Bản tin Phụ trang 3 trong 6 bản tin – Phẩm giá con người



Mặt 1:

Trong tuyên bố về việc Đào tạo Các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung, các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ xác định bốn nguyên tắc chính trong giáo huấn xã hội của Giáo hội và áp dụng chúng vào một số vấn đề cụ thể. Đây không phải là bảo các tín hữu bầu cho ai hay chống ai, mà thay vào đó, giúp họ đào tạo lương tâm phù hợp với sự thật của Thiên Chúa khi họ tiếp cận quyết định thường đầy thử thách này. Bốn nguyên tắc chính là Nhân phẩm con người, Ích chung, Liên đới và Phụ trợ. Tất cả đều có liên quan với nhau. Bản tin này tập trung vào phẩm giá con người và ba nguyên tắc còn lại được đề cập trong ba bản tin khác trong loạt bản tin này.

Vì mỗi người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa nên mỗi người chúng ta có nhân phẩm bẩm sinh và bất khả xâm phạm. Phẩm giá này hiện diện nơi mỗi người từ thời điểm thụ thai và trong suốt cuộc đời của họ. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh, nhân phẩm là trọng tâm để xây dựng một xã hội trong đó chúng ta đều là “anh chị em” (1):

“Mọi người đều có quyền sống một cách xứng đáng và được phát triển toàn diện; quyền căn bản này không thể bị bác bỏ bởi bất cứ quốc gia nào. Mọi người có quyền này ngay cả khi họ không có năng suất, hoặc sinh ra đã có hoặc phát triển những hạn chế. Điều này không làm giảm đi phẩm giá cao quý của họ với tư cách là con người, một phẩm giá không dựa trên hoàn cảnh mà dựa trên giá trị nội tại của hữu thể họ. Trừ khi nguyên tắc cơ bản này được duy trì, sẽ không có tương lai cho tình huynh đệ hoặc cho sự sống còn của nhân loại.” (2)

Phẩm giá của con người là nền tảng cho một viễn kiến đạo đức của xã hội. Khi chúng ta tìm cách bắt chước người Samaritanô nhân hậu và trở thành người lân cận với tất cả mọi người, chúng ta phải nỗ lực bảo vệ phẩm giá của tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.

Chú thích:

(1) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti (Về tình huynh đệ và tình bạn xã hội), số 8.
(2) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, số 107. Xem thêm: Đức Bênêđíctô XVI, Caritas in veritate (Bác ái trong sự thật), số 45.

Mặt 2:

Khi chúng ta tham gia vào diễn đàn công cộng với một lương tâm được đào tạo tốt:

Chúng ta làm việc để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất—những đứa trẻ còn trong bụng mẹ có nguy cơ bị phá thai— đồng thời đứng trong tình đoàn kết triệt để với các bà mẹ. (3) Xây dựng trên mối liên kết xác thịt và họ hàng và trên mạng lưới các mối quan hệ gia đình, hàng xóm và cộng đồng trong đó, họ được định vị, Giáo hội tích cực hỗ trợ các bà mẹ và con cái họ để có một tương lai tươi sáng hơn.

Chúng ta tiếp tục bảo vệ phẩm giá của anh chị em mình là người già, người khuyết tật hoặc bệnh tật bằng cách phản đối mạnh mẽ việc an tử và hỗ trợ tự tử. Những thực hành này là triệu chứng của một “nền văn hóa vứt bỏ”, trong đó những đứa con của Chúa có giá trị vô giá bị gạt sang một bên như những kẻ vô giá trị. (4)

Tương tự như vậy, chúng ta phải thừa nhận phẩm giá vốn có của người di cư và người tị nạn. Trong đất nước của chúng ta bây giờ, điều đó có nghĩa là việc cải cách nhập cư toàn diện mang lại một nẻo đường để trở thành công dân, đối xử công bằng cho người lao động nhập cư, ngăn chặn sự chia cắt gia đình, duy trì sự toàn vẹn các biên giới của chúng ta, tôn trọng pháp quyền và giải quyết các nhân tố buộc mọi người phải rời bỏ chính quê hương xứ sở của họ.

Chúng ta ủng hộ phẩm giá của con người, dù là nam hay nữ; do đó, chúng ta phản đối ý thức hệ phái tính vốn không thừa nhận sự dị biệt và hỗ tương giữa nam và nữ. (5)

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tấn công phẩm giá con người bằng cách phủ nhận rằng tất cả chúng ta đều được tạo ra bình đẳng giống hình ảnh của Thiên Chúa, vì vậy chúng ta phải vượt qua sự phân biệt chủng tộc trong trái tim cũng như trong hệ thống và định chế của chúng ta. (6)

Chúng ta tiếp tục tìm cách cải cách hệ thống tư pháp hình sự và chấm dứt việc sử dụng hình thức tử hình. Chúng ta ủng hộ các biện pháp thường thức để giảm bạo lực súng đạn. (7)

Cuối cùng, chúng ta tìm cách ngăn chặn và khắc phục mọi khía cạnh của “nền kinh tế loại trừ” (8) vốn “không ngần ngại khai thác, loại bỏ, thậm chí giết hại con người” (9), và thay vào đó là lao động hướng tới một “nền kinh tế hiệp thông” bắt nguồn từ mối quan tâm đạo đức. (10)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết “Tình bạn xã hội và tình huynh đệ phổ quát, nhất thiết phải kêu gọi một sự thừa nhận giá trị của mỗi con người, luôn luôn và ở mọi nơi.” (11) Qua sự tham gia chính trị của chúng ta, sự đồng hành của chúng ta với những người cần giúp đỡ, và chứng tá của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mong sao chúng ta ủng hộ giá trị của mỗi người, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa.

Chú thích:

(3) Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, “Thư và các Khuyến nghị Chính sách Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em,” 26 tháng 10 năm 2022.
(4) Thánh Gioan Phaolô II, Evangelium vitae (Tin Mừng Sự Sống), các số 8, 15, 18, 23, 94. Xem thêm: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti các số 18-21.
(5) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Amoris laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), số 56.
(6) Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Hãy mở rộng trái tim chúng ta: Lời kêu gọi lâu dài Yêu thương, 3-8.
(7) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, các số 263-270. Xem thêm: Đào tạo các Lương tâm cho cho Nền Công dân Tín trung số 84.
(8) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Evangelii gaudium (Niềm vui Tin Mừng), số 53.
(9) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, số. 22.
(10) Đức Bênêđíctô XVI, Caritas in veritate, các số 45-47.
(11) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, số 107.

Bản tin Phụ trang số 4 trong 6 bản tin– Ích chung

Mặt 1:

Trong tuyên bố về việc Đào tạo Các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung, các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ xác định bốn nguyên tắc chính trong giáo huấn xã hội của Giáo hội và áp dụng chúng vào một số vấn đề cụ thể. Đây không phải là bảo các tín hữu bầu cho ai hay chống ai, mà thay vào đó, giúp họ đào tạo lương tâm phù hợp với sự thật của Thiên Chúa khi họ tiếp cận quyết định thường đầy thử thách này. Bốn nguyên tắc chính là Nhân phẩm con người, Ích chung, Liên đới và Phụ trợ. Tất cả đều có liên quan với nhau. Bản tin này tập trung vào Ích chung và ba nguyên tắc khác được đề cập trong ba bản tin khác trong loạt bản tin này

Ích chung là “tổng thể các điều kiện xã hội cho phép người ta, trong tư cách nhóm hoặc trong tư cách cá nhân, có thể đạt được sự nên trọn đầy đủ hơn và dễ dàng hơn của họ.” (1) Nhân phẩm chỉ được tôn trọng và ích chung chỉ được cổ vũ nếu các quyền con người được bảo vệ và các trách nhiệm căn bản được thỏa mãn. Mọi con người đều có quyền sống, quyền tự do tôn giáo và quyền được tiếp cận những thứ cần thiết cho sự đứng đắn nhân bản. Tương ứng với các quyền này là những nghĩa vụ và trách nhiệm – với bản thân chúng ta, với gia đình chúng ta, với xã hội rộng lớn hơn và với trái đất. (2) Tóm lại, chúng ta nên tìm cách “xây dựng một loại xã hội nơi mọi người dễ dàng trở nên tốt lành”. (3)

Giữa một “thế giới vứt bỏ” trong đó một số thành viên trong gia đình nhân loại “có thể sẵn sàng bị hy sinh vì lợi ích của những người khác được coi là xứng đáng với một cuộc sống vô tư,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục chúng ta xây dựng một “nền văn hóa gặp gỡ” trong đó những người cần giúp đỡ nhất nhận được sự quan tâm và chú ý tốt đẹp nhất của chúng ta. Chúng ta phải “đặt nhân vị ở trung tâm của mọi hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế, họ phải được hưởng phẩm giá cao nhất và sự tôn trọng vì lợi ích chung”. (4)

Chú thích:

(1) Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1906, trích dẫn Gaudium et spes (Giáo Hội trong Thế giới hiện đại), số 26.
(2) Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Đào tạo các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung các số 49, 51.
(3) Peter Maurin, được Dorothy Day trích dẫn. Xem Tất Cả Đường Lên Thiên Đường: Những Bức Thư Tuyển Chọn Của Dorothy Day, (New York: Random House, 2010), 457.
(4) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti (Về tình huynh đệ và tình bạn xã hội), các số 18 và 232.

Mặt 2:

Khi chúng ta tìm cách noi gương Người Samaritan nhân hậu, người lân cận với tất cả mọi người, chúng ta theo đuổi Ích chung để mỗi cá nhân và mọi người đều có thể triển nở. (5)

Hôn nhân và gia đình là những định chế trung tâm của đời sống xã hội – trường tiểu học dạy nhân đức, nơi lần đầu tiên chúng ta trải nghiệm được các lợi ích chung chứ không chỉ đơn thuần là lợi ích cá nhân - và vì thế những định chế này cần được hỗ trợ và được tăng cường.

Tương tự như vậy, với tư cách gia đình nhân loại đang sống trong ngôi nhà chung của mình, chúng ta phải nghe “cả tiếng kêu của trái đất lẫn tiếng kêu của người nghèo” và ứng phó với việc biến đổi khí hậu bằng các hành động nhằm bảo vệ sáng thế tốt hơn cho anh chị em chúng ta bây giờ và các thế hệ mai sau. (6)

Chấp nhận toàn bộ thế giới như một hồng ân từ Chúa Cha, và như ngôi nhà chung của chúng ta bao gồm chấp nhận thân thể của chúng ta như hồng ân của Thiên Chúa, trong khi nghĩ rằng chúng ta có quyền lực tuyệt đối đối với cơ thể của mình thường tinh vi chuyển thành suy nghĩ cho rằng chúng ta có quyền lực tuyệt đối đối với sáng thế. (7)

Chúng ta công nhận và bảo vệ quyền tự do tôn giáo, quyền tự do đầu tiên và trân quý nhất của chúng ta. Việc bảo vệ lương tâm và tự do tôn giáo là một yếu tố không thể thiếu của ích chung – một nhân quyền căn bản không có ranh giới địa lý. (số 8)

Trong khi ích chung bao trùm tất cả mọi người, thì những người yếu đuối, dễ bị tổn thương và thiếu thốn nhất đều xứng đáng được nhận mối quan tâm đặc biệt, điều mà Giáo hội mô tả là sự lựa chọn ưu tiên dành cho người nghèo. (9) Luật và các chính sách phải dành ưu tiên cho những người đấu tranh để kiếm sống và phải bảo vệ lưới an toàn xã hội và thúc đẩy việc làm bền vững, nhà ở giá rẻ và dịch vụ chăm sóc trẻ em.

Đức Bênêđíctô XVI viết trong Caritas in veritate (Bác ái trong sự thật): “Mong muốn ích chung và phấn đấu hướng tới nó là một đòi hỏi của công bằng và bác ái.” Chúng ta phải chú ý đến ích chung “về mặt pháp lý, dân sự, chính trị và văn hóa” trong đời sống xã hội. Ngài viết, “Chúng ta càng cố gắng bảo đảm lợi ích chung tương ứng với nhu cầu thực sự của những người xung quanh chúng ta, chúng ta càng yêu họ hữu hiệu hơn.” (10)

Chú thích:

(5) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti (Về tình huynh đệ và tình bạn xã hội), số 66.
(6) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Laudato si’ (Về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta), số 49. Xem thêm: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Caritas in veritate (Bác ái trong sự thật), các số 48-52, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Laudate Deum, các số 58 và 60.
(7) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Laudato si’ (Về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta), số 155.
(8) Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, Dignitatis humanae (Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo), số 6; Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1907, trích dẫn Gaudium et Spes (Giáo hội trong thế giới hiện đại), số 26.
(9) Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Đào tạo Các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung, số 53.
(10) Đức Bênêđíctô XVI, Caritas in veritate, số 7.

Bản tin Phụ trang số 5 trong 6 bản tin - Liên đới

Mặt 1:

Trong tuyên bố về việc Đào tạo Các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung, các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ xác định bốn nguyên tắc chính trong giáo huấn xã hội của Giáo hội và áp dụng chúng vào một số vấn đề cụ thể. Đây không phải là bảo các tín hữu bầu cho ai hay chống ai, mà thay vào đó, giúp họ đào tạo lương tâm phù hợp với sự thật của Thiên Chúa khi họ tiếp cận quyết định thường đầy thử thách này. Bốn nguyên tắc chính là Nhân phẩm con người, Ích chung, Liên đới và Phụ trợ. Tất cả đều có liên quan với nhau. Bản tin này tập chú vào Liên đới và ba nguyên tắc còn lại được đề cập trong ba bản tin khác trong loạt bản tin này.

Liên đới là “một quyết tâm vững chắc và kiên trì để cam kết thực hiện... thiện ích của tất cả và của mỗi cá nhân, bởi vì tất cả chúng ta đều thực sự có trách nhiệm đối với tất cả mọi người.” (1) Chúng ta là một gia đình nhân bản, bất kể sự khác biệt về quốc gia, chủng tộc, sắc tộc, kinh tế và ý thức hệ của chúng ta. Con người có tính xã hội trong bản chất của họ; chúng ta phát triển và thịnh vượng trong một cộng đồng. Là thành viên đã được rửa tội của cộng đồng Giáo Hội, chúng ta là một phần của một thân thể trong Chúa Kitô và chúng ta cũng là một phần của gia đình nhân bản hoàn cầu. (2)

Trong Fratelli tutti (Về tình huynh đệ và tình bạn xã hội), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt tình liên đới ở trung tâm của ý nghĩa việc vun đắp tình bạn xã hội như một gia đình:

“Liên đới có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ thực hiện những hành động quảng đại lẻ tẻ. Nó có nghĩa là suy nghĩ và hành động vì cộng đồng. Nó có nghĩa là cuộc sống của mọi người có trước việc chiếm đoạt của cải của một số ít người. Nó cũng có nghĩa là đấu tranh chống lại những nguyên nhân mang tính cấu trúc của nghèo đói, bất bình đẳng, thiếu việc làm, đất đai và nhà ở, sự khước từ các quyền lợi xã hội và lao động.” (3)

Như vậy, liên đới không những ảnh hưởng đến mục tiêu chúng ta theo đuổi trong đời sống công cộng mà còn ảnh hưởng đến cách chúng ta theo đuổi chúng—luôn luôn ý thức rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em, đều là con cái Thiên Chúa.

Chú thích:

(1) Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, số 193, trích dẫn Thánh Gioan Phaolô II, Sollicitudo rei socialis (Về các mối quan tâm xã hội), số 38. (Xem Mt 10:40-42, 20:25; Mc 10:42-45; Lc 22:25-27).
(2) Đức Bênêđíctô XVI, Deus caritas est (Thiên Chúa là Tình Yêu), số 25b. Xem thêm: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đào tạo Các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung, các số 52-54.
(3) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti (Về tình huynh đệ và tình bạn xã hội), số 116, trích dẫn Diễn văn với những người tham gia Cuộc họp của các phong trào bình dân (28/10/2014).

Mặt 2:

Tình liên đới đòi hỏi điều này: trong lời cầu nguyện và trong sự dấn thân chính trị của chúng ta, những người yếu đuối, dễ bị tổn thương, và có nhu cầu nhất phải nhận được sự quan tâm ưu tiên.

Noi gương người Samaritanô nhân hậu, chúng ta tìm cách trở thành người lân cận với tất cả mọi người. (4) Chúng ta được kêu gọi thực hành "tình liên đới triệt để" bằng cách đồng hành cùng phụ nữ mang thai trong việc lựa chọn sự sống và bằng cách hỗ trợ những bà mẹ mới sinh và con cái của họ. (5) Là hàng xóm của tất cả mọi người, chúng ta cũng ủng hộ những gia đình bị ảnh hưởng bởi nghèo đói, thất nghiệp hoặc bệnh tật, những cá nhân đang vật lộn với bệnh tâm thần hoặc nghiện ngập, người già và người khuyết tật, cũng như tất cả những người mà sinh kế và nhà cửa đang bị đe dọa bởi khí hậu thay đổi. (6)

Ở những quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Ukraine, Tây Phi và Trung Đông, chúng ta phải “chạm vào thân xác bị thương của các nạn nhân” và hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ và hòa bình, (7) đồng thời làm việc hợp tác để giảm thiểu và loại bỏ vũ khí hạt nhân. (số 8)

Chúng ta tìm kiếm các chính sách “chào đón, bảo vệ, cổ vũ và hòa nhập” những người di cư và tị nạn đến biên giới của chúng ta và hỗ trợ sự phát triển ở các nước xuất xứ. (9)

Phân biệt chủng tộc là một trở ngại cho tình liên đới và chúng ta cố gắng loại bỏ nó không những bằng cách kiểm tra tâm hồn mình một cách cá nhân mà còn bằng cách xem xét có phê phán các chính sách và định chế của chúng ta. (10)

Trong một nền văn hóa quá đề cao việc tích lũy của cải, chúng ta không được quên “nghĩa vụ bảo đảm để mọi người đều được sống có phẩm giá và có đủ cơ hội cho việc phát triển mình một cách toàn diện.” (11)

Khi chúng ta tìm cách thúc đẩy tình liên đới trong trái tim và các chính sách, chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Fratelli tutti: “Lạy Chúa, là Cha của gia đình nhân loại chúng con... Xin Chúa thúc đẩy chúng con tạo ra những xã hội lành mạnh hơn và một thế giới xứng đáng hơn, một thế giới không có đói nghèo, bạo lực và chiến tranh.” Amen. (12)

Chú thích:

(4) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, số 80.
(5) Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, “Thư và các Khuyến nghị Chính sách Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em,” Ngày 26 tháng 10 năm 2022.
(6) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Laudato si’ (Về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta), các số 25, 48-49. Xem thêm: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Caritas in Veritate (Bác ái trong sự thật), các số 48-52, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Laudate Deum, số 31.
(7) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, số. 261.
(8) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, số. 262. Xem thêm: Thánh Gioan Phaolô II, Sollicitudo rei socialis, các số 23-24.
(9) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, các số 129 và 132. Xem thêm: Đức Bênêđíctô XVI, Caritas in veritate, số 62.
(10) Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Hãy mở rộng trái tim chúng ta: Lời kêu gọi lâu dài Hướng tới Tình yêu, Thư mục vụ chống phân biệt chủng tộc, 2018. Xem thêm: Fratelli tutti, các số 20, 41 và 97.
(11) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, số 118.
(12) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti, số 287.

Bản tin Phụ trang số 6 trong 6 bản tin – Phụ trợ (subsidiarity)

Mặt 1:

Trong tuyên bố về việc Đào tạo Các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung, các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ xác định bốn nguyên tắc chính trong giáo huấn xã hội của Giáo hội và áp dụng chúng vào một số vấn đề cụ thể. Đây không phải là bảo các tín hữu bầu cho ai hay chống ai, mà thay vào đó, giúp họ đào tạo lương tâm phù hợp với sự thật của Thiên Chúa khi họ tiếp cận quyết định thường đầy thử thách này. Bốn nguyên tắc chính là Nhân phẩm con người, Ích chung, Liên đới và Phụ trợ. Tất cả đều có liên quan với nhau. Bản tin này tập chú vào Tính phụ trợ và ba nguyên tắc còn lại được đề cập trong ba bản tin khác trong loạt bản tin này.

Nguyên tắc phụ trợ nhắc nhở chúng ta rằng các định chế lớn hơn trong xã hội (chẳng hạn như nhà nước hoặc chính phủ liên bang) không nên áp đảo hoặc can thiệp vào các định chế nhỏ hơn hoặc địa phương (chẳng hạn như gia đình, trường học địa phương hoặc cộng đồng Giáo Hội). Tuy nhiên, các định chế lớn hơn có các trách nhiệm thiết yếu khi các tổ chức địa phương không thể bảo vệ đầy đủ nhân phẩm, đáp ứng nhu cầu nhân bản hoặc thúc đẩy ích chung. (1) Tính phụ trợ phản ảnh sự tự do thiết yếu và nhân phẩm bẩm sinh của mỗi người đồng thời nhìn nhận vai trò của các cơ quan cao hơn như chính phủ, có thể đảm nhiệm để bảo đảm tất cả mọi người đều có thể phát triển.

Tôn trọng nguyên tắc này cổ vũ sự phát triển của mỗi cá nhân và hiện thực hóa ích chung. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giải thích, nguyên tắc Phụ trợ “cho phép mọi người đảm nhận vai trò của mình trong việc chữa lành và vận mệnh của xã hội.” (2) Nhờ tham gia vào đời sống công cộng ở địa phương, mỗi người và các hiệp hội tự nguyện của xã hội dân sự mà họ thuộc về có thể là “men”, mang lại “sự phong phú” cho hàng xóm, cho cộng đồng và cho xã hội như một tổng thể. (3)

Chú thích:

(1) Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đào tạo Các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung, các số 47-48. Xem thêm: Centesimus annus (Năm thứ một trăm), số 48; Dignitatis humanae (Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo), các số 4-6, và Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, số 185.
(2) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tiếp kiến chung, “Giáo lý ‘Chữa lành thế giới’: 8. Tính phụ trợ và Nhân đức Hy vọng,” ngày 23 tháng 9 năm 2020. Xem thêm: Đức Bênêđíctô XVI, Caritas in veritate (Bác ái trong Sự thật), số 57.
(3) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Fratelli tutti (Về tình huynh đệ và tình bạn xã hội), số 42.

Mặt 2:

Khi hỗ trợ các tín hữu đón nhận lời mời gọi trở thành “men” trong xã hội, chúng ta tìm kiếm những chính sách cho phép cá nhân và cộng đồng nở rộ.

Như các giám mục dạy trong Đào tạo Các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung, “Gia đình—dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ - là đơn vị đầu tiên và căn bản nhất của xã hội: một đền thánh cho sự tạo ra và nuôi dưỡng con cái. Nó cần được bảo vệ và củng cố, chứ không phải được định nghĩa lại, làm suy yếu hoặc bị bóp méo thêm." (4)

Điều quan trọng là phải đề cao quyền và trách nhiệm của cha mẹ trong việc chăm sóc con cái, bao gồm cả quyền định hướng việc giáo dục con cái theo niềm tin của họ, với sự hỗ trợ chứ không phải sự can thiệp của nhà nước. (5) Những quyền này bao gồm quyền của cha mẹ gửi con mình vào trường mà họ lựa chọn và để bảo vệ con mình khỏi “ý thức hệ phái tính” ở trường.

Hơn nữa, luật pháp, chương trình và sáng kiến cần tăng cường mạng lưới an sinh xã hội và cải thiện sự ổn định của gia đình. Ví dụ, cha mẹ cần nhận được sự hỗ trợ thông qua việc làm, huấn luyện, hỗ trợ với việc chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và phương tiện đi lại. (6) Tín dụng thuế thu nhập kiếm được và Tín dụng thuế dành cho trẻ em tiếp tục là phương tiện quan trọng giúp các gia đình có thu nhập thấp thoát nghèo.

Mối quan tâm đặc biệt của Giáo hội đối với người nghèo đòi phải theo đuổi các chính sách kinh tế và xã hội biết cổ vũ việc làm với các điều kiện làm việc đứng đắn và mức lương công bằng, đồng thời hỗ trợ quyền lợi người lao động, bao gồm khả năng tổ chức và thương lượng tập thể mà không bị trả thù. (7)

Khi theo đuổi nguyên tắc Phụ trợ trong các chính sách công của mình, chúng ta cầu nguyện cho mọi gia đình và cho những người nghèo, và chúng ta ủng hộ các nỗ lực của họ trong việc thực hiện các quyền lợi và trách nhiệm của họ trong xã hội.

Chú thích:

(4) Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đào tạo Các Lương tâm cho nền Công dân Tín trung, số 46.
(5) Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Amoris laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), số 84.
(6) Xem Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Amoris laetitia, các số 25, 44, về nhu cầu hỗ trợ của gia đình thông qua việc làm, giáo dục, y tế và nhà ở xứng đáng.
(7) Thánh Gioan Phaolô II, Centesimus annus, các số 7-8, 35. Xem thêm: Tóm lược xã hội Học thuyết của Giáo hội, các số 301-309.

Kịch bản Video: “Đào tạo các Lương tâm cho một nền Công dân Tín trung”

Trở thành một công dân tín trung có nghĩa là gì?

“Chúng ta hãy nhìn vào gương của người Samaritanô nhân hậu. Dụ ngôn của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta khám phá lại chính ơn gọi của chúng ta như các công dân của các quốc gia tương ứng và của toàn thế giới, những người xây dựng mối liên kết xã hội mới.”

—Đức Thánh Cha Phanxicô, Fratelli tutti, số 66

“Là người Mỹ, nhân đức yêu nước kêu gọi chúng ta bỏ phiếu. Các cuộc bầu cử phải chứa đựng cảm thức về lòng biết ơn và hy vọng. Càng ngày, dường như đó là thời điểm lo lắng, chia rẽ và thử thách tâm linh.

Được truyền cảm hứng từ Người Samaritanô nhân hậu, anh chị em hãy tham gia giúp băng bó những vết thương này và chữa lành những chia rẽ cay đắng này.”

“Không biết chắc phải làm thế nào ư? Hãy truy cập FaithfulCitizenship.org để suy gẫm về vai trò của chúng ta như những người Công Giáo trong cuộc sống công cộng và ơn gọi của chúng ta như các công dân. Hãy cho phép mình đi theo con đường của Chúa Kitô mời gọi lòng thương xót cho các anh chị em đang cần giúp đỡ của chúng ta.”

“Trách nhiệm chính của chúng ta là bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các bà mẹ và con của họ trong bụng mẹ. Ngoài ra còn có rất nhiều thách thức khác: an tử, bạo lực súng đạn và tử hình, sự suy yếu của hôn nhân và phái tính, các mối đe dọa đối với tự do tôn giáo quốc nội và quốc ngoại, công lý cho người nghèo, nỗi đau khổ của người di cư và người tị nạn, chiến tranh và nạn đói trên khắp thế giới thế giới, phân biệt chủng tộc, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chăm sóc môi trường, v.v.

“Làm sao chúng ta có thể là những công dân tín trung? Hãy suy nghĩ bằng tâm trí của Chúa Kitô, như Thánh Phaolô đã nói với chúng ta. Đừng dành thì giờ có các phương tiện truyền thông xã hội và hãy dành thì giờ cho Kinh Thánh và Bí tích Thánh Thể. Tắt TV và podcast và lắng nghe trong im lặng. Tình nguyện tại một bếp nấu cháo từ thiện, tại nơi tạm trú cho người vô gia cư, tại trung tâm mang thai khủng hoảng. Phục vụ người nghèo, người thiếu thốn, người bị ruồng bỏ. Hãy cầu nguyện thường xuyên.”

“Như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta, hãy loại bỏ mọi cay đắng, mọi đam mê và giận dữ. Sau đó, chúng ta sẽ sẵn sàng sống và bầu cử như những công dân tín trung. Xin Chúa ban phước lành cho anh chị em với sự khôn ngoan, bình an và lòng thương xót.”

Muốn biết thêm thông tin, hãy truy cập FaithfulCitizenship.org