CHÚA NHẬT 30 MÙA THƯỜNG NIÊN
PHẢI CẦU NGUYỆN VỚI TÂM TÌNH VÀ THÁI ĐỘ NÀO?
Cầu xin (petition) chỉ là một phần của nội dung cầu nguyện (prayer) nhằm nâng tâm hồn ta lên cùng Chúa để suy tôn, thờ lậy, ngượi khen và cảm tạ Ngài là Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc ta trong Chúa Giêsu -Kitô. Cầu nguyện là hơi thở của đời sống thiêng liêng, vì không có cầu nguyện thì đời sống tâm linh sẽ không thể tăng trưởng được. Cầu nguyện cũng nói lên lòng tin vững chắc vào một Thiên Chúa vô hình ta không xem thấy nhưng tin Ngài hiện hữu và đang lắng nghe ta với tình thương bao la của một người Cha nhân lành, giầu lòng quảng đại. Nhưng muốn cho lới cầu nguyện nói chung và cầu xin nói riêng của chúng ta được đẹp lòng Chúa thì cần thiết chúng ta phải cầu nguyện trong tinh thần của Thánh Vinh sau đây:
“ Lậy Chúa trời, xin mở miệng con
cho con cất tiếng ngượi khen Ngài
Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm
Con có thượng tiến lễ toàn thiêu
Ngài cũng không chấp nhận
Lậy Thiên Chúa
Tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát
Một tấm lòng tan nát giầy vò
Ngài sẽ chẳng khinh chê…” (xem Tv 50, 17-19)
Chúa Giêsu cũng nói với các người Pharisiêu trong bữa ăn tại nhà ông Matthêu : “Hãy về học cho biết ý nghĩa câu này : Ta muốn lòng nhân chứ không cần của lễ”(Mt 9:13). Đây là tinh thần và thái độ cầu nguyện đúng đắn và tốt nhất làm đẹp lòng Chúa, Đấng yêu thương ta không vì ta xứng đáng và có lợi gì cho Chúa, mà chỉ vì tình Ngài yêu thương ta vô hạn và vô vị lợi mà thôi.
Tin Mừng Chúa Nhật tuần này thuật lại cho chúng ta dụ ngôn Chúa Giêsu kể về hai người vào đền thờ cầu nguyện. Một người Biệt phái và một người thu thuế. Người Biệt phái cầu nguyện với thái độ hiên ngang của kẻ kiêu căng, tự cho mình là công chính vì không hề lỗi phạm điều gì đáng phải ăn năn sám hối. Ngược lại người thu thuế đã cầu nguyện hoàn toàn với tinh thần của Thánh Vịnh và lời Chúa Giêsu trích dẫn trên đây. Kết quả Chúa Giêsu nói với các môn đệ : người thu thuế kia được nên công chính tức là đẹp lòng Chúa sau khi cầu nguyện, còn người Biệt phái thì không.
Như vậy rõ rệt cho ta thấy là đối với Chúa, chỉ có lòng thật sự khiêm tốn ăn năn,sám hối khi cầu nguyện là đáng kể. Chúa chê ghét tội lỗi và thái độ kiêu căng nhưng giầu lòng xót thương người tội lỗi biết thống hối và khiêm nhường xin tha thứ.
Trong suốt 3 năm công khai rao giảng Tin mừng, chắc chắn Chúa Giêsu đã gặp và biết rõ bao nhiêu người tội lỗi công khai hoặc thầm kín trong dân Do Thái. Nhưng Chúa không một lần nào lên án, chỉ trích những người này. Ngược lại Chúa còn nói lời rất an ủi sau đây dành cho họ và đồng thời cũng đểcảnh cáo những người lên án họ : “ người khỏe mạnh không cần thầy thuốc,người đau ốm mới cần…Ta không đến để kêu gọi người công chính mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mat 9: 12-13). Chỉ có một trường hợp duy nhất Chúa Giêsu phải nặng lời nhiếc mắng và công khai lên án: đó là trường hợp bọn Biệt phái Pharisiêu, tức những người tự cho mình là công chính, đạo đức hơn mọi người khác - và tệ hại hơn nữa - là khinh chê những người họ cho là tội lỗi xấu xa. Vì thế, họ đã bị Chúa nhiếc mắng là “quân giả hình, bề ngoài như những nấm mồ sơn phết đẹp đẽ nhưng bên trong hôi thối mùi xác chết” (cf. Mat. 23)
Người biệt phái đã vào đền thờ cầu nguyện với tâm tình và thái độ trên đây nên đã không đẹp lòng Chúa. Ngược lại, người thu thuế khiêm hạ kia đã nhận biết mình tội lỗi và tha thiết xin Chúa thương xót nên đã được tha thứ và trở nên công chính sau khi cầu nguyện.
Bài học ở đây thật đáng suy nghĩ cho mọi người ở khắp mọi nơi và trong mọi thời đại : “ Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống,còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lk 18,17). Vì “một tâm hồn tan nát dày vò, Chúa sẽ chẳng khinh chê”
Phần chúng ta thì sao ? hàng ngày chúng ta đang cầu nguyện với thái độ nào?
Khi đối diện với Chúa trong cầu nguyện, chúng ta có dám nhận mình là người hoàn hảo, luôn hãnh diện về mình và khinh thường người khác là xấu sa tội lỗi không, hay cũng phải bắt chước người thu thuế kia mà thưa cùng Chúa rằng : Lậy Chúa, xin thương xót con vì con nghèo hèn tội lỗi ?
PHẢI CẦU NGUYỆN VỚI TÂM TÌNH VÀ THÁI ĐỘ NÀO?
- LC 18,9-14
Cầu xin (petition) chỉ là một phần của nội dung cầu nguyện (prayer) nhằm nâng tâm hồn ta lên cùng Chúa để suy tôn, thờ lậy, ngượi khen và cảm tạ Ngài là Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc ta trong Chúa Giêsu -Kitô. Cầu nguyện là hơi thở của đời sống thiêng liêng, vì không có cầu nguyện thì đời sống tâm linh sẽ không thể tăng trưởng được. Cầu nguyện cũng nói lên lòng tin vững chắc vào một Thiên Chúa vô hình ta không xem thấy nhưng tin Ngài hiện hữu và đang lắng nghe ta với tình thương bao la của một người Cha nhân lành, giầu lòng quảng đại. Nhưng muốn cho lới cầu nguyện nói chung và cầu xin nói riêng của chúng ta được đẹp lòng Chúa thì cần thiết chúng ta phải cầu nguyện trong tinh thần của Thánh Vinh sau đây:
“ Lậy Chúa trời, xin mở miệng con
cho con cất tiếng ngượi khen Ngài
Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm
Con có thượng tiến lễ toàn thiêu
Ngài cũng không chấp nhận
Lậy Thiên Chúa
Tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát
Một tấm lòng tan nát giầy vò
Ngài sẽ chẳng khinh chê…” (xem Tv 50, 17-19)
Chúa Giêsu cũng nói với các người Pharisiêu trong bữa ăn tại nhà ông Matthêu : “Hãy về học cho biết ý nghĩa câu này : Ta muốn lòng nhân chứ không cần của lễ”(Mt 9:13). Đây là tinh thần và thái độ cầu nguyện đúng đắn và tốt nhất làm đẹp lòng Chúa, Đấng yêu thương ta không vì ta xứng đáng và có lợi gì cho Chúa, mà chỉ vì tình Ngài yêu thương ta vô hạn và vô vị lợi mà thôi.
Tin Mừng Chúa Nhật tuần này thuật lại cho chúng ta dụ ngôn Chúa Giêsu kể về hai người vào đền thờ cầu nguyện. Một người Biệt phái và một người thu thuế. Người Biệt phái cầu nguyện với thái độ hiên ngang của kẻ kiêu căng, tự cho mình là công chính vì không hề lỗi phạm điều gì đáng phải ăn năn sám hối. Ngược lại người thu thuế đã cầu nguyện hoàn toàn với tinh thần của Thánh Vịnh và lời Chúa Giêsu trích dẫn trên đây. Kết quả Chúa Giêsu nói với các môn đệ : người thu thuế kia được nên công chính tức là đẹp lòng Chúa sau khi cầu nguyện, còn người Biệt phái thì không.
Như vậy rõ rệt cho ta thấy là đối với Chúa, chỉ có lòng thật sự khiêm tốn ăn năn,sám hối khi cầu nguyện là đáng kể. Chúa chê ghét tội lỗi và thái độ kiêu căng nhưng giầu lòng xót thương người tội lỗi biết thống hối và khiêm nhường xin tha thứ.
Trong suốt 3 năm công khai rao giảng Tin mừng, chắc chắn Chúa Giêsu đã gặp và biết rõ bao nhiêu người tội lỗi công khai hoặc thầm kín trong dân Do Thái. Nhưng Chúa không một lần nào lên án, chỉ trích những người này. Ngược lại Chúa còn nói lời rất an ủi sau đây dành cho họ và đồng thời cũng đểcảnh cáo những người lên án họ : “ người khỏe mạnh không cần thầy thuốc,người đau ốm mới cần…Ta không đến để kêu gọi người công chính mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mat 9: 12-13). Chỉ có một trường hợp duy nhất Chúa Giêsu phải nặng lời nhiếc mắng và công khai lên án: đó là trường hợp bọn Biệt phái Pharisiêu, tức những người tự cho mình là công chính, đạo đức hơn mọi người khác - và tệ hại hơn nữa - là khinh chê những người họ cho là tội lỗi xấu xa. Vì thế, họ đã bị Chúa nhiếc mắng là “quân giả hình, bề ngoài như những nấm mồ sơn phết đẹp đẽ nhưng bên trong hôi thối mùi xác chết” (cf. Mat. 23)
Người biệt phái đã vào đền thờ cầu nguyện với tâm tình và thái độ trên đây nên đã không đẹp lòng Chúa. Ngược lại, người thu thuế khiêm hạ kia đã nhận biết mình tội lỗi và tha thiết xin Chúa thương xót nên đã được tha thứ và trở nên công chính sau khi cầu nguyện.
Bài học ở đây thật đáng suy nghĩ cho mọi người ở khắp mọi nơi và trong mọi thời đại : “ Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống,còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lk 18,17). Vì “một tâm hồn tan nát dày vò, Chúa sẽ chẳng khinh chê”
Phần chúng ta thì sao ? hàng ngày chúng ta đang cầu nguyện với thái độ nào?
Khi đối diện với Chúa trong cầu nguyện, chúng ta có dám nhận mình là người hoàn hảo, luôn hãnh diện về mình và khinh thường người khác là xấu sa tội lỗi không, hay cũng phải bắt chước người thu thuế kia mà thưa cùng Chúa rằng : Lậy Chúa, xin thương xót con vì con nghèo hèn tội lỗi ?