thánh Vịnh 143 (144), phần thứ nhất của Thánh Vịnh này được công bố: Trên thực tế, phụng vụ đề nghị chia thánh thi này làm hai phần.

Phần thứ nhất (x. c 1-8) cho thấy rõ đặc điểm văn chương của sáng tác này. Tác giả thánh vịnh sử dụng những trích dẫn từ các bản văn Thánh Vịnh khác, được diễn đạt thành một thánh thi và một kinh nguyện mới.



Vì thánh vịnh thuộc thời kỳ sau này, nên dễ mà tưởng tượng rằng đức vua được ca tụng ở đây không còn những nét thuộc vua David, bởi vì triều David đã chấm dứt với cuộc lưu đày Babylone thế kỷ thứ sáu Trước Chúa Kitô,.nhưng đúng hơn đó là những nét của gương mặt sáng lạn và vinh hiển của đấng Messiah, mà chiến thắng không phải là một biến cố chính trị-quân sự, nhưng là một sự can thiệp giải phóng khỏi sự dữ. "Messiah," tiếng Hy lạp chỉ "một kẻ được xức dầu," được thay thế bởi "Messiah" tuyệt hảo, đấng trong văn chương Kitô hữu có gương mặt Chúa Giêsu Kitô, "con vua David, con của Abraham" (Matthêu 1:1).

2. Thánh Thi bắt đầu với một sự chúc tụng, nghĩa là, với một thán từ ngợi khen dâng lên Chúa, được cử hành với một kinh cầu vắn tắt gòm những tước hiệu cứu độ. Chúa là đá tảng chắc chắn và bền vững, Người là ân sủng yêu đương, Người là thành lũy che chở, là thành trì bảo vệ, là Đấng giải thoát, là khiên mộc chặn tất cả sự tấn công của kẻ dữ )x. 143[144]:1-2). Cũng xuất hiện gương mặt quân sư của Chúa, Đấng huấn luyện người tín hữu mình trong trận chiến ngõ hầu họ có khả năng đối mặt những sự thù địch của môi trường, của những quyền lực tối tăm trong thế gian.

Mặc dầu phẩm giá vương giả của ngài, trước Đức Chúa Toàn Năng, tác giả thánh vịnh cảm thấy mình yếu đuối và mỏng giòn. Sau đó ông biểu lộ một sự tuyên xưng đầy khiêm tốn được diễn đạt, như ông đã nói, với những lời Thánh Vịnh 8 và 38. Ông tự cảm thấy như "một hơi thở," như "một bóng câu," không nhất quán, chìm đắm trong dòng thời gian thoáng qua, được đánh dấu bởi sự hạn chế riêng cho tạo vật (x. TV 143[144]:4).

3. Bấy giờ hiện lên câu hỏi: Tại sao Chúa quan tâm đến tạo vật khốn cùng và hư nát? Đáp ứng cho câu hỏi này (x. c.3) là sự xuất hiện thần linh vĩ đại, điều gọi là sự Thần hiển được đồng hành bởi một chuổi dài những yếu tố vũ trụ và những biến cố lịch sử, nhằm cử hành tính siêu việt của vị Vua cao cả của hữu thể, của vũ trụ và của lịch sử.

Như vậy, có nhắc tới những núi phun khói với những trận phun lửa (x.c.5), có nhắc tới những chớp lòa dường như những mũi tên bắn những kẻ dữ (x. c.6), có nhắc tới "nhiều thứ "nước" mênh mông, biểu trưng của sự hỗn loạn mà vua được cứu thoát bởi quyền lực cũng bàn tay Chúa (x.c.7). Trong hậu cảnh là những kẻ thù nước ngoài, "miệng chúng nói toàn điều xảo trá" và "[tay họ giơ lên thề gian] (x. cc.7-8), một sự diễn tả cụ thể, theo kiểu Smitic, của sự thờ ngẫu tượng, của sự hư hỏng luân lý, của sự dữ đối nghịch thật sự với Chúa và những kẻ tin vào Người.

4. Trong bài suy gẫm của chúng ta, bây giờ chúng ta dừng lại một giây lát trên sự tuyên xưng đức khiêm tốn được tác giả thánh vịnh diễn tả và chúng ta sẽ sử dụng những lời nói của Origen, mà sự bình luận của ông về bản văn của chúng ta đã đến với chúng ta qua bản dịch la ngữ của Thánh Jerome. "Tác giả Thánh vịnh nói về tính mỏng giòn của thân xác và của điều kiện con người," vì do điều kiện nhân bản, con người là không không. Sách Giảng Viên nói "Phù vân quả là phù vân; tất cả chỉ là phù vân".. Lại nổi lên câu hỏi đầy kinh ngạc và tạ ơn: "Lạy Chúa, con người có là chi mà Chúa cần biết đến? Đó là một phúc lớn cho con người biết đấng Sáng Tạo của mình. Về điều này, chúng ta được phân biệt với những con vật và những con thú khác, vì chúng ta biết chúng ta có một Đấng Sáng Tạo, đang khi chúng không biết điều ấy."

Thật đáng suy gẫm một lúc về những lời này của Origen, ông thấy sự khác biệt cơ bản giữa con người và phần còn lại của các thú vật do sự kiện là con người có khả năng biết Chúa, đấng Sáng Tạo của mình, do sự kiện là con người có khả năng về chân lý, về một sự hiểu biết trở thành một tương quan, một tình bạn. Trong thời đại chúng ta, điều quan trọng là chúng ta không quên Chúa, cùng với sự hiểu biết khác mà chúng ta đã thủ đắt trong lúc đó, điều đó rất nhiều! Sự hiểu biết đó trở nên vấn đề- còn nguy hiểm hơn thế nữa nếu thiếu sự hiểu biết cơ bản ban ý nghĩa và định hướng cho tất cả mọi sự, nếu thiếu sự hiểu biết về Thiên Chúa Đấng sáng Tạo.

Chúng ta nên trở lại với Origen. Ông nói: "Chúa sẽ không có khả năng biết sự khốn khổ này, đó là con người, nếu chính Chúa không mang con người trên vai Chúa 'Lạy Chúa xin nghiêng trời ngự xuống.' Con chiên lạc của Chúa sẽ không khả năng chữa lấy mình nếu Chúa không mang nó trên vai Chúa.. Những lời này được nói với Chúa Con: 'Lạy Chúa, xin nghiêng trời ngự xuống.'. Chúa đã ngự xuống, Chúa đã nghiêng trời và Chúa đã giương tay Chúa từ trời cao, và Chúa đã khấng mang thịt con người trên vai Chúa, và nhiều người đã tin vào Chúa" (Origen-Jerome, "74 Omelie sul Libro dei Salmi," Milan, 1993, tr 512-515).

Đối với chúng ta là những Kitô hữu, Chúa không còn là, như trong triết lý trước Kitô Giáo, không còn là một lý thuyết nhưng là một thực tại, vì Chúa đã "nghiêng trời và ngự xuống." Chính Chúa là trời, và đã xuống giữa chúng ta. Cách hữu lý, Origen thấy trong dụ ngôn con chiên lạc, mà người mục tử mang trên vai, dụ ngôn về sự Nhập Thể của Thiên Chúa. Nếu, trong sự Nhập Thể, Chúa đã xuống và đã mang thịt chúng ta trên vai Người, tức là Chúa đã mang chúng ta trên vai Người. Bằng cách này, sự hiểu biết về Chúa đã trở thành một thực tại, sự hiểu biết đó đã trở thành tình bạn, sự hiệp thông. Chúng ta tạ ơn Chúa, vì "Người đã nghiêng trời và ngự xuồng," đã mang thịt chúng ta trên vai người và dẫn chúng ta trên những con đường sự sống của chúng ta.

Thánh Vịnh, bắt đầu với sự khám phá chúng ta là yếu hèn và xa ánh quang của Chúa, cuối cùng tới sự kinh ngạc lớn về hành động của Chúa: Với chúng ta là Thiên Chúa-Emmanuel, đối với Kitô Giáo Người có gương mặt đáng yêu của Chúa Giêsu kitô, Thiên Chúa làm người, nên một người như chúng ta.

Cuối buổi tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng chào các người hành hương trong nhiều thứ tiếng. Trong tiếng Anh ngài nói:

Anh chị em thân mến,

Bài giáo lý hôm nay tập trung vào Thánh vịnh 143, dưới hình thức một kinh nguyện của nhà Vua xin ơn chiến thắng và hòa bình. Thánh vịnh mở ra với những lời ngợi khen Chúa, được diễn tả qua một kinh cầu với những tước hiệu cứu độ nhắc lại Chúa là một thành lũy, một khiên thuẩn và một chỗ an thân.

Mặc dầu phẫm giá vương giả của ngài, đức Vua cảm thấy sự yếu hèn và mỏng giòn của mình, và công nhận sự sống của mình như là một sự gì phai nhạt như một bóng." Trong lòng khiêm tốn nhà vua suy nghĩ: lạy Chúa, con người có là chi mà Chúa cần biết đến? Câu hỏi nhà vua gợi lên một số lượng lớn những hình ảnh về những can thiệp của Chúa, đang khi minh họa tính siêu việt của Vua tối cao Vũ Trụ cứu thoát loài người khỏi nạn thờ ngẫu tượng, khỏi sự xấu xa luân lý và sự dữ.

Khi suy nghĩ về thánh vịnh này, Origen lưu ý chúng ta về hạnh phúc lớn chúng ta được nhờ biết Đấng Sang Tạo chúng ta. Thật vậy, chính sự hiểu biết này phân biệt chúng ta khỏi những tạo vật khác. Thiên Chúa- Đấng Ở Cùng Chúng ta! Chúng ta hãy vui mừng vì đặc ân biết Chúa và gặp được gương mặt đầy yêu thương của Ngưới

Tôi gởi một lời chào nồng nhiệt tới các người hành hương Phần Lan, Anh Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trên anh chị em và những người thân của anh chị em ở tại quê nhà, tôi cầu xin niềm vui và sự bình an của Đức Kitô Chúa chúng ta!

Tôi muốn gởi những lời chào chân tình của tôi tới các sinh viên và giáo sư Học Viện Đại Kết Bossey tại Thụy Sĩ. Tôi hy vọng sự thăm viếng của các bạn tại mồ các Tông Đồ Phêrô và Phaolô, cùng với những cuộc hợp của các bạn, sẽ là một sự thúc đẩy tăng cường việc dấn thân của các bạn cho công tác thiết yếu cổ võ sự hiệp nhất giữa những Kitô hữu.