* Viết cho QUÊ HƯƠNG *
Ghi nhớ Tháng Tư Đen

Xin mượn phần đầu bản Trường thi TRẢ TA SÔNG NÚI của thi sĩ Vũ Hoàng Chương để mở đầu bài : VIẾT CHO QUÊ HƯƠNG

Trải bốn nghìn năm dựng nước nhà
Sông khoe hùng dũng, núi nguy nga
Trả ta sông núi bao người trước
Gào thét đòi cho bọn chúng ta…
Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta
VHC

-Tháng tư đen phủ kín bầu trời
Gieo tang thương kinh hoàng khắp nơi
Bởi bọn người biến thành quỉ đỏ
Giết giống nòi nô lệ ngoại bang

Đem tâm hồn hoài vọng Quê Hương,
Xót xa in dấu nỗi sầu vương,
Đất trời còn Cộng nô thống trị,
Bao giờ xóa hết cảnh bi thương !

+ Giờ đây tôi đã thấy !!!

*Giờ đây tôi đã thấy,
Những điều mình ước mơ,
Không còn là sự thật,
Như khi còn bé thơ !

Đất Nước tôi ngày ấy,
Dòng sông chảy lững lờ,
Cánh diều bay theo gió,
Cưỡi trâu hát líu lo.

Không phải sống dật dờ,
Từng ngày lo cơm áo,
Cuộc đời luôn thanh thản,
Đua chen thấy vu vơ.

Trai nóng lòng mong đợi,
Quyểt chí cố học hành,
Lớn giúp nhà giữ nước,
Đền đáp ơn sinh thành.

Gái đảm đang nội trợ,
Không đua đòi phấn son,
Luôn kính cha thương mẹ,
Cùng săn sóc chồng con.

Ôi Quê Hương đẹp quá !
Sông núi dệt nên thơ,
Bao anh hùng liệt nữ,
Gìn giữ mãi đến giờ.

Nhưng giờ tôi đã thấy,
Đâu còn giống như xưa,
Cuộc đời vừa đổi mới,
Nói bao nhiêu cho vừa !

*Ngày nay tôi đã thấy,
Bọn rừng rú kéo về,
Đỉnh cao khoe trí tuệ,
Hung bạo trong say mê.

Giờ đây tôi đã thấy,
Trước sau một lũ hề,
Đem xã hội chủ nghĩa,
Gieo hỗn loạn tứ bề.

Giờ đây tôi đã thấy,
Loài quỉ đỏ bạo tàn,
Vùi cho dân đói rách,
Sống tủi nhục lầm than.

Giờ đây tôi đã thấy,
Dịch Cô-vít dâng cao,
Mỗi ngày thêm người chết,
Dân hoảng loạn biết bao

Giờ đây tôi đang thấy,
Nhiều cảnh quá thương tâm,
Bao tổ chức từ thiện,
Hết lòng hỗ trợ dân.

Giờ đây tôi đã thấy,
Cuộc sống khác khi xưa,
Chúng hô rằng đổi mới,
Lừa bịp bạn thấy chưa?

Giờ đây tôi đã thấy,
Tà quyền ngồi trên cao,
Vơ vét cho đầy túi,
Chẳng giúp dân tí nào.

Giờ đây tôi đã thấy,
Nuối tiếc năm tháng xưa,
Ngày nay đang mùa dịch,
Dân sống một kiếp thừa.


+ Đất Nước Tôi

“Một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không thể lọt vào tay kể khác.”
(Lời lưu truyền phải gìn giữ Nước của vua Lê Thánh Tôn)

*Đất Nước tôi bao kỷ niệm yêu dấu,
Tôi chào đời, trưởng thành với buồn vui,
Nơi mẹ cha tận tụy suốt cả đời,
Mong cho tôi trở thành người hữu dụng.

Đất Nước tôi với biển rừng thơ mộng
Với ruộng đồng trải rộng cánh cò bay,
Người dân quê an vui sống từng ngày,
Dưới hàng tre ôm mái tranh vương khói.

Đất Nước tôi rừng bạt ngàn mời gọi,
Khoáng sản, gỗ quí ẩn chứa khắp nơi,
Kho tàng đó đang thúc giục gọi mời,
Phải khai thác cho Quê Hương khởi sắc.

Đất Nước tôi biển trong xanh bát ngát,
Sáng dương buồm phấn khởi kéo ra khơi,
Ôm ấp nguồn sống lòng biển ngàn khơi,
Chiều về khoang thuyền chất đầy tôm cá.

Đất Nước tôi được hưởng nguồn gia phả,
Của tổ tiên cố lưu giữ ngàn đời,
Nên cháu con quyết ghi tâm nhớ lời.
Đừng để một tấc đất vào tay kẻ địch.

*Đất Nước tôi giờ đây bọn lừa bịp,
Đem dâng cho lũ Tàu cộng xâm lăng,
Từ rừng biên giới đến đất Tây nguyên,
Cả đảo Trường Sa, Hoàng Sa ngoài biển.

Đất Nước tôi nơi chiến lược trọng điểm,
Nhượng chín chín năm cho lũ giặc Tàu,
Đây Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong,
Thành Đặc khu, vùng Tự trị, Tô giới.

Đất Nước tôi An ninh mạng giả dối,
Bọn tà quyền cố bịp mặt người dân,
Khiến dân chúng không thể ngẩng cao đầu,
Không thể liên lạc kết hợp tranh đấu.

Đất Nước tôi không còn gì che giấu,
Khi toàn dân đã thức tỉnh vùng lên,
Khắp trong nước không còn sợ hãi ươn hèn,
Già trẻ cùng đứng lên đòi quyền sống.

Đất Nước tôi dâng hào khí sống động,
Của khí thiêng Sông Núi, hồn Tổ Tiên,
Mồ hôi xương máu liệt nữ anh hùng,
Cuốn hút cuồng phong không gì cản nổi.

Đất Nước tôi tà quyền thật bỉ ổi,
Dân biểu tình đòi công lý tự do,
Lại đàn áp như một lũ côn đồ,
Phản Dân Nước chính là một trọng tội.

Đẩt Nước tôi Việt cộng phải xám hối,
Phải cúi đầu nhận tội và thật lòng,
Cùng toàn dân xây dựng lại Non Sông,
Để cùng nhau mở đầu Trang Sử Mới.

+ Niềm Tin Thắp Sáng

* Mến tặng Lớp Trẻ Việt Nam và Hải ngoại còn nghĩ đến Giáo Hội & Tổ Quốc

*Tôi đang thấy giữa vùng trời bão tố,
Bao bạn trẻ ngụp lặn trong đêm đen,
Những cánh tay đang chới với kiếm tìm,
Nguồn hy vọng một Niềm Tin Thắp Sáng!

Tôi đang thấy trong vũng lầy sa đọa,
Bao bạn trẻ bị băng hoại tâm hồn,
Nhìn cuộc đời như đỉnh núi cô đơn,
Không thấy hải đăng Niềm Tin Thắp Sáng!

Tôi hiểu tà thuyết ‘Tam vô nhị các’
Bọn cộng sản đang gieo rắc khắp nơi,
Ru lớp trẻ vô vọng cả cuộc đời,
Chẳng quan tâm đến Niềm Tin Thắp Sáng!

Tôi thấy chùa chiền, giáo đường lộng lẫy,
Có phải chăng tôn giáo được tự do?
Có phải chăng dân chúng đang ấm no?
Đâu có phải là Niềm Tin Thắp Sáng!

Tôi đang thấy bao phát minh khoa học,
Đầy tiện nghi để phục vụ con người,
Đổi cuộc đời cho cuộc sống thêm tươi,
Nhưng vẫn thiếu một Niềm Tin Thắp Sáng!

*Tôi bừng tỉnh nghe lòng mình dào dạt,
Tôi yêu đời với lớp trẻ hôm nay,
Nhìn Tổ Quốc tâm hồn vẫn hăng say,
Đầy nhiệt huyết cùng Niềm Tin Thắp Sáng!

Tôi phục Trưng, Triệu đuổi Tàu tan tác,
Lê Lợi, Quang Trung phá giặc xâm lăng.
Thái Học, Đề Thám chống Pháp hiên ngang,
Bừng sức sống đem Niềm Tin Thắp Sáng!

Gương Tuổi Trẻ năm xưa còn vang dội,
Quốc Toản ‘Phá cường địch báo hoàng ân’
Hồng Thái ‘Bom Sa Điện xé vang trời’
Hiến Tổ Quốc với Niềm Tin Thắp Sáng!

Ta sẽ thấy nơi Quê Hương ta đó,
Bao người trẻ là lớp lớp nhân tài,
Dâng Tổ Quốc cho tất cả tương lai,
Đặt hạnh phúc vào Niềm Tin Thắp Sáng!

Xưa bao anh hùng nữ kiệt vùng dậy,
Chống giặc ngoại xâm giữ vững Non Sông,
Nay Lớp trẻ Việt Nam quyết một lòng,
Dẹp quỉ đỏ đem Niềm Tin Thắp Sáng!

Ta quật cường như Tổ Tiên dựng Nước,
Ta vào đời với khí thế hiên ngang,
Tay trong tay ta ca khúc khải hoàn,
Xây dựng Nước trong Niềm Tin Thắp Sáng.


+ Xuân Quê Hương như thế đó!

*Xuân này kém hẳn những Xuân qua,
Bầu trời tang tóc khắp nước nhà,
Đón Tết, vui Xuân không còn nữa,
Dân đen đói khổ mắt lệ nhòa ! (1)

*Lẳng lặng mà nghe chúng bảo nhau,
‘Mất mùa là tại thiên tai,
Được mùa do bởi thiên tài đảng ta’ (2)
Đói nghèo đâu tại bọn ta,
Bởi dân lười biếng hóa ra đói nghèo !

Lẳng lặng mà nghe chúng bảo nhau, (4)
Bán dân bán nước cho anh Tàu,
Thành Đô sẽ tới vài năm nữa,
Thái thủ hiên ngang ta nghểnh đầu.

Lẳng lặng mà nghe chúng bảo nhau,
Tích lũy túi tham chóng làm giầu,
Đảng có tan tành ta đâu sợ,
Vác đầy túi bạc chạy cho mau.

Lẳng lặng mà nghe chúng bảo nhau,
Đất nước nghèo khổ có chi đâu,
Bão lụt cuốn trôi do trời đấy,
Mặc kệ dân đen kiếp ngựa trâu.

Lẳng lặng mà nghe chúng bảo nhau,
Kỷ niệm Hoàng Sa một bọn ngu,
Biển đảo đã bán sao đòi lại?
Phen này bắt bọn đó đi tù.

Lẳng lặng mà nghe chúng bảo nhau,
Học thuyết dối trá phải đứng đầu,
Nếu nói một lần dân bất tín,
Nói hoài sẽ thấm chẳng bao lâu.

*Lẳng lặng mà nghe dân bảo nhau,
Quan to quan bé chạy đi đâu,
Cá chết ngập tràn ngoài bờ biển,
Đất khô nứt nẻ chẳng hoa mầu.

Lẳng lặng mà nghe dân bảo nhau,
Người dân kiếm sống bạc cả đầu,
Tượng đài lão Hồ hàng ngàn tỉ,
Học sinh vượt sông chẳng có cầu.

Lẳng lặng mà nghe dân bảo nhau,
Công ty ngoại quốc chia đấu thầu,
Chiếm lĩnh hoàn toàn nguồn kinh tế,
Hủy diệt môi sinh chẳng bao lâu.

Lẳng lặng mà nghe dân bảo nhau,
Thứ nhì xuất gạo bán đi đâu,
Bây giờ lũ lụt dân chết đói,
Mười hai tỉnh đòi tiếp gạo mau.

Lẳng lặng mà nghe dân bảo nhau,
Tà quyền Việt cộng tội ngập đầu,
Dân đen đói khổ da bọc xương,
Lại bắt hiến máu sống khổ đau.

Lẳng lặng mà nghe dân bảo nhau,
Phải giữ đất nước để mai sau,
Con cái lớn lên còn hãnh diện,
Ngẩng mặt hiên ngang với hoàn cầu.

Lẳng lặng mà nghe dân bảo nhau,
Toàn dân nước Việt quyết diệt Tàu,
Cũng lũ Việt cộng đang thống trị,
Để còn đứng thẳng với năm châu.

*Xuân này nhớ mãi những xuân xưa,
Nuối tiếc khôn nguôi mấy cho vừa,
Tiệc vui pháo nổ, mai đào nở,
Quây quần con cháu đón giao thừa.

*Ghi chú :
(1) Nhái thơ ông Hồ chúc nhân dân miền Bắc Tết Mậu Thân 1968.
(2) Trích ca dao thời đồ đểu Cộng sản Việt Nam.
(3) Có phải dân lười vì mọi thứ mang nhãn hiệu dân làm chủ, nhưng nhà nước quản lý? Chính bọn tà quyền Việt cộng là bọn lười biếng nhất, chỉ sống do bóc lột của dân.
(4) Giao cảm cùng bài thơ ‘Chúc Tết’ của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương

+ Đốt lò hương cũ – Giấc mơ chưa thành

Nhìn gương Uy Viễn tướng công,
Noi theo hậu duệ một lòng sắt son,
Ngả nghiêng Đất Nước cơ đồ,
Đốt lò hương cũ, giấc mơ chưa thành !

Thân trai sống giữa thời chinh chiến,
Dẹp bút nghiên, chọn cuộc sống tang bồng,
Vui buồn sinh tử với Non Sông,
Dưới bóng nguyệt say sưa vung kiếm báu.

‘Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả, trả vay,
Chí làm trai nam bắc đông tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.’

Chàng xông pha khắp bốn vùng chiến thuật,
Rừng núi là nhà, bạn cùng mưa nắng gió sương.
Sáng săn giặc Cộng vùng A-sao, A-lưới,
Chiều Tây nguyên bom cầy nát Đắc-tô.
Tay ghì súng quyết ngăn xe giặc không cho vào An-lộc,
Cùng tiếng hét, tiếng hô, đè lên tiếng súng,
Xác giặc bật lên như hình nộm có lò xo cuồng điên say máu.

Đây Ma-thiên-lãnh, hang tử thần Tức-chụp,
Đã bao năm là sào huyệt bất khả xâm của Cộng thù,
Không thể dùng bom, dùng súng, ta phải dùng dao quyết tử.

Thân nam nhi có xá chi đâu!
Một lời thề không thể lùi bước!
‘Nhân sinh từ cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh, (*)
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ,
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong,
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.’

Nhưng than ôi ! Ta thấy gì hôm nay,
Non Sông tan tác tràn đầy,
Còn đâu hạnh phúc bao ngày đã qua,
Chỉ vì giặc Cộng gian ngoa,
Theo gương Mao Mác dân ta điêu tàn,
Giặc Hồ một lũ tham lam,
Bán đất dâng biển ngoại bang giặc Tàu,
Âm mưu ác hiểm khởi đầu,
Thảm họa môi sinh lan tràn khắp nơi,
Cá chết, ruộng vườn héo khô,
Xả lũ mênh mông cuốn trôi cửa nhà,
Thành Đô chẳng còn bao xa,
Việt Cộng thái thú thật là nhục thay.

Oai linh sông núi cõi bờ,
Dân tộc sẽ thắng đón chờ quang vinh,
Hồi sinh Đất Nước thanh bình,
Thỏa lòng tâm nguyện mà mình ước mơ,
Toàn dân Nước Việt đón chờ,
Non Sông bừng sáng rợp cờ vàng bay,
Bên trời gác kiếm từ đây,
Công thành thân thỏa tháng ngày tiêu dao.

‘Đường mây rộng thênh thang cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo.’

- Ghi chú : Xin mạo muội mượn lời thơ của cụ Nguyễn công Trứ qua bài ‘Chí Làm Trai’
Lời thơ của Uy Viễn tướng công xin để trong ngoặc với chữ nghiêng.
(*) Người đời ai mà không chết, phải làm sao ghi tấm lòng son trong sử xanh.


*Sầu Xuân Viễn Xứ*

Xuân Kỷ Dậu Quang Trung phá giặc,
Vạn quân Thanh khiếp sợ chạy tan tành,
Dũng khí ấy đã hòa vào Sông Núi,
Để Dân tộc luôn được sống an lành,
Bài học đó luôn còn đang vang vọng,
Trường Xuân Ca muôn thuở vẫn còn đây.

Ôi từ độ ta xa rời Tổ quốc,
Đất chuyển mình cùng non nước vần xoay,
Hồn ta dâng bao thổn thức vơi đầy,
Khi Xuân đến với chuỗi ngày viễn xứ.
Đáy lòng ta còn chất đầy quá khứ,
Của những ngày khi Sông Núi reo ca,
Bao Mùa Xuân Hy vọng nơi Quê nhà,
Ta giã biệt theo bước chân vội vã.

Trước mặt ta giờ Mùa Xuân băng giá,
Thân mỏi mòn bóp nghẹt cả con tim,
Kiếp mộng du ta khắc khoải kiếm tìm,
Mong thấy lại bao Mùa Xuân dĩ vãng,
Tâm hồn ta mang khung trời ảm đạm,
Khúc ca nào đang réo gọi Xuân về,
Cõi lòng ta chợt lúc tỉnh lúc mê,
Những tháng năm dài mỏi mòn chờ đợi.

Giờ Xuân đến nghe âm vang réo gọi,
Mau trở về xây dựng lại Quê Hương,
Tổ Quôc nay đâu có là thiên đường,
Khi quỉ đỏ đang gieo rắc tang tóc,
Chỉ còn nghe tràn đầy bao tiếng khóc.
Đất nước nay ngạo mạn lũ sài lang,
Bọn Tàu cộng chiếm đất biển ào sang,
Còn đâu non sông một thời rực rỡ !

Tổ tiên xưa đã khổ công gìn giữ,
Vùng lên khí thế quật khởi hiên ngang,
Quyết tiêu diệt quân cướp bóc gian tham,
Không muốn cúi đầu trở thành thái thú,
Chối bỏ vinh hoa khước từ ô nhục,
Gương anh hùng nữ kiệt rạng sử thi,
Để cháu con muôn dời phải khắc ghi,
Những di chúc không thể nào chối bỏ,

Trang Sử Việt bao hào hùng còn đó,
Toàn dân vùng dậy chống giặc xâm lăng,
Giữ yên bờ cõi Giang sơn Lạc Hồng,
Để đem lại những Mùa Xuân tuyệt mỹ.
Nhưng nay việt cộng tà quyền ma quỉ,
Bán biển đất qua mật ước Thành Đô,
Hòng xóa bỏ Đất Việt trên bản đồ,
Ôi còn Mùa Xuân nào cho ta nhỉ


+ Tết Ta hay Tết Tàu?

Tết Ta hay Tết Tàu xâm lược mới?
Khắp Đất Nước tràn ngập những kẻ thù,
Lòng người trĩu nặng, trời đất âm u,
Sống vất vưởng sắp đến ngày mất nước!

Bọn Tàu cộng đổ vào như quân cướp,
Ồn ào, dơ bẩn như lũ cái bang,
Náo loạn, giành giật, điệu bộ nghênh ngang,
Coi Viêt Nam là thuộc địa của chúng.

Chiếm giữ Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc,
Đặc khu kinh tế, trọng điểm nước ta,
Dân Tàu lũ lượt, tự do vào ra,
Nhưng lại tuyệt cấm người Việt lui tới.

Không chỉ các nơi cửa khẩu biên giới,
Mà còn nhiều tỉnh khắp Bắc, Trung, Nam,
Khi mua bán hay hàng hóa đem sang,
Chúng ngang nhiên sài tiền nhân dân tệ.

Xem đây là thuộc địa, dân nô lệ,
Nên chúng thẳng tay đàn áp đánh người,
Trước bọn côn an một lũ đười ươi,
Đứng trơ mặt không dám vào can thiệp.

Hết đất Thủ Thiêm tà quyền cướp hết,
Đến vườn rau Lộc Hưng xóm đạo nghèo,
Phải chăng tà quyền đang phải vâng theo,
Những thủ đoạn của ngoại bang thâm độc?

Ôi dân nghèo biết bao năm cực nhọc,
Dựng đơn sơ một mái ấm gia đình,
Bỗng phút chốc bị đập phá tan tành,
Khi Tết đến phải lang thang vất vưởng!

Hành động minh chứng thật là ô nhục,
Bóc lột dân để dâng lũ quan thày,
Việt cộng chính là bọn cướp ban ngày,
Đẩy dân nghèo vào con đường thuyệt vọng!

*Đất Nước ta bây giờ như thế đấy!
Bọn tà quyền vẫn cúi mặt làm ngơ,
Nhận Tàu cộng làm chúa tể tôn thờ,
Vì sung sướng được làm quan thái thú.

Hãy nhìn lại trang sử hào hùng cũ,
Những chiến công oanh liệt của năm xưa,
Hai Bà Trưng phá giặc giữ cõi bờ,
Để mở đầu ghi một trang sử mới.

Những Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương quật khởi,
Phá tan Hán Mông trên sóng Bạch Đằng,
Giành độc lập tự chủ cho Giang San,
Khiến giặc xâm lăng tan hàng khiếp đảm.

Nhưng đừng quên một ngày trời ảm đạm,
Để lại vết nhơ không thể xóa mờ,
Khi Nguyễn tất Thành chính tên giặc Hồ,
Bồi tàu mở đầu âm mưu bán nước.

Sao Việt cộng không biết noi gương trước?
Của tổ tiên quyết tâm chống giặc thù,
Biến Đất Nước giờ đâu còn Mùa Xuân,
Tết Ta hay Tết Tàu năm năm nay nhỉ?

* LỜI THỀ TÂM HUYẾT * ANH HÙNG NỮ KIỆT NƯỚC VIỆT

Còn trời, còn Nước, còn Non,
Còn Sông Núi đó ta còn đứng đây,
Trải bao năm tháng vơi đầy,
Dẫu xa Tổ Quốc lòng này sắt son,
Dù cho sông cạn núi mòn,
Lời thề tâm huyết luôn còn khắc ghi.

Lý Thường Kiệt

Nam Quốc Sơn Hà – Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam
Nam quốc sơn hà là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết bằng văn ngôn. Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình. Bài thơ được cho là bài thơ thần, do thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077.
Tiếng thơ vang vọng khắp đất trời khiến quân giặc nổi loạn, lòng người Việt lại đắm chìm vào ngọn lửa yêu nước. Lý Thường Kiệt lúc bấy giờ không cần đứng trên đài tuyên ngôn nhưng vẫn có thể tuyên bố chủ quyền đất nước.


Quang Trung

Quang Trung Nguyễn Huệ luôn sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta. Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ“đất nào sao ấy”, “người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”.Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân tạ: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bốc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung Nguyễn Huệ luôn sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta. Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy”, “người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân tạ: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bốc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.

-Rồi Mùa Xuân Kỷ Sửu 1789 – Mùa Xuân Chiến Thắng oanh liệt của Đại Đế Quang Trung dẹp tan 50 vạn quân Thanh cũng là Mùa Xuân Chiến Thắng của Toàn Dân Việt – chấm dứt một ngàn năm lệ thuộc Tàu với Lời thề răn đe giặc xâm lăng vẫn vang vang Sông Núi:
“ Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất toàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ “

Nhưng tiếc thay anh hùng Nguyễn Huệ mất sớm, nếu không một trang sử mới đầy hy vọng sẽ mở ra cho Dân tộc Việt Nam – và bờ cõi Nước Ta đâu phải cắt đất nhường biển như bọn cầm quyền hèn hạ CS đang làm – mà đã mở rộng sang tận Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây gấp ba, bốn lần như hiện nay…

Ngô Quyền

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịp sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.
*Trận Bạch Đằng 938
Ngô Quyền định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ quân Nam Hán đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Nam Hán không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Nam Hán đồn trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được; thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.

Đinh Tiên Hoàng

-Xưa Đinh Tiên Hoàng
Rồng vàng báo ứng
Điềm mở đế vương
Hoa Lư dấy nghĩa
Bình dẹp sứ quân
Hoà bình vừa lập
Việc khác chưa thành
Triều nghi mới chế
Khiển lệnh cờ hồng
Quân ngũ liền lệnh
Lừng lẫy võ công
Bày ra mưu rộng
Lưu lại phép vương
Giúp cho hậu thế
Thông thái vô lường
Ơn thấm lòng dân
Đời xa chẳng quên...
(Trích văn bia đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư)

Lý Thái Tổ

Dời đô về Thăng Long
Thành Hoa Lư vốn là một kinh đô nhỏ của triều Đinh, Tiền Lê tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Lúc lên ngôi Lý Thái Tổ cho rằng Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp, muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), tức thành Tống Bình đời Đường, nơi mà Cao Biền sau khi đuổi quân Nam Chiếu đã xây dựng lại phủ trị của An Nam đô hộ phủ. Nhà vua ra chiếu rằng:
Xưa kia nhà Thương đến vua Bàn Canh đã năm lần thiên đô,nhà Chu đến vua Thành Vương đã ba lần thiên đô, không phải là theo ý riêng một mình, là nghĩ đến kế muôn năm về sau. Nhà Đinh và Lê không theo lối cũ của Thương, Chu, cứ để kinh đô ở mãi nơi này, trẫm rất đau lòng. Duy có thành Đại La ở giữa khu vực của trời đất, có cái thế long, hổ vững bền, địa thế rộng và bằng phẳng, đất thì cao mà sáng sủa, rõ là khu vực phồn thịnh. Đã xét khắp đất Việt, chỉ có nơi ấy là thắng địa, là nơi đô hội thật là kinh đô của muôn đời sau….

Trần Khánh Dư
Bán than-

Một gánh kiền khôn quẩy xuống ngàn,
Hỏi rằng "chi đó", gửi rằng "than".
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem đá sắt có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.

Hai Bà Trưng

-Hãy xem kìa Hai Bà Trưng phận gái má đào với lời thề trả nợ Nước thù nhà:
“Một xin rửa sạch thù nhà Hai xin dựng lại nghiệp xưa vua Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này “

-Bà Triệu nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, hiên ngang lời thề trước đầu voi ra trận:
“ Tôi muốn cỡi cơn gíó mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch cõi bờ, để cứu Dân tộc ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu khom lưng để làm tì thiếp người.

-Đảm lược đầy hào khí, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, không hề lay chuyển trước bả lợi danh, mãnh tướng Trần bình Trọng khi bị Thoát Hoan bắt, thấy người tài giỏi muốn chiêu dụ hàng để cho làm Vương đất Bắc, Ông trợn mắt lớn tiếng quát:
” Ta thà làm quỉ Nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc !”

-Rồi thượng tướng Trần quang Khải sau khi phá tan giặc, trước khí thế tướng sĩ dâng cao, mở tiệc khao quân tại Thăng Long thành, hứng khởi ngâm bải thơ đầy hào khí:
“ Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan,
Thái bình nghi nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.”
( Chương Dưong cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù,
Thái bình nên gắng sức,
Non Nước ấy nghìn thu. )

-Vâng Non Nước này đã trải nghìn thu mà vẫn vững như bàn thạch dù trải
qua bao nhiêu lần giặc ngoại xâm quấy phá, chính Thánh Tông Thượng Hoàng sau khi đại phá quân Nguyên đã hạ bút quyết tâm với hai câu thơ bất hủ :

“ Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cồ điện kim âu!
( Xã tắc đôi phen chồn ngựa đá,
Non Sông nghìn thuở vững âu vàng! )

-Đặng Dung một dõng tướng nhà Trần, cùng con hết lòng giúp Nước, sự nghiệp chưa thành, bị bắt vào tay giặc tuẫn tiết giữ trọn khí phách, ông lưu lại bài thơ Thuật Hoài ghi nỗi lòng mình cùng Non Nước:

“ Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca,
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa,
Tri chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà,
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.”

( Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say,
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước gẫm càng cay,
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây,
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày. )

Trần Hưng Đạo

-Nhưng nổi bật nhất là danh tướng văn võ song toàn hai lần đại phá quân Nguyên, làm rạng ngới trang sử Việt, vang danh đông tây kim cổ: Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn. Trước thế giặc mạnh vua Trần nhân Tông ngỏ ý muốn cầu hoà để cứu muôn dân, Hưng Đạo Vưong can đảm tâu rằng :
“ Bệ hạ nói câu ấy thì thiệt nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thế nào?
Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi trước rồi hãy hàng sau. “
Vua quan nghe lời khí tiết vững lòng tin tưởng, tướng sĩ hăng say, Đạo Vương liền truyền hịch khích lệ ba quân

Lê Lợi

-Nối tiếp từ đất Lam Sơn, người anh hùng áo vải Lê Lợi, tính tình cương trực, hay giúp người nghèo, luôn nuôi chí lớn, nên phất cờ khởi nghĩa đã thu phục được lòng dân, văn tài nghĩa sĩ theo phò rất đông. Quân Minh sợ trước uy thế mỗi ngày lớn mạnh của Lê Lợi, muốn chiêu dụ qui hàng hứa cho làm quan lớn cùng nhiều bổng lộc, nhưng Ông không chịu khuất phục thẳng thấn cự tuyệt :

“ Làm trai sinh ra ở trên đời nên gíup nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người! ”
Ông được tướng sĩ mến phục, nhiều nhân tài xả thân trợ giúp như Lê Lai đã mặc long bào liều mình xông ra tiền quân để chết thay.

-Như Nguyễn Trãi theo chân cha là Nguyễn phi Khanh bị giặc Minh bắt giải về Kim lăng, đến ải Nam quan ông quay về khi nghe lời cha trối dạy :
“ Con phải quay về mà trả thù cho cha, rửa nhục cho Nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì? ”.
Trở về Nguyễn Trãi tìm đến gíúp Lê Lợi, thành quân sư nổi tiếng suốt 10 năm bày mưu kế cho Bình Định Vương dẹp tan giặc Minh, xây dựng một Giang sơn hùng mạnh.
Ông lưu lại một áng văn kiệt tác Bình Ngô Đại Cáo,phản ảnh hoài bão của một Vị Minh quân, cùng khí tiết một dũng tướng mưu lược và trở thành kim chỉ nam cho chiến lược thu phục nhân tâm. Ngày nay mỗi lần đọc lại Bình Ngô Đại Cáo, ta vẫn còn thấy hào khí của tiền nhân bừng bừng nổi dậy qua hai câu đầy nghĩa khí và nhân đạo:

“ Đem Đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy Trí nhân mà thay cường bạo. “

Hãy trích một đoạn để cùng nhau Luận cổ suy kim :
“…Từng nghe,
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo.
Như Nước Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu,
Sơn Hà cương vực đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác,
Từ Đinh,Lê,Lý,Trần gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
……………..

Ta đây,
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình,
Gẫm Non Sông căm mối thế thù.
……………..
Than ôi !
Vùng vẫy một mảnh nhung y nên công đại định,
Phẳng lặng bốn bể thái vũ mở hội vinh thanh,
Bá cáo xa gần,
Ngỏ cùng nghe biết ………

Và chính Vị anh hùng áo vải Lam Sơn, sau khi dẹp tan ngoại xâm an bang Đất Nước, lên ngôi Hoàng Đế đã khẳng định chiến lược bảo vệ Tổ Quốc với quyết tâm không hề lay chuyển :
Biên phòng hảo vị trù phương lược,
Xã tắc ưng tu kế cửu an,

( Phòng thủ biên cương là hệ trọng,
Sơn hà trù liệu kế an bang )

*Có một điểm nổi bật, nhiều anh hùng tuổi trẻ từ 13 đến 25 tuổi đều hăng say tham gia chiến trận diệt quân thù như : Trần Quang Khải 17- Trần Khánh Dư 18- Trần Quốc Toản 15- Trịnh Khải 13- Đinh Liệt 16- Trần Khát Chân 19…
Phía nữ kiệt : Trưng Trắc 27- Trưng Nhị 25 và các nữ tướng đều dưới tuổi 25 như Thánh Thiên- Vũ Thục Nương- Lê Chân- Công chúa Phật Nguyệt…
Riêng bà Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa khi bà 18 tuổi.

-Nối tiếp lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn thái Học, không thành công trong sự nghiệp lật đổ thực dân Pháp, nhưng hào khí anh hùng đã hun đúc biết bao anh thư hào kiệt bước theo tiếng gọi tâm huyết :”Không thành công thì thành nhân”. Nên khi bước lên đoạn đàu đài cùng 13 liệt sĩ, vẫn coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, ngâm lời thơ đầy khí phách:

“ Chết vì Tổ Quốc- Cái chết vinh quang-
Lòng ta sung sướng – Trí ta nhẹ nhàng! ”

-Phạm Hồng Thái ôm bom ám sát tên Toàn quyền Berlin không thành, gieo mình xuống dòng Châu Giang để khỏi rơi vào tay giặc, hô vang lời chào từ biệt Tổ Quốc : “ Việt Nam Muôn Năm! “

-Gương chí sĩ Phan bội Châu với cả một đời bôn ba tìm đường cứu nước, tỏ bày tinh thần ái quốc qua hai bài thơ ‘Sống – Chết ‘ hào hùng khí tiết :

Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ngươi,
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng Nước,
Sống lo phú qúi,chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống,
Sống tủi làm chi đứng chật trời !

Chết mà vì Nước,chết vì Dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần,
Chết buổi Đông Chu hồn Thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân,
Chết như Hưng Đạo hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương phách hoá thần,
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì Nước chết vì Dân !

-Như Ngoại Hầu Cường Để, dù bôn ba nơi xứ người vẫn khắc khoải vọng về Cố Hương mà nhắc nhở con dân:

“Bảo nhau phải hết một lòng,
Phen này ta quyết chẳng dong quân thù,
Ông cha trước bình Ngô sát Thát,
Nòi giống mình hèn nhát chi đâu,
Sao ta lại chịu cúi đầu,
Làm tôi tớ Pháp như trâu như bò!
………………

Than ôi! Ta không thể quên lời dạy tâm huyết của Vua Lê Thánh Tôn :
“ Ta phải giữ gìn cho cẩn thận,đừng để cho ai lấy mất một phân núi,một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại. “

Cùng di chúc muôn đời vua Trần nhân Tông lưu cho con cháu Lạc Hồng :
“ Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không thể lọt vào tay kẻ khác”

Dù một ngàn năm xâm lược Tàu đô hộ, sử Việt vẫn ghi lại bao trang sử hào hùng với Lời thề quyết tâm bảo vệ Non Sông !
Dù một trăm năm thực dân Pháp cai trị, dân Việt đã vùng lên với Lời thề sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc.

*Lời kết

Nhìn trang Sử Việt hùng oanh
Tổ tiên xưa đã đấu tranh giữ gìn
Cháu con không thể ngồi yên
Để bọn Việt cộng tà quyền phá tan
Nghĩ xem từ Tháng Tư Đen
Chúng khiến Đất Nước thấp hèn kém xưa
Quyết tâm tranh đấu muôn người
Giang sơn kỳ vọng đẹp tươi uy hùng

Đinh Văn Tiến Hùng- Tổng hợp