15. Nếu con thành tâm phụng thờ Thiên Chúa mà có sợi dây đức ái của Đức Chúa Giê-su là đủ rồi, không cần dùng dây xích bên ngoài.
(Thánh Benedictus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quạ và chim ưng khi bay thì nhất đình phải giương đôi cánh và cử động nhiều lần liên tiếp, thì mới có thể bay được xa; nhưng chim ưng vừa giương đôi cánh thì có thể đón gió bay vừa cao vừa xa, không cần phải đập cánh nhiều lần. Con quạ thấy vậy thì rất ngưỡng mộ, bèn học cách của chim ưng đập đôi cánh bay lên trên trời xanh, sau đó giương đôi cánh bất động, nhưng lại không ngờ bềnh bồng rơi xuống.
Chim ưng thấy vậy thì chế nhạo, nói:
- “Ta có thể giương đôi cánh bất động mà có thể bay xa, nguyên nhân là bởi vì hình dáng đôi cánh của ta lớn, ai như đôi cánh của mày nhỏ tí xíu mà lại đòi học như ta, không phải là không tự lượng sức của mình sao?”.
Con quạ giận dữ nói:
- “Như mày nói đó thì chim đại bàng ngủ bên đó cũng không phải là biết bay lên trời cao đó sao?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 53:
Đôi cánh càng rộng thì bay càng cao càng xa, đôi cánh nhỏ và ngắn thì bay thấp, đó là chuyện bình thường, nhưng đôi cánh ngắn mà có chí học hỏi luyện tập thì rồi cũng có ngày bay được cao được xa.
Cầu nguyện và hoạt động là hai đôi cánh làm cho người Ki-tô hữu càng ngày càng bay tới gần thiên đàng hơn, và chính nhờ đôi cánh thiêng liêng ấy làm cho họ trở nên những sứ giả của Phúc Âm giữa trần gian này, bởi vì càng cầu nguyện thì càng được nhiều ân sủng của Chúa ban, càng hoạt động làm việc lành phúc đức vì lòng yêu mến Thiên Chúa, thì càng có nhiều người nhận ra khuôn mặt của Đức Đức Chúa Giê-su trên con người của mình.
Quê hương vĩnh cửu của người Ki-tô hữu thì ở trên trời, cho nên nếu người Ki-tô hữu nào nếu không có đôi cánh thiêng liêng là cầu nguyện và hoạt động ấy, thì dứt khoát không thể bay lên trời được...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Của cải được hiểu dưới nhiều dạng thức khác nhau. Có thể là tiền tài, bất động sản, đá quí, tài năng cá nhân. Mục đích của vật chất là phục vụ đời sống, làm cho đời sống mình và đời sống tha nhân tốt hơn. Khi vật chất không phân phát mà cất giữ dành riêng cho mình, chúng là nguyên nhân gây đổ vỡ. Không mấy ai nghĩ tích trữ của cải chính là biến ơn lành, niềm vui thành điều dữ, điều hại. Đức Kitô nói về của cải khi một người trong đám đông lên tiếng xin Đức Kitô can thiệp vấn đề bất hoà trong gia đình.
'Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi'. Lk 12,13.
Đức Kitô dùng cơ hội này nhắc cho mọi người biết, mọi tạo vật trên đời sự sống của chúng đều có giới hạn. Giống như chúng ta, mọi sự đều có ngày qua đi. Không ai giữ được của mãi mãi. Đức Kitô kể dụ ngôn người nông gia trúng mùa, ông xây thêm chỗ chứa đựng hoa quả thu hoạch, dành riêng cho mình. Đức Kitô kết luận dụ ngôn bằng câu hỏi
'Ngay đêm nay người ta sẽ đòi mạng ngươi, thì của cải ngươi tích trữ sẽ dành cho ai? Lk 12,20
Xây thêm kho lẫm của đó nằm yên trong kho; phân phát cho người nghèo của đó được giữ trong con tim người nhận. Người nông gia sai lầm lớn trong việc tích trữ của cải.
Thứ nhất, ông ta không học từ thiên nhiên. Ruộng vườn của ông đạt mức thu hoạch tối đa, trong khi ông không xử dụng hết tài kinh doanh của mình. Tích trữ, của không sinh lợi. Ông có thể biến vật chất mau hư nát thành tình yêu bất tận, bằng cách cho đi những gì ông có. Lúa thóc không thể giữ quá lâu trong kho bởi bản chất chúng không tồn tại nhiều năm. Giữ lâu trong kho chúng mất hương vị, rồi bị mục nát. Của cải, vật chất cho đi tăng giá trị bởi người nghèo không có gì để trả, Thiên Chúa thay họ ban cho bạn nhiều ơn lành khác. Một trong những ơn đó là sự sống trường sinh. Bạn phân phát của cải mục nát để nhận sự sống trường sinh là điều khôn ngoan nhất, lợi nhất, trong đời.
Dụ ngôn nhắc nhở chúng ta mọi tạo vật đều qua đi, và không ai có thể giữ của cải vật chất mãi mãi. Giữ giỏi lắm là đến lúc chết, của cải đó sẽ thuộc về người khác. Tích trữ của cải chính là tích trữ tai nạn. Của cải và tai nạn sánh vai, chung bước, càng nhiều của tai nạn càng lớn.
Người trong dụ ngôn nhắc đến là một người cô đơn, bởi ông không thân thiết với ai. Ngôn ngữ ông dùng diễn tả nói đến chính mình, ngoài ra không còn ai khác. Cô đơn và hạnh phúc không bao giờ đi chung. Muốn có hạnh phúc phải có người chia sẻ, có người nghe, có người cùng chung vui. Một mình một mâm không thể nào là tiệc vui, mà chính là tiệc cô đơn, lẻ bóng. Của cải, vật chất mang lại no ấm, tăng thêm thoải mái cho cuộc sống, nhưng chúng không bảo đảm sự sống bởi chính chúng cũng chết, nên chúng không giúp chủ nó khỏi chết. Nhiều của vẫn mắc bệnh, vẫn già, vẫn chết. Điểm cuối, người trong dụ ngôn là người không có lòng biết ơn. Ông trúng mùa là do Chúa ban. Ông thu hoạch nhiều hoa mầu vào kho lẫm là do người khác làm cho, ông thuê họ nhưng ít ra có người để thuê mướn. Tự ông không thể làm hết mọi việc, vì thế cần sống trong tâm tình tạ ơn.
Dụ ngôn nhắc chúng ta, hạnh phúc vĩnh cửu, sự sống trường sinh đến từ Chúa. Ta không làm chủ ngay cả cuộc sống mình. Chúa làm chủ, ta là người quản gia, thay mặt Chủ làm công việc phân phát, chia sẻ. Bài đọc một nhắc: Chúa là ông chủ duy nhất. Xin ơn khôn ngoan biết chia sẻ niềm vui với tha nhân.
TiengChuong.org
Security
We all want to have security in life and that is a wise thing. People believe that the best way of securing their future is by accumulating wealth. To achieve that end, some invest their lives into years of studies; Others enter the labour market early in life; others invest their talents in sport and arts; and others again work in different fields. Having a lot of wealth is a good thing. It is a blessing. This blessing is given to us not to be kept, but to share it with others. Those who have greater means, share more; and those who have less, share less. We do it within our capacity. That is the way in which we enrich our inner life, and no one can take away what we had given to others.
Wealth takes many forms. Whether as currency, property, talents or social skills; wealth is meant to sustain and promote lives. When wealth is stored for oneself; wealth causes problems. Jesus gave the parable after an anonymous man from the crowd who asked him to intervene in a domestic dispute between the brothers. The man said, 'Master, tell my brother to divide the inheritance with me'. Jesus used this occasion to remind the crowd, that created things in this world all have their time limit. Like us, they are the passing things. No one has the power to keep wealth forever. He told the parable of a farmer who had a rich harvest, and expanded his barn to store the crop for no one else, but only for himself. At the end of the parable, Jesus told the crowd that the man was unwise in using his own wealth, because his approach was a selfish ambition.
The man in the parable is unwise for a host of reasons. First, he failed to learn from nature. His farm had produced crop to its full capacity; but he stopped short of developing his business skills to full capacity. He failed to realize that he had the power to change wealth into love, by sharing it with others. Crops are supposed to be used within a year or two. One can't keep it for too long because, by nature, they will lose taste and quality. When wealth is shared with others, its value is increased, because the poor and the needy enjoy your share, but they can't repay you; the Lord will repay you for them, and God's gift is precious and beyond measure. Transforming that which is limited in value to that which is unlimited, by sharing it to others, is a wise thing to do. The parable reminds us that the created world is a passing one, and no one can possess the wealth of this world forever. It is given to us to share and if we don't share it; when we die it will be given to someone else. When wealth is kept; it is the cause of problems, but when it is shared, it generates love, which is kept in a person's heat. Wealth and problems grow in parallel; the more wealth one accumulates, the bigger problems that person has.
The man's speech revealed that he was a lonely man. He mentioned no one else, just himself. He didn't realize that true happiness and loneliness don't go together. Wealth can make life comfortable, but not secure. He was wrong for being ungrateful to God and to those who had helped him to harvest the crop. Wealth can't stop us from getting old, sick and dying. True happiness comes from giving away, not accumulating. The parable tells us that loving God and loving others makes life meaningful. Apart from love, every created thing is temporary. We are stewards of life, not owner of life. The first reading reminds us that God is the author of all our lives.
KHÔNG NGẠI NÓI “CÓ!”
“Con có tin điều đó không?”; “Thưa Thầy, vâng, con tin!”.
Một nhà tu đức nói, “Niềm tin, về nhiều mặt, giống như một chiếc xe cút kít. Cách đơn sơ, bạn phải thực sự thúc đẩy nó để làm cho nó hoạt động. Nếu không sống nó; bạn không tin nó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Vậy tất cả những điều đó là điều gì? Trước hết, chúng ta có thực sự tin rằng, loài người đã phải gánh chịu hậu quả thảm khốc cách bí ẩn khi nguyên tổ của mình bất tuân Thiên Chúa? Chúng ta có thực sự tin những gì tuyên xưng trong Kinh Tin Kính mỗi Chúa Nhật? Và quan trọng nhất, chúng ta có tin Đức Giêsu Kitô Nazareth, Đấng Chúa Cha sai đến, đã chết và sống lại, chiến thắng tội lỗi, sự chết và hiện đang sống để thu hút mọi người về với Ngài như Vị Cứu Tinh của mình? Phải, thách thức lớn nhất của Kitô hữu là không chần chừ và ‘không ngại nói “Có!”’.
Một trong những thách đố lớn của chúng ta là giữ cho đức tin của mình thật đơn sơ! Đơn sơ nhìn nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa như lời tuyên xưng rất mực chơn chất của Matta! Khuynh hướng của chúng ta là hướng tới sự tinh vi và phức tạp. Mặc dù khả năng suy nghĩ và lập luận tốt là một quà tặng, nhưng cần ý thức rằng, khuynh hướng chủ nghĩa duy lý bẩm sinh có thể không phải là khởi đầu cho một đức tin chân chính. Một đức tin đơn giản rất đẹp lòng Chúa, bởi Ngài sẽ có nhiều hơn một chút thời gian cho những hành động siêu nhiên; từ đó, Ngài làm thêm một điều gì đó bên trong chúng ta và qua chúng ta. Nghĩa là Ngài không cần quá mất thời giờ để thuyết phục chúng ta. Trong Tin Mừng hôm nay, sau khi tiết lộ cho Matta, Ngài là sự sống lại và là sự sống, Chúa Giêsu hỏi cô, “Con có tin điều đó không?”; “Thưa Thầy, vâng, con tin! Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống!”. Matta đã ‘không ngại nói “Có!”’.
Đức tin đơn sơ này được gặp lại trong thư thánh Gioan hôm nay, “Hễ ai tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa thì Thiên Chúa ở lại trong người ấy và người ấy ở lại trong Thiên Chúa”. Thế thôi! Đó là những con người ‘không ngại nói “Có!”’ với Thiên Chúa và đơn sơ sống giới răn yêu thương của Ngài! “Chúng ta tin vào tình yêu của Ngài, vì Thiên Chúa là tình yêu”. Thánh Vịnh đáp ca cũng phảng phất nét giản dị đó, “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy!”.
Anh Chị em,
“Thưa Thầy, vâng, con tin!”. Đức tin đơn sơ của Matta có thể giục giã và thúc đẩy chúng ta hướng về phía trước và hướng ra các chân trời trong sứ vụ mang Chúa Kitô đến với mọi tâm hồn; nó cũng khơi dậy và biến chúng ta thành những tông đồ của Vương Quốc, những con người ‘không ngại nói “Có!”’ trước nhu cầu cấp bách cứu các linh hồn. “Niềm tin đó như chiếc xe cút kít, và bạn phải thực sự thúc đẩy nó để làm cho nó hoạt động!”. Như vậy, đức tin của con người, và quyền năng yêu thương của Thiên Chúa đã tìm kiếm nhau; để cuối cùng, đã gặp nhau! Chính đức tin đơn sơ của Matta đã đưa Lazarô ra khỏi mồ khi Con Thiên Chúa, Đấng đầy quyền năng và yêu thương, trao lại cho Lazarô sự sống. Qua sự kiện kỳ vĩ này, đức tin của Matta đã lôi kéo không ít người tin vào Chúa Giêsu, Đấng sẽ ban cho họ không chỉ sự sống tạm thời như đã ban cho Lazarô, nhưng còn ban cho họ sự sống đời đời, sự sống của con cái Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin vun trồng nơi con một đức tin đơn sơ, một trái tim nôn nả đem sự sống Chúa cho anh chị em con, nhất là với những ai đang cố nán lại trong ‘nấm mồ’ riêng của họ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 27 tháng 7, nhân chuyến viếng thăm Québec, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được Nữ Toàn quyền Mary Simon, Thủ tướng Justin Trudeau và ngoại giao đoàn bên cạnh Chính phủ Canada dành cho một cuộc chào đón thân tình, nồng nhiệt. Nhân dịp này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây, theo bản tiếng Anh của Tòa Thánh:
Thưa Bà Toàn quyền,
Thưa Ông Thủ tướng,
Qúy nhà chức trách dân sự và tôn giáo,
Qúy Đại diện các Dân tộc Bản địa,
Qúy Thành viên Ngoại giao đoàn,
Kính thưa quý bà và qúy ông!
Tôi thân ái chào qúy vị và tôi cảm ơn Bà Toàn quyền Mary Simon và Ông Thủ tướng Justin Trudeau vì những lời tốt đẹp của qúy vị. Tôi rất vui khi có thể nói chuyện với qúy vị, những người có trách nhiệm phục vụ người dân của đất nước vĩ đại này, nơi “từ biển này sang biển nọ”, hiển thị một di sản thiên nhiên đặc biệt. Trong số rất nhiều vẻ đẹp của nó, tôi nghĩ đến những khu rừng phong bao la và ngoạn mục làm cho vùng nông thôn Canada đầy màu sắc và đa dạng độc đáo. Tôi muốn lấy điểm xuất phát của mình là biểu tượng tuyệt vời của những vùng đất này, chiếc lá phong, bắt đầu từ con dấu của Québec, nhanh chóng lan rộng để trở thành biểu tượng xuất hiện trên lá cờ quốc gia.
Sự phát triển đó diễn ra trong thời gian tương đối gần đây, nhưng những cây phong lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ trong quá khứ, trở về khá xa trước khi những người khai hoang đặt chân đến đất Canada. Những người dân bản địa lấy nhựa cây phong, từ đó họ pha chế ra xi-rô bổ ích và lành mạnh cho sức khỏe. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến sự cần cù và sự quan tâm thường xuyên của họ để bảo vệ đất đai và môi trường, một cách trung thành với viễn kiến hài hòa của sáng thế như một cuốn sách mở dạy con người kính yêu Đấng Tạo Hóa và sống cộng sinh với các sinh vật sống động khác. Chúng ta có thể học được nhiều điều từ khả năng chăm chú lắng nghe Thiên Chúa, con người và thiên nhiên. Và chúng ta cần nó, nhất là trong bối cảnh tốc độ chóng mặt và điên cuồng của thế giới ngày nay, được đánh dấu bằng sự “nhanh chóng hóa” liên tục, điều này gây khó khăn cho sự phát triển nhân bản thực sự, bền vững và toàn diện (xem Laudato Si', 18), và cuối cùng tạo ra “một xã hội mệt mỏi và vỡ mộng”, khó có thể phục hồi hương vị cho việc chiêm niệm, những mối quan hệ đích thực, sự huyền bí của việc cùng nhau chung sống. Chúng ta cần lắng nghe và đối thoại với nhau xiết bao, để lùi bước khỏi chủ nghĩa cá nhân đang thịnh hành, khỏi những phán xét vội vàng, sự hung hăng lan tỏa và sự cám dỗ chia rẽ thế giới thành người tốt và kẻ xấu! Kích thước lớn của những chiếc lá phong, có tác dụng hấp thụ không khí ô nhiễm và từ đó cung cấp oxy, mời chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sáng thế và đánh giá cao những giá trị lành mạnh hiện hữu trong nền văn hóa bản địa. Chúng có thể truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta và giúp chữa lành các khuynh hướng lợi dụng có hại. Khai thác sáng thế, các mối liên hệ, thời gian và chỉ dựa hoạt động của con người trên những gì chứng tỏ là hữu ích và có lợi.
Tuy nhiên, trong quá khứ, những lời dạy quan yếu này đã bị phản đối dữ dội. Trước hết, tôi nghĩ đến các chính sách đồng hóa và giải phóng, liên quan đến cả hệ thống trường nội trú, đã gây hại cho nhiều gia đình bản địa bằng cách phá hoại ngôn ngữ, văn hóa và thế giới quan của họ. Trong hệ thống đáng trách đó, được thúc đẩy bởi các nhà cầm quyền thời đó, đã chia cắt nhiều trẻ em khỏi gia đình của chúng, các định chế Công Giáo địa phương đa dạng có một phần trong đó. Vì lý do này, tôi bày tỏ sự xấu hổ và đau buồn sâu xa của mình, và cùng với các giám mục của đất nước này, tôi tiếp tục cầu xin sự tha thứ cho những điều sai trái của rất nhiều Kitô hữu đối với người dân bản địa. Thật là bi thảm khi một số tín hữu, như đã xảy ra trong giai đoạn lịch sử đó, tuân theo các quy ước của thế gian hơn là tuân theo Tin Mừng. Đức tin Kitô giáo đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc hình thành những lý tưởng cao nhất của Canada, đặc trưng bởi lòng mong muốn xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn cho tất cả người dân. Đồng thời, khi thừa nhận lỗi lầm của chúng ta, cần phải làm việc cùng nhau để hoàn thành một mục tiêu mà tôi biết tất cả qúy vị đều chia sẻ: thúc đẩy các quyền hợp pháp của người dân bản địa và ủng hộ các diễn trình hàn gắn và hòa giải giữa họ và những người không phải bản địa của đất nước. Điều đó được phản ảnh trong cam kết đáp ứng một cách phù hợp những lời kêu gọi của Ủy Ban Chân lý và Hòa giải, cũng như trong mối quan tâm thừa nhận các quyền của người bản xứ.
Tòa thánh và các cộng đồng Công Giáo địa phương cam kết một cách cụ thể trong việc cổ vũ các nền văn hóa bản địa thông qua các hình thức đồng hành tinh thần chuyên biệt và thích đáng, bao gồm việc chú ý đến truyền thống văn hóa, phong tục, ngôn ngữ và quá trình giáo dục của họ, theo tinh thần của Tuyên bố Liên hợp quốc về Quyền của Người Bản địa. Chúng ta mong muốn đổi mới mối liên hệ giữa Giáo hội và các dân tộc bản địa của Canada, một mối liên hệ được đánh dấu bằng cả một tình yêu đã sinh hoa kết trái vượt bực và, một cách bi thảm, những vết thương sâu hoắm được chúng ta cam kết thấu hiểu và hàn gắn. Tôi rất biết ơn đã gặp gỡ và lắng nghe nhiều đại diện của các dân tộc bản địa trong những tháng gần đây ở Rome, và, ở đây, tại Canada này, có thể canh tân mối liên hệ tốt đẹp đã được thiết lập ở đó. Khoảng thời gian chúng ta ở bên nhau đã để lại ấn tượng trong tôi và để lại một mong muốn vững chắc nhằm đáp lại sự phẫn nộ và xấu hổ vì những đau khổ mà người dân bản địa phải chịu đựng, và để tiến lên trong một cuộc hành trình huynh đệ và kiên nhẫn với tất cả người dân Canada, phù hợp với sự thật và công lý, hoạt động để hàn gắn và hòa giải, và không ngừng được truyền cảm hứng bởi hy vọng.
"Lịch sử đau khổ và khinh miệt" đó, kết quả của não trạng thực dân, "không dễ dàng hàn gắn". Thật vậy, nó nên làm chúng ta nhận ra rằng “diễn trình thực dân hóa vẫn chưa kết thúc; ở nhiều nơi nó đã biến dạng, ngụy trang và che giấu ”(Querida Amazonia, 16). Đây là trường hợp của các hình thức thực dân hóa ý thức hệ. Trước đây, não trạng thực dân coi thường đời sống cụ thể của con người và áp đặt những mô hình văn hóa đã định sẵn; thế nhưng cả ngày nay cũng vậy, có nhiều hình thức thực dân hóa ý thức hệ xung đột với thực tại cuộc sống, bóp nghẹt sự gắn bó tự nhiên của các dân tộc với các giá trị của họ, và cố gắng nhổ bỏ các truyền thống, lịch sử và các ràng buộc tôn giáo của họ. Não trạng này, khi tự phụ nghĩ rằng những trang đen tối của lịch sử đã bị bỏ lại phía sau, đã trở nên cởi mở đối với “nền văn hóa triệt tiêu” vốn đánh giá quá khứ hoàn toàn dựa trên một số phạm trù đương thời nào đó. Kết quả là một phong cách văn hóa đánh đồng mọi sự, làm cho mọi sự đều bằng nhau, chứng tỏ không khoan dung với những khác biệt và tập trung vào thời điểm hiện tại, vào nhu cầu và quyền lợi của cá nhân, trong khi thường xuyên làm ngơ nhiệm vụ của mình đối với những người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất trong số những anh chị em của chúng ta: người nghèo, người di cư, người già, người bệnh, trẻ sơ sinh… Họ là những người bị lãng quên trong “các xã hội giàu có”; họ là những người, giữa sự thờ ơ tổng quát, bị gạt sang một bên như những chiếc lá khô bị cháy.
Thay vào đó, những tán lá đa sắc phong phú của cây phong nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của toàn thể, tầm quan trọng của việc phát triển các cộng đồng con người không độc dạng một cách nhạt nhẽo, mà thực sự cởi mở và hòa nhập. Và cũng như mọi chiếc lá đều là nền tảng cho cành lá xum xuê, mỗi gia đình, trong tư cách tế bào thiết yếu của xã hội, phải đóng góp phần của mình, vì “tương lai của nhân loại đi qua gia đình” (Thánh Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 86). Gia đình là thực tại xã hội cụ thể đầu tiên, nhưng nó đang bị đe dọa bởi nhiều nhân tố: bạo lực gia đình, nhịp độ lao động điên cuồng, não trạng duy cá nhân, đua tranh nghề nghiệp gay gắt, thất nghiệp, sự cô đơn và cô lập của người trẻ, sự bỏ rơi người già và khuyết tật… Người dân bản địa có nhiều điều để dạy chúng ta về việc chăm sóc và bảo vệ gia đình; trong số đó, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em học cách nhận biết đúng sai, trung thực, chia sẻ, sửa chữa lỗi lầm,bắt đầu lại, an ủi nhau và hòa giải. Mong những điều sai trái mà người dân bản địa phải chịu đựng, mà vì chúng, chúng ta đang xấu hổ, được dùng như một lời cảnh cáo đối với chúng ta ngày nay, kẻo việc quan tâm đến gia đình và quyền lợi của nó bị làm ngơ vì lợi ích cá nhân và năng suất cao hơn.
Chúng ta hãy trở lại lá phong. Trong thời chiến, những người lính sử dụng những chiếc lá đó để băng bó và xoa dịu vết thương. Ngày nay, trước sự điên cuồng vô nghĩa của chiến tranh, một lần nữa chúng ta cần phải hàn gắn các hình thức thù địch và chủ nghĩa cực đoan cũng như chữa lành vết thương của lòng căm thù. Một nhân chứng của những hành động bạo lực bi thảm trong quá khứ gần đây đã nhận xét rằng “hòa bình có bí quyết của riêng nó: không bao giờ ghét bất cứ ai. Nếu chúng ta muốn sống, chúng ta không bao giờ nên ghét bỏ ”(Phỏng vấn Edith Bruck, Avvenire, 8 tháng 3 năm 2022). Chúng ta không nên phân chia thế giới thành bạn và thù, để tạo ra khoảng cách và một lần nữa tự trang bị đầy mình: một cuộc chạy đua vũ trang và các chiến lược răn đe sẽ không mang lại hòa bình và an ninh. Chúng ta không cần tự hỏi mình làm thế nào để theo đuổi các cuộc chiến tranh, mà là làm thế nào để ngăn chặn chúng. Và để ngăn chặn toàn bộ các dân tộc, một lần nữa, khỏi bị bắt làm con tin và bị kìm kẹp bởi những cuộc chiến tranh lạnh khủng khiếp vẫn đang gia tăng. Những gì chúng ta cần là các chính sách sáng tạo và có tầm nhìn xa hơn có khả năng vượt ra khỏi các phạm trù đối kháng để đưa ra câu trả lời cho những thách thức hoàn cầu.
Thực thế, những thách thức lớn trong thời đại của chúng ta, như hòa bình, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của đại dịch và phong trào di dân quốc tế, đều có một điểm chung: chúng là những thách thức hoàn cầu; chúng liên quan đến tất cả mọi người. Và vì tất cả đều nói lên sự cần thiết phải xem xét toàn thể, nên chính trị không thể bị giam cầm trong quyền lợi đảng phái. Như truyền thống khôn ngoan bản địa từng dạy, chúng ta cần phải có khả năng nhìn bảy thế hệ đi trước, chứ không phải sự thuận tiện trước mắt chúng ta, các cuộc bầu cử tiếp theo, hoặc ủng hộ nhóm vận động hành lang này hay nhóm vận động hành lang kia. Nhưng chúng ta cũng cần đánh giá cao khát vọng của người trẻ đối với tình huynh đệ, công lý và hòa bình. Để gìn giữ ký ức và khôn ngoan, chúng ta cần lắng nghe người cao niên, nhưng để tiến tới tương lai, chúng ta cũng cần ủng hộ ước mơ của người trẻ. Họ xứng đáng có một tương lai tốt đẹp hơn tương lai mà chúng ta đang chuẩn bị cho họ; họ xứng đáng được tham gia vào các quyết định về việc xây dựng thế giới hôm nay và mai sau, và đặc biệt là về việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta; về mặt này, các giá trị và lời dạy của các dân tộc bản địa rất quý giá. Ở đây, tôi muốn bày tỏ sự đánh giá cao đối với cam kết đáng khen ngợi đang được thực hiện ở cấp địa phương trong việc bảo vệ môi trường. Thậm chí, có thể nói rằng các biểu tượng được vẽ từ thiên nhiên, chẳng hạn như hoa irít (fleur-de-lis) trên lá cờ của Tỉnh Québec này và lá phong trên lá cờ quốc gia, xác nhận thiên chức sinh thái của Canada.
Khi Ủy ban sáng tạo quốc kỳ thành lập về việc đánh giá hàng nghìn bản phác thảo được gửi cho mục đích đó, nhiều bản trong số đó là của những người bình thường, điều chứng tỏ đáng ngạc nhiên là hầu hết các bản này đều có hình ảnh của chiếc lá phong. Sự hội tụ xung quanh biểu tượng được chia sẻ này khiến tôi đưa ra một hạn từ cần thiết cho tất cả người dân Canada: chủ nghĩa đa văn hóa. Chủ nghĩa đa văn hóa là nền tảng cho sự gắn kết của một xã hội đa dạng như màu sắc lấp lánh của những tán lá cây phong. Với nhiều điểm và khía cạnh của nó, chiếc lá phong gợi cho chúng ta về một khối đa diện; nó cho chúng ta biết rằng qúy vị là những người có khả năng hòa nhập, để những người mới đến có thể tìm thấy một vị trí trong sự thống nhất đa dạng đó và đóng góp ban đầu của riêng họ vào nó (xem Evangelii Gaudium, 236). Chủ nghĩa đa văn hóa là một thách thức thường trực: nó liên quan đến việc chấp nhận và ủng hộ mọi yếu tố khác nhau hiện có, đồng thời tôn trọng các truyền thống và nền văn hóa đa dạng của chúng, và không bao giờ nghĩ rằng quá trình này đã hoàn tất. Về phương diện này, tôi bày tỏ sự cảm kích đối với sự hào phóng thể hiện trong việc tiếp nhận nhiều người di cư Ukraine và Afghanistan. Cũng cần phải vượt ra khỏi những lời ngụy biện về nỗi sợ hãi đối với người nhập cư và, tùy theo khả năng của đất nước, cung cấp cho họ cơ hội cụ thể để tham gia một cách có trách nhiệm vào xã hội. Muốn vậy, quyền lợi và dân chủ là những điều không thể thiếu. Nhưng cũng cần phải đối đầu với não trạng duy cá nhân và nên nhớ rằng cuộc sống chung dựa trên những giả định mà hệ thống chính trị không thể tự tạo ra. Ở đây, văn hóa bản địa cũng giúp ích rất nhiều trong việc nhắc lại tầm quan trọng của các giá trị xã hội. Giáo Hội Công Giáo, với chiều kích phổ quát, quan tâm đến những người dễ bị tổn thương nhất, phục vụ chính đáng cho sự sống con người tại mọi thời điểm hiện hữu, từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, rất vui được cống hiến những đóng góp cụ thể của mình.
Trong những ngày này, tôi đã nghe nói về nhiều người túng thiếu đến gõ cửa các giáo xứ. Ngay ở một đất nước phát triển và thịnh vượng như Canada, vốn rất chú trọng đến trợ cấp xã hội, vẫn có rất nhiều người vô gia cư tìm đến nhà thờ và ngân hàng lương thực để nhận được sự giúp đỡ thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của họ, các nhu cầu, mà chúng ta đừng quên, không chỉ có tính vật chất. Những anh chị em này của chúng ta thúc đẩy chúng ta suy gẫm về nhu cầu cấp thiết phải nỗ lực khắc phục sự bất công triệt để đang làm hoen ố thế giới của chúng ta, trong đó sự phong phú của các hồng phúc sáng thế được phân phối một cách không công bằng. Điều tai tiếng là phúc lợi do phát triển kinh tế mang lại không mang lại lợi ích cho tất cả các thành phần của xã hội. Và thực sự đáng buồn là chính trong số những người dân bản xứ, chúng ta thường thấy có nhiều chỉ số về nghèo đói, cùng với những chỉ số tiêu cực khác, chẳng hạn như tỷ lệ đi học thấp và ít khả năng tiếp cận quyền sở hữu nhà ở và chăm sóc sức khỏe. Mong rằng biểu tượng chiếc lá phong, thường xuyên xuất hiện trên nhãn các sản phẩm của đất nước, sẽ là động lực khuyến khích mọi người đưa ra các quyết định kinh tế và xã hội nhằm thúc đẩy sự tham gia và quan tâm đến những người có nhu cầu.
Các thách thức cấp bách của ngày nay phải được đương đầu bằng sự hòa hợp chung, tay trong tay. Tôi cảm ơn vì lòng hiếu khách, sự quan tâm và tôn trọng của qúy vị, và với tình âu yếm sâu đậm, tôi xin bảo đảm với qúy vị rằng Canada và người dân Canada thực sự gần gũi với trái tim tôi.
Hôm Thứ Năm 28 tháng 7, lúc 10g sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành một thánh lễ tại Đền thờ Quốc gia Sainte-Anna-de-Beaupré. Đây là một địa điểm hành hương lớn của Canada, nơi thu hút hơn một triệu người mỗi năm.
Canada là quốc gia đa tôn giáo, bao gồm nhiều tín ngưỡng và phong tục. Theo điều tra năm 2022 của chính quyền 39% người Canada nhận mình là tín hữu Công Giáo, con số này là 44.4% theo niên giám thống kê của Tòa Thánh tính đến ngày 31 tháng 12, 2020. Các giáo phái Tin Lành chiếm 20.3%, lớn nhất trong số đó là Giáo hội Hiệp nhất Canada (6.1%), tiếp theo là Anh giáo 5%, và Báp-tít, 1.9%, Lutheran 1.5%. Bên cạnh đó, còn có 3.2% dân số theo Hồi Giáo; 1.1% theo Phật Giáo; và 1% theo Do Thái Giáo.
Quan thầy của Giáo Hội Canada là Thánh Giuse, Thánh Anna, thân mẫu Đức Mẹ, và các thánh tử đạo Canada.
Theo niên giám thống kê của Tòa Thánh, tính đến ngày 31 tháng 12, 2020, Giáo Hội tại Canada có 16,858,000 tín hữu sinh hoạt trong 19 tổng giáo phận, 51 giáo phận, 2 giáo phận Đông phương, một giáo phận quân đội, và một giáo hạt tòng nhân.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Vậy cùng nhau chúng ta dõi theo hành trình của cuộc lữ hành này. Chúng ta có thể gọi đó là hành trình từ thất bại đến hy vọng.
Thứ nhất, có một cảm giác thất bại ám ảnh tâm hồn của hai môn đệ sau cái chết của Chúa Giêsu. Họ đã hăng hái theo đuổi một giấc mơ và đặt tất cả hy vọng và ước muốn của họ vào Chúa Giêsu. Giờ đây, sau cái chết tai tiếng của Ngài trên thập tự giá, họ rời Giêrusalem và quay trở lại cuộc sống cũ. Họ đang trong một chuyến trở về, như một cách có lẽ để bỏ lại phía sau kinh nghiệm đã khiến họ rất mất tinh thần và cả ký ức về Đấng Mêsia bị hành quyết trên thập tự giá, giống như một tội phạm thông thường. Họ thất vọng trên đường về nhà, “trông buồn bã” (Lc 24:17). Những mong đợi ấp ủ của họ đã trở thành hư vô; những hy vọng mà họ đặt niềm tin đã tan thành mây khói, những giấc mơ mà họ mơ ước đã nhường chỗ cho sự thất vọng và buồn bã.
Trải nghiệm đó cũng ghi dấu cuộc đời của chúng ta, và hành trình tâm linh của chúng ta, vào những thời điểm chúng ta buộc phải điều chỉnh lại những kỳ vọng và đương đầu với những thất bại cũng như những mơ hồ và bối rối của cuộc sống. Khi những lý tưởng cao đẹp của chúng ta gặp phải những thất vọng trong cuộc sống và chúng ta từ bỏ mục tiêu của mình do những khuyết điểm và kém cỏi của chúng ta. Khi chúng ta bắt tay vào những dự án vĩ đại, nhưng sau đó nhận thấy rằng chúng ta không thể thực hiện chúng (xem Rm 7:18). Khi, sớm hay muộn, tất cả chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ của mình, trải qua những cản trở, sai lầm, thất bại hoặc gục ngã, và thấy những gì chúng ta đã tin tưởng, hoặc cam kết, trở thành vô ích. Khi chúng ta cảm thấy bị đè bẹp bởi tội lỗi của mình và bởi cảm giác hối hận.
Đây là trường hợp của Ông Adong và Bà Êvà, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất: tội lỗi của họ khiến họ xa lánh Thiên Chúa, nhưng cũng xa lánh nhau. Bây giờ họ chỉ có thể buộc tội lẫn nhau. Và chúng ta thấy điều đó nơi các môn đệ đến từ Emmaus, những người mà sự lo lắng khi thấy kế hoạch của Chúa Giêsu trở nên vô ích, đã dẫn đến một cuộc trò chuyện chán nản. Chúng ta cũng có thể thấy điều đó trong đời sống của Giáo Hội, là cộng đồng các môn đệ của Chúa, được đại diện bởi hai người từ làng Emmaus. Mặc dù chúng ta là cộng đồng của Chúa Phục Sinh, chúng ta có thể thấy mình bối rối và thất vọng trước tai tiếng của sự dữ và bạo lực dẫn đến đồi Canvê. Vào những lúc đó, chúng ta không thể làm gì nhiều hơn là bám vào cảm giác thất bại và tự hỏi: Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao nó lại xảy ra? Làm thế nào nó có thể xảy ra?
Thưa anh chị em, đây là những câu hỏi của riêng chúng ta, và đó là những câu hỏi nhức nhối mà Giáo hội lữ hành ở Canada này đang đặt ra, với nỗi buồn chân thành, trên hành trình hàn gắn và hòa giải đầy khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Khi đối mặt với tai tiếng của sự dữ và nhiệm thể Chúa Kitô bị thương tích bằng xương bằng thịt của các anh chị em bản xứ của chúng ta, chúng ta cũng đã trải qua sự thất vọng sâu sắc; chúng ta cũng cảm thấy gánh nặng của sự thất bại. Vì vậy, hãy cho phép tôi hòa vào tinh thần của nhiều người hành hương ở nơi này lên “cầu thang thánh” nhắc nhớ việc Chúa Giêsu bước lên công đường của Philatô. Cho phép tôi đồng hành với các bạn với tư cách là một Giáo hội trong việc cân nhắc những câu hỏi nảy sinh từ trái tim đầy đau đớn: Tại sao tất cả những điều này lại xảy ra? Làm thế nào những điều như thế có thể xảy ra trong cộng đồng những người theo Chúa Giêsu?
Tuy nhiên, vào những lúc như vậy, chúng ta phải chú ý đến cám dỗ chạy trốn, mà chúng ta thấy nơi hai môn đệ của Tin Mừng: cám dỗ chạy trốn, quay trở lại, bỏ nơi đã xảy ra tất cả, cố gắng chặn bưng tai bịt mắt và tìm kiếm một "nơi ẩn náu" như Emmaus, nơi chúng ta không phải nghĩ về những điều đó nữa. Khi đối mặt với thất bại trong cuộc sống, không gì có thể tồi tệ hơn là chạy trốn để tránh xa nó. Đó là sự cám dỗ đến từ ma quỷ, từ kẻ đe dọa cuộc hành trình thiêng liêng của chúng ta và của Giáo hội, vì hắn muốn chúng ta nghĩ rằng tất cả những thất bại của chúng ta bây giờ là không thể cứu vãn được. Ma quỷ muốn làm chúng ta tê liệt vì đau buồn và hối hận, muốn thuyết phục chúng ta rằng không thể làm gì khác, rằng cố gắng tìm cách bắt đầu lại là điều vô vọng.
Tuy nhiên, Tin Mừng cho chúng ta thấy rằng chính trong những tình huống thất vọng và đau buồn như vậy - khi chúng ta kinh hoàng trước bạo lực của sự dữ và xấu hổ vì tội lỗi của mình, khi nguồn nước sống của cuộc đời chúng ta cạn kiệt bởi tội lỗi và thất bại, khi chúng ta bị tước bỏ mọi thứ và dường như không còn gì - Chúa đến gặp chúng ta và đi bên cạnh chúng ta. Trên đường đến Emmaus, Chúa Giêsu nhẹ nhàng đến gần và đồng hành với những bước chân thất thần của những môn đệ buồn bã đó. Và Ngài làm gì? Thưa: Ngài không đưa ra những lời khích lệ chung chung, những lời an ủi đơn giản và phiến diện mà thay vào đó, bằng cách tiết lộ mầu nhiệm về cái chết và sự phục sinh của Ngài đã được báo trước trong Kinh thánh, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ cuộc sống của họ và những sự kiện họ đã trải qua. Bằng cách này, Ngài mở rộng đôi mắt của họ để nhìn mọi thứ một cách mới mẻ. Chúng ta, những người tham dự Bí tích Thánh Thể tại Vương cung thánh đường này cũng có thể có một cái nhìn mới về nhiều sự kiện trong lịch sử của chính chúng ta. Tại chính nơi này, ba nhà thờ trước đó đã đứng vững; luôn có những người không chịu chạy trốn khi đối mặt với khó khăn, họ vẫn tiếp tục ước mơ, bất chấp lỗi của mình và của người khác. Họ không cho phép mình bị choáng ngợp trước trận hỏa hoạn kinh hoàng của một thế kỷ trước, và với lòng dũng cảm và sự sáng tạo, họ đã xây dựng nên ngôi nhà thờ này. Và những ai tham dự Bí tích Thánh Thể của chúng ta trên Đồng bằng Ápraham gần đó cũng có thể nghĩ đến lòng dũng cảm của những người đã từ chối để mình bị bắt làm con tin bởi hận thù, chiến tranh, tàn phá và đau thương, nhưng lại bắt tay vào việc xây dựng lại một thành phố và một đất nước.
Cuối cùng, trước sự chứng kiến của các môn đệ Emmaus, Chúa Giêsu bẻ bánh, mở mắt và một lần nữa mặc khải Ngài là Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã phó mạng sống cho bạn hữu của Ngài. Bằng cách này, Ngài đã giúp họ tiếp tục cuộc hành trình với niềm vui, bắt đầu lại, vượt từ thất bại đến hy vọng. Thưa anh chị em, Chúa cũng muốn làm như vậy với mỗi người chúng ta và với Hội Thánh của Người. Làm sao mắt chúng ta có thể lại mở ra? Làm thế nào để trái tim chúng ta có thể bùng cháy trong chúng ta một lần nữa vì Tin Mừng? Chúng ta phải làm gì, khi chúng ta chịu đựng những thử thách về tinh thần và vật chất, khi chúng ta tìm kiếm con đường dẫn đến một xã hội công bằng và huynh đệ hơn, khi chúng ta cố gắng phục hồi sau những thất vọng và mệt mỏi, khi chúng ta hy vọng được chữa lành vết thương trong quá khứ và được đã hòa giải với Thiên Chúa và với nhau?
Chỉ có một con đường, một con đường duy nhất: đó là con đường của Chúa Giêsu, con đường là Chúa Giêsu (x. Ga 14: 6). Chúng ta hãy tin rằng Chúa Giêsu đến gần chúng ta trên hành trình của chúng ta. Hãy để chúng ta ra ngoài để gặp Ngài. Chúng ta hãy để lời của Người giải thích lịch sử mà chúng ta đang tạo ra với tư cách cá nhân và với tư cách là một cộng đồng, và chỉ cho chúng ta con đường để hàn gắn và hòa giải. Trong đức tin, chúng ta hãy cùng nhau bẻ Bánh Thánh Thể, để quanh bàn ăn một lần nữa chúng ta thấy mình là những người con yêu dấu của Chúa Cha, được kêu gọi trở thành anh chị em của tất cả mọi người.
Khi bẻ bánh, Chúa Giêsu xác nhận sứ điệp do các phụ nữ mang đến, một lời chứng mà các môn đệ đã nghe rồi, nhưng không thể tin được: Ngài đã sống lại! Trong Vương cung thánh đường này, nơi chúng ta tưởng nhớ mẹ của Đức Trinh Nữ Maria, với hầm mộ dành riêng cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, làm sao chúng ta không nghĩ đến vai trò mà Thiên Chúa muốn giao cho phụ nữ trong kế hoạch cứu độ của Người. Thánh Anna, Đức Trinh Nữ Maria, và những người phụ nữ của buổi sáng Phục sinh cho chúng ta thấy một con đường mới để hòa giải. Tình mẫu tử dịu dàng của rất nhiều phụ nữ có thể đồng hành với chúng ta - với tư cách là Giáo hội - hướng tới thời đại mới và kết quả, bỏ lại bao nhiêu cằn cỗi và chết chóc, và đặt Chúa Giêsu bị đóng đinh và phục sinh trở lại trung tâm.
Quả thật, chúng ta không được đặt mình vào trung tâm của các vấn nạn, các cuộc đấu tranh nội tâm của chúng ta hoặc của đời sống mục vụ của Giáo Hội. Thay vào đó, chúng ta phải đặt Ngài, Chúa Giêsu ở trung tâm. Hãy để lời của Ngài trở thành trung tâm trong mọi việc chúng ta làm, vì nó làm sáng tỏ tất cả những gì xảy ra và khôi phục tầm nhìn của chúng ta. Nó cho phép chúng ta thấy sự hiện diện hữu hiệu của tình yêu thương của Thiên Chúa và tiềm năng thiện hảo ngay cả trong những tình huống dường như vô vọng. Chúng ta hãy đặt Bánh Thánh Thể ở trung tâm, mà Chúa Giêsu hôm nay một lần nữa bẻ ra cho chúng ta, để Người có thể chia sẻ sự sống với chúng ta, đón nhận sự yếu đuối của chúng ta, nâng đỡ những bước đi mệt mỏi của chúng ta và chữa lành tâm hồn chúng ta. Hãy hòa giải với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính chúng ta, cầu cho chúng ta trở thành công cụ hòa giải và hòa bình trong xã hội của chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, là đường, là sức mạnh và là niềm an ủi của chúng con, như các môn đệ Emmaus, chúng con nài xin Chúa: “Xin hãy ở lại với chúng con, vì trời đã gần tối” (Lc 24:29). Lạy Chúa Giêsu, hãy ở lại với chúng con khi niềm hy vọng tắt dần và đêm thất vọng buông xuống. Hãy ở lại với chúng ta, vì với Chúa cuộc hành trình của chúng con bắt đầu và từ những thung lũng mù mịt của ngờ vực, sự ngạc nhiên của niềm vui được tái sinh. Lạy Chúa, hãy ở lại với chúng con, vì với Chúa, đêm đau thương biến thành bình minh rạng rỡ của cuộc đời. Chúng ta hãy nói, trong tất cả sự đơn giản: Hãy ở với chúng con, Lạy Chúa! Vì nếu Chúa đi bên cạnh chúng con, thất bại sẽ nhường chỗ cho hy vọng của cuộc sống mới. Amen.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Ủy ban Bác ái Xã hội Caritas Tổng Giáo phận (TGP) Hà Nội đã chính thức khởi động chương trình “Bữa cơm yêu thương” vào sáng thứ Ba ngày 26/7/2022 tại cơ sở Cộng đoàn nữ Truyền Tin Phùng Khoang, Hà Nội.
Tham dự chương trình có sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Văn Hải, Phó Giám đốc Caritas TGP Hà Nội, quý Sơ cùng các cộng tác viên là thành viên của Ban Caritas giáo hạt Chính Tòa.
Ngay từ sáng sớm, quý Sơ và các cộng tác viên đã có mặt tại Cộng đoàn nữ Truyền tin Phùng Khoang để cùng nhau bật bếp và chuẩn bị những phần cơm theo từng suất.
Vào lúc 9h00 cùng ngày, Cha Phó Giám đốc Caritas TGP Hà Nội đã chủ sự nghi thức chúc lành và khai trương chương trình “Bữa cơm yêu thương”. Sau đó, các suất cơm được các cộng tác viên di chuyển đến Bệnh viện K Tân Triều và phục vụ cho những anh chị em có hoàn cảnh khó khăn tại đó.
Được biết, chương trình “Bữa cơm yêu thương” sẽ được tổ chức vào sáng thứ Ba và thứ Bảy hàng tuần, với số lượng dự kiến mỗi buổi là 200 suất. Mỗi suất ăn được bán với giá tượng trưng 5.000 VNĐ, với mục đích giúp người nhận suất cơm không cảm thấy ái ngại mình là người đi ăn xin, họ vẫn được tôn trọng. Tuy nhiên, các suất ăn sẽ được phát miễn phí cho những anh chị em không có khả năng chi trả.
Vì là ngày đầu khai trương chương trình nên Ban Tổ chức chỉ phát cơm tại Bệnh viện K Tân Triều. Trong thời gian tiếp theo, chương trình dự kiến sẽ tổ chức phát thêm tại nhiều điểm khác như: Khu xóm trọ chạy thận Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương và phát cơm cho người nghèo ngay tại khu vực giáo xứ Phùng Khoang.
Ước mong qua chương trình “Bữa cơm yêu thương” sẽ phần nào hỗ trợ được những hoàn cảnh khó khăn đang cần đến sự giúp đỡ. Nguyện xin Thiên Chúa sẽ luôn đồng hành cùng chương trình để hành trình này sẽ tiến được xa hơn nữa.
Mọi liên hệ và góp ý chân thành cho “Bữa cơm yêu thương”, xin liên hệ trực tiếp với cha phụ trách Giuse Nguyễn Văn Hải, SĐT: 0982 179 604. Email: haiphuda@gmail.com.
Mọi đóng góp quảng đại của quý vị xin gửi về tài khoản chính thức của Caritas TGP Hà Nội: Ban bác ái xã hội – Caritas Hà Nội. STK: 0011004128709 – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank -VCB).
BBT
Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giêsu; cô Mácta lo hầu bàn, còn anh Ladarô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giêsu, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. (Ga 12, 2-3)
Với dân Ukraina,
“Dáng đứng Mácta” có thể là
Ngài Đệ nhất phu nhân “Olena Zelenska”,
Tất bật ngược xuôi đi tìm những phương tiện cứu dân cứu nước !
Với dân Đài Loan, Formosa đảo quốc,
“Dáng đứng Mácta” phải là “Nữ Tổng Thống Thái Anh Văn” !
Người đàn bà thép, can trường trước hiểm họa xâm lăng,
Sát cánh cùng toàn dân một lòng vệ quốc !
Nhưng đối với riêng tôi,
Dáng đứng Mácta lại chính là “Má tôi và Chị Bốn”.
Hai người phụ nữ chính hiệu gốc rạ nhà quê.
Má tôi chỉ biết đọc, biết viết,
Đủ để viết lá thư thăm em, cậu tôi, đi lính chưa về,
Và để hiểu, để thuộc “chín thiên, mười giái”…
Má tôi là “tông đồ”, là ca viên của một thời con gái,
Dầu không lá ngọc cành vàng,
Nhưng cũng là một cành hoa sắc thắm của xứ đạo Trà Câu !
Má tôi yêu chồng, thương con, lặn lội mưa nắng dãi dầu,
Mang nặng đẻ đau mười lần, với bảy đứa con còn lại…
Dẫu chân lấm tay bùn, ít học,
Nhưng việc đạo, việc tông đồ má tôi không bao giờ quản ngại,
Nhất là dự tòng, tân tòng, Má rất thương, lo lắng chăm nom.
Dạy giáo lý, đỡ đầu, hỏi han thăm viếng sớm hôm,
Nhà của má, thường nơi các anh chị em đó ở nhờ tạm trú !
Má đã đi qua những tháng năm dài chiến tranh bão vũ…,
Nhưng niềm tin chưa một lần mệt mỏi lung lay.
Má âm thầm chịu thương chịu khó, ngậm đắng nuốt cay,
Kinh sáng, kinh hôm, tràng Mân Côi mỗi ngày đều đặn.
Phải chăng nhờ đó mà chị em tôi, vẫn hằng may mắn,
Được Chúa thương, bốn người làm linh mục với một nữ tu !
Với Má tôi, đây là “gia tài của bà góa nghèo với những đồng xu”,
Như chút lễ mọn, lễ hy sinh má nguyện dâng cho Chúa.
Chúa cũng thương cho tôi có người Chị Bốn,
không lập gia đình, ở vậy thay chị, thay em nuôi Má, nuôi Ba !
Một thời con gái, ô-sin, nữ sinh, cô giáo, những cuộc tình… đã đi qua,
Giờ đã quá “thất thập cổ lai hy”, dành hết đời lo cho Má…
Vâng, đối với tôi,
Những Mácta giữa đời thường đâu phải ai xa lạ,
Má, Chị Bốn, những con người cả một đời tất bật để cho đi,
Trong thế giới hôm nay, những người “thết đãi Chúa” đâu có thiếu gì !
Vâng, như Đức Phanxicô, “sát cửa nhà ta vẫn có bao vị thánh”.
Nguyện Thánh Mácta, Thánh Ladarô, Thánh Maria, bên trời phước hạnh,
Xin thương tình tuôn đổ những hồng ân,
Cho Má con, cho Chị Bốn con ân nghĩa vạn lần…
Hôm nay an khang và mai ngày về quê trời vinh phúc. Amen.
Sơn Ca Linh (Mừng Bổn mạng Mácta Má và Chị Bốn 2022)
1. Lực lượng Ukraine tấn công năm cứ điểm của quân Nga, 66 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến
Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 28 tháng 7, Bộ Chỉ huy Tác chiến miền Nam cho biết quân đội Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 66 kẻ xâm lược Nga và phá hủy 3 xe tăng cùng các thiết bị quân sự khác của quân xâm lược ở miền nam Ukraine trong 24 giờ qua.
“Đối phương, hầu hết đang cố thủ trong các phòng tuyến, đã liều lĩnh phản công theo hai hướng: từ Bruskynske đến Bilohirka và từ Novohrednieve đến Andriivka. Không có cách nào thành công. Họ rút lui với những tổn thất nặng nề. Vào buổi tối, quân Nga lại tấn công Mykolaiv bằng cách sử dụng nhiều bệ phóng hỏa tiễn Smerch nhưng gây ra được tổn thất nào.”
Đáp lại, Không Quân của lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công các cứ điểm của đối phương năm lần xung quanh các ngôi làng của các quận Beryslav và Kherson. Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine cũng đã bắn 271 hỏa tiễn trong ngày qua. Một hỏa tiễn phòng không của Ukraine đã phá hủy một máy bay không người lái Forpost khi nó đang cố gắng thực hiện trinh sát trong khu vực Mykolaiv.
Trong ngày hôm qua, quân Nga mất 66 binh sĩ, 3 xe tăng T-72, 3 xe rà mìn, 2 pháo Msta-S, 1 trọng pháo tự hành Gvozdika, 1 hệ thống súng cối Sani và 3 xe. Hai kho vũ khí đã bị phá hủy ở Chornobaivka và Bilohirka.
2. Nga bỏ chạy thành từng đoàn khỏi thành phố Kherson
Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 28 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã xác nhận tin tức của các phương tiện truyền thông trên thế giới theo đó quân Nga đang lũ lượt bỏ chạy khỏi thành phố Kherson. Diễn biến này xảy ra sau khi quân đội Ukraine vào cầu Antonivskyi bắc qua sông Dnepr ở miền nam Ukraine. Cây cầu dài 0.9 dặm hay 1.4km bị thiệt hại nghiêm trọng trong cuộc pháo kích của Ukraine vào tuần trước, khi nó bị trúng nhiều phát đạn. Nó đã bị đóng cửa cho xe tải và những xe có trọng tải nặng nhưng vẫn mở cửa cho các phương tiện chở khách cho đến khi có cuộc tấn công gần đây nhất. Cầu Antonivskyi là cây cầu chính bắc qua sông Dnepr ở vùng Kherson. Lựa chọn khác duy nhất là một cây cầu qua một con đập tại nhà máy thủy điện Kakhovka. Nơi đây cũng bị hỏa hoạn vào tuần trước nhưng vẫn còn mở cửa cho giao thông.
Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn báo cáo của tờ Newsweek. Video trên mạng xã hội xem ra cho thấy một đoàn xe quân sự của Nga đang rút lui từ thị trấn Kherson do Nga kiểm soát về phía nam Bán đảo Crimea, trong bối cảnh có báo cáo về một cuộc phản công của Ukraine vào khu vực chiến lược phía nam.
Đoạn video được đăng trên Telegram bởi Strana, một hãng tin tức tiếng Nga ở Ukraine. Đoạn phim được quay nhanh để cho thấy có bao nhiêu phương tiện pháo binh Nga đang cố tình rời khỏi thị trấn. Trong 10 giây, có chín chiếc xe đang lái qua.
Một chú thích bên cạnh đoạn video cho biết: “Tại Genichesk bị chiếm đóng, các đoàn xe thiết bị của Nga đã ùn tắc từ sáng. Các kênh Telegram địa phương đưa tin về một đoàn xe gồm 25 chiếc, chưa từng được quan sát thấy trước đó. Họ cũng báo cáo rằng kể từ tối ngày hôm qua, các đoàn xe đã di chuyển theo hướng Arabat Spit, tức là về phía nam, chạy về Crimea.”
Các lực lượng Nga đã phải tập hợp lại ở khu vực phía đông Donbas, nơi hầu hết các cuộc giao tranh đang diễn ra, nhưng quân đội Ukraine đã quay trở lại Kherson bằng một cuộc phản công.
Việc Ukraine sử dụng Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao M142, gọi tắt là HIMARS, được cho là đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến giành lại Kherson. Quân đội Ukraine đã tấn công ba cây cầu quan trọng trong khu vực Kherson.
Tờ The Guardian đưa tin hôm thứ Tư rằng các kênh video và nhân chứng cho thấy có tới 18 cuộc tấn công vào Cầu Antonivskiy bắc qua sông Dnepr, một huyết mạch quan trọng dẫn đến Bán đảo Crimea do Nga chiếm đóng để có thể cung cấp đạn dược và vật tư. Các vụ nổ cầu của Ukraine dường như là một nỗ lực để cô lập thành phố trước khi giành lại nó từ tay người Nga, những người đã chiếm nó vào đầu tháng 3, chỉ vài ngày sau cuộc chiến.
Các video trên mạng xã hội cho thấy hỏa tiễn tấn công cây cầu trọng điểm. Nataliya Humenyuk, phát ngôn nhân của Bộ chỉ huy phía nam quân đội Ukraine xác nhận các cuộc không kích nhằm “phá hủy kế hoạch của quân Nga”.
Vào ngày 21 tháng 7, Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, đã tweet rằng việc quân đội Ukraine phá hủy cây cầu Antonovsky ở Kherson là một tín hiệu cho quân đội Nga rút lui.
“Cầu Antonivsky - một 'cử chỉ thiện chí' có liên quan cho đến thời điểm hiện tại nói rằng đã đến lúc quân đội Nga tự nguyện rời Kherson. Nếu không – họ phải đối mặt với các cuộc pháo kích liên tục, khủng bố ban đêm, các cuộc tấn công hoảng loạn và HIMARS. Phạm vi khả năng ngày càng thu hẹp, cùng với đó là độ chính xác của hỏa lực pháo binh Ukraine “. Podolyak đã tweet.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
Hệ thống hỏa tiễn HIMARs, do Mỹ cung cấp cho Ukraine, đã được các quan chức phương Tây coi là “yếu tố thay đổi trò chơi” vì khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội Nga. Hệ thống hỏa tiễn do Lockheed Martin chế tạo có tầm xa, cơ động và bắn chính xác, khiến nó trở nên đáng gờm trên chiến trường.
3. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhận định rằng điều ông lo lắng nhất trong cuộc chiến hiện nay là Putin đã điên rồ
Sau nhiều tháng chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào nước mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tiết lộ điều mà ông cảm thấy kinh hoàng nhất về tổng thống Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với Piers Morgan, Zelenskiy cho biết “điều đáng sợ nhất” về cuộc chiến đang diễn ra ở quê nhà là việc Putin hiểu rõ sự tàn phá mà cuộc xâm lược của Nga đã gây ra.
“Đối với tôi, điều đáng sợ nhất là ông ấy thực sự khỏe mạnh, và ông ấy hiểu những gì mình đang làm,” Zelenskiy nói. “Tôi muốn nói đó là kết luận đáng sợ nhất mà tôi có thể đưa ra — rằng ông ta hiểu những gì ông ta đang làm, ông ta biết ông ta giết bao nhiêu người. Ông ta biết có bao nhiêu người đã bị hãm hiếp, và bởi ai, và số trẻ em bị giết hoặc bị bắt cóc đưa sang Nga.”
Tổng thống Ukraine cho biết điều duy nhất mà ông hiểu là “thế giới để cho tình trạng này phát triển, nó cho phép một người như vậy xuất hiện,” và do đó, trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine thuộc về “toàn thế giới”.
Zelenskiy đã tham gia cuộc phỏng vấn cùng với vợ ông, đệ nhất phu nhân Olena Zelenska, người nói rằng “rất khó diễn tả thành lời” về cảm nhận của bà đối với Putin.
Cô nói: “Không thể hiểu được bằng cách nào mà một ý tưởng băng hoại lại có thể ném cả nhân loại vào thời trung cổ. “Tôi thực sự không có từ ngữ, và tôi thực sự không muốn nói to bất cứ điều gì bởi vì những từ ngữ bình thường không tồn tại để mô tả điều này.”
Trong cuộc phỏng vấn, Zelenskiy cho biết đã gọi điện cho Thủ tướng Anh Boris Johnson, người gần đây đã bị chính các thành viên Quốc hội, đồng minh thân cận nhất của ông, buộc phải từ chức ngay trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine.
“Chúng tôi đã liên lạc với nhau hàng ngày,” ông nói. “Tôi không chỉ được kết nối thông qua con đường chính thức. Tôi đã có thể gọi cho anh ấy mỗi ngày một lần, hay cách ngày. Khi tình hình trở nên dễ dàng hơn sau khi chiếm đóng Kyiv, chúng tôi đã liên lạc với nhau hàng tuần. Không giống như có một cuộc trò chuyện mỗi tháng một lần hoặc sáu tháng một lần.”
Với mối quan hệ thân thiết của mình với Johnson, Zelenskiy nói rằng anh ấy “lo lắng” về việc ai sẽ dẫn dắt Vương quốc Anh tiếp theo, và nói thêm rằng anh ấy hy vọng rằng anh ấy sẽ có “mức độ hỗ trợ tương tự” từ một trong những người thay thế có thể có của Johnson: Rishi Sunak hoặc Liz Truss.
Không tham gia vào chính trường Vương quốc Anh, Zelenskiy gọi Johnson là “một người bạn lớn của Ukraine”.
“Tôi muốn anh ấy ở đâu đó trong chính trị với tư cách là một ai đó. Tôi không muốn anh ấy biến mất, nhưng quyền quyết định nằm trong tay người dân Anh”, Tổng thống Ukraine nói. “Nhưng tôi chắc chắn rằng bất cứ vị trí nào anh ấy sẽ đảm nhận, anh ấy sẽ luôn ở bên Ukraine. Đây là tiếng nói từ trái tim.”
4. Hơn 100 gia đình của binh sĩ Nga đang yêu cầu câu trả lời từ Điện Cẩm Linh về nơi ở của những người thân yêu của họ đang chiến đấu ở Ukraine.
Trong một bức thư gửi Tổng thống Nga Vladimir Putin, hàng chục người thân đang yêu cầu giúp đỡ để xác định vị trí của con cái, anh chị em và chồng của họ sau khi các bộ, ngành khác nhau được cho là cung cấp thông tin lung tubg về việc các binh sĩ còn sống, mất tích hay đã chết.
“Chúng tôi yêu cầu tìm kiếm thân nhân của mình, bổ sung họ vào danh sách tù binh mất tích. Công việc tìm kiếm vẫn chưa được thực hiện, vì họ đang trong tình trạng mất tích,” các gia đình viết trong một bức thư hôm thứ Ba được Đài Âu Châu Tự do công bố.
“Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã ngăn chặn việc cập nhật tình trạng của các quân nhân trong hơn năm tháng, bất kể thông tin liên tục thay đổi của họ”, bức thư viết và cho biết thêm rằng những người thân đã phải tự tìm kiếm sự thật và chứng minh khi tìm ra những người thân yêu của họ đang ở đâu.
Các gia đình không chỉ cầu xin sự thật về nơi các binh sĩ đang ở mà còn yêu cầu Nga triển khai các cơ quan thông tin trong khu vực để các gia đình có được thông tin của các binh sĩ ở Ukraine.
Những người mẹ và người vợ tham gia vào nỗ lực này cũng yêu cầu được gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, để trao trả các tù nhân về Nga và các xét nghiệm ADN sẽ được tiến hành đối với bất kỳ binh sĩ nào đã ngã xuống.
Một phụ nữ, được Đài Âu Châu Tự do xác định tên là Anna Danilova, cho biết cô đã nhận được tin nhắn và cuộc gọi từ một quân nhân Nga nói rằng người chồng 47 tuổi của cô đã thiệt mạng trong trận chiến, nhưng vài ngày sau, cô lại nhận được một cú gọi từ một bệnh viện của Ukraine cho biết người chồng đã sống sót một cuộc tấn công và đang được điều trị trong bệnh viện của Ukraine.
Danilova cho biết anh ta được liệt kê là mất tích, nhưng cô chưa thể xác nhận nơi ở của anh ta hoặc liên hệ trực tiếp với anh ta.
Maria Shumova cho biết cô đã không thể tìm thấy cậu con trai 23 tuổi của mình sau khi đơn vị của anh ta đi qua Bucha vào ngày 27 tháng 3. Cô cho biết với các video xuất hiện từ thành phố Ukraine, cô nghĩ rằng không có khả năng anh ta sống sót nhưng đã không thể xác nhận cái chết của anh ta.
“Tôi không đổ lỗi cho bất cứ ai, nhưng nếu hoạt động đặc biệt này là cần thiết, thì nó nên được suy nghĩ để các chàng trai của chúng tôi không chết như thế này mà không có gì,” cô nói.
“ Tôi muốn họ cho tôi một câu trả lời... nếu anh ta chết, họ sẽ trả lại thi thể cho tôi, ít nhất là một cái gì đó.”
Bức thư có chữ ký của 106 người thân của các quân nhân Nga. Họ hy vọng những yêu cầu của họ đến được với Putin.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
5. Lực lượng Nga tiến hành cuộc tấn công hỏa tiễn vào quận Vyshgorod
Sáng thứ Năm 28 tháng 7, Nga đã mở một cuộc tấn công hỏa tiễn vào một cơ sở hạ tầng ở một trong những cộng đồng của quận Vyshgorod, vùng Kyiv.
Oleksiy Kuleba, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự khu vực, cho biết: “Thông tin về thương vong đang được làm rõ. Tất cả các dịch vụ khẩn cấp đã hoạt động ngay tại chỗ.”
Lính Vệ binh Quốc gia tiêu diệt IFV của Nga ở vùng Donetsk
Tại khu vực Donetsk, các binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã tiêu diệt một xe chiến đấu bộ binh của Nga cùng tổ lái sử dụng hệ thống hỏa tiễn dẫn đường chống tăng Skif. Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:
“Trong vùng Donetsk, biệt đội đặc nhiệm của Vệ binh Quốc gia trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đã áp sát vị trí của địch và lập trận phục kích. Sau đó, họ đã khéo léo tiêu diệt một chiếc xe thiết giáp chiến đấu của Nga cùng với tổ lái sử dụng hệ thống hỏa tiễn chống tăng Skif.”
Trong khi đó, một đơn vị trinh sát biệt lập thuộc Lữ Đoàn Dù Lviv đã tiêu diệt một thiết giáp của Nga cùng một tổ lái và một khẩu súng cối tự hành.
“Các binh sĩ thuộc một đơn vị trinh sát biệt lập của Lữ Đoàn Dù Lviv tiếp tục tiêu diệt thành công quân xâm lược Nga và thiết bị của họ, ở những vị trí mà quân Nga không ngờ tới. Cụ thể, một chiếc BTR-82 APC với thủy thủ đoàn và một xe chở súng cối cùng một đơn vị điều khiển của nó đã bị phá hủy.”
Từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 27 tháng 7, quân phòng thủ Ukraine đã loại bỏ hơn 40.000 quân xâm lược Nga, đồng thời phá hủy 1.738 xe tăng, 3.971 xe chiến đấu bọc thép, 883 hệ thống pháo và các thiết bị khác.
6. Hàng nghìn người Ukraine ký đơn yêu cầu Boris Johnson làm Thủ tướng của họ để ghi nhận sự ủng hộ của ông đối với đất nước
Hàng nghìn người Ukraine đã ký một bản kiến nghị yêu cầu Boris Johnson trở thành Thủ tướng của họ để ghi nhận sự ủng hộ của ông đối với Ukraine.
Trong một diễn biến chưa từng có, chỉ trong vòng 24 giờ qua, ít nhất 2.500 người đã ký vào một bản kiến nghị, trong đó yêu cầu chính phủ Ukraine cấp cho Thủ tướng Anh quyền công dân Ukraine; và sau đó yêu cầu ông làm thủ tướng Ukraine.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải tuyên bố sẽ từ chức sau vụ tai tiếng liên quan đến một đồng minh bị cáo buộc có hành vi sai trái tình dục và ông đã không giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn. Mặc dù mất đi sự nổi tiếng trong nước và cuối cùng buộc phải tuyên bố từ chức sau khi hàng chục bộ trưởng rời đi vào đầu tháng 7, Johnson vẫn là một nhân vật được sùng bái ở Kyiv vì đã lên tiếng ủng hộ Ukraine khi nước này chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Những bức tranh, bức tranh tường và thậm chí cả những chiếc bánh ở thủ đô của Ukraine cũng mang hình dáng của người đàn ông mà một số người Ukraine trìu mến gọi là 'Johnsoniuk.' Một chuỗi cửa hàng bánh mì sành điệu ở Kyiv thậm chí còn dành riêng một chiếc bánh ngọt cho anh ấy dưới hình thức một chiếc bánh táo phủ bên trên là một lớp bánh trứng đường, để phản ánh mái tóc bù xù đặc trưng của anh ấy.
Bản kiến nghị gửi tới Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy liệt kê những điểm mạnh của Johnson là:
'Sự ủng hộ trên toàn thế giới dành cho Boris Johnson, một lập trường rõ ràng chống lại cuộc xâm lược quân sự vào Ukraine, và sự khôn ngoan trong các lĩnh vực chính trị, tài chính và pháp lý.'
Vài giờ sau khi bản kiến nghị được đưa ra hôm thứ Ba, Johnson đã trao tặng Zelenskiy Giải thưởng Lãnh đạo Sir Winston Churchill cho điều mà văn phòng Downing Street của ông mô tả là 'lòng dũng cảm, sự thách thức và phẩm giá đáng kinh ngạc' khi đối mặt với cuộc xâm lược của Nga.
Zelenskiy không đề cập đến kiến nghị mới khi nhận giải thưởng, nhưng ông ấy sẽ có nghĩa vụ chính thức trả lời nếu nó nhận được 25.000 chữ ký.
Nhận giải thưởng qua liên kết video từ Kyiv, Zelenskiy dẫn lời Thủ tướng Anh thời chiến Churchill, nói rằng Johnson 'không nghĩ đến việc từ bỏ cuộc đấu tranh' khi mọi việc trở nên khó khăn.
Sự sụp đổ của Thủ tướng Boris Johnson đã gây ra sự vui mừng và chế giễu ở Mạc Tư Khoa, trong khi ở Kyiv Volodymyr Zelenskiy bày tỏ sự buồn bã trước sự từ chức của đồng minh quan trọng của mình.
Johnson, người ủng hộ việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến và là nhà lãnh đạo đầu tiên của một nước G7 đến thăm Kyiv vào tháng 4, đã nổi lên như một nhân vật được yêu thích ở Ukraine. “Tất cả chúng tôi đều nghe tin về việc Johnson từ chức với nỗi buồn,” Zelenskiy nói trong một tuyên bố sau khi hai nhà lãnh đạo nói chuyện qua điện thoại. “Không chỉ tôi, mà toàn bộ xã hội Ukraine đều rất buồn rầu trước tin này”.
“Chúng tôi không nghi ngờ gì rằng sự ủng hộ của Vương quốc Anh sẽ được duy trì, nhưng sự lãnh đạo và sức hút của cá nhân bạn đã khiến nó trở nên đặc biệt.”
Trong video gởi quốc dân đồng bào, tổng thống Zelenskiy gọi Thủ tướng Johnson là “bạn bè chí thiết”, và nói rằng “tất cả người dân Ukraine đều rất đau buồn trước tin lãnh đạo đảng Bảo thủ từ chức”.
Tại Nga, sự ủng hộ của Johnson đối với Ukraine đã khiến ông trở thành mục tiêu thường xuyên của truyền thông nhà nước. Điện Cẩm Linh mô tả ông là “nhà lãnh đạo chống Nga tích cực nhất”.
Phát ngôn nhân của Vladimir Putin, Dmitry Peskov, nói: “Ông ta không thích chúng tôi. Chúng tôi cũng không thích ông ta”.
1. Đức Cha Onécimo Alberton, Giám mục giáo phận Rio do Sul bên Brazil, đã thánh hiến Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức với pho tượng Đức Mẹ khổng lồ
Tượng Đức Mẹ cùng với bệ cao gần 40 mét, nặng 300 tấn và được chiếu sáng ban đêm. Cạnh bệ tượng là một nhà nguyện có 120 chỗ ngồi. Tượng này cao hơn tượng Chúa Kitô Cứu Thế cao 30 mét ở thành phố Rio de Janeiro, nếu kể cả bệ, thì toàn bộ cao 38 mét. Đôi tay của tượng Chúa giang rộng 28 mét.
Du khách và tín hữu hành hương có thể đi lên tới đỉnh khu vực Đền thánh bằng xe hơi hoặc leo bộ 500 bậc thang. Phía chân các bậc thang có treo tràng hạt lớn nhất thế giới, cao 40 mét và được chiếu sáng ban đêm. Dọc theo các bậc thang đi lên, có các tượng nhỏ của mười hai thánh tông đồ, cho đến tượng thánh Bernadette Soubirous, cao 13 mét, người đã được Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Tượng diễn tả thánh nữ đang quì gối, hai cánh tay giơ lên hướng về tượng Đức Mẹ Lộ Đức. Cạnh pho tượng là cây thánh giá bằng kim loại cao 50 mét, cũng được chiếu sáng ban đêm. Có một thang máy giúp đưa tín hữu lên 35 mét rưỡi để ngắm nhìn thành phố Itajaí do Sul qua những kính chắn.
Trang mạng của Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức này giải thích rằng doanh nhân Silvio Prim, có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Lộ Đức, đã thiết kế địa điểm này để tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ, Bổn mạng của các bệnh nhân. Từ lễ đài Thánh Giá, du khách có thể nhìn cận cảnh đối diện dung nhan Đức Mẹ Lộ Đức.
2. Các vị Bản quyền Công Giáo tại Thánh địa lên án vụ bắt giữ Đức Tổng Giám Mục Maronite
Hội đồng các vị Bản quyền Công Giáo tại Thánh địa mạnh mẽ lên án vụ các nhân viên an ninh Liban bắt giữ trong mười hai tiếng đồng hồ Đức Tổng Giám Mục Moussa el-Hajj, hôm 18 tháng Bảy vừa qua.
Đức Tổng Giám Mục Moussa là Đại diện Đức Hồng Y Béchara Rai, Thượng phụ Công Giáo Maronite đặc trách các tín hữu thuộc Giáo hội này tại Israel và Giêrusalem. Hằng tháng ngài vẫn đến thăm các tín hữu Kitô tại nước này.
Hôm thứ Hai vừa qua, 18 tháng Bảy, sau khi viếng thăm các tín hữu thuộc quyền ở thành phố Haifa bên Israel trở về Liban, tại trạm biên giới, ngài bị nhân viên an ninh Liban, thuộc phe Hezbollah bắt giữ. Họ tịch thu số tiền 460.000 Mỹ kim và số lượng thuốc men mang về Liban. Đây là lần đầu tiên xảy ra một hành động như vậy đối với một vị lãnh đạo Công Giáo.
Thông cáo công bố hôm 22 tháng Bảy vừa qua, với chữ ký của Đức Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa, Chủ tịch Hội đồng các vị Bản quyền Công Giáo ở Thánh địa, lên án việc làm của các giới chức an ninh bắt giữ Đức Tổng Giám Mục, đồng thời khẳng định rằng:
“Chúng tôi hoàn toàn liên đới với Đức Cha Moussa El-Hajj trong công tác bác ái ngài quảng đại thi hành từ lâu, đều đặn mang các trợ giúp vật chất và thuốc men quyên góp từ các ân nhân để giúp đỡ các gia đình Liban nghèo, thuộc tất cả các tôn giáo: Kitô, Hồi giáo và người Druse, đang gặp khó khăn lớn vì cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng Liban đang trải qua. Chúng tôi hoàn toàn hỗ trợ tuyên ngôn của Đức Thượng phụ Maronite về vấn đề này.
Chúng tôi mong muốn và kêu cầu để cho Giáo hội tại Thánh địa tiếp tục công tác hiệp thông, không hề do những lý do chính trị thúc đẩy, và cần thiết để duy trì sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Thánh địa, cổ võ tình liên đới với các Kitô hữu ở Trung Đông.
Ngoài ra, chúng tôi yêu cầu để cho Giáo hội tại Thánh địa tiếp tục tự do thực hiện các hoạt động nhân đạo giúp người nghèo mà không bị xen mình vào.”
Trong thánh lễ cử hành hôm 21 tháng Bảy vừa qua, tại tu viện thánh Nohra ở Kornet el-Hamra, Đức Tổng Giám Mục Moussa cho biết vụ bắt giữ ngài ở vùng do các lực lượng Hezbolla kiểm soát, là một hành động “hăm dọa” đối với Đức Thượng phụ Béchara Rai. “Đây là một tiền lệ rất nguy hiểm. Những người bắt giữ tôi không tự mình hành động. Chắc chắn có một đảng chính trị đàng sau, thúc đẩy họ hành động theo chiều hướng này”.
Dư luận tại Liban e ngại rằng những vụ này đe dọa sự quân bình giữa các lực lượng tôn giáo tại Liban. Gần đây những xách nhiễu gia tăng, phe này chống phe kia. Nay nhóm Hezbolla thân Iran chiếu cố Giáo Hội Công Giáo Maronite.
3. Không có hài cốt nào được khai quật từ các khu mộ trường học nội trú của Canada
Trường nội trú Kamloops dành cho người bản địa, hoạt động từ cuối thế kỷ 19 đến cuối những năm 1970, nằm trong số các trường được chính phủ Canada tài trợ do Giáo Hội Công Giáo điều hành để cưỡng bức đồng hóa trẻ em bản địa.
Hơn một năm sau, không có thi thể nào được phát hiện tại địa điểm Kamloops. Không rõ liệu những ngôi mộ được cho là đã được phát hiện ở đó có thực sự hiện hữu hay không.
Chủ đề về các trường học nội trú đã được tập chú trở lại vào dịp chuyến đi đền tội của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Canada. Khi xin lỗi về vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc vận hành hệ thống trường học nội trú do chính phủ Canada tài trợ, ngài lấy làm ân hận về “sự tiêu diệt văn hóa và sự đồng hóa cưỡng bức” đã gây ra cho người dân bản địa của đất nước. Trẻ em bản địa bị bắt khỏi gia đình và bị cấm nói ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng.
Như một “điểm khởi đầu”, Đức Giáo Hoàng kêu gọi “một cuộc điều tra nghiêm túc về các sự kiện của những gì đã xảy ra trong quá khứ và để hỗ trợ những người sống sót trong các trường học nội trú được chữa lành những chấn thương mà họ phải chịu.”
Truyền thông điên cuồng làm sai lệch kết quả ban đầu
Căn nguyên của cuộc tranh cãi là các khu được cho là chôn cất đã được phát hiện ra sao. Radar xuyên đất đã thu được các hình ảnh, nhưng vẫn cần phải xác định liệu những hình ảnh đó có phải là những ngôi mộ hay không.
1. Các lực lượng Ukraine tiếp tục cho nổ tung các kho đạn của Nga
Trong bản báo cáo chiều thứ Năm 28 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Tại khu vực Kharkiv, một kho đạn dã chiến khác đã bị phá hủy cùng với lực lượng Nga.”
Các lực lượng Ukraine đã đạt được thành công đáng kể trong những tuần gần đây khi thổi bay các kho đạn của Nga trong một chiến lược hướng tới việc ngăn chặn các chuỗi cung ứng đạn dược của kẻ xâm lược.
Ukraine cho biết hôm thứ Hai rằng họ đã phá hủy 50 kho đạn của Nga bằng cách sử dụng nhiều bệ phóng hỏa tiễn hạng nhẹ HIMARS do Mỹ cung cấp.
Các nhà chức trách Ukraine đã ghi nhận các hệ thống, được chuyển giao vào cuối tháng 6, đã giúp họ xoay chuyển cuộc chiến có lợi cho họ bằng cách giúp họ phá hoại hậu cần của Nga và làm chậm khả năng tấn công của kẻ xâm lược.
Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 trong cái mà Điện Cẩm Linh gọi là “cuộc hành quân đặc biệt”. Thứ Năm đánh dấu ngày thứ 155 của cuộc xâm lược.
Trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 28 tháng 7 năm 2022, tổng thiệt hại chiến đấu của quân Nga bao gồm 1.742 xe tăng, 3.979 xe chiến đấu bọc thép, 894 hệ thống pháo, 258 hệ thống phóng hỏa tiễn hàng loạt, 117 hệ thống tác chiến phòng không, 222 máy bay, 190 trực thăng, 2.854 phương tiện cơ giới, 15 tàu chiến, 729 máy bay không người lái, 75 đơn vị thiết bị đặc biệt. Tổng cộng có 174 hỏa tiễn hành trình của đối phương bị bắn hạ.
2. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết quân Ukraine áp sát Kherson, Tập đoàn quân 49 của Nga trong tình thế nguy hiểm.
Trong bản nhận định mới nhất của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh, quân Ukraine được tường trình đã áp sát thành phố Kherson ở phía nam sông Ingulets. Tập đoàn quân 49 của Nga liên tục hứng chịu pháo kích trong những ngày qua. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.
Cuộc phản công của Ukraine ở Kherson đang lấy đà. Lực lượng của họ rất có thể đã thiết lập một đầu cầu ở phía nam sông Ingulets. Con sông này tạo thành ranh giới phía bắc của vùng Kherson do Nga chiếm đóng.
Ukraine đã sử dụng loại pháo tầm xa mới của mình để làm hư hại ít nhất ba trong số các cây cầu bắc qua sông Dnipro mà Nga dựa vào để cung cấp cho các khu vực do mình kiểm soát. Một trong số những cây cầu này, là cầu Antonivsky dài 1000 mét gần thành phố Kherson, đã bị hư hại vào tuần trước. Ukraine đã tấn công nó một lần nữa vào ngày 27 tháng 7 và có khả năng cao là hiện nay cây cầu này không thể sử dụng được.
Tập đoàn quân 49 của Nga đóng quân ở bờ Tây sông Dnipro và hiện có vẻ rất dễ bị tổn thương. Tương tự như vậy, thành phố Kherson, trung tâm dân cư quan trọng nhất về mặt chính trị do Nga chiếm đóng, hiện nay hầu như bị tách khỏi các lãnh thổ bị chiếm đóng khác. Sự mất mát của nó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng những nỗ lực của Nga nhằm tô vẽ rằng cuộc xâm lược của họ là thành công.
3. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nói với Hạ Viện 75.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương
Khoảng một nửa số quân Nga được cử đi xâm lược Ukraine ban đầu đã thiệt mạng hoặc bị thương, cho thấy rằng cuộc xung đột đang diễn ra đã gây ra một thiệt hại khá lớn cho Nga.
Dân biểu Elissa Slotkin nói với CNN rằng hơn 75.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2. Slotkin đưa ra nhận xét trên sau khi tham dự một cuộc họp mật về cuộc chiến ở Ukraine với các quan chức chính quyền Biden, người mô tả quân đội Nga như ráo nước.
Trước cuộc xâm lược Ukraine, Nga được cho là đã điều động 150.000 binh sĩ dọc biên giới Ukraine. Kể từ đó, các số liệu về thiệt hại của Nga vẫn được cho là vẫn không có gì đáng lo ngại. Những con số mới, nếu được xác nhận, sẽ đồng nghĩa với tổn thất nặng nề đối với Nga đặc biệt khi Ukraine thúc đẩy một cuộc phản công.
Mô tả con số này là “khổng lồ”, Slotkin nói với CNN rằng quân đội Nga đã thực hiện những “số tiền đầu tư đáng kinh ngạc vào lực lượng trên bộ của họ”, nhưng hơn 80% trong số đó đang “sa lầy” và mệt mỏi.
Slotkin, người gần đây trở về sau chuyến đi đến Ukraine, nói với CNN rằng ba đến sáu tuần tới có thể rất quan trọng đối với phương thế cuộc xung đột diễn ra.
“Tôi nghĩ rằng điều mà chúng tôi đã nghe rất chắc chắn từ Tổng thống Zelenskiy và được củng cố ngày hôm nay là người Ukraine thực sự muốn tấn công Nga vài lần trước khi mùa đông đến, đặt họ vào vị trí tốt nhất có thể, đặc biệt là đánh bật họ khỏi phía nam.”
Một cuộc phản công hiện đang được tiến hành ở phần phía nam của đất nước do Nga chiếm đóng khi các lực lượng Ukraine cố gắng chiếm lại thành phố Kherson. Việc giành lại quyền kiểm soát thành phố được cho là sẽ giúp lực lượng Ukraine có chỗ đứng để giành lại các phần khác của bờ Hắc Hải.
Sau khi chứng kiến Nga thành công chút đỉnh trong khu vực Donbas, miền đông Ukraine hồi đầu mùa hè, các quan chức Ukraine gần đây đã đưa ra một giọng điệu sôi nổi trong các tuyên bố công khai của họ. Đặc biệt, các lực lượng Ukraine đã quảng cáo thành công của họ khi sử dụng Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao HIMARS do Mỹ cung cấp để tăng cường nỗ lực chiến tranh của Nga, nhằm vào các sở chỉ huy và kho đạn của Nga bằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa.
Richard Moore, người đứng đầu cơ quan gián điệp MI6 của Anh, cho biết trong Diễn đàn An ninh Aspen tuần trước rằng Nga “sắp cạn kiệt sức lực”, trong khi Ukraine vẫn có tinh thần cao khi nhận được vũ khí mạnh mẽ từ các đồng minh phương Tây.
Ông nói: “Tôi nghĩ đánh giá của chúng tôi là người Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực và vật lực trong vài tuần tới. Họ sẽ phải tạm dừng theo một cách nào đó và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu quốc gia rằng gần 40.000 quân nhân Nga đã chết trong cuộc xâm lược.
Theo hãng truyền thông độc lập Mediazona của Nga, Điện Cẩm Linh đã kín tiếng về thương vong. Bộ Quốc phòng chỉ báo cáo tổn thất quân số hai lần trong tháng 3. Một nhà lập pháp Nga chủ trì một ủy ban quốc phòng đã nói với cơ quan truyền thông nhà nước RIA Novosti vào tháng 6 rằng “chúng tôi thực tế đã ngăn chặn được việc mất người”. Đó chỉ là một lời nói dối, không chỉ binh lính, cả các sĩ quan cấp tá và cấp tướng vẫn tiếp tục bị loại khỏi vòng chiến.
Newsweek đã liên hệ với chính phủ Nga để đưa ra bình luận.
4. Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Chiến tranh ở Ukraine 'làm suy yếu nước Nga sâu sắc'
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã nói rằng cuộc chiến ở Ukraine đã làm suy yếu “sâu sắc” Nga bất chấp Mạc Tư Khoa khẳng định rằng nước này đang phát triển mạnh về mặt chính trị và kinh tế.
Sức mạnh ngày càng tăng của NATO, sự lên án toàn cầu đối với cuộc xâm lược của Nga và các lệnh trừng phạt áp đảo đều “bác bỏ” những tuyên bố của Điện Cẩm Linh. Ngoại trưởng Antony Blinken nói trong một cuộc họp báo.
“Điện Cẩm Linh nói rằng các doanh nghiệp toàn cầu chưa thực sự rút khỏi Nga. Trên thực tế, hơn 1.000 công ty nước ngoài - đại diện cho tài sản và doanh thu bằng hơn 1/3 GDP của Nga - đã ngừng hoạt động tại Nga. Họ nói rằng Nga đang thay thế hàng nhập khẩu bị mất từ phương Tây bằng hàng nhập khẩu từ Á Châu. Trên thực tế, nhập khẩu vào Nga đã giảm hơn 50% trong năm nay”
Ông nói thêm: “Mặc dù Tổng thống Putin có thể sẽ tuyên bố rằng cuộc chiến này là một thành công vang dội, nhưng thế giới có thể thấy rằng nó đã làm suy yếu nước Nga một cách sâu sắc.
5. Trung Úy Nga bị đồng đội hạ sát
Một trung úy Nga đã bị đồng đội giết chết vì hỗ trợ thường dân Ukraine, theo báo cáo trên tờ Verstka của Nga.
Sĩ quan Nga, Ivan Levankov, đã bị chính đơn vị của mình hành quyết vào ngày 24 tháng 2, vì đã giúp che giấu những người tị nạn vào ngày đầu tiên của cuộc xâm lược - và việc sát hại anh ta đã được che đậy và được dùng như một câu chuyện tuyên truyền nhằm ủng hộ cuộc xâm lược của Nga
Theo tờ Verstka, khi các lực lượng Nga tiếp cận thành phố Kharkiv lớn thứ hai của Ukraine, đơn vị của Levankov chạm trán Karolina Perlifon, một người phụ nữ Ukraine 29 tuổi đang trở về nhà ở ngoại ô thành phố.
Trong một bài đăng trên Instagram vào ngày hôm sau, Perlifon cho biết cô đang lái xe chở mẹ cô về nhà thì gặp phải một trạm kiểm soát của Nga.
Perlifon cho biết: “Họ bắt đầu bắn vào xe của chúng tôi. Chúng tôi lao vào một ngõ cụt và nhảy ra ngoài.”
Perlifon cho biết hai binh sĩ Nga đã đến gần và bảo họ nấp sau một số khối bê tông gần đó. Quân Nga xông đến và nổ súng.
Perlifon nói: “Mẹ tôi bị thương ở cánh tay - tôi nghe thấy tiếng mẹ tôi hét lên đau đớn”. Cô nói Levankov - một trong những người lính đã hướng dẫn cô đến nơi an toàn – xô cô ngã xuống đất và hét lên với những người khác, “Đừng bắn! Chúng tôi đây mà! “
Perlifon cho biết Levankov ngay lập tức bị bắn chết và gục xuống trên người cô. Một loạt đạn thứ hai đã làm người lính Nga còn lại bị thương và mẹ của Perlifon bị trọng thương.
Perlifon cho biết cô đã nằm yên giả chết cho đến khi binh lính đi chỗ khác, lúc đó cô và người lính Nga bị thương đã trốn thoát. Người lính đó, tên là Valery Vasilyev, được điều trị tại một bệnh viện Ukraine và cuối cùng bị tình báo Ukraine thẩm vấn.
Vasilyev nói với người Ukraine rằng sĩ quan chính trị của đơn vị ông, mệt mỏi với việc thường dân Ukraine tranh cãi với những rào cản, đã bảo đơn vị nổ súng vào bất kỳ người nào đến gần, dù là thường dân.
Khi đơn vị nhận thấy rằng Vasilyev và Levankov đang giúp che giấu Perlifon, họ đã quay vũ khí của họ về phía đồng hương của mình.
Vasilyev nói: “Ông Trung tá chỉ huy nhận thấy rằng chúng tôi đang giải cứu dân thường, và ông ta ra lệnh bắn vào chúng tôi.”
Tuy nhiên, truyền thông Nga lại kể một câu chuyện khác. Truyền thông nhà nước Nga đề cập đến Levankov như một “người lính vô danh”, và nói rằng anh ta là một anh hùng – là người đã cố gắng bảo vệ thường dân Ukraine khỏi các cuộc pháo kích của quân Ukraine, nhằm tuyên truyền rằng cuộc xâm lược trên thực tế là một nhiệm vụ nhân đạo.
6. Lãnh chúa tàn bạo của Nga đưa ra tối hậu thư về khí đốt
Lãnh chúa Nga và người đứng đầu Cộng hòa Chechnya Ramzan Kadyrov đã kêu gọi người dân phương Tây lật đổ chính phủ của họ hoặc phải đối mặt với việc bị cắt khí đốt của Nga
Một trong những tay chân của Vladimir Putin đã đưa ra một lời đe dọa lạnh lùng đối với phương Tây và trơ trẽn kêu gọi người dân khắp Âu Châu đứng lên chống lại chính phủ của họ.
Ramzan Kadyrov là nhà lãnh đạo khét tiếng của vùng Chechnya và đã lên tiếng chống lại sự phản đối của phương Tây đối với 'hoạt động đặc biệt' của Nga - một thuật ngữ chỉ cuộc chiến ở Ukraine.
Chỉ có Nga và các đồng minh cho rằng hành động của nước này tại quốc gia có chủ quyền Ukraine là chính đáng, vì các hành động ném bom bừa bãi nhẫn tâm đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và một phần lớn các thành phố bị phá hủy hoàn toàn, buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Tay sai của Putin, bị cáo buộc có liên quan đến tội ác chiến tranh ở Ukraine, nói: “Mùa đông này, Nga có thể không thể sưởi ấm mọi người bằng khí đốt một cách kịp thời”.
“Hay nói chính xác là có thể. Nhưng chúng tôi sẽ không muốn làm điều đó”.
Kadyrov gợi ý rằng Nga có thể không muốn cung cấp khí đốt cho Âu Châu, những nước trước đây phụ thuộc rất nhiều vào Nga.
Ông nói thêm: “Người Âu Châu cho rằng đó là lỗi của Nga trong việc tăng giá xăng dầu và thực phẩm, mặc dù kẻ ngu ngốc cũng hiểu rằng quỹ dự trữ của các nước này được dùng để trang bị vũ khí cho Ukraine.
“Âu Châu sẽ thoải mái thở khi tất cả những nhà lãnh đạo được thay thế trước khi bắt đầu mùa lạnh”
“Âu Châu theo những gì họ nói và bằng cách cung cấp hỗ trợ quân sự đang nhắm vào một mục tiêu nhất định – đó là thúc đẩy Nga chuyển từ chế độ hoạt động quân sự đặc biệt sang một cuộc chiến toàn diện với tất cả các loại vũ khí được sử dụng dọc theo toàn bộ chiến tuyến.”
7. Nga bắn hỏa tiễn vào Ukraine từ Belarus
Một loạt 25 hỏa tiễn đã được các lực lượng Nga bắn vào các khu vực phía bắc của Ukraine từ nước láng giềng Belarus khi cuộc tấn công phía nam của Ukraine dường như đang đạt tốc độ nhanh.
Theo các quan chức Ukraine và các nhân vật đối lập Belarus, làn sóng tấn công hỏa tiễn vào sáng sớm thứ Năm 28 tháng 7 đã đánh trúng các mục tiêu ở vùng Chernihiv, bao gồm một khu chung cư, cũng như các địa điểm bên ngoài Kyiv và xung quanh thành phố Zhytomyr.
Thống đốc khu vực Chernihiv, Viacheslav Chaus, cho biết 9 hỏa tiễn đã tấn công gần làng Honcharivska và một số hỏa tiễn rơi xuống khu rừng gần đó.
Các cuộc tấn công diễn ra khi Ukraine kỷ niệm Ngày Quốc gia lần đầu tiên. Trong một thông điệp quốc gia, tổng thống, Volodymyr Zelenskiy, nói: “Buổi sáng bồn chồn. Một lần nữa - khủng bố hỏa tiễn. Chúng ta sẽ không bỏ cuộc. Chúng ta sẽ không bỏ cuộc. Đừng đe dọa chúng tôi. Ukraine là một quốc gia độc lập, tự do, không thể chia cắt. Và nó sẽ luôn là như vậy”.
Các nhà hoạt động theo dõi các động thái quân sự của Nga ở Belarus cho biết, các vụ phóng hỏa tiễn xuất phát từ sân bay Ziabrauka gần Gomel, sẽ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Belarus.
Lãnh đạo phe đối lập Belarus, Sviatlana Tsikhanouskaya, lên án hành động leo thang mới nhất từ Belarus.
“Kinh hoàng khi thấy cách Nga tiếp tục sử dụng Belarus để tấn công Ukraine”, cô ấy viết trên Twitter. “Ít nhất 25 hỏa tiễn đã được phóng từ Belarus nhằm vào Kyiv, Chernihiv và các thành phố khác vào sáng nay. Lukashenko không thể lừa được ai. Ông ta phạm tội ác chống lại người Belarus và Ukraine và phải chịu trách nhiệm.”
8. Cô Marina Ovsyannikova ra tòa hết sức can đảm
Cựu nhân viên truyền hình nhà nước Nga Marina Ovsyannikova đã xuất hiện tại một phiên tòa ở Mạc Tư Khoa hôm nay về một cuộc biểu tình chống chiến tranh khác.
Đầu tháng này, Ovsyannikova đã chia sẻ nội dung cô đang tổ chức một cuộc biểu tình phản chiến trên một khu vực đối diện với Điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa.
Trong video và bức ảnh mà cô chia sẻ trên kênh Telegram của mình, người ta thấy cô đang cầm một tấm áp phích có nội dung: “Putin là một kẻ sát nhân, những người lính của ông ta là những kẻ phát xít. 352 trẻ em đã chết. Còn bao nhiêu đứa trẻ nữa cần phải chết trước khi ông ta dừng lại? “
Dưới chân cô ấy là hai con búp bê và một món đồ chơi nhồi bông được nhuộm màu như sơn đỏ.
Ovsyannikova đã bị phạt 50.000 rúp (820 USD) vào hôm thứ Năm sau khi bị kết tội làm mất uy tín lực lượng vũ trang của Nga trong các bài đăng trên mạng xã hội lên án hành động của Nga ở Ukraine.
Tại tòa, Ovsyannikova lặp lại lời phản đối và nói rằng cô sẽ không rút lại lời nói của mình. Cô ấy nói rằng cô ấy không hiểu tại sao cô lại phải ở đây và cô ấy bị phán xử vì điều gì.
“Những gì đang xảy ra ở đây là vô lý,” cô nói. “Chiến tranh là nỗi kinh hoàng, đẫm máu và xấu hổ.”
Cô ấy tiếp tục: “Những lời buộc tội của mấy ông giống như cáo buộc tôi đã lây lan bệnh đậu mùa ở khỉ. Mục đích của phiên tòa là để đe dọa tất cả những người phản đối chiến tranh ở Liên bang Nga.”
Cô mô tả Nga là một quốc gia xâm lược, nói rằng: “Sự khởi đầu của cuộc chiến này là tội ác lớn nhất của chính phủ chúng tôi.”
9. Hôm thứ Năm, lần đầu tiên, Ukraine kỷ niệm Ngày thành lập Nhà nước Ukraine.
Trong một bài phát biểu được công bố trên trang web của tổng thống vào Chúa Nhật, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gọi tuần lễ là “biểu tượng” vì nó đánh dấu lần đầu tiên Ukraine cử hành Ngày thành lập Nhà nước.
Zelenskiy cho biết họ sẽ “ăn mừng vào thời điểm đang diễn ra một cuộc chiến tàn khốc - vào tháng thứ sáu của cuộc chiến. Sau tám năm chiến tranh ở Donbas. Nhưng chúng tôi sẽ ăn mừng, bất chấp tất cả, vì người Ukraine không thể bị phá vỡ”.
Không giống như Ngày độc lập của Ukraine, rơi vào ngày 24 tháng 8, Ngày Nhà nước Ukraine sẽ kết nối người dân Ukraine thông qua kinh nghiệm, văn hóa và bản sắc mà Zelenskiy mô tả là kéo dài hơn một thiên niên kỷ.
“Giờ đây, trong rất nhiều kỳ tích của các chiến binh của chúng ta, trước sự khôn ngoan của người dân chúng ta trong các trận chiến, thậm chí chỉ đơn giản là trong các cuộc trò chuyện của những người Ukraine bình thường về những gì đang xảy ra, chúng ta có thể thấy, có thể nghe và hiểu được những ví dụ về những nhân vật tương tự như hàng trăm năm trước đây”
Hôm thứ Năm, Zelenskiy phát biểu trước các công dân nói rằng lịch sử hình thành nhà nước của Ukraine có thể được mô tả trong một câu: “Chúng ta đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại!”
Ngày 27 tháng 7, nhân chuyến viếng thăm Québec, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được Nữ Toàn quyền Mary Simon, Thủ tướng Justin Trudeau và ngoại giao đoàn bên cạnh Chính phủ Canada dành cho một cuộc chào đón thân tình, nồng nhiệt. Nhân dịp này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây, theo bản tiếng Anh của Tòa Thánh:
Thưa Bà Toàn quyền,
Thưa Ông Thủ tướng,
Qúy nhà chức trách dân sự và tôn giáo,
Qúy Đại diện các Dân tộc Bản địa,
Qúy Thành viên Ngoại giao đoàn,
Kính thưa quý bà và qúy ông!
Tôi thân ái chào qúy vị và tôi cảm ơn Bà Toàn quyền Mary Simon và Ông Thủ tướng Justin Trudeau vì những lời tốt đẹp của qúy vị. Tôi rất vui khi có thể nói chuyện với qúy vị, những người có trách nhiệm phục vụ người dân của đất nước vĩ đại này, nơi “từ biển này sang biển nọ”, hiển thị một di sản thiên nhiên đặc biệt. Trong số rất nhiều vẻ đẹp của nó, tôi nghĩ đến những khu rừng phong bao la và ngoạn mục làm cho vùng nông thôn Canada đầy màu sắc và đa dạng độc đáo. Tôi muốn lấy điểm xuất phát của mình là biểu tượng tuyệt vời của những vùng đất này, chiếc lá phong, bắt đầu từ con dấu của Québec, nhanh chóng lan rộng để trở thành biểu tượng xuất hiện trên lá cờ quốc gia.
Sự phát triển đó diễn ra trong thời gian tương đối gần đây, nhưng những cây phong lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ trong quá khứ, trở về khá xa trước khi những người khai hoang đặt chân đến đất Canada. Những người dân bản địa lấy nhựa cây phong, từ đó họ pha chế ra xi-rô bổ ích và lành mạnh cho sức khỏe. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến sự cần cù và sự quan tâm thường xuyên của họ để bảo vệ đất đai và môi trường, một cách trung thành với viễn kiến hài hòa của sáng thế như một cuốn sách mở dạy con người kính yêu Đấng Tạo Hóa và sống cộng sinh với các sinh vật sống động khác. Chúng ta có thể học được nhiều điều từ khả năng chăm chú lắng nghe Thiên Chúa, con người và thiên nhiên. Và chúng ta cần nó, nhất là trong bối cảnh tốc độ chóng mặt và điên cuồng của thế giới ngày nay, được đánh dấu bằng sự “nhanh chóng hóa” liên tục, điều này gây khó khăn cho sự phát triển nhân bản thực sự, bền vững và toàn diện (xem Laudato Si', 18), và cuối cùng tạo ra “một xã hội mệt mỏi và vỡ mộng”, khó có thể phục hồi hương vị cho việc chiêm niệm, những mối quan hệ đích thực, sự huyền bí của việc cùng nhau chung sống. Chúng ta cần lắng nghe và đối thoại với nhau xiết bao, để lùi bước khỏi chủ nghĩa cá nhân đang thịnh hành, khỏi những phán xét vội vàng, sự hung hăng lan tỏa và sự cám dỗ chia rẽ thế giới thành người tốt và kẻ xấu! Kích thước lớn của những chiếc lá phong, có tác dụng hấp thụ không khí ô nhiễm và từ đó cung cấp oxy, mời chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sáng thế và đánh giá cao những giá trị lành mạnh hiện hữu trong nền văn hóa bản địa. Chúng có thể truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta và giúp chữa lành các khuynh hướng lợi dụng có hại. Khai thác sáng thế, các mối liên hệ, thời gian và chỉ dựa hoạt động của con người trên những gì chứng tỏ là hữu ích và có lợi.
Tuy nhiên, trong quá khứ, những lời dạy quan yếu này đã bị phản đối dữ dội. Trước hết, tôi nghĩ đến các chính sách đồng hóa và giải phóng, liên quan đến cả hệ thống trường nội trú, đã gây hại cho nhiều gia đình bản địa bằng cách phá hoại ngôn ngữ, văn hóa và thế giới quan của họ. Trong hệ thống đáng trách đó, được thúc đẩy bởi các nhà cầm quyền thời đó, đã chia cắt nhiều trẻ em khỏi gia đình của chúng, các định chế Công Giáo địa phương đa dạng có một phần trong đó. Vì lý do này, tôi bày tỏ sự xấu hổ và đau buồn sâu xa của mình, và cùng với các giám mục của đất nước này, tôi tiếp tục cầu xin sự tha thứ cho những điều sai trái của rất nhiều Kitô hữu đối với người dân bản địa. Thật là bi thảm khi một số tín hữu, như đã xảy ra trong giai đoạn lịch sử đó, tuân theo các quy ước của thế gian hơn là tuân theo Tin Mừng. Đức tin Kitô giáo đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc hình thành những lý tưởng cao nhất của Canada, đặc trưng bởi lòng mong muốn xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn cho tất cả người dân. Đồng thời, khi thừa nhận lỗi lầm của chúng ta, cần phải làm việc cùng nhau để hoàn thành một mục tiêu mà tôi biết tất cả qúy vị đều chia sẻ: thúc đẩy các quyền hợp pháp của người dân bản địa và ủng hộ các diễn trình hàn gắn và hòa giải giữa họ và những người không phải bản địa của đất nước. Điều đó được phản ảnh trong cam kết đáp ứng một cách phù hợp những lời kêu gọi của Ủy Ban Chân lý và Hòa giải, cũng như trong mối quan tâm thừa nhận các quyền của người bản xứ.
Tòa thánh và các cộng đồng Công Giáo địa phương cam kết một cách cụ thể trong việc cổ vũ các nền văn hóa bản địa thông qua các hình thức đồng hành tinh thần chuyên biệt và thích đáng, bao gồm việc chú ý đến truyền thống văn hóa, phong tục, ngôn ngữ và quá trình giáo dục của họ, theo tinh thần của Tuyên bố Liên hợp quốc về Quyền của Người Bản địa. Chúng ta mong muốn đổi mới mối liên hệ giữa Giáo hội và các dân tộc bản địa của Canada, một mối liên hệ được đánh dấu bằng cả một tình yêu đã sinh hoa kết trái vượt bực và, một cách bi thảm, những vết thương sâu hoắm được chúng ta cam kết thấu hiểu và hàn gắn. Tôi rất biết ơn đã gặp gỡ và lắng nghe nhiều đại diện của các dân tộc bản địa trong những tháng gần đây ở Rome, và, ở đây, tại Canada này, có thể canh tân mối liên hệ tốt đẹp đã được thiết lập ở đó. Khoảng thời gian chúng ta ở bên nhau đã để lại ấn tượng trong tôi và để lại một mong muốn vững chắc nhằm đáp lại sự phẫn nộ và xấu hổ vì những đau khổ mà người dân bản địa phải chịu đựng, và để tiến lên trong một cuộc hành trình huynh đệ và kiên nhẫn với tất cả người dân Canada, phù hợp với sự thật và công lý, hoạt động để hàn gắn và hòa giải, và không ngừng được truyền cảm hứng bởi hy vọng.
"Lịch sử đau khổ và khinh miệt" đó, kết quả của não trạng thực dân, "không dễ dàng hàn gắn". Thật vậy, nó nên làm chúng ta nhận ra rằng “diễn trình thực dân hóa vẫn chưa kết thúc; ở nhiều nơi nó đã biến dạng, ngụy trang và che giấu ”(Querida Amazonia, 16). Đây là trường hợp của các hình thức thực dân hóa ý thức hệ. Trước đây, não trạng thực dân coi thường đời sống cụ thể của con người và áp đặt những mô hình văn hóa đã định sẵn; thế nhưng cả ngày nay cũng vậy, có nhiều hình thức thực dân hóa ý thức hệ xung đột với thực tại cuộc sống, bóp nghẹt sự gắn bó tự nhiên của các dân tộc với các giá trị của họ, và cố gắng nhổ bỏ các truyền thống, lịch sử và các ràng buộc tôn giáo của họ. Não trạng này, khi tự phụ nghĩ rằng những trang đen tối của lịch sử đã bị bỏ lại phía sau, đã trở nên cởi mở đối với “nền văn hóa triệt tiêu” vốn đánh giá quá khứ hoàn toàn dựa trên một số phạm trù đương thời nào đó. Kết quả là một phong cách văn hóa đánh đồng mọi sự, làm cho mọi sự đều bằng nhau, chứng tỏ không khoan dung với những khác biệt và tập trung vào thời điểm hiện tại, vào nhu cầu và quyền lợi của cá nhân, trong khi thường xuyên làm ngơ nhiệm vụ của mình đối với những người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất trong số những anh chị em của chúng ta: người nghèo, người di cư, người già, người bệnh, trẻ sơ sinh… Họ là những người bị lãng quên trong “các xã hội giàu có”; họ là những người, giữa sự thờ ơ tổng quát, bị gạt sang một bên như những chiếc lá khô bị cháy.
Thay vào đó, những tán lá đa sắc phong phú của cây phong nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của toàn thể, tầm quan trọng của việc phát triển các cộng đồng con người không độc dạng một cách nhạt nhẽo, mà thực sự cởi mở và hòa nhập. Và cũng như mọi chiếc lá đều là nền tảng cho cành lá xum xuê, mỗi gia đình, trong tư cách tế bào thiết yếu của xã hội, phải đóng góp phần của mình, vì “tương lai của nhân loại đi qua gia đình” (Thánh Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, 86). Gia đình là thực tại xã hội cụ thể đầu tiên, nhưng nó đang bị đe dọa bởi nhiều nhân tố: bạo lực gia đình, nhịp độ lao động điên cuồng, não trạng duy cá nhân, đua tranh nghề nghiệp gay gắt, thất nghiệp, sự cô đơn và cô lập của người trẻ, sự bỏ rơi người già và khuyết tật… Người dân bản địa có nhiều điều để dạy chúng ta về việc chăm sóc và bảo vệ gia đình; trong số đó, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em học cách nhận biết đúng sai, trung thực, chia sẻ, sửa chữa lỗi lầm,bắt đầu lại, an ủi nhau và hòa giải. Mong những điều sai trái mà người dân bản địa phải chịu đựng, mà vì chúng, chúng ta đang xấu hổ, được dùng như một lời cảnh cáo đối với chúng ta ngày nay, kẻo việc quan tâm đến gia đình và quyền lợi của nó bị làm ngơ vì lợi ích cá nhân và năng suất cao hơn.
Chúng ta hãy trở lại lá phong. Trong thời chiến, những người lính sử dụng những chiếc lá đó để băng bó và xoa dịu vết thương. Ngày nay, trước sự điên cuồng vô nghĩa của chiến tranh, một lần nữa chúng ta cần phải hàn gắn các hình thức thù địch và chủ nghĩa cực đoan cũng như chữa lành vết thương của lòng căm thù. Một nhân chứng của những hành động bạo lực bi thảm trong quá khứ gần đây đã nhận xét rằng “hòa bình có bí quyết của riêng nó: không bao giờ ghét bất cứ ai. Nếu chúng ta muốn sống, chúng ta không bao giờ nên ghét bỏ ”(Phỏng vấn Edith Bruck, Avvenire, 8 tháng 3 năm 2022). Chúng ta không nên phân chia thế giới thành bạn và thù, để tạo ra khoảng cách và một lần nữa tự trang bị đầy mình: một cuộc chạy đua vũ trang và các chiến lược răn đe sẽ không mang lại hòa bình và an ninh. Chúng ta không cần tự hỏi mình làm thế nào để theo đuổi các cuộc chiến tranh, mà là làm thế nào để ngăn chặn chúng. Và để ngăn chặn toàn bộ các dân tộc, một lần nữa, khỏi bị bắt làm con tin và bị kìm kẹp bởi những cuộc chiến tranh lạnh khủng khiếp vẫn đang gia tăng. Những gì chúng ta cần là các chính sách sáng tạo và có tầm nhìn xa hơn có khả năng vượt ra khỏi các phạm trù đối kháng để đưa ra câu trả lời cho những thách thức hoàn cầu.
Thực thế, những thách thức lớn trong thời đại của chúng ta, như hòa bình, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của đại dịch và phong trào di dân quốc tế, đều có một điểm chung: chúng là những thách thức hoàn cầu; chúng liên quan đến tất cả mọi người. Và vì tất cả đều nói lên sự cần thiết phải xem xét toàn thể, nên chính trị không thể bị giam cầm trong quyền lợi đảng phái. Như truyền thống khôn ngoan bản địa từng dạy, chúng ta cần phải có khả năng nhìn bảy thế hệ đi trước, chứ không phải sự thuận tiện trước mắt chúng ta, các cuộc bầu cử tiếp theo, hoặc ủng hộ nhóm vận động hành lang này hay nhóm vận động hành lang kia. Nhưng chúng ta cũng cần đánh giá cao khát vọng của người trẻ đối với tình huynh đệ, công lý và hòa bình. Để gìn giữ ký ức và khôn ngoan, chúng ta cần lắng nghe người cao niên, nhưng để tiến tới tương lai, chúng ta cũng cần ủng hộ ước mơ của người trẻ. Họ xứng đáng có một tương lai tốt đẹp hơn tương lai mà chúng ta đang chuẩn bị cho họ; họ xứng đáng được tham gia vào các quyết định về việc xây dựng thế giới hôm nay và mai sau, và đặc biệt là về việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta; về mặt này, các giá trị và lời dạy của các dân tộc bản địa rất quý giá. Ở đây, tôi muốn bày tỏ sự đánh giá cao đối với cam kết đáng khen ngợi đang được thực hiện ở cấp địa phương trong việc bảo vệ môi trường. Thậm chí, có thể nói rằng các biểu tượng được vẽ từ thiên nhiên, chẳng hạn như hoa irít (fleur-de-lis) trên lá cờ của Tỉnh Québec này và lá phong trên lá cờ quốc gia, xác nhận thiên chức sinh thái của Canada.
Khi Ủy ban sáng tạo quốc kỳ thành lập về việc đánh giá hàng nghìn bản phác thảo được gửi cho mục đích đó, nhiều bản trong số đó là của những người bình thường, điều chứng tỏ đáng ngạc nhiên là hầu hết các bản này đều có hình ảnh của chiếc lá phong. Sự hội tụ xung quanh biểu tượng được chia sẻ này khiến tôi đưa ra một hạn từ cần thiết cho tất cả người dân Canada: chủ nghĩa đa văn hóa. Chủ nghĩa đa văn hóa là nền tảng cho sự gắn kết của một xã hội đa dạng như màu sắc lấp lánh của những tán lá cây phong. Với nhiều điểm và khía cạnh của nó, chiếc lá phong gợi cho chúng ta về một khối đa diện; nó cho chúng ta biết rằng qúy vị là những người có khả năng hòa nhập, để những người mới đến có thể tìm thấy một vị trí trong sự thống nhất đa dạng đó và đóng góp ban đầu của riêng họ vào nó (xem Evangelii Gaudium, 236). Chủ nghĩa đa văn hóa là một thách thức thường trực: nó liên quan đến việc chấp nhận và ủng hộ mọi yếu tố khác nhau hiện có, đồng thời tôn trọng các truyền thống và nền văn hóa đa dạng của chúng, và không bao giờ nghĩ rằng quá trình này đã hoàn tất. Về phương diện này, tôi bày tỏ sự cảm kích đối với sự hào phóng thể hiện trong việc tiếp nhận nhiều người di cư Ukraine và Afghanistan. Cũng cần phải vượt ra khỏi những lời ngụy biện về nỗi sợ hãi đối với người nhập cư và, tùy theo khả năng của đất nước, cung cấp cho họ cơ hội cụ thể để tham gia một cách có trách nhiệm vào xã hội. Muốn vậy, quyền lợi và dân chủ là những điều không thể thiếu. Nhưng cũng cần phải đối đầu với não trạng duy cá nhân và nên nhớ rằng cuộc sống chung dựa trên những giả định mà hệ thống chính trị không thể tự tạo ra. Ở đây, văn hóa bản địa cũng giúp ích rất nhiều trong việc nhắc lại tầm quan trọng của các giá trị xã hội. Giáo Hội Công Giáo, với chiều kích phổ quát, quan tâm đến những người dễ bị tổn thương nhất, phục vụ chính đáng cho sự sống con người tại mọi thời điểm hiện hữu, từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, rất vui được cống hiến những đóng góp cụ thể của mình.
Trong những ngày này, tôi đã nghe nói về nhiều người túng thiếu đến gõ cửa các giáo xứ. Ngay ở một đất nước phát triển và thịnh vượng như Canada, vốn rất chú trọng đến trợ cấp xã hội, vẫn có rất nhiều người vô gia cư tìm đến nhà thờ và ngân hàng lương thực để nhận được sự giúp đỡ thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của họ, các nhu cầu, mà chúng ta đừng quên, không chỉ có tính vật chất. Những anh chị em này của chúng ta thúc đẩy chúng ta suy gẫm về nhu cầu cấp thiết phải nỗ lực khắc phục sự bất công triệt để đang làm hoen ố thế giới của chúng ta, trong đó sự phong phú của các hồng phúc sáng thế được phân phối một cách không công bằng. Điều tai tiếng là phúc lợi do phát triển kinh tế mang lại không mang lại lợi ích cho tất cả các thành phần của xã hội. Và thực sự đáng buồn là chính trong số những người dân bản xứ, chúng ta thường thấy có nhiều chỉ số về nghèo đói, cùng với những chỉ số tiêu cực khác, chẳng hạn như tỷ lệ đi học thấp và ít khả năng tiếp cận quyền sở hữu nhà ở và chăm sóc sức khỏe. Mong rằng biểu tượng chiếc lá phong, thường xuyên xuất hiện trên nhãn các sản phẩm của đất nước, sẽ là động lực khuyến khích mọi người đưa ra các quyết định kinh tế và xã hội nhằm thúc đẩy sự tham gia và quan tâm đến những người có nhu cầu.
Các thách thức cấp bách của ngày nay phải được đương đầu bằng sự hòa hợp chung, tay trong tay. Tôi cảm ơn vì lòng hiếu khách, sự quan tâm và tôn trọng của qúy vị, và với tình âu yếm sâu đậm, tôi xin bảo đảm với qúy vị rằng Canada và người dân Canada thực sự gần gũi với trái tim tôi.