Trong suốt tuần chín ngày, chúng ta đã cầu xin tha thiết : Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến.
Giáo hội xin Chúa Thánh Thần đến để làm gì? Thưa, Chúa Thánh Thần đến để rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường… (Ca tiếp liên). Chúa Thánh Thần đến khai sinh Giáo hội, ban cho các Tông Đồ đầy đủ các ơn, kiện toàn Đức tin, Đức cậy và Đức mến.
Xem video và nghe bài giảng
Vì thế, chúng ta cử hành lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống với niềm vui khôn tả. Vui, vì có Chúa Thánh Thần, Giáo hội không bị mồ côi, có Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ lĩnh hội được tất cả những gì Chúa Giêsu muốn, Chúa Thánh Thần là sức mạnh vô biên, là suối bẩy nguồn.
Hỏi : Điều gì đã xảy ra trong ngày xa xưa ấy, lúc các Tông Ðồ đang tụ họp với nhau ở tầng trên của phòng Tiệc Ly vậy?
Thưa: dấu hiệu đầu tiên là "tiếng động từ trời phát ra tựa như gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp" (x. Cv 2, 1). Tiếng động bất thình lình phát ra và các lưỡi lửa chia ra đậu trên đầu từng Tông Ðồ.
Tại sao Chúa Thánh Thần lại lấy hình lưỡi lửa?
Chúa Thánh Thần hiện xuống dưới hình lưỡi lửa để đốt lên ngọn lửa nhiệt thành rao giảng Tin Mừng nơi các Tồng Đồ, lửa tình yêu và lòng mến đốt cháy điều cứng cỏi. Lưỡi là để nói, Chúa Thánh Thần sẽ tác động để các tông đồ dùng miệng lưỡi của mình rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần hiện xuống "tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói" (Cv 2, 4).
Chúng ta thấy, các Tông Đồ là những người Galilê nói ai nghe cũng có thể hiểu. Tiếng ấy là tiếng nói của Chúa Thánh Thần với tính phổ quát. Ngôn ngữ ở đây là thứ ngôn ngữ của Tin Mừng vượt qua mọi ranh giới do con người đặt ra và đánh động tâm hồn nhiều người, không phân biệt ngôn ngữ, chủng tộc, màu da, tiếng nói hay quốc tịch, một ngôn ngữ đại đồng của tình thương Chúa Thánh Thần đổ vào lòng các tín hữu giúp họ hiểu (x. Rm 5, 5), và khi đón nhận họ có thể diễn tả ra trong cuộc sống và các nền văn hóa. Vì khi Chúa Thánh Thần đến, Ngài nhào nặn, cổ vũ và khơi dậy nơi con người một số khuynh hướng tốt, Ngài tác động và soi sáng họ. Cuộc viếng thăm và tác động nội tâm này, hết thảy mọi người đều được ơn tùy theo lợi ích không ai giống ai. Có một Thánh Thần duy nhất hoạt động trong Hội Thánh, nên có nhiều chức vụ, công việc, những chỉ có một Thánh Thần điều khiển và hướng dẫn (x. 1 Cr 12, 3-7. 12-13).
Chúa Thánh Thần ngự nơi những con người có lòng ngay thật, cũng như bất cứ ai muốn trở nên dễ uốn nắn bởi Chúa Thánh Thần trong hòa bình và trật tự. Người nào càng nhiệt tâm đón nhận, người ấy càng hiểu biết hơn về sự thể hiện nội tâm này và ngày càng gia tăng ơn của Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho con người ngay từ ban đầu.
Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói. Ngài dạy dỗ chúng ta và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha (x.Rm 8, 15; Gl 4, 4); đồng thời làm cho chúng ta đối thoại với nhau trong tình huynh đệ và ngôn sứ.
Chúa Thánh Thần là sức mạnh vô biên đã biển đổi các môn đệ từ những con người nhát đảm sợ sệt trở nên những nhà truyền giáo can đảm phi thường không sợ tù đày, tra tấn và cái chết. Có Chúa Thánh Thần, sự khép kín nhường chỗ cho sự loan báo và mọi nghi ngờ bị xua tan bằng niềm tin đầy tình thương mến. Bằng chứng là ngày lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô được tràn đầy Thánh Thần, đứng lên "cùng với mười một tông đồ... lớn tiếng" (Cv 2, 14) và "thẳng thắn" (Cv 2, 29) loan báo tin vui của Chúa Giêsu, là Ðấng đã hiến mạng sống mình để cứu độ chúng ta và Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết.
Ngài là suối bẩy nguồn. Bề ngoài Chúa Thánh Thần có vẻ tạo ra sự mất trật tự trong Giáo hội, bởi vì Ngài mang đến sự khác biệt các đặc sủng, các ơn; nhưng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần là Thần Khí của hiệp nhất đã dẫn đưa tất cả tới sự hài hòa. Vì Chúa Thánh Thần "chính là sự hài hòa".
Không có sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ không thể sống và thực hiện nhiệm vụ mà Chúa Giêsu phục sinh đã giao phó, là ra đi và làm cho tất cả muôn dân tộc trở thành môn đệ Chúa.
Giáo hội được Chúa Giêsu sai đến với mọi dân mọi nước và sẽ tiếp tục nói các thứ tiếng cho đến muôn đời, giao tiếp với hết mọi dân tộc trên toàn thế giới, (x. Cv 2, 6). Khắp mọi nơi, người ta sẽ nghe thấy Giáo hội diễn tả cùng một Đức tin trong ngôn ngữ của chính dân tộc ấy (x. Cv 2, 6). Thế nên, phép lạ ngày lễ Ngũ Tuần, chứng tỏ Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với Giáo hội để tiếp tục làm nhiệm vụ canh tân bộ mặt trái đất và đổi mới lòng trí con người hôm nay.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Giáo hội xin Chúa Thánh Thần đến để làm gì? Thưa, Chúa Thánh Thần đến để rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường… (Ca tiếp liên). Chúa Thánh Thần đến khai sinh Giáo hội, ban cho các Tông Đồ đầy đủ các ơn, kiện toàn Đức tin, Đức cậy và Đức mến.
Xem video và nghe bài giảng
Vì thế, chúng ta cử hành lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống với niềm vui khôn tả. Vui, vì có Chúa Thánh Thần, Giáo hội không bị mồ côi, có Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ lĩnh hội được tất cả những gì Chúa Giêsu muốn, Chúa Thánh Thần là sức mạnh vô biên, là suối bẩy nguồn.
Hỏi : Điều gì đã xảy ra trong ngày xa xưa ấy, lúc các Tông Ðồ đang tụ họp với nhau ở tầng trên của phòng Tiệc Ly vậy?
Thưa: dấu hiệu đầu tiên là "tiếng động từ trời phát ra tựa như gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp" (x. Cv 2, 1). Tiếng động bất thình lình phát ra và các lưỡi lửa chia ra đậu trên đầu từng Tông Ðồ.
Tại sao Chúa Thánh Thần lại lấy hình lưỡi lửa?
Chúa Thánh Thần hiện xuống dưới hình lưỡi lửa để đốt lên ngọn lửa nhiệt thành rao giảng Tin Mừng nơi các Tồng Đồ, lửa tình yêu và lòng mến đốt cháy điều cứng cỏi. Lưỡi là để nói, Chúa Thánh Thần sẽ tác động để các tông đồ dùng miệng lưỡi của mình rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần hiện xuống "tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói" (Cv 2, 4).
Chúng ta thấy, các Tông Đồ là những người Galilê nói ai nghe cũng có thể hiểu. Tiếng ấy là tiếng nói của Chúa Thánh Thần với tính phổ quát. Ngôn ngữ ở đây là thứ ngôn ngữ của Tin Mừng vượt qua mọi ranh giới do con người đặt ra và đánh động tâm hồn nhiều người, không phân biệt ngôn ngữ, chủng tộc, màu da, tiếng nói hay quốc tịch, một ngôn ngữ đại đồng của tình thương Chúa Thánh Thần đổ vào lòng các tín hữu giúp họ hiểu (x. Rm 5, 5), và khi đón nhận họ có thể diễn tả ra trong cuộc sống và các nền văn hóa. Vì khi Chúa Thánh Thần đến, Ngài nhào nặn, cổ vũ và khơi dậy nơi con người một số khuynh hướng tốt, Ngài tác động và soi sáng họ. Cuộc viếng thăm và tác động nội tâm này, hết thảy mọi người đều được ơn tùy theo lợi ích không ai giống ai. Có một Thánh Thần duy nhất hoạt động trong Hội Thánh, nên có nhiều chức vụ, công việc, những chỉ có một Thánh Thần điều khiển và hướng dẫn (x. 1 Cr 12, 3-7. 12-13).
Chúa Thánh Thần ngự nơi những con người có lòng ngay thật, cũng như bất cứ ai muốn trở nên dễ uốn nắn bởi Chúa Thánh Thần trong hòa bình và trật tự. Người nào càng nhiệt tâm đón nhận, người ấy càng hiểu biết hơn về sự thể hiện nội tâm này và ngày càng gia tăng ơn của Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho con người ngay từ ban đầu.
Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói. Ngài dạy dỗ chúng ta và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha (x.Rm 8, 15; Gl 4, 4); đồng thời làm cho chúng ta đối thoại với nhau trong tình huynh đệ và ngôn sứ.
Chúa Thánh Thần là sức mạnh vô biên đã biển đổi các môn đệ từ những con người nhát đảm sợ sệt trở nên những nhà truyền giáo can đảm phi thường không sợ tù đày, tra tấn và cái chết. Có Chúa Thánh Thần, sự khép kín nhường chỗ cho sự loan báo và mọi nghi ngờ bị xua tan bằng niềm tin đầy tình thương mến. Bằng chứng là ngày lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô được tràn đầy Thánh Thần, đứng lên "cùng với mười một tông đồ... lớn tiếng" (Cv 2, 14) và "thẳng thắn" (Cv 2, 29) loan báo tin vui của Chúa Giêsu, là Ðấng đã hiến mạng sống mình để cứu độ chúng ta và Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết.
Ngài là suối bẩy nguồn. Bề ngoài Chúa Thánh Thần có vẻ tạo ra sự mất trật tự trong Giáo hội, bởi vì Ngài mang đến sự khác biệt các đặc sủng, các ơn; nhưng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần là Thần Khí của hiệp nhất đã dẫn đưa tất cả tới sự hài hòa. Vì Chúa Thánh Thần "chính là sự hài hòa".
Không có sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ không thể sống và thực hiện nhiệm vụ mà Chúa Giêsu phục sinh đã giao phó, là ra đi và làm cho tất cả muôn dân tộc trở thành môn đệ Chúa.
Giáo hội được Chúa Giêsu sai đến với mọi dân mọi nước và sẽ tiếp tục nói các thứ tiếng cho đến muôn đời, giao tiếp với hết mọi dân tộc trên toàn thế giới, (x. Cv 2, 6). Khắp mọi nơi, người ta sẽ nghe thấy Giáo hội diễn tả cùng một Đức tin trong ngôn ngữ của chính dân tộc ấy (x. Cv 2, 6). Thế nên, phép lạ ngày lễ Ngũ Tuần, chứng tỏ Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với Giáo hội để tiếp tục làm nhiệm vụ canh tân bộ mặt trái đất và đổi mới lòng trí con người hôm nay.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ