Phụng Vụ - Mục Vụ
Mừng Sinh nhật Mẹ Maria
A.P Mặc Trầm Cung
10:32 09/09/2009
MỪNG SINH NHẬT MẸ MARIA
8/9 Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria
Các tầng trời mừng vui hớn hở,
Khắp dương gian rạng rỡ đón chào.
Mừng ngày Giao Ước chuyển giao,
Ngày Đấng Sáng Tạo, xây Đền Thờ Chúa ta.
Kính mừng Mẹ ngày khai hoa giáng thế,
Ngày đất trời mở lễ hồng ân.
Mặt Trời Công Chính náu thân,
Thời đại cứu độ muôn dân mong chờ.
Mẹ diễm lệ hồn thơ khôn ví,
Trong mênh mông Thần Trí Vua Trời.
Mẹ là bảo ngọc sáng ngời,
Thiên Chúa ban tặng cho người trần gian.
Mừng sinh nhật hân hoan cung chúc,
Mẹ mến yêu giáng phúc ân tình.
Đong đầy ơn thánh tâm linh,
Chở che nâng đỡ hành trình đời con.
Hoa lòng quyện với tình son,
Mừng sinh nhật Mẹ đoàn con chúc mừng.
Tình yêu Mẹ mãi thủy chung…
8/9 Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria
Các tầng trời mừng vui hớn hở,
Khắp dương gian rạng rỡ đón chào.
Mừng ngày Giao Ước chuyển giao,
Ngày Đấng Sáng Tạo, xây Đền Thờ Chúa ta.
Kính mừng Mẹ ngày khai hoa giáng thế,
Ngày đất trời mở lễ hồng ân.
Mặt Trời Công Chính náu thân,
Thời đại cứu độ muôn dân mong chờ.
Mẹ diễm lệ hồn thơ khôn ví,
Trong mênh mông Thần Trí Vua Trời.
Mẹ là bảo ngọc sáng ngời,
Thiên Chúa ban tặng cho người trần gian.
Mừng sinh nhật hân hoan cung chúc,
Mẹ mến yêu giáng phúc ân tình.
Đong đầy ơn thánh tâm linh,
Chở che nâng đỡ hành trình đời con.
Hoa lòng quyện với tình son,
Mừng sinh nhật Mẹ đoàn con chúc mừng.
Tình yêu Mẹ mãi thủy chung…
Tám cánh cửa Nước Trời
LM Phêrô Hồng Phúc
10:44 09/09/2009
Thánh Luca diễn tả Tám Mối Phúc bằng lối hành văn riêng biệt, thay vì nói theo chiều thuận thì thánh Luca lại nói cách tương phản: Những người có phúc thật về tinh thần nghèo khó thì ngược lại, khốn cho những kẻ giàu sang; Những người xây dựng hòa bình là có phúc, thì khốn cho những kẻ mà chỉ biết sống trong hận thù; Phúc cho những người xây dựng hòa bình thì khốn cho những kẻ bè phái; Phúc cho những người khóc lóc thì khốn cho những kẻ chỉ biết vui cười trên nước mắt và sự đau khổ của người khác.
Nhờ cách diễn tả phong phú của các thánh sử mà chúng ta được hiểu rõ hơn về Tám mối phúc thật được gọi là Bản Hiến Chương của Nước Trời là những cánh cửa chuẩn mực để đưa chúng ta vào Nước Trời. Không phải ai cũng đi hết tám cửa đó cũng như Hí trường Colisse mà chúng tôi có dịp tới thăm tại Roma, có rất nhiều cửa để đi vào Hí trường, chẳng ai nghĩ rằng mình phải đi hết từng ấy cửa nhưng chỉ cần qua một cửa là đi vào được trong Hí trường rộng lớn mà ngày xưa từng là nơi giết các vị theo đạo thì ngày nay trở thành nơi kính các thánh Tử vì Đạo. Một mảnh đất linh thiêng vì đã được thấm máu của những vị chứng nhân cho Tin Mừng. Do đó, tám mối phúc thật này, chúng ta đi vào qua một mối phúc là chúng ta cũng đạt tới hạnh phúc Thiên đàng.
Mối phúc thật đầu tiên chúng ta gặp là: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Lc 6, 20). Mối phúc ấy có thể nói là phổ thông cho mọi tầng lớp. Chúa Giêsu thương người nghèo nhưng Chúa lại chúc phúc cho người nghèo. Không phải là Chúa muốn chúng ta ở trong tình trạng thiếu ăn thiếu mặc, bệnh tật và cơ cực. Nhưng phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó là một mối phúc không phải người ta dễ dàng đạt được, cả những người nghèo khó đi ăn xin vẫn mang trong lòng mình một sự tham lam, vì thế, chúng ta nhìn vào Matthêu thu thuế, bỏ cả đống tiền để đi theo Chúa, chúng ta hiểu được thế nào là đức khó nghèo.
Ngày hôm qua, Phát Diệm chúng ta chứng kiến cả nước quy tụ về, bao nhiêu người phải hy sinh, bỏ tiền hàng chục triệu để đi xe và tiền triệu để tiêu đường về với Phát Diệm của chúng ta. Tôi rất cảm động vì đêm hôm trước có nhiều người không tìm đâu được nơi nghỉ mặc dầu Phát Diệm chúng ta mở cửa để đón khách nhưng vì hai bên không gặp được nhau. Sau Diễn nguyện thì đã quá khuya 11h, 12h đêm, do đó: nhà của giáo dân Phát Diệm mở cửa đón khách, khách thì không có chỗ nằm. Nhưng vì không có người trung gian nên không gặp được nhau. Tất cả Phương đình, Tam quan, hiên nhà thờ, thậm chí sân cỏ đều có người nằm la liệt, không màn không chiếu. Có những người mượn chúng tôi chiếu, chiếu đưa hết rồi mà vẫn có người mượn, đành chịu không tìm đâu ra. Họ nằm trên cỏ, chúng tôi thấy mình ân hận vì Ban tổ chức có lỗi nhưng lại rất vui mừng trong đức tin tạ ơn Chúa vì đây là những của lễ hy sinh mà Chúa đang nhìn thấy. Những người con của Chúa vì mến Giáo Hội, mến Giáo Phận mà họ không quản ngại nằm sương nằm cỏ thế này. Vừa cảm động, vừa xúc động vừa tạ ơn:
- Đó là những tinh thần khó nghèo của Nước Trời;
- Đó là những người hiền lành chấp nhận tất cả vì đức tin, vì lòng mến...
Lạy Chúa,
Chúng con có thể thực hiện được bao nhiêu điều,
từ những điều rất nhỏ trong gia đình.
Chúng con có thể trở thành một trong những mối phúc thật.
Xin đừng để chúng con lãng phí ơn trời,
nhưng chúng con có thể biến tất cả thành ơn phúc
vì tám cánh cửa mở rộng đang chờ đón chúng con.
Chúng con cần ơn Chúa, nhưng chúng con cũng cần có thiện chí
để lắng nghe, để đi tìm, để gõ cửa,
để chúng con tìm thấy Tám Mối Phúc thật
đưa chúng con vào hạnh phúc,
không phải mãi đời sau Chúa mới cho chúng con
mà ngay bây giờ Chúa dành cho những người nào thiện tâm thiện chí,
chúng con được hưởng gấp trăm ngay ở đời này
và được hưởng sự sống đời đời.
Qua thánh lễ tấn phong Giám mục của Phát Diệm,
chúng con đời đời tạ ơn Chúa.
Xin cho chúng con được vào trong sự sống đời đời ấy
nhờ chính những hồng ân của Chúa,
và nhờ vào thiện tâm thiện chí của mỗi người chúng con.
Xin Chúa chúc lành, thánh hóa và đón nhận. Amen.
Nhờ cách diễn tả phong phú của các thánh sử mà chúng ta được hiểu rõ hơn về Tám mối phúc thật được gọi là Bản Hiến Chương của Nước Trời là những cánh cửa chuẩn mực để đưa chúng ta vào Nước Trời. Không phải ai cũng đi hết tám cửa đó cũng như Hí trường Colisse mà chúng tôi có dịp tới thăm tại Roma, có rất nhiều cửa để đi vào Hí trường, chẳng ai nghĩ rằng mình phải đi hết từng ấy cửa nhưng chỉ cần qua một cửa là đi vào được trong Hí trường rộng lớn mà ngày xưa từng là nơi giết các vị theo đạo thì ngày nay trở thành nơi kính các thánh Tử vì Đạo. Một mảnh đất linh thiêng vì đã được thấm máu của những vị chứng nhân cho Tin Mừng. Do đó, tám mối phúc thật này, chúng ta đi vào qua một mối phúc là chúng ta cũng đạt tới hạnh phúc Thiên đàng.
Mối phúc thật đầu tiên chúng ta gặp là: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Lc 6, 20). Mối phúc ấy có thể nói là phổ thông cho mọi tầng lớp. Chúa Giêsu thương người nghèo nhưng Chúa lại chúc phúc cho người nghèo. Không phải là Chúa muốn chúng ta ở trong tình trạng thiếu ăn thiếu mặc, bệnh tật và cơ cực. Nhưng phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó là một mối phúc không phải người ta dễ dàng đạt được, cả những người nghèo khó đi ăn xin vẫn mang trong lòng mình một sự tham lam, vì thế, chúng ta nhìn vào Matthêu thu thuế, bỏ cả đống tiền để đi theo Chúa, chúng ta hiểu được thế nào là đức khó nghèo.
Ngày hôm qua, Phát Diệm chúng ta chứng kiến cả nước quy tụ về, bao nhiêu người phải hy sinh, bỏ tiền hàng chục triệu để đi xe và tiền triệu để tiêu đường về với Phát Diệm của chúng ta. Tôi rất cảm động vì đêm hôm trước có nhiều người không tìm đâu được nơi nghỉ mặc dầu Phát Diệm chúng ta mở cửa để đón khách nhưng vì hai bên không gặp được nhau. Sau Diễn nguyện thì đã quá khuya 11h, 12h đêm, do đó: nhà của giáo dân Phát Diệm mở cửa đón khách, khách thì không có chỗ nằm. Nhưng vì không có người trung gian nên không gặp được nhau. Tất cả Phương đình, Tam quan, hiên nhà thờ, thậm chí sân cỏ đều có người nằm la liệt, không màn không chiếu. Có những người mượn chúng tôi chiếu, chiếu đưa hết rồi mà vẫn có người mượn, đành chịu không tìm đâu ra. Họ nằm trên cỏ, chúng tôi thấy mình ân hận vì Ban tổ chức có lỗi nhưng lại rất vui mừng trong đức tin tạ ơn Chúa vì đây là những của lễ hy sinh mà Chúa đang nhìn thấy. Những người con của Chúa vì mến Giáo Hội, mến Giáo Phận mà họ không quản ngại nằm sương nằm cỏ thế này. Vừa cảm động, vừa xúc động vừa tạ ơn:
- Đó là những tinh thần khó nghèo của Nước Trời;
- Đó là những người hiền lành chấp nhận tất cả vì đức tin, vì lòng mến...
Lạy Chúa,
Chúng con có thể thực hiện được bao nhiêu điều,
từ những điều rất nhỏ trong gia đình.
Chúng con có thể trở thành một trong những mối phúc thật.
Xin đừng để chúng con lãng phí ơn trời,
nhưng chúng con có thể biến tất cả thành ơn phúc
vì tám cánh cửa mở rộng đang chờ đón chúng con.
Chúng con cần ơn Chúa, nhưng chúng con cũng cần có thiện chí
để lắng nghe, để đi tìm, để gõ cửa,
để chúng con tìm thấy Tám Mối Phúc thật
đưa chúng con vào hạnh phúc,
không phải mãi đời sau Chúa mới cho chúng con
mà ngay bây giờ Chúa dành cho những người nào thiện tâm thiện chí,
chúng con được hưởng gấp trăm ngay ở đời này
và được hưởng sự sống đời đời.
Qua thánh lễ tấn phong Giám mục của Phát Diệm,
chúng con đời đời tạ ơn Chúa.
Xin cho chúng con được vào trong sự sống đời đời ấy
nhờ chính những hồng ân của Chúa,
và nhờ vào thiện tâm thiện chí của mỗi người chúng con.
Xin Chúa chúc lành, thánh hóa và đón nhận. Amen.
Thiên Chúa sẽ chỉ đường cho chúng ta
Jos. Tú Nạc, NMS
10:45 09/09/2009
Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm B (Isaiah 35: 4-7; Psalm 146; James 2: 1-5; Mark 7: 31-37)
Đối với những ai đã bị trừ tiệt và xua đuổi khỏi ngôi nhà thân thương của họ, thế giới đối với họ dường như đã kết thúc. Trong thế kỷ qua, nhiều người đã bị chiếm đoạt nơi cư ngụ hơn bất cứ lúc nào hết trong lịch sử. Thế kỷ đó cũng đã diễn ra nhiều cuộc chiến, những vụ diệt chủng và những ngược đãi hành hạ trên một qui mô chưa từng có. Chúng ta có thể có những lời an ủi gì cho những nạn nhân này? Chúng ta có thể làm gì để lắng dịu những đau thương trong tâm tư họ?
Vào thế kỷ thứ sáu trước Chúa gíang sinh, dân Israel đã trải qua sự tàn phá quốc gia của họ và bị lưu đày ở Babylon. Sau khi gánh chịu những đau đớn tinh thần và thể xác của sự thất bại và bị trục xuất, giờ đây họ cư trú nơi vùng đất hoàn toàn xa là một khoảng cách thăm thẳm nơi đất mẹ Israel và Đền thờ Thiên Chúa. Những nỗi đau khủng khiếp của họ là sự sợ hãi mà đã gặm nhấm triền miên trong tâm hồn và linh hồn họ - sợ hãi cho cuộc sống của họ, sự sợ hãi trong tương lai mù mịt, và sợ hãi vì tôn giáo bị kìm hãm và lối sống. Thông điệp này đã đưa đến các tiên tri và một nhóm môn đệ của Người là, rằng họ có một sự vụ thiêng liêng: củng cố và cổ vũ sự yếu đuối và sợ hãi. Họ phải phục hồi niềm tin dân chúng mà Thiên Chúa đã không quên và bỏ rơi họ.. Trong thực tế, thiên chúa đang trên đường của Người để cứu vớt họ.
Những ần dụ thường được dùng để miêu tả sự trải nghiệm của họ: họ mù, điếc, câm, tàn tật, nói ngọng. Nhưng sự hiện diện của Thiên chúa sẽ đem họ trở lại với cuộc đời. Họ sẽ biết hy vọng và hân hoan và có thể hình dung một tương lai cho chính họ và dân tộc họ. Mục đích chính về sự chữa lành bệnh của Thiên Chúa là khả năng sáng tạo dành riêng thuộc cộng đồng Israel. Bạo lực, sự phân hủy kinh tế, công lý và mất đi những sự kiện quan trọng. Tất cả tăng thêm đến những mức độ nguy hại của sự sợ hãi và thất vọng trong thời đại chúng ta. Người ta cần được nghe một cách thật rõ ràng rằng không còn phải phiêu bạt và cô đơn trong vũ trụ. Thiên chúa ở cùng chúng ta – không giúp đỡ tiền bạc, nhưng dẫn dắt chúng ta, chỉ lối cho chúng ta. Chắc chắn chúng ta có một tương lai, nhưng tương lai của Thiên Chúa hơn tương lai của con người mà chúng ta tưởng tượng.
Thể hiện cách cư xử thiên vị đối với người giáu có và quyền thế đã có một lịch sử lâu đời trong giáo hội và vẫn đáng buồn với thành phần tối tăm, dốt nát tập thễ của chúng ta. Chúa Giê-su đã dạy rằng tất cả đều có giá trị bình đẳng trong ánh mắt của Thiên Chúa và còn để lại trong Tân Ước tiếp tục được giảng dạy bởi sự quả quyết rằng Thiên Chúa công bằng và không phải là một “người tôn trọng cá nhân.” Không ai thuộc về giá trị cao hơn hoặc thấp hơn trong cộng đồng. Nhưng trong một số nền văn hóa và giáo hội những tín đồ đôi khi đã bị phân chia hoạc đối xử phân biệt trái ngược với căn bản chủng tộc, đẳng cấp và vị trí xã hội. Trong nhiều nhà thờ nó được biết rằng những chiếc ghế nào đó dành cho những ai quan trọng và chỗ đứng cao hơn. Và những người giàu có quyền thế luôn có thể kéo dài thêm một vài chuỗi tràng hạt và cố gắng thêm sự thuyết phục. Không biết trong một giáo xứ, giáo đoàn hoặc bất kỳ một cộng đồng tôn giáo nào khác có hay không. Nhưng tác giả James nghiêm khắc: khi chúng ta tỏ ra bất công và thiên vị, chúng ta thể hiện sự thiếu thốn sâu sắc về niềm tin nơi chúa Ki-tô. Thiên Chúa đã đề cao tất cả mọi người - nhất là người nghèo và bị đặt bên lề xã hội – tới một mức độ bằng nhau. Khi chúng ta khẳng định những kiểu thiên vị, đặc quyền hoặc biệt đãi cổ hủ là chúng ta là chúng ta hành động ngược lại việc làm của Thiên Chúa.
Tất cả những ai đó đau khổ vì câm và điếc, tại sao là người này và một cặp bẩm sinh khác nhau lại được chữa lành bởi bàn tay của Chúa Giê-su? Và điều gì đã chữa lành bệnh này nên khác với nhiều người được chũa trị bởi những bàn tay của nhóm chữa bệnh chuyên nghiệp đi quanh co Địa Trung Hải cổ đại chăng? Khi Chúa Giê-su thực hiện phép lạ chẳng hạn như chữa lành bệnh và xua đuổi ma quỉ điều đó sâu xa hơn nhiều một hành động thương cảm hướng về sự đau khổ cá nhân. Đó là một tuyên ngôn và là tiếng vang phát biểu rằng Vương quốc hoặc Vương quyền của Thiên Chúa đã đến. Sự hiện diện của Thiên Chúa đưa mang lại kết quả trong đời sống, sự nguyên vẹn, lành lặn hơn là sự cùng khổ hay hủy diệt.
Người trong câu chuyện của Tin Mừng đã được giải thoát từ những điều kiện mà đã trói buộc và giới hạn anh ta. Trong một phương thức tương tự, thiên chúa đã nói đến tự do và chữa lành chúng ta – không phải trong ý nghỉa vật chất tường minh, mà luôn luôn một cách chắc chắn trong những sâu thẳm của trái tim và linh hồn. Tạo sự hiện diện của Thiên Chúa cho tha nhân là một sứ vụ thiêng liêng và điều đó không cho phép lẫn lộn với cái tôi và sự ích kỷ. Khi chúng ta đòi hỏi rao giảng lời Chúa và thực hiện công việc của Chúa, chúng ta nên luôn nhìn xung quanh và tự vấn lương tâm nếu mọi người đạt tự do, hạnh phúc và tràn đầy hy vọng hơn trước.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Đối với những ai đã bị trừ tiệt và xua đuổi khỏi ngôi nhà thân thương của họ, thế giới đối với họ dường như đã kết thúc. Trong thế kỷ qua, nhiều người đã bị chiếm đoạt nơi cư ngụ hơn bất cứ lúc nào hết trong lịch sử. Thế kỷ đó cũng đã diễn ra nhiều cuộc chiến, những vụ diệt chủng và những ngược đãi hành hạ trên một qui mô chưa từng có. Chúng ta có thể có những lời an ủi gì cho những nạn nhân này? Chúng ta có thể làm gì để lắng dịu những đau thương trong tâm tư họ?
Vào thế kỷ thứ sáu trước Chúa gíang sinh, dân Israel đã trải qua sự tàn phá quốc gia của họ và bị lưu đày ở Babylon. Sau khi gánh chịu những đau đớn tinh thần và thể xác của sự thất bại và bị trục xuất, giờ đây họ cư trú nơi vùng đất hoàn toàn xa là một khoảng cách thăm thẳm nơi đất mẹ Israel và Đền thờ Thiên Chúa. Những nỗi đau khủng khiếp của họ là sự sợ hãi mà đã gặm nhấm triền miên trong tâm hồn và linh hồn họ - sợ hãi cho cuộc sống của họ, sự sợ hãi trong tương lai mù mịt, và sợ hãi vì tôn giáo bị kìm hãm và lối sống. Thông điệp này đã đưa đến các tiên tri và một nhóm môn đệ của Người là, rằng họ có một sự vụ thiêng liêng: củng cố và cổ vũ sự yếu đuối và sợ hãi. Họ phải phục hồi niềm tin dân chúng mà Thiên Chúa đã không quên và bỏ rơi họ.. Trong thực tế, thiên chúa đang trên đường của Người để cứu vớt họ.
Những ần dụ thường được dùng để miêu tả sự trải nghiệm của họ: họ mù, điếc, câm, tàn tật, nói ngọng. Nhưng sự hiện diện của Thiên chúa sẽ đem họ trở lại với cuộc đời. Họ sẽ biết hy vọng và hân hoan và có thể hình dung một tương lai cho chính họ và dân tộc họ. Mục đích chính về sự chữa lành bệnh của Thiên Chúa là khả năng sáng tạo dành riêng thuộc cộng đồng Israel. Bạo lực, sự phân hủy kinh tế, công lý và mất đi những sự kiện quan trọng. Tất cả tăng thêm đến những mức độ nguy hại của sự sợ hãi và thất vọng trong thời đại chúng ta. Người ta cần được nghe một cách thật rõ ràng rằng không còn phải phiêu bạt và cô đơn trong vũ trụ. Thiên chúa ở cùng chúng ta – không giúp đỡ tiền bạc, nhưng dẫn dắt chúng ta, chỉ lối cho chúng ta. Chắc chắn chúng ta có một tương lai, nhưng tương lai của Thiên Chúa hơn tương lai của con người mà chúng ta tưởng tượng.
Thể hiện cách cư xử thiên vị đối với người giáu có và quyền thế đã có một lịch sử lâu đời trong giáo hội và vẫn đáng buồn với thành phần tối tăm, dốt nát tập thễ của chúng ta. Chúa Giê-su đã dạy rằng tất cả đều có giá trị bình đẳng trong ánh mắt của Thiên Chúa và còn để lại trong Tân Ước tiếp tục được giảng dạy bởi sự quả quyết rằng Thiên Chúa công bằng và không phải là một “người tôn trọng cá nhân.” Không ai thuộc về giá trị cao hơn hoặc thấp hơn trong cộng đồng. Nhưng trong một số nền văn hóa và giáo hội những tín đồ đôi khi đã bị phân chia hoạc đối xử phân biệt trái ngược với căn bản chủng tộc, đẳng cấp và vị trí xã hội. Trong nhiều nhà thờ nó được biết rằng những chiếc ghế nào đó dành cho những ai quan trọng và chỗ đứng cao hơn. Và những người giàu có quyền thế luôn có thể kéo dài thêm một vài chuỗi tràng hạt và cố gắng thêm sự thuyết phục. Không biết trong một giáo xứ, giáo đoàn hoặc bất kỳ một cộng đồng tôn giáo nào khác có hay không. Nhưng tác giả James nghiêm khắc: khi chúng ta tỏ ra bất công và thiên vị, chúng ta thể hiện sự thiếu thốn sâu sắc về niềm tin nơi chúa Ki-tô. Thiên Chúa đã đề cao tất cả mọi người - nhất là người nghèo và bị đặt bên lề xã hội – tới một mức độ bằng nhau. Khi chúng ta khẳng định những kiểu thiên vị, đặc quyền hoặc biệt đãi cổ hủ là chúng ta là chúng ta hành động ngược lại việc làm của Thiên Chúa.
Tất cả những ai đó đau khổ vì câm và điếc, tại sao là người này và một cặp bẩm sinh khác nhau lại được chữa lành bởi bàn tay của Chúa Giê-su? Và điều gì đã chữa lành bệnh này nên khác với nhiều người được chũa trị bởi những bàn tay của nhóm chữa bệnh chuyên nghiệp đi quanh co Địa Trung Hải cổ đại chăng? Khi Chúa Giê-su thực hiện phép lạ chẳng hạn như chữa lành bệnh và xua đuổi ma quỉ điều đó sâu xa hơn nhiều một hành động thương cảm hướng về sự đau khổ cá nhân. Đó là một tuyên ngôn và là tiếng vang phát biểu rằng Vương quốc hoặc Vương quyền của Thiên Chúa đã đến. Sự hiện diện của Thiên Chúa đưa mang lại kết quả trong đời sống, sự nguyên vẹn, lành lặn hơn là sự cùng khổ hay hủy diệt.
Người trong câu chuyện của Tin Mừng đã được giải thoát từ những điều kiện mà đã trói buộc và giới hạn anh ta. Trong một phương thức tương tự, thiên chúa đã nói đến tự do và chữa lành chúng ta – không phải trong ý nghỉa vật chất tường minh, mà luôn luôn một cách chắc chắn trong những sâu thẳm của trái tim và linh hồn. Tạo sự hiện diện của Thiên Chúa cho tha nhân là một sứ vụ thiêng liêng và điều đó không cho phép lẫn lộn với cái tôi và sự ích kỷ. Khi chúng ta đòi hỏi rao giảng lời Chúa và thực hiện công việc của Chúa, chúng ta nên luôn nhìn xung quanh và tự vấn lương tâm nếu mọi người đạt tự do, hạnh phúc và tràn đầy hy vọng hơn trước.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Tôn vinh Thánh Giá
Jos. Tú Nạc,NMS
10:49 09/09/2009
Những gợi ý cho các bậc phụ huynh thảo luận như thế nào về việc vác thập giá của mỗi chúng ta. Sự thảo luận này phù hợp với Lễ Mừng Suy Tôn Thánh Giá.
Hướng dẫn: Ngày 14 tháng Chín, Giáo Hội cho phép chúng ta mừng lễ Tìm hiểu về Thánh Giá. Điều này liên quan với cổ truyền mà Empress Helena (St. c. 255- c. 330 - mother of Constantine and a zealous supporter of Christianity) đã tìm gặpThánh giá đích thực của Đức Ki-tô vào thế kỷ thứ tư. Năm 326 bà viếng thăm Holy Land và đã tìm thấy những nhà thờ Công Giáo La Mã trên núi Olives và tại Bethlehem; tục truyền sau đó cho là việc phát hiện Thánh Giá mà Chúa Ki-tô bị đóng đinh là của Bà. Điều mà Giáo Hội muốn đem đến cho gia đình chúng ta là thế này: rằng chúng ta phải giữ lời của Chúa Ta một cách tôn nghiêm: “Bất kỳ ai muốn trở thành môn đệ của ta, hãy để người đó chấp nhận thập giá của mình và theo ta.”
Khi chúng ta kỷ niệm mừng Lễ Thánh Giá vào tháng Chín trong gia đình chúng ta, điều này dẫn đến việc bàn bạc về những thập giá khác nhau trong đời sống của chúng ta, Người thì thập giá nhỏ, người thì thập giá to. Khi con cái còn bé, chúng ta chỉ cho chúng biết rằng khi bị nhức đầu, sổ mũi hay đau bụng nhẹ không phải là những điều phiền toái để phàn nàn. Đó chỉ là hình thức thập giá hằng ngày của tôi vác hôm nay. Hôm qua có thể vì tiết trời xấu khi tôi phải đi bộ đường dài. Hoặc có thể là đã bị một trận bẳn gắt, cáu kỉnh của mẹ, người mà phải chịu đựng, nhẫn nại vì những áp lực gia đình. Ngày mai có thể là … vân vân và vân vân… Và thế nên chúng ta liệt kê những ngụy trang dưới hình thức khác nhau mà thập giá hàng ngày có thể tự hiện diện trong đời sống của chúng ta. Thật vô giá, chúng ta đến để nói về ngày này khi thập giá trở nên rất nặng nề, khi một trong những người thân yêu của chúng ta – mẹ, cha hoặc anh chị em – phải vĩnh biệt chúng ta. Trong cách cư xử này, cũng vậy, chúng ta chuẩn bị tinh thần của mình trước khi những sự việc xảy ra, và chúng ta phải nhấn mạnh với con cái rằng ngày chết của chúng ta trên thế gian được xem như sinh nhật đích thực của chúng ta, sinh nhật trên thiên đàng, điều mà chúng ta không bao giờ phẫn uất đối với bấ kỳ người nào chúng ta yêu mến. Chúng ta nên nghĩ về cái chết của chúng ta như của những người mà đã chiến thắng trong một cuộc chiến và đã đi đến sự tưởng thưởng muôn đời của họ, nơi an toàn tuyệt đối. Nếu một khi chúng ta thực hiện được như vậy, chúng ta sẽ không còn mong ước họ quay trở lại.
(Nguồn: “Around the Year with the Trapp Family”- Maria Augusta Trapp, Pantheon Book Inc. New York, 1955.)
Hướng dẫn: Ngày 14 tháng Chín, Giáo Hội cho phép chúng ta mừng lễ Tìm hiểu về Thánh Giá. Điều này liên quan với cổ truyền mà Empress Helena (St. c. 255- c. 330 - mother of Constantine and a zealous supporter of Christianity) đã tìm gặpThánh giá đích thực của Đức Ki-tô vào thế kỷ thứ tư. Năm 326 bà viếng thăm Holy Land và đã tìm thấy những nhà thờ Công Giáo La Mã trên núi Olives và tại Bethlehem; tục truyền sau đó cho là việc phát hiện Thánh Giá mà Chúa Ki-tô bị đóng đinh là của Bà. Điều mà Giáo Hội muốn đem đến cho gia đình chúng ta là thế này: rằng chúng ta phải giữ lời của Chúa Ta một cách tôn nghiêm: “Bất kỳ ai muốn trở thành môn đệ của ta, hãy để người đó chấp nhận thập giá của mình và theo ta.”
Khi chúng ta kỷ niệm mừng Lễ Thánh Giá vào tháng Chín trong gia đình chúng ta, điều này dẫn đến việc bàn bạc về những thập giá khác nhau trong đời sống của chúng ta, Người thì thập giá nhỏ, người thì thập giá to. Khi con cái còn bé, chúng ta chỉ cho chúng biết rằng khi bị nhức đầu, sổ mũi hay đau bụng nhẹ không phải là những điều phiền toái để phàn nàn. Đó chỉ là hình thức thập giá hằng ngày của tôi vác hôm nay. Hôm qua có thể vì tiết trời xấu khi tôi phải đi bộ đường dài. Hoặc có thể là đã bị một trận bẳn gắt, cáu kỉnh của mẹ, người mà phải chịu đựng, nhẫn nại vì những áp lực gia đình. Ngày mai có thể là … vân vân và vân vân… Và thế nên chúng ta liệt kê những ngụy trang dưới hình thức khác nhau mà thập giá hàng ngày có thể tự hiện diện trong đời sống của chúng ta. Thật vô giá, chúng ta đến để nói về ngày này khi thập giá trở nên rất nặng nề, khi một trong những người thân yêu của chúng ta – mẹ, cha hoặc anh chị em – phải vĩnh biệt chúng ta. Trong cách cư xử này, cũng vậy, chúng ta chuẩn bị tinh thần của mình trước khi những sự việc xảy ra, và chúng ta phải nhấn mạnh với con cái rằng ngày chết của chúng ta trên thế gian được xem như sinh nhật đích thực của chúng ta, sinh nhật trên thiên đàng, điều mà chúng ta không bao giờ phẫn uất đối với bấ kỳ người nào chúng ta yêu mến. Chúng ta nên nghĩ về cái chết của chúng ta như của những người mà đã chiến thắng trong một cuộc chiến và đã đi đến sự tưởng thưởng muôn đời của họ, nơi an toàn tuyệt đối. Nếu một khi chúng ta thực hiện được như vậy, chúng ta sẽ không còn mong ước họ quay trở lại.
(Nguồn: “Around the Year with the Trapp Family”- Maria Augusta Trapp, Pantheon Book Inc. New York, 1955.)
Tình Yêu và Trách Nhiệm - Bài 7: Chống Lại Đức Trong Sạch
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:17 09/09/2009
Tiếp theo bài “Tình Yêu và … Trách Nhiệm”
Nhân đức không những chỉ là một điều gì mà thế giới hiện đại thiếu, mà còn là điều nhiều người trong thế giới hiện đại chống lại.
Đó là một điểm mà ĐTC Gioan Phaolô II – khi ấy còn là Cha Karol Wojtyla – đã đưa ra khi ngài dạy về đức trong sạch trong cuốn sách Tình Yêu và Trách Nhiệm.
Tại sao nhiều người thời nay chống lại nhân đức? Trước hết, sống một đời nhân đức không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi nhiều cố gắng, thực tập và hy sinh. Chúng ta không ngừng chiến đấu chống lại bản tính sa ngã và ích kỷ của mình. Ở bên này của Vườn Địa Đàng, chúng ta dễ đầu hàng cảm tình và ước muốn của mình hơn là kiểm soát chúng. Thí dụ, chúng ta dễ dàng thoả mãn cơn đói của mình hơn là ăn uống điều độ. Chúng ta dễ dàng nổi nóng khi không vừa lòng hơn là kìm hãm cơn giận. Chúng ta dễ dàng đầu hàng sự nản lòng và than phiền hơn là vui vẻ chịu đựng các thử thách một cách can đảm.
Các nhân đức nhắc nhở cho chúng ta tiêu chuẩn luân lý cao hơn mà chúng ta được mời gọi để theo đuổi. Nhắc nhở này phải khích lệ chúng ta dấn thân nhiều hơn trong việc trau dồi nhân đức và sống giống Đức Kitô hơn, thay vì sống một đời nô lệ cho những đam mê.
Tuy nhiên, không phải mọi người đều muốn được nhắc nhở điều này. Vì lòng người ta không muốn từ bỏ một số thú vui và tiện nghi nào đó – lòng người ta không muốn làm những việc hy sinh cần thiết để lớn lên trong nhân đức - bất cứ bàn luận nào về nhân đức cũng có thể như tấm kiếng soi cho họ thấy sự lười biếng về luân lý của họ.
Nhân Đức bị Lật Đổ
Đây là lý do tại sao một số người chống lại nhân đức. Thay vì được khuyến khích để sống một cuộc đời tốt đẹp hơn, người ta phá hủy tiêu chuẩn luân lý và kéo nó xuống thấp cho bằng mức độ của họ. Nói cách khác, họ hạ thấp ý nghĩa của các nhân đức để chính họ khỏi phải cố gắng, và để bào chữa cho những thất bại về luân lý của họ.
Thí dụ, có một vài phụ nữ làm việc trong sở đưa tin thất thiệt và nói hành người khác. Nhưng một trong những bạn đồng nghiệp của họ là Kitô hữu, chị không muốn nói những lời tục tữu và không tham gia vào việc nói hành của họ. Thay vì được khích lệ bởi gương sáng của, các bạn đồng nghiệp của chị lại chê cười chị. Họ chế nhạo chị là một “bà thánh”, là người “quá tốt so với chúng ta.” Vì không làm như tất cả những người khác, chị trở nên người nhắc nhở họ về cách cư xử vô luân của họ. Chính vì thế mà nhân đức của chị đã không được họ ca tụng mà còn bị họ chống đối.
TĐC Gioan Phaolô II nói rằng nhiều người hạ thấp giá trị của các nhân đức để bào chữa cho mình ngõ hầu họ không phải sống theo một tiêu chuẩn cao hơn. Bởi vì họ không muốn cố gắng thay đổi, họ coi thường các nhân đức hoặc ngay cả công khai đả kích chúng để biện minh cho việc thiếu luân lý của họ. “Việc chống đối… không những bóp méo những nét tốt mà còn hạ giá những điều đáng lẽ người ta phải tôn trọng để con người không phải chiến đấu mà nâng chính mình lên đến mức tốt lành thật, nhưng chỉ có thể ‘vui vẻ’ nhìn nhận là tốt những gì thích hợp với họ, những gì thuận tiện và thoải mái đối với họ” (tr. 144).
Chống Lại Đức Trong Sạch
Có lẽ nhân đức bị chống đối nhiều nhất thời nay là đức trong sạch. Người ta không còn coi đức trong sạch là điều gì tốt lành, cao qúy, là điều mà tất cả mọi người đều phải theo đuổi. Ngược lại, đức trong sạch bây giờ thường được coi là điều xấu – điều có hại cho con người.
Có một số người lý luận rằng giữ đức trong sạch có hại cho sức khỏe tâm thần của những người trẻ. Họ nói rằng ao ước tính dục là điều tự nhiên. Cho nên, giới hạn nó bất cứ cách nào là điều phản tự nhiên.
Lại có người nói rằng đức trong sạch là kẻ thù của tình yêu. Nếu hai người yêu nhau, họ không có quyền diễn tả tình yêu của mình qua việc làm tình sao? Đức trong sạch có thể đóng một vai trò trong những lãnh vực khác của đời sống, nhưng khi hai người lớn cùng ưng thuận và đang yêu nhau, giới hạn của đức trong sạch là một trở ngại lớn lao cho việc hai người diễn tả tình yêu của họ qua tính dục.
Còn rất nhiều những lập luận khác chống lại đức trong sạch phản ảnh việc chống lại đức trong sạch trong nền văn hóa của chúng ta. Chúng ta chứng kiến sự chống đối đức trong sạch này trong nhiều lớp học ở đại học ngày nay, trong nhiều chương trình “giáo dục về tính dục”, và nhất là trên các phương tiện truyền thông. Khi mà một cuốn phim của Hollywood hay một vở tuồng ăn khách diễn tả những liên hệ lãng mạng, có khi nào đức trong sạch được đề cao như một ý tưởng luân lý không? Đức trong sạch có thường được trình bày như là một điều gì làm cho chúng ta hạnh phúc, như điều mà các anh hùng cố ý đưa ra làm một ưu tiên trong đời sống họ không?
Tại sao lại có Sự Chống Đối này?
TĐC Gioan Phaolô II nói rằng lý do chính làm cho người thời đại nhìn đức trong sạch như là một trở ngại cho tình yêu vì chúng ta chỉ liên kết tình yêu với tình cảm hay với thú vui xác thịt mà chúng ta nhận được từ một người khác phái. Nói cách khác, chúng ta có khuynh hướng chỉ nghĩ đến tình yêu theo diện chủ quan. Nếu chúng ta muốn phục hồi nhân đức trong sạch trong thế giới của mình, “chúng ta phải trước hết loại trừ sự phát triển vĩ đại của tính chủ quan trong quan niệm của mình về tình yêu và hạnh phúc mà tình yêu có thể đem lại cho người nam người nữ” (tr. 144).
Để hiểu điểm này rõ hơn, chúng ta hãy nhớ lại hai bình diện của tình yêu, mà chúng ta đã nói đến trong một bài suy niệm trước đây. Đối với TĐC Gioan Phaolô II, diện chủ quan của tình yêu chỉ đơn thuần là một “kinh ghìệm tâm lý” - là điều gì xảy ra bên trong tôi. Khi hai người nam nữ gặp nhau, họ có thể tự động cảm thấy cả hai đều thu hút nhau về thể lý vì “vẻ đẹp” của nhau (ngài gọi đó là hấp dẫn về cảm giác). Và họ cũng có thể thu hút nhau về tình cảm vì nam tính hay nữ tính của nhau (ngài gọi đó là tình cảm). Những ước muốn về cảm giác và những đáp ứng về tình cảm này không phải là điều xấu. Thật ra, chúng có thể được dùng làm “vật liệu thô” mà từ đó yêu chân chính được phát triển tình. Tuy nhiên, những đáp ứng này không tiêu biểu cho chính tình yêu. Ở mức độ này, chúng chỉ là những hấp dẫn đối với thân xác hay nam tính hoặc nữ tính của người kia, chứ không phải tình yêu dành cho chính người kia.
Bình diện khách quan của tình yêu còn hơn kinh nghiệm thể lý xảy ra trong tôi nhiều. Nó là “một sự kiện giữa hai nguời.” Nó liê quan đến điều gì thật sự xảy ra trong liên hệ giữa hai người, chứ không phải chỉ những cảm giác thú vị tôi cảm nghiệm được khi tôi ở với người kia. Bình diện khách quan của tình yêu liên quan đến một quyết tâm hỗ tương của ý chí để làm điều gì tốt nhất cho người kia, và nhân đức có thể giúp người kia theo đuổi điều gì tốt nhất cho họ. Hơn nữa tình yêu trọn nghĩa liên quan đến việc hiến thân - một sự từ bỏ ý mình, một quyết định giới hạn sự tự lập của mình để được tự do hơn mà phục vụ người kia.
Cho nên những thắc mắc chân chính trong tình yêu không phải là những thắc mắc chủ quan: “Tôi có những cảm giác hay những ước muốn mãnh liệt đối với người yêu của tôi không? Nàng hay chàng có những cảm giác hay những ước muốn giác quan mãnh liệt đối với tôi không?” Ai cũng có thể có cảm giác hay ước muốn đối với người khác. Nhưng không phải mọi người đều có nhân đức và quyết tâm để làm cho tình yêu tự hiến xảy ra.
Giá Trị Tính Dục
Bây giờ hãy trở lại vấn đề đức trong sạch. TĐC Gioan Phaolô II vạch ra rằng diện chủ quan của tình yêu được phát triển nhanh hơn và được cảm thấy cách mãnh liệt hơn diện khách quan. Trên mức độ khách quan, cần rất nhiều thời gian và cố gắng để vun trồng một tình bạn nhân đức. Những liên hệ đặt trọng tâm vào một tình yêu hoàn toàn hiến mình và một tinh thần trách nhiệm sâu xa đối với người kia như là một món quà không tự động xảy ra.
Tuy nhiên, ở bình diện chủ quan, người ta không mất nhiều thì giờ và không cần cố gắng gì hết để cảm nghiệm được ước muốn cảm quan hay mong nhớ tình cảm đối với một người khác phái. Những phản ứng như thế có thể xảy ra ngay lập tức. Hơn nữa, những hưởng ứng về cảm giác và tình cảm này có thể rất mãnh liệt đến nỗi chúng chi phối việc chúng ta nhìn người khác thế nào. Trong bản tính hay sa ngã của mình, chúng ta có thể có khuynh hướng chỉ nhìn vào những người khác phái qua lăng kính của những giá trị phái tính - những giá trị cho chúng ta những thú vui tình cảm hay tính dục. Kết quả là chúng ta làm mù quáng nhận thức về họ như những con người, và chỉ nhìn họ như những dịp để chúng ta vui thỏa (x. tr. 159).
TĐC Gioan Phaolô II vạch ra rằng những cuộc gặp gỡ của chúng ta với những người khác phái thường bị pha trộn với loại ích kỷ về tình cảm hay cảm giác này. “Chân lý của Tội Tổ Tông giải thích sự dữ rất căn bản và phổ thông này – là một người khi gặp một người khác phái không chỉ đơn thuần cảm thấy 'yêu' ngay lập tức, nhưng là một cảm tình bị lẫn lộn với ao ước được hưởng thụ” (tr. 161).
Khuynh Hướng Dùng Người Khác Phái của Chúng Ta
Bạn đã nhận ra điều ấy chưa? TĐC Gioan Phaolô II nói rằng khi chúng ta gặp một người nào khác phái (một người lạ, một người bạn, một đồng nghiệp, bạn trai/bạn gái, vợ/chồng hay ngay cả vợ chồng của một người khác), chúng ta không nghĩ rằng một thái độ vô vị lợi của lòng nhân ái Kitô giáo phát sinh lập tức từ tâm hồn mình. Bởi vì chúng ta là loài hay sa ngã, những sự thu hút phức tạp của chúng ta thường bị pha lẫn với một thái độ ích kỷ muốn ở với người kia không phải vì những quan tâm đến ích lợi của người ấy, nhưng vì những đợt khoái cảm hay thú vui cảm giác mà chúng ta có thể nhận được chỉ vì gần người ấy. Nói cách khác, khi một thiếu niên gặp một thiếu nữ, họ không tự động rơi vào một tình yêu chân chính, hy sinh, quyết tâm cho người kia. Thay vào đó, trong khi cảm thấy bị lôi cuốn lại với nhau, họ bị cám dỗ nhìn đến nhau như những đối tượng để thỏa mãn những nhu cầu tình cảm hay những thèm muốn xác thịt của mình.
Một lần nữa, những phản ứng này đối với những giá trị phái tính tự chúng không phải là xấu. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cẩn thận, nhiên liệu thô này có thể bị dùng làm lối thoát cho những thú vui tình cảm hay cảm giác của mình. Và bao lâu điều đó xảy ra, thì tình yêu vô vị lợi đối với người khác sẽ không bao giờ phát triển được. Đó là lý do tại sao chúng ta cần một nhân đức có thể giúp chúng ta phối hợp những lôi cuốn về cảm giác và tình cảm với tình yêu chân chính đối với người khác như một người. TĐC Gioan Phaolô II tiếp tục, “Bởi vì những rung cảm và hành động phát xuất từ những phản ứng thuộc tính dục, và những tình cảm liên quan đến chúng, có khuynh hướng làm cho tình yêu mất đi sự trong sáng rõ ràng của nó – nên cần có một nhân đức đặc biệt để bảo vệ tính chất thật sự khách quan của nó. Nhân đức đặc biệt này là nhân đức trong sạch” (tr. 146).
Đức Trong Sạch: Nhân Đức Bảo Vệ Tình Yêu
Bây giờ chúng ta có thể thấy tại sao đức trong sạch lại quá cần thiết cho tình yêu như thế. Thay vì là điều cản trở tình yêu của chúng ta, đức trong sạch là điều làm cho có thể phát sinh tình yêu. Nó bảo vệ tình yêu khỏi rơi vào những thái độ ích kỷ, vị lợi và giúp chúng ta yêu cách vô vị lợi - bất chấp những tình cảm mãnh liệt hay những khoái cảm chúng ta có thể nhận được từ người yêu của mình.
Nếu chúng ta thật sự yêu một người khác phái, chúng ta phải nhìn rõ hơn chỉ những giá trị tính dục của người ấy. Chúng ta phải nhìn vào giá trị đầy đủ của người ấy như một con người và đối xử lại với người ấy trong một tình yêu vô vị lợi. TĐC Gioan Phaolô II nói rằng đức trong sạch chỉ cho phép chúng ta làm như thế. “Bản chất của đức trong sạch bao gồm sự mau mắn xác nhận giá trị của một người trong mọi hoàn cảnh và việc nâng lên mức độ con người tất cả mọi phản ứng về giá trị của ‘thân xác và tính dục’” (tr. 171).
Tuy nhiên, một người không có đức trong sạch thì ở trong một tình trạng rất đáng buồn: người ấy không được tự do để yêu. Người ấy có thể có một số ý định tốt và một ước muốn chân thành săn sóc cho người yêu của mình, nhưng vì không có đức trong sạch, tình yêu của người ấy không bao giờ thăng hoa, bởi nó không tinh tuyền. Tình yêu này sẽ bị pha trộn với một khuynh hướng nhìn người yêu của mình chỉ theo những giá trị tính dục của nàng, là những gì làm cho lòng anh vui thích về tình cảm hay làm cho những thèm muốn xác thịt dậy lên trong thân xác anh. TĐC Gioan Phaolô II giải thích rằng “một người không có đức trong sạch không thể yêu người yêu của mình một cách vô vị lợi vì nàng là một con người, bởi vì lòng anh ta chỉ bận tâm đến những thú vui tình cảm và giác cảm mà anh ta nhận được từ nàng” (tr. 164).
Nhưng đức trong sạch làm cho người ta thấy rõ không những chỉ các giá trị tính dục của người yêu mà còn hơn nữa, giá trị của nàng như một con người. Được giải thoát khỏi những thái độ vị lợi, một người trong sạch được tự do để yêu. “Chỉ những người thanh niên và phụ nữ trong sạch mới có khả năng yêu thật. Bởi vì đức trong sạch giải thoát sự liên hệ của họ, kể cả việc chăn gối vợ chồng, khỏi khuynh hướng dùng người khác... và nhờ vậy, việc giải thoát khỏi khuynh hướng này đưa vào đời sống chung của họ và quan hệ chăn gối của họ một thái độ đặc biệt đối với ‘việc yêu thương nhân ái’” (tr. 171).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Viết theo Love and Responsibility--Resenting Chastity Eward P. Sri, From the Jan/Feb 2006 Issue of Lay Witness Magazine
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:01 09/09/2009
SAU KHI TRÈO LÊN ĐỈNH NÚI
Chó sói đã hao tổn nhiều sức lực mới thật không dễ dàng trèo lên đỉnh núi, nó nhìn xuống, nhà cửa chi chít, cất giọng ngạo mạn: “Chả trách người xưa đã nói, đứng trên núi Thái sơn mà nhìn thì thấy thiên hạ quá nhỏ, rốt cuộc hôm nay ta cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói này”.
Nói chưa dứt, thì từ xa xa truyền lại thanh âm như sấm đánh: “Mày nói sai rồi, với ta mà nói, thì mày vẫn còn ở dưới chân núi ấy”.
Chó sói ngẩng đầu lên, một ngọn núi cao to đồ sộ đang đứng sừng sững sau lưng nó, ngay cả một góc trời đều bị che lấp, chó sói nhìn nhìn chỗ mình đứng, ngờ vực không hiểu, bèn hỏi:
_ “Như vậy xét cho cùng, bây giờ tôi đang đứng trên đỉnh núi, hay là ở dưới chân núi?”
Núi lớn cười ha hả một hồi rồi nói:
_ “Cái này thì cần phải coi mày nhìn lên hay nhìn xuống!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Người ta hay nói: núi này cao còn có núi khác cao hơn, bàn tay có ngón ngắn ngón dài, người giỏi thì có người giỏi hơn.
Con chó sói chỉ mới trèo lên một ngọn núi, mà cứ tưởng là cao nhất thiên hạ, ai dè lại có ngọn núi cao to hơn, lớn hơn đang ở phía sau nó.
Có người đi học chỗ này một chút, chỗ kia một chút, coi sách hai chút, gộp tất cả các chút ấy lại, phần căn bản chưa xong, vậy mà đi đâu cũng muốn tỏ ra mình là người giỏi nên coi ai không ra gì, thậm chí phê bình lung tung tác giả này, nhạc sĩ nọ, giáo sư kia. Hay lăng xăng trước mặt mọi người, làm trò cười cho thiên hạ, đó là hạng người mà tâm lý học phân loại là “năng động”, thích làm chuyện cho người ta để ý.
Cái tội nghiệp của người kiêu ngạo là ở đó, lên không được mà xuống cũng không xong, nhưng thực ra lên xuống cũng do tâm hồn họ mà ra, nếu họ khiêm tốn nhận mình còn cần phải học hỏi nhiều, thì là một may mắn cho cơ hội tiến thân của họ.
Chuyện kể rằng: “Vì nhu cầu cần có bài hát để ca tụng Thánh Tâm Chúa Giê-su, người ta mời hai vị linh mục nổi tiếng đạo đức, uyên thâm thần học và yêu mến Thánh Thể cách đặc biệt để sáng tác lời thơ chúc tụng Thánh Thể,đó là thánh Tôma Aquino và thánh Bônaventura. Khi thánh Tôma đọc cho ban tổ chức nghe, thì người ta thấy thánh Bônaventura đang cử động đôi tay dưới gầm bàn, lúc người ta mời ngài đọc tác phẩm của mình, thì ngài đưa hai tay lên trời- một đống giấy vụn- các cử toạ ngạc nhiên hết sức, ngài nói: “Cha Tôma viết hay quá, tuyệt với, không có gì có thể hay hơn nữa, nên con đã xé bài của con rồi…”
Thật là một nhân đức khiêm tốn tuyệt vời, người ta cũng nói rằng, nếu thánh Bônaventura không xé vụn tác phẩm của mình, thì kho tàng văn chương của Giáo Hội sẽ có thêm một tuyệt tác nữa, thật đáng tiếc và cũng đáng khâm phục thay.
Người khiêm tốn thật là người biết nhận ra những giới hạn của mình.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Chó sói đã hao tổn nhiều sức lực mới thật không dễ dàng trèo lên đỉnh núi, nó nhìn xuống, nhà cửa chi chít, cất giọng ngạo mạn: “Chả trách người xưa đã nói, đứng trên núi Thái sơn mà nhìn thì thấy thiên hạ quá nhỏ, rốt cuộc hôm nay ta cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói này”.
Nói chưa dứt, thì từ xa xa truyền lại thanh âm như sấm đánh: “Mày nói sai rồi, với ta mà nói, thì mày vẫn còn ở dưới chân núi ấy”.
Chó sói ngẩng đầu lên, một ngọn núi cao to đồ sộ đang đứng sừng sững sau lưng nó, ngay cả một góc trời đều bị che lấp, chó sói nhìn nhìn chỗ mình đứng, ngờ vực không hiểu, bèn hỏi:
_ “Như vậy xét cho cùng, bây giờ tôi đang đứng trên đỉnh núi, hay là ở dưới chân núi?”
Núi lớn cười ha hả một hồi rồi nói:
_ “Cái này thì cần phải coi mày nhìn lên hay nhìn xuống!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Người ta hay nói: núi này cao còn có núi khác cao hơn, bàn tay có ngón ngắn ngón dài, người giỏi thì có người giỏi hơn.
Con chó sói chỉ mới trèo lên một ngọn núi, mà cứ tưởng là cao nhất thiên hạ, ai dè lại có ngọn núi cao to hơn, lớn hơn đang ở phía sau nó.
Có người đi học chỗ này một chút, chỗ kia một chút, coi sách hai chút, gộp tất cả các chút ấy lại, phần căn bản chưa xong, vậy mà đi đâu cũng muốn tỏ ra mình là người giỏi nên coi ai không ra gì, thậm chí phê bình lung tung tác giả này, nhạc sĩ nọ, giáo sư kia. Hay lăng xăng trước mặt mọi người, làm trò cười cho thiên hạ, đó là hạng người mà tâm lý học phân loại là “năng động”, thích làm chuyện cho người ta để ý.
Cái tội nghiệp của người kiêu ngạo là ở đó, lên không được mà xuống cũng không xong, nhưng thực ra lên xuống cũng do tâm hồn họ mà ra, nếu họ khiêm tốn nhận mình còn cần phải học hỏi nhiều, thì là một may mắn cho cơ hội tiến thân của họ.
Chuyện kể rằng: “Vì nhu cầu cần có bài hát để ca tụng Thánh Tâm Chúa Giê-su, người ta mời hai vị linh mục nổi tiếng đạo đức, uyên thâm thần học và yêu mến Thánh Thể cách đặc biệt để sáng tác lời thơ chúc tụng Thánh Thể,đó là thánh Tôma Aquino và thánh Bônaventura. Khi thánh Tôma đọc cho ban tổ chức nghe, thì người ta thấy thánh Bônaventura đang cử động đôi tay dưới gầm bàn, lúc người ta mời ngài đọc tác phẩm của mình, thì ngài đưa hai tay lên trời- một đống giấy vụn- các cử toạ ngạc nhiên hết sức, ngài nói: “Cha Tôma viết hay quá, tuyệt với, không có gì có thể hay hơn nữa, nên con đã xé bài của con rồi…”
Thật là một nhân đức khiêm tốn tuyệt vời, người ta cũng nói rằng, nếu thánh Bônaventura không xé vụn tác phẩm của mình, thì kho tàng văn chương của Giáo Hội sẽ có thêm một tuyệt tác nữa, thật đáng tiếc và cũng đáng khâm phục thay.
Người khiêm tốn thật là người biết nhận ra những giới hạn của mình.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 09/09/2009
N2T |
50. Khiêm tốn là dấu hiệu rõ ràng của người được chọn, mà kiêu ngạo là dấu hiệu rõ ràng của người bị loại bỏ.
(Thánh Crispin)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 09/09/2009
N2T |
222. Cái gốc giúp người chính là vui vẻ.
Đức Giêsu là Đấng Kitô theo nghĩa nào?
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
18:40 09/09/2009
Chúa Nhật 24 Thường niên B
Đã đến lúc Chúa Giêsu cần làm một cuộc thăm dò dư luận (kiểu mini bỏ túi) để biết quan điểm của dân chúng và đặc biệt là của các môn đệ thân tín về căn tính đích thực của Ngài. Dân chúng xem ra còn hoài nghi nên có nhiều ý kiến trái ngược.
Một số người cho rằng Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả. Dựa vào đâu mà họ quả quyết như thế ? Họ dựa vào sự kiện Chúa Giêsu cũng làm phép rửa và cũng kêu gọi người ta sám hối như Gioan. Câu trả lời của họ đúng hay sai ? Chỉ đúng 1/4.
Một số khác lại nghĩ rằng Chúa Giêsu là Êlia. Tại sao lại là Êlia ? Chúa Giêsu có điểm nào giống Êlia ? Vì Chúa Giêsu cũng là người hay làm phép lạ như Êlia đã từng làm. Lời khẳng định của họ đúng hay sai ? Đúng nhưng cũng chỉ mới đúng 1/4.
Một số khác nữa lại khẳng định Chúa Giêsu là một ngôn sứ đại loại như bất kỳ một ngôn sứ nào khác. Vì sao ? Vì họ thấy Chúa Giêsu cũng nói lời của Thiên Chúa, nói nhân danh Giavê Thiên Chúa mà thôi. Khẳng định này cũng chỉ đúng có 1/4.
Đến đây thì Chúa Giêsu muốn nghe một ý kiến khác, ý kiến của chính các môn đệ là những mgười đã từng sống gần gũi thân mật với Ngài. Phêrô đại diện các Tông đồ tuyên xưng cách mạnh mẽ và dứt khoát rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô. Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu chờ đợi từ lâu, và cũng là câu trả lời làm hài lòng Ngài nhất.
Tuy nhiên xét cho cùng thì câu trả lời này cũng chỉ đúng 1/2, tức là mới chỉ đúng một nửa. Đúng về mặt danh xưng, tức là tước hiệu của Đức Giêsu: Đấng Kitô nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đấng Kitô nghĩa là Đấng thiên sai đến để hoàn tất lịch sử mà mọi người trông đợi. Nếu chỉ dựa vào khía cạnh này mà cho điểm, có lẽ Phêrô sẽ được điểm tuyệt đối, điểm 10/10.
Còn hiểu về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu thì Phêrô bị lãnh điểm zêrô. Vì ông đã hiểu sai hoàn toàn về cách thức cứu thế, về phương thế cứu độ mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện. Trong tâm thức của Phêrô và của đại đa số dân chúng thì họ vẫn mong đợi một Đấng Cứu Thế uy nghi ngự giá mây trời mà đến như sứ ngôn Đaniel đã loan báo. Họ vẫn trông chờ một Đấng Thiên Sai Vua theo kiểu trần thế, đấng đến làm cách mạng lật đổ ách thống trị của Rôma và tái lập một Israael hùng cường. Nói khác đi, họ vẫn còn quan niệm một Đấng Mêsia đến để thống trị hơn là để phục vụ.
Đâu là lý chứng khẳng định Phêrô đã sai về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu ? Lý chứng đó là Phêrô đã bị Chúa Giêsu quở trách khi ông căn ngăn Chúa về con đường cứu thế mà Ngài sẽ đi. Chúa Giêsu quở trách ông là Satan. Ngài cũng điểm chỉ cho Phêrô thấy rằng tư tưởng của ông là tư tưởng của người trần mắt thịt chứ không phải là của Thiên Chúa.
Thế thì con đường cứu thế mà Chúa Giêsu sẽ đi là con đường nào ? Đó là con đường đau khổ, con đường thập giá: “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại”. Đó là con đường của người tôi trung mà ngôn sứ Isaia đã loan báo như chúng ta vừa nghe trong bài đọc I. Đó là con đường phục vụ, con đường hiến dâng: “Ta đến không phải để được phục vụ nhưng đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người”. Con đường đó cũng là con đường mà tất cả những ai muốn theo Ngài sẽ phải đi: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”…
Hôm nay Đức Kitô đối với tôi là ai ? Phải chăng Ngài chỉ là một thần tượng như bao thần tượng khác, hay khá hơn Ngài chỉ là một siêu nhân ? Nếu tôi tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất đã đi con đường thập giá tử nạn, con đường hi sinh phục vụ, thì tôi cũng phải đi con đường ấy. Vậy tôi đã chọn lựa con đường mà Chúa Giêsu đã đi hay chưa ? Và nếu tôi đã dứt khoát lựa chọn rồi, thế thì tôi đã can đảm bước theo Ngài chưa hay còn chần chừ e sợ ?
Đã đến lúc Chúa Giêsu cần làm một cuộc thăm dò dư luận (kiểu mini bỏ túi) để biết quan điểm của dân chúng và đặc biệt là của các môn đệ thân tín về căn tính đích thực của Ngài. Dân chúng xem ra còn hoài nghi nên có nhiều ý kiến trái ngược.
Một số người cho rằng Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả. Dựa vào đâu mà họ quả quyết như thế ? Họ dựa vào sự kiện Chúa Giêsu cũng làm phép rửa và cũng kêu gọi người ta sám hối như Gioan. Câu trả lời của họ đúng hay sai ? Chỉ đúng 1/4.
Một số khác lại nghĩ rằng Chúa Giêsu là Êlia. Tại sao lại là Êlia ? Chúa Giêsu có điểm nào giống Êlia ? Vì Chúa Giêsu cũng là người hay làm phép lạ như Êlia đã từng làm. Lời khẳng định của họ đúng hay sai ? Đúng nhưng cũng chỉ mới đúng 1/4.
Một số khác nữa lại khẳng định Chúa Giêsu là một ngôn sứ đại loại như bất kỳ một ngôn sứ nào khác. Vì sao ? Vì họ thấy Chúa Giêsu cũng nói lời của Thiên Chúa, nói nhân danh Giavê Thiên Chúa mà thôi. Khẳng định này cũng chỉ đúng có 1/4.
Đến đây thì Chúa Giêsu muốn nghe một ý kiến khác, ý kiến của chính các môn đệ là những mgười đã từng sống gần gũi thân mật với Ngài. Phêrô đại diện các Tông đồ tuyên xưng cách mạnh mẽ và dứt khoát rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô. Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu chờ đợi từ lâu, và cũng là câu trả lời làm hài lòng Ngài nhất.
Tuy nhiên xét cho cùng thì câu trả lời này cũng chỉ đúng 1/2, tức là mới chỉ đúng một nửa. Đúng về mặt danh xưng, tức là tước hiệu của Đức Giêsu: Đấng Kitô nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đấng Kitô nghĩa là Đấng thiên sai đến để hoàn tất lịch sử mà mọi người trông đợi. Nếu chỉ dựa vào khía cạnh này mà cho điểm, có lẽ Phêrô sẽ được điểm tuyệt đối, điểm 10/10.
Còn hiểu về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu thì Phêrô bị lãnh điểm zêrô. Vì ông đã hiểu sai hoàn toàn về cách thức cứu thế, về phương thế cứu độ mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện. Trong tâm thức của Phêrô và của đại đa số dân chúng thì họ vẫn mong đợi một Đấng Cứu Thế uy nghi ngự giá mây trời mà đến như sứ ngôn Đaniel đã loan báo. Họ vẫn trông chờ một Đấng Thiên Sai Vua theo kiểu trần thế, đấng đến làm cách mạng lật đổ ách thống trị của Rôma và tái lập một Israael hùng cường. Nói khác đi, họ vẫn còn quan niệm một Đấng Mêsia đến để thống trị hơn là để phục vụ.
Đâu là lý chứng khẳng định Phêrô đã sai về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu ? Lý chứng đó là Phêrô đã bị Chúa Giêsu quở trách khi ông căn ngăn Chúa về con đường cứu thế mà Ngài sẽ đi. Chúa Giêsu quở trách ông là Satan. Ngài cũng điểm chỉ cho Phêrô thấy rằng tư tưởng của ông là tư tưởng của người trần mắt thịt chứ không phải là của Thiên Chúa.
Thế thì con đường cứu thế mà Chúa Giêsu sẽ đi là con đường nào ? Đó là con đường đau khổ, con đường thập giá: “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại”. Đó là con đường của người tôi trung mà ngôn sứ Isaia đã loan báo như chúng ta vừa nghe trong bài đọc I. Đó là con đường phục vụ, con đường hiến dâng: “Ta đến không phải để được phục vụ nhưng đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người”. Con đường đó cũng là con đường mà tất cả những ai muốn theo Ngài sẽ phải đi: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”…
Hôm nay Đức Kitô đối với tôi là ai ? Phải chăng Ngài chỉ là một thần tượng như bao thần tượng khác, hay khá hơn Ngài chỉ là một siêu nhân ? Nếu tôi tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất đã đi con đường thập giá tử nạn, con đường hi sinh phục vụ, thì tôi cũng phải đi con đường ấy. Vậy tôi đã chọn lựa con đường mà Chúa Giêsu đã đi hay chưa ? Và nếu tôi đã dứt khoát lựa chọn rồi, thế thì tôi đã can đảm bước theo Ngài chưa hay còn chần chừ e sợ ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Giá, Tự Do và Tình yêu
Vũ Văn An
00:02 09/09/2009
Trong hội nghị tại Rimini, do Phong Trào Hiệp Thông và Giải Phóng bảo trợ, vừa chấm dứt vào Thứ Bẩy tuần trước, nhà phân tâm học và trị liệu tâm lý Alessandro Meluzzi đã trình bày việc con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ chính mình ra sao trong các chiều kích cho đi và hy sinh được cụ thể hóa nơi thánh giá. Ông vốn là tác giả cuốn "Abbracciare la Croce: Dolore, libertà e tenerezza in Dio" [Ôm Lấy Thánh Giá: Đau Khổ, Tự Do và Âu Yếm trong Thiên Chúa]. Meluzzi cũng là sáng lập viên các trung tâm xã hội hợp tác phục hồi cho thanh thiếu niên và người trưởng thành mắc các hình thức bệnh tâm thần. Phong trào này có tên là Mẹ Tình Thương Chào Đón [Madre dell'Accoglienza]. Ông là một phụ phó tế thụ phong trong Nghi Lễ Melkite, hiệp thông với Rôma, và đồng thời là giám đốc khoa học của Scuola Superiore di Umanizzazione della Medicina [Trường Nhân Bản Hóa Y Khoa].
Theo Meluzzi, kinh nghiệm tang chế, y như kinh nghiệm bị bỏ rơi, mất mát, thất vọng và thua cuộc, đều là các kinh nghiệm có tính xây dựng và không thể nào tránh né được trong thân phận nhân bản. Ông cũng cho rằng, trong đau khổ và nói chung trong những thời khắc bị thử thách, thường xuất hiện những câu hỏi và câu trả lời có liên quan tới ý nghĩa sâu sắc nhất về con người, và những câu hỏi và câu giải đáp ấy thúc đẩy ta đi tìm thể thần linh.
Nhà phân tâm học này gợi ý rằng đó là lời mời gọi ta nhìn đau khổ như một cơ hội để tái khám phá ra chính mình và đời người “như một cuộc leo lên Canvariô đầy hân hoan”. Theo quả quyết của ông, đi theo thánh giá bao giờ cũng có an ủi. “Ta biết rằng Thiên Chúa hoàn toàn dự phần vào mầu nhiệm nhân bản, và bằng một hành vi tự do và đầy yêu thương, đã chọn trở thành người để chia sẻ bản tính con người, trong mọi sự chỉ trừ tội lỗi, một bản tính vốn gồm chết chóc, đau khổ và thánh giá. Ông giải thích rằng Thiên Chúa, Đấng nhượng bộ con người và bị treo trên thánh giá, đã lôi kéo toàn bộ nhân loại về với Người trong một cái ôm hôn phổ quát mà trong đó cũng có một khám phá: khám phá ra chiều kích thần linh ẩn dấu trong cõi sâu thẳm của trái tim nhân bản.
Không thể nào tránh được
Trong phần giới thiệu cuốn sách, tác giả cũng nói tới một nguồn gốc đầy ý nghĩa khác: “Đời ta chỉ có nghĩa khi nó trở thành một món quà cho đi”. Thực thế, theo ông, nếu cuộc hiện sinh chỉ được hiểu như một chiếm hữu hoàn toàn bản thân mình, thì nó chỉ là hư không; thực tại không thể là kết quả của hành vi nội quan riêng tư chỉ biết lo lắng đến chính mình.
Theo Meluzzi, Thiên Chúa “đã bước vào con đường tình yêu trong đó đau khổ là điều không thể tránh được” để chỉ ra rằng “tự do chọn lựa nhất thiết mang theo nó một thương số đau khổ”. Thực vậy, “đau khổ mà ta nhận thức được luôn tỷ lệ thuận với mức độ tự do ta mưu cầu”. Chính vì vậy, “người ghiền ma túy […] từ khước mức độ tự do cao nhất, khi anh ta đi tìm thuốc mê, vì chỉ nhờ thuốc mê anh ta mới thành công chặn đứng được khả thể tự do, và do đó, khả thể đau khổ”.
Meluzzi cho biết thêm: “Do đó, ai muốn mưu tìm tự do […] phải chấp nhận không những khả thể, mà trên hết còn là sự nhất thiết, sự cần thiết của đau khổ”. Sự tự do nhân bản đó “được phản ảnh nơi tự do đầy huyền nhiệm của Thiên Chúa, một Thiên Chúa từng cho phép thụ tạo được tự do yêu Người hay không yêu Người đến độ đã đóng đinh Người; như thế, thánh giá là cái giá mà Thiên Chúa phải trả để chuộc lấy tự do cho con người, không những để cứu chuộc họ mà còn hoàn toàn chia sẻ với họ trong bản tính con người”.
Từ ơn gọi con người phải mở lòng ra với người lân cận của mình, người ta thấy hiển nhiên rằng “ta sẽ đạt được hạnh phúc nếu ta chịu dự phần vào mối liên hệ xót thương, một mối liên hệ đơn giản chỉ có nghĩa là cùng chịu đau khổ với người khác”. Nhà phân tâm học này nói thêm: “Ta chỉ có thể hiểu được ta nhờ hành vi liên hệ. Thực vậy, nếu liên hệ không có, thì cả tư tưởng, hữu thể lẫn bản sắc cũng không có. Mối liên hệ nào có yêu thương và cho đi làm thành quả đều là yếu tính của mầu nhiệm Kitô Giáo”.
Nền linh đạo Cácmêlô
Trong lời phi lộ cho cuốn sách của Meluzzi, Cha Roberto Fornara, bề trên Trung Tâm Liên Tỉnh Dòng Cácmêlô ở Rôma, giải thích mối liên hệ giữa đau khổ, tình yêu và tự do trong nền linh đạo Cácmêlô, như trong tư tưởng của Thánh Gioan Thánh Giá chẳng hạn.
Vị linh mục này cho rằng “Kinh nghiệm của Thánh Gioan Thánh Giá, bắt đầu từ lúc còn thơ ấu, đã qui hướng ngài về tính hoa trái của thử thách, ở một bình diện bao quát hơn, được coi như điểm qui chiếu về thánh giá”. Ngài nói thêm: “Đối với thánh nhân, thánh giá […] là hiện thân trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Thánh giá là địa điểm vâng lời của tình yêu Chúa Con dành cho Chúa Cha”.
Cha Fornara cho rằng bốn thế kỷ sau, các ý tưởng trên đã được lặp lại qua ngòi bút của một nữ tu Cácmêlô vĩ đại, Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá hay Edith Stein, một người Do Thái, “một người con gái sâu sắc của dân tộc mình”, người nhận thức rõ rằng “bất cứ ai hiểu giá trị thánh giá Chúa Kitô, phải mang lấy thánh giá ấy nhân danh mọi người”.
Tuy nhiên, sự khôn ngoan của thánh giá không phải chỉ là đặc quyền của các thánh, các nhà huyền nhiệm và các thần học gia. Cha Fornara viết: “mà là chính con người, một con người hàng ngày được mời gọi đương đầu với mầu nhiệm thánh giá, với mầu nhiệm sự ác, bạo hành, đau khổ của người vô tội, mầu nhiệm chiến tranh, lạm quyền, các bệnh vô phương cứu chữa, mầu nhiệm mâu thuẫn tính của thực tại”.
Cha kết luận: cuốn sách của Meluzzi không hẳn là lời mời tự ý vác thánh giá, cho bằng phó mình cho Thiên Chúa chịu đóng đinh, Đấng vốn là chuyên gia của tình yêu, chuyên gia của tình người.
Theo Meluzzi, kinh nghiệm tang chế, y như kinh nghiệm bị bỏ rơi, mất mát, thất vọng và thua cuộc, đều là các kinh nghiệm có tính xây dựng và không thể nào tránh né được trong thân phận nhân bản. Ông cũng cho rằng, trong đau khổ và nói chung trong những thời khắc bị thử thách, thường xuất hiện những câu hỏi và câu trả lời có liên quan tới ý nghĩa sâu sắc nhất về con người, và những câu hỏi và câu giải đáp ấy thúc đẩy ta đi tìm thể thần linh.
Lên Đỉnh Calvary |
Không thể nào tránh được
Trong phần giới thiệu cuốn sách, tác giả cũng nói tới một nguồn gốc đầy ý nghĩa khác: “Đời ta chỉ có nghĩa khi nó trở thành một món quà cho đi”. Thực thế, theo ông, nếu cuộc hiện sinh chỉ được hiểu như một chiếm hữu hoàn toàn bản thân mình, thì nó chỉ là hư không; thực tại không thể là kết quả của hành vi nội quan riêng tư chỉ biết lo lắng đến chính mình.
Theo Meluzzi, Thiên Chúa “đã bước vào con đường tình yêu trong đó đau khổ là điều không thể tránh được” để chỉ ra rằng “tự do chọn lựa nhất thiết mang theo nó một thương số đau khổ”. Thực vậy, “đau khổ mà ta nhận thức được luôn tỷ lệ thuận với mức độ tự do ta mưu cầu”. Chính vì vậy, “người ghiền ma túy […] từ khước mức độ tự do cao nhất, khi anh ta đi tìm thuốc mê, vì chỉ nhờ thuốc mê anh ta mới thành công chặn đứng được khả thể tự do, và do đó, khả thể đau khổ”.
Meluzzi cho biết thêm: “Do đó, ai muốn mưu tìm tự do […] phải chấp nhận không những khả thể, mà trên hết còn là sự nhất thiết, sự cần thiết của đau khổ”. Sự tự do nhân bản đó “được phản ảnh nơi tự do đầy huyền nhiệm của Thiên Chúa, một Thiên Chúa từng cho phép thụ tạo được tự do yêu Người hay không yêu Người đến độ đã đóng đinh Người; như thế, thánh giá là cái giá mà Thiên Chúa phải trả để chuộc lấy tự do cho con người, không những để cứu chuộc họ mà còn hoàn toàn chia sẻ với họ trong bản tính con người”.
Từ ơn gọi con người phải mở lòng ra với người lân cận của mình, người ta thấy hiển nhiên rằng “ta sẽ đạt được hạnh phúc nếu ta chịu dự phần vào mối liên hệ xót thương, một mối liên hệ đơn giản chỉ có nghĩa là cùng chịu đau khổ với người khác”. Nhà phân tâm học này nói thêm: “Ta chỉ có thể hiểu được ta nhờ hành vi liên hệ. Thực vậy, nếu liên hệ không có, thì cả tư tưởng, hữu thể lẫn bản sắc cũng không có. Mối liên hệ nào có yêu thương và cho đi làm thành quả đều là yếu tính của mầu nhiệm Kitô Giáo”.
Nền linh đạo Cácmêlô
Thánh Gioan Thánh Giá |
Vị linh mục này cho rằng “Kinh nghiệm của Thánh Gioan Thánh Giá, bắt đầu từ lúc còn thơ ấu, đã qui hướng ngài về tính hoa trái của thử thách, ở một bình diện bao quát hơn, được coi như điểm qui chiếu về thánh giá”. Ngài nói thêm: “Đối với thánh nhân, thánh giá […] là hiện thân trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Thánh giá là địa điểm vâng lời của tình yêu Chúa Con dành cho Chúa Cha”.
Cha Fornara cho rằng bốn thế kỷ sau, các ý tưởng trên đã được lặp lại qua ngòi bút của một nữ tu Cácmêlô vĩ đại, Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá hay Edith Stein, một người Do Thái, “một người con gái sâu sắc của dân tộc mình”, người nhận thức rõ rằng “bất cứ ai hiểu giá trị thánh giá Chúa Kitô, phải mang lấy thánh giá ấy nhân danh mọi người”.
Tuy nhiên, sự khôn ngoan của thánh giá không phải chỉ là đặc quyền của các thánh, các nhà huyền nhiệm và các thần học gia. Cha Fornara viết: “mà là chính con người, một con người hàng ngày được mời gọi đương đầu với mầu nhiệm thánh giá, với mầu nhiệm sự ác, bạo hành, đau khổ của người vô tội, mầu nhiệm chiến tranh, lạm quyền, các bệnh vô phương cứu chữa, mầu nhiệm mâu thuẫn tính của thực tại”.
Cha kết luận: cuốn sách của Meluzzi không hẳn là lời mời tự ý vác thánh giá, cho bằng phó mình cho Thiên Chúa chịu đóng đinh, Đấng vốn là chuyên gia của tình yêu, chuyên gia của tình người.
Ấn Độ chuẩn bị cho Đại Hội Truyền Giáo lần đầu tiên
Nguễn Hoàng Thương
07:31 09/09/2009
Mumbai (AsiaNews) - Giáo Hội tại Ấn Độ đang chuẩn bị để cử hành Đại hội Truyền giáo Ấn Độ lần thứ nhất, Ban tổ chức đã công khai một số chi tiết về các sự kiện sắp tới, cung cấp một số thông tin về các chiến lược thông tin cho đại hội. Đại hội dự kiến diễn ra từ 14 đến 18 tháng Mười ở Chủng viện Thánh Piô X ở Goregaon, Mumbai.
Các nhà tổ chức cho hay trên trang web rằng Đại hội Truyền giáo Ấn Độ "là ước mơ của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nó là hồi ức tốt đẹp về ngài". Đó là "một cơ hội để xem xét lại sự dấn thân của chính chúng ta vào công cuộc truyền giáo trên mọi bình diện".
Đức Hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ (CCBI) cho hay rằng "Đại Hội Truyền Giáo là một hoạt động kỷ niệm 2.000 năm lịch sử của Giáo Hội tại Ấn Độ" cũng như "là lời kêu gọi canh tân cuộc lữ hành đức tin của chúng ta".
Cuộc hội ngộ ở Mumbai sẽ mang đến cơ hội cho cả ba bộ phận của Hội đồng Giám mục Công giáo - Latin, Syro-Malabar và Syro-Malankara - đến với nhau: "Với Đại hội Truyền giáo Ấn Độ này, Giáo Hội Ấn Độ hy vọng sẽ đề cao chiều sâu của căn tính Kitô giáo của chúng ta", và mang đến "một sự hiểu biết hơn về lời kêu gọi của chúng ta cũng như canh tân tầm hiểu biết về công việc Truyền Giáo", vốn là một trong những việc phục vụ, phục vụ con người, "để theo và biết Chúa Giêsu tốt hơn".
Đối với Hồng y Gracias, Đại hội Truyền giáo Ấn Độ có thể là một cơ hội "để canh tân một cách rõ rệt, một cách thuyết phục, dấn thân và cống hiến cho tha nhân. Trước hết, chúng ta cần nhìn về bản thân, nhìn về sự trải nghiệm và đời sống của bản thân chúng ta, để thấy được căn tính Kitô giáo của chúng ta phù hợp với hình ảnh của Chúa Kitô. Qua việc chia sẻ những suy tư, nội tâm hóa và đồng hóa căn tính Kitô giáo của chúng ta, chúng ta sẽ có thể truyền đạt một cách hiệu quả sự trải nghiệm này cho người khác".
'Hãy Để Ánh Sáng Chiếu Soi' là chủ đề của đại hội, một chủ đề mời tất cả tín hữu sống đức tin tin của mình một cách rộng mở. Đức Hồng y giải thích thêm: "Giáo Hội tiếp tục truyền ánh sáng qua tình yêu thương, sự phục vụ và lời công bố, khi Giáo Hội thẳng tiến để củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng Ấn Độ". "Do đó, chúng ta được mời gọi và được ủy thác để trở thành ánh sáng của Chúa Kitô, rao truyền nó, trở thành thông điệp và cả trở thành người truyền thông điệp".
Hơn thế nữa, việc truyền giáo của Giáo Hội không chỉ giới hạn ở Ấn Độ. "Giáo Hội Ấn Độ có nhiều đóng góp cho Giáo Hội Á Châu". Đức Hồng y Gracias kết luận: "Chúng ta có rất nhiều người dân, nguồn lực và tài năng", những người có thể phục vụ "Giáo Hội Á Châu và Giáo Hội Hoàn Vũ" thông qua "những suy tư thần học" có thể giúp hiểu rõ "truyền giáo là gì, là một Giáo Hội nó có nghĩa là gì".
Các nhà tổ chức cho hay trên trang web rằng Đại hội Truyền giáo Ấn Độ "là ước mơ của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nó là hồi ức tốt đẹp về ngài". Đó là "một cơ hội để xem xét lại sự dấn thân của chính chúng ta vào công cuộc truyền giáo trên mọi bình diện".
Đức Hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ (CCBI) cho hay rằng "Đại Hội Truyền Giáo là một hoạt động kỷ niệm 2.000 năm lịch sử của Giáo Hội tại Ấn Độ" cũng như "là lời kêu gọi canh tân cuộc lữ hành đức tin của chúng ta".
Cuộc hội ngộ ở Mumbai sẽ mang đến cơ hội cho cả ba bộ phận của Hội đồng Giám mục Công giáo - Latin, Syro-Malabar và Syro-Malankara - đến với nhau: "Với Đại hội Truyền giáo Ấn Độ này, Giáo Hội Ấn Độ hy vọng sẽ đề cao chiều sâu của căn tính Kitô giáo của chúng ta", và mang đến "một sự hiểu biết hơn về lời kêu gọi của chúng ta cũng như canh tân tầm hiểu biết về công việc Truyền Giáo", vốn là một trong những việc phục vụ, phục vụ con người, "để theo và biết Chúa Giêsu tốt hơn".
Đối với Hồng y Gracias, Đại hội Truyền giáo Ấn Độ có thể là một cơ hội "để canh tân một cách rõ rệt, một cách thuyết phục, dấn thân và cống hiến cho tha nhân. Trước hết, chúng ta cần nhìn về bản thân, nhìn về sự trải nghiệm và đời sống của bản thân chúng ta, để thấy được căn tính Kitô giáo của chúng ta phù hợp với hình ảnh của Chúa Kitô. Qua việc chia sẻ những suy tư, nội tâm hóa và đồng hóa căn tính Kitô giáo của chúng ta, chúng ta sẽ có thể truyền đạt một cách hiệu quả sự trải nghiệm này cho người khác".
'Hãy Để Ánh Sáng Chiếu Soi' là chủ đề của đại hội, một chủ đề mời tất cả tín hữu sống đức tin tin của mình một cách rộng mở. Đức Hồng y giải thích thêm: "Giáo Hội tiếp tục truyền ánh sáng qua tình yêu thương, sự phục vụ và lời công bố, khi Giáo Hội thẳng tiến để củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng Ấn Độ". "Do đó, chúng ta được mời gọi và được ủy thác để trở thành ánh sáng của Chúa Kitô, rao truyền nó, trở thành thông điệp và cả trở thành người truyền thông điệp".
Hơn thế nữa, việc truyền giáo của Giáo Hội không chỉ giới hạn ở Ấn Độ. "Giáo Hội Ấn Độ có nhiều đóng góp cho Giáo Hội Á Châu". Đức Hồng y Gracias kết luận: "Chúng ta có rất nhiều người dân, nguồn lực và tài năng", những người có thể phục vụ "Giáo Hội Á Châu và Giáo Hội Hoàn Vũ" thông qua "những suy tư thần học" có thể giúp hiểu rõ "truyền giáo là gì, là một Giáo Hội nó có nghĩa là gì".
Tài Liệu Chúa Nhật Giáo Lý - Dạy Giáo Lý là “Dạy những gì Chúa đã dạy chúng ta”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
08:25 09/09/2009
Lời dịch giả: Thư gửi tín hữu Do Thái viết “Thuở xưa, Thiên Chúa đã phán cùng cha ông chúng ta qua các ngôn sứ bằng nhiều phần và bằng nhiều cách; nhưng vào những ngày sau hết này, Ngài đã phán cùng chúng ta qua Con của Ngài, là Ðấng mà Ngài đã cho thừa tự tất cả mọi sự, và cũng nhờ Người mà Ngài đã tạo dựng thế gian.” (DT 1:1-2). Thiên Chúa kiên nhẫn dùng một thời gian lâu dài để sửa soạn cho con người đón nhận Mặc Khải trọn vẹn của Ngài nơi Đức Kitô. Ngài dùng một phương pháp sư phạm tiệm tiến để đưa con người từ mê muội đến hiểu biết những mầu nhiệm thần linh. Việc đào luyện Đức Tin của một người là một tiến trình liên tục không ngừng từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi trở về lòng đất. Phương pháp dạy Giáo Lý cũng phải là một phương pháp tiệm tiến. Đặc biệt là khi dạy Giáo Lý các Giáo Lý viên chỉ dạy những gì Chúa đã dạy chúng ta và chú trọng đến phương pháp Chúa đã dùng mà dạy chúng ta.
Vì yêu, Thiên Chúa Ba Ngôi đã tạo dựng nên loài người với ý định mời gọi họ trở nên con cái Chúa Cha qua Đức Kitô, Con của Ngài, trong Chúa Thánh Thần. Loài người là đối tượng đặc biệt của tình yêu Thiên Chúa và ngay từ đầu đã được tạo dựng với một ơn gọi siêu nhiên là chia sẻ sự sống nội tại của Thiên Chúa, để hiệp thông với Chúa Ba Ngôi (x. Eph 1:33tt; Col 1:15tt; Gal 4:4tt; 1 Ga 4:7tt, cũng xem Gaudium et Spes, số 22). Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Hội Thánh là mầu nhiệm hiệp nhất và hiệp thông trực tiếp của con người với Thiên Chúa Ba Ngôi được khởi đầu bằng Đức Tin. Nghĩa là Hội Thánh là một sự hiệp thông được cấu trúc cách hữu cơ và được hợp thành bởi việc thông phần vào sự hiệp nhất của Chúa Ba Ngôi, là Đấng ban cho Hội Thánh, như một cộng đoàn, những yếu tố vô hình và hữu hình, và như thế biến Hội Thánh thành “bí tích cứu độ”.
Việc Hội Thánh hiệp thông vào đời sống của Chúa Ba Ngôi được thể hiện qua Bí Tích Thánh Thể, là nơi Đức Kitô hiến Mình cho chúng ta để biến chúng ta thành Thân Thể của Người là Hội Thánh. Chính sự hiệp thông chiều dọc của Hội Thánh với Chúa Ba Ngôi được thể hiện trong Bí Tích Thánh Thể đã tạo nên một sự hiệp thông chiều ngang giữa các phần tử Hội Thánh với nhau. Tự bản chất, Hội Thánh là một sự hiệp thông được tạo thành qua việc tham gia vào đời sống của Chúa Ba Ngôi nhờ Bí Tích Thánh Thể: “Hội Thánh được xây dựng qua sự hiệp thông bí tích với Con Thiên Chúa, là Đấng đã hy sinh vì chúng ta” (ĐTC Gioan Phaolô II, Ecclesia de Eucharistia, số 21).
Bởi vì Hội Thánh được thiết lập trên sự hiệp thông với Con Thiên Chúa, cho nên nguồn gốc và cùng đích của Hội Thánh lệ thuộc vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Thực thể này, là việc Hội Thánh là một cộng đồng nhân loại được mời gọi và thật sự được chia sẻ sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, được Thiên Chúa trù liệu từ muôn đời. Hội Thánh được báo trước ngay từ khi loài người được tạo dựng, bởi vì ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc tạo dựng, loài người đã được mời gọi hiệp thông với Thiên Chúa qua việc được Ngài cho “làm nghĩa tử” (x. Eph 1:3tt; Col 1:15tt; Gal 4:4tt; Ga 4:7tt). Như thế tự bản chất Hội Thánh đã liên can đến việc cứu độ nhân loại, nghĩa là, giúp con người chu toàn ơn gọi siêu nhiên đặc biệt mà họ, như những tạo vật của Thiên Chúa, được mời gọi để hiệp thông với Ba Ngôi. Sự hiệp thông chiều dọc này (với Chúa Ba Ngôi) xảy ra trong và qua sự hiệp thông chiều ngang (với Hội Thánh) mà nó đem lại.
Hành vi Đức Tin, được ân sủng của Thiên Chúa mang đến, đưa con người vào sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, xảy ra nhờ được nghe Lời Thiên Chúa (x. Rm 10:17). Chính vì lý do này mà Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng được Chúa Cha “sai đến” để hoàn tất chương trình cứu độ của Ngài, đã truyền cho các Tông Đồ là các sứ giả của Người: “Các con hãy đi.. . và làm cho muôn dân thành môn đệ.. . dạy họ tuân giữ tất cả những gì Thầy đã truyền cho các con” (Mt 28:19-20). Qua các Tông Đồ và những đấng kế vị các ngài, nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu tiếp tục sứ vụ cứu độ của Người trong thời gian cho đến tận cùng trái đất. Mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giêsu liên quan không những đến thừa tác vụ tông đồ mà cả sứ vụ căn bản của Hội Thánh là làm cho muôn dân trở thành môn đệ.
Như thế bản chất của sứ vụ Hội Thánh là Phúc Âm hóa mọi dân tộc. Toàn thể Hội Thánh và những người thi hành mục vụ tông đồ trong cộng đồng Hội Thánh phải làm cho mọi người biết Chân Lý cứu độ, là Lời Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã đến để tỏ bày qua con người và sứ vụ của Người. Việc rao giảng và truyền lại Lời cứu độ của Thiên Chúa được xảy ra qua sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh. Ngay từ lịch sử sơ khai của Hội Thánh, từ ngữ được dùng để chỉ toàn thể tiến trình làm (cho muôn dân) thành môn đệ và phổ biến giáo huấn của Lời Chúa được gọi là “dạy Giáo Lý” (Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo [GLCG] số 4-5). “Truyền giáo và dạy Giáo Lý là hai trong những phương tiện chính mà Hội Thánh dùng để truyền lại Đức Tin” (Chỉ Nam Quốc Gia về Dạy Giáo Lý [NDC], [HĐGMHK, 2005], số 15). Trong cả truyền giáo lẫn dạy Giáo Lý, Mặc Khải của Thiên Chúa, là việc Thiên Chúa tự tỏ Mình ra trong lịch sử được đạt đến tột điểm nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, giữ địa vị chính yếu. Thực ra, Mặc Khải của Thiên Chúa là Chân Lý mà Thiên Chúa đã dạy chúng ta. “Nguồn mạch của môn Giáo lý được tìm thấy trong lời của Thiên Chúa được Đức Chúa Giêsu Kitô mặc khải” (NDC, số 18). Dựa vào giáo huấn của Thiên Chúa, người ta có thể nhận ra một tiến trình hay “phương pháp sư phạm của Thiên Chúa”. Một cuộc điều nghiên bản chất của việc Thiên Chúa tự mặc khải cho thấy rõ tiến trình này. Như vậy, chung cuộc thì việc truyền lại giáo huấn của Thiên Chúa trong truyền giáo và dạy Giáo Lý phải thích hợp với chính phương pháp sư phạm của Thiên Chúa trong việc tự tỏ Mình ra của Ngài.
A. Bản Chất của Mặc Khải của Thiên Chúa
Giáo huấn của Hội Thánh luôn xác quyết rằng Thiên Chúa tự tỏ Mình ra trong các thực thể được tạo dựng, và tự bản chất con người có thể biết chắc chắn về sự hiện hữu của Thiên Chúa. “Thiên Chúa, Ðấng tạo dựng và bảo tồn mọi sự nhờ Ngôi Lời (x. Ga 1,3), không ngừng làm chứng về Mình trước mặt loài người qua các tạo vật (x. Rm 1,19-20)” (Dei Verbum [DV], số 3). Nhưng, tuy các tạo vật có làm chứng về một Thiên Chúa cá biệt và tốt lành, chúng chỉ làm chứng một cách bâng quơ. Chúng cung cấp cho chúng ta kiến thức về Thiên Chúa, nhưng chúng không có khả năng cung cấp cho chúng ta một sự hiểu biết đầy đủ về Thiên Chúa là ai. Trong chương trình quan phòng của Ngài, Thiên Chúa muốn tỏ Mình ra cách trọn vẹn cho chúng ta để chúng ta có thể đạt được sự hiệp thông cá nhân với Ngài. Việc tỏ Mình ra này của Thiên Chúa và việc mời gọi hiệp thông với Ngài đã xảy ra trong thời gian và lịch sử nhân loại. Việc tỏ Mình ấy được bắt đầu từ việc tạo dựng những con người đầu tiên, được bày tỏ ra trong lịch sử dân Israel, và hoàn tất trong con người và sứ vụ của Đức Chúa Giêsu Kitô (x. Eph 1:3-14). Như Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo [GLCG] nhận xét, chương trình Mặc Khải “hàm chứa một đường lối sư phạm thần linh đặc biệt của Thiên Chúa: Ngài chia sẻ chính Mình cho con người một cách tiệm tiến, chuẩn bị từng giai đoạn để con người đón nhận Mặc Khải siêu nhiên về chính bản thân Ngài. Mặc khải này đạt tới tột đỉnh nơi con người và sứ vụ của Lời nhập thể là Ðức Chúa Giêsu Kitô” (GLCG, số 53). Việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa xảy ra trong các biến cố của lịch sử nhân loại và trong những lời được linh hứng đi kèm theo và giải thích những biến cố ấy. Mặc Khải được bày tỏ ra trong lịch sử qua “những việc làm và lời nói, tự bản chất liên hệ chặt chẽ với nhau.. . những công trình mà Thiên Chúa đã thực hiện trong lịch sử cứu độ làm sáng tỏ và xác nhận Giáo Lý và những thực tại được những lời nói biểu thị; còn những lời nói thì công bố những công trình và đưa ra ánh sáng mầu nhiệm chứa đựng trong đó” (DV, số 2).
Việc Thiên Chúa mặc khải qua việc làm và lời nói đã xảy ra theo gìai đoạn, trong khi chuẩn bị loài người cho việc tỏ Mình cách trọn vẹn nơi Đức Chúa Giêsu Kitô. Các giai đoạn này bắt đầu với Mặc Khải của Thiên Chúa cho những con người đầu tiên (ST 1-3); được tiếp tục trong lịch sử dân Israel qua các giao ước với ông các Noe, Abraham, Môsê, và vua Đavid; cùng tiến triển qua giáo huấn của các Thủ Lãnh, các tư tế, các ngôn sứ, và các thánh ký cho đến khi hoàn tất Mặc Khải và giao ước của Thiên Chúa nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa Con Nhập Thể. Bởi vì tính cách tạm thời của một số giai đoạn Mặc Khải khác nhau trong đường lối sư phạm của Thiên Chúa, chúng ta chỉ phân biệt được những yếu tố vĩnh viễn của chúng dưới ánh sáng của Mặc Khải trọn vẹn nơi Đức Kitô. Như thế, trong việc tỏ bày Mặc Khải, Thiên Chúa là Vị Thầy thần linh tiếp tục kéo nhân loại đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về chương trình của Ngài. Với tiến trình này, trong những giai đoạn sau, Thiên Chúa thường phải điều chỉnh những hiểu lầm xảy ra trong những giai đoạn trước gây nên bởi tính kiêu căng và tội lỗi của con người (x. Mc 10:1-11; cũng xem Aidan Nichols, Lovely Like Jerusalem [San Francisco, Ignatius Press, 2007], 7, 85-86, 116-119). Tiến trình Mặc Khải liên quan đến những chứng từ bằng văn tự (các Sách Cựu Ước và Tân Ước) và truyền thống trong cộng đồng (dân Israel và Hội Thánh). Nơi Chúa Giêsu, là Thiên Chúa thật và người thật, Đấng Trung Gian hoàn hảo của Mặc Khải, việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa cho nhân loại đạt đến mức hoàn hảo. Điều ấy có nghĩa là Mặc Khải trong tất cả các giai đoạn khác của đường lối sư phạm của Thiên Chúa phải được giải thích và hiểu theo ánh sáng của Mặc Khải trọn vẹn nơi Đức Kitô. “Nếu Chúa Con nhập thể để mặc khải, thì chúng ta phải nghĩ rằng tất cả tài nguyên của bản tính loài người sẽ được Người dùng để diễn tả Ngôi Vị của Người, Con Thiên Chúa” (René Latourelle, The Theology of Revelation [New York: Alba House, 1987], 336). Tất cả cuộc đời nhân loại của Người - sự hiện diện và tỏ mình ra của Người, các việc làm và lời nói của Người, các dấu chỉ và phép lạ của Người, và trên hết, Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết, sự Sống Lại và việc sai Chúa Thánh Thần xuống - tất cả đều cùng nhau mặc khải cách dứt khoát Thiên Chúa như một sự hiệp thông của Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong Đức Chúa Giêsu Kitô và qua việc gửi Chúa Thánh Thần xuống, Mặc Khải của Chúa Cha được “hoàn tất và hoàn hảo”, và Ngài không còn ban một Mặc Khải công khai nào nữa cho đến khi Đức Kitô trở lại vào ngày tận thế (Xem DV, số 2, 4). Cho nên, việc dạy Giáo Lý, có kho tàng Mặc Khải dứt khoát được hoàn tất và hoàn bị hóa nơi Đức Chúa Giêsu Kitô làm nguồn mạch, phải chú trọng đến những phương tiện mà Thiên Chúa dùng để truyền lại kho tàng này trong lịch sử.
B. Việc Lưu Truyền Mặc Khải của Thiên Chúa
Chúa Thánh Thần tiếp tục hướng dẫn việc truyền lại kho tàng dứt khoát của Mặc Khải của Thiên Chúa được ban cho chúng ta nơi Đức Kitô, qua Thánh Truyền đến từ các Tông Đồ và Thánh Kinh của cả hai Giao Ước dưới thẩm quyền giải thích của Huấn Quyền Hội Thánh. Việc dạy Giáo Lý phải quay về với những phương tiện truyền đạt này để đến với nguồn mạch, là kho tàng Mặc Khải. Bốn mươi sáu cuốn sách Cựu Ước và hai mươi bảy cuốn sách Tân Ước được soạn thảo dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần và hợp thành bản văn diễn tả những Lời Mặc Khải của Thiên Chúa. Vì sự linh hứng của Thiên Chúa, nên những sách này “dạy cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm.. . chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại vì phần rỗi chúng ta” (DV, số 11).
Các sách Cựu Ước cung cấp cho chúng ta những lời diễn tả bằng văn tự những giai đoạn tạm thời của việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa, được đạt đến cao điểm nơi con người và sứ vụ của Đức Chúa Giêsu Kitô. “Đối với Kitô Giáo, Cựu Ước trong toàn thể của nó biểu tượng cho một bước tiến hướng về Đức Kitô; chỉ khi nào đến được với Người thì ý nghĩa thật sự của Cựu Ước, là điều được ám chỉ cách tiệm tiến, trở thành rõ ràng” (Giuse Ratzinger, In the Beginning: A Catholic Understanding of the Story of Creation and The Fall [Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1995], 9). Các sách Tân Ước là sự diễn tả bằng văn tự những lời giảng dạy của các Tông Đồ và Truyền Thống; các sách này truyền lại những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu, là điều làm cho hoàn tất việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa.
Các Sách Thánh của cả hai Giao Ước và Truyền Thống Sống Động của Hội Thánh, “phát xuất từ cùng một nguồn mạch là Thiên Chúa, kết hợp cách nào đó thành một sự thể duy nhất” (DV, số 9) là kho tàng Mặc Khải duy nhất của Thiên Chúa. Cả Thánh Kinh lẫn Truyền Thống sống động của Hội Thánh, bắt nguồn từ các Tông Đồ và giáo huấn của các ngài, được nối kết với nhau, và từ cả hai mà Hội Thánh biết chắc chắn về những chân lý mà Thiên Chúa đã mặc khải. Truyền Thống của Hội Thánh bao gồm “giáo lý, đời sống và việc phụng tự” mà nhờ đó Hội Thánh “bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin” (DV, 8). Thánh Kinh và Thánh Truyền hợp lại thành kho tàng Mặc Khải duy nhất được các Tông Đồ trao phó cho Hội Thánh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Trong cộng đồng Hội Thánh, chính Huấn Quyền của các mục tử của Hội Thánh, là Đức Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục, như những người kế vị các Tông Đồ, được trao cho quyền giải thích kho tàng Mặc Khải (DV, số 10). Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền hợp thành một đơn vị hỗ tương mà các phần tử cùng làm việc với nhau dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần: “theo ý định vô cùng khôn ngoan của Thiên Chúa, Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền Hội Thánh liên kết và phối hiệp với nhau cách chặt chẽ đến nỗi không thực thể nào trong ba có thể đứng vững một mình được” (DV, số 10).
Khi nhìn vào kho tàng Mặc Khải của Thiên Chúa, các Giáo Lý viên phải ý thức về đặc tính lịch sử của Mặc Khải ấy, là điều được phát triển theo các giai đoạn đưa đến sự hoàn bị nơi Đức Chúa Giêsu Kitô. Các Giáo Lý viên cũng phải ý thức rằng, mặc dù giai đoạn cuối cùng của Mặc Khải đã đến cùng với Chúa Giêsu, sự hiểu biết của Hội Thánh về Mặc Khải trọn vẹn này tiến triển theo thời gian dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Có một sự đào sâu liên tục vào sự trọn vẹn của Mặc Khải đang được phát triển và tiến triển (xem Lumen Gentium, số 12; DV, số 8). Như thế các Giáo Lý viên cần phải hiểu về sự phát triển của Giáo Lý, là điều đem lại sự hiểu biết sâu xa hơn về kho tàng Mặc Khải, và thường đưa đến việc tạo ra những từ ngữ và cách diễn tả mới về các giáo điều.
Bất cứ một sự phát triển Giáo Lý chân chính nào phải được xảy ra dưới sự hướng dẫn và chuẩn y của Huấn Quyền Hội Thánh. Nói cách khác nguồn mạch chính của môn Giáo Lý là “Lời Chúa, được hàm chứa và truyền lại trong Thánh Kinh và Thánh Truyền cùng được giải thích bởi Huấn Quyền” (NDC, số 18).
C. Dạy Giáo Lý và Phương Pháp Sư Phạm của Thiên Chúa
“Đặc tính riêng của việc dạy Giáo Lý, khác với việc rao giảng lần đầu để đem đến việc hoán cải trở về, có hai nhiệm vụ là làm cho Đức Tin ban đầu được trưởng thành, và giáo dục các môn đệ chân chính của Đức Kitô bằng cách cung cấp cho họ một sự hiểu biết sâu xa và có hệ thống hơn về con người và sứ vụ của Đức Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (ĐTC Goan Phaolô II, Catechesi Tradendae [CT], số 19). Để đạt được mục tiêu này, các Giáo Lý viên không những chỉ cần chú ý đến nguồn mạch chính của Giáo Lý là Lời Chúa được Huấn Quyền giải thích, mà còn phải chú ý đến đường lối sư phạm hay phương pháp mà Thiên Chúa đã dùng để tự tỏ Mình ra cho chúng ta trong lịch sử (Xem CT, số 58; NDC, chương 4). Việc dạy Giáo Lý, trong khi chắc chắn phải dùng một số phương pháp được dùng trong tiến trình giáo dục nói chung, cũng phải nhìn đến phương pháp sư phạm của Thiên Chúa và coi đó như là một khuôn mẫu và nguồn mạch cho phương pháp sư phạm Đức Tin. Việc Thiên Chúa tự tỏ Mình ra như Chúa Cha, Chúa Con va Chúa Thánh Thần, Ba Ngôi trong Một Thiên Chúa Duy Nhất, xảy ra trong thời gian và lịch sử, và kết quả, đã xảy ra trong một tiến trình được tỏ bày theo từng giai đoạn đạt đến cao điểm nơi con người và sứ vụ của Đức Chúa Giêsu Kitô. Đó là một phương pháp sư phạm tiệm tiến theo bản tính. Ngay cả với Mặc Khải cuối cùng được Đức Kitô ban cho, Hội Thánh vẫn tiếp tục tiến triển trong việc hiểu biết và tìm hiểu sự đầy đủ của Mặc Khải. Như thế phương pháp dạy Giáo Lý phải phản ảnh sự bày tỏ tiệm tiến này trong tiến trình giáo dục vá giúp các tín hữu trưởng thành trong Đức Tin của Hội Thánh.
Mặc Khải của Thiên Chúa đã xảy ra qua những việc làm và lời nói thấm nhập vào nhau và giải thích lẫn nhau. Điều này đặc biệt đúng với Mặc Khải cuối cùng đã xảy ra nơi Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể và Đấng Trung Gian hoàn hảo của Mặc Khải. Trong việc Nhập Thể, Thiên Chúa đã dùng “tất cả mọi bình diện nhân loại”, hành động, cử chỉ, và cách cư xử, mọi khía cạnh của đời sống con người, cá nhân cũng như cộng đồng, để truyền thông mầu nhiệm của đời sống nội tâm sâu thẳm của Mình (xem Latourelle, Theology of Revelation, 359tt). Như thế việc dạy Giáo Lý phải chú ý đến những thực trạng cụ thể của đời sống con người và sử dụng những thực trạng này trong khi tìm cách truyền đạt một sự hiểu biết sâu xa về Đức Tin trong Đức Kitô. Một đằng, dạy Giáo Lý phải sử dụng phương pháp phân tích (suy diễn) bằng cách dùng những tài liệu về Đức Tin làm khởi điểm và đưa ra lời rao giảng Đức Tin qua việc áp dụng nó vào những kinh nghìệm riêng biệt của con người (x. NDC, số 28, Chỉ Nam Chung về Dạy Giáo Lý [GDC], số 151). Đàng khác, đi đôi với phương pháp phân tích, việc dạy Giáo Lý cũng phải dùng phương pháp tổng hợp. Phương pháp này nhìn vào những biến cố riêng biệt của lịch sử cứu độ, các cử chỉ trong Phụng Vụ, và các dữ kiện trong đời sống Hội Thánh, đồng thời cũng chú ý đến những biến cố trong đời sống con người, tìm cách hiểu biết ý nghĩa của những thực tại nhân loại này dưới ánh sáng của Mặc Khải của Thiên Chúa và các giáo huấn về Đức Tin. Trong phương pháp tổng hợp, những quan tâm và thắc mắc, những hy vọng và âu lo, của kinh nghiệm thường nhật của con người được xem xét dựa theo sự hiểu biết về các chân lý của Đức Tin mà Thiên Chúa đã mặc khải (x. NDC, số 28; cũng x. René Latourelle, Man and His Problems in the Light of Jesus Christ [New York, Alba House, 1983]). Việc dạy Giáo Lý không những chỉ nhắm đến việc hướng dẫn các tín hữu hiểu biết sâu xa hơn về Đức Tin của mình nơi Đức Chúa Giêsu Kitô và các giáo huấn của Hội Thánh, mà còn phải giải thích và làm sáng tỏ kinh nghiệm của con người qua các dữ kiện thuộc về Đức Tin (x. GDC, số 153).
Trong sự đóng góp của mình vào tiến trình Phúc Âm hóa (Truyền Giáo), là trọng điểm đối với sứ vụ của Hội Thánh, việc dạy Giáo Lý có nguồn mạch là Lời Chúa, được mặc khải trọn vẹn nơi Đức Chúa Giêsu Kitô và được bảo vệ và giải thích bởi Huấn Quyền. Việc dạy Giáo Lý cố gắng làm cho người ta thành môn đệ của Chúa Giêsu và giáo dục cùng dạy dỗ họ trong những giáo huấn của Hội Thánh, nhưng không chỉ làm thế qua việc chú tâm đến những phương pháp giáo dục, mà trên hết qua việc chú tâm đến phương pháp sư phạm của Thiên Chúa, phương pháp sư phạm Nhập Thể: “Ngay từ buổi ban đầu, Thiên Chúa đã thích ứng sứ điệp của Mình vào những điều kiện trần thế để chúng ta có thể chấp nhận sứ điệp ấy. ‘Đối với các Giáo Lý viên, điều này ám chỉ công tác không ngừng là tìm một ngôn ngữ có khả năng truyền thông Lời Chúa và Kinh Tin Kính của Hội Thánh, đó là việc khai triển ngôn ngữ này trong những hoàn cảnh khác nhau của những người nghe’” (NDC, số 28.B; GDC, số 146).Trong việc dạy Giáo Lý cần phải nhớ đến sự liên hệ này bởi vì Đức Tin là khởi điểm của ơn cứu độ và là sự thông phần vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, “đến bởi những điều được nghe, và điều được nghe đến qua Lời của Đức Kitô” (Rm 10:17).
LM. Robert A. Pesarchick, STD
Trong tài liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2009 của HĐGMHK
Truyền Giáo và Dạy Giáo Lý
Vì yêu, Thiên Chúa Ba Ngôi đã tạo dựng nên loài người với ý định mời gọi họ trở nên con cái Chúa Cha qua Đức Kitô, Con của Ngài, trong Chúa Thánh Thần. Loài người là đối tượng đặc biệt của tình yêu Thiên Chúa và ngay từ đầu đã được tạo dựng với một ơn gọi siêu nhiên là chia sẻ sự sống nội tại của Thiên Chúa, để hiệp thông với Chúa Ba Ngôi (x. Eph 1:33tt; Col 1:15tt; Gal 4:4tt; 1 Ga 4:7tt, cũng xem Gaudium et Spes, số 22). Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Hội Thánh là mầu nhiệm hiệp nhất và hiệp thông trực tiếp của con người với Thiên Chúa Ba Ngôi được khởi đầu bằng Đức Tin. Nghĩa là Hội Thánh là một sự hiệp thông được cấu trúc cách hữu cơ và được hợp thành bởi việc thông phần vào sự hiệp nhất của Chúa Ba Ngôi, là Đấng ban cho Hội Thánh, như một cộng đoàn, những yếu tố vô hình và hữu hình, và như thế biến Hội Thánh thành “bí tích cứu độ”.
Việc Hội Thánh hiệp thông vào đời sống của Chúa Ba Ngôi được thể hiện qua Bí Tích Thánh Thể, là nơi Đức Kitô hiến Mình cho chúng ta để biến chúng ta thành Thân Thể của Người là Hội Thánh. Chính sự hiệp thông chiều dọc của Hội Thánh với Chúa Ba Ngôi được thể hiện trong Bí Tích Thánh Thể đã tạo nên một sự hiệp thông chiều ngang giữa các phần tử Hội Thánh với nhau. Tự bản chất, Hội Thánh là một sự hiệp thông được tạo thành qua việc tham gia vào đời sống của Chúa Ba Ngôi nhờ Bí Tích Thánh Thể: “Hội Thánh được xây dựng qua sự hiệp thông bí tích với Con Thiên Chúa, là Đấng đã hy sinh vì chúng ta” (ĐTC Gioan Phaolô II, Ecclesia de Eucharistia, số 21).
Bởi vì Hội Thánh được thiết lập trên sự hiệp thông với Con Thiên Chúa, cho nên nguồn gốc và cùng đích của Hội Thánh lệ thuộc vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Thực thể này, là việc Hội Thánh là một cộng đồng nhân loại được mời gọi và thật sự được chia sẻ sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, được Thiên Chúa trù liệu từ muôn đời. Hội Thánh được báo trước ngay từ khi loài người được tạo dựng, bởi vì ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc tạo dựng, loài người đã được mời gọi hiệp thông với Thiên Chúa qua việc được Ngài cho “làm nghĩa tử” (x. Eph 1:3tt; Col 1:15tt; Gal 4:4tt; Ga 4:7tt). Như thế tự bản chất Hội Thánh đã liên can đến việc cứu độ nhân loại, nghĩa là, giúp con người chu toàn ơn gọi siêu nhiên đặc biệt mà họ, như những tạo vật của Thiên Chúa, được mời gọi để hiệp thông với Ba Ngôi. Sự hiệp thông chiều dọc này (với Chúa Ba Ngôi) xảy ra trong và qua sự hiệp thông chiều ngang (với Hội Thánh) mà nó đem lại.
Hành vi Đức Tin, được ân sủng của Thiên Chúa mang đến, đưa con người vào sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, xảy ra nhờ được nghe Lời Thiên Chúa (x. Rm 10:17). Chính vì lý do này mà Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng được Chúa Cha “sai đến” để hoàn tất chương trình cứu độ của Ngài, đã truyền cho các Tông Đồ là các sứ giả của Người: “Các con hãy đi.. . và làm cho muôn dân thành môn đệ.. . dạy họ tuân giữ tất cả những gì Thầy đã truyền cho các con” (Mt 28:19-20). Qua các Tông Đồ và những đấng kế vị các ngài, nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu tiếp tục sứ vụ cứu độ của Người trong thời gian cho đến tận cùng trái đất. Mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giêsu liên quan không những đến thừa tác vụ tông đồ mà cả sứ vụ căn bản của Hội Thánh là làm cho muôn dân trở thành môn đệ.
Như thế bản chất của sứ vụ Hội Thánh là Phúc Âm hóa mọi dân tộc. Toàn thể Hội Thánh và những người thi hành mục vụ tông đồ trong cộng đồng Hội Thánh phải làm cho mọi người biết Chân Lý cứu độ, là Lời Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã đến để tỏ bày qua con người và sứ vụ của Người. Việc rao giảng và truyền lại Lời cứu độ của Thiên Chúa được xảy ra qua sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh. Ngay từ lịch sử sơ khai của Hội Thánh, từ ngữ được dùng để chỉ toàn thể tiến trình làm (cho muôn dân) thành môn đệ và phổ biến giáo huấn của Lời Chúa được gọi là “dạy Giáo Lý” (Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo [GLCG] số 4-5). “Truyền giáo và dạy Giáo Lý là hai trong những phương tiện chính mà Hội Thánh dùng để truyền lại Đức Tin” (Chỉ Nam Quốc Gia về Dạy Giáo Lý [NDC], [HĐGMHK, 2005], số 15). Trong cả truyền giáo lẫn dạy Giáo Lý, Mặc Khải của Thiên Chúa, là việc Thiên Chúa tự tỏ Mình ra trong lịch sử được đạt đến tột điểm nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, giữ địa vị chính yếu. Thực ra, Mặc Khải của Thiên Chúa là Chân Lý mà Thiên Chúa đã dạy chúng ta. “Nguồn mạch của môn Giáo lý được tìm thấy trong lời của Thiên Chúa được Đức Chúa Giêsu Kitô mặc khải” (NDC, số 18). Dựa vào giáo huấn của Thiên Chúa, người ta có thể nhận ra một tiến trình hay “phương pháp sư phạm của Thiên Chúa”. Một cuộc điều nghiên bản chất của việc Thiên Chúa tự mặc khải cho thấy rõ tiến trình này. Như vậy, chung cuộc thì việc truyền lại giáo huấn của Thiên Chúa trong truyền giáo và dạy Giáo Lý phải thích hợp với chính phương pháp sư phạm của Thiên Chúa trong việc tự tỏ Mình ra của Ngài.
Mặc Khải: Việc Thiên Chúa tự tỏ Mình ra trong Thời Gian và Lịch Sử.
A. Bản Chất của Mặc Khải của Thiên Chúa
Giáo huấn của Hội Thánh luôn xác quyết rằng Thiên Chúa tự tỏ Mình ra trong các thực thể được tạo dựng, và tự bản chất con người có thể biết chắc chắn về sự hiện hữu của Thiên Chúa. “Thiên Chúa, Ðấng tạo dựng và bảo tồn mọi sự nhờ Ngôi Lời (x. Ga 1,3), không ngừng làm chứng về Mình trước mặt loài người qua các tạo vật (x. Rm 1,19-20)” (Dei Verbum [DV], số 3). Nhưng, tuy các tạo vật có làm chứng về một Thiên Chúa cá biệt và tốt lành, chúng chỉ làm chứng một cách bâng quơ. Chúng cung cấp cho chúng ta kiến thức về Thiên Chúa, nhưng chúng không có khả năng cung cấp cho chúng ta một sự hiểu biết đầy đủ về Thiên Chúa là ai. Trong chương trình quan phòng của Ngài, Thiên Chúa muốn tỏ Mình ra cách trọn vẹn cho chúng ta để chúng ta có thể đạt được sự hiệp thông cá nhân với Ngài. Việc tỏ Mình ra này của Thiên Chúa và việc mời gọi hiệp thông với Ngài đã xảy ra trong thời gian và lịch sử nhân loại. Việc tỏ Mình ấy được bắt đầu từ việc tạo dựng những con người đầu tiên, được bày tỏ ra trong lịch sử dân Israel, và hoàn tất trong con người và sứ vụ của Đức Chúa Giêsu Kitô (x. Eph 1:3-14). Như Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo [GLCG] nhận xét, chương trình Mặc Khải “hàm chứa một đường lối sư phạm thần linh đặc biệt của Thiên Chúa: Ngài chia sẻ chính Mình cho con người một cách tiệm tiến, chuẩn bị từng giai đoạn để con người đón nhận Mặc Khải siêu nhiên về chính bản thân Ngài. Mặc khải này đạt tới tột đỉnh nơi con người và sứ vụ của Lời nhập thể là Ðức Chúa Giêsu Kitô” (GLCG, số 53). Việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa xảy ra trong các biến cố của lịch sử nhân loại và trong những lời được linh hứng đi kèm theo và giải thích những biến cố ấy. Mặc Khải được bày tỏ ra trong lịch sử qua “những việc làm và lời nói, tự bản chất liên hệ chặt chẽ với nhau.. . những công trình mà Thiên Chúa đã thực hiện trong lịch sử cứu độ làm sáng tỏ và xác nhận Giáo Lý và những thực tại được những lời nói biểu thị; còn những lời nói thì công bố những công trình và đưa ra ánh sáng mầu nhiệm chứa đựng trong đó” (DV, số 2).
Việc Thiên Chúa mặc khải qua việc làm và lời nói đã xảy ra theo gìai đoạn, trong khi chuẩn bị loài người cho việc tỏ Mình cách trọn vẹn nơi Đức Chúa Giêsu Kitô. Các giai đoạn này bắt đầu với Mặc Khải của Thiên Chúa cho những con người đầu tiên (ST 1-3); được tiếp tục trong lịch sử dân Israel qua các giao ước với ông các Noe, Abraham, Môsê, và vua Đavid; cùng tiến triển qua giáo huấn của các Thủ Lãnh, các tư tế, các ngôn sứ, và các thánh ký cho đến khi hoàn tất Mặc Khải và giao ước của Thiên Chúa nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa Con Nhập Thể. Bởi vì tính cách tạm thời của một số giai đoạn Mặc Khải khác nhau trong đường lối sư phạm của Thiên Chúa, chúng ta chỉ phân biệt được những yếu tố vĩnh viễn của chúng dưới ánh sáng của Mặc Khải trọn vẹn nơi Đức Kitô. Như thế, trong việc tỏ bày Mặc Khải, Thiên Chúa là Vị Thầy thần linh tiếp tục kéo nhân loại đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về chương trình của Ngài. Với tiến trình này, trong những giai đoạn sau, Thiên Chúa thường phải điều chỉnh những hiểu lầm xảy ra trong những giai đoạn trước gây nên bởi tính kiêu căng và tội lỗi của con người (x. Mc 10:1-11; cũng xem Aidan Nichols, Lovely Like Jerusalem [San Francisco, Ignatius Press, 2007], 7, 85-86, 116-119). Tiến trình Mặc Khải liên quan đến những chứng từ bằng văn tự (các Sách Cựu Ước và Tân Ước) và truyền thống trong cộng đồng (dân Israel và Hội Thánh). Nơi Chúa Giêsu, là Thiên Chúa thật và người thật, Đấng Trung Gian hoàn hảo của Mặc Khải, việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa cho nhân loại đạt đến mức hoàn hảo. Điều ấy có nghĩa là Mặc Khải trong tất cả các giai đoạn khác của đường lối sư phạm của Thiên Chúa phải được giải thích và hiểu theo ánh sáng của Mặc Khải trọn vẹn nơi Đức Kitô. “Nếu Chúa Con nhập thể để mặc khải, thì chúng ta phải nghĩ rằng tất cả tài nguyên của bản tính loài người sẽ được Người dùng để diễn tả Ngôi Vị của Người, Con Thiên Chúa” (René Latourelle, The Theology of Revelation [New York: Alba House, 1987], 336). Tất cả cuộc đời nhân loại của Người - sự hiện diện và tỏ mình ra của Người, các việc làm và lời nói của Người, các dấu chỉ và phép lạ của Người, và trên hết, Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết, sự Sống Lại và việc sai Chúa Thánh Thần xuống - tất cả đều cùng nhau mặc khải cách dứt khoát Thiên Chúa như một sự hiệp thông của Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong Đức Chúa Giêsu Kitô và qua việc gửi Chúa Thánh Thần xuống, Mặc Khải của Chúa Cha được “hoàn tất và hoàn hảo”, và Ngài không còn ban một Mặc Khải công khai nào nữa cho đến khi Đức Kitô trở lại vào ngày tận thế (Xem DV, số 2, 4). Cho nên, việc dạy Giáo Lý, có kho tàng Mặc Khải dứt khoát được hoàn tất và hoàn bị hóa nơi Đức Chúa Giêsu Kitô làm nguồn mạch, phải chú trọng đến những phương tiện mà Thiên Chúa dùng để truyền lại kho tàng này trong lịch sử.
B. Việc Lưu Truyền Mặc Khải của Thiên Chúa
Chúa Thánh Thần tiếp tục hướng dẫn việc truyền lại kho tàng dứt khoát của Mặc Khải của Thiên Chúa được ban cho chúng ta nơi Đức Kitô, qua Thánh Truyền đến từ các Tông Đồ và Thánh Kinh của cả hai Giao Ước dưới thẩm quyền giải thích của Huấn Quyền Hội Thánh. Việc dạy Giáo Lý phải quay về với những phương tiện truyền đạt này để đến với nguồn mạch, là kho tàng Mặc Khải. Bốn mươi sáu cuốn sách Cựu Ước và hai mươi bảy cuốn sách Tân Ước được soạn thảo dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần và hợp thành bản văn diễn tả những Lời Mặc Khải của Thiên Chúa. Vì sự linh hứng của Thiên Chúa, nên những sách này “dạy cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm.. . chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại vì phần rỗi chúng ta” (DV, số 11).
Các sách Cựu Ước cung cấp cho chúng ta những lời diễn tả bằng văn tự những giai đoạn tạm thời của việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa, được đạt đến cao điểm nơi con người và sứ vụ của Đức Chúa Giêsu Kitô. “Đối với Kitô Giáo, Cựu Ước trong toàn thể của nó biểu tượng cho một bước tiến hướng về Đức Kitô; chỉ khi nào đến được với Người thì ý nghĩa thật sự của Cựu Ước, là điều được ám chỉ cách tiệm tiến, trở thành rõ ràng” (Giuse Ratzinger, In the Beginning: A Catholic Understanding of the Story of Creation and The Fall [Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1995], 9). Các sách Tân Ước là sự diễn tả bằng văn tự những lời giảng dạy của các Tông Đồ và Truyền Thống; các sách này truyền lại những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu, là điều làm cho hoàn tất việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa.
Các Sách Thánh của cả hai Giao Ước và Truyền Thống Sống Động của Hội Thánh, “phát xuất từ cùng một nguồn mạch là Thiên Chúa, kết hợp cách nào đó thành một sự thể duy nhất” (DV, số 9) là kho tàng Mặc Khải duy nhất của Thiên Chúa. Cả Thánh Kinh lẫn Truyền Thống sống động của Hội Thánh, bắt nguồn từ các Tông Đồ và giáo huấn của các ngài, được nối kết với nhau, và từ cả hai mà Hội Thánh biết chắc chắn về những chân lý mà Thiên Chúa đã mặc khải. Truyền Thống của Hội Thánh bao gồm “giáo lý, đời sống và việc phụng tự” mà nhờ đó Hội Thánh “bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin” (DV, 8). Thánh Kinh và Thánh Truyền hợp lại thành kho tàng Mặc Khải duy nhất được các Tông Đồ trao phó cho Hội Thánh dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Trong cộng đồng Hội Thánh, chính Huấn Quyền của các mục tử của Hội Thánh, là Đức Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục, như những người kế vị các Tông Đồ, được trao cho quyền giải thích kho tàng Mặc Khải (DV, số 10). Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền hợp thành một đơn vị hỗ tương mà các phần tử cùng làm việc với nhau dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần: “theo ý định vô cùng khôn ngoan của Thiên Chúa, Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền Hội Thánh liên kết và phối hiệp với nhau cách chặt chẽ đến nỗi không thực thể nào trong ba có thể đứng vững một mình được” (DV, số 10).
Khi nhìn vào kho tàng Mặc Khải của Thiên Chúa, các Giáo Lý viên phải ý thức về đặc tính lịch sử của Mặc Khải ấy, là điều được phát triển theo các giai đoạn đưa đến sự hoàn bị nơi Đức Chúa Giêsu Kitô. Các Giáo Lý viên cũng phải ý thức rằng, mặc dù giai đoạn cuối cùng của Mặc Khải đã đến cùng với Chúa Giêsu, sự hiểu biết của Hội Thánh về Mặc Khải trọn vẹn này tiến triển theo thời gian dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Có một sự đào sâu liên tục vào sự trọn vẹn của Mặc Khải đang được phát triển và tiến triển (xem Lumen Gentium, số 12; DV, số 8). Như thế các Giáo Lý viên cần phải hiểu về sự phát triển của Giáo Lý, là điều đem lại sự hiểu biết sâu xa hơn về kho tàng Mặc Khải, và thường đưa đến việc tạo ra những từ ngữ và cách diễn tả mới về các giáo điều.
Bất cứ một sự phát triển Giáo Lý chân chính nào phải được xảy ra dưới sự hướng dẫn và chuẩn y của Huấn Quyền Hội Thánh. Nói cách khác nguồn mạch chính của môn Giáo Lý là “Lời Chúa, được hàm chứa và truyền lại trong Thánh Kinh và Thánh Truyền cùng được giải thích bởi Huấn Quyền” (NDC, số 18).
C. Dạy Giáo Lý và Phương Pháp Sư Phạm của Thiên Chúa
“Đặc tính riêng của việc dạy Giáo Lý, khác với việc rao giảng lần đầu để đem đến việc hoán cải trở về, có hai nhiệm vụ là làm cho Đức Tin ban đầu được trưởng thành, và giáo dục các môn đệ chân chính của Đức Kitô bằng cách cung cấp cho họ một sự hiểu biết sâu xa và có hệ thống hơn về con người và sứ vụ của Đức Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (ĐTC Goan Phaolô II, Catechesi Tradendae [CT], số 19). Để đạt được mục tiêu này, các Giáo Lý viên không những chỉ cần chú ý đến nguồn mạch chính của Giáo Lý là Lời Chúa được Huấn Quyền giải thích, mà còn phải chú ý đến đường lối sư phạm hay phương pháp mà Thiên Chúa đã dùng để tự tỏ Mình ra cho chúng ta trong lịch sử (Xem CT, số 58; NDC, chương 4). Việc dạy Giáo Lý, trong khi chắc chắn phải dùng một số phương pháp được dùng trong tiến trình giáo dục nói chung, cũng phải nhìn đến phương pháp sư phạm của Thiên Chúa và coi đó như là một khuôn mẫu và nguồn mạch cho phương pháp sư phạm Đức Tin. Việc Thiên Chúa tự tỏ Mình ra như Chúa Cha, Chúa Con va Chúa Thánh Thần, Ba Ngôi trong Một Thiên Chúa Duy Nhất, xảy ra trong thời gian và lịch sử, và kết quả, đã xảy ra trong một tiến trình được tỏ bày theo từng giai đoạn đạt đến cao điểm nơi con người và sứ vụ của Đức Chúa Giêsu Kitô. Đó là một phương pháp sư phạm tiệm tiến theo bản tính. Ngay cả với Mặc Khải cuối cùng được Đức Kitô ban cho, Hội Thánh vẫn tiếp tục tiến triển trong việc hiểu biết và tìm hiểu sự đầy đủ của Mặc Khải. Như thế phương pháp dạy Giáo Lý phải phản ảnh sự bày tỏ tiệm tiến này trong tiến trình giáo dục vá giúp các tín hữu trưởng thành trong Đức Tin của Hội Thánh.
Mặc Khải của Thiên Chúa đã xảy ra qua những việc làm và lời nói thấm nhập vào nhau và giải thích lẫn nhau. Điều này đặc biệt đúng với Mặc Khải cuối cùng đã xảy ra nơi Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể và Đấng Trung Gian hoàn hảo của Mặc Khải. Trong việc Nhập Thể, Thiên Chúa đã dùng “tất cả mọi bình diện nhân loại”, hành động, cử chỉ, và cách cư xử, mọi khía cạnh của đời sống con người, cá nhân cũng như cộng đồng, để truyền thông mầu nhiệm của đời sống nội tâm sâu thẳm của Mình (xem Latourelle, Theology of Revelation, 359tt). Như thế việc dạy Giáo Lý phải chú ý đến những thực trạng cụ thể của đời sống con người và sử dụng những thực trạng này trong khi tìm cách truyền đạt một sự hiểu biết sâu xa về Đức Tin trong Đức Kitô. Một đằng, dạy Giáo Lý phải sử dụng phương pháp phân tích (suy diễn) bằng cách dùng những tài liệu về Đức Tin làm khởi điểm và đưa ra lời rao giảng Đức Tin qua việc áp dụng nó vào những kinh nghìệm riêng biệt của con người (x. NDC, số 28, Chỉ Nam Chung về Dạy Giáo Lý [GDC], số 151). Đàng khác, đi đôi với phương pháp phân tích, việc dạy Giáo Lý cũng phải dùng phương pháp tổng hợp. Phương pháp này nhìn vào những biến cố riêng biệt của lịch sử cứu độ, các cử chỉ trong Phụng Vụ, và các dữ kiện trong đời sống Hội Thánh, đồng thời cũng chú ý đến những biến cố trong đời sống con người, tìm cách hiểu biết ý nghĩa của những thực tại nhân loại này dưới ánh sáng của Mặc Khải của Thiên Chúa và các giáo huấn về Đức Tin. Trong phương pháp tổng hợp, những quan tâm và thắc mắc, những hy vọng và âu lo, của kinh nghiệm thường nhật của con người được xem xét dựa theo sự hiểu biết về các chân lý của Đức Tin mà Thiên Chúa đã mặc khải (x. NDC, số 28; cũng x. René Latourelle, Man and His Problems in the Light of Jesus Christ [New York, Alba House, 1983]). Việc dạy Giáo Lý không những chỉ nhắm đến việc hướng dẫn các tín hữu hiểu biết sâu xa hơn về Đức Tin của mình nơi Đức Chúa Giêsu Kitô và các giáo huấn của Hội Thánh, mà còn phải giải thích và làm sáng tỏ kinh nghiệm của con người qua các dữ kiện thuộc về Đức Tin (x. GDC, số 153).
Trong sự đóng góp của mình vào tiến trình Phúc Âm hóa (Truyền Giáo), là trọng điểm đối với sứ vụ của Hội Thánh, việc dạy Giáo Lý có nguồn mạch là Lời Chúa, được mặc khải trọn vẹn nơi Đức Chúa Giêsu Kitô và được bảo vệ và giải thích bởi Huấn Quyền. Việc dạy Giáo Lý cố gắng làm cho người ta thành môn đệ của Chúa Giêsu và giáo dục cùng dạy dỗ họ trong những giáo huấn của Hội Thánh, nhưng không chỉ làm thế qua việc chú tâm đến những phương pháp giáo dục, mà trên hết qua việc chú tâm đến phương pháp sư phạm của Thiên Chúa, phương pháp sư phạm Nhập Thể: “Ngay từ buổi ban đầu, Thiên Chúa đã thích ứng sứ điệp của Mình vào những điều kiện trần thế để chúng ta có thể chấp nhận sứ điệp ấy. ‘Đối với các Giáo Lý viên, điều này ám chỉ công tác không ngừng là tìm một ngôn ngữ có khả năng truyền thông Lời Chúa và Kinh Tin Kính của Hội Thánh, đó là việc khai triển ngôn ngữ này trong những hoàn cảnh khác nhau của những người nghe’” (NDC, số 28.B; GDC, số 146).Trong việc dạy Giáo Lý cần phải nhớ đến sự liên hệ này bởi vì Đức Tin là khởi điểm của ơn cứu độ và là sự thông phần vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, “đến bởi những điều được nghe, và điều được nghe đến qua Lời của Đức Kitô” (Rm 10:17).
LM. Robert A. Pesarchick, STD
Trong tài liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2009 của HĐGMHK
Học thuyết xã hội Công giáo: Phá thai là tội ác (3)
Gioan Lê Quang Vinh
10:48 09/09/2009
Hội Thánh, với tư cách là kho tàng của ân sủng và người thừa hành lệnh truyền của Thiên Chúa phân phát ân sủng, luôn lên tiếng bảo vệ và bênh vực cho sự sống là quà tặng vô giá từ Thiên Chúa và chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban tặng. Nguồn mạch đức tin của Hội Thánh chính là mầu nhiệm Phục Sinh, mầu nhiệm của sự sống. Do đó, Giáo Hội không thể và không bao giờ thoả hiệp với nền văn hoá sự chết dù chỉ trong vấn đề nhỏ nhặt nhất. Một trong những minh chứng cho sứ mạng bảo vệ sự sống của Hội Thánh chính là giáo huấn nghiêm khắc của Hội Thánh về vấn đề, được trình bày trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo.
Bài 3 PHÁ THAI LÀ TỘI ÁC
Thực trạng phá thai ở nhiều nước đã đến mức báo động, riêng ở Việt nam càng khủng khiếp hơn do nhiều nguyên nhân. Nền giáo dục thiếu nhân bản và hoàn toàn vắng bóng các giá trị siêu việt ngày càng làm cho giới trẻ nao núng, mất khả năng phân biệt cái tốt cái xấu, mất ý thức trách nhiệm và không còn ý thức về những giá trị tinh thần và tâm linh. Trong mục Bảo Vệ Sự Sống trên website www.huongvedaihoidanchua.net, người ta đọc thấy việc phá thai xảy ra dễ dàng mỗi ngày, trở thành nỗi đau âm ỉ cho con người và xã hội.
Nhìn thấy trước và muốn ngăn chặn tình trạng tội ác này, Hội Thánh nhiều lần lên tiếng cảnh báo bằng huấn quyền và bằng tấm lòng của người Mẹ. Ở đây chúng tôi xin lược qua vài nét chính yếu của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo về vấn nạn này.
1. Thai nhi có quyền được sống.
Người ta đưa ra hai lý do chính để phá thai: dân số quá đông, hoàn cảnh ép buộc. Nói dân số quá đông là cách nói ích kỷ đầy mâu thuẫn. Ta được sống, được hưởng hạnh phúc của cuộc đời và ta không muốn có người khác chen vào chỗ đứng của ta ? Phi lý ! Nói hoàn cảnh ép buộc là cách nói vô trách nhiệm. Nhưng sâu xa hơn, người ta phá thai là vì người ta không nhận ra sự sống là cao quí; và con người, dù là thai nhi, có phẩm giá siêu việt vì chính Chúa đã tạo nên họ giống hình ảnh Ngài và họ được Đức Kytô dùng chính máu thánh Người mà cứu chuộc. (1)
Chính vì vậy mà con người có những quyền căn bản bất khả xâm phạm. Trong thông điệp Centesimus Annus, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đưa ra một danh sách các quyền thuộc nhân quyền, mà đứng đầu là « quyền được sống, một phần của quyền ấy là quyền của đứa trẻ được lớn lên trong bụng mẹ ngay từ khi thụ thai » (2)
Không ai có thể tự ý tước đoạt quyền được sống và quyền làm người của trẻ em. Nhiều người cho rằng lợi dụng sự yếu đuối không thể tự vệ của thai nhi để giết em còn là hành vi hèn hạ.
2. Phá thai là tội ác ghê tởm.
Không chỉ là hành vi hèn hạ, phá thai là một tội ác, Hội Thánh gọi là « tội ác ghê tởm ». Do đó, Hội Thánh nhấn mạnh rằng trong việc thực hành sinh sản có trách nhiệm, phải loại bỏ việc triệt sản và phá thai vì điều ấy bất hợp pháp về luân lý. (3)
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong tông thư gửi các gia đình Gratissimam Sane và trong Thông điệp Evangelium Vitae, dạy rằng « phá thai là tội ác đáng ghê tởm và là một sự phá hoại luân lý một cách đặc biệt nghiêm trọng; thay vì là quyền lợi, phá thai chính là một hiện tượng đáng buồn góp phần đáng kể vào việc phổ biến não trạng chống lại sự sống, là một sự đe doạ nguy hiểm cho việc chung sống trong xã hội một cách công bằng và dân chủ ».
3. Chế tài của Luật Hội Thánh về tội phá thai.
Là vương quốc đặc biệt, vương quốc của Thiên Chúa, Hội Thánh là hình bóng của Nước Trời mai sau. Nhưng Giáo Hội cũng là tổ chức hữu hình của con người, nên Hội Thánh ngoài các giới răn Thiên Chúa, còn có bộ luật riêng là Giáo Luật. Giáo Luật qui định chế tài rất nghiêm ngặt về hành vi phá thai.
Phá thai là tội nặng nề trước mặt Chúa và còn bị vạ tuyệt thông. Giáo luật xếp tội phá thai vào những tội phạm đến sự sống và sự tự do của con người. Ðiều 1398 Bộ Giáo Luật 1983 qui định: « Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết », nghĩa là vạ có hiệu lực ngay khi người ta thi hành việc phá thai có kết quả.
4. Dân biểu Công giáo phải làm gì ?
Ở Việt nam hiện nay chưa có người Công giáo làm đại biểu Quốc Hội vì nhiều nguyên nhân (trừ các anh quốc doanh được đẩy vào cho… khí thế !!!). Ở nhiều nước, người Công giáo làm nghị sĩ, dân biều là chuyện bình thường, để đóng góp công sức, tài năng và ý kiến vào việc hình thành và thực thi luật pháp, duy trì trật tự xã hội. Hội Thánh với sự khôn ngoan và cẩn thận, đã tiên liệu những tình huống trong chính trường đi ngược lại với lương tâm Công giáo, để đưa ra những chỉ dẫn hành động thích hợp.
Hội Thánh đưa ra nguyên tắc chung: « Khi - xét tới các lĩnh vực hay thực tại có liên quan đến các bổn phận đạo đức căn bản - những lựa chọn pháp lý hay chính trị nào đi ngược lại với những nguyên tắc và giá trị Kitô giáo được đề nghị hoặc được thực hiện, Huấn Quyền dạy rằng “một lương tâm Kitô hữu được giáo dục tốt không cho phép người đó bỏ phiếu thuận cho một chương trình chính trị hoặc cho một luật lệ cá thể đi ngược lại với những nội dung căn bản của niềm tin và luân lý » (4)
Trong trường hợp dân biểu Công giáo không thể cản trở luật gây tội ác, thì họ phải phản kháng công khai, và « ủng hộ một cách hợp pháp những đề nghị có mục đích giới hạn thiệt hại phát sinh từ những chương trình và luật lệ đó và có mục đích giảm thiểu những hậu quả tiêu cực về mặt văn hoá và đạo đức quần chúng » (5)
5. Và chúng ta phải làm gì ?
Việc cầu nguyện là việc làm dễ dàng ở mọi nơi mọi lúc và đem lại hiệu quả nhanh chóng thiết thực nhất. Sự ác còn tràn lan một phần vì chúng ta, những người sống gấn Chúa, chưa cầu nguyện cho đủ.
Việc cầu nguyện đồng thời cũng phải đi đôi với hành động cụ thể để giảm bớt đau thương vì hành vi gây ra cái chết phi lý cho các trẻ thơ vô cùng dễ thương và vô tội. Nhiều người trong chúng ta đã nghe chuyện một người mẹ được bác sĩ khuyên phá thai vì mấy đứa con trước của bà đã bị dị tật và chết. Bà cương quyết không giết con vì đó là con bà và vì phá thai là xúc phạm đến Thiên Chúa. Bà đã sinh đứa con ấy năm 1770, bé rửa tội ngày 17 tháng 12 năm đó. Sau này cả thế giới biết đến người con này dưới tên gọi Beethoven, đại nhạc sĩ lừng danh.
Cho dù con người lớn lên không có tài năng nổi trội, họ vẫn xứng đáng được sống và hưởng gia sản mà Chúa dành cho từng phận người, không ai có quyền loại bỏ họ, vì chỉ có Chúa mới có quyền trên sinh mạng con người. Không phạm tội này, khuyên bảo người khác để họ bỏ ý định phạm tội và cầu nguyện cho các trẻ em là điều chúng ta đừng quên thực hiện hàng ngày.
Xin Mẹ là Đấng đã bảo vệ sự sống cho Giêsu bé thơ, giúp chúng con yêu mến và tôn trọng sự sống vì chính Chúa và chỉ có Chúa mới tạo thành sự sống diệu kỳ.
Ghi chú:
(1) Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, chương 3, số 105 – 108.
(2) Ibid. 155; Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 47: AAS 83 (1991), 851-852; x.
Diễn văn gửi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, kỳ họp thứ 34 (02-10-1979), 13: AAS
71 (1979), 1152-1153.
(3) Ibid 233; x. Phaolô VI, Thông điệp Humanae Vitae, 14: AAS 60 (1968), 490-491.
(4), (5) Ibid 570; x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Evangelium Vitae
Bài 3 PHÁ THAI LÀ TỘI ÁC
Thực trạng phá thai ở nhiều nước đã đến mức báo động, riêng ở Việt nam càng khủng khiếp hơn do nhiều nguyên nhân. Nền giáo dục thiếu nhân bản và hoàn toàn vắng bóng các giá trị siêu việt ngày càng làm cho giới trẻ nao núng, mất khả năng phân biệt cái tốt cái xấu, mất ý thức trách nhiệm và không còn ý thức về những giá trị tinh thần và tâm linh. Trong mục Bảo Vệ Sự Sống trên website www.huongvedaihoidanchua.net, người ta đọc thấy việc phá thai xảy ra dễ dàng mỗi ngày, trở thành nỗi đau âm ỉ cho con người và xã hội.
Nhìn thấy trước và muốn ngăn chặn tình trạng tội ác này, Hội Thánh nhiều lần lên tiếng cảnh báo bằng huấn quyền và bằng tấm lòng của người Mẹ. Ở đây chúng tôi xin lược qua vài nét chính yếu của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo về vấn nạn này.
1. Thai nhi có quyền được sống.
Người ta đưa ra hai lý do chính để phá thai: dân số quá đông, hoàn cảnh ép buộc. Nói dân số quá đông là cách nói ích kỷ đầy mâu thuẫn. Ta được sống, được hưởng hạnh phúc của cuộc đời và ta không muốn có người khác chen vào chỗ đứng của ta ? Phi lý ! Nói hoàn cảnh ép buộc là cách nói vô trách nhiệm. Nhưng sâu xa hơn, người ta phá thai là vì người ta không nhận ra sự sống là cao quí; và con người, dù là thai nhi, có phẩm giá siêu việt vì chính Chúa đã tạo nên họ giống hình ảnh Ngài và họ được Đức Kytô dùng chính máu thánh Người mà cứu chuộc. (1)
Chính vì vậy mà con người có những quyền căn bản bất khả xâm phạm. Trong thông điệp Centesimus Annus, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đưa ra một danh sách các quyền thuộc nhân quyền, mà đứng đầu là « quyền được sống, một phần của quyền ấy là quyền của đứa trẻ được lớn lên trong bụng mẹ ngay từ khi thụ thai » (2)
Không ai có thể tự ý tước đoạt quyền được sống và quyền làm người của trẻ em. Nhiều người cho rằng lợi dụng sự yếu đuối không thể tự vệ của thai nhi để giết em còn là hành vi hèn hạ.
2. Phá thai là tội ác ghê tởm.
Không chỉ là hành vi hèn hạ, phá thai là một tội ác, Hội Thánh gọi là « tội ác ghê tởm ». Do đó, Hội Thánh nhấn mạnh rằng trong việc thực hành sinh sản có trách nhiệm, phải loại bỏ việc triệt sản và phá thai vì điều ấy bất hợp pháp về luân lý. (3)
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong tông thư gửi các gia đình Gratissimam Sane và trong Thông điệp Evangelium Vitae, dạy rằng « phá thai là tội ác đáng ghê tởm và là một sự phá hoại luân lý một cách đặc biệt nghiêm trọng; thay vì là quyền lợi, phá thai chính là một hiện tượng đáng buồn góp phần đáng kể vào việc phổ biến não trạng chống lại sự sống, là một sự đe doạ nguy hiểm cho việc chung sống trong xã hội một cách công bằng và dân chủ ».
3. Chế tài của Luật Hội Thánh về tội phá thai.
Là vương quốc đặc biệt, vương quốc của Thiên Chúa, Hội Thánh là hình bóng của Nước Trời mai sau. Nhưng Giáo Hội cũng là tổ chức hữu hình của con người, nên Hội Thánh ngoài các giới răn Thiên Chúa, còn có bộ luật riêng là Giáo Luật. Giáo Luật qui định chế tài rất nghiêm ngặt về hành vi phá thai.
Phá thai là tội nặng nề trước mặt Chúa và còn bị vạ tuyệt thông. Giáo luật xếp tội phá thai vào những tội phạm đến sự sống và sự tự do của con người. Ðiều 1398 Bộ Giáo Luật 1983 qui định: « Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết », nghĩa là vạ có hiệu lực ngay khi người ta thi hành việc phá thai có kết quả.
4. Dân biểu Công giáo phải làm gì ?
Ở Việt nam hiện nay chưa có người Công giáo làm đại biểu Quốc Hội vì nhiều nguyên nhân (trừ các anh quốc doanh được đẩy vào cho… khí thế !!!). Ở nhiều nước, người Công giáo làm nghị sĩ, dân biều là chuyện bình thường, để đóng góp công sức, tài năng và ý kiến vào việc hình thành và thực thi luật pháp, duy trì trật tự xã hội. Hội Thánh với sự khôn ngoan và cẩn thận, đã tiên liệu những tình huống trong chính trường đi ngược lại với lương tâm Công giáo, để đưa ra những chỉ dẫn hành động thích hợp.
Hội Thánh đưa ra nguyên tắc chung: « Khi - xét tới các lĩnh vực hay thực tại có liên quan đến các bổn phận đạo đức căn bản - những lựa chọn pháp lý hay chính trị nào đi ngược lại với những nguyên tắc và giá trị Kitô giáo được đề nghị hoặc được thực hiện, Huấn Quyền dạy rằng “một lương tâm Kitô hữu được giáo dục tốt không cho phép người đó bỏ phiếu thuận cho một chương trình chính trị hoặc cho một luật lệ cá thể đi ngược lại với những nội dung căn bản của niềm tin và luân lý » (4)
Trong trường hợp dân biểu Công giáo không thể cản trở luật gây tội ác, thì họ phải phản kháng công khai, và « ủng hộ một cách hợp pháp những đề nghị có mục đích giới hạn thiệt hại phát sinh từ những chương trình và luật lệ đó và có mục đích giảm thiểu những hậu quả tiêu cực về mặt văn hoá và đạo đức quần chúng » (5)
5. Và chúng ta phải làm gì ?
Việc cầu nguyện là việc làm dễ dàng ở mọi nơi mọi lúc và đem lại hiệu quả nhanh chóng thiết thực nhất. Sự ác còn tràn lan một phần vì chúng ta, những người sống gấn Chúa, chưa cầu nguyện cho đủ.
Việc cầu nguyện đồng thời cũng phải đi đôi với hành động cụ thể để giảm bớt đau thương vì hành vi gây ra cái chết phi lý cho các trẻ thơ vô cùng dễ thương và vô tội. Nhiều người trong chúng ta đã nghe chuyện một người mẹ được bác sĩ khuyên phá thai vì mấy đứa con trước của bà đã bị dị tật và chết. Bà cương quyết không giết con vì đó là con bà và vì phá thai là xúc phạm đến Thiên Chúa. Bà đã sinh đứa con ấy năm 1770, bé rửa tội ngày 17 tháng 12 năm đó. Sau này cả thế giới biết đến người con này dưới tên gọi Beethoven, đại nhạc sĩ lừng danh.
Cho dù con người lớn lên không có tài năng nổi trội, họ vẫn xứng đáng được sống và hưởng gia sản mà Chúa dành cho từng phận người, không ai có quyền loại bỏ họ, vì chỉ có Chúa mới có quyền trên sinh mạng con người. Không phạm tội này, khuyên bảo người khác để họ bỏ ý định phạm tội và cầu nguyện cho các trẻ em là điều chúng ta đừng quên thực hiện hàng ngày.
Xin Mẹ là Đấng đã bảo vệ sự sống cho Giêsu bé thơ, giúp chúng con yêu mến và tôn trọng sự sống vì chính Chúa và chỉ có Chúa mới tạo thành sự sống diệu kỳ.
Ghi chú:
(1) Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, chương 3, số 105 – 108.
(2) Ibid. 155; Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus, 47: AAS 83 (1991), 851-852; x.
Diễn văn gửi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, kỳ họp thứ 34 (02-10-1979), 13: AAS
71 (1979), 1152-1153.
(3) Ibid 233; x. Phaolô VI, Thông điệp Humanae Vitae, 14: AAS 60 (1968), 490-491.
(4), (5) Ibid 570; x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Evangelium Vitae
Tòa thánh Vatican: Giáo dục Công giáo là nguồn hy vọng
Phụng Nghi
11:04 09/09/2009
VATICAN CITY (Zenit.org) - Giáo dục là một công tác đòi hỏi phải có sự cộng tác giữa phụ huynh và trường học, dưới thẩm quyền của Giáo hội Công giáo, hầu bảo đảm cho việc huấn luyện về tôn giáo được vững chác.
Đó là điều được khẳng định trong một lá thư luân lưu về “Giáo dục Tôn giáo trong các Trường học” được Thánh Bộ Giáo dục Công giáo của Tòa thánh gửi cho các Hội đồng giám mục trên thế giới.
Lá thư, có chữ ký của Bộ trưởng Thánh bộ nói trên là Hồng y Zenon Grocholewski và của Thư ký là Tổng giám mục Jean-Louis Bruguès, nhấn mạnh đến nhu cầu phải “làm sáng tỏ và đưa ra các chỉ thị về vai trò của trường học trong việc huấn luyện Công giáo cho người trẻ, về tính chất và căn tính của trường Công giáo, về giáo dục tôn giáo trong các trường học, và về tự do chọn trường học cũng như chọn nền giáo dục tôn giáo chuyên biệt.”
Lá thư nói rằng vì tính chất phức tạp của công tác giáo dục mà nền văn hóa ngày nay phải đương đầu, nên có nguy cơ là chúng ta sẽ mất đi “điều thiết yếu, đó là sự huấn luyện con người toàn diện, đặc biệt là chiều hướng tinh thần và tôn giáo.”
Giáo dục là một nỗ lực đồng đội, nhưng các bậc phụ huynh mới là những người chịu trách nhiệm chính trong việc huấn luyện con cái họ.
Trách nhiệm đó của bậc cha mẹ còn bao gồm cả “quyền chọn trường học nào bảo đảm được một nền giáo dục phù hợp với các nguyên tắc luân lý và tôn giáo của họ.”
Trường Công giáo “quả thực là một thực thể thuộc giáo hội nhờ ở các hoạt động giảng dạy, trong đó đức tin, văn hóa và cuộc sống kết hợp hài hòa với nhau.”
Lá thư khẳng định: “Trường Công giáo có đặc điểm là duy trì được sự liên kết với hàng giáo phẩm của Giáo hội hầu bảo đảm rằng công tác giảng huấn và đào tạo được dựa trên các nguyên tắc của đức tin Công giáo và do các giáo viên truyền đạt đúng đắn những học thuyết và sự trung thực của cuộc sống.”
Các trường đó phải “thấm nhuần tinh thần tự do và bác ái của Tin mừng để cổ võ cho sự phát triển hài hòa của mỗi cá nhân. ”
“Trong bối cảnh đó, văn hóa con người như một tổng thể được hòa hợp với sứ điệp cứu độ, để cho các học sinh dần dần đạt được kiến thức về thế giới, về cuộc sống và về nhân loại đã được Tin mừng soi sáng.”
Tự do tôn giáo
Thánh bộ nhấn mạnh đến nhu cầu phải có sự cộng tác giữa gia đình và cơ sở giáo dục để thực hiện nguyên tắc phụ trợ (subsidiarity).
Thánh bộ nhấn mạnh đến công tác giáo dục tôn giáo, coi đó như là “đặc tính không thể chuyển nhượng” trong mục tiêu giáo dục của trường học Công giáo.
Lá thư giải thích: “Giáo dục tôn giáo khác biệt với (và có mục đích bổ túc cho) công tác dạy giáo lý, vì đây là sự giảng dạy trong nhà trường mà không đòi hỏi học sinh phải có sự chấp nhận đức tin, nhưng nó chuyên chở kiến thức về căn tính của Kitô giáo và cuộc sống của người Kitô hữu.”
“Hơn nữa, nó làm cho Giáo hội và nhân loại phong phú hơn lên nhờ những lãnh vực có thể lớn mạnh cả về văn hóa lẫn nhân bản.”
Lá thư công nhận rằng ở nhiều nơi “hiện nay cũng như những thời kỳ trước kia, sự tự do tôn giáo không được thực thi triệt để, cả trong pháp luật cũng như ngoài thực tế.”
Thánh bộ tố cáo sự bất công đó và kêu gọi người Công giáo “dấn thân hoạt động để cho những quyền lợi đó được thực thi hiệu quả.”
Thánh bộ cũng nhấn mạnh đến lời cam kết của Giáo hội là cung ứng “cho mỗi thế hệ sự mặc khải của Thiên Chúa nhờ đó họ có thể học hỏi được chân lý cơ bản về cuộc sống và mục tiêu của lịch sử.”
“Đó không phải là một công tác dễ dàng nơi một thế giới tục hóa, có đặc tính là kiến thức bị phân mảnh và luân lý bị rối loạn.”
Tuy nhiên, Thánh bộ khẳng định rằng giáo dục đặt nền tảng trên chân lý và để phục vụ con người, có thể trở thành một “khí cụ mạnh mẽ để cậy trông.”
Đó là điều được khẳng định trong một lá thư luân lưu về “Giáo dục Tôn giáo trong các Trường học” được Thánh Bộ Giáo dục Công giáo của Tòa thánh gửi cho các Hội đồng giám mục trên thế giới.
Lá thư, có chữ ký của Bộ trưởng Thánh bộ nói trên là Hồng y Zenon Grocholewski và của Thư ký là Tổng giám mục Jean-Louis Bruguès, nhấn mạnh đến nhu cầu phải “làm sáng tỏ và đưa ra các chỉ thị về vai trò của trường học trong việc huấn luyện Công giáo cho người trẻ, về tính chất và căn tính của trường Công giáo, về giáo dục tôn giáo trong các trường học, và về tự do chọn trường học cũng như chọn nền giáo dục tôn giáo chuyên biệt.”
Lá thư nói rằng vì tính chất phức tạp của công tác giáo dục mà nền văn hóa ngày nay phải đương đầu, nên có nguy cơ là chúng ta sẽ mất đi “điều thiết yếu, đó là sự huấn luyện con người toàn diện, đặc biệt là chiều hướng tinh thần và tôn giáo.”
Giáo dục là một nỗ lực đồng đội, nhưng các bậc phụ huynh mới là những người chịu trách nhiệm chính trong việc huấn luyện con cái họ.
Trách nhiệm đó của bậc cha mẹ còn bao gồm cả “quyền chọn trường học nào bảo đảm được một nền giáo dục phù hợp với các nguyên tắc luân lý và tôn giáo của họ.”
Trường Công giáo “quả thực là một thực thể thuộc giáo hội nhờ ở các hoạt động giảng dạy, trong đó đức tin, văn hóa và cuộc sống kết hợp hài hòa với nhau.”
Lá thư khẳng định: “Trường Công giáo có đặc điểm là duy trì được sự liên kết với hàng giáo phẩm của Giáo hội hầu bảo đảm rằng công tác giảng huấn và đào tạo được dựa trên các nguyên tắc của đức tin Công giáo và do các giáo viên truyền đạt đúng đắn những học thuyết và sự trung thực của cuộc sống.”
Các trường đó phải “thấm nhuần tinh thần tự do và bác ái của Tin mừng để cổ võ cho sự phát triển hài hòa của mỗi cá nhân. ”
“Trong bối cảnh đó, văn hóa con người như một tổng thể được hòa hợp với sứ điệp cứu độ, để cho các học sinh dần dần đạt được kiến thức về thế giới, về cuộc sống và về nhân loại đã được Tin mừng soi sáng.”
Tự do tôn giáo
Thánh bộ nhấn mạnh đến nhu cầu phải có sự cộng tác giữa gia đình và cơ sở giáo dục để thực hiện nguyên tắc phụ trợ (subsidiarity).
Thánh bộ nhấn mạnh đến công tác giáo dục tôn giáo, coi đó như là “đặc tính không thể chuyển nhượng” trong mục tiêu giáo dục của trường học Công giáo.
Lá thư giải thích: “Giáo dục tôn giáo khác biệt với (và có mục đích bổ túc cho) công tác dạy giáo lý, vì đây là sự giảng dạy trong nhà trường mà không đòi hỏi học sinh phải có sự chấp nhận đức tin, nhưng nó chuyên chở kiến thức về căn tính của Kitô giáo và cuộc sống của người Kitô hữu.”
“Hơn nữa, nó làm cho Giáo hội và nhân loại phong phú hơn lên nhờ những lãnh vực có thể lớn mạnh cả về văn hóa lẫn nhân bản.”
Lá thư công nhận rằng ở nhiều nơi “hiện nay cũng như những thời kỳ trước kia, sự tự do tôn giáo không được thực thi triệt để, cả trong pháp luật cũng như ngoài thực tế.”
Thánh bộ tố cáo sự bất công đó và kêu gọi người Công giáo “dấn thân hoạt động để cho những quyền lợi đó được thực thi hiệu quả.”
Thánh bộ cũng nhấn mạnh đến lời cam kết của Giáo hội là cung ứng “cho mỗi thế hệ sự mặc khải của Thiên Chúa nhờ đó họ có thể học hỏi được chân lý cơ bản về cuộc sống và mục tiêu của lịch sử.”
“Đó không phải là một công tác dễ dàng nơi một thế giới tục hóa, có đặc tính là kiến thức bị phân mảnh và luân lý bị rối loạn.”
Tuy nhiên, Thánh bộ khẳng định rằng giáo dục đặt nền tảng trên chân lý và để phục vụ con người, có thể trở thành một “khí cụ mạnh mẽ để cậy trông.”
Các Giám mục Hoa Kỳ kêu gọi hợp chung một tiếng nói trên các yếu tố then chốt cải cách y tế
Trần Mạnh Trác
13:19 09/09/2009
Washington (CNS) – Với nhiều chủ đề tương tự, các giám mục HK đang thúc giục người Công giáo trên toàn quốc hãy liên lạc với các dân biểu và nghị sĩ về sự cần thiết phải cải cách chăm sóc sức khỏe và tầm quan trọng phải loại bỏ việc hổ trợ phá thai ra khỏi các dự luật.
"Bây giờ là thời gian cho một tiếng nói đoàn kết Công giáo rõ ràng và mạnh mẽ, ", Đức Giám mục Robert E. Guglielmone của Charleston, SC, nói trong một lá thư đề ngày 26 tháng 8 yêu cầu các giáo xứ in lại trên các tờ Mục Vụ.
"Các dân biểu nghị sĩ cần nghe tiếng nói của chúng ta, đây là tiếng nói đáng tin cậy vì... đó là tiếng nói của đạo đức và vì chúng ta đã có nhiều thế kỷ kinh nghiệm trong lãnh vực y tế,"
Nhiều giám mục đã trích dẫn những thư của Đức Giám mục William F. Murphy, Rockville Centre, NY, và của Đức Hồng Y Justin Rigali, Philadelphia, chủ tịch ủy ban Tư pháp và phát triển con người tại Hội Đồng Giám mục Công giáo HK.
Những lá thư nhấn mạnh sự cần thiết cho một hệ thống chăm sóc sức khỏe dễ truy cập và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người bao gồm từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên; không giảm bớt chính sách hiện tại là chống tài trợ phá thai của liên bang; bảo vệ quyền tự do lương tâm của các nhà cung cấp dịch vụ và của các tổ chức y tế; và kiểm soát chi phí và áp dụng một cách bình đẳng giữa các đối tượng.
Nhiều giám mục cũng thúc giục người Công giáo trong giáo phận thường xuyên đọc trang web www.usccb.org/healthcare để thông hiểu về tình trạng của các nỗ lực cải cách chăm sóc sức khỏe.
"Giáo hội Công giáo không nhắm vào việc ủng hộ bất kỳ một giải pháp đặc biệt nào (của các thế lực chính trị)", Đức Tổng Giám Mục Daniel E. Pilarczyk, Cincinnati, xác nhận.
Giáo hội nhận thấy thời điểm hiện nay là "một cơ hội không nên bị bỏ mất vì chính trị đảng phái hay vì những xuy đoán phóng đại gây hiểu lầm về những dự luật... Chúng ta hy vọng rằng những cuộc đối thoại lễ độ sẽ sản xuất ra một phương pháp hợp lý giúp cho mọi người sống ở Hoa Kỳ có thể truy cập toàn diện việc chăm sóc sức khỏe có chất lượng và giá cả phải chăng."
Ở Boston, trong một bài đăng trên blog ngày 2 Tháng 9 về tang lễ của Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, Đức Hồng Y Sean P. O'Malley cho biết ngài đã nói chuyện ngắn với Tổng thống Barack Obama về việc chăm sóc sức khỏe khi đón tiếp tổng thống vào thánh đường.
Ngài nói với TT Obama rằng các giám mục Hoa Kỳ "khao khát hỗ trợ một kế hoạch chăm sóc y tế phổ quát, nhưng chúng tôi sẽ không ủng hộ một kế hoạch nào bao gồm một điều khoản cho phá thai hoặc có thể mở đường cho phá thai trong tương lai."
Trong những phân tích bao quát nhất về cải cách chăm sóc sức khỏe là một tuyên bố chung của Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của Kansas City, Kan, và Giám Mục Robert W. Finn của Kansas City-St. Joseph, Mo
"Mặc dù chính sách hiện hành có nhiều sai sót, sự thay đổi chính nó không bảo đảm cải thiện... Nhiều đề xuất đang được đẩy mạnh sẽ làm giảm thiểu việc bảo vệ sự sống và nhân phẩm con người và di chuyển các chi phí và dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua một chính quyền tập trung quan liêu."
Nghĩa vụ Công giáo về lợi ích chung đòi hỏi rằng "chúng ta phải tìm những phương cách để cung cấp một mạng lưới an toàn cho những người cần mà không làm giảm bớt trách nhiệm cá nhân hoặc tạo ra một cơ cấu quan liêu quá quắt, dễ bị lạm dụng về tài chính, làm tê liệt nền kinh tế quốc gia, và loại bỏ các ý thức nhân bản của việc chữa bệnh và giúp người bệnh ".
Các giám mục cũng nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong việc chăm sóc sức khỏe của chính mình.
"Mọi cá nhân, bao gồm cả những người đang nhận sự trợ giúp y tế, cần được khuyến khích về các phương pháp phòng ngừa tốt: chế độ ăn uống thích hợp, tập thể dục vừa phải và tiết chế thuốc và rượu,"
Những tuyên ngôn từ Kansas trên cũng trích dẫn một bài viết trước đây về cải cách y tế của Đức Giám mục R. Walter Nickless của Sioux City, Iowa: "món quà của cuộc sống chỉ đến từ Thiên Chúa, và hắt hủi món quà đó bằng việc lạm dụng sức khỏe là sai đạo đức. "
"Phương pháp hiệu quả nhất cho hầu hết mọi người thì tự bản chất là miễn phí - chế độ ăn uống tốt, tập thể dục vừa phải và ngủ đủ. Nhưng những việc săn sóc cho sản phụ và trẻ sơ sinh là những ví dụ đòi hỏi phải có chuyên môn y tế, và do đó những chi phí và dịch vụ loại này cần được cung cấp sẵn có cho tất cả mọi người càng rộng rãi càng tốt."
Giám mục blasé J. Cupich của Rapid City, SD, nói việc cải cách chăm sóc sức khỏe "không chỉ là một nhiệm vụ mà chính phủ phải đối mặt", mà còn liên quan tới " trách nhiệm cá nhân của chúng ta cho sức khỏe của chính mình."
"Đối mặt với những áp lực mạnh mẽ trong một xã hội tiêu thụ, chúng ta không thể bỏ qua việc điều độ trong một thế giới phong phú. Nếu chúng ta nói rằng, chăm sóc sức khỏe là một quyền bắt nguồn từ niềm tin về nhân phẩm con người, thì chúng ta cần phải tôn trọng cuộc sống và nhân phẩm của chính mình bằng việc áp dụng một lối sống tăng cường sức khỏe và hạnh phúc."
Đức Hồng Y Rigali cũng đã ban hành tuyên bố, trong đó ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không cho phép các mục tiêu đáng tán dương của cải cách y tế bị vấn đề phá thai phá đám.
"Vào thời điểm khi mà nhiều quyết tâm tốt lành đang được hiển thị để tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe công bằng, hợp lý tại Hoa Kỳ, thì sẽ là một bi kịch nếu điều này cuối cùng đã bị hỏng vì những phương tiện vô đạo đức, cụ thể là quy định cho phá thai," Ngài nói thêm. "Phá thai không phải là chăm sóc sức khỏe."
Trong một cột cho các vấn đề ngày 27 tháng tám của tờ báo của tổng giáo phận, The Catholic Spirit, Đức Tổng Giám mục John C. Nienstedt của St Paul và Minneapolis cho biết cải cách pháp luật về y tế "có những tác động sâu rộng về đạo đức đối với chúng ta trên bình diện cá nhân và trên bình diện quốc gia. "
"Những điều cho phép và những điều không cho phép có tác dụng lớn lao đến các giá trị mà chúng ta trân quí và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ," ngài nói thêm. "Trong tâm trí của tôi, đây là một vấn đề quan trọng nhất trong đời của chúng ta. Xin tất cả hãy nói lên những suy nghĩ của mình."
Giám Mục Paul S. Loverde Arlington, Va, dùng dụ ngôn của các trinh nữ khôn ngoan và dại dột trong lời bình luận về cải cách chăm sóc sức khỏe. Dụ ngôn của Chúa "minh hoạ một đặc điểm thiết yếu của Kitô giáo trong đời sống công cộng: cảnh giác."
"Những người cảnh giác thật sự nhận ra rằng việc cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe tự nó là không sai - trong thực tế, có một số cải cách là cần thiết," giám mục Loverde nói. "Thực ra, chỉ là sai vì các đề xuất cụ thể có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của thai nhi, và cho tự do lương tâm của các nhà cung cấp y tế và của công dân."
Ngài kêu gọi người Công giáo cần giáo dục chính mình về các đề xuất cải cách y tế khác nhau trên Quốc hội, và trình bày quan điểm của mình lên các vị đại diện dân cử và, "đầu tiên và trước hết," phải cầu nguyện.
"Với tấm lòng tha thiết, chúng ta khẩn cầu (Thiên Chúa) ban ân huệ làm chứng nhân cho phẩm giá của sự sống và xin Chúa ban ơn lành cho những nhà lập pháp của chúng ta trong cuộc tranh luận và quyết định của họ,"
"Bây giờ là thời gian cho một tiếng nói đoàn kết Công giáo rõ ràng và mạnh mẽ, ", Đức Giám mục Robert E. Guglielmone của Charleston, SC, nói trong một lá thư đề ngày 26 tháng 8 yêu cầu các giáo xứ in lại trên các tờ Mục Vụ.
"Các dân biểu nghị sĩ cần nghe tiếng nói của chúng ta, đây là tiếng nói đáng tin cậy vì... đó là tiếng nói của đạo đức và vì chúng ta đã có nhiều thế kỷ kinh nghiệm trong lãnh vực y tế,"
Nhiều giám mục đã trích dẫn những thư của Đức Giám mục William F. Murphy, Rockville Centre, NY, và của Đức Hồng Y Justin Rigali, Philadelphia, chủ tịch ủy ban Tư pháp và phát triển con người tại Hội Đồng Giám mục Công giáo HK.
Những lá thư nhấn mạnh sự cần thiết cho một hệ thống chăm sóc sức khỏe dễ truy cập và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người bao gồm từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên; không giảm bớt chính sách hiện tại là chống tài trợ phá thai của liên bang; bảo vệ quyền tự do lương tâm của các nhà cung cấp dịch vụ và của các tổ chức y tế; và kiểm soát chi phí và áp dụng một cách bình đẳng giữa các đối tượng.
Nhiều giám mục cũng thúc giục người Công giáo trong giáo phận thường xuyên đọc trang web www.usccb.org/healthcare để thông hiểu về tình trạng của các nỗ lực cải cách chăm sóc sức khỏe.
"Giáo hội Công giáo không nhắm vào việc ủng hộ bất kỳ một giải pháp đặc biệt nào (của các thế lực chính trị)", Đức Tổng Giám Mục Daniel E. Pilarczyk, Cincinnati, xác nhận.
Giáo hội nhận thấy thời điểm hiện nay là "một cơ hội không nên bị bỏ mất vì chính trị đảng phái hay vì những xuy đoán phóng đại gây hiểu lầm về những dự luật... Chúng ta hy vọng rằng những cuộc đối thoại lễ độ sẽ sản xuất ra một phương pháp hợp lý giúp cho mọi người sống ở Hoa Kỳ có thể truy cập toàn diện việc chăm sóc sức khỏe có chất lượng và giá cả phải chăng."
Ở Boston, trong một bài đăng trên blog ngày 2 Tháng 9 về tang lễ của Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, Đức Hồng Y Sean P. O'Malley cho biết ngài đã nói chuyện ngắn với Tổng thống Barack Obama về việc chăm sóc sức khỏe khi đón tiếp tổng thống vào thánh đường.
Ngài nói với TT Obama rằng các giám mục Hoa Kỳ "khao khát hỗ trợ một kế hoạch chăm sóc y tế phổ quát, nhưng chúng tôi sẽ không ủng hộ một kế hoạch nào bao gồm một điều khoản cho phá thai hoặc có thể mở đường cho phá thai trong tương lai."
Trong những phân tích bao quát nhất về cải cách chăm sóc sức khỏe là một tuyên bố chung của Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của Kansas City, Kan, và Giám Mục Robert W. Finn của Kansas City-St. Joseph, Mo
"Mặc dù chính sách hiện hành có nhiều sai sót, sự thay đổi chính nó không bảo đảm cải thiện... Nhiều đề xuất đang được đẩy mạnh sẽ làm giảm thiểu việc bảo vệ sự sống và nhân phẩm con người và di chuyển các chi phí và dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua một chính quyền tập trung quan liêu."
Nghĩa vụ Công giáo về lợi ích chung đòi hỏi rằng "chúng ta phải tìm những phương cách để cung cấp một mạng lưới an toàn cho những người cần mà không làm giảm bớt trách nhiệm cá nhân hoặc tạo ra một cơ cấu quan liêu quá quắt, dễ bị lạm dụng về tài chính, làm tê liệt nền kinh tế quốc gia, và loại bỏ các ý thức nhân bản của việc chữa bệnh và giúp người bệnh ".
Các giám mục cũng nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong việc chăm sóc sức khỏe của chính mình.
"Mọi cá nhân, bao gồm cả những người đang nhận sự trợ giúp y tế, cần được khuyến khích về các phương pháp phòng ngừa tốt: chế độ ăn uống thích hợp, tập thể dục vừa phải và tiết chế thuốc và rượu,"
Những tuyên ngôn từ Kansas trên cũng trích dẫn một bài viết trước đây về cải cách y tế của Đức Giám mục R. Walter Nickless của Sioux City, Iowa: "món quà của cuộc sống chỉ đến từ Thiên Chúa, và hắt hủi món quà đó bằng việc lạm dụng sức khỏe là sai đạo đức. "
"Phương pháp hiệu quả nhất cho hầu hết mọi người thì tự bản chất là miễn phí - chế độ ăn uống tốt, tập thể dục vừa phải và ngủ đủ. Nhưng những việc săn sóc cho sản phụ và trẻ sơ sinh là những ví dụ đòi hỏi phải có chuyên môn y tế, và do đó những chi phí và dịch vụ loại này cần được cung cấp sẵn có cho tất cả mọi người càng rộng rãi càng tốt."
Giám mục blasé J. Cupich của Rapid City, SD, nói việc cải cách chăm sóc sức khỏe "không chỉ là một nhiệm vụ mà chính phủ phải đối mặt", mà còn liên quan tới " trách nhiệm cá nhân của chúng ta cho sức khỏe của chính mình."
"Đối mặt với những áp lực mạnh mẽ trong một xã hội tiêu thụ, chúng ta không thể bỏ qua việc điều độ trong một thế giới phong phú. Nếu chúng ta nói rằng, chăm sóc sức khỏe là một quyền bắt nguồn từ niềm tin về nhân phẩm con người, thì chúng ta cần phải tôn trọng cuộc sống và nhân phẩm của chính mình bằng việc áp dụng một lối sống tăng cường sức khỏe và hạnh phúc."
Đức Hồng Y Rigali cũng đã ban hành tuyên bố, trong đó ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không cho phép các mục tiêu đáng tán dương của cải cách y tế bị vấn đề phá thai phá đám.
"Vào thời điểm khi mà nhiều quyết tâm tốt lành đang được hiển thị để tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe công bằng, hợp lý tại Hoa Kỳ, thì sẽ là một bi kịch nếu điều này cuối cùng đã bị hỏng vì những phương tiện vô đạo đức, cụ thể là quy định cho phá thai," Ngài nói thêm. "Phá thai không phải là chăm sóc sức khỏe."
Trong một cột cho các vấn đề ngày 27 tháng tám của tờ báo của tổng giáo phận, The Catholic Spirit, Đức Tổng Giám mục John C. Nienstedt của St Paul và Minneapolis cho biết cải cách pháp luật về y tế "có những tác động sâu rộng về đạo đức đối với chúng ta trên bình diện cá nhân và trên bình diện quốc gia. "
"Những điều cho phép và những điều không cho phép có tác dụng lớn lao đến các giá trị mà chúng ta trân quí và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ," ngài nói thêm. "Trong tâm trí của tôi, đây là một vấn đề quan trọng nhất trong đời của chúng ta. Xin tất cả hãy nói lên những suy nghĩ của mình."
Giám Mục Paul S. Loverde Arlington, Va, dùng dụ ngôn của các trinh nữ khôn ngoan và dại dột trong lời bình luận về cải cách chăm sóc sức khỏe. Dụ ngôn của Chúa "minh hoạ một đặc điểm thiết yếu của Kitô giáo trong đời sống công cộng: cảnh giác."
"Những người cảnh giác thật sự nhận ra rằng việc cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe tự nó là không sai - trong thực tế, có một số cải cách là cần thiết," giám mục Loverde nói. "Thực ra, chỉ là sai vì các đề xuất cụ thể có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của thai nhi, và cho tự do lương tâm của các nhà cung cấp y tế và của công dân."
Ngài kêu gọi người Công giáo cần giáo dục chính mình về các đề xuất cải cách y tế khác nhau trên Quốc hội, và trình bày quan điểm của mình lên các vị đại diện dân cử và, "đầu tiên và trước hết," phải cầu nguyện.
"Với tấm lòng tha thiết, chúng ta khẩn cầu (Thiên Chúa) ban ân huệ làm chứng nhân cho phẩm giá của sự sống và xin Chúa ban ơn lành cho những nhà lập pháp của chúng ta trong cuộc tranh luận và quyết định của họ,"
Tòa Thánh công bố lịch trình phong 5 chân phước mới
LM Trần Đức Anh, OP
19:08 09/09/2009
VATICAN - Giáo Hội Công Giáo sắp có thêm 5 vị tân chân phước sẽ được tôn phong trong tháng 10 và 11 tới đây.
Trong thông cáo công bố hôm 8-9-2009, Văn phòng nghi lễ phụng vụ của ĐTC cho biết lịch trình tôn phong chân phước cho 5 vị Tôi Tớ Chúa:
1. Tu Huynh Eustachio (Joseph) Kugler (1867-1946), dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa, sẽ được tôn phong lúc 2 giờ chiều chúa nhật 4-10 tại Nhà thờ chính tòa giáo phận Regensburg bên Đức. Theo tin của dòng, Đức TGM Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, sẽ chủ sự nghi thức tôn phong.
Thầy Kugler là con của một người thợ rèn miền Bayern, gia nhập dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa, nổi bật về các hoạt động phục vụ những người yếu đuối nhất và tàn tật. Từ 1925 đến 1946, thầy làm Bề trên giám tỉnh của dòng ở Đức và thành lập hai bệnh viện của dòng trong giáo phận Regensburg.
Trong 21 cuộc dội bom trên thành phố này hồi thế chiến thứ 2, thày Kugler không chạy xuống hầm chống bom, nhưng hầu như lúc đó thầy vẫn cầu nguyện trong nhà nguyện. Mặc dù bị mật vụ Gestapo của Đức Quốc xã tra hỏi, nhưng thầy vẫn không hề rời bỏ công tác săn sóc các bệnh nhân và ngừơi tàn tật. Thầy qua đời năm 1946 vì bệnh ung thư.
Trong tiến trình điều tra phong chân phước, ngày 17-1-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã phê chuẩn một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của thầy Kugler.
2. Đức Cha Ciriaco Maria Sancha y Hervás (1833-1909), HY Giám Mục giáo phận Toledo, sáng lập dòng các nữ tu Bác Ái ĐHY Sancha, sẽ được tôn phong sáng chúa nhật 18-10 tại Nhà thờ chính tòa Toledo, Tây Ban Nha.
Ngài xuất thân từ một gia đình khiêm hạ. 4 năm sau khi thụ phong linh mục, cha Sancha sang Cuba làm thư ký cho Đức TGM giáo phận Santiago de Cuba, đồng thời cũng hăng say săn sóc người già và trẻ em bị bỏ rơi. Năm 1869, ngài thành lập dòng nữ tu bác ái chăm sóc các trẻ mồ côi tàn tật và những người thất nghiệp.
Năm 1876, khi được 43 tuổi, cha Sancha được bổ nhiệm làm GM phụ tá giáo phận Toledo và 6 năm sau trở thành chính tòa tại đây. Năm 1894, được thăng Hồng Y giáo chủ Tây Ban Nha.
3. Cha Carlo Gnocchi (1902-1956), người Italia, sáng lập Hội Pro Juventute trợ giúp giới trẻ, sẽ được tôn phong sáng chúa nhật 25-10 tại Quảng trường Nhà thờ chính tòa Milano.
Cha Gnocchi thụ phong linh mục năm 1925, làm tuyên úy quân đội Italia. Sau thế chiến thứ hai, cha thành lập hội đón tiếp các trẻ em mồ côi chiến tranh và các em tàn tật. Cha gia tăng con số các trung tâm tiếp đón và phục hồi cho các trẻ em. Cha qua đời vì bệnh ung thư năm 1956 và 100 ngàn người đã đến tham dự lễ an táng cha.
4. Đức Cha Zoltán Lajos Meszlényi, GM tử đạo năm 1951 thọ 59 tuổi, sẽ được tôn phong lúc 10 giờ rưỡi sáng thứ bẩy 31-10 tại Nhà thờ Chính tòa Esztergom, Hungari. Ngài đã thề ”Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ Chúa Kitô Mục Tử trung tín và Giáo hội chúng ta”. Lời hứa này ngài đã tuân giữ cho đến độ đổ máu đào dưới thời cộng sản. Năm 1950, công an nhà nước cộng sản Hungari bắt giam Đức Cha và đày tới một trại tập trung. Tại đây ngài đã từ trần sau nhiều lần bị tra tấn.
5. Nữ tu Maria Alfonsina Danil Ghattas (Maria Soultaneh), người Palestine, đồng sáng lập dòng nữ tu Đa Minh Rất Thánh Mân Côi ở Jerusalem, qua đời năm 1927 lúc 44 tuổi, sẽ được tôn phong sáng chúa nhật 22-11, Lễ Chúa Kitô Vua, tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ truyền tin ở Nazareth, Israel.
Chị sinh năm 1843 tại Jerusalem, ngay từ nhỏ đã có ước muốn dâng mình cho Chúa. Năm 14 tuổi, chị gia nhập dòng các nữ tu Thánh Giuse Hiện Ra. Chỉ được những mạc khải thần bí trong đó Mẹ Maria yêu cầu chỉ thành lập một dòng tu địa phương mang danh hiệu Rất Thánh Mân Côi. Năm 1880, cùng với 7 thiếu nữ, chị bắt đầu dòng mới và dòng được nhìn nhận năm 1883. Cũng năm đó, chị rời bỏ dòng Thánh Giuse để hướng dẫn dòng mới. Cùng với cha Giuseppe Tannous, dòng Phanxicô và là đồng sáng lập dòng các nữ tu Đa Minh Rất Thánh Mân Côi, chị Ghattas thiết lập nhiều tu viện, và đặc biệt cô nhi viện tại Ain Karam. Chị cũng đề ra nhiều sáng kiến bênh vực và trợ giúp những người túng thiếu.
Các lễ tôn phong trên đây sẽ do một vị HY hoặc Đức TGM Tổng trưởng Bộ Phong Thánh được ĐTC ủy nhiệm chủ sự. Và chúa nhật 11-10 sắp tới ngài sẽ đích thân chủ sự lễ tôn phong 5 vị hiển thánh mới tại Roma. (SD 8-9-2009)
Trong thông cáo công bố hôm 8-9-2009, Văn phòng nghi lễ phụng vụ của ĐTC cho biết lịch trình tôn phong chân phước cho 5 vị Tôi Tớ Chúa:
1. Tu Huynh Eustachio (Joseph) Kugler (1867-1946), dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa, sẽ được tôn phong lúc 2 giờ chiều chúa nhật 4-10 tại Nhà thờ chính tòa giáo phận Regensburg bên Đức. Theo tin của dòng, Đức TGM Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, sẽ chủ sự nghi thức tôn phong.
Thầy Kugler là con của một người thợ rèn miền Bayern, gia nhập dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa, nổi bật về các hoạt động phục vụ những người yếu đuối nhất và tàn tật. Từ 1925 đến 1946, thầy làm Bề trên giám tỉnh của dòng ở Đức và thành lập hai bệnh viện của dòng trong giáo phận Regensburg.
Trong 21 cuộc dội bom trên thành phố này hồi thế chiến thứ 2, thày Kugler không chạy xuống hầm chống bom, nhưng hầu như lúc đó thầy vẫn cầu nguyện trong nhà nguyện. Mặc dù bị mật vụ Gestapo của Đức Quốc xã tra hỏi, nhưng thầy vẫn không hề rời bỏ công tác săn sóc các bệnh nhân và ngừơi tàn tật. Thầy qua đời năm 1946 vì bệnh ung thư.
Trong tiến trình điều tra phong chân phước, ngày 17-1-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã phê chuẩn một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của thầy Kugler.
2. Đức Cha Ciriaco Maria Sancha y Hervás (1833-1909), HY Giám Mục giáo phận Toledo, sáng lập dòng các nữ tu Bác Ái ĐHY Sancha, sẽ được tôn phong sáng chúa nhật 18-10 tại Nhà thờ chính tòa Toledo, Tây Ban Nha.
Ngài xuất thân từ một gia đình khiêm hạ. 4 năm sau khi thụ phong linh mục, cha Sancha sang Cuba làm thư ký cho Đức TGM giáo phận Santiago de Cuba, đồng thời cũng hăng say săn sóc người già và trẻ em bị bỏ rơi. Năm 1869, ngài thành lập dòng nữ tu bác ái chăm sóc các trẻ mồ côi tàn tật và những người thất nghiệp.
Năm 1876, khi được 43 tuổi, cha Sancha được bổ nhiệm làm GM phụ tá giáo phận Toledo và 6 năm sau trở thành chính tòa tại đây. Năm 1894, được thăng Hồng Y giáo chủ Tây Ban Nha.
3. Cha Carlo Gnocchi (1902-1956), người Italia, sáng lập Hội Pro Juventute trợ giúp giới trẻ, sẽ được tôn phong sáng chúa nhật 25-10 tại Quảng trường Nhà thờ chính tòa Milano.
Cha Gnocchi thụ phong linh mục năm 1925, làm tuyên úy quân đội Italia. Sau thế chiến thứ hai, cha thành lập hội đón tiếp các trẻ em mồ côi chiến tranh và các em tàn tật. Cha gia tăng con số các trung tâm tiếp đón và phục hồi cho các trẻ em. Cha qua đời vì bệnh ung thư năm 1956 và 100 ngàn người đã đến tham dự lễ an táng cha.
4. Đức Cha Zoltán Lajos Meszlényi, GM tử đạo năm 1951 thọ 59 tuổi, sẽ được tôn phong lúc 10 giờ rưỡi sáng thứ bẩy 31-10 tại Nhà thờ Chính tòa Esztergom, Hungari. Ngài đã thề ”Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ Chúa Kitô Mục Tử trung tín và Giáo hội chúng ta”. Lời hứa này ngài đã tuân giữ cho đến độ đổ máu đào dưới thời cộng sản. Năm 1950, công an nhà nước cộng sản Hungari bắt giam Đức Cha và đày tới một trại tập trung. Tại đây ngài đã từ trần sau nhiều lần bị tra tấn.
5. Nữ tu Maria Alfonsina Danil Ghattas (Maria Soultaneh), người Palestine, đồng sáng lập dòng nữ tu Đa Minh Rất Thánh Mân Côi ở Jerusalem, qua đời năm 1927 lúc 44 tuổi, sẽ được tôn phong sáng chúa nhật 22-11, Lễ Chúa Kitô Vua, tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ truyền tin ở Nazareth, Israel.
Chị sinh năm 1843 tại Jerusalem, ngay từ nhỏ đã có ước muốn dâng mình cho Chúa. Năm 14 tuổi, chị gia nhập dòng các nữ tu Thánh Giuse Hiện Ra. Chỉ được những mạc khải thần bí trong đó Mẹ Maria yêu cầu chỉ thành lập một dòng tu địa phương mang danh hiệu Rất Thánh Mân Côi. Năm 1880, cùng với 7 thiếu nữ, chị bắt đầu dòng mới và dòng được nhìn nhận năm 1883. Cũng năm đó, chị rời bỏ dòng Thánh Giuse để hướng dẫn dòng mới. Cùng với cha Giuseppe Tannous, dòng Phanxicô và là đồng sáng lập dòng các nữ tu Đa Minh Rất Thánh Mân Côi, chị Ghattas thiết lập nhiều tu viện, và đặc biệt cô nhi viện tại Ain Karam. Chị cũng đề ra nhiều sáng kiến bênh vực và trợ giúp những người túng thiếu.
Các lễ tôn phong trên đây sẽ do một vị HY hoặc Đức TGM Tổng trưởng Bộ Phong Thánh được ĐTC ủy nhiệm chủ sự. Và chúa nhật 11-10 sắp tới ngài sẽ đích thân chủ sự lễ tôn phong 5 vị hiển thánh mới tại Roma. (SD 8-9-2009)
Đức Thánh Cha kêu gọi thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa
Linh Tiến Khải
19:09 09/09/2009
Hãy yêu mến Thánh Giá Chúa Giêsu, sống sự hiệp thông và phục vụ đại đồng trong Giáo Hội, tìm đối thoại với Chúa và biết thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa nói với chúng ta.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 9-9-2009.
Cũng như tuần trước sáng thứ tư hôm qua Đức Thánh Cha đã đi trực thăng từ Castel Gandolfo về Vaticăng để tiếp tín hữu. Trong số nhiều đoàn hành hương hiện diện cũng có hơn một trăm các nữ tu Tiểu Muội Chúa Giêsu đang có mặt ở Roma nhân dịp mừng kỷ niệm 70 năm thành lập dòng.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt nổi bật khác của Giáo Hội: đó là thánh Pier Damiani, đan sĩ, thích đời ẩn dật, nhưng cũng rất dấn thân trong công cuộc cải cách do các Giáo Hoàng khởi xướng hồi thế kỷ XI. Liên quan tới tiểu sử của người Đức Thánh Cha nói:
Pier Damiani sinh tại Ravenna năm 1007 trong một gia đình gốc quyền qúy, nhưng không khá giả. Vì mồ côi cha mẹ nên chú bé đã có cuộc sống thiếu thốn khổ đau, cả khi chị gái là Rosellina cố gắng thay mẹ nuôi em và người anh cả là Damiano nhân nuôi như con. Chính vì thế nên chú bé sẽ được gọi là Piero di Damiano, Per Damiani. Sau thời gian theo học tại Faenza rồi tại Parma, năm lên 25 tuổi Pier Damiani đã vào nghề dậy học. Vừa giỏi luật lại vừa có khiếu trong nghệ thuật sáng tác, và biết các tác giả cổ điển lớn Pier Damiani trở thành một trong những chuyên viên latinh nổi tiếng thời bấy giờ, và là một trong những nhà văn lớn nhất thời trung cổ latinh (J. Leclercq, Pierre Damien, ermite et homme d' Église, Roma 1960, tr.172).
Thật thế Pier Damiani biết rất nhiều loại văn thể khác nhau: từ thư tín tới bài giảng, từ thuật viết hạnh các thánh cho tới các lời cầu, từ các bài thơ cho tới các bài thơ châm biếm. Sự nhậy cảm dẫn Pier Damiani tới việc chiêm niệm thơ văn về thế giới và coi vũ trụ như là một vòng cầu bất tận, với các biểu tượng mênh mông, trong đó có cuộc sống nội tâm và thực tại về Thiên Chúa và siêu nhiên. Chính trong viễn tượng này vào năm 1034 việc chiêm ngắm Thiên Chúa thúc đẩy Pier Damiani từ từ tách rời khỏi trần gian và những thực tại chóng qua của nó, để rút lui vào tu viện Fonte Avellana sống đời ẩn tu nhiệm nhặt. Tại đây tu sĩ Pier Damiani viết cuốn sách ”Đời sống” của vị sáng lập là thánh Romualdo thành Ravenna và dành thời giờ đào sâu nền tu đức và trình bầy lý tưởng viện tu.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nhấn mạnh trên những nét nổi bật trong cuộc sống của đan sĩ Pier Damiani. Trước hết là yêu mến Thánh Giá Chúa Kitô: ”Ai không yêu thập giá Chúa Kitô là không yêu Chúa Kitô” (Sermo XVIII, 11,tr. 117) và Pier Damiani tự gọi mình là ”Phêrô tôi tớ các tôi tớ của thập giá Chúa Kitô” (Ep, 9,1). Người đã sáng tác các lời nguyện rất đẹp về Thập giá với cái nhìn mầu nhiệm bao gồm các chiều kích vũ hoàn vì chứa đựng toàn lịch sử cứu độ: ”Ôi Thập Giá có phúc, mà lòng tin của các tổ phụ, các lời ngôn sứ, thượng viện các tông đồ, đạo binh chiến thắng của các vị tử đạo, và hàng ngũ tất cả các thánh thờ lậy, rao giảng và tôn kính” (Sermo XLVIII, 14, tr.304). Gương thánh Pier Damiani cũng thúc đẩy chúng ta luôn hướng nhìn lên Thánh Giá như hướng nhìn cử chỉ tối cao tình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người, và đã ban ơn cứu độ cho chúng ta.
Liên quan tới đời sống ẩn tu vị đan sĩ lớn này đã soạn một Luật nhấn mạnh trên sự ngặt nhiệm của đời đan tu: trong thinh lặng của tu viện, người đan sĩ được mời gọi sống trong cầu nguyện ngày đêm, với các cuộc chay tịnh kéo dài, thực thi tình bác ái huynh đệ và luôn sẵn sàng mau mắn vâng lời bề trên. Trong việc nghiên cứu và suy niệm Kinh Thánh Pier Damiani khám phá ra các mầu nhiệm ý nghĩa của lời Chúa và tìm thấy của ăn thiêng liêng mỗi ngày. Trong nghĩa này thánh nhân coi tu phòng của các đan sĩ là ”phòng đàm đạo nơi Thiên Chúa nói chuyện với con người”. Đối với thánh nhân đời ẩn tu là tột đỉnh của cuộc sống kitô, của mọi tình trạng sống, vì vị đan sĩ từ nay tự do khỏi mọi ràng buộc của trần gian và cái tôi, nhận lấy ”ngôi lều của Thánh Thần và linh hồn kết hiệp hạnh phúc với Đấng Phu Quân thiên quốc” (Ep 18,17; Ep 28,43 tt.). Đây cũng là điều quan trọng đối với chúng ta ngày nay, cả khi chúng ta không phải là các đan sĩ: đó là biết thinh lặng trong mình để lắng nghe tiếng Chúa, kiếm tìm một phòng khách nơi Thiên Chúa nói chuyên với chúng ta. Học Lời Chúa trong cầu nguyện và suy niệm là con đường của cuộc sống.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Ngoài ra thánh Pier Damiani còn là một thần học gia tinh tế nữa. Các suy tư thần học của người đưa tới các kết luận quan trọng cho cuộc sống. Thánh nhân trình bầy các đề tài giáo lý khác nhau về Thiên Chúa Ba Ngôi một cách rất rõ ràng. Đó là ba đề tài nền tảng là phát xuất, tương quan và ngôi vị, sau này cũng sẽ trở thành định đoạt đối với nền triết lý tây âu. Phân tích thần học về mầu nhiệm cuộc sống thân tình của Thiên Chúa và cuộc đối thoại giữa ba Ngôi Vị thánh nhân rút tỉa ra các kết luận khổ hạnh đối với cuộc sống cộng đoàn và tương quan giữa các tín hữu kitô latinh và hy lạo hồi đó đang chia rẽ nhau. Gương mặt Chúa Kitô cũng có các phản chiếu ý nghĩa cụ thể. Chính dân Do thái mang Chúa Kitô trên vai. Vì thế Chúa Kitô phải là trung tâm cuộc sống của vị đan sĩ. Sự kết hiệp mật thiết đó với Chúa Kitô cũng phải là kiểu sống của mọi kitô hữu. Chúng ta được mời gọi đừng để cho mình bị cuốn hút bởi các hoạt động, các vấn đề và các lo lắng mỗi ngày, mà quên đi rằng Chúa Giêsu mới thực sự phải là trung tâm cuộc sống chúng ta.
Sự hiệp thông với Chúa Kitô tạo ra sự hiệp nhất yêu thương giữa các tín hữu. Đức Thánh Cha nói: Trong bức thư số 28 là một loại giáo hội học, Pier Damiani khai tirển một nền thần học sâu xa về Giáo Hội như là sự hiệp thông. Người viết: ”Giáo Hội Chúa Kitô hiệp nhất bởi mối dây bác ái đến độ như là một trong mọi chi thể, và là tất cả toàn vẹn trong từng chi thể, như thế toàn thể Giáo Hội đại đồng được gọi một cách đúng đắn là Hiến Thê duy nhhất của Chúa Kitô, và mỗi linh hồn được tuyển chọn, vì mầu nhiệm bí tích, được coi như Giáo Hội một cách hoàn toàn”. Đậy là điều quan trọng, không phải chỉ toàn Giáo Hội đại đồng hiệp nhất, mà trong từng người chúng ta Giáo Hội phải hiện diện trong sự toàn thể của nó. Như vậy việc phục vụ từng người diễn tả sự đại đồng” (Ep 28,9-23).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Tuy nhiên thánh nhân biết điều mình nói không điễn tả thực tại của Giáo Hội thời đó. Vì thế người không sợ tố cáo tình trạng thối nát hiện hữu trong các tu viện và giữa hàng giáo sĩ, nhất là các vụ quyền bính dân sự chỉ định các chức sắc của Giáo Hội: nhiều giám mục và viện phụ sống như thể là các quan cai quản bề dưới hơn là như các chủ chăn. Và cũng thường xảy ra là cuộc sống luân lý của các vị cũng lỏng lẻo. Do đó vào năm 1057 Pier Damiani đau đớn buồn phiền bỏ tu viện và chấp nhận việc được chỉ định là Hồng Y Giám Mục Ostia một cách khó khăn, rồi bắt đầu cộng tác với các Giáo Hoàng trong nỗ lực khó khăn để cải cách Giáo Hội. Thánh nhân đã phải khước từ việc chiêm niệm để dấn thân canh tân Giáo Hội.
Nhưng vì yêu thích đời viện tu nên mười năm sau, tức năm 1067, người từ chức Giám Mục Ostia và được phép trở về đan viện Fonte Avellana. Nhưng hai năm sau đó lại đươc mời đến Franfurt để cố gắng hàn gắn tránh vụ ly dị giữa vua HenriIV và hoàng hậu Berta, năm 1071 lại đến Montgecassino để thánh hiến nhà thờ đan viện, rồi đầu năm 1072 đi Ravenna đề tái lập hòa bình giữa Đức Tổng Giám Mục địa phương đã ủng hộ ngụy giáo hoàng khiến cho thành phố bị vạ. Trong chuyến hành trình về đan viện ngài bị lâm bệnh bất thình lính phải dừng lại tu viện biển đức ở Faenza, và qua đời tại đây trong đêm 22 rạng ngày 23 tháng 2 năm 1072.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ: thật là một ơn lớn lớn lao cho cuộc sống Giáo Hội có một người phong phú tràn trề như thánh Pier Damiani, người đã để lại các tác phẩm tu đức sâu sắc và sống động. Thánh nhân đã là đan sĩ cho tới cùng với hình thức sống khắc khổ, đôi khi thái qúa đối với chúng ta ngày nay. Nhưng người đã khiến cho đời sống đan tu trở thành chứng tá hùng hồn cho quyền tối thượng của Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi tiến tới sự thánh thiện và không giàn xếp với sự dữ.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 9-9-2009.
Cũng như tuần trước sáng thứ tư hôm qua Đức Thánh Cha đã đi trực thăng từ Castel Gandolfo về Vaticăng để tiếp tín hữu. Trong số nhiều đoàn hành hương hiện diện cũng có hơn một trăm các nữ tu Tiểu Muội Chúa Giêsu đang có mặt ở Roma nhân dịp mừng kỷ niệm 70 năm thành lập dòng.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt nổi bật khác của Giáo Hội: đó là thánh Pier Damiani, đan sĩ, thích đời ẩn dật, nhưng cũng rất dấn thân trong công cuộc cải cách do các Giáo Hoàng khởi xướng hồi thế kỷ XI. Liên quan tới tiểu sử của người Đức Thánh Cha nói:
Pier Damiani sinh tại Ravenna năm 1007 trong một gia đình gốc quyền qúy, nhưng không khá giả. Vì mồ côi cha mẹ nên chú bé đã có cuộc sống thiếu thốn khổ đau, cả khi chị gái là Rosellina cố gắng thay mẹ nuôi em và người anh cả là Damiano nhân nuôi như con. Chính vì thế nên chú bé sẽ được gọi là Piero di Damiano, Per Damiani. Sau thời gian theo học tại Faenza rồi tại Parma, năm lên 25 tuổi Pier Damiani đã vào nghề dậy học. Vừa giỏi luật lại vừa có khiếu trong nghệ thuật sáng tác, và biết các tác giả cổ điển lớn Pier Damiani trở thành một trong những chuyên viên latinh nổi tiếng thời bấy giờ, và là một trong những nhà văn lớn nhất thời trung cổ latinh (J. Leclercq, Pierre Damien, ermite et homme d' Église, Roma 1960, tr.172).
Thật thế Pier Damiani biết rất nhiều loại văn thể khác nhau: từ thư tín tới bài giảng, từ thuật viết hạnh các thánh cho tới các lời cầu, từ các bài thơ cho tới các bài thơ châm biếm. Sự nhậy cảm dẫn Pier Damiani tới việc chiêm niệm thơ văn về thế giới và coi vũ trụ như là một vòng cầu bất tận, với các biểu tượng mênh mông, trong đó có cuộc sống nội tâm và thực tại về Thiên Chúa và siêu nhiên. Chính trong viễn tượng này vào năm 1034 việc chiêm ngắm Thiên Chúa thúc đẩy Pier Damiani từ từ tách rời khỏi trần gian và những thực tại chóng qua của nó, để rút lui vào tu viện Fonte Avellana sống đời ẩn tu nhiệm nhặt. Tại đây tu sĩ Pier Damiani viết cuốn sách ”Đời sống” của vị sáng lập là thánh Romualdo thành Ravenna và dành thời giờ đào sâu nền tu đức và trình bầy lý tưởng viện tu.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nhấn mạnh trên những nét nổi bật trong cuộc sống của đan sĩ Pier Damiani. Trước hết là yêu mến Thánh Giá Chúa Kitô: ”Ai không yêu thập giá Chúa Kitô là không yêu Chúa Kitô” (Sermo XVIII, 11,tr. 117) và Pier Damiani tự gọi mình là ”Phêrô tôi tớ các tôi tớ của thập giá Chúa Kitô” (Ep, 9,1). Người đã sáng tác các lời nguyện rất đẹp về Thập giá với cái nhìn mầu nhiệm bao gồm các chiều kích vũ hoàn vì chứa đựng toàn lịch sử cứu độ: ”Ôi Thập Giá có phúc, mà lòng tin của các tổ phụ, các lời ngôn sứ, thượng viện các tông đồ, đạo binh chiến thắng của các vị tử đạo, và hàng ngũ tất cả các thánh thờ lậy, rao giảng và tôn kính” (Sermo XLVIII, 14, tr.304). Gương thánh Pier Damiani cũng thúc đẩy chúng ta luôn hướng nhìn lên Thánh Giá như hướng nhìn cử chỉ tối cao tình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người, và đã ban ơn cứu độ cho chúng ta.
Liên quan tới đời sống ẩn tu vị đan sĩ lớn này đã soạn một Luật nhấn mạnh trên sự ngặt nhiệm của đời đan tu: trong thinh lặng của tu viện, người đan sĩ được mời gọi sống trong cầu nguyện ngày đêm, với các cuộc chay tịnh kéo dài, thực thi tình bác ái huynh đệ và luôn sẵn sàng mau mắn vâng lời bề trên. Trong việc nghiên cứu và suy niệm Kinh Thánh Pier Damiani khám phá ra các mầu nhiệm ý nghĩa của lời Chúa và tìm thấy của ăn thiêng liêng mỗi ngày. Trong nghĩa này thánh nhân coi tu phòng của các đan sĩ là ”phòng đàm đạo nơi Thiên Chúa nói chuyện với con người”. Đối với thánh nhân đời ẩn tu là tột đỉnh của cuộc sống kitô, của mọi tình trạng sống, vì vị đan sĩ từ nay tự do khỏi mọi ràng buộc của trần gian và cái tôi, nhận lấy ”ngôi lều của Thánh Thần và linh hồn kết hiệp hạnh phúc với Đấng Phu Quân thiên quốc” (Ep 18,17; Ep 28,43 tt.). Đây cũng là điều quan trọng đối với chúng ta ngày nay, cả khi chúng ta không phải là các đan sĩ: đó là biết thinh lặng trong mình để lắng nghe tiếng Chúa, kiếm tìm một phòng khách nơi Thiên Chúa nói chuyên với chúng ta. Học Lời Chúa trong cầu nguyện và suy niệm là con đường của cuộc sống.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Ngoài ra thánh Pier Damiani còn là một thần học gia tinh tế nữa. Các suy tư thần học của người đưa tới các kết luận quan trọng cho cuộc sống. Thánh nhân trình bầy các đề tài giáo lý khác nhau về Thiên Chúa Ba Ngôi một cách rất rõ ràng. Đó là ba đề tài nền tảng là phát xuất, tương quan và ngôi vị, sau này cũng sẽ trở thành định đoạt đối với nền triết lý tây âu. Phân tích thần học về mầu nhiệm cuộc sống thân tình của Thiên Chúa và cuộc đối thoại giữa ba Ngôi Vị thánh nhân rút tỉa ra các kết luận khổ hạnh đối với cuộc sống cộng đoàn và tương quan giữa các tín hữu kitô latinh và hy lạo hồi đó đang chia rẽ nhau. Gương mặt Chúa Kitô cũng có các phản chiếu ý nghĩa cụ thể. Chính dân Do thái mang Chúa Kitô trên vai. Vì thế Chúa Kitô phải là trung tâm cuộc sống của vị đan sĩ. Sự kết hiệp mật thiết đó với Chúa Kitô cũng phải là kiểu sống của mọi kitô hữu. Chúng ta được mời gọi đừng để cho mình bị cuốn hút bởi các hoạt động, các vấn đề và các lo lắng mỗi ngày, mà quên đi rằng Chúa Giêsu mới thực sự phải là trung tâm cuộc sống chúng ta.
Sự hiệp thông với Chúa Kitô tạo ra sự hiệp nhất yêu thương giữa các tín hữu. Đức Thánh Cha nói: Trong bức thư số 28 là một loại giáo hội học, Pier Damiani khai tirển một nền thần học sâu xa về Giáo Hội như là sự hiệp thông. Người viết: ”Giáo Hội Chúa Kitô hiệp nhất bởi mối dây bác ái đến độ như là một trong mọi chi thể, và là tất cả toàn vẹn trong từng chi thể, như thế toàn thể Giáo Hội đại đồng được gọi một cách đúng đắn là Hiến Thê duy nhhất của Chúa Kitô, và mỗi linh hồn được tuyển chọn, vì mầu nhiệm bí tích, được coi như Giáo Hội một cách hoàn toàn”. Đậy là điều quan trọng, không phải chỉ toàn Giáo Hội đại đồng hiệp nhất, mà trong từng người chúng ta Giáo Hội phải hiện diện trong sự toàn thể của nó. Như vậy việc phục vụ từng người diễn tả sự đại đồng” (Ep 28,9-23).
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Tuy nhiên thánh nhân biết điều mình nói không điễn tả thực tại của Giáo Hội thời đó. Vì thế người không sợ tố cáo tình trạng thối nát hiện hữu trong các tu viện và giữa hàng giáo sĩ, nhất là các vụ quyền bính dân sự chỉ định các chức sắc của Giáo Hội: nhiều giám mục và viện phụ sống như thể là các quan cai quản bề dưới hơn là như các chủ chăn. Và cũng thường xảy ra là cuộc sống luân lý của các vị cũng lỏng lẻo. Do đó vào năm 1057 Pier Damiani đau đớn buồn phiền bỏ tu viện và chấp nhận việc được chỉ định là Hồng Y Giám Mục Ostia một cách khó khăn, rồi bắt đầu cộng tác với các Giáo Hoàng trong nỗ lực khó khăn để cải cách Giáo Hội. Thánh nhân đã phải khước từ việc chiêm niệm để dấn thân canh tân Giáo Hội.
Nhưng vì yêu thích đời viện tu nên mười năm sau, tức năm 1067, người từ chức Giám Mục Ostia và được phép trở về đan viện Fonte Avellana. Nhưng hai năm sau đó lại đươc mời đến Franfurt để cố gắng hàn gắn tránh vụ ly dị giữa vua HenriIV và hoàng hậu Berta, năm 1071 lại đến Montgecassino để thánh hiến nhà thờ đan viện, rồi đầu năm 1072 đi Ravenna đề tái lập hòa bình giữa Đức Tổng Giám Mục địa phương đã ủng hộ ngụy giáo hoàng khiến cho thành phố bị vạ. Trong chuyến hành trình về đan viện ngài bị lâm bệnh bất thình lính phải dừng lại tu viện biển đức ở Faenza, và qua đời tại đây trong đêm 22 rạng ngày 23 tháng 2 năm 1072.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ: thật là một ơn lớn lớn lao cho cuộc sống Giáo Hội có một người phong phú tràn trề như thánh Pier Damiani, người đã để lại các tác phẩm tu đức sâu sắc và sống động. Thánh nhân đã là đan sĩ cho tới cùng với hình thức sống khắc khổ, đôi khi thái qúa đối với chúng ta ngày nay. Nhưng người đã khiến cho đời sống đan tu trở thành chứng tá hùng hồn cho quyền tối thượng của Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi tiến tới sự thánh thiện và không giàn xếp với sự dữ.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Top Stories
PHIILIPPINES: Assassinat d’un prêtre catholique
Eglises d'Asie
08:47 09/09/2009
PHIILIPPINES: Assassinat d’un prêtre catholique: l’Eglise et les organisations de défense des droits de l’homme accusent le gouvernement
Le 8 septembre dernier, une grande manifestation a rassemblé des sympathisants de l’organisation œcuménique de défense des droits de l’homme, Promotion of the Church People’s Response (PCPR), à laquelle avait appartenu le P. Cecilio Lucero, tué par balles au volant de sa voiture dans la province de Samar-Nord, le dimanche 6 septembre, dans des circonstances encore mal définies. Pour les manifestants dénonçant l’assassinat du prêtre, il n’y a aucun doute: « le défenseur des pauvres et des opprimés » est une nouvelle victime des « exécutions extrajudiciaires » en augmentation dans la région, assassinats non élucidés par la police et sur lesquels enquêtait justement le P. Lucero.
Selon les rapports de police, le P. Cecilio Lucero, 48 ans, curé de l’église Saint-Joseph Ouvrier à Catubig, dans le diocèse de Catarman, de la province Samar-Nord (Région des Visayas Orientales), a été abattu lors d’une embuscade au village de Layuhan, le dimanche 6 septembre, vers 8 h 30 du matin, alors qu’il rejoignait San Jose en camionnette par la route nationale. Pour le moment, seuls ces faits restent avérés. Les rumeurs et les rapports les plus contradictoires circulent depuis la mort du prêtre et témoignent de la confusion qui règne à l’heure actuelle, concernant les circonstances de l’attaque (1). Selon les premiers rapports de police, une trentaine d’hommes ont fait feu sur le prêtre, avant que l’un des attaquants ne lui tire une balle dans la tête à bout portant, entraînant la mort sur le champ. Mais par la suite, des « témoins dignes de foi » ont parlé d’un groupe de 5 à 6 hommes seulement, portant des lunettes de ski (une caractéristique des « exécutions extrajudiciaires » aux Philippines) et, selon les rapports, ayant les visages camouflés sous un bonnet, un masque, étant vêtus d’uniformes de la police, ou encore de l’armée... Peu de certitudes également concernant les passagers qui accompagnaient le P. Lucero. Un laïc, Isidro Miras, blessé pendant l’attaque, aurait été transporté dans un état grave à l’hôpital à Catarman. Il est parfois fait mention d’un autre passager, Jose Aguda, 17 ans, blessé au pied, qui serait également à l’hôpital.
De larges zones d’ombre subsistent également au sujet du policier Eugene Bation, assigné comme garde du corps au P. Lucero après que celui-ci eut reçu de nombreuses menaces de mort. Les premiers rapports de police l’avait déclaré touché par les tirs des assaillants et transporté à l’hôpital, avant de rapporter récemment qu’il n’aurait en réalité pas été blessé. Eugene Bation aurait déclaré à la police avoir fait feu à son tour contre les assassins, les forçant à se disperser et s’enfuir (2).
« Nous pensons que le P. Lucero était surveillé et suivi. Lorsqu’il est arrivé à San Jose, ses assassins l’attendaient », a déclaré Mgr Emmanuel Trance, évêque de Catarman, qui s’est déclaré « anéanti » par la nouvelle et a condamné fermement le meurtre du prêtre dans une déclaration diffusée sur le site de la CBCP (Catholic Bishops’ Conference of Philippines). Selon lui, le prêtre catholique était attendu à San Jose la nuit précédente, mais avait reculé son départ à la dernière minute, depuis l’île où il assistait à un mariage familial. La mer étant agitée, il avait décidé de prendre le premier bateau du matin (3). Mgr Trance a également rapporté que le prêtre, qui dirigeait le Bureau des droits de l’homme et le Centre d’action sociale (SAC) du diocèse, avait reçu de nombreuses menaces de mort depuis l’assassinat du maire de Catubig en février dernier. « Depuis qu’il travaillait pour les droits de l’homme et allait partout enquêter sur les crimes qui avaient été commis, il s’était mis à dos les militaires comme les rebelles armés. »
L’engagement en politique des deux frères aînés du prêtre assassiné renforce, selon le prélat, la thèse selon laquelle l’assassinat du P. Lucera serait une exécution politique. Wilmar Lucero, ancien membre du Congrès (4), est actuellement en lice pour les présidentielles de 2010. Quant à Antonio Lucero, il est gouverneur adjoint de la province de Samar-Nord. «Les assassinats politiques sont très nombreux dans la région », déplore Mgr Trance. Le Centre d’action sociale que dirigeait le P. Lucero avait diligenté dans le diocèse dix-huit enquêtes pour meurtres non résolus ces six derniers mois. Mais, selon le prélat, il s’agissait jusqu’à présent d’hommes politiques ou de journalistes. « Le fait qu’une exécution extrajudiciaire puisse aujourd’hui viser un prêtre [risque] de répandre la peur au sein de toute la population », a-t-il déclaré.
L’Eglise catholique des Philippines a condamné unanimement « l’odieux assassinat » du P. Lucero, comme en témoigne les déclarations du P. Alvero, porte-parole de l’archidiocèse de Palo, ou encore Mgr Deogracias Iniges, de la CBCP. Les organisations de défense des droits de l’homme pour lesquelles militait le prêtre catholique accusent, quant à elles, plus ouvertement le gouvernement de Gloria Arroyo. On peut ainsi lire sur le site de CBCP News les propos de Flor Chantal Eco, secrétaire générale de Katungod-Sinirangang Bisaya: « Il a été tué pour son action en faveur des droits de l’homme. Beaucoup de paysans lui demandaient de l’aide à chaque fois que les militaires commettaient des violations de leurs droits. » Elle affirme également que les menaces de mort qu’avait reçues le P. Lucero venaient « de militaires » et qu’il avait été « mis sous surveillance ». « Dans le cadre de l’OBL (Oplan Bantay Laya) (5), poursuit Flor Eco, les militaires se sont attaqués aux civils suspectés de soutenir la NPA (New People’s Army), mais aussi à des leaders d’organisations démocratiques légales ou à toute personne critiquant le gouvernement ».
De son côté, le bureau national du PCPR (Promotion of the Church People’s Response), dont le P. Lucero avait été président pour Samar-Nord de 2001 à 2003, précise que le prêtre est la 26e victime sur la liste des assassinats commis contre des membres de l’Eglise, et ce, depuis la mise en place de l’Oplan Bantay Laya 2 par la présidente Gloria Arroyo.
Quant au National Democratic Front-Eastern Visayas, branche régionale du puissant parti communiste rebelle, il va encore plus loin: le 7 septembre, le P. Santiago Salas, porte-parole du NDF-EV, a accusé le gouvernement Arroyo « d’avoir planifié et mis à exécution le meurtre du P. Lucero ». Le P. Salas affirme que des témoins ont entendu la présidente des Philippines lors de l’inauguration du pont de Catubig, le 16 juin dernier, dénoncer publiquement le P. Lucero comme « prêtre communiste » devant de nombreux militaires hauts gradés. « C’est comme si Gloria Macapagal-Arroyo avait signé elle-même l’arrêt de mort du P. Lucero (...). Elle donnait à l’armée l’ordre d’exécuter le prêtre selon l’objectif du Oplan Bantay Laya qui supprime les opposants au gouvernement. »
Dès le lendemain de l’assassinat du prêtre catholique, la police des Visayas orientales en charge de l’enquête a affirmé mettre tous les moyens en œuvre pour retrouver les coupables. Mario R. San Diego, directeur de la police régionale, a annoncé avoir mis en place un groupe de forces spéciales, baptisé « SITG Lucero », lequel coordonnera les différents corps de police d’investigation.
Le corps du prêtre assassiné a été transporté à la cathédrale Notre-Dame de l’Annonciation à Catarman pour la veillée mortuaire qui s’est tenue le 8 septembre au soir.
(1) Ucanews, 9 septembre 2009, Philippine Day Inquirer, 7 septembre 2009.
(2) Philippine Information Agency, 7 septembre 2009, Asianews, 7 septembre 2009, Ucanews, 7 septembre 2009, Ucanews, 9 septembre 2009, Philippine Information Agency, 8 septembre 2009.
(3) Ucanews, 7 septembre 2009, CBCP News, 6 septembre 2009; CBCP News, 7 septembre 2009
(4) Parlement bicaméral des Philippines, composé du Sénat et de la Chambre des représentants.
(5) L’opération Oplan Bantay Laya a été lancée en 2006 contre les mouvements de résistance dont le Parti communiste des Philippines (PCP), et sa branche armée le NPA (New People’s Army). Mais les critères définissant les mouvements « de conspiration contre le gouvernement » ont été étendus aux associations de paysans, syndicats populaires et même certaines organisations de défense des droits de l’homme.
(Source: Eglises d'Asie, 9 septembre 2009)
Le 8 septembre dernier, une grande manifestation a rassemblé des sympathisants de l’organisation œcuménique de défense des droits de l’homme, Promotion of the Church People’s Response (PCPR), à laquelle avait appartenu le P. Cecilio Lucero, tué par balles au volant de sa voiture dans la province de Samar-Nord, le dimanche 6 septembre, dans des circonstances encore mal définies. Pour les manifestants dénonçant l’assassinat du prêtre, il n’y a aucun doute: « le défenseur des pauvres et des opprimés » est une nouvelle victime des « exécutions extrajudiciaires » en augmentation dans la région, assassinats non élucidés par la police et sur lesquels enquêtait justement le P. Lucero.
Selon les rapports de police, le P. Cecilio Lucero, 48 ans, curé de l’église Saint-Joseph Ouvrier à Catubig, dans le diocèse de Catarman, de la province Samar-Nord (Région des Visayas Orientales), a été abattu lors d’une embuscade au village de Layuhan, le dimanche 6 septembre, vers 8 h 30 du matin, alors qu’il rejoignait San Jose en camionnette par la route nationale. Pour le moment, seuls ces faits restent avérés. Les rumeurs et les rapports les plus contradictoires circulent depuis la mort du prêtre et témoignent de la confusion qui règne à l’heure actuelle, concernant les circonstances de l’attaque (1). Selon les premiers rapports de police, une trentaine d’hommes ont fait feu sur le prêtre, avant que l’un des attaquants ne lui tire une balle dans la tête à bout portant, entraînant la mort sur le champ. Mais par la suite, des « témoins dignes de foi » ont parlé d’un groupe de 5 à 6 hommes seulement, portant des lunettes de ski (une caractéristique des « exécutions extrajudiciaires » aux Philippines) et, selon les rapports, ayant les visages camouflés sous un bonnet, un masque, étant vêtus d’uniformes de la police, ou encore de l’armée... Peu de certitudes également concernant les passagers qui accompagnaient le P. Lucero. Un laïc, Isidro Miras, blessé pendant l’attaque, aurait été transporté dans un état grave à l’hôpital à Catarman. Il est parfois fait mention d’un autre passager, Jose Aguda, 17 ans, blessé au pied, qui serait également à l’hôpital.
De larges zones d’ombre subsistent également au sujet du policier Eugene Bation, assigné comme garde du corps au P. Lucero après que celui-ci eut reçu de nombreuses menaces de mort. Les premiers rapports de police l’avait déclaré touché par les tirs des assaillants et transporté à l’hôpital, avant de rapporter récemment qu’il n’aurait en réalité pas été blessé. Eugene Bation aurait déclaré à la police avoir fait feu à son tour contre les assassins, les forçant à se disperser et s’enfuir (2).
« Nous pensons que le P. Lucero était surveillé et suivi. Lorsqu’il est arrivé à San Jose, ses assassins l’attendaient », a déclaré Mgr Emmanuel Trance, évêque de Catarman, qui s’est déclaré « anéanti » par la nouvelle et a condamné fermement le meurtre du prêtre dans une déclaration diffusée sur le site de la CBCP (Catholic Bishops’ Conference of Philippines). Selon lui, le prêtre catholique était attendu à San Jose la nuit précédente, mais avait reculé son départ à la dernière minute, depuis l’île où il assistait à un mariage familial. La mer étant agitée, il avait décidé de prendre le premier bateau du matin (3). Mgr Trance a également rapporté que le prêtre, qui dirigeait le Bureau des droits de l’homme et le Centre d’action sociale (SAC) du diocèse, avait reçu de nombreuses menaces de mort depuis l’assassinat du maire de Catubig en février dernier. « Depuis qu’il travaillait pour les droits de l’homme et allait partout enquêter sur les crimes qui avaient été commis, il s’était mis à dos les militaires comme les rebelles armés. »
L’engagement en politique des deux frères aînés du prêtre assassiné renforce, selon le prélat, la thèse selon laquelle l’assassinat du P. Lucera serait une exécution politique. Wilmar Lucero, ancien membre du Congrès (4), est actuellement en lice pour les présidentielles de 2010. Quant à Antonio Lucero, il est gouverneur adjoint de la province de Samar-Nord. «Les assassinats politiques sont très nombreux dans la région », déplore Mgr Trance. Le Centre d’action sociale que dirigeait le P. Lucero avait diligenté dans le diocèse dix-huit enquêtes pour meurtres non résolus ces six derniers mois. Mais, selon le prélat, il s’agissait jusqu’à présent d’hommes politiques ou de journalistes. « Le fait qu’une exécution extrajudiciaire puisse aujourd’hui viser un prêtre [risque] de répandre la peur au sein de toute la population », a-t-il déclaré.
L’Eglise catholique des Philippines a condamné unanimement « l’odieux assassinat » du P. Lucero, comme en témoigne les déclarations du P. Alvero, porte-parole de l’archidiocèse de Palo, ou encore Mgr Deogracias Iniges, de la CBCP. Les organisations de défense des droits de l’homme pour lesquelles militait le prêtre catholique accusent, quant à elles, plus ouvertement le gouvernement de Gloria Arroyo. On peut ainsi lire sur le site de CBCP News les propos de Flor Chantal Eco, secrétaire générale de Katungod-Sinirangang Bisaya: « Il a été tué pour son action en faveur des droits de l’homme. Beaucoup de paysans lui demandaient de l’aide à chaque fois que les militaires commettaient des violations de leurs droits. » Elle affirme également que les menaces de mort qu’avait reçues le P. Lucero venaient « de militaires » et qu’il avait été « mis sous surveillance ». « Dans le cadre de l’OBL (Oplan Bantay Laya) (5), poursuit Flor Eco, les militaires se sont attaqués aux civils suspectés de soutenir la NPA (New People’s Army), mais aussi à des leaders d’organisations démocratiques légales ou à toute personne critiquant le gouvernement ».
De son côté, le bureau national du PCPR (Promotion of the Church People’s Response), dont le P. Lucero avait été président pour Samar-Nord de 2001 à 2003, précise que le prêtre est la 26e victime sur la liste des assassinats commis contre des membres de l’Eglise, et ce, depuis la mise en place de l’Oplan Bantay Laya 2 par la présidente Gloria Arroyo.
Quant au National Democratic Front-Eastern Visayas, branche régionale du puissant parti communiste rebelle, il va encore plus loin: le 7 septembre, le P. Santiago Salas, porte-parole du NDF-EV, a accusé le gouvernement Arroyo « d’avoir planifié et mis à exécution le meurtre du P. Lucero ». Le P. Salas affirme que des témoins ont entendu la présidente des Philippines lors de l’inauguration du pont de Catubig, le 16 juin dernier, dénoncer publiquement le P. Lucero comme « prêtre communiste » devant de nombreux militaires hauts gradés. « C’est comme si Gloria Macapagal-Arroyo avait signé elle-même l’arrêt de mort du P. Lucero (...). Elle donnait à l’armée l’ordre d’exécuter le prêtre selon l’objectif du Oplan Bantay Laya qui supprime les opposants au gouvernement. »
Dès le lendemain de l’assassinat du prêtre catholique, la police des Visayas orientales en charge de l’enquête a affirmé mettre tous les moyens en œuvre pour retrouver les coupables. Mario R. San Diego, directeur de la police régionale, a annoncé avoir mis en place un groupe de forces spéciales, baptisé « SITG Lucero », lequel coordonnera les différents corps de police d’investigation.
Le corps du prêtre assassiné a été transporté à la cathédrale Notre-Dame de l’Annonciation à Catarman pour la veillée mortuaire qui s’est tenue le 8 septembre au soir.
(1) Ucanews, 9 septembre 2009, Philippine Day Inquirer, 7 septembre 2009.
(2) Philippine Information Agency, 7 septembre 2009, Asianews, 7 septembre 2009, Ucanews, 7 septembre 2009, Ucanews, 9 septembre 2009, Philippine Information Agency, 8 septembre 2009.
(3) Ucanews, 7 septembre 2009, CBCP News, 6 septembre 2009; CBCP News, 7 septembre 2009
(4) Parlement bicaméral des Philippines, composé du Sénat et de la Chambre des représentants.
(5) L’opération Oplan Bantay Laya a été lancée en 2006 contre les mouvements de résistance dont le Parti communiste des Philippines (PCP), et sa branche armée le NPA (New People’s Army). Mais les critères définissant les mouvements « de conspiration contre le gouvernement » ont été étendus aux associations de paysans, syndicats populaires et même certaines organisations de défense des droits de l’homme.
(Source: Eglises d'Asie, 9 septembre 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nước mắt và nụ cười 90 năm sinh nhật hội Dòng Phú Xuân Huế
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
10:40 09/09/2009
HUẾ, Việt Nam (9/9/2009) -- Đối với dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm-Huế, Ngày Sinh nhật Đức Mẹ năm 2009 được chọn khởi đầu Năm Thánh cho các tín hữu hành hương viếng nguyện đường để chiêm ngắm Đức Trinh Nữ Maria.
Gần 90 năm lao nhọc để mừng một thánh lễ tạ ơn, từ thánh lễ Sinh nhật Đức Mẹ đầu tiên sáng 8/9/1920 do đức cha Eugène Marie Joseph Allys chủ tế, khai sinh hội dòng có mục đích giáo dục giới trẻ và phục vụ xã hội trong tinh thần bác ái Kitô giáo.
Hôm 8/9/2009, tại 46 cộng đoàn thuộc 11 giáo phận Việt Nam: Huế, Đà Nẵng, Kontum, Buôn mê Thuột, Sài gòn, Đà Lạt, Xuân Lộc, Bà Rịa, Nha Trang, Vinh, Hà Nội cùng 3 cộng đoàn ở Hoa Kỳ và Pháp, đều tổ chức cử hành mừng hồng ân Năm Toàn Xá 2009-2010.
Hai sắc màu xanh lam, đơn giản trong chiếc áo dài truyền thống xứ Huế, hàng chục năm qua, các nữ tu âm thầm đi vào các thôn làng, giáo xứ, trại tâm thần, trường học, nhà thương, giáo xứ để đem Tin mừng Cứu rỗi cho mọi người.
Các chị tìm người bị xã hội bỏ rơi để an ủi bảo trợ, trẻ em bị vứt bỏ trước cổng tu viện, mang nồi cháo tình thương mỗi chiều Chúa nhật cho bệnh nhân AIDS, chữa lành được nhiều bệnh nhân tại phòng khám, bị người tâm thần ném thức ăn vào mặt. Những yếu tố này mang lại sự phát triển và ân sủng cho một hội dòng.
“Mỗi người sinh ra, có một sứ mệnh, tín hữu Chúa có sứ mệnh loan báo Tin Mừng”, Đan viện phụ dòng Biển Đức Thiên An phát biểu trong ngày khai mạc kỷ niệm 90 năm, thành lập hội dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm-Huế.
Trong bài giảng lễ, Đức giám tỉnh dòng Biển Đức tại Việt Nam nhấn mạnh đến ngày sinh của Đức Maria và thánh Gioan Tẩy Giả, ngài nói: “Vài trò các ngài có giá trị trong lịch sử Cứu độ là khai mở thời đại ân sủng của Con Thiên Chúa cho nhân loại”.
Theo Đan phụ Têphanô Huỳnh Quang Sanh, chương trình Cứu Độ không dành riêng cho một cá nhân nào, vị Thầy đang canh tân Giáo Hội chính là Chúa Thánh Thần, vì thế hội dòng không nằm ngoài chường trình của Chúa Thánh Thần.
Có một thời chiến tranh và sau năm 1975 các cơ sở bị chiếm, trường học bị mất. Hình bóng các nữ tu vẫn âm thầm phục vụ nơi những người bị bỏ rơi, 90 năm qua, chứng minh sự hiện diện của Chúa giữa lòng Giáo hội qua các nữ tu.
Khi khai mở Năm Thánh cho một hội dòng nào. Vị chủ tế nói: “ Hội Thánh không nhắm đến một cá nhân, nhưng nhắm đến lợi ích của Dân Thiên Chúa”.
Sau chín thế kỷ truyền giáo, nhờ những giọt mồ hôi của các nữ tu âm thầm đổ xuống trên quê hương Việt Nam, một giáo dân nhận xét: “Thêm một Năm Toàn Xá nữa mang lại niềm vui cho người Công giáo”.
Gần 90 năm lao nhọc để mừng một thánh lễ tạ ơn, từ thánh lễ Sinh nhật Đức Mẹ đầu tiên sáng 8/9/1920 do đức cha Eugène Marie Joseph Allys chủ tế, khai sinh hội dòng có mục đích giáo dục giới trẻ và phục vụ xã hội trong tinh thần bác ái Kitô giáo.
Hôm 8/9/2009, tại 46 cộng đoàn thuộc 11 giáo phận Việt Nam: Huế, Đà Nẵng, Kontum, Buôn mê Thuột, Sài gòn, Đà Lạt, Xuân Lộc, Bà Rịa, Nha Trang, Vinh, Hà Nội cùng 3 cộng đoàn ở Hoa Kỳ và Pháp, đều tổ chức cử hành mừng hồng ân Năm Toàn Xá 2009-2010.
Hai sắc màu xanh lam, đơn giản trong chiếc áo dài truyền thống xứ Huế, hàng chục năm qua, các nữ tu âm thầm đi vào các thôn làng, giáo xứ, trại tâm thần, trường học, nhà thương, giáo xứ để đem Tin mừng Cứu rỗi cho mọi người.
Các chị tìm người bị xã hội bỏ rơi để an ủi bảo trợ, trẻ em bị vứt bỏ trước cổng tu viện, mang nồi cháo tình thương mỗi chiều Chúa nhật cho bệnh nhân AIDS, chữa lành được nhiều bệnh nhân tại phòng khám, bị người tâm thần ném thức ăn vào mặt. Những yếu tố này mang lại sự phát triển và ân sủng cho một hội dòng.
“Mỗi người sinh ra, có một sứ mệnh, tín hữu Chúa có sứ mệnh loan báo Tin Mừng”, Đan viện phụ dòng Biển Đức Thiên An phát biểu trong ngày khai mạc kỷ niệm 90 năm, thành lập hội dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm-Huế.
Trong bài giảng lễ, Đức giám tỉnh dòng Biển Đức tại Việt Nam nhấn mạnh đến ngày sinh của Đức Maria và thánh Gioan Tẩy Giả, ngài nói: “Vài trò các ngài có giá trị trong lịch sử Cứu độ là khai mở thời đại ân sủng của Con Thiên Chúa cho nhân loại”.
Theo Đan phụ Têphanô Huỳnh Quang Sanh, chương trình Cứu Độ không dành riêng cho một cá nhân nào, vị Thầy đang canh tân Giáo Hội chính là Chúa Thánh Thần, vì thế hội dòng không nằm ngoài chường trình của Chúa Thánh Thần.
Có một thời chiến tranh và sau năm 1975 các cơ sở bị chiếm, trường học bị mất. Hình bóng các nữ tu vẫn âm thầm phục vụ nơi những người bị bỏ rơi, 90 năm qua, chứng minh sự hiện diện của Chúa giữa lòng Giáo hội qua các nữ tu.
Khi khai mở Năm Thánh cho một hội dòng nào. Vị chủ tế nói: “ Hội Thánh không nhắm đến một cá nhân, nhưng nhắm đến lợi ích của Dân Thiên Chúa”.
Sau chín thế kỷ truyền giáo, nhờ những giọt mồ hôi của các nữ tu âm thầm đổ xuống trên quê hương Việt Nam, một giáo dân nhận xét: “Thêm một Năm Toàn Xá nữa mang lại niềm vui cho người Công giáo”.
Phát Diệm tỏa sáng trong ngày Sinh nhật Đức Maria
LM Phêrô Hồng Phúc
10:42 09/09/2009
Ngày sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria là bình minh của ngày mới. Nói về ánh bình minh là nói về ánh hừng đông của mặt trời ló rạng. Bình minh của mặt trời hôm nay là Mặt Trời Công Chính – Đức Giêsu Kitô. Vì thế, bình minh của ngày mới xua tan bóng đêm của tội lỗi, của ác thần đem lại cho trái đất một niềm vui không chỉ là mầu sắc trong không gian nhưng là niềm vui ơn thánh, niềm vui của sự sống đời đời.
Mặt trời công chính đem lại cho trái đất này một khung cảnh vĩ đại. Trái đất trở mình, đi từ bóng đêm tới ánh sáng, đi từ hình bóng của sự chết trở nên bừng sáng của sự sống. Nếu không có ngày sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria, Giáo Hội hôm nay không có Đức Mẹ Vô Nhiễm, không có Đức Mẹ Nữ Vương, không có Đức Mẹ Thiên Chúa và trong kinh cầu, không có kinh cầu Đức Bà nói gì đến “Đức Mẹ Hội Thánh”, “Nữ Vương Các Gia Đình” như chúng ta vẫn đọc.
Ngày sinh nhật Đức Mẹ hôm nay, cho chúng ta một viễn ảnh về Giáo Hội: Giáo Hội tinh tuyền, không vết nhăn, không tì ố, hoàn hảo. Bởi vì ngày sinh nhật của Đức Mẹ nhắc chúng ta tín điều của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là một đặc ân đặc biệt, Đức Trinh Nữ Maria được ngay từ giây phút hoài thai và như vậy thì ngày sinh nhật của Đức Mẹ cho chúng ta thấy ơn của Chúa được hiện thể. Sau này Đức Giêsu khi loan báo Tin Mừng đã công bố: “Nước Trời đã đến giữa các con” (Mt 10,7). Vì Chúa Giêsu ở đâu, Nước Trời hiện diện ở đó. Chúa đã đến trong trần gian cho nên “Nước Trời ở giữa các con”. Nhưng ngay hôm nay chúng ta có thể nói sớm hơn được rằng: Nước Trời đã bắt đầu đến với các con qua Đức Trinh Nữ Maria. Mặc dầu Đức Trinh Nữ Maria không phải là đấng ban ơn cứu độ nhưng Đấng ban ơn cứu độ đã nhờ Mẹ để đi vào trong thế giới, và vì thế, Mẹ đến trong thế giới này như là mở đầu cho công trình cứu độ mà Đức Giêsu Kitô, con của Mẹ, sẽ thực hiện.
Do đó, bình minh của ngày mới hôm nay còn là bình minh của ơn cứu độ chiếu sáng không chỉ trên từng gương mặt nhưng đi vào sâu trong từng tâm hồn, trong trái tim của mỗi người và đặc biệt hôm nay, trong trái tim của những người con Phát Diệm (chúng ta phải rạng rỡ lên chứ! Tất cả chúng ta hãy rạng rỡ lên xem nào). Chúng ta hãy vui lên, vì ngày hôm nay của chúng ta cùng với ngày sinh nhật của Đức Mẹ, chúng ta có Đức Tân Giám Mục và như vậy, chúng ta có thể cầu xin với Mẹ:
Lạy Mẹ Maria,
Trong ngày sinh nhật của Mẹ đã cho Giáo phận Phát Diệm chúng con
một người con ưu tú nhất là Đức Tân Giám Mục.
Ngày sinh nhật của Mẹ dẫn đến ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô.
Chúng con cũng tràn đầy hy vọng rằng:
Ngày tấn phong giám mục sẽ mở ra một trang sử mới
để cùng với danh xưng PHÁT DIỆM tỏa sáng.
Chúng con tỏa sáng không phải tự năng lực của chính mình,
nhưng nhờ năng lượng của Mặt Trời Công Chính là Đức Giêsu Kitô,
trong đó Mẹ là hình ảnh tuyệt vời để giãi sáng của Mặt Trời Công Chính
Xin Mẹ cho chúng con ân huệ biết lãnh nhận, biết giữ gìn ơn thánh
để Phát Diệm cũng tỏa sáng theo sự sáng của Mặt Trời Công Chính
như chính Mẹ đã tỏa sáng trong danh hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội,
tỏa sáng trong danh hiệu Đức Mẹ Nữ Vương
Nhờ mẹ, chúng con đến với Chúa,
chúng con cũng tỏa sáng danh Kitô hữu
và tỏa sáng trong ý nghĩa của PHÁT DIỆM. Amen.
Mặt trời công chính đem lại cho trái đất này một khung cảnh vĩ đại. Trái đất trở mình, đi từ bóng đêm tới ánh sáng, đi từ hình bóng của sự chết trở nên bừng sáng của sự sống. Nếu không có ngày sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria, Giáo Hội hôm nay không có Đức Mẹ Vô Nhiễm, không có Đức Mẹ Nữ Vương, không có Đức Mẹ Thiên Chúa và trong kinh cầu, không có kinh cầu Đức Bà nói gì đến “Đức Mẹ Hội Thánh”, “Nữ Vương Các Gia Đình” như chúng ta vẫn đọc.
Ngày sinh nhật Đức Mẹ hôm nay, cho chúng ta một viễn ảnh về Giáo Hội: Giáo Hội tinh tuyền, không vết nhăn, không tì ố, hoàn hảo. Bởi vì ngày sinh nhật của Đức Mẹ nhắc chúng ta tín điều của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là một đặc ân đặc biệt, Đức Trinh Nữ Maria được ngay từ giây phút hoài thai và như vậy thì ngày sinh nhật của Đức Mẹ cho chúng ta thấy ơn của Chúa được hiện thể. Sau này Đức Giêsu khi loan báo Tin Mừng đã công bố: “Nước Trời đã đến giữa các con” (Mt 10,7). Vì Chúa Giêsu ở đâu, Nước Trời hiện diện ở đó. Chúa đã đến trong trần gian cho nên “Nước Trời ở giữa các con”. Nhưng ngay hôm nay chúng ta có thể nói sớm hơn được rằng: Nước Trời đã bắt đầu đến với các con qua Đức Trinh Nữ Maria. Mặc dầu Đức Trinh Nữ Maria không phải là đấng ban ơn cứu độ nhưng Đấng ban ơn cứu độ đã nhờ Mẹ để đi vào trong thế giới, và vì thế, Mẹ đến trong thế giới này như là mở đầu cho công trình cứu độ mà Đức Giêsu Kitô, con của Mẹ, sẽ thực hiện.
Do đó, bình minh của ngày mới hôm nay còn là bình minh của ơn cứu độ chiếu sáng không chỉ trên từng gương mặt nhưng đi vào sâu trong từng tâm hồn, trong trái tim của mỗi người và đặc biệt hôm nay, trong trái tim của những người con Phát Diệm (chúng ta phải rạng rỡ lên chứ! Tất cả chúng ta hãy rạng rỡ lên xem nào). Chúng ta hãy vui lên, vì ngày hôm nay của chúng ta cùng với ngày sinh nhật của Đức Mẹ, chúng ta có Đức Tân Giám Mục và như vậy, chúng ta có thể cầu xin với Mẹ:
Lạy Mẹ Maria,
Trong ngày sinh nhật của Mẹ đã cho Giáo phận Phát Diệm chúng con
một người con ưu tú nhất là Đức Tân Giám Mục.
Ngày sinh nhật của Mẹ dẫn đến ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô.
Chúng con cũng tràn đầy hy vọng rằng:
Ngày tấn phong giám mục sẽ mở ra một trang sử mới
để cùng với danh xưng PHÁT DIỆM tỏa sáng.
Chúng con tỏa sáng không phải tự năng lực của chính mình,
nhưng nhờ năng lượng của Mặt Trời Công Chính là Đức Giêsu Kitô,
trong đó Mẹ là hình ảnh tuyệt vời để giãi sáng của Mặt Trời Công Chính
Xin Mẹ cho chúng con ân huệ biết lãnh nhận, biết giữ gìn ơn thánh
để Phát Diệm cũng tỏa sáng theo sự sáng của Mặt Trời Công Chính
như chính Mẹ đã tỏa sáng trong danh hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội,
tỏa sáng trong danh hiệu Đức Mẹ Nữ Vương
Nhờ mẹ, chúng con đến với Chúa,
chúng con cũng tỏa sáng danh Kitô hữu
và tỏa sáng trong ý nghĩa của PHÁT DIỆM. Amen.
Giáo dân người Phi và người Việt hiệp lực phục vụ cộng đồng và nhận bằng tưởng thưởng
Đoàn Nhân Ái
11:02 09/09/2009
CHICAGO 5/9/2009 - Giáo dân Công Giáo thuộc cộng đồng người Phi và người Việt tại Chicago đã hợp tác với nhau trong các công tác giáo duc và xã hội trên 25 năm qua (1981-2009) ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ (gồm 9 Tiểu bang: Illinois, Michigan, Ohio, Kentucky, Indiana, Missouri, Wisconsin, Iowa, and Minnesota). Các hoạt động giáo dục và xã hội Việt Phi đã được tổ chức thường niên như các buổi Hội thảo văn hóa giáo dục; Hội chợ y tế thương mại; Hội Tết Á kiều, Hội lễ mùa Hè Á kiều, Tiếp tân gây quỹ thiện nghĩa, Thánh lễ tạ ơn liên cộng đồng [1] và nhiều hoạt động nhân ái khác.
Xem hình ảnh
Để ghi nhận tinh thần đồng lao hợp tác Việt Phi, để khích lệ tinh thần thiện nghĩa của những người khởi xướng và thực hiện các dự án công tác xã hội, phát triển cộng đồng Á kiều, và để tưởng tưởng tinh thần phục vụ nhân ái thiện nguyện của các đại diện cộng đồng, Huynh Trưởng Nghĩa Sinh [2] đã trao tặng Bằng Tưởng Thưởng Lãnh Đạo và Phục Vụ Cộng Đồng cho hai nhân sĩ người Phi là Tiến sĩ Evelyn Natividad và Giáo sư Jelly Carandang. Nội dung hai bằng tưởng lệ được ghi nhận như sau.
Lễ trao giải thưởng đã được tổ chức ngày 5-9-2009 tại Khách sạn Wyndham Hotel trong khu vực phi trường quốc tế O’Hare Chicago nhân buổi Hội thảo Giáo dục thường niên do Liên hội Chuyên nghiệp người Phi tại Mỹ - NaFFAA [3] tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 4 đến 6 tháng 9 năm 2009 với sự tham dự của gần 200 đại biểu từ 9 Tiểu bang Hoa Kỳ về tham dự mà Tiến sĩ Evelyn Natividad và Giáo sư Angeles Carandang là Chủ tịch và Phó Chủ tịch của NaFFAA tại Chicago.
Trưởng đoàn Đại biểu của 9 Tiểu bang về tham dự hội thảo năm nay gồm có quý thân hào và nhân sĩ sau đây:
1. TB Illinois: Tiến sĩ Evelyn Natividad
2. TB Indiana: Bác sĩ Amy del Mundo
3. TB Iowa: Bác sĩ Clarence Padilla
4. TB Kentucky: Bác sĩ Vicky Villareal
5. TB Michigan: Giáo sư Willie DeChavez
6. TB Minnesota: Giáo sư Addi Batica
7. TB Missouri: Tiến sĩ Bert Viloria
8. TB Ohio: Giáo sư Armin Sayson
9. TB Wisconsin: Tiến sĩ Alejandro Vinluan
Đại diện Ban Tổ Chức, Tiến sĩ Evelyn Natividad đã ngỏ lời cám ơn Huynh Trưởng Nghĩa Sinh và Hội Đồng Huynh Trưởng NSII [4] đã từng hợp tác thân thiện và liên tục với cộng đồng người Phi trên 25 năm qua. Đã từng là giáo sư văn chương tại Đại Học Manila ở Phi Luật Tân, Tiễn sĩ Natividad Bà đã không quên nhắc nhở mọi người về giá trị của lòng nhân ái và việc thiện nghĩa theo tinh thần Thánh Phanxicô, “Chính lúc cho là lúc nhận,” “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại mình.” Bà khích lệ mọi người tham dự bằng câu phương ngôn của nhiều thế hệ: “Working together, winning together.” – “Hoạt động chung, thành công chung.”
Ghi chú:
[1] Thánh Lễ Tạ Ơn do Đức Giám Mục Lawrence Bertani chủ tế, Đức Ông Nguyễn Ngọc Hàm và Linh mục Nguyễn Huy Quyền đồng tế với sự tham dự của trên 700 giáo dân Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấ Độ, Thái Lan, Đại Hàn trong tổ chức AACC. Đặc biệt trong dịp nầy còn có sự tham dự của Ca Đoàn Quê Hương “hải ngoại” do Linh mục Nhạc sư Nguyễn Xuân Thảo điều khiển.
[2] Huynh Trưởng Nghĩa Sinh: Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu
[3] NaFFAA: National Federation of Filipino American Associations
[4] NSII: Nghia Sinh International, Inc. [www.NghiaSinh.org]
Xem hình ảnh
Để ghi nhận tinh thần đồng lao hợp tác Việt Phi, để khích lệ tinh thần thiện nghĩa của những người khởi xướng và thực hiện các dự án công tác xã hội, phát triển cộng đồng Á kiều, và để tưởng tưởng tinh thần phục vụ nhân ái thiện nguyện của các đại diện cộng đồng, Huynh Trưởng Nghĩa Sinh [2] đã trao tặng Bằng Tưởng Thưởng Lãnh Đạo và Phục Vụ Cộng Đồng cho hai nhân sĩ người Phi là Tiến sĩ Evelyn Natividad và Giáo sư Jelly Carandang. Nội dung hai bằng tưởng lệ được ghi nhận như sau.
Lễ trao giải thưởng đã được tổ chức ngày 5-9-2009 tại Khách sạn Wyndham Hotel trong khu vực phi trường quốc tế O’Hare Chicago nhân buổi Hội thảo Giáo dục thường niên do Liên hội Chuyên nghiệp người Phi tại Mỹ - NaFFAA [3] tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 4 đến 6 tháng 9 năm 2009 với sự tham dự của gần 200 đại biểu từ 9 Tiểu bang Hoa Kỳ về tham dự mà Tiến sĩ Evelyn Natividad và Giáo sư Angeles Carandang là Chủ tịch và Phó Chủ tịch của NaFFAA tại Chicago.
Trưởng đoàn Đại biểu của 9 Tiểu bang về tham dự hội thảo năm nay gồm có quý thân hào và nhân sĩ sau đây:
1. TB Illinois: Tiến sĩ Evelyn Natividad
2. TB Indiana: Bác sĩ Amy del Mundo
3. TB Iowa: Bác sĩ Clarence Padilla
4. TB Kentucky: Bác sĩ Vicky Villareal
5. TB Michigan: Giáo sư Willie DeChavez
6. TB Minnesota: Giáo sư Addi Batica
7. TB Missouri: Tiến sĩ Bert Viloria
8. TB Ohio: Giáo sư Armin Sayson
9. TB Wisconsin: Tiến sĩ Alejandro Vinluan
Đại diện Ban Tổ Chức, Tiến sĩ Evelyn Natividad đã ngỏ lời cám ơn Huynh Trưởng Nghĩa Sinh và Hội Đồng Huynh Trưởng NSII [4] đã từng hợp tác thân thiện và liên tục với cộng đồng người Phi trên 25 năm qua. Đã từng là giáo sư văn chương tại Đại Học Manila ở Phi Luật Tân, Tiễn sĩ Natividad Bà đã không quên nhắc nhở mọi người về giá trị của lòng nhân ái và việc thiện nghĩa theo tinh thần Thánh Phanxicô, “Chính lúc cho là lúc nhận,” “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại mình.” Bà khích lệ mọi người tham dự bằng câu phương ngôn của nhiều thế hệ: “Working together, winning together.” – “Hoạt động chung, thành công chung.”
Ghi chú:
[1] Thánh Lễ Tạ Ơn do Đức Giám Mục Lawrence Bertani chủ tế, Đức Ông Nguyễn Ngọc Hàm và Linh mục Nguyễn Huy Quyền đồng tế với sự tham dự của trên 700 giáo dân Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấ Độ, Thái Lan, Đại Hàn trong tổ chức AACC. Đặc biệt trong dịp nầy còn có sự tham dự của Ca Đoàn Quê Hương “hải ngoại” do Linh mục Nhạc sư Nguyễn Xuân Thảo điều khiển.
[2] Huynh Trưởng Nghĩa Sinh: Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu
[3] NaFFAA: National Federation of Filipino American Associations
[4] NSII: Nghia Sinh International, Inc. [www.NghiaSinh.org]
Chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ an táng Đức Cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng tại Nhà Thờ Nam Định
+ GM Lôrenxô Chu Văn Minh
11:18 09/09/2009
Bài giảng Thánh Lễ an táng Đức Cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng tại Nhà Thờ Nam Định
(do GM Lôrenxô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá TGP Hà Nội)
“Có tiếng từ trời phán bảo thánh Gioan rằng: 'Phúc cho kẻ đã chết mà được chết trong Chúa'.
Chúa Thánh Thần phán: 'Ngay từ bây giờ, họ được nghỉ ngơi khỏi mọi gian lao, vì các việc họ làm đều sẽ theo họ'"
Đó là lời Chúa trong sách Khải Huyền chương 14, câu 13.
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, Đối với người đời, những người không tin, thì chết là chia lìa, là mất mát, là đau xót, là buồn thương, chết là hết, nhưng đối với người Kitô hữu thì chết là một khởi đầu, chết là cánh cửa khép cuộc sống thế gian phù du mau qua và mở ra cuộc sống thiên quốc hạnh phúc vĩnh cửu. Nếu ai sống thực thi tám mối phúc thật trong Tin Mừng, thì chết trong Chúa là một hồng phúc lớn lao.
Giá trị đời người không căn cứ vào dòng dõi, địa vị, chức vụ, bằng cấp, tiền bạc, nhưng theo nhân cách và đời sống của người đó trong chương trình quan phòng của Chúa
Đức cha cố Phaolô đã sống chín mươi hai năm tuổi đời, sáu mươi mốt năm linh mục, mười lăm năm Giám mục, ngài đã sống cuộc đời của một Mục tử tốt lành cách trọn vẹn.
Ngài là thượng tế của Thiên Chúa,
Tuy chỉ là một phàm nhân, nhưng ngài đã được Chúa kêu gọi làm linh mục, làm Giám mục, đã thánh hóa và chọn ngài làm tư tế, làm ngôn sứ để rao giảng Tin Mừng, xây dựng Nước Chúa.
Ngài đã gắng trở nên đồng dạng đồng hình với Chúa Giêsu Kitô. Ngài gìn giữ cung thánh, bàn thờ, những đồ phụng tự sạch sẽ gọn gàng. Ngài cử hành thánh lễ và các bí tích cách cung kính, nghiêm trang, sốt sáng. Hàng ngày, ban sáng ngài dâng thánh lễ, buổi chiều mở cửa nhà chầu kính Thánh Thể, rồi quỳ ngay cạnh tòa hòa giải để chờ giải tội cho hối nhân, đang dùng cơm được mời đi xức dầu kẻ liệt, ngài lập tức đi ngay.
Về đức khiết tịnh độc thân, ngài sống trong sáng, mực thước, đức độ, không ai trách cứ được điều gì. Trong cuộc sống riêng tư, ngài luôn sống khó nghèo, không ham hố hưởng thụ giàu sang, ngài ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, đi guốc mộc. Đối với tha nhân, ngài đã thành lập Hội Bác Ai Vinh Sơn để sẵn sàng nâng đỡ, chia sẻ, ủi an những người cùng khốn.
Là con người khiêm tốn, tuy 2 lần được Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê đề cử làm Giám mục, nhưng ngài đều từ chối. Lần thứ ba vì nhu cầu cấp thiết của Giáo Phận Hà Nội, ngài nhận làm giám mục phụ tá giúp việc đức Hồng Y Phao lô Phạm Đình Tụng, khi đã bảy mươi lăm tuổi.
Ngài có đức vâng lời tuyệt hảo, không những ngài thưa tiếng “Fiat” “xin vâng” theo thánh ý Thiên Chúa mà còn với các bề trên loài người, cả trong những trường hợp xem ra khó mà vâng phục được.
Ngài làm cha xứ Nam Định suốt sáu mươi năm, là một mục tử tốt lành, ra công dạy giáo lý cho các giới: thiếu niên, thanh niên, người trưởng thành. Trong những thời cấm cách khó khăn và cả trong chiến tranh, xứ Nam Định chưa bao giờ im tiếng học kinh bổn và giáo lý. Ngài tổ chức hội đoàn cho mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành phần, để ai cũng có thể tham gia phục vụ Nước Chúa.
Ngài là một ngôn sứ nhiệt thành luôn hăng say rao giảng Lời Chúa, thời thuận lợi cũng như không thuận lợi. Những bài giảng của ngài súc tích, mạch lạc lôi cuốn lòng người, là đèn sáng soi lối chỉ đường cho dân Chúa. Trong thời kỳ gian khó cấm cách, có lần ngài đang dâng Thánh lễ đêm Noen, người ta cắt điện để không có ánh sáng và không dùng được máy tăng âm, nhưng ngài đã chuẩn bị sẵn mấy chục hòm ắc quy để thay nguồn điện, nên giữa đêm tối, ngài vẫn lớn tiếng rao giảng Lời Chúa. Là một linh mục đạo đức có vốn trí thức sâu rộng, có ý thức hiệp thông nên ngài biên tập và dịch thuật hàng chục cuốn sách đạo. Ngài kín đáo cho đánh máy phổ biến các sách hộ giáo, giáo lý, bài giảng để giúp giáo dân, linh mục, giám mục của các giáo phận chung quanh như Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình.
Ngài là một nhà sư phạm chuyên chăm, từ năm 1950 ngài đã mở trường tư thục Công giáo Lê Bảo Tịnh. Năm 1991 Ngài là phó giám đốc và giáo sư Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội, Ngài đã đào luyện nên nhiều thế hệ giáo dân chân chính tốt lành, nhiều linh mục đạo đức và một số Giám mục có khả năng.. Ngài là một nhà sư phạm mẫu mực, ngài tin điều ngài đọc, dạy điều ngài tin và thực thi điều ngài dạy.
Ngài là chiến sĩ đức tin, luôn kiên vững trong muôn vàn thử thách hy sinh để bảo vệ đức tin không những cho bản thân mình, mà cho toàn thể giáo phận Hà nội và giáo tỉnh miền Bắc. Trong mọi hoàn cảnh, hòa bình cũng như trong chiến tranh, trải qua 6 năm chiến tranh khốc liệt Mỹ ném bom tại miền Bắc, dưới những trận mưa bom, sau bảy lần bị bom dội xuống làm hư hại khu nhà xứ, ngài vẫn trụ lại cầu nguyện và dâng lễ hàng ngày. Trong cuộc oanh tạc cuối cùng, nhà thờ bị phá hủy, nhà xứ tan tành, sân trước nhà thờ thành hồ ao, cha Chính Nhân tử nạn, bản thân ngài bị vùi dưới đống gạch đổ nát, nhưng được bới lên cứu sống, chính quyền ép ngài phải sơ tán, ngài buộc phải đi. Nhưng trước khi ra đi, ngài sắm một chiếc xẻng cất kỹ, với quyết tâm: khi nào hòa bình trở lại sẽ xây dựng nhà thờ mới. Cơ sở nhà xứ, nhà thờ được khang trang như hiện nay là nhờ quyết tâm và công sức tái thiết của ngài.
Đức Cha Phaolô là một anh hùng đức tin, anh hùng không phải với nghĩa là làm những việc khác thường siêu việt, vĩ đại, nhưng với nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, dù khó khăn nguy khốn đến đâu, cũng thực hiện những công việc bổn phận trách nhiệm một cách trọn hảo cả đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất,
Ngài là một con người quảng giao, thân thiện, tình nghĩa. Không những giáo dân, các nam nữ tu sĩ, giám mục, hồng y, mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng mến yêu ngài. Cả những người tri thức, các vị lãnh đạo tôn giáo bạn, các nhà chính khách đều tôn trọng, mộ mến ngài.
Ngài là chứng nhân của thời đại.
Ngài là cột trụ chống đỡ ngôi nhà Giáo Hội miền Bắc hơn nửa thế kỷ qua.
Đối với cộng đồng giáo dân của Giáo tỉnh miền Bắc, và đặc biệt là giáo dân Nam Định, ngài là cha, là ông, là cụ, là cố kính yêu.
Đối với các linh mục, ngài là người thầy gương mẫu.
Đối với các Giám mục, ngài là bậc huynh trưởng đáng kính.
Đối với Đức Giêsu Kitô, ngài là người đầy tớ trung tín.
Sau cuộc đời dài lâu, suốt chín mươi hai năm thực hành tám mối phúc thật, để phục vụ các linh hồn và mở mang Nước Chúa, hôm nay Thiên Chúa gọi Đức Cha Phaolô về và phán rằng: “Khá lắm! Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì ta sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25, 21).
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa,
Nam Định vinh dự có pháp trường Bẩy Mẫu, là nơi bốn mươi lăm trong số một trăm mười bảy vị thánh tử đạo Việt Nam đã hy sinh mạng sống để làm chứng đức tin Kitô. Nhưng không phải chỉ có những cái chết anh hùng, mà còn cần những cuộc sống anh hùng, đó chính là cuộc sống anh hùng đức tin của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng.
Giờ đây chúng ta tiễn đưa Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, người cha mến yêu của chúng ta về với Chúa, đến nơi an nghỉ cuối cùng, lòng chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ thương, nhưng chúng ta tự hào có một người cha như ngài. Chúng ta hãy sống xứng đáng là học trò của Đức Cha Phaolô, xứng đáng là con cháu dòng dõi các thánh tử đạo Việt Nam, là môn đệ trung thành của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Chúng ta phải là những người Công Giáo Việt Nam anh hùng. AMEN
(do GM Lôrenxô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá TGP Hà Nội)
“Có tiếng từ trời phán bảo thánh Gioan rằng: 'Phúc cho kẻ đã chết mà được chết trong Chúa'.
Chúa Thánh Thần phán: 'Ngay từ bây giờ, họ được nghỉ ngơi khỏi mọi gian lao, vì các việc họ làm đều sẽ theo họ'"
Đó là lời Chúa trong sách Khải Huyền chương 14, câu 13.
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, Đối với người đời, những người không tin, thì chết là chia lìa, là mất mát, là đau xót, là buồn thương, chết là hết, nhưng đối với người Kitô hữu thì chết là một khởi đầu, chết là cánh cửa khép cuộc sống thế gian phù du mau qua và mở ra cuộc sống thiên quốc hạnh phúc vĩnh cửu. Nếu ai sống thực thi tám mối phúc thật trong Tin Mừng, thì chết trong Chúa là một hồng phúc lớn lao.
Giá trị đời người không căn cứ vào dòng dõi, địa vị, chức vụ, bằng cấp, tiền bạc, nhưng theo nhân cách và đời sống của người đó trong chương trình quan phòng của Chúa
Đức cha cố Phaolô đã sống chín mươi hai năm tuổi đời, sáu mươi mốt năm linh mục, mười lăm năm Giám mục, ngài đã sống cuộc đời của một Mục tử tốt lành cách trọn vẹn.
Ngài là thượng tế của Thiên Chúa,
Tuy chỉ là một phàm nhân, nhưng ngài đã được Chúa kêu gọi làm linh mục, làm Giám mục, đã thánh hóa và chọn ngài làm tư tế, làm ngôn sứ để rao giảng Tin Mừng, xây dựng Nước Chúa.
Ngài đã gắng trở nên đồng dạng đồng hình với Chúa Giêsu Kitô. Ngài gìn giữ cung thánh, bàn thờ, những đồ phụng tự sạch sẽ gọn gàng. Ngài cử hành thánh lễ và các bí tích cách cung kính, nghiêm trang, sốt sáng. Hàng ngày, ban sáng ngài dâng thánh lễ, buổi chiều mở cửa nhà chầu kính Thánh Thể, rồi quỳ ngay cạnh tòa hòa giải để chờ giải tội cho hối nhân, đang dùng cơm được mời đi xức dầu kẻ liệt, ngài lập tức đi ngay.
Về đức khiết tịnh độc thân, ngài sống trong sáng, mực thước, đức độ, không ai trách cứ được điều gì. Trong cuộc sống riêng tư, ngài luôn sống khó nghèo, không ham hố hưởng thụ giàu sang, ngài ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, đi guốc mộc. Đối với tha nhân, ngài đã thành lập Hội Bác Ai Vinh Sơn để sẵn sàng nâng đỡ, chia sẻ, ủi an những người cùng khốn.
Là con người khiêm tốn, tuy 2 lần được Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê đề cử làm Giám mục, nhưng ngài đều từ chối. Lần thứ ba vì nhu cầu cấp thiết của Giáo Phận Hà Nội, ngài nhận làm giám mục phụ tá giúp việc đức Hồng Y Phao lô Phạm Đình Tụng, khi đã bảy mươi lăm tuổi.
Ngài có đức vâng lời tuyệt hảo, không những ngài thưa tiếng “Fiat” “xin vâng” theo thánh ý Thiên Chúa mà còn với các bề trên loài người, cả trong những trường hợp xem ra khó mà vâng phục được.
Ngài làm cha xứ Nam Định suốt sáu mươi năm, là một mục tử tốt lành, ra công dạy giáo lý cho các giới: thiếu niên, thanh niên, người trưởng thành. Trong những thời cấm cách khó khăn và cả trong chiến tranh, xứ Nam Định chưa bao giờ im tiếng học kinh bổn và giáo lý. Ngài tổ chức hội đoàn cho mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành phần, để ai cũng có thể tham gia phục vụ Nước Chúa.
Ngài là một ngôn sứ nhiệt thành luôn hăng say rao giảng Lời Chúa, thời thuận lợi cũng như không thuận lợi. Những bài giảng của ngài súc tích, mạch lạc lôi cuốn lòng người, là đèn sáng soi lối chỉ đường cho dân Chúa. Trong thời kỳ gian khó cấm cách, có lần ngài đang dâng Thánh lễ đêm Noen, người ta cắt điện để không có ánh sáng và không dùng được máy tăng âm, nhưng ngài đã chuẩn bị sẵn mấy chục hòm ắc quy để thay nguồn điện, nên giữa đêm tối, ngài vẫn lớn tiếng rao giảng Lời Chúa. Là một linh mục đạo đức có vốn trí thức sâu rộng, có ý thức hiệp thông nên ngài biên tập và dịch thuật hàng chục cuốn sách đạo. Ngài kín đáo cho đánh máy phổ biến các sách hộ giáo, giáo lý, bài giảng để giúp giáo dân, linh mục, giám mục của các giáo phận chung quanh như Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình.
Ngài là một nhà sư phạm chuyên chăm, từ năm 1950 ngài đã mở trường tư thục Công giáo Lê Bảo Tịnh. Năm 1991 Ngài là phó giám đốc và giáo sư Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội, Ngài đã đào luyện nên nhiều thế hệ giáo dân chân chính tốt lành, nhiều linh mục đạo đức và một số Giám mục có khả năng.. Ngài là một nhà sư phạm mẫu mực, ngài tin điều ngài đọc, dạy điều ngài tin và thực thi điều ngài dạy.
Ngài là chiến sĩ đức tin, luôn kiên vững trong muôn vàn thử thách hy sinh để bảo vệ đức tin không những cho bản thân mình, mà cho toàn thể giáo phận Hà nội và giáo tỉnh miền Bắc. Trong mọi hoàn cảnh, hòa bình cũng như trong chiến tranh, trải qua 6 năm chiến tranh khốc liệt Mỹ ném bom tại miền Bắc, dưới những trận mưa bom, sau bảy lần bị bom dội xuống làm hư hại khu nhà xứ, ngài vẫn trụ lại cầu nguyện và dâng lễ hàng ngày. Trong cuộc oanh tạc cuối cùng, nhà thờ bị phá hủy, nhà xứ tan tành, sân trước nhà thờ thành hồ ao, cha Chính Nhân tử nạn, bản thân ngài bị vùi dưới đống gạch đổ nát, nhưng được bới lên cứu sống, chính quyền ép ngài phải sơ tán, ngài buộc phải đi. Nhưng trước khi ra đi, ngài sắm một chiếc xẻng cất kỹ, với quyết tâm: khi nào hòa bình trở lại sẽ xây dựng nhà thờ mới. Cơ sở nhà xứ, nhà thờ được khang trang như hiện nay là nhờ quyết tâm và công sức tái thiết của ngài.
Đức Cha Phaolô là một anh hùng đức tin, anh hùng không phải với nghĩa là làm những việc khác thường siêu việt, vĩ đại, nhưng với nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, dù khó khăn nguy khốn đến đâu, cũng thực hiện những công việc bổn phận trách nhiệm một cách trọn hảo cả đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất,
Ngài là một con người quảng giao, thân thiện, tình nghĩa. Không những giáo dân, các nam nữ tu sĩ, giám mục, hồng y, mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng mến yêu ngài. Cả những người tri thức, các vị lãnh đạo tôn giáo bạn, các nhà chính khách đều tôn trọng, mộ mến ngài.
Ngài là chứng nhân của thời đại.
Ngài là cột trụ chống đỡ ngôi nhà Giáo Hội miền Bắc hơn nửa thế kỷ qua.
Đối với cộng đồng giáo dân của Giáo tỉnh miền Bắc, và đặc biệt là giáo dân Nam Định, ngài là cha, là ông, là cụ, là cố kính yêu.
Đối với các linh mục, ngài là người thầy gương mẫu.
Đối với các Giám mục, ngài là bậc huynh trưởng đáng kính.
Đối với Đức Giêsu Kitô, ngài là người đầy tớ trung tín.
Sau cuộc đời dài lâu, suốt chín mươi hai năm thực hành tám mối phúc thật, để phục vụ các linh hồn và mở mang Nước Chúa, hôm nay Thiên Chúa gọi Đức Cha Phaolô về và phán rằng: “Khá lắm! Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì ta sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25, 21).
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa,
Nam Định vinh dự có pháp trường Bẩy Mẫu, là nơi bốn mươi lăm trong số một trăm mười bảy vị thánh tử đạo Việt Nam đã hy sinh mạng sống để làm chứng đức tin Kitô. Nhưng không phải chỉ có những cái chết anh hùng, mà còn cần những cuộc sống anh hùng, đó chính là cuộc sống anh hùng đức tin của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng.
Giờ đây chúng ta tiễn đưa Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, người cha mến yêu của chúng ta về với Chúa, đến nơi an nghỉ cuối cùng, lòng chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ thương, nhưng chúng ta tự hào có một người cha như ngài. Chúng ta hãy sống xứng đáng là học trò của Đức Cha Phaolô, xứng đáng là con cháu dòng dõi các thánh tử đạo Việt Nam, là môn đệ trung thành của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Chúng ta phải là những người Công Giáo Việt Nam anh hùng. AMEN
Thánh Lễ an táng Đức cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng
Giuse Trần Ngọc Huấn
11:34 09/09/2009
NAM ĐỊNH 09/09/09 - Thánh Lễ An Táng Đức cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên Giám Mục Phụ Tá Hà Nội, được tổ chức trọng thể với sự tham dự của 16 Giám Mục, khoảng 300 linh mục và đông đảo mọi thành phần dân Chúa. Thánh Lễ được tổ chức tại quảng trường nhà thờ Nam Định.
Vào lúc 14h00, thi hài Đức cố Giám Mục Phaolô được di chuyển từ lòng nhà thờ Nam Định ra lễ đài ngoài quảng trường.
15h00 Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự Thánh Lễ an táng. Trước đó, điện văn từ Thánh Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc và từ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được đọc lên trang trọng.
Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nói: Trong mấy ngày qua chúng ta đã chứng kiến hầu hết các biến cố lớn trong cuộc đời sứ vụ của một giám mục: có lễ tấn phong giám mục, có lễ nhận chức giám mục, có lễ mãn nhiệm giám mục, có lễ an táng giám mục. Sự hiện diện đông đảo các đức Giám mục nói lên tinh thần hiệp thông trong giáo hội. Điều đó cũng nói lên tầm quan trọng của nhiệm vụ Giám mục trong sức sống của Giáo hội, vì các đức Giám mục là trụ cột, đấng kế vị các thánh Tông đồ. Đúng thế, Đức Cha Phaolô là một trụ cột trong Giáo hội, đặc biệt Giáo hội Miền Bắc, giáo phận Hà Nội, Ngài đã sống xuyên suốt 2 thế kỷ, đã trở thành một chứng nhân sống động, đồng thời cũng người canh giữ cho Giáo hội Miền Bắc. Vì vậy giây phút này chúng ta thấy mất đi một người cha kính yêu, một người thầy khôn ngoan, một người anh rất thân tình, mất một cây cao bóng cả. Tuy nhiên, trong niềm tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta phó thác Đức Cha Phaolô cho lòng nhân từ của Thiên Chúa. Đồng thời chúng ta tin tưởng Chúa vẫn luôn luôn gìn giữ Giáo hội, đặc biệt trong Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha Phụ Tá Hà Nội Laurenxô Chu Văn Minh đã chia sẻ về gương chứng nhân của Đức cố Giám Mục, một cuộc sống anh hùng trong mọi giai đoạn của cuộc sống.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã nói lời tiễn biệt Đức cố Giám Mục trước linh cữu. “Hàng Giám mục chúng con rất quý mến Đức Cha, rất kính Đức Cha, rất thương Đức Cha. Khi Đức Cha về với Chúa, trong khi Đức Cha cầu nguyện cho biết bao người Đức Cha đã phục vụ, xin Đức Cha cũng nhớ đến chúng con, những Giám mục đang phải gáng vác những trách nhiệm khó khăn, nặng nề. Con xin cảm ơn Đức Cha”, Đức Cha Phêrô nói.
Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý đã đại diện cho cộng đoàn dân Chúa trong toàn Tổng Giáo Phận Hà Nội nói lời tiễn biệt Đức cố Giám Mục Phaolô.
Cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh, quản hạt Nam Định, chính xứ Nam Định đã đại diện cho ban tổ chức nói lời cảm ơn mọi thành phần dân Chúa cũng như các đoàn thể xã hội đã phân ưu, phúng viếng Đức cố Giám Mục Phaolô.
16h30, linh cữu Đức cố Giám Mục được di chuyển vào trong nhà thờ Nam Định để an táng tại gian bên phải gian cung thánh. Trước khi di chuyển vào nhà thờ, linh cữu Ngài được hạ xuống một phần để Ngài chào cộng đoàn dân Chúa. Tiếng vỗ tay chậm và trầm của cộng đoàn đáp lại và tiễn biệt Đức cố Giám Mục Phaolô về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đức cố Giám Mục đã ra đi vào đúng dịp lễ tấn phong Đức Giám Mục giáo phận Phát Diệm và lễ nhận chức của Đức Giám Mục giáo phận Thái Bình. Cả hai địa điểm trên đều gần gũi với giáo xứ Nam Định và thuận lợi đi lại.
Thánh lễ được diễn ra trong sự trang nghiêm, sốt sắng. Mặc dù thời tiết tại Nam Định trong mấy ngày qua khá nóng và oi bức, nhưng số lượng các thành phần dân Chúa tham dự khá đông. Trước Thánh lễ người ta có thể thấy cả quảng trường chỉ toàn những chiếc ô được bung lên để che nắng. Nhưng sau đó, những đám cơn kéo tới làm bớt đi cái nắng nóng và những chiếc ô dần dần được hạ xuống. Nửa sau Thánh lễ, thời tiết rất đẹp.
Ra về, mấy bà bảo nhau: Ngài sống khôn chết thiêng.
Vào lúc 14h00, thi hài Đức cố Giám Mục Phaolô được di chuyển từ lòng nhà thờ Nam Định ra lễ đài ngoài quảng trường.
15h00 Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự Thánh Lễ an táng. Trước đó, điện văn từ Thánh Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc và từ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được đọc lên trang trọng.
Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nói: Trong mấy ngày qua chúng ta đã chứng kiến hầu hết các biến cố lớn trong cuộc đời sứ vụ của một giám mục: có lễ tấn phong giám mục, có lễ nhận chức giám mục, có lễ mãn nhiệm giám mục, có lễ an táng giám mục. Sự hiện diện đông đảo các đức Giám mục nói lên tinh thần hiệp thông trong giáo hội. Điều đó cũng nói lên tầm quan trọng của nhiệm vụ Giám mục trong sức sống của Giáo hội, vì các đức Giám mục là trụ cột, đấng kế vị các thánh Tông đồ. Đúng thế, Đức Cha Phaolô là một trụ cột trong Giáo hội, đặc biệt Giáo hội Miền Bắc, giáo phận Hà Nội, Ngài đã sống xuyên suốt 2 thế kỷ, đã trở thành một chứng nhân sống động, đồng thời cũng người canh giữ cho Giáo hội Miền Bắc. Vì vậy giây phút này chúng ta thấy mất đi một người cha kính yêu, một người thầy khôn ngoan, một người anh rất thân tình, mất một cây cao bóng cả. Tuy nhiên, trong niềm tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta phó thác Đức Cha Phaolô cho lòng nhân từ của Thiên Chúa. Đồng thời chúng ta tin tưởng Chúa vẫn luôn luôn gìn giữ Giáo hội, đặc biệt trong Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha Phụ Tá Hà Nội Laurenxô Chu Văn Minh đã chia sẻ về gương chứng nhân của Đức cố Giám Mục, một cuộc sống anh hùng trong mọi giai đoạn của cuộc sống.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã nói lời tiễn biệt Đức cố Giám Mục trước linh cữu. “Hàng Giám mục chúng con rất quý mến Đức Cha, rất kính Đức Cha, rất thương Đức Cha. Khi Đức Cha về với Chúa, trong khi Đức Cha cầu nguyện cho biết bao người Đức Cha đã phục vụ, xin Đức Cha cũng nhớ đến chúng con, những Giám mục đang phải gáng vác những trách nhiệm khó khăn, nặng nề. Con xin cảm ơn Đức Cha”, Đức Cha Phêrô nói.
Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý đã đại diện cho cộng đoàn dân Chúa trong toàn Tổng Giáo Phận Hà Nội nói lời tiễn biệt Đức cố Giám Mục Phaolô.
Cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh, quản hạt Nam Định, chính xứ Nam Định đã đại diện cho ban tổ chức nói lời cảm ơn mọi thành phần dân Chúa cũng như các đoàn thể xã hội đã phân ưu, phúng viếng Đức cố Giám Mục Phaolô.
16h30, linh cữu Đức cố Giám Mục được di chuyển vào trong nhà thờ Nam Định để an táng tại gian bên phải gian cung thánh. Trước khi di chuyển vào nhà thờ, linh cữu Ngài được hạ xuống một phần để Ngài chào cộng đoàn dân Chúa. Tiếng vỗ tay chậm và trầm của cộng đoàn đáp lại và tiễn biệt Đức cố Giám Mục Phaolô về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đức cố Giám Mục đã ra đi vào đúng dịp lễ tấn phong Đức Giám Mục giáo phận Phát Diệm và lễ nhận chức của Đức Giám Mục giáo phận Thái Bình. Cả hai địa điểm trên đều gần gũi với giáo xứ Nam Định và thuận lợi đi lại.
Thánh lễ được diễn ra trong sự trang nghiêm, sốt sắng. Mặc dù thời tiết tại Nam Định trong mấy ngày qua khá nóng và oi bức, nhưng số lượng các thành phần dân Chúa tham dự khá đông. Trước Thánh lễ người ta có thể thấy cả quảng trường chỉ toàn những chiếc ô được bung lên để che nắng. Nhưng sau đó, những đám cơn kéo tới làm bớt đi cái nắng nóng và những chiếc ô dần dần được hạ xuống. Nửa sau Thánh lễ, thời tiết rất đẹp.
Ra về, mấy bà bảo nhau: Ngài sống khôn chết thiêng.
Tại Phát Diệm: Giáo dân (đặc biệt Cộng đoàn Vinh) bầy tỏ lòng ngưỡng mộ tới các vị Mục Tử được yêu mến
Joseph Nguyễn Văn Thông
12:16 09/09/2009
HÀ NỘI - Ngày 7/8/2009 vào lúc 13h, cộng đoàn giáo phận Vinh tại Hà Nội đã lên đường về Phát diệm để hiệp cùng niềm vui với giáo hội Việt Nam vì có thêm tân giám mục. Đúng 17h cộng đoàn đã về nhà thờ Tam Châu thuộc Giáo phận Phát Diệm để thăm Cha xứ cùng giáo xứ.
Xem hình ảnh những biểu ngữ giáo dân yêu mến các vị chủ chăn
Sau Khi được tiếp xúc và gặp gỡ Cha xứ Tam Châu được Ngài chia sẽ về chặng đường Ngài đã đi qua, một thời gian 50 năm trong sự đợi chờ làm linh mục, 10 năm ngồi tù cộng sản. Những điều Cha chia sẻ với cộng đoàn cách nào đó đã giúp cho anh chị em thêm lòng yêu mến Chúa và giáo hội qua gương Ngài. Và sau khi được ăn cơm tối tại giáo xứ, cộng đoàn đã lên đường tiến về nhà thờ đá Phát Diệm để tham dự đêm điễn nguyên mừng tân giám mục.
Sáng 8/9, một điều đặc biệt để thể hiện lòng yêu mến các vị lãnh đạo trong giáo hội như Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Vị Cha Chung kính yêu của giáo phận Vinh, Đức Tồng Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Tân giám muc… Những câu khẩu hiệu, băng rôn, cờ hội Thánh cầm trên tay, hay mang trên đầu những câu khẩu hiệu đã được anh chị em chuẩn bị như:
“Đức Cha Phao Lô Maria Cao Đình Thuyên vị giám mục cao niên can trường"
"Chúng con vô cùng biết ơn Đức Tổng"
"Đức Tổng giám mục Hà Nội - Chúng con yêu mến Ngài"
"Đức Tổng giám mục Hà Nội - Trong trái tim cùa chúng con”. ..
Anh chị em đã thể hiện lòng mến yêu của mình với một số vị chủ chăn bằng hành động cụ thể.
Khi đoàn rước tiến lên lễ đài để bước vào lễ tấn Phong thì cộng đòan đã được sự ưu tiên đặc biệt của ban tổ chức dành cho để đứng phía hàng danh dự đón chào đoàn đồng tế và các đức Cha. Có phải chăng, ban tổ chức cũng muốn cho cộng đoàn này và tạo điều kiện tốt nhất để cộng đoàn biểu hiện lòng mến yêu đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Cha PhaoLô Maria Cao Đình Thuyên vì các Ngài là những vị ngôn sứ của thời đại là vị chứng nhân cho câu khẩu hiệu mà đức tân Giám mục Giuse Nguyên Năng chọn làm châm ngôn cho đời giám mục của mình là Hiệp thông và Phục vụ.
Khi đoàn đồng tế đến thì những gì mà cộng đoàn chuẩn bị đã được biểu dương để thể hiện lòng mến yêu vô cùng của mình với các vị lãnh đạo tinh thần. Sau khi thánh lễ kết thúc, thời gian cũng đã chuyển sang những giờ của buổi chiều, anh em cùng với chị em chung tay tạo nên một bữa cơm trưa thân mật, mặc dù đơn sơ nhưng thắm đậm tình đoàn kết và hiệp nhất cùa cộng đoàn.
Công đoàn đã về tới Hà Nội lúc 18h chiều 8/9 trong niềm vui tạ ơn Mẹ Hằng Cứu giúp vì đã cho một chuyển đi bình an và cho anh chị em được hy sinh góp phần mình yêu mến giáo hội bằng những việc làm thiết thực lúc này là yêu mến Đức Tổng và Đức Cha giáo phận kính yêu của mình.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa dùng bàn tay của Người nối kết cộng đoàn luôn hiệp nhất với nhau nên một, nhờ đó cộng đoàn giáo phận Vinh tại Hà Nội là chứng nhân của tình yêu, sự hiệp nhất và tinh thần phục vụ giáo hội noi gương câu khẩu hiệu của tân giám mục Giuse Hiệp thông và Phục vụ.
Xem hình ảnh những biểu ngữ giáo dân yêu mến các vị chủ chăn
Sau Khi được tiếp xúc và gặp gỡ Cha xứ Tam Châu được Ngài chia sẽ về chặng đường Ngài đã đi qua, một thời gian 50 năm trong sự đợi chờ làm linh mục, 10 năm ngồi tù cộng sản. Những điều Cha chia sẻ với cộng đoàn cách nào đó đã giúp cho anh chị em thêm lòng yêu mến Chúa và giáo hội qua gương Ngài. Và sau khi được ăn cơm tối tại giáo xứ, cộng đoàn đã lên đường tiến về nhà thờ đá Phát Diệm để tham dự đêm điễn nguyên mừng tân giám mục.
Sáng 8/9, một điều đặc biệt để thể hiện lòng yêu mến các vị lãnh đạo trong giáo hội như Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Vị Cha Chung kính yêu của giáo phận Vinh, Đức Tồng Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Tân giám muc… Những câu khẩu hiệu, băng rôn, cờ hội Thánh cầm trên tay, hay mang trên đầu những câu khẩu hiệu đã được anh chị em chuẩn bị như:
“Đức Cha Phao Lô Maria Cao Đình Thuyên vị giám mục cao niên can trường"
"Chúng con vô cùng biết ơn Đức Tổng"
"Đức Tổng giám mục Hà Nội - Chúng con yêu mến Ngài"
"Đức Tổng giám mục Hà Nội - Trong trái tim cùa chúng con”. ..
Anh chị em đã thể hiện lòng mến yêu của mình với một số vị chủ chăn bằng hành động cụ thể.
Khi đoàn rước tiến lên lễ đài để bước vào lễ tấn Phong thì cộng đòan đã được sự ưu tiên đặc biệt của ban tổ chức dành cho để đứng phía hàng danh dự đón chào đoàn đồng tế và các đức Cha. Có phải chăng, ban tổ chức cũng muốn cho cộng đoàn này và tạo điều kiện tốt nhất để cộng đoàn biểu hiện lòng mến yêu đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Cha PhaoLô Maria Cao Đình Thuyên vì các Ngài là những vị ngôn sứ của thời đại là vị chứng nhân cho câu khẩu hiệu mà đức tân Giám mục Giuse Nguyên Năng chọn làm châm ngôn cho đời giám mục của mình là Hiệp thông và Phục vụ.
Khi đoàn đồng tế đến thì những gì mà cộng đoàn chuẩn bị đã được biểu dương để thể hiện lòng mến yêu vô cùng của mình với các vị lãnh đạo tinh thần. Sau khi thánh lễ kết thúc, thời gian cũng đã chuyển sang những giờ của buổi chiều, anh em cùng với chị em chung tay tạo nên một bữa cơm trưa thân mật, mặc dù đơn sơ nhưng thắm đậm tình đoàn kết và hiệp nhất cùa cộng đoàn.
Công đoàn đã về tới Hà Nội lúc 18h chiều 8/9 trong niềm vui tạ ơn Mẹ Hằng Cứu giúp vì đã cho một chuyển đi bình an và cho anh chị em được hy sinh góp phần mình yêu mến giáo hội bằng những việc làm thiết thực lúc này là yêu mến Đức Tổng và Đức Cha giáo phận kính yêu của mình.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa dùng bàn tay của Người nối kết cộng đoàn luôn hiệp nhất với nhau nên một, nhờ đó cộng đoàn giáo phận Vinh tại Hà Nội là chứng nhân của tình yêu, sự hiệp nhất và tinh thần phục vụ giáo hội noi gương câu khẩu hiệu của tân giám mục Giuse Hiệp thông và Phục vụ.
Buổi văn nghệ tri ân Nguyên Giám Mục và chào đón Đức Tân Giám Mục Thái Bình
Hương Giang
12:36 09/09/2009
THÁI BÌNH - Tối ngày 08/09/2009 tại quảng trường nhà thờ chính tòa Thái Bình đã diễn ra chương trình văn nghệ để tri ân Đức Cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Sang và hân hoan chào đón Đức Cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ. Chương trình hoan ca tạ ơn đêm nay gồm có các tiết mục của con dân Thái Bình và các tiết mục do ban truyền thông Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và các bạn trẻ Dòng Don Bosco thể hiện.
Xem hình ảnh
Ngay từ sớm, các “cây văn nghệ”, các diễn viên cùng ban tổ chức và mọi thành phần không kể lương giáo trong cũng như ngoài giáo phận đã tề tựu đông đủ trước quảng trường nhà thờ chính tòa để chuẩn bị cũng như chờ đón đêm văn nghệ đặc sắc sắp diễn ra.
Đúng 19h30, Cha Tổng đại diện giáo phận Thái Bình, Cha Đa Minh Đặng Văn Cầu lên khai mạc đêm hoan ca tạ ơn.
Mở đầu chương trình văn nghệ đêm nay là ca khúc “Tình yêu của Chúa” – một sáng tác của nhạc sỹ Ngọc Linh do ca đoàn Văn Lăng (nơi Cha Tổng đại diện đang coi sóc), sinh viên Công Giáo Thái Bình cùng các em đệ tử dòng nữ Đa Minh Thái Bình trình diễn. Từng tràng pháo tay giòn giã chúc mừng tiết mục mở đầu vang lên. Tiếp đó là các tiết mục do Hội dòng Mến Thánh Giá, ca đoàn Thiên Thần Nhà Thờ Chính tòa, Dòng nữ Đa Minh Thái Bình, Dòng Phao lô… cùng nhiều tiết mục do các ca sĩ và các hội đoàn khác trong giáo phận biểu diễn.
Hơn 1giờ đồng hồ qua đi, không khí của quảng trường lúc yên ắng, lắng đọng để mỗi người thả hồn mình theo những tiết mục văn nghệ, lúc lại rộn ràng, náo động với những tràng pháo tay, những tiếng ca ngợi trầm trồ... Đó cũng là lúc các tiết mục do “người dân bản xứ” trình diễn đã kết thúc và các tiết mục do ban truyền thông Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và các bạn trẻ Dòng Donbosco bắt đầu. Đây là những tiết mục mang đậm dấu ấn Nam Bộ với các chủ đề về quê hương, đất nước (tiết mục múa phụ họa “non nước hữu tình”, “hòn vọng phu”), về hình ảnh Mẹ Maria dịu hiền, về tình yêu thương của Chúa…
Đặc biệt trong đêm hoan ca hôm nay còn có sự hiện diện của gần 400 em khuyết tật ở mái ấm Don Bosco, một mái ấm tình thương do Đức Cha Phê rô thành lập. Về dự ngày vui của Đức Cha hôm nay các em đã đóng góp một tiết mục văn nghệ để tỏ lòng biết ơn Đức Cha đã quan tâm, cưu mang khi các em lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Các em còn dâng tặng Đức Cha bó hoa tươi thắm với mong ước Đức Cha sẽ tiếp tục gắn bó với mái ấm tình thương Don Bosco, và tin rằng Ngài sẽ sớm mở rộng mô hình mái ấm tình thương cho các trẻ khuyết tật tại giáo phận Ngài mới nhận nhiệm sở. Với tình thương yêu của Đức Cha những con người xấu số đó sẽ có nơi nương tựa, có niềm an ủi và niềm hi vọng trong cuộc sống.
Đêm hoan ca tạ ơn đã khép lại với phần tặng quà cho các tiết mục văn nghệ cùng lời chúc bình an của Đức Tân Giám Mục mặc dù các khán thính giả vẫn nuối tiếc, chưa muốn ra về.
Xem hình ảnh
Ngay từ sớm, các “cây văn nghệ”, các diễn viên cùng ban tổ chức và mọi thành phần không kể lương giáo trong cũng như ngoài giáo phận đã tề tựu đông đủ trước quảng trường nhà thờ chính tòa để chuẩn bị cũng như chờ đón đêm văn nghệ đặc sắc sắp diễn ra.
Đúng 19h30, Cha Tổng đại diện giáo phận Thái Bình, Cha Đa Minh Đặng Văn Cầu lên khai mạc đêm hoan ca tạ ơn.
Mở đầu chương trình văn nghệ đêm nay là ca khúc “Tình yêu của Chúa” – một sáng tác của nhạc sỹ Ngọc Linh do ca đoàn Văn Lăng (nơi Cha Tổng đại diện đang coi sóc), sinh viên Công Giáo Thái Bình cùng các em đệ tử dòng nữ Đa Minh Thái Bình trình diễn. Từng tràng pháo tay giòn giã chúc mừng tiết mục mở đầu vang lên. Tiếp đó là các tiết mục do Hội dòng Mến Thánh Giá, ca đoàn Thiên Thần Nhà Thờ Chính tòa, Dòng nữ Đa Minh Thái Bình, Dòng Phao lô… cùng nhiều tiết mục do các ca sĩ và các hội đoàn khác trong giáo phận biểu diễn.
Hơn 1giờ đồng hồ qua đi, không khí của quảng trường lúc yên ắng, lắng đọng để mỗi người thả hồn mình theo những tiết mục văn nghệ, lúc lại rộn ràng, náo động với những tràng pháo tay, những tiếng ca ngợi trầm trồ... Đó cũng là lúc các tiết mục do “người dân bản xứ” trình diễn đã kết thúc và các tiết mục do ban truyền thông Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và các bạn trẻ Dòng Donbosco bắt đầu. Đây là những tiết mục mang đậm dấu ấn Nam Bộ với các chủ đề về quê hương, đất nước (tiết mục múa phụ họa “non nước hữu tình”, “hòn vọng phu”), về hình ảnh Mẹ Maria dịu hiền, về tình yêu thương của Chúa…
Đặc biệt trong đêm hoan ca hôm nay còn có sự hiện diện của gần 400 em khuyết tật ở mái ấm Don Bosco, một mái ấm tình thương do Đức Cha Phê rô thành lập. Về dự ngày vui của Đức Cha hôm nay các em đã đóng góp một tiết mục văn nghệ để tỏ lòng biết ơn Đức Cha đã quan tâm, cưu mang khi các em lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Các em còn dâng tặng Đức Cha bó hoa tươi thắm với mong ước Đức Cha sẽ tiếp tục gắn bó với mái ấm tình thương Don Bosco, và tin rằng Ngài sẽ sớm mở rộng mô hình mái ấm tình thương cho các trẻ khuyết tật tại giáo phận Ngài mới nhận nhiệm sở. Với tình thương yêu của Đức Cha những con người xấu số đó sẽ có nơi nương tựa, có niềm an ủi và niềm hi vọng trong cuộc sống.
Đêm hoan ca tạ ơn đã khép lại với phần tặng quà cho các tiết mục văn nghệ cùng lời chúc bình an của Đức Tân Giám Mục mặc dù các khán thính giả vẫn nuối tiếc, chưa muốn ra về.
Chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ nhậm chức của Đức Tân Giám Mục Thái Bình
+ GM Giuse Vũ Văn Thiên
12:45 09/09/2009
Bài giảng của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên
(Trong thánh lễ Tạ Ơn ngày 09/09/2009 tại nhà thờ chính tòa Thái Bình)
Kính thưa cộng đoàn, Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe là đoạn kết của Tin Mừng theo Thánh Mathêu (Mt 28, 16-20). Thông thường, trong một tác phẩm, phần kết hay nhằm tóm lại những gì đã được diễn tả trong suốt tác phẩm ấy. Phần kết này, tuy chỉ có 5 câu, nhưng đã gói gọn những gì mà Thánh Mathêu nhằm trình bày Đức Giêsu như là một Môisen mới, ngôn sứ vĩ đại, một nhà giảng thuyết tài ba. Người đến để thực hiện những gì Cựu Ước loan báo. Biến cố thập giá và cuộc phục sinh là cội nguồn của ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Trước khi về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu đã sai các môn đệ lên đường để tiếp tục sứ vụ của Người là loan báo Tin Mừng, một Tin Mừng không dành riêng cho một dân tộc nào, nhưng cho muôn dân. Để xác định Đức Giêsu là Đấng đang hiện diện giữa cộng đoàn những gười tin, tác giả còn nhấn mạnh đế lời hứa của Người: “Này đây Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Thánh Mathêu kết thúc tác phẩm của mình bằng việc kể lại cuộc gặp gỡ Đấng Phục Sinh với 11 môn đệ. Các ông vui mừng được gặp lại Thầy mình, nhưng các ông cũng cảm thấy xao xuyến, vì từ nay Thầy không còn hiện diện với các ông như trước nữa. Tác giả đã dùng các khái niệm đôi, có vẻ như trái ngược, nhưng cùng diễn tả một thực tại.
Trước hết là một khái niệm về một kết thúc và một cuộc khởi đầu: cuộc hẹn hò trên một ngọn núi của xứ Galilêa như hồi kết của sứ mạng mà Dức Giêsu thực hiện nời trần gian. Xem ra đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Người truyền lệnh cho họ hãy ra đi. Người nhắn nhủ họ hãy lên đường. Người căn dặn họ đừng phân biệt hoặc giới hạn đối tượng nghe lời rao giảng. Tuy vậy, cuộc gặp gỡ này cũng là giây phút khởi đầu của một giai đoạn mới. Bởi lẽ nếu trước đây, chính Đức Giêsu trực tiếp rao giảng Tin Mừng, thì nay là khởi đầu của sứ vụ do các môn đệ thực hiện theo lệnh truyền của Thầy mình. Các môn đệ là những người làm cho âm vang của Tin Mừng do Đức Giêsu rao giảng được lan rộng đến với muôn người. Các ông không loan báo một giáo lý do các ông sáng tác, nhưng loan báo những gì Đức Giêsu đã truyền dạy. Sứ điệp các môn đệ loan báo chính là sứ điệp của chính Đức Giêsu, đồng thời cũng là của chính con người và cuộc đời của Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế. Như vậy, cuộc gặp gỡ trên vừa là thời điểm kết thúc sứ vụ của Đức Giêsu ở trần gian, đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho sứ vụ mới của các môn đệ.
Tiếp đó, chúng ta thấy Mathêu nhắc đến sự vắng mặt và sự hiện diện: cuộc gặp gỡ Thầy trò hôm đó như là một cuộc chia tay. Các ông biết rằng Thầy sẽ chẳng còn hiện diện với mình nữa, vì Đức Giêsu trước đó đã tiên báo Người sẽ về cùng Chúa Cha. Tình cảm người đi kẻ ở làm các ông xao xuyến. Tuy vậy, các môn đệ không còn được thấy Thầy mình như trước, là vì Đức Giêsu đã hiện diện giữa họ với một cách thế khác. Nếu họ không thấy Người như một nhà giảng thuyết miệt mài đi khắp xứ Palestin để loan báo Tin Mừng, thì nay Người vẫn sống giữa cộng đoàn, vẫn hiện diện khi họ cầu nguyện và bẻ bánh huynh đệ. Chính vì thế, vừa nói đến cuộc ra đi, tác giả cũng đề cập tới sự ở lại: “Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Kính thưa cộng đoàn, Cùng với gia đình giáo phận Thái Bình, hôm nay chúng ta cùng hiệp thông dâng lời tạ ơn Chúa nhân dịp mãn nhiệm chức vụ giám mục của Đức Cha Phanxicô và khởi đầu sứ mạng của Đức Cha Phêrô với cương vị Giám mục giáo phận Thái Bình. Khi nói đến chữ “mãn nhiệm” và “khởi đầu” là chúng ta muốn nhắc đến một giai đoạn hay một triều đại giám mục. Thật ra, đối với vai trò và nhiệm vụ của giám mục, thì bất cứ giám mục nào cũng được hoà mình vào một truyền thống của lịch sử giáo phận, một truyền thống bắt nguồn từ chính sứ mạng của Đức Giêsu, vị Mục tử nhân lành, như Công Đồng Vatican đã xác định: “Các giám mục được Chúa Thánh Thần đặt lên kế vị các Tông Đồ như chủ chăn các linh hồn, và được uỷ thác sứ mệnh duy trì mãi mãi công việc của Chúa Kitô, chủ chăn đời đời” (GM 2). Như vậy, đối với Đức Cha Phanxicô, hôm nay vừa là thời điểm kết thúc trách nhiệm chủ chăn, đồng thời cũng là khởi đầu một giai đoạn mới trong hành trình ơn gọi. Trong suốt 19 năm với cương vị Giám mục giáo phận Thái Bình, Đức Cha đã vất vả gian nan, đã hy sinh cố gắng để vun đắp cho giáo phận Thái Bình được thăng tiến mọi mặt. Hôm nay ngài bắt đầu được thấy những lao nhọc của mình được sinh hoa kết trái. Đối với Đức Cha Phêrô, hôm nay ngài khởi đầu sứ mạng mới, nhưng không phải là một sứ mạng do sáng kiến riêng của ngài, mà đó là sự tiếp nối của những thế hệ tiến bối, cùng chung một đích điểm là xây dựng đời sống đức tin cho Dân Chúa tại giáo phận này. Đức Cha Phêrô cũng tiếp nối công việc của Đức Cha Phanxicô, và chính Chúa làm cho công việc của các ngài sinh hoa kết trái như Thánh Phaolô viết cho cộng đoàn Côrintô: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3,6). Nếu suốt đời linh mục và giám mục của mình, Đức Cha Phanxicô Xavie đã dấn thân để thực hiện “Chân lý trong tình thương”, thì nay ĐỨc Cha Phêrô kế tiếp sự nghiệp của ngài với tâm niệm “Xin cho tôi các linh hồn”. Cả hai vị Giám Mục cùng gặp nhau ở một điểm chung là dấn thân phục vụ.
Trong suốt cuộc đời dấn thân phục vụ ấy. Đức Cha Phanxicô đã khiêm tốn ví mình như một cây “Bạch lạp” (nến trắng), tuy mỏng manh bình dị mà luôn toả sáng cho đời. Một thi sĩ đã ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết và sự hy sinh của cây bạch lạp:
“Thân trắng trong mà lòng trắng trong,
Đêm đêm giọt lệ nhỏ ròng ròng,
Muốn vì nhân thế đem nguồn sáng
Rút ruột khêu lên ngọn lửa hông.”
Phải chăng những gì được nhắc đến để ca ngợi cây bạch lạp cũng được dùng để nói về cuộc đời và con người của Đức Cha Phanxicô ? Vâng, trong hành trình dâng hiến, ngài đã noi gương thánh Phanxicô - Bổn mạng của ngài, luôn nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho mọi người, yêu thương người nghèo, nâng đỡ người đau khổ và bất hạnh. Ngài luôn cố gắng để toả sáng qua những công việc mục vụ, tuy khiêm tốn nhưng hiệu quả, tuy âm thầm mà sâu lắng, như vai trò của chiếc đèn chầu được chính ngài diễn tả:
“Linh hồn con như chiếc đèn chầu
Âm thầm toả sáng trong đêm thâu
Tình như ngọn lửa không lụn tắt
Lời kinh thơm ngát lai láng dầu.”
Và vị Giám mục đáng kính 80 tuổi, khi mãn nhiệm, vẫn lạc quan yêu đời như lời tâm sự của ngài:
“Tám mươi cao niên, nay từ nhiệm
Cuộc sống lạc quan ngẩng cao đầu” Trích bài thơ “Từ nhiệm”)
Về phần Đức Cha Phêrô, ưu tiên hàng đầu trong sứ vụ mục tử là phục vụ con người, hiểu theo nghĩa thiêng liêng cũng như vật chất. Trả lời phỏng vấn của trang thông tin điện tử của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Cha đã giải thích: “Khi chọn câu châm ngôn của Thánh Gioan Bosco làm định hướng mục vụ của đời giám mục, tôi có ý nhắc nhở mình nhớ đến đối tượng ưu tiên của sứ mệnh Don Bosco là phục vụ con người, cách riêng những người nghèo đói, khuyết tật, mồ côi, bị bỏ rơi bên lề xã hội”. Tâm nguyện phục vụ của Đức Cha Phêrô phác họa cho chúng ta thấy hình ảnh của một người được sai đi đến với mọi người, như ngôn sứ Isaia đã quảng diễn: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi. Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi. Sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn tan nát...” Vâng, đó cũng chính là lệnh truyền của Đức Giêsu cho các môn đệ trước khi Ngài về cùng Chúa Cha.
Kính thưa quý Đức Ông, quý Cha, quý Tu sĩ và anh chị em tín hữu giáo phận Thái Bình,
Hôm nay chúng ta vui mừng đón tiếp vị chủ chăn đến nhận nhiệm sở. Chúng ta cầu nguyện và cộng tác để những ưu tư mục vụ của Đức Tân Giám Mục được thực hiện. Từ hôm nay, Đức Cha Phêrô trở nên một con người của quê hương năm tấn, quê hương của đồng lua bát ngát xanh tươi và những điệu chèo trữ tình, duyên dáng. Trong ngày trọng đại nhậm giáo phận Thái Bình, 01/09/2009 vừa qua, Đức Cha Phêrô đã mượn lời Thánh Phaolô để tâm sự: “Từ nay không còn là tôi sống nữa, mà là giáo phận Thái Bình, là anh chị em sống trong tôi. Từ nay, sự sống tôi, trái tim tôi, hơi thở tôi, vui buồn sướng khổ, thành công thất bại của đời tôi xin được hoàn toàn gắn liền với cuộc sống của anh chị em, với cộng đoàn Dân Chúa tại giáo phận Thái Bình”.
Vâng, những lời tâm huyết này cũng là chương trình hành động, là hướng đi mục vụ của Đức Cha Phêrô. Hôm nay, ngài được mời gọi lên đường, khởi đầu sứ vụ mới, tiếp nối sự nghiệp của Đức Cha Phanxicô, với sự cộng tác của mọi thành phần Dân Chúa giáo phận Thái Bình. Chúng ta cùng dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, xin Ngài trả công cho Đức Cha Phanxicô và cũng xin Ngài hướng dẫn Đức Cha Phêrô ngay từ khi ngài khởi đầu sứ vụ để cuộc đời ngài phản ánh Đức Giêsu, Vị Mục Tử nhân lành đã đem sự sống cho đoàn chiên của mình. Amen.
(Trong thánh lễ Tạ Ơn ngày 09/09/2009 tại nhà thờ chính tòa Thái Bình)
Kính thưa cộng đoàn, Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe là đoạn kết của Tin Mừng theo Thánh Mathêu (Mt 28, 16-20). Thông thường, trong một tác phẩm, phần kết hay nhằm tóm lại những gì đã được diễn tả trong suốt tác phẩm ấy. Phần kết này, tuy chỉ có 5 câu, nhưng đã gói gọn những gì mà Thánh Mathêu nhằm trình bày Đức Giêsu như là một Môisen mới, ngôn sứ vĩ đại, một nhà giảng thuyết tài ba. Người đến để thực hiện những gì Cựu Ước loan báo. Biến cố thập giá và cuộc phục sinh là cội nguồn của ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Trước khi về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu đã sai các môn đệ lên đường để tiếp tục sứ vụ của Người là loan báo Tin Mừng, một Tin Mừng không dành riêng cho một dân tộc nào, nhưng cho muôn dân. Để xác định Đức Giêsu là Đấng đang hiện diện giữa cộng đoàn những gười tin, tác giả còn nhấn mạnh đế lời hứa của Người: “Này đây Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Thánh Mathêu kết thúc tác phẩm của mình bằng việc kể lại cuộc gặp gỡ Đấng Phục Sinh với 11 môn đệ. Các ông vui mừng được gặp lại Thầy mình, nhưng các ông cũng cảm thấy xao xuyến, vì từ nay Thầy không còn hiện diện với các ông như trước nữa. Tác giả đã dùng các khái niệm đôi, có vẻ như trái ngược, nhưng cùng diễn tả một thực tại.
Trước hết là một khái niệm về một kết thúc và một cuộc khởi đầu: cuộc hẹn hò trên một ngọn núi của xứ Galilêa như hồi kết của sứ mạng mà Dức Giêsu thực hiện nời trần gian. Xem ra đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Người truyền lệnh cho họ hãy ra đi. Người nhắn nhủ họ hãy lên đường. Người căn dặn họ đừng phân biệt hoặc giới hạn đối tượng nghe lời rao giảng. Tuy vậy, cuộc gặp gỡ này cũng là giây phút khởi đầu của một giai đoạn mới. Bởi lẽ nếu trước đây, chính Đức Giêsu trực tiếp rao giảng Tin Mừng, thì nay là khởi đầu của sứ vụ do các môn đệ thực hiện theo lệnh truyền của Thầy mình. Các môn đệ là những người làm cho âm vang của Tin Mừng do Đức Giêsu rao giảng được lan rộng đến với muôn người. Các ông không loan báo một giáo lý do các ông sáng tác, nhưng loan báo những gì Đức Giêsu đã truyền dạy. Sứ điệp các môn đệ loan báo chính là sứ điệp của chính Đức Giêsu, đồng thời cũng là của chính con người và cuộc đời của Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế. Như vậy, cuộc gặp gỡ trên vừa là thời điểm kết thúc sứ vụ của Đức Giêsu ở trần gian, đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho sứ vụ mới của các môn đệ.
Tiếp đó, chúng ta thấy Mathêu nhắc đến sự vắng mặt và sự hiện diện: cuộc gặp gỡ Thầy trò hôm đó như là một cuộc chia tay. Các ông biết rằng Thầy sẽ chẳng còn hiện diện với mình nữa, vì Đức Giêsu trước đó đã tiên báo Người sẽ về cùng Chúa Cha. Tình cảm người đi kẻ ở làm các ông xao xuyến. Tuy vậy, các môn đệ không còn được thấy Thầy mình như trước, là vì Đức Giêsu đã hiện diện giữa họ với một cách thế khác. Nếu họ không thấy Người như một nhà giảng thuyết miệt mài đi khắp xứ Palestin để loan báo Tin Mừng, thì nay Người vẫn sống giữa cộng đoàn, vẫn hiện diện khi họ cầu nguyện và bẻ bánh huynh đệ. Chính vì thế, vừa nói đến cuộc ra đi, tác giả cũng đề cập tới sự ở lại: “Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Kính thưa cộng đoàn, Cùng với gia đình giáo phận Thái Bình, hôm nay chúng ta cùng hiệp thông dâng lời tạ ơn Chúa nhân dịp mãn nhiệm chức vụ giám mục của Đức Cha Phanxicô và khởi đầu sứ mạng của Đức Cha Phêrô với cương vị Giám mục giáo phận Thái Bình. Khi nói đến chữ “mãn nhiệm” và “khởi đầu” là chúng ta muốn nhắc đến một giai đoạn hay một triều đại giám mục. Thật ra, đối với vai trò và nhiệm vụ của giám mục, thì bất cứ giám mục nào cũng được hoà mình vào một truyền thống của lịch sử giáo phận, một truyền thống bắt nguồn từ chính sứ mạng của Đức Giêsu, vị Mục tử nhân lành, như Công Đồng Vatican đã xác định: “Các giám mục được Chúa Thánh Thần đặt lên kế vị các Tông Đồ như chủ chăn các linh hồn, và được uỷ thác sứ mệnh duy trì mãi mãi công việc của Chúa Kitô, chủ chăn đời đời” (GM 2). Như vậy, đối với Đức Cha Phanxicô, hôm nay vừa là thời điểm kết thúc trách nhiệm chủ chăn, đồng thời cũng là khởi đầu một giai đoạn mới trong hành trình ơn gọi. Trong suốt 19 năm với cương vị Giám mục giáo phận Thái Bình, Đức Cha đã vất vả gian nan, đã hy sinh cố gắng để vun đắp cho giáo phận Thái Bình được thăng tiến mọi mặt. Hôm nay ngài bắt đầu được thấy những lao nhọc của mình được sinh hoa kết trái. Đối với Đức Cha Phêrô, hôm nay ngài khởi đầu sứ mạng mới, nhưng không phải là một sứ mạng do sáng kiến riêng của ngài, mà đó là sự tiếp nối của những thế hệ tiến bối, cùng chung một đích điểm là xây dựng đời sống đức tin cho Dân Chúa tại giáo phận này. Đức Cha Phêrô cũng tiếp nối công việc của Đức Cha Phanxicô, và chính Chúa làm cho công việc của các ngài sinh hoa kết trái như Thánh Phaolô viết cho cộng đoàn Côrintô: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3,6). Nếu suốt đời linh mục và giám mục của mình, Đức Cha Phanxicô Xavie đã dấn thân để thực hiện “Chân lý trong tình thương”, thì nay ĐỨc Cha Phêrô kế tiếp sự nghiệp của ngài với tâm niệm “Xin cho tôi các linh hồn”. Cả hai vị Giám Mục cùng gặp nhau ở một điểm chung là dấn thân phục vụ.
Trong suốt cuộc đời dấn thân phục vụ ấy. Đức Cha Phanxicô đã khiêm tốn ví mình như một cây “Bạch lạp” (nến trắng), tuy mỏng manh bình dị mà luôn toả sáng cho đời. Một thi sĩ đã ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết và sự hy sinh của cây bạch lạp:
“Thân trắng trong mà lòng trắng trong,
Đêm đêm giọt lệ nhỏ ròng ròng,
Muốn vì nhân thế đem nguồn sáng
Rút ruột khêu lên ngọn lửa hông.”
Phải chăng những gì được nhắc đến để ca ngợi cây bạch lạp cũng được dùng để nói về cuộc đời và con người của Đức Cha Phanxicô ? Vâng, trong hành trình dâng hiến, ngài đã noi gương thánh Phanxicô - Bổn mạng của ngài, luôn nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho mọi người, yêu thương người nghèo, nâng đỡ người đau khổ và bất hạnh. Ngài luôn cố gắng để toả sáng qua những công việc mục vụ, tuy khiêm tốn nhưng hiệu quả, tuy âm thầm mà sâu lắng, như vai trò của chiếc đèn chầu được chính ngài diễn tả:
“Linh hồn con như chiếc đèn chầu
Âm thầm toả sáng trong đêm thâu
Tình như ngọn lửa không lụn tắt
Lời kinh thơm ngát lai láng dầu.”
Và vị Giám mục đáng kính 80 tuổi, khi mãn nhiệm, vẫn lạc quan yêu đời như lời tâm sự của ngài:
“Tám mươi cao niên, nay từ nhiệm
Cuộc sống lạc quan ngẩng cao đầu” Trích bài thơ “Từ nhiệm”)
Về phần Đức Cha Phêrô, ưu tiên hàng đầu trong sứ vụ mục tử là phục vụ con người, hiểu theo nghĩa thiêng liêng cũng như vật chất. Trả lời phỏng vấn của trang thông tin điện tử của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Cha đã giải thích: “Khi chọn câu châm ngôn của Thánh Gioan Bosco làm định hướng mục vụ của đời giám mục, tôi có ý nhắc nhở mình nhớ đến đối tượng ưu tiên của sứ mệnh Don Bosco là phục vụ con người, cách riêng những người nghèo đói, khuyết tật, mồ côi, bị bỏ rơi bên lề xã hội”. Tâm nguyện phục vụ của Đức Cha Phêrô phác họa cho chúng ta thấy hình ảnh của một người được sai đi đến với mọi người, như ngôn sứ Isaia đã quảng diễn: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi. Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi. Sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn tan nát...” Vâng, đó cũng chính là lệnh truyền của Đức Giêsu cho các môn đệ trước khi Ngài về cùng Chúa Cha.
Kính thưa quý Đức Ông, quý Cha, quý Tu sĩ và anh chị em tín hữu giáo phận Thái Bình,
Hôm nay chúng ta vui mừng đón tiếp vị chủ chăn đến nhận nhiệm sở. Chúng ta cầu nguyện và cộng tác để những ưu tư mục vụ của Đức Tân Giám Mục được thực hiện. Từ hôm nay, Đức Cha Phêrô trở nên một con người của quê hương năm tấn, quê hương của đồng lua bát ngát xanh tươi và những điệu chèo trữ tình, duyên dáng. Trong ngày trọng đại nhậm giáo phận Thái Bình, 01/09/2009 vừa qua, Đức Cha Phêrô đã mượn lời Thánh Phaolô để tâm sự: “Từ nay không còn là tôi sống nữa, mà là giáo phận Thái Bình, là anh chị em sống trong tôi. Từ nay, sự sống tôi, trái tim tôi, hơi thở tôi, vui buồn sướng khổ, thành công thất bại của đời tôi xin được hoàn toàn gắn liền với cuộc sống của anh chị em, với cộng đoàn Dân Chúa tại giáo phận Thái Bình”.
Vâng, những lời tâm huyết này cũng là chương trình hành động, là hướng đi mục vụ của Đức Cha Phêrô. Hôm nay, ngài được mời gọi lên đường, khởi đầu sứ vụ mới, tiếp nối sự nghiệp của Đức Cha Phanxicô, với sự cộng tác của mọi thành phần Dân Chúa giáo phận Thái Bình. Chúng ta cùng dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, xin Ngài trả công cho Đức Cha Phanxicô và cũng xin Ngài hướng dẫn Đức Cha Phêrô ngay từ khi ngài khởi đầu sứ vụ để cuộc đời ngài phản ánh Đức Giêsu, Vị Mục Tử nhân lành đã đem sự sống cho đoàn chiên của mình. Amen.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Rà soát nhà đất có nguồn gốc tôn giáo
BBC
08:33 09/09/2009
Rà soát nhà đất có nguồn gốc tôn giáo
Bộ Xây dựng vừa có công văn yêu cầu các địa phương rà soát tình hình sử dụng nhà đất có nguồn gốc tôn giáo trong khi có 'diễn biến phức tạp' trong lĩnh vực này.
Công văn số 1878 / BXD-QLN ra ngày 04/09 do Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam ký yêu cầu 23 tỉnh thành báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo.
Trong các địa phương này có Hà Nội và Quảng Bình là những nơi gần đây đã xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai lớn mang yếu tố tôn giáo.
Công văn của Bộ Xây dựng nhận định: " Hiện nay tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo trong cả nước đang có những diễn biến phức tạp."
"Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo của các địa phương đang gặp nhiều khó khăn."
Bộ Xây dựng từ ngày 08/12/2008 đã có công văn số 2437/BXD-QLN yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và báo cáo về Bộ trước ngày 30/12/2008 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên thời hạn đó đã qua trên sáu tháng mà chưa thấy hồi âm gì.
Công văn mới của Bộ Xây dựng do đó "đề nghị địa phương cần thực hiện nghiêm túc", "khẩn trương gửi báo cáo" về nhà đất có nguồn gốc tôn giáo cho Bộ trước ngày 15/09/2009.
Vấn đề nan giải
Nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và các bất đồng, tranh chấp có thể nảy sinh liên quan tới nhà đất thuộc diện này là vấn đề khó giải quyết cho các cấp chính quyền.
Một hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản vài năm trước đã nhận định nguyên nhân là do đất đai có nguồn gốc rất phức tạp, chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử và quản lý đất đai chuyển từ hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường kết hợp với biện pháp hành chính, đặt ra nhiều vấn đề mới.
Nguyên nhân chủ yếu được nói là: một số chủ trương, chính sách lớn rất quan trọng của Đảng chưa được thể chế hóa. Văn bản pháp luật về đất đai đã ban hành nhiều nhưng thiếu đồng bộ.
Tuy nhiên, theo tiến sỹ luật Nguyễn Vân Nam thuộc văn phòng Luật Nam Hùng, TP Hồ Chí Minh, mấu chốt của khó khăn nằm ở chỗ có sự khác biệt trong quan niệm về sở hữu.
"Do yếu tố lịch sử, đất đai của Nhà thờ hay các cơ sở tôn giáo được bên tôn giáo coi như sở hữu gần như của tư nhân, thí dụ của Tòa thánh."
"Thế nhưng, nguyên tắc chủ đạo kể từ khi thành lập nhà nước XHCN là toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân."
Luật pháp Việt Nam quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật.
Luật cũng không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.
Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam cho rằng đây là vấn đề khó vì nó mang tính chất vô cùng tế nhị, khi "Nhà thờ cũng là công dân, nhưng là công dân đặc biệt".
"Phải tính đến ảnh hưởng quốc tế của Nhà thờ với tư cách chủ sở hữu."
Thời gian gần đây, đã xảy ra một số vụ khiếu kiện, tranh chấp lớn khi người Công giáo muốn "đòi lại" đất đai mà họ cho là thuộc sở hữu của Nhà thờ.
Các vụ Nhà Chung, Thái Hà hay Tam Tòa đã gây đau đầu cho giới chức khi xử lý.
Tuy chính quyền khẳng định "kiên quyết lập lại trật tự về đất đai phù hợp với đường lối chính trị của Đảng", cách giải quyết duy nhất trong các trường hợp này, theo tiến sỹ Nam, là chuyển các đất đai đó sang sử dụng công.
Thế nhưng, ông nhận định rằng chỉ có thể giải quyết rốt ráo các tranh chấp đất đai có nguồn gốc tôn giáo nếu chuyển sang chấp nhận sở hữu tư nhân trong lĩnh vực đất đai.
Bộ Xây dựng vừa có công văn yêu cầu các địa phương rà soát tình hình sử dụng nhà đất có nguồn gốc tôn giáo trong khi có 'diễn biến phức tạp' trong lĩnh vực này.
Công văn số 1878 / BXD-QLN ra ngày 04/09 do Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam ký yêu cầu 23 tỉnh thành báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo.
Trong các địa phương này có Hà Nội và Quảng Bình là những nơi gần đây đã xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai lớn mang yếu tố tôn giáo.
Công văn của Bộ Xây dựng nhận định: " Hiện nay tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo trong cả nước đang có những diễn biến phức tạp."
"Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo của các địa phương đang gặp nhiều khó khăn."
Bộ Xây dựng từ ngày 08/12/2008 đã có công văn số 2437/BXD-QLN yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và báo cáo về Bộ trước ngày 30/12/2008 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên thời hạn đó đã qua trên sáu tháng mà chưa thấy hồi âm gì.
Công văn mới của Bộ Xây dựng do đó "đề nghị địa phương cần thực hiện nghiêm túc", "khẩn trương gửi báo cáo" về nhà đất có nguồn gốc tôn giáo cho Bộ trước ngày 15/09/2009.
Vấn đề nan giải
Nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và các bất đồng, tranh chấp có thể nảy sinh liên quan tới nhà đất thuộc diện này là vấn đề khó giải quyết cho các cấp chính quyền.
Một hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản vài năm trước đã nhận định nguyên nhân là do đất đai có nguồn gốc rất phức tạp, chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử và quản lý đất đai chuyển từ hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường kết hợp với biện pháp hành chính, đặt ra nhiều vấn đề mới.
Nguyên nhân chủ yếu được nói là: một số chủ trương, chính sách lớn rất quan trọng của Đảng chưa được thể chế hóa. Văn bản pháp luật về đất đai đã ban hành nhiều nhưng thiếu đồng bộ.
Tuy nhiên, theo tiến sỹ luật Nguyễn Vân Nam thuộc văn phòng Luật Nam Hùng, TP Hồ Chí Minh, mấu chốt của khó khăn nằm ở chỗ có sự khác biệt trong quan niệm về sở hữu.
"Do yếu tố lịch sử, đất đai của Nhà thờ hay các cơ sở tôn giáo được bên tôn giáo coi như sở hữu gần như của tư nhân, thí dụ của Tòa thánh."
"Thế nhưng, nguyên tắc chủ đạo kể từ khi thành lập nhà nước XHCN là toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân."
Luật pháp Việt Nam quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật.
Luật cũng không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai.
Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam cho rằng đây là vấn đề khó vì nó mang tính chất vô cùng tế nhị, khi "Nhà thờ cũng là công dân, nhưng là công dân đặc biệt".
"Phải tính đến ảnh hưởng quốc tế của Nhà thờ với tư cách chủ sở hữu."
Thời gian gần đây, đã xảy ra một số vụ khiếu kiện, tranh chấp lớn khi người Công giáo muốn "đòi lại" đất đai mà họ cho là thuộc sở hữu của Nhà thờ.
Các vụ Nhà Chung, Thái Hà hay Tam Tòa đã gây đau đầu cho giới chức khi xử lý.
Tuy chính quyền khẳng định "kiên quyết lập lại trật tự về đất đai phù hợp với đường lối chính trị của Đảng", cách giải quyết duy nhất trong các trường hợp này, theo tiến sỹ Nam, là chuyển các đất đai đó sang sử dụng công.
Thế nhưng, ông nhận định rằng chỉ có thể giải quyết rốt ráo các tranh chấp đất đai có nguồn gốc tôn giáo nếu chuyển sang chấp nhận sở hữu tư nhân trong lĩnh vực đất đai.
Ngày mai trời lại sáng cho các Tù Nhân vì Tự Do, Công Lý, vì Lòng Yêu Nước... theo cái nhìn của người Đức
Hà Long
17:47 09/09/2009
BERLIN – Ngày 08/9/2009 quốc hội Đức tại thủ đô Berlin tranh luận và ra nghị quyết để trả lại công bằng và phục quyền danh dự cho các bản án của thời Đức quốc xã nhằm chế tài những người công dân Đức vô tội.
Đúng 70 năm sau khi Thế Chiến II bùng nổ, quốc hội Đức quyết định trả lại danh dự cho những phán quyết “bất công, tàn ác” của Đức quốc xã về tội “phản quốc” chống lại chính quyền Hitler lúc bấy giờ, qua đó rất nhiều nạn nhân vô tội đã bị kết án và bị tử hình.
Trong Thế Chiến II nhiều quân nhân lẫn người dân đã phải trải qua những phiên tòa bất công khác nhau và bị kết án tử hình. Đó là những người chống đối lại chế độ bạo tàn, những người tỏ tình liên đới với người Do Thái đang bị lùng bắt, những người giúp đỡ cho các tù nhân hoặc những cá nhân chống lại mệnh lệnh của cấp trên, những người tranh đấu cho công lý, sự thật... Những nạn nhân vô tội này từ hôm nay sẽ được khôi phục lại danh dự bằng một bộ luật mới. Trước đây vào năm 2002 những quân nhân đào ngũ thời Đức quốc xã cũng được trả lại danh dự bằng một bộ luật do quốc hội biểu quyết.
Ròng rã 70 năm trời biết bao nạn nhân vô tội tại Đức phải mang nặng “bản án bất công” trên vai, cho dù họ đã chết nhưng danh dự và gia đình người thân phải sống trong thân phận của người phạm tội và đâu đó họ phải đối diện với tội đồ “phản quốc” vì các bản án của Đức quốc xã.
Chế độ tàn ác của Đức quốc xã được diễn tả như thế nào đối với người Do Thái và đối với dân tộc Đức? Nếu được so sánh với thời đại ngày nay thì chẳng khác gì với tội ác “Cải cách ruộng đất” từ 1953–1956 của csVN nhằm tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc"; chẳng khác gì một chế độ độc đảng luôn vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN; chẳng khác gì một chế độ đang bắt bớ các cá nhân đối kháng và những anh hùng biểu dương lòng yêu nước chống lại Tàu cộng xâm chiếm Biển Đông; chẳng khác gì một chế độ lốt “côn đồ” hành hung người dân; chẳng khác gì một guồng máy dùng “quần chúng tự phát” chia rẽ khối đoàn kết dân tộc…
Vài ví dụ về các bản án phi nhân của csVN
- Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế đã bị truy tố trước tòa án nhân dân thành phố Sàigòn ngày 29/11/1991 về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Tòa xử chớp nhoáng trong 3 giờ, bác sĩ Quế đã bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế.
- Luật sư Ðoàn Thanh Liêm đã bị truy tố về tội "tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa" ngày 14/5/1992 và đã bị kết án 12 năm tù.
- Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt cũng bị truy tố về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" vào ngày 30/3/1993 và đã bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế. Sau này Tòa Phúc Thẩm đã giảm hình phạt xuống 15 năm.
- Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị truy tố ra trước tòa án nhân dân Huế ngày 19/10/2001 và đã bị xử án 13 năm tù về tội "phá hoại chính sách đoàn kết". Ngoài ra cha Lý còn bị phạt 2 năm tù về tội "vi phạm quyết định quản chế" vì đã không tuân hành một quyết định của cơ quan hành chánh địa phương cấm không cho hành xử chức năng linh mục. Tiếp theo, ngày 30/3/2007, tại Huế, tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã mở phiên tòa xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý về tội "tuyên truyền chống nhà nước cộng sản Việt Nam" và tuyên phạt linh mục Nguyễn Văn Lý 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù. Trong phiên tòa này không có mặt luật sư biện hộ. Một hình ảnh man rợ tố cáo tội ác csVN qua tên công an đưa 2 tay thô bạo từ đằng sau bịt miệng cha Lý trước vành móng ngựa đã được thế giới loan đi mau chóng.
- Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6/3/2007 với lý do "hoạt động tuyên truyền chống nhà nước csVN" và bị xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư Hà Nội. Vào ngày 11/5/2007, sau hơn hai tháng tạm giam LS Nhân và LS Nguyễn Văn Đài được đem ra xét xử, bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế.
- Luật sư Nguyễn Văn Đài cùng bị bắt với luật sư Lê Thị Công Nhân. Ngày 11/5/2007, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên án LS Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam.
Thế giới rất chú ý đến đời sống tù nhân của LS Lê Thị Công Nhân và linh mục Nguyễn Văn Lý. LS Nhân được tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW) - một tổ chức phi chính phủ, trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2008. Linh mục Nguyễn Văn Lý đã được trao Giải Thưởng Shalom khiếm diện tại Đại học Công giáo Eichstätt-Ingolstadt, Đức quốc năm 2004.
Những bản án bất công cho người dân Thái Hà
Vào ngày 08/12/2008 người dân thủ đô Hà Nội đã không tin được vào ánh mắt của mình khi nhìn thấy một đoàn hàng ngàn người Công Giáo trật tự và ăn mặc thật đẹp xuống đường cầu nguyện với cành lá thiên tuế trên tay. Họ hiên ngang đi giữa lòng đường thủ đô trực chỉ theo hướng tòa án phường Ô Chợ Dừa. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ các tin tức báo chí thế giới loan tin đi trên 128 kênh truyền thông quốc tế về sự kiện xử án tại UBND phường Ô Chợ Dừa cho 8 vị Anh Hùng Thái Hà: bà Nguyễn Thị Việt, ông Lê Quang Kiện, bà Lê Thị Hợi, ông Phạm Trí Năng, anh Nguyễn Đắc Hùng, anh Thái Thanh Hải và 2 người đã bị giam giữ trước đây là bà Nguyễn Thị Nhi và bà Bà Ngô Thị Dung.
8 Anh Hùng Thái Hà được che chở và bảo vệ của thế giới dân chủ tự do, có thể nói trong lịch sử 63 năm của csVN họ chưa bao giờ phải chịu nhục nhã nhượng bộ người dân như đã xảy ra vào ngày 8/12/2008 tại toà án phường Ô Chợ Dừa. Chưa bao giờ trong một cuộc xử án tại Việt Nam có sự hiện hiện chú ý của nhiều quốc gia Tây Phương như thế.
Người dân Hà thành đồn thổi về cuộc xử án 8 Anh Hùng Thái Hà chẳng khác nào như cuộc đấu tố tàn ác cách đây hàng chục năm. Chỉ có khác nhau là người dân lành đã can đảm hiên ngang đứng ra tố cáo tội ác tày trời của csVN.
Sau khi tòa tuyên bố kết án, cả ngàn người ngoài đường phố reo hò vỗ tay và tặng hoa chúc mừng các bị can. Họ ra đi và trở về như người giành được chiến thắng cho công lý cho sự thật. Điều này thực hay mơ đang xảy ra trong lòng chảo của cộng sản vô thần, vô tôn giáo?
Những ruồng bắt tàn bạo người dân Tam Tòa
Chưa đầy 1 năm csVN lại lập lại vở tuồng “đàn áp đánh đập và bắt giam” người dân tại Tam Tòa vào ngày 27/7/2009 với sự tiếp tay của bọn “côn đồ nấp bóng” công an Quảng Bình. Theo thông cáo thứ 4 của VP Thư ký Tòa Giám mục Giáo phận Vinh ngày 30/07/2009 đã tố cáo mạnh mẽ thói côn đồ của công an Quảng Bình trước dư luận thế giới (giaophanvinh.net): Tin 2 linh mục và một số giáo dân Vinh bị nhóm "côn đồ" đánh đập tại Tam Tòa trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an, làm cho dư luận khắp nơi thêm phẫn nộ, bàng hoàng, lo lắng. Nhiều nơi điện thoại về Tòa Giám mục thăm hỏi tình hình và phỏng vấn. Cha Fx. Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện Giáo phận Vinh đã xác định chắc chắn có sự việc trên.
Tiếp theo là Văn thư của Tòa Giám mục Xã Đoài (ngày 06/8/2009) trả lời các công văn 1652/UBND-NC và 1684/UBND-NC của UBND tỉnh Quảng Bình như một bản án vạch mặt chỉ tên: §2. Chúng tôi luôn khẳng định với lý chứng rõ ràng rằng: công an Quảng Bình đã đánh đập, bắt giữ giáo dân và chiếm đoạt trái phép tài sản của giáo dân và của Giáo Hội là trái pháp luật. §3. Việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập ngày 27/7/2009 tại Đồng Hới, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để nói rằng hành động ấy có chủ mưu rõ ràng. Các linh mục và Đại diện Hội đồng mục vụ các giáo xứ hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào Tam Tòa với mục đích thăm các gia đình bị nạn, và không có một hành vi nào gây mất trật tự tại đó mà đã bị đánh đập tàn nhẫn. Điều làm cho nhiều người phẫn nộ là 2 linh mục và các giáo dân bị đánh trọng thương trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an. §4. Chúng tôi cho rằng ông Trần Công Thuật - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc linh mục Ngô Thế Bính bị đánh trọng thương.
Ngày 15/8/2009 tại Tòa Giám mục Xã Đoài đã có một cuộc biểu dương vĩ đại với 200.000 giáo dân bên vị chủ chăn yêu mến cao tuổi Phaolô Maria Cao Đình Thuyên để cùng nhau nói lên tiếng nói của “công lý và sự thật” chống lại bạo quyền. Những biểu ngữ giăng cao nói lên tinh thần bất khuất và liên đới với Tam Tòa:
– “Cả giáo phận chung tay hành động để cứu lấy Tam Toà.”
– “Chính quyền Quảng Bình phải chịu quả báo vì hành động bất công của mình.”
– “Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về công lý, về những người yêu mến Giáo Hội.”
– “Công lý sẽ đẩy lùi bất công.”
Cuộc ruồng bắt các nhà dân chủ và các Blooger bài xích Tàu cộng
Khởi đầu với cuộc bắt giam Ls công lý, Lê Trần Luật cũng như người trợ lý, bà Tạ Phong Tần. Cùng lúc csVN đã mưu toan ngăn ngừa (đến 4 lần) sự có mặt của LS Lê Trần Luật tại Hà nội để bào chữa không công cho các thân chủ gồm “8 Anh Hùng Thái Hà”. Trước đó LS Luật mong muốn đứng ra bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày) vì cảm kích lòng yêu nước của ông Hải. Cục diện trở nên tồi tệ vào ngày 25/3/2009, Sở Tư pháp Ninh Thuận đã tống đạt "quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tư pháp" đối với Trưởng Văn phòng Luật sư Pháp Quyền tại Ninh Thuận và các chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Long An. CsVN tước quyền sử dụng không thời hạn giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Luật sư Pháp Quyền do Sở Tư pháp Ninh Thuận cấp ngày 28/6/2004 trước khi phiên tòa phúc thẩm vụ Thái Hà diễn ra 2 ngày (27/03/2009). Ngày 29/4/2009, Công an An ninh Tp. HCM đã câu lưu và làm việc với LSLê Trần Luật và bà Tạ Phong Tần hơn 17 tiếng đồng hồ.
- Tiếp theo sau đó là một cuộc ruồng bắt rộng lớn các nhà dân chủ, ngày 13/6/2009, Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với LS Lê Công Định, sinh năm 1968. LS Định lúc đó là Trưởng Văn phòng luật sư Lawyer, số 115 đường Nguyễn Huệ, Q.I, TP HCM. LS Lê Công Định bị bắt theo Điều 88 – Bộ Luật hình sự, vì đã có những “hành vi câu kết với các thế lực thù địch” chống nhà nước csVN. Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đã báo động cho thế giới tự do biết rằng: “Trưởng đại diện và đại sứ các nước thành viên EU bày tỏ sự quan ngại đặc biệt về vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định và việc ông này bị xử lý vì thực hiện quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa”. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM thay vì lên tiếng bênh vực đồng nghiệp lại cúi đầu nhục nhã bước qua “lề phải” quyết định xử lý sai phạm của LS Định bằng hình thức kỷ luật cao nhất: xoá tên khỏi đoàn luật sư TP HCM với lý do: vi phạm pháp luật, bị cơ quan an ninh điều tra khởi tố và bắt tạm giam, vi phạm điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư; điều 1 và điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
- Một làn sóng bắt bớ các nhà dân chủ như ông Lê Thăng Long bị cơ quan an ninh điều tra bắt khẩn cấp ngày 4/6/2009 và ông Trần Huỳnh Duy Thức. Ông Thức thường tham gia viết nhiều bài đưa lên blog với nội dung phê bình chủ trương, đường lối, chính sách của đảng cộng sản và nhà nước độc tài VN. Ông Lê Thăng Long thành lập câu lạc bộ “Chấn hưng nước Việt”, kêu gọi mọi người tham gia và thành lập các câu lạc bộ trực thuộc nhằm tập hợp các phong trào dân chủ tự do chống lại quan điểm của csVN trong vụ khai thác Bauxite tại Tây Nguyên và tố cáo nạn tham nhũng hoành hành trong đảng csVN.
- Nhà dân chủ Nguyễn Tiến Trung đã bị cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an và Công an tỉnh Thái Bình khởi tố ngày 07/7/2009 và bắt tạm giam về hành vi tuyên truyền chống cộng sản Việt Nam. Ngày 8/5/2006, Nguyễn Tiến Trung cùng một số du học sinh ở Pháp, Mỹ thành lập “Phong Trào Thanh Niên Dân Chủ” nhằm mục đích tập hợp các lực lượng trong giới trẻ đòi dân chủ tại VN. Nguyễn Tiến Trung lập Blog cá nhân phổ biến nhiều tư tưởng, trong đó có: “Thư ngỏ của một sinh viên bình thường ở một đất nước không bình thường...”
- Cùng ngày 7/7/2009, công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Anh Kim. Ông Kim tham gia tổ chức “Đảng dân chủ VN” và nhận nhiệm vụ phụ trách phong trào của tổ chức này ở các tỉnh phiá Bắc. Ông Kim đã tập hợp được nhiều nạn nhân bị csVN đàn áp bóc lột với tên gọi “Hội chống tham nhũng”, “Hội dân oan” kéo về Hà Nội, Hải Phòng, Sàigòn biểu tình tố cáo bất công. Ông Trần Anh Kim là thương binh, từng mang quân hàm trung tá, giữ chức Bí thư Đảng uỷ quân sự, phó chỉ huy chính trị Ban quân sự Thị xã Thái Bình. Ông Kim đã được tặng thưởng nhiều huân và huy chương.
- Blogger “Người Buôn Gió” tức ông Bùi Thanh Hiếu, 37 tuổi, đã bị giam giữ ngày 05/9/2009, tiếp theo phóng viên Phạm Đoan Trang và Blogger 'Mẹ Nấm' (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) cùng bị bắt trong thời gian cuối tháng 8, đầu tháng 9. Theo csVN những nhân vật này phạm luật ''Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm an ninh quốc gia'' căn cứ qua hành vi là in ấn phát tán áo phông với khẩu hiệu ''Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam''. Blogger 'Mẹ Nấm' hiện nay vẫn còn bị giam giữ. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières - RSF), trụ sở đặt tại Paris, đã ra thông cáo lên án vụ bắt giữ - Blogger Người Buôn Gió và phóng viên Phạm Đoan Trang: "Chúng tôi bất bình về việc chính quyền (csVN) đàn áp những người chỉ trích". Ngoài ra tổ chức RSF mở rộng tầm nhìn ra Biển Đông cho thấy đó là một điều sợ hãi rất to lớn của csVN trong giai đoạn này: "Trong những tháng gần đây quyền tự do ngôn luận (ở Việt Nam) đã bị thu hẹp lại vì chính phủ lo ngại trước các chủ đề liên quan tới quan hệ với Trung Quốc."
- Ngoài ra nhà báo Huy Đức của Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã bị “ngừng hợp đồng” vì bài viết về “Bức tường Berlin”. Ông Đức Huy được biết đến qua trang “Blog Osin” thu hút được rất nhiều độc giả. Bài “Bức tường Berlin” cho đăng vào ngày 23/08/2009 trên Blog Osin dịp kỷ niệm 20 năm bức tường Ô Nhục Berlin bị giật sập và cho thấy nhiều điểm chi tiết quan trọng trong đó phản lại quan điểm của csVN. Nhà báo Huy Đức kể lại trên blog: "Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do." Cuối cùng ông Huy kết luận làm cho nhiều người tại quốc nội phải suy nghĩ về chiến thắng 30/4/1975: "Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do."
Vài hàng tạm kết:
Nơi đây nói về phục quyền danh dự cho người vô tội, chúng ta được phép nhắc đến một người Việt Nam đã và đang được thế giới biết nhiều nhất là đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một “tù nhân đặc biệt” của csVN trong suốt 13 năm trời (trong đó gồm 9 năm bị biệt giam) mà không có một bản tuyên án, rồi sau đó bị tống khứ khỏi quê hương. Thời gian hiện tại này sau khi ngài qua đời ngày 16/9/2002, trong quá trình Tòa Thánh Rôma xem xét tôn vinh ngài lên bậc Á thánh là lúc mọi người càng nhìn được rõ ràng tội ác của csVN đã đối xử với tù nhân vô tội. Qua ngục tù cộng sản đức hồng y Thuận có cơ hội hiên ngang tuyên xưng niềm tin của mình, đó là một lý do chính đáng để phong Á thánh cho ngài. Như thế, không thể nào ông Dũng hoặc ông Triết khi bước chân đến Tòa Thánh Rôma lại dám mở miệng “sự thật” nói về điều hay lẽ phải của csVN được.
Trong vụ Tòa Khâm Sứ Hà Nội hơn một năm qua, đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã bị csVN nhục mạ, đổ vạ cáo gian về lòng yêu nước của ngài.
Hiện tại cộng sản Hà Nội tuyên truyền xảo trá qua báo chí nhằm bôi nhọ linh mục Nguyễn Văn Khải, giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế về “vụ 178 Nguyễn Lương Bằng”. Cộng sản Hà Nội đổ tội cho các ngài với tội: “kích động, xúi giục một số giáo dân nhẹ dạ xâm phạm tài sản XHCN, phá tường rào của Công ty CP May Chiến Thắng, dựng lều đòi đất phi lý”.
Báo chí theo “lề phải” đã cướp đường “vượt mặt” qua luật pháp của csVN để “đấu tố” và “lên án” rồi kết tội rành rành: "tuyên truyền chống nhà nước csVN” và "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", tuy nhiên hệ thống công an Hà Nội quá hèn nhát không dám động chạm đến vị giám mục Hà Nội hoặc các linh mục của Thái Hà lại đi bắt các nhà dân chủ và các Blogger lên tiếng chống đối ngoại bang phương Bắc.
Vụ giáo xứ Tam Tòa, công an Quảng Bình hành hung và bắt giữ 19 giáo dân, rồi kéo thêm bọn côn đồ gây thương tích cho 2 linh mục. Không những 500.000 ngàn giáo dân thuộc giáo phận Vinh mà cả thế giới đã đọc được các biểu ngữ giăng cao trước các nhà thờ trong GP Vinh trong nhiều tuần lễ nhằm tố cáo tội ác của csVN: “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”. Không còn gì tố giác tội ác csVN mạnh mẽ hơn bằng những biểu ngữ được giăng cao này.
Tội ác và phản bội tổ quốc đang nằm bên chân đảng cộng sản VN và nhà nước VN, tuy rằng họ đang có đủ mọi mánh khóe lừa đảo dân chúng cũng như quyền lực trấn áp và bỏ tù người dân dám can đảm đứng lên đòi tự do, đòi sự thật, nhưng chế độ csVN đang sợ hãi vì đang đi ngược lại quyền lợi dân tộc, họ đánh mất chính nghĩa vì cúi đầu dâng hiến đất và biển cho ngoại bang phương Bắc.
Cụ thể tại Úc mới đây, ngày 7 và 8/9/2009 tổng bí thư csVN Nông Đức Mạnh đã được khối người Việt Tự Do dàn chào phản đối và tố cáo csVN bán nước, dâng biển Đông cho cộng sản Tàu, tàn phá quê hương khi cho Tàu vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.
Vào ngày 09/09/09 tại VN được gọi bằng danh từ ngày “Trường Cửu”, đáng lẽ là một ngày may mắn thuận lợi nhưng chính là ngày “bán giang sơn và tổ quốc” của csVN vì cộng đồng người Việt Tự Do trên thế giới đã phát hiện ra đảng csVN và nhà nước VN ngang nhiên ca ngợi chủ nghĩa ngoại xâm từ phương Bắc ngay trên trang Website chính thức của đảng cộng sản VN qua bài viết “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông” (xin xem http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article6093). Đảng csVN đưa tin cuộc tập trận của quân đội cộng sản Tàu trên Biển Đông. Bài báo khẳng định chủ quyền của Tàu được kéo dài đến vùng đảo Hoàng Sa như Phó Tư lệnh Hạm đội Nam Hải nhấn mạnh: “Bất kể là binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo, đều có chung một sứ mệnh đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hy vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển (Hoàng Sa) phía nam Tổ quốc”.
Ô hô! Đảng csVN thật nhục nhã trở thành công cụ tuyên truyền cho ngoại xâm và khi bị người dân khám phá thì âm thầm xóa bỏ đường link ngay lập tức trong ngày hôm nay, sau 4 giờ đồng hồ bị dân cư mạng tố cáo tin động trời bán biển Đông. Câu hỏi của 80 triệu dân VN là csVN vô tình hoặc hữu ý loan tin rất “phản động” này? CsVN đã chấp nhận Hoàng Sa là đất của giặc phuơng Bắc chăng? Tháng 5 vừa qua, dân chúng VN vẫn còn nhớ đến trang “Website www.vietnamchina.gov.vn, Hợp tác Kinh Tế Thương Mại giữa Việt Nam và Trung Quốc” do đỉnh cao trí tuệ csVN quản lý hoàn toàn với tên miền mang gốc “...gov.vn” lại được khẳng định vững vàng bằng tiếng Việt rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của cộng sản Tàu. Những tên tổng biên tập vẫn yên vị với chức quyền cho tới ngày nay! Các động thái này mạng tội “phản quốc” to hơn các nhân vật kể trên bị csVN xử án bắt giam.
Nhìn lại nước Đức, hôm 08/9/2009 quốc hội Đức tại thủ đô Berlin biểu quyết bằng luật để trả lại công bằng và danh dự cho những nạn nhân vô tội bị Đức quốc xã kết án bất công cách đây 70 năm. Một bằng chứng cho thấy sự thật vẫn là sự thật cho dù thời gian có nặng nề trôi qua hàng nửa thế kỷ.
Một tia sáng hy vọng cho các nạn nhân vô tội vì Tự Do, vì Lòng Yêu Nước và vì Sự Thật đang phải chịu cảnh tù tội do những bản án bất công của csVN gây ra, khi chính quyền dân chủ được thiết lập trên quê hương Việt Nam và lúc ấy các nạn nhân vô tội sẽ được trả lại công bằng và phục hồi danh dự như người Đức đang làm cho dân của họ.
Đúng 70 năm sau khi Thế Chiến II bùng nổ, quốc hội Đức quyết định trả lại danh dự cho những phán quyết “bất công, tàn ác” của Đức quốc xã về tội “phản quốc” chống lại chính quyền Hitler lúc bấy giờ, qua đó rất nhiều nạn nhân vô tội đã bị kết án và bị tử hình.
Trong Thế Chiến II nhiều quân nhân lẫn người dân đã phải trải qua những phiên tòa bất công khác nhau và bị kết án tử hình. Đó là những người chống đối lại chế độ bạo tàn, những người tỏ tình liên đới với người Do Thái đang bị lùng bắt, những người giúp đỡ cho các tù nhân hoặc những cá nhân chống lại mệnh lệnh của cấp trên, những người tranh đấu cho công lý, sự thật... Những nạn nhân vô tội này từ hôm nay sẽ được khôi phục lại danh dự bằng một bộ luật mới. Trước đây vào năm 2002 những quân nhân đào ngũ thời Đức quốc xã cũng được trả lại danh dự bằng một bộ luật do quốc hội biểu quyết.
Ròng rã 70 năm trời biết bao nạn nhân vô tội tại Đức phải mang nặng “bản án bất công” trên vai, cho dù họ đã chết nhưng danh dự và gia đình người thân phải sống trong thân phận của người phạm tội và đâu đó họ phải đối diện với tội đồ “phản quốc” vì các bản án của Đức quốc xã.
Chế độ tàn ác của Đức quốc xã được diễn tả như thế nào đối với người Do Thái và đối với dân tộc Đức? Nếu được so sánh với thời đại ngày nay thì chẳng khác gì với tội ác “Cải cách ruộng đất” từ 1953–1956 của csVN nhằm tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc"; chẳng khác gì một chế độ độc đảng luôn vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN; chẳng khác gì một chế độ đang bắt bớ các cá nhân đối kháng và những anh hùng biểu dương lòng yêu nước chống lại Tàu cộng xâm chiếm Biển Đông; chẳng khác gì một chế độ lốt “côn đồ” hành hung người dân; chẳng khác gì một guồng máy dùng “quần chúng tự phát” chia rẽ khối đoàn kết dân tộc…
Vài ví dụ về các bản án phi nhân của csVN
- Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế đã bị truy tố trước tòa án nhân dân thành phố Sàigòn ngày 29/11/1991 về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Tòa xử chớp nhoáng trong 3 giờ, bác sĩ Quế đã bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế.
- Luật sư Ðoàn Thanh Liêm đã bị truy tố về tội "tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa" ngày 14/5/1992 và đã bị kết án 12 năm tù.
- Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt cũng bị truy tố về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" vào ngày 30/3/1993 và đã bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế. Sau này Tòa Phúc Thẩm đã giảm hình phạt xuống 15 năm.
- Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị truy tố ra trước tòa án nhân dân Huế ngày 19/10/2001 và đã bị xử án 13 năm tù về tội "phá hoại chính sách đoàn kết". Ngoài ra cha Lý còn bị phạt 2 năm tù về tội "vi phạm quyết định quản chế" vì đã không tuân hành một quyết định của cơ quan hành chánh địa phương cấm không cho hành xử chức năng linh mục. Tiếp theo, ngày 30/3/2007, tại Huế, tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã mở phiên tòa xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý về tội "tuyên truyền chống nhà nước cộng sản Việt Nam" và tuyên phạt linh mục Nguyễn Văn Lý 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù. Trong phiên tòa này không có mặt luật sư biện hộ. Một hình ảnh man rợ tố cáo tội ác csVN qua tên công an đưa 2 tay thô bạo từ đằng sau bịt miệng cha Lý trước vành móng ngựa đã được thế giới loan đi mau chóng.
- Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6/3/2007 với lý do "hoạt động tuyên truyền chống nhà nước csVN" và bị xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư Hà Nội. Vào ngày 11/5/2007, sau hơn hai tháng tạm giam LS Nhân và LS Nguyễn Văn Đài được đem ra xét xử, bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế.
- Luật sư Nguyễn Văn Đài cùng bị bắt với luật sư Lê Thị Công Nhân. Ngày 11/5/2007, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên án LS Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam.
Thế giới rất chú ý đến đời sống tù nhân của LS Lê Thị Công Nhân và linh mục Nguyễn Văn Lý. LS Nhân được tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW) - một tổ chức phi chính phủ, trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2008. Linh mục Nguyễn Văn Lý đã được trao Giải Thưởng Shalom khiếm diện tại Đại học Công giáo Eichstätt-Ingolstadt, Đức quốc năm 2004.
Những bản án bất công cho người dân Thái Hà
Vào ngày 08/12/2008 người dân thủ đô Hà Nội đã không tin được vào ánh mắt của mình khi nhìn thấy một đoàn hàng ngàn người Công Giáo trật tự và ăn mặc thật đẹp xuống đường cầu nguyện với cành lá thiên tuế trên tay. Họ hiên ngang đi giữa lòng đường thủ đô trực chỉ theo hướng tòa án phường Ô Chợ Dừa. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ các tin tức báo chí thế giới loan tin đi trên 128 kênh truyền thông quốc tế về sự kiện xử án tại UBND phường Ô Chợ Dừa cho 8 vị Anh Hùng Thái Hà: bà Nguyễn Thị Việt, ông Lê Quang Kiện, bà Lê Thị Hợi, ông Phạm Trí Năng, anh Nguyễn Đắc Hùng, anh Thái Thanh Hải và 2 người đã bị giam giữ trước đây là bà Nguyễn Thị Nhi và bà Bà Ngô Thị Dung.
8 Anh Hùng Thái Hà được che chở và bảo vệ của thế giới dân chủ tự do, có thể nói trong lịch sử 63 năm của csVN họ chưa bao giờ phải chịu nhục nhã nhượng bộ người dân như đã xảy ra vào ngày 8/12/2008 tại toà án phường Ô Chợ Dừa. Chưa bao giờ trong một cuộc xử án tại Việt Nam có sự hiện hiện chú ý của nhiều quốc gia Tây Phương như thế.
Người dân Hà thành đồn thổi về cuộc xử án 8 Anh Hùng Thái Hà chẳng khác nào như cuộc đấu tố tàn ác cách đây hàng chục năm. Chỉ có khác nhau là người dân lành đã can đảm hiên ngang đứng ra tố cáo tội ác tày trời của csVN.
Sau khi tòa tuyên bố kết án, cả ngàn người ngoài đường phố reo hò vỗ tay và tặng hoa chúc mừng các bị can. Họ ra đi và trở về như người giành được chiến thắng cho công lý cho sự thật. Điều này thực hay mơ đang xảy ra trong lòng chảo của cộng sản vô thần, vô tôn giáo?
Những ruồng bắt tàn bạo người dân Tam Tòa
Chưa đầy 1 năm csVN lại lập lại vở tuồng “đàn áp đánh đập và bắt giam” người dân tại Tam Tòa vào ngày 27/7/2009 với sự tiếp tay của bọn “côn đồ nấp bóng” công an Quảng Bình. Theo thông cáo thứ 4 của VP Thư ký Tòa Giám mục Giáo phận Vinh ngày 30/07/2009 đã tố cáo mạnh mẽ thói côn đồ của công an Quảng Bình trước dư luận thế giới (giaophanvinh.net): Tin 2 linh mục và một số giáo dân Vinh bị nhóm "côn đồ" đánh đập tại Tam Tòa trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an, làm cho dư luận khắp nơi thêm phẫn nộ, bàng hoàng, lo lắng. Nhiều nơi điện thoại về Tòa Giám mục thăm hỏi tình hình và phỏng vấn. Cha Fx. Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện Giáo phận Vinh đã xác định chắc chắn có sự việc trên.
Tiếp theo là Văn thư của Tòa Giám mục Xã Đoài (ngày 06/8/2009) trả lời các công văn 1652/UBND-NC và 1684/UBND-NC của UBND tỉnh Quảng Bình như một bản án vạch mặt chỉ tên: §2. Chúng tôi luôn khẳng định với lý chứng rõ ràng rằng: công an Quảng Bình đã đánh đập, bắt giữ giáo dân và chiếm đoạt trái phép tài sản của giáo dân và của Giáo Hội là trái pháp luật. §3. Việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập ngày 27/7/2009 tại Đồng Hới, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để nói rằng hành động ấy có chủ mưu rõ ràng. Các linh mục và Đại diện Hội đồng mục vụ các giáo xứ hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào Tam Tòa với mục đích thăm các gia đình bị nạn, và không có một hành vi nào gây mất trật tự tại đó mà đã bị đánh đập tàn nhẫn. Điều làm cho nhiều người phẫn nộ là 2 linh mục và các giáo dân bị đánh trọng thương trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an. §4. Chúng tôi cho rằng ông Trần Công Thuật - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc linh mục Ngô Thế Bính bị đánh trọng thương.
Ngày 15/8/2009 tại Tòa Giám mục Xã Đoài đã có một cuộc biểu dương vĩ đại với 200.000 giáo dân bên vị chủ chăn yêu mến cao tuổi Phaolô Maria Cao Đình Thuyên để cùng nhau nói lên tiếng nói của “công lý và sự thật” chống lại bạo quyền. Những biểu ngữ giăng cao nói lên tinh thần bất khuất và liên đới với Tam Tòa:
– “Cả giáo phận chung tay hành động để cứu lấy Tam Toà.”
– “Chính quyền Quảng Bình phải chịu quả báo vì hành động bất công của mình.”
– “Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về công lý, về những người yêu mến Giáo Hội.”
– “Công lý sẽ đẩy lùi bất công.”
Cuộc ruồng bắt các nhà dân chủ và các Blooger bài xích Tàu cộng
Khởi đầu với cuộc bắt giam Ls công lý, Lê Trần Luật cũng như người trợ lý, bà Tạ Phong Tần. Cùng lúc csVN đã mưu toan ngăn ngừa (đến 4 lần) sự có mặt của LS Lê Trần Luật tại Hà nội để bào chữa không công cho các thân chủ gồm “8 Anh Hùng Thái Hà”. Trước đó LS Luật mong muốn đứng ra bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày) vì cảm kích lòng yêu nước của ông Hải. Cục diện trở nên tồi tệ vào ngày 25/3/2009, Sở Tư pháp Ninh Thuận đã tống đạt "quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tư pháp" đối với Trưởng Văn phòng Luật sư Pháp Quyền tại Ninh Thuận và các chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Long An. CsVN tước quyền sử dụng không thời hạn giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Luật sư Pháp Quyền do Sở Tư pháp Ninh Thuận cấp ngày 28/6/2004 trước khi phiên tòa phúc thẩm vụ Thái Hà diễn ra 2 ngày (27/03/2009). Ngày 29/4/2009, Công an An ninh Tp. HCM đã câu lưu và làm việc với LSLê Trần Luật và bà Tạ Phong Tần hơn 17 tiếng đồng hồ.
- Tiếp theo sau đó là một cuộc ruồng bắt rộng lớn các nhà dân chủ, ngày 13/6/2009, Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với LS Lê Công Định, sinh năm 1968. LS Định lúc đó là Trưởng Văn phòng luật sư Lawyer, số 115 đường Nguyễn Huệ, Q.I, TP HCM. LS Lê Công Định bị bắt theo Điều 88 – Bộ Luật hình sự, vì đã có những “hành vi câu kết với các thế lực thù địch” chống nhà nước csVN. Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đã báo động cho thế giới tự do biết rằng: “Trưởng đại diện và đại sứ các nước thành viên EU bày tỏ sự quan ngại đặc biệt về vụ bắt giữ luật sư Lê Công Định và việc ông này bị xử lý vì thực hiện quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa”. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP HCM thay vì lên tiếng bênh vực đồng nghiệp lại cúi đầu nhục nhã bước qua “lề phải” quyết định xử lý sai phạm của LS Định bằng hình thức kỷ luật cao nhất: xoá tên khỏi đoàn luật sư TP HCM với lý do: vi phạm pháp luật, bị cơ quan an ninh điều tra khởi tố và bắt tạm giam, vi phạm điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư; điều 1 và điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
- Một làn sóng bắt bớ các nhà dân chủ như ông Lê Thăng Long bị cơ quan an ninh điều tra bắt khẩn cấp ngày 4/6/2009 và ông Trần Huỳnh Duy Thức. Ông Thức thường tham gia viết nhiều bài đưa lên blog với nội dung phê bình chủ trương, đường lối, chính sách của đảng cộng sản và nhà nước độc tài VN. Ông Lê Thăng Long thành lập câu lạc bộ “Chấn hưng nước Việt”, kêu gọi mọi người tham gia và thành lập các câu lạc bộ trực thuộc nhằm tập hợp các phong trào dân chủ tự do chống lại quan điểm của csVN trong vụ khai thác Bauxite tại Tây Nguyên và tố cáo nạn tham nhũng hoành hành trong đảng csVN.
- Nhà dân chủ Nguyễn Tiến Trung đã bị cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an và Công an tỉnh Thái Bình khởi tố ngày 07/7/2009 và bắt tạm giam về hành vi tuyên truyền chống cộng sản Việt Nam. Ngày 8/5/2006, Nguyễn Tiến Trung cùng một số du học sinh ở Pháp, Mỹ thành lập “Phong Trào Thanh Niên Dân Chủ” nhằm mục đích tập hợp các lực lượng trong giới trẻ đòi dân chủ tại VN. Nguyễn Tiến Trung lập Blog cá nhân phổ biến nhiều tư tưởng, trong đó có: “Thư ngỏ của một sinh viên bình thường ở một đất nước không bình thường...”
- Cùng ngày 7/7/2009, công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Anh Kim. Ông Kim tham gia tổ chức “Đảng dân chủ VN” và nhận nhiệm vụ phụ trách phong trào của tổ chức này ở các tỉnh phiá Bắc. Ông Kim đã tập hợp được nhiều nạn nhân bị csVN đàn áp bóc lột với tên gọi “Hội chống tham nhũng”, “Hội dân oan” kéo về Hà Nội, Hải Phòng, Sàigòn biểu tình tố cáo bất công. Ông Trần Anh Kim là thương binh, từng mang quân hàm trung tá, giữ chức Bí thư Đảng uỷ quân sự, phó chỉ huy chính trị Ban quân sự Thị xã Thái Bình. Ông Kim đã được tặng thưởng nhiều huân và huy chương.
- Blogger “Người Buôn Gió” tức ông Bùi Thanh Hiếu, 37 tuổi, đã bị giam giữ ngày 05/9/2009, tiếp theo phóng viên Phạm Đoan Trang và Blogger 'Mẹ Nấm' (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) cùng bị bắt trong thời gian cuối tháng 8, đầu tháng 9. Theo csVN những nhân vật này phạm luật ''Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm an ninh quốc gia'' căn cứ qua hành vi là in ấn phát tán áo phông với khẩu hiệu ''Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam''. Blogger 'Mẹ Nấm' hiện nay vẫn còn bị giam giữ. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières - RSF), trụ sở đặt tại Paris, đã ra thông cáo lên án vụ bắt giữ - Blogger Người Buôn Gió và phóng viên Phạm Đoan Trang: "Chúng tôi bất bình về việc chính quyền (csVN) đàn áp những người chỉ trích". Ngoài ra tổ chức RSF mở rộng tầm nhìn ra Biển Đông cho thấy đó là một điều sợ hãi rất to lớn của csVN trong giai đoạn này: "Trong những tháng gần đây quyền tự do ngôn luận (ở Việt Nam) đã bị thu hẹp lại vì chính phủ lo ngại trước các chủ đề liên quan tới quan hệ với Trung Quốc."
- Ngoài ra nhà báo Huy Đức của Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã bị “ngừng hợp đồng” vì bài viết về “Bức tường Berlin”. Ông Đức Huy được biết đến qua trang “Blog Osin” thu hút được rất nhiều độc giả. Bài “Bức tường Berlin” cho đăng vào ngày 23/08/2009 trên Blog Osin dịp kỷ niệm 20 năm bức tường Ô Nhục Berlin bị giật sập và cho thấy nhiều điểm chi tiết quan trọng trong đó phản lại quan điểm của csVN. Nhà báo Huy Đức kể lại trên blog: "Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do." Cuối cùng ông Huy kết luận làm cho nhiều người tại quốc nội phải suy nghĩ về chiến thắng 30/4/1975: "Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do."
Vài hàng tạm kết:
Nơi đây nói về phục quyền danh dự cho người vô tội, chúng ta được phép nhắc đến một người Việt Nam đã và đang được thế giới biết nhiều nhất là đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một “tù nhân đặc biệt” của csVN trong suốt 13 năm trời (trong đó gồm 9 năm bị biệt giam) mà không có một bản tuyên án, rồi sau đó bị tống khứ khỏi quê hương. Thời gian hiện tại này sau khi ngài qua đời ngày 16/9/2002, trong quá trình Tòa Thánh Rôma xem xét tôn vinh ngài lên bậc Á thánh là lúc mọi người càng nhìn được rõ ràng tội ác của csVN đã đối xử với tù nhân vô tội. Qua ngục tù cộng sản đức hồng y Thuận có cơ hội hiên ngang tuyên xưng niềm tin của mình, đó là một lý do chính đáng để phong Á thánh cho ngài. Như thế, không thể nào ông Dũng hoặc ông Triết khi bước chân đến Tòa Thánh Rôma lại dám mở miệng “sự thật” nói về điều hay lẽ phải của csVN được.
Trong vụ Tòa Khâm Sứ Hà Nội hơn một năm qua, đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã bị csVN nhục mạ, đổ vạ cáo gian về lòng yêu nước của ngài.
Hiện tại cộng sản Hà Nội tuyên truyền xảo trá qua báo chí nhằm bôi nhọ linh mục Nguyễn Văn Khải, giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế về “vụ 178 Nguyễn Lương Bằng”. Cộng sản Hà Nội đổ tội cho các ngài với tội: “kích động, xúi giục một số giáo dân nhẹ dạ xâm phạm tài sản XHCN, phá tường rào của Công ty CP May Chiến Thắng, dựng lều đòi đất phi lý”.
Báo chí theo “lề phải” đã cướp đường “vượt mặt” qua luật pháp của csVN để “đấu tố” và “lên án” rồi kết tội rành rành: "tuyên truyền chống nhà nước csVN” và "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", tuy nhiên hệ thống công an Hà Nội quá hèn nhát không dám động chạm đến vị giám mục Hà Nội hoặc các linh mục của Thái Hà lại đi bắt các nhà dân chủ và các Blogger lên tiếng chống đối ngoại bang phương Bắc.
Vụ giáo xứ Tam Tòa, công an Quảng Bình hành hung và bắt giữ 19 giáo dân, rồi kéo thêm bọn côn đồ gây thương tích cho 2 linh mục. Không những 500.000 ngàn giáo dân thuộc giáo phận Vinh mà cả thế giới đã đọc được các biểu ngữ giăng cao trước các nhà thờ trong GP Vinh trong nhiều tuần lễ nhằm tố cáo tội ác của csVN: “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”. Không còn gì tố giác tội ác csVN mạnh mẽ hơn bằng những biểu ngữ được giăng cao này.
Tội ác và phản bội tổ quốc đang nằm bên chân đảng cộng sản VN và nhà nước VN, tuy rằng họ đang có đủ mọi mánh khóe lừa đảo dân chúng cũng như quyền lực trấn áp và bỏ tù người dân dám can đảm đứng lên đòi tự do, đòi sự thật, nhưng chế độ csVN đang sợ hãi vì đang đi ngược lại quyền lợi dân tộc, họ đánh mất chính nghĩa vì cúi đầu dâng hiến đất và biển cho ngoại bang phương Bắc.
Cụ thể tại Úc mới đây, ngày 7 và 8/9/2009 tổng bí thư csVN Nông Đức Mạnh đã được khối người Việt Tự Do dàn chào phản đối và tố cáo csVN bán nước, dâng biển Đông cho cộng sản Tàu, tàn phá quê hương khi cho Tàu vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.
Vào ngày 09/09/09 tại VN được gọi bằng danh từ ngày “Trường Cửu”, đáng lẽ là một ngày may mắn thuận lợi nhưng chính là ngày “bán giang sơn và tổ quốc” của csVN vì cộng đồng người Việt Tự Do trên thế giới đã phát hiện ra đảng csVN và nhà nước VN ngang nhiên ca ngợi chủ nghĩa ngoại xâm từ phương Bắc ngay trên trang Website chính thức của đảng cộng sản VN qua bài viết “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông” (xin xem http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article6093). Đảng csVN đưa tin cuộc tập trận của quân đội cộng sản Tàu trên Biển Đông. Bài báo khẳng định chủ quyền của Tàu được kéo dài đến vùng đảo Hoàng Sa như Phó Tư lệnh Hạm đội Nam Hải nhấn mạnh: “Bất kể là binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo, đều có chung một sứ mệnh đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hy vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển (Hoàng Sa) phía nam Tổ quốc”.
Ô hô! Đảng csVN thật nhục nhã trở thành công cụ tuyên truyền cho ngoại xâm và khi bị người dân khám phá thì âm thầm xóa bỏ đường link ngay lập tức trong ngày hôm nay, sau 4 giờ đồng hồ bị dân cư mạng tố cáo tin động trời bán biển Đông. Câu hỏi của 80 triệu dân VN là csVN vô tình hoặc hữu ý loan tin rất “phản động” này? CsVN đã chấp nhận Hoàng Sa là đất của giặc phuơng Bắc chăng? Tháng 5 vừa qua, dân chúng VN vẫn còn nhớ đến trang “Website www.vietnamchina.gov.vn, Hợp tác Kinh Tế Thương Mại giữa Việt Nam và Trung Quốc” do đỉnh cao trí tuệ csVN quản lý hoàn toàn với tên miền mang gốc “...gov.vn” lại được khẳng định vững vàng bằng tiếng Việt rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của cộng sản Tàu. Những tên tổng biên tập vẫn yên vị với chức quyền cho tới ngày nay! Các động thái này mạng tội “phản quốc” to hơn các nhân vật kể trên bị csVN xử án bắt giam.
Nhìn lại nước Đức, hôm 08/9/2009 quốc hội Đức tại thủ đô Berlin biểu quyết bằng luật để trả lại công bằng và danh dự cho những nạn nhân vô tội bị Đức quốc xã kết án bất công cách đây 70 năm. Một bằng chứng cho thấy sự thật vẫn là sự thật cho dù thời gian có nặng nề trôi qua hàng nửa thế kỷ.
Một tia sáng hy vọng cho các nạn nhân vô tội vì Tự Do, vì Lòng Yêu Nước và vì Sự Thật đang phải chịu cảnh tù tội do những bản án bất công của csVN gây ra, khi chính quyền dân chủ được thiết lập trên quê hương Việt Nam và lúc ấy các nạn nhân vô tội sẽ được trả lại công bằng và phục hồi danh dự như người Đức đang làm cho dân của họ.
Tin Đáng Chú Ý
Biểu tỉnh chống Tổng Bí Thư đảng csVN Nông Đức Mạnh tại Úc
Eglises d'Asie
10:30 09/09/2009
SYDNEY- Đây là cuộc biểu tình thứ nhì sau cuộc biểu tình trước tiền đình Quốc Hội tại Canberra hôm Thứ Hai (7-09-2009) để phản đối Tổng Bí Thư CSVN Nông Đức Mạnh đến Úc. Khoảng 4 giờ 30 chiều gần 1,500 đồng hương đã tập trung trước Nghị viện tiểu bang NSW.
Xem hình ảnh
Bắt đầu chương trình là nghi thức chào cờ Úc-Việt và phút mặc niệm, sau đó là phát biểu của các đại diện Cộng Đồng và Hội đoàn để phản đối Nông Đức Mạnh đến Úc và chính phủ Úc đã tiếp đón và bang giao với CSVN - một trong 5 quốc gia CS còn sót lại trên trái đấy nầy, một quốc gia dùng bạo quyền để đàn áp người dân vô tội.
Nông Đức Mạnh đến Úc cầm đầu một phái đoàn không ngoài mục đích tuyên truyền, tìm kiếm ngoại tệ và bang giao với một quốc gai tự do, dân chủ. Trong khi đó Việt Nam sau 60 năm cầm quyền của CS, người dân vẫn cơ cực, lầm than, không có tự do, không có tiếng nói của mình cho bản thân mình và cho đất nước. Nông Đức Mạnh có trách nhiệm trong việc bóp chặc tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân. Hình ảnh và ghi âm dưới đây ghi lại hình ảnh và tiếng nói của đồng hương Úc Châu đồng lòng lên án chế độ CSVN phi nhân. Biểu tỉnh kết thúc lúc 6giờ 30 chiều.
(Nguồn: lyhuong.org)
Xem hình ảnh
Bắt đầu chương trình là nghi thức chào cờ Úc-Việt và phút mặc niệm, sau đó là phát biểu của các đại diện Cộng Đồng và Hội đoàn để phản đối Nông Đức Mạnh đến Úc và chính phủ Úc đã tiếp đón và bang giao với CSVN - một trong 5 quốc gia CS còn sót lại trên trái đấy nầy, một quốc gia dùng bạo quyền để đàn áp người dân vô tội.
Nông Đức Mạnh đến Úc cầm đầu một phái đoàn không ngoài mục đích tuyên truyền, tìm kiếm ngoại tệ và bang giao với một quốc gai tự do, dân chủ. Trong khi đó Việt Nam sau 60 năm cầm quyền của CS, người dân vẫn cơ cực, lầm than, không có tự do, không có tiếng nói của mình cho bản thân mình và cho đất nước. Nông Đức Mạnh có trách nhiệm trong việc bóp chặc tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân. Hình ảnh và ghi âm dưới đây ghi lại hình ảnh và tiếng nói của đồng hương Úc Châu đồng lòng lên án chế độ CSVN phi nhân. Biểu tỉnh kết thúc lúc 6giờ 30 chiều.
(Nguồn: lyhuong.org)
Văn Hóa
Hà Thượng Nhân: Người Được Rửa Tội Bằng Những Vần Thơ
Lê Đình Thông
08:53 09/09/2009
Hà Thượng Nhân: Người Được Rửa Tội Bằng Những Vần Thơ
Thánh đường Saint Victor ở San Jose mở đầu tháng tám bằng hồn thơ thánh tẩy. Ngày 1-8-2009, nhà thơ Hà Thượng Nhân lãnh nhận bí tích rửa tội, hoàn tất tâm nguyện Tin Cậy Mến. Trong ba nhân đức, thi nhân bắc nhịp cầu đức mến bằng những vần thơ ngợi ca Tình Yêu. Theo văn hào Pháp Buffon (1707-1788), ‘‘Văn chính là người’’ (Le style c’est l’homme). Câu nói dân gian cho rằng: ‘‘Người làm sao chiêm bao làm vậy’’. Giấc chiêm bao của Hà Thượng Nhân là tơ vàng yêu thương:
Ngoài hiên tạm rũ phong trần,
Để nghe lồng lộng những vần yêu thương.
Ai rằng cái nghiệp văn chương,
Ta rằng Trời đã dễ nhường cho ai.’’
Nhà thơ đảo ngược ba nhân đức. Thay vì Tin Cậy Mến, thi nhân bắt đầu bằng nhịp ba: Mến, Cậy, Tin như câu thơ Thanh Tâm Tuyền:
‘‘Tim còn nhẩy đập
Nhịp ba nhịp ba nhịp ba.’’
Trong Bài ca đức mến (Hymne à l’amour, Hymn to Love), thánh Phaolô thăng hoa nhân đức này như sau: ‘‘Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.’’ (1Cr 13,13)
Ngày xưa Thánh Phaolô được ơn mạc khải trên con đường Damas. Ngày nay, nhà thơ họ Hà được ơn mạc khải, (mạc: màn che; khải: mở) trên quãng đường thơ. Bài Ngợi ca Tình yêu (Hymne à l’amour) của thi nhân như sau:
‘‘Hai ngàn năm đó như tia chớp
Hai ngàn năm trước Chúa ra đời
Chúa chịu đóng đinh trên Thánh Giá
Chúa đổ máu mình để cứu người
Chúa đổ máu mình mong chuộc tội!
Tội vẫn lan tràn khắp mọi nơi
Bao nhiêu dâu bể bao đau khổ
Lời giảng tình yêu vẫn khản hơi
Những nỗi băn khoăn vẫn còn đó
Vẫn đêm mưa lạnh ngày sương gió
Vẫn nắng chang chang, vẫn tử sinh
Vẫn trẻ như trăng vừa mới mọc
Vẫn già vẫn bệnh vẫn điêu linh
Vẫn câu hỏi lớn chưa ai giải
Ta tự đâu về như cỏ dại
Một cơn gió thổi loạn tinh cầu
Hòa bình mọc giữa cơn binh lửa
Binh lửa tàn đâu mọc ở đâu ?
Mọc giữa lòng người đầy oán hận
Mọc trên nấm mộ cỏ xanh sầu ?
Thời gian xoá hết thiêu tàn rụi
Khởi sự coi như mới bắt đầu
Thiên niên kỷ mới bao nhiêu nữa
Ta có một tình yêu
Bao la như trời đất
Ta viết vào trang thơ
Tình yêu ta không mất. ’’
Cách đây 60 năm, vào năm 1949, Edith Piaf viết lời cho ca khúc ‘‘Hymne à l’amour’’, Margueritte Monnot phổ nhạc. Piaf một lòng cậy trông vào Chúa sẽ kết hợp những người yêu nhau phải chia lìa vì âm dương cách biệt:
Si un jour la vie t'arrache à moi
Si tu meurs que tu sois loin de moi
Peu m'importe si tu m'aimes
Car moi je mourrai aussi
Nous aurons pour nous l'éternité
Dans le bleu de toute l'immensité
Dans le ciel plus de problèmes
Mon amour crois-tu qu'on s'aime
Dieu réunit ceux qui s'aiment
Hà Thượng Nhân sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sĩ Trinh, quê xã/làng Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Bút hiệu Hoàng Trinh của ông một nửa là tên thật (Trinh). Năm 1945, cụ Phạm Xuân Độ nhận ông làm nghĩa tử, ông đổi tên là Phạm Xuân Ninh. Sau này, ông chọn bút hiệu là Hà Thượng Nhân, có nghĩa là người làng Hà Thượng (xứ Thanh) thuộc huyện Hậu Lộc. Quê hương ông nằm ven biển Đông, có các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Xứ Thanh có bãi biển Sầm Sơn. Hoàng Trinh là bạn thơ cùng thời với T.T.KH., Thâm Tâm, Hữu Loan, Quang Dũng, Phùng Quán, Trần Dần, Huy Cận, Xuân Diệu. Trong số các bạn thơ, ông chơi thân với Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim và Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông. Ông xuất thân là giáo chức, giáo sư trường Dũng Lạc cạnh nhà thờ lớn Hà Nội. Vì vậy, ông chọn tên thánh là Phêrô Dũng Lạc để nhớ lại con đường Damas của đời ông.
Ông có nhiều điểm trùng hợp với nhà thơ công giáo Hàn Mặc Tử. Tên thật của ông là Nguyễn Sĩ Trinh, Hàn Mặc Tử: Nguyễn Trọng Trí. Cả hai tên thánh là Phêrô. Hàn Mặc Tử sinh năm Nhâm Tý (1912). Hà Thượng Nhân sinh năm Canh Thân (1920). Cả hai đều là nhà thơ công giáo, một lúc còn son trẻ và một tuổi đã xế chiếu. Hàn Mặc Tử lấy bút hiệu là Tử (Tử: người có công trình văn hóa lưu truyền hậu thế); Hà Thượng Nhân chọn chữ Nhân (Nhân: người):
Hà Thượng Nhân được rửa tội ngày 1-8-2009. Theo khoa thần học thánh tẩy (théologie du baptême), các bậc giáo phụ thường so sánh phép rửa tội với việc vượt qua Hồng hải vào miền đất hứa. Nhờ bí tích rửa tôi, thi nhân bước vào cuộc sống kitô giáo.
Nhà thơ từng trăn trở vể ý nghĩa đích thực của cuộc đời:
Vẫn câu hỏi lớn chưa ai giải
Ta tự đâu về như cỏ dại
Kinh Thánh đã cho lời giải đáp:
‘‘Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,
Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.’’ (St 1, 27)
Ta không phải là những ‘‘loài ký sinh lang bạt kỳ hồ trong cõi người ta’’ (parasites cosmiques), như thuật từ của Nietzsche. Ta là loài thụ tạo được tạo ra theo thánh ý Chúa (créatures voulues de Dieu), được Thiên Chúa yêu thương từ thuở đời đời:
‘‘Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở,
Nên Ta vẫn dành cho người lòng xót thương.’’ (Gr 31,3)
Sau khi lãnh nhận bí tích rửa tội, thi sĩ Hà Thượng Nhân đã thổ lộ lý do xin được thanh tẩy ‘‘vì đã khám phá ra rằng đạo Công Giáo là đạo làm cho ta được sống lâu, sống mãi và sống lại’’. Nhà thơ thấm nhuần lời Chúa trong Tin Mừng theo thánh Gioan, còn được gọi là Tin Mừng của Tình Yêu: ‘‘Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.’’ (Ga 3,16).
Cứu cánh của đời ta là ơn cứu độ trong đức tin: ‘‘Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu độ ?’’ - ‘‘Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ.’’ (Cv 17,30-31). ‘‘Thiên Chúa muốn mọi người được ơn cứu độ và nhận biết chân lý’’ (1 Tm 2,4). ‘‘Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu phán: ‘‘Này con cứ yên tâm, con đã đưoc tha tội.’’(Mt 9,2). Một khi được ơn cứu độ, ta ‘‘phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ, vào trước thánh nhan Người giữa tiếng hò reo.’’ (Tv 11,1-2). ‘‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của người, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.’’ ‘‘Ngươi phải yêu người thân cận như chính minh.’’ (Mt 22,37-37).
Ngay trước ngày nhận lãnh phép rửa tội, những vần thơ của thi nhân là một lời đại nguyện:
Hai ngàn năm trước Chúa ra đời
Chúa chịu đóng đinh trên Thánh Giá
Chúa đổ máu mình để cứu người
Chúa đổ máu mình mong chuộc tội!
Và ông tự nguyện dùng ngòi bút để ngợi ca Tình Yêu Thiên Chúa:
Chúng ta đau khi kẻ khác còn đau,
Ta vui sướng trước từng tia nắng nhỏ.
Thi nhân ‘‘đau khi kẻ khác còn đau’’ là đã thuấn nhuần giáo huấn hai ngàn năm trước của thánh Phaolô: ‘‘Vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn.’’ (Rm 12,15).
Chiếc lá sen chép vần thơ Hà Thượng Nhân còn đọng sương đức mến:
Có mùa xuân phút chốc ngẩn ngơ tình,
Ta thương người như thương cả chính mình
Nhà thơ đã thực hiện trọn vẹn giới răn của Chúa: ‘‘Ngươi phải yêu người thân cận như chính minh.’’ (Mt 22,37-37).
Ông tự nguyện làm ngọn đuốc, ‘‘thắp sáng lửa yêu đời’’:
‘‘Con người không lang sói của con người,
Miễn làm sao thắp sáng lửa yêu đời.’’
‘‘Con người không lang sói của con người’’ là khước từ Homo homini lupus của Plaute. Thay vào đó là lời tung hô (acclamation) đọc trong thánh lễ:
Agnus Dei, qui tollis peccata mundi: miserere nobis
Agnus Dei, qui tollis peccata mundi: miserere nobis
Agnus Dei, qui tollis peccata mundi: dona nobis pacem
Lời tung hô này của thánh Gioan khi ngài thấy Đức Giêsu: ‘‘Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.’’ (Ga 1,29).
Trong hang toại đạo, con chiên là hình ảnh hy tế của Đức Kitô. Chúa thường vác con chiên trên vai, là biểu tượng của mục tử lành đi tìm chiên lạc bầy. Con chiên với thánh giá và chén thánh (xem hình) là biểu tượng cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giêsu. Trong hang đá Bêlem, một trẻ chăn chiên đã dâng lên Chúa Hài đồng một con chiên, báo trước cuộc hy tế của Chúa Giêsu. Trong Cựu ước, Abel đã dâng lên Đức Giavê con chiên làm của lễ hy tế.
Trong số 10 ngàn bài thơ, Phêrô Hà Thượng Nhân đã chào cộng đoàn dân Chúa bằng những vần thơ 2000 năm sau Chúa giang sinh:
Chào thiên kỷ mới! Chào năm mới!
Chào những hy vọng thật gần gũi
Con người được những bát cơm ngon
Những manh áo lành được học hỏi
Và xa hơn nữa được tự do
Tha hồ viết lách, tha hồ nói
Chúng ta nhìn nhau đầy yêu thương
Không còn giết nhau như lang sói
Hai chữ Tình Yêu sẽ viết hoa
Lòng bao nhiêu tuổi vẫn không già
Thấy lá Thu vàng rơi trước cửa
Thấy ánh chiều Thu vàng bao la
Rủ nhau họp bạn dăm bẩy kẻ
Nói chuyện thơ văn chuyện nước nhà
Nghe trong câu nói sao đầm ấm
Sao dịu dàng thay sao thiết tha
Để đáp lại, Linh mục Thi sĩ Cung Chi có bài thơ Man mác chúc mừng thi sĩ Phêrô Hà Thượng Nhân như sau:
Man mác
Kính tặng thi sĩ Hà Thượng Nhân nhân dịp thi sĩ nhận làm con Chúa qua Phép Rửa ngày 1-8-2009
Mấy chục năm qua những đợi chờ
Nửa thế kỷ hơn vẫn ước mơ…
Một lời hứa hẹn cùng trời đất !
Bao giờ mới đến, liệu bao giờ ?
Từ thuở đầu xanh tôi đã hay
Đến nay đầu bạc theo tháng ngày…
Mong sao ngày ấy, có ngày ấy
Để trời lẫn đất được vui lây.
Ôi sung sướng mấy ! Khi nghe tin
Vào lúc nhá nhem tuổi đời minh
Có cuộc tái sinh nhờ phép rửa
Người tôi sau trước nhớ như in.
Người ấy: Thi sĩ Hà Thượng Nhân
Đã nên con Chúa trong Thánh Thần
‘‘Đàn Ngang Cung’’ trước, Trời đã chọn
Hồng ân tất cả là hồng ân.
Lộc trọng quyền cao hết thế gian
Vẫn thua hồn mở đón Thiên đàng
Lộc nào trọng hơn lộc ‘‘Bát Phúc’’
Bánh rượu nào hơn Bánh Rượu Thần ?
Dám mong thi hứng kể từ đây
Có phần tin, cậy, mến thương đầy
Ca tụng Tình Yêu ơn cứu độ
Thập hình dấu ấn cao vời thay !
Cám ơn, lạy Chúa, đã cho con
Điều hằng chờ đợi hằng trông mong.
Cám ơn, thi sĩ người Hà Thượng
Tin ấy, tin vui… man mác lòng.
Vinh danh Thiên Chúa chín tầng trời
Bình an dưới thế cho ai người
Thành tâm thiện chí theo chân Chúa
Từ nước ‘‘Giuốc-đăng’’ đến Nước Trời.
Lisieux 15-8-2009
Cung Chi
Linh mục Thi sĩ Cung Chi ‘‘cám ơn Thi sĩ người Hà Thượng’’. Khi chọn bút hiệu, ông mượn thôn làng năm cũ Hà Thượng, thêm vào chữ Nhân để nói rằng thi nhân quê làng Hà Thượng. bút hiện này có thể ngắt chữ là Hà Thượng / Nhân. Sau ngày 1-8-2009, ta có thể ngắt sau chữ Hà: Hà / Thượng Nhân, thay cho lời thăm hỏi: sao nào, (kính chào) con người cao quý: Hà Thượng Nhân.
Paris, ngày 9 tháng 9 năm 2009
Thánh đường Saint Victor ở San Jose mở đầu tháng tám bằng hồn thơ thánh tẩy. Ngày 1-8-2009, nhà thơ Hà Thượng Nhân lãnh nhận bí tích rửa tội, hoàn tất tâm nguyện Tin Cậy Mến. Trong ba nhân đức, thi nhân bắc nhịp cầu đức mến bằng những vần thơ ngợi ca Tình Yêu. Theo văn hào Pháp Buffon (1707-1788), ‘‘Văn chính là người’’ (Le style c’est l’homme). Câu nói dân gian cho rằng: ‘‘Người làm sao chiêm bao làm vậy’’. Giấc chiêm bao của Hà Thượng Nhân là tơ vàng yêu thương:
Ngoài hiên tạm rũ phong trần,
Để nghe lồng lộng những vần yêu thương.
Ai rằng cái nghiệp văn chương,
Ta rằng Trời đã dễ nhường cho ai.’’
Nhà thơ đảo ngược ba nhân đức. Thay vì Tin Cậy Mến, thi nhân bắt đầu bằng nhịp ba: Mến, Cậy, Tin như câu thơ Thanh Tâm Tuyền:
‘‘Tim còn nhẩy đập
Nhịp ba nhịp ba nhịp ba.’’
Trong Bài ca đức mến (Hymne à l’amour, Hymn to Love), thánh Phaolô thăng hoa nhân đức này như sau: ‘‘Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.’’ (1Cr 13,13)
Ngày xưa Thánh Phaolô được ơn mạc khải trên con đường Damas. Ngày nay, nhà thơ họ Hà được ơn mạc khải, (mạc: màn che; khải: mở) trên quãng đường thơ. Bài Ngợi ca Tình yêu (Hymne à l’amour) của thi nhân như sau:
‘‘Hai ngàn năm đó như tia chớp
Hai ngàn năm trước Chúa ra đời
Chúa chịu đóng đinh trên Thánh Giá
Chúa đổ máu mình để cứu người
Chúa đổ máu mình mong chuộc tội!
Tội vẫn lan tràn khắp mọi nơi
Bao nhiêu dâu bể bao đau khổ
Lời giảng tình yêu vẫn khản hơi
Những nỗi băn khoăn vẫn còn đó
Vẫn đêm mưa lạnh ngày sương gió
Vẫn nắng chang chang, vẫn tử sinh
Vẫn trẻ như trăng vừa mới mọc
Vẫn già vẫn bệnh vẫn điêu linh
Vẫn câu hỏi lớn chưa ai giải
Ta tự đâu về như cỏ dại
Một cơn gió thổi loạn tinh cầu
Hòa bình mọc giữa cơn binh lửa
Binh lửa tàn đâu mọc ở đâu ?
Mọc giữa lòng người đầy oán hận
Mọc trên nấm mộ cỏ xanh sầu ?
Thời gian xoá hết thiêu tàn rụi
Khởi sự coi như mới bắt đầu
Thiên niên kỷ mới bao nhiêu nữa
Ta có một tình yêu
Bao la như trời đất
Ta viết vào trang thơ
Tình yêu ta không mất. ’’
Cách đây 60 năm, vào năm 1949, Edith Piaf viết lời cho ca khúc ‘‘Hymne à l’amour’’, Margueritte Monnot phổ nhạc. Piaf một lòng cậy trông vào Chúa sẽ kết hợp những người yêu nhau phải chia lìa vì âm dương cách biệt:
Si un jour la vie t'arrache à moi
Si tu meurs que tu sois loin de moi
Peu m'importe si tu m'aimes
Car moi je mourrai aussi
Nous aurons pour nous l'éternité
Dans le bleu de toute l'immensité
Dans le ciel plus de problèmes
Mon amour crois-tu qu'on s'aime
Dieu réunit ceux qui s'aiment
Hà Thượng Nhân sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sĩ Trinh, quê xã/làng Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Bút hiệu Hoàng Trinh của ông một nửa là tên thật (Trinh). Năm 1945, cụ Phạm Xuân Độ nhận ông làm nghĩa tử, ông đổi tên là Phạm Xuân Ninh. Sau này, ông chọn bút hiệu là Hà Thượng Nhân, có nghĩa là người làng Hà Thượng (xứ Thanh) thuộc huyện Hậu Lộc. Quê hương ông nằm ven biển Đông, có các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Xứ Thanh có bãi biển Sầm Sơn. Hoàng Trinh là bạn thơ cùng thời với T.T.KH., Thâm Tâm, Hữu Loan, Quang Dũng, Phùng Quán, Trần Dần, Huy Cận, Xuân Diệu. Trong số các bạn thơ, ông chơi thân với Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim và Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông. Ông xuất thân là giáo chức, giáo sư trường Dũng Lạc cạnh nhà thờ lớn Hà Nội. Vì vậy, ông chọn tên thánh là Phêrô Dũng Lạc để nhớ lại con đường Damas của đời ông.
Ông có nhiều điểm trùng hợp với nhà thơ công giáo Hàn Mặc Tử. Tên thật của ông là Nguyễn Sĩ Trinh, Hàn Mặc Tử: Nguyễn Trọng Trí. Cả hai tên thánh là Phêrô. Hàn Mặc Tử sinh năm Nhâm Tý (1912). Hà Thượng Nhân sinh năm Canh Thân (1920). Cả hai đều là nhà thơ công giáo, một lúc còn son trẻ và một tuổi đã xế chiếu. Hàn Mặc Tử lấy bút hiệu là Tử (Tử: người có công trình văn hóa lưu truyền hậu thế); Hà Thượng Nhân chọn chữ Nhân (Nhân: người):
Hà Thượng Nhân được rửa tội ngày 1-8-2009. Theo khoa thần học thánh tẩy (théologie du baptême), các bậc giáo phụ thường so sánh phép rửa tội với việc vượt qua Hồng hải vào miền đất hứa. Nhờ bí tích rửa tôi, thi nhân bước vào cuộc sống kitô giáo.
Nhà thơ từng trăn trở vể ý nghĩa đích thực của cuộc đời:
Vẫn câu hỏi lớn chưa ai giải
Ta tự đâu về như cỏ dại
Kinh Thánh đã cho lời giải đáp:
‘‘Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,
Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.’’ (St 1, 27)
Ta không phải là những ‘‘loài ký sinh lang bạt kỳ hồ trong cõi người ta’’ (parasites cosmiques), như thuật từ của Nietzsche. Ta là loài thụ tạo được tạo ra theo thánh ý Chúa (créatures voulues de Dieu), được Thiên Chúa yêu thương từ thuở đời đời:
‘‘Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở,
Nên Ta vẫn dành cho người lòng xót thương.’’ (Gr 31,3)
Sau khi lãnh nhận bí tích rửa tội, thi sĩ Hà Thượng Nhân đã thổ lộ lý do xin được thanh tẩy ‘‘vì đã khám phá ra rằng đạo Công Giáo là đạo làm cho ta được sống lâu, sống mãi và sống lại’’. Nhà thơ thấm nhuần lời Chúa trong Tin Mừng theo thánh Gioan, còn được gọi là Tin Mừng của Tình Yêu: ‘‘Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.’’ (Ga 3,16).
Cứu cánh của đời ta là ơn cứu độ trong đức tin: ‘‘Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu độ ?’’ - ‘‘Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ.’’ (Cv 17,30-31). ‘‘Thiên Chúa muốn mọi người được ơn cứu độ và nhận biết chân lý’’ (1 Tm 2,4). ‘‘Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu phán: ‘‘Này con cứ yên tâm, con đã đưoc tha tội.’’(Mt 9,2). Một khi được ơn cứu độ, ta ‘‘phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ, vào trước thánh nhan Người giữa tiếng hò reo.’’ (Tv 11,1-2). ‘‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của người, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.’’ ‘‘Ngươi phải yêu người thân cận như chính minh.’’ (Mt 22,37-37).
Ngay trước ngày nhận lãnh phép rửa tội, những vần thơ của thi nhân là một lời đại nguyện:
Hai ngàn năm trước Chúa ra đời
Chúa chịu đóng đinh trên Thánh Giá
Chúa đổ máu mình để cứu người
Chúa đổ máu mình mong chuộc tội!
Và ông tự nguyện dùng ngòi bút để ngợi ca Tình Yêu Thiên Chúa:
Chúng ta đau khi kẻ khác còn đau,
Ta vui sướng trước từng tia nắng nhỏ.
Thi nhân ‘‘đau khi kẻ khác còn đau’’ là đã thuấn nhuần giáo huấn hai ngàn năm trước của thánh Phaolô: ‘‘Vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn.’’ (Rm 12,15).
Chiếc lá sen chép vần thơ Hà Thượng Nhân còn đọng sương đức mến:
Có mùa xuân phút chốc ngẩn ngơ tình,
Ta thương người như thương cả chính mình
Nhà thơ đã thực hiện trọn vẹn giới răn của Chúa: ‘‘Ngươi phải yêu người thân cận như chính minh.’’ (Mt 22,37-37).
Ông tự nguyện làm ngọn đuốc, ‘‘thắp sáng lửa yêu đời’’:
‘‘Con người không lang sói của con người,
Miễn làm sao thắp sáng lửa yêu đời.’’
‘‘Con người không lang sói của con người’’ là khước từ Homo homini lupus của Plaute. Thay vào đó là lời tung hô (acclamation) đọc trong thánh lễ:
Agnus Dei, qui tollis peccata mundi: miserere nobis
Agnus Dei, qui tollis peccata mundi: miserere nobis
Agnus Dei, qui tollis peccata mundi: dona nobis pacem
Lời tung hô này của thánh Gioan khi ngài thấy Đức Giêsu: ‘‘Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.’’ (Ga 1,29).
Trong hang toại đạo, con chiên là hình ảnh hy tế của Đức Kitô. Chúa thường vác con chiên trên vai, là biểu tượng của mục tử lành đi tìm chiên lạc bầy. Con chiên với thánh giá và chén thánh (xem hình) là biểu tượng cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giêsu. Trong hang đá Bêlem, một trẻ chăn chiên đã dâng lên Chúa Hài đồng một con chiên, báo trước cuộc hy tế của Chúa Giêsu. Trong Cựu ước, Abel đã dâng lên Đức Giavê con chiên làm của lễ hy tế.
Trong số 10 ngàn bài thơ, Phêrô Hà Thượng Nhân đã chào cộng đoàn dân Chúa bằng những vần thơ 2000 năm sau Chúa giang sinh:
Chào thiên kỷ mới! Chào năm mới!
Chào những hy vọng thật gần gũi
Con người được những bát cơm ngon
Những manh áo lành được học hỏi
Và xa hơn nữa được tự do
Tha hồ viết lách, tha hồ nói
Chúng ta nhìn nhau đầy yêu thương
Không còn giết nhau như lang sói
Hai chữ Tình Yêu sẽ viết hoa
Lòng bao nhiêu tuổi vẫn không già
Thấy lá Thu vàng rơi trước cửa
Thấy ánh chiều Thu vàng bao la
Rủ nhau họp bạn dăm bẩy kẻ
Nói chuyện thơ văn chuyện nước nhà
Nghe trong câu nói sao đầm ấm
Sao dịu dàng thay sao thiết tha
Để đáp lại, Linh mục Thi sĩ Cung Chi có bài thơ Man mác chúc mừng thi sĩ Phêrô Hà Thượng Nhân như sau:
Man mác
Kính tặng thi sĩ Hà Thượng Nhân nhân dịp thi sĩ nhận làm con Chúa qua Phép Rửa ngày 1-8-2009
Mấy chục năm qua những đợi chờ
Nửa thế kỷ hơn vẫn ước mơ…
Một lời hứa hẹn cùng trời đất !
Bao giờ mới đến, liệu bao giờ ?
Từ thuở đầu xanh tôi đã hay
Đến nay đầu bạc theo tháng ngày…
Mong sao ngày ấy, có ngày ấy
Để trời lẫn đất được vui lây.
Ôi sung sướng mấy ! Khi nghe tin
Vào lúc nhá nhem tuổi đời minh
Có cuộc tái sinh nhờ phép rửa
Người tôi sau trước nhớ như in.
Người ấy: Thi sĩ Hà Thượng Nhân
Đã nên con Chúa trong Thánh Thần
‘‘Đàn Ngang Cung’’ trước, Trời đã chọn
Hồng ân tất cả là hồng ân.
Lộc trọng quyền cao hết thế gian
Vẫn thua hồn mở đón Thiên đàng
Lộc nào trọng hơn lộc ‘‘Bát Phúc’’
Bánh rượu nào hơn Bánh Rượu Thần ?
Dám mong thi hứng kể từ đây
Có phần tin, cậy, mến thương đầy
Ca tụng Tình Yêu ơn cứu độ
Thập hình dấu ấn cao vời thay !
Cám ơn, lạy Chúa, đã cho con
Điều hằng chờ đợi hằng trông mong.
Cám ơn, thi sĩ người Hà Thượng
Tin ấy, tin vui… man mác lòng.
Vinh danh Thiên Chúa chín tầng trời
Bình an dưới thế cho ai người
Thành tâm thiện chí theo chân Chúa
Từ nước ‘‘Giuốc-đăng’’ đến Nước Trời.
Lisieux 15-8-2009
Cung Chi
Linh mục Thi sĩ Cung Chi ‘‘cám ơn Thi sĩ người Hà Thượng’’. Khi chọn bút hiệu, ông mượn thôn làng năm cũ Hà Thượng, thêm vào chữ Nhân để nói rằng thi nhân quê làng Hà Thượng. bút hiện này có thể ngắt chữ là Hà Thượng / Nhân. Sau ngày 1-8-2009, ta có thể ngắt sau chữ Hà: Hà / Thượng Nhân, thay cho lời thăm hỏi: sao nào, (kính chào) con người cao quý: Hà Thượng Nhân.
Paris, ngày 9 tháng 9 năm 2009