Ngày 05-09-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thập giá là gì ?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:03 05/09/2019
THẬP GIÁ LÀ GÌ ?

“Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu. Người quay lại bảo họ: Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em, và cả mạng sống mình nữa thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,25-27).

Những lời của Chúa Giêsu nói với đám dông dân chúng đi theo Người quả là “chói tai”. Làm sao có thể sống đúng phẩm vị con người khi dứt bỏ các nghĩa tình tự nhiên của gia đình? Các nhà nghiên cứu Tin Mừng cho chúng ta biết đây là kiểu nói so sánh của người Do Thái thời bấy giờ. Từ bỏ điều gì đó không phải vì nó không tốt nhưng vì nó tốt thua điều sẽ chọn. Đạo hiếu thảo và tình gia đình vốn là tốt nhưng chúng vẫn thua Đấng lập nên chúng. Đến đây chúng ta mới hiểu câu trả lời của Chúa Giêsu khi Phêrô thưa: Này chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy thì Người đã đáp lại ai bỏ nhà cửa, anh chị em… vì Thầy thì sẽ được gấp trăm những gì đã từ bỏ ngay cả ở đời này, cùng với sự ngược đãi và sự sống vĩnh cửu ở đời sau (x.Mc 10,28-30).

Xin đặc biệt đề cập đến nội dung thứ hai như là điều kiện tất yếu để có thể làm môn đệ Chúa Giêsu đó là vác lấy thập giá chính mình. Để có thể hiểu mầu nhiệm thập giá thì chúng ta cần phải nắm rõ thập giá theo tính lịch sử của nó.

Thập giá tự nó là một sự dữ mà đế quốc Rôma dùng như án hình áp đặt lên người dân bị trị. Những ai có quốc tịch Roma như thánh Phaolô thì không bị án hình này. Thời bấy giờ quan Philatô thường áp dụng án hình này để trừng trị nhiều người Do Thái, cách riêng những người “làm cách mạng” chống đối Chính quyền đế quốc đang đô hộ dân tộc họ. Như thế xét về lịch sử thời bấy giờ thì những người phải vác thập giá và chết trên thập giá là những người can đảm hiến dâng mạng sống vì nền độc lập tự do của dân tộc. Và ngược lại thập giá là công cụ để Chính quyền đế quốc kìm kẹp dân bị trị trong kiếp nô lệ.

Chúa Giêsu trên đường rao giảng Tin Mừng đã nhiều lần tiên báo án hình thập giá mà Người phải chịu. Người chấp nhận thập giá không phải là để giải phóng dân tộc Do Thái ra khỏi ách nô lệ của đế quốc Rôma nhưng là để giải thoát mọi người ra khỏi ách nô lệ của thần dữ mà bước vào đời sống tự do của con cái Cha trên trời. Cái giá phải trả cho sự tự do của nhân loại không dễ dàng chút nào. Có khi Chúa Giêsu cương quyết lên Giêrusalem để gánh lấy nó, nhưng Người cũng đã đôi lần xao xuyến và đã đổ mồ hôi pha lẫn máu trong vườn cây dầu (x.Lc 22,44).

Các thế lực bạo quyền ngày nay vẫn còn dùng “thập giá” để kìm kẹp người dân trong cảnh nô lệ. Dù chẳng còn là hai thanh gỗ chéo nhau như xưa, nhưng vẫn là sự bắt bớ, đàn áp dựa trên những chính sách, cơ chế, luật lệ bất chính, bất minh. Vì một nền dân chủ và sự tự do cho quê hương, cho dân tộc thì đã và đang có đó rất, rất nhiều người can đảm vác lấy “thập giá”. Hàng vạn vạn người dân Hồng Kông, cách riêng các bạn trẻ xuống đường biểu tình trong thời gian gần đây dù bị bách hại là một minh chứng điển hình.

Thần dữ vẫn còn giam cầm con người bằng “thập giá” là những nỗi sợ hãi, sợ khổ, sợ khó, sợ hy sinh… để bắt con người mãi mang kiếp nô lệ sự hưởng thụ ích kỷ, làm tôi sự tham lam vô độ, làm đầy tớ các danh vọng chóng qua…

Theo thiển ý, để có thể làm môn đệ Chúa Kitô thì:

-Không được phép đặt “thập giá” lên đầu lên cổ bất cứ ai. Không được kìm hãm tha nhân trong vòng nô lệ dưới bất cứ hình thức nào. Không được góp tay cách trực tiếp hay gián tiếp cho bạo quyền cũng như cho thần dữ.

-Phải can đảm vác lấy thập giá khi sự tự do của bản thân, của tha nhân, của dân tộc…nhất là sự tự do của đời con cái Chúa đòi hỏi chúng ta dõi bước theo chân Thầy Chí Thánh Giêsu.

Thập giá không dễ vác chút nào, chính vì thế cần phải tập luyện dần dần. Ước gì chúng ta biết khởi đi từ việc tập nói không với sự hưởng thụ, tiến đến nói không với sự thỏa hiệp để được an thân, thủ phận và rồi chúng ta sẽ biết nói không, không chấp nhận cảnh kiếp đời nô lệ, vong thân. Và mong sao chúng ta có chút xác tín rằng mình không bao giờ lẽ loi đơn côi khi phải đối diện với thử thách, gian khổ, vì Đấng vác thập giá lên đỉnh đồi Can-vê năm xưa đã chiến thắng ác thần và Người mãi đồng hành với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt 28,20).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Để Làm Môn Đệ Chúa Yêu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:07 05/09/2019
Chúa Nhật 23 Thường Niên - Năm C

Lc 14, 25-33

Bài đọc 1, Chúa Nhật XXIII thường niên C dạy chúng ta rằng: “Những ai sống đẹp lòng Chúa từ ban đầu, thì được ơn cứu độ nhờ sự khôn ngoan” (Kn 9,18). Vì theo Thánh Kinh, sự Khôn ngoan của Thiên Chúa đồng nghĩa với Lời Chúa. Từ đó, nghe lời sự Khôn ngoan là căn tính đầu tiên của người môn đệ Đức Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể.

Đức Giêsu Kitô là Lời Thiên Chúa, là sự Khôn ngoan của Thiên Chúa (1Cr 1,24,30) cất tiếng mời gọi con người, cách riêng là người môn đệ, chẳng những lắng nghe, đi theo, mà còn phải hy sinh, từ bỏ nữa: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta” (Lc 14,26). Nghe lời tuyên bố của Đức Giêsu ở trên, mỗi người chúng ta nói gì và trả lời ra làm sao? Tiêu chuẩn để làm môn đệ Đức Giêsu thật gắt gao. Ai muốn theo Chúa, phải từ bỏ tận căn, không những của cải, người thân thiết nhất, mà cả những tiện nghi, kế hoạch riêng, sự quyến luyến, những giao tiếp hợp pháp và thậm trí cả chính mạng sống mình nữa nữa (x. Lc 14). Người yêu cầu phải “bỏ” cha mẹ, vợ con, anh em, chị em.

Xem video và nghe bài giảng

Có người đặt câu hỏi: Phải chăng, Điều răn thảo cha kính mẹ, yêu thương người thân cận bị đảo lộn rồi hay sao? Nghĩa là để đi theo Đức Giêsu, người ta phải thay thế tình yêu đối với người thân cận bằng sự từ bỏ đối với họ? Không phải thế, Đức Giêsu đòi hỏi người môn đệ phải phân định và lựa chọn giữa Thiên Chúa và loài người, Thiên Chúa phải là nhất. Yêu cha mẹ và đồng loại, nhưng yêu Thiên Chúa hơn, vì Thiên Chúa là Đấng dựng nên cả cha mẹ chúng ta, nên Đức Giêsu yêu cầu con người dành cho Thiên Chúa một vị trí đặc biệt và cao nhất.

Tuy nhiên, dường như trở ngại lớn nhất không phải là người thân cận hoặc cha mẹ anh chị em, của cải ... mà là cái tôi. Cái tôi cũng phải nhường bước cho dây liên kết với Đức Giêsu, nên Người thêm: “Ai không vác thập giá mình mà theo, thì không thể làm môn đệ Ta” (Lc 14, 27).

Hỏi: Đức Giêsu có thích khổ đau và thậy giá không?

Thư: Không. Đức Giêsu đã không đi tìm thập giá và đau khổ, y như thể Người thích. Nhưng Người vác trên mình thập giá và sự đau khổ, đến mất mạng, khi phải đáp ứng điều này hầu giữ được lòng trung thành với Thiên Chúa. Ai muốn đi theo Đức Giêsu, phải đặt sự trung thành với thánh ý Thiên Chúa trên tất cả mọi sự. Vác thập giá mình là từ bỏ ý mình, vâng theo ý Chúa. Ý Chúa muốn là từ bỏ cái tôi, từ bỏ những ước muốn xấu, những lời chua cay, nóng nảy, giận hờn, từ bỏ tính kiêu căng, thói tham lam, để chúng ta thoát khỏi những đam mê vật chất, hầu sống trọn vẹn cho Chúa và cho tha nhân. Cơ bản, vác thập giá mình mà theo Đức Giêsu là liều thuốc chữa chúng ta khỏi căn bệnh ghê sợ là “sự trì trệ”, ù lì, tê liệt và khép kín lòng mình.

Không phải ngẫu nhiên Đức Giêsu nói đến “Thập Giá”. Vác thập giá bước theo Đức Kitô không phải là vác đi với những bước nhẹ nhàng. Vác lấy thập giá mà theo Đức Giêsu nghĩa là sẵn sàng chấp nhận bất cứ hy sinh nào vì tình yêu đối với Chúa. Nhưng chúng ta không vác thập giá một mình, vì có Chúa cùng đi, Người đi trước để chúng ta tiếp bước theo sau, Người đi mau để chúng ta được lôi kéo dắt dìu, Người nâng đỡ chúng ta bằng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa.

Quyết định theo Đức Giêsu, là gạt bỏ tất cả, hướng về Chúa là sự giầu có đích thực của chúng ta, không gì hơn Người, không đặt cái gì trước Người, toàn bộ phải qui hướng về Người. Người cũng khẩn khoản mời gọi chúng ta dùng mọi cách để đi đến tận cùng là trở nên những môn đệ Đức Giêsu. Theo Đức Kitô, chúng ta không mất mà được tất cả, như Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh trong bài giảng khai mào sứ vụ Giám mục Rôma: “Ai chấp nhận cho Chúa Kitô bước vào trong cuộc đời họ, thì người đó không mất đi điều gì cả, tuyệt đối không mất điều gì làm cho cuộc đời được tự do, tươi đẹp và cao cả. Không! Chỉ trong tình bạn với Chúa Kitô này mà các cửa sự sống được mở rộng ra. Chỉ trong tình bạn với Chúa này mà những khả năng to lớn của cuộc sống con người được thể hiện đích thực. Chỉ trong tình bạn với Chúa này mà chúng ta cảm nghiệm được điều gì là tươi đẹp và điều gì là tự do”. Với sức mạnh cao cả và với niềm xác tín lớn lao, dựa trên những năm dài kinh nghiệm cá nhân về cuộc sống, Đức Giáo Hoàng nói với chúng con rằng: “Anh em đừng sợ Chúa Kitô. Chúa không đến lấy mất đi điều gì cả, nhưng ban cho đủ mọi sự. Ai hiến thân cho Chúa, thì được nhận gấp trăm. Phải, hãy mở ra, hãy mở rộng mọi Cửa cho Chúa Kitô, và chúng con sẽ gặp được sự sống thật” (Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, 24/4/ 2005).

Lạy Chúa, trong niềm tin, chúng con muốn từ bỏ tất cả để đi theo Chúa, nhưng trên đường đi, chúng con sợ bị mất một phần của đời sống, sợ mất tự do, sợ đau khổ, sợ không có khả năng, không thực sự muốn bước đi theo Chúa và trở thành môn đệ Chúa. Lạy Chúa, chúng con dâng cho Chúa 'ước muốn theo Chúa của chúng con' và chúng con mở cửa lòng mình cho Chúa. Lạy Chúa, xin đến giúp chúng con để chúng con thấy rằng trên đường đi, có chúa là sức mạnh để chúng con tiến bước theo, hiệp nhất với Chúa cho đến trọn đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Yêu Chúa trên mọi sự
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
15:25 05/09/2019
Chúa Nhật XXIII Thường Niên C
Kn 9, 13-18b; Phl 9b-10.12-17; Lc 14,25-33

Bài Tin Mừng của Chúa Nhật này chứng đựng những lời chối tai và khó hiểu đối với con người mọi thời. Cần phải giải thích đúng đắn để hiểu được ý nghĩa cốt lõi của nó. Chúng ta hãy nghe thánh Luca tường thuật:

“Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: Nếu ai đến với Tôi mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Tôi. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Tôi, thì không thể làm môn đệ Tôi... Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Tôi” (Lc 14,25-26.28b).

1- Một lời mời gọi như một thách thức

Có một điều chúng ta cần phải làm rõ ngay lập tức. Nhiều khi Tin Mừng thách thức chúng ta, chứ không bao giờ gây mâu thuẫn. Bằng chứng là ngay trong Tin Mừng Luca, ở phần sau đó, Chúa Giêsu mạnh mẽ đòi hỏi phải tôn kính cha mẹ (x. Lc 18,20), và vợ chồng phải yêu mến nhau, Người nói rằng họ phải trở nên một thân xác và sự gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân li. Vậy tại sao ở đây Chúa lại nói với chúng ta hãy “bỏ” cha mẹ, vợ, con và anh chị em mình?

Để không rơi vào rối rắm ở đây, chúng ta cần lưu ý đến sự kiện này. Tiếng Do Thái không có sự so sánh lớn hơn hoặc nhỏ hơn (ví dụ: “thích điều này hơn điều kia, hay thích điều này ít hơn điều kia); người ta đơn giản và rút lại tất cả vào “yêu hoặc ghét.” Câu nói: “Nếu ai đến với Tôi mà không bỏ cha mẹ, vợ con...” được hiểu theo nghĩa: “Nếu ai đến với Tôi, mà không yêu tôi hơn cha mẹ... thì không thể là môn đệ tôi.” Chỉ cần đọc lại đoạn Tin Mừng của thánh Mátthêu thì rõ hơn: “Ai yêu cha hay mẹ hơn tôi, thì không xứng là môn đệ tôi” (Mt 10,37).

Nhưng với đoạn Tin Mừng này, chúng ta không được bỏ đi chức năng “thách thức” vốn phải được giữ nguyên vẹn. Chúa Giêsu đòi hỏi tình yêu dành cho Người phải vượt lên trên mọi tình yêu dành cho người khác, kể cả những người thân thiết nhất như cha mẹ, vợ con, anh chị em, và cả những của riêng mình. Ở đây không đề cập đến tình yêu Chúa theo số lượng, “yêu hơn một chút so với những cái khác,” nhưng tình yêu theo chất lượng, khác biệt và riêng biệt. Thánh Biển Đức nhận ra điều này nên đã để lại trong tu viện ngài châm ngôn: “Tuyệt đối không đặt gì hơn trước tình yêu dành cho Chúa Kitô.”

Chúng ta thường nghe câu nói này: “Tôi còn vợ và con cái.” Câu này có thể có giá trị trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, nhưng không được viện cớ đó để thoái thác trách nhiệm trước lời mời gọi của Đức Kitô. Đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe là sự diễn tả rõ ràng hơn về điều mà ta gọi là tính triệt để của Tin Mừng. Cũng cần lưu ý một điều mà Chúa Giêsu nói nơi khác rằng: “Hãy đến với tôi hỡi những ai đói khát và bị bắt bớ;” còn ở đây xem ra Người nói ngược lại: “Anh em hãy suy nghĩ kỹ, trước khi đến với tôi...” Quả thật, đây là ý nghĩa của dụ ngôn mà Người viện dẫn, để minh chứng cho những lời Người trước đó:
“Có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không? Kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất, thì mọi người xem thấy sẽ chế giễu người đó rằng: “Tên này khởi sự xây cất mà không hoàn thành nổi.”

2- Một đòi hỏi từ bỏ tận căn

Việc bước theo Chúa Kitô là một chọn lựa và là quyết định hệ trọng liên quan đến toàn bộ đời sống chúng ta. Theo Chúa là sự dấn thân trọn vẹn cả cuộc đời, là sự chọn lựa triệt để theo Tin Mừng như các tu sĩ nam nữ và các linh mục đã làm, chứ không phải chỉ làm một chuyện đơn giản, nhẹ nhàng, hay là một thứ trang sức cho đời sống.

Chúng ta có thể thắc mắc: Chúa Giêsu là ai mà lại có thể đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Người hơn cả cha mẹ, vợ con, và của cải? Người có phải là một người điên hay là Thiên Chúa? Nếu Người không phải là Thiên Chúa thì đòi hỏi như thế là quá đáng!

Các nhà chú giải không ngừng tìm kiếm trong Tin Mừng những chứng cớ về thần tính của Chúa Kitô, nghĩa là về sự kiện Người ý thức mình là Con Thiên Chúa. Bài Tin Mừng này là một trong những chứng cớ thuyết phục nhất, dù cách gián tiếp, theo đó Chúa Giêsu tự coi mình là Thiên Chúa. Trong những đòi hỏi này, Chúa Giêsu hành xử mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể hành xử như thế. Bởi vì Người là Thiên Chúa. Người đòi hỏi con người chính điều mà Thiên Chúa đã đòi hỏi người Do Thái trong Cựu Ước: “Các người hãy yêu mến Ta trên hết mọi sự” (Đnl 6,5).

Nhưng có lẽ sẽ rất sai lầm khi nghĩ rằng tình yêu dành cho Chúa Kitô lại cạnh tranh với tình yêu nhân loại: với cha mẹ, vợ chồng, con cái và anh chị em. Chúa Kitô không phải là một “đối thủ trong tình yêu” của bất cứ ai và Người cũng không ghen tương với bất cứ người nào. Trong tác phẩm “Chiếc dày láng bóng” của Paul Claudel, nhân vật chính là một người Kitô hữu nhiệt tình nhưng lại chết mê chết mệt chàng Rodrigo, cô đã kêu lên như không thể tin nổi: “Vậy các thụ tạo có được phép yêu nhau bằng tình yêu này không? Thật vậy, Thiên Chúa thì không ghen tương phải không?” Và thiên thần hộ thủ trả lời: “Làm sao Người có thể ghen tương điều chính Người đã làm nên? (Atto III, cảnh 8).

Tình yêu dành cho Đức Kitô không loại trừ tình yêu khác, nhưng làm cho chúng đi vào trật tự. Quả thực, Người là Đấng mà nhờ Người mọi tình yêu đích thực tìm thấy nền tảng, trợ giúp và ân sủng cần thiết để được sống cho đến cùng. Đây là ý nghĩa của “ân sủng bậc sống” mà bí tích hôn nhân mang lại cho các vợ chồng Kitô hữu. Nó đảm bảo rằng họ được trợ giúp và hướng dẫn bởi tình yêu của Chúa Kitô như Người yêu hiền thê của mình là Giáo Hội.

Chúa Giêsu không lừa dối ai. Nhưng Người đòi hỏi chúng ta trao ban tất cả. Bởi vì, Người đã hiến dâng tất cả cho chúng ta. Có thể ai đó thắc mắc: Con người này có quyền gì mà đòi hỏi mọi người một tình yêu tuyệt đối như thế? Không cần phải trở về quá khứ xa xôi, chúng ta có thể tìm thấy trong lịch sử: Chúa Giêsu là người đầu tiên đã hiến dâng tất cả vì loài người: “Ngài đã yêu chúng ta và đã ban tặng chính mình cho chúng ta” (Ep 5,2).

3- Dấu chứng tình yêu đích thực

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về chuẩn mực và dấu chỉ của một tình yêu đích thực dành cho Người: “Hãy vác thập giá mình.” Vác thập giá mình không có nghĩa là tìm kiếm sự đau khổ. Chúa Giêsu không chủ trương tìm kiếm thập giá. Người vác thập giá mình vì vâng phục Chúa Cha và vì ơn cứu độ loài người. Người đã biến đổi thập giá từ một phương tiện của sự dữ trở thành dấu chỉ ơn cứu độ và vinh quang của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không đến để làm cho những thập giá con người ra nặng hơn, nhưng đúng hơn, Người mang đến cho chúng một ý nghĩa mới. Thật có lý khi nói rằng: “Hễ ai kiếm tìm Chúa Giêsu mà không có thập giá, sẽ gặp thấy một thập giá mà không có Chúa Giêsu, nghĩa là người đó sẽ tìm thấy thập giá nhưng không tìm thấy sức mạnh để vác thập giá.”

Sách Gương Phúc cảnh báo: “Nếu con sẵn sàng vác thập giá, nó sẽ mang con và dẫn con tới nơi con ước mong, nơi đó đau khổ sẽ kết thúc. Nếu con vác thập giá với tình yêu, thập giá không trở thành gánh nặng dẫu nó có nặng hơn. Nếu con vứt bỏ thập giá, chắc chắn con sẽ thấy thập giá khác, và nó còn nặng hơn... tất cả cuộc đời của Chúa Kitô là thập giá và tử đạo, còn con, con muốn xin cho mình sự nghỉ ngơi và niềm vui chăng?” (II, 12).

Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta có một sự đáp trả triệt để theo Người. Chính chân phước Angela thành Foligno giúp chúng ta hiểu điều này. Một ngày kia, khi ngài suy nghĩ về sự thánh thiện, về tình yêu dành cho Chúa, bất ngờ ngài nhận ra rằng lòng mến ngài dành cho Chúa không còn trọn vẹn và hoàn toàn như thánh nhân nghĩ. Quả thật, ngài yêu mến Chúa trên hết mọi sự, nhưng ngài cũng yêu điều gì đó khác nữa, như yêu những sự an ủi của Chúa. Trong giây phút đó, ngài nghe một tiếng nói của Chúa Giêsu hỏi ngài: “Angela, con muốn gì?” Và với tất cả sức mạnh của lòng mến, ngài kêu lên: “Con chỉ muốn một mình Chúa thôi!”

Mỗi lần chúng ta suy niệm đoạn Tin Mừng này, hy vọng mỗi người cũng kêu lên và quyết định như thế. Con chỉ muốn Chúa mà thôi. Vì có Chúa là có tất cả. Amen!


ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/



 
Chúa Nhật XXIII Thường Niên -C-
Lm Jude Siciliano, OP
15:30 05/09/2019
Khôn ngoan 9: 13-18; T.vịnh 89; Philêmôn 9-10, 12-17; Luca 14: 25-33


Thật vậy, hôm nay lời mở đầu của bài Phúc âm có thể làm cho cộng đoàn choán váng. Cả gia đình cùng ngồi trên một hàng ghề trong nhà thờ có thể nhìn nhau trong khóe mắt khi họ nghe Chúa Giêsu nói "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ (ghét bỏ) cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được". Chúa Giêsu có nói thật thế hay không ... "dứt bỏ" một người trong gia đình vì Ngài?

Đó là những lời nói cứng rắn. Tại sao Chúa Giêsu lại bảo chúng ta "dứt bỏ" một người trong gia đình dấu yêu của chúng ta? Làm sao điều Ngài dạy ở đây không phù hợp với lời Ngài dạy là hãy yêu thương nhau như yêu thương chính mình - yêu thương tha nhân và ngay cả kẻ thù của chúng ta nữa?

Một cách để hiểu lời Chúa Giêsu nói là nghĩ theo cách nói của người Do thái. Nó cố tình nói điều trái ngược để thể hiện sự tương phản cho người ta hiểu. Vì thế, người nghe không nên giật mình như khi chúng ta nghe Chúa Giêsu nói. Vậy Chúa Giêsu muốn nói gì qua cách nói hoàn toàn trái ngược? Ngài muốn chúng ta hãy xem xét nghiêm túc cái giá phải trả cho sự hy sinh của người muốn làm môn đệ Ngài, đó là hãy hy sinh thật sự để theo Ngài.

Để giúp chúng ta nhớ đến điều Chúa Giêsu nói nơi khác (Lc 8: 21). Khi người trong gia đình Ngài muốn gặp Ngài mà không vào được thì Ngài trả lời: "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành". Nơi khác, khi một phụ nữ trong đám đông quần chúng la lên "Phúc cho dạ đã cưu mang Người và vú đã cho Người bú mớm". Chúa Giêsu đáp lại "Chính thật, phúc cho ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành". Những câu trả lời đó có thể làm cho người nghe giật mình. Trong thế giới thời đó, giá trị cá tính của mỗi một người là đều xuất phát từ gia đình, làng xóm và cộng đoàn tôn giáo. Không giống như chúng ta cá tính của mỗi người là một nét riêng; Do vậy, mối liên hệ của cộng đòan và gia đình là bản sắc chính... Thế tại sao Chúa Giêsu lại có thể kể về gia đình của Ngài bao gồm cả những người theo Ngài mà không có liên hệ huyết thống với Ngài?

Ý Chúa Giêsu rất rõ ràng. Những ai nghe ngài và muốn theo Ngài làm môn đệ thì phải xem xét kỹ lưỡng cái giá phải trả cho những hy sinh khi quyết định theo Ngài. Những nổi đau và sự hy sinh là đều gắn liền xuyên suốt không rời ra được khi dấn thân làm môn đệ. Không có loại Kitô giáo nữa vời. Vậy chúng ta có sẵn sàng trả giá đó hay không? Chúng ta có quyết tâm giữ vững lời hứa là làm môn đệ Ngài ngay cả khi đòi hỏi tiếp tục hy sinh? Đó là vài câu hỏi nêu lên trong bài phúc âm hôm nay.

Suốt Phúc âm, Chúa Giêsu nói đến việc yêu thương người khác kể cả một gia đình khác. Ngài muốn chúng ta và gia đình cùng đồng tâm nhất trí chọn theo Chúa Giêsu xuyên suốt đời sống của mổi người là phải tự dứt bỏ: những sỉ nhục, những thù hận, những ruông bỏ và bị tổn hại mất mát về thân xác, ngay cả từ chính gia đình của chúng ta. Trong thời giáo hội tiên khởi, có những ví dụ về những người làm cha mẹ đã đánh đập con cái đến chết vì chúng muốn trở nên người Kitô hữu.

Thánh Luca viết phúc âm cho một giáo hội gặp rất nhiều khó khăn, sinh hoạt ở nơi người ngoại giáo, nơi Kitô hữu bị bách hại. Luca giải trình lời khuyên của Chúa Giêsu cho một giáo hội đau khổ. Ngày nay, phần đông chúng ta không sống nơi bi bách hại. Dù vậy, chúng ta gặp câu trả lời gì khi chúng ta theo lời giám mục địa phương lên tiếng chồng lại: những điều kiện kinh hoàng ở biên giới chúng ta; nạn phá thai, và án tử hình; việc tăng cường vũ khí nguyên tử; việc bảo vệ và gìn giữ môi trường v.v... Dân chúng có thể không lên tiếng phản đối chúng ta, nhưng ngay cả những người thân thương, bạn bè có thể tỏ vẻ ngạc niên khi chúng ta nói về những vấn đề này.

Thường thì các dụ ngôn có sự trở ngược bất ngờ. Nhưng hai dụ ngôn hôm nay rất rõ ràng, và nói dến ý nghĩ thông thường. Cả hai dụ ngôn nói về một chủ điểm. Nếu chúng ta muốn cố gắng làm điều gì có ý nghĩa, như xây một ngọn tháp, hay diễu hành long trọng đi thẳng ra mặt trận, chúng ta nên xem xét cẩn thận về cái giá phải trả. Tại sao phải đầu tư nguồn lực có giá trị vào việc dỏi theo một cách ngu ngơ không có khả năng hoàn tất và thành công? Và, còn hơn thế nữa là tại sao chúng ta không đầu tư tất cả vào việc phục hồi sự sống - Theo Chúa Giêsu khi được Ngài mời gọi, hãy tự vác thập giá của mình?

Có những khoảnh khắc ghi trong phúc âm khi nói về sự phấn khởi của dân chúng với Chúa Giêsu và bắt đầu đi theo Ngài. Nhưng trong khi đi theo Ngài mà gặp khó khăn như Chúa Giêsu đã dự đoán, thì sự dấn thân của họ bị tê liệt. Theo lời dụ ngôn, họ bắt đầu xây dựng nhưng không hoàn thành có hiệu quả. Vì thế Chúa Giêsu kêu gọi đám đông quần chúng nhiệt tình theo Ngài hãy xem xét kỹ lưỡng việc cam kết dấn thân của họ để đi theo Ngài. Họ có thể theo Ngài xuyên suốt chặng đường, điều đó có nghĩa là họ đã từ bỏ hết mọi sự và ngay cả phải chịu đau khổ vì Chúa Kitô.

Như Chúa Giêsu đã nói trước kia. Ngài kêu gọi các môn đệ "từ bỏ tất cả những gì họ có". Và bây giờ một lần nữa Ngài muốn họ trả lời hoàn toàn dứt khoát theo Ngài. Họ phải sẵn sàng dứt bỏ mọi sự an toàn, ngay cả với gia đình của họ và hoàn toàn theo Ngài làm môn đệ.

Khi các bạn nghe lời thử thách như hôm nay, và tất cả những gì Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta, các bạn có cảm thấy là các bạn không xứng đáng với nhiệm vụ đó không? Chúng ta biết rằng, chúng ta sẽ có điều thiếu sót trong việc Chúa Giêsu đòi hỏi. Chúng ta vẫn tìm lợi ích riêng cho chúng ta hơn là lợi ích của Ngài. Chúng ta sẽ khao khát sự thoải mài và sở hữu một số vật chât và không sẵn sàng làm việc theo lợi ích của phúc âm.

Lời nói cuối cùng: Chúng ta bắt đầu Bí Tích Thánh Thể bằng giây phút ăn năn đền tội và luôn luôn lãnh nhận sự cam đoan tha thứ, và chúng ta cần điều đó. Chúng ta cần được tha thứ để xây dựng triều đại Thiên Chúa với hết tấm lòng của chúng ta. Khi chúng ta nghe lời phúc âm đòi hỏi, chúng ta có cảm tưởng chúng ta muốn buông thả một cách chán chường "Ai đó có thể làm việc Chúa Giêsu đòi hỏi, còn tôi thì không!"

Không ai trong chúng ta có thể tự mình làm được. Nhưng, ơn thánh sủng là đầu câu chuyện. Ơn thánh sủng tuôn đổ trên chúng ta cho chúng ta được chuyển đổi. Ơn thánh sũng làm cho chúng ta có thể dấn thân chúng ta lần nữa. Ơn thánh sủng hứa với chúng ta là không bỏ rơi chúng ta trên hành trình theo Chúa trong lúc chúng ta cố gắng dấn thân làm theo lời Chúa là chúng ta được mời gọi để xây dựng triều đại Thiên Chúa. Ơn thánh sủng giúp chúng ta hoàn trả chi phí của viếc xây dựng đó mà Chúa Giêsu đã bắt đầu và chúng ta được mời gọi để chia sẽ cùng Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



23rd SUNDAY - C-
Wisdom 9: 13-18; Psalm 90; Philemon 9-10, 12-17; Luke 14: 25-33

Let’s admit it: the opening verse of today’s gospel is, at best, going to confuse our congregation. A family together in the pew might look out of the corner of their eyes at one another as they hear Jesus say, "If anyone comes to me without hating his father and mother, wife and children, brothers and sisters and even their own life, they cannot be my disciple." Is Jesus serious… "Hate" a family member for his sake?!

Those are harsh words. How could Jesus tell us to hate a beloved family member? How does what he says here match with his teachings about loving one another as we love ourselves – neighbor and even our enemy?

One way to understand what he says is to interpret it in light of his Semitic way of speaking. It deliberately expresses extreme opposites to get a point across. So, his hearers might not have been as jolted as we were when they heard what Jesus said. What is Jesus trying to say by his extreme mode of expression? He wants us to seriously consider the cost of being his disciples and make any sacrifice necessary to follow him.

It helps to remind ourselves what Jesus said elsewhere about family. When family members asked to see him (8:21) he replied, "My mother and my brothers [sisters] are those who hear the word of God and act on it." When a woman in the crowd cried out, "Blessed is the womb that carried you and the breasts at which you nursed," Jesus responded, "Rather, blessed are those who hear the word of God and observe it." Those responses would have been shocking to his hearers. In their world a person understood themselves only in relation to their family, village and religious community. Unlike us, individual identity was not primary. Rather, blood ties were primary and inviolable sources of one’s identity.. So, how could he possibly include in his "family" those who were his followers, but not related by blood?

Jesus’ point is quite clear. Those who heard him and wanted to be his disciple had to first consider the cost before they decided to follow him. Pain and sacrifice are inevitably attached to committed discipleship. There is no such thing as casual Christianity. Are we willing to pay the costs? Do we have the resolve to keep the promise of discipleship even when it requires serious and ongoing sacrifice? Those are some of the questions raised by today’s gospel passage.

Throughout the gospel Jesus often speaks of loving others, including one’s family. He wants us to be of one mind and heart with them; but choosing to follow Jesus in all parts of our life may expose us to hatred, ridicule, rejection and physical harm – even from our own family. In the early church there were examples of fathers turning over their children to torture and death because they had become Christians.

Luke wrote for a church living in hostile, pagan places where Christians faced persecution. He presents Jesus’ admonition to a suffering church. Today most of us do not live in hostile environments. Still, what kind of response do we get when we join our bishops’ voices speaking against: the horrible conditions on our border; abortion and the death penalty; nuclear buildup; protection for the environment, etc. People may not verbally oppose us, but even some in our closest circles may roll their eyes when we mention any of the above.

Usually the parables have a surprise twist. But the two parables in today’s reading are clear and appeal to common sense. They make the same reasonable point. If you are going to attempt to do something significant, like build a tower, or march to battle, you must carefully consider the costs. Why invest valuable resources in a foolish pursuit that has no possibility of completion and success? Then again, why not invest everything in what gives life – following Jesus and, when called upon, carry the cross he did?

There are moments in the Gospels when people get excited over Jesus and begin following him. But when the way gets difficult, as Jesus predicted, their superficial commitment comes to light. In terms of the parable, they started to build, but could not finish. That is why Jesus called the enthusiastic crowds following him to consider carefully the serious commitment they would be making in following him. Could they really follow him all the way, when it could mean giving up everything else and even result in suffering for Christ?

As he has done before, Jesus calls his disciples to "renounce all his/her possessions." Again, he is asking for a total response from them. They must be willing to give up the security and comfort of even their own families and to spend themselves entirely as his disciples.

When you hear a challenge like today’s and all that Jesus is asking of us, don’t you feel inadequate to the task? We know we will fall short of what he asks; we still seek personal interests over his; hunger for material comfort and possessions and not totally willing to work for the sake of what the gospel asks.

Bottom line: we begin our Eucharist with a moment of penance and always receive an assurance of forgiveness. And we need it. We need to be forgiven for building up the reign of God halfheartedly. When we hear what the gospel asks of us we are tempted to throw our hands up in frustration, "Who can possibly do what he asks, I can’t!"

None of us can on our own, but grace is the subject of the sentence. Grace spurs us to conversion. Grace enables us to recommit ourselves. Grace also promises us not to leave us on our own as we try to throw our whole selves into the gospel project – the "tower" we are called to construct. Grace helps us pay the complete cost of that construction project, which Jesus started and we have been called to share in finishing.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Dinh Tổng Thống Mozambique
Vũ Văn An
05:39 05/09/2019
Sáng Thứ năm ngày 5 tháng 9 năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Dinh “Ponte Vermelha” ở Maputo, chào thăm Tổng Thống, Thủ Tướng, các nhà cầm quyền, ngoại giao đoàn và các đại diện xã hội dân sự. Ngài đã đọc bài diễn văn sau đây:

Thưa Tổng thống,
Thành viên Chính phủ, Quốc hội và Ngoại giao đoàn,
Quí Nhà Cầm quyền,
Quí Đại diện xã hội dân sự,
Thưa quý bà và qúy ông,

Tôi cảm ơn ngài, thưa Ông Tổng thống, vì những lời chào mừng và lời mời tốt đẹp của ngài đến thăm đất nước này. Tôi sung sướng một lần nữa được đến Châu Phi và khai mạc Hành trình Tông đồ này ở đất nước của ngài, được chúc phúc bằng vẻ đẹp tự nhiên của nó và bằng sự phong phú văn hóa lớn lao phát sinh từ niềm vui hiển nhiên trong đời sống người dân của ngài và niềm hy vọng của họ vào một tương lai tốt đẹp hơn.



Tôi thân ái chào các thành viên Chính phủ, Quốc hội và Ngoại giao đoàn, và các Đại diện của xã hội dân sự có mặt ở đây. Qua qúy vị, tôi muốn tiếp cận và trìu mến chào thăm toàn thể người dân Mozambique, từ Rovuma đến Maputo, những người đã mở cửa cho chúng tôi để phát huy một tương lai hòa bình và hòa giải.

Tôi muốn những lời gần gũi và liên đới đầu tiên của tôi được ngỏ cùng tất cả những ai bị các trận bão Idai và Kenneth đánh phá, mà các hậu quả tàn phá tiếp tục được cảm nhận bởi rất nhiều gia đình, đặc biệt ở những nơi chưa thể xây dựng lại, bởi vì chúng không thể xây dựng lại, bởi vì chúng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt này. Đáng buồn thay, tôi sẽ không thể đích thân đến thăm các bạn, nhưng tôi muốn các bạn biết sự tham gia của riêng tôi vào nỗi thống khổ và đau khổ của các bạn, và cam kết của cộng đồng Công Giáo để đáp ứng tình huống khó khăn nhất này. Trong bối cảnh thảm khốc và hoang tàn, tôi cầu nguyện để, nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, sự quan tâm thường xuyên sẽ được bầy tỏ bởi tất cả các nhóm dân sự và xã hội, những nhóm coi mọi người như ưu tiên của họ và đang ở các vị thế có thể cổ vũ việc tái thiết cần thiết.

Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của bản thân tôi và của cộng đồng quốc tế lớn hơn, vì những nỗ lực thực hiện trong những thập niên gần đây để bảo đảm rằng hòa bình một lần nữa là chuẩn mực, và hòa giải là con đường tốt nhất để đương đầu với những khó khăn và thách thức mà qúy vị gặp phải trong tư cách một quốc gia. Trong tinh thần này và với ý hướng này, một tháng trước, qúy vị đã ký vào Serra da Gorongosa, Thỏa ước chấm dứt dứt khoát các thù địch quân sự giữa người Mozambique anh em. Một cột mốc được chúng ta chào đón với niềm hy vọng rằng nó sẽ chứng minh một bước tiến quyết định và dũng cảm nữa trên con đường hòa bình bắt đầu với Thỏa ước hòa bình chung năm 1992 tại Rome.

Bao nhiêu điều đã xảy ra kể từ ngày ký hiệp ước lịch sử vốn đóng ấn hòa bình và dần dần bắt đầu có kết quả! Những thành quả đầu tiên đó duy trì niềm hy vọng và quyết tâm biến tương lai của qúy vị không phải thành một tương lai xung đột, mà là một tương lai biết thừa nhận rằng qúy vị tất cả đều là anh chị em, con trai con gái của một lãnh thổ duy nhất, những người quản lý có một số phận chung. Can đảm mang lại hòa bình! Lòng can đảm thực sự: không phải là lòng can đảm của vũ lực và bạo lực, nhưng một lòng can đảm phát biểu cụ thể trong việc theo đuổi ích chung một cách không mệt mỏi vì (xem Đức Phaolô VI, Thông điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 1973).

Qúy vị đã trải qua đau khổ, sầu buồn và phiền não, nhưng Qúy vị đã từ chối để các mối liên hệ nhân bản bị chi phối bởi sự báo thù hoặc đàn áp, hoặc cho phép thù hận và bạo lực có lời nói quyết định cuối cùng. Như người tiền nhiệm, Thánh Gioan Phaolô II, đã nhắc nhở trong chuyến viếng thăm đất nước của Qúy vị vào năm 1988: “Nhiều người đàn ông, đàn bà và trẻ em bị thiếu nhà ở, thức ăn đầy đủ, trường học để được huấn giáo, bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, nhà thờ để gặp gỡ và cầu nguyện và các lĩnh vực để cung cấp việc làm cho người lao động. Hàng ngàn người buộc phải dời cư để tìm an ninh và phương tiện sinh tồn; những người khác đã lánh nạn ở các quốc gia lân cận... Hãy nói không với bạo lực, và hãy nói có với hòa bình!” (Đến thăm Tổng thống Cộng hòa, 16 tháng 9 năm 1988, 3).

Trong suốt những năm này, Qúy vị đã nhận ra việc theo đuổi hòa bình lâu dài - một sứ mệnh đặt lên vai mọi người – đòi phải có một nỗ lực vất vả, liên tục và không ngừng nghỉ ra sao, vì hòa bình là một bông hoa mỏng manh, vật lộn mới nở hoa trên mặt đất sỏi đá của bạo lực” (Thông điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới 2019). Kết quả là, nó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục, với quyết tâm nhưng không cuồng tín, với lòng can đảm nhưng không đề cao, với lòng kiên cường nhưng một cách thông minh, để cổ vũ hòa bình và hòa giải, chứ không phải bạo lực, thứ chỉ mang lại hủy diệt.

Như chúng ta biết, hòa bình không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh mà là một cam kết không mệt mỏi - đặc biệt về phía những ai trong chúng ta được trao cho trách nhiệm lớn hơn – để nhìn nhận, bảo vệ và phục hồi một cách cụ thể phẩm giá của anh chị em chúng ta, quá thường bị bỏ qua hoặc làm ngơ, để họ có thể xem mình là những người chủ động cầm vận mệnh quốc gia. Chúng ta cũng không thể bỏ qua sự kiện này là ‘không có cơ hội bình đẳng, các hình thức gây hấn và xung đột khác nhau sẽ tìm thấy một địa hình màu mỡ để phát triển và cuối cùng bùng nổ. Khi một xã hội – bất kể là địa phương, quốc gia hay hoàn cầu - sẵn lòng để một phần của mình ở ngoài rìa, thì không có chương trình hay tài nguyên chính trị nào dành cho việc thực thi pháp luật hoặc hệ thống giám sát có thể đảm bảo sự yên tĩnh mãi mãi” (Evangelii Gaudium, 59).

Hòa bình đã làm cho sự phát triển của Mozambique trong một số lĩnh vực trở thành khả hữu. Những tiến bộ đầy hứa hẹn đã được thực hiện trong các lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tôi khuyến khích qúy vị tiếp tục nỗ lực xây dựng các cơ cấu và định chế cần thiết để bảo đảm rằng không ai cảm thấy bị bỏ rơi, đặc biệt những người trẻ tuổi vốn chiếm một phần rất lớn trong dân số của đất nước qúy vị. Họ không chỉ là niềm hy vọng của lãnh thổ này; họ còn là hiện tại của nó, một hiện tại thách thức, tìm kiếm và cần tìm ra những nguồn đáng giá có thể cho phép họ tận dụng tốt tất cả tài năng của họ. Họ có khả năng gieo hạt giống để phát triển sự hòa hợp xã hội mà tất cả mọi người đều mong muốn.

Một nền văn hóa hòa bình đòi hỏi “một diễn trình liên tục trong đó mọi thế hệ mới phải tham gia” (ibid., 220). Vì lý do này, con đường phải đi phải là một con đường hỗ trợ và hoàn toàn thấm nhuần nền văn hóa gặp gỡ: biết nhìn nhận người khác, tạo các dây liên kết và xây dựng những cây cầu. Về phương diện này, điều chủ yếu là phải trân trọng ký ức như một con đường mở ra hướng về tương lai, như một hành trình dẫn đến việc đạt được các mục tiêu chung, các giá trị và ý tưởng chung có thể giúp vượt qua các lợi ích hẹp hòi hoặc đảng phái. Bằng cách này, sự giàu có thực sự của quốc gia qúy vị có thể được tìm thấy trong việc phục vụ người khác, đặc biệt là người nghèo. Qúy vị có một sứ mệnh lịch sử đầy can đảm để đảm nhiệm. Mong qúy vị đừng ngừng nghỉ bao lâu còn có những trẻ em và người trẻ không đến trường, các gia đình vô gia cư, công nhân thất nghiệp, nông dân không có đất để canh tác. Đó là những nền tảng cho một tương lai hy vọng, bởi vì nó sẽ là một tương lai của phẩm giá! Đó là các vũ khí của hòa bình.

Hòa bình cũng mời gọi chúng ta nhìn về trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta. Từ quan điểm này, Mozambique là một quốc gia rất được chúc phúc, và qúy vị có trách nhiệm đặc biệt phải chăm sóc phước lành này. Bảo vệ đất đai cũng là bảo vệ sự sống, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt bất cứ khi nào chúng ta thấy xu hướng cướp phá và lột da do lòng tham thường không được nuôi dưỡng bởi chính các cư dân của những vùng đất này, cũng không được thúc đẩy bởi lợi ích chung của người dân qúy vị. Một nền văn hóa hòa bình hàm ngụ một sự phát triển có năng xuất, bền vững và bao gồm, trong đó mọi người Mozambique có thể cảm thấy rằng vùng đất này là của họ, nơi họ có thể thiết lập các mối liên hệ huynh đệ và công bằng với hàng xóm và mọi thứ xung quanh họ.

Thưa Tổng thống, qúy nhà cầm quyền! Tất cả qúy vị đều được trao nhiệm vụ giúp tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời: bình minh của hòa bình và hòa giải có thể bảo vệ quyền của con trai và con gái qúy vị trong tương lai. Tôi cầu nguyện để, trong thời gian tôi dành cho qúy vị này, cả tôi nữa, trong sự hiệp thông với các giám mục anh em của tôi và Giáo Hội Công Giáo ở vùng đất này, có thể giúp làm cho hòa bình, hòa giải và hy vọng ngự trị dứt khoát ở giữa qúy vị.
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha với các Giám Mục, Linh Mục, Nam Nữ Tu Sĩ và Giáo Lý Viên tại Maputo
J.B. Đặng Minh An dịch
20:16 05/09/2019


Thưa các Giám Mục, Linh Mục, Nam Nữ Tu Sĩ và Giáo Lý Viên và Các Nhân Viên Mục Vụ trong các cộng đoàn Kitô Giáo

Anh chị em thân mến,

Tôi cảm ơn Đức Cha Hilário vì những lời chào mừng của ngài thay mặt cho anh chị em, và tôi chào tất cả các anh chị em với tình cảm và đầy lòng biết ơn. Tôi biết rằng anh chị em đã nỗ lực rất nhiều để có mặt ở đây. Cùng nhau, chúng ta muốn canh tân phản ứng của chúng ta đối với lời kêu gọi đã từng làm cho trái tim chúng ta bùng cháy; và Giáo Hội Mẹ đã giúp chúng ta nhận thức và khẳng định với một sứ mệnh. Cảm ơn anh chị em về những chứng tá của anh chị em về những thời điểm khó khăn và những thách thức nghiêm trọng mà anh chị em phải đối mặt, ý thức được những hạn chế và yếu điểm của chính mình, nhưng cũng ngạc nhiên trước lòng thương xót của Chúa.

Tôi rất hài lòng trước những gì một trong những giáo lý viên đã cho biết: “Chúng con là một Giáo Hội, là một phần của một dân tộc anh hùng” đã trải qua đau khổ nhưng vẫn giữ sống động niềm hy vọng. Với niềm tự hào linh thánh mà anh chị em đón nhận từ dân tộc mình, một niềm tự hào mời gọi một cuộc canh tân đức tin và hy vọng, tất cả chúng ta muốn làm mới lại lời “xin vâng” của chúng ta. Giáo Hội Mẹ hạnh phúc biết bao khi nghe anh chị em bày tỏ tình yêu của anh chị em dành cho Chúa và cho sứ vụ mà Ngài đã ủy thác cho anh chị em! Giáo Hội vui mừng xiết bao trước mong muốn của anh chị em tiếp tục quay lại với “mối tình đầu” của mình (Kh 2: 4)! Tôi cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn ban cho anh chị em ơn khôn ngoan để có thể gọi đích danh mọi thứ, và sự can đảm để tìm kiếm sự tha thứ và để học cách lắng nghe bất cứ điều gì Ngài muốn nói với chúng ta.

Anh chị em thân mến, dù muốn hay không, chúng ta vẫn được mời gọi để đối mặt với thực tế như nó là. Thời thế thay đổi và chúng ta cần phải nhận ra rằng rất thường khi chúng ta không biết vị thế của mình là ở đâu trong các tình huống mới: chúng ta cứ tiếp tục mơ hoài về “củ hành củ tỏi của Ai Cập” (Ds 11: 5), và quên rằng miền đất hứa là ở trước mắt chúng ta, chứ không phải ở đằng sau lưng chúng ta, và trong lời than thở của chúng ta về những thời đã qua, chúng ta hóa thành chai đá. Thay vì loan báo Tin mừng, chúng ta đưa ra một thông điệp buồn tẻ ai oán chẳng thu hút được ai và chẳng khiến được con tim nào rung động.

Chúng ta được tập hợp tại nhà thờ chính tòa này được dành để biệt kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, để chia sẻ với nhau, như trong một gia đình, những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta như một gia đình được sinh ra từ tiếng “xin vâng” mà Đức Maria đã thưa với thiên thần. Đức Mẹ chưa từng bao giờ nhìn về phía sau. Chúng ta đã nghe chương đầu tiên của mầu nhiệm nhập thể từ Thánh Sử Luca. Từ trình thuật này của ngài, có lẽ chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời cho các câu hỏi mà anh chị em đã nêu ra ngày hôm nay, và tìm thấy động lực cần thiết để đáp trả với lòng quảng đại và quan tâm như Đức Maria.

Thánh Luca vẽ ra một sự song song giữa các sự kiện trong cuộc đời của Thánh Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu Kitô. Khi đối chiếu như thế, ngài muốn cho chúng ta thấy cách hành động của Chúa và cách chúng ta đề cập đến Ngài trong Cựu Ước đang mở ra một con đường mới do Con Thiên Chúa hóa thành nhục thể mang lại cho chúng ta.

Rõ ràng là trong hai lần Truyền tin chúng ta thấy có sự xuất hiện của một thiên thần. Lần Truyền tin đầu tiên diễn ra tại thành phố quan trọng nhất của Giuđêa – là thành phố Giêrusalem - không phải ở bất cứ đâu nhưng chính là ngay trong Đền thờ và, ở đó, nơi Linh Thánh nhất của các nơi Linh Thánh, một lời loan báo đã được đưa ra cho một người nam và là một tư tế. Trong khi đó, lời loan báo về mầu nhiệm nhập thể được thực hiện ở Galilê, ở một vùng xa xôi, nơi xung đột hoành hành và chỉ là một thị trấn nhỏ - đó là Nagiarét. Biến cố này diễn ra trong một ngôi nhà, không phải một hội đường hay một nơi thờ phượng, và được đưa ra cho một người nữ, chỉ là một tín hữu đơn sơ. Nhưng điều gì đã thay đổi từ đó? Mọi thứ. Và trong sự thay đổi này, chúng ta tìm thấy bản sắc sâu sắc nhất của chúng ta.

Anh chị em hỏi chúng ta phải làm gì trước cuộc khủng hoảng căn tính linh mục, làm thế nào để chống lại nó? Về vấn đề này, những gì tôi muốn nói cụ thể với các linh mục là điều mà tất cả chúng ta, giám mục, giáo lý viên, những người tận hiến, và chủng sinh, đều được kêu gọi để trau giồi và nuôi dưỡng.

Trong một cuộc khủng hoảng về căn tính linh mục, đôi khi chúng ta cần rời khỏi những nơi quan trọng và trang trọng, và trở về những nơi mà chúng ta đã được kêu gọi, nơi rõ ràng rằng ý định và sức mạnh [để thực thi ý định ấy] là từ Thiên Chúa. Đôi khi, dù không muốn, và cũng không phải cố ý sai phạm về luân lý, chúng ta đã quen với việc đồng hóa các hoạt động hàng ngày của chúng ta như một linh mục với các nghi lễ nhất định, các cuộc họp và trao đổi ý kiến, nơi mà sự hiện diện của chúng ta trong những cuộc họp, tại bàn hoặc trong hội trường là sự hiện diện của “đấng bậc”. Khi đó, chúng ta giống với tư tế Giêcaria hơn là Đức Maria. Tuy nhiên, “Tôi không nghĩ rằng đó là một sự cường điệu khi nói rằng vị linh mục thực sự rất nhỏ bé: sự hùng vĩ khôn ví của ân sủng/ được ban cho chúng ta cho sứ vụ của mình/ đặt để chúng ta vào hàng những người nhỏ bé nhất. Linh mục là người nghèo nhất trừ khi Chúa Giêsu phong phú hoá người ấy bằng sự thanh bần; là đầy tớ vô dụng nhất trừ khi Chúa Giêsu gọi người ấy là bằng hữu của Ngài; là người dốt nát nhất trừ khi Chúa Giêsu kiên nhẫn dạy người ấy như đã từng dạy Phêrô; là người yếu đuối nhất trong các Kitô hữu trừ khi vị Mục tử nhân lành củng cố người ấy giữa đàn chiên. Không ai ‘nhỏ bé’ hơn một linh mục bị bỏ mặc với những gì của mình; và do đó lời cầu nguyện của chúng ta để bảo vệ chống lại mọi cạm bẫy của ma quỷ là lời cầu nguyện của Mẹ của chúng ta: Con là một linh mục vì Chúa đã đoái nhìn đến sự bé nhỏ của con (Lc 1:48)” (Bài giảng tại lễ Dầu, ngày 17 tháng Tư năm 2014).

Trở về Nagiarét có thể là cách để đối mặt với một cuộc khủng hoảng về căn tính và được đổi mới như những mục tử, các môn đệ và những nhà truyền giáo. Chính anh chị em đã nói về một mối quan tâm nhất định được phóng đại trong việc quản lý tài nguyên hoặc chăm sóc phúc lợi cá nhân của chúng ta. Khi đó, chúng ta đi “những con đường vòng” thường xuyên kết thúc nơi thái độ ưu tiên cho các hoạt động bảo đảm có lợi lộc, và những điều này khiến chúng ta chống lại việc tận hiến cuộc sống mình cho các chăm sóc mục vụ hàng ngày. Những hình ảnh của người thiếu nữ đơn sơ trong nhà của mình, tương phản với tất cả các hoạt động của đền thờ và thành phố Giêrusalem, có thể là một tấm gương trong đó chúng ta nhìn thấy những phức tạp và lo ngại đang làm lu mờ và tan biến sự quảng đại trong lời “xin vâng” của chúng ta.

Những nghi ngờ của ông Giêcaria, cùng với nhu cầu của ông muốn có những lời giải thích, tương phản với lời “xin vâng” của Đức Maria, là người chỉ hỏi cho biết tất cả mọi thứ nói về Mẹ sẽ được thực hiện như thế nào. Ông Giêcaria không thể vượt qua mong muốn kiểm soát được mọi thứ; ông không thể từ bỏ nếp nghĩ của một người thích chịu trách nhiệm cho mọi thứ xảy ra. Đức Maria không ngần ngại hay lo toan cho bản thân mình: thay vào đó, Mẹ phó dâng chính mình; Mẹ tin tưởng. Đó là một cuộc đấu tranh không ngừng trong quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa như Giêcaria, như một thầy thông luật: luôn luôn khống chế, luôn luôn đánh giá xem là liệu sự đền đáp có tương xứng với công việc được thực hiện hay không, liệu đó có phải là do tôi mà có, vì Chúa chúc phúc cho tôi, liệu Giáo Hội có bị buộc phải nhận ra những nhân đức của tôi và công việc khó khăn của tôi. Chúng ta không nên hoạt động vì tư lợi của chính mình; nhưng đúng hơn, sự mệt mỏi của chúng ta nên liên quan đến “khả năng thể hiện lòng từ bi của chúng ta; và liệu tâm hồn của chúng ta có ‘xúc động’ và tham gia hoàn toàn vào việc thực hiện chúng không. Chúng ta vui mừng với các cặp vợ chồng kết hôn; chúng ta phải cười với những đứa trẻ được mang đến giếng rửa tội; chúng ta phải đồng hành cùng với các cặp hứa hôn và gia đình trẻ; chúng ta phải chịu đau khổ với những người nhận được bí tích xức dầu bệnh nhân trên giường bệnh; chúng ta phải đau buồn thương tiếc với những người vừa chôn cất một người thân “ (Bài giảng Lễ Dầu, ngày 02 tháng Tư năm 2015).

Chúng ta thường bỏ ra hết giờ này sang giờ khác, hết ngày này sang ngày khác để đồng hành cùng một người mẹ bị AIDS, một đứa trẻ mồ côi, một bà nội chăm sóc nhiều cháu, hoặc một người trẻ vừa lên thành phố và tuyệt vọng vì không thể tìm thấy công ăn việc làm.. . “ Tất cả những cảm xúc này có thể làm cạn kiệt trái tim của một mục tử. Đối với chúng ta, các linh mục, những gì xảy ra trong cuộc sống của người dân chúng ta không giống như một bản tin: chúng ta biết người của chúng ta, chúng ta cảm nhận được những gì đang diễn ra trong trái tim của họ. Trái tim của chúng ta, khi chia sẻ nỗi đau khổ của họ, cảm thấy ‘đồng-thương khó’, đã cạn kiệt, tan vỡ thành hàng ngàn mảnh, bị lay động và thậm chí là ‘bị tiêu hao’ bởi mọi người. Hãy cầm lấy mà ăn. Đây là những lời mà vị linh mục của Chúa Giêsu thì thầm liên tục trong khi chăm sóc cho những tín hữu của mình: Hãy cầm lấy mà ăn; hãy cầm lấy mà uống.. . Bằng cách này đời sống linh mục của chúng ta được trao ban trong sự phục vụ, trong sự gần gũi với dân Thiên Chúa.. . và điều này luôn khiến chúng ta mệt mỏi “ (ibid.).

Canh tân ơn gọi của chúng ta thường đòi hỏi phải biết phân định xem sự mệt mỏi và lo lắng của chúng ta có phải là kết quả của một “tinh thần thế gian” áp đặt bởi “sự quyến rũ của hàng ngàn quảng cáo thương mại gây mất tập trung hay không, như thế chúng ta mới có thể tiến về phía trước, một cách tự do, dọc theo những con đường dẫn chúng ta đến tình yêu dành cho anh em chúng ta chị em, dành cho đoàn chiên của Chúa, dành cho các con chiên đang chờ đợi tiếng nói của người mục tử của mình” (Bài giảng Lễ Dầu, ngày 24 tháng Ba năm 2016).

Làm mới lời mời gọi dành cho chúng ta phải liên quan đến việc lựa chọn và nói “vâng” và để cho sự mệt mỏi của chúng ta đến từ những điều sinh hoa kết quả ra trong mắt Chúa, những điều làm Chúa Giêsu Con Ngài hiện diện và nhập thể. Mong sao chúng ta có thể tìm thấy, trong sự mệt mỏi ơn ích này nguồn gốc của căn tính và hạnh phúc của chúng ta!

Mong sao cho những người trẻ của chúng ta có thể thấy rằng chúng ta tự để cho mình bị “ăn và uống”, được truyền cảm hứng để theo Chúa Giêsu, được rạng rỡ với niềm vui của một dấn thân hàng ngày không áp đặt nhưng được nuôi dưỡng và lựa chọn trong im lặng và cầu nguyện, sẽ ước ao nói lên tiếng “xin vâng” của mình. Anh chị em nào vẫn đang còn đang tự vấn, và những anh chị em nào đã dứt khoát đi trên con đường tận hiến, không bao giờ nên quên rằng “sự căng thẳng và nhịp độ nhanh chóng của một thế giới liên tục bắn phá chúng ta với các tác nhân kích thích có thể không chừa lại lại không gian nào cho sự thinh lặng nội tâm, trong đó chúng ta có thể cảm nhận được ánh mắt của Chúa Giêsu, và nghe được lời mời gọi của Ngài. Trong khi đó, nhiều lời mời chào trọn gói hấp dẫn sẽ ập đến. Chúng có vẻ hấp dẫn và đầy kích thích, mặc dù theo thời gian chúng sẽ chỉ khiến cho anh chị em cảm thấy trống rỗng, mệt mỏi và cô đơn. Đừng để điều này xảy ra với anh chị em, bởi vì nhịp độ quay cuồng của thế giới này có thể khiến anh chị em đi theo một con đường không có ý nghĩa thực sự, không có phương hướng, không có mục tiêu rõ ràng, và do đó cản trở nhiều nỗ lực của anh chị em. Thật là tốt để tìm ra các khoảng khắc lắng đọng và yên tĩnh cho phép anh chị em suy tư, cầu nguyện, nhìn rõ ràng hơn vào thế giới xung quanh mình, và sau đó, với Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra đâu là ơn gọi của mình trong thế giới này “ (Christus Vivit, 277 ).

Suy tư về sự tương phản được trình bày cho chúng ta bởi Thánh Sử Luca đạt đến đỉnh điểm trong cuộc gặp gỡ giữa hai người phụ nữ: bà Êligiabét và Đức Maria. Đức Trinh Nữ đến thăm người chị họ lớn tuổi của mình và tất cả mọi thứ là một cử hành tán tụng ca khen tuyệt vời. Một phần của Israel đã nắm bắt được sự thay đổi sâu sắc và chóng mặt này trong kế hoạch của Thiên Chúa, và để mình được viếng thăm. Kết quả là hài nhi nhảy mừng trong bụng mẹ. Trong một khoảnh khắc, ở giữa một xã hội phụ hệ, thế giới của những người đàn ông lùi lại và im lặng, giống như Giêcaria. Hôm nay cũng vậy, chúng ta cần các giáo lý viên, những người phụ nữ Mozambique nhắc nhở anh chị em rằng không có gì có thể khiến anh chị em đánh mất đi nhiệt tình truyền giáo, và nhiệt tình thực hiện sứ mệnh được ủy thác khi nhận lãnh bí tích rửa tội. Nơi những người phụ nữ này, chúng ta có thể thấy tất cả những người khác, những người ra đi gặp gỡ anh chị em của họ: những người như Đức Maria, viếng thăm người khác và những người để họ được viếng thăm, những người cho phép người khác thay đổi cuộc sống của mình bằng cách chia sẻ với họ văn hóa, và lối sống cũng như thể hiện đức tin của mình.

Mối quan tâm mà anh chị em bày tỏ cho chúng ta thấy rằng hội nhập văn hóa sẽ luôn là một thách thức, tới lui như con thoi, như đã từng xảy ra giữa hai người phụ nữ là những người đã thay đổi bởi sự gặp gỡ, đối thoại và sự phục vụ. “Các Giáo Hội cụ thể cần tích cực thúc đẩy tối thiểu là các hình thức hội nhập văn hóa cơ bản. Mục đích cuối cùng là Tin Mừng, như được rao giảng trong các phạm trù phù hợp với từng nền văn hóa, sẽ tạo ra một sự tổng hợp mới với nền văn hóa cụ thể đó. Đây luôn là một quá trình chậm chạp và đôi khi chúng ta có thể quá sợ hãi. Nhưng nếu chúng ta để cho những nghi ngờ và nỗi sợ hãi làm giảm bớt lòng can đảm của chúng ta, thay vì khiến chúng ta trở nên sáng tạo hơn, chúng ta sẽ vẫn cứ ung dung trong khi không có chút tiến bộ nào. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ không tham gia tích cực trong quá trình lịch sử, nhưng chỉ là những kẻ bàng quang trong khi Giáo Hội tàn lụi dần” (Niềm Vui Phúc Âm, 129).

“Khoảng cách” giữa Nagiarét và Giêrusalem được rút ngắn và biến mất với lời “xin vâng” được Đức Maria thốt lên. Sự xa cách, chủ nghĩa địa phương cụ bộ và tinh thần bè phái, việc liên tục xây dựng các bức tường, đang làm suy yếu tính năng động của mầu nhiệm nhập thể, là điều đã phá vỡ bức tường ngăn cách chúng ta (xem Ê-phê-sô 2:14). Anh chị em, tối thiểu là những người cao niên trong anh chị em, đã từng phải chứng kiến sự chia rẽ và xung đột gây ra chiến tranh như thế nào. Anh chị em phải luôn luôn sẵn sàng để “viếng thăm”, để rút ngắn khoảng cách. Giáo Hội tại Mozambique được mời gọi trở thành Giáo Hội Thăm viếng; Giáo Hội không thể là một phần trong chuyện đố kỵ, thiếu tôn trọng và chia rẽ khiến một số người chống lại những người khác, nhưng thay vào đó, Giáo Hội phải là một cánh cửa cho các giải pháp, và là một không gian nơi sự tôn trọng, trao đổi và đối thoại là khả thi.

Câu hỏi được đặt ra về cách chúng ta phản ứng đối với các cuộc hôn nhân liên tôn giáo thách thức xu hướng dai dẳng này của chúng ta về sự phân chia, tách rời chứ không phải là hợp nhất. Điều tương tự cũng đúng với mối quan hệ giữa các quốc tịch và chủng tộc, giữa Bắc và Nam, giữa các cộng đồng, giữa các linh mục và các giám mục. Đó là một thách thức bởi vì phát triển “một nền văn hóa gặp gỡ hòa bình và đa diện” đòi hỏi “ một quá trình liên tục, trong đó mỗi thế hệ mới phải tham gia: đó là một nỗ lực chậm và khó khăn đòi hỏi một mong muốn hội nhập và ý chí muốn đạt được điều này”. Đây là điều kiện cần thiết cho “tiến bộ trong việc xây dựng một dân tộc trong hòa bình, công lý và tình huynh đệ”, cho “sự phát triển của cuộc sống trong xã hội và việc xây dựng một dân tộc trong đó sự khác biệt được hài hòa khi cùng theo đuổi mục đích chung” (Niềm Vui Phúc Âm, 220, 221 ).

Như Đức Maria lên đường đến nhà bà Êligiabét, chúng ta cũng vậy, với tư cách là một Giáo Hội, chúng ta phải tìm ra con đường để đối mặt với những vấn đề mới, chú ý không để mình bị tê liệt bởi não trạng chống đối, chia rẽ và lên án. Hãt cất bước trên con đường đó và tìm kiếm câu trả lời cho những thách thức này bằng cách cầu xin sự giúp đỡ không ngừng của Chúa Thánh Thần. Vì Ngài là Thầy có thể chỉ cho chúng ta những con đường mới để tiến bước.

Như thế, chúng ta hãy làm sống lại ơn gọi của mình trong ngôi đền tráng lệ này được dành riêng cho Đức Maria. Cầu xin cho cam kết “xin vâng” của chúng ta công bố sự vĩ đại của Chúa và làm tinh thần của người dân chúng ta hân hoan trong Thiên Chúa Đấng Cứu Độ chúng ta (x Lc 1: 46-47). Cầu xin cho đất nước Mozambique yêu dấu của chúng ta tràn đầy hy vọng, hòa bình và hòa giải!

Tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi, và mời gọi những người khác cùng làm như thế.

Xin Chúa chúc lành cho anh chị em, xin Đức Trinh Nữ Rất Thánh gìn giữ anh chị em.

Cảm ơn anh chị em.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại cuộc họp liên tôn với giới trẻ ở Sân vận động Maxaquene, Maputo
Vũ Văn An
21:23 05/09/2019
Thứ năm ngày 5 tháng 9 năm 2019. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gở giới trẻ Mozambique tại Sân vận động Maxaquene, Maputo. Nhân dịp này, ngài đã nói với họ diễn từ sau đây:

Cha cám ơn các con rất nhiều vì những lời chào mừng của các con. Cha cảm ơn tất cả các con vì màn trình diễn nghệ thuật tốt đẹp của các con.

Các con cám ơn Cha vì đã dành thời gian ở bên các con. Nhưng còn điều gì có thể quan trọng hơn đối với người chăn chiên hơn là ở với đàn chiên của mình? Còn điều gì quan trọng đối với mục tử chúng tôi hơn là gặp gỡ những người trẻ tuổi của chúng ta? Các con mới quan trọng! Các con cần phải biết điều đó. Các con cần phải tin điều đó. Các con mới quan trọng! Bởi vì các con không phải chỉ là tương lai của Mozambique, hay của Giáo hội và nhân loại. Các con là hiện tại của họ! Trong tất cả mọi thứ các con đang là và đang làm, các con còn đóng góp cho hiện tại này bằng cách cung cấp những gì tốt nhất của các con hôm nay. Nếu không có sự nhiệt tình của các con, những bài hát của các con, joie de vivre (niềm vui sống) của các con, vùng đất này sẽ ra sao? Nhìn các con hát, cười và nhảy giữa mọi khó khăn của các con - như các con vừa nói với chúng tôi - là dấu hiệu tốt nhất cho thấy các con, những người trẻ tuổi, là niềm vui của lãnh thổ này, niềm vui của thời đại chúng ta.



Joie de vivre này là điều phân biệt các con. Chúng ta có thể nhìn thấy nó ở đây! Một niềm vui chia sẻ và cử hành nhằm hòa giải là liều thuốc giải độc tốt nhất cho tất cả những ai muốn tạo ra sự bất đồng, chia rẽ và xung đột. Niềm vui sống của các con là điều cần thiết xiết bao ở một số nơi trên thế giới của chúng ta!

Cha cảm ơn các thành viên của những tín phái tôn giáo khác đã tham gia với chúng ta, và những người không thuộc bất cứ truyền thống tôn giáo đặc thù nào. Cảm ơn các con đã khuyến khích nhau sống và cử hành hôm nay thử thách hòa bình như một gia đình mà chúng ta vốn là. Các con đang trải nghiệm điều này: tất cả chúng ta đều cần thiết: với sự khác biệt của chúng ta, tất cả chúng ta đều cần thiết. Cùng nhau, các con là trái tim đang đập của dân tộc này và tất cả các con có vai trò nền tảng trong một dự án sáng tạo tuyệt vời: viết một trang mới cho lịch sử, một trang đầy hy vọng, hòa bình và hòa giải. Các con có muốn viết trang này không?

Các con hỏi Cha hai câu hỏi, hai câu mà trong đầu của Cha có liên quan với nhau. Một trong các câu hỏi đó là: Làm thế nào để chúng ta biến các giấc mơ của những người trẻ thành sự thực?”. Câu hỏi kia là “Làm thế nào chúng ta có thể lôi kéo người trẻ vào các vấn đề mà quốc gia đang quan tâm?" Hôm nay, chính các con chỉ đường cho chúng tôi. Các con đã cho chúng tôi câu trả lời đối với các câu hỏi này.

Các con tự phát biểu qua nghệ thuật và âm nhạc, và tất cả các kho tàng văn hóa mà các con trình bầy với niềm tự hào xiết bao. Các con bày tỏ một số ước mơ và thực tế của các con. Trong tất cả những điều này, chúng ta thấy nhiều cách khác nhau để đưa thế giới lại gần nhau và nhìn về phía chân trời: với đôi mắt luôn tràn đầy hy vọng, đầy tương lai, đầy mơ ước. Giống như người lớn, những người trẻ tuổi đi bằng hai chân. Nhưng không như người lớn, những người giữ cho đôi chân song song, Các con luôn có một chân trước chân kia, sẵn sàng lên đường, cất cánh. Các con có sức mạnh tuyệt vời và các con có thể nhìn về phía trước lòng đầy hy vọng mênh mông. Các con là lời hứa hẹn của sự sống và con có một sự kiên trì (xem Christus Vivit, 139) mà các con không bao giờ được đánh mất hoặc để bất cứ ai đánh cắp khỏi các con.

Làm thế nào để các con biến giấc mơ của mình thành sự thực? Làm thế nào để các con giúp giải quyết các vấn đề của đất nước các con ? Lời của Cha muốn nói với các con là. Đừng để bản thân bị cướp mất niềm vui. Hãy tiếp tục ca hát và tự phát biểu một cách trung thành với tất cả những điều tốt đẹp mà các con đã học được từ truyền thống của các con. Không ai cướp mất niềm vui của các con! Cha nói với các con rằng có nhiều cách để nhìn về đường chân trời, thế giới của chúng ta, hiện tại và tương lai. Nhưng hãy cảnh giác trước hai thái độ giết chết ước mơ và hy vọng. Thái độ cam chịu và lo lắng. Đây là những kẻ thù lớn của cuộc sống, bởi vì chúng thường đẩy chúng ta vào một con đường dễ dãi nhưng tự đánh bại bản thân mình, và tốn phí phải trả thì rất cao... Chúng ta phải trả bằng hạnh phúc và thậm chí bằng cả mạng sống của mình. Biết bao lời hứa trống rỗng về hạnh phúc kết cục đã hủy hoại nhiều cuộc sống! Chắc chắn các con biết bạn bè hoặc người quen - hoặc thậm chí đã tự mình trải nghiệm - rằng trong những thời điểm khó khăn và đau khổ, khi mọi thứ dường như sụp đổ, thật dễ dàng để bỏ cuộc. Các con phải hết sức cẩn thận, bởi vì thái độ này khiến các con đi sai đường. Khi mọi thứ dường như đứng yên và trì trệ, khi các vấn đề bản thân của chúng ta gây rắc rối cho chúng ta và các vấn đề xã hội không đáp ứng bằng các giải pháp đúng đắn, sẽ không có ích gì nếu bỏ cuộc” (ibid., 141).

Cha biết hầu hết các con say mê bóng đá. Cha nhớ một cầu thủ tuyệt vời từ các vùng đất này đã học cách không bỏ cuộc: Eusébio da Silva, Con Gấu Đen. Anh bắt đầu sự nghiệp thể thao của mình ở thành phố này. Các khó khăn kinh tế nghiêm trọng của gia đình anh và cái chết sớm sủa của cha anh không ngăn anh mơ ước; niềm đam mê bóng đá khiến anh kiên trì, tiếp tục mơ ước và tiến về phía trước. Anh đã lo liệu ghi được bảy mươi bảy bàn thắng cho đội Maxaquene! Mặc dù có rất nhiều lý do để bỏ cuộc...

Ước mơ và khao khát được chơi của anh khiến anh tiếp tục, nhưng điều quan trọng không kém là tìm được người chơi cùng. Các con biết rằng trong một đội không phải ai cũng như ai; họ đều không làm cùng những điều như nhau hoặc suy nghĩ giống nhau. Mỗi người chơi có thiên phú riêng của mình. Chúng ta có thể thấy và đánh giá điều này ngay trong cuộc gặp gỡ này của của chúng ta. Chúng ta đến từ những truyền thống khác nhau và chúng ta thậm chí còn có thể nói các ngôn ngữ khác nhau, nhưng điều này không ngăn chúng ta ở đây, cùng với nhau như một nhóm.

Nhiều đau khổ đã và vẫn còn đang được gây ra bởi vì một số người cảm thấy có quyền quyết định ai có thể “chơi” và ai nên ngồi “trên băng ghế”. Những người như vậy dành cuộc sống của họ để chia rẽ và tách biệt. Các người trẻ thân mến, ngày nay, các con đang cung hiến một thí dụ và một nhân chứng cho cách chúng ta nên hành động ra sao. Các con hỏi Cha: Làm thế nào chúng con có thể làm một điều gì đó cho đất nước của chúng con?” Bằng cách làm như các con đang làm bây giờ, bằng cách ở bên nhau bất chấp mọi thứ có thể chia rẽ các con, bằng cách luôn tìm kiếm cơ hội để thể hiện ước mơ của các con cho một đất nước tốt đẹp hơn. Nhưng luôn với nhau.
Điều chủ yếu là không bao giờ quên rằng “Thù hằn xã hội ... là phá hoại. Các gia đình bị phá hủy bởi sự thù hằn. Các quốc gia bị phá hủy bởi lòng thù hằn. Thế giới bị hủy diệt bởi sự thù hằn. Và thù hằn lớn nhất tất cả là chiến tranh. Hôm nay chúng ta thấy thế giới đang tự hủy hoại bằng chiến tranh Vì vậy hãy tìm các cách xây dựng tình bạn xã hội. Nó không phải là điều dễ dàng; nó luôn có nghĩa phải từ bỏ một điều gì đó và thương lượng, nhưng nếu chúng ta làm điều này vì mục đích giúp đỡ người khác, chúng ta có thể có trải nghiệm tuyệt vời về việc đặt các khác biệt của chúng ta sang một bên và cùng nhau làm việc vì một điều gì đó lớn hơn. Nếu, do kết quả của các nỗ lực đơn giản và đôi khi đắt giá của chúng ta, chúng ta có thể tìm được các điểm thỏa thuận giữa xung đột, xây dựng các cầu nối và tạo hòa bình vì lợi ích của mọi người, thì chúng ta sẽ trải nghiệm phép lạ của nền văn hóa gặp gỡ” (ibid., 169).

Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng: “Nếu bạn muốn tới đâu đó một cách vội vàng, hãy bước một mình; nếu bạn muốn đi xa, hãy bước với người khác”. Chúng ta cần luôn luôn mơ ước với nhau, như các con đang làm hôm nay. Ước mơ với người khác, đừng bao giờ chống lại người khác. Hãy tiếp tục mơ ước theo cách các con mơ ước và chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này: mọi người với nhau và không có rào cản. Đây là một phần trong “trang sử mới” của Mozambique.

Chơi như một đội khiến chúng ta thấy rằng kẻ thù của những giấc mơ và cam kết không chỉ là bỏ cuộc mà còn là sự lo lắng. “Sự lo lắng này có thể chống lại chúng ta bằng cách khiến chúng ta bỏ cuộc bất cứ khi nào chúng ta không thấy kết quả tức khắc. Các giấc mơ tốt đẹp nhất của chúng ta chỉ đạt được thông qua hy vọng, kiên nhẫn và cam kết, chứ không vội vàng. Đồng thời, chúng ta không nên do dự, ngại nắm bắt cơ hội hay mắc sai lầm (sđd., 142). Những điều đẹp đẽ nhất cần thời gian mới thành hình, và nếu thoạt đầu, một điều gì đó không thành công, thì đừng sợ tiếp tục cố gắng. Đừng sợ phạm sai lầm! Chúng ta có thể phạm một ngàn sai lầm, nhưng chúng ta đừng bao giờ sa vào cái bẫy bỏ cuộc vì lúc đầu mọi thứ không suông sẻ. Sai lầm tồi tệ nhất là để cho sự lo lắng khiến các con từ bỏ giấc mơ về một đất nước tốt đẹp hơn.

Thí dụ, các con có trước mắt chứng từ đẹp đẽ của Maria Mutola, người đã học được cách kiên trì, tiếp tục cố gắng, mặc dù em ấy đã không đạt được mục tiêu huy chương vàng trong ba Thế vận hội đầu tiên. Rồi, trong nỗ lực thứ tư của em, vận động viên 800 mét này đã giành được huy chương vàng tại Thế vận hội Sydney. Các nỗ lực của em không khiến em tự loay hoay với chính em; chín danh hiệu thế giới của em đã không để em quên dân tộc em, nguồn gốc của em: em tiếp tục tìm kiếm những đứa trẻ khó nghèo của Mozambique. Chúng ta thấy thể thao đã dạy chúng ta kiên trì ra sao trong các giấc mơ của chúng ta!

Cha muốn nói thêm một điều quan trọng: hãy chú ý đến người cao niên.

Người cao niên có thể giúp giữ cho các giấc mơ và khát vọng của các con không bị phai mờ, không bị chùn bước ở trải nghiệm đầu tiên gặp khó khăn hay bất lực. Các ngài là gốc rễ của chúng ta. “Hãy nghĩ về điều đó: nếu ai đó nói với người trẻ làm ngơ lịch sử của họ, bác bỏ các kinh nghiệm của người cao niên của họ, khinh bỉ quá khứ và mong chờ một tương lai mà anh ta hy vọng, thì há không dễ dàng hay sao trong việc kéo họ đi theo để họ chỉ làm những gì người này nói với họ? Anh ta cần những người trẻ phải nông cạn, mất gốc và không tin tưởng, để họ chỉ có thể tin tưởng vào những lời hứa hẹn của anh ta và hành động theo các kế hoạch của anh ta. Đó là cách các ý thức hệ khác nhau hoạt động: chúng phá hủy (hoặc tháo bỏ) tất cả các khác biệt để chúng có thể trị vì không bị chống đối. Tuy nhiên, để làm được như vậy, chúng cần những người trẻ tuổi không ích lợi gì cho lịch sử, những người từ bỏ gia tài tinh thần và nhân bản thừa hưởng từ các thế hệ đi trước và không biết gì về mọi điều xuất hiện trước họ” (Ibid., 181).

Các thế hệ cao niên có nhiều điều để nói và cung cấp cho các con. Đúng là, đôi khi người cao niên chúng tôi có thể hống hách và cằn nhằn, hoặc chúng tôi có thể cố gắng khiến các con hành động, nói và sống giống như cách chúng tôi làm. Các con sẽ phải tìm ra con đường riêng của mình, nhưng bằng cách lắng nghe và đánh giá cao những người đã đi trước các con. Há đây không phải là điều các con làm với âm nhạc của các con hay sao? Trong marrabenta, tức âm nhạc truyền thống của Mozambique, các con kết hợp các nhịp điệu hiện đại khác, và pandza đã ra đời. Những gì các con lắng nghe, những gì các con thấy cha mẹ và ông bà của mình hát và nhảy theo, các con đã lấy và làm thành của riêng mình. Vậy thì, đó là con đường mà Cha muốn chỉ ra cho các con, một con đường “phát sinh từ tự do, nhiệt huyết, sáng tạo và những chân trời mới, đồng thời, nuôi dưỡng các gốc rễ từng nuôi dưỡng và duy trì chúng ta” (ibid., 184).

Tất cả những điều này là những điều nhỏ nhặt, nhưng chúng có thể mang đến cho các con sự hỗ trợ mà các con không nên bác bỏ khi gặp khó khăn nhưng phải tiến về phía trước với lòng hy vọng, tìm ra những cách thức và lối thoát mới để phát biểu óc sáng tạo của mình và cùng nhau đối diện với các vấn đề trong tinh thần liên đới.

Nhiều người trong các con được sinh ra vào thời điểm hòa bình, một nền hòa bình khó giành được không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được và mất nhiều thời gian mới xây dựng được. Hòa bình là một diễn trình mà các con cũng được kêu gọi để thúc đẩy, bằng cách luôn sẵn sàng tiếp cận với những người gặp khó khăn. Bàn tay dang rộng và tình bạn tìm được biểu thức cụ thể có một sức mạnh lớn lao xiết bao! Cha nghĩ tới sự đau khổ của những người trẻ đầy ước mơ đến tìm việc làm trong thành phố, và là những người ngày nay vô gia cư, vô gia đình và bạn bè thực sự. Học cách cung ứng cho người khác một bàn tay giúp đỡ và dang rộng là điều quan trọng xiết bao! Hãy cố gắng phát triển tình bạn với những người có suy nghĩ khác với các con, để tình liên đới gia tăng giữa các con và trở thành vũ khí tốt nhất để thay đổi tiến trình lịch sử.

Hình ảnh của bàn tay dang rộng cũng khiến chúng ta nghĩ đến sự cần thiết phải cam kết chăm sóc trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta. Các con thực sự đã được chúc phúc với vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời: rừng và sông, thung lũng và đồi núi và rất nhiều bãi biển đẹp đẽ.

Tuy nhiên, đáng buồn thay, một vài tháng trước, các con đã chịu đựng sự tấn công của hai cơn bão và thấy các hậu quả của thảm họa sinh thái mà chúng ta đang trải qua. Nhiều người, trong đó có một số lượng lớn những người trẻ tuổi, đã tiếp nhận thách đố cấp bách trong việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Đây là thách thức đặt ra cho chúng ta: bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Ở đây, các con có một giấc mơ đẹp đẽ để cùng nhau vun đắp, như một gia đình, một thử thách lớn lao có thể giúp các con đoàn kết. Cha tin chắc rằng các con có thể là tác nhân của sự thay đổi rất cần thiết này: bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, một ngôi nhà thuộc mọi người và dành cho mọi người.

Hãy để Cha tạm biệt các con bằng một ý nghĩ cuối cùng: Thiên Chúa yêu các con, và đây là điều mà tất cả các truyền thống tôn giáo của chúng ta đều đồng ý. “Đối với Người, các con có giá trị; các con không vô nghĩa. Các con quan trọng đối với Người, vì các con là công trình của bàn tay Người. Đó là lý do tại sao Người quan tâm đến các con và nhìn các con với tình âu yếm. Hãy tín thác vào ký ức của Thiên Chúa... Ký ức của Người là một trái tim đầy lòng trắc ẩn dịu dàng, một trái tim tìm thấy niềm vui trong việc ‘xóa bỏ’ khỏi chúng ta mọi dấu vết của tội ác. Người không theo dõi các thất bại của các con và Người luôn giúp các con học được điều gì đó ngay từ những sai lầm của các con. Vì Người yêu các con. Hãy cố gắng giữ thinh lặng trong giây lát và để bản thân cảm nhận được tình yêu của Người. Cố gắng dập tắt mọi ồn ào bên trong, và nghỉ ngơi giây lát trong vòng tay yêu thương của Người” (Christus Vivit, 115).

Tình yêu đó của Thiên Chúa rất đơn giản, im lặng và kín đáo: nó không chế ngự chúng ta hay tự áp đặt lên chúng ta; nó không phải đinh tai nhức óc hay hào nhoáng. Nó là “một tình yêu tự do và giải thoát, một tình yêu chữa lành và làm trỗi dậy. Tình yêu của Chúa liên quan tới nâng cao hơn là hạ gục, tới hòa giải hơn là cấm đoán, tới việc cung ứng các thay đổi mới hơn là lên án, tới tương lai hơn là quá khứ” (sđd., 116).

Cha biết rằng các con tin vào tình yêu này, một tình yêu làm cho sự hòa giải trở thành có thể. Và bởi vì các con tin vào tình yêu này, Cha chắc chắn rằng các con đầy hy vọng và các con sẽ không thất bại trong việc bước đi một cách hân hoan trên các nèo đường hòa bình.

Cảm ơn các con rất nhiều và, xin vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho Cha.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các con.
 
Top Stories
Taxila Archaeological Site: The Forgotten Legacy of St. Thomas in Pakistan
Églises d'Asie
09:46 05/09/2019
The archaeological site of Sirkap in Punjab province is today considered by many Pakistani Christians as one of the main pilgrimage destinations in the country. Every year, on July 4, several thousand faithful come to the ruins of Taxila, on the site of Sirkap, to celebrate the feast of the apostle St. Thomas. The latter, according to Christian tradition, passed through the site on his way to India, to preach the Gospel before the court of King Gondophares. Yet protected by Pakistani law and classified as World Heritage by Unesco, the site remains too neglected. Its renovation was just one of the topics discussed at the meeting on July 4, between a delegation of the Pakistan Episcopal Conference and Prime Minister Imran Khan.

For twenty years, Abdul Rehman tells of the visit of the apostle Saint Thomas to the archaeological site of Sirkap, in the province of Punjab. "Christian pilgrims, pastors, priests, foreign tourists and history students are among the most numerous visitors," says the 47-year-old tour guide. "Among them, there are also many Muslims who claim that their prayers have been heard, even if none of them will proclaim it publicly. "Abdul Rehman is one of four staff members of the archeology department of Pakistan province, based in Sirkap, where the Taxila ruins, dating from the second century AD, are located. Taxila is known as the center of the ancient Buddhist kingdom of Ghandara (500 BC to 200 AD). Archaeologists have discovered the location of several Buddhist monasteries in Sirkap, as well as temples belonging to Jainism, Hinduism and Zoroastrianism. According to tradition, St. Thomas passed by Taxila on his way to India. He would have preached before the court of King Gondophares. A work dating from the early third century AD, known as the Acts of St. Thomas, was discovered in 1822 in Syria. The text affirms that at the saint's passage, the king gave him money by ordering him to build a royal palace; St. Thomas, on the other hand, would have given all the money in alms. According to the text, when the king discovered it, the latter would have ordered that the saint be burned alive. But the king's brother, named Gad, died shortly afterwards and miraculously returned to life. The king then forgave the saint and converted to Christianity, with all the inhabitants of his capital. Today, the site of Sirkap is protected since a law passed by the Parliament of Pakistan in 1975. Sirkap is also classified as World Heritage by Unesco.

The Taxila Cross discovered in 1935

In 1935, a farmer plowing a field near the ruins discovered a cross, which was later presented to the Anglican bishop of Lahore. The famous "Taxila Cross" is now preserved in the Anglican Cathedral of the Resurrection, in the capital of Punjab. Sirkap is still one of the main pilgrimage sites for Pakistani Christians. Thus, on July 3, each year, several thousand of them come to celebrate the feast of St. Thomas at Sirkap, to pray and light candles. Many baptisms of adults and children are celebrated there. The ruins of Taxila remain one of the most endangered archaeological sites, according to the World Heritage Fund, which supports the preservation of historic architectural sites around the world."Four of our colleagues were fired this year. We do our best to clean the site and get rid of weeds and debris, while ensuring safety, " says Abdul Rehman.

Sanctuary project

The renovation of the site was one of the main themes discussed at the meeting, on July 4, between a delegation of the Pakistan Episcopal Conference and Pakistani Prime Minister Imran Khan. Joseph Arshad, Archbishop of Islamabad-Rawalpindi and President of the Episcopal Conference of Pakistan, proposed building a shrine in Sirkap and paying property taxes in exchange for control of the land. The Prime Minister promised to raise the subject with his cabinet. For his part, the Minister of Human Rights and Minority Affairs of Punjab, Ejaz Alam Augustine, welcomes the project of building a chapel and a park in Sirkap. "This project, to be launched in October, will strengthen the community and protect our heritage,"he said on August 17 in Lahore. "The Prime Minister is very interested in promoting religious tourism. "

(Source: Églises d'Asie - le 05/09/2019, With Ucanews, Taxila)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ và chuyến đi phá băng của ĐHY Roger Etchegaray
Trần Vinh
16:42 05/09/2019
Tình hình băng giá Vatican – Hà Nội

Chủ nghĩa Cộng sản vốn xung khắc với tôn giáo. Vì thế, từ 1954, khi Cộng sản Hà Nội chiếm được một nửa nước thì họ thi hành chính sách khống chế và triệt tiêu các tôn giáo, nhất là Công Giáo. Đúng vào thời điểm đó, cuộc di cư vào Nam để tị nạn Cộng sản của hàng trăm ngàn người Công Giáo Miền Bắc càng làm cho nhà cầm quyền Cộng sản thêm đố kị người Công Giáo.

Tình hình Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc đang cực kì khó khăn thì xẩy ra vụ chịu chức chui của Đức cha Bùi Chu Tạo (Phát Diệm) tại Hà Nội vào năm 1959 dẫn tới việc chính quyền CS Hà Nội trục xuất Đức Khâm sứ John Dooley. Từ đó, Cộng sản Hà Nội và Vatican không còn liên lạc ngoại giao chính thức, bang giao hoàn toàn bị đóng băng.

Tình trạng ấy đưa tới hệ luỵ là làm cho bộ mặt của GHCG Miền Bắc trở thành “hoang tàn” một cách mau chóng.

Nếu đọc loạt bài Giáo Hội Miền Bắc dưới thời Cộng Sản từ 1954 đến nay của LM Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R. (Nhiều kỳ. Tinhdongchuacuuthe.com), ta sẽ có cái nhìn tổng quát và cụ thể về tình trạng “hoang tàn” của GHCG miền Bắc sau 1954.

Thật vậy, Cộng sản Hà Nội coi Giáo Hội Công Giáo là lực lượng có những thế mạnh cạnh tranh với chế độ, cho nên một đàng họ tìm mọi cách triệt hạ Giáo hội, đàng khác, họ âm mưu biến Giáo hội trở thành công cụ của chế độ.

LM Nguyễn Ngọc Nam Phong viết: “GHCG Miền Bắc chỉ còn là ‘số sót’ giữa gọng kìm siết chặt bằng những chính sách triệt tiêu Giáo hội một cách có hệ thống của nhà cầm quyền Hà Nội… Hình ảnh Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê, vì bị chính quyền cản trở, hằng đêm, một mình bước đi trên tầng thượng của Tòa Giám mục để cầu nguyện, đến nỗi bước chân ngài tạo nên một lối mòn trên nền gạch, đã trở thành một câu chuyện điển hình về một thời gian khó của Giáo hội Miền Bắc…”.

Xin trở lại chuyện Đức cha Bùi Chu Tạo thụ phong giám mục: Năm 1957, Cha Bùi Chu Tạo được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám quản Giáo phận Phát Diệm. Ngày 24-01-1959, ngài lại được bổ nhiệm làm giám mục hiệu toà Numidia, nhưng chưa biết sẽ được tấn phong giám mục khi nào và ở đâu. May sao, cùng năm ấy, Đức Giám quản được phép lên Hà Nội chữa bệnh, Đức Khâm sứ Dooley liền lưu ý Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê, giám mục Hà Nội, nên lợi dụng cơ hội này để truyền chức giám mục cho Đức Giám quản Bùi Chu Tạo. Lập tức, lễ truyền chức diễn ra âm thầm tại Nhà thờ lớn Hà Nội với một vị chủ phong là Đức cha Trịnh Như Khuê, một vị thụ phong là Đức Giám quản Bùi Chu Tạo, tham dự thì có Cố Kim (Hội Thừa Sai Ba Lê), Phát Diệm có 2 cha già Kim và cha già Trình cùng một vài giáo dân Phát Diệm sống ở Hà Nội. Buổi truyền chức một giám mục mà như thế, có thể coi là một lễ phong chức “chui” (Xin coi Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ. Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm. Đắc Lộ Tùng Thư, Paris, 2001. Trang 248-251).

Tại Giáo phận Thái Bình, Đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ đã phải cải trang làm người “lái lợn”, bằng xích lô, bí mật lên Hà Nội để được tấn phong giám mục. Ngài đã được Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê tấn phong giám mục tại nhà nguyện Tòa giám mục ngay bên phòng ngủ của ngài.

Còn Đức Giám Mục Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, phải 19 năm sau khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục chính tòa (1960), trên đường chạy loạn vì cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung (1979), mới được Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng phong chức “giám mục chui” tại nhà nguyện toà giám mục Bắc Ninh.

Vận dụng sách lược tuyên truyền, Hà Nội phát động chiến dịch đả kích và bôi nhọ người Công Giáo với các khẩu hiệu: “Vì đạo mất nước”, “Theo đạo là theo Tây”, “Theo đạo là phản động”, “Đạo Công Giáo vất bỏ bàn thờ ông bà tổ tiên”, …

Những tay bồi bút cũng nhập trận: Chu Văn với trường thiên tiểu thuyết Bão Biển, Nguyễn Khải với tác phẩm Vỡ Đê… Những tác phẩm này được đưa vào sách giáo khoa nhằm nhồi sọ và đầu độc tinh thần và tình cảm cả một thế hệ tuổi trẻ. Phải nhìn nhận Cộng sản Hà Nội đã thành công trong âm mưu thâm độc này và đã làm cho lương dân ác cảm với người giáo dân, còn giáo dân thì bị cô lập và mang mặc cảm trong xã hội.

Đang khi đó, Cộng sản kiểm soát gắt gao, ngăn cấm giám mục và linh mục tiếp xúc mục vụ với tín hữu của mình. Họ cũng tìm cách “lương dân hoá” các xứ đạo có nhiều giáo dân đi Nam, và ở nhiều nơi, đã bắt giáo dân đi kinh tế mới ở mạn ngược xa xăm, không còn thấy bóng giáo đường.

Những thế mạnh của Giáo Hội Công Giáo là về giáo dục, y tế và bác ái xã hội thì bị Hà Nội ngăn cấm triệt để, đồng thời, họ tước đoạt mọi cơ sở mà Giáo hội đã xây dựng từ trước (các bệnh viện, các trường học…).

Người tín hữu bị coi là loại công dân hạng hai, không được tuyển dụng vào nhiều ngành nghề, nhất là ngành công an, tư pháp, công quyền, ngoại giao…

Trong âm mưu dùng người Công Giáo trị người Công Giáo, Hà Nội lập ra tổ chức “Uỷ Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Nước Và Yêu Hoà Bình” với tờ báo “Chính Nghĩa”.

Cộng sản Hà Nội còn dùng “Cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất” và “Chiến dịch cải tạo công thương nghiệp” để tiêu diệt nhiều linh mục và giáo dân nhiệt thành.

Để chèo chống con thuyền Giáo hội miền Bắc giữa cơn phong ba bão táp, LM Nguyễn Ngọc Nam Phong viết tiếp: “GHCG Miền Bắc thật sự may mắn còn có được những vị mục tử mạnh mẽ, can trường như Cha Chính Nguyễn Văn Vinh (1), Cha Thông, Cha Oánh, Đức cố Hồng Y Trịnh Văn Căn, Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, Cha Nhân (Hà Nội), Cha Hân (Bùi Chu), Cha Hy (Thái Bình), Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, Thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn Dòng Chúa Cứu Thế… Nhiều người trong số các vị ấy đã phải tù đày và nhiều vị đã chết rũ tù, mất xác nơi rừng thiêng nước độc”.

Chúng tôi xin ghi thêm một linh mục can trường khác nữa vào “Sổ Đoạn Trường” các vị giáo sĩ bị Cộng sản Hà Nội bách hại trong thời kỳ này. Đó là Đức ông Phaolô Tịnh Nguyễn Quang Thiều, linh mục Phát Diệm, biệt danh là “Cụ Sáu Việt Minh”. (2)

“Bên cạnh những vị mục tử can trường còn phải kể tới hàng trăm, hàng ngàn các ông chánh phó trương, các ông trùm họ, các ông chánh hội ca vịnh, hội thanh niên…và các giáo dân nhiệt thành đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt giữ, tù tội vì muốn trung thành với đức tin và vì lòng yêu mến Giáo Hội. Họ là những người tù không án, tự nhận mình là ‘thanh ngang của cây thập giá Chúa’ mà Tuân Nguyễn đã kể lại cho Phùng Quán với tất cả sự kính trọng và lòng ngưỡng mộ (x. Phùng Quán, Ba phút Sự thật, tr. 175-184). Họ là gần 100 tù nhân được Kiều Duy Vĩnh cung kính gọi là ‘các anh hùng tử đạo’ khi bị giam chung tại trại giam Cổng trời Cán Tỷ (3). Họ cũng có thể là Thầy Cân, là Hóa, những anh em Công Giáo được nhà văn Bùi Ngọc Tấn miêu tả trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Kể Năm 2000 với tình cảm quý mến dạt dào, vì tất cả đã sống kiên cường đúng mực, tốt với bạn tù”. (4)

Có thể nói, Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc không bị “cộng sản hóa” vì đã được Chúa ban cho những vị mục tử nhân lành, những tín hữu nhiệt thành dám liều mình vì đức tin.

Cộng sản Hà Nội lợi dụng lòng tốt và uy tín quốc tế của Vatican

Trên thực tế, tình trạng đóng băng không phải là tuyệt đối. Xem ra Vatican luôn luôn đóng vai Ông Thiện, còn CSVN luôn luôn chơi trò láu cá, lợi dụng lòng tốt và uy tín quốc tế của Vatican.

Từ 1965, Hoa Kì bắt đầu đi tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Việt Nam thì Vatican đã đóng vai môi giới giữa CSBV và Washington. Thế nhưng khi Giáo Hoàng Phalô VI muốn viếng thăm mục vụ cả hai miền Nam Bắc vào dịp lễ Giáng Sinh 1968 thì CSBV không chấp thuận.

Để chứng tỏ lập trường trung lập, trung tuần tháng 9-1970, khi đi thăm Á châu, Giáo Hoàng Phaolô VI đã “né” không tới thăm Đài Loan và Việt Nam Cộng Hoà là 2 nước tự do và chống Cộng, mặc dù Việt Nam có số tín hữu đông thứ nhì ở Á Châu. Rồi khi bay qua lãnh thổ Việt Nam, vị giáo hoàng này đã chọn ngay tại Vĩ tuyến 17 là làn ranh phân chia Bắc - Nam để gửi thông điệp cho cả Sài Gòn lẫn Hà Nội.

Khi cuộc Hoà Đàm Paris về chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, phía CSVN cần nhờ đến uy tín của Vatican thì họ lại tìm đến Vatican.

Hồi tháng 2 năm 1971, Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng ngoại giao của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam kiêm trưởng phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tại Hoà Đàm Paris, đã tới Vatican và được giới chức cao cấp Vatican tiếp đón.

Hoà đàm Ba Lê về chiến tranh VN kết thúc và các bên kí nghị định vào ngày 27-01-1973. Coi như phía CSVN thắng lợi lớn, cho nên họ lại kéo nhau tới Roma. Ngày 14-02-1973, Giáo Hoàng Phaolô VI chính thức tiếp Xuân Thủy là trưởng phái đoàn CSBV tại Hoà Đàm Paris và Ngài gọi đó là “ngày đáng ghi nhớ”. Rồi 3 tháng sau, ngày 12-5-1973, ngài lại tiếp Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hiếu của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.

Những viên chức Cộng sản tới Vatican để nhằm những mục tiêu nào thì chúng tôi không biết hết, nhưng chắc chắn có dụng ý để Vatican “đóng dấu” giá trị ngoại giao cho cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được ngang bằng với Việt Nam Cộng Hòa.

Cộng sản Hà Nội ăn cháo đá bát

Sau khi CSBV chiếm được miền Nam ngày 30-4-1975, họ liền quên hết mọi giao hảo trước đó. Họ trục xuất Đức Khâm sứ Henri Lemaitre ở Sài Gòn, bắt giam Đức TGM Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, tổng giam mục phó Sài Gòn, cô lập và làm khó dễ Đức cha Phạm Ngọc Chi, Đức TGM Nguyễn Kim Điền… Ban Tôn giáo Chính phủ CS có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của GHCGVN.

Sau chuyến đi Việt Nam lần đầu tiên, Đức Hồng Y R. Etchegaray viết trong hồi kí nhận xét của Ngài như sau: “Lúc đó đất nước được lãnh đạo bởi một đảng duy nhất với những biện pháp khắt khe: hạn chế việc những thanh niên vào chủng viện, trục xuất các thừa sai, cấm đoán báo chí Công Giáo (ngoại trừ một tờ báo Công Giáo ‘yêu nước’), hạn chế hoạt động của các dòng tu vốn khá đông đảo trong đất nước này, và cách chung vi phạm quyền tự do thờ tự. Đó là chưa nói đến việc các linh mục bị cầm tù: còn hàng trăm linh mục bị giam giữ, trong đó một số là tuyên úy quân đội…” (5)

Nhận xét của Đức Hồng Y R. Etchegaray, thực ra, mới chỉ nói lên được một phần sự thật. Đối với chúng ta là người Việt Nam, đương nhiên hầu như ai cũng biết thêm nhiều khía cạnh bi đát khác nữa trong âm mưu biến GHCGVN thành một tổ chức nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Thời gian vẫn trôi đi mãi. Nhân loại tiến bộ nhanh đến chóng mặt.

Rồi cũng tới lúc CSVN phải điều chỉnh phần nào chính sách ngoại giao với Vatican. Có 2 lí do chính: Một là, thế giới ngày nay đang diễn ra hiện tượng toàn cầu hoá. Các phương tiện truyền thông và giao thông cho phép nhân loại thu ngắn tối đa yếu tố thời gian và không gian. Thế giới càng ngày càng áp dụng phương thức phân công phân nhiệm giữa các quốc gia với nhau trong các lãnh vực khoa học, kĩ nghệ, kinh tế, thương mại, chính trị, giáo dục… Hai là, sau khi chiếm được quyền cai trị toàn lãnh thổ, người Cộng sản VN đã lúng túng vụng về trong công cuộc phục hồi và phát triển đất nước. Họ phạm rất nhiều sai lầm nghiêm trọng. Hệ luỵ là sau mấy chục năm hoà bình tái lập mà đất nước không sao ngóc đầu lên được.

Trước tình hình quốc tế và quốc nội như tế, CSVN không thể duy trì mãi tình trạng tự cô lập và bị cô lập.

Đức ông Thụ và chuyến đi phá băng của Đức Hồng Y Roger Etchegaray

Ngày 13-01-2011 là ngày rất quan trọng, bởi vì là ngày Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI cử đặc sứ không thường trực Leopoldo Girelli sang Việt Nam, đánh dấu quan hệ ngoại giao Vatican – VN Cộng sản được tái lập. Tuy dù mối quan hệ này mới ở mức độ rất thấp, nhưng dù sao vẫn hơn là không có gì. Mối quan hệ này sở dĩ có được là kết quả của cả một quá trình lâu dài mà vị tiên phong phá băng chính là Đức Hồng Y R. Etchegaray.

Thật vậy, đầu năm 1989, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chính thức mời một viên chức Toà Thánh sang thăm Việt Nam (chắc chắn là phải được nhà nước CS bật đèn xanh).

Theo thông lệ, lần đầu tiên Vatican chỉ gửi đi một viên chức mang tước đức ông. Nhưng lúc này đây, có một viên bí thư người Việt Nam ngày đêm kề cận Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đó là Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ. Bởi vì Đức ông Thụ có quá trình lâu dài trong sinh hoạt ngoại giao ở Việt Nam, cho nên Đức ông đã dám có sáng kiến đột phá, biến thông lệ thành biệt lệ.

Mãi sau này, Đức ông Thụ mới tiết lộ về biến cố này. Ý thức được hết tầm quan trọng của chuyến đi tiên phong tới Việt Nam của vị đại diện Vatican, Đức ông Thụ đã mạnh dạn đệ trình Đức Thánh Cha ý kiến: nên gửi Đức Hồng Y Roger Etchegaray sang Việt Nam thay vì gửi một vị chỉ có tước đức ông. Đức Thánh Cha hỏi vì sao? Đức ông Thụ thưa: Một là vì Đức Hồng Y R. Etchegaray là một vị Hồng Y, chức vụ là chủ tịch Uỷ an Công Lí và Hoà Bình, thì uy tín hơn một đức ông; hai là Đức Hồng Y là người Pháp cho nên dễ dàng nói chuyện với một số viên chức lãnh đạo Cộng sản VN lớn tuổi biết tiếng Pháp. Đức Thánh Cha suy nghĩ một lúc và chấp thuận ý kiến của Đức Ông Thụ. Ngài bảo “Vậy cha đi gặp Đức Hồng Y xem. Nếu ngài bằng lòng thì mới phái đi”. Đức ông Thụ vui mừng tới gặp Đức Hồng Y R. Etchegaray để thưa chuyện. Nghe xong, Đức Hồng Y vui vẻ nhận lời ngay.

Quả đúng như dự kiến của Đức ông Thụ, chuyến đi lần đầu tới VN của Đức Hồng Y R. Etchegaray ngày 01-7-1989, có Đức ông Nguyễn Văn Phương tháp tùng, đã chọc thủng được bức màn ngăn cách Vatican và Việt Nam Cộng sản. Đức Hồng Y được đi thăm 11 giáo phận và được giáo dân khắp nơi đón tiếp nồng nhiệt. Thủ tướng CSVN Đỗ Mười nói hai bên cần phải “đối thoại”; còn Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn thì cho chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y như là một “Lễ Hiện Xuống!”.

Sau đó, Đức Hồng Y R. Etchegaray còn trở lại VN 2 lần nữa (lần thứ hai và thứ ba), mang sứ mạng giải toả thêm bế tắc ngoại giao giữa đôi bên.

Lần 2: Đức Hồng Y R. Etchegaray sang Hà Nội dự lễ tang Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn cử hành ngày 25-5-1990. Ngài là chức sắc tôn giáo ngoại quốc duy nhất hiện diện trong buổi lễ này. Khoảng 5 tháng sau đó, ngày 25-10-1990, lần đầu tiên, 22 giám mục Việt Nam được đi “Ad limina” ở Roma (“Ad limina” là truyền thống của các giám mục thế giới, cứ 5 năm về Roma để viếng mộ Thánh Phêrô và bái kiến Đức Thánh Cha).

Lần 3: Từ 6 đến 14-11-1990: Đức Hồng Y R. Etchegaray lại bay sang Việt Nam, dẫn theo phái đoàn chính thức gồm có Đức ông Claudio Celli, thứ trưởng ngoại giao, có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương tháp tùng. Đức Hồng Y đã gặp một số yếu nhân CSVN: Thủ tướng Đỗ Mười, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Nội vụ Mai Chí Thọ và làm việc nhiều giờ với Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ là Nguyễn Chính. Hai bên bàn bạc nhiều việc liên quan tới Giáo Hội CGVN (Xem thêm Công Giáo và Dân Tộc, số 1793 – 1794. Trang 44).

Sau chuyến đi “phá băng” tới Việt Nam Tháng 7-1989, vào Mùa Giáng Sinh 1989, Đức Hồng Y R. Etchegaray lại được giao sứ mệnh ngoại giao “phá băng” tới Cuba gặp Chủ tịch Fidel Castro, sau 30 năm (1975-1989) cắt đứt ngoại giao giữa Cuba và Vatican.

Kết

Câu chuyện trên đây có tính lịch sử và cho phép rút ra 2 nhận xét:

Một: Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ là người có con mắt tinh tường đã khám phá ra bản lãnh “phá băng” của Đức Hồng Y Roger Etchegaray.

Hai: Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ không chỉ là viên bí thư thông thường của Đức Thánh Cha Gioan Phalô II, mà đôi khi, còn can đảm “hiến kế” cho Đức Thánh Cha nữa.

Như thế mới hiểu tại sao Đức Thanh Cha Gioan Phaolô II yêu mến viên bí thư người Việt Nam của Ngài và Ngài cũng yêu mến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam một cách đặc biệt hơn.

Chú thích

1. Mời đọc bài Thằng Khùng (tức Cha Chính Vinh) của Phùng Quán. www.lienvung.de.)

2. Đức ông Phaolô Tịnh Nguyễn Quang Thiều là linh mục Giáo phận Phát Diệm. Sau 1945 là thời Việt Minh, vì Cụ hoạt động chống Pháp hăng quá cho nên giáo dân Bùi Chu, Phát Diệm gọi là “Cụ Sáu Việt Minh” (liên tưởng tới Cha Trần Lục, vị linh mục khai sơn phá thạch vĩ đại của Phát Diệm cũng từng được gọi là Cụ Sáu, 1825-1899).

Cha Thiều chịu chức linh mục ngày 31-10-1947. Cha đã soạn một bản qui tắc đời sống linh mục cho mình như sau: tĩnh tâm hằng tháng; xưng tội và gặp cha linh hướng hằng tuần; nguyện ngắm, dâng thánh lễ, xét mình, viếng Thánh Thể, đọc kinh phụng vụ trước Thánh Thể hằng ngày.

Ngày 02-3- 1952, Cha Thiều được sai đi coi xứ thuộc vùng Việt Minh kiểm soát. Vừa ra tới vùng Việt Minh, Cha bị bắt ngay. Từ đó Cha bắt đầu nếm đủ mùi tân khổ: Bắt bớ, tù đày, biệt giam, tra khảo, đấu tố, vu vạ, bỏ đói, xiềng xích, gông cùm, đánh đập… Cha Thiều đã từng trải qua nhiều trại giam, kể cả 2 trại hoả ngục trần gian là Lý Bá Sơ và Hoả Lò.

Ngày 23-12- 1954, Cha Thiều được “khoan hồng”, nhưng bị lệnh quản chế ngặt nghèo 20 năm. Cha muốn đi đâu cũng phải xin phép. Trên thực tế, thời gian quản chế kéo dài tới 33 năm, mãi 15-6-1987 mới đưọc “giải quản”, nhưng vẫn bị chỉ định cư trú, đi đâu phải báo cáo. Cha Thiều tâm tình: “30 năm không được đi, không được làm”.

Theo Hồi Ký của Cha Thiều thì Cha đã từng được Đức Cha Bùi Chu Tạo đề cử làm giám mục, nhưng nhà nước CS không bao giờ chấp thuận. Dù vậy, Đức cha Phát Diệm vẫn tín nhiệm Cha Thiều là linh mục tổng đại diện từ 17-6-1984. Ngày 27-01-1996, Toà Thánh ban tước “Đức Ông” cho Cha. Đức ông Phaolô Giuse Nguyễn Quang Thiều qua đời ngày 12-8-2000.

Bản thân chúng tôi từng nếm mùi tù cải tạo CS lâu hơn Cụ Thiều nhiều, nhưng mà khi đọc cuốn Hồi Ký của “Cụ Sáu Việt Minh”, chúng tôi phải thú thật là số năm tù của chúng tôi tuy dài hơn, nhưng không thể nào so sánh được với những gian khổ, những cực hình mà Cụ đã phải chịu. Suy ngẫm đời sống tu trì Tin Cậy Mến tuyệt đối và những gian khổ trên đường mục vụ gương mẫu của cuộc đời Cụ Thiều trong thiên chức linh mục, thiển nghĩ, Cụ xứng đáng liệt hàng thánh nhân và nhập ngành hiển tu (confessor) vinh phúc.

(Mời đọc Nhật Ký Của “Cụ Sáu Việt Minh”. Sài Gòn, 2007. In chui. 513 trang. Vũ Sinh Hiên giới thiệu. Cũng có thể đọc bài ngắn của Kim n nhan đề: Chân Dung Linh Mục: Đức ông Nguyễn Quang Thiều. xuanbichvietnam.wordpress.com).

3. Hồi ký Cổng Trời Cán Tỷ của Kiều Duy Vĩnh. www.vantuyen.net

4. Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tr. 60.

5. Hồi ký của Đức Hồng Y R. Etchegaray “J’ai senti battre le coeur du monde” (Tôi đã nghe nhịp đập của trái tim thế giới), Nhà xuất bản Fayard, tháng 11-2007. NTL chuyển ngữ. Tuần báo Công Giáo và Dân Tộc, số 1793-1794, ngày 28-1-2011, trang 44.
 
Văn Hóa
Tâm Niệm Về Cuộc Đời Me Teresa Calcutta :Lễ kính 5/9/2019
Đinh Văn Tiến Hùng
10:13 05/09/2019
Tâm Niệm Về Cuộc Đời Me Teresa Calcutta

* Lễ kính 5/9/19
Một lối sống đơn sơ !
Một tâm hồn tuyệt vời !
*Kết quả của Im lặng là Cầu nguyện.
Kết quả của Cầu Nguyện là Đức tin.
Kết quả của Đức tin là Tình yêu.
Kết quả của Tình Yêu là Phục vụ.
Kết quả của Phục Vụ là Bình an.
( Tâm niệm sống của Mẹ )

*CẦU NGUYỆN.
Chính Chúa đã dạy chúng ta cầu nguyện qua kinh ‘Lạy Cha’ :’Lạy Cha chúng con ở trên trời….’ ( Mt.6: 5-13 )
-Cầu nguyện cho tâm hồn con lắng đọng,
Để con được sống bên Chúa nhiều hơn,
Để dâng lời cảm tạ Chúa ban ơn,
Cho con cùng tha nhân mình phục vụ.

*ĐỨC TIN.
“Những gì các ngươi làm cho anh em bé nhỏ của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta. Và những gì các ngươi đã không làm cho anh em bé nhỏ của Ta, là các ngươi đã không làm cho chính Ta.” ( Mt.25: 40- 45 )
-Đức Tin không hành động, Đức Tin chết,
Xin cho con tuân giữ lời Chúa truyền,
Bao người nghèo đói đau khổ triền miên,
Con nhận diện tha nhân là chính Chúa.

*TÌNH YÊU
“Thiên Chúa thương yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” ( Mt.3: 16 )
-Tình yêu Chúa cao vời trên Thập Giá,
Nhưng biết bao người giả điếc làm ngơ,
Kẻ nghèo khổ, bệnh hoạn…bị chối từ,
Cho con biết giơ hai tay che chở.

*PHỤC VỤ.
“Vậy nếu Ta là Thày là Chúa còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Ta đã nêu gương cho các con, ngõ hầu như Ta đã làm cho các con thế nào, các con cũng phải làm như vậy. (Yn.13: 14- 15)
-Phục vụ đừng nên tính bằng con số,
Mỗi việc làm cần mang đến thương yêu,
Đừng nghĩ rằng ta phải cho thật nhiều,
Có Tình yêu đặt vào mới đáng kể.

*BÌNH AN
” Bình an cho các con ! ( Lc.24: 36 )
-Bình an cho nhân thế như Lời Chúa,
Chỉ đến với những ai có thiện tâm,
‘Biết quên mình là gặp lại bản thân,
Chính lúc chết là muôn đời vui sống’

*Ôi Mẹ Thánh Tê-rê-sa,
Đời sống đơn giản lại là Vĩ Nhân,
Danh thơm tỏa sáng xa gần,
Sứ Thần Thiên Chúa thế trần kính yêu.
Con luôn ghi nhớ những điều,
Giáo huấn của Mẹ sớm chiều không quên.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Lá thư Canada: Niềm Tin Ấn Giáo
Trà Lũ
10:24 05/09/2019
Canada đang trải qua một mùa thu tuyệt vời, thời tiết dịu mát, nhiều ngày nhiệt độ chỉ khoảng trên dưới 20 độ C, tức khoảng 80 độ F bên Hoa Kỳ, trong khi bạn bè của tôi bên Pháp thì như chết ngộp, nghe nói có lúc thời tiết đã lên tới 40 độ C, kinh qúa. Đây quả là đất thiên đàng các cụ ạ. Đúng y như lời nhà văn Doãn Quốc Sĩ đã viết năm xưa về mùa thu : ‘... Mùa thu là mùa xuân thứ hai, ở đó mỗi chiếc lá là một bông hoa đẹp rực rỡ vì tất cả đều sắp héo tàn, chúng làm dáng một lần cuối cùng, trang điểm một lần cuối cùng cho tạo vật trước mùa tuyết phủ mênh mông...’

Thời tiết khí hậu đã tốt, mà thời tiết kinh tế cũng tốt qúa sức nữa, chính vì vậy mà văn phòng di dân cho biết các tỷ phú bên Tàu, bên Hong Kong, cả bên Đài Loan nữa đang đổ của về đây. Miền đất này có duyên nợ với người Tàu, họ đã mê từ lâu, từ hồi tổ tiên họ được thuê sang đây từ năm 1885 để làm công nhân xây đường xe lửa liên bang. Thấy miền đất tốt này qúa lý tưởng nên họ đã cố mang cả gia tộc sang đây, nên chính quyền Canada đã phải chặn lại, đã đánh thuế đầu người rất nặng. Năm 1923 Bộ Di Trú Canada đã phải cấm hẳn ngưòi Hoa, lệnh này mới được gỡ bỏ năm 1970. Nghĩ cũng kỳ, tại sao dân chúng cứ bỏ thiên đàng của bác Xít Bác Mao và bác Hồ mà chạy là thế nào. Chả lẽ mấy quan CS thông minh có học mà không nhìn thấy vấn đề này à ? Nhưng thôi, xin tạm ngưng chuyện này, để nói tiếp về mùa thu thơ mộng Canada.

Tháng Chin này chuyện nhiều lắm. Đầu tháng có lễ Lao động. Bên VN và Châu Âu lễ lao động vào đầu tháng Năm, bên Canada này vào đầu tháng Chín. Anh John làng tôi giải thích : Lao động bên VN và Âu Châu là lao động chân tay, lao động thân xác, còn ở đây lao động được hiểu thêm cả về tinh thần. Các thiếu nhi bé tí teo cắp sách đi học lần đầu là đang bước vào lao động tinh thần. Chả biết lời của anh John đúng bao nhiêu nhưng ngày khai trường ở đây là ngày tiếp theo lễ Lao động. Nhà tôi ở gần ngã tư, nên sáng nào tôi cũng được chứng kiến cảnh cha mẹ dắt con đi học, vui lắm. Ôi những em bé đôi mắt nai tơ líu ríu theo cha mẹ đến trường ngày khai giảng sao mà đẹp đến thế. Tôi nghe nói một số người đang vận động để cha mẹ đang đi làm sẽ đưọc nghỉ ngày này để dẫn con đến trường, dẫn con vào thế giới mới, thế giới học hành. Nhìn các em học sinh tiú tít gọi nhau đi học làm tôi nhớ ngày xưa của tôi, nhớ bài văn Tôi Đi Học của Thanh Tịnh quá, cái bài ấy hình như mở đầu thế này : ‘...Hằng năm cứ vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường...’ Các cụ còn nhớ bài này không cơ ?

Nhà văn Thanh Tịnh nói về ngày tựu trường vào cuối thu ở quê hương Việt Nam, còn ở Canada này thì ngày tựu trường lại vào giữa mùa thu, lá cây chưa hề rụng. Vườn cây còn đang xanh và xanh sung sức lắm. Tuần sau mới Tết Trung Thu cơ mà. Làng An Lạc của tôi, sau khi dắt con dắt cháu đi học, đã họp nhau ở nhà Cụ Chánh tiên chỉ, và đã nói biết bao nhiêu chuyện cao siêu và vĩ đại. Theo thói quen thì bao giờ mở đầu chúng tôi cũng nói chuyện thời sự. Chính quyền Canada vừa cho biết Canada sẽ không nhượng bộ Trung Cộng trong những biến động ở Hong Kong và Biển Đông. Như vậy ta phải hiểu là Canada đã thống nhật lập trường với Hoa Kỳ về hai vấn đề này và nếu như thế thì sẽ có lợi cho VN. Thế nhưng , lạ quá, đầu tháng 9 Tầu Cộng đã đưa tàu Hải Dương 8 vào sát VN hơn nữa, tháng trước thì xa 185 cây số, nay thì chỉ còn 155. Các quan VC chỉ phản đối bằng mồm, còn tay cầm súng thì vẫn không động đậy. Chắc họ đứng im cho đến tháng 10 này, khi ngài Nguyễn Phú Trọng sang yết kiến Vua Trump xong và nếu được vua Trump ủng hộ thì mới dám nhúc nhích chăng.

Tin thời sự tiếp theo là số du khách Mỹ du lịch Canada tăng vọt, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay số du khách lên tới hơn 12 triệu. Lý do tăng nhiều như vậy là vì đồng mỹ kim mạnh lên, còn đồng Canada thì yếu đi. Mỹ kim mạnh lên là do công Vua Trump đấy, nhiều người ở đây bảo vậy, nhưng chả sao, vì Mỹ và Canada là hai anh em mà, xưa nay hai đồng tiền này trồi sụt nhiều lần mà có sao đâu.

Nhân nói tới tiền Canada, xin đưa tin là một công dân Canada gốc Việt vừa trúng độc đắc vé Lotto Max 60 triệu Canada, tương đương 45 triệu Mỹ kim. Tân triệu phú tên là Trương Bốn, 55 tuổi, định cư ở miền Edmonton, miền tây. Không phải ông vừa trúng tháng này, mà đã trúng cách đây 10 tháng, bây giờ tháng 9 ông mới lộ diện vì ông phải suy nghĩ kỹ việc sử dụng số tiền lớn này. Ông Bốn từ ngày tới Canada đến nay đều làm ăn vất vả chân tay, ông chơi những con số số này đã hơn 30 năm, chắc ông thần tài cũng nể nên đã không bắt ông đợi lâu hơn nữa. Phe ta đang chờ xem ông tân triệu phú này sẽ làm những gì.

Ngày 2 tháng 9 cũng là lễ quốc khánh VC và là ngày Hồ Chí Minh chết. Nhiều nguồn tin bảo rằng HCM chết năm 1969 là vì buồn việc Tết Mâu Thân thất bại ở Miền Nam. HCM đã từng nói : Ta không cần phải tìm kiếm đâu xa, Marx và Lenin đã vẽ sẵn hoạch đồ, ta cứ thế mà theo. Ta không cần phải suy nghĩ gì thêm vì Bác Mao đã nói hết mọi chuyện cần nói rồi, ta không cần phải nói gì nữa. HCM có nói đúng không, ta cứ nghe Trương Như Tảng một lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau 1975 ông vỡ mộng, đã trốn sang Pháp. ‘ Tất cả chúng tôi trong Mặt Trận Giải Phóng đều là nạn nhân của một trò hề, victims d’une farce ! ‘Ông viết như thế bằng Pháp ngữ cuốn ‘ Mémoire d’un VietCong’ in ở Paris năm 1985. Đây là lời xám hối muộn màng, tiếc thay !

Biết khi nói tới CSVN thì bao giờ cụ già B.95 cũng kêu nhức đầu nên anh H.O. xin kể hai chuyện cười về VC cho không khí làng bớt ngộp. Rằng sau 30.4.1975, các quan cán bộ từ Bắc vào Nam nói ngọng qúa, đa số lẫn L với N, nên VC tổ chức các khóa học để chữa cái ngọng này. Có lớp kia cô giáo là người Nam dạy các anh cán bộ Bắc Kỳ được một tháng , thấy họ bớt nói ngọng liền khen họ đã tiến bộ. Anh trưởng lớp liền đứng lên cám ơn cô giáo, anh vừa cười giả lả vừa nói : Cám ơn Cô đã khen, nhưng tôi thấy anh em chúng tôi nâu nâu vẫn nẫn en nờ cao với en nờ nùn.

Chuyện thứ hai là một anh kia thấy cán bộ nào cũng giầu sụ thì có ý định xin nhập đảng CS để hưởng lợi. Bữa kia anh tâm sự với vợ : Anh đang tìm cách để xin vào đảng. Vợ anh hỏi tại sao thì anh trả lời : Vì anh thấy các đảng viên CS nào cũng rất tài giỏi. Vợ anh bảo anh chứng minh, anh trả lời : Họ có thể ăn bất cứ thứ gì, từ sắt, thép, đất đai cầu đường, kể cả phân bón. Người vợ ngắt ngay lời chồng : Nhưng có một thứ họ chưa hề ăn và sẽ không bao giờ ăn. Chồng hỏi ngay : Thứ gì vậy ? Bà vợ trả lời ngay : Thưa, đó là Ăn Năn !

Cả làng gât gù khen hay , rồi làng tiếp tục nhậu tiếp. À quên, bữa nay cụ chánh đãi làng món bánh tét ăn với dưa giá. Ai cũng khen ngon. Món dưa chua làm cho miếng bánh có thịt mỡ ngon hơn. Đang lúc cả làng ăn say sưa như vậy thì một phía phát ra tiếng cười ngặt nghẽo. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng : mọi người phải cười chung, phải chia sẻ tiếng cười. Anh John chồng chị Ba trả lời ngay : Nhóm này cười là do tôi kể chuyện hiểu lầm giữa Anh văn và Việt văn. Rằng ở một cao ốc kia đi lên đi xuống thì phải dùng thang máy. Bữa đó, không biết tại sao thang máy rất nhiều người, lại toàn đàn bà, cả Canada cả VN. Thang máy từ lầu cao đang đi xuống thì có người đánh rắm. Một bà già Miền Nam lên tiếng hỏi : Ai địt ? Nhưng một bà già da trắng đứng bên nghĩ rằng bà VN nói tiếng Anh ‘I did’. Bà ta không nói gì, nhưng khi thang máy vừa mở cửa, bà già da trắng bước ra xong liền níu tay bà già VN rồi bảo : Dù bà có trót đánh cái rắm lúc nãy thì bà cũng không nên thú nhận ‘ I did’ vì nói như vậy là bà đã làm chuyện đó nha. Bà VN vô cùng ngạc nhiên : Tôi có thú nhận đã nổ bom đâu, tôi chỉ hỏi ai đã làm chuyện này thôi mà...

Cả làng nghe xong ai cũng cười oà, và ngọn lửa cười đã được đốt lên. Không ngờ ngọn lửa bốc cao thế. Nhiều dân làng đã góp lửa ngay về đề tài nổ bom. Đứng đầu là ông bồ chữ ODP. Rằng một tên ăn trộm kia vừa lẻn vào được một căn nhà giầu với ý định sẽ ra tay vơ vét thì bất ngờ cậu chủ nhà dắt tình nhân về nhà hú hí. Tên ăn trộm sợ quá, không biết thoát thân lối nào, bèn chui ngay vào gầm giường. Trong lúc đôi tình nhân mùi mẫn trên giường thì cô gái vô tình đánh ra một cái rắm. Cô mắc cở quá bèn chữa thẹn : Không biết con chó hay con mèo nào đánh rắm vậy ta? Anh con trai nói : không phải con chó hay con mèo vì cái rắm vừa kêu vừa thối, chắc là cái rắm của một thằng ăn trộm. Anh đạo chích nằm ở gầm giường bị đổ oan thì tức quá, bèn chui ra rồi nói lớn : Tao mặt mũi thế này mà đánh rắm trộm à ?

Thấy cả làng cười rú lên nên ông ODP xin kể tiếp chuyện nữa, cũng liên hệ tới một cặp nhân tình. Cặp này không hú hí trên giường mà ngoài bờ ruộng vì họ là nông dân, Chuyện cũng không liên hệ gì tới anh ăn trộm mà liên hệ tới con ếch. Khi ấy cô gái hứng khởi quá liền phát ra một tiếng tủm. Anh nông dân bèn hỏi cái gì kêu vậy. Cô gái liền đáp : con ếch ở bờ ruộng kêu. Anh con trai hỏi lại : ếch kêu sao lại thối ? Cô gái đáp ngay : con ếch chết. Anh con trai lại hỏi : ếch chết sao lại kêu ? Cô gái đáp liều : Nó kêu xong rồi chết liền.

Đợi cho làng cười xong, ông ODP kể tiếp : Ếch chết nhưng chưa hết chuyện, xin kể chuyện chót , chuyện ở miền quê. Rằng có ông chủ nhà kia tuổi xồn xồn đang nằm võng ngủ trưa thì có cô hàng xóm sang xin lửa về nấu cơm. Bác chủ nhà cho phép, rồi chỉ cái bếp ngay bên và cho cô cúi xuống thổi lửa. Cô gái này cúi xuống sâu qúa nên phát ra một tiếng sấm. Ông chủ nhà xồn xồn bèn lên tiếng trách cô đã vô phép với ông thần bếp và đè cô ra đòi bồi thường. Cô chịu. Ngày hôm sau khi ông chủ nhà đang nằm võng ngủ thì cô gái vì nhớ cái đè của ông hôm qua nên lại sang xin lửa và nói với ông : Bác ơi em lại vừa vô phép với thần bếp nhà bác nữa...

Chị Ba Biên Hòa vừa cười vừa lắc lắc cái đầu : các bác ơi, từ trước tới nay làng ta kể chuyện cười, đa phần là đi lung tung nhưng rồi em thấy nhân vật chính của chuyện cười bao giờ cũng là phái nữ chúng em. Như qua mấy chuyện trên đây, rõ ràng các nhân vật nổ bom đều là phái nữ. Toàn đàn bà đánh rắm không à ! Vậy từ hôm nay xin hết chuyện cười về tiếng sấm nha. Và cũng xin hết luôn về đề tài sex nha. Em sợ cười về sex qúa rồi. Sex là cái dơ bẩn ta nên tránh.

Ông ODP nghe đến đây thì chặn lại ngay, và ông không cười nữa. Ông nói với Chị Ba cũng như với cả làng :

- Nói Sex là dơ bẩn thì hoàn toàn sai, và không nghiêm chỉnh. Những hình ảnh và chuyện cười về sex xưa nay chỉ là một cái nhìn không chính xác. Ý nghĩa về sex rất cao cả. Ngày xưa ông cha ta đã đặt trên bàn thờ tổ tiên đĩa bánh nếp, thuở ban đầu là cái bánh tét và cặp bánh dày. Cái bánh tét dài chỉ dương vật, cái bánh dày tròn chỉ âm vật. Đồng bánh nói lên lẽ âm dương đẻ ra sự sống, tổ tiên đẻ ra ông bà, ông bà đẻ ra chúng ta, tất cả là nhờ âm dương. Sau này mới đổi ra bánh chưng bánh dày, bánh chưng vuông chỉ đất bánh dày chỉ trời, chứ xưa kia không phải thế. Đĩa bánh ngày xưa của tổ tiên ta đặt trên bàn thờ không nói lên về Đất với Trời, mà nói về Âm Dương nguồn gốc của sự sống, đúng y như bàn thờ của Ấn Giáo. Nói rồi ông rút cái máy trong túi ra, ông bấm bấm mấy cái rồi nói : năm xưa tôi đọc cuốn ‘Những Trang Nhật Ký của Một Linh Mục’ in 2002, tác giả là Nguyễn Tầm Thường, bút hiệu của linh mục Nguyễn Trọng Tước dòng Tên. Ông cha này nổi tiếng thông minh và đạo đức, Dòng Tên cơ mà. Ngài đã sang Ấn Độ 6 tháng để tìm hiểu về lịch sử, văn hoá xã hội và tôn giáo của đất nước cà ri rộng lớn này. Trong sách, chương Khajuraho, ngài nói về SEX rất kỹ, như sau :

... Nhiều người nghĩ rằng Ấn Giáo thờ bò. Không phải thế. Ba thần chính là Brahma, Shiva, Vishnu, ngoài 3 vị này Ấn Giáo còn có không biết bao nhiêu thần khác. Vậy người ta đặt tượng thần nào trong chính điện thờ? Trong các điện thờ nơi cực thánh, không có tượng thần, chỉ có LINGAM, tạc bằng đá, là biểu tượng sinh dục của người nam và nữ đặt chồng lên nhau. Biểu tượng Lingam nói về mầu nhiệm sự sống. Sự sống phát sinh từ đây. Con người kết hợp với nhau tạo ra một sự sống, tạo ra một hữu thể biết đau đớn buồn vui, một hữu thể có linh hồn và sẽ đời đời tồn tại trong thời gian, đây không phải là một mầu nhiệm huyền bí sao ? Con người được Thượng Đế cho một ân sủng vượt tầm hiểu của trí khôn. Đó là họ có thể tạo ra sự sống. Qua sự kết hợp của nam nữ, họ tạo ra một con người. Trong ý nghĩ đó, tôi thấy chiều sâu thẳm của tôn giáo này trước các tượng thờ Lingam. Với ý nghĩ tây phương, người phương tây thấy kỳ quặc, mê tín khó nhìn. Nhưng với tín đồ Ấn Giáo, họ không có tư tưởng dơ bẩn trong tâm trí. Cứ nhìn bàn tay chắp cung kính, đầu cúi kính cẩn, cách đi nghiêm trang khi vào chính điện, họ phải có một niềm tin tôn giáo vô cùng linh thánh. Thật đẹp nếu ta nhìn vào sự sống như thế... Tôi thấy tôn giáo này mang một chiều kích rất sâu, không chỉ về sự sống mà cả về yêu thương trong đời sống vợ chồng. Tất cả hành vi ấy là thánh thiện và đẹp vô cùng... Lingam là bóng hình phiên dịch sự sống vĩnh cửu...

Cả làng như chìm vào câu chuyện nghiêm trang và cung kính về sex của LM nhà văn Nguyễn Tầm Thường và lời dẫn giải chí lý của bồ chữ ODP. Xưa nay ai cũng nghĩ sex luôn luôn là chuyện dơ bẩn và hình tượng Lingam phải gỡ bỏ đi...

Xin kính chào và bái phục niềm tin của các bạn Ấn Giáo .

Các cụ nghĩ sao cơ ?

TRÀ LŨ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Con
Sr. Huyền Trân
08:47 05/09/2019
MẸ CON

Ảnh của Sr. Huyền Trân

Ầu ơ !

Ví dầu cầu ván đóng đanh,

Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi.

Khó đi Mẹ dẫn con đi,

Con đi trường học, Mẹ đi trường đời!

(Ca Dao)
 
VietCatholic TV
Tâm trạng của Đức Thánh Cha khi bị kẹt trong thang máy. Diễn từ tại dinh tổng thống Mozambique
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:30 05/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng thứ Năm ngày 5 tháng 9, lúc 9:45 sáng, Đức Thánh Cha đã viếng thăm tổng thống Filipe Nyusi tại dinh tổng thống gọi là Palacio da Ponta Vermelha

Vài nét về lịch sử cận đại của Mozambique.

Tháng 7 năm 1497, nhà thám hiểm Vasco da Gama lãnh đạo một hạm đội gồm 4 chiếc tàu rời cảng Lisbon thám hiểm Phi Châu. Tháng 12 năm đó, ông vượt qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi sang bờ phía Đông, khám phá ra những vùng đất người Âu Châu chưa bao giờ đặt chân đến, trong đó có Mozambique. Hầu hết các vùng đất này đang nằm dưới ách cai trị của những người Hồi Giáo Ả rập.

Tháng Ba, 1498, ông giả làm một người Hồi Giáo để vào yết kiến quốc vương Mozambique. Chẳng may, kế hoạch bị lộ, ông phải rút lui. Tuy nhiên, ông khám phá ra vùng đất này thật lý tưởng cho các chiến hạm Bồ Đào Nha. Nơi đây có thể cung cấp nước ngọt, gỗ và nhân công. Tóm lại là một chặng dừng chân lý tưởng của các chiến hạm Bồ Đào Nha trên đường viễn chinh nhằm thu phục các quốc gia vùng Vịnh và Á Châu.

Năm 1505, Bồ Đào Nha thiết lập được nền đô hộ tại đây.

Tháng 4 năm 1974, Bồ Đào Nha trải qua một thời kỳ khó khăn với cuộc đảo chính quân sự ở Lisbon. Nhân cơ hội này, Mặt trận giải phóng Mozambique, gọi tắt là FRELIMO, được sự ủng hộ của cộng sản Trung Quốc từ thập niên 1960, đã giành được quyền kiểm soát lãnh thổ này. Mozambique giành được độc lập khỏi tay Bồ Đào Nha ngày 25 tháng 6 năm 1975.

Mozambique theo chế độ cộng hòa, đa đảng. Tổng thống, là người đứng đầu nhà nước, được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống hiện nay là Ông Filipe Nyusi thuộc đảng FRELIMO, nhậm chức vào ngày 15 tháng Giêng 2015. Ông là vị tổng thống thứ Tư của Mozambique từ khi quốc gia này giành được độc lập vào năm 1975.

Thủ tướng do Tổng thống chỉ định là người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng hiện nay là Ông Carlos Agostinho do Rosário, cũng là một thành viên của đảng FRELIMO.

Sau cuộc hội kiến với tổng thống kéo dài trong 30 phút, cũng tại dinh này, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, lãnh đạo xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.

Quốc hội Mozambique có 250 ghế, được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu và có nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay, Quốc hội do Đảng FRELIMO chiếm đa số.

Diễn từ trước chính quyền, lãnh đạo xã hội dân sự và ngoại giao đoàn

Trong diễn từ chính quyền, lãnh đạo xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:

Thưa Tổng thống,

Thành viên Chính phủ, Quốc hội và Ngoại giao đoàn,

Quí Nhà Cầm quyền,

Quí Đại diện xã hội dân sự,

Thưa quý bà và qúy ông,

Tôi cảm ơn ngài, thưa Ông Tổng thống, vì những lời chào mừng và lời mời tốt đẹp của ngài đến thăm đất nước này. Tôi sung sướng một lần nữa được đến Châu Phi và khai mạc Hành trình Tông đồ này ở đất nước của ngài, được chúc phúc bằng vẻ đẹp tự nhiên của nó và bằng sự phong phú văn hóa lớn lao phát sinh từ niềm vui hiển nhiên trong đời sống người dân của ngài và niềm hy vọng của họ vào một tương lai tốt đẹp hơn.



Tôi thân ái chào các thành viên Chính phủ, Quốc hội và Ngoại giao đoàn, và các Đại diện của xã hội dân sự có mặt ở đây. Qua qúy vị, tôi muốn tiếp cận và trìu mến chào thăm toàn thể người dân Mozambique, từ Rovuma đến Maputo, những người đã mở cửa cho chúng tôi để phát huy một tương lai hòa bình và hòa giải.

Tôi muốn những lời gần gũi và liên đới đầu tiên của tôi được ngỏ cùng tất cả những ai bị các trận bão Idai và Kenneth đánh phá, mà các hậu quả tàn phá tiếp tục được cảm nhận bởi rất nhiều gia đình, đặc biệt ở những nơi chưa thể xây dựng lại, bởi vì chúng không thể xây dựng lại, bởi vì chúng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt này. Đáng buồn thay, tôi sẽ không thể đích thân đến thăm các bạn, nhưng tôi muốn các bạn biết sự tham gia của riêng tôi vào nỗi thống khổ và đau khổ của các bạn, và cam kết của cộng đồng Công Giáo để đáp ứng tình huống khó khăn nhất này. Trong bối cảnh thảm khốc và hoang tàn, tôi cầu nguyện để, nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, sự quan tâm thường xuyên sẽ được bầy tỏ bởi tất cả các nhóm dân sự và xã hội, những nhóm coi mọi người như ưu tiên của họ và đang ở các vị thế có thể cổ vũ việc tái thiết cần thiết.

Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của bản thân tôi và của cộng đồng quốc tế lớn hơn, vì những nỗ lực thực hiện trong những thập niên gần đây để bảo đảm rằng hòa bình một lần nữa là chuẩn mực, và hòa giải là con đường tốt nhất để đương đầu với những khó khăn và thách thức mà qúy vị gặp phải trong tư cách một quốc gia. Trong tinh thần này và với ý hướng này, một tháng trước, qúy vị đã ký vào Serra da Gorongosa, Thỏa ước chấm dứt dứt khoát các thù địch quân sự giữa người Mozambique anh em. Một cột mốc được chúng ta chào đón với niềm hy vọng rằng nó sẽ chứng minh một bước tiến quyết định và dũng cảm nữa trên con đường hòa bình bắt đầu với Thỏa ước hòa bình chung năm 1992 tại Rome.

Bao nhiêu điều đã xảy ra kể từ ngày ký hiệp ước lịch sử vốn đóng ấn hòa bình và dần dần bắt đầu có kết quả! Những thành quả đầu tiên đó duy trì niềm hy vọng và quyết tâm biến tương lai của qúy vị không phải thành một tương lai xung đột, mà là một tương lai biết thừa nhận rằng qúy vị tất cả đều là anh chị em, con trai con gái của một lãnh thổ duy nhất, những người quản lý có một số phận chung. Can đảm mang lại hòa bình! Lòng can đảm thực sự: không phải là lòng can đảm của vũ lực và bạo lực, nhưng một lòng can đảm phát biểu cụ thể trong việc theo đuổi ích chung một cách không mệt mỏi vì (xem Đức Phaolô VI, Thông điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 1973).

Qúy vị đã trải qua đau khổ, sầu buồn và phiền não, nhưng Qúy vị đã từ chối để các mối liên hệ nhân bản bị chi phối bởi sự báo thù hoặc đàn áp, hoặc cho phép thù hận và bạo lực có lời nói quyết định cuối cùng. Như người tiền nhiệm, Thánh Gioan Phaolô II, đã nhắc nhở trong chuyến viếng thăm đất nước của Qúy vị vào năm 1988: “Nhiều người đàn ông, đàn bà và trẻ em bị thiếu nhà ở, thức ăn đầy đủ, trường học để được huấn giáo, bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, nhà thờ để gặp gỡ và cầu nguyện và các lĩnh vực để cung cấp việc làm cho người lao động. Hàng ngàn người buộc phải dời cư để tìm an ninh và phương tiện sinh tồn; những người khác đã lánh nạn ở các quốc gia lân cận... Hãy nói không với bạo lực, và hãy nói có với hòa bình!” (Đến thăm Tổng thống Cộng hòa, 16 tháng 9 năm 1988, 3).

Trong suốt những năm này, Qúy vị đã nhận ra việc theo đuổi hòa bình lâu dài - một sứ mệnh đặt lên vai mọi người – đòi phải có một nỗ lực vất vả, liên tục và không ngừng nghỉ ra sao, vì hòa bình là một bông hoa mỏng manh, vật lộn mới nở hoa trên mặt đất sỏi đá của bạo lực” (Thông điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới 2019). Kết quả là, nó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục, với quyết tâm nhưng không cuồng tín, với lòng can đảm nhưng không đề cao, với lòng kiên cường nhưng một cách thông minh, để cổ vũ hòa bình và hòa giải, chứ không phải bạo lực, thứ chỉ mang lại hủy diệt.

Như chúng ta biết, hòa bình không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh mà là một cam kết không mệt mỏi - đặc biệt về phía những ai trong chúng ta được trao cho trách nhiệm lớn hơn – để nhìn nhận, bảo vệ và phục hồi một cách cụ thể phẩm giá của anh chị em chúng ta, quá thường bị bỏ qua hoặc làm ngơ, để họ có thể xem mình là những người chủ động cầm vận mệnh quốc gia. Chúng ta cũng không thể bỏ qua sự kiện này là ‘không có cơ hội bình đẳng, các hình thức gây hấn và xung đột khác nhau sẽ tìm thấy một địa hình màu mỡ để phát triển và cuối cùng bùng nổ. Khi một xã hội – bất kể là địa phương, quốc gia hay hoàn cầu - sẵn lòng để một phần của mình ở ngoài rìa, thì không có chương trình hay tài nguyên chính trị nào dành cho việc thực thi pháp luật hoặc hệ thống giám sát có thể đảm bảo sự yên tĩnh mãi mãi” (Evangelii Gaudium, 59).

Hòa bình đã làm cho sự phát triển của Mozambique trong một số lĩnh vực trở thành khả hữu. Những tiến bộ đầy hứa hẹn đã được thực hiện trong các lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tôi khuyến khích qúy vị tiếp tục nỗ lực xây dựng các cơ cấu và định chế cần thiết để bảo đảm rằng không ai cảm thấy bị bỏ rơi, đặc biệt những người trẻ tuổi vốn chiếm một phần rất lớn trong dân số của đất nước qúy vị. Họ không chỉ là niềm hy vọng của lãnh thổ này; họ còn là hiện tại của nó, một hiện tại thách thức, tìm kiếm và cần tìm ra những nguồn đáng giá có thể cho phép họ tận dụng tốt tất cả tài năng của họ. Họ có khả năng gieo hạt giống để phát triển sự hòa hợp xã hội mà tất cả mọi người đều mong muốn.

Một nền văn hóa hòa bình đòi hỏi “một diễn trình liên tục trong đó mọi thế hệ mới phải tham gia” (ibid., 220). Vì lý do này, con đường phải đi phải là một con đường hỗ trợ và hoàn toàn thấm nhuần nền văn hóa gặp gỡ: biết nhìn nhận người khác, tạo các dây liên kết và xây dựng những cây cầu. Về phương diện này, điều chủ yếu là phải trân trọng ký ức như một con đường mở ra hướng về tương lai, như một hành trình dẫn đến việc đạt được các mục tiêu chung, các giá trị và ý tưởng chung có thể giúp vượt qua các lợi ích hẹp hòi hoặc đảng phái. Bằng cách này, sự giàu có thực sự của quốc gia qúy vị có thể được tìm thấy trong việc phục vụ người khác, đặc biệt là người nghèo. Qúy vị có một sứ mệnh lịch sử đầy can đảm để đảm nhiệm. Mong qúy vị đừng ngừng nghỉ bao lâu còn có những trẻ em và người trẻ không đến trường, các gia đình vô gia cư, công nhân thất nghiệp, nông dân không có đất để canh tác. Đó là những nền tảng cho một tương lai hy vọng, bởi vì nó sẽ là một tương lai của phẩm giá! Đó là các vũ khí của hòa bình.

Hòa bình cũng mời gọi chúng ta nhìn về trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta. Từ quan điểm này, Mozambique là một quốc gia rất được chúc phúc, và qúy vị có trách nhiệm đặc biệt phải chăm sóc phước lành này. Bảo vệ đất đai cũng là bảo vệ sự sống, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt bất cứ khi nào chúng ta thấy xu hướng cướp phá và lột da do lòng tham thường không được nuôi dưỡng bởi chính các cư dân của những vùng đất này, cũng không được thúc đẩy bởi lợi ích chung của người dân qúy vị. Một nền văn hóa hòa bình hàm ngụ một sự phát triển có năng xuất, bền vững và bao gồm, trong đó mọi người Mozambique có thể cảm thấy rằng vùng đất này là của họ, nơi họ có thể thiết lập các mối liên hệ huynh đệ và công bằng với hàng xóm và mọi thứ xung quanh họ.

Thưa Tổng thống, qúy nhà cầm quyền! Tất cả qúy vị đều được trao nhiệm vụ giúp tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời: bình minh của hòa bình và hòa giải có thể bảo vệ quyền của con trai và con gái qúy vị trong tương lai. Tôi cầu nguyện để, trong thời gian tôi dành cho qúy vị này, cả tôi nữa, trong sự hiệp thông với các giám mục anh em của tôi và Giáo Hội Công Giáo ở vùng đất này, có thể giúp làm cho hòa bình, hòa giải và hy vọng ngự trị dứt khoát ở giữa qúy vị.

Tâm trạng của Đức Thánh Cha khi bị kẹt trong thang máy.

Ký giả Philipine của đài truyền hình Công Giáo Pháp KTO được tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô trên chuyến bay từ Rome sang Maputo cho biết các ký giả trên chuyến bay đã phá lên cười khi nhắc lại một tai nạn khá buồn cười đã xảy ra với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày Chúa Nhật đầu tháng Chín vừa qua, tức là chỉ vài ngày trước chuyến bay đưa ngài sang tông du Phi châu lần thứ 4.

Phil Pullella, một ký giả kỳ cựu của Reuters trên các chuyến bay tháp tùng Đức Giáo Hoàng trong các chuyến tông du đã mở ra trước mặt Đức Thánh Cha Phanxicô một dải ruy băng màu trắng, đỏ và vàng được sử dụng bởi lính cứu hỏa để phong tỏa các khu vực nơi họ đang làm việc. Thế là các ký giả phá ra cười.

Điện áp sụt giảm là chuyện có thể xảy ra trong bất kỳ chung cư nào, nhưng chuyện này đã xảy ra với Đức Giáo Hoàng thì thật là khôi hài.

Tin tức về việc Đức Giáo Hoàng bị mắc kẹt trong thang máy đến 25 phút vào hôm Chúa Nhật đã được truyền đi khắp thế giới sau khi ngài giải thích lý do ngài bắt đầu trễ hơn thường lệ với các tín hữu và khách hành hương đã phải chờ đợi ngài trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật.

Philipine cho biết Đức Thánh Cha thổ lộ với các ký giả rằng lúc bấy giờ ngài là rất sốt ruột vì hàng ngàn người đang phải chờ đợi ngài giữa trưa nắng chói chang của một ngày hè.

Trong số những món quà và trao đổi ngắn gọn, Đức Thánh Cha đã đưa ra những lời bình luận về một cuốn sách mới xuất bản ở Pháp của nhà báo Nicolas Senèze, là một ký giả chuyên viết cho tờ La Croix. Nicolas Senèze cũng có mặt trên chuyến bay này. Chính anh đã giới thiệu cuốn sách mới của mình với các ký giả. Cuốn sách có tựa đề “How America Wants To Change the Pope”, nghĩa là Nước Mỹ muốn thay đổi Đức Giáo Hoàng như thế nào? Chính Đức Thánh Cha đã đọc cuốn này được xuất bản trên tờ báo Messaggero. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng luôn coi những lời chỉ trích xây dựng và hợp lý là một vinh dự, đặc biệt khi những lời chỉ trích này đến từ những người hiểu biết, và trong trường hợp này từ một quốc gia quan trọng.
 
Khi xao xuyến trong lòng: Lời khuyên của Đức Thánh Cha dành cho các linh mục, nữ tu, và giáo lý viên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:23 05/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Như chúng tôi đã loan tin, sáng thứ Năm ngày 5 tháng 9, lúc 9:45 sáng, Đức Thánh Cha đã viếng thăm tổng thống Filipe Nyusi tại dinh tổng thống gọi là Palacio da Ponta Vermelha.

Sau cuộc hội kiến với tổng thống kéo dài trong 30 phút, cũng tại dinh này, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, lãnh đạo xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.

Lúc 11 giờ sáng, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ liên tôn với giới trẻ tại vận động trường có mái che Maxaquene.

Lúc 4:15 chiều Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cả ba quốc gia trong chuyến tông du quốc tế lần thứ 31 của Đức Thánh Cha là Mozambique, Madagascar, và Mauritius đều là các quốc gia nơi dân số Kitô Giáo chiếm đa số.

Năm 1505, Bồ Đào Nha thiết lập được nền đô hộ tại đây, và nhờ công lao của các cha dòng Phanxicô Bồ Đào Nha, Đạo Công Giáo được phát triển rất mạnh kể từ đó. Dù thế, nhiều nhà sử học không cho rằng Đạo Công Giáo bắt đầu đến với quốc gia này vào năm 1505. Có những chứng cứ cho rằng các tín hữu Kitô đã có mặt từ rất lâu tại đây nhưng bị người Hồi Giáo tận diệt.

Theo thống kê vào tháng Bẩy, 2018, Mozambique có 8.784 triệu người Công Giáo, tức là chiếm 30.5% trong tổng số 28.8 triệu dân.

Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, Giáo Hội tại Mozambique có 3 tổng giáo phận và 9 giáo phận, với 337 giáo xứ, được coi sóc bởi 659 linh mục và 1,182 nữ tu.

Giáo Hội sở hữu 21 bệnh viện và 8 nhà dưỡng lão và các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi và trẻ khuyết tật.

Tòa Thánh đã thiết lập ngoại giao đầy đủ với Mozambique vào ngày 17 tháng 11 năm 1974. Ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu hồi Sứ Thần Tòa Thánh tại Mozambique, là Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, người Venezuela, về Vatican đảm nhận chức vụ Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thay cho Đức Hồng Y Angelo Becciu được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh.

Sứ thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Piergiorgio Bertoldi, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào chức vụ này từ ngày 19 tháng Ba năm nay.

Trong diễn từ với các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Đức Thánh Cha nói:

Thưa các Giám Mục, Linh Mục, Nam Nữ Tu Sĩ và Giáo Lý Viên và Các Nhân Viên Mục Vụ trong các cộng đoàn Kitô Giáo

Anh chị em thân mến,

Tôi cảm ơn Đức Cha Hilário vì những lời chào mừng của ngài thay mặt cho anh chị em, và tôi chào tất cả các anh chị em với tình cảm và đầy lòng biết ơn. Tôi biết rằng anh chị em đã nỗ lực rất nhiều để có mặt ở đây. Cùng nhau, chúng ta muốn canh tân phản ứng của chúng ta đối với lời kêu gọi đã từng làm cho trái tim chúng ta bùng cháy; và Giáo Hội Mẹ đã giúp chúng ta nhận thức và khẳng định với một sứ mệnh. Cảm ơn anh chị em về những chứng tá của anh chị em về những thời điểm khó khăn và những thách thức nghiêm trọng mà anh chị em phải đối mặt, ý thức được những hạn chế và yếu điểm của chính mình, nhưng cũng ngạc nhiên trước lòng thương xót của Chúa.

Tôi rất hài lòng trước những gì một trong những giáo lý viên đã cho biết: “Chúng con là một Giáo Hội, là một phần của một dân tộc anh hùng” đã trải qua đau khổ nhưng vẫn giữ sống động niềm hy vọng. Với niềm tự hào linh thánh mà anh chị em đón nhận từ dân tộc mình, một niềm tự hào mời gọi một cuộc canh tân đức tin và hy vọng, tất cả chúng ta muốn làm mới lại lời “xin vâng” của chúng ta. Giáo Hội Mẹ hạnh phúc biết bao khi nghe anh chị em bày tỏ tình yêu của anh chị em dành cho Chúa và cho sứ vụ mà Ngài đã ủy thác cho anh chị em! Giáo Hội vui mừng xiết bao trước mong muốn của anh chị em tiếp tục quay lại với “mối tình đầu” của mình (Kh 2: 4)! Tôi cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn ban cho anh chị em ơn khôn ngoan để có thể gọi đích danh mọi thứ, và sự can đảm để tìm kiếm sự tha thứ và để học cách lắng nghe bất cứ điều gì Ngài muốn nói với chúng ta.

Anh chị em thân mến, dù muốn hay không, chúng ta vẫn được mời gọi để đối mặt với thực tế như nó là. Thời thế thay đổi và chúng ta cần phải nhận ra rằng rất thường khi chúng ta không biết vị thế của mình là ở đâu trong các tình huống mới: chúng ta cứ tiếp tục mơ hoài về “củ hành củ tỏi của Ai Cập” (Ds 11: 5), và quên rằng miền đất hứa là ở trước mắt chúng ta, chứ không phải ở đằng sau lưng chúng ta, và trong lời than thở của chúng ta về những thời đã qua, chúng ta hóa thành chai đá. Thay vì loan báo Tin mừng, chúng ta đưa ra một thông điệp buồn tẻ ai oán chẳng thu hút được ai và chẳng khiến được con tim nào rung động.

Chúng ta được tập hợp tại nhà thờ chính tòa này được dành để biệt kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, để chia sẻ với nhau, như trong một gia đình, những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta như một gia đình được sinh ra từ tiếng “xin vâng” mà Đức Maria đã thưa với thiên thần. Đức Mẹ chưa từng bao giờ nhìn về phía sau. Chúng ta đã nghe chương đầu tiên của mầu nhiệm nhập thể từ Thánh Sử Luca. Từ trình thuật này của ngài, có lẽ chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời cho các câu hỏi mà anh chị em đã nêu ra ngày hôm nay, và tìm thấy động lực cần thiết để đáp trả với lòng quảng đại và quan tâm như Đức Maria.

Thánh Luca vẽ ra một sự song song giữa các sự kiện trong cuộc đời của Thánh Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu Kitô. Khi đối chiếu như thế, ngài muốn cho chúng ta thấy cách hành động của Chúa và cách chúng ta đề cập đến Ngài trong Cựu Ước đang mở ra một con đường mới do Con Thiên Chúa hóa thành nhục thể mang lại cho chúng ta.

Rõ ràng là trong hai lần Truyền tin chúng ta thấy có sự xuất hiện của một thiên thần. Lần Truyền tin đầu tiên diễn ra tại thành phố quan trọng nhất của Giuđêa – là thành phố Giêrusalem - không phải ở bất cứ đâu nhưng chính là ngay trong Đền thờ và, ở đó, nơi Linh Thánh nhất của các nơi Linh Thánh, một lời loan báo đã được đưa ra cho một người nam và là một tư tế. Trong khi đó, lời loan báo về mầu nhiệm nhập thể được thực hiện ở Galilê, ở một vùng xa xôi, nơi xung đột hoành hành và chỉ là một thị trấn nhỏ - đó là Nagiarét. Biến cố này diễn ra trong một ngôi nhà, không phải một hội đường hay một nơi thờ phượng, và được đưa ra cho một người nữ, chỉ là một tín hữu đơn sơ. Nhưng điều gì đã thay đổi từ đó? Mọi thứ. Và trong sự thay đổi này, chúng ta tìm thấy bản sắc sâu sắc nhất của chúng ta.

Anh chị em hỏi chúng ta phải làm gì trước cuộc khủng hoảng căn tính linh mục, làm thế nào để chống lại nó? Về vấn đề này, những gì tôi muốn nói cụ thể với các linh mục là điều mà tất cả chúng ta, giám mục, giáo lý viên, những người tận hiến, và chủng sinh, đều được kêu gọi để trau giồi và nuôi dưỡng.

Trong một cuộc khủng hoảng về căn tính linh mục, đôi khi chúng ta cần rời khỏi những nơi quan trọng và trang trọng, và trở về những nơi mà chúng ta đã được kêu gọi, nơi rõ ràng rằng ý định và sức mạnh [để thực thi ý định ấy] là từ Thiên Chúa. Đôi khi, dù không muốn, và cũng không phải cố ý sai phạm về luân lý, chúng ta đã quen với việc đồng hóa các hoạt động hàng ngày của chúng ta như một linh mục với các nghi lễ nhất định, các cuộc họp và trao đổi ý kiến, nơi mà sự hiện diện của chúng ta trong những cuộc họp, tại bàn hoặc trong hội trường là sự hiện diện của “đấng bậc”. Khi đó, chúng ta giống với tư tế Giêcaria hơn là Đức Maria. Tuy nhiên, “Tôi không nghĩ rằng đó là một sự cường điệu khi nói rằng vị linh mục thực sự rất nhỏ bé: sự hùng vĩ khôn ví của ân sủng/ được ban cho chúng ta cho sứ vụ của mình/ đặt để chúng ta vào hàng những người nhỏ bé nhất. Linh mục là người nghèo nhất trừ khi Chúa Giêsu phong phú hoá người ấy bằng sự thanh bần; là đầy tớ vô dụng nhất trừ khi Chúa Giêsu gọi người ấy là bằng hữu của Ngài; là người dốt nát nhất trừ khi Chúa Giêsu kiên nhẫn dạy người ấy như đã từng dạy Phêrô; là người yếu đuối nhất trong các Kitô hữu trừ khi vị Mục tử nhân lành củng cố người ấy giữa đàn chiên. Không ai ‘nhỏ bé’ hơn một linh mục bị bỏ mặc với những gì của mình; và do đó lời cầu nguyện của chúng ta để bảo vệ chống lại mọi cạm bẫy của ma quỷ là lời cầu nguyện của Mẹ của chúng ta: Con là một linh mục vì Chúa đã đoái nhìn đến sự bé nhỏ của con (Lc 1:48)” (Bài giảng tại lễ Dầu, ngày 17 tháng Tư năm 2014).

Trở về Nagiarét có thể là cách để đối mặt với một cuộc khủng hoảng về căn tính và được đổi mới như những mục tử, các môn đệ và những nhà truyền giáo. Chính anh chị em đã nói về một mối quan tâm nhất định được phóng đại trong việc quản lý tài nguyên hoặc chăm sóc phúc lợi cá nhân của chúng ta. Khi đó, chúng ta đi “những con đường vòng” thường xuyên kết thúc nơi thái độ ưu tiên cho các hoạt động bảo đảm có lợi lộc, và những điều này khiến chúng ta chống lại việc tận hiến cuộc sống mình cho các chăm sóc mục vụ hàng ngày. Những hình ảnh của người thiếu nữ đơn sơ trong nhà của mình, tương phản với tất cả các hoạt động của đền thờ và thành phố Giêrusalem, có thể là một tấm gương trong đó chúng ta nhìn thấy những phức tạp và lo ngại đang làm lu mờ và tan biến sự quảng đại trong lời “xin vâng” của chúng ta.

Những nghi ngờ của ông Giêcaria, cùng với nhu cầu của ông muốn có những lời giải thích, tương phản với lời “xin vâng” của Đức Maria, là người chỉ hỏi cho biết tất cả mọi thứ nói về Mẹ sẽ được thực hiện như thế nào. Ông Giêcaria không thể vượt qua mong muốn kiểm soát được mọi thứ; ông không thể từ bỏ nếp nghĩ của một người thích chịu trách nhiệm cho mọi thứ xảy ra. Đức Maria không ngần ngại hay lo toan cho bản thân mình: thay vào đó, Mẹ phó dâng chính mình; Mẹ tin tưởng. Đó là một cuộc đấu tranh không ngừng trong quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa như Giêcaria, như một thầy thông luật: luôn luôn khống chế, luôn luôn đánh giá xem là liệu sự đền đáp có tương xứng với công việc được thực hiện hay không, liệu đó có phải là do tôi mà có, vì Chúa chúc phúc cho tôi, liệu Giáo Hội có bị buộc phải nhận ra những nhân đức của tôi và công việc khó khăn của tôi. Chúng ta không nên hoạt động vì tư lợi của chính mình; nhưng đúng hơn, sự mệt mỏi của chúng ta nên liên quan đến “khả năng thể hiện lòng từ bi của chúng ta; và liệu tâm hồn của chúng ta có ‘xúc động’ và tham gia hoàn toàn vào việc thực hiện chúng không. Chúng ta vui mừng với các cặp vợ chồng kết hôn; chúng ta phải cười với những đứa trẻ được mang đến giếng rửa tội; chúng ta phải đồng hành cùng với các cặp hứa hôn và gia đình trẻ; chúng ta phải chịu đau khổ với những người nhận được bí tích xức dầu bệnh nhân trên giường bệnh; chúng ta phải đau buồn thương tiếc với những người vừa chôn cất một người thân “ (Bài giảng Lễ Dầu, ngày 02 tháng Tư năm 2015).

Chúng ta thường bỏ ra hết giờ này sang giờ khác, hết ngày này sang ngày khác để đồng hành cùng một người mẹ bị AIDS, một đứa trẻ mồ côi, một bà nội chăm sóc nhiều cháu, hoặc một người trẻ vừa lên thành phố và tuyệt vọng vì không thể tìm thấy công ăn việc làm.. . “ Tất cả những cảm xúc này có thể làm cạn kiệt trái tim của một mục tử. Đối với chúng ta, các linh mục, những gì xảy ra trong cuộc sống của người dân chúng ta không giống như một bản tin: chúng ta biết người của chúng ta, chúng ta cảm nhận được những gì đang diễn ra trong trái tim của họ. Trái tim của chúng ta, khi chia sẻ nỗi đau khổ của họ, cảm thấy ‘đồng-thương khó’, đã cạn kiệt, tan vỡ thành hàng ngàn mảnh, bị lay động và thậm chí là ‘bị tiêu hao’ bởi mọi người. Hãy cầm lấy mà ăn. Đây là những lời mà vị linh mục của Chúa Giêsu thì thầm liên tục trong khi chăm sóc cho những tín hữu của mình: Hãy cầm lấy mà ăn; hãy cầm lấy mà uống.. . Bằng cách này đời sống linh mục của chúng ta được trao ban trong sự phục vụ, trong sự gần gũi với dân Thiên Chúa.. . và điều này luôn khiến chúng ta mệt mỏi “ (ibid.).

Canh tân ơn gọi của chúng ta thường đòi hỏi phải biết phân định xem sự mệt mỏi và lo lắng của chúng ta có phải là kết quả của một “tinh thần thế gian” áp đặt bởi “sự quyến rũ của hàng ngàn quảng cáo thương mại gây mất tập trung hay không, như thế chúng ta mới có thể tiến về phía trước, một cách tự do, dọc theo những con đường dẫn chúng ta đến tình yêu dành cho anh em chúng ta chị em, dành cho đoàn chiên của Chúa, dành cho các con chiên đang chờ đợi tiếng nói của người mục tử của mình” (Bài giảng Lễ Dầu, ngày 24 tháng Ba năm 2016).

Làm mới lời mời gọi dành cho chúng ta phải liên quan đến việc lựa chọn và nói “vâng” và để cho sự mệt mỏi của chúng ta đến từ những điều sinh hoa kết quả ra trong mắt Chúa, những điều làm Chúa Giêsu Con Ngài hiện diện và nhập thể. Mong sao chúng ta có thể tìm thấy, trong sự mệt mỏi ơn ích này nguồn gốc của căn tính và hạnh phúc của chúng ta!

Mong sao cho những người trẻ của chúng ta có thể thấy rằng chúng ta tự để cho mình bị “ăn và uống”, được truyền cảm hứng để theo Chúa Giêsu, được rạng rỡ với niềm vui của một dấn thân hàng ngày không áp đặt nhưng được nuôi dưỡng và lựa chọn trong im lặng và cầu nguyện, sẽ ước ao nói lên tiếng “xin vâng” của mình. Anh chị em nào vẫn đang còn đang tự vấn, và những anh chị em nào đã dứt khoát đi trên con đường tận hiến, không bao giờ nên quên rằng “sự căng thẳng và nhịp độ nhanh chóng của một thế giới liên tục bắn phá chúng ta với các tác nhân kích thích có thể không chừa lại lại không gian nào cho sự thinh lặng nội tâm, trong đó chúng ta có thể cảm nhận được ánh mắt của Chúa Giêsu, và nghe được lời mời gọi của Ngài. Trong khi đó, nhiều lời mời chào trọn gói hấp dẫn sẽ ập đến. Chúng có vẻ hấp dẫn và đầy kích thích, mặc dù theo thời gian chúng sẽ chỉ khiến cho anh chị em cảm thấy trống rỗng, mệt mỏi và cô đơn. Đừng để điều này xảy ra với anh chị em, bởi vì nhịp độ quay cuồng của thế giới này có thể khiến anh chị em đi theo một con đường không có ý nghĩa thực sự, không có phương hướng, không có mục tiêu rõ ràng, và do đó cản trở nhiều nỗ lực của anh chị em. Thật là tốt để tìm ra các khoảng khắc lắng đọng và yên tĩnh cho phép anh chị em suy tư, cầu nguyện, nhìn rõ ràng hơn vào thế giới xung quanh mình, và sau đó, với Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra đâu là ơn gọi của mình trong thế giới này “ (Christus Vivit, 277 ).

Suy tư về sự tương phản được trình bày cho chúng ta bởi Thánh Sử Luca đạt đến đỉnh điểm trong cuộc gặp gỡ giữa hai người phụ nữ: bà Êligiabét và Đức Maria. Đức Trinh Nữ đến thăm người chị họ lớn tuổi của mình và tất cả mọi thứ là một cử hành tán tụng ca khen tuyệt vời. Một phần của Israel đã nắm bắt được sự thay đổi sâu sắc và chóng mặt này trong kế hoạch của Thiên Chúa, và để mình được viếng thăm. Kết quả là hài nhi nhảy mừng trong bụng mẹ. Trong một khoảnh khắc, ở giữa một xã hội phụ hệ, thế giới của những người đàn ông lùi lại và im lặng, giống như Giêcaria. Hôm nay cũng vậy, chúng ta cần các giáo lý viên, những người phụ nữ Mozambique nhắc nhở anh chị em rằng không có gì có thể khiến anh chị em đánh mất đi nhiệt tình truyền giáo, và nhiệt tình thực hiện sứ mệnh được ủy thác khi nhận lãnh bí tích rửa tội. Nơi những người phụ nữ này, chúng ta có thể thấy tất cả những người khác, những người ra đi gặp gỡ anh chị em của họ: những người như Đức Maria, viếng thăm người khác và những người để họ được viếng thăm, những người cho phép người khác thay đổi cuộc sống của mình bằng cách chia sẻ với họ văn hóa, và lối sống cũng như thể hiện đức tin của mình.

Mối quan tâm mà anh chị em bày tỏ cho chúng ta thấy rằng hội nhập văn hóa sẽ luôn là một thách thức, tới lui như con thoi, như đã từng xảy ra giữa hai người phụ nữ là những người đã thay đổi bởi sự gặp gỡ, đối thoại và sự phục vụ. “Các Giáo Hội cụ thể cần tích cực thúc đẩy tối thiểu là các hình thức hội nhập văn hóa cơ bản. Mục đích cuối cùng là Tin Mừng, như được rao giảng trong các phạm trù phù hợp với từng nền văn hóa, sẽ tạo ra một sự tổng hợp mới với nền văn hóa cụ thể đó. Đây luôn là một quá trình chậm chạp và đôi khi chúng ta có thể quá sợ hãi. Nhưng nếu chúng ta để cho những nghi ngờ và nỗi sợ hãi làm giảm bớt lòng can đảm của chúng ta, thay vì khiến chúng ta trở nên sáng tạo hơn, chúng ta sẽ vẫn cứ ung dung trong khi không có chút tiến bộ nào. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ không tham gia tích cực trong quá trình lịch sử, nhưng chỉ là những kẻ bàng quang trong khi Giáo Hội tàn lụi dần” (Niềm Vui Phúc Âm, 129).

“Khoảng cách” giữa Nagiarét và Giêrusalem được rút ngắn và biến mất với lời “xin vâng” được Đức Maria thốt lên. Sự xa cách, chủ nghĩa địa phương cụ bộ và tinh thần bè phái, việc liên tục xây dựng các bức tường, đang làm suy yếu tính năng động của mầu nhiệm nhập thể, là điều đã phá vỡ bức tường ngăn cách chúng ta (xem Ê-phê-sô 2:14). Anh chị em, tối thiểu là những người cao niên trong anh chị em, đã từng phải chứng kiến sự chia rẽ và xung đột gây ra chiến tranh như thế nào. Anh chị em phải luôn luôn sẵn sàng để “viếng thăm”, để rút ngắn khoảng cách. Giáo Hội tại Mozambique được mời gọi trở thành Giáo Hội Thăm viếng; Giáo Hội không thể là một phần trong chuyện đố kỵ, thiếu tôn trọng và chia rẽ khiến một số người chống lại những người khác, nhưng thay vào đó, Giáo Hội phải là một cánh cửa cho các giải pháp, và là một không gian nơi sự tôn trọng, trao đổi và đối thoại là khả thi.

Câu hỏi được đặt ra về cách chúng ta phản ứng đối với các cuộc hôn nhân liên tôn giáo thách thức xu hướng dai dẳng này của chúng ta về sự phân chia, tách rời chứ không phải là hợp nhất. Điều tương tự cũng đúng với mối quan hệ giữa các quốc tịch và chủng tộc, giữa Bắc và Nam, giữa các cộng đồng, giữa các linh mục và các giám mục. Đó là một thách thức bởi vì phát triển “một nền văn hóa gặp gỡ hòa bình và đa diện” đòi hỏi “ một quá trình liên tục, trong đó mỗi thế hệ mới phải tham gia: đó là một nỗ lực chậm và khó khăn đòi hỏi một mong muốn hội nhập và ý chí muốn đạt được điều này”. Đây là điều kiện cần thiết cho “tiến bộ trong việc xây dựng một dân tộc trong hòa bình, công lý và tình huynh đệ”, cho “sự phát triển của cuộc sống trong xã hội và việc xây dựng một dân tộc trong đó sự khác biệt được hài hòa khi cùng theo đuổi mục đích chung” (Niềm Vui Phúc Âm, 220, 221 ).

Như Đức Maria lên đường đến nhà bà Êligiabét, chúng ta cũng vậy, với tư cách là một Giáo Hội, chúng ta phải tìm ra con đường để đối mặt với những vấn đề mới, chú ý không để mình bị tê liệt bởi não trạng chống đối, chia rẽ và lên án. Hãt cất bước trên con đường đó và tìm kiếm câu trả lời cho những thách thức này bằng cách cầu xin sự giúp đỡ không ngừng của Chúa Thánh Thần. Vì Ngài là Thầy có thể chỉ cho chúng ta những con đường mới để tiến bước.

Như thế, chúng ta hãy làm sống lại ơn gọi của mình trong ngôi đền tráng lệ này được dành riêng cho Đức Maria. Cầu xin cho cam kết “xin vâng” của chúng ta công bố sự vĩ đại của Chúa và làm tinh thần của người dân chúng ta hân hoan trong Thiên Chúa Đấng Cứu Độ chúng ta (x Lc 1: 46-47). Cầu xin cho đất nước Mozambique yêu dấu của chúng ta tràn đầy hy vọng, hòa bình và hòa giải!

Tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi, và mời gọi những người khác cùng làm như thế.

Xin Chúa chúc lành cho anh chị em, xin Đức Trinh Nữ Rất Thánh gìn giữ anh chị em.

Cảm ơn anh chị em.


Source:Libreria Editrice Vaticana