Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:51 11/07/2009
MÂU THUẪN
Con người ta khi đến bước đường cùng cho đến khi mù tịt không biết gì, thì quay lại cầu xin Đấng tạo hóa thương xót.
Đấng tạo hóa nói đúng điểm then chốt giả dối của con người:
- “Các ngươi gọi Ta là Chúa, nhưng không kính trọng Ta là Chúa; các ngươi cầu mong Ta làm Chúa, nhưng lại oán trách Ta làm Chúa”.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Con người ta khi nghèo quá, thì lại oán trách ông trời sao lại để cho mình nghèo như thế ?
Con người ta khi giàu có quá dư thừa, no đủ, thì Thiên Chúa cũng không tránh khỏi bị chửi: sao ông trời để tôi đánh bạc thua, để tôi bị mất tiền, để tôi bị chúng lừa…
Thất vọng: oán trách Thiên Chúa.
Đã được thoả mãn: quên mất Thiên Chúa.
Chỉ có những ai biết nhìn đến những việc mà Thiên Chúa đã làm cho mình, mới không ngớt lời cảm tạ tình yêu của Ngài mà thôi.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Con người ta khi đến bước đường cùng cho đến khi mù tịt không biết gì, thì quay lại cầu xin Đấng tạo hóa thương xót.
Đấng tạo hóa nói đúng điểm then chốt giả dối của con người:
- “Các ngươi gọi Ta là Chúa, nhưng không kính trọng Ta là Chúa; các ngươi cầu mong Ta làm Chúa, nhưng lại oán trách Ta làm Chúa”.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Con người ta khi nghèo quá, thì lại oán trách ông trời sao lại để cho mình nghèo như thế ?
Con người ta khi giàu có quá dư thừa, no đủ, thì Thiên Chúa cũng không tránh khỏi bị chửi: sao ông trời để tôi đánh bạc thua, để tôi bị mất tiền, để tôi bị chúng lừa…
Thất vọng: oán trách Thiên Chúa.
Đã được thoả mãn: quên mất Thiên Chúa.
Chỉ có những ai biết nhìn đến những việc mà Thiên Chúa đã làm cho mình, mới không ngớt lời cảm tạ tình yêu của Ngài mà thôi.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 15B TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:53 11/07/2009
CHỦ NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 6, 7-13.
“Đức Giê-su bắt đầu sai các Tông Đồ đi rao giảng.”
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su sai phái các tông đồ đi truyền giáo không như công ty hay đơn vị sai nhân viên đi công tác, Ngài chỉ thị cho các ông không được mang theo gì cả, ngoài cây gậy; không được mang theo lương thực, bao bị, tiền bạc, được đi dép nhưng không được mặc hai áo. Chỉ thị của Chúa Giê-su –đối với cách suy nghĩ của người đời- thì thật là ngược đời, nhưng đối với Ngài thì không ngược đời chút nào cả, bởi vì người truyền giáo khác với nhân viên một công ty, người môn đệ của Chúa thì khác với công nhân của một nhà máy xí nghiệp.
1. Chỉ mang cây gậy.
Nếu bạn hoặc tôi đi đường núi đường rừng hay là đi ban đêm mà có cây gậy trong tay thì rất yên tâm, bởi vì nó vừa giúp cho bạn và tôi khỏi trượt chân té nhào, và có thể đánh đuổi thú rừng.
Cây gậy chính là đức tin của bạn và của tôi, giữa một xã hội mà cuộc sống chỉ là hưởng thụ và lớp trẻ thì sống không có phương hướng, con người ta thì giải quyết vấn để theo kiểu thù hận hoặc yêu thương, theo kiểu quyền lực và thế lực tiền tài, thì đức tin chính là cây gậy làm cho chúng ta vững tiến trong chân lý và sự thật, chính đức tin giúp bạn và tôi nhận ra vấn đề của mình và của người khác, chính đức tin làm cho chúng ta giải quyết vấn đề cách rốt ráo hơn khi gặp những chống đối, những hăm dọa và những cám dỗ, bởi vì trước mặt Chúa, mọi tiền tài, danh vọng hay quyền lực chỉ là cát bụi mà thôi...
Chỉ có đức tin mới làm cho chúng ta trở nên người loan báo Tin Mừng cách chân chính và hữu hiệu.
2. Không được mặc hai áo.
Áo mà Chúa Giê-su muốn các tông đồ và các môn đệ của Ngài phải mặc, duy nhất một cái, đó là sự thật, bởi vì người đi loan báo Tin Mừng không thể vừa loan báo sự thật vừa làm điều dối trá, không thể vừa từ bỏ gia tài của cha mẹ, nhưng lại vơ vét lại gấp ba gấp bốn những gì của người khác dâng cúng cho mình hoặc cho Giáo Hội.
Mặc một áo thôi, đó là áo sự thật, bởi vì đi loan báo Tin Mừng là đi loan báo sự thật: sự thật về Chúa Giê-su chịu đòn vọt, bị án tử và bị đóng đinh trên thập giá; sự thật về Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại và lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Chỉ có loan báo sự thật và làm chứng cho sự thật thì người khác mới tin vào lời loan báo của bạn và tôi, và của tất cả những ai là người Ki-tô hữu. Nếu chúng ta khoác lên mình chiếc áo sự thật, nhưng lại choàng bên ngoài chiếc áo dối trá bằng những lời phỉnh gạt, hoặc bằng những việc làm trái ngược với lời dạy của Chúa Giê-su và của Giáo Hội, thì ai biết được Nước Trời đã đến rồi chứ...!
Bạn thân mến,
Tôi là linh mục của Chúa Giê-su, bạn là người Ki-tô hữu, chúng ta đều được Chúa sai đi loan báo Tin Mừng cho mọi người theo bổn phận và trách nhiệm của mình. Tôi cử hành thánh lễ và các bí tích cách sốt sắng và cung kính, tôi giảng dạy Lời Chúa bằng lời nói và bằng hành động phù hợp với Lời Chúa và lời giảng của tôi, đó là tôi đã trung thành và tích cực loan báo Tin Mừng; bạn loan báo Tin Mừng theo cách của bạn –người Ki-tô hữu- là làm chứng nhân cho Chúa giữa đời ngay trong công xưởng, nơi chợ búa, trong trường học bằng đức tin và bằng sự thật, bởi vì chỉ có sống đức tin và thực hành sự thật thì con người thời nay mới tin vào Chúa Giê-su.
Đi loan báo Tin Mừng thì đừng mang gì cả, chỉ mang cây gậy đức tin và mặc một áo sự thật mà thôi, bởi vì người làm công thì đáng được ăn công của chủ mình, mà chủ của bạn và tôi không phải là Thiên Chúa hay sao ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Mc 6, 7-13.
“Đức Giê-su bắt đầu sai các Tông Đồ đi rao giảng.”
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su sai phái các tông đồ đi truyền giáo không như công ty hay đơn vị sai nhân viên đi công tác, Ngài chỉ thị cho các ông không được mang theo gì cả, ngoài cây gậy; không được mang theo lương thực, bao bị, tiền bạc, được đi dép nhưng không được mặc hai áo. Chỉ thị của Chúa Giê-su –đối với cách suy nghĩ của người đời- thì thật là ngược đời, nhưng đối với Ngài thì không ngược đời chút nào cả, bởi vì người truyền giáo khác với nhân viên một công ty, người môn đệ của Chúa thì khác với công nhân của một nhà máy xí nghiệp.
1. Chỉ mang cây gậy.
Nếu bạn hoặc tôi đi đường núi đường rừng hay là đi ban đêm mà có cây gậy trong tay thì rất yên tâm, bởi vì nó vừa giúp cho bạn và tôi khỏi trượt chân té nhào, và có thể đánh đuổi thú rừng.
Cây gậy chính là đức tin của bạn và của tôi, giữa một xã hội mà cuộc sống chỉ là hưởng thụ và lớp trẻ thì sống không có phương hướng, con người ta thì giải quyết vấn để theo kiểu thù hận hoặc yêu thương, theo kiểu quyền lực và thế lực tiền tài, thì đức tin chính là cây gậy làm cho chúng ta vững tiến trong chân lý và sự thật, chính đức tin giúp bạn và tôi nhận ra vấn đề của mình và của người khác, chính đức tin làm cho chúng ta giải quyết vấn đề cách rốt ráo hơn khi gặp những chống đối, những hăm dọa và những cám dỗ, bởi vì trước mặt Chúa, mọi tiền tài, danh vọng hay quyền lực chỉ là cát bụi mà thôi...
Chỉ có đức tin mới làm cho chúng ta trở nên người loan báo Tin Mừng cách chân chính và hữu hiệu.
2. Không được mặc hai áo.
Áo mà Chúa Giê-su muốn các tông đồ và các môn đệ của Ngài phải mặc, duy nhất một cái, đó là sự thật, bởi vì người đi loan báo Tin Mừng không thể vừa loan báo sự thật vừa làm điều dối trá, không thể vừa từ bỏ gia tài của cha mẹ, nhưng lại vơ vét lại gấp ba gấp bốn những gì của người khác dâng cúng cho mình hoặc cho Giáo Hội.
Mặc một áo thôi, đó là áo sự thật, bởi vì đi loan báo Tin Mừng là đi loan báo sự thật: sự thật về Chúa Giê-su chịu đòn vọt, bị án tử và bị đóng đinh trên thập giá; sự thật về Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại và lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Chỉ có loan báo sự thật và làm chứng cho sự thật thì người khác mới tin vào lời loan báo của bạn và tôi, và của tất cả những ai là người Ki-tô hữu. Nếu chúng ta khoác lên mình chiếc áo sự thật, nhưng lại choàng bên ngoài chiếc áo dối trá bằng những lời phỉnh gạt, hoặc bằng những việc làm trái ngược với lời dạy của Chúa Giê-su và của Giáo Hội, thì ai biết được Nước Trời đã đến rồi chứ...!
Bạn thân mến,
Tôi là linh mục của Chúa Giê-su, bạn là người Ki-tô hữu, chúng ta đều được Chúa sai đi loan báo Tin Mừng cho mọi người theo bổn phận và trách nhiệm của mình. Tôi cử hành thánh lễ và các bí tích cách sốt sắng và cung kính, tôi giảng dạy Lời Chúa bằng lời nói và bằng hành động phù hợp với Lời Chúa và lời giảng của tôi, đó là tôi đã trung thành và tích cực loan báo Tin Mừng; bạn loan báo Tin Mừng theo cách của bạn –người Ki-tô hữu- là làm chứng nhân cho Chúa giữa đời ngay trong công xưởng, nơi chợ búa, trong trường học bằng đức tin và bằng sự thật, bởi vì chỉ có sống đức tin và thực hành sự thật thì con người thời nay mới tin vào Chúa Giê-su.
Đi loan báo Tin Mừng thì đừng mang gì cả, chỉ mang cây gậy đức tin và mặc một áo sự thật mà thôi, bởi vì người làm công thì đáng được ăn công của chủ mình, mà chủ của bạn và tôi không phải là Thiên Chúa hay sao ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:55 11/07/2009
N2T |
37. Chúng ta càng không tự cao tự đại, thì càng dồi dào đức ái.
(Thánh Augustine)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:56 11/07/2009
N2T |
170. Học hành thì không có bí quyết, chỉ chuyên tâm và cần cù học mà thôi.
Hành trang mang theo trong đời sống
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:18 11/07/2009
Hành trang mang theo trong đời sống
Mỗi khi đi đâu xa, như trong lúc này đi nghỉ hè, đi hành hương, hay đi du lịch tham quan thắng cảnh, ai cũng thường sửa soạn hành trang đồ dùng cá nhân cần thiết xếp gói vào Va-li mang theo.
Điều này nói lên sự lo lắng xếp đặt sao cho đời sống được xuôi chảy tốt đẹp, nhất là cha mẹ lo cho con cái.
Nhưng nhiều khi, chắc ai cũng đã có kinh nghiệm, mang nhiều hành trang đồ dùng qúa phải mang xách va-li nặng kéo lê chỉ thêm mệt. Vì mang theo cả những hành trang đồ dùng ưa thích tưởng là sẽ cần dùng tới, cùng cả đồ không cần dùng tới nữa.
Mang nhiều hành trang cần thiết cùng cả hành trang ham thích và không cần dùng. Nhưng có một hành trang thường hay quên ít được chú ý tới: mục đích của nghỉ hè, mục đích của hành hương! Mà loại thứ hành trang này gọn nhẹ cùng cần thiết nhất!
Còn trong đời sống, hành trang gì cần phải mang theo ?
Hành trang Chúa Giêsu nhắn bảo
Chúa Giêsu sai các Tông đồ đi đến với con người, mang Lời Chúa đến cho họ. Ngài nhắn nhủ họ rất khác lạ:
„Chúa Giêsu gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ. Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo.“ ( Mc6,7-13 )
Phải chăng điều nhắn nhủ này không là điều khác biệt lạ thường? Vào thời buổi ngày hôm nay, cha mẹ hay người naò đó có trách nhiệm, khi sai ai đi đến đâu, sẽ nhắn bảo con cháu, người được sai đi cần phải mang theo những cái gì? Tại sao Chúa Giêsu lại bảo các Tông đồ đi đến với con người nhưng không được mang theo cái gì gây vướng trở kể cả thức ăn nước uống, quần áo đồ dùng? Trong trường hợp gặp lúc đói khát thì xoay trở thế nào đây?
Tại sao Chúa Giêsu lại nhắn bảo như vậy?
Không bị vướng trở
Ai đã có kinh nghiệm khi đi xa bằng xe lửa, lúc xuống bến trạm phải lôi kéo hành lý túi xách cồng kềnh nặng, rồi còn phải đi đường xa nữa, lúc đó thấm mệt. Vì mang kéo đồ vừa nặng vừa nhiều, nên không đi nhanh được, chỉ đi từng quãng rồi lại dừng nghỉ lấy hơi sức. Rồi lại còn phải chú ý không biết có còn quên để lại trên xe không, hay dọc đường bị vướng vào cục đá bậc gồ ghề làm rách vali…
Chưa hết, những khi phải đổi xe lửa ở trạm dọc dường, lúc đó những gói túi va li cồng kềnh là một gánh nặng phải khuân kéo sang bến trạm chỗ khác. Và lúc đó thầm nghĩ: Phải chi mình mang theo ít đồ có phải nhẹ tiện hơn không. Như thế cuộc nghỉ hè, du lịch sẽ vui, có ý nghĩa tốt biết mấy !
Và suy nghĩ đồ đạc đâu quan trọng bằng mục đích của nghỉ hè, của du lịch tham quan thắng cảnh, sống rộn lên trong tâm trí càng rõ nét hơn.
Với Chúa Giêsu cũng thế. Nên khi sai các Tông đồ, Ngài nhắn bảo các ông mang theo điều quan trọng thôi: mang lời Chúa đến cho con người.
Các Tông đồ mang đến cho con người Lời Chúa. Họ kể thuật gì về Lời Chúa cho con người?
-Công trình sáng tạo trong thiên nhiên là ngôi nhà do Thiên Chúa sáng tạo dựng nên cùng gìn giữ cho luôn xanh tốt đổi mới.
-Sự sống mỗi con người, khả năng thể xác cũng như tâm trí tinh thần là ân phúc của Thiên Chúa trao tặng con người.
-Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa từ trời cao xuống thế làm người mang ơn cứu độ phần rỗi linh hồn cho con người bị vướng vào vòng tội lỗi, mà loài người hằng mong chờ.
-Chúa Giêsu đến khuyên bảo con người sống theo giới răn tình yêu thương: mến yêu Thiên Chúa và yêu mến kính trọng con người.
-Nước Thiên Chúa là nước tình yêu thương, tha thứ làm hòa.
-Con đường hy sinh trong đời sống không chỉ là số phận của con người, nhưng là gía trị giúp xây dựng đời sống: lửa thử vàng, gian nan thử đức!
Hiệu qủa mang lại cho đời sống
Không phải những túi xách vali đồ đạc cồng kềnh nặng nề quan trọng cho cuộc nghỉ hè, cuộc du lịch tham quan thắng cảnh, nhưng chính cuộc nghỉ hè, cuộc du lịch.
Trong nghỉ hè, đi du lịch, ai cũng muốn nghỉ ngơi, muốn nhìn xem thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt nếp sống văn hóa của con người nơi vùng đó. Và cũng muốn có thời giờ để cùng bạn bè hay người quen thân đi dạo, nói chuyện, cùng làm quen với những người lạ gặp gỡ dọc đường. Để thực hiện những điều đó, chỉ cần mang theo loại hành trang nhỏ gọn.
Đến đất nước ngôn ngữ xứ lạ, cuốn từ điển nào cũng không giúp gì bao nhiêu. Nếu quên không biết nói làm sao, chân tay, đôi con mắt, những ngón tay giúp phần nào ra dấu hiệu diễn tả điều ta mong muốn nói gì.
Nụ cười thân thiện là tiếng nói mang lại niềm vui, cùng là tín hiệu cho người khác nhận ra điều gì đang mong cần giúp đỡ.
Hành trang quan trọng trong cuộc sống con người cần mang theo và có thể trao cho người khác được là tình yêu thương.
Thứ lọai hành trang này vừa gọn nhẹ vừa cần thiết ở trong trái tim tâm hồn mỗi người.
Mùa hè 2009
Nắm tay lên đường nhẹ nhàng và thanh thoát
LM. Giuse Trương Đình Hiền
16:40 11/07/2009
CHÚA NHẬT XV (TN B)
Dẫn nhập đầu lễ : Kính thưa cộng đoàn,
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay là một lời mời gọi “lên đường”. Lên đường thực thi sứ vụ “Tông Đồ”; lên đường loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa; lên đường chữa lành cá bệnh tật hồn xác, thoa dịu những khổ đau, mang lại niềm hy vọng; lên đường xua tan bóng tối của sự dữ và ma quỷ; lên đường để xây dựng Vương quốc Nước Trời…
Là Kitô hữu, với hồng ân của nhiệm tích Thánh Tẩy, được trang bị những vũ khí và hành trang của Tin Mừng Tám Mối Phúc thật, theo định hướng và phương pháp của chính Chúa Kitô, chúng ta hân hoan cất bước lên đường trong tin yêu và phó thác, trong khiêm hạ và tín trung.
Giờ đây….
Giảng Lời Chúa:
Đối với người kitô hữu, “ơn gọi tông đồ”, “sứ mệnh ngôn sứ” chính là “căn tính” gắn liền với phẩm giá và đi theo suốt cả cuộc đời trần gian, một đời sống vốn thuộc về Chúa Kitô, Đấng chính là Vị Tông Đồ, là Ngôn sứ của Chúa Cha như chính Ngài đã khẳng quyết: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Ơn gọi nầy, sứ vụ nầy, chẳng phải chỉ có vào thời Tân ước, vào lúc Chúa Giêsu chọn gọi và sai các môn sinh, mà ngay từ xa xôi trong lịch sử cựu ước, đã biết bao lần chúng ta nghe vang lên nhiều “chuyện kể” hay ho về ơn gọi ngôn sứ, một ơn gọi gần như “độc quyền” thuộc về phía Thiên Chúa. Như hôm nay, trong bài đọc 1, Amos được gọi làm ngôn sứ như chuyện trong mơ: “Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung. Chính Đức Chúa đã bắt lấy tôi khi tôi đi theo sau đàn vật, và Đức Chúa đã truyền cho tôi: “Hãy đi tuyên sấm cho Ít-ra-en dân Ta”.
Quả thật, một khi Chúa đã “bắt lấy”, thì con người chỉ còn có một con đường duy nhất theo cách của sứ ngôn I-sa-ia đó là: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Vì nếu cưởng chống kiểu Gio-na, thì cuối cùng Chúa cũng cho cá mập đớp vào bụng rồi quăng đến nơi phải đến (Gn 2,1-11), hay như cái kiểu “coup de foudre” trên đường Damas dành cho Saolô đã khiến anh chàng Pharisiêu ghét cay ghét đắng Kitô giáo nầy đã “quay hẳn 180 độ” để trở nên Tông Đồ và là “Tông đồ thứ thiệt” của Tin Mừng Phục Sinh, Tông Đồ Dân ngoại ! Và như thế, ai trong chúng ta đều cũng có thể hát lên “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người…”, để rồi khiêm tốn như Đức Trinh Nữ Maria cuối đầu trước dự định tình yêu của Thiên Chúa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa” (Lc 1,38), hay cầu xin cho được một chút mạnh mẽ can đảm như chính Con Thiên Chúa khi cất bước vào đời: “Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,7).
Thế nhưng có người lại thắc mắc: làm ngôn sứ là làm những gì ? và đi làm Tông đồ là đi tới đâu, tới địa chỉ nào ? Cách đây hơn 2000 năm, Ngôi Lời Thiên Chúa “đi làm ngôn sứ”, đi làm Tông đồ đoc chính là nhập thể vào đời và đén với “địa chỉ” là “đến nhà mình”, ngôi nhà mà ở đó thánh Tông Đồ Gioan đã nhận xét: “người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11), có khi tỏ thái độ dè bĩu rẻ khinh, như tường thuật của Phúc âm Mác-cô trong Chúa Nhật tuần trước: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình” (Mc 6,1-6).
Chính trong ý nghĩa đó mà chúng ta hiểu được rằng: mọi nơi và mọi thời vẫn có và vẫn còn nhưng địa chỉ “nhà mình” từ chối Đức Kitô, những “Na-da-rét” khép lòng trước sứ điệp phúc âm, những “Bê-lem” đóng chặt cánh cửa để khước từ những “đôi uyên ương đến từ Na-da-rét” đi tìm một chỗ dung thân cho ngày người vợ trẻ Maria “sinh hoa mãn nguyệt”. Địa chỉ mà những ngôn sứ, những tông đồ của thời đại hôm nay phải dấn thân tìm đến nào có xa lạ gì đâu khi vẫn còn biết bao gia đình mà nơi đó có những người cha rượu chè be bét, với những người mẹ bạc bài suốt sáng thâu đêm, con cái bị vất ra đầu đường xó chợ; có xa lạ gì đâu khi qunh chúng ta đây, trong ngay thành phố nầy, vẫn còn đầy dẫy những bệnh nhân trong các bệnh viện thoi thóp chống chọi từng phút giây với cơn đau và tử thần trong khổ sầu và thất vọng; vẫn còn bao nhiêu bạn trẻ thác loạn vì xì ke ma túy, trác táng buông thả với yêu cuồng sống vội; có xa lạ gì đâu khi còn biết bao thân phận của những người nghèo bị bóc lột tàn nhẫn trên những công lao của nước mắt và mồ hôi; có xa lạ gì đâu khi còn biết bao địa chỉ là những nhà tù đầy ắp những “tù nhân lương tâm” chỉ vì chấp nhận trả giá cho những đòi hỏi của tự do công bình và bác ái; và còn biết bao địa chỉ, nơi mà những tiếng thét gào của những em bé muốn được làm người nhưng đành vĩnh biệt cuộc sống khi chưa kịp nhìn thấy ánh sáng hay chưa nên hình nên dạng; nơi mà những bóng tối âm u của thủ đoạn lọc lừa, của tính toan gian ác, đang kết bầy kết nhóm để vinh thân phì gia, để ăn trên ngồi trước, để triệt tiêu kẻ lành, để đem về bạo lực, để gây nên khủng bố…
Vâng, bao lâu còn thế giới nầy là bấy lâu còn lầm than và tội ác, còn quỷ ma và tật bệnh…, và vì thế vẫn còn có biết bao nhiêu địa chỉ đang vẫy gọi bước chân người ngôn sứ, đang kêu cứu những Tông đồ; không phải chỉ đến để “giảng rao sự sám hối” hay thoa dịu ủi an… mà còn phải ra tay “khu trừ ma quỷ và xức dầu chữa lành các bệnh nhân”. Vì thế, điều quan trọng hơn ở đây, lúc nầy lại là hãy kiểm tra xem chúng ta đang lên đường với thứ vũ khí nào trong tay, với hành trang nào đang có ! Có phải là những chiếc “áo giáp và thanh gươm nặng nề của Go-li-át” tượng trưng cho sự cậy dựa vào thế lực trần gian (1 Sm 17,32-51), hay là “tấm áo da cừu, cây gậy với vài viên đá cuội và cái dây phóng đá của chàng thanh niên chăn chiên Đa-vít, tượng trưng cho niềm tin yêu phó thác nơi quyền năng Đấng Tối Cao ?
Câu giải đáp chính là “mệnh lệnh” của Chúa Giêsu mà chúng ta vừa nghe Tin Mừng Mác-cô công bố ! “Không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép nhưng không được mặc hai áo”.
Thế đó ! hành trang tông đồ, vũ khí của người ngôn sứ dùng để lên đường dấn thân chiến đấu với quỷ ma và tật bệnh, với tội lỗi và bóng tối lại chỉ là “sự khó nghèo” trong tin yêu phó thác, là niềm trông cậy trong sức mạnh và sự trợ giúp của chính Thiên Chúa, là những giá trị và cung cách ứng xử mang dáng đứng khiêm hạ, yêu thương…Và chúng ta cũng thừa biết, với những vũ khí và hành trang đơn sơ đó, Đa-vít đã chiến đấu và chiến thắng: “Ta đến với ngươi nhân danh Thiên Chúa các đạo binh”. Vâng, trong trangh bị và tư thế đó, “khi Đa-vít xuất chiêu” kẻ thù liền gục ngã. Và chính “Hậu Duệ” của Ngài, người thanh niên thợ mộc làng Na-da-rét, Đức Giêsu-Kitô cũng đã lại “xuất chiêu” theo “bí kiếp” của tổ tiên đã từng thực hiện như thế khi chấp nhận con đường khó nghèo và tự hạ thẳm sâu của khổ nạn thập giá để chỗi dậy vinh quang chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Và lịch sử 2000 năm của “tảng Đá Phêrô” không bao giờ được bảo đảm tồn tại và phát triển vững vàng bởi “những sư đoàn thiện chiến”, bởi những kho tàng của vàng bạc hay vũ khí…mà cốt yếu đó là bởi hàng hàng lớp lớp những vị Thánh Nhân Tử đạo, những cô thiếu nữ đồng trinh, những chàng thanh niên quảng đại hoàn toàn khó nghèo, tay trắng, những tâm hồn thiếu nhi trong sáng, những giáo hoàng, giám mục, linh mục gương mẫu, vị tha, những người mẹ, người cha tảo tần chung thủy…
Sống sứ mệnh ngôn sứ hôm nay đó chính là từng ngày, từng ngày ra khỏi cái tôi dục vọng và ích kỷ, kiêu căng và hẹp hòi, để sẵn sàng “đập bể bình dầu cam tùng quí giá” là chính cuộc đời mình, để làm rực lên mùi thơm cho mái nhà Giáo Hội, là biết cho đi “đồng xu teng của bà góa”, những đóng góp và nỗ lực hy sinh phục vụ cộng đoàn trong những công tác mục vụ nhỏ nhoi, âm thầm của người chức việc, của các giáo lý viên…
Sống sứ mệnh ngôn sứ hôm nay cũng chính là những giọt mồ hôi liêm khiết và trách nhiệm của người Công chính Giuse nơi công trường làm việc, là sự can đảm bảo vệ đức khiết trinh đến cùng cho dù phải chết như cố bé 12 tuổi, Martia Goretti, là hân hoan chấp nhận thương đau để đáp trả tình yêu như chàng thanh niên Anrê Phú Yên, Người chứng thứ nhất...
Chúng ta xác tín rằng: Tật bệnh thể xác và tâm linh sẽ được chữa lành, quyền lực của bóng tối quỷ ma sẽ bị đẩy lùi, niềm tin yêu hy vọng sẽ tràn lan khắp chốn. Tuy nhiên, trong khi chờ giây phút hiện thực huy hoàng đó, chúng ta hãycầu nguyện cho nhau:
Lạy Chúa Giêsu,
Thế giới thật bao la
Mà vòng tay chúng con quá nhỏ.
Xin dạy chúng con biết nắm tay nhau
Mà tin tưởng lên đường
Nhẹ nhàng và thanh thoát… (Manna)
Giuse Trương Đình Hiền
Nắm tay lên đường nhẹ nhàng và thanh thoát
Dẫn nhập đầu lễ : Kính thưa cộng đoàn,
Sứ điệp Phụng vụ hôm nay là một lời mời gọi “lên đường”. Lên đường thực thi sứ vụ “Tông Đồ”; lên đường loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa; lên đường chữa lành cá bệnh tật hồn xác, thoa dịu những khổ đau, mang lại niềm hy vọng; lên đường xua tan bóng tối của sự dữ và ma quỷ; lên đường để xây dựng Vương quốc Nước Trời…
Là Kitô hữu, với hồng ân của nhiệm tích Thánh Tẩy, được trang bị những vũ khí và hành trang của Tin Mừng Tám Mối Phúc thật, theo định hướng và phương pháp của chính Chúa Kitô, chúng ta hân hoan cất bước lên đường trong tin yêu và phó thác, trong khiêm hạ và tín trung.
Giờ đây….
Giảng Lời Chúa:
Đối với người kitô hữu, “ơn gọi tông đồ”, “sứ mệnh ngôn sứ” chính là “căn tính” gắn liền với phẩm giá và đi theo suốt cả cuộc đời trần gian, một đời sống vốn thuộc về Chúa Kitô, Đấng chính là Vị Tông Đồ, là Ngôn sứ của Chúa Cha như chính Ngài đã khẳng quyết: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Ơn gọi nầy, sứ vụ nầy, chẳng phải chỉ có vào thời Tân ước, vào lúc Chúa Giêsu chọn gọi và sai các môn sinh, mà ngay từ xa xôi trong lịch sử cựu ước, đã biết bao lần chúng ta nghe vang lên nhiều “chuyện kể” hay ho về ơn gọi ngôn sứ, một ơn gọi gần như “độc quyền” thuộc về phía Thiên Chúa. Như hôm nay, trong bài đọc 1, Amos được gọi làm ngôn sứ như chuyện trong mơ: “Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung. Chính Đức Chúa đã bắt lấy tôi khi tôi đi theo sau đàn vật, và Đức Chúa đã truyền cho tôi: “Hãy đi tuyên sấm cho Ít-ra-en dân Ta”.
Quả thật, một khi Chúa đã “bắt lấy”, thì con người chỉ còn có một con đường duy nhất theo cách của sứ ngôn I-sa-ia đó là: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Vì nếu cưởng chống kiểu Gio-na, thì cuối cùng Chúa cũng cho cá mập đớp vào bụng rồi quăng đến nơi phải đến (Gn 2,1-11), hay như cái kiểu “coup de foudre” trên đường Damas dành cho Saolô đã khiến anh chàng Pharisiêu ghét cay ghét đắng Kitô giáo nầy đã “quay hẳn 180 độ” để trở nên Tông Đồ và là “Tông đồ thứ thiệt” của Tin Mừng Phục Sinh, Tông Đồ Dân ngoại ! Và như thế, ai trong chúng ta đều cũng có thể hát lên “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người…”, để rồi khiêm tốn như Đức Trinh Nữ Maria cuối đầu trước dự định tình yêu của Thiên Chúa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa” (Lc 1,38), hay cầu xin cho được một chút mạnh mẽ can đảm như chính Con Thiên Chúa khi cất bước vào đời: “Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,7).
Thế nhưng có người lại thắc mắc: làm ngôn sứ là làm những gì ? và đi làm Tông đồ là đi tới đâu, tới địa chỉ nào ? Cách đây hơn 2000 năm, Ngôi Lời Thiên Chúa “đi làm ngôn sứ”, đi làm Tông đồ đoc chính là nhập thể vào đời và đén với “địa chỉ” là “đến nhà mình”, ngôi nhà mà ở đó thánh Tông Đồ Gioan đã nhận xét: “người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11), có khi tỏ thái độ dè bĩu rẻ khinh, như tường thuật của Phúc âm Mác-cô trong Chúa Nhật tuần trước: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình” (Mc 6,1-6).
Chính trong ý nghĩa đó mà chúng ta hiểu được rằng: mọi nơi và mọi thời vẫn có và vẫn còn nhưng địa chỉ “nhà mình” từ chối Đức Kitô, những “Na-da-rét” khép lòng trước sứ điệp phúc âm, những “Bê-lem” đóng chặt cánh cửa để khước từ những “đôi uyên ương đến từ Na-da-rét” đi tìm một chỗ dung thân cho ngày người vợ trẻ Maria “sinh hoa mãn nguyệt”. Địa chỉ mà những ngôn sứ, những tông đồ của thời đại hôm nay phải dấn thân tìm đến nào có xa lạ gì đâu khi vẫn còn biết bao gia đình mà nơi đó có những người cha rượu chè be bét, với những người mẹ bạc bài suốt sáng thâu đêm, con cái bị vất ra đầu đường xó chợ; có xa lạ gì đâu khi qunh chúng ta đây, trong ngay thành phố nầy, vẫn còn đầy dẫy những bệnh nhân trong các bệnh viện thoi thóp chống chọi từng phút giây với cơn đau và tử thần trong khổ sầu và thất vọng; vẫn còn bao nhiêu bạn trẻ thác loạn vì xì ke ma túy, trác táng buông thả với yêu cuồng sống vội; có xa lạ gì đâu khi còn biết bao thân phận của những người nghèo bị bóc lột tàn nhẫn trên những công lao của nước mắt và mồ hôi; có xa lạ gì đâu khi còn biết bao địa chỉ là những nhà tù đầy ắp những “tù nhân lương tâm” chỉ vì chấp nhận trả giá cho những đòi hỏi của tự do công bình và bác ái; và còn biết bao địa chỉ, nơi mà những tiếng thét gào của những em bé muốn được làm người nhưng đành vĩnh biệt cuộc sống khi chưa kịp nhìn thấy ánh sáng hay chưa nên hình nên dạng; nơi mà những bóng tối âm u của thủ đoạn lọc lừa, của tính toan gian ác, đang kết bầy kết nhóm để vinh thân phì gia, để ăn trên ngồi trước, để triệt tiêu kẻ lành, để đem về bạo lực, để gây nên khủng bố…
Vâng, bao lâu còn thế giới nầy là bấy lâu còn lầm than và tội ác, còn quỷ ma và tật bệnh…, và vì thế vẫn còn có biết bao nhiêu địa chỉ đang vẫy gọi bước chân người ngôn sứ, đang kêu cứu những Tông đồ; không phải chỉ đến để “giảng rao sự sám hối” hay thoa dịu ủi an… mà còn phải ra tay “khu trừ ma quỷ và xức dầu chữa lành các bệnh nhân”. Vì thế, điều quan trọng hơn ở đây, lúc nầy lại là hãy kiểm tra xem chúng ta đang lên đường với thứ vũ khí nào trong tay, với hành trang nào đang có ! Có phải là những chiếc “áo giáp và thanh gươm nặng nề của Go-li-át” tượng trưng cho sự cậy dựa vào thế lực trần gian (1 Sm 17,32-51), hay là “tấm áo da cừu, cây gậy với vài viên đá cuội và cái dây phóng đá của chàng thanh niên chăn chiên Đa-vít, tượng trưng cho niềm tin yêu phó thác nơi quyền năng Đấng Tối Cao ?
Câu giải đáp chính là “mệnh lệnh” của Chúa Giêsu mà chúng ta vừa nghe Tin Mừng Mác-cô công bố ! “Không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép nhưng không được mặc hai áo”.
Thế đó ! hành trang tông đồ, vũ khí của người ngôn sứ dùng để lên đường dấn thân chiến đấu với quỷ ma và tật bệnh, với tội lỗi và bóng tối lại chỉ là “sự khó nghèo” trong tin yêu phó thác, là niềm trông cậy trong sức mạnh và sự trợ giúp của chính Thiên Chúa, là những giá trị và cung cách ứng xử mang dáng đứng khiêm hạ, yêu thương…Và chúng ta cũng thừa biết, với những vũ khí và hành trang đơn sơ đó, Đa-vít đã chiến đấu và chiến thắng: “Ta đến với ngươi nhân danh Thiên Chúa các đạo binh”. Vâng, trong trangh bị và tư thế đó, “khi Đa-vít xuất chiêu” kẻ thù liền gục ngã. Và chính “Hậu Duệ” của Ngài, người thanh niên thợ mộc làng Na-da-rét, Đức Giêsu-Kitô cũng đã lại “xuất chiêu” theo “bí kiếp” của tổ tiên đã từng thực hiện như thế khi chấp nhận con đường khó nghèo và tự hạ thẳm sâu của khổ nạn thập giá để chỗi dậy vinh quang chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Và lịch sử 2000 năm của “tảng Đá Phêrô” không bao giờ được bảo đảm tồn tại và phát triển vững vàng bởi “những sư đoàn thiện chiến”, bởi những kho tàng của vàng bạc hay vũ khí…mà cốt yếu đó là bởi hàng hàng lớp lớp những vị Thánh Nhân Tử đạo, những cô thiếu nữ đồng trinh, những chàng thanh niên quảng đại hoàn toàn khó nghèo, tay trắng, những tâm hồn thiếu nhi trong sáng, những giáo hoàng, giám mục, linh mục gương mẫu, vị tha, những người mẹ, người cha tảo tần chung thủy…
Sống sứ mệnh ngôn sứ hôm nay đó chính là từng ngày, từng ngày ra khỏi cái tôi dục vọng và ích kỷ, kiêu căng và hẹp hòi, để sẵn sàng “đập bể bình dầu cam tùng quí giá” là chính cuộc đời mình, để làm rực lên mùi thơm cho mái nhà Giáo Hội, là biết cho đi “đồng xu teng của bà góa”, những đóng góp và nỗ lực hy sinh phục vụ cộng đoàn trong những công tác mục vụ nhỏ nhoi, âm thầm của người chức việc, của các giáo lý viên…
Sống sứ mệnh ngôn sứ hôm nay cũng chính là những giọt mồ hôi liêm khiết và trách nhiệm của người Công chính Giuse nơi công trường làm việc, là sự can đảm bảo vệ đức khiết trinh đến cùng cho dù phải chết như cố bé 12 tuổi, Martia Goretti, là hân hoan chấp nhận thương đau để đáp trả tình yêu như chàng thanh niên Anrê Phú Yên, Người chứng thứ nhất...
Chúng ta xác tín rằng: Tật bệnh thể xác và tâm linh sẽ được chữa lành, quyền lực của bóng tối quỷ ma sẽ bị đẩy lùi, niềm tin yêu hy vọng sẽ tràn lan khắp chốn. Tuy nhiên, trong khi chờ giây phút hiện thực huy hoàng đó, chúng ta hãycầu nguyện cho nhau:
Lạy Chúa Giêsu,
Thế giới thật bao la
Mà vòng tay chúng con quá nhỏ.
Xin dạy chúng con biết nắm tay nhau
Mà tin tưởng lên đường
Nhẹ nhàng và thanh thoát… (Manna)
Giuse Trương Đình Hiền
Tiền
Thanh Thanh
17:52 11/07/2009
Sức mạnh của tiền quả thật đáng sợ. Vậy mới nói: Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý.
Tiền có thể là một tên đầy tớ tốt, nhưng lại trở thành ông chủ xấu. Tiền có thể xây dựng, nhưng cũng có thể phá đổ. Có thể phát triển nhưng cũng có thể huỷ diệt mọi công trình vật chất cũng như tinh thần. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm mê hoặc lòng người. Tiền có thể biến con người trở nên bất hiếu, đánh mất nhân cách, giảm đi nhân phẩm, có khi trở thành bất trung và bất nghĩa nữa.
Vì thế, "Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền bạc được" (Lc 16,13).
Ta vẫn nghe nói, có tiền mua tiên cũng được. Nhưng chưa chắc, vì:
Tiền có thể mua được lương thực, nhưng không mua được no ấm.
Tiền có thể mua được mái nhà, nhưng không mua được mái ấm.
Tiền có thể mua được giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Tiền có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.
Tiền có thể mua được đồ dùng, nhưng không mua được niềm vui
Tiền có thể mua được máu, nhưng không mua được sức khoẻ.
Tiền có thể mua được bằng cấp, nhưng không mua được tri thức.
Tiền có thể mua được kiến thức, nhưng không mua được nhân cách.
Tiền có thể mua được phương tiện, nhưng không mua được mục đích.
Tiền có thể mua được quyền, nhưng không mua được trân trọng.
Tiền có thể mua được hưởng thụ, nhưng không mua được bình an.
Tiền có thể mua được phục vụ, nhưng không mua được chăm sóc.
Tiền có thể mua được bạn bè, nhưng không mua được tình nghĩa.
Tiền có thể mua được máy nghe, nhưng không mua được chia sẻ.
Tiền có thể mua được trái tim, nhưng không mua được tình yêu.
Tiền có thể mua được thân xác, nhưng không mua được tâm hồn.
Tiền có thể mua được đời này, nhưng không mua được đời sau.
Tiền có thể mua được hoả ngục, nhưng không mua được thiên đàng.
Tiền có thể mua được con người, nhưng không mua được Thiên Chúa.
Tiền có thể mua được, nhưng lại không mua được. Được hay không tuỳ thuộc vào cách sử dụng tiền bạc của mỗi người. Nhưng hãy cẩn thẩn, vì:
Tiền có thể làm cho trí khôn u mê. Để đề phòng, Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ kỹ lưỡng: “đừng mang theo hai áo, bánh, bị, giày dép, hay tiền dắt lưng” (Mc 6,8). “Phải cẩn thận xa rời mọi hình thức tham lam”. Kết quả: “Nhân danh Thầy, cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con” (Lc 10,17). Tham lam được trá hình bằng cách tích góp để…xây dựng công trình này, dự án kia; gây quỹ cho hội này hội nọ.
Tiền có thể làm cho tâm hồn vô cảm. Giuđa là một điển hình. Anh thản nhiên khi Chúa Giêsu loan báo về sự phản bội của một người trong nhóm. “Anh lạnh lùng giơ chân cho Chúa rửa” (Ga 13,6). Anh đổi cái hôn tình nghĩa để lấy tiền. "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi sẽ trao nộp Người cho các ông" (Mt 26,15). Thiên Chúa đã thành vật sát tế cho tính tham lam của con người.
Thánh Phaolô nói: “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin” (1Tm 6,10). Tham tiền dập tắt mọi thứ tình cảm quý giá: bác ái, đức độ nhân cách, và tự lòng trọng v.v... Tham tiền là ta sống nhưng tâm hồn đã chết.
Tiền có thể làm cho ý chí chai lì. "Ai ham thích nên giàu có dễ sa vào lưới ma quỉ, mắc nhiều đam mê vừa bất lợi vừa nguy hại, nhận chìm họ xuống chốn hư vong" (1Tm 6,9). Biển báo đỏ bảo ta đừng lại: “Giuđa đã đi thắt cổ" (Mt 27,5).
Tiền có thể làm cho ta trở nên tham lam. Bằng cách đầu tư tích trữ, thu gom cho riêng mình, lấy của chung bỏ túi riêng, mà không phục vụ hay chia sẻ cho ai.
Ta hãy nhớ, con người có trách nhiệm phải làm cho vũ trụ giàu có và phồn vinh; xanh tươi và phát triển; thăng tiến và hoàn hảo hơn về mọi mặt. Nghĩa là của cải vật chất phải được chia sẻ, làm lợi cho tha nhân chứ không dành cho bản thân. Vì ta không phải là chủ của vật chất mà chỉ là người đón nhận ân phúc rồi tiếp tục chia sẻ ân phúc cho người khác mà thôi.
Sách sáng thế cho biết, Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp, và phán: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất. Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực. Còn mọi loài dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực” (St 1, 28-30).
Tiền có thể là một tên đầy tớ tốt, nhưng lại trở thành ông chủ xấu. Tiền có thể xây dựng, nhưng cũng có thể phá đổ. Có thể phát triển nhưng cũng có thể huỷ diệt mọi công trình vật chất cũng như tinh thần. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm mê hoặc lòng người. Tiền có thể biến con người trở nên bất hiếu, đánh mất nhân cách, giảm đi nhân phẩm, có khi trở thành bất trung và bất nghĩa nữa.
Vì thế, "Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền bạc được" (Lc 16,13).
Ta vẫn nghe nói, có tiền mua tiên cũng được. Nhưng chưa chắc, vì:
Tiền có thể mua được lương thực, nhưng không mua được no ấm.
Tiền có thể mua được mái nhà, nhưng không mua được mái ấm.
Tiền có thể mua được giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Tiền có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.
Tiền có thể mua được đồ dùng, nhưng không mua được niềm vui
Tiền có thể mua được máu, nhưng không mua được sức khoẻ.
Tiền có thể mua được bằng cấp, nhưng không mua được tri thức.
Tiền có thể mua được kiến thức, nhưng không mua được nhân cách.
Tiền có thể mua được phương tiện, nhưng không mua được mục đích.
Tiền có thể mua được quyền, nhưng không mua được trân trọng.
Tiền có thể mua được hưởng thụ, nhưng không mua được bình an.
Tiền có thể mua được phục vụ, nhưng không mua được chăm sóc.
Tiền có thể mua được bạn bè, nhưng không mua được tình nghĩa.
Tiền có thể mua được máy nghe, nhưng không mua được chia sẻ.
Tiền có thể mua được trái tim, nhưng không mua được tình yêu.
Tiền có thể mua được thân xác, nhưng không mua được tâm hồn.
Tiền có thể mua được đời này, nhưng không mua được đời sau.
Tiền có thể mua được hoả ngục, nhưng không mua được thiên đàng.
Tiền có thể mua được con người, nhưng không mua được Thiên Chúa.
Tiền có thể mua được, nhưng lại không mua được. Được hay không tuỳ thuộc vào cách sử dụng tiền bạc của mỗi người. Nhưng hãy cẩn thẩn, vì:
Tiền có thể làm cho trí khôn u mê. Để đề phòng, Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ kỹ lưỡng: “đừng mang theo hai áo, bánh, bị, giày dép, hay tiền dắt lưng” (Mc 6,8). “Phải cẩn thận xa rời mọi hình thức tham lam”. Kết quả: “Nhân danh Thầy, cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con” (Lc 10,17). Tham lam được trá hình bằng cách tích góp để…xây dựng công trình này, dự án kia; gây quỹ cho hội này hội nọ.
Tiền có thể làm cho tâm hồn vô cảm. Giuđa là một điển hình. Anh thản nhiên khi Chúa Giêsu loan báo về sự phản bội của một người trong nhóm. “Anh lạnh lùng giơ chân cho Chúa rửa” (Ga 13,6). Anh đổi cái hôn tình nghĩa để lấy tiền. "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi sẽ trao nộp Người cho các ông" (Mt 26,15). Thiên Chúa đã thành vật sát tế cho tính tham lam của con người.
Thánh Phaolô nói: “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin” (1Tm 6,10). Tham tiền dập tắt mọi thứ tình cảm quý giá: bác ái, đức độ nhân cách, và tự lòng trọng v.v... Tham tiền là ta sống nhưng tâm hồn đã chết.
Tiền có thể làm cho ý chí chai lì. "Ai ham thích nên giàu có dễ sa vào lưới ma quỉ, mắc nhiều đam mê vừa bất lợi vừa nguy hại, nhận chìm họ xuống chốn hư vong" (1Tm 6,9). Biển báo đỏ bảo ta đừng lại: “Giuđa đã đi thắt cổ" (Mt 27,5).
Tiền có thể làm cho ta trở nên tham lam. Bằng cách đầu tư tích trữ, thu gom cho riêng mình, lấy của chung bỏ túi riêng, mà không phục vụ hay chia sẻ cho ai.
Ta hãy nhớ, con người có trách nhiệm phải làm cho vũ trụ giàu có và phồn vinh; xanh tươi và phát triển; thăng tiến và hoàn hảo hơn về mọi mặt. Nghĩa là của cải vật chất phải được chia sẻ, làm lợi cho tha nhân chứ không dành cho bản thân. Vì ta không phải là chủ của vật chất mà chỉ là người đón nhận ân phúc rồi tiếp tục chia sẻ ân phúc cho người khác mà thôi.
Sách sáng thế cho biết, Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp, và phán: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất. Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực. Còn mọi loài dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực” (St 1, 28-30).
Đức tin trong đời sống Giáo hội
LM Phêrô Hồng Phúc
17:55 11/07/2009
Đức tin là một sự tuyên xưng công khai
Theo Tin Mừng của Marcô đoạn 5 từ câu 21 đến câu 43 (Mc 5,21-43) thuật lại việc Chúa đến nhà ông trưởng hội đường để chữa cho đứa bé gái của ông bị bệnh nặng.
Trên đường đi, một phép lạ thứ hai đã diễn ra âm thầm: người đàn bà bị bệnh băng huyết đã mười hai năm. Bà âm thầm và đau đớn chịu khổ và vì thế bà cũng chen lấn trong đám đông với niềm hy vọng được gặp Chúa Giêsu. Bà đã có một ý tưởng mạnh mẽ, xuất phát từ một đức tin mạnh mẽ: “Chỉ cần tôi chạm đến áo của Người là tôi sẽ được khỏi” (x.Mc 5,29), và điều đó đã xảy ra. Người đàn bà này được khỏi bệnh, bà biết vì đâu và vì ai. Nhưng bà sống trong mặc cảm của bệnh tật, cho nên bà cũng không muốn nói điều mà bà vừa được khỏi bệnh ở nơi công chúng. Bà đã âm thầm chịu bệnh thì lẽ gì bà lại muốn công khai nói ra. Chúa Giêsu thì khác, Chúa đưa mắt tìm xem ai đã động vào mình khiến cho các tông đồ sửng sốt: “Thưa Thày, Thày biết người ta chen Thày tứ phía. Vậy mà Thày còn hỏi 'Ai động đến áo của Thày?'” (Mc 5,31-32). Chúa Giêsu không đi tìm người chữa bệnh để cho mình được tôn vinh; Chúa Giêsu cũng không điều tra để xem người nào đã được khỏi bệnh phải dâng lời tạ ơn. Nhưng Đức Giêsu muốn tìm cơ hội cho người đàn bà này vốn âm thầm nhưng có đức tin mạnh, có cơ hội để tuyên xưng đức tin của mình. Và người đàn bà này đã đến sấp mình trước mặt Chúa, điều mà trước đó, bà chỉ mong chạm vào được gấu áo của Ngài mà phải chen lấn, phải vất vả thì bây giờ bà được công khai đến trước mặt Chúa và sấp mình thú nhận điều mà bà đã suy nghĩ, đã thực hành và đã được khỏi bệnh. Đức Giêsu một lần nữa không khẳng định mình nhưng là để khẳng định đức tin của bà trước mặt mọi người để bà có cơ hội làm chứng về đức tin đó hơn: “Hỡi con, đức tin con đã chữa con, con hãy về bình an, con được khỏi bệnh” (Mc 5,34). Đức tin là một sự tuyên xưng. Đức Giêsu không muốn cho một đức tin mạnh như vậy, nói theo kiểu Việt Nam là “Áo gấm đi đêm”. Người muốn cho tất cả mọi người được chứng kiến đức tin mạnh mẽ của một con người chỉ ước mong được chạm đến gấu áo của Chúa là được khỏi bệnh. Không phải gấu áo của Chúa đã làm phép lạ, nhưng lòng tin của bà đã được Chúa chứng kiến và Chúa đã cho đức tin mạnh mẽ của người đàn bà ấy được toại nguyện là bà được khỏi bệnh.
Chúa Giêsu cũng đã chữa em bé mười hai tuổi, con của trưởng hội đường, khi Chúa Giêsu đến nhà thì em đã chết. Chỉ bằng một việc cầm tay em bé và nói em: “ Thầy truyền cho con: hãy trỗi dậy!” (Mc 5,41). Cũng một công thức, Chúa Giêsu tiến đến quan tài con bà góa thành Nain: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho con: hãy chỗi dậy!” (Lc 7,15). Và cũng một công thức khi Chúa tiến tới trước cửa mộ Lazaro: “Hỡi Lazaro, hãy ra đây” (x. Ga 11,43). Bằng những công thức như vậy, Đức Giêsu đã cho người chết sống lại. Với em bé, em được trả lại cho bố mẹ; với thanh niên kia, được trả lại cho mẹ là bà góa thành Nain; với Lazaro thì được trở về với gia đình Betania.
Như vậy, Chúa muốn dạy chúng ta bài học về sự tuyên xưng đức tin, nói theo cách mà Chúa vẫn dạy các tông đồ rằng: “Những gì các con nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (Mt 10,27). Một đức tin không úp mở, một đức tin không bao giờ phải giấu diếm. Đức tin là một sự tuyên xưng công khai. Ngay trong thời Cựu Ước, người ta đã ý thức điều đó khi mà lời thánh vịnh vua David thốt lên: “Tôi sẽ công bố danh Chúa giữa nơi công hội” (x.Tv 22,23) nói lên những gì là cao cả, vĩ đại, những kỳ công bao la của Chúa; nói cho mọi thời như Đức Mẹ “từ nay muôn đời sẽ khen tôi có phúc vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều trọng đại và danh Ngài là thánh”. Có mượn miệng lưỡi từ đời nọ qua đời kia, có kêu gọi cả “Trời xanh hãy xưng tụng danh Chúa” (Tv 19,2) cũng còn là ít phương chi là việc danh Chúa công bố giữa nơi công hội. Đó là nghĩa vụ của mỗi người. Bởi thế, một đức tin mạnh mẽ công khai ở nơi chung, được Chúa đề cao: “Ở đâu có hai ba người họp nhau lại thì Ta ở giữa họ” (Mt 18,20). Đức tin khi đó trở thành một đức tin được vang lên giữa nơi công hội.
Đức tin đồng nghĩa với sự sống
Khi Matta tuyên xưng: “Lạy Thày, con tin” thì Lazaro được sống lại;
Khi mà viên trưởng hội đường này đến tìm Thày và mặc dù người ta nói rằng: “Con gái ông chết rồi, còn phiền Thày làm gì nữa”. Ông vẫn tin. Ông tin trong mọi hoàn cảnh và đức tin ấy được Đức Giêsu nâng đỡ: “Ông đừng sợ”. Và chính đức tin ấy đã làm cho con gái ông được khỏi. Như vậy, đức tin đồng nghĩa với sự sống. Người đàn bà hôm nay, nhờ đức tin mà được khỏi bệnh, nghĩa là sống khỏe. Và con gái trưởng hội đường hôm nay nhờ người cha có lòng tin mạnh mà em dù đã chết giờ được sống lại.
Nếu chúng ta đã ôn lại với Lazaro thì chúng ta cũng hãy ôn lại với Matta, Chúa nói: “Ta đã nói với con rằng: Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống và kẻ nào sống và tin Ta sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?” Và Matta thưa: “Thưa Thày, vâng, con tin”. Và đức tin ấy đã khẳng định: “Ai tin ta dù có chết cũng sẽ được sống và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ ”(Ga 11, 25-26). Đó là đức tin mà chúng ta được mời gọi, một đức tin công khai qua mọi thời đại và làm chứng về Thiên Chúa, về Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa.
Ngày nay, chúng ta được mời gọi đến đây, không như là những khán giả đứng nhìn, cũng không phải chúng ta được ôn lại một câu chuyện được đọc trong kho tàng “Cổ tích Tin Mừng”. Không! Tin Mừng là sự sống. Đức tin là sự sống. Và vì vậy, chúng ta được mời gọi đến đây để cộng hưởng trong đức tin và tuyên xưng Chúa là Đấng yêu thương, Chúa là nguồn sự sống và Chúa chính là Đấng sẽ đến để chúng ta được sống và sống dồi dào. Đó là đức tin của chúng ta. Đức tin không chỉ cho chúng ta khỏe về thể xác nhưng còn cho chúng ta sự sống đời đời. Đó chính là điều mà Hội Thánh dạy cho chúng ta tuyên xưng đức tin đó mỗi ngày và bất cứ ở nơi đâu. Ngay bây giờ, chúng tôi mời gọi cộng đoàn thực hiện lời tuyên xưng đức tin ấy của chúng ta.
Theo Tin Mừng của Marcô đoạn 5 từ câu 21 đến câu 43 (Mc 5,21-43) thuật lại việc Chúa đến nhà ông trưởng hội đường để chữa cho đứa bé gái của ông bị bệnh nặng.
Trên đường đi, một phép lạ thứ hai đã diễn ra âm thầm: người đàn bà bị bệnh băng huyết đã mười hai năm. Bà âm thầm và đau đớn chịu khổ và vì thế bà cũng chen lấn trong đám đông với niềm hy vọng được gặp Chúa Giêsu. Bà đã có một ý tưởng mạnh mẽ, xuất phát từ một đức tin mạnh mẽ: “Chỉ cần tôi chạm đến áo của Người là tôi sẽ được khỏi” (x.Mc 5,29), và điều đó đã xảy ra. Người đàn bà này được khỏi bệnh, bà biết vì đâu và vì ai. Nhưng bà sống trong mặc cảm của bệnh tật, cho nên bà cũng không muốn nói điều mà bà vừa được khỏi bệnh ở nơi công chúng. Bà đã âm thầm chịu bệnh thì lẽ gì bà lại muốn công khai nói ra. Chúa Giêsu thì khác, Chúa đưa mắt tìm xem ai đã động vào mình khiến cho các tông đồ sửng sốt: “Thưa Thày, Thày biết người ta chen Thày tứ phía. Vậy mà Thày còn hỏi 'Ai động đến áo của Thày?'” (Mc 5,31-32). Chúa Giêsu không đi tìm người chữa bệnh để cho mình được tôn vinh; Chúa Giêsu cũng không điều tra để xem người nào đã được khỏi bệnh phải dâng lời tạ ơn. Nhưng Đức Giêsu muốn tìm cơ hội cho người đàn bà này vốn âm thầm nhưng có đức tin mạnh, có cơ hội để tuyên xưng đức tin của mình. Và người đàn bà này đã đến sấp mình trước mặt Chúa, điều mà trước đó, bà chỉ mong chạm vào được gấu áo của Ngài mà phải chen lấn, phải vất vả thì bây giờ bà được công khai đến trước mặt Chúa và sấp mình thú nhận điều mà bà đã suy nghĩ, đã thực hành và đã được khỏi bệnh. Đức Giêsu một lần nữa không khẳng định mình nhưng là để khẳng định đức tin của bà trước mặt mọi người để bà có cơ hội làm chứng về đức tin đó hơn: “Hỡi con, đức tin con đã chữa con, con hãy về bình an, con được khỏi bệnh” (Mc 5,34). Đức tin là một sự tuyên xưng. Đức Giêsu không muốn cho một đức tin mạnh như vậy, nói theo kiểu Việt Nam là “Áo gấm đi đêm”. Người muốn cho tất cả mọi người được chứng kiến đức tin mạnh mẽ của một con người chỉ ước mong được chạm đến gấu áo của Chúa là được khỏi bệnh. Không phải gấu áo của Chúa đã làm phép lạ, nhưng lòng tin của bà đã được Chúa chứng kiến và Chúa đã cho đức tin mạnh mẽ của người đàn bà ấy được toại nguyện là bà được khỏi bệnh.
Chúa Giêsu cũng đã chữa em bé mười hai tuổi, con của trưởng hội đường, khi Chúa Giêsu đến nhà thì em đã chết. Chỉ bằng một việc cầm tay em bé và nói em: “ Thầy truyền cho con: hãy trỗi dậy!” (Mc 5,41). Cũng một công thức, Chúa Giêsu tiến đến quan tài con bà góa thành Nain: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho con: hãy chỗi dậy!” (Lc 7,15). Và cũng một công thức khi Chúa tiến tới trước cửa mộ Lazaro: “Hỡi Lazaro, hãy ra đây” (x. Ga 11,43). Bằng những công thức như vậy, Đức Giêsu đã cho người chết sống lại. Với em bé, em được trả lại cho bố mẹ; với thanh niên kia, được trả lại cho mẹ là bà góa thành Nain; với Lazaro thì được trở về với gia đình Betania.
Như vậy, Chúa muốn dạy chúng ta bài học về sự tuyên xưng đức tin, nói theo cách mà Chúa vẫn dạy các tông đồ rằng: “Những gì các con nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (Mt 10,27). Một đức tin không úp mở, một đức tin không bao giờ phải giấu diếm. Đức tin là một sự tuyên xưng công khai. Ngay trong thời Cựu Ước, người ta đã ý thức điều đó khi mà lời thánh vịnh vua David thốt lên: “Tôi sẽ công bố danh Chúa giữa nơi công hội” (x.Tv 22,23) nói lên những gì là cao cả, vĩ đại, những kỳ công bao la của Chúa; nói cho mọi thời như Đức Mẹ “từ nay muôn đời sẽ khen tôi có phúc vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều trọng đại và danh Ngài là thánh”. Có mượn miệng lưỡi từ đời nọ qua đời kia, có kêu gọi cả “Trời xanh hãy xưng tụng danh Chúa” (Tv 19,2) cũng còn là ít phương chi là việc danh Chúa công bố giữa nơi công hội. Đó là nghĩa vụ của mỗi người. Bởi thế, một đức tin mạnh mẽ công khai ở nơi chung, được Chúa đề cao: “Ở đâu có hai ba người họp nhau lại thì Ta ở giữa họ” (Mt 18,20). Đức tin khi đó trở thành một đức tin được vang lên giữa nơi công hội.
Đức tin đồng nghĩa với sự sống
Khi Matta tuyên xưng: “Lạy Thày, con tin” thì Lazaro được sống lại;
Khi mà viên trưởng hội đường này đến tìm Thày và mặc dù người ta nói rằng: “Con gái ông chết rồi, còn phiền Thày làm gì nữa”. Ông vẫn tin. Ông tin trong mọi hoàn cảnh và đức tin ấy được Đức Giêsu nâng đỡ: “Ông đừng sợ”. Và chính đức tin ấy đã làm cho con gái ông được khỏi. Như vậy, đức tin đồng nghĩa với sự sống. Người đàn bà hôm nay, nhờ đức tin mà được khỏi bệnh, nghĩa là sống khỏe. Và con gái trưởng hội đường hôm nay nhờ người cha có lòng tin mạnh mà em dù đã chết giờ được sống lại.
Nếu chúng ta đã ôn lại với Lazaro thì chúng ta cũng hãy ôn lại với Matta, Chúa nói: “Ta đã nói với con rằng: Ai tin Ta dù có chết cũng sẽ được sống và kẻ nào sống và tin Ta sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?” Và Matta thưa: “Thưa Thày, vâng, con tin”. Và đức tin ấy đã khẳng định: “Ai tin ta dù có chết cũng sẽ được sống và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ ”(Ga 11, 25-26). Đó là đức tin mà chúng ta được mời gọi, một đức tin công khai qua mọi thời đại và làm chứng về Thiên Chúa, về Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa.
Ngày nay, chúng ta được mời gọi đến đây, không như là những khán giả đứng nhìn, cũng không phải chúng ta được ôn lại một câu chuyện được đọc trong kho tàng “Cổ tích Tin Mừng”. Không! Tin Mừng là sự sống. Đức tin là sự sống. Và vì vậy, chúng ta được mời gọi đến đây để cộng hưởng trong đức tin và tuyên xưng Chúa là Đấng yêu thương, Chúa là nguồn sự sống và Chúa chính là Đấng sẽ đến để chúng ta được sống và sống dồi dào. Đó là đức tin của chúng ta. Đức tin không chỉ cho chúng ta khỏe về thể xác nhưng còn cho chúng ta sự sống đời đời. Đó chính là điều mà Hội Thánh dạy cho chúng ta tuyên xưng đức tin đó mỗi ngày và bất cứ ở nơi đâu. Ngay bây giờ, chúng tôi mời gọi cộng đoàn thực hiện lời tuyên xưng đức tin ấy của chúng ta.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám Mục giả cướp Mình Thánh Chúa trên tay Giám Mục thật
Thuý Dung
14:31 11/07/2009
Linz - Trang nghiêm trong buổi lễ kính Thánh Phêrô hôm 28 tháng Sáu tại giáo xứ thánh Phêrô ở thành phố Linz Áo Quốc đã bị phá hỏng khi một người đàn bà cướp Mình Thánh Chúa trên tay Đức Giám Mục Ludwig Schwarz.
Đức Cha Ludwig Schwarz đã chọn giáo xứ thánh Phêrô để cử hành thánh lễ Chúa Nhật 28/6 kính Thánh Phêrô. Buổi lễ có sự tham dự của một số đông các chính trị gia cao cấp trong chính phủ Áo và hơn 400 anh chị em giáo dân. Bà Christine Mayr-Lumetzberger, người tự nhận mình là Giám Mục và đã bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông ngày 21/12/2002 vì đã chịu chức linh mục trái phép với 6 phụ nữ khác trên sông Danube, cũng có mặt trong buổi lễ.
Ăn mặc như một Giám Mục, Christine Mayr-Lumetzberger đã chọn đúng hàng người được Đức Cha Ludwig Schwarz trao Mình Thánh Chúa. Anh chị em giáo dân trong giáo xứ thánh Phêrô đã cản bà ta lại vì họ biết rõ bà ta bị vạ tuyệt thông. Tuy nhiên, bà ta giằng ra được và tiến lên nhận Mình Thánh Chúa.
Christine Mayr-Lumetzberger là một người sinh trưởng trong giáo xứ này. Bà ta đã thử nhiều lần nhưng cha sở và các thừa tác viên luôn từ chối trao Mình Thánh Chúa cho bà.
Đức Cha Ludwig Schwarz cũng đã từ chối trao Mình Thánh Chúa cho bà ta. Nhưng, lợi dụng lúc ngài nghiêng người xuống để giải thích với bà lý do việc ngài từ chối, bà ta đã cướp Mình Thánh Chúa trên tay ngài.
Trước khi tự cho là Giám Mục, Christine Mayr-Lumetzberger là một cô giáo và là một nữ tu Dòng Biển Đức. Ngày 29/06/2002, bà và 6 phụ nữ khác được Giám Mục lang thang không trú sở Rómulo Antonio Braschi, người Á Căn Đình phong chức linh mục.
Năm 2003, Christine Mayr-Lumetzberger cho rằng mình đã được một Giám Mục hiệp thông với Tòa Thánh phong chức linh mục, nhưng bà ta không cho biết vị ấy là ai.
Sau khi tự xưng là Giám Mục, Christine Mayr-Lumetzberger đã phong chức linh mục cho nhiều phụ nữ khác, trong đó có các phụ nữ Hoa Kỳ và Canada trên sông Lawrence năm 2005.
"Giám mục" Christine Mayr-Lumetzberger |
Ăn mặc như một Giám Mục, Christine Mayr-Lumetzberger đã chọn đúng hàng người được Đức Cha Ludwig Schwarz trao Mình Thánh Chúa. Anh chị em giáo dân trong giáo xứ thánh Phêrô đã cản bà ta lại vì họ biết rõ bà ta bị vạ tuyệt thông. Tuy nhiên, bà ta giằng ra được và tiến lên nhận Mình Thánh Chúa.
Christine Mayr-Lumetzberger là một người sinh trưởng trong giáo xứ này. Bà ta đã thử nhiều lần nhưng cha sở và các thừa tác viên luôn từ chối trao Mình Thánh Chúa cho bà.
Đức Cha Ludwig Schwarz cũng đã từ chối trao Mình Thánh Chúa cho bà ta. Nhưng, lợi dụng lúc ngài nghiêng người xuống để giải thích với bà lý do việc ngài từ chối, bà ta đã cướp Mình Thánh Chúa trên tay ngài.
Trước khi tự cho là Giám Mục, Christine Mayr-Lumetzberger là một cô giáo và là một nữ tu Dòng Biển Đức. Ngày 29/06/2002, bà và 6 phụ nữ khác được Giám Mục lang thang không trú sở Rómulo Antonio Braschi, người Á Căn Đình phong chức linh mục.
Năm 2003, Christine Mayr-Lumetzberger cho rằng mình đã được một Giám Mục hiệp thông với Tòa Thánh phong chức linh mục, nhưng bà ta không cho biết vị ấy là ai.
Sau khi tự xưng là Giám Mục, Christine Mayr-Lumetzberger đã phong chức linh mục cho nhiều phụ nữ khác, trong đó có các phụ nữ Hoa Kỳ và Canada trên sông Lawrence năm 2005.
Tiến triển trong quan hệ ngoại giao Mexico – Tòa Thánh Vatican
Nguyễn Hoàng Thương
15:14 11/07/2009
Vatican – (VIS) Sáng hôm 10/07, tại Tòa Thánh Vatican, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Tân Đại sứ Mễ Tây Cơ cạnh Tòa Thánh, ông Hector Federico Ling Altamirano đến trình quốc thư. Mêxicô, đất nước mà Đức Thánh Cha nhận xét "mang đặc tính đã được tôi luyện qua nhiều thế kỷ trong mối tương quan sinh hoa quả với thông điệp cứu độ đã được công bố bởi Giáo Hội Công Giáo".
Đức Thánh Cha cho hay: "Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô đã phát sinh một nền văn hóa ở Mễ Tây Cơ, mang lại ý nghĩa đặc trưng và toàn diện cho sự sống, và một viễn tượng đầy hy vọng của cuộc sống, đồng thời đặt ra hàng loạt nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển hài hòa của toàn thể xã hội ".
Đức Thánh Cha cũng đã đề cập đến Hội nghị Thế giới về Gia đình lần thứ tư, được tổ chức tại Mexico City một vài tháng trước, ngài cho biế nó đã nêu bật "tầm quan trọng của cơ quan này, vốn được người dân Mễ Tây Cơ hết sức quý mến... Do vậy, hệ quả năng động của nó là các gia đình được hỗ trợ thích đáng, gia đình tiếp tục là trường dạy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, là nơi phát triển đức hạnh con người và là lý do để hy vọng cho phần còn lại của xã hội".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng lưu ý đến "tiến triển quan trọng đã thực hiện trong những năm gần đây trong mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Mễ Tây Cơ, trong bầu khí hậu cộng tác tương hỗ tự chủ và lành mạnh". Trong bối cảnh đó, ngài đề cập đến các sự kiện được tổ chức để kỷ niệm 50 năm tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, trong đó chú trọng đến "sự hiểu biết đích xác về nhà nước dân chủ đích thực và nhiệm vụ bảo vệ và ủng hộ tự do tôn giáo trong tất cả các khía cạnh của đời sống công chúng và xã hội".
Đức Thánh Cha cho hay thêm: "Sự thật là tự do tôn giáo không phải chỉ là người này nhiều quyền hơn nhiều người khác, và cũng không phải là đặc quyền mà Giáo Hội Công Giáo đòi hỏi... Nó phụ thuộc vào tính chất của mỗi cá nhân, của mỗi con người và mỗi dân tộc". Có thể nó không "bị giới hạn để chỉ là sự sống chung của các công dân, những người thực thi tôn giáo của họ cách riêng tư, hoặc giới hạn tự do thực hiện việc thờ phượng, thay vì nó phải cam kết để các tín hữu có được sự đảm bảo đầy đủ để có thể bày tỏ niềm tin tôn giáo của họ, đồng thời cũng làm cho họ đóng góp vào lợi ích chung và công bằng xã hội ở tất cả các khía cạnh của đời sống, mà không có bất cứ hạn chế hay áp bức nào. Trong bối cảnh này, Giáo Hội Công Giáo, trong khi hỗ trợ và khuyến khích viễn tượng tích cực này về vai trò của các tôn giáo trong xã hội, không muốn can thiệp vào sự tự chủ của các tổ chức dân sự".
Đức Thánh Cha ca ngợi các bước đang được thực hiện tại Mễ Tây Cơ "để thúc đẩy công bằng và hiệp nhất hơn nữa trong xã hội, và để vượt thắng những tương phản vốn tiếp tục làm đau khổ đất nước", trong đó "những vấn đề nghiêm trọng như bạo lực, buôn bán ma túy, và bất bình đẳng, nghèo khổ là mảnh đất phì nhiêu cho sự phạm pháp".
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI kết luận: "Nó không thể là cường điệu quá mức khi nói rằng quyền được sống phải được công nhận trong tất cả sự tràn đầy của nó. Trong bối cảnh này, tôi hân hoan đón chào các sáng kiến mà Mễ Tây Cơ thực hiện như đã bãi bỏ án tử hình vào năm 2005, và gần đây một số bang thông qua các biện pháp để bảo vệ sự sống con người từ lúc hình thành. Những động thái kiên quyết này về vấn đề cơ bản đó nên là biểu trưng của quê hương quý ngài, một trong số đó có thể là niềm tự hào xứng đáng".
Đức Thánh Cha cho hay: "Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô đã phát sinh một nền văn hóa ở Mễ Tây Cơ, mang lại ý nghĩa đặc trưng và toàn diện cho sự sống, và một viễn tượng đầy hy vọng của cuộc sống, đồng thời đặt ra hàng loạt nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển hài hòa của toàn thể xã hội ".
Đức Thánh Cha cũng đã đề cập đến Hội nghị Thế giới về Gia đình lần thứ tư, được tổ chức tại Mexico City một vài tháng trước, ngài cho biế nó đã nêu bật "tầm quan trọng của cơ quan này, vốn được người dân Mễ Tây Cơ hết sức quý mến... Do vậy, hệ quả năng động của nó là các gia đình được hỗ trợ thích đáng, gia đình tiếp tục là trường dạy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, là nơi phát triển đức hạnh con người và là lý do để hy vọng cho phần còn lại của xã hội".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng lưu ý đến "tiến triển quan trọng đã thực hiện trong những năm gần đây trong mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Mễ Tây Cơ, trong bầu khí hậu cộng tác tương hỗ tự chủ và lành mạnh". Trong bối cảnh đó, ngài đề cập đến các sự kiện được tổ chức để kỷ niệm 50 năm tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, trong đó chú trọng đến "sự hiểu biết đích xác về nhà nước dân chủ đích thực và nhiệm vụ bảo vệ và ủng hộ tự do tôn giáo trong tất cả các khía cạnh của đời sống công chúng và xã hội".
Đức Thánh Cha cho hay thêm: "Sự thật là tự do tôn giáo không phải chỉ là người này nhiều quyền hơn nhiều người khác, và cũng không phải là đặc quyền mà Giáo Hội Công Giáo đòi hỏi... Nó phụ thuộc vào tính chất của mỗi cá nhân, của mỗi con người và mỗi dân tộc". Có thể nó không "bị giới hạn để chỉ là sự sống chung của các công dân, những người thực thi tôn giáo của họ cách riêng tư, hoặc giới hạn tự do thực hiện việc thờ phượng, thay vì nó phải cam kết để các tín hữu có được sự đảm bảo đầy đủ để có thể bày tỏ niềm tin tôn giáo của họ, đồng thời cũng làm cho họ đóng góp vào lợi ích chung và công bằng xã hội ở tất cả các khía cạnh của đời sống, mà không có bất cứ hạn chế hay áp bức nào. Trong bối cảnh này, Giáo Hội Công Giáo, trong khi hỗ trợ và khuyến khích viễn tượng tích cực này về vai trò của các tôn giáo trong xã hội, không muốn can thiệp vào sự tự chủ của các tổ chức dân sự".
Đức Thánh Cha ca ngợi các bước đang được thực hiện tại Mễ Tây Cơ "để thúc đẩy công bằng và hiệp nhất hơn nữa trong xã hội, và để vượt thắng những tương phản vốn tiếp tục làm đau khổ đất nước", trong đó "những vấn đề nghiêm trọng như bạo lực, buôn bán ma túy, và bất bình đẳng, nghèo khổ là mảnh đất phì nhiêu cho sự phạm pháp".
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI kết luận: "Nó không thể là cường điệu quá mức khi nói rằng quyền được sống phải được công nhận trong tất cả sự tràn đầy của nó. Trong bối cảnh này, tôi hân hoan đón chào các sáng kiến mà Mễ Tây Cơ thực hiện như đã bãi bỏ án tử hình vào năm 2005, và gần đây một số bang thông qua các biện pháp để bảo vệ sự sống con người từ lúc hình thành. Những động thái kiên quyết này về vấn đề cơ bản đó nên là biểu trưng của quê hương quý ngài, một trong số đó có thể là niềm tự hào xứng đáng".
Tán dương tính đa dạng trong du lịch
Phụng Nghi
17:01 11/07/2009
Vatican City (VIS) - Hội đồng Giáo hoàng phụ trách Mục vụ cho Người Di dân và Người Chuyển dịch hôm nay công bố một sứ điệp mục vụ nhân Ngày Du lịch Thế giới. Ngày Du lịch Thế giới năm nay nhằm vào 27 tháng 9 và bản thông điệp Anh ngữ có chủ đề: “Du lịch triển dương tính đa dạng.”
Trong bức thông điệp đề ngày 24 tháng 6, Tổng giám mục Antonio Maria Veglio, chủ tịch, và Tổng giám mục Agostino Marchetto, tổng thư ký của Hội đồng, viết như sau: “Tính đa dạng là một sự kiện, một thực tế, nhưng như Đức giáo hoàng Benedict XVI nhắc nhở chúng ta, nó cũng là một yếu tố tích cực, một điều tốt đẹp, chứ không phải một sự đe dọa hay một mối nguy, đến tận điểm Đức thánh cha muốn “con người không chỉ chấp nhận sự hiện hữu của những nền văn hóa khác mà còn muốn làm cho mình được phong phú hơn nhờ những nền văn hóa ấy.”
“Kinh nghiệm về sự đa dạng thuộc về thân phận con người, cũng bởi vì sự tiến bộ của mỗi người được thực hiện do những bước đi nhiều dạng nhiều vẻ làm thúc đẩy tiến trình lớn mạnh và trưởng thành của con người. Nó là một sự khám phá tiến bộ, khi chúng ta so sánh mình với con người và sự vật quanh ta, do đó phân biệt chúng ta với những gì không giống như chúng ta.”
Vị chủ tịch và tổng thư ký Hội đồng nhấn mạnh đến tầm quan trọng phải làm “tất cả những gì chúng ta có thể làm được để biến đổi sự kỳ thị, bài ngoại và bất bao dung thành ra lòng thông cảm và chấp nhận lẫn nhau, qua con đường tương kính, giáo dục và đối thoại trong tinh thần cởi mở, xây dựng và liên kết.
“Du lịch cũng còn là cơ hội để đối thoại và lắng nghe, bởi vì nó để cho con người tiếp xúc với các lối sống khác, các tôn giáo khác, các nhãn quan khác về thế giới và lịch sử thế giới. Nó cũng còn là lời mời gọi người ta đừng thu hẹp vào trong nền văn hóa của riêng mình, mà là cởi mở và đối diện với những cách thức suy nghĩ và lối sống khác biệt. Do đó, đừng ngạc nhiên khi những bộ phận cực đoan và các nhóm khủng bố mang tính chất bảo thủ coi du lịch là mối nguy cơ và một mục tiêu phải phá hủy. Chúng ta hãy nồng nhiệt hy vọng rằng sự hiểu biết lẫn nhau sẽ giúp xây dựng một xã hội huynh đệ, thông cảm và công bằng hơn.”
Nếu phát triển du lịch mà thiếu đạo lý về trách nhiệm, sẽ đồng thời tạo ra nguy cơ đồng nhất đơn điệu và coi vẻ đẹp như là Fascinatio nugacitatis (Sức mê hoặc của điều tầm thường). Chẳng hạn, điều xảy ra là người dân địa phương đem tập tục truyền thống của họ ra làm một show cho du khách coi, trình bầy sự đa dạng như một sản phẩm thương mại.”
“Tất cả những điều này cần đến một nỗ lực, cả về phía những người đến thăm viếng lẫn người dân địa phương đón tiếp họ, phải có thái độ cởi mở, tôn trọng, gần gũi thân mật, tin cẩn đến độ, vì thúc đẩy bởi niềm ao ước muốn gặp gỡ nhau, khi tôn trọng sự đa dạng về tôn giáo văn hóa và cá nhân của nhau, họ sẽ cởi mở sẵn sàng để đối thoại và thông cảm.”
Sau khi nhấn mạnh là “nhờ chiêm niệm về sự đa dạng, con người khám phá ra những dấu vết của Đấng cao cả trong những bước chân của nhân loại”, hai vị tổng giám mục khẳng định rằng “đối với người tín hữu, những điều khác biệt như một tổng thể mở ra những con đường qua đó người ta có thể tiến gần tới sự cao cả vô biên của Thiên Chúa.”
“Thiên Chúa trao cho Giáo hội nhiệm vụ rèn luyện một tạo vật mới trong Đức Giêsu Kitô – nhờ Chúa Thánh Thấn - thâu tóm lại trong Người tất cả những kho tàng quý giá của sự đa dạng nơi nhân loại mà tội lỗi đã biến cải thành chia rẽ và xung đột.”
Thông điệp kết thúc bằng lời bày tỏ niềm hy vọng rằng “hơi thở thần linh của sức sống sẽ thắng thế mọi sự bài ngoại, kỳ thị, chủ nghĩa chủng tộc và mang lại gần nhau những kẻ ở xa nhau, qua việc chiêm niệm tính hiệp nhất/đa dạng của gia đình nhân loại đã được Thiên Chúa chúc phúc.
Trong bức thông điệp đề ngày 24 tháng 6, Tổng giám mục Antonio Maria Veglio, chủ tịch, và Tổng giám mục Agostino Marchetto, tổng thư ký của Hội đồng, viết như sau: “Tính đa dạng là một sự kiện, một thực tế, nhưng như Đức giáo hoàng Benedict XVI nhắc nhở chúng ta, nó cũng là một yếu tố tích cực, một điều tốt đẹp, chứ không phải một sự đe dọa hay một mối nguy, đến tận điểm Đức thánh cha muốn “con người không chỉ chấp nhận sự hiện hữu của những nền văn hóa khác mà còn muốn làm cho mình được phong phú hơn nhờ những nền văn hóa ấy.”
“Kinh nghiệm về sự đa dạng thuộc về thân phận con người, cũng bởi vì sự tiến bộ của mỗi người được thực hiện do những bước đi nhiều dạng nhiều vẻ làm thúc đẩy tiến trình lớn mạnh và trưởng thành của con người. Nó là một sự khám phá tiến bộ, khi chúng ta so sánh mình với con người và sự vật quanh ta, do đó phân biệt chúng ta với những gì không giống như chúng ta.”
Vị chủ tịch và tổng thư ký Hội đồng nhấn mạnh đến tầm quan trọng phải làm “tất cả những gì chúng ta có thể làm được để biến đổi sự kỳ thị, bài ngoại và bất bao dung thành ra lòng thông cảm và chấp nhận lẫn nhau, qua con đường tương kính, giáo dục và đối thoại trong tinh thần cởi mở, xây dựng và liên kết.
“Du lịch cũng còn là cơ hội để đối thoại và lắng nghe, bởi vì nó để cho con người tiếp xúc với các lối sống khác, các tôn giáo khác, các nhãn quan khác về thế giới và lịch sử thế giới. Nó cũng còn là lời mời gọi người ta đừng thu hẹp vào trong nền văn hóa của riêng mình, mà là cởi mở và đối diện với những cách thức suy nghĩ và lối sống khác biệt. Do đó, đừng ngạc nhiên khi những bộ phận cực đoan và các nhóm khủng bố mang tính chất bảo thủ coi du lịch là mối nguy cơ và một mục tiêu phải phá hủy. Chúng ta hãy nồng nhiệt hy vọng rằng sự hiểu biết lẫn nhau sẽ giúp xây dựng một xã hội huynh đệ, thông cảm và công bằng hơn.”
Nếu phát triển du lịch mà thiếu đạo lý về trách nhiệm, sẽ đồng thời tạo ra nguy cơ đồng nhất đơn điệu và coi vẻ đẹp như là Fascinatio nugacitatis (Sức mê hoặc của điều tầm thường). Chẳng hạn, điều xảy ra là người dân địa phương đem tập tục truyền thống của họ ra làm một show cho du khách coi, trình bầy sự đa dạng như một sản phẩm thương mại.”
“Tất cả những điều này cần đến một nỗ lực, cả về phía những người đến thăm viếng lẫn người dân địa phương đón tiếp họ, phải có thái độ cởi mở, tôn trọng, gần gũi thân mật, tin cẩn đến độ, vì thúc đẩy bởi niềm ao ước muốn gặp gỡ nhau, khi tôn trọng sự đa dạng về tôn giáo văn hóa và cá nhân của nhau, họ sẽ cởi mở sẵn sàng để đối thoại và thông cảm.”
Sau khi nhấn mạnh là “nhờ chiêm niệm về sự đa dạng, con người khám phá ra những dấu vết của Đấng cao cả trong những bước chân của nhân loại”, hai vị tổng giám mục khẳng định rằng “đối với người tín hữu, những điều khác biệt như một tổng thể mở ra những con đường qua đó người ta có thể tiến gần tới sự cao cả vô biên của Thiên Chúa.”
“Thiên Chúa trao cho Giáo hội nhiệm vụ rèn luyện một tạo vật mới trong Đức Giêsu Kitô – nhờ Chúa Thánh Thấn - thâu tóm lại trong Người tất cả những kho tàng quý giá của sự đa dạng nơi nhân loại mà tội lỗi đã biến cải thành chia rẽ và xung đột.”
Thông điệp kết thúc bằng lời bày tỏ niềm hy vọng rằng “hơi thở thần linh của sức sống sẽ thắng thế mọi sự bài ngoại, kỳ thị, chủ nghĩa chủng tộc và mang lại gần nhau những kẻ ở xa nhau, qua việc chiêm niệm tính hiệp nhất/đa dạng của gia đình nhân loại đã được Thiên Chúa chúc phúc.
Đức Thánh Cha kêu gọi Mexicô tôn trọng tự do tôn giáo đúng nghĩa
LM Trần Đức Anh, OP
19:37 11/07/2009
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-7-2009, dành cho tân đại sứ Mexicô cạnh Tòa Thánh, Ông Héctor Federico Ling Altamirano đến trình quốc thư, ĐTC Biển Đức 16 ca ngợi những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Mexicô, đồng thời khích lệ tiếp tục tăng cường tự do tôn giáo.
Đại Sứ Federico Ling năm nay 70 tuổi nguyên là một thượng nghị sĩ và cố vấn của Tổng thống Mexicô Felipe Calderón.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC nhắc đến sự kiện quan hệ giữa Mexicô và Tòa Thánh đã được tái lập cách đây 15 năm, biến cố này đã được kỷ niệm với nhiều sinh hoạt và sáng kiến tại thủ đô Mexicô, đào sâu những đề tài chung, đặc biệt là cách thức Nhà Nước đẩy mạnh tự do tôn giáo một cách đúng đắn trong mọi khía cạnh của đời sống công cộng và xã hội của đất nước.
ĐTC khẳng định rằng: ”Tự do tôn giáo không phải là một quyền được thêm vào, cũng không phải là một đặc ân mà Giáo Hội đòi hỏi. Tự do tôn giáo là một đá tảng vững chắc mà tất cả các quyền của con người dựa vào, vì quyền này biểu lộ một cách đặc biệt chiều kích siêu việt của con người và tính chất tuyệt đối bất khả xâm phạm của nhân phẩm. Vì thế, tự do tôn giáo thuộc về điều thiết yếu nhất của mỗi người, mỗi dân tộc và quốc gia. Ý nghĩa nòng cốt của quyền tự do tôn giáo không cho phép giới hạn quyền nào vào lãnh vực sống chung thuần túy của các công dân và để rồi họ chỉ được thực hành tôn giáo một cách riêng tư; ý nghĩa ấy cũng không cho phép thu hẹp tự do tôn giáo vào tự do phụng tự, trái lại cần phải bảo đảm cho mọi công dân được công khai biểu lộ tôn giáo của mình, đóng góp vào việc xây dựng công ích và trật tự đúng đắn của xã hội trong mọi lãnh vực của cuộc sống mà không phải chịu sự cưỡng bách hoặc giới hạn.
ĐTC nói thêm rằng: ”Giáo Hội Công Giáo chủ trương và đẩy mạnh quan điểm tích cực về vai trò của tôn giáo trong xã hội. Làm như thế Giáo Hội không muốn xen mình vào sự tự lập chính đáng của các tổ chức dân sự. Trung thành với mệnh lệnh của Chúa là Đấng sáng lập, Giáo Hội tìm cách cổ võ những sáng kiến mưu ích cho con người, thăng tiến toàn diện phẩm giá và nhìn nhận chiều kích tinh thần của con người, với ý thức rằng việc phục vụ tốt đẹp nhất mà các tín hữu Kitô có thể mang lại cho xã hội là công bố Tin Mừng, soi sáng nền văn hóa dân chủ chân chính và hướng dẫn việc tìm kiếm công ích”.
ĐTC cũng đề cao nỗ lực của chính quyền Mexicô trong việc bài trừ tệ nạn bạo lực, buôn bán ma túy, những chênh lệch và nạn nghèo đói trong xã hội, vốn là mội trường thuận lợi cho nạn phạm pháp. Giáo Hội biết rằng giải pháp hữu hiệu và lâu bền cho các vấn đề này không phải chỉ sự dụng những biện pháp kỹ thuật hoặc an ninh, nhưng còn phải nhìn xa trông rộng và phối hợp nhiều nỗ lực, trong đó có sự canh tân luân lý, giáo dục lương tâm và xây dựng một nền văn hóa tôn trọng sự sống”.
Mexicô trước khi theo chính sách bài giáo sĩ, đặc biệt với hiến pháp có từ năm 1927. Cách đây 15 năm, Mexicô thay đổi chính sách đó, tái lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Tuy nhiên, tại nước này vẫn còn những thành phần có não trạng cũ. Trong thời gian gần đây, có những cuộc tranh luận lớn tại Mexicô về vấn đề áp dụng tự do tôn giáo, và một số chính trị gia trách cứ các vị lãnh đạo tôn giáo xen mình vào chính trị khi các vị lên tiếng về các vấn đề nhân quyền và xã hội (SD 10-7-2009)
Đại Sứ Federico Ling năm nay 70 tuổi nguyên là một thượng nghị sĩ và cố vấn của Tổng thống Mexicô Felipe Calderón.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC nhắc đến sự kiện quan hệ giữa Mexicô và Tòa Thánh đã được tái lập cách đây 15 năm, biến cố này đã được kỷ niệm với nhiều sinh hoạt và sáng kiến tại thủ đô Mexicô, đào sâu những đề tài chung, đặc biệt là cách thức Nhà Nước đẩy mạnh tự do tôn giáo một cách đúng đắn trong mọi khía cạnh của đời sống công cộng và xã hội của đất nước.
ĐTC khẳng định rằng: ”Tự do tôn giáo không phải là một quyền được thêm vào, cũng không phải là một đặc ân mà Giáo Hội đòi hỏi. Tự do tôn giáo là một đá tảng vững chắc mà tất cả các quyền của con người dựa vào, vì quyền này biểu lộ một cách đặc biệt chiều kích siêu việt của con người và tính chất tuyệt đối bất khả xâm phạm của nhân phẩm. Vì thế, tự do tôn giáo thuộc về điều thiết yếu nhất của mỗi người, mỗi dân tộc và quốc gia. Ý nghĩa nòng cốt của quyền tự do tôn giáo không cho phép giới hạn quyền nào vào lãnh vực sống chung thuần túy của các công dân và để rồi họ chỉ được thực hành tôn giáo một cách riêng tư; ý nghĩa ấy cũng không cho phép thu hẹp tự do tôn giáo vào tự do phụng tự, trái lại cần phải bảo đảm cho mọi công dân được công khai biểu lộ tôn giáo của mình, đóng góp vào việc xây dựng công ích và trật tự đúng đắn của xã hội trong mọi lãnh vực của cuộc sống mà không phải chịu sự cưỡng bách hoặc giới hạn.
ĐTC nói thêm rằng: ”Giáo Hội Công Giáo chủ trương và đẩy mạnh quan điểm tích cực về vai trò của tôn giáo trong xã hội. Làm như thế Giáo Hội không muốn xen mình vào sự tự lập chính đáng của các tổ chức dân sự. Trung thành với mệnh lệnh của Chúa là Đấng sáng lập, Giáo Hội tìm cách cổ võ những sáng kiến mưu ích cho con người, thăng tiến toàn diện phẩm giá và nhìn nhận chiều kích tinh thần của con người, với ý thức rằng việc phục vụ tốt đẹp nhất mà các tín hữu Kitô có thể mang lại cho xã hội là công bố Tin Mừng, soi sáng nền văn hóa dân chủ chân chính và hướng dẫn việc tìm kiếm công ích”.
ĐTC cũng đề cao nỗ lực của chính quyền Mexicô trong việc bài trừ tệ nạn bạo lực, buôn bán ma túy, những chênh lệch và nạn nghèo đói trong xã hội, vốn là mội trường thuận lợi cho nạn phạm pháp. Giáo Hội biết rằng giải pháp hữu hiệu và lâu bền cho các vấn đề này không phải chỉ sự dụng những biện pháp kỹ thuật hoặc an ninh, nhưng còn phải nhìn xa trông rộng và phối hợp nhiều nỗ lực, trong đó có sự canh tân luân lý, giáo dục lương tâm và xây dựng một nền văn hóa tôn trọng sự sống”.
Mexicô trước khi theo chính sách bài giáo sĩ, đặc biệt với hiến pháp có từ năm 1927. Cách đây 15 năm, Mexicô thay đổi chính sách đó, tái lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Tuy nhiên, tại nước này vẫn còn những thành phần có não trạng cũ. Trong thời gian gần đây, có những cuộc tranh luận lớn tại Mexicô về vấn đề áp dụng tự do tôn giáo, và một số chính trị gia trách cứ các vị lãnh đạo tôn giáo xen mình vào chính trị khi các vị lên tiếng về các vấn đề nhân quyền và xã hội (SD 10-7-2009)
Toà Thánh thấy có tiến bộ trong hòa đàm về kinh tế
Bùi Hữu Thư
22:11 11/07/2009
Giêrusalem - Ngày 10 tháng 7, 2009 (Zenit.org).- Uỷ ban Hoạt Động Thường Trực Song Phương giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Do Thái đã nhóm họp để đề nghị các thương thuyết về thỏa ước kinh tế.
Hôm nay một thông cáo của Vatican cho hay buổi họp ngày Thứ Năm tại Bộ Ngoại Giao Do Thái đã diễn tiến trong một bầu không khí “rất hòa hoãn.”
Thông cáo ghi nhận rằng các đại biểu “tin rằng họ đã đóng góp cho việc thúc đẩy cuộc thương thuyết đến chỗ có sự thỏa thuận được mong ước của đôi bên."
Kể từ khi ký kết Thoả Ước Căn Bản năm 1993, để thiết lập liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Do Thái, hai bên đã thương lượng các điều khoản đặc biệt về việc miễn thuế cũng như quyền sở hữu các bất động sản của Giáo Hội, đặc biệt tại các thánh điạ. Các thương thuyết chấm dứt hoàn toàn vào năm 2003 trong nhiều năm, và khởi sự trở lại năm 2005.
Sau cuộc họp, uỷ ban đã phổ biến lịch trình các buổi họp kế tiếp: ngày 26 tháng Tám, 15-16 tháng Chín, 14-15 tháng Mười và 11-12 tháng Mười Một.
Buổi họp khoáng đại của ủy ban sẽ được tổ chức tại Vatican ngày 10 tháng 12..
Hôm nay một thông cáo của Vatican cho hay buổi họp ngày Thứ Năm tại Bộ Ngoại Giao Do Thái đã diễn tiến trong một bầu không khí “rất hòa hoãn.”
Thông cáo ghi nhận rằng các đại biểu “tin rằng họ đã đóng góp cho việc thúc đẩy cuộc thương thuyết đến chỗ có sự thỏa thuận được mong ước của đôi bên."
Kể từ khi ký kết Thoả Ước Căn Bản năm 1993, để thiết lập liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Do Thái, hai bên đã thương lượng các điều khoản đặc biệt về việc miễn thuế cũng như quyền sở hữu các bất động sản của Giáo Hội, đặc biệt tại các thánh điạ. Các thương thuyết chấm dứt hoàn toàn vào năm 2003 trong nhiều năm, và khởi sự trở lại năm 2005.
Sau cuộc họp, uỷ ban đã phổ biến lịch trình các buổi họp kế tiếp: ngày 26 tháng Tám, 15-16 tháng Chín, 14-15 tháng Mười và 11-12 tháng Mười Một.
Buổi họp khoáng đại của ủy ban sẽ được tổ chức tại Vatican ngày 10 tháng 12..
Top Stories
Pope gives Obama 'unannounced' gift: Vatican document on right to life and bioethics
Catholic News Agency
08:33 11/07/2009
Vatican City, Jul 10, 2009 / 11:37 am (CNA).- Pope Benedict XVI received President Barack Obama this afternoon in his private library, and after 36 minutes of private conversation, the pair emerged without providing any details about their topics of conversation. Nevertheless, the Holy See revealed that the Pope gave Obama an “unannounced gift”--a Vatican document on bioethics and the right to life.
"The G8 has been very productive, 20 billion dollars have been allocated [to poor countries]; that's something concrete," President Obama told the Pope when he asked about the summit, as photographers and journalists were ushered out of the Papal library.
The meeting between the Pope and the U.S. President started at 4:25 p.m. local time, after an unusually short meeting of ten minutes with the Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone.
After the private conversation, and again in front of the cameras, President Obama gave the Pontiff a stole that was drapped upon the body of St. John Neumann from 1988 to 2007. The Pope instead presented the president with a mosaic portraying St. Peter's Square and the Vatican Basilica, and an autographed copy of his latest social encyclical “Caritas in Veritate.”
“I will have something to read on the plane,” President Obama joked after receiving the encyclical.
In addition to his family, Obama’s entourage included Kaye Wilson, General Jim Jones, Denis McDonough, Mona Sutphen, Robert Gibbs, David Axelrod, Julieta Valls (currently responsible for the U.S. Embassy to the Holy See), Alyssa Mastnaco Clay Beers, Melissa Winter, Joseph Clancy and interpreter Elisabeth Ullman. They all received commemorative medals and blessed Rosaries.
At the end of the meeting, the Pope said in English, "I pray for you and bless your work."
"I am very grateful, I hope we will have fruitful relationships," the President responded.
Despite the fact that the Vatican did not release an official statement about the nature of the meeting, the “unannounced” gift to Obama of the 2008 document "Dignitas Personae" on bioethics and the right to life, could be a signal of the nature of at least part of their conversation.
"The G8 has been very productive, 20 billion dollars have been allocated [to poor countries]; that's something concrete," President Obama told the Pope when he asked about the summit, as photographers and journalists were ushered out of the Papal library.
The meeting between the Pope and the U.S. President started at 4:25 p.m. local time, after an unusually short meeting of ten minutes with the Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone.
After the private conversation, and again in front of the cameras, President Obama gave the Pontiff a stole that was drapped upon the body of St. John Neumann from 1988 to 2007. The Pope instead presented the president with a mosaic portraying St. Peter's Square and the Vatican Basilica, and an autographed copy of his latest social encyclical “Caritas in Veritate.”
“I will have something to read on the plane,” President Obama joked after receiving the encyclical.
In addition to his family, Obama’s entourage included Kaye Wilson, General Jim Jones, Denis McDonough, Mona Sutphen, Robert Gibbs, David Axelrod, Julieta Valls (currently responsible for the U.S. Embassy to the Holy See), Alyssa Mastnaco Clay Beers, Melissa Winter, Joseph Clancy and interpreter Elisabeth Ullman. They all received commemorative medals and blessed Rosaries.
At the end of the meeting, the Pope said in English, "I pray for you and bless your work."
"I am very grateful, I hope we will have fruitful relationships," the President responded.
Despite the fact that the Vatican did not release an official statement about the nature of the meeting, the “unannounced” gift to Obama of the 2008 document "Dignitas Personae" on bioethics and the right to life, could be a signal of the nature of at least part of their conversation.
Pope challenges Obama directly on life issues
Catholic World News
13:04 11/07/2009
In advance of Pope Benedict's meeting with President Barack Obama on July 10, several major American media outlets advanced the theme that the Pontiff, unlike some American bishops, was likely to show sympathy for Obama's political approach.
However, a Vatican statement released soon after the Friday meeting indicated that the Pope had spoken directly into a discussion of issues involving the sanctity of human life, on which Obama differs markedly from the Catholic Church. The Vatican said that the "cordial" conversation "turned first of all to questions which are in the interests of all and which constitute a great challenge for the future of every nation and for the true progress of peoples, such as the defense and promotion of life and the right to abide by one’s conscience."
The conversation also touched upon embryonic stem-cell research, and the Pope gave his guest a copy of Dignitas Personae, the Vatican document that explains the Church's teaching on cloning, stem-cell research, and in vitro fertilization. Obama promised to read the document during his flight to Ghana.
The Pontiff and the American president also spoke about the quest for peace in the Middle East, concern for the environment, and efforts to relieve poverty.
Father Federico Lombardi, the director of the Vatican press office, told reporters that the Pontiff was impressed by the American president. Father Lombardi emphasized in his own comments to reporters that President Obama had spoken at length about his commitment to reduce the number of abortions performed in the US. Thus the papal spokesman-- who has issued public statements reducing the force of papal pronouncements on several recent occasions-- delivered the message that the White House had clearly hoped to convey to the world's media.
President Obama reportedly gave Pope Benedict a private letter from Senator Edward Kennedy. Although the contents of that letter were not disclosed, Obama did ask the Pope's prayers for Kennedy, who is suffering from a brain tumor.
However, a Vatican statement released soon after the Friday meeting indicated that the Pope had spoken directly into a discussion of issues involving the sanctity of human life, on which Obama differs markedly from the Catholic Church. The Vatican said that the "cordial" conversation "turned first of all to questions which are in the interests of all and which constitute a great challenge for the future of every nation and for the true progress of peoples, such as the defense and promotion of life and the right to abide by one’s conscience."
The conversation also touched upon embryonic stem-cell research, and the Pope gave his guest a copy of Dignitas Personae, the Vatican document that explains the Church's teaching on cloning, stem-cell research, and in vitro fertilization. Obama promised to read the document during his flight to Ghana.
The Pontiff and the American president also spoke about the quest for peace in the Middle East, concern for the environment, and efforts to relieve poverty.
Father Federico Lombardi, the director of the Vatican press office, told reporters that the Pontiff was impressed by the American president. Father Lombardi emphasized in his own comments to reporters that President Obama had spoken at length about his commitment to reduce the number of abortions performed in the US. Thus the papal spokesman-- who has issued public statements reducing the force of papal pronouncements on several recent occasions-- delivered the message that the White House had clearly hoped to convey to the world's media.
President Obama reportedly gave Pope Benedict a private letter from Senator Edward Kennedy. Although the contents of that letter were not disclosed, Obama did ask the Pope's prayers for Kennedy, who is suffering from a brain tumor.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bế mạc Khóa huấn luyện Ca trưởng giáo phận Phan thiết
Pm. Cao Huy Hoàng
05:56 11/07/2009
PHAN THIẾT - Sau chuyến hành hương Mẹ Tàpao ngày thứ tư 8-7-2009, khóa huấn luyện ca trưởng Giáo Phận Phan Thiết lại tiếp tục dạy và học ngày thứ năm 9-7-2009.
Buổi chiều, Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, giáo sư chuyên phụng vụ và phụng vụ thánh nhạc của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài gòn đã kiểm tra lại một vòng những lỗi thường gặp của thánh nhạc trong phụng vụ. Một lần mở mắt, mở tai để được nghe được thấy những minh họa rất hồn nhiên, dí dỏm và cũng rất thực tế đúng sai trong khi thi hành sứ vụ “hát lên ca tụng Chúa” của ca trưởng, của ca đoàn, làm cho tất cả học viên liên tục vỗ tay mừng Ngài. Vì “Ngài đang đang nói chuyện của mình!”. Giờ phụng vụ thánh nhạc để lại cho học viên niềm cảm mến một nhà sư phạm rất thuyết phục và có khả năng hiệu quả hóa những gì mình muốn truyền đạt.
Sau bữa cơm tối, buỗi hội diễn báo cáo mang tính nội bộ diễn ra trong Hội Trường Chủng Viện, có sự hiện diện của Đức Cha Phaolô- Giám Mục Giáo Phận vừa trở về từ chuyến viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, cùng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam triều yết Đức Giáo Hoàng Benedict 16, sự hiện diện của Đức Ông, Cha Giám Đốc Chủng viện, quí Cha trong Ban Thánh Nhạc, ban giảng huấn và toàn thể học viên.
Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận thay lời cho toàn thể khóa học chào mừng Đức Cha trở về bình an, cảm ơn Đức Cha luôn quan tâm ưu ái và dâng Đức Cha lẵng hoa với lòng kính mến, biết ơn. Ngài cũng cảm ơn Đức Ông luôn đồng hành với Ban Thánh Nhạc và thương quí các ca đoàn trong giáo phận, đồng thời, đã thay mặt Đức Cha khai mạc khóa học, cùng hành hương Đức Mẹ Tàpao và dâng thánh lễ tạ ơn tại linh địa Tàpao. Nhân dịp nầy, Cha Trưởng Ban thay lời cho toàn thể học viên mừng kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức Ông 19/7/1959-19/7/2009. Cha cũng cảm ơn quí Cha Hạt trưởng, quí Cha, và tất cả những người góp phần mình vào khóa học nầy.
Cha cảm ơn Thầy Giuse Phạm Đức Huyến và ban giảng huấn đã làm gương chịu thương chịu khó và nhiệt tình vì tương lai giáo hội. Thầy nhận bó hoa của các học viên với lòng đầy quí mến.
Đại diện Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã tường trình cho Đức Cha về tổ chức khóa học thật tốt đẹp. Tất cả tham dự viên trong khóa học nhận muôn hồng ân Chúa ban.
Đại diện Ban Thánh Nhạc nhường lời cho Thầy Phạm Đức Huyến chào mừng Đức Cha và báo cáo nội dung, kết quả học tập là tất cả các học viên đã vừa củng cố kiến thức Thánh Nhạc, vừa tiếp thu những kỷ luật cơ bản của Phụng Vụ Thánh Nhạc, cũng vừa hướng đến hoàn thiện chính mình và cộng đoàn qua tiếng hát ca tụng Chúa. Tiếng hát các học viên hôm nay đã thánh thót và thánh thiện hơn nhiều, tay nhịp dứt khoát hơn nhưng cũng mềm mại uyển chuyển ra nhiều, khi cần thiết. Cụ thể những thành quả của khóa học được minh họa trong hai bài hợp xướng liền nhau: “Về đây bên Mẹ” và “Maria Hiền Mẫu Tàpao…”, chính Thầy điều khiển. Các học viên hát như một ca viên.
Thầy Lê Hùng tiếp báo cáo bằng việc điều khiển thực hành bài “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” và “Hội Nhạc Thiên Quốc”. Các học viên vừa là ca viên và là ca trưởng, vừa hát vừa đánh nhịp không chỉ đều đặn, ngoạn mục mà còn sốt sắng nữa.
Xen trong hai bài thực hành nhịp của Thầy Lê Hùng là hai bài hợp xướng do hai ca trưởng học viên khóa học điều khiển “Mùa Xuân Yêu Thương” và “Hang Belem”. Tay nhịp của các ca trưởng học viên đã tự tin hơn nhiều.
Phần báo cáo tiếp tục với trình tấu “Ave Maris Stella” để nhờ “bà là cửa Thiên Đàng" dẫn vào trình tấu thứ hai “Laudate” Hãy ca ngợi.
Đức Cha vui mừng ban huấn từ và tuyên bố thành lập Ca Đoàn Giáo Phận Phan Thiết ngay hôm nay, 9-7-2009”. Tiếng vỗ tay không dứt, xúc động đến không cầm được nước mắt. Đức Cha ban phép lành, kết thúc một phần quan trọng của chương trình bế mạc khóa học.
Ngày thứ sáu, 10-7-2009, sau một buổi học thật căng, 12g00 các học viên dùng cơm trưa trọng thể hơn chút, bữa cơm cuối cùng của khóa học. Thầy trò có nhiều giờ hơn để tâm sự, để tỏ bày nỗi lòng của nhau, và nhất là nỗi lòng của những người tìm đến nhau vì yêu mến Chúa.
…. Còn quá nhiều điều để thầy trò sẻ chia, tâm sự, nhưng. .. Tất cả phải nhường mọi lời tôn vinh, chúc tụng và tri ân cho Thiên Chúa. Thánh Lễ Bế mạc khóa huấn luyện đã bắt đầu. Đức Cha Phaolô, Giám Mục giáo phận nhà chủ tế. Cùng đồng tế còn có Cha Hạt trưởng Giáo Hạt Phan Thiết, quí cha trong Ban Thánh Nhạc.
Thánh lễ Tạ Ơn cùng với ý cầu nguyện cho các ân nhân của khóa học, và cầu nguyện cho Linh Hồn Phanxicô Assisi cố Nhạc Sĩ Hải Linh được cử hành trọng thể. 200 học viên hát tiếng La Tinh, bộ lễ Các Thiên Thần (De Angelis) thật nghiêm trang. Trong bài giảng, Đức Cha mời gọi các ca trưởng sống đời sống đạo đức, gương mẫu, để chính cuộc đời là bài ca chúc tụng Thiên Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc một lần nữa cảm ơn Đức Cha, Đức Ông, Cha Giám Đốc Chủng Viện, cha Hạt trưởng Phan Thiết, Quí Cha, Ban Giảng huấn, Cha Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ và những-ân-nhân-xin-giấu-tên… tất cả những ai đã đóng góp phần mình cho công cuộc huấn luyện…Cha trưởng ban trao tay Thầy Phạm Đức Huyến lẵng hoa, và Ban Giảng Huấn những món quà mọn với lòng biết ơn.
Một Đại Diện học viên nói lời tri ân Đức Cha, quí Cha, quí Ban Thánh Nhạc… với nhiều cảm xúc không tả được.
Đức Cha biểu dương tinh thần của Thầy Phạm Đức Huyến, khi nhắc đến một trong những vấn đề lưu tâm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau chuyến Ad limina là, hãy phát huy vai trò giáo dân trong giáo hội thời nay, để giáo dân được đóng góp tích cực và công cuộc của Giáo Hội. Đức Cha cũng biểu dương Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã nhiệt tình tổ chức khóa học, biều dương tinh thần học tập của các ca trưởng học viên.
Đức Cha Ban Phép Lành trọng thể, thay cho lời tuyên bố Bế Mạc Khóa Huấn Luyện Ca Trưởng Giáo Phận Phan Thiết, cấp 1, đợt 1 năm 2009.
Các học viên tuần tự tiến lên nhận chứng chỉ mãn khóa huấn luyện. Chứng chỉ ấy, cũng công nhận học viên là thành viên của Ca đoàn Giáo Phận từ hôm nay.
Thầy trò quyến luyến, chụp hình lưu niệm - không chỉ để nhớ nhau, mà còn là để “Tạ ơn Chúa. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.
Buổi chiều, Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, giáo sư chuyên phụng vụ và phụng vụ thánh nhạc của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài gòn đã kiểm tra lại một vòng những lỗi thường gặp của thánh nhạc trong phụng vụ. Một lần mở mắt, mở tai để được nghe được thấy những minh họa rất hồn nhiên, dí dỏm và cũng rất thực tế đúng sai trong khi thi hành sứ vụ “hát lên ca tụng Chúa” của ca trưởng, của ca đoàn, làm cho tất cả học viên liên tục vỗ tay mừng Ngài. Vì “Ngài đang đang nói chuyện của mình!”. Giờ phụng vụ thánh nhạc để lại cho học viên niềm cảm mến một nhà sư phạm rất thuyết phục và có khả năng hiệu quả hóa những gì mình muốn truyền đạt.
Sau bữa cơm tối, buỗi hội diễn báo cáo mang tính nội bộ diễn ra trong Hội Trường Chủng Viện, có sự hiện diện của Đức Cha Phaolô- Giám Mục Giáo Phận vừa trở về từ chuyến viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, cùng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam triều yết Đức Giáo Hoàng Benedict 16, sự hiện diện của Đức Ông, Cha Giám Đốc Chủng viện, quí Cha trong Ban Thánh Nhạc, ban giảng huấn và toàn thể học viên.
Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận thay lời cho toàn thể khóa học chào mừng Đức Cha trở về bình an, cảm ơn Đức Cha luôn quan tâm ưu ái và dâng Đức Cha lẵng hoa với lòng kính mến, biết ơn. Ngài cũng cảm ơn Đức Ông luôn đồng hành với Ban Thánh Nhạc và thương quí các ca đoàn trong giáo phận, đồng thời, đã thay mặt Đức Cha khai mạc khóa học, cùng hành hương Đức Mẹ Tàpao và dâng thánh lễ tạ ơn tại linh địa Tàpao. Nhân dịp nầy, Cha Trưởng Ban thay lời cho toàn thể học viên mừng kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức Ông 19/7/1959-19/7/2009. Cha cũng cảm ơn quí Cha Hạt trưởng, quí Cha, và tất cả những người góp phần mình vào khóa học nầy.
Cha cảm ơn Thầy Giuse Phạm Đức Huyến và ban giảng huấn đã làm gương chịu thương chịu khó và nhiệt tình vì tương lai giáo hội. Thầy nhận bó hoa của các học viên với lòng đầy quí mến.
Đại diện Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã tường trình cho Đức Cha về tổ chức khóa học thật tốt đẹp. Tất cả tham dự viên trong khóa học nhận muôn hồng ân Chúa ban.
Đại diện Ban Thánh Nhạc nhường lời cho Thầy Phạm Đức Huyến chào mừng Đức Cha và báo cáo nội dung, kết quả học tập là tất cả các học viên đã vừa củng cố kiến thức Thánh Nhạc, vừa tiếp thu những kỷ luật cơ bản của Phụng Vụ Thánh Nhạc, cũng vừa hướng đến hoàn thiện chính mình và cộng đoàn qua tiếng hát ca tụng Chúa. Tiếng hát các học viên hôm nay đã thánh thót và thánh thiện hơn nhiều, tay nhịp dứt khoát hơn nhưng cũng mềm mại uyển chuyển ra nhiều, khi cần thiết. Cụ thể những thành quả của khóa học được minh họa trong hai bài hợp xướng liền nhau: “Về đây bên Mẹ” và “Maria Hiền Mẫu Tàpao…”, chính Thầy điều khiển. Các học viên hát như một ca viên.
Thầy Lê Hùng tiếp báo cáo bằng việc điều khiển thực hành bài “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” và “Hội Nhạc Thiên Quốc”. Các học viên vừa là ca viên và là ca trưởng, vừa hát vừa đánh nhịp không chỉ đều đặn, ngoạn mục mà còn sốt sắng nữa.
Xen trong hai bài thực hành nhịp của Thầy Lê Hùng là hai bài hợp xướng do hai ca trưởng học viên khóa học điều khiển “Mùa Xuân Yêu Thương” và “Hang Belem”. Tay nhịp của các ca trưởng học viên đã tự tin hơn nhiều.
Phần báo cáo tiếp tục với trình tấu “Ave Maris Stella” để nhờ “bà là cửa Thiên Đàng" dẫn vào trình tấu thứ hai “Laudate” Hãy ca ngợi.
Đức Cha vui mừng ban huấn từ và tuyên bố thành lập Ca Đoàn Giáo Phận Phan Thiết ngay hôm nay, 9-7-2009”. Tiếng vỗ tay không dứt, xúc động đến không cầm được nước mắt. Đức Cha ban phép lành, kết thúc một phần quan trọng của chương trình bế mạc khóa học.
Ngày thứ sáu, 10-7-2009, sau một buổi học thật căng, 12g00 các học viên dùng cơm trưa trọng thể hơn chút, bữa cơm cuối cùng của khóa học. Thầy trò có nhiều giờ hơn để tâm sự, để tỏ bày nỗi lòng của nhau, và nhất là nỗi lòng của những người tìm đến nhau vì yêu mến Chúa.
…. Còn quá nhiều điều để thầy trò sẻ chia, tâm sự, nhưng. .. Tất cả phải nhường mọi lời tôn vinh, chúc tụng và tri ân cho Thiên Chúa. Thánh Lễ Bế mạc khóa huấn luyện đã bắt đầu. Đức Cha Phaolô, Giám Mục giáo phận nhà chủ tế. Cùng đồng tế còn có Cha Hạt trưởng Giáo Hạt Phan Thiết, quí cha trong Ban Thánh Nhạc.
Thánh lễ Tạ Ơn cùng với ý cầu nguyện cho các ân nhân của khóa học, và cầu nguyện cho Linh Hồn Phanxicô Assisi cố Nhạc Sĩ Hải Linh được cử hành trọng thể. 200 học viên hát tiếng La Tinh, bộ lễ Các Thiên Thần (De Angelis) thật nghiêm trang. Trong bài giảng, Đức Cha mời gọi các ca trưởng sống đời sống đạo đức, gương mẫu, để chính cuộc đời là bài ca chúc tụng Thiên Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc một lần nữa cảm ơn Đức Cha, Đức Ông, Cha Giám Đốc Chủng Viện, cha Hạt trưởng Phan Thiết, Quí Cha, Ban Giảng huấn, Cha Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ và những-ân-nhân-xin-giấu-tên… tất cả những ai đã đóng góp phần mình cho công cuộc huấn luyện…Cha trưởng ban trao tay Thầy Phạm Đức Huyến lẵng hoa, và Ban Giảng Huấn những món quà mọn với lòng biết ơn.
Một Đại Diện học viên nói lời tri ân Đức Cha, quí Cha, quí Ban Thánh Nhạc… với nhiều cảm xúc không tả được.
Đức Cha biểu dương tinh thần của Thầy Phạm Đức Huyến, khi nhắc đến một trong những vấn đề lưu tâm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau chuyến Ad limina là, hãy phát huy vai trò giáo dân trong giáo hội thời nay, để giáo dân được đóng góp tích cực và công cuộc của Giáo Hội. Đức Cha cũng biểu dương Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã nhiệt tình tổ chức khóa học, biều dương tinh thần học tập của các ca trưởng học viên.
Đức Cha Ban Phép Lành trọng thể, thay cho lời tuyên bố Bế Mạc Khóa Huấn Luyện Ca Trưởng Giáo Phận Phan Thiết, cấp 1, đợt 1 năm 2009.
Các học viên tuần tự tiến lên nhận chứng chỉ mãn khóa huấn luyện. Chứng chỉ ấy, cũng công nhận học viên là thành viên của Ca đoàn Giáo Phận từ hôm nay.
Thầy trò quyến luyến, chụp hình lưu niệm - không chỉ để nhớ nhau, mà còn là để “Tạ ơn Chúa. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.
Học sinh Sinh viên giáp xứ Cồn Cả mừng lễ thánh quan thầy Maria Goretti
Paul Hưởng
06:07 11/07/2009
VINH - Sau một năm học miệt mài đèn sách, hôm nay ngày 09/07/2009 tất cả Học sinh Sinh viên (HSSV) giáo xứ từ khắp mọi miền của đất nước đã tề tựu về ngôi thánh đường của giáo xứ để mừng lễ bổn mạng của mình.
Mặc dù dưới thời tiết nóng bức của mùa hè nhưng cũng không làm mất đi cái háo hức, nô nức của tất cả bạn trẻ HSSV trong giáo xứ. Tất cả đã bắt tay vào công việc chuẩn bị cho thánh lễ quan thầy một cách chu đáo. Điều đó đã nói lên rằng: tất cả các bạn HSSV luôn ý thức được mình cần có một vị quan thầy riêng để phù hộ, đỡ nâng trên con đường học tập, tu luyện tài đức để vươn tới tương lai.
Vào lúc 19h30 ngày 09/07/2009 là bắt đầu cuộc rước cung nghinh thánh quan thầy với một quãng đường dài gần 2Km tiến về ngôi thánh đường.
Sau đó, vào lúc 20h30’ là bắt đầu thánh lễ trọng thể mừng thánh Maria Goretti quan thầy, do cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính dâng lễ. Lời chia sẻ của cha trong thánh lễ đặc biệt lưu tâm và nhắn nhủ đối với tất cả các bạn trẻ nói chung, HSSV nói riêng là cần noi gương thánh quan thầy, đặc biệt là biết khước từ mọi thủ đoạn tính mê tật xấu mà ma quỷ bày ra ngay trong môi trường sống đầy dẫy những phức tạp. Các bạn sẽ là những người làm chứng cho Chúa bằng đời sống gương sáng cho những người chung quanh.
Thánh lễ đã kết thúc vào lúc 21h30’. Đây là lần thứ ba HSSV mừng lễ quan thầy sau bảy năm thành lập hội HSSV(2002-2009). Mặc dù công việc xây dựng Nhà Chúa đang dở dang, bận rộn bộn bề nhưng với vị chủ chăn trẻ đầy nhiệt huyết tông đồ, cha đã dành sự ưu tiên một cách đặc biệt đối với các bạn trẻ nói chung với HSSV nói riêng. Bởi đây là thế hệ trẻ có nhiều triển vọng và có nhiều hứa hẹn đem lại nhiều thành công cho giáo xứ, giáo hội và xã hội.
Với gần 300 HSSV và khoảng 2000 giáo dân trong giáo xứ đã tham dự cuộc rước và thánh lễ quan thầy một cách long trọng và sốt sắng. Đây cũng là dịp để các bạn trẻ HSSV giáo xứ sau những tháng ngày đèn sách nơi đất khách quê người được tề tựu bên nhau, bên người cha đáng kính để bộc bạch những tâm tư tình cảm và những khó khăn trong công việc học tập của mình. Đặc biệt là thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng đối với sự quan tâm săn sóc của cha quản xứ, của các bậc cha mẹ, anh chị trong giáo xứ. Ước gì mỗi năm có thêm nhiều bạn trẻ trong giáo xứ bước vào trường đại học cao đẳng để không phủ lòng mong mỏi của cha, của các bậc cha mẹ và quý ân nhân.
Cảm tạ Chúa đã luôn đồng hành với hội chúng con qua từng chặng đường của chúng con đi, chúng con tri ân Cha Xứ vì sự quan tâm chăm sóc không biết mệt mỏi cho hội chúng con. Qua lời bầu cử của thánh quan thầy xin Chúa ban nhiều ơn lành xuống trên Cha, có nhiều niềm vui trong công tác mục vụ. Nguyện Chúa luôn đồng hành cùng chúng con và ban ơn cho hội luôn lớn mạnh về mọi mặt nhờ sự cầu bầu của thánh quan thầy. Chúc các bạn HSSV có một kỳ nghỉ hè vui vẻ, đầy ý nghĩa và sau đó lại tiếp tục lên đường đến với trường lớp của mình để học tập và thu nhiều kết quả tốt.
Hẹn gặp lại các bạn vào hè 2010!
Mặc dù dưới thời tiết nóng bức của mùa hè nhưng cũng không làm mất đi cái háo hức, nô nức của tất cả bạn trẻ HSSV trong giáo xứ. Tất cả đã bắt tay vào công việc chuẩn bị cho thánh lễ quan thầy một cách chu đáo. Điều đó đã nói lên rằng: tất cả các bạn HSSV luôn ý thức được mình cần có một vị quan thầy riêng để phù hộ, đỡ nâng trên con đường học tập, tu luyện tài đức để vươn tới tương lai.
Vào lúc 19h30 ngày 09/07/2009 là bắt đầu cuộc rước cung nghinh thánh quan thầy với một quãng đường dài gần 2Km tiến về ngôi thánh đường.
Sau đó, vào lúc 20h30’ là bắt đầu thánh lễ trọng thể mừng thánh Maria Goretti quan thầy, do cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính dâng lễ. Lời chia sẻ của cha trong thánh lễ đặc biệt lưu tâm và nhắn nhủ đối với tất cả các bạn trẻ nói chung, HSSV nói riêng là cần noi gương thánh quan thầy, đặc biệt là biết khước từ mọi thủ đoạn tính mê tật xấu mà ma quỷ bày ra ngay trong môi trường sống đầy dẫy những phức tạp. Các bạn sẽ là những người làm chứng cho Chúa bằng đời sống gương sáng cho những người chung quanh.
Thánh lễ đã kết thúc vào lúc 21h30’. Đây là lần thứ ba HSSV mừng lễ quan thầy sau bảy năm thành lập hội HSSV(2002-2009). Mặc dù công việc xây dựng Nhà Chúa đang dở dang, bận rộn bộn bề nhưng với vị chủ chăn trẻ đầy nhiệt huyết tông đồ, cha đã dành sự ưu tiên một cách đặc biệt đối với các bạn trẻ nói chung với HSSV nói riêng. Bởi đây là thế hệ trẻ có nhiều triển vọng và có nhiều hứa hẹn đem lại nhiều thành công cho giáo xứ, giáo hội và xã hội.
Với gần 300 HSSV và khoảng 2000 giáo dân trong giáo xứ đã tham dự cuộc rước và thánh lễ quan thầy một cách long trọng và sốt sắng. Đây cũng là dịp để các bạn trẻ HSSV giáo xứ sau những tháng ngày đèn sách nơi đất khách quê người được tề tựu bên nhau, bên người cha đáng kính để bộc bạch những tâm tư tình cảm và những khó khăn trong công việc học tập của mình. Đặc biệt là thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng đối với sự quan tâm săn sóc của cha quản xứ, của các bậc cha mẹ, anh chị trong giáo xứ. Ước gì mỗi năm có thêm nhiều bạn trẻ trong giáo xứ bước vào trường đại học cao đẳng để không phủ lòng mong mỏi của cha, của các bậc cha mẹ và quý ân nhân.
Cảm tạ Chúa đã luôn đồng hành với hội chúng con qua từng chặng đường của chúng con đi, chúng con tri ân Cha Xứ vì sự quan tâm chăm sóc không biết mệt mỏi cho hội chúng con. Qua lời bầu cử của thánh quan thầy xin Chúa ban nhiều ơn lành xuống trên Cha, có nhiều niềm vui trong công tác mục vụ. Nguyện Chúa luôn đồng hành cùng chúng con và ban ơn cho hội luôn lớn mạnh về mọi mặt nhờ sự cầu bầu của thánh quan thầy. Chúc các bạn HSSV có một kỳ nghỉ hè vui vẻ, đầy ý nghĩa và sau đó lại tiếp tục lên đường đến với trường lớp của mình để học tập và thu nhiều kết quả tốt.
Hẹn gặp lại các bạn vào hè 2010!
Cảm tưởng về “tiếp sức mùa thi năm 2009” tại Giáo xứ Don Bosco Xuân Hiệp – Thủ Đức
Nguyễn Ngọc
17:49 11/07/2009
THỦ ĐỨC - Mùa Hè 2009 năm nay, tôi dự định không về quê nghỉ hè như thường lệ mà ở lại đất Sài-gòn này để đi làm thêm nhằm kiếm thêm kinh nghiệm và vốn sống cho chính mình. Tuy nhiên, mọi việc đã không diễn ra như chuong trình tôi đã đưa ra. Một hôm, tôi nhận được lời kêu gọi của các Cha Thầy Dòng Don Bosco tại Xuân Hiệp – Thủ Đức về chiến dịch tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị thi tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng. Với sự tò mò và hiếu kỳ, muốn chính mình trải qua cái kinh nghiệm tiếp sức mùa thi như thế nào, tôi đã đánh liều đăng ký vào đội tiếp sức mùa thi của Dòng.
Chương trình “Tiếp sức mùa thi” của chúng tôi có tất cả ba đợt: đợt I từ ngày 02 cho đến ngày 05.07.09, đợt II từng ngày 07 cho đến ngày 10.07.09, và đợt III từ ngày 12 cho đến ngày 15.07.09. Tính tới thời điểm này, những kinh nghiệm của những ngày vừa qua đã để lại trong tôi những cảm nhận thật thú vị, điều mà tôi chưa bao giờ có trước đó: đó là sự hy sinh quảng đại của các Cha, các Thầy nhà Dòng và của các anh em sinh viên tình nguyện. Với tinh thần”Mến Chúa Yêu Người”, các ngài đã không quản ngại những khó khăn vất vả, phải thức khuya dậy sớm để lo cho các bạn thí sinh chốn ăn chốn ngủ, rồi còn phải lo việc chuẩn bị xe cho các bạn ấy đến trường thi đúng giờ. Bên cạnh đó, các ngài còn quan mọi điều kiện thuận lợi, từ tinh thần đến vật chất, để các bạn có được một môi trường nghỉ trọ thật thoải máiï và chan hoà, tràn ngập tình yêu thương và huynh đệ, đượm thấm tình tương thân tương ái giữa mọi người. Tất cả những điều đó làm cho các thí sinh, vốn đến khắp mọi miền của tổ quốc, không phân biệt lương giáo, luôn cảm nhận một cách sâu sa trong tâm hồn mình rằng nơi đây quả thực như là một gia đình thứ hai của mình vậy.
Sự đón tiếp nhiệt tình của nhà Dòng nói chung, cách riêng của Ban tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi 2009”, hơn lúc nào hết khơi dậy nơi tâm hồn của những người đang sống ở chốn thị thành xa lạ một lòng cảm phục và biết ơn vô bờ. Nhiều bạn thí sinh cũng như các vị phụ huynh đi kèm theo đã phải thốt lên rằng: “Họ thật là tốt bụng và nhiệt tình biết bao!”. Những lời chia sẻ, những kinh nghiệm sống, những lời dặn dò ân cần vào mỗi buổi tối và mỗi buổi sáng trước lúc đi thi của Cha và các Thầy làm cho các thí sinh cảm thấy giống như lời dặn dò của cha mẹ đối với con cái trước lúc lên đường. Nó đã trở thành như nguồn động viên tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho các bạn bước vào các ngày thi suông sẻ. Cuối mỗi đợt thi, Cha cùng các Thầy lại tổ chức một buổi giao lưu gặp gỡ giữa các bạn thí sinh và các bạn công nhân di dân trong giáo xứ để tạo nên mối tình huynh đệ trong cộng đồng, các bạn thí sinh thư giãn đầu óc để chuẩn bị cho các đợt thi tiếp theo.
Riêng tôi, Qua kỳ tiếp sức mùa thi này, nó để để lại trong tôi biết bao nhiêu kỷ niệm, cũng như những bài học kinh nghiệm quý gi mà ít khi nghĩ đến như tinh thần phục vụ, làm việc theo nhóm... Ðó là những kỹ năng và hành trang rất cần cho tôi sau này. Tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ mọi người. Những công việc tưởng chừng thật đơn giản như dọn vệ sinh, quét nhà, rửa chén... Những công việc mà rất nhiều bạn nam như tôi chưa bao giờ làm hay ngại ngùng mỗi khi phải làm, thì giờ đây chúng tôi đã thực hiện một cách say mê v nhiệt tình. Có thể nói kỳ tiếp sức mùa thi lần này đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn đáng ghi nhớ. Ước gì chiến dịch tình nguyện này sẽ được kéo dài và diễn ra mãi mãi.
Chương trình “Tiếp sức mùa thi” của chúng tôi có tất cả ba đợt: đợt I từ ngày 02 cho đến ngày 05.07.09, đợt II từng ngày 07 cho đến ngày 10.07.09, và đợt III từ ngày 12 cho đến ngày 15.07.09. Tính tới thời điểm này, những kinh nghiệm của những ngày vừa qua đã để lại trong tôi những cảm nhận thật thú vị, điều mà tôi chưa bao giờ có trước đó: đó là sự hy sinh quảng đại của các Cha, các Thầy nhà Dòng và của các anh em sinh viên tình nguyện. Với tinh thần”Mến Chúa Yêu Người”, các ngài đã không quản ngại những khó khăn vất vả, phải thức khuya dậy sớm để lo cho các bạn thí sinh chốn ăn chốn ngủ, rồi còn phải lo việc chuẩn bị xe cho các bạn ấy đến trường thi đúng giờ. Bên cạnh đó, các ngài còn quan mọi điều kiện thuận lợi, từ tinh thần đến vật chất, để các bạn có được một môi trường nghỉ trọ thật thoải máiï và chan hoà, tràn ngập tình yêu thương và huynh đệ, đượm thấm tình tương thân tương ái giữa mọi người. Tất cả những điều đó làm cho các thí sinh, vốn đến khắp mọi miền của tổ quốc, không phân biệt lương giáo, luôn cảm nhận một cách sâu sa trong tâm hồn mình rằng nơi đây quả thực như là một gia đình thứ hai của mình vậy.
Sự đón tiếp nhiệt tình của nhà Dòng nói chung, cách riêng của Ban tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi 2009”, hơn lúc nào hết khơi dậy nơi tâm hồn của những người đang sống ở chốn thị thành xa lạ một lòng cảm phục và biết ơn vô bờ. Nhiều bạn thí sinh cũng như các vị phụ huynh đi kèm theo đã phải thốt lên rằng: “Họ thật là tốt bụng và nhiệt tình biết bao!”. Những lời chia sẻ, những kinh nghiệm sống, những lời dặn dò ân cần vào mỗi buổi tối và mỗi buổi sáng trước lúc đi thi của Cha và các Thầy làm cho các thí sinh cảm thấy giống như lời dặn dò của cha mẹ đối với con cái trước lúc lên đường. Nó đã trở thành như nguồn động viên tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho các bạn bước vào các ngày thi suông sẻ. Cuối mỗi đợt thi, Cha cùng các Thầy lại tổ chức một buổi giao lưu gặp gỡ giữa các bạn thí sinh và các bạn công nhân di dân trong giáo xứ để tạo nên mối tình huynh đệ trong cộng đồng, các bạn thí sinh thư giãn đầu óc để chuẩn bị cho các đợt thi tiếp theo.
Riêng tôi, Qua kỳ tiếp sức mùa thi này, nó để để lại trong tôi biết bao nhiêu kỷ niệm, cũng như những bài học kinh nghiệm quý gi mà ít khi nghĩ đến như tinh thần phục vụ, làm việc theo nhóm... Ðó là những kỹ năng và hành trang rất cần cho tôi sau này. Tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ mọi người. Những công việc tưởng chừng thật đơn giản như dọn vệ sinh, quét nhà, rửa chén... Những công việc mà rất nhiều bạn nam như tôi chưa bao giờ làm hay ngại ngùng mỗi khi phải làm, thì giờ đây chúng tôi đã thực hiện một cách say mê v nhiệt tình. Có thể nói kỳ tiếp sức mùa thi lần này đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn đáng ghi nhớ. Ước gì chiến dịch tình nguyện này sẽ được kéo dài và diễn ra mãi mãi.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vấn đề lao động nhập cư Trung Quốc
BBC
01:45 11/07/2009
Trích lời chuyên gia về lao động và di dân châu Á, ông John Walsh, từ Đại học Shinawatra, Bangkok, tác giả Brown cho rằng các chính phủ trong vùng đang cần đầu tư vào lúc kinh tế chậm lại.
Mà Trung Quốc là một trong vài quốc gia lớn trên thế giới đang có tiền để đầu tư. Nhưng lao động nhập cư từ Trung Quốc lại là một nan đề cho các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam.
Bài báo nhắc đến công trình bauxite ở Tây Nguyên với sự có mặt của công nhân Trung Quốc.
Ông John Walsh được trích lời nói rằng dù không khái quát hóa, ông cũng thấy "có tinh thần bài Trung Quốc" ngay gần bề mặt của quan hệ.
"Người Việt Nam còn nhớ cuộc chiến 1979 với Trung Quốc và lịch sử thời đế quốc (Trung Hoa). Khi mà kinh tế kém đi thì các định kiến dễ trở thành quan trọng và những kẻ mỵ dân sẽ có thể thổi ngọn lửa lên".
Nhưng bài Trung Quốc không phải chỉ là chuyện Việt Nam, vì ông Walsh cũng chỉ ra rằng ngay cả ở Singapore cũng có thái độ đó, với chuyện dân chúng coi thường những lao động đến từ Trung Quốc lục địa, vì họ không biết tiếng Anh và có cách hành xử thô thiển.
Mặt khác, bài báo cũng trích lời một doanh nhân Đức đã rời cơ sở làm ăn từ TQ sang VN nói rằng ở TQ, điều tệ nhất là "không có gì đảm bảo", từ cách các quan chức ra quyết định cho đến chính sách thuế.
Quyền lực mềm
Bà Jennifer Richmond, Giám đốc chuyên về TQ tại công ty tình báo số liệu Stratfor, Texas thì còn nhìn vào "quyền lực mềm" của làn sóng xuất cảng lao động của TQ.
Theo bài Richmond, chính sách của chính quyền Trung Quốc gồm ba phần. Một là chuyển dần các công nghệ cần nhiều năng lượng ra nước ngoài, gồm cả việc xây dựng những cơ sở sản xuất bên ngoài nhưng cũng để thu lợi và kích cầu trở lại trong nước.
Hai là họ muốn giải quyết nhu cầu dư thừa lao động và thất nghiệp mà kinh tế TQ không kham nổi.
Ba là dùng công nhân TQ gửi ra các nước ngoài như một sự bành trướng của quyền lực 'cứng' và 'mềm'.
Theo bà, về lâu dài, những cộng đồng hình thành do công nhân TQ lập ra có thể tác động đến văn hóa nước chủ nhà, thậm chí 'lật đổ' vị thế của văn hóa, phim ảnh Hàn Quốc vốn đang ăn khách.
Về mặt thực tiễn, bà Jennifer Richmond cho rằng các công ty TQ cũng thấy tiện lợi trong việc dùng công nhân và công nghệ của chính mình để giảm bớt nguy cơ hiểu lầm do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa.
Nhưng chính sách này đang vấp phải sự phản đối từ các cộng đồng địa phương dù công khai hay ngấm ngầm.
Không chỉ Việt Nam mà cả Lào, Campuchia, Papua New Guinea và cả châu Phi đều có hiện tượng va chạm với công nhân TQ.
Tại Campuchia, trong một vụ cách đây không lâu, một bảo vệ người Khmer đã bắn vào nhóm biểu tình TQ ở Phnom Penh.
Ở Papua New Guinea gần đây cũng xảy ra xung đột giữa công nhân TQ và công nhân bản xứ.
Vấn đề công nhân TQ cũng dễ biến thành chuyện chính trị. Tại châu Phi, đã có nhân viên công ty đầu tư của TQ bị bắt cóc trong xung khắc chính trị.
Hậu quả chính trị
Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng chính Việt Nam là nơi có hậu quả chính trị nặng nề nhất với giới cầm quyền bản xứ trong vụ để công nhân TQ vào làm việc.
Bài báo viết: "Tại Việt Nam, chính quyền do đảng Cộng sản nắm hiểu rằng họ không thể nào coi thường việc nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp của lao động TQ mà không phải chịu các hậu quả chính trị nội địa."
Bài trích lời ông Patrick Keefe, nhà nghiên cứu tại The Century Foundation, Washington, tác giả của cuốn 'The Snakehead: An Epic Tale of the Chinatown Underworld and the American Dream', đề cập đến hiện tượng buôn người và chuyển lao động TQ ra nước ngoài.
Ông cho rằng dù làn sóng người Hoa rời lục địa đi kiếm ăn và định cư tại các nước Đông Nam Á đã có một lịch sử lâu đời, hiện tượng lao động TQ sang Đông Nam Á gần đây lại có một tầm vóc mới.
Đặc biệt, với Việt Nam, Patrick Keefe nói: "Nếu cả một thế hệ di dân đang ào vào các nước như Việt Nam trong bối cảnh rất riêng biệt của các dự án đầu tư TQ, nó chắc chắn tạo ra một loạt thách thức mới cho các chính phủ sở tại".
Tại Việt Nam từ vài năm qua, quan hệ với Trung Quốc trở nên phức tạp vì cả lý do tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Đã có các cuộc xuống đường cuối 2007 của thanh niên Việt Nam phản đối Trung Quốc.
Tàu tuần tra của Trung Quốc cũng liên tục bắt giữ và phạt tiền ngư dân Việt Nam ngoài vịnh Bắc Bộ.
Tuy thế, về mặt chính thức, hai đảng cầm quyền ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn là đồng chí và chia sẻ với nhau tình đoàn kết thân mến hiếm thấy.
(Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/07/090710_chineseworkers.shtml)
Mà Trung Quốc là một trong vài quốc gia lớn trên thế giới đang có tiền để đầu tư. Nhưng lao động nhập cư từ Trung Quốc lại là một nan đề cho các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam.
Bài báo nhắc đến công trình bauxite ở Tây Nguyên với sự có mặt của công nhân Trung Quốc.
Ông John Walsh được trích lời nói rằng dù không khái quát hóa, ông cũng thấy "có tinh thần bài Trung Quốc" ngay gần bề mặt của quan hệ.
"Người Việt Nam còn nhớ cuộc chiến 1979 với Trung Quốc và lịch sử thời đế quốc (Trung Hoa). Khi mà kinh tế kém đi thì các định kiến dễ trở thành quan trọng và những kẻ mỵ dân sẽ có thể thổi ngọn lửa lên".
Nhưng bài Trung Quốc không phải chỉ là chuyện Việt Nam, vì ông Walsh cũng chỉ ra rằng ngay cả ở Singapore cũng có thái độ đó, với chuyện dân chúng coi thường những lao động đến từ Trung Quốc lục địa, vì họ không biết tiếng Anh và có cách hành xử thô thiển.
Mặt khác, bài báo cũng trích lời một doanh nhân Đức đã rời cơ sở làm ăn từ TQ sang VN nói rằng ở TQ, điều tệ nhất là "không có gì đảm bảo", từ cách các quan chức ra quyết định cho đến chính sách thuế.
Quyền lực mềm
Bà Jennifer Richmond, Giám đốc chuyên về TQ tại công ty tình báo số liệu Stratfor, Texas thì còn nhìn vào "quyền lực mềm" của làn sóng xuất cảng lao động của TQ.
Theo bài Richmond, chính sách của chính quyền Trung Quốc gồm ba phần. Một là chuyển dần các công nghệ cần nhiều năng lượng ra nước ngoài, gồm cả việc xây dựng những cơ sở sản xuất bên ngoài nhưng cũng để thu lợi và kích cầu trở lại trong nước.
Hai là họ muốn giải quyết nhu cầu dư thừa lao động và thất nghiệp mà kinh tế TQ không kham nổi.
Ba là dùng công nhân TQ gửi ra các nước ngoài như một sự bành trướng của quyền lực 'cứng' và 'mềm'.
Theo bà, về lâu dài, những cộng đồng hình thành do công nhân TQ lập ra có thể tác động đến văn hóa nước chủ nhà, thậm chí 'lật đổ' vị thế của văn hóa, phim ảnh Hàn Quốc vốn đang ăn khách.
Về mặt thực tiễn, bà Jennifer Richmond cho rằng các công ty TQ cũng thấy tiện lợi trong việc dùng công nhân và công nghệ của chính mình để giảm bớt nguy cơ hiểu lầm do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa.
Nhưng chính sách này đang vấp phải sự phản đối từ các cộng đồng địa phương dù công khai hay ngấm ngầm.
Không chỉ Việt Nam mà cả Lào, Campuchia, Papua New Guinea và cả châu Phi đều có hiện tượng va chạm với công nhân TQ.
Tại Campuchia, trong một vụ cách đây không lâu, một bảo vệ người Khmer đã bắn vào nhóm biểu tình TQ ở Phnom Penh.
Ở Papua New Guinea gần đây cũng xảy ra xung đột giữa công nhân TQ và công nhân bản xứ.
Vấn đề công nhân TQ cũng dễ biến thành chuyện chính trị. Tại châu Phi, đã có nhân viên công ty đầu tư của TQ bị bắt cóc trong xung khắc chính trị.
Hậu quả chính trị
Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng chính Việt Nam là nơi có hậu quả chính trị nặng nề nhất với giới cầm quyền bản xứ trong vụ để công nhân TQ vào làm việc.
Bài báo viết: "Tại Việt Nam, chính quyền do đảng Cộng sản nắm hiểu rằng họ không thể nào coi thường việc nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp của lao động TQ mà không phải chịu các hậu quả chính trị nội địa."
Bài trích lời ông Patrick Keefe, nhà nghiên cứu tại The Century Foundation, Washington, tác giả của cuốn 'The Snakehead: An Epic Tale of the Chinatown Underworld and the American Dream', đề cập đến hiện tượng buôn người và chuyển lao động TQ ra nước ngoài.
Ông cho rằng dù làn sóng người Hoa rời lục địa đi kiếm ăn và định cư tại các nước Đông Nam Á đã có một lịch sử lâu đời, hiện tượng lao động TQ sang Đông Nam Á gần đây lại có một tầm vóc mới.
Đặc biệt, với Việt Nam, Patrick Keefe nói: "Nếu cả một thế hệ di dân đang ào vào các nước như Việt Nam trong bối cảnh rất riêng biệt của các dự án đầu tư TQ, nó chắc chắn tạo ra một loạt thách thức mới cho các chính phủ sở tại".
Tại Việt Nam từ vài năm qua, quan hệ với Trung Quốc trở nên phức tạp vì cả lý do tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Đã có các cuộc xuống đường cuối 2007 của thanh niên Việt Nam phản đối Trung Quốc.
Tàu tuần tra của Trung Quốc cũng liên tục bắt giữ và phạt tiền ngư dân Việt Nam ngoài vịnh Bắc Bộ.
Tuy thế, về mặt chính thức, hai đảng cầm quyền ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn là đồng chí và chia sẻ với nhau tình đoàn kết thân mến hiếm thấy.
(Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/07/090710_chineseworkers.shtml)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Sứ
Lm. Tâm Duy
06:06 11/07/2009
HOA SỨ
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Mầu áo em hay là hoa sứ ?
Cứ vấn vương thoang thoảng bên đời…
(Trích thơ của Bùi Vĩnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền