Một trong các động thái của phe ủng hộ hôn nhân đồng tính là yêu cầu Tối Cao Pháp Viện tuyên bố bất hợp hiến cuộc trưng cầu ý dân được dự trù bắt đầu từ ngày 14 tháng Chín cho tới ngày 15 tháng Mười Một.
Rất tiếc cho họ là Tối Cao Pháp Viện đã không thuận theo yêu cầu của họ, trái lại đã cho phép cuộc trưng cầu ý dân tiến hành như dự định của Chính Phủ.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher
Dĩ nhiên, Đức Tổng Giám Mục Fisher của Sydney vận động cho lá phiếu “no” đối với câu hỏi duy nhất của cuộc trưng cầu: “Luật pháp có nên thay đổi để cho phép các cặp đồng tính cưới nhau không?”.
Trên tờ Daily Telegraph ngày 8 tháng Chín vừa qua, ngài cho rằng hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sẽ là một thiệt hại lớn cho tất cả mọi người, kể cả các cặp đồng tính, vì đời sống cá nhân và đời sống chung tùy thuộc sự lành mạnh của hôn nhân và gia đình.
Do kinh nghiệm của các nước đã hợp pháp hóa "hôn nhân" đồng tính, việc định nghĩa lại hôn nhân đem lại nhiều hậu quả không hay cho học trình, cơ hội nhân dụng, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, ý thức hệ phái tính…
Các nhà bình luận đã làm nổi bật trường hợp các định chế như trường học, bệnh viện và cơ sở phục vụ của giáo hội, cũng như các tiệm buôn và công nhân của họ, cả các cha mẹ và người dân thường cũng bị nạt nộ vì đã ủng hộ hôn nhân truyền thống. Cùng bầu khí kỳ thị ấy đang xuất hiện tại Úc: các lời gièm pha có tính kỳ thị đức tin (faithophonbic) nay đã trở thành quá quen thuộc! Chỉ cần ai nói tới các vấn đề đức tin cũng bị khoác cho nhãn hiệu: tên kỳ thị (hater).
Sự thực là nhiều Kitô hữu biết và yêu thương người đồng tính, họ chỉ muốn điều tốt nhất cho người này mà thôi. Nhưng họ cũng yêu thương những cuộc hôn nhân chân thực và muốn được ủng hộ mối liên hệ này.
Đức Tổng Giám Mục Fisher cho rằng người tôn giáo đang bị áp lực phải chọn một trong hai thái độ trên. “Nhưng tôi cương quyết duy trì việc kính trọng cả hai, cương quyết kêu gọi người Công Giáo Sydney làm y như thế”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Fisher, phần lớn những người tin vào hôn nhân truyền thống không cuồng tín. Mà họ cũng không phải là giáo sĩ. Thành thử nói rằng các giáo sĩ sẽ được che chở nếu luật hôn nhân bị thay đổi đâu có đem an ủi chi tới 99 phần trăm các tín hữu vốn không phải là giáo sĩ.
Ở đây, Đức Tổng Giám Mục Fisher dựa vào Đức Phanxicô, người vốn cho rằng ngài không phê phán những người đồng tính biết thực sự tìm kiếm Thiên Chúa và làm điều tốt, để quả quyết rằng việc chăm sóc mục vụ một cách mẫn cảm đối với người đồng tính hoàn toàn nhất quán với việc đề cao sự thật về hôn nhân.
Vì sự thật ấy là một thực tại tự nhiên: mọi nền văn minh, tôn giáo và hệ thống luật pháp lớn đều nhìn nhận hôn nhân là “sự kết hợp suốt đời của một người đàn ông và một người đàn bà”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher còn đi xa hơn nữa bằng cách quả quyết rằng “luật pháp có thể gọi các bà mẹ là các ông cha, hay gọi các ông cha là ‘phụ huynh hai’ (Paret Two) hay bãi bỏ các hạn từ như chồng và vợ, má và ba, nam và nữ. Các trường học có thể đổi Ngày Của Cha (Father’s Day) thành Ngày Của Người Đặc Biệt (Special Person’s Day). Nhưng sự thực vẫn là: tất cả chúng ta đều có một bà mẹ và một ông bố ở đâu đó và, dù sự việc không êm xuôi đi chăng nữa, điều chúng ta muốn hơn cả trong tư cách con cái là được sự chăm sóc có tính bổ túc của cả hai người. Thay đổi định nghĩa luật pháp của hôn nhân sẽ không bỏ được sự khác nhau giữa hai cái hiểu hôn nhân mà tôi đã phác họa. Nó chỉ thêm mơ hồ lẫn lộn và tự đánh lừa mà thôi”.
Kết luận, ngài nhấn mạnh “không ai phải xấu hổ vì nghĩ rằng hôn nhân là điều đặc biệt, là chuyện của hai phái tính trái ngược nhau, là dấn thân và con cái. Và không một ai bị dọa nạt phải im lặng đối với một quan điểm như thế”.
Ai đang đẩy người ta vào chân tường về ý nghĩa của hôn nhân
Cũng ngày 8 tháng Chín, tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney cho đăng bài xã luận với tựa đề như trên.
Tuần báo này thuật lại vụ Thượng Nghị Sĩ Pauline Hanson trình diễn màn “cởi Burka” ở Quốc Hội Úc khiến Tổng Trưởng Tư Pháp George Brandis nổi sùng, cho bà ta một bài học rằng: “nhạo báng cộng đồng ấy (Hồi Giáo), đẩy họ vào chân tường, chế giễu giáo y của họ là một điều kinh khủng không nên làm, và tôi yêu cầu bà suy nghĩ về điều bà vừa làm”.
Nghe thấy thế, các thượng nghị sĩ Lao Động đứng lên, vỗ tay hoan hô vang dậy. Và truyền thông xã hội mô phỏng các thượng nghị sĩ này không hề chậm trễ. Trong đó có Andrew Probyn nói trên chương trình 7 giờ 30 của Đài ABC. Ông này nói rằng: “điều Pauline Hanson làm hôm nay là điều đáng ghét và đáng xấu hổ… Bà ta liều mình kích động sự hận thù đối với các phụ nữ dễ bị tổn thương”.
Tuần báo Catholic Weekly không hề ủng hộ hay bênh vực Pauline Hanson trong vụ này, mà chỉ thắc mắc khi kết tội như thế, những người này và phần lớn truyền thông có tự kết tội họ đã đẩy những người ủng hộ hôn nhân truyền thống vào chân tường không.
Cuối tuần trước đó, chương trình Insider của Đài ABC, chương trình mà Ông Probyn thường xuyên xuất hiện, có cho chơi một bài của Tim Minchin liên quan tới “cuộc tranh luận”, một thứ cũng quảng cáo giật gân (stunt) như màn Burka của Hanson.
Bài hát đó có một câu tố cáo bất cứ ai từ khước không ủng hộ “hôn nhân” đồng tính là những “cái l…cuồng tín” (bigoted c-ts).
Đài ABC phỏng vấn cặp đồng tính chống hôn nhân đồng tính
Nói cho ngay, chương trình 7 giờ 30 của Đài ABC, ngày 4 tháng Chín vừa qua, cũng đã phổ biến cuộc phỏng vấn một cặp đồng tính chống hôn nhân đồng tính.
Phóng viên Julia Holman của đài này cho rằng: “các người cổ vũ hôn nhân đồng tính cảnh cáo rằng cuộc thăm dò bằng bưu điện có thể dẫn đến một chiến dịch kỳ thị đầy cay độc. Nhưng nay, những người đối nghịch cho hay họ mới là những người đang trở thành nạn nhân nếu dám nói lên sự chống đối của họ đối với hôn nhân đồng tính”. Nên cô đã tới gặp những người bỏ phiéu “no” cho cuộc thăm dò, trong đó có một cặp tuy đồng tính nhưng lại cương quyết duy trì hôn nhân truyền thống (kết hợp đàn ông đàn bà).
Cặp đó là Mark Poidevin và Ben Rogers. Mark thổ lộ: “chúng tôi gặp nhau trên gay.com cách nay 15 năm và yêu nhau ngay lúc mới gặp. Chúng tôi trải qua đủ thứ thăng trầm, giống bất cứ ai khác, tôi nghĩ thế. Chúng tôi có nhiềuthờii khắc lên xuống”.
Ben đồng ý như thế. Và Mark nói tiếp: “nhưng như chị thấy, tôi yêu anh ta đằm thắm và không có ai khác tôi muốn sống đời với hơn anh ta. Thành thử…”.
Ben chen vào “vâng, đúng như thế. Và tôi, tôi cũng cảm thấy y như vậy. Vâng, đúng thế”.
Họ đúng là một cặp tiêu biểu, nhưng quan điểm của họ về hôn nhân đồng tính thì không tiêu biểu như bạn nghĩ. Mark quả quyết: “trước đây, tôi vốn ủng hộ hôn nhân đồng tính. Tôi muốn nói: tôi đã xin cưới Ben cách nay 5 năm”.
Ben chen vào: “tôi vừa giải thích cho anh ta. Tôi nói: ‘tôi không nghĩ đó là ly càphê của tôi’, cô thấy đó. Nó không phải là điều tôi viễn kiến. Như lúc ban đầu mới ra công khai, tôi nghĩ một trong các hậu quả của việc ra công khai là từ bỏ, chị thấy đấy, hôn nhân và con cái và những điều tương tự”.
Mark nói tiếp: “nếu chúng tôi tạo ngoại lệ cho một cộng đồng, tức việc là một cặp đồng tính, thì việc này sẽ dừng lại ở đâu? Lúc ấy có phải chúng ta sẽ thấy nhiều nền văn hóa khác được phép có đa hôn hay không? Liệu chúng ta có cho phép, có thấy tuổi đồng ý bị hạ thấp cho một nhóm thiểu số khác hay không? Đó là các lo lắng của tôi về việc này sẽ dẫn đến đâu”.
Đến chỗ này, Đài cho nghe cuộc điện đàm trực thoại của đài 96.5 Wave FM. Tiếng Mark Poidevin: “Vâng, người bạn đời của tôi và tôi là một cặp đồng tính, nhưng chúng tôi sẽ bỏ phiếu 'no’”.
Travis Winks, người trình bầy chương trình trực thoại: “anh nói gì? Ngưng một phút đi. Giữ điện thoại.
Melissa Greig, người cũng trình bầy chương trình trực thoại: “Bỏ phiếu ‘no’ chống lại bình đẳng hôn nhân sao? Hay…”
Travis Winks: Anh sẽ bỏ phiếu ‘no’ sao?
Mark Poidevi: Bỏ phiếu ‘no’ chống hôn nhân đồng tính.
Trở lại chương trình 7 giờ 30 của ABC, Julia Holman nói: “nhưng biện luận cho phiếu ‘no’ phải trả giá đó”.
Mark trả lời: “chiến dịch đã làm người ta bực bội cả từ hai phía và có lần tôi đã nghe các lời bình phẩm như thế này: ‘Mày là thằng kỳ thị đồng tính nếu mày không ủng hộ hôn nhân đồng tính’. Thì tôi đây, tôi đây là thằng đồng tính nhưng xin ra công khai mà tuyên bố rằng: à, không, không phải kỳ thị đồng tính. Bạn có quyền có quan điểm: bạn có quyền có quan điểm bất cứ về phía nào.Và tôi nghĩ người ta nên được kính trọng về bất cứ phía nào. Bạn không hề bất khoan dung nếu bạn không ủng hộ một quan điểm nào đó.
Phó chủ tịch Đảng Tự Do Liên Bang
Chương trình trên cũng phỏng vấn Karina Okotel, phó chủ tịch Đảng Tự Do Liên Bang. Bà này cho ABC hay: “với tôi, chị thấy đó, về việc kỳ thị chủng tộc, chị mang mầu da của chị ở bên ngoài. Nó là điều chị không tài nào dấu được. Nhưng khi chị có một quan điểm đặc thù, một quan điểm chính trị hay bất cứ quan điểm nào khác, và chị bị chế nhạo vì nó, thì đây là một điều chị dám từ bỏ hay ít nhất không nói ra. Và tôi nghĩ điều đang diễn ra là những ai có những quan điểm như thế đang bị làm cho xấu hổ đến nỗi đành phải im lặng. Và đó là một điều thật đáng buồn".
Nhận định của Julia Holman: “Karina Okotel là một luật sư và là phó chủ tịch của Đảng Tự Do. Bà nói rằng bà bị phản ứng dữ dội khi công khai phát biểu việc bà chống lại hôn nhân đồng tính".
Karina Okotel nói tiếp: “tôi nghĩ chủ yếu là phía ‘yes’, tôi dám nói thế, đã cố gắng dập tắt cuộc tranh luận hay ráng tô vẽ những người không ủng hộ hôn nhân đồng tính là kỳ thị người đồng tính hay không nắm vững thực tại hoặc chế giễu họ… [Thứ não trạng này] sẽ có nhiều hệ quả đối với tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội”.
Sau đó, ABC thuật lại các phát biểu của Penny Wong, người công khai đồng tính, Andrew Leigh, phụ tá Ngân Khố trong chính phủ bóng tối, Jim Chalmers, dân biểu Lao Động đơn vị Rankin, gân cổ cho rằng người đồng tính chịu nhiều báng bổ của dư luận ‘no’.
Lời Karina Okotel nói tiếp: “vào lúc này, tôi nghĩ nhiều người không dám bước vào cuộc tranh luận: họ không làm thế vì họ sợ bị phản ứng dữ dội; họ rất sợ quan điểm của họ bị lấy ra khỏi đồng văn hoặc bị coi là đầy kỳ thị, kỳ thị đồng tính, cuồng tín; và đây là điều không ai muốn bị gọi”.
ABC tường thuật nhận định của Tom Switzer, một nhà phát thanh bảo thủ. Ông này xác nhận các nhận định trên đây và cho biết: “Các quan điểm của tôi về hôn nhân đồng tính đã biến đổi. Nay tôi ủng hộ hôn nhân đồng tính. Nhưng nếu những người quá khích trong cuộc tranh luận này cứ tiếp tục sử dụng vấn đề này như phương thế để tạo nên một thứ chính thống mới, khó thở, không dung thứ bất cứ bất đồng nào và quỉ quái hóa những người tốt lành và tao nhã nhưng chống lại hôn nhân đồng tính, thì tôi, giống những người dân thường khác, sẽ thay đổi lá phiếu của mình”
Mark Poidevin thì cho rằng đây có thể sẽ giống như vụ Brexit ở Anh và cuộc bầu Trump làm tổng thống ở Mỹ: các cuộc thăm dò dư luận nói một đàng, nhưng ở thùng phiếu, dân nghĩ đàng khác và bỏ phiếu theo hướng khác.
Ben Rogers thì nói với con chó: Rexie, đừng có hợm hĩnh!
Rất tiếc cho họ là Tối Cao Pháp Viện đã không thuận theo yêu cầu của họ, trái lại đã cho phép cuộc trưng cầu ý dân tiến hành như dự định của Chính Phủ.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher
Dĩ nhiên, Đức Tổng Giám Mục Fisher của Sydney vận động cho lá phiếu “no” đối với câu hỏi duy nhất của cuộc trưng cầu: “Luật pháp có nên thay đổi để cho phép các cặp đồng tính cưới nhau không?”.
Trên tờ Daily Telegraph ngày 8 tháng Chín vừa qua, ngài cho rằng hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sẽ là một thiệt hại lớn cho tất cả mọi người, kể cả các cặp đồng tính, vì đời sống cá nhân và đời sống chung tùy thuộc sự lành mạnh của hôn nhân và gia đình.
Do kinh nghiệm của các nước đã hợp pháp hóa "hôn nhân" đồng tính, việc định nghĩa lại hôn nhân đem lại nhiều hậu quả không hay cho học trình, cơ hội nhân dụng, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, ý thức hệ phái tính…
Các nhà bình luận đã làm nổi bật trường hợp các định chế như trường học, bệnh viện và cơ sở phục vụ của giáo hội, cũng như các tiệm buôn và công nhân của họ, cả các cha mẹ và người dân thường cũng bị nạt nộ vì đã ủng hộ hôn nhân truyền thống. Cùng bầu khí kỳ thị ấy đang xuất hiện tại Úc: các lời gièm pha có tính kỳ thị đức tin (faithophonbic) nay đã trở thành quá quen thuộc! Chỉ cần ai nói tới các vấn đề đức tin cũng bị khoác cho nhãn hiệu: tên kỳ thị (hater).
Sự thực là nhiều Kitô hữu biết và yêu thương người đồng tính, họ chỉ muốn điều tốt nhất cho người này mà thôi. Nhưng họ cũng yêu thương những cuộc hôn nhân chân thực và muốn được ủng hộ mối liên hệ này.
Đức Tổng Giám Mục Fisher cho rằng người tôn giáo đang bị áp lực phải chọn một trong hai thái độ trên. “Nhưng tôi cương quyết duy trì việc kính trọng cả hai, cương quyết kêu gọi người Công Giáo Sydney làm y như thế”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Fisher, phần lớn những người tin vào hôn nhân truyền thống không cuồng tín. Mà họ cũng không phải là giáo sĩ. Thành thử nói rằng các giáo sĩ sẽ được che chở nếu luật hôn nhân bị thay đổi đâu có đem an ủi chi tới 99 phần trăm các tín hữu vốn không phải là giáo sĩ.
Ở đây, Đức Tổng Giám Mục Fisher dựa vào Đức Phanxicô, người vốn cho rằng ngài không phê phán những người đồng tính biết thực sự tìm kiếm Thiên Chúa và làm điều tốt, để quả quyết rằng việc chăm sóc mục vụ một cách mẫn cảm đối với người đồng tính hoàn toàn nhất quán với việc đề cao sự thật về hôn nhân.
Vì sự thật ấy là một thực tại tự nhiên: mọi nền văn minh, tôn giáo và hệ thống luật pháp lớn đều nhìn nhận hôn nhân là “sự kết hợp suốt đời của một người đàn ông và một người đàn bà”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher còn đi xa hơn nữa bằng cách quả quyết rằng “luật pháp có thể gọi các bà mẹ là các ông cha, hay gọi các ông cha là ‘phụ huynh hai’ (Paret Two) hay bãi bỏ các hạn từ như chồng và vợ, má và ba, nam và nữ. Các trường học có thể đổi Ngày Của Cha (Father’s Day) thành Ngày Của Người Đặc Biệt (Special Person’s Day). Nhưng sự thực vẫn là: tất cả chúng ta đều có một bà mẹ và một ông bố ở đâu đó và, dù sự việc không êm xuôi đi chăng nữa, điều chúng ta muốn hơn cả trong tư cách con cái là được sự chăm sóc có tính bổ túc của cả hai người. Thay đổi định nghĩa luật pháp của hôn nhân sẽ không bỏ được sự khác nhau giữa hai cái hiểu hôn nhân mà tôi đã phác họa. Nó chỉ thêm mơ hồ lẫn lộn và tự đánh lừa mà thôi”.
Kết luận, ngài nhấn mạnh “không ai phải xấu hổ vì nghĩ rằng hôn nhân là điều đặc biệt, là chuyện của hai phái tính trái ngược nhau, là dấn thân và con cái. Và không một ai bị dọa nạt phải im lặng đối với một quan điểm như thế”.
Ai đang đẩy người ta vào chân tường về ý nghĩa của hôn nhân
Cũng ngày 8 tháng Chín, tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney cho đăng bài xã luận với tựa đề như trên.
Tuần báo này thuật lại vụ Thượng Nghị Sĩ Pauline Hanson trình diễn màn “cởi Burka” ở Quốc Hội Úc khiến Tổng Trưởng Tư Pháp George Brandis nổi sùng, cho bà ta một bài học rằng: “nhạo báng cộng đồng ấy (Hồi Giáo), đẩy họ vào chân tường, chế giễu giáo y của họ là một điều kinh khủng không nên làm, và tôi yêu cầu bà suy nghĩ về điều bà vừa làm”.
Nghe thấy thế, các thượng nghị sĩ Lao Động đứng lên, vỗ tay hoan hô vang dậy. Và truyền thông xã hội mô phỏng các thượng nghị sĩ này không hề chậm trễ. Trong đó có Andrew Probyn nói trên chương trình 7 giờ 30 của Đài ABC. Ông này nói rằng: “điều Pauline Hanson làm hôm nay là điều đáng ghét và đáng xấu hổ… Bà ta liều mình kích động sự hận thù đối với các phụ nữ dễ bị tổn thương”.
Tuần báo Catholic Weekly không hề ủng hộ hay bênh vực Pauline Hanson trong vụ này, mà chỉ thắc mắc khi kết tội như thế, những người này và phần lớn truyền thông có tự kết tội họ đã đẩy những người ủng hộ hôn nhân truyền thống vào chân tường không.
Cuối tuần trước đó, chương trình Insider của Đài ABC, chương trình mà Ông Probyn thường xuyên xuất hiện, có cho chơi một bài của Tim Minchin liên quan tới “cuộc tranh luận”, một thứ cũng quảng cáo giật gân (stunt) như màn Burka của Hanson.
Bài hát đó có một câu tố cáo bất cứ ai từ khước không ủng hộ “hôn nhân” đồng tính là những “cái l…cuồng tín” (bigoted c-ts).
Đài ABC phỏng vấn cặp đồng tính chống hôn nhân đồng tính
Nói cho ngay, chương trình 7 giờ 30 của Đài ABC, ngày 4 tháng Chín vừa qua, cũng đã phổ biến cuộc phỏng vấn một cặp đồng tính chống hôn nhân đồng tính.
Phóng viên Julia Holman của đài này cho rằng: “các người cổ vũ hôn nhân đồng tính cảnh cáo rằng cuộc thăm dò bằng bưu điện có thể dẫn đến một chiến dịch kỳ thị đầy cay độc. Nhưng nay, những người đối nghịch cho hay họ mới là những người đang trở thành nạn nhân nếu dám nói lên sự chống đối của họ đối với hôn nhân đồng tính”. Nên cô đã tới gặp những người bỏ phiéu “no” cho cuộc thăm dò, trong đó có một cặp tuy đồng tính nhưng lại cương quyết duy trì hôn nhân truyền thống (kết hợp đàn ông đàn bà).
Cặp đó là Mark Poidevin và Ben Rogers. Mark thổ lộ: “chúng tôi gặp nhau trên gay.com cách nay 15 năm và yêu nhau ngay lúc mới gặp. Chúng tôi trải qua đủ thứ thăng trầm, giống bất cứ ai khác, tôi nghĩ thế. Chúng tôi có nhiềuthờii khắc lên xuống”.
Ben đồng ý như thế. Và Mark nói tiếp: “nhưng như chị thấy, tôi yêu anh ta đằm thắm và không có ai khác tôi muốn sống đời với hơn anh ta. Thành thử…”.
Ben chen vào “vâng, đúng như thế. Và tôi, tôi cũng cảm thấy y như vậy. Vâng, đúng thế”.
Họ đúng là một cặp tiêu biểu, nhưng quan điểm của họ về hôn nhân đồng tính thì không tiêu biểu như bạn nghĩ. Mark quả quyết: “trước đây, tôi vốn ủng hộ hôn nhân đồng tính. Tôi muốn nói: tôi đã xin cưới Ben cách nay 5 năm”.
Ben chen vào: “tôi vừa giải thích cho anh ta. Tôi nói: ‘tôi không nghĩ đó là ly càphê của tôi’, cô thấy đó. Nó không phải là điều tôi viễn kiến. Như lúc ban đầu mới ra công khai, tôi nghĩ một trong các hậu quả của việc ra công khai là từ bỏ, chị thấy đấy, hôn nhân và con cái và những điều tương tự”.
Mark nói tiếp: “nếu chúng tôi tạo ngoại lệ cho một cộng đồng, tức việc là một cặp đồng tính, thì việc này sẽ dừng lại ở đâu? Lúc ấy có phải chúng ta sẽ thấy nhiều nền văn hóa khác được phép có đa hôn hay không? Liệu chúng ta có cho phép, có thấy tuổi đồng ý bị hạ thấp cho một nhóm thiểu số khác hay không? Đó là các lo lắng của tôi về việc này sẽ dẫn đến đâu”.
Đến chỗ này, Đài cho nghe cuộc điện đàm trực thoại của đài 96.5 Wave FM. Tiếng Mark Poidevin: “Vâng, người bạn đời của tôi và tôi là một cặp đồng tính, nhưng chúng tôi sẽ bỏ phiếu 'no’”.
Travis Winks, người trình bầy chương trình trực thoại: “anh nói gì? Ngưng một phút đi. Giữ điện thoại.
Melissa Greig, người cũng trình bầy chương trình trực thoại: “Bỏ phiếu ‘no’ chống lại bình đẳng hôn nhân sao? Hay…”
Travis Winks: Anh sẽ bỏ phiếu ‘no’ sao?
Mark Poidevi: Bỏ phiếu ‘no’ chống hôn nhân đồng tính.
Trở lại chương trình 7 giờ 30 của ABC, Julia Holman nói: “nhưng biện luận cho phiếu ‘no’ phải trả giá đó”.
Mark trả lời: “chiến dịch đã làm người ta bực bội cả từ hai phía và có lần tôi đã nghe các lời bình phẩm như thế này: ‘Mày là thằng kỳ thị đồng tính nếu mày không ủng hộ hôn nhân đồng tính’. Thì tôi đây, tôi đây là thằng đồng tính nhưng xin ra công khai mà tuyên bố rằng: à, không, không phải kỳ thị đồng tính. Bạn có quyền có quan điểm: bạn có quyền có quan điểm bất cứ về phía nào.Và tôi nghĩ người ta nên được kính trọng về bất cứ phía nào. Bạn không hề bất khoan dung nếu bạn không ủng hộ một quan điểm nào đó.
Phó chủ tịch Đảng Tự Do Liên Bang
Chương trình trên cũng phỏng vấn Karina Okotel, phó chủ tịch Đảng Tự Do Liên Bang. Bà này cho ABC hay: “với tôi, chị thấy đó, về việc kỳ thị chủng tộc, chị mang mầu da của chị ở bên ngoài. Nó là điều chị không tài nào dấu được. Nhưng khi chị có một quan điểm đặc thù, một quan điểm chính trị hay bất cứ quan điểm nào khác, và chị bị chế nhạo vì nó, thì đây là một điều chị dám từ bỏ hay ít nhất không nói ra. Và tôi nghĩ điều đang diễn ra là những ai có những quan điểm như thế đang bị làm cho xấu hổ đến nỗi đành phải im lặng. Và đó là một điều thật đáng buồn".
Nhận định của Julia Holman: “Karina Okotel là một luật sư và là phó chủ tịch của Đảng Tự Do. Bà nói rằng bà bị phản ứng dữ dội khi công khai phát biểu việc bà chống lại hôn nhân đồng tính".
Karina Okotel nói tiếp: “tôi nghĩ chủ yếu là phía ‘yes’, tôi dám nói thế, đã cố gắng dập tắt cuộc tranh luận hay ráng tô vẽ những người không ủng hộ hôn nhân đồng tính là kỳ thị người đồng tính hay không nắm vững thực tại hoặc chế giễu họ… [Thứ não trạng này] sẽ có nhiều hệ quả đối với tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội”.
Sau đó, ABC thuật lại các phát biểu của Penny Wong, người công khai đồng tính, Andrew Leigh, phụ tá Ngân Khố trong chính phủ bóng tối, Jim Chalmers, dân biểu Lao Động đơn vị Rankin, gân cổ cho rằng người đồng tính chịu nhiều báng bổ của dư luận ‘no’.
Lời Karina Okotel nói tiếp: “vào lúc này, tôi nghĩ nhiều người không dám bước vào cuộc tranh luận: họ không làm thế vì họ sợ bị phản ứng dữ dội; họ rất sợ quan điểm của họ bị lấy ra khỏi đồng văn hoặc bị coi là đầy kỳ thị, kỳ thị đồng tính, cuồng tín; và đây là điều không ai muốn bị gọi”.
ABC tường thuật nhận định của Tom Switzer, một nhà phát thanh bảo thủ. Ông này xác nhận các nhận định trên đây và cho biết: “Các quan điểm của tôi về hôn nhân đồng tính đã biến đổi. Nay tôi ủng hộ hôn nhân đồng tính. Nhưng nếu những người quá khích trong cuộc tranh luận này cứ tiếp tục sử dụng vấn đề này như phương thế để tạo nên một thứ chính thống mới, khó thở, không dung thứ bất cứ bất đồng nào và quỉ quái hóa những người tốt lành và tao nhã nhưng chống lại hôn nhân đồng tính, thì tôi, giống những người dân thường khác, sẽ thay đổi lá phiếu của mình”
Mark Poidevin thì cho rằng đây có thể sẽ giống như vụ Brexit ở Anh và cuộc bầu Trump làm tổng thống ở Mỹ: các cuộc thăm dò dư luận nói một đàng, nhưng ở thùng phiếu, dân nghĩ đàng khác và bỏ phiếu theo hướng khác.
Ben Rogers thì nói với con chó: Rexie, đừng có hợm hĩnh!