Phụng Vụ - Mục Vụ
Xin đừng đóng đinh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:16 30/07/2021
CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B
Xin đừng "đóng đinh"
Vào một đêm, Nã Phá luân nói chuyện với một người bạn. Lúc đó trời đã khuya. Những ngôi sao trên bầu trời nhỏ như những cái chấm sáng. Nã Phá Luân vẫn còn tỉnh, nhưng bạn của anh thì đã buồn ngủ nhiều. Nã Phá Luân đưa tay chỉ lên trời: “Anh có thấy những ngôi sao không?”. Người bạn đáp: “Tôi chẳng thấy gì”. Nã Phá Luân nói: “Tôi thì thấy, đó là chỗ khác nhau giữa tôi và anh”.
Cùng một ánh sao trên bầu trời, có người nhận ra, lại có người chẳng thấy gì. Nhưng không chỉ là một ánh sao, những vấn đề từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất cũng sẽ có không biết bao nhiêu cách nghĩ, cách hành động, hoặc có khi người ta nhận ra nhiều ý kiến, nhiều bài học, còn tôi chẳng nhận thấy gì.
Cũng vậy liên quan đến cuộc sống, đến vận mạng của đời người, liên quan đến tôn giáo, đến đức tin, đến những gì là chiều cao, hay sâu thẳm thuộc về thế giới của tâm hồn, không phải ai cũng có thể lãnh hội, hay lãnh hội cùng một cấp độ như nhau.
Vì thế càng suy nghĩ, tôi càng nhận thấy lời của thánh Gioan Kim Khẩu dù đã xưa nhưng vẫn cứ mới: “Loài người vốn bị đóng đinh vào những việc thuộc về trần thế”. Dĩ nhiên “đóng đinh” ở đây không mang nghĩa đau khổ, nhưng chỉ muốn nói tới thái độ tự chôn mình sâu thẳm trong thế giới vật chất.
Bị “đóng đinh” chặt vào trần thế, từ xưa, dân của Chúa, dẫu đã nhìn thấy rất nhiều dấu lạ do Thiên Chúa thực hiện để cứu họ, họ thừa biết Thiên Chúa quyền năng, không biết bao nhiêu lần đã dùng bàn tay mạnh, cánh tay hùng để gìn giữ, để che chở, thậm chí bênh vực họ, nhưng họ vẫn cứ là những kẻ hay quên. Quên đến mức phụ bạc cả tình thương của Chúa. Quên đến mức rất nhiều lần họ tỏ ra vong ân.
Không những dân Chúa đã tự để mình đóng đinh vào trần thế, họ còn tự đóng đinh rất chặt vào đó. Quay trở về với cuộc vượt qua vĩ đại của người Do Thái, ta sẽ nhận thấy.
Ngày ấy, Thiên Chúa nhìn thấy dân phải lầm than nô lệ Aicập, triền miên bị người Aicập xúc phạm và làm cho ô nhục. Hằng ngày không biết bao nhiêu hình khổ người Aicập giáng xuống trên họ. Vì thế, Thiên Chúa thấu nỗi đau của dân. Chúa sai ông Môisen đến cứu dân. Chính lòng yêu thương của Chúa đã giải phóng họ.
Lễ vượt qua đầu tiên ấy đã đưa họ vượt qua tình trạng nô lệ bước vào đời sống tự do. Nhưng bất cứ điều gì cũng phải có giá của nó. Trước khi vào miền đất tự do, dân cần phải được tôi luyện lòng trung thành với Chúa của mình.
Bởi đó, bốn mươi năm đằng đẳng trong sa mạc, đói, khát, thiếu thốn… đã làm cho họ không ít ngã lòng. Thay vì ghi sâu lòng biết ơn Đấng giải thoát mình, họ đã mất kiên nhẫn. Không biết bao nhiêu lần, họ phàn nàn, oán trách Chúa.
Bài đọc I, trích sách Xuất Hành là một bằng chứng về điều này. Họ không ngừng kêu trách ông Môisen và ông Aaron (phụ tá của ông Môisen), là những người được Chúa cắt đặt lãnh đạo họ: “Thà chúng tôi chết trong đất Ai-cập do tay Chúa khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn no nê. Tại sao các ông dẫn chúng tôi lên sa mạc này, để cả lũ phải chết đói như vậy?".
Và còn nữa những lời trách móc tương tự như thế. Không chỉ là những lời trách móc động đến Môisen, nhưng còn động đến cả Thiên Chúa.
Để cho mình đóng đinh vào trần thế, họ không thể nhìn thấy những thực tại thiêng liêng, cụ thể là lòng thương xót của Chúa. Dính bén quá nhiều với vật chất, con người chỉ thấy cái trước mặt, coi trọng hiện tại và quyên mất mọi giá trị siêu nhiên.
Vẫn chưa hết. Tôi lại thấy trong bài Tin Mừng, thái độ đóng đinh rất chắc chắn của đám dân đi theo Chúa.
Nếu Chúa nhật lần trước, thánh Gioan biết Chúa Giêsu làm một phép lạ cả thể nuôi sống một số lượng dân chúng rất đông (chỉ tính riêng đàn ông đã có khoảng 5.000 người), thì ngay sau đó, họ muốn tôn Chúa làm vua.
Cứ tưởng, nhờ chứng kiến phép lạ, họ tin Chúa, muốn theo Chúa, muốn học nơi Chúa giáo lý mới, muốn mãi mãi thuộc về Chúa… nên đặt Chúa làm vua của lòng mình.
Không phải thế! Bài Tin Mừng hôm nay là phần nối tiếp của bài Tin Mừng tuần trước, cho thấy sự cứng rắn của Chúa Giêsu: Người nói thẳng vào thái độ bất chính của họ: “Các ngươi tìm Ta không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời…”.
Đóng đinh chính mình một cách quá chặt vào thế giới vật chất, người ta đã biến mình thành nô lệ vật chất, nô lệ những gì tầm thường và dễ đi xa mọi giá trị thánh thiêng, đi xa những giá trị làm nên ý nghĩa của đời người.
Để lòng đầy ham hố, người ta quên biết ơn Thiên Chúa, người ta cũng không đủ sáng suốt để thấy rằng, mọi điều xuất phát từ nơi Chúa Giêsu, từ lời dạy đến phép lạ của Chúa đều dẫn đến chân trời của sự thánh thiện, của đức tin, của ơn cứu rỗi, nhất là của ơn hiệp thông hoàn hảo với Thiên Chúa, nên một với Con của Ngài là chính Chúa Giêsu.
Và khi muốn đặt Thiên Chúa làm vua chỉ để no cái bụng, người ta đã tục hóa hình ảnh Thiên Chúa của mình, nếu không muốn nói thái độ ấy đã vô tình biến Thiên Chúa thành con rối để điều khiển Ngài theo nhu cầu của mình.
Đó là bài học cho tôi và cho bạn. Bài học của sự chìm sâu trong trần thế, của thái độ đóng đinh chính mình trong cái nhìn thực dụng và đầy mưu toan tính toán…
Bạn và tôi có đức tin và luôn biết mình là con Thiên Chúa. Nhưng chỉ mới biết thôi, chưa đủ. Điều quan trọng là làm sao đi từ nhận thức ấy, đưa ta đến một cái nhìn về phía bên trong để thoát khỏi não trạng thực dụng, nhờ đó không còn thái độ dính bén của vật chất, của tiện nghi, của ma lực trần thế… Nhưng là khám phá tình yêu của Chúa, khám phá những chiều kích thâm sâu làm nên ý nghĩa của đời người, làm nên chiều kích thánh thiêng của kiếp người trần thế.
Nói thì dễ, nhưng để sống, đòi ta phải nỗ lực không chỉ rất lớn mà còn bền bỉ. Đối với Thiên Chúa, tự bản thân, để biết Ngài, để khám phá tình yêu của Ngài, khám phá những giá trị thánh thiêng mà Ngài ban cho ta, đã là một việc làm quá sức người, vậy mà bên cạnh những người thành tâm tìm về Đấng là cội nguồn của mình, có biết bao nhiêu người bịt mắt, bịt tai để khỏi nhận ra Ngài, thậm chí không những dứt khoát chối từ mà còn chủ trương và dạy người khác nhận cội nguồn của mình từ cái rất tầm thường: vật chất.
Cũng giống như câu chuyện về Nã Phá Luân và người bạn của ông: Cùng một ánh sao, nhưng ông nhìn thấy, còn bạn ông thì không. Chỉ có ai thành tâm, chỉ có ai biết trút bỏ mọi kiêu căng, không để mình đóng đinh vào thế giới tục hoá này, người ấy mới có thể đến với chân trời vĩnh cửu là chính Thiên Chúa, Cha chúng ta.
Xin đừng "đóng đinh"
Vào một đêm, Nã Phá luân nói chuyện với một người bạn. Lúc đó trời đã khuya. Những ngôi sao trên bầu trời nhỏ như những cái chấm sáng. Nã Phá Luân vẫn còn tỉnh, nhưng bạn của anh thì đã buồn ngủ nhiều. Nã Phá Luân đưa tay chỉ lên trời: “Anh có thấy những ngôi sao không?”. Người bạn đáp: “Tôi chẳng thấy gì”. Nã Phá Luân nói: “Tôi thì thấy, đó là chỗ khác nhau giữa tôi và anh”.
Cùng một ánh sao trên bầu trời, có người nhận ra, lại có người chẳng thấy gì. Nhưng không chỉ là một ánh sao, những vấn đề từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất cũng sẽ có không biết bao nhiêu cách nghĩ, cách hành động, hoặc có khi người ta nhận ra nhiều ý kiến, nhiều bài học, còn tôi chẳng nhận thấy gì.
Cũng vậy liên quan đến cuộc sống, đến vận mạng của đời người, liên quan đến tôn giáo, đến đức tin, đến những gì là chiều cao, hay sâu thẳm thuộc về thế giới của tâm hồn, không phải ai cũng có thể lãnh hội, hay lãnh hội cùng một cấp độ như nhau.
Vì thế càng suy nghĩ, tôi càng nhận thấy lời của thánh Gioan Kim Khẩu dù đã xưa nhưng vẫn cứ mới: “Loài người vốn bị đóng đinh vào những việc thuộc về trần thế”. Dĩ nhiên “đóng đinh” ở đây không mang nghĩa đau khổ, nhưng chỉ muốn nói tới thái độ tự chôn mình sâu thẳm trong thế giới vật chất.
Bị “đóng đinh” chặt vào trần thế, từ xưa, dân của Chúa, dẫu đã nhìn thấy rất nhiều dấu lạ do Thiên Chúa thực hiện để cứu họ, họ thừa biết Thiên Chúa quyền năng, không biết bao nhiêu lần đã dùng bàn tay mạnh, cánh tay hùng để gìn giữ, để che chở, thậm chí bênh vực họ, nhưng họ vẫn cứ là những kẻ hay quên. Quên đến mức phụ bạc cả tình thương của Chúa. Quên đến mức rất nhiều lần họ tỏ ra vong ân.
Không những dân Chúa đã tự để mình đóng đinh vào trần thế, họ còn tự đóng đinh rất chặt vào đó. Quay trở về với cuộc vượt qua vĩ đại của người Do Thái, ta sẽ nhận thấy.
Ngày ấy, Thiên Chúa nhìn thấy dân phải lầm than nô lệ Aicập, triền miên bị người Aicập xúc phạm và làm cho ô nhục. Hằng ngày không biết bao nhiêu hình khổ người Aicập giáng xuống trên họ. Vì thế, Thiên Chúa thấu nỗi đau của dân. Chúa sai ông Môisen đến cứu dân. Chính lòng yêu thương của Chúa đã giải phóng họ.
Lễ vượt qua đầu tiên ấy đã đưa họ vượt qua tình trạng nô lệ bước vào đời sống tự do. Nhưng bất cứ điều gì cũng phải có giá của nó. Trước khi vào miền đất tự do, dân cần phải được tôi luyện lòng trung thành với Chúa của mình.
Bởi đó, bốn mươi năm đằng đẳng trong sa mạc, đói, khát, thiếu thốn… đã làm cho họ không ít ngã lòng. Thay vì ghi sâu lòng biết ơn Đấng giải thoát mình, họ đã mất kiên nhẫn. Không biết bao nhiêu lần, họ phàn nàn, oán trách Chúa.
Bài đọc I, trích sách Xuất Hành là một bằng chứng về điều này. Họ không ngừng kêu trách ông Môisen và ông Aaron (phụ tá của ông Môisen), là những người được Chúa cắt đặt lãnh đạo họ: “Thà chúng tôi chết trong đất Ai-cập do tay Chúa khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn no nê. Tại sao các ông dẫn chúng tôi lên sa mạc này, để cả lũ phải chết đói như vậy?".
Và còn nữa những lời trách móc tương tự như thế. Không chỉ là những lời trách móc động đến Môisen, nhưng còn động đến cả Thiên Chúa.
Để cho mình đóng đinh vào trần thế, họ không thể nhìn thấy những thực tại thiêng liêng, cụ thể là lòng thương xót của Chúa. Dính bén quá nhiều với vật chất, con người chỉ thấy cái trước mặt, coi trọng hiện tại và quyên mất mọi giá trị siêu nhiên.
Vẫn chưa hết. Tôi lại thấy trong bài Tin Mừng, thái độ đóng đinh rất chắc chắn của đám dân đi theo Chúa.
Nếu Chúa nhật lần trước, thánh Gioan biết Chúa Giêsu làm một phép lạ cả thể nuôi sống một số lượng dân chúng rất đông (chỉ tính riêng đàn ông đã có khoảng 5.000 người), thì ngay sau đó, họ muốn tôn Chúa làm vua.
Cứ tưởng, nhờ chứng kiến phép lạ, họ tin Chúa, muốn theo Chúa, muốn học nơi Chúa giáo lý mới, muốn mãi mãi thuộc về Chúa… nên đặt Chúa làm vua của lòng mình.
Không phải thế! Bài Tin Mừng hôm nay là phần nối tiếp của bài Tin Mừng tuần trước, cho thấy sự cứng rắn của Chúa Giêsu: Người nói thẳng vào thái độ bất chính của họ: “Các ngươi tìm Ta không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời…”.
Đóng đinh chính mình một cách quá chặt vào thế giới vật chất, người ta đã biến mình thành nô lệ vật chất, nô lệ những gì tầm thường và dễ đi xa mọi giá trị thánh thiêng, đi xa những giá trị làm nên ý nghĩa của đời người.
Để lòng đầy ham hố, người ta quên biết ơn Thiên Chúa, người ta cũng không đủ sáng suốt để thấy rằng, mọi điều xuất phát từ nơi Chúa Giêsu, từ lời dạy đến phép lạ của Chúa đều dẫn đến chân trời của sự thánh thiện, của đức tin, của ơn cứu rỗi, nhất là của ơn hiệp thông hoàn hảo với Thiên Chúa, nên một với Con của Ngài là chính Chúa Giêsu.
Và khi muốn đặt Thiên Chúa làm vua chỉ để no cái bụng, người ta đã tục hóa hình ảnh Thiên Chúa của mình, nếu không muốn nói thái độ ấy đã vô tình biến Thiên Chúa thành con rối để điều khiển Ngài theo nhu cầu của mình.
Đó là bài học cho tôi và cho bạn. Bài học của sự chìm sâu trong trần thế, của thái độ đóng đinh chính mình trong cái nhìn thực dụng và đầy mưu toan tính toán…
Bạn và tôi có đức tin và luôn biết mình là con Thiên Chúa. Nhưng chỉ mới biết thôi, chưa đủ. Điều quan trọng là làm sao đi từ nhận thức ấy, đưa ta đến một cái nhìn về phía bên trong để thoát khỏi não trạng thực dụng, nhờ đó không còn thái độ dính bén của vật chất, của tiện nghi, của ma lực trần thế… Nhưng là khám phá tình yêu của Chúa, khám phá những chiều kích thâm sâu làm nên ý nghĩa của đời người, làm nên chiều kích thánh thiêng của kiếp người trần thế.
Nói thì dễ, nhưng để sống, đòi ta phải nỗ lực không chỉ rất lớn mà còn bền bỉ. Đối với Thiên Chúa, tự bản thân, để biết Ngài, để khám phá tình yêu của Ngài, khám phá những giá trị thánh thiêng mà Ngài ban cho ta, đã là một việc làm quá sức người, vậy mà bên cạnh những người thành tâm tìm về Đấng là cội nguồn của mình, có biết bao nhiêu người bịt mắt, bịt tai để khỏi nhận ra Ngài, thậm chí không những dứt khoát chối từ mà còn chủ trương và dạy người khác nhận cội nguồn của mình từ cái rất tầm thường: vật chất.
Cũng giống như câu chuyện về Nã Phá Luân và người bạn của ông: Cùng một ánh sao, nhưng ông nhìn thấy, còn bạn ông thì không. Chỉ có ai thành tâm, chỉ có ai biết trút bỏ mọi kiêu căng, không để mình đóng đinh vào thế giới tục hoá này, người ấy mới có thể đến với chân trời vĩnh cửu là chính Thiên Chúa, Cha chúng ta.
Việc cả thể kỳ diệu nhất
Lm. Minh Anh
01:54 30/07/2021
VIỆC CẢ THỂ KỲ DIỆU NHẤT
“Ngài không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến “phép lạ”. Và chúng ta suy nghĩ về những “phép lạ” Chúa Giêsu đã không làm khi Ngài trở về quê nhà mình, “Ngài không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin!”. Phép lạ nào? Sao lại “nhiều”; nhiều thì đâu còn lạ? Đâu là phép lạ vĩ đại nhất?
Thật thú vị! Đang khi bản Việt ngữ, bản Bible de Jérusalem và TOB tiếng Pháp gọi đây là những “phép lạ” thì bản NAB của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chỉ đơn giản gọi đây là những “việc cả thể”, “mighty deeds!”. Vậy mà theo một số nhà chú giải, cách gọi này, xem ra gần gũi và dễ ao ước hơn!
Vậy thì Chúa Giêsu đã hạn chế không làm gì ở quê nhà vì những người đồng hương thiếu lòng tin? Điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta, dĩ nhiên, là các phép lạ; rất có thể Chúa Giêsu đã không chữa nhiều bệnh, không làm cho ai sống lại từ cõi chết, hoặc nhân hoá thức ăn để nuôi dân chúng. Thế nhưng, đây có phải là những ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’ được ám chỉ? Câu trả lời đúng sẽ là vừa “Có”, lại vừa “Không”. Đúng vậy! Chúa Giêsu bị giới hạn trong việc làm các phép lạ và có vẻ như Ngài đã làm rất ít ở quê hương Ngài; vậy mà có những việc Chúa Giêsu ‘thường xuyên’ làm còn ‘vĩ đại’ và ‘kỳ diệu’ hơn rất nhiều, so với những phép lạ vật lý. Đó là những gì? Và điều gì sẽ xảy ra khi Ngài làm nhiều phép lạ nhưng các linh hồn lại không được hoán cải? Điều gì sẽ mang một ý nghĩa ‘lâu dài’ nhất, ‘thiên đàng’ nhất, ‘vĩnh cửu nhất’ mà Chúa Giêsu chờ đợi nhất? Đó là công việc biến đổi linh hồn! Phải, việc biến đổi các linh hồn mới là ‘việc cả thể kỳ diệu nhất!’.
Buồn thay! Sau những phép lạ vật lý, việc biến đổi các linh hồn đã không xảy ra. Tin Mừng cho biết lý do, “Vì họ chẳng có lòng tin!”. Rõ ràng, những người đồng hương của Chúa Giêsu đã quá cố chấp; họ không cởi mở để nhận ra sự hiện diện của Ngài; Lời Ngài không có khả năng thẩm thấu tâm trí và trái tim họ. Vì thế, Ngài không thể làm những ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’.
Thật thú vị, “Ngài không làm nhiều phép lạ ở đó”, nghĩa là Ngài đã ‘có’ làm, ít nữa một phép lạ! Chi tiết này hé lộ cho chúng ta biết, ít nữa, đã có một linh hồn được biến đổi. Một khi linh hồn được biến đổi, cả triều thần thánh trên trời mừng vui, Chúa Giêsu vui mừng; bởi lẽ, đó là ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’ mà Ngài đợi chờ đã xảy ra. Một khi linh hồn được biến đổi, chúng ta sẽ nhạy bén trong việc nhận ra những ‘dấu vết thánh’ của Thiên Chúa trong cuộc sống mình; chúng ta sẽ nhận ra sự ‘hiện diện thánh’ của Ngài trong tha nhân, trong Lời Ngài và ngay cả trong những lề luật của Ngài. Bài đọc Lêvi hôm nay nói đến việc Israel phải coi của dâng Chúa là “của thánh”; Sabbat không phải là một ngày như mọi ngày, nhưng đó là “ngày thánh” của Thiên Chúa mà họ phải tuân giữ. Bấy giờ dân Chúa sẽ tìm thấy sức mạnh của họ trong việc giữ luật Ngài và họ sẽ nhận biết Ngài, Đấng che chở họ như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Reo lên mừng Thiên Chúa, Đấng trợ lực chúng ta!”.
Anh Chị em,
Ước gì chúng ta thuộc số Israel ít ỏi còn lại này khi chúng ta nhận ra điều Thiên Chúa đang làm trong cuộc sống mình. Được như thế, là chúng ta đang để Chúa Giêsu biến đổi mình mỗi ngày thành một tạo vật mới; và như vậy, Ngài đang làm một điều tuyệt vời trong chúng ta. Nếu chúng ta do dự khi nhìn nhận điều này, thì đó là dấu hiệu rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn làm nhiều hơn nơi chúng ta; Ngài đang phải chờ một ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’ nào đó trong đời sống chúng ta!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho linh hồn con được biến đổi bởi sự hiện diện của Chúa, bởi Lời Chúa; xin lấp đầy trái tim con, biến đổi con thành một kiệt tác ân sủng của Ngài. Đó là ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’ mà Chúa và con, cũng như anh chị em con đang mong mỏi”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngài không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin!”.
Trong cuốn “Miracle on the River Kwai”, “Phép Mầu Trên Sông Kwai”, E. Gordon viết về những tù binh buộc phải xây một con đường sắt trong rừng; họ đã trở nên man rợ. Cho đến một buổi chiều, một điều gì đó đã xảy ra! Một cái xẻng bị mất. Viên sĩ quan Nhật ra lệnh, nếu không ai nhận tội, y sẽ bắn từng người. Nói là làm! Y rút súng bắn vào tù binh. Bỗng từ đám đông, một người bước lên. Viên sĩ quan lấy một cây xẻng đánh anh đến chết. Chiều tối, y cho đếm lại dụng cụ và nhận ra, không cây xẻng nào mất; nhưng người lính Scotland nọ, một Kitô hữu, đã tự nguyện chết thay cho các bạn mình. Kể từ đó, tù binh cư xử tử tế với nhau; họ thương nhau hơn anh em ruột; hằn học, cay đắng, vô nhân không còn. Người chết đã tạo một phép lạ, một ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’, là cứu sống nhân phẩm và mạng sống của những người còn lại. Tác giả về sau cũng trở thành Kitô hữu. Quân Đồng minh tràn vào, ‘những bộ xương’ xếp hàng trước những kẻ giam họ và thay vì tấn công, họ khẳng định, “Không còn hận thù, giết chóc. Điều chúng ta cần là sự tha thứ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến “phép lạ”. Và chúng ta suy nghĩ về những “phép lạ” Chúa Giêsu đã không làm khi Ngài trở về quê nhà mình, “Ngài không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin!”. Phép lạ nào? Sao lại “nhiều”; nhiều thì đâu còn lạ? Đâu là phép lạ vĩ đại nhất?
Thật thú vị! Đang khi bản Việt ngữ, bản Bible de Jérusalem và TOB tiếng Pháp gọi đây là những “phép lạ” thì bản NAB của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chỉ đơn giản gọi đây là những “việc cả thể”, “mighty deeds!”. Vậy mà theo một số nhà chú giải, cách gọi này, xem ra gần gũi và dễ ao ước hơn!
Vậy thì Chúa Giêsu đã hạn chế không làm gì ở quê nhà vì những người đồng hương thiếu lòng tin? Điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta, dĩ nhiên, là các phép lạ; rất có thể Chúa Giêsu đã không chữa nhiều bệnh, không làm cho ai sống lại từ cõi chết, hoặc nhân hoá thức ăn để nuôi dân chúng. Thế nhưng, đây có phải là những ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’ được ám chỉ? Câu trả lời đúng sẽ là vừa “Có”, lại vừa “Không”. Đúng vậy! Chúa Giêsu bị giới hạn trong việc làm các phép lạ và có vẻ như Ngài đã làm rất ít ở quê hương Ngài; vậy mà có những việc Chúa Giêsu ‘thường xuyên’ làm còn ‘vĩ đại’ và ‘kỳ diệu’ hơn rất nhiều, so với những phép lạ vật lý. Đó là những gì? Và điều gì sẽ xảy ra khi Ngài làm nhiều phép lạ nhưng các linh hồn lại không được hoán cải? Điều gì sẽ mang một ý nghĩa ‘lâu dài’ nhất, ‘thiên đàng’ nhất, ‘vĩnh cửu nhất’ mà Chúa Giêsu chờ đợi nhất? Đó là công việc biến đổi linh hồn! Phải, việc biến đổi các linh hồn mới là ‘việc cả thể kỳ diệu nhất!’.
Buồn thay! Sau những phép lạ vật lý, việc biến đổi các linh hồn đã không xảy ra. Tin Mừng cho biết lý do, “Vì họ chẳng có lòng tin!”. Rõ ràng, những người đồng hương của Chúa Giêsu đã quá cố chấp; họ không cởi mở để nhận ra sự hiện diện của Ngài; Lời Ngài không có khả năng thẩm thấu tâm trí và trái tim họ. Vì thế, Ngài không thể làm những ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’.
Thật thú vị, “Ngài không làm nhiều phép lạ ở đó”, nghĩa là Ngài đã ‘có’ làm, ít nữa một phép lạ! Chi tiết này hé lộ cho chúng ta biết, ít nữa, đã có một linh hồn được biến đổi. Một khi linh hồn được biến đổi, cả triều thần thánh trên trời mừng vui, Chúa Giêsu vui mừng; bởi lẽ, đó là ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’ mà Ngài đợi chờ đã xảy ra. Một khi linh hồn được biến đổi, chúng ta sẽ nhạy bén trong việc nhận ra những ‘dấu vết thánh’ của Thiên Chúa trong cuộc sống mình; chúng ta sẽ nhận ra sự ‘hiện diện thánh’ của Ngài trong tha nhân, trong Lời Ngài và ngay cả trong những lề luật của Ngài. Bài đọc Lêvi hôm nay nói đến việc Israel phải coi của dâng Chúa là “của thánh”; Sabbat không phải là một ngày như mọi ngày, nhưng đó là “ngày thánh” của Thiên Chúa mà họ phải tuân giữ. Bấy giờ dân Chúa sẽ tìm thấy sức mạnh của họ trong việc giữ luật Ngài và họ sẽ nhận biết Ngài, Đấng che chở họ như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Reo lên mừng Thiên Chúa, Đấng trợ lực chúng ta!”.
Anh Chị em,
Ước gì chúng ta thuộc số Israel ít ỏi còn lại này khi chúng ta nhận ra điều Thiên Chúa đang làm trong cuộc sống mình. Được như thế, là chúng ta đang để Chúa Giêsu biến đổi mình mỗi ngày thành một tạo vật mới; và như vậy, Ngài đang làm một điều tuyệt vời trong chúng ta. Nếu chúng ta do dự khi nhìn nhận điều này, thì đó là dấu hiệu rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn làm nhiều hơn nơi chúng ta; Ngài đang phải chờ một ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’ nào đó trong đời sống chúng ta!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho linh hồn con được biến đổi bởi sự hiện diện của Chúa, bởi Lời Chúa; xin lấp đầy trái tim con, biến đổi con thành một kiệt tác ân sủng của Ngài. Đó là ‘việc cả thể kỳ diệu nhất’ mà Chúa và con, cũng như anh chị em con đang mong mỏi”, Amen.
(Tgp. Huế)
31/7: Hiến tế và trao ban như Chúa Giêsu và Thánh Gioan Tẩy Giả - Lm. Augustinô Lê Quý Phi, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:49 30/07/2021
Tin mừng Chúa Giesu theo thánh Matthew - Matthew 13:36-43
Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng :/ “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.”/ Người đáp :/ “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người./ Ruộng là thế gian./ Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời./ Cỏ lùng là con cái Ác Thần./ Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ./ Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần./ Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy./ Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác,/ mà tống ra khỏi Nước của Người,/ rồi quăng chúng vào lò lửa;/ ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng./ Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ./ Ai có tai thì nghe./
Kính thưa Quý OBACE thân mến,/
Tin mừng hôm nay, chúng ta được nghe chính Chúa Giesu giải thích dụ ngôn cỏ lùng. Trong dụ ngôn cỏ lùng giữa lúa,/ kẻ thù đã gieo cỏ lùng sau khi lúa bắt đầu mọc lên./ "cỏ lùng hay cỏ dại"/ rất là giống cây lúa khi mới mọc lên, nên rất khó phân biệt với lúa./ Gieo cỏ lùng vào ruộng người khác là một hình thức trả thù hay phá hoại vào thời đó./ Luật La-mã trừng phạt những hành động này như là một tội hình. /Vì thế thính giả của Chúa Giesu muốn ghe một hồi trả đũa, răng đền răng, mắt đền mắt.
Điểm gây sốc của dụ ngôn là ông chủ nhà từ chối trả đũa:/ “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng,/ các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt./”
Dụ ngôn cỏ dại là một minh chứng về tĩnh nhẫn nại của Chúa!/ Chúng ta muốn thấy một thế giới không sự dữ /- chúng ta mong muốn một giáo hội thánh thiện không tì vết./ Nhưng khi nhìn vào thực tế chúng ta thấy gì /đại dịch COVID và những biển thể của nó vẫn đã và đang gân ra biết bao hậu quả về tâm lý, nhân mạng, kinh tế và xã hội,/ một giáo hôi đang bị các thế lực sự dữ tấn công,/ những tội ác lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ làm ảnh hưởng đến tiếng nói của GH về nhiều mặt nhất là việc rao giảng tin mừng. Hôm nay lời Chúa nhắc nhở chúng ta hãy bao dung/ – hãy kiên nhẫn vì TC bao dung và kiên nhẫn với thớ giới, /với giáo hội và với chính con và mỗi người chúng ta. Chỉ có ông chủ mùa gặt mới có tiếng nói sau hết khi mọi sự đều sang tỏ trong ngày sau hết./ Giáo hội thuộc về mọi người, mọi nơi mọi thời./ Hội thánh bao gồm những thành phần thánh thiện và những thành phần tội lỗi./ Nói cho cùng,/ dụ ngôn cỏ lùng là một lời nói trực tiếp của TC giàu lòng thương xót đến mỗi người chúng ta/. Những nghịch lý trong cuộc đời của con và từng người trong chúng ta mời gọi tất cả hãy sống chung với cỏ lùng và lúa trong lòng mỗi người./ Không ai muốn sự dữ cả! Thế nhưng những ý muốn sự dữ, tội lỗi luôn có mầm rễ trong mỗi chúng ta. / Vì thế thực tại này mời gọi chúng ta khiêm tối, kiên trì hóan cải! Nhận thức trong cuộc đời của mỗi chúng ta có dấu vết của cỏ lùng giúp chúng ta kiên nhẫn hơn,/ bao dung hơn với chính mình, các thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn, trong giáo hội./
Trước các thế lực của sự dữ nhất là đại dịch COVID, con xin kết thúc với lời nguyện nhập lễ của thánh lễ trong thời gian đại dịch: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa là nơi chúng con ẩn náu khi gặp hiểm nguy, là Đấng chúng con tìm đến trong cơn hoạn nạn; chúng con tin tưởng nài xin Chúa thương nhìn đến những người đang đau khổ, cho những ai đã qua đời được nghỉ yên, và an ủi những ai đang ưu phiền, xin Chúa chữa lành các bệnh nhân và ban bình an cho người đang hấp hối, xin ban sức mạnh cho các nhân viên y tế, ơn khôn ngoan cho các nhà lãnh đạo và lòng can đảm để đến với mọi người trong yêu thương, nhờ đó chúng con được cùng nhau tôn vinh Danh thánh Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, Chúa chúng con, Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
Khao khát bánh trường sinh
Lm. Inaxiô Trần Ngà
05:23 30/07/2021
Sau khi được Chúa Giê-su ban cho một bữa ăn no nê qua phép lạ hóa bánh ra nhiều, đám đông người Do-thái đổ xô tìm đến với Chúa mong được Ngài cho ăn tiếp. Chúa Giê-su không bằng lòng với toan tính đó nên Ngài nói thẳng với họ: “Thật, tôi bảo các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.”
Con người hôm nay cũng như dân Do-thái xưa, người ta đua tranh tìm kiếm những gì mang lại lợi ích cho thân xác mà không tìm kiếm phúc lợi cho linh hồn.
-Nếu Sa-tan có đủ quyền phép ban phát gạo, tiền dư dật cho những ai tôn thờ mình, thì phần lớn nhân loại sẽ tôn thờ Sa-tan và cả những người theo Chúa cũng sẵn sàng bỏ Chúa quay sang thờ Sa-tan để được nhiều gạo, nhiều tiền.
- Nhiều tín hữu sẵn sàng bỏ nhiều tiền mua mỹ phẩm, may sắm trang phục hợp thời trang… để tô điểm cho phần xác… mà không dành công sức trang điểm tâm hồn.
-Người ta sẵn sàng bỏ ra mỗi ngày cả chục tiếng đồng hồ để làm việc kiếm tiền nuôi xác, nhưng không muốn bỏ ra 10 phút để cầu nguyện, để đọc Lời Chúa, để đọc kinh chung trong gia đình hầu nuôi dưỡng tâm linh.
Nói chung, cái gì có lợi cho thân xác, như cơm ăn, áo mặc, tiền tài… thì ai cũng khao khát kiếm tìm; còn những lợi ích cho linh hồn như tham dự Thánh lễ, học hỏi giáo lý, tu luyện nhân đức… thì không được quan tâm.
Hôm xưa, khi Chúa Giê-su biết rõ bận tâm của đám đông dân chúng tìm đến với mình là chỉ lo tìm kiếm lương thực phần xác mà lãng quên lương thực cho tâm hồn nên Ngài răn bảo họ: “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6, 27).
Khi nói như thế, Chúa Giê-su kêu gọi mỗi người hãy cố công chăm lo cho linh hồn mình được phúc đời đời chứ đừng chỉ dồn tất cả công sức chăm lo cho thân xác mau hư nát nầy.
Tiếc thay, lời dạy khôn ngoan nầy chỉ được ít người áp dụng. Người ta mải mê tìm kiếm lợi nhuận nuôi xác: 24 giờ của mỗi ngày đều dành trọn cho thân xác. 168 giờ của mỗi tuần, 720 giờ của một tháng đều dành trọn để lo cho thân xác và cứ như thế hết tháng nầy qua tháng khác, hết năm nầy qua năm kia… trong khi linh hồn thì bị bỏ rơi, không được đoái hoài!
Hãy nghĩ lại xem: Nếu không chăm lo cho đời sống thiêng liêng thì khi đến cuối đời, người ta thu hoạch được gì?
Bấy giờ, mỗi người chỉ còn là một lọ tro nhỏ bé, nếu bị đem đi thiêu; hoặc chỉ còn là nắm xương vùi trong lòng đất lạnh… Chỉ có thế thôi! Trong khi đó, linh hồn họ thì phải trầm luân trong hỏa ngục muôn đời muôn kiếp.
Thật phi lý khi người ta đầu tư toàn bộ vốn liếng mình có cho thân xác: dành hết tất cả thời gian, công sức, trí tuệ, tài năng, nghị lực… của mình cho thân xác để rốt cuộc, chỉ “thu hoạch” được một nắm bụi tro!
Qua Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su kêu gọi mọi người hãy xử sự cách khôn ngoan.
Thân xác nầy mai đây chỉ còn là tro bụi thì chỉ cần chăm lo vừa đủ; còn linh hồn sống đời đời thì đáng phải được chăm sóc chu đáo hơn.
Vì thế, khi nuôi xác bằng cơm bánh được thu hoạch từ lòng đất thì cũng phải nuôi hồn bằng “Bánh từ trời xuống.”
Chúa Giê-su khẳng định Ngài là “Bánh bởi trời” được Chúa Cha ban cho nhân loại để mang lại sự sống cho thế gian. Ai “ăn” Ngài sẽ được hưởng hạnh phúc đời đời.
“Ăn” Chúa Giê-su (theo nội dung đoạn Tin mừng hôm nay ) không có nghĩa là nhai, là nuốt Chúa Giê-su nhưng là đến với Chúa Giê-su và tin vào Ngài. Ngài nói: “Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa là Bánh ban sự sống đời đời cho chúng con. Xin cho chúng con thường xuyên “ăn” Bánh này, tức là tìm đến với Chúa, học với Chúa, sống như Chúa… để mai đây được sống đời đời với Chúa trên thiên quốc.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Ăn cho no bụng ăn cho thỏa lòng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:39 30/07/2021
ĂN CHO NO BỤNG ĂN CHO THỎA LÒNG
1. Ăn cho no bụng. Dân chúng kéo nhau đi tìm Chúa. Cứ tưởng vì họ quý mến Chúa, nào ngờ Chúa thẳng thắn bóc mẽ họ: Các ông đi tìm tôi là vì các ông đã được ăn bánh no nê. Hóa ra là thế, theo Chúa để được no cái bụng, theo Chúa để tìm kiếm lợi lộc, để thỏa mãn những nhu cầu vật chất. Ăn rất cần thiết cho đời sống, nhưng nếu chỉ chăm chú vào miếng ăn mà thôi thì con người lại tự hạ thấp phẩm giá của mình. Ngoài nhu cầu vật chất cơ bản thì con người còn có những nhu cầu tinh thần cao quí khác. Thế nên Chúa Giêsu mời gọi: Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực đem lại phúc trường sinh.
2. Ăn cho thỏa lòng. Chúa muốn người ta theo Ngài không chỉ để no bụng mà còn để thỏa lòng, để thỏa mãn những khát vọng cao cả nhất của lòng người: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” Chúng ta đón nhận cơm bánh hàng ngày không thuần túy chỉ là miếng ăn cho no bụng, mà nó còn là “dấu lạ” diễn tả ân sủng và tình thương Chúa dành cho nhân loại. Ăn quả nhớ người trồng cây - Ăn phải nhớ đến người cho ăn để sống vui vẻ và biết ơn. Cơm bánh phải dẫn chúng ta đến Đấng ban ơn mà tin vào Ngài.
Ăn cơm bánh là ăn bằng miệng để no cái bụng đem sự sống cho thân xác. Ăn bánh trường sinh Giêsu là ăn bằng đức tin để no lòng thỏa dạ và lan tỏa yêu thương, nhờ đó đem sự sống đời đời cho trọn vẹn xác hồn của chúng ta. Amen.
Trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, người ta nói nhiều về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Người ta tìm mọi cách để có đủ lương thực thực phẩm, chứ thiếu ăn thì nguy to. Lời Chúa tuần này cho thấy Chúa không chỉ lo cung cấp cơm bánh nuôi sống thân xác, mà Chúa còn lo cung cấp bánh ban sự sống đời đời.
1. Ăn cho no bụng. Dân chúng kéo nhau đi tìm Chúa. Cứ tưởng vì họ quý mến Chúa, nào ngờ Chúa thẳng thắn bóc mẽ họ: Các ông đi tìm tôi là vì các ông đã được ăn bánh no nê. Hóa ra là thế, theo Chúa để được no cái bụng, theo Chúa để tìm kiếm lợi lộc, để thỏa mãn những nhu cầu vật chất. Ăn rất cần thiết cho đời sống, nhưng nếu chỉ chăm chú vào miếng ăn mà thôi thì con người lại tự hạ thấp phẩm giá của mình. Ngoài nhu cầu vật chất cơ bản thì con người còn có những nhu cầu tinh thần cao quí khác. Thế nên Chúa Giêsu mời gọi: Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực đem lại phúc trường sinh.
2. Ăn cho thỏa lòng. Chúa muốn người ta theo Ngài không chỉ để no bụng mà còn để thỏa lòng, để thỏa mãn những khát vọng cao cả nhất của lòng người: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” Chúng ta đón nhận cơm bánh hàng ngày không thuần túy chỉ là miếng ăn cho no bụng, mà nó còn là “dấu lạ” diễn tả ân sủng và tình thương Chúa dành cho nhân loại. Ăn quả nhớ người trồng cây - Ăn phải nhớ đến người cho ăn để sống vui vẻ và biết ơn. Cơm bánh phải dẫn chúng ta đến Đấng ban ơn mà tin vào Ngài.
Ăn cơm bánh là ăn bằng miệng để no cái bụng đem sự sống cho thân xác. Ăn bánh trường sinh Giêsu là ăn bằng đức tin để no lòng thỏa dạ và lan tỏa yêu thương, nhờ đó đem sự sống đời đời cho trọn vẹn xác hồn của chúng ta. Amen.
Chúa nhật XVIII Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
05:46 30/07/2021
CHÚA NHẬT XVIII TN (B)
X.Hành 16: 2-4, 12-15; Tvịnh 77; Êphêsô 4: 17,20-24; Gioan 6: 24-35
Ông Harold Kushner là một giáo sĩ Do-Thái (Rabbi) và một tác giả Do Thái nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Ông có bằng tiến sĩ về Kinh Thánh và đã viết nhiều sách tham luận về Kinh Thánh. Thế nên có rất ít người biết ông ta. Mốt số các bạn có thể nhớ được là ông ta đã từng đọc một đoạn Kinh Thánh trong lễ tang Tổng Thống Ronald Reagan. Nhưng một số người khác lại biết ông qua các sách ông đã viết, và một trong những sách được bán nhiều nhất là sách "Khi điều tồi tệ xảy ra cho người tốt".
Vị giáo sĩ (Rabbi) Do Thái này rất sùng đạo đã gặp phải một khủng hoảng lớn về đức tin, khi người con trai của ông là Aaron chết vì mắc phải hội chứng lão hoá. Đây là một hội chứng làm cho những người trẻ bị già sớm hơn tuổi. Aaron chỉ có 14 tuổi mà có nội tạng như của người già. Hãy để ý đến tựa đề quyển sách được viết: "Khi… điều xấu xãy ra với người tốt" không phải là "Nếu điều xấu xãy ra với người tốt".
Nếu điều xấu chỉ xãy ra cho người xấu, thì điều đó có thể không có gì phải bàn cả, hay thử thách về đức tin của chúng ta. Chúng ta có thể có cảm nghĩ đó là điều đương nhiên! Nhưng, chúng ta biết điều này qua kinh nghiệm là sự xấu cũng có thể xãy ra cho cả người tốt như: Những người năng cầu nguyện, đi nhà thờ thường xuyên, bố thí cho người nghèo, hoạt động nhiều trong cộng đoàn của họ. Thì sự xấu vẫn xãy đến với họ, họ bị thử thách về đức tin và cả đức tin của chúng ta nửa chăng; như khi con trai của ông Kushner chết vì một hội chứng rất lạ lùng; hay khi chúng ta bị mất việc làm trong cơn đại dịch COVID; hay khi chúng ta qua một thời kỳ khủng hoảng về tiền bạc; khi vợ chồng không còn hòa hợp với nhau và bị tan vỡ; khi có một đứa con ngoan thích hút cỏ; khi một người thân thương chết trong chiến tranh hay bị tàn tật vì tai nạn; hoặc gặp bao nhiêu khó khăn làm chúng ta tự hỏi - Còn có thể điền vào chổ trống các khó khăn nào nữa không. Những điều này không chỉ xãy ra cho người xấu; mà còn có thể xãy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta.
Khi nào sự xấu xãy ra cho chúng ta, thường chúng ta cố tìm lời giải thích, tìm vài "lý do hợp lý" cho sự xấu đó. Tuy nhiên những lý do đó thường không giải thích được vấn đề. Tôi không bao giờ thích những câu trả lời theo tính "thuận lý” của cách suy nghỉ như: "Thiên Chúa thử thách đức tin của chúng ta"; hay "Thiên Chúa không bao giờ cho bạn phải chịu khổ nhiều hơn sức chịu đựng của bạn". Sự thật là chúng ta đã chạm phải một huyền nhiệm, chứ không phải câu trả lời. Nhưng, chúng ta không chỉ sống đơn độc.
Trong khi chúng ta họp nhau hôm nay, chúng ta như là "cộng đoàn nhỏ" và có thể hợp ý với đám đông quần chúng trong câu chuyện của bài phúc âm hôm nay. Thánh Gioan nói là đám đông quần chúng tìm đến để "Gặp Chúa Giêsu". Trong phúc âm thánh Gioan đã dùng từ thấy và tin. Đám đông đã có bánh ăn trong hoang mạc mà trước đây Chúa Giêsu đã ban cho họ. Và nay họ lại tìm gặp Chúa Giêsu nữa để có thêm bánh mà ăn. Chúa Giêsu nói với họ "Anh em tìm đến tôi không phải vì anh em thấy dấu lạ, nhưng vì anh em đã ăn bánh no nê”. Như bánh là thức ăn quan trọng cho người đói. Chúa Giêsu nghĩ đó là điều quan trọng khi cho họ bánh ăn. Tuy nhiên, chúng ta biết trong đời sống, chúng ta cần nhiều thứ hơn là bánh ăn no và quần áo mặc. Chúng ta còn muốn "thấy" nhiều hơn nữa.
Ánh mắt của quần chúng chăm nhìn vào bánh. Họ chỉ thấy Chúa Giêsu là người đã làm cho "bánh hóa nhiều" - Chứ không có ý tìm dấu chỉ ẩn trong cái bánh. Nếu hôm nay bạn không dự thánh lễ trực tuyến, bạn đã trực chỉ đến nhà thờ thi chắc bạn đã đi bộ hay lái xe theo dấu chỉ phía trước như bảng chỉ như "Nhà thờ Đức Maria". Bạn đã không dừng lại xem bảng chỉ dẫn và các biển báo, vì nó quá quen thuộc nên không quan tâm đến nó, Bạn vẫn tiếp tục đi và đến được nhà thờ như biển báo. Chúa Giêsu trách là dân chúng chỉ dừng lại nơi bảng chỉ dẫn là tấm bánh, và họ không hiểu bánh đó có ý nghĩa gì. Chúa Giêsu cũng trách là họ đã quên lịch sử đức tin của họ. Các môn đệ và các người Do thái sùng đạo hiểu điều đó. Chúa Giêsu nhắc cho họ nhớ lại, và để chắc chắn hơn, Ngài đã giới thiệu ý nghĩa của chiếc bánh, khi tổ tiên của họ phải tháo chạy qua hoang mạc, họ bị quân đội Ai cập săn đuổi. Đức Chúa đã che chở họ và cho họ bánh ăn từng ngày trong lúc gian khổ của cuộc vượt qua. Và, nơi Chúa Giêsu, Đức Chúa cũng đang làm những điều như vậy. Chúa Giêsu nói rõ cho họ hiểu: "Ta là bánh hằng sống, ai đến với Ta sẻ không bao giờ đói, và ai tin vào Ta sẻ không bao giờ khát".
Đức Chúa, đã ban cho dân chúng đang đói khát của ăn trong hoang mạc, nay lại làm điều đó một lần nữa, và Chúa Giêsu đang làm những dấu chỉ để giúp họ thấy diều đó. Vậy họ có nhận ra không? Trong phúc âm thánh Gioan còn có nhiều dấu chỉ khác: Như người phụ nữ khát nước đến giếng lấy nước được hứa là đó là nước hằng sống. Vậy họ có hiểu không? Một người chết đã được sống lại. Vậy họ có hiểu được điều đó không? Và bây giờ một số đông người trong nơi hoang mạc đang được có bánh ăn. Vậy họ có hiểu không?
"Sự xấu xãy ra cho người tốt" Và khi sự xấu đó xuất hiện, chúng ta có thể nhận được những dấu chỉ của Thiên Chúa đang cho chúng ta ăn trong hoang mạc và ở cả những nơi khó khăn khác của chúng ta không? Đức Chúa đã gởi cho chúng ta Chúa Giêsu "dấu chỉ lớn hơn mọi dấu lạ khác". Thật là tuyệt vời, Đức Chúa đã nghe chúng ta trong bất kỳ hoang mạc nào của tần thế mà chúng ta đang gặp. Thiên Chúa nghe tất cả những điều chúng ta mong chờ và khao khát mà chúng ta không kể ra: chúng ta khao khát sự thật và sự tốt lành; chúng ta khát những mối quan hệ có ý nghĩa tốt hay những quan hệ được hàn gắn lại; chúng ta khao khát sự thánh thiện và ơn thánh sủng; chúng ta khao khát phân biệt được rõ ràng những sự khác biệt của sự tốt lành chứ không chỉ là một người thoáng qua trong cuộc sống.
Thiên Chúa luôn tiếp tục thực hiện những dấu chỉ cho chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta qua nhiều cách khác nhau - Chúng ta có nhận thấy điều đó không?... Một cử chỉ lịch sự của một người bạn; hay thậm chí của một người lạ; một công việc trắc trở hoá thành phù hợp với chúng ta; một lời tha thứ mà chúng ta không đáng nhận, nhưng chúng ta cũng vẫn lãnh nhận một cách tốp đẹp. Hay, trong một khoảnh khắc bất ngờ, khi cuộc sống chúng ta được đánh giá cao đối với những người xung quanh chúng ta và chúng ta cảm thấy thật "tốt lành được sống", vậy chúng ta có hiểu không? Những dấu chỉ đó và các dấu chỉ khác chúng ta có thể thưa với Chúa trong khi cử hành bí tích Thánh Thể hôm nay. Thiên Chúa luôn hiện diện với chúng ta cả những lúc điều tốt và điều xấu xãy đến với chúng ta. Thiên Chúa đang ban bánh ăn hằng ngày cho chúng ta trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta sẻ cấu xin lãnh nhận được bánh đó trong lời kinh Lạy Cha.
Chúng ta cũng biết là Chúa đã mời gọi chúng ta trở nên dấu chỉ là bánh của Thiên Chúa cho người khác. Chúng ta có việc phải làm, cho người đói ăn khi chúng ta gặp họ. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, trong gia đình, trong trường học, nơi làm việc, trong cộng đoàn của chúng ta. Tất cả điều đòi hỏi sự hy sinh và kiên trì nơi mổi người chúng ta. Bởi thế, chúng ta hãy cùng cầu nguyện: "Xin cho chúng con lương thực hằng ngày... và giúp chúng con nên bánh ăn cho người khác, là dấu chỉ cho họ biết rằng Thiên chúa không quên họ”.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
18th SUNDAY (B)
Exodus 16: 2-4, 12-15; Psalm 78; Ephesians 4: 17, 20-24; John 6: 24-35
Harold Kushner is a prominent American rabbi and author. He has a PhD in Scripture and has published scholarly books on the Bible. Ordinarily the number of people who would know about him would be limited. Some of you may remember that he read a Scripture passage at Ronald Reagan’s funeral. But many people know about him because of one of the books he wrote, it was a best seller: "When Bad Things Happen to Good People."
This devout rabbi had a faith crisis when his son Aaron died from progeria, an extremely rare disease. It causes premature aging; his 14-year-old son had the organs of an old man. Notice the title of the book "When... Bad Things Happen to Good People." Not "If Bad Things Happen to Good People."
If bad things happened only to bad people, that probably wouldn’t disturb, or test our faith. We might even have a sense of satisfaction! But, we know this from experience, bad things happen to good people also: people who pray, come to church regularly, donate to the poor, are active in their communities. When bad things happen to them too, testing their, our faith is tested as well: a child dies from an awful disease, like the rabbi’s son; we lose our job during the pandemic; go through a financial crisis; a marriage breaks up; a good kid goes haywire; a loved one dies in war, or is crippled in an accident; and many other tragedies that stir questions in us – fill in the blanks with your own list. These things don’t happen just to bad people; bad things can happen to any of us and do.
When they do, we look for some explanation, some "logical reason" for the bad things that happen. Logic does not solve the problem. I’ve never liked the "logical" answers people come up with: "God is testing your faith"; "God will never give you more than you can bear." The truth is we are left with mystery, not answers. But, we are not left alone.
As we gather today we are like a little "crowd," and can identify with the crowd in the gospel story. St. John says they came, "looking for Jesus." Seeing in John’s gospel implies believing. The crowd had been fed on the bread in the wilderness which Jesus provided for them. Now they come looking for more. Jesus says to them, "You are looking for me not because you saw signs, but because you ate the loaves and were filled." As important as bread is for hungry people – Jesus thought it was important, he fed them bread – still, we know more is needed in our lives than a full belly and clothes on our backs. We want to "see" more.
The crowds gaze stopped at the bread. They only saw Jesus as "the Bread Multiplier" – not what the sign of the bread meant. If you are not watching the Mass on Zoom today, but came in person to church, then you probably walked, or drove in at the sign out front, for example, "St. Mary’s Church." You didn’t stop and gather around the sign. You came to where the sign pointed. We don’t stop and focus on signs, but follow where they lead us. Jesus accuses the crowds of stopping at the sign, not understanding what the breads meant. He also accused them of forgetting their faith history. The disciples and other devout Jews got it: Jesus stirred their faith memory. But just to be sure, Jesus explained the sign of the breads to them. When their ancestors were dragging themselves through the wilderness, with the Egyptian army at their heels, God protected them and fed them bread day by arduous day. And in Jesus, God is doing the same thing. Jesus spells it out for them, "I am the bread of life, whoever comes to me will never hunger, and whoever believes in me will never thirst.
The God who fed the hungry in the desert was doing it again and Jesus was performing signs to help them see that. Did they get it? There are other signs as well in John’s Gospel. A thirsty woman at a well was promised living water – did they get it? A dead man was raised to life – did they get it? And now a struggling, hungry people in a wilderness are being fed – did they get it?
"Bad things happen to good people"– and when they do, do we recognize the signs that God is feeding us in our wilderness and hard places? God has sent us Jesus, the "sign of all signs," par excellence. God has heard us in whatever wilderness or desert place we find ourselves now. God hears even the longings we don’t name: our hunger for truth and goodness; our hunger for meaningful relationships or healed relationships; our hunger for holiness and grace; our hunger to make a difference for the good and not just be someone who is passing through life.
God continues to perform signs for us and feeds us in surprising ways – do we get it?... a surprise gesture of kindness from a friend, or even a stranger: a job that turns out just right for us; a word of forgiveness we have not earned, but we received nevertheless. Or, the moment out of the blue, when we appreciate our lives, and those around us and we realize it is good to be alive – do we get it? These and other signs we could name at this Eucharistic celebration: God’s presence with us when good things happen, or when bad things happen. God is with us giving us daily bread as God does at our celebration today. We will pray for that bread in the Lord’s Prayer.
We also know that we are called to be signs of God’s bread for others. We have work to do, feed the hungry when we find them. Let’s look around us: in our families, schools, at work, in our community. All require dedication and perseverance on our part. So again we pray, "Give us this day our daily bread… and help us be daily bread for others, signs to them that You have not forgotten them."
X.Hành 16: 2-4, 12-15; Tvịnh 77; Êphêsô 4: 17,20-24; Gioan 6: 24-35
Ông Harold Kushner là một giáo sĩ Do-Thái (Rabbi) và một tác giả Do Thái nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Ông có bằng tiến sĩ về Kinh Thánh và đã viết nhiều sách tham luận về Kinh Thánh. Thế nên có rất ít người biết ông ta. Mốt số các bạn có thể nhớ được là ông ta đã từng đọc một đoạn Kinh Thánh trong lễ tang Tổng Thống Ronald Reagan. Nhưng một số người khác lại biết ông qua các sách ông đã viết, và một trong những sách được bán nhiều nhất là sách "Khi điều tồi tệ xảy ra cho người tốt".
Vị giáo sĩ (Rabbi) Do Thái này rất sùng đạo đã gặp phải một khủng hoảng lớn về đức tin, khi người con trai của ông là Aaron chết vì mắc phải hội chứng lão hoá. Đây là một hội chứng làm cho những người trẻ bị già sớm hơn tuổi. Aaron chỉ có 14 tuổi mà có nội tạng như của người già. Hãy để ý đến tựa đề quyển sách được viết: "Khi… điều xấu xãy ra với người tốt" không phải là "Nếu điều xấu xãy ra với người tốt".
Nếu điều xấu chỉ xãy ra cho người xấu, thì điều đó có thể không có gì phải bàn cả, hay thử thách về đức tin của chúng ta. Chúng ta có thể có cảm nghĩ đó là điều đương nhiên! Nhưng, chúng ta biết điều này qua kinh nghiệm là sự xấu cũng có thể xãy ra cho cả người tốt như: Những người năng cầu nguyện, đi nhà thờ thường xuyên, bố thí cho người nghèo, hoạt động nhiều trong cộng đoàn của họ. Thì sự xấu vẫn xãy đến với họ, họ bị thử thách về đức tin và cả đức tin của chúng ta nửa chăng; như khi con trai của ông Kushner chết vì một hội chứng rất lạ lùng; hay khi chúng ta bị mất việc làm trong cơn đại dịch COVID; hay khi chúng ta qua một thời kỳ khủng hoảng về tiền bạc; khi vợ chồng không còn hòa hợp với nhau và bị tan vỡ; khi có một đứa con ngoan thích hút cỏ; khi một người thân thương chết trong chiến tranh hay bị tàn tật vì tai nạn; hoặc gặp bao nhiêu khó khăn làm chúng ta tự hỏi - Còn có thể điền vào chổ trống các khó khăn nào nữa không. Những điều này không chỉ xãy ra cho người xấu; mà còn có thể xãy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta.
Khi nào sự xấu xãy ra cho chúng ta, thường chúng ta cố tìm lời giải thích, tìm vài "lý do hợp lý" cho sự xấu đó. Tuy nhiên những lý do đó thường không giải thích được vấn đề. Tôi không bao giờ thích những câu trả lời theo tính "thuận lý” của cách suy nghỉ như: "Thiên Chúa thử thách đức tin của chúng ta"; hay "Thiên Chúa không bao giờ cho bạn phải chịu khổ nhiều hơn sức chịu đựng của bạn". Sự thật là chúng ta đã chạm phải một huyền nhiệm, chứ không phải câu trả lời. Nhưng, chúng ta không chỉ sống đơn độc.
Trong khi chúng ta họp nhau hôm nay, chúng ta như là "cộng đoàn nhỏ" và có thể hợp ý với đám đông quần chúng trong câu chuyện của bài phúc âm hôm nay. Thánh Gioan nói là đám đông quần chúng tìm đến để "Gặp Chúa Giêsu". Trong phúc âm thánh Gioan đã dùng từ thấy và tin. Đám đông đã có bánh ăn trong hoang mạc mà trước đây Chúa Giêsu đã ban cho họ. Và nay họ lại tìm gặp Chúa Giêsu nữa để có thêm bánh mà ăn. Chúa Giêsu nói với họ "Anh em tìm đến tôi không phải vì anh em thấy dấu lạ, nhưng vì anh em đã ăn bánh no nê”. Như bánh là thức ăn quan trọng cho người đói. Chúa Giêsu nghĩ đó là điều quan trọng khi cho họ bánh ăn. Tuy nhiên, chúng ta biết trong đời sống, chúng ta cần nhiều thứ hơn là bánh ăn no và quần áo mặc. Chúng ta còn muốn "thấy" nhiều hơn nữa.
Ánh mắt của quần chúng chăm nhìn vào bánh. Họ chỉ thấy Chúa Giêsu là người đã làm cho "bánh hóa nhiều" - Chứ không có ý tìm dấu chỉ ẩn trong cái bánh. Nếu hôm nay bạn không dự thánh lễ trực tuyến, bạn đã trực chỉ đến nhà thờ thi chắc bạn đã đi bộ hay lái xe theo dấu chỉ phía trước như bảng chỉ như "Nhà thờ Đức Maria". Bạn đã không dừng lại xem bảng chỉ dẫn và các biển báo, vì nó quá quen thuộc nên không quan tâm đến nó, Bạn vẫn tiếp tục đi và đến được nhà thờ như biển báo. Chúa Giêsu trách là dân chúng chỉ dừng lại nơi bảng chỉ dẫn là tấm bánh, và họ không hiểu bánh đó có ý nghĩa gì. Chúa Giêsu cũng trách là họ đã quên lịch sử đức tin của họ. Các môn đệ và các người Do thái sùng đạo hiểu điều đó. Chúa Giêsu nhắc cho họ nhớ lại, và để chắc chắn hơn, Ngài đã giới thiệu ý nghĩa của chiếc bánh, khi tổ tiên của họ phải tháo chạy qua hoang mạc, họ bị quân đội Ai cập săn đuổi. Đức Chúa đã che chở họ và cho họ bánh ăn từng ngày trong lúc gian khổ của cuộc vượt qua. Và, nơi Chúa Giêsu, Đức Chúa cũng đang làm những điều như vậy. Chúa Giêsu nói rõ cho họ hiểu: "Ta là bánh hằng sống, ai đến với Ta sẻ không bao giờ đói, và ai tin vào Ta sẻ không bao giờ khát".
Đức Chúa, đã ban cho dân chúng đang đói khát của ăn trong hoang mạc, nay lại làm điều đó một lần nữa, và Chúa Giêsu đang làm những dấu chỉ để giúp họ thấy diều đó. Vậy họ có nhận ra không? Trong phúc âm thánh Gioan còn có nhiều dấu chỉ khác: Như người phụ nữ khát nước đến giếng lấy nước được hứa là đó là nước hằng sống. Vậy họ có hiểu không? Một người chết đã được sống lại. Vậy họ có hiểu được điều đó không? Và bây giờ một số đông người trong nơi hoang mạc đang được có bánh ăn. Vậy họ có hiểu không?
"Sự xấu xãy ra cho người tốt" Và khi sự xấu đó xuất hiện, chúng ta có thể nhận được những dấu chỉ của Thiên Chúa đang cho chúng ta ăn trong hoang mạc và ở cả những nơi khó khăn khác của chúng ta không? Đức Chúa đã gởi cho chúng ta Chúa Giêsu "dấu chỉ lớn hơn mọi dấu lạ khác". Thật là tuyệt vời, Đức Chúa đã nghe chúng ta trong bất kỳ hoang mạc nào của tần thế mà chúng ta đang gặp. Thiên Chúa nghe tất cả những điều chúng ta mong chờ và khao khát mà chúng ta không kể ra: chúng ta khao khát sự thật và sự tốt lành; chúng ta khát những mối quan hệ có ý nghĩa tốt hay những quan hệ được hàn gắn lại; chúng ta khao khát sự thánh thiện và ơn thánh sủng; chúng ta khao khát phân biệt được rõ ràng những sự khác biệt của sự tốt lành chứ không chỉ là một người thoáng qua trong cuộc sống.
Thiên Chúa luôn tiếp tục thực hiện những dấu chỉ cho chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta qua nhiều cách khác nhau - Chúng ta có nhận thấy điều đó không?... Một cử chỉ lịch sự của một người bạn; hay thậm chí của một người lạ; một công việc trắc trở hoá thành phù hợp với chúng ta; một lời tha thứ mà chúng ta không đáng nhận, nhưng chúng ta cũng vẫn lãnh nhận một cách tốp đẹp. Hay, trong một khoảnh khắc bất ngờ, khi cuộc sống chúng ta được đánh giá cao đối với những người xung quanh chúng ta và chúng ta cảm thấy thật "tốt lành được sống", vậy chúng ta có hiểu không? Những dấu chỉ đó và các dấu chỉ khác chúng ta có thể thưa với Chúa trong khi cử hành bí tích Thánh Thể hôm nay. Thiên Chúa luôn hiện diện với chúng ta cả những lúc điều tốt và điều xấu xãy đến với chúng ta. Thiên Chúa đang ban bánh ăn hằng ngày cho chúng ta trong thánh lễ hôm nay. Chúng ta sẻ cấu xin lãnh nhận được bánh đó trong lời kinh Lạy Cha.
Chúng ta cũng biết là Chúa đã mời gọi chúng ta trở nên dấu chỉ là bánh của Thiên Chúa cho người khác. Chúng ta có việc phải làm, cho người đói ăn khi chúng ta gặp họ. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, trong gia đình, trong trường học, nơi làm việc, trong cộng đoàn của chúng ta. Tất cả điều đòi hỏi sự hy sinh và kiên trì nơi mổi người chúng ta. Bởi thế, chúng ta hãy cùng cầu nguyện: "Xin cho chúng con lương thực hằng ngày... và giúp chúng con nên bánh ăn cho người khác, là dấu chỉ cho họ biết rằng Thiên chúa không quên họ”.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
18th SUNDAY (B)
Exodus 16: 2-4, 12-15; Psalm 78; Ephesians 4: 17, 20-24; John 6: 24-35
Harold Kushner is a prominent American rabbi and author. He has a PhD in Scripture and has published scholarly books on the Bible. Ordinarily the number of people who would know about him would be limited. Some of you may remember that he read a Scripture passage at Ronald Reagan’s funeral. But many people know about him because of one of the books he wrote, it was a best seller: "When Bad Things Happen to Good People."
This devout rabbi had a faith crisis when his son Aaron died from progeria, an extremely rare disease. It causes premature aging; his 14-year-old son had the organs of an old man. Notice the title of the book "When... Bad Things Happen to Good People." Not "If Bad Things Happen to Good People."
If bad things happened only to bad people, that probably wouldn’t disturb, or test our faith. We might even have a sense of satisfaction! But, we know this from experience, bad things happen to good people also: people who pray, come to church regularly, donate to the poor, are active in their communities. When bad things happen to them too, testing their, our faith is tested as well: a child dies from an awful disease, like the rabbi’s son; we lose our job during the pandemic; go through a financial crisis; a marriage breaks up; a good kid goes haywire; a loved one dies in war, or is crippled in an accident; and many other tragedies that stir questions in us – fill in the blanks with your own list. These things don’t happen just to bad people; bad things can happen to any of us and do.
When they do, we look for some explanation, some "logical reason" for the bad things that happen. Logic does not solve the problem. I’ve never liked the "logical" answers people come up with: "God is testing your faith"; "God will never give you more than you can bear." The truth is we are left with mystery, not answers. But, we are not left alone.
As we gather today we are like a little "crowd," and can identify with the crowd in the gospel story. St. John says they came, "looking for Jesus." Seeing in John’s gospel implies believing. The crowd had been fed on the bread in the wilderness which Jesus provided for them. Now they come looking for more. Jesus says to them, "You are looking for me not because you saw signs, but because you ate the loaves and were filled." As important as bread is for hungry people – Jesus thought it was important, he fed them bread – still, we know more is needed in our lives than a full belly and clothes on our backs. We want to "see" more.
The crowds gaze stopped at the bread. They only saw Jesus as "the Bread Multiplier" – not what the sign of the bread meant. If you are not watching the Mass on Zoom today, but came in person to church, then you probably walked, or drove in at the sign out front, for example, "St. Mary’s Church." You didn’t stop and gather around the sign. You came to where the sign pointed. We don’t stop and focus on signs, but follow where they lead us. Jesus accuses the crowds of stopping at the sign, not understanding what the breads meant. He also accused them of forgetting their faith history. The disciples and other devout Jews got it: Jesus stirred their faith memory. But just to be sure, Jesus explained the sign of the breads to them. When their ancestors were dragging themselves through the wilderness, with the Egyptian army at their heels, God protected them and fed them bread day by arduous day. And in Jesus, God is doing the same thing. Jesus spells it out for them, "I am the bread of life, whoever comes to me will never hunger, and whoever believes in me will never thirst.
The God who fed the hungry in the desert was doing it again and Jesus was performing signs to help them see that. Did they get it? There are other signs as well in John’s Gospel. A thirsty woman at a well was promised living water – did they get it? A dead man was raised to life – did they get it? And now a struggling, hungry people in a wilderness are being fed – did they get it?
"Bad things happen to good people"– and when they do, do we recognize the signs that God is feeding us in our wilderness and hard places? God has sent us Jesus, the "sign of all signs," par excellence. God has heard us in whatever wilderness or desert place we find ourselves now. God hears even the longings we don’t name: our hunger for truth and goodness; our hunger for meaningful relationships or healed relationships; our hunger for holiness and grace; our hunger to make a difference for the good and not just be someone who is passing through life.
God continues to perform signs for us and feeds us in surprising ways – do we get it?... a surprise gesture of kindness from a friend, or even a stranger: a job that turns out just right for us; a word of forgiveness we have not earned, but we received nevertheless. Or, the moment out of the blue, when we appreciate our lives, and those around us and we realize it is good to be alive – do we get it? These and other signs we could name at this Eucharistic celebration: God’s presence with us when good things happen, or when bad things happen. God is with us giving us daily bread as God does at our celebration today. We will pray for that bread in the Lord’s Prayer.
We also know that we are called to be signs of God’s bread for others. We have work to do, feed the hungry when we find them. Let’s look around us: in our families, schools, at work, in our community. All require dedication and perseverance on our part. So again we pray, "Give us this day our daily bread… and help us be daily bread for others, signs to them that You have not forgotten them."
Bánh Trường Sinh
Lm. Thái Nguyên
17:46 30/07/2021
Bánh Trường Sinh
Chúa Nhật 18 Thường Niên năm B : Ga 6, 24-35
Cầu nguyện
Manna vẫn được xem là bánh của Thiên Chúa (Tv78,24; Xh l6,15). Trong Do Thái giáo, có một niềm tin mạnh mẽ khi Đấng Mêsia đến, Ngài sẽ lại ban Manna. Việc ban Manna được coi là ông việc tối quan trọng đối với vai trò của Môsê, nên đối với dân chúng, nếu Đức Giêsu là Đấng Mêsia thì phải làm hơn thế nữa.
Miếng ăn là nỗi lo của mọi người trong mọi thời đại, nhất là đối với dân nghèo. Dân chúng vùng Galilê sau khi được Chúa cho một bữa ăn no nê, lại tiếp tục đổ xô đi tìm Ngài. Ðức Giêsu không trách họ về chuyện đó, nhưng Ngài cũng không ngại nói thẳng: “Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Con người ta vẫn thế, dễ để cho miếng ăn vật chất quyết định tính cách của mình. Đối với những người quyền thế cũng vậy: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Không là gì mà“Còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Ngay trong tôn giáo cũng thế: có thực mới vực được đạo. Còn chúng ta thì sao?
Có thể chúng ta cũng bị yếu tố vật chất tác động mạnh mẽ: khi sung túc thì sốt sắng; khi túng thiếu thì nguội lạnh, thậm chí có người buông bỏ đời sống đức tin khi làm ăn thất bát, cầu xin mãi mà cũng chẳng thấy hơn gì. Cũng như dân Do Thái xưa, muốn quay về Ai Cập để tìm lại miếng ăn xưa, dù phải tiếp tục đem thân làm nô lệ. Đức Giêsu muốn nâng cao phẩm cách của con người nên đã đưa ra lời cảnh giác: “Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh”.
Rất tiếc, người dân Galilê cũng lại nhớ đến chiếc bánh hôm qua trong sa mạc. Họ dừng lại ở phép lạ hóa bánh bên ngoài, không muốn tìm kiếm hay mơ ước những gì lớn lao hơn, chỉ xin cho được có bánh ăn mãi. Con người ngày nay trong điều kiện kinh tế tiến bộ vượt bực, nhưng có lẽ tâm trạng cũng không khác gì dân Do Thái xưa, chỉ muốn sống với những gì trước mắt. Người nghèo thì bị cuốn hút vào công việc làm ăn, để giải quyết vấn đề cơm áo gạo tiền hằng ngày. Người giàu thì chạy theo tiện nghi và thời trang. Đứng trước cuộc sống hiện đại, ta thấy nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao, tìm kiếm sự thỏa mãn ngày càng nhiều. Rốt cuộc, kẻ nghèo người giàu đều có nguy cơ trở nên nô lệ cho vật chất, không nhận ra phẩm giá cao cả của đời mình.
Cơm bánh không thể thỏa mãn cơn đói của con tim và tinh thần. Con người còn đói rất nhiều thứ: đói được tôn trọng, được chấp nhận; đói niềm tin, đói hy vọng, đói tình yêu, an bình và lẽ sống. Cho dù đã thỏa mãn mọi thứ trong cuộc đời này từ vật chất cho tới tinh thần, thì người ta vẫn cảm thấy thiếu hụt điều gì đó rất sâu xa, mà thiếu nó thì mọi cái khác đều trở thành dư thừa. Chẳng lạ gì mà các bạn trẻ thành công và ngay cả những người đã thành đạt vẫn rơi vào thất vọng, cô đơn, chán chường, có khi tuyệt vọng, vì không tìm thấy ý nghĩa cho đời mình. Ý nghĩa đó hay khát vọng sâu xa nhất của con người là chính Thiên Chúa, là sự sống đời đời chứ không phải sự sống đời này. Thiên Chúa mới là cùng đích, là chóp đỉnh của mọi khát vọng, là suối nguồn hạnh phúc của đời sống con người. Đó cũng là kinh nghiệm của thánh Augustinô, luôn khắc khoải cho tới khi nào gặp được chính Chúa.
Mọi khát vọng của con người cũng chỉ là biểu hiện sự khao khát Tuyệt Đối mà Thiên Chúa đã đặt trong lòng. Đức Giêsu khơi dậy sự khát vọng đó nơi tâm hồn con người. Ngài không cho dân chúng thứ manna ngày xưa, nhưng cho họ thứ bánh đích thực bởi trời, bánh ban sự sống đời đời như Lời Ngài công bố: “Chính tôi là bánh trường sinh, Ai đến với tôi sẽ không đói, ai tin vào tôi sẽ không khát bao giờ”. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, hãy tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Hãy để cho Lời Ngài và Mình Ngài nuôi dưỡng ta, thần hóa ta, để ta đạt tới chính Thiên Chúa, Đấng duy nhất lấp đầy khao khát vô biên của con người.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Kinh nghiệm sống cho con thấy,
càng hưởng thụ con người càng khao khát,
thỏa thích rồi nhưng lại cứ khát khao,
mọi thứ trần gian cho dù có đầy tràn,
cũng chẳng thể làm lòng con thỏa mãn.
Có bao người dư thừa thế lực và tiền bạc,
nhưng chẳng thể tìm thấy được bình an,
cuối cùng rồi cũng đến lúc chán chê,
có khi còn phải gánh lấy những ê chề,
còn có cơ may khi ai đó biết quay về,
để tìm cho đời mình một ý nghĩa.
Ý nghĩa của đời con là chính Chúa,
Đấng dựng nên con cho chính Ngài,
bởi vì mọi thứ khác sẽ tàn phai,
càng bám níu lại càng thêm hư hại,
chẳng lạ gì con khắc khoải khôn nguôi,
cho tới khi được yên hàn trong Chúa.
Nhìn vào tận thâm tâm con mới thấy,
trái tim người có khoảng trống mênh mông,
mà chỉ có Thiên Chúa mới lấp đầy,
nhưng thực tế tuổi trẻ chúng con vẫn u mê,
vẫn chạy theo vinh hoa và lợi lộc trần thế.
Xin cho chúng con sớm nhận ra,
Chúa chính là bánh trường sinh,
bánh đem lại sự sống mãi muôn đời,
mà chúng con được diễm phúc cao vời,
được nhận lấy trong từng thánh lễ,
xin cho lòng chúng con luôn say mến,
tìm mọi cách để được đến với Ngài. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Chúa Nhật 18 Thường Niên năm B : Ga 6, 24-35
Cầu nguyện
Manna vẫn được xem là bánh của Thiên Chúa (Tv78,24; Xh l6,15). Trong Do Thái giáo, có một niềm tin mạnh mẽ khi Đấng Mêsia đến, Ngài sẽ lại ban Manna. Việc ban Manna được coi là ông việc tối quan trọng đối với vai trò của Môsê, nên đối với dân chúng, nếu Đức Giêsu là Đấng Mêsia thì phải làm hơn thế nữa.
Miếng ăn là nỗi lo của mọi người trong mọi thời đại, nhất là đối với dân nghèo. Dân chúng vùng Galilê sau khi được Chúa cho một bữa ăn no nê, lại tiếp tục đổ xô đi tìm Ngài. Ðức Giêsu không trách họ về chuyện đó, nhưng Ngài cũng không ngại nói thẳng: “Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Con người ta vẫn thế, dễ để cho miếng ăn vật chất quyết định tính cách của mình. Đối với những người quyền thế cũng vậy: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Không là gì mà“Còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Ngay trong tôn giáo cũng thế: có thực mới vực được đạo. Còn chúng ta thì sao?
Có thể chúng ta cũng bị yếu tố vật chất tác động mạnh mẽ: khi sung túc thì sốt sắng; khi túng thiếu thì nguội lạnh, thậm chí có người buông bỏ đời sống đức tin khi làm ăn thất bát, cầu xin mãi mà cũng chẳng thấy hơn gì. Cũng như dân Do Thái xưa, muốn quay về Ai Cập để tìm lại miếng ăn xưa, dù phải tiếp tục đem thân làm nô lệ. Đức Giêsu muốn nâng cao phẩm cách của con người nên đã đưa ra lời cảnh giác: “Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh”.
Rất tiếc, người dân Galilê cũng lại nhớ đến chiếc bánh hôm qua trong sa mạc. Họ dừng lại ở phép lạ hóa bánh bên ngoài, không muốn tìm kiếm hay mơ ước những gì lớn lao hơn, chỉ xin cho được có bánh ăn mãi. Con người ngày nay trong điều kiện kinh tế tiến bộ vượt bực, nhưng có lẽ tâm trạng cũng không khác gì dân Do Thái xưa, chỉ muốn sống với những gì trước mắt. Người nghèo thì bị cuốn hút vào công việc làm ăn, để giải quyết vấn đề cơm áo gạo tiền hằng ngày. Người giàu thì chạy theo tiện nghi và thời trang. Đứng trước cuộc sống hiện đại, ta thấy nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao, tìm kiếm sự thỏa mãn ngày càng nhiều. Rốt cuộc, kẻ nghèo người giàu đều có nguy cơ trở nên nô lệ cho vật chất, không nhận ra phẩm giá cao cả của đời mình.
Cơm bánh không thể thỏa mãn cơn đói của con tim và tinh thần. Con người còn đói rất nhiều thứ: đói được tôn trọng, được chấp nhận; đói niềm tin, đói hy vọng, đói tình yêu, an bình và lẽ sống. Cho dù đã thỏa mãn mọi thứ trong cuộc đời này từ vật chất cho tới tinh thần, thì người ta vẫn cảm thấy thiếu hụt điều gì đó rất sâu xa, mà thiếu nó thì mọi cái khác đều trở thành dư thừa. Chẳng lạ gì mà các bạn trẻ thành công và ngay cả những người đã thành đạt vẫn rơi vào thất vọng, cô đơn, chán chường, có khi tuyệt vọng, vì không tìm thấy ý nghĩa cho đời mình. Ý nghĩa đó hay khát vọng sâu xa nhất của con người là chính Thiên Chúa, là sự sống đời đời chứ không phải sự sống đời này. Thiên Chúa mới là cùng đích, là chóp đỉnh của mọi khát vọng, là suối nguồn hạnh phúc của đời sống con người. Đó cũng là kinh nghiệm của thánh Augustinô, luôn khắc khoải cho tới khi nào gặp được chính Chúa.
Mọi khát vọng của con người cũng chỉ là biểu hiện sự khao khát Tuyệt Đối mà Thiên Chúa đã đặt trong lòng. Đức Giêsu khơi dậy sự khát vọng đó nơi tâm hồn con người. Ngài không cho dân chúng thứ manna ngày xưa, nhưng cho họ thứ bánh đích thực bởi trời, bánh ban sự sống đời đời như Lời Ngài công bố: “Chính tôi là bánh trường sinh, Ai đến với tôi sẽ không đói, ai tin vào tôi sẽ không khát bao giờ”. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, hãy tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Hãy để cho Lời Ngài và Mình Ngài nuôi dưỡng ta, thần hóa ta, để ta đạt tới chính Thiên Chúa, Đấng duy nhất lấp đầy khao khát vô biên của con người.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Kinh nghiệm sống cho con thấy,
càng hưởng thụ con người càng khao khát,
thỏa thích rồi nhưng lại cứ khát khao,
mọi thứ trần gian cho dù có đầy tràn,
cũng chẳng thể làm lòng con thỏa mãn.
Có bao người dư thừa thế lực và tiền bạc,
nhưng chẳng thể tìm thấy được bình an,
cuối cùng rồi cũng đến lúc chán chê,
có khi còn phải gánh lấy những ê chề,
còn có cơ may khi ai đó biết quay về,
để tìm cho đời mình một ý nghĩa.
Ý nghĩa của đời con là chính Chúa,
Đấng dựng nên con cho chính Ngài,
bởi vì mọi thứ khác sẽ tàn phai,
càng bám níu lại càng thêm hư hại,
chẳng lạ gì con khắc khoải khôn nguôi,
cho tới khi được yên hàn trong Chúa.
Nhìn vào tận thâm tâm con mới thấy,
trái tim người có khoảng trống mênh mông,
mà chỉ có Thiên Chúa mới lấp đầy,
nhưng thực tế tuổi trẻ chúng con vẫn u mê,
vẫn chạy theo vinh hoa và lợi lộc trần thế.
Xin cho chúng con sớm nhận ra,
Chúa chính là bánh trường sinh,
bánh đem lại sự sống mãi muôn đời,
mà chúng con được diễm phúc cao vời,
được nhận lấy trong từng thánh lễ,
xin cho lòng chúng con luôn say mến,
tìm mọi cách để được đến với Ngài. Amen.
Lm. Thái Nguyên
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đánh túi bụi một linh mục 10 tiếng đồng hồ trước lễ tấn phong Giám Mục
Đặng Tự Do
17:20 30/07/2021
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, trong bản tin hôm 28 tháng 7, cho biết Trung Quốc đồng ý cho tấn phong một Giám Mục nhưng trước đó một linh mục bị đánh đập trong suốt 10 giờ đồng hồ để buộc phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước.
Cha Lý Huy (Li Hui, 李辉) vừa được tấn phong Giám Mục Phó của giáo phận Bình Lương (Pingliang, 平凉),tỉnh Cam Túc (Gansu,甘肃). Lễ tấn phong được cử hành hôm 28 tháng7 tại nhà thờ chính tòa của giáo phận địa phương. Buổi lễ được chủ trì bởi Mã Anh Lâm (Ma Yinglin, 馬英林) giám mục Côn Minh (Kunmin, 昆明) tỉnh Vân Nam (Yunnan, 云南), chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc và phó chủ tịch Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc. Hai tổ chức này, được gọi chung là “liang hui”, phiên âm ra tiếng Việt là Lương Huy, (tiếng Tầu là 梁辉), thuộc “Giáo hội Quốc Doanh” do Đảng Cộng sản Trung Quốc thao túng, và đến nay Tòa Thánh vẫn không nhìn nhận hai cơ quan này.
Các giám chức khác tham gia trong buổi lễ gồm có Đức Cha Nicôla Hàn Ki Đức (Han Jide, 韩纪德)là giám mục chính tòa Bình Lương, ông Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才), giám mục giáo phận Thừa Đức (Chengde,承德) tỉnh Hà Bắc (Hebei,河北) và ông Giuse Hàn Chí hải (Han Zhihai,韩志海), tổng giám mục Lan Châu (Lanzhou,兰州) tỉnh Cam Túc (Gansu,甘肃). Đức Cha Nicôla Hàn Ki Đức sinh năm 1940, được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Thầm Lặng ngày 3 tháng Tư 1985. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Mục Phó Bình Lương vào ngày 19 tháng 9 năm 1996 và chính thức làm Giám Mục Bình Lương ngày 16 tháng Tư, 1999 sau khi chấp nhận gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước.
Theo đúng các thủ tục chỉ có trong nghi lễ tấn phong Giám Mục ở Hoa Lục, linh mục Dương Vũ (Yang Yu, 杨宇) Phó tổng thư ký Hội đồng Giám mục Trung Quốc, đọc thư chấp thuận của Hội Công Giáo Yêu Nước, sau đó linh mục Lý Huy tuyên thệ trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính sách Trung Hoa Hóa Giáo Hội tại đây. Hơn 30 linh mục và 20 nữ tu hiện diện trong thánh đường, cũng như đại diện các Hội Ái hữu và tín hữu trong giáo phận.
Việc tấn phong Giám Mục cho Cha Lý Huy phù hợp với thỏa thuận Trung Quốc-Vatican về việc bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc. Đây là lần tấn phong thứ ba sau khi thỏa thuận này được gia hạn vào tháng 10 năm ngoái. Lần tấn phong đầu tiên liên quan đến linh mục Tôma Trần Thiên Hào (Chen Tianhao, 陈天豪) 58 tuổi, được tấn phong giám mục cho giáo phận Thanh Đảo (Qingdao,青岛), Sơn Đông (Shandong, 山东) vào ngày 23 tháng 11 năm ngoái, 2020. Lần tấn phong thứ hai liên quan đến linh mục Phêrô Lưu Căn Châu (Liu Genzhu, 刘根珠) được tấn phong làm giám mục giáo phận Hồng Đông – Lâm Phần (Hongdong-Linfen, 洪东-临汾) thuộc tỉnh Sơn Tây hôm thứ Ba 22 tháng 12 năm ngoái, 2020.
Tân Giám mục Lý Huy sinh năm 1972 tại Mai Huyện (Meixian, 梅县) thuộc tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi, 陕西). Ngài vào chủng viện dự bị của giáo phận Bình Lương năm 1990 và tốt nghiệp Học viện Triết học và Thần học Công Giáo Trung Quốc năm 1996. Cùng năm, ngài được thụ phong linh mục và sau đó theo học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc thường được gọi tắt là Renmin, ở quận Hải Điện (Haidian, 海淀) của Bắc Kinh. Ngài được bổ nhiệm làm giám mục phó của Bình Lương vào ngày 24 tháng 7.
Một ngày trước lễ tấn phong Giám Mục cho Cha Lý Huy, Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết Cha Giuse Lưu ở giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东话) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建) đã bị cảnh sát tạm giữ vì từ chối gia nhập Giáo hội Quốc Doanh. Theo nguồn tin của AsiaNews, vì thái độ bất khuất của mình, vị linh mục đã phải chịu bạo lực khủng khiếp: “Sau 10 giờ tra tấn, sáu tên công an đã nắm tay ngài và buộc ngài phải ký giấy gia nhập. Việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo vẫn chưa dừng lại”.
Việc Cha Lưu bị bắt cho thấy thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục không hề cải thiện tình hình của Giáo Hội tại Hoa Lục, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhân sự tôn giáo.
Hôm 15 tháng 7, Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, đã lên tiếng báo động về tình trạng của Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱). Ngài bị bắt hồi cuối tháng 5 vừa qua. Đến nay, vẫn chưa biết ngài bị giam cầm tại đâu.
Source:Asia News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tu sĩ thiện nguyện GP Xuân Lộc nơi tuyến đầu chống dich Covid 19
Ban Tông Đồ Đa Minh Thánh Tâm
17:33 30/07/2021
Chốn Về Yêu Thương
Nếu xưa kia trên hành trình rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta cũng đã có một điểm dừng là Bê-ta-ni-a; thì hôm nay đây, các tu sĩ thiện nguyện giáo phận Xuân Lộc cũng cần lắm một Bê-ta-ni-a, hay nói khác đi, là một chốn về sau thời gian phục vụ tại tuyến đầu ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh Covid-19.
Xem Hình
Bởi lẽ, vào buổi sáng họp mặt ngày 27/07/2021, giữa các vị Đại diện Đức cha chánh Giám mục giáo phận Xuân Lộc, Đại diện quý Bề trên và 60 nữ tu thiện nguyện thuộc Hội dòng Đa Minh Thánh Tâm, Đa Minh Tam Hiệp, Chúa Giêsu Linh Mục và Mến Thánh Giá Xuân Lộc; sau khi được biết cụ thể công tác và các địa điểm phục vụ của 60 chị em nữ tu, tất cả mọi người hiện diện tại hội trường đều được nghe biết thêm về tương lai gần của các thiện nguyện viên tu sĩ này: kể từ ngày mai 28/07/2021, sau khi thực hiện công tác tại các khu cách ly hoặc các điểm lấy mẫu-truy vết, các nữ tu thiện nguyện sẽ được kể vào số những người có khả năng mang mầm bệnh hoặc làm lây nhiễm dịch bệnh; và vì lợi ích cộng đồng, buộc các nữ tu phải thực hiện việc cách ly xã hội. Điều này cũng có nghĩa là: các nữ tu thiện nguyện rất cần một chốn về sau thời gian phục vụ tại tuyến đầu phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Tạ ơn Chúa, mối lo lắng băn khoan này đã được giải quyết nhờ tấm lòng yêu thương quảng đại của Thầy Bề trên Giám tỉnh, quý cha và quý thầy Dòng thánh Gioan Thiên Chúa qua việc sẵn sàng dành cơ sở mới xây dựng – Nhà Lưu Trú Bệnh Nhân của Hội dòng – làm khu cách ly cho các nam nữ tu sĩ thiện nguyện giáo phận Xuân Lộc.
Vâng,
- đã có một “Bê-ta-ni-a thời Covid”, một “chốn về yêu thương” cho các tu sĩ thiện nguyện tại Dòng thánh Gioan Thiên Chúa, nơi Nhà Lưu Trú Bệnh Nhân;
- đã có một khu cách ly bảo đảm hiệu năng phòng chống dịch bệnh và cũng là nơi lý tưởng để các tu sĩ thiện nguyện có thể thực hiện lời khuyên của Thầy Giêsu sau thời gian phục vụ: các con hãy vào nơi tĩnh lặng để nghỉ ngơi và ở lại với Thầy;
- đã có việc trổ sinh và tỏa ngát hương Hoa Nhân ái - Yêu thương – Phục vụ trong vườn thiêng Dòng thánh Gioan Thiên Chúa.
Trong tinh thần nối kết yêu thương-huynh đệ với Quý Thầy Dòng thánh Gioan Thiên Chúa:
- một số chị trong ban Tông đồ Hội dòng và 15 thiện nguyện viên Đa Minh Thánh Tâm, qua sự ủy thác của Bề trên Tổng quyền Maria Madalena, đã đến Nhà Lưu Trú Bệnh Nhân vào đầu giờ chiều ngày 27/07/2021, để cùng Thầy Bề trên Giám tỉnh và “quý Thầy còn sót lại” thực hiện việc chuẩn bị Khu cách ly dành cho các nữ tu thiện nguyện được khai mở ngay buổi chiều 27/07/2021.
- Theo sự sắp xếp của Đức Cha Gioan và cha Tổng đại diện Giáo phận Xuân Lộc, Cha chánh xứ và giáo dân giáo xứ Thánh Tâm đã sẵn sàng “đốt bếp Lửa Hồng Yêu thương” để thắp sáng Yêu thương, làm ấm lòng và tăng sức cho các nữ tu thiện nguyện qua việc phục vụ các bữa điểm tâm và bữa tối cho chị em trong suốt thời gian trú ngụ tại Khu cách ly tu sĩ - Dòng thánh Gioan Thiên Chúa.
Mọi việc chuẩn bị - đón đoàn đến trú ngụ tại Khu cách ly - Dòng thánh Gioan Thiên Chúa đã được hoàn tất khi bóng chiều đã ngả. Mọi người đều thấm mệt, nhưng tất cả đều vui vì đã nếm hưởng được hương thơm ngọt ngào của Hoa Nhân ái - Yêu thương – Phục vụ, và nhất là: đã được thấy một “Bê-ta-ni-a thời Covid”, một “chốn về yêu thương” tại vùng đất Dòng thánh Gioan Thiên Chúa, giữa lòng Giáo xứ Thánh Tâm - Giáo phận Xuân Lộc.
Nguyện Chúa thương chúc phúc lành, ban ơn phù trợ và liên kết chúng con, những môn đệ Đức Kitô trong sứ vụ phục vụ Nước Thiên Chúa, cách riêng là những sứ vụ mới với những hoàn cảnh thật khó khăn ngặt nghèo của con người và xã hội Việt Nam thời đại dịch hôm nay.
Ghi nhận
Ban Tông đồ Đa Minh Thánh Tâm
Nếu xưa kia trên hành trình rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta cũng đã có một điểm dừng là Bê-ta-ni-a; thì hôm nay đây, các tu sĩ thiện nguyện giáo phận Xuân Lộc cũng cần lắm một Bê-ta-ni-a, hay nói khác đi, là một chốn về sau thời gian phục vụ tại tuyến đầu ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh Covid-19.
Xem Hình
Bởi lẽ, vào buổi sáng họp mặt ngày 27/07/2021, giữa các vị Đại diện Đức cha chánh Giám mục giáo phận Xuân Lộc, Đại diện quý Bề trên và 60 nữ tu thiện nguyện thuộc Hội dòng Đa Minh Thánh Tâm, Đa Minh Tam Hiệp, Chúa Giêsu Linh Mục và Mến Thánh Giá Xuân Lộc; sau khi được biết cụ thể công tác và các địa điểm phục vụ của 60 chị em nữ tu, tất cả mọi người hiện diện tại hội trường đều được nghe biết thêm về tương lai gần của các thiện nguyện viên tu sĩ này: kể từ ngày mai 28/07/2021, sau khi thực hiện công tác tại các khu cách ly hoặc các điểm lấy mẫu-truy vết, các nữ tu thiện nguyện sẽ được kể vào số những người có khả năng mang mầm bệnh hoặc làm lây nhiễm dịch bệnh; và vì lợi ích cộng đồng, buộc các nữ tu phải thực hiện việc cách ly xã hội. Điều này cũng có nghĩa là: các nữ tu thiện nguyện rất cần một chốn về sau thời gian phục vụ tại tuyến đầu phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Vấn đề được đặt ra cho các vị hữu trách bốn Hội dòng cũng như 60 thiện nguyện viên tu sĩ sẽ khởi đầu công tác phòng chống dịch vào ngày 28/07/2021: nơi đâu sẽ là chốn về cho các nữ tu sau hành trình phục vụ? Làm sao để có được một chốn về vừa đảm bảo được lợi ích cộng đồng vừa đem lại lợi ích tâm linh, tinh thần và thể lý cho các nữ tu thiện nguyện? Liệu có được không một Bê-ta-ni-a cho các tình nguyện viên theo sát Đức Kitô trong hoàn cảnh nguy biến, dường như giáp ranh vỡ trận chống Covid trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hôm nay?
Tạ ơn Chúa, mối lo lắng băn khoan này đã được giải quyết nhờ tấm lòng yêu thương quảng đại của Thầy Bề trên Giám tỉnh, quý cha và quý thầy Dòng thánh Gioan Thiên Chúa qua việc sẵn sàng dành cơ sở mới xây dựng – Nhà Lưu Trú Bệnh Nhân của Hội dòng – làm khu cách ly cho các nam nữ tu sĩ thiện nguyện giáo phận Xuân Lộc.
Vâng,
- đã có một “Bê-ta-ni-a thời Covid”, một “chốn về yêu thương” cho các tu sĩ thiện nguyện tại Dòng thánh Gioan Thiên Chúa, nơi Nhà Lưu Trú Bệnh Nhân;
- đã có một khu cách ly bảo đảm hiệu năng phòng chống dịch bệnh và cũng là nơi lý tưởng để các tu sĩ thiện nguyện có thể thực hiện lời khuyên của Thầy Giêsu sau thời gian phục vụ: các con hãy vào nơi tĩnh lặng để nghỉ ngơi và ở lại với Thầy;
- đã có việc trổ sinh và tỏa ngát hương Hoa Nhân ái - Yêu thương – Phục vụ trong vườn thiêng Dòng thánh Gioan Thiên Chúa.
Trong tinh thần nối kết yêu thương-huynh đệ với Quý Thầy Dòng thánh Gioan Thiên Chúa:
- một số chị trong ban Tông đồ Hội dòng và 15 thiện nguyện viên Đa Minh Thánh Tâm, qua sự ủy thác của Bề trên Tổng quyền Maria Madalena, đã đến Nhà Lưu Trú Bệnh Nhân vào đầu giờ chiều ngày 27/07/2021, để cùng Thầy Bề trên Giám tỉnh và “quý Thầy còn sót lại” thực hiện việc chuẩn bị Khu cách ly dành cho các nữ tu thiện nguyện được khai mở ngay buổi chiều 27/07/2021.
- Ba thành viên Dòng thánh Gioan Thiên Chúa: Linh mục An-tôn Nguyễn Chân Hồng, thầy Đaminh Trần Ngọc Nam, thầy Giuse Phạm Ngọc Hạnh và hai thành viên Dòng Đa Minh Thánh Tâm: Nt. Têrêxa Hoàng Thị Thùy Linh, Nt. Ane Thành Đàm Thị Hồng Vân, với sự chấp thuận của quý Bề trên hai Hội dòng, đã tình nguyện thành “người phải cách ly” và cư trú luôn tại Khu cách ly – Dòng thánh Gioan Thiên Chúa để làm thành “đội hậu phương” phục vụ “đội tu sĩ tiền tuyến” trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh;
- Theo sự sắp xếp của Đức Cha Gioan và cha Tổng đại diện Giáo phận Xuân Lộc, Cha chánh xứ và giáo dân giáo xứ Thánh Tâm đã sẵn sàng “đốt bếp Lửa Hồng Yêu thương” để thắp sáng Yêu thương, làm ấm lòng và tăng sức cho các nữ tu thiện nguyện qua việc phục vụ các bữa điểm tâm và bữa tối cho chị em trong suốt thời gian trú ngụ tại Khu cách ly tu sĩ - Dòng thánh Gioan Thiên Chúa.
Mọi việc chuẩn bị - đón đoàn đến trú ngụ tại Khu cách ly - Dòng thánh Gioan Thiên Chúa đã được hoàn tất khi bóng chiều đã ngả. Mọi người đều thấm mệt, nhưng tất cả đều vui vì đã nếm hưởng được hương thơm ngọt ngào của Hoa Nhân ái - Yêu thương – Phục vụ, và nhất là: đã được thấy một “Bê-ta-ni-a thời Covid”, một “chốn về yêu thương” tại vùng đất Dòng thánh Gioan Thiên Chúa, giữa lòng Giáo xứ Thánh Tâm - Giáo phận Xuân Lộc.
Nguyện Chúa thương chúc phúc lành, ban ơn phù trợ và liên kết chúng con, những môn đệ Đức Kitô trong sứ vụ phục vụ Nước Thiên Chúa, cách riêng là những sứ vụ mới với những hoàn cảnh thật khó khăn ngặt nghèo của con người và xã hội Việt Nam thời đại dịch hôm nay.
Ghi nhận
Ban Tông đồ Đa Minh Thánh Tâm
Một Lần Sai Đi: Nữ Tu Đaminh Thánh Tâm ra đi chống dịch Covid
Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm
17:42 30/07/2021
Một Lần “Sai Đi”: Nữ Tu Đaminh Thánh Tâm ra đi chống dịch Covid
Lần này cũng là một Nghi thức Sai đi nhưng bầu khí rất khác.
Vẫn ở đó, bầu khí thánh thiêng của Thánh lễ hy tế mới được cử hành, ngay sau khi cha đọc lời nguyện cuối lễ, từng chị em trong đoàn thiện nguyện phòng chống Covid 19 bước lên.
Thay cho lời xướng tên, đích thân Bề trên tổng quyền dẫn 15 chị em tiến bước. Ý nghĩa: Đây là một sứ vụ hoàn toàn tự nguyện của từng cá nhân chị em nhưng được đặt trong sứ vụ chung của Hội dòng.
Trước bàn thờ, chị em quỳ gối, gợi lên hình ảnh của những lần chị em bước lên, trước vị Đại diện Hội thánh, trước vị Bề trên của Hội dòng, các chị thưa lên tâm tình của đời dâng hiến: “Con xin Lòng Thương Xót Chúa và Hội dòng”, “ con tuyên khấn… cho đến chết”; “con xin phó thác đời con cho Hội dòng..” và “Lạy Chúa, xin đón nhận con như lời Chúa đã hứa, để con không làm uổng mất điều con đã ước mong”.
Trong nguyện đường, có những giọt nước mắt chan hòa với lời kinh.
Xin Chúa Cha chúc lành cho các chị, xin Chúa Con chữa lành, và Chúa Thánh Thần soi sáng các chị. Xin cho các chị, đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, đôi tay để làm công việc của Thiên Chúa, đôi chân để bước đi, miệng lưỡi để giảng thuyết lời Cứu độ, và thiên thần bình an để canh giữ các chị, và sau cùng, dẫn đưa các chị đến sự sống đời đời.” Amen.
Và sau lời chúc của vị chủ tế : “Chúc chị em đi bình an”. Cùng với cộng đoàn, các chị hướng về Mẹ Maria, trong khi lời ca Salve Regina truyền thống được cất lên… “ Salve Regina …Mẹ là nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng của chúng con… Ôi khoan thay, nhân thay, Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, xin che chở phù trì chúng con. Ở đó, như sống lại hình ảnh Mẹ Maria dịu hiền giang tay che chở các con cái Mẹ dưới bóng áo choàng tình thương của Mẹ. Ôi! Mẹ của Lòng Thương xót, xin thương xót che chở chị em chúng con trong sứ vụ anh hùng này.
Các chị bước về với cộng đoàn trong lời kinh khẩn cầu cha thánh Đa Minh “ O Spem Miram, Ôi Niềm Hy vọng!”, chúng con tin rằng người Cha nhân ái của mình sẽ khẩn cầu cho các chị, đặc biệt trong mùa đại dịch này. “Cha ơi, xin hãy nhớ lời đã hứa mà cầu bầu bênh đỡ chúng con!”
Và… 6 giờ 30 phút, trong sự chia tay lưu luyến của một số chị em, các chị lên đường với ánh mắt rạng rỡ đức tin, với nụ cười ấm áp của tình mến…
Còn lại vị Bề trên Hội dòng đứng đăm đăm nhìn theo chuyến xe cho tới khi xe quẹo ra quốc lộ, đưa các chị em đến Trung tâm Y tế Biên Hòa. Chị em vẫn ở gần nhưng quả thật là đã xa.
Sứ vụ này rồi sẽ ra sao? Chị em tôi rồi sẽ ra sao?
Tại một thí điểm sứ vụ mà người sai đi và người được sai đi chưa hề đặt chân tới, tại một thí điểm mà sứ vụ được xác định trước là không xác định: ở nơi khu cách ly cùng với những người nguy cơ lây nhiễm bệnh hay nơi bệnh viện dã chiến vì số bệnh nhân tăng quá nhanh? Làm công việc đi lấy mẫu và truy vết dịch bệnh tại những khu phố; ngồi tại phòng xét nghiệm, tại phòng tổng hợp kết quả dịch bệnh hay tham gia vào ngay tuyến đầu vì lực lượng y tế đã trở nên quá mỏng và kiệt sức vì đã phải cố gắng quá sức?
Sứ vụ ngày mai có thể sẽ khác với ngày hôm nay và sự cố gắng hôm nay có thể phải nỗ lực hơn ngày hôm qua. Vì tình thế cấp bách cần thay đổi.
Liệu chị em tôi có đủ sức cho những ngày phục vụ này và an toàn trở về?
Nhưng,tạ ơn Chúa, vì chị em chúng tôi đã hân hoan ra đi, vì “tình yêu Chúa Ki-tô thúc bách”, vì ý thức rằng chúng ta đang trên cùng một con thuyền và như lời nhắc nhở của Vị Cha Chung:
“Vì virus corona không biết đến rào cản, biên giới hay sự khác biệt về văn hóa và chính trị, nên hãy đối phó với đại dịch bằng tình yêu không biên giới và vì công ích (…) Đây là lúc làm tăng trưởng tình yêu thương xã hội của chúng ta, bằng sự đóng góp của mọi người, bắt đầu từ sự nhỏ bé của chúng ta. Công ích đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người”. x. bài viết về giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico, Hồng Thủy, Vatican News, 09/7/2021
Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy của các dịch bệnh!
Ghi nhận
Hội dòng Đa Minh Thánh tâm
Một trong những nghi thức rất cảm động được cử hành trong Hội dòng Đa Minh Thánh Tâm chúng tôi là Nghi thức Sai đi. Sau khi nghe chị Tổng thư ký xướng tên, từng chị em bước lên, tay cầm nến sáng và nhận văn thư sứ vụ từ tay Bề trên tổng quyền. Các chị em quỳ trước gian cung thánh, lãnh nhận lời Chúc lành của cộng đoàn cùng với lời kinh Salve Regina phó thác cho sự quan phòng chở che của Mẹ Maria. Sau đó chị em trở lại chỗ mình trong lời ca cầu xin thánh Đa Minh, nhắc chị em “nên như Đa Minh” mang trong mình sứ vụ rao giảng Chân lý.
Lần này cũng là một Nghi thức Sai đi nhưng bầu khí rất khác.
Vẫn ở đó, bầu khí thánh thiêng của Thánh lễ hy tế mới được cử hành, ngay sau khi cha đọc lời nguyện cuối lễ, từng chị em trong đoàn thiện nguyện phòng chống Covid 19 bước lên.
Thay cho lời xướng tên, đích thân Bề trên tổng quyền dẫn 15 chị em tiến bước. Ý nghĩa: Đây là một sứ vụ hoàn toàn tự nguyện của từng cá nhân chị em nhưng được đặt trong sứ vụ chung của Hội dòng.
Trước bàn thờ, chị em quỳ gối, gợi lên hình ảnh của những lần chị em bước lên, trước vị Đại diện Hội thánh, trước vị Bề trên của Hội dòng, các chị thưa lên tâm tình của đời dâng hiến: “Con xin Lòng Thương Xót Chúa và Hội dòng”, “ con tuyên khấn… cho đến chết”; “con xin phó thác đời con cho Hội dòng..” và “Lạy Chúa, xin đón nhận con như lời Chúa đã hứa, để con không làm uổng mất điều con đã ước mong”.
Vị Chủ tế đặt hai tay trên các chị, vị Bề trên của Hội dòng và chị em, tay trái trên ngực, tay phải đưa ra hướng về các chị. Ý nghĩa: sức mạnh của cộng đoàn hiệp thông trong ân sủng và tình yêu muốn thông chia dồi dào trên các chị.
Trong nguyện đường, có những giọt nước mắt chan hòa với lời kinh.
Xin Chúa Cha chúc lành cho các chị, xin Chúa Con chữa lành, và Chúa Thánh Thần soi sáng các chị. Xin cho các chị, đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, đôi tay để làm công việc của Thiên Chúa, đôi chân để bước đi, miệng lưỡi để giảng thuyết lời Cứu độ, và thiên thần bình an để canh giữ các chị, và sau cùng, dẫn đưa các chị đến sự sống đời đời.” Amen.
Và sau lời chúc của vị chủ tế : “Chúc chị em đi bình an”. Cùng với cộng đoàn, các chị hướng về Mẹ Maria, trong khi lời ca Salve Regina truyền thống được cất lên… “ Salve Regina …Mẹ là nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng của chúng con… Ôi khoan thay, nhân thay, Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, xin che chở phù trì chúng con. Ở đó, như sống lại hình ảnh Mẹ Maria dịu hiền giang tay che chở các con cái Mẹ dưới bóng áo choàng tình thương của Mẹ. Ôi! Mẹ của Lòng Thương xót, xin thương xót che chở chị em chúng con trong sứ vụ anh hùng này.
Các chị bước về với cộng đoàn trong lời kinh khẩn cầu cha thánh Đa Minh “ O Spem Miram, Ôi Niềm Hy vọng!”, chúng con tin rằng người Cha nhân ái của mình sẽ khẩn cầu cho các chị, đặc biệt trong mùa đại dịch này. “Cha ơi, xin hãy nhớ lời đã hứa mà cầu bầu bênh đỡ chúng con!”
Có những tiếng sụt sùi đâu đó, có những giọt nước mắt chảy lặng thầm đâu đó. Một sự cảm phục và xúc động. Nhưng sẽ không ai muốn làm mềm yếu ý chí của những chiến sĩ đức tin và tình yêu, mà chút nữa thôi, sẽ bước vào một trận chiến. Một trận chiến không cân sức, một trận chiến mà kẻ thù rất nhỏ bé nhưng vô cùng kinh khiếp, đang gieo kinh hoàng cho thế giới và ngay tại đất nước này, thành phố này, khu phố này. Một trận chiến không biết khi nào kết thúc!
Và… 6 giờ 30 phút, trong sự chia tay lưu luyến của một số chị em, các chị lên đường với ánh mắt rạng rỡ đức tin, với nụ cười ấm áp của tình mến…
Còn lại vị Bề trên Hội dòng đứng đăm đăm nhìn theo chuyến xe cho tới khi xe quẹo ra quốc lộ, đưa các chị em đến Trung tâm Y tế Biên Hòa. Chị em vẫn ở gần nhưng quả thật là đã xa.
Sứ vụ này rồi sẽ ra sao? Chị em tôi rồi sẽ ra sao?
Tại một thí điểm sứ vụ mà người sai đi và người được sai đi chưa hề đặt chân tới, tại một thí điểm mà sứ vụ được xác định trước là không xác định: ở nơi khu cách ly cùng với những người nguy cơ lây nhiễm bệnh hay nơi bệnh viện dã chiến vì số bệnh nhân tăng quá nhanh? Làm công việc đi lấy mẫu và truy vết dịch bệnh tại những khu phố; ngồi tại phòng xét nghiệm, tại phòng tổng hợp kết quả dịch bệnh hay tham gia vào ngay tuyến đầu vì lực lượng y tế đã trở nên quá mỏng và kiệt sức vì đã phải cố gắng quá sức?
Sứ vụ ngày mai có thể sẽ khác với ngày hôm nay và sự cố gắng hôm nay có thể phải nỗ lực hơn ngày hôm qua. Vì tình thế cấp bách cần thay đổi.
Liệu chị em tôi có đủ sức cho những ngày phục vụ này và an toàn trở về?
Nhưng,tạ ơn Chúa, vì chị em chúng tôi đã hân hoan ra đi, vì “tình yêu Chúa Ki-tô thúc bách”, vì ý thức rằng chúng ta đang trên cùng một con thuyền và như lời nhắc nhở của Vị Cha Chung:
“Vì virus corona không biết đến rào cản, biên giới hay sự khác biệt về văn hóa và chính trị, nên hãy đối phó với đại dịch bằng tình yêu không biên giới và vì công ích (…) Đây là lúc làm tăng trưởng tình yêu thương xã hội của chúng ta, bằng sự đóng góp của mọi người, bắt đầu từ sự nhỏ bé của chúng ta. Công ích đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người”. x. bài viết về giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico, Hồng Thủy, Vatican News, 09/7/2021
Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy của các dịch bệnh!
Ghi nhận
Hội dòng Đa Minh Thánh tâm
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Chúa Giêsu là bánh ban sự sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:53 30/07/2021
Hình ảnh Chúa Giêsu là bánh ban sự sống.
Lúa gạo, cơn bánh, rau củ qủa là lương thực căn bản để nuôi dưỡng sức khoẻ thân xác mà con người xưa nay cần có hằng ngày.
Nhưng con người còn có nhu cầu lương thực khác hơn thế nữa cho đời sống. Nhu cầu cho đời sống tinh thần tâm linh.
Cơm bánh, mà chúng ta cầu xin hằng ngày khi đọc Kinh Lạy Cha: Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày!, còn nhiều hơn là lương thực nuôi sống thân thể cho khỏi bị đói khát.
Lương thực còn là hình ảnh biểu tượng diễn tả về tình yêu thương, sự nâng đỡ an ủi, được công nhận đề cao, quê hương xứ sở…Không có những giá trị này, đời sống con người không trọn vẹn hạnh phúc.
Con người ngay từ khi còn là một em bé chào đời tuổi thơ, luôn cần không duy chỉ sữa lương thực cho bao tử, cho tay chân gân cốt thân xác khoẻ mạnh phát triển lớn lên, mà còn cần cả mối tương quan tình yêu thương liên đới tràn đầy gía trị qúy báu con người nữa.
Phúc âm thuật lại Chúa Giêsu nói Ngài là bánh ban sự sống.( Ga 6, 34).
Vậy đâu là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa ý nghĩa tâm linh tinh thần trong đó?
Ngày xưa dân Do Thái trên đường từ bên Ai cập trở về quê hương đất nước Chúa hứa ban, đi trong sa mạc họ đói vì thiếu bánh lương thực để ăn. Thiên Chúa đã làm phép lạ cho họ có bánh ăn là Manna từ trời rơi xuống làm lương thực ăn cho không còn đói nữa.
Mấy ngàn năm sau, Chúa Giêsu đã mạnh dạn nói với dân Do Thái: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ".
Với lời qủa quyết này, Chúa Giêsu so sánh ví mình là bánh Manna, mà ngày xưa Thiên Chúa đã nuôi dân Do Thái trong sa mạc. Họ có Manna để ăn cho được no bụng không bị đói nữa về thân xác. Nhưng họ vẫn phải chết.
Bánh lương thực Manna là chính Chúa Giêsu từ trời xuống trần gian, bánh sự sống, nếu ai ăn bánh này sẽ không phải chết., nhưng có sự sống đời đời.. Bánh mà Chúa Giêsu cho chính là thân xác người cho sự sống trần gian. ( Ga 6,50- 51)
Ngày xưa dân Do Thái giữa sa mạc hoang vu trong đói khát đã được Thiên Chúa cung cấp Manna cho ăn khỏi bị đói, có sức mà đi tiếp về miền đất hứa.
Bây giờ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa từ trời xuống sa mạc trần gian giữa cảnh sa mạc nghèo nàn tinh thần trống rỗng khô cằn, sa mạc đời sống có nhiều chao đảo bất an nghi nan về tinh thần về cảm quan. Sa mạc bị bỏ rơi thiếu vắng tình yêu thương, sa mạc bị khinh miệt phân biệt tủi hổ, sa mạc sống trong thất vọng thua thiệt… nên lời Chúa Giêsu nói là bánh ban sự sống trở thành bánh lương thực cho con người đang sống trong tình trạng sa mạc như thế.
Chúa Giêsu đồng hóa mình với bánh lương thực, khi hy sinh dâng hiến thân xác mạng sống cho trần gian. Ngài trở nên bánh nuôi dưỡng linh hồn con người, khi chịu chết bị đóng đinh treo trên cây thập tự.
Sự hy sinh chịu chết trên thập tự vì tình yêu thương nhân loại không điều kiện đã trở thành bánh lương thực nuôi dưỡng đức tin linh hồn con người.
Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu là hình ảnh dấu hiệu tình yêu của Ngài cho trần gian, mà khi xưa đã được thực hiện trọn vẹn trên cây thập tự qua sự chết của Ngài.
Sự sống Chúa Giêsu ban qua tấm bánh lương thực tình yêu của Ngài là sự chung hợp liên kết giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người.
Nên khi người tín hữu Chúa Kitô tiếp nhận tấm bánh lương thực tình yêu thần linh Chúa Giêsu, là sống trong mối tương quan liên hệ gặp gỡ với Chúa Giêsu. Như ngày xưa Chúa Giêsu trên bước đường rao giảng nước Thiên Chúa ở trần gian đã gặp gỡ thông thương giao hảo với con người.
Cùng qua tấm bánh lương thực tình yêu thần linh Chúa Giêsu họ nhận tìm ra phương hướng cho đời sống hướng về Thiên Chúa, về trời cao.
Và như thế cũng cảm nhận ra sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu. Sự chết không còn là điểm chấm hết của đời sống. Nhưng còn có sự sống sau sự chết nữa, mà Chúa Giêsu qua tấm bánh lương thực tình yêu thần linh trao tặng con người niềm hy vọng cùng được dự phần vào sự sống vĩnh cửu mai sau.
Niềm hy vọng có được sự sống vĩnh cửu mai sau cho phép con người ngay cuộc sống trên trần gian mơ ước về một tương lai có được sự sống trọn vẹn hạnh phúc nơi biển lòng thương xót của Thiên Chúa.
Mỗi khi người tín hữu Chúa Kitô tham dự dâng thánh lễ Misa tạ ơn Thiên Chúa, và tiếp nhận tấm bánh lương thực Thánh Thể tình yêu Chúa Giêsu, họ không cùng chỉ chia sẻ với nhau một tấm bánh lương thực, nhưng họ còn thông tin cho nhau về hình ảnh mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa nữa, Đấng là sự sống vĩnh cửu mai sau cho con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lúa gạo, cơn bánh, rau củ qủa là lương thực căn bản để nuôi dưỡng sức khoẻ thân xác mà con người xưa nay cần có hằng ngày.
Nhưng con người còn có nhu cầu lương thực khác hơn thế nữa cho đời sống. Nhu cầu cho đời sống tinh thần tâm linh.
Cơm bánh, mà chúng ta cầu xin hằng ngày khi đọc Kinh Lạy Cha: Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày!, còn nhiều hơn là lương thực nuôi sống thân thể cho khỏi bị đói khát.
Lương thực còn là hình ảnh biểu tượng diễn tả về tình yêu thương, sự nâng đỡ an ủi, được công nhận đề cao, quê hương xứ sở…Không có những giá trị này, đời sống con người không trọn vẹn hạnh phúc.
Con người ngay từ khi còn là một em bé chào đời tuổi thơ, luôn cần không duy chỉ sữa lương thực cho bao tử, cho tay chân gân cốt thân xác khoẻ mạnh phát triển lớn lên, mà còn cần cả mối tương quan tình yêu thương liên đới tràn đầy gía trị qúy báu con người nữa.
Phúc âm thuật lại Chúa Giêsu nói Ngài là bánh ban sự sống.( Ga 6, 34).
Vậy đâu là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa ý nghĩa tâm linh tinh thần trong đó?
Ngày xưa dân Do Thái trên đường từ bên Ai cập trở về quê hương đất nước Chúa hứa ban, đi trong sa mạc họ đói vì thiếu bánh lương thực để ăn. Thiên Chúa đã làm phép lạ cho họ có bánh ăn là Manna từ trời rơi xuống làm lương thực ăn cho không còn đói nữa.
Mấy ngàn năm sau, Chúa Giêsu đã mạnh dạn nói với dân Do Thái: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ".
Với lời qủa quyết này, Chúa Giêsu so sánh ví mình là bánh Manna, mà ngày xưa Thiên Chúa đã nuôi dân Do Thái trong sa mạc. Họ có Manna để ăn cho được no bụng không bị đói nữa về thân xác. Nhưng họ vẫn phải chết.
Bánh lương thực Manna là chính Chúa Giêsu từ trời xuống trần gian, bánh sự sống, nếu ai ăn bánh này sẽ không phải chết., nhưng có sự sống đời đời.. Bánh mà Chúa Giêsu cho chính là thân xác người cho sự sống trần gian. ( Ga 6,50- 51)
Ngày xưa dân Do Thái giữa sa mạc hoang vu trong đói khát đã được Thiên Chúa cung cấp Manna cho ăn khỏi bị đói, có sức mà đi tiếp về miền đất hứa.
Bây giờ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa từ trời xuống sa mạc trần gian giữa cảnh sa mạc nghèo nàn tinh thần trống rỗng khô cằn, sa mạc đời sống có nhiều chao đảo bất an nghi nan về tinh thần về cảm quan. Sa mạc bị bỏ rơi thiếu vắng tình yêu thương, sa mạc bị khinh miệt phân biệt tủi hổ, sa mạc sống trong thất vọng thua thiệt… nên lời Chúa Giêsu nói là bánh ban sự sống trở thành bánh lương thực cho con người đang sống trong tình trạng sa mạc như thế.
Chúa Giêsu đồng hóa mình với bánh lương thực, khi hy sinh dâng hiến thân xác mạng sống cho trần gian. Ngài trở nên bánh nuôi dưỡng linh hồn con người, khi chịu chết bị đóng đinh treo trên cây thập tự.
Sự hy sinh chịu chết trên thập tự vì tình yêu thương nhân loại không điều kiện đã trở thành bánh lương thực nuôi dưỡng đức tin linh hồn con người.
Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu là hình ảnh dấu hiệu tình yêu của Ngài cho trần gian, mà khi xưa đã được thực hiện trọn vẹn trên cây thập tự qua sự chết của Ngài.
Sự sống Chúa Giêsu ban qua tấm bánh lương thực tình yêu của Ngài là sự chung hợp liên kết giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người.
Nên khi người tín hữu Chúa Kitô tiếp nhận tấm bánh lương thực tình yêu thần linh Chúa Giêsu, là sống trong mối tương quan liên hệ gặp gỡ với Chúa Giêsu. Như ngày xưa Chúa Giêsu trên bước đường rao giảng nước Thiên Chúa ở trần gian đã gặp gỡ thông thương giao hảo với con người.
Cùng qua tấm bánh lương thực tình yêu thần linh Chúa Giêsu họ nhận tìm ra phương hướng cho đời sống hướng về Thiên Chúa, về trời cao.
Và như thế cũng cảm nhận ra sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu. Sự chết không còn là điểm chấm hết của đời sống. Nhưng còn có sự sống sau sự chết nữa, mà Chúa Giêsu qua tấm bánh lương thực tình yêu thần linh trao tặng con người niềm hy vọng cùng được dự phần vào sự sống vĩnh cửu mai sau.
Niềm hy vọng có được sự sống vĩnh cửu mai sau cho phép con người ngay cuộc sống trên trần gian mơ ước về một tương lai có được sự sống trọn vẹn hạnh phúc nơi biển lòng thương xót của Thiên Chúa.
Mỗi khi người tín hữu Chúa Kitô tham dự dâng thánh lễ Misa tạ ơn Thiên Chúa, và tiếp nhận tấm bánh lương thực Thánh Thể tình yêu Chúa Giêsu, họ không cùng chỉ chia sẻ với nhau một tấm bánh lương thực, nhưng họ còn thông tin cho nhau về hình ảnh mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa nữa, Đấng là sự sống vĩnh cửu mai sau cho con người.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Đọc Thánh Tôma Aquinô: Con người tôn giáo
Vũ Văn An
22:31 30/07/2021
Con người tôn giáo
Triết học của Thánh Tôma hiện diện không những trong các chú giải và công trình hệ thống mà còn trong các trước tác huyền nhiệm và Kinh thánh của ngài thế nào, thì tư tưởng tôn giáo và thần học của ngài cũng xuất hiện giữa cuộc thảo luận về những điều trần tục và các vấn đề kỹ thuật thuộc học thuật như vậy. Nhưng điều này chỉ có thể chờ mong nơi một người, như Thánh Tôma, chủ trương rằng mọi quan điểm về tạo vật đều liên quan tới chân lý về Đấng Tạo Dựng. Mặc dù Thánh Tôma đánh giá sâu sắc việc cần phải phát biểu có hệ thống bất cứ điều gì có thể hiểu được trong mạc khải Thiên Chúa, ngài không bao giờ bỏ qua sự kiện này là hạnh phúc con người không hệ ở nhận thức khoa học mà hệ ở việc liên tục kết hợp với Thiên Chúa: “Không chỉ học hỏi về những điều thần thiêng nhưng còn cần phải trải nghiệm chúng, một điều không phát xuất từ chỗ chỉ quen thuộc về tri thức qua các thuật ngữ của khoa thần học, mà phát xuất từ việc yêu thương những điều thuộc Thiên Chúa và trung thành với chúng một cách âu yếm” (Thánh Tôma, Chú Giải về Các Thánh Danh Thiên Chúa XI, 4). Vì “Lời của Thiên Chúa Cha hít thở tình yêu” (Chú giải Tin Mừng Thánh Gioan VI, 5). Đó là lý do tại sao Thánh Tôma suy gẫm, nghiên cứu, học thuộc lòng và chú giải Sách Thánh; nhưng tên Tôma đã công khai đồng nhất hóa với các Tổng Luận thời danh.
Như thế, chúng ta thấy quả không chính xác khi cho rằng Thánh Tôma đánh đồng “đức tin” với nội dung cuốn Tổng Luận Thần Học. Cuốn Tổng Luận chỉ là một cố gắng phát biểu có hệ thống Sách Thánh, dòng sông mạc khải luôn luôn chẩy, nhưng không bao giờ làm đầy biển. Thánh Tôma ý thức rõ các tiên tri Do Thái và các Tông đồ Kitô giáo quả có trải nghiệm được cuộc gặp gỡ với Giavê và Chúa Kitô trong các biến cố lịch sử. Các biến cố này là các biến cố đặc ân vì chúng là các biến cố cứu rỗi, và hồ sơ các cuộc gặp gỡ này đã được thông truyền cho các tín hữu qua thánh truyền và thánh kinh. Chúng là các dấu chỉ của chân lý đức tin Kitô giáo, nhưng các dấu chỉ này chỉ có thể được nhận ra bởi các người có đức tin. Do đó, đức tin là một hồng ân. Nó chứa đựng nhận thức về hữu thể bản vị siêu việt, Đấng tự ý tự mạc khải cho con người. Trong tư cách người chú giải Sách Thánh, Thánh Tôma không bao giờ mưu toan dập tắt các câu hỏi do việc này nêu ra. Tuy nhiên, việc thảo luận các câu hỏi như thế đòi khoa giải thích thần học hơn là thiêng liêng. Việc này chắc chắn phát sinh nền thần học Kinh Thánh, cũng là nền thần học lịch sử. Như chính ngài viết: “vì giáo huấn thánh nhằm xử lý các điều thần thiêng, cũng vì một điều được coi là thần thiêng bao lâu nó liên hệ tới Thiên Chúa như nguyên lý hay cùng đích của nó... giáo huấn này phải xem xét các điều như chúng phát xuất từ Thiên Chúa như từ nguyên lý của chúng, và như những hữu thể được đem trở lại với Thiên Chúa như cùng đích của chúng”. Nhà thần học thực sự nghiên cứu lịch sử, các hành động tự do, được xem xét trong tương quan với Thiên Chúa. Mạc khải là Lời Thiên Chúa trong lịch sử, trong Sách Thánh, trong Giáo Hội nơi Chúa Thánh Thần cư ngụ. Không hình thức hay hình thái hiện diện nào của Thiên Chúa trong số này có thể thay thế Thiên Chúa mà chúng mạc khải. Mọi hình thái đều chỉ về một Hữu Thể duy nhất, một sự hiện diện mạc khai Ta cho chính Ta. Người là Đấng vô tạo [uncreated] có khả năng hiện diện với chính Người, với thế giới, và với con người, một ngôi vị hiện hữu với Thiên Chúa trong lịch sử, một lịch sử hoàn toàn được sắp xếp trong tình yêu hướng về Thiên Chúa. Đó chính là “nhiệm cục” [economy] của Thánh Augustinô, vốn bao gồm ơn thánh, vì nó là “trật tự tình yêu” trong đó trọn bản chất có tương quan với Thiên Chúa bởi lòng thèm khát thần thiêng mà chúng ta gọi là “ơn thánh”. Do đó, không hình thức hay hình thái hiện diện nào của Thiên Chúa là đối tượng đức tin của ta. Đức tin là cuộc tiếp xúc của thực tại thụ tạo với thực tại vô tạo đến nỗi chúng ta có thể nói đối tượng đức tin, hiểu cách này, là một chủ thể, một sự hiện diện của Thiên Chúa ba bản vị.
Nay, vai trò của Giáo Hội là làm chứng cho mạc khải như các Tiên tri, các Tông đồ và Chúa Kitô đã làm, nhưng sau nhiều thế kỷ của lịch sử con người, cần phải có thật nhiều nhận thức lịch sử mới nhận ra những điều đã được mạc khải, những điều thuộc thánh truyền và Thánh Kinh. Nên thừa nhận rằng vào thời Thánh Tôma, có sự thiếu sót nền bác học lịch sử, và thánh nhân đã không cố gắng thiết định bản chất siêu nhiên của mạc khải. Ngài coi việc đó là chuyện đương nhiên. Nhưng ngài là người sau cùng đồng nhất hóa cái hiểu mạc khải của chúng ta với thực tại Thiên Chúa được mạc khải, cũng như ngài là người sau cùng cho rằng bất cứ quả quyết hữu hạn nào cũng là quả quyết sau cùng. Lời lẽ của ngài trong Tổng Luận Thần Học chỉ có một vai trò khiêm tốn là cố gắng giải thích hành động của Thiên Chúa trong thế giới. Linh hồn hướng về thực tại đàng sau các lời lẽ. Tín hữu hay thần học gia mong muốn cảm nghiệm được Thiên Chúa, chứ không phải cảm nghiệm được nhận thức về Thiên Chúa. Thánh Tôma biết rất rõ rằng vì Thiên Chúa siêu việt, nên Người mãi mãi mầu nhiệm một cách tối hậu đối với chúng ta; thế nhưng, vì con người là những hữu thể có trí khôn, nên họ sẽ tìm cách hiểu bất cứ điều gì họ có thể về các mầu nhiệm Thiên Chúa. Con người không thể sống nếu không có mạc khải, và do đó, các nhà duy lý đã quá đáng khi họ đòi cho con người năng lực biết mọi chân lý và giá trị họ cần biết.
Nếu người ta coi Tổng Luận Thần Học tách biệt hẳn mục tiêu của nó, thì điều quá dễ dàng là kết luận rằng Thánh Tôma quá nhấn mạnh đến nội dung ý niệm của mạc khải. Nhưng điều nên làm là thừa nhận rằng Tổng Luận được viết cho các thầy dạy “những người mới bắt đầu đức tin” để phụng sự giáo huấn thánh thiêng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Những người mới bắt đầu này được dẫn dắt từ những điều họ biết tới những điều họ không biết, từ những điều họ tin tới việc trình bày có hệ thống giúp làm cho đức tin của họ trở thành dễ tiếp cận hơn đối với chính họ. Dĩ nhiên, một Tổng Luận Thần Học viết ở thế kỷ 13 chỉ có thể là một khai triển hay giải thích đức tin mang dấu nền văn hóa giáo phụ hay trung cổ. Hay các độc giả của Thánh Tôma có lẽ là những người nửa tin, chấp nhận một số chân lý chứ không chấp nhận tất cả, và lúc đó, Thánh Tôma sẽ quan tâm chỉ cho thấy các chân lý không được chấp nhận đó thực ra được hàm ngụ trong các chân lý mà độc giả vốn tin. Tuy nhiên, những người không tin nhưng là những người có tiềm năng bắt đầu đức tin sẽ tìm thấy trong Tổng Luận các lập luận có lý lẽ liên quan đến sự hiện hữu của Thiên Chúa và tính bất tử của linh hồn, một nền thần học tự nhiên không bao giờ lấn chiếm chỗ đứng của đức tin/mạc khải, nhưng lúc đó đâu là ý nghĩa của việc tiếp cận một người không tin từ quan điểm đức tin?
Thánh Tôma dành cho lý trí chức năng loại bỏ các trở ngại đối với việc nhẩy vọt của đức tin. Ở đây, chúng ta không thấy lý trí cố gắng chứng minh các nguyên tắc hay tiền đề của giáo huấn thánh thiêng (sacra doctrina) của Thiên Chúa. Giáo huấn thánh thiêng đã tuyên bố mục tiêu của hiện hữu nhân bản và do đó đã chấm dứt sư hàm hồ của nó. Nhưng cần phải làm cho công bố sơ truyền [kerygma] hay sứ điệp thần thiêng dành cho con người này trở thành minh nhiên nếu muốn loại bỏ sự vô lý. Nhưng điều này không bao giờ có nghĩa sẽ vì thế mà dễ dàng đạt được nó. Nếu mạc khải Thiên Chúa được hoàn tất bằng các việc làm được ghi lại bằng lời, thì điều thích đáng là việc phát biểu thần học về nó nên là một lời kêu gọi hay thách thức để hành động. Đó chính là lời kêu gọi cứu rỗi, một mục đích hay mục tiêu cần đạt được một cách tự do. Đó là sự sáng tạo đích thực của Thiên Chúa và của cả con người nữa. Vì sự sáng tạo tự nhiên vốn là một lời kêu gọi, và vì mạc khải siêu nhiên cũng là một lời kêu gọi, nên không điều nào trong số này trình bầy mạc khải một cách có hệ thống chỉ vì để gia tăng nhận thức của người ta. Không nên nhị phân hóa nhận thức Thiên Chúa thành hai loại nhận thức kiểu Aristốt: nhận thức suy lý và nhận thức thực tiễn, và như thế, nếu nhờ đức tin, chúng ta tham dự vào nhận thức Thiên Chúa, các chân lý đức tin được phát biểu trong các tín điều hay các khoản tin được trình bầy như các mục đích cần đạt được, chứ không như các yếu tính. Đức tin liên quan tới tương lai.
Vậy thì, nếu chủ trương của Thánh Tôma coi “giáo huấn thánh thiêng” như một khoa học xem ra đã đặt ngài như chỉ là suy lý về phía tín điều, thì ta nên nhớ rằng đối với Thánh Tôma, chữ “khoa học” trước hết chỉ nhận thức chắc chắn, nhưng sự chắc chắn thuộc về Thiên Chúa. Nếu nhận thức của Thiên Chúa là loại nhận thức chắc chắn nhất, và nếu việc tham gia của chúng ta nhờ đức tin vào nhận thức của Người giúp chúng ta dự phần vào sự chắc chắn này về điều cực kỳ xứng đáng để biết, tức chính Thiên Chúa, thì giáo huấn thánh thiêng vượt xa mọi khoa học khác về phẩm giá. Nếu chúng ta coi trọng trí hiểu hữu hạn của ta, thì không còn gì xứng đáng hơn mạc khải, vì nó hoàn toàn thoát khỏi việc xác minh; nhưng nếu chúng ta luôn chú ý tới Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải mình, thì chân lý mạc khải cung cấp cho ta sự chắc chắn lớn hơn bất cứ cảm giác và phán đoán nào của con người.
Thánh Tôma rõ ràng hơn các người phê bình ngài về vai trò của lý trí liên quan đến các điều khoản tin hay các nguyên tắc của giáo huấn thánh thiêng. Lý trí không thể chứng minh chân lý của chúng nhưng có thể rút ra các kết luận vốn dự phần vào các chân lý này, và đó là cách hợp lý để con người sử dụng lý trí của họ, vì quả là không khả hữu chút nào việc con người thuận lý lại không sử dụng lý trí của họ vào điều có ý nghĩa nhất đối với họ, tức Thiên Chúa Đấng dựng nên họ và kêu gọi họ cả hiện hữu lẫn trở nên hoàn hảo, nghĩa là toàn vẹn.
Ngày nay, người Công Giáo ngày càng trở nên tự ý thức về mình như những người tin nhờ lần giở lại những nẻo đường trên đó đức tin đã xuất hiện, nhờ thăm dò các nguồn mạc khải, hết sức cố gắng hiểu mạc khải bằng cách phân biệt giữa các dữ kiện và việc phát triển của các dữ kiện này trong lịchh sử. Để làm việc này, con người phải sống lại lịch sử Giáo Hội và vì Giáo Hội đã tiến triển rất nhiều kể từ thế kỷ 13, nên người ta không nên chỉ biết lặp lại những điều Thánh Tôma nói như thể không còn lại gì để nói. Tuy nhiên, đúng là việc hiểu Thánh Tôma đã phát biểu đức tin ra sao về phương diện thần học là bước đầu tiên cần thiết phải có trước khi phát biểu cùng một đức tin đó trong các trình bầy mới có hệ thống.
Thần học sẽ không đích thực với chính nó nếu có lúc nào nó không còn phát sinh từ việc nhà thần học thông hiệp với Ngôi Lời Thiên Chúa. Nó chỉ là một khoa học thánh thiêng bao lâu nó thông truyền Lời này. Do đó, Tổng Luận Thần Học không được viết ra một cách tách biệt khỏi ảnh hưởng Kinh Thánh. Trong đó, Thánh Tôma trích dẫn từ mọi sách Cựu Ước ngoại trừ sách Ôvađia (Abdias) và sách Khácgai (Aggaeus) cũng như mọi sách Tân Ước ngoại trừ Thư Gửi Philêmôn. Ngài nhìn nhận rằng tiêu chuẩn không thể sai lầm đối với các tín điều cho rằng mình thuộc giáo huấn thánh thiêng của Thiên Chúa là Sách Thánh qui điển và thánh truyền. Trong việc hướng dẫn Giáo Hội mãi trung thành với mạc khải Thiên Chúa này, Chúa Thánh Thần làm cho Giáo Hội không thể sai lầm khi giảng dạy một cách long trọng liên quan đến các tín điều và luân lý, y hệt như những người viết Kinh Thánh không thể sai lầm vì họ viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Chỉ vì Thiên Chúa, trong sách Khải Huyền, tuyên bố Người là Anpha và Ômêga, là khởi nguyên và tận cùng, nên Thánh Tôma đã sử dụng triết học để chứng tỏ điều này có nghĩa gì liên quan đến hữu thể Thiên Chúa: Thiên Chúa hẳn phải tự hữu và do đó là Đấng duy nhất. Cho nên, mọi vật thể khác đều là hữu thể nhờ tham gia, và do đó, được Thiên Chúa tạo nên. Đây là yếu tính của hữu thể Thiên Chúa: Nguyên Nhân tác thành và tối hậu của mọi hữu thể. Gọi Thiên Chúa như Nguyên Nhân Kiểu Mẫu [Exemplary Cause] không hẳn chỉ là bắt chước phái Platông là phái chủ trương thuyết kiểu mẫu; nó cũng là một sự thật có cơ sở trong mạc khải: “Ta hãy làm ra con người giống hình ảnh và họa ảnh của Ta” (St 1:26). Vì Thiên Chúa phát biểu các sự hoàn hảo của Người nơi các sự vật chúng ta cảm nghiệm, nên các nhà kinh viện đã được dẫn dắt tới việc đồng nhất hóa các mô thức hay ý niệm của Platông với Yếu Tính Thiên Chúa như là Ý Niệm Kiểu Mẫu, chắc chắn đây là việc phát triển thuyết Platông dưới ảnh hưởng của Kinh Thánh.
Các phạm trù tân Platông trong cái “dải tổng hợp” [synthetic stretch] của chúng cũng như các phạm trù Aristốt trong phân tích chính xác của chúng, nhờ tài luyện đan [alchemy] của Thánh Tôma, trở thành chủ đề cho luận lý học Nhập Thể, một luận lý học hào phóng với những khả thể chúng ta chưa bao giờ biết. Và như thế, cái khuôn khổ biện chứng của Peter Lombard không hẳn bị thay thế vì bị gộp vào cái mênh mông của một hữu thể học về hiện hữu, là thứ bất cập nhất trong các sơ đồ xử lý diễn trình lịch sử của vũ trụ thụ tạo mà tính khả niệm không bao giờ đạt được ở bên ngoài phạm trù “tự do” đầy tính bản vị.
Cũng từ KinhThánh, chứ không phải từ bộ ba của Plotinus tức duy nhất, tinh thần [nous], linh hồn thế giới mà Thánh Augustinô và Thánh Tôma học được bản tính ba ngôi vị của Thiên Chúa. Chính mạc khải thiêng liêng của Thiên Chúa như ba mà là một [triune] đã cho phép loại suy của Thánh Augustinô đi từ linh hồn con người tới Chúa Ba Ngôi. Việc Chúa Con là Ngôi Lời thuộc dữ kiện mạc khải, cũng như vai trò của Người như hình ảnh hoàn hảo; việc Chúa Thánh Thần là tình yêu cũng thuộc dữ kiện mạc khải. Điều này cho phép Thánh Augustinô thấy trong đời sống nhận thức và yêu thương của con người sự phản ảnh đời sống thân mật của Thiên Chúa. Vì những gì Chúa Kitô từng nói về Cha Người và Chúa Thánh Thần, con người cảm thấy được chính đáng khi sử dụng lý luận siêu hình và loại suy tâm lý để xác định rằng nếu vị này “từ vị kia”, thì ta có một diễn trình, do đó cả tương quan lẫn đối nghịch và, do đó, phân biệt. Trong tình huống này, các mối tương quan, cả tương quan đối nghịch, cũng được đồng nhất hóa với bản thể [substance]; và như thế, trong thực tại Thiên Chúa “là ngôi vị” đồng nghĩa với “là tương quan tồn hữu” [subsistent relation]; do đó, là Thiên Chúa có tính ba ngôi vị. Ba Ngôi mãi là một mầu nhiệm đúng nghĩa, nhưng nó khả niệm theo nghĩa nhờ suy tư siêu hình, nó được chứng minh là không đi ngược lại lý trí. Nếu, như ta đã học được từ mạc khải, có 3 ngôi vị trong Thiên Chúa thì mỗi ngôi vị phải là Thiên Chúa, và Thiên Chúa phải là ba ngôi vị, vì chỉ nhờ suy nghĩ về ý nghĩa của tương quan, một điều vừa hoàn toàn có tính bản thể vừa hoàn toàn có tính tương quan chúng ta mới làm cho bất cứ điều gì mình nói khi nói về Thiên Chúa như Ba Ngôi có ý nghĩa.
Đó là lý do tại sao, nền thần học của Thánh Tôma độc lập về phương diện yếu tính với các lý thuyết vật lý, nó không dựa vào các dữ kiện của kinh nghiệm mà dựa vào mạc khải Thiên Chúa. Trong tư cách thần học gia, Thánh Tôma thấy ngài cũng như Giáo Hội giảng dậy hay huấn quyền là đầy tớ của mạc khải. Không thần học gia nào tự chủ cả cũng như không có huấn quyền nào tự chủ hết. Là đầy tớ của mạc khải trong Tổng Luận Thần Học, Thánh Tôma minh giải lòng trung thành của ngài bằng cách xem xét những gì Thiên Chúa đã nói về chính Người như là nguồn cội và cùng đích của mọi tạo vật và như Đấng Cứu Rỗi trong Chúa Kitô. Khi ngài đề ra các phản bác đối với giáo huấn của Giáo Hội, Thánh Tôma nhằm chứng minh rằng đức tin và lý trí có thể trợ giúp ra sao để giải đáp các phản bác này. Ngài không cho là ngài nói chung cục hay nói không sai lầm. Ngài kính cẩn tham chiếu thế giá của các giáo phụ của Giáo Hội và sử dụng các nguồn triết học để thảo luận mọi điều.
Nhưng ngài tuân theo trật tự thần học nghiêm ngặt: Thiên Chúa tạo dựng con người; con người trở về với Thiên Chúa qua các hành động nhân linh tốt lành hoàn thành trong Chúa Kitô, Đấng ban cho con người sự sống Ba Ngôi của tình hiệp thông Thiên Chúa. Trong khuôn mẫu toàn diện của xuất xứ và trở về này, Thánh Tôma xem xét gần như mọi vấn đề suy lý và luân lý. Sự chính xác hay vắn tắt của ngài không có ý định cho rằng mọi điều đều dễ dàng biết hay làm nhưng trong sự quan tâm đối với thần học hệ thống, ngài cố gắng bàn đến mọi khía cạnh càng gọn gàng bao nhiêu càng hay. Sự súc tích này nhất thiết loại bỏ việc khai triển dài dòng [elaboration], một điều rất có thể cần thiết đối với các tín hữu hậu trung cổ, những người mà trọn nền văn hóa của họ không thể được dựa vào để hiểu đức tin Công Giáo. Thành thử, một số ý nghĩa nào đó trong các quả quyết của Thánh Tôma có thể bị bỏ lỡ vào thời kỳ sau này. Như vấn đề bị hiểu lầm hơn cả về các bí tích chẳng hạn. Ta rất thường gặp những người nghĩ rằng kiểu nói thời danh ex opere operato có nghĩa là bẩy bí tích ban ơn thánh hay ơn tham gia vào sự sống Thiên Chúa một cách máy móc hay tự động, gần như ma thuật. Trước nhất, kiểu nói này chỉ xuất hiện trong các công trình tiên khởi của Thánh Tôma về các Sentences (Các Ý Kiến Thần Học). Hơn nữa, các yêu tố vật chất như nước và dầu được gọi là “chất thể” [matter] của mỗi bí tích; các công thức được nói lên được gọi là “mô thức” [form] đem lại ý nghĩa cho bí tích; nhưng với Thánh Tôma, chất thể và mô thức không đơn giản cộng lại thành việc thông truyền thiên tính. Không, “mô thức lời nói” là Lời Đức Tin tìm thấy trong Giáo Hội. Và như thế, khi Thánh Tôma nói rằng tính hữu hiệu của bí tích phát xuất từ mô thức (ex opere operato) là ngài muốn nói rằng bí tích được Chúa Kitô thiết lập. Nó độc lập đối với chúng ta nhưng không độc lập đối với Chúa Kitô, Đấng đã thiết lập ra nó, vì quả thực, bí tích chỉ có thể do Thiên Chúa thực hiện như hồng ân của Người. Và Chúa Kitô Đấng Cứu Rỗi đã thiết lập ra các bí tích, Người hiện diện trong mỗi bí tích với quyền năng cứu rỗi cho mọi nhu cầu của con người. Nhưng cũng như sự hiện diện của Chúa Kitô với các Tông Đồ không miễn chước các cố gắng bản thân của các ngài thế nào, thì sự hiện diện của Chúa Kitô trong các bí tích cũng sẽ không cứu được con người nếu không có sự hợp tác của họ. Ở đây, ta thấy có sự áp dụng nguyên tắc tổng quát của Thánh Tôma; nguyên tắc này cho rằng bất cứ điều gì được nhận lãnh đều được nhận lãnh theo hình thái người nhận lãnh. Cho nên, các bí tích không ban ơn thánh cho chúng ta như thể chúng ta là những sự vật mà như những con người có ý chí tự do để đáp trả, những con người có trách nhiệm. Chúng là thành phần của một viễn kiến rộng hơn về thế giới như một tái tạo [re-creation]. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa bản vị siêu việt cư xử với con người trong cộng đồng Do Thái; nay, cộng đồng thế giới được nhắm trở thành một con người, con người mới (Eph. 2:15), “một ngôi vị” (Gl 3:28), “con người hoàn hảo” (Eph.4:13) trong Chúa Kitô, Đấng, qua việc Nhập Thể, đã trở thành đầu hay chúa của một vương quốc mới trong đó, Giáo Hội là máng ưu tuyển nhưng không duy nhất chuyển ơn thánh, đến nỗi những ai tái sinh một cách bí ích từ Giáo Hội đều sinh ra từ Thiên Chúa, Đấng mà dân của Người được hợp nhất trong tình yêu hay ơn thánh qua Chúa Thánh Thần ngụ cư trong Giáo Hội, từ đó, Người tiếp tục nhiệm cục thần thiêng hay việc giáo dục tôn giáo cho con người, ban cho họ sự hiểu biết trọn vẹn hơn thực tại Thiên Chúa mà họ vốn được tiếp xúc nhờ đức tin.
Như thế, Thánh Tôma không thể nhất trí đối với việc cho rằng các định tín của Nixêa và Constantinốp là “việc Hy lạp hóa đức tin Kitô giáo”. Chủ trương này gợi ý rằng “đức tin” ban đầu do tiếp xúc với triết học Hy Lạp đã được biến đổi thành các tín điều siêu hình tìm thấy trong các kinh tin kính vĩ đại như thể “đức tin ban đầu”, bao lâu là “mạc khải tiếp nhận” chứ không phải “mạc khải phát biểu” không phải là một giải thích chịu ảnh hưởng của văn hóa Do Thái của những người tiếp nhận nó. Vấn đề liệu đức tin có nên được rao giảng cho các thế hệ những người được giáo dục về cổ điển trong các thời giáo phụ và trung cổ hay không để nó được dễ hiểu đối với họ theo các phạm trù tư duy quen thuộc của họ gần như là một cuộc tranh cãi kiểu của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, nghĩa là vấn đề liệu giáo huấn của Chúa Kitô phải là Công Giáo, phổ quát, hay bị giới hạn cho dân Do Thái mà thôi, liệu mọi người có phải đều là dân Thiên Chúa chọn hay không.
Nhưng, như chúng ta đã nói từ đầu, vì Thánh Tôma viết Tổng Luận Thần Học để giúp người học hướng tới một ý thức tốt hơn về những điều họ tin, nên ngài coi lập luận triết học như phụ thuộc hay phục vụ việc hiểu biết giáo huấn thánh thiêng về sứ điệp cứu rỗi, tức giáo huấn sơ truyền [kerygma] dù chủ trương tính độc lập của triết học. Và như thế, ngày nay, nếu triết học không giúp một số tín hữu biết tốt hơn những gì họ tin, thì không nên áp đặt triết học lên họ. Thánh Tôma sẵn sàng tin rằng con người có nhiều cách để có được nhận thức. Ngoài lý trí, còn có trực giác, và bên cạnh cách tiếp cận tri thức đối với thực tại, còn có cách tiếp cận của cảm giới, hay lý lẽ trái tim của Pascal. Thánh Tôma nói đến việc nhận thức bằng đồng cảm [connaturality] hay khuynh hướng, một thứ ý thức do kinh nghiệm, loại nhận thức luân lý do những người tốt lành sở hữu được. Người ta có thể cảm nhận được điều gì đúng, và cũng có thứ kinh nghiệm phụng vụ để giáo dục người ta trong những điều họ tin. Nhưng nếu tín điều có liên quan tới các thay đổi trong nền văn hóa của con người, thì điều cũng đúng là cũng có việc phát triển trong các cảm quan của con người mà với nó các kinh nghiệm phụng vụ cần phải sánh bước.
Thánh Tôma không bao giờ do dự thay đổi khi thay đổi được biện minh. Phần lớn các nhà chú giải giáo phụ đều đã thảo luận về nghĩa “thiêng liêng” của Sách Thánh. M.L. Lamb, trong lời nói đầu của ông cho bản dịch giá trị cuốn Chú Giải Thư Thánh Phaolô Gửi Tín Hữu Êphêsô, ca ngợi Thánh Tôma đã bước nhiều bước tiến bộ trong nền bác học Kinh Thánh bằng cách phân biệt “các cơ cấu tâm lý và thần học hoạt động trong việc thông truyền mạc khải”. Khi nhìn nhận bản chất phương tiện của việc thông truyền tiên tri hay Kinh Thánh, Thánh Tôma thấy rằng việc Thiên Chúa chọn các người viết ra Kinh Thánh bao gồm cả các tài năng của cá nhân lẫn các thiên phú văn hóa và kỹ năng văn chương của họ. Theo quan điểm của Thánh Tôma, tác giả được linh hứng, giống như bất cứ nguyên nhân dụng cụ nào, đều có sự đóng góp riêng để đóng góp, nhưng cần phải phân biệt việc này với điều dụng cụ làm hoặc nói dưới quyền lực của Thiên Chúa, nguyên nhân chính. Vì tâm lý học Tôma đem lại cho hình ảnh vai trò thiết yếu trong nhận thức, hình ảnh hay hành động khả giác trong Sách Thánh cung cấp một ý nghĩa chiểu tự đòi phải khám phá, bao lâu chính trong và qua nghĩa chiểu tự này ta có thể nắm được bất cứ ý niệm nào hay ý nghĩa thiêng liêng nào.
Giống Chúa Kitô nhập thể, Sách Thánh vừa nhân bản vừa thần thiêng. Sẽ đi ngược lại Kitô giáo khi làm ngơ hay loại bỏ ý nghĩa nhân bản; và như thế, đòi phải có việc phục hồi lịch sử. Giống như mọi việc phục hồi lịch sử, việc phục hồi Sách Thánh đòi các học giả có khả năng và tận tụy. Trách vụ của họ rất khó khăn, nhưng cũng giống như các tác giả ban đầu của Sách Thánh, họ phát biểu ý nghĩa của đức tin.
Dù ta có thể tìm thấy trong các thái độ đối với Kinh thánh của Thánh Tôma một lòng kính trọng mặc nhiên trước các hình thức văn chương của người viết, nhưng chính ngài thiếu các dụng cụ bác học mà từ đó vốn đã có sẵn cho các nhà giải thích; tuy thế, các chú giải Sách Thánh của ngài vẫn cho thấy các vấn đề thần học có liên hệ với con người trung cổ và Thánh Kinh chứ không phải Aristốt là nguồn của phần lớn suy tư thần học của ngài. Mặc dù thế, là một thầy dạy tại một đại học trung cổ thế kỷ 13, người ta vẫn thấy ngài phát biểu chân lý Kitô giáo với nhiều nét văn hóa của riêng ngài, một nền văn hóa rõ ràng hào hứng về tri thức trước việc tái khám phá ra Aristốt trong viễn ảnh Ảrập. Yếu tố văn hóa này trong môi trường nhân bản của Thánh Tôma lên đặc điểm cho văn phong của ngài y hệt như bài diễn văn của Thánh Phêrô tỏ rõ ngài là một người Galilê. Như M.D. Chenu từng viết rất hay trong tác phẩm không thể thiếu là cuốn Hướng Tới Việc Hiểu Thánh Tôma [Toward Understanding St. Thomas]: “Chúng ta hãy loại bỏ ý tưởng, có nguồn gốc cận đại nhưng vẫn ám ảnh chúng ta ngày nay, rằng có một sự mâu thuẫn giữa thần học kinh viện và thần học thực chứng [positive]. Cuộc tranh cãi chống phái Thệ Phản và sau này, chủ nghĩa duy lý đã tạo ra nó, như là hậu quả của đòi hỏi bút chiến, một tháo gỡ thế hợp nhất bên trong của nhận thức thần học trong đó Thánh Tôma và các người đồng thời với ngài đã lao công, tôi dám nói là hít thở. Thánh Tôma là một Bậc Thầy Thần Học, ngài chú giải Kinh Thánh... thế nhưng cốt lõi công trình của ngài có tính Kinh Thánh, và nền thần học của ngài có nguồn gốc ở Phong Trào Tin Mừng của thời ngài...”
Do đó, việc thông đạt chân lý của các thần học gia ngày xưa như Thánh Augustinô và Thánh Tôma cho các Kitô hữu hiện tại và tương lai cũng phải đi theo con đường tiến từ từ khởi đi từ Sitz im Leben (khung cảnh đời thực) tới ý nghĩa đoạn văn. Việc ấy đòi phải có sự quen biết với văn hóa. Một khi được giải thoát, “ý nghĩa” giống như hạt giống có thể được gieo vào thửa đất của một nền văn hóa mới và tiếp tục sinh hoa trái. Tuy nhiên, chỉ qua việc nghiên cứu khảo cổ, cổ sinh vật học, ngữ học, và nhiều khoa học bổ sung khác vốn góp phần làm cho sự hiểu biết môi trường sống thực của ta, thì ý nghĩa của Sách Thánh mới được giải thoát để có thể nắm được sự liên quan mới mẻ.
Chúng ta ở trong tinh thần của Thánh Tôma khi thay vì lặp lại ngài chúng ta đổi mới ngài. Giữ cho trẻ trung, thế giới tư tưởng hẳn phải thay đổi.
Kỳ cuối: Phụ Lục: Cầu nguyện và các kinh nguyện
VietCatholic TV
Truyền thông Ý thảo luận về Cơ Mật Viện bầu Tân Giáo Hoàng. Ai có khả năng kế vị Đức Phanxicô?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:57 30/07/2021
1. Vận động viên thể dục dụng cụ giành kỷ lục thế giới Simone Biles nói về đức tin Công Giáo của cô
Vận động viên thể dục 24 tuổi, người từng phá hết kỷ lục thế giới này đến kỷ lục thế giới khác, đã cởi mở nói về vai trò của đức tin trong cuộc đời mình.
Simone Biles đã làm nên lịch sử vào năm 2016 khi phá kỷ lục thế giới về số huy chương mà một vận động viên thể dục dụng cụ kiếm được. Khi giành được huy chương vàng thứ 24 trong sự nghiệp của mình, một huy chương vàng trên xà thăng bằng, Biles khi đó 22 tuổi đã vượt qua kỷ lục 23 huy chương của Vitaly Scherbo người Belarus mà anh đã nắm giữ kể từ năm 1996.
Biles đã giành được năm huy chương Olympic, bốn trong số đó là huy chương vàng, tại Thế vận hội 2016 ở Rio de Janeiro.
Không một ai có thể yên nghỉ trên vòng nguyệt quế của mình, sau chiến thắng tại Thế vận hội Rio, Biles đã mở rộng tiết mục của mình để bao gồm hai kỹ năng mới, rất khó về mặt kỹ thuật.
Biles đã có mặt tại Thế vận hội 2020 ở Tokyo, với hy vọng thành tích tại giải vô địch thế giới thể dục dụng cụ sẽ củng cố danh tiếng của cô là một trong những vận động viên vĩ đại nhất trong lịch sử môn thể thao này.
Con đường dẫn đến thành công của cô không phải là không có những trở ngại, và chính đức tin Công Giáo đã giúp cô vượt qua chúng.
Sinh tại ở Ohio. Mẹ cô là một người nghiện rượu và ma túy, Biles được nuôi dưỡng bởi ông bà ngoại, người đã nhận nuôi cô và em gái cô. Lớn lên trong đức tin Công Giáo, Biles tham dự Thánh lễ Chúa Nhật với ông bà của mình.
Trong thời gian diễn ra Thế vận hội ở Rio, Biles đã tiết lộ với tạp chí Us nội dung trong túi đồ thể dục của cô khi một phóng viên nhận thấy một tràng hạt màu trắng bị rơi ra. Biles giải thích, “Mẹ tôi, Nellie, đã mua cho tôi một tràng hạt ở nhà thờ. Tôi không dùng nó chỉ để cầu nguyện trước một cuộc thi. Tôi luôn cầu nguyện một cách bình thường.”
Trong cuốn tự truyện Courage to Soar năm 2016, Biles đã viết về quá trình luyện tập và hy sinh mà cô đã thực hiện để đạt được đỉnh cao trong môn thể thao của mình, và đức tin Công Giáo đã giúp đưa cô đến đó như thế nào.
Mô tả về ngày cô lãnh nhận bí tích Thêm sức, Biles viết:
“Tôi đã diễn hành vào Nhà thờ Thánh Giacôbê Tông đồ vào Chúa Nhật hôm đó trong một dòng thanh thiếu niên với khuôn mặt nghiêm trang… theo một cách nào đó, đám rước của chúng tôi nhắc nhở tôi về một buổi lễ trao huy chương, ngoại trừ việc không có huy chương vàng, bạc và đồng nào được trao. Thay vào đó, giải thưởng của chúng tôi là một điều gì đó mạnh mẽ hơn nhiều: trong giây lát, mỗi người chúng tôi sẽ cúi đầu để lãnh nhận Bí tích Thêm sức”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Houston Chronicle, Biles giải thích lý do tại sao cô ấy rất cởi mở về đạo Công Giáo của mình.
“Trẻ em ngày nay ít dám nói về đức tin và tôi nghĩ rằng tôi có thể chia sẻ niềm tin của mình để bọn trẻ có thể thấy nó giúp bạn như thế nào trong toàn bộ cuộc sống”.
Source:Aleteia
2. Cơ cấu của Hồng Y Đoàn tính đến ngày 27 tháng 7
Tính đến ngày 27 tháng 7, Hồng Y Đoàn có 221 vị trong đó có 123 Hồng Y cử tri.
Tây Âu có 90 Hồng Y trong đó có 46 Hồng Y cử tri. Nếu chỉ tính số Hồng Y cử tri, thì đông nhất là Ý với 22 Hồng Y cử tri, kế đến là Tây Ban Nha với 6 vị, Pháp 4 vị và Đức 3 vị.
Đông Âu có 15 Hồng Y trong đó có 7 Hồng Y cử tri. Nếu chỉ tính số Hồng Y cử tri, thì đông nhất là Ba Lan với 3 Hồng Y cử tri. Các quốc gia sau mỗi nước có một vị Hồng Y cử tri: Bosnia và Herzegovia, Croatia, Tiệp, Hung Gia Lợi.
Bắc Mỹ có 26 Hồng Y trong đó có 16 Hồng Y cử tri. Nếu chỉ tính số Hồng Y cử tri, thì đông nhất là Hoa Kỳ với 9 Hồng Y cử tri. Canada 4 vị và Mễ Tây Cơ 3 vị.
Trung Mỹ có 9 Hồng Y trong đó có 7 Hồng Y cử tri. Cuba, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Nicaragua, Panama mỗi nước có một vị Hồng Y.
Nam Mỹ có 24 Hồng Y trong đó có 14 Hồng Y cử tri. Nếu chỉ tính số Hồng Y cử tri, thì đông nhất là Brazil với 4 Hồng Y cử tri. Á Căn Đình, Chí Lợi, Peru, Venezuela mỗi nước có 2 vị. Colombia và Uruguay mỗi nước có một vị.
Á Châu có 25 Hồng Y trong đó có 15 Hồng Y cử tri. Nếu chỉ tính số Hồng Y cử tri, thì đông nhất là Ấn Độ với 3 Hồng Y cử tri, rồi đến Phi Luật Tân với 2 Hồng Y. Indonesia, Thái Lan, Bangladesh, Nhật Bản, Lào, Miến Điện, Pakistan, Nam Hàn, Sri Lanka, Iraq mỗi nước có một Hồng Y cử tri.
Việt Nam có 2 Hồng Y nhưng đều quá tuổi 80 nên Việt Nam không có Hồng Y cử tri.
Đại Dương Châu có 5 Hồng Y trong đó có 3 Hồng Y cử tri. Tân Tây Lan, Papua New Guinea, Tonga mỗi nước có một vị Hồng Y cử tri.
Phi Châu có 27 Hồng Y trong đó có 15 Hồng Y cử tri. Nigeria, Burkiana Gaso, Cape Verde, Bờ Biển Ngà, Ghana, Guinea, Mali, Marốc, Cộng Hoà Trung Phi, Ethiopia, Kenya, Rwanda, Tanzania, Madagascar mỗi nước có một Hồng Y cử tri.
3. Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng tương lai nên như thế nào?
Massimo Faggioli là một sử gia Giáo Hội, giáo sư thần học và tôn giáo học tại Đại Học Villanova, California, và một cây viết của tạp chí Commonweal. Trên tạp chí La Croix International gần đây, ông có bài viết tựa đề là “The looming conclave, Catholic populists and the dubia”, nghĩa là “Thấp thoáng Cơ Mật Viện, những người theo chủ nghĩa dân túy Công Giáo và dubia”
Theo Giáo sư Faggioli, có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thay đổi đáng kể thành phần cử tri đoàn, thậm chí bằng cách bổ sung vào số lượng của nó những người từ các quốc gia trước đây chưa từng có Hồng Y. Điều này phản ảnh cố gắng của ngài nhằm phi Âu hóa Giáo hội và thay đổi cơ chế cuối cùng sẽ bầu ra người kế nhiệm ngài.
Đó là một thay đổi định chế rất quan trọng. Nhưng trong hơn tám năm triều giáo hoàng, Đức Phanxicô chỉ tụ tập tất cả các Hồng Y còn sống lại với nhau có một lần duy nhất trong hai ngày 20 và 21 tháng Hai năm 2014. Nói cách khác, trong bối cảnh không quen biết nhau, các Hồng Y hiện nay có thể lúng túng không biết nên chọn ai làm Giáo Hoàng.
Vấn đề thứ hai: Những phát triển gần đây tại Âu Châu, đặc biệt là tại Ba Lan chứng minh một thực tế đáng buồn là tất cả các Hồng Y, dù hương thơm thánh thiện lan tỏa đến đâu đi nữa vẫn có khả năng bị cáo buộc không giải quyết đến nơi đến chốn tình trạng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Điều gì sẽ xảy ra nếu vị Giáo Hoàng vừa được bầu vấp phải một đợt tấn công cường tập của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là những kẻ cố ý can thiệp vào kết quả bầu Giáo Hoàng.
Một bài báo gần đây trên tạp chí chính trị Ý Il Mulino của nhà sử học Giáo hội nổi tiếng Alberto Melloni đã nêu ra nhiều đề nghị cấp bách liên quan đến Cơ Mật Viện sắp tới. Alberto Melloni là tác giả của một cuốn sách vào đầu những năm 2000 về lịch sử các cuộc bầu cử giáo hoàng. Cuốn sách cung cấp một phân tích ngắn gọn về những thay đổi gần đây nhất trong các quy tắc dành cho Cơ Mật Viện, đặc biệt là tông hiến Universi Dominici Gregis (Chăn dắt Đoàn chiên Chúa) của Đức Gioan Phaolô II công bố năm 1996. Tông hiến này đặc biệt ấn định Rôma là nơi duy nhất việc bầu Giáo Hoàng có thể diễn ra, loại bỏ qui định cũ theo đó, Cơ Mật Viện diễn ra ở bất cứ nơi nào vị giáo hoàng qua đời. Sau đó, Melloni đề cập đến sự sửa đổi nhỏ mà Đức Bênêđíctô XVI đã thực hiện đối với Universi Dominici Gregis vào ngày 22 tháng 2 năm 2013, ngay sau khi tuyên bố thoái vị. Đức Bênêđíctô đã khôi phục sự cần thiết của đa số 2/3 đối với việc bầu Giáo Hoàng, hủy bỏ việc bầu cử theo đa số tương đối.
Bốn thay đổi được đề nghị
Melloni đưa ra bốn đề nghị để cập nhật các quy tắc cho Cơ Mật Viện. Đề nghị đầu tiên của ông là tăng cường clausura (cấm cửa). Ông nói rằng tất cả các Hồng Y cử tri nên được yêu cầu cư trú tại nhà trọ Santa Marta ngay khi các ngài đến Rôma, thay vì được phép đợi cho đến khi Cơ Mật Viện thực sự bắt đầu.
Đề nghị thứ hai của ông là “các phiên họp toàn thể” - tức các phiên họp hàng ngày trước Cơ Mật Viện gồm tất cả các Hồng Y, kể cả những các vị trên 80 tuổi, không có quyền bỏ phiếu - cũng nên bao gồm các phiên họp trong bầu khí kiểu clausura chỉ dành cho các Hồng Y cử tri.
Đề nghị thứ ba của Melloni là thay đổi tần suất các cuộc bỏ phiếu: chỉ một lần bỏ phiếu mỗi ngày trong ba ngày đầu tiên; hai lần bỏ phiếu mỗi ngày trong ba ngày tiếp theo; và bốn lần bỏ phiếu trong ba ngày sau đó. Ông nói điều này sẽ giúp các “bên khác nhau” trong Cơ Mật Viện có thêm thời gian để thảo luận. Nó cũng sẽ giải phóng các cử tri khỏi áp lực của các phương tiện truyền thông nhằm nhanh chóng có được vị tân giáo hoàng.
Đề nghị thứ tư và cuối cùng cũng liên quan đến những rủi ro của một cuộc bầu cử vội vàng. Melloni đề nghị các quy tắc mới nên dành cho vị Hồng Y đã nhận đủ phiếu bầu để trở thành giáo hoàng có nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, suy ngẫm và xem xét lại lương tâm của mình. Điều này sẽ giúp ngài xét xem liệu có điều gì trong quá khứ của mình, đặc biệt khi ngài phải giải quyết các trường hợp lạm dụng, có thể khiến cuộc bầu cử giáo hoàng trở thành dubia.
Bạo tàn: Đánh Linh mục túi bụi suốt 10 giờ trước lễ phong Giám Mục. 7 giờ căng thẳng xét xử HY Becciu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:16 30/07/2021
1. Đánh túi bụi một linh mục 10 tiếng đồng hồ trước lễ tấn phong Giám Mục
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, trong bản tin hôm 28 tháng 7, cho biết Trung Quốc đồng ý cho tấn phong một Giám Mục nhưng trước đó một linh mục bị đánh đập trong suốt 10 giờ đồng hồ để buộc phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước.
Cha Lý Huy (Li Hui, 李辉) vừa được tấn phong Giám Mục Phó của giáo phận Bình Lương (Pingliang, 平凉),tỉnh Cam Túc (Gansu,甘肃). Lễ tấn phong được cử hành hôm 28 tháng7 tại nhà thờ chính tòa của giáo phận địa phương. Buổi lễ được chủ trì bởi Mã Anh Lâm (Ma Yinglin, 馬英林) giám mục Côn Minh (Kunmin, 昆明) tỉnh Vân Nam (Yunnan, 云南), chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc và phó chủ tịch Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc. Hai tổ chức này, được gọi chung là “liang hui”, phiên âm ra tiếng Việt là Lương Huy, (tiếng Tầu là 梁辉), thuộc “Giáo hội Quốc Doanh” do Đảng Cộng sản Trung Quốc thao túng, và đến nay Tòa Thánh vẫn không nhìn nhận hai cơ quan này.
Các giám chức khác tham gia trong buổi lễ gồm có Đức Cha Nicôla Hàn Ki Đức (Han Jide, 韩纪德)là giám mục chính tòa Bình Lương, ông Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才), giám mục giáo phận Thừa Đức (Chengde,承德) tỉnh Hà Bắc (Hebei,河北) và ông Giuse Hàn Chí hải (Han Zhihai,韩志海), tổng giám mục Lan Châu (Lanzhou,兰州) tỉnh Cam Túc (Gansu,甘肃). Đức Cha Nicôla Hàn Ki Đức sinh năm 1940, được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Thầm Lặng ngày 3 tháng Tư 1985. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Mục Phó Bình Lương vào ngày 19 tháng 9 năm 1996 và chính thức làm Giám Mục Bình Lương ngày 16 tháng Tư, 1999 sau khi chấp nhận gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước.
Theo đúng các thủ tục chỉ có trong nghi lễ tấn phong Giám Mục ở Hoa Lục, linh mục Dương Vũ (Yang Yu, 杨宇) Phó tổng thư ký Hội đồng Giám mục Trung Quốc, đọc thư chấp thuận của Hội Công Giáo Yêu Nước, sau đó linh mục Lý Huy tuyên thệ trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính sách Trung Hoa Hóa Giáo Hội tại đây. Hơn 30 linh mục và 20 nữ tu hiện diện trong thánh đường, cũng như đại diện các Hội Ái hữu và tín hữu trong giáo phận.
Việc tấn phong Giám Mục cho Cha Lý Huy phù hợp với thỏa thuận Trung Quốc-Vatican về việc bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc. Đây là lần tấn phong thứ ba sau khi thỏa thuận này được gia hạn vào tháng 10 năm ngoái. Lần tấn phong đầu tiên liên quan đến linh mục Tôma Trần Thiên Hào (Chen Tianhao, 陈天豪) 58 tuổi, được tấn phong giám mục cho giáo phận Thanh Đảo (Qingdao,青岛), Sơn Đông (Shandong, 山东) vào ngày 23 tháng 11 năm ngoái, 2020. Lần tấn phong thứ hai liên quan đến linh mục Phêrô Lưu Căn Châu (Liu Genzhu, 刘根珠) được tấn phong làm giám mục giáo phận Hồng Đông – Lâm Phần (Hongdong-Linfen, 洪东-临汾) thuộc tỉnh Sơn Tây hôm thứ Ba 22 tháng 12 năm ngoái, 2020.
Tân Giám mục Lý Huy sinh năm 1972 tại Mai Huyện (Meixian, 梅县) thuộc tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi, 陕西). Ngài vào chủng viện dự bị của giáo phận Bình Lương năm 1990 và tốt nghiệp Học viện Triết học và Thần học Công Giáo Trung Quốc năm 1996. Cùng năm, ngài được thụ phong linh mục và sau đó theo học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc thường được gọi tắt là Renmin, ở quận Hải Điện (Haidian, 海淀) của Bắc Kinh. Ngài được bổ nhiệm làm giám mục phó của Bình Lương vào ngày 24 tháng 7.
Một ngày trước lễ tấn phong Giám Mục cho Cha Lý Huy, Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết Cha Giuse Lưu ở giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东话) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建) đã bị cảnh sát tạm giữ vì từ chối gia nhập Giáo hội Quốc Doanh. Theo nguồn tin của AsiaNews, vì thái độ bất khuất của mình, vị linh mục đã phải chịu bạo lực khủng khiếp: “Sau 10 giờ tra tấn, sáu tên công an đã nắm tay ngài và buộc ngài phải ký giấy gia nhập. Việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo vẫn chưa dừng lại”.
Việc Cha Lưu bị bắt cho thấy thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục không hề cải thiện tình hình của Giáo Hội tại Hoa Lục, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhân sự tôn giáo.
Hôm 15 tháng 7, Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, đã lên tiếng báo động về tình trạng của Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱). Ngài bị bắt hồi cuối tháng 5 vừa qua. Đến nay, vẫn chưa biết ngài bị giam cầm tại đâu.
Source:Asia News
2. John Allen: Ngày thứ nhất của phiên tòa lớn nhất trong lịch sử Vatican cận đại đặt ra nhiều câu hỏi
John Allen, nhà báo kỳ cựu về các vấn đề liên quan đến Vatican, vừa có bài nhận định đăng trên tờ Crux nhan đề “Day 1 of Vatican mega-trial begs question: Are prosecutors, judges out of their depth?”, nghĩa là “Ngày thứ nhất của phiên tòa rất lớn của Vatican đặt ra câu hỏi: Phải chăng các công tố viên, và các thẩm phán không đủ chuyên môn?”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Hôm thứ Ba, 30 luật sư đã chen chúc nhau trong một phòng xử án tạm được đặt bên trong Viện bảo tàng Vatican, 27 người trong số họ là luật sư bào chữa, và không ai trong số họ được trả tiền để ngồi ung dung không làm gì cả. Họ sẽ đệ trình các kiến nghị, đưa ra các phản đối, thách thức các yêu cầu của các công tố viên v.v. và kết quả sẽ là một loạt các quyết định mà hội đồng ba vị thẩm phán sẽ phải đưa ra, tất cả đều sẽ mất thời gian.
Than ôi, đây không phải là “Luật Lệ và Trật tự” Vatican mong đợi. Sẽ không có thông báo nhanh chóng nào trong vòng một giờ - phiên tòa này, đã được hoãn lại cho đến ngày 5 tháng 10, có thể sẽ kéo dài trong phần lớn mùa thu và có thể xa hơn nữa.
Đây là một tiến trình lịch sử, không chỉ vì đây là lần đầu tiên một vị Hồng Y bị truy tố và xét xử theo luật của Quốc gia Thành phố Vatican, mà còn vì đây là lần đầu tiên một vị Hồng Y bị phán xét bởi các thẩm phán giáo dân chứ không phải bởi các Hồng Y trong Hồng Y Đoàn. Đó là kết quả của một cuộc cải cách do Đức Thánh Cha Phanxicô ra quyết định vào cuối tháng Tư, một cuộc cải cách mà hầu hết các nhà quan sát cảm thấy là nhằm tạo tiền đề cho việc truy tố Hồng Y Becciu.
Mặc dù bản cáo trạng dài 500 trang do Chưởng Lý, nghĩa là công tố viên của Vatican, viện dẫn nhiều tội danh, nhưng hầu hết tập trung vào một thương vụ bất động sản phức tạp trị giá 400 triệu đô la ở London của Phủ Quốc Vụ Khanh bắt đầu vào năm 2014. Theo các công tố viên, có sự mờ ám. Các nhà tài phiệt người Ý đã thông đồng với Hồng Y Becciu và những người khác trong hệ thống để bòn rút của Vatican những khoản phí cắt cổ, là một phần của những gì họ cho là “hệ thống săn mồi và sinh lợi thối nát” do Hồng Y Becciu điều hành với tư cách là cựu chánh văn phòng của Đức Giáo Hoàng.
Ngay cả vụ xử Vatileaks II đầy sóng gió vào năm 2016 cũng nhạt nhòa so với mức độ phức tạp của vụ này. Lúc đó, chỉ có 5 bị cáo, chứ không phải 13 người như lần này, và mặc dù một số người trong số họ giữ vị trí cao trong ngành báo chí (hai người thực sự là nhà báo), không ai có sức nặng như một vị Hồng Y đang tại vị, hoặc thậm chí như luật sư Thụy Sĩ René Brülhart, cựu lãnh đạo Cơ quan Thông tin Tài chính của Vatican và là một nhân vật nổi tiếng toàn cầu trong giới quản lý tài chính.
Một cái nhìn thoáng qua về những vấn đề đau đầu liên quan đến thủ tục - và, có lẽ, là những cố gắng rất lớn trong hệ thống Vatican có thể thấy được - từ một kiến nghị được đệ trình hôm thứ Ba bởi luật sư Luigi Panella, một luật sư hình sự nổi tiếng ở Rôma đại diện cho Enrico Crasso, một cựu quan chức tài chính của Phủ Quốc Vụ Khanh và là một trong các bị cáo trong vụ án. Đề nghị của Panella đã được các luật sư bào chữa khác ủng hộ.
Panella lập luận rằng các cáo trạng chống lại Crasso và những người khác nên được hủy bỏ vì những thất bại trong tiến trình trao đổi thông tin [từ luật học gọi là failures of discovery], có nghĩa là các công tố viên phải có nghĩa vụ pháp lý là giao tất cả các tài liệu liên quan và danh sách các nhân chứng cho luật sư bào chữa một cách kịp thời.
Panella cung cấp các thông tin tiêu biểu sau đây:
Ngày thứ Bảy 3 tháng 7: Các luật sư bào chữa được thông báo về các cáo trạng và rằng họ có thể xem xét tất cả các tài liệu và sao chép chúng tại văn phòng của tòa án Vatican. Hạn chót được đặt ra để xem tất cả các tài liệu mà họ muốn sử dụng trong vụ kiện là vào lúc 12:30 trưa ngày 23 tháng 7.
Ngày 5 tháng 7: Các luật sư bào chữa có mặt tại văn phòng tòa án vào thứ Hai tuần sau đó, chỉ để được thông báo rằng các tài liệu vẫn chưa sẵn sàng.
Ngày 7 tháng 7: Hai ngày sau, tất cả các luật sư bào chữa nộp đơn đề nghị có thêm thời gian để chuẩn bị tài liệu bào chữa vì thực tế là họ chưa được tiếp cận với các cáo trạng, đồng thời yêu cầu hoãn phiên điều trần hôm thứ Ba 27 tháng 7.
Ngày 9 tháng 7: Sáu ngày sau, các luật sư bào chữa nhận được các tài liệu hỗ trợ cho bản cáo trạng, khoảng 29,000 trang gồm các bản ghi nhớ, bản sao báo cáo của các ngân hàng, hồ sơ các cuộc phỏng vấn truy tố, v.v. Tuy nhiên, hóa ra là một số hồ sơ điện toán bị thiếu hoặc không thể mở được.
Ngày 14 tháng 7: Các luật sư bào chữa nhận được một bản sao mới của các tài liệu hỗ trợ để giải quyết các vấn đề của đợt đầu tiên, nhưng một số hồ sơ điện toán bị thiếu vẫn còn thiếu. Panella đã trích dẫn tài liệu thu được từ chính phủ Thụy Sĩ như một phần của cuộc điều tra để cho thấy hồ sơ cho biết có chín ổ USB chứa đầy tài liệu như vậy, nhưng nó không có trong các tài liệu được đưa ra cho các luật sư bào chữa.
Ngày 15 tháng 7: Các luật sư bào chữa lại đệ trình một kiến nghị yêu cầu lùi thời hạn và phiên điều trần ngày 27 tháng 7.
Ngày 15 tháng 7: Tòa án thông báo với các luật sư rằng phiên điều trần ngày 27 tháng 7 sẽ diễn ra theo kế hoạch, để giải quyết các vấn đề thủ tục đã đưa ra.
Ngày 23 tháng 7: Panella nói trong bản tóm tắt rằng tính đến ngày hôm qua, nhiều tài liệu thu được trong quá trình điều tra vẫn chưa được cung cấp cho các luật sư bào chữa.
Về phương diện khả năng làm cho các chuyến tàu chạy đúng giờ, đây không phải là một khởi đầu tốt.
Sau phiên điều trần hôm thứ Ba, tòa án đã ra lệnh cho các công tố viên xuất trình tất cả các tài liệu còn thiếu trước ngày 10 tháng 8, bao gồm cả các tài liệu được trích dẫn bởi các luật sư bào chữa. Cũng trước ngày 10 tháng 8, các công tố viên phải nộp bản ghi âm nghe nhìn của tất cả các cuộc phỏng vấn được tiến hành như một phần của cuộc điều tra, bao gồm cả lời khai của Đức ông Alberto Perlasca, một cựu quan chức của Phủ Quốc Vụ Khanh, người từng là nghi phạm nhưng sau đó đã trở thành người cung cấp thông tin.
Tòa án cũng đã cho các luật sư bào chữa một hạn chót là ngày 10 tháng 8 để có thể yêu cầu bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào khác và cho biết các công tố viên sẽ phải đáp ứng các yêu cầu này hạn chót là ngày 21 tháng 9. Trong khi đó, các luật sư bào chữa có thể nộp các tài liệu riêng của họ cho tòa án chậm nhất là vào ngày 4 tháng 8.
Thời gian sẽ trả lời liệu một nhóm nhỏ các công tố viên và thẩm phán ở Vatican có thực sự đủ khả năng quản lý sự phức tạp của một phiên tòa ở quy mô này, với nhiều phần đang chao đảo hay không.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hy vọng rằng họ đủ khả năng, bởi vì sự thật là giống như bản thân Hồng Y Becciu, ngài trông đợi vào kết quả phiên xử này. Hồng Y Becciu sẽ bị phạt tù hoặc phạt tiền nếu vị Hồng Y này bị kết tội, nhưng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, điều quan trọng là sự liêm chính trong cải cách tài chính của ngài.
Nếu quá trình này được coi là công bằng và minh bạch, và nếu nó kết thúc trong sự kết tội, thì khả năng cao là những cải cách của Đức Phanxicô có hiệu quả. Mặt khác, nếu toàn bộ sự việc này có vẻ là một trò hề - bởi vì Hồng Y Becciu và các bị cáo khác được chứng minh là vô tội, hoặc đơn giản là vì các công tố viên và thẩm phán không đủ khả năng chuyên môn - thì di sản của Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là một nhà cải cách có thể gặp rủi ro.
Nếu không có gì khác, điều này có nghĩa là mặc dù thực tế phiên tòa đã bị hoãn lại cho đến tháng 10, nhưng khoảng thời gian từ bây giờ đến sau đó có thể có thể là yếu tố quyết định về phương diện tính hợp pháp được cảm nhận của phiên tòa. Hy vọng là nhóm các nhân viên nhỏ của văn phòng công tố và tòa án không có các kế hoạch quá cầu kỳ cho kỳ nghỉ ferragosto truyền thống vào giữa tháng 8, bởi vì người ta cảm thấy cần một số thời gian làm thêm trong tương lai của họ.
Source:Crux