Ngày 25-06-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/6: Thái độ của chúng ta khi đến với Chúa. Suy Niệm của Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:27 25/06/2021

Video sẽ bắt đầu từ 6g chiều ngày 25-June-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Mt 8, 5-17

“Những người từ phương đông và phương tây sẽ đến trong Nước Trời”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu vào thành Capharnaum, thì có một đại đội trưởng đến thưa Chúa rằng: “Lạy Thầy, thằng nhỏ nhà tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt đau đớn lắm!” Chúa Giêsu phán bảo ông rằng: “Tôi sẽ đến chữa nó”. Nhưng viên đại đội trưởng thưa Người rằng: “Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin Thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh. Vì chưng, cũng như tôi chỉ là người ở dưới quyền, nhưng tôi cũng có những người lính thuộc hạ, tôi bảo người này đi thì anh đi, tôi bảo người kia đến thì anh đến, tôi bảo gia nhân làm cái này thì nó làm!” Nghe vậy, Chúa Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel. Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng: nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước trời. Còn con cái trong nước sẽ bị vứt vào nơi tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng”. Đoạn Chúa nói với viên sĩ quan rằng: “Ông cứ về, ông được như ông đã tin”. Và ngay giờ ấy, gia nhân ông đã được lành mạnh. Khi Chúa Giêsu vào nhà ông Phêrô, thấy bà mẹ vợ ông đang sốt rét liệt giường. Chúa chạm đến tay bà và cơn sốt biến đi. Bà chỗi dậy tiếp đãi các ngài. Đến chiều, họ đưa đến cho Chúa nhiều người bị quỷ ám: Chúa dùng lời đuổi quỷ, và chữa lành tất cả các bệnh nhân, để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói rằng: “Người đã gánh lấy các bệnh tật của chúng ta, và đã mang lấy những nỗi đau thương của chúng ta”.

Đó là lời Chúa.
 
Sống yêu thương để diễn tả đức tin
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:49 25/06/2021
CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B
SỐNG YÊU THƯƠNG ĐỂ DIỄN TẢ ĐỨC TIN

Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay nói đến lòng tin và phép lạ. Hai phép lạ xảy ra cùng thời gian nhờ lòng tin: Người đàn bà loạn huyết đến mười hai năm, được khỏi và bé gái con của ông trưởng hội đường đã chết, được sống lại.

Cả hai phép lạ, Chúa đều nhấn mạnh đức tin. Với người đàn bà loạn huyết, Chúa nhìn thấy lòng tin của chị, Chúa chữa cho chị. Chúa tuyên bố để xác nhận lòng tin vững vàng ấy: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con”.

Với ông trưởng hội đường, Chúa nâng đỡ lòng tin của ông - đang khi ông đứng trước thử thách lớn: con ông chết - bằng lời an ủi vừa đòi ông sẵn sàng biểu lộ đức tin, vừa nâng đỡ đức tin của ông: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”.

Tuy cách thể hiện khác nhau:

- Ông trưởng Hội đường trực tiếp gặp Chúa, xin Chúa chữa lành con gái mình đang sắp chết, và ngay trước khi Chúa ra tay, em bé đã chết thật sự.

- Còn người phụ nữ, do đặc thù và sự tế nhị của bệnh tật, do định kiến độc ác của xã hội, do sự kỳ thị thiếu khoan nhân của lề luật, đã âm thầm bày tỏ lòng tin bằng cách đụng vào gấu áo Chúa với ước mong kín đáo, mình sẽ lành bệnh.

Cả hai cùng cho thấy lòng tin tưởng lớn và niềm trông cậy mạnh. Lòng tin tưởng, niềm trông cậy ấy bắt gặp tình yêu khoan nhân của Chúa Giêsu. Chúa hiểu nỗi lòng người phụ nữ đã quá mệt mỏi và đau khổ vì bệnh triền miên. Chúa càng hiểu nỗi đau của người cha khi nghe tin con mình vừa chết.

Ân huệ của Đấng giàu lòng xót thương được trao ban. Phép lạ đã diễn ra. Chúa quăng gánh bệnh tật của người phụ nữ, trả cho chị những ngày tháng sống vui tươi mà chị từng có trước kia. Chúa thủ tiêu nỗi lo lắng, buồn khổ của người đàn ông quá thương con và trả lại cho ông chính đứa con ruột thịt của ông.

Đức tin là quan trọng, cần thiết cho cuộc đời mỗi Kitô hữu. Nó không là kết quả của lao nhọc, tích cóp ngày này tháng nọ. Nó không bao giờ xuất phát từ không ngoan, thông minh, giàu có. Nó càng không bao giờ là thành quả do mua bán, đổi chác mà có.

Đức tin là ân ban, là quà tặng xuất phát bởi tình yêu, sự quan tâm của Đấng mà trời không thể thấu, đất không thể dò, trao ban cho từng người.

Dù vậy, đức tin không thay thế mọi hành động, mọi nếp nghĩ, nếp sống của con người. Đức tin do Thiên Chúa ban tặng, nhưng con người phải mở lòng đón nhận bằng chính sự cộng tác của mình.

Vậy cộng tác thế nào để trau dồi đức tin của bản thân ngày càng tiến và mạnh? Một trong những cách để có đức tin mạnh là sống yêu thương như Chúa Kitô, vì Chúa Kitô. Câu chuyện sau đây là bằng chứng giúp sống yêu thương.

Một người lính kể: "Một ngày mùa đông, chúng tôi hết lương thực, vừa đói lả, vừa lạnh, vừa phải truy lùng kẻ thù của bộ lạc mình. Sau ba đêm, tôi phát hiện một túp lều của kẻ thù. Tôi bò đến gần, khoét một lỗ trên vách. Nhìn vào, tôi thấy đôi vợ chồng đang ngồi sưởi và đứa bé chơi bên cạnh.

Tự dưng đứa bé đứng dậy cầm chiếc muỗng thọc vào nồi súp. Bất ngờ nó nhìn đúng vào cái lỗ mà tôi đã khoét. Tôi hốt hoảng. Nhưng đứa bé múc một ít súp thọc chiếc muỗng ra ngoài lỗ. Tôi chỉ cần kê môi mình vào chiếc muỗng. Nó cho tôi ăn liên tiếp mà đôi vợ chồng không hề hay biết...

Tôi rút lui và không còn ý hại gia đình kia nữa. Tôi cắm cổ chạy trên tuyết, nhưng hình ảnh đứa bé không buông tha, nó lởn vởn trong đầu tôi.

Tôi quyết định cứu họ. Trở lại túp lều, tôi đi vào cửa trước. Bị bất ngờ, đôi vợ chồng kinh hoảng. Nhưng thấy tôi không có ý đe dọa, họ lấy lại bình tĩnh.

Tôi cho họ biết tất cả mọi sự vừa mới xảy ra và việc tôi đổi ý không làm hại họ ra sao. Tôi đề nghị họ mau lánh đi, bởi chẳng bao lâu nữa, bộ lạc của tôi sẽ bất ngờ ập đến như kế hoạch và chắn chắn họ không tha cho bất cứ ai mà họ xem là kẻ thù.

Sau cùng, tôi xin rời quân ngũ. Lòng thù hận trong tôi đã tắt, bù lại là tình yêu chớm nở. Từ đó, tôi luôn trân trọng tình yêu và thể hiện yêu thương khi có dịp. Càng lớn tuổi, tôi càng tin, cái mà chúng ta cần là tình yêu chứ không phải thù hận, chém giết. Mỗi người cần học lấy hình ảnh "Đứa Bé Hòa Bình" như thế, để luôn dành yêu thương cho nhau".

Tình yêu làm nên phép lạ. Chúa Giêsu thể hiện tình yêu. Ông trưởng hội đường cũng lấy tình yêu đối với con cái mà đến với Chúa Giêsu.
Chúa chờ chúng ta bày tỏ lòng yêu thương để những phép lạ của thời mới tiếp tục diễn ra.

Nếu cử chỉ yêu thương vô thức của đứa bé đã cứu cả nhà, thì chính cử chỉ đó cũng đã làm thay đổi một con người. Đó chính là phép lạ giữa đời thường.

Tình yêu làm nên phép lạ. Nếu ta sống yêu thương mọi nơi, mọi lúc, chắc chắn phép lạ giữa đời cũng không hề là điều hiếm hoi.

Còn hơn thế, nếu Kitô hữu, vì tin vào Chúa, vì muốn sống và bày tỏ đức tin của mình, chắc chắn họ cũng sẽ làm nên vô vàn phép lạ. Phép lạ lớn nhất là kéo họ đến gần Chúa, chiếm lĩnh Chúa.

Hãy tin và hãy yêu. Tin để mà yêu. Và yêu để ngày càng gia tăng lòng tin.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 25/06/2021

15. Tất cả các thánh nhân, suốt đời bị rất nhiều cám dỗ, do đó mà được tiến vào nơi đất thánh.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 25/06/2021
82. HAI PHO TƯỢNG ĐẤT

Ở trong chùa có hai tượng bằng đất sét; tổ sư đạo gia lão quân ở bên trái, tổ sư phật giáo Thích ca mâu ni ở bên phải, theo lệ, địa vị bên trái cao hơn bên phải.

Một ngày nọ, có một hòa thượng đi vào chùa và thấy như vậy thì rất không bằng lòng, nói:

- “Phật tổ của ta pháp lực vô biên, sao lại có thể ở dưới lão quân được chứ?”

Thế là ôm tượng phật đem qua bên trái tượng lão quân.

Có một đạo sĩ nhìn thấy, phừng phừng giận dữ nói:

- “Tổ đạo của chúng tôi cực kỳ tôn quý, sao lại có thể ở dưới phật giáo, lại đặt ở bên phải ư?”

Nói xong thì đem tượng lão quân qua bên trái tượng phật, hai người cứ đem qua đem lại mãi, cuối cùng hai tượng bằng đất đều vỡ toang.

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 82:

Có những bức tượng được đặt trên cao, giữa trung tâm thành phố nơi có rất nhiều nhiều người qua lại, nhưng không ai thèm để ý mà nhìn, vì nó không phải là trung tâm cuộc sống của con người; có những bức phù điêu thật hoành tráng để nơi chỗ công cộng, nhưng trở thành tấm bình phong che chắn tội ác của người xấu, nơi dung túng cho những tệ nạn xã hội…

Cũng có những gia đình Ki-tô hữu mua những bức tượng Đức Chúa Giê-su, Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh thật đẹp treo trong nhà, hằng ngày đi qua đi lại nhưng ít khi để ý trong nhà có hình tượng Chúa Mẹ; có những Ki-tô hữu mang trên mình hình thánh giá thật đẹp nhưng mấy khi ngắm thánh giá để cầu nguyện; có những nhà thờ cha sở đặt mua tượng Đức Chúa Giê-su, tượng Đức Mẹ Ma-ri-a thật đắc giá ở nước ngoài đem về đặt trong khuôn viên nhà thờ, nhưng họa hoằn mới có người đến cầu nguyện, bởi vì cổng nhà thờ đóng kín cả ngày, và tượng đài của Chúa và Mẹ cũng bị xây hàng rào che cản…

Có một bức tranh sống động nhất mà chỉ những người có đức tin mới nhìn thấy, đó là bức tranh Đức Chúa Giê-su đang xin ăn bên lề đường, Đức Chúa Giê-su đang đau khổ trong các trai phong, Đức Chúa Giê-su đang bị hất hủi giữa dòng đời…

Đó là những bức tranh pho tượng Đức Chúa Giê-su đẹp nhất, sống động nhất của người Ki-tô hữu vậy!

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 13 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:23 25/06/2021
CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 5, 21-43

"Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi."


Bạn thân mến,

Đức Chúa Giê-su đến trần gian, không phải để được người khác phục vụ, nhưng là để phục vụ và thi ân giáng phúc cho nhân loại. Phục vụ và thi ân là bày tỏ cho nhân loại biết Đức Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa thật và là người thật: khi thi ân thì Ngài là Thiên Chúa, khi phục vụ thì Ngài là con người.

Lãnh nhận ân phúc phải có đức tin

Đức tin của ông đội trưởng đã cứu sống con gái của ông, đức tin của người đàn bà bị bệnh băng huyết đã chữa lành bà, cho nên để đón nhận ân phúc bởi Thiên Chúa thì dứt khoát con người phải có đức tin.

Đức tin làm cho con người nhận ra được quyền năng của Thiên Chúa trong sự yếu đuối và bất lực của mình; đức tin cũng làm cho con người nhìn thấy được Thiên Chúa trong những nỗi bất hạnh nhất của tha nhân, bởi vì khi đối diện với đau khổ và thất vọng, con người thường có khuynh hướng nhìn lên trời cao.

Ân sủng của Thiên Chúa vẫn tuôn đổ trên con người, Ngài vẫn luôn thi ân cho nhân loại, nhưng để đón nhận những ân huệ Thiên Chúa ban cho, thì cần phải có đức tin như đức tin của tổ phụ Abraham, như đức tin của tổ phụ I-sa-ác, như đức tin của Gia-cóp, và như đức tin của viên đội trưởng và của người đàn bà bệnh loạn huyết. Ân sủng của Thiên Chúa ban cho cách nhưng không, nhưng muốn đón nhận nó thì cần phải có đức tin.

Phục vụ tha nhân phải có đức tin

Thời nay có nhiều hội từ thiện để giúp đỡ người bất hạnh, thời nay có nhiều bệnh viện và cơ quan từ thiện để chăm sóc bệnh nhân nghèo, và thời nay cũng có nhiều cá nhân làm việc thiện, nhưng số người không biết đến Thiên Chúa thì càng nhiều hơn. Bởi vì có nhiều đoàn thể và có nhiều cá nhân phục vụ nhưng không có đức tin, hoặc đức tin đã bị ngâm sâu dưới lớp tro bụi cuộc sống bon chen.

Khi phục vụ tha nhân mà không tin, không nhìn thấy Chúa Giê-su ở trong họ, thì họ cũng sẽ không nhìn thấy được Chúa Giê-su ở trong chúng ta -những người làm việc từ thiện.

Đức tin dạy cho chúng ta tin rằng Thiên Chúa hiện diện khắp nơi, đặc biệt là nơi những người nghèo khó bất hạnh; đức tin cũng dạy cho chúng ta biết rằng, phục vụ tha nhân chỉ vì danh vọng hảo huyền mà thôi, thì họ sẽ không thể thay mặt Đức Chúa Giê-su đem an ủi đến cho người khác được...

Bạn thân mến,

Là những người được gọi là “những kẻ tin”, chúng ta cũng có trong mình “gen” phục vụ tha nhân như Đức Chúa Giê-su đã phục vụ, bởi vì đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận trong ngày Rửa Tội, đã làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giê-su hơn khi chúng ta phục vụ tha nhân.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ thánh Phê-rô và thánh Phao-lô tông đồ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 25/06/2021
CHÚA NHẬT

LỄ THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ


Tin mừng: Mt 16, 13-19

“Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.


Bạn thân mến,

Hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng lễ kính hai thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ, hai vị thánh hai khuôn mặt, hai đời sống và là hai cột trụ của Giáo Hội Công Giáo, trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai nét sau đây của hai vị thánh lớn của Giáo Hội.

1. Nhiệt tình với sứ mệnh.

Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô đều có tâm hồn nhiệt tình với sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su đã giao phó, sự nhiệt tình này Đức Chúa Giê-su đã nhìn thấy khi chọn các ngài làm tông đồ, và giao phó trọng trách gánh vác Giáo Hội của Ngài cho các ông.

Nhiệt tình chất phác bộc trực cương nghị của thánh Phê-rô, đã được Đức Chúa Giê-su khám phá ra khi ông đang đánh cá với anh mình là An-rê, Ngài nói: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” và hai ông đã lập tức bỏ chài lưới mà theo Ngài.

Nhiệt tình hăng hái của thánh Phao-lô đã bộc lộ rất rõ khi ngài giữ áo cho người ta ném đá tử hình thánh Stê-pha-nô, cũng như đang hăng hái bách hại Giáo Hội tiên khởi của Đức Chúa Giê-su, sự nhiệt tình này không phải vì danh dự cá nhân, nhưng nhiệt tình vì lòng yêu mến Đức Chúa Ya-Vê của người Do Thái.

Tâm hồn nhiệt tình là điều cần thiết trước tiên để được chọn, không ai chọn một tinh binh không có dũng khí chiến đấu để làm tiên phong, cũng không ai chọn một người dù tài cao học rộng nhưng không nhiệt tình với bổn phận để giao trọng trách, nhưng người ta đã chọn người có tâm hồn nhiệt tình hăng say với công việc để giao phó sứ mệnh quan trọng…

Nhiệt tình của chúng ta có thừa, nhưng sự nhiệt tình này chúng ta đã dùng không đúng chỗ: chúng ta nhiệt tình với bạn bè mà không nhiệt tình với Thiên Chúa; chúng ta nhiệt tình với các hợp đồng béo bở nhưng lại lạnh băng với công tác từ thiện; chúng ta nhiệt tình với những công trình tiếng tăm để đời, nhưng lại nguội lạnh với công việc mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã trao cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, là loan báo và làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su Ki-tô trong cuộc sống hằng ngày của mình.

2. Yêu mến Đức Chúa Giê-su hết lòng.

Đức Chúa Giê-su đã ba lần hỏi thánh Phê-rô có yêu mến Ngài không, cả ba lần thánh Phê-rô đều cương quyết trả lời: “Thưa Thầy, có, Thầy biết con yêu mến Thầy”.

Một thánh Phao-lô đã tuyên bố: “Thật vậy, chúng tôi có điên, thì cũng là vì Thiên Chúa” và chính cá nhân ngài cũng đã không ngại ngùng nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi.”

Yêu mến Đức Chúa Giê-su làm gia tăng sự nhiệt thành trong tâm hồn của các ngài, cho nên dù chịu biết bao khổ cực, nhọc nhằn, dù chịu bao nhiêu hy sinh gian nan thì các ngài vẫn cứ yêu mến Đức Chúa Giê-su, và vì yêu mến Đấng đã chọn mình làm khí cụ loan báo tin mừng Nước Trời, nên các ngài vui lòng chia sẻ nỗi khổ đau với Đức Chúa Giê-su. Tình yêu đã làm nên những điều kỳ diệu nơi những người đang yêu, và điều kỳ diệu trước tiên xảy ra chính là hai thánh Phê-rô và Phao-lô đã cảm nghiệm Đấng mình yêu đang rất gần gũi bên mình, và do đó mà hai ngài đã không quản ngại hy sinh gian khổ để làm chứng cho tình yêu…

Yêu mến Đức Chúa Giê-su là năng lượng thúc đẩy chúng ta đi vào không gian vô tận của tình yêu Thiên Chúa, để sự nhiệt tình của chúng ta trở nên năng lực thúc đầy người khác biết yêu mến và sống tinh thần yêu mến của Chúa Giê-su…

Bạn thân mến,

Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ chính là hai ngọn đèn tỏa sáng của Giáo Hội, chính trên nền tảng Phê-rô này, mà Phao-lô nổi bật với những giáo huấn về Đức Chúa Giê-su và đã làm cho ngài trở thành trụ cột của Giáo Hội như thánh Phê-rô.

Mừng lễ kính trọng thể hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô hôm nay, chúng ta cầu xin hai ngài ban cho chúng ta có tâm hồn nhiệt tình với tâm tình yêu mến Đức Chúa Giê-su, bởi vì chỉ có sự nhiệt tình mới làm cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta được tiến triển, và Lời Chúa được mau chạy tiến bước đến với mọi tâm hồn.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thiên Chúa muốn con người được sống
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:49 25/06/2021
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN

Thiên Chúa muốn con người được sống

Kn 1,13-15.2,23-25; 2 Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy tư về một chủ không ai thích, nhưng lại có ích, đó là sự chết. Trong bài đọc I, chúng ta nghe lời khẳng định này: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong... Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt... Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 1,13.2,25).

Những lời này cho chúng ta chìa khóa để hiểu tại sao chết là nỗi ám ảnh và sợ hãi lớn nhất của con người. Lý do chính yếu là chúng ta không được dựng nên để chết, nhưng để sống mãi mãi. Thiên Chúa không muốn con người phải chết. Người cũng không sáng tạo nên cái chết. Nhưng nó là kết quả của “sự ghen tương của ma quỷ.” Vì thế, chúng ta tìm mọi cách để thoát khỏi cái chết và được sống mãi.

Trong bài Tin Mừng, chúng ta tìm thấy một chứng tá cụ thể cho lời khẳng định rằng Thiên Chúa không muốn sự chết và định mệnh cuối cùng của con người là “sự bất tử” hay được sống đời đời. Đó là phép lạ mà Chúa Giêsu thực hiện khi làm cho đứa con gái của ông trưởng hội đường Giaia đã chết được sống lại. Đây là một trình thuật rất đặc biệt với các sự kiện diễn ra một cách tuần tự và liên tục, trong những địa điểm khác nhau.

Trước hết đó là cảnh ở trên mặc biển hồ. Chúa Giêsu xuống thuyền, sang bờ bên kia, đám đông lại tụ lại quanh người. Có một ông tên là Giaia đến sụp xuống dưới chân người và nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngày đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống” (Mc 5,23). Nghe thế, Chúa Giêsu liền đi với ông.

Cảnh tượng thứ hai là ở trên đường. Một người đàn bà bị bệnh băng huyết đã mười hai năm. Nghe đồn về Chúa Giêsu, bà tìm cách tới gần Chúa để đụng vào áo của Người. Sau khi sờ vào áo Người, bà được khỏi bệnh. Khi Chúa Giêsu đang nói với bà, người nhà ông Giaia đến đến nói với ông rằng: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?” (Mc 5,35). Nghe thế, Chúa Giêsu liền nói với viên trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi!” Đây là lời mà Chúa Giêsu thường nhắc lại nhiều lần trên miệng Người. Cả người đã bà vừa được chữa lành khỏi bệnh rong huyết, Người cũng nói: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh.”

Cảnh tượng cuối cùng là một bi kịch, diễn ra tại nhà ông Giaia. Một cảnh tang tóc đè nặng tang quyến, người ta khóc than người chết. Chúa Giêsu vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy! Họ chế nhạo Người, nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha, mẹ con đứa trẻ và những ai theo Người vào nơi đứa bé nằm. Chúa cầm lấy tay nó và nói: “Talità kum, nghĩa là: Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi!” Lập tức, đứa bé chỗi dậy và đi lại được. Vì nó đã mười hai tuổi. Mọi người ngạc nhiên và sửng sờ. Chúa Giêsu nghiêm cấm họ không được để ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn. Trình thuật này là một trình thuật “siêu phàm,” vì nó trình thuật với những lời rất đơn giản, bình thường, nhưng nói lên những sự kiện siêu việt, những phép lạ mà Chúa thực hiện để cứu con người khỏi cái chết. Đó là những phép lạ vì con người và minh chứng quyền năng của Người vượt trên cái chết và bệnh tật. Những hành vi và lời nói của Chúa Giêsu quả thực phát xuất từ quyền năng cứu độ của Thiên Chúa.

Trong Tin Mừng, một điều đặc biệt mà chúng ta cần biết đó là Chúa Giêsu là Đấng có quyền năng thực hiện những điềm thiêng dấu lạ, nhưng khi đối diện với đau khổ và cái chết, nhiều lần Người cũng xúc động, đồng cảm và chia sẻ nỗi đau với những ai đang phải than khóc. Chúa Giêsu đã khóc với người khóc. Người đã khóc khi chứng kiến nỗi đau bà góa thành Nain mất đứa con trai duy nhất. Người đã khóc với Mácta và Maria khi họ mất người em Ladarô. Điều này nhắc nhở chúng ta luôn nhớ lời ở trên: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong” (Kn 1,13). Thiên Chúa đau khổ khi chúng ta đau khổ. Người không đứng ở đằng xa mà nhìn chúng ta đau khổ. Nhưng Người đã đến làm người, ở với chúng ta, để chia sẻ đau khổ với chúng ta và đã chết vì chúng ta.

Đối diện với đau khổ và cái chết, Lời Chúa hôm nay mang đến cho chúng ta một chìa khóa để trả lời cho những vấn vạn về sự dữ và mang lại ánh sáng khi chúng ta ở trong bóng tối của đau khổ, đó là: “Đức tin.” Đức tin là điều kiện cần thiết để Chúa Giêsu thực hiện phép lạ. Bởi thế, bất cứ ai đến xin Chúa làm phép lạ, Người đều đòi hỏi họ phải có đức tin. Nhưng đức tin ở đây không phải là một thứ đức tin chung chung, nhưng là đức tin vào chính Chúa Giêsu. Tin Mừng phân biệt rõ ràng hai dạng tin: tin cái gì và tin vào ai. Tin vào Ai (viết hoa) chính là tin vào Thiên Chúa. Ở đây, tin vào Thiên Chúa cũng là tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế.

Cuộc đối thoại giữa Giêsu với người chị của Ladarô là một chứng tá hùng hồn cho những gì vừa nói. Mácta nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy” (Ga 11,21-22).

Có lẽ có rất nhiều cha mẹ và vợ chồng của người bệnh cũng cầu nguyện với Chúa Giêsu như thế: “Lạy Chúa, nếu Ngài ở đây, hay nếu chúng con sống ở Palestina, chúng con sẽ chạy đến với Ngài... Nhưng lúc này, chúng con xin Chúa nếu Chúa muốn, xin làm một phép lạ cho con...”

Chúa Giêsu trả lời với Mácta: “Em chị sẽ sống lại!” Nhưng cô Mácta không hài lòng với lời hứu này vì phải chờ lâu quá. “Con viết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết” (Ga 11,24). Như thế không đủ, con muốn ngay bây giờ. Và lời quả quyết của Chúa Giêsu với Mácta và với tất cả chúng ta: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” (Ga 11,25-26). Ở đây, Chúa Giêsu cho thấy phép lạ lớn nhất là tin vào Người. Với niềm tin đó, mọi sự đều có thể.

Chúng ta cần nói về khía cạnh khác của bài Tin Mừng là Chúa Giêsu không chỉ nói về cái chết thể lý, còn muốn nói đến cái chết của con tim và linh hồn. Chết linh hồn khi chúng ta sống trong tội lỗi, cái chết của con tim khi chúng ta sống trong buồn phiền, thất vọng và chán nãn. Lời Chúa Giêsu: “Talità kum, hỡi con, hãy chỗi dậy!” Những lời không chỉ dành cho đứa trẻ đã chết, nhưng cả những người đang sống.

Như thế, Lời Chúa hôm nay minh chứng cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không muốn con người phải chết, nhưng được sống mãi. Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, Người đến để giải thoát con người khỏi đau khổ và cái chết. Điều kiện để được Chúa Giêsu cứu độ là tin vào Người. Chúng ta hãy làm như thế để được sống đời đời. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Niềm tin cao cả người phụ nữ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:52 25/06/2021
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN

Niềm tin cao cả người phụ nữ

Kn 1,13-15.2,23-25; 2 Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43.

Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta một cảnh tượng gây ngạc nhiên. Thánh Máccô kể lại một người phụ nữ vô danh như là một mẫu gương tuyệt vời cho mọi Kitô hữu noi theo. Nơi người phụ nữ này, chúng ta có thể học hỏi cách thức tìm kiếm Thiên Chúa nhờ đức tin, để đón nhận ơn chữa lành từ Người và tìm thấy nghị lực để bắt đầu cuộc sống mới đầy bình an, niềm vui và khỏe mạnh về thể xác cũng như tinh thần.

Khác với ông Giaia được biết đến như là “trưởng hội đường” và là một người đàn ông ở Caphanaum, còn người phụ nữ này là một người đàn bà hèn mọn, không ai biết đến. Chúng ta chỉ biết bà phải chịu nhiều khổ cực vì một thứ bệnh kinh niên, bà bị rong huyết mười hai năm. Bà đã tán gia bại sản để chạy chữa bệnh tật của mình, nhưng không thuyên giảm, trái lại, bệnh tình càng ngày càng tệ hơn. Không ai có thể giúp đỡ và chữa lành cho bà được. Bà phải khổ cực cả về thể lý lẫn tinh thần. Khi nghe đồn về Chúa Giêsu, bà tự nhủ rằng: “Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu. Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh” (Mc 5,28-29)

Bà không đợi chờ một cách thụ động Chúa Giêsu đến với bà để đặt tay trên bà. Nhưng tự bà chủ động đến tìm gặp Chúa. Bà cố gắng vượt qua những khó khăn để tới gần Người. Bà làm mọi sự để có thể và bà biết phải làm gì để đến gặp Chúa. Vì bà tin rằng Chúa Giêsu có thể làm được điều gì đó cho bà. Quả thật, Chúa Giêsu hiểu ước muốn của bà không chỉ là xin ơn chữa lành khỏi bệnh tật mà còn muốn điều gì đó cao cả hơn, đó là đức tin. Bà hoàn toàn tin vào quyền năng chữa lành của Người.

Bà này không chỉ hài lòng với việc nhìn thấy Chúa Giêsu từ xa. Bà muốn được gặp gỡ Chúa một cách trực tiếp và cá vị. Bà hành động với tất cả sự cương quyết của mình mà không suy tính và sợ hãi gì. Bà không muốn làm phiền ai. Bà đến giữa đám đông, rồi chạm vào áo của Chúa. Hành vi này diễn tả hoàn toàn tin tưởng của bà vào Chúa Giêsu. Nhờ đức tin mạnh mẽ đó, Chúa đã chữa cho bà khỏi bệnh.

Mọi sự diễn ra một cách bí mật, giữa đông người, nhưng Chúa Giêsu hỏi mọi người: “Ai đã sờ vào áo tôi?” Các môn đệ ngạc nhiên, nhưng Chúa Giêsu có ý muốn công khai hóa phép lạ này để mọi người biết rằng bà được chữa lành nhờ bà có một niềm tin mạnh mẽ. Một đàng, Chúa Giêsu muốn đề cao gương sáng đức tin của bà, nhưng đàng khác, Chúa muốn mọi người nhận ra lòng thương xót và phép lạ của Người đối với người phụ nữ này. Người không loại trừ, chê ghét bà, trái lại, Người thương cảm và chữa lành cho bà.

Khi thú nhận điều bà đã làm, bà run sợ và biết rõ sự thể đã xảy ra, bà sụp lạy Người và thú nhận với Người tất cả sự thật. Chúa Giêsu nói với bà: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (Lc 5,34). Người phụ nữ này với khả năng tìm kiếm và mở ra với ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang lại trở thành một mẫu gương đức tin tuyệt hảo cho chúng ta.

Hình ảnh người đàn bà trong Tin Mừng làm chúng ta liên tưởng đến rất nhiều người phụ nữ trong xã hội hôm nay. Ai là người giúp người phụ nữ hôm nay đến gặp Chúa Giêsu? Ai có thể cố gắng để hiểu những khó khăn mà những người phụ nữ gặp phải trong Giáo Hội hôm nay để giúp họ sống niềm tin vào Chúa Kitô “trong bình an và được chữa lành”? Ai đánh giá niềm tin và những cố gắng của những nhà thần học nữ, những người không được hoặc ít được nâng đỡ, nhiều khi còn phải chịu sự chống đối và loại trừ từ phía những người có quyền, nhưng họ vẫn cố gắng phục vụ và dấn thân để mở ra những con đường mới cho Thiên Chúa và người khác gặp nhau? Ai cho phép những người phụ nữ đang là nạn nhân xã hội được sống đúng phẩm giá của mình trong Giáo Hội của Chúa Giêsu hôm nay?

Nhiều người phụ nữ hôm nay không tìm kiếm thấy sự đón tiếp, sự đánh giá tốt và thấu hiểu từ phía chúng ta, như người bà trong Tin Mừng đã tìm thấy nơi Chúa Giêsu. Chúng ta cần phải học nơi Chúa Giêsu về thái độ đúng đắn đối với người phụ nữ. Chúng ta cần có ánh mắt, trái tim và đôi tay giống Chúa để có thể đối xử với họ theo các thức mà Chúa đã đối xử với những người phụ nữ trong Tin Mừng. Thiên Chúa đã dựng nên người nam người nữ bình đẳng về phẩm giá và nhân vị xét như là thụ tạo được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi biết tôn trọng sự bình đẳng, phẩm giá phụ nữ cũng như sự khác biệt mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho họ để chúng ta có thể sống hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau, đồng thời biết cộng tác với nhau chu toàn sứ vụ mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta trong Giáo Hội Người. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Thánh lễ Chúa Nhật 13 Mùa Quanh Năm 27/6/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
22:00 25/06/2021

Video sẽ bắt đầu từ 2g chiều ngày 26-June-2021 theo giờ Việt Nam

BÀI ĐỌC I: Kn 1, 13-15; 2, 23-25

“Bởi ác quỷ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian”.

Bài trích sách Khôn Ngoan.

Thiên Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết. Người tác thành mọi sự cho có. Người tạo dựng mọi sự trên mặt đất đều lành mạnh, chúng không có nọc độc sự chết, và không có địa ngục ở trần gian. Vì chưng, công chính thì vĩnh cửu và bất tử. Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, để sống vĩnh viễn. Nhưng bởi ác quỷ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian: kẻ nào thuộc về nó thì bắt chước nó.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11-12a và 13b

Đáp: Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con (c. 2a).

1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Chúa đã đưa linh hồn con thoát xa âm phủ; Ngài đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ.

2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Ngài, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời.

3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con. Lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con; Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời.

BÀI ĐỌC II: 2 Cr 8, 7. 9. 13-15

“Sự dư thừa của anh em bù đắp lại sự thiếu thốn của những anh em nghèo khó”.

Bài trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, cũng như anh em vượt trổi về mọi mặt: về lòng tin, về hùng biện, về sự hiểu biết, về mọi hình thức nhiệt thành, cũng như về lòng bác ái của anh em, thì anh em cũng phải vượt trổi trong việc phúc đức này. Vì anh em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta: mặc dù giàu sang, Người đã nên thân phận nghèo khó, để nhờ việc nghèo khó của Người, anh em nên giàu có. Nhưng không lẽ để cho kẻ khác được thư thái, mà anh em phải túng thiếu, nhưng phải làm sao cho đồng đều. Trong hoàn cảnh hiện tại, sự dư giả của anh em bù đắp lại chỗ thiếu thốn của họ, để sự dư giả của họ bù đắp lại sự thiếu thốn của anh em, hầu có sự đồng đều như lời đã chép rằng: “Kẻ được nhiều, thì cũng không dư; mà kẻ có ít, cũng không thiếu”.

Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 6, 64b và 69b

All. All.- Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. – All.

PHÚC ÂM: Mc 5, 21-43

“Hỡi em bé, Ta bảo em hãy chỗi dậy”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu đã xuống thuyền trở về bờ bên kia, có đám đông dân chúng tụ họp quanh Người, và lúc đó Người đang ở bờ biển. Bỗng có một ông trưởng hội đường tên là Giairô đến. Trông thấy Người, ông sụp lạy và van xin rằng: “Con gái tôi đang hấp hối, xin Ngài đến đặt tay trên nó để nó được khỏi và được sống”. Chúa Giêsu ra đi với ông ấy, và đám đông dân chúng cũng đi theo chen lấn Người tứ phía. {Vậy có một người đàn bà bị bệnh xuất huyết đã mười hai năm. Bà đã chịu cực khổ, tìm thầy chạy thuốc, tiêu hết tiền của mà không thuyên giảm, trái lại bệnh càng tệ hơn. Khi bà nghe nói về Chúa Giêsu, bà đi lẫn trong đám đông đến phía sau Người, chạm đến áo Người, vì bà tự nhủ: “Miễn sao tôi chạm tới áo Người thì tôi sẽ được lành”. Lập tức, huyết cầm lại và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Ngay lúc ấy, Chúa Giêsu nhận biết có sức mạnh đã xuất phát tự mình, Người liền quay lại đám đông mà hỏi: “Ai đã chạm đến áo Ta?” Các môn đệ thưa Người rằng: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vậy mà Thầy còn hỏi ‘Ai chạm đến Ta?’!” Nhưng Người cứ nhìn quanh để tìm xem kẻ đã làm điều đó. Bấy giờ người đàn bà run sợ, vì biết rõ sự thể đã xảy ra nơi mình, liền đến sụp lạy Người và thú nhận với Người tất cả sự thật. Người bảo bà: “Hỡi con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an và được khỏi bệnh”.} Người còn đang nói, thì người nhà đến nói với ông trưởng hội đường rằng: “Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa?” Nhưng Chúa Giêsu đã thoáng nghe lời họ vừa nói, nên Người bảo ông trưởng hội đường rằng: “Ông đừng sợ, hãy cứ tin”. Và Người không cho ai đi theo, trừ Phêrô, Giacôbê và Gioan, em Giacôbê. Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường và Chúa Giêsu thấy người ta khóc lóc kêu la ồn ào, Người bước vào và bảo họ: “Sao ồn ào và khóc lóc thế? Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó”. Họ liền chế diễu Người. Nhưng Người đuổi họ ra ngoài hết, chỉ đem theo cha mẹ đứa bé và những môn đệ đã theo Người vào chỗ đứa bé nằm. Và Người cầm tay đứa nhỏ nói rằng: “Talitha, Koumi”, nghĩa là: “Hỡi em bé, Ta truyền cho em hãy chỗi dậy!” Tức thì em bé đứng dậy và đi được ngay, vì em đã được mười hai tuổi. Họ sửng sốt kinh ngạc. Nhưng Người cấm ngặt họ đừng cho ai biết việc ấy và bảo họ cho em bé ăn.

Đó là lời Chúa.
 
Chạm đến ân sủng
Lm. Minh Anh
23:13 25/06/2021
CHẠM ĐẾN ÂN SỦNG
“Thấy bà mẹ vợ Phêrô đang sốt liệt giường. Chúa Giêsu chạm đến tay bà và cơn sốt biến đi. Bà chỗi dậy tiếp đãi các ngài!”.

“Đại diện Hoa Kỳ tham dự tang lễ của cựu lãnh đạo Leonid Brezhnev, George Bush, với tư cách Phó Tổng thống, vô cùng xúc động trước sự ‘không đồng tình’ âm thầm của bà quả phụ Brezhnev. Bà đứng bất động bên quan tài; và ngay khi những người lính chạm vào nắp, bà đã thực hiện một hành động vô cùng can đảm, một cử chỉ chắc chắn phải được xếp hạng là một trong những hành vi bất tuân dân sự sâu sắc nhất. Bà đã cúi xuống, làm dấu thánh giá trên ngực chồng. Ở đó, trong toà nhà của quyền lực thế tục, vô thần, vợ của người đàn ông quyền uy nhất hy vọng rằng, chồng mình đã sai. Bà hy vọng một cuộc sống khác cho ông, một cuộc sống được cứu chuộc bởi Chúa Giêsu, Đấng đã chết trên thập giá, và chính Giêsu đó, cũng có thể thương xót chồng bà. Bà hy vọng chồng bà được ‘chạm đến ân sủng’ của Ngài, khi thánh giá Ngài chạm đến trái tim ông”.

Kính thưa Anh Chị em,

Trên đây là ghi nhận của mục sư Gary Thomas trong cuốn “Christianity Today”, “Kitô Giáo Ngày Nay” của ông. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến việc ‘được Thiên Chúa chạm đến’ hay ‘được chạm đến Ngài’, mà trong cái nhìn đức tin, chúng ta gọi đây là việc ‘chạm đến ân sủng’.

Nhạc mẫu của Phêrô đang sốt liệt giường. Không rõ bà ấy ốm làm sao, nhưng sự thật là bà ấy ốm đến mức liệt giường. Trước tiên, chúng ta lưu ý, không ai xin Chúa Giêsu chữa cho bà, kể cả bà; đúng hơn, Ngài “nhìn thấy” bà ấy đang liệt. Việc đến gần bà là do chính Ngài lựa chọn; và cũng chính Ngài đưa tay “chạm đến tay bà”, và bà được chữa lành. Ngay sau khi được chạm đến, “Bà chỗi dậy tiếp đãi các ngài!”. Trước hết, “bà đã chỗi dậy”. Hành động “chỗi dậy” ở đây tượng trưng cho tất cả những gì phải làm ngay khi được ân sủng cảm hoá. Ân sủng của Thiên Chúa có tác dụng làm cho chỗi dậy; nói cách khác, mỗi khi được ‘chạm đến ân sủng’, chúng ta phải chỗi dậy! Chỗi dậy khi thoát khỏi tội lỗi bởi đã chạm đến ơn tha thứ của Bí tích Hoà Giải; chỗi dậy khi Chúa bước vào cuộc đời chúng ta, ban cho chúng ta sự định hướng, sự sáng suốt và niềm hy vọng sau một biến cố nào đó trong cuộc đời. Mỗi lần chỗi dậy là mỗi lần chúng ta được củng cố trong đức tin, được xua tan gánh nặng tội lỗi và sự mê muội; đồng thời, vươn lên trong sức mạnh, được biến đổi, quyết tâm đi theo ý muốn của Thiên Chúa và tạo nên một sự khác biệt.

Sau khi chỗi dậy, bà đã “tiếp đãi các ngài”. Đây phải là hậu kết tất yếu của việc chỗi dậy nơi một người đã ‘chạm đến ân sủng’. Ân sủng không được ban để chúng ta quay lại với tội lỗi, nhưng được ban để chỗi dậy, phục vụ Thiên Chúa và thánh ý Ngài. Theo một nghĩa nào đó, việc ‘chạm đến ân sủng’ đặt chúng ta trở lại sứ vụ của mình; đó có thể là một gánh nặng nhưng chắc chắn là một ‘gánh nặng thánh’; một gánh nặng sẽ hoá nhẹ, gánh của ân sủng, gánh của ân phúc, “Vì ách Ta thì êm ái, gánh Ta lại nhẹ nhàng”.

Thú vị thay! Abraham và Sara trong bài đọc Sáng Thế hôm nay cũng đã ‘chạm đến ân sủng’. Dưới cụm sồi Mambrê, ‘ba người khách lạ’ cũng tự tìm đến nhà Abraham; ông cũng ‘chỗi dậy’ phục vụ các ngài, “Chính ông đứng hầu các Đấng dưới bóng cây”. Như nhạc mẫu Phêrô bất lực, nằm liệt giường, Sara cũng bất lực, héo hắt vì không thể sinh con; hình ảnh này cũng nói lên một cái gì tàn úa, chết chóc. Vậy mà người phụ nữ son sẻ này, rồi đây, cũng được xót thương với một mụn con theo lời đã hứa, “Độ này sang năm, Ta sẽ trở lại thăm ông, cả hai vẫn còn khoẻ mạnh, và Sara sẽ được một con trai!”. Và như thế, việc ‘chạm đến ân sủng’ của Abraham và Sara đã làm tươi mới trở lại tất cả; để rồi đây, dưới mái lều của họ, sẽ có tiếng cười trẻ thơ; đúng như lời Magnificat của Mẹ Maria, Đấng Đầy Ân Sủng, qua đáp ca hôm nay, “Chúa đã nhớ lại lòng thương xót của Ngài!”.

Anh Chị em,

Mỗi ngày, trên các bàn thờ và qua các Bí tích, chúng ta ‘chạm đến ân sủng’; đặc biệt Bí tích Thánh Thể. Không chỉ ‘chạm đến ân sủng’, chúng ta chạm đến Đấng là nguồn ân sủng; đúng hơn, Giêsu Ân Sủng chạm đến chúng ta. Và không chỉ chạm đến, Ngài còn đi vào linh hồn, trở nên của ăn, của uống nuôi sống chúng ta. Noi gương Abraham và nhạc mẫu Phêrô, chúng ta cũng chỗi dậy, đi tới với những bước đi trong ân sủng để làm trọn thánh ý Thiên Chúa trong mọi đấng bậc.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, dẫu con thật bất xứng, nhưng mỗi ngày, con được ‘chạm đến ân sủng’ của Chúa; xin giúp con chỗi dậy từ những yếu đuối, liệt lào và tội lỗi; nhờ đó, con bớt bất xứng hơn, hầu có thể đem ân sủng Chúa chạm đến anh chị em con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong cơn đại dịch quái ác, dù là một cố Tổng Thống, cố Tổng Thống Phi Benigno Aquino đã được hỏa táng cấp tốc!
Thanh Quảng sdb
00:28 25/06/2021
Đám táng vã vội: Dù là một cố Tổng Thống Phi, cố Tổng Thống Benigno Aquino đã được hỏa táng cấp tốc!



(UCA - Joseph Peter Calleja)

Kris Aquino, người em gái của cố Tống thống cho hay thi thể của Cố Tổng Thống Aquino đã được hỏa táng chỉ vài giờ sau khi ông qua đời vào ngày 24 tháng 6 tại thành phố Quezon ở Thủ đô Manila, để tránh những cuộc tụ họp đông đảo có nguy cơ lây lan Covid-19.

Lễ an táng của ông dự kiến được tổ chức tại Công viên Benigno và Corazon Aquino của đảng Dân chủ tại Thủ đô Manila vào ngày 26 tháng 6 bên cạnh phần mộ của cha mẹ...

Một thánh lễ cho 140 thân bằng quyến thuộc tại Đại học Ateneo ở Manila, trong đó có phát hình trực tuyến buổi lễ hỏa táng ngày 25/6/2021, để bày tỏ lòng kính trọng cuối cùng với cựu tổng thống.

Linh mục Dòng Tên Danny Huang, một cựu viện trưởng của Đại học và là người bạn thân của cố tổng thống, nhắc nhớ lại những việc làm của cố Tổng thống Aquino cho các sinh viên và cho các đại học. Cha ấy nói: “Tuy cố Tổng thống không hoàn hảo nhưng Ngài là một tổng thống mẫu mực: trung thực, không màng lợi ích cá nhân, nhưng luôn cố gắng phục vụ dân tộc và đất nước.”
 
Bồ Đào Nha đã sẵn sàng cho Ngày Giới trẻ Thế giới bất chấp có sự trì hoãn
Thanh Quảng sdb
02:29 25/06/2021
Bồ Đào Nha đã sẵn sàng cho Ngày Giới trẻ Thế giới bất chấp có sự trì hoãn

Ngày Giới trẻ Thế giới thu hút con số đông đảo giới trẻ tham dự mà Vatican tổ chức ba năm một lần, nhưng trong thời đại dịch Covid-19 thì có nhiều bấp bênh và lo âu.

Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha, được chọn làm nơi tổ chức Đại hội nhân dịp kỷ niệm 36 năm cuộc tụ họp lớn nhất thế giới của những người trẻ Công Giáo. Đại hội này dự tính được tổ chức vào tháng 8 năm 2022 nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phải hoãn nó vào tháng 4 năm ngoái và rồi lại rời đến tháng 8 năm 2023.

Mặc dầu Vatican đã tổ chức trực tuyến nhiều sự kiện phụng vụ với sự hiện diện của ĐTC đã tiếp cận và thu hút hàng triệu người từ khắp các châu lục. Tòa thánh cũng tổ chức các cuộc họp trực tuyến Quốc tế về Gia đình trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2021 đến năm 2022, nhiều sự kiện quy tụ hàng trăm nghìn người.

Tuy thế Vatican không muốn biến Ngày Giới trẻ Thế giới thành một sự kiện ảo vì các dấu ấn nó đã thể hiện được sức mạnh nơi người trẻ trước đây...

Đại hội năm 1995 tại Phi đã phá kỷ lục thế giới về số lượng người trẻ qui tụ đông nhất với 5 triệu người tham dự. Cuộc tụ họp năm 2019 tại Thành phố Panama có 700.000 người tham dự.

Lisbon, một thành phố có 505,000 dân số, cách Linh địa Fatima khoảng 125 cây số, một linh địa hành hương lớn nhất thế giới, nên thật là một nơi thích hợp để tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế giới.

Bài hát chủ đề và logo

Ban tổ chức đã phát hành bài hát chủ đề “Ha Pressa no Ar” (Lời Mời Gọi khẩn Thiết trong không) được viết cho Đại hội Giới Trẻ Thế giới ngày 27 tháng 1 năm 2021. Bài ca được Cha Joao Paulo Vaz, 51 tuổi, sáng tác cùng với phần hòa âm của Pedro Ferreira, 41 tuổi, cả hai đều ở Giáo phận Coimbra, Bồ Đào Nha.

Bài hát có sẵn trên trang web của Thánh bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống (www.laityfamilylife.va) và của ban tổ chức (www.lisboa2023.org).

Lời bài hát phản ánh chủ đề "Mẹ Maria tức khắc vội vã lên đường" – được rút từ Phúc âm Thánh Luca. Bài hát có ý nghĩa thúc giục những người trẻ "Lên đường với Đức Maria."

Logo, được phát hành vào tháng 10 năm ngoái, mô tả cây thánh giá như một con đường được kết bằng tràng chuỗi Mân Côi với Đức Mẹ.

Thánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới đã được trao cho giới trẻ Bồ Đào Nha từ Panama, nơi tổ chức Đại hội cuối vào năm 2019.

Đại hội cấp quốc gia diễn ra vào ngày 5 tháng 4 năm 2020, Chủ nhật Lễ Lá, nhưng đã bị trì hoãn vì đại dịch Covid-19 đã không cho phép tổ chức.

Giới trẻ đã vác cây thánh giá dài 4 mét này qua nhiều nơi trên thế giới trong các cuộc hành hương và rước kiệu cũng như hiện diện trong các lễ kỷ niệm Ngày Giới trẻ Thế giới quốc tế.

Ngày Giới trẻ Thế giới, được tổ chức ở tại một lục địa khác nhau, cứ ba năm một lần, là gia sản tinh thần của Thánh Giáo hoàng John Paul II.

Lisbon, nơi có mức độ những ngườ trẻ tham dự Thánh lễ hàng tuần cao nhất ở Châu Âu, đang chờ đợi đại dịch được khống chế, để Đại hội Giớ trẻ được khai mở vào năm 2023.
 
Đức Hồng Y Charles Bo kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho những kẻ đang gây đau thương cho họ
Đặng Tự Do
05:00 25/06/2021


Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Miến Điện kêu gọi người dân giữ vững hy vọng khi chiến sự ở nước này tiếp tục leo thang. Ngài kêu gọi họ cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính bạo lực đang nhấn chìm quốc gia trong tang tóc và nhấn mạnh rằng hận thù sẽ không bao giờ dẫn đến giải pháp.

Đề cập đến bài Tin Mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu làm dịu cơn bão đang đe dọa làm lật thuyền mà Ngài và các môn đồ đang đi, Đức Hồng Y Bo nói rằng đức tin bảo đảm với chúng ta về sự hiện diện của Chúa Giêsu là một niềm an ủi lớn cho hơn 120,000 người phải di tản trong các khu vực xung đột ở Mindat và Loikaw, và những người bị thương và bị đánh đập bên trong các ngôi nhà thờ trong những ngày qua.

“Không có thức ăn và thuốc men, với sự sợ hãi và lo lắng, trong mưa gió và lạnh lẽo, những người này đã bị quăng xuống giống như con thuyền mà chúng ta thấy trong Tin Mừng hôm nay. Giống như các môn đệ của Chúa Giêsu trong cơn bão, nhiều người ở Miến Điện đang cầu xin Chúa với cùng một câu hỏi “Lạy Chúa, Ngài không quan tâm đến việc chúng con đang chết dần mòn sao?”

“Mọi mảnh xương gãy, mọi trái tim bầm dập đều thốt lên câu hỏi này. Trong tiếng nói câm lặng của hàng trăm người đã bị giết một cách nhẫn tâm bằng bạo lực tàn bạo và trong những giọt nước mắt lặng lẽ của hàng ngàn người bị giam giữ trong nhà tù vô nhân đạo này, câu hỏi lại dấy lên từng phút: Lạy Chúa, Ngài không quan tâm đến việc chúng con đang chết dần mòn sao?”

Hôm thứ Sáu, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên “ngăn chặn dòng vũ khí” đang được tuồn vào Miến Điện. Nghị quyết được thông qua với 119 phiếu thuận và một phiếu phản đối; 36 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Nga - là hai nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Yangon - đã bỏ phiếu trắng.

Trong số những điều khác, nghị quyết lên án cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, trong đó quân đội Miến Điện đã lật đổ nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi và các quan chức dân cử khác, đồng thời kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và ngừng bạo lực.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, gần 900 người đã thiệt mạng kể từ đầu cuộc đảo chính và khoảng 5,000 người biểu tình đã bị bắt.

Phát biểu trước đại hội đồng LHQ sau cuộc bỏ phiếu hôm thứ Sáu, Christine Schraner Burgener, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Miến Điện cho biết “Nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến quy mô lớn là rất thật ở Miến Điện. Vấn đề chỉ còn là thời gian. Cơ hội để đảo ngược các hoạt động quân sự đẫm máu đang bị thu hẹp”.

Khi các cuộc giao tranh giữa Tatmadaw, tức là các lực lượng vũ trang quân sự của Miến Điện và các nhóm đối lập đang gia tăng ở các bang phía đông và phía tây của đất nước, hàng nghìn người đã phải di dời, bỏ làng mạc tìm nơi trú ẩn trong rừng núi xung quanh.

Bà Aung San Suu Kyi, hiện đang bị xét xử, phải đối mặt với các cáo buộc về một số tội danh như tham nhũng, tiết lộ bí mật nhà nước và vi phạm các quy tắc liên quan đến coronavirus. Để đánh dấu sinh nhật lần thứ 76 của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 19 tháng 6, người dân Yangon đã cài một bông hoa trên tóc như một sự tôn vinh và biểu thị sự ủng hộ cho bà, vì nhà lãnh đạo dân chủ này thường gắn một bông hoa sau tai của bà.

Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Bo cho biết không có câu trả lời dễ dàng cho câu hỏi liệu Chúa có bỏ rơi dân tộc Miến Điện của ngài hay không, và khi bạo lực tiếp tục và số lượng người chết và di dời tăng lên, nhiều người bị cám dỗ để nghĩ rằng Chúa đang ngủ trong khi dân tộc Miến Điện bị diệt vong.

Tuy nhiên, lời thách thức của Chúa Giêsu đối với các môn đệ trong thời khắc bão táp là phải có đức tin.

Đức Hồng Y Bo nói: “Đức tin không chỉ dành cho những khoảng thời gian thịnh vượng và hạnh phúc. Đức tin là ngôi sao tỏa sáng trong những đêm đen tối nhất. Niềm tin là hy vọng khi chúng ta dường như đã mất tất cả. Đức tin là cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong cảm giác bị bỏ rơi tột cùng của chúng ta”.

Theo Đức Hồng Y, mỗi trường hợp đau khổ đều dẫn đến một điều gì đó mới mẻ, và lưu ý rằng các môn đệ và các Kitô hữu thời sơ khai đã bị tra tấn, bỏ tù và giết chết như thế nào. Nhiều vị tử vì đạo thời sơ khai đã bị quăng cho sư tử ở Đấu trường La Mã như một lời răn đe những người khác phải tránh xa niềm tin Kitô”.

“Giữa tất cả những đau khổ mà họ đã trải qua Thiên Chúa vẫn hiện diện trong họ và làm việc qua họ. Giữa tất cả những đau khổ của họ, họ cảm thấy có một cái gì đó mới. Giữa máu và nước mắt, có ánh sáng ở chân trời. Đêm dài của những giọt nước mắt lặng lẽ luôn kết thúc vào một buổi bình minh. Nó có thể dài, nhưng cuối cùng là bình minh”.

Ngoài đức tin, một lời khuyên khác mà Chúa Giêsu dành cho các môn đệ là “Hãy yêu kẻ thù của mình; và cầu nguyện cho những người bắt bớ anh em”.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: Điều này cũng phải xảy ra ở Miến Điện và lưu ý rằng đất nước, giống như con thuyền trong Tin Mừng, hiện đang ở giữa một cơn bão khủng khiếp.

“Nó đang trải qua cơn bão hận thù. Hận thù là cơn bão dữ dội đang làm rung chuyển con thuyền”.

Ngài cảnh báo các tín hữu rằng trừ khi có các hành động nhanh chóng “Miến Điện với tư cách là một quốc gia sẽ tự gây thương tích cho mình và chìm sâu trong làn sóng hận thù”.

“Chúng ta hãy tìm kiếm một con đường khác với những người tin vào sức mạnh của những khẩu súng. Anh chị em hãy cho nhân loại một cơ hội khi nhân đạo hóa những người làm mất phẩm giá của anh chị em. Đó là chiến thắng cuối cùng”. Ngài nói và kêu gọi các tín hữu cũng cầu nguyện cho Tatmadaw.

Mặc dù đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn và gây tranh cãi đối với một số người, nhưng Đức Hồng Y Bo nói rằng “với tư cách là các tín hữu Kitô và là người đã nhìn thấy lịch sử bạo lực của quốc gia này từ khi tôi chào đời và chứng kiến sự vô ích của sáu thập kỷ chiến tranh, tôi nói với anh chị em: chúng ta hãy cầu nguyện cho quân đội và các nhà lãnh đạo của nó”.

“Họ thực sự cần những lời cầu nguyện. Trái tim của họ nên tan chảy và hiểu rằng, bạo lực hiện nay không chống lại bất kỳ quốc gia thù địch nào, nó đang chống lại chính dân tộc của chúng ta.”

Ngài kết luận rằng: “Tất cả công dân Miến Điện, chứ không chỉ những người Công Giáo, nên cầu nguyện cho ý định này. Tất cả chúng ta cần cứu chuộc nhân loại thông qua lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện cần phải làm tan chảy trái tim và chúng ta cần phải đến với nhau như anh em.”
Source:Crux
 
Trộm được bảo vật của nhà thờ mang về nhà, kẻ gian lại tự giác mang trả lại chân thành xin lỗi
Đặng Tự Do
06:26 25/06/2021


Cha Jarek Raczak là cha sở của nhà thờ Thánh Giuse ở quận Podgórze của Kraków, là ngôi nhà thờ quý vị và anh chị em đang xem thấy đây cho biết hôm thứ Sáu 18 tháng Sáu, một tên trộm đã trả lại di vật của một vị thánh người Ba Lan sống ở thế kỷ 19, là người đã truyền cảm hứng cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và xin lỗi vì đã lấy bảo vật này.

Ngôi nhà thờ ở miền nam Ba Lan này, cũng đã thông báo trên trang Facebook của mình vào ngày 18 tháng 6 rằng di tích của Thánh Albert Chmielowski đã được trả lại an toàn.

Cha Jarek Raczak cho biết: “Hôm nay, ngay trước 7 giờ sáng, thánh tích bị đánh cắp của Thánh Albert đã trở lại đền thánh của chúng ta. Thủ phạm vụ trộm đã đích thân đến gặp chúng tôi và xin lỗi về tình huống này. Tạ ơn Chúa! Cảm ơn anh chị em vì những lời cầu nguyện!”

Giáo xứ đã báo cáo vụ trộm vào ngày 11 tháng 6 và kêu gọi trên Facebook “Chúng ta hãy cầu nguyện để thủ phạm hoán cải và ăn năn”.

Trong một bản tin ngày 13 tháng 6, giáo xứ nói với anh chị em giáo dân: “Chúng tôi rất tiếc phải thông báo với anh chị em rằng thứ Ba tuần trước sau 9 giờ sáng, một di vật của Thánh Albert đã bị đánh cắp khỏi Bàn thờ Các Tông đồ của Lòng Thương Xót”.

Thánh Chmielowski - được biết đến với cái tên là Thầy Albert sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có vào năm 1845. Ngài bị thương ở tuổi 18 khi tham gia một cuộc nổi dậy chống lại lực lượng Nga. Chân của ngài bị cắt cụt trong tình trạng không có thuốc mê.

Ngài theo học nghệ thuật và trở thành một họa sĩ nổi tiếng ở Kraków. Nhưng cảm thấy có một lời kêu gọi giúp đỡ những người cần giúp đỡ, ngài đã từ bỏ thế giới nghệ thuật, gia nhập Dòng Ba Đa Minh và lấy tên là Albert.

Năm 1887, ngài thành lập Dòng Ba Anh em hèn mọn, Những người tôi tớ của Người nghèo, thường được gọi tắt là dòng Anh em Albert. Năm 1891, ngài thành lập các Nữ tu Albert. Cả hai chi nhánh đều dành để phục vụ người nghèo và người vô gia cư.

Thầy Albert qua đời vào ngày Giáng sinh năm 1916.

Năm 1949, vị Giáo hoàng tương lai Gioan Phaolô II đã viết một vở kịch về Thầy Albert có tên là “Vị Thầy của Chúa chúng ta”. Vở kịch đã được dựng thành phim vào năm 1997, do Krzysztof Zanussi làm đạo diễn.

Vị Giáo Hoàng người Ba Lan kể lại rằng khi đang cân nhắc về ơn thiên triệu, ngài đã lấy cảm hứng từ quyết định rời bỏ thế giới nghệ thuật của Albert để sống một cuộc đời phục vụ triệt để.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên chân phước cho Thầy Albert vào năm 1983 và tuyên thánh cho ngài sáu năm sau đó, vào ngày 12 tháng 11 năm 1989. Ngày lễ của ngài là ngày 17 tháng 6.
Source:Catholic News Agency
 
Lên tiếng bênh vực Giáo Hội, một linh mục Canada bị hăm dọa lấy mạng
Đặng Tự Do
06:27 25/06/2021


Cha Owen Keenan, một linh mục ở Mississauga, Ontario, phía tây Toronto, dâng thánh lễ trực tuyến hàng ngày tại Giáo xứ Chúa Cứu Thế Giàu Lòng Thương Xót đã trở thành một nạn nhân bị công kích trên các phương tiện truyền thông và bị hăm dọa lấy mạng vì dám bảo vệ Giáo Hội trong vụ các trường nội trú dành cho người bản địa.

Trong bài giảng của ngài vào Chúa Nhật tuần trước, Cha Owen Keenan đã đề cập đến vụ tìm thấy các ngôi mộ vô danh tại trường nội trú Kamloops, ở British Columbia, nơi những người da đỏ báo cáo rằng họ đã phát hiện ra hài cốt của 215 trẻ em trong những ngôi mộ vô danh vào cuối tháng Năm.

Trong bài giảng, ngài nói rằng:

“Hai phần ba đất nước này đang đổ lỗi cho Giáo Hội, mà chúng ta yêu mến, về những thảm kịch xảy ra ở đó. Tôi cho rằng một con số tương tự phải cảm ơn Giáo Hội vì những điều tốt đẹp đã được thực hiện ở những trường học đó, nhưng tất nhiên, câu hỏi đó không bao giờ được đặt ra và chúng ta thậm chí không được phép nói rằng có những điều tốt đã được thực hiện ở đó”.

Cha Keenan cũng nói trong bài giảng của ngài rằng mặc dù Giáo Hội nên xin lỗi vì đã tham gia vào “dự án tồi tệ của chính phủ”, nhưng người ta cũng nên đợi để tìm ra ai đã được chôn cất tại Kamloops và lý do tại sao họ chết trước khi “đưa ra phán quyết cuối cùng”.

Theo Cha Keenan, phát hiện này là “rất đáng buồn” và là biểu tượng cho “thảm kịch vẫn đang diễn ra của các chính sách do chính phủ Canada đề ra đối với người bản địa”.

Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng chính sách buộc các trẻ em thổ dân da đỏ theo học tại các trường nội trú nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách của chính phủ Canada, không phải của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả 130 trường nội trú đều là do chính phủ Canada dựng lên. Các phái bộ truyền giáo tham gia điều hành các trường nội trú này là vì thấy ở đây cơ hội truyền giáo.

Ngày nay, người ta nói rằng chính sách hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách diệt chủng văn hóa. Nhưng, cho mãi đến thập niên 1990, nhà cầm quyền Canada và xã hội nói chung không nghĩ như thế, mà đơn thuần chỉ nghĩ rằng chính sách này mang lại ánh sáng văn minh, và một cuộc sống khả quan hơn người bản địa.

“Chúng ta không biết những đứa trẻ đó chết như thế nào. Chúng ta không biết, chúng ta không thể biết, liệu họ có chết nếu ở nhà hay không”.

Trong khi kêu gọi những lời cầu nguyện và hòa giải, ngài cũng nói “Nhiều người đã có những trải nghiệm rất tích cực về các trường nội trú. Nhiều người đã được chăm sóc sức khỏe và giáo dục và có những trải nghiệm rất tốt về sự phục vụ của Giáo Hội”.

Để huy động lực lượng chống Cha Keenan, CBC Canada viết:

“Trong cùng một bài giảng, Keenan chỉ trích các trường Công Giáo treo cờ Tự hào trong tháng này, nói rằng Giáo Hội hy vọng họ sẽ thể hiện ‘lòng can đảm’ bằng cách trưng bày một cây thánh giá hoặc Thánh Tâm Chúa. Ông mô tả lá cờ Tự hào là ‘giấy phép cho sự hoang dâm đương đại’ thay thế cho các biểu tượng Công Giáo”.

Đây là một fake news. Trong bài giảng của ngài, Cha Keenan chỉ đề cập đến vấn đề trường nội trú của người da đỏ.
Source:CBC
 
AsiaNews giải thoát 45 gia đình Ấn Độ khỏi cảnh nô lệ
Nguyễn Long Thao
09:52 25/06/2021
Faisalabad (AsiaNews) - Bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, AsiaNews đã vận động cùng với Giáo phận Faisalabad để giải phóng công nhân và gia đình của họ khỏi các điều kiện giống như nô lệ trong một nhà máy gạch ở Kamalpur sau khi họ ký hợp đồng nợ với chủ nhân trong cơn đại dịch.

Với sự giúp đỡ của Chúa và của nhiều nhà hảo tâm, 45 gia đình đã được giải thoát, được cấp dưỡng thực phẩm và quần áo nhiều lần. Hiện có thêm bảy gia đình đã được giúp đỡ ở Faisalabad, ba trong số đó đã có thể trả hết nợ nhờ sự giúp đỡ này của Asia News và các nhà hảo tâm

Mushtaq Masih, 68 tuổi, một người cha của hai con trai và bốn con gái, đã nói với AsiaNews về điều đó.

Ông giải thích: “Tôi đã phải vay tiền nhiều lần từ chủ lò gạch, đặc biệt để tổ chức đám cưới của con gái tôi.

Khoản nợ “lên tới 330.000 rupee, tức khoảng 2.100 đô la Mỹ. Chúng tôi không thể trả nợ dù chỉ một xu. Đó là lý do tại sao tôi bị buộc phải làm việc ở lò gạch cùng với cả gia đình. Ngay cả cháu tôi cũng làm việc ở lò ”và không được đi học.

“Chúng tôi muốn thoát khỏi cảnh nô lệ này, và đã nhờ Cha Abid Tanvir, tổng đại diện của Giáo phận Faisalabad, giúp đỡ chúng tôi. Hôm nay, được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và của AsiaNews, chúng đã được tự do, đã trả được hết nợ nần.

“Cháu tôi bây giờ có thể đi học và gia đình chúng tôi có thể về làng và tìm việc khác. Chuá đã giúp cho chúng, Đấng mà ngày xưa đã một lần giải phóng dân tộc của Ngài khỏi ách nô lệ ở Ai Cập của Pharaoh ”.

Sarwar Masih, 65 tuổi, cũng có thể trả hết nợ nhờ sự giúp đỡ của chiến dịch.

“Tôi không thể diễn tả hết niềm vui hôm nay,” ông nói với AsiaNews. “Sau nhiều thập kỷ, giờ tôi có thể nói rằng cả gia đình tôi không còn là nô lệ”.

“Tôi đã làm việc trong 20 năm, trong đó tôi đã vay 200.000 rupee (1.300 đô la Mỹ), vì nhiều lý do, tôi không thể trả lại được.

“Tôi gặp một tai nạn lớn và bị gãy chân phải. Kể từ đó, tôi đã không thể đi lại được mà phải tiếp tục làm việc ở lò gạch cùng với cả gia đình. Chúng tôi đã mơ về tự do và điều kỳ diệu này đã đạt được nhờ chiến dịch AsiaNews.

“Các cháu của tôi sẽ không còn làm việc ở đó nữa; chúng sẽ đi học và có thể có một tương lai tốt đẹp hơn. Trong khi cầu nguyện chúng tôi luôn ghi nhớ tất cả những người đã giúp đỡ chúng tôi ”.

Cha Abid Tanvir nói Tôi đã “biết những gia đình này trong nhiều năm. Tôi đã nhìn thấy họ làm việc ở lò gạch và tôi có thể hình dung ra được những nỗi khổ của họ. Nhưng cuối cùng nỗi đau nào cũng có thể tìm được chút an ủi.

“Nhờ sự giúp đỡ của những người từ khắp nơi trên thế giới, những người chưa bao giờ gặp họ, nhưng muốn hỗ trợ họ, các gia đình này đã được tự do.

“Đây chính là điều mà đức tin của chúng ta dạy chúng ta: hãy giúp đỡ những người không có ai giúp đỡ. Tôi rất biết ơn AsiaNews và tất cả những người đã ủng hộ yêu cầu của chúng tôi ”
 
Dân biểu thách các giám mục dám từ chối không cho ông ta rước lễ
Đặng Tự Do
16:08 25/06/2021


Trong một loạt các dòng tweet từ tài khoản mạng xã hội cá nhân của mình vào cuối tuần qua, Dân biểu Ted Lieu của đảng Dân Chủ California đã gọi các giám mục Hoa Kỳ là “những kẻ đạo đức giả có đầu óc đảng phái” và thách thức các ngài dám từ chối không cho ông ta rước lễ vì sự ủng hộ của ông ta đối với việc phá thai, và “Hôn nhân đồng tính”.

Trong một loạt tweets vào hôm thứ Sáu, Ted Lieu, một người Công Giáo, đã viết rằng ông ta ủng hộ phá thai như một “Quyền lựa chọn của phụ nữ” và “Quyền kết hôn đồng giới”.

Ted Lieu hung hăng tweet cho các Giám Mục rằng:

“Lần sau khi tôi đến Nhà thờ, tôi đố ai dám từ chối không cho tôi rước lễ. Tôi đố ai dám cản trở tôi đến với Thiên Chúa.”

Thực ra chẳng ai cản trở hắn ta đến với Thiên Chúa. Chính hắn ta, qua việc chống lại Kinh Thánh, và các giáo huấn của Giáo Hội đã tự mình tách biệt khỏi Thiên Chúa và Giáo Hội.

Người phát ngôn của Tổng giáo phận Los Angeles - bao gồm lãnh thổ của Ted Lieu - đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ CNA vào hôm thứ Hai.

Vấn đề Hiệp thông cho các chính trị gia ủng hộ phá thai đã nổi lên sau cuộc bầu cử của Tổng thống Joe Biden - một người Công Giáo ủng hộ việc phá thai bằng tiền đóng thuế dân.

Điều 915 của Bộ Giáo luật tuyên bố rằng những người Công Giáo “cố chấp kiên trì phạm tội trọng, biểu hiện ra ngoài thì không được phép rước lễ”. Sau đó, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, trong một bản ghi nhớ năm 2004 về Hiệp thông Thánh Thể, nói rằng các chính trị gia Công Giáo “liên tục vận động và bỏ phiếu cho việc hợp pháp hóa phá thai và an tử” được coi là hợp tác chính thức trong các tội nghiêm trọng.

Đức Hồng Y Ratzinger cho biết, trong những trường hợp như vậy, mục tử của các viên chức này phải gặp họ và khuyên nhủ họ, hướng dẫn rằng họ không được rước lễ. Nếu các chính trị gia vẫn tiếp tục chủ trương ủng hộ các tội nghiêm trọng của họ, thì các thừa tác viên “phải từ chối Mình Máu Thánh Chúa”.
Source:Catholic News Agency
 
Vấn đề các trường nội trú bản địa đang lan sang Hoa Kỳ. Xin cầu nguyện cho Giáo Hội
Đặng Tự Do
16:09 25/06/2021


Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Deb Haaland và các quan chức liên bang khác dự kiến sẽ công bố các bước mà chính phủ liên bang có kế hoạch thực hiện để hòa giải di sản rắc rối của chính sách trường nội trú đối với các gia đình và cộng đồng bản địa.

Haaland là thành viên của Laguna Pueblo ở New Mexico và là người Mỹ bản địa đầu tiên làm Bộ Trưởng, Haaland dự kiến sẽ vạch ra con đường phía trước trong khi phát biểu với các thành viên của Đại hội Quốc gia của Người Mỹ da đỏ trong hội nghị giữa năm của nhóm này.

Bắt đầu từ Đạo luật Văn minh Da đỏ năm 1819, Hoa Kỳ đã ban hành luật và chính sách để thành lập và hỗ trợ các trường nội trú dành cho người da đỏ trên toàn quốc. Trong hơn 150 năm, hàng trăm nghìn trẻ em bản địa đã bị bắt khỏi cộng đồng của họ và buộc phải vào các trường nội trú tập trung vào việc đồng hóa.

Việc phát hiện gần đây hài cốt trẻ em được chôn cất tại địa điểm từng là trường nội trú bản địa lớn nhất Canada đã làm tăng thêm sự quan tâm đến di sản đó ở cả Canada và Hoa Kỳ.

Tại Canada, hơn 150,000 trẻ em da đỏ được yêu cầu theo học tại các trường Kitô Giáo do nhà nước tài trợ như một phần của chương trình hòa nhập các em vào xã hội. Họ không được phép nói tiếng mẹ đẻ của mình.

Sau khi đọc về những ngôi mộ vô danh ở Canada, Haaland đã kể lại câu chuyện của chính gia đình cô trong một bài báo gần đây được đăng trên Washington Post.

Những nỗ lực trong quá khứ của chính phủ liên bang nhằm “xóa bỏ nền văn hóa của chúng tôi với tư cách là một dân tộc” là một lịch sử cần được ghi nhận, cô viết.

Các chuyên gia nói rằng việc loại bỏ trẻ em khỏi gia đình và nhà của chúng đã có những tác động đa thế hệ đối với các cộng đồng Bản địa, đặc biệt là việc mất đi các nguồn tài nguyên văn hóa và ngôn ngữ bản địa.

“Đó là một lịch sử mà chúng ta phải học hỏi nếu đất nước của chúng ta muốn chữa lành khỏi kỷ nguyên bi thảm này”, Haaland viết.

Nhiều trường học được duy trì bởi Bộ Nội vụ, mà Haaland hiện đang đứng đầu.
Source:WSCTV
 
Người Công Giáo Hoa Kỳ được kêu gọi thực hành tình liên đới về tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
16:09 25/06/2021


Người Công Giáo ở Hoa Kỳ đang được khuyến khích cầu nguyện mỗi ngày trong tuần này về một vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo.

Chủ đề của Tuần lễ Tự do Tôn giáo của các Giám mục Hoa Kỳ - diễn ra từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 6 - là “Liên đới trong Tự do”. Mỗi ngày một giám mục nêu ra một mối đe dọa đối với tự do tôn giáo và yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện.

“Tự do tôn giáo là của tất cả mọi người”, Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York, chủ tịch ủy ban tự do tôn giáo của các giám mục Hoa Kỳ, cho biết trong một video được đăng trên tài khoản Twitter của USCCB hôm thứ Hai.

Ngày 22 tháng 6 là ngày lễ hai Thánh Thomas More và John Fisher, là hai vị tử đạo người Anh. Tuần lễ kết thúc vào ngày 29 tháng 6, là ngày lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô. Các chủ đề cầu nguyện cho mỗi ngày bao gồm quyền lương tâm của nhân viên chăm sóc sức khỏe, các tín hữu Kitô ở Iraq, người Công Giáo ở Nicaragua, việc nhận con nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng, những hành vi phá hoại nhà thờ, mục vụ Công Giáo trong đại dịch và Đạo luật bình đẳng.

“Như Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã dạy trong Fratelli Tutti, tình liên đới có ý nghĩa hơn nhiều so với việc tham gia vào các hành động quảng đại lẻ tẻ. Nó có nghĩa là suy nghĩ và hành động về mặt cộng đồng”, Đức Hồng Y Dolan giải thích. Ngài nói, tự do tôn giáo, “cho phép Giáo hội, và tất cả các cộng đồng tôn giáo, sống đức tin của họ trước công chúng và phục vụ lợi ích của tất cả mọi người”.

Đức Hồng Y Dolan nói rằng tự do tôn giáo là một trong những nền tảng mà Hoa Kỳ được thành lập, và nói thêm rằng “Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta cử hành tuần lễ này khi chúng ta đến gần Ngày Độc lập, 4 tháng Bảy”.

Ngài cũng kêu gọi những người Công Giáo ở Hoa Kỳ cầu nguyện cho các tín hữu Kitô bị bách hại trên toàn thế giới.

Giám mục Michael Burbidge của Arlington cho biết trong một tuyên bố ngày 21 tháng 6 rằng Tuần lễ Tự do Tôn giáo là một cơ hội để nêu bật “quyền được phục vụ lợi ích chung, là điều mà đức tin của chúng ta thúc đẩy chúng ta, thông qua các tổ chức từ thiện và mục vụ tôn giáo khác nhau”.

Đức Cha Burbidge ghi nhận những người có đức tin đã mang lại hy vọng cho cộng đồng của họ trong đại dịch, vì họ đã “ phục vụ những người cần đến một cách quên mình”.

Trong giáo phận của mình, Đức Cha Burbidge nói rằng các Tổ chức bác ái Công Giáo địa phương và các giáo xứ “đã cung cấp một lượng lương thực và hỗ trợ khẩn cấp chưa từng có cho những người gặp khó khăn về tài chính”. Ngài nói thêm rằng “một con số kỷ lục các gia đình quay sang các cơ quan bác ái Công Giáo trong tình cảnh khó khăn hiện nay”.

“Và, trong những ngày đen tối nhất của đại dịch, các trường Công Giáo của chúng ta đã dẫn đầu trong việc mở cửa trở lại một cách an toàn để học sinh có thể phát triển bằng cách học trực tiếp. Tác động trong cộng đồng của chúng ta là không thể đo lường được, và nhờ ân sủng của Chúa, điều đó vẫn tiếp tục”.
Source:Catholic News Agency
 
George Weigel: Tình đồng đoàn và sự toàn vẹn Thánh Thể
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
18:33 25/06/2021

Từ điển Oxford định nghĩa “collegiality”, chúng tôi tạm dịch là ‘tính đồng đoàn’, là “companionship and cooperation between colleagues who share responsibility”, nghĩa là “sự đồng hành và hợp tác giữa các đồng nghiệp cùng chia sẻ trách nhiệm”.

Wiki cho rằng: “Trong Giáo Hội Công Giáo, tính đồng đoàn chủ yếu đề cập đến ‘Đức Giáo Hoàng điều hành Giáo hội với sự cộng tác của các giám mục từ các Giáo hội địa phương, tôn trọng quyền tự trị thích hợp của các ngài.’ Đây là truyền thống từ Giáo hội sơ khai và đã được Công đồng Vatican II hồi sinh. Một trong những thay đổi lớn trong Công đồng Vatican II là việc Công đồng khuyến khích thành lập các Hội Đồng Giám Mục và việc Đức Giáo Hoàng thành lập Thượng hội đồng Giám mục. Ngay từ đầu triều giáo hoàng của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã hai lần được bầu làm người đứng đầu Hội đồng Giám mục Á Căn Đình, đã chủ trương gia tăng vai trò của tính đồng đoàn – collegiality – và tính đồng nghị –synodality – trong việc phát triển các giáo huấn của Giáo hội”.

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông đã có một bài nhận định sau đăng trên tờ First Things ngày 23 tháng 6, 2021.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.



Collegiality and Eucharistic Integrity
George Weigel
Tình đồng đoàn và sự Toàn Vẹn Thánh Thể


Khái niệm “tính đồng đoàn” của các giám mục đã bị tranh cãi gay gắt kể từ khi Công đồng Vatican II tranh luận về điều này vào những năm 1962, 1963 và 1964. Cuộc thảo luận đó gây tranh cãi đến mức cần có sự can thiệp cá nhân của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục để đưa khái niệm tính đồng đoàn giám mục vào trong Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội nhằm bảo vệ quyền tối thượng và quyền tài phán phổ quát của Đức Giáo Hoàng. Cuộc tranh luận về tính đồng đoàn vẫn tiếp tục kể từ đó. Tuy nhiên, giờ đây, nó tập trung nhiều hơn vào hình thái của tính đồng đoàn tồn tại trong các Hội Đồng Giám Mục quốc gia. Hình thái thứ nhất là “tính đồng đoàn cảm tình” trong đó các Giám Mục ủng hộ và khuyến khích lẫn nhau. Hình thái thứ hai là “tính đồng đoàn hiệu quả”. Hình thái nào trong hai hình thái này là thích hợp để một Hội Đồng Giám Mục có quyền giảng dạy và lập pháp thực sự?

Cho dù tính đồng đoàn là “cảm tình” hay “hiệu quả”, hoặc là một sự kết hợp cả hai, cần phải làm rõ những gì không phải là hành vi “đồng đoàn”.

Tính đồng đoàn không phải là cá nhân các giám mục cố gắng chạy ngược chạy xuôi vận động các Giám Mục trong Hội Đồng Giám Mục quốc gia của mình, rồi kêu gọi cả sự can thiệp của Rôma để ngăn cản các cuộc tranh luận mà các giám mục anh em của họ muốn tham gia. Tính đồng đoàn không phải là các giám mục đang cố gắng đánh lừa chủ tịch Hội Đồng về việc thay đổi chương trình nghị sự để phù hợp với thị hiếu của một nhóm thiểu số riêng biệt — và đánh lừa các giám mục anh em của họ về những gì họ đang làm khi kêu gọi sự ủng hộ cho một trò cờ gian bạc lận như vậy. Tính đồng đoàn không phải là cố gắng làm lung lay một cuộc họp Hội Đồng để không một hành động nào có thể xảy ra đối với một mục trong chương trình nghị sự mà tuyệt đại đa số các giám mục muốn xem xét và hành động.

Nếu bất kỳ thao tác nào trong số ba thao tác đó lại được coi là mang tính đồng đoàn, thì “tính đồng đoàn” không có ý nghĩa gì hơn là tuyên bố rằng đội bóng chày Baltimore Orioles tội nghiệp của tôi đang bắt đầu một chu kỳ quật khởi [Baltimore Orioles từng là một đội lừng danh trong khoảng thời gian từ 1966 đến 1983 nhưng sau đó thua liên tiếp cho đến nay – chú thích của người dịch]

Trong nhiều năm qua, khi nói “nhiều năm” ý tôi muốn nói là từ rất lâu trước khi ý tưởng về một “Tổng thống Biden” bước vào dòng nhận thức của cả nước, các giám mục Hoa Kỳ đã lo ngại rằng đất nước chúng ta đang trở thành một Giáo Hội thiếu ý thức về Thánh Thể hơn Vatican II đã kêu gọi chúng ta trở thành, khi Tòa Thánh dạy rằng Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và đỉnh cao” của đời sống Giáo hội. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tái xác nhận lời triệu tập công đồng đó khi ngài dạy trong thông điệp cuối cùng của mình rằng “Giáo hội kín múc sự sống của mình từ Bí tích Thánh Thể”, là điều “tóm lược trọng tâm và mầu nhiệm của Giáo hội”. Tuy nhiên, xung quanh chúng ta, chúng ta thấy việc tham dự Thánh lễ Chúa Nhật giảm sút: đó là một nỗi buồn có trước đại dịch nhưng đã trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch này. Hơn nữa, các cuộc khảo sát cho thấy rằng quá nhiều người Công Giáo nghĩ về Thánh lễ Chúa nhật về cơ bản chỉ là một dịp xã giao, hơn là một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, trong đó Chúa Kitô được hiến dâng cho Chúa Cha và được trao lại cho dân tộc của Người trong sự hiệp thông thánh thiện - một sự hiệp thông trong và qua Mình và Máu, linh hồn và thần tính của Chúa Kitô, được nhận dưới hình thức bánh và rượu.

Nếu Giáo hội sống từ Bí tích Thánh Thể mà những người trong Giáo hội không tham dự Bí tích Thánh Thể thường xuyên như họ nên làm, hoặc không hiểu những gì họ đang cử hành và nhận lãnh, thì Giáo hội sẽ mắc phải một tình trạng thâm hụt thánh thể nghiêm trọng. Những người được phong làm lãnh đạo trong Giáo hội có nghĩa vụ phải làm điều gì đó về điều này.

Đó là lý do tại sao các giám mục Hoa Kỳ trong một thời gian đã quyết tâm thực hiện một chương trình giáo dục Thánh Thể toàn diện trong toàn Giáo Hội. Đối với đại đa số các giám mục, quyết tâm đó càng được tăng cường bởi thực tế là sự thiếu hụt thánh thể của chúng ta đang được cộng thêm bởi sự không nhất quán trong đời sống của các quan chức công quyền, là những người bác bỏ các giáo huấn Công Giáo đầy thẩm quyền dựa trên cả mặc khải và lý trí, nhưng lại lên rước lễ như thể họ đang hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội. Việc các giám mục lâu nay không giải quyết được sự bất nhất này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu thánh thể trong người Công Giáo Hoa Kỳ bằng cách hàm ý rằng những gì Giáo hội dạy về bản chất thiêng liêng của Bí tích Thánh Thể thực ra không phải là như thế.

Những người cho rằng tất cả chuyện này chỉ là vấn đề “chính trị” đều là những người thiếu thông tin hoặc cố tình gây hiểu lầm cho Giáo hội và cho những bộ phận dễ tin của các phương tiện truyền thông. Mối quan tâm đến sự toàn vẹn Thánh thể của Giáo hội bao gồm, và sâu sắc hơn nhiều, so với mối quan tâm về sự thiếu nhất quán Thánh thể của các quan chức Công Giáo, những người hành động như thể không hề tồn tại những xác tín đã được thiết định của Giáo hội về các vấn đề liên quan đến sự sống và sự xứng đáng để rước lễ. Đó là lý do tại sao các giám mục Hoa Kỳ đang đi trước trong việc phát triển một tài liệu giảng dạy để làm sáng tỏ cho toàn thể Giáo hội tại sao chúng ta là một cộng đồng Thánh Thể, bí tích Thánh Thể thực sự là gì, việc tiếp nhận Thánh Thể có ý nghĩa gì, và tại sao mọi người trong Giáo hội nên kiểm tra lương tâm trước khi tiếp nhận Chúa Kitô nơi Bàn Tiệc Thánh.

Các bánh xe của tính đồng đoàn có thể đang nghiền nát một cách chậm chạp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các bánh xe ấy đang nghiền nát thật sự, và vì lợi ích của Tin Mừng.
Source:First Things

 
Đức Tổng Giám Mục Cordileone quở trách các nhà lập pháp về cuộc tranh luận Rước lễ
Đặng Tự Do
21:28 25/06/2021
Hôm 23 tháng 6 năm 2021, First Things đã công bố phản hồi từng điểm một của Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco đối với cái gọi là “Tuyên bố về các Nguyên tắc” của 60 nhà lập pháp Đảng Dân chủ, trong đó, họ phản đối cuộc bỏ phiếu của các giám mục Hoa Kỳ muốn hình thành một tài liệu về Thánh Thể.

Tất cả 60 nhà lập pháp Đảng Dân chủ ký vào tuyên bố này đều là những người ủng hộ việc phá thai. Họ yêu cầu các Giám Mục không được từ chối Thánh Thể vì sự ủng hộ phá thai của họ.

Bản phản hồi của Đức Tổng Giám Mục Cordileone đã đề cập đến những mâu thuẫn về luận lý và thực tế, cũng như những sai sót thần học trong bản “Tuyên bố về các Nguyên tắc”.

Các thành viên đảng Dân chủ cho rằng họ “đang dấn thân thực hiện các nguyên tắc cơ bản cốt lõi của giáo huấn xã hội Công Giáo: đó là giúp đỡ người nghèo, người thiệt thòi và người bị áp bức, bảo vệ những người rốt cùng trong chúng ta và bảo đảm rằng tất cả người Mỹ thuộc mọi tín ngưỡng đều được có những cơ hội quan trọng để chia sẻ những phước lành của đất nước vĩ đại này”. Đáp lại Đức Tổng Giám Mục Cordileone chỉ ra rằng “Một trong những 'nguyên tắc cơ bản' của niềm tin Công Giáo là không cố ý giết người, hoặc cấu kết để tạo điều kiện cho người khác giết hại mạng sống của người vô tội”.

Đức Cha Cordileone nhấn mạnh rằng: “Các nguyên tắc Công Giáo xây dựng dựa trên nhau một cách có hệ thống”. Việc bảo vệ tính mạng người vô tội, không có phương thế tự vệ là điều đầu tiên và cơ bản”. Ngài chỉ ra bản chất phi lý của việc theo đuổi điều thiện mà không bảo đảm lợi ích lớn hơn và cơ bản hơn làm nền tảng cho những điều thiện này.

Đức Tổng Giám Mục San Francisco cũng chỉ ra những mâu thuẫn thực tế trong tuyên bố. Ngài lưu ý rằng mặc dù các nhà lập pháp tuyên bố “những lời hoa mỹ đáng ngưỡng mộ” về các vấn đề như giảm bớt tình trạng trẻ em sống trong nghèo khó và công nhận phẩm giá con người, nhưng “các thành viên Công Giáo của Quốc hội ủng hộ các luật có tác dụng hủy hoại gia đình tự nhiên thông qua việc xác định lại hôn nhân, ly hôn tùy hứng, và các chính sách tương tự khác” làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo khó của nhiều trẻ em.

Ngài lập luận thêm rằng “gia đình tan vỡ là nguyên nhân hàng đầu của nghèo đói nhưng nó cũng dẫn đến một loạt các tệ nạn xã hội khác, chẳng hạn như bạo lực thanh thiếu niên, giam giữ và lạm dụng chất kích thích”.

Đức Tổng Giám Mục cũng chỉ ra mâu thuẫn thực tế trong các tuyên bố rằng các nhà lập pháp Dân chủ thúc đẩy các lựa chọn thay thế cho việc phá thai, chẳng hạn như nhận con nuôi.

Liên quan đến việc các thành viên bày tỏ mong muốn rằng mọi trẻ em được sống trong một ‘gia đình yêu thương’, Đức Tổng Giám Mục nhận xét chua chát rằng “gia đình yêu thương có nghĩa là gì khi các nhà lập pháp định nghĩa lại 'gia đình' là bất cứ điều gì người lớn muốn nó là, trong khi loại bỏ sự tồn tại của gia đình tự nhiên?”

Ngài cũng phản đối các chính sách có tác dụng “trừng phạt các cơ quan nhận con nuôi chỉ vì các cơ quan này muốn đặt trẻ em làm con nuôi trong những gia đình truyền thống”.

Ngoài ra, ngài cũng đề cập đến những sai sót thần học trong tài liệu, bao gồm sự cần thiết phải xem xét sự khác biệt về chủng loại và mức độ của các tội lỗi khác nhau, đồng thời sửa chữa sự trình bày sai lệch về vai trò của lương tâm.

Về tuyên bố cho rằng quyền ưu tiên của lương tâm có thể mang lại giá trị đạo đức trong việc coi phá thai là một điều tốt. Đức Tổng Giám Mục Cordileone nhận xét: “Đoạn văn này là một điều gì đó không hơn gì sự trốn tránh. Lương tâm không quyết định điều gì đúng hay sai cho bản thân. Chúng ta không tạo ra sự thật; chúng ta tìm kiếm sự thật với 'sự hướng dẫn của Giáo hội,' và sau đó phục tùng sự thật ấy”.

“Lương tâm là năng lực nhận biết và làm những gì đúng trong những tình huống cụ thể, bất kể chúng ta thấy điều đó thuận tiện về mặt chính trị hay không”.

Cuối cùng, ngài bác bỏ cáo buộc cho rằng các giám mục đang bắt đầu “vũ khí hóa Bí tích Thánh Thể” - là một cáo buộc mà Đức Tổng Giám Mục Cordileone kịch liệt phủ nhận.

“Động lực của các giám mục là mục vụ, là cứu rỗi các linh hồn và sửa chữa tai tiếng. Không có gì là trừng phạt trong việc nêu rõ và khẳng định lại sự thật của niềm tin Công Giáo, và những tác động của nó đối với một đời sống Công Giáo đích thực”, ngài nói.
Source:Catholic News Agency
 
Thánh Tôma và cuộc tranh luận về tính nhất quán Thánh Thể
Vũ Văn An
22:19 25/06/2021

Đại đa số các Giám Mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấp thuận việc soạn thảo một tài liệu giáo lý về Phép Thánh Thể, nhấn mạnh đến việc xứng đáng để lãnh nhận bí tích, điều người ta vẫn gọi là tính nhất quán Thánh Thể.

Tài liệu trên dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận vào dịp các vị họp lại vào tháng 11 này để đi đến việc thông qua nó. Ai cũng đồng ý: việc thảo luận và thông qua này chắc chắn gặp nhiều thách thức. Điều cần là giúp tín hữu giáo dân hiểu rõ phạm vi đích thực của tài liệu để họ khỏi hoang mang, nhất là khỏi mất tin tưởng ở các chủ chăn của họ.

Trong chiều hướng trên, tạp chí Our Sunday Visitor đã phỏng vấn Đức Cha Kevin C. Rhoades, Giám Mục Fort Wayne-South Bend, Indiana, hiện đứng đầu ủy ban tín lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm soạn thảo văn kiện.



Nhân dịp này, Đức Cha đã giải thích lý do tại sao các Giám Mục đã bỏ phiếu chấp thuận việc soạn thảo. Theo Đức Cha, vào lúc các Đức Cha thảo luận tại phiên họp vừa qua, có nhu cầu lớn lao phải hồi sinh Phép Thánh Thể trong Giáo Hội, phải có sự hiểu biết sâu sắc hơn về mầu nhiệm Thánh Thể và tính trung tâm của nó trong đời sống ta.

Ngài cũng cho biết sơ đồ được Ủy Ban của Đức Cha trình cho các Giám Mục trong kỳ họp vừa qua là sử dụng sơ đồ của Đức Bênêđíctô XVI trong tông huấn Sacramentum caritatis (“Bí Tích Tình Yêu”): bí tích Thánh Thể như một mầu nhiệm để tin, một mầu nhiệm để cử hành, và một mầu nhiệm để sống. Trong phần bí tích Thánh Thể như một mầu nhiệm để sống, chủ đề nhất quán Thánh Thể đã được nêu lên. Chúng ta được kêu gọi sống điều chúng ta lãnh nhận, sống một cách nhất quán với với tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong hy lễ Thánh Thể. Điều này có liên hệ đến ơn gọi của chúng ta trở thành các môn đệ truyền giáo.

Đức Cha nghĩ rằng trong thời và trong nền văn hóa hiện nay của chúng ta, đang có cơn cám dỗ muốn biến đức tin của ta thành việc tư riêng hay tách việc ta cử hành và lãnh nhận Thánh Thể ra khỏi trách nhiệm sống hiệp thông với Giáo Hội và sống những cuộc sống nhất quán với ý nghĩa sâu xa của bí tích Thánh Thể, vốn là bí tích của đức ái.

Sau khi nói qua các giai đoạn soạn thảo văn kiện, và để trả lời câu hỏi của Our Sunday Visitor, Đức Cha Rhoades đã phủ nhận lời tố cáo cho rằng các Giám Mục bỏ phiếu ủng hộ việc soạn thảo đã coi thường Tòa Thánh. Là Giám Mục, các vị cam kết giảng dạy trong hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Dự thảo văn kiện, vì thế, sẽ được đệ trình cho Bộ Giáo Lý Đức Tin. Và lúc nào, các vị cũng ghi nhận lá thư của Đức Hồng Y Ladaria với 2 điểm chính: đối thoại và hợp nhất. Hơn nữa, đây là một tài liệu suy tư tín lý chứ không tạo ra các qui phạm cho cả nước phải theo.

Để trả lời câu hỏi của Our Sunday Visitor về số đông Giám Mục chống đối việc soạn thảo, Đức Cha Rhoades cho hay ngài không nhớ đây có phải là việc chưa có tiền lệ hay không, vì rất nhiều tài liệu đã được soạn thảo trong 2 thập niên qua, tuy nhiên, ngài hy vọng trong kỳ họp tới sẽ có nhiều Giám Mục ủng hộ tài liệu hơn.

Ngài cũng không đồng ý loại bỏ phần nói về tính nhất quán Thánh Thể như một số Giám Mục đề nghị. Theo ngài, ta không thể trình bầy trọn giáo huấn về bí tích Thánh Thể mà lại không bao gồm phần nói về bí tích Thánh Thể như một mầu nhiệm để sống, và trong phần ấy, lời kêu gọi tôn trọng tính nhất quán Thánh Thể. Vì điều này liên hệ đến kỷ luật của Giáo Hội đã có từ thời Tân Ước.

Chính Thánh Phaolô viết cho tín hữu Côrintô “bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1 Cr 11:27-29).

Truyền thống Giáo Hội suốt các thời đại đều nhấn mạnh tới kỷ luật rước lễ. Kỷ luật này nay được phát biểu trong các điều 915 và 916 của bộ giáo luật. Tài liệu đang soạn thảo sẽ trình bầy một hiểu biết rõ ràng tại sao Giáo Hội đưa ra các điều luật này. Điều 915 đề cập tới những người không được chấp nhận rước lễ. Điều 916 đề cập đến sự cần thiết phải ở trong tình trạng có ơn thánh mới được rước lễ. Luật Giáo Hội là để phục vụ ơn cứu rỗi của các linh hồn. Và các luật này có mục đích thuốc thang chạy chữa chứ không phải trừng phạt.

Trả lời câu hỏi liên quan đến Joe Biden, Đức Cha Rhoades nói rằng tài liệu ngỏ lời với mọi người Công Giáo. Tất cả chúng ta được kêu gọi liên tục hoán cải và nhất quán với bí tích Thánh Thể. Chúng ta hết thẩy được kêu gọi từ Thánh Lễ ra đi vinh danh Chúa bằng đời sống của mình, làm chứng cho Chúa Kitô bằng lời nói và hành động. Chúng ta được kêu gọi làm chứng cho Tin Mừng sự sống và tôn trọng cùng bảo vệ sự sống và phẩm giá của mọi con người nhân bản, kể cả trẻ em trong bụng mẹ. Sách Giáo lý dạy rằng bí tích Thánh Thể giáo dục chúng ta trong tình yêu và làm chúng ta dấn thân cho người nghèo. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều đã viết rất hay về các hệ luận xã hội của bí tích Thánh Thể. Đức Cha hy vọng rằng tài liệu sẽ làm nổi bật điều này. Điều quan trọng là chúng ta hiểu, như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô từng viết rằng, “việc thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa không bao giờ là việc hoàn toàn tư riêng cả, mà không có các hậu quả đối với mối liên hệ của ta với những người khác: nó đòi chứng tá công cộng cho đức tin của ta”.

Về lập luận cho rằng bàn đến tính nhất quán Thánh Thể là “vũ khí hóa Thánh Thể”, Đức Cha Rhoades cho rằng ngài tin giáo huấn của Giáo Hội về tính nhất quán Thánh Thể tôn vinh sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Cực Thánh và giúp ta hiểu rằng bí tích Thánh Thể là một mầu nhiệm để sống. Bí tích Thánh Thể là hồng ân tuyệt vời Chúa ban mà chúng ta được kêu gọi lãnh nhận cách khiêm nhường và biết ơn và Chúa ban cho ta như của nuôi linh hồn. Ý niệm nhất quán Thánh Thể nhắc chúng ta nhớ chúng ta phải được chuẩn bị thích đáng để lãnh nhận Thánh Thể. Điều này bao gồm việc hiệp thông với Giáo Hội và thuận theo kho tàng đức tin chứa đựng trong Thánh Kinh và Thánh Truyền, mà các Tông đồ đã ủy thác cho Giáo Hội. Tính nhất quán Thánh Thể liên quan đến việc chúng ta hiệp thông với Nhiệm Thể Chúa Kitô, tức Giáo Hội, được chính Thân Xác Thánh Thể của Chúa Giêsu xây dựng.



Không học Thánh Tôma cho ra trò

Nói cho ngay, chính một số giáo phẩm Hoa Kỳ đã tạo ra cảnh mù mờ đối với bí tích Thánh Thể tại Giáo Hội của họ. Thực vậy, theo CNA, Đức Cha Thomas Paprocki của giáo phận Springfield, Illinois, nhận định rằng một trong “các lập luận gây sai lạc” đã được chính các Giám Mục và Hồng Y trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nêu lên. Các Giám Mục và Hồng Y này lập luận rằng “soạn thảo tài liệu này... sẽ gây chia rẽ và gây hại cho sự hợp nhất của Hội Đồng Giám Mục”.

Nhưng Đức Cha Paprocki phản công rằng “không nên có sự hợp nhất với sự ác”. Ngài bảo: “đúng, chúng ta nên cố gắng hợp nhất, nhưng sự hợp nhất của chúng ta nên đặt căn bản trên các sự thật của đức tin như đã tìm thấy trong Sách Thánh và Truyền thống không ngừng của Giáo Hội. Không ai muốn được hợp nhất trên con đường diệt vong”.

Đức Cha Paprocki cho rằng các Giám Mục và Hồng Y trên phần nào quên khuấy lời tuyên thệ lúc thụ phong Giám Mục rằng “để chu toàn trách nhiệm đã được ủy thác cho tôi nhân danh Giáo Hội, tôi sẽ giữ vững kho tàng đức tin trong tính toàn vẹn của nó; tôi sẽ trung thành truyền lại nó và giải thích nó, và tôi sẽ tránh bất cứ giáo huấn nào trái ngược với nó. Tôi sẽ theo và cổ vũ kỷ luật chung của toàn thể Giáo Hội và tôi sẽ tuân giữ mọi luật lệ của Giáo Hội, nhất là các luật lệ chứa đựng trong Bộ Giáo Luật”.

Theo John Lavenburg của tạp chí Crux, các Giám Mục nổi tiếng chống lại việc soạn thảo tài liệu có các Hồng Y Blase Cupich của Chicago, Joseph Tobin của Newark và Wilton Gregory của Washington D.C., vì cho là gây chia rẽ.

Người ta không rõ quan điểm thần học của hai Hồng Y Tobin và Gregory ra sao, riêng Hồng Y Cupich, thì nhân cơ hội Đức Tổng Giám Mục Aquila viết về bí tích Thánh Thể, đã lớn tiếng cho rằng căn cứ vào nguyên tắc ex opere operato, người ta không nên bàn đến sự xứng đáng được rước lễ của ai vì bí tích Thánh Thể là hành động của Chúa Giêsu, không lệ thuộc bất cứ yếu tố nhân bản nào.

Hình như lúc còn học ở đại chủng viện và cả sau này, lúc được tiến cử làm giám mục, rồi Tổng Giám Mục rồi Hồng Y, Đức Hồng Y Cupich chưa hề đọc tác phẩm “An Aquinas Reader” của nữ tu kiêm giáo sư Đại Học Mary T. Clark, xuất bản từ những năm 1972.

Khi bàn về nguyên tắc Ex Opere Operato, Nữ tu Clark nhận định rằng trong các công trình của ngài, Thánh Tôma Aquinô xem xét gần như mọi vấn đề suy lý và luân lý. Và vì thế, ngài không thể bàn rộng dài về chúng được, nhưng bàn một cách súc tích, ngắn gọn. Do đó, một số ý nghĩa nào đó trong các quả quyết của Thánh Tôma có thể bị bỏ lỡ đối với các thời kỳ sau này. “Như vấn đề bị hiểu lầm hơn cả về các bí tích chẳng hạn. Ta rất thường gặp những người nghĩ rằng kiểu nói thời danh ex opere operato có nghĩa là bẩy bí tích ban ơn thánh một cách máy móc hay tự động, gần như ma thuật. Trước nhất, kiểu nói này chỉ xuất hiện trong các công trình tiên khởi của Thánh Tôma về các Sentences (Các Ý Kiến Thần Học). Hơn nữa, các yêu tố vật chất như nước và dầu được gọi là ‘chất thể’ [matter] của mỗi bí tích; các công thức được đọc lên được gọi là ‘mô thức’ [form] đem lại ý nghĩa cho bí tích; nhưng với Thánh Tôma, chất thể và mô thức không đơn giản cộng lại thành việc thông truyền thiên tính. Không, ‘mô thức lời nói’ là Lời Đức Tin tìm thấy trong Giáo Hội. Và như thế, khi Thánh Tôma nói rằng tính hữu hiệu của bí tích phát xuất từ mô thức (ex opere operato) là ngài muốn nói rằng bí tích được Chúa Kitô thiết lập. Nó độc lập đối với chúng ta nhưng không độc lập đối với Chúa Kitô, Đấng đã thiết lập ra nó, vì quả thực, bí tích chỉ có thể do Thiên Chúa thực hiện như hồng ân của Người. Và Chúa Kitô Đấng Cứu Rỗi đã thiết lập ra các bí tích, Người hiện diện trong mỗi bí tích với quyền năng cứu rỗi mọi nhu cầu của con người. Nhưng cũng như sự hiện diện của Chúa Kitô với các Tông Đồ không miễn chước các cố gắng bản thân của các ngài thế nào, thì sự hiện diện của Chúa Kitô trong các bí tích cũng sẽ không cứu được con người nếu không có sự hợp tác của họ. Ở đây, ta thấy có sự áp dụng nguyên tắc tổng quát của Thánh Tôma; nguyên tắc này cho rằng bất cứ điều gì được nhận lãnh đều được nhận lãnh theo hình thái người nhận lãnh. Cho nên, các bí tích không ban ơn thánh cho chúng ta như thể chúng ta là những sự vật mà như những con người có ý chí tự do để đáp trả, những con người có trách nhiệm”.

Thực ra, chả cần Nữ Tu Clark phải phân tích dài dòng như thế. Bản thân tôi đã được dự một giờ giảng của một giáo lý viên rất tầm thường tại Cộng đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney. Anh trình bầy một thí dụ rất đời thực và dễ hiểu. Hiệu quả của bí tích cũng giống như tia sáng mặt trời, tràn lan khắp nơi, nhưng nếu bạn không mở cửa sổ ra đâu có nhận được nó.

Thiển nghĩ Giáo Hội nên trao mũ Hồng Y cho anh giáo lý viên trên hơn là trao mũ Hồng Y cho Đức Hồng Y Blase Cupich, mặc dù gần đây, ngài vẫn được Đức Phanxicô trao cho nhiệm vụ kinh lược Bộ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện.
 
VietCatholic TV
Linh mục bất ngờ đoạt giải huy chương vàng tại Anh. Đức Hồng Y Charles Bo kêu gọi cầu nguyện cho Miến Điện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:56 25/06/2021


1. Linh mục bất ngờ đoạt giải huy chương vàng “nhà kho đẹp nhất” nước Anh

Ở các nước Tây phương, bên cạnh ngôi nhà chính mà chúng ta cư ngụ, nhiều gia đình còn làm thêm một nhà kho bằng các loại vật liệu nhẹ để chứa đồ đạc. Nhà kho ấy tiếng Anh gọi là “shed”, tiếng Pháp gọi là “cabanon”.

Nhằm khuyến khích các gia đình làm các nhà kho này, các công ty xây dựng ở Anh phối hợp với Bộ Văn Hóa nước này tổ chức một giải thưởng “nhà kho đẹp nhất” nước Anh có tên là “Cuprinol Shed of the Year”.

Năm nay 2021, giải này đã rơi vào tay một linh mục Công Giáo, là người đã sử dụng nhà kho trong vườn của mình để phát trực tiếp Thánh lễ trong thời gian khóa cửa.

Cuộc chạy đua để đoạt giải “nhà kho đẹp nhất” nước Anh thường diễn ra rất quyết liệt. Theo tờ Tablet, năm nay tình hình còn quyết liệt hơn vì nhiều người lâm vào tình cảnh thất nghiệp vì tình trạng đóng cửa đã bay vào cuộc đua. Người mẫu thời trang Danielle Zarb-Cousin chuyển đổi nhà kho của cha mẹ cô thành một quán bar Creme de Menthe lừng danh từ những năm 1970. Chuyên gia thời trang mùa hè Joanna van Blommestein chuyển đổi nhà kho của mình thành một phòng trưng bày thời trang. Nhà khảo cổ học Herefordshire Rebecca Roseff biến nhà kho của mình thành một bảo tàng viện mini. Nicholas Pointing, nhà sưu tầm xe hơi, cư dân đảo Wright, biến nhà kho của mình thành một bản sao của chiếc xe hơi nổi tiếng trong bộ phim Chitty Chitty Bang Bang.

Cha Len Black, ở thị trấn Inverness, đã chuyển nhà kho của mình thành một nhà nguyện, gọi là Nhà Nguyện Thánh Giuse. Ngài nguyên là một linh mục Anh Giáo, đã trở lại Công Giáo và giờ đây là một linh mục Công Giáo trong Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham. Ngài đang coi sóc một cộng đoàn nhỏ gồm anh chị em giáo dân trước đây là Anh giáo đã trở lại Công Giáo. Họ chưa có nhà thờ riêng của mình nên thường dâng lễ trong các nhà thờ Công Giáo ở Inverness.

Cha Black cho biết: “Trong thời gian đóng cửa vì đại dịch, tôi đã nâng cấp nội thất của nhà kho để phù hợp cho việc cử hành Thánh lễ hàng ngày vào các ngày trong tuần”.

“Nó sớm tỏ ra quá nhỏ so với nhu cầu của chúng tôi vì vậy tôi đã mở rộng nó lấn sang những phần trước đây từng là mái hiên nhà. Chi phí bổ sung duy nhất mà tôi phải mua là hai tấm kính cho các cửa sổ phụ. Cha tôi là một người làm tủ và tôi được thừa hưởng nhiều kỹ năng của ông ấy, vì vậy tất cả công việc đều do tôi tự làm bằng những vật liệu mà tôi đã có. Tại thời điểm này, nó đã trở thành Nhà Nguyện Thánh Giuse. Tôi thấy rất có ý nghĩa. Thánh Giuse là một người thợ mộc, cha tôi là một người đóng tủ, và tôi đã xây dựng nhà kho này”.

Căn nhà kho khiêm tốn đã được thay đổi bởi Cha Black dũng cảm và lớn dần lên theo thời gian: “Tôi có một số bức tượng nhỏ của các Thánh và một bức tượng lớn của Đức Mẹ. Tất cả đã được sang nhà nguyện mới này và với sự giúp đỡ của một người bạn tốt ở Edinburgh, tôi đã có thể tìm thấy một nhà tạm bằng đồng lộng lẫy, sáu cây nến bằng đồng và một cây thánh giá, những bức tượng lớn của Thánh Giuse, Thánh Tâm Chúa, Chúa Hài Đồng Praha và nhiều vật phẩm khác của giáo hội để tô điểm cho nhà nguyện. Tôi cũng đã được tặng những món quà là một bức ảnh lộng lẫy các Thánh Tô Cách Lan và một bức ảnh khác của Đức Mẹ Walsingham”.
Source:Aleteia

2. Đức Hồng Y Charles Bo kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho những kẻ đang gây đau thương cho họ

Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Miến Điện kêu gọi người dân giữ vững hy vọng khi chiến sự ở nước này tiếp tục leo thang. Ngài kêu gọi họ cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính bạo lực đang nhấn chìm quốc gia trong tang tóc và nhấn mạnh rằng hận thù sẽ không bao giờ dẫn đến giải pháp.

Đề cập đến bài Tin Mừng trong ngày, trong đó Chúa Giêsu làm dịu cơn bão đang đe dọa làm lật thuyền mà Ngài và các môn đồ đang đi, Đức Hồng Y Bo nói rằng đức tin bảo đảm với chúng ta về sự hiện diện của Chúa Giêsu là một niềm an ủi lớn cho hơn 120,000 người phải di tản trong các khu vực xung đột ở Mindat và Loikaw, và những người bị thương và bị đánh đập bên trong các ngôi nhà thờ trong những ngày qua.

“Không có thức ăn và thuốc men, với sự sợ hãi và lo lắng, trong mưa gió và lạnh lẽo, những người này đã bị quăng xuống giống như con thuyền mà chúng ta thấy trong Tin Mừng hôm nay. Giống như các môn đệ của Chúa Giêsu trong cơn bão, nhiều người ở Miến Điện đang cầu xin Chúa với cùng một câu hỏi “Lạy Chúa, Ngài không quan tâm đến việc chúng con đang chết dần mòn sao?”

“Mọi mảnh xương gãy, mọi trái tim bầm dập đều thốt lên câu hỏi này. Trong tiếng nói câm lặng của hàng trăm người đã bị giết một cách nhẫn tâm bằng bạo lực tàn bạo và trong những giọt nước mắt lặng lẽ của hàng ngàn người bị giam giữ trong nhà tù vô nhân đạo này, câu hỏi lại dấy lên từng phút: Lạy Chúa, Ngài không quan tâm đến việc chúng con đang chết dần mòn sao?”

Hôm thứ Sáu, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên “ngăn chặn dòng vũ khí” đang được tuồn vào Miến Điện. Nghị quyết được thông qua với 119 phiếu thuận và một phiếu phản đối; 36 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Nga - là hai nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Yangon - đã bỏ phiếu trắng.

Trong số những điều khác, nghị quyết lên án cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, trong đó quân đội Miến Điện đã lật đổ nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi và các quan chức dân cử khác, đồng thời kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và ngừng bạo lực.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, gần 900 người đã thiệt mạng kể từ đầu cuộc đảo chính và khoảng 5,000 người biểu tình đã bị bắt.

Phát biểu trước đại hội đồng LHQ sau cuộc bỏ phiếu hôm thứ Sáu, Christine Schraner Burgener, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Miến Điện cho biết “Nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến quy mô lớn là rất thật ở Miến Điện. Vấn đề chỉ còn là thời gian. Cơ hội để đảo ngược các hoạt động quân sự đẫm máu đang bị thu hẹp”.

Khi các cuộc giao tranh giữa Tatmadaw, tức là các lực lượng vũ trang quân sự của Miến Điện và các nhóm đối lập đang gia tăng ở các bang phía đông và phía tây của đất nước, hàng nghìn người đã phải di dời, bỏ làng mạc tìm nơi trú ẩn trong rừng núi xung quanh.

Bà Aung San Suu Kyi, hiện đang bị xét xử, phải đối mặt với các cáo buộc về một số tội danh như tham nhũng, tiết lộ bí mật nhà nước và vi phạm các quy tắc liên quan đến coronavirus. Để đánh dấu sinh nhật lần thứ 76 của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 19 tháng 6, người dân Yangon đã cài một bông hoa trên tóc như một sự tôn vinh và biểu thị sự ủng hộ cho bà, vì nhà lãnh đạo dân chủ này thường gắn một bông hoa sau tai của bà.

Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Bo cho biết không có câu trả lời dễ dàng cho câu hỏi liệu Chúa có bỏ rơi dân tộc Miến Điện của ngài hay không, và khi bạo lực tiếp tục và số lượng người chết và di dời tăng lên, nhiều người bị cám dỗ để nghĩ rằng Chúa đang ngủ trong khi dân tộc Miến Điện bị diệt vong.

Tuy nhiên, lời thách thức của Chúa Giêsu đối với các môn đệ trong thời khắc bão táp là phải có đức tin.

Đức Hồng Y Bo nói: “Đức tin không chỉ dành cho những khoảng thời gian thịnh vượng và hạnh phúc. Đức tin là ngôi sao tỏa sáng trong những đêm đen tối nhất. Niềm tin là hy vọng khi chúng ta dường như đã mất tất cả. Đức tin là cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong cảm giác bị bỏ rơi tột cùng của chúng ta”.

Theo Đức Hồng Y, mỗi trường hợp đau khổ đều dẫn đến một điều gì đó mới mẻ, và lưu ý rằng các môn đệ và các Kitô hữu thời sơ khai đã bị tra tấn, bỏ tù và giết chết như thế nào. Nhiều vị tử vì đạo thời sơ khai đã bị quăng cho sư tử ở Đấu trường La Mã như một lời răn đe những người khác phải tránh xa niềm tin Kitô”.

“Giữa tất cả những đau khổ mà họ đã trải qua Thiên Chúa vẫn hiện diện trong họ và làm việc qua họ. Giữa tất cả những đau khổ của họ, họ cảm thấy có một cái gì đó mới. Giữa máu và nước mắt, có ánh sáng ở chân trời. Đêm dài của những giọt nước mắt lặng lẽ luôn kết thúc vào một buổi bình minh. Nó có thể dài, nhưng cuối cùng là bình minh”.

Ngoài đức tin, một lời khuyên khác mà Chúa Giêsu dành cho các môn đệ là “Hãy yêu kẻ thù của mình; và cầu nguyện cho những người bắt bớ anh em”.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: Điều này cũng phải xảy ra ở Miến Điện và lưu ý rằng đất nước, giống như con thuyền trong Tin Mừng, hiện đang ở giữa một cơn bão khủng khiếp.

“Nó đang trải qua cơn bão hận thù. Hận thù là cơn bão dữ dội đang làm rung chuyển con thuyền”.

Ngài cảnh báo các tín hữu rằng trừ khi có các hành động nhanh chóng “Miến Điện với tư cách là một quốc gia sẽ tự gây thương tích cho mình và chìm sâu trong làn sóng hận thù”.

“Chúng ta hãy tìm kiếm một con đường khác với những người tin vào sức mạnh của những khẩu súng. Anh chị em hãy cho nhân loại một cơ hội khi nhân đạo hóa những người làm mất phẩm giá của anh chị em. Đó là chiến thắng cuối cùng”. Ngài nói và kêu gọi các tín hữu cũng cầu nguyện cho Tatmadaw.

Mặc dù đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn và gây tranh cãi đối với một số người, nhưng Đức Hồng Y Bo nói rằng “với tư cách là các tín hữu Kitô và là người đã nhìn thấy lịch sử bạo lực của quốc gia này từ khi tôi chào đời và chứng kiến sự vô ích của sáu thập kỷ chiến tranh, tôi nói với anh chị em: chúng ta hãy cầu nguyện cho quân đội và các nhà lãnh đạo của nó”.

“Họ thực sự cần những lời cầu nguyện. Trái tim của họ nên tan chảy và hiểu rằng, bạo lực hiện nay không chống lại bất kỳ quốc gia thù địch nào, nó đang chống lại chính dân tộc của chúng ta.”

Ngài kết luận rằng: “Tất cả công dân Miến Điện, chứ không chỉ những người Công Giáo, nên cầu nguyện cho ý định này. Tất cả chúng ta cần cứu chuộc nhân loại thông qua lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện cần phải làm tan chảy trái tim và chúng ta cần phải đến với nhau như anh em.”
Source:Crux
 
Hi hữu: Trộm được bảo vật của nhà thờ mang về nhà, kẻ gian lại mang trả lại, chân thành xin lỗi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:25 25/06/2021


1. Trộm được bảo vật của nhà thờ mang về nhà, kẻ gian lại mang trả lại chân thành xin lỗi

Cha Jarek Raczak là cha sở của nhà thờ Thánh Giuse ở quận Podgórze của Kraków, là ngôi nhà thờ quý vị và anh chị em đang xem thấy đây cho biết hôm thứ Sáu 18 tháng Sáu, một tên trộm đã trả lại di vật của một vị thánh người Ba Lan sống ở thế kỷ 19, là người đã truyền cảm hứng cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và xin lỗi vì đã lấy bảo vật này.

Ngôi nhà thờ ở miền nam Ba Lan này, cũng đã thông báo trên trang Facebook của mình vào ngày 18 tháng 6 rằng di tích của Thánh Albert Chmielowski đã được trả lại an toàn.

Cha Jarek Raczak cho biết: “Hôm nay, ngay trước 7 giờ sáng, thánh tích bị đánh cắp của Thánh Albert đã trở lại đền thánh của chúng ta. Thủ phạm vụ trộm đã đích thân đến gặp chúng tôi và xin lỗi về tình huống này. Tạ ơn Chúa! Cảm ơn anh chị em vì những lời cầu nguyện!”

Giáo xứ đã báo cáo vụ trộm vào ngày 11 tháng 6 và kêu gọi trên Facebook “Chúng ta hãy cầu nguyện để thủ phạm hoán cải và ăn năn”.

Trong một bản tin ngày 13 tháng 6, giáo xứ nói với anh chị em giáo dân: “Chúng tôi rất tiếc phải thông báo với anh chị em rằng thứ Ba tuần trước sau 9 giờ sáng, một di vật của Thánh Albert đã bị đánh cắp khỏi Bàn thờ Các Tông đồ của Lòng Thương Xót”.

Thánh Chmielowski - được biết đến với cái tên là Thầy Albert sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có vào năm 1845. Ngài bị thương ở tuổi 18 khi tham gia một cuộc nổi dậy chống lại lực lượng Nga. Chân của ngài bị cắt cụt trong tình trạng không có thuốc mê.

Ngài theo học nghệ thuật và trở thành một họa sĩ nổi tiếng ở Kraków. Nhưng cảm thấy có một lời kêu gọi giúp đỡ những người cần giúp đỡ, ngài đã từ bỏ thế giới nghệ thuật, gia nhập Dòng Ba Đa Minh và lấy tên là Albert.

Năm 1887, ngài thành lập Dòng Ba Anh em hèn mọn, Những người tôi tớ của Người nghèo, thường được gọi tắt là dòng Anh em Albert. Năm 1891, ngài thành lập các Nữ tu Albert. Cả hai chi nhánh đều dành để phục vụ người nghèo và người vô gia cư.

Thầy Albert qua đời vào ngày Giáng sinh năm 1916.

Năm 1949, vị Giáo hoàng tương lai Gioan Phaolô II đã viết một vở kịch về Thầy Albert có tên là “Vị Thầy của Chúa chúng ta”. Vở kịch đã được dựng thành phim vào năm 1997, do Krzysztof Zanussi làm đạo diễn.

Vị Giáo Hoàng người Ba Lan kể lại rằng khi đang cân nhắc về ơn thiên triệu, ngài đã lấy cảm hứng từ quyết định rời bỏ thế giới nghệ thuật của Albert để sống một cuộc đời phục vụ triệt để.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên chân phước cho Thầy Albert vào năm 1983 và tuyên thánh cho ngài sáu năm sau đó, vào ngày 12 tháng 11 năm 1989. Ngày lễ của ngài là ngày 17 tháng 6.
Source:Catholic News Agency

2. Truyền Chức Linh Mục tại Giáo Phận Tây Ban Nha sau gần 11 năm không có ơn gọi nào

Vị linh mục mới được thụ phong đã dẫn lời Thánh Gioan Vianney, Cha Giải Tội thành Ars: “Tôi đã phủ phục bản thân, ý thức về sự hư vô của mình để nảy sinh một linh mục đời đời”.

Hôm 20 tháng 6, Đức Cha César Franco của Giáo phận Segovia, Tây Ban Nha, đã bày tỏ niềm vui vô hạn của mình khi phong chức linh mục cho thầy Álvaro Marín Molinera. Ngài xúc động cho biết lần cuối cùng ngài phong chức cho một linh mục tại giáo phận này là cách đây hơn một thập niên, chính xác là 11 năm. Thật vậy, lần phong chức linh mục cuối cùng cho một linh mục triều trong giáo phận là vào ngày 4 tháng 7 năm 2010.

Hôm 5 tháng Sáu, Đức Cha Franco cũng đã phong chức linh mục cho một tu sĩ trẻ dòng Claretian.

Gia đình, bạn bè và đông đảo các linh mục, phó tế trong giáo phận cũng đến tham dự lễ truyền chức tại nhà thờ chính tòa.

Cha Marín, 27 tuổi, được phong chức phó tế vào tháng 10 năm 2020, và được đào tạo tại Đại học Ávila và Đại học Giáo hoàng Salamanca.

Theo tờ báo El Adelantado de Segovia, tân linh mục giáo phận đã chọn phương châm của mình là “Tôi có thể làm mọi điều trong Đấng củng cố tôi”.

Trong bài giảng tại Thánh lễ truyền chức, Đức Cha Franco nói rằng “chức tư tế mang đến cho linh mục thẩm quyền đối đầu với sự dữ, nhưng để làm được điều này, vị linh mục ấy phải noi gương mầu nhiệm thập giá trong cuộc sống của mình”.

Vị giám mục nhấn mạnh rằng để thi hành chức vụ, “linh mục không thể là một kẻ hèn nhát, không tin cậy vào Chúa Kitô hoặc sống đức tin một cách tầm thường”, và vì vậy ngài khuyến khích Cha Marín đặt tất cả sức mạnh của mình trong Chúa Giêsu Kitô.

Vị linh mục mới được thụ phong đã dẫn lời Thánh John Vianney, Cha Giải Tội thành Ars: “Tôi đã phủ phục bản thân, ý thức về sự hư vô của mình để từ đó nảy sinh một linh mục đời đời”.
Source:Catholic News Agency

3. Lên tiếng bênh vực Giáo Hội, một linh mục Canada bị hăm dọa lấy mạng

Cha Owen Keenan, một linh mục ở Mississauga, Ontario, phía tây Toronto, dâng thánh lễ trực tuyến hàng ngày tại Giáo xứ Chúa Cứu Thế Giàu Lòng Thương Xót đã trở thành một nạn nhân bị công kích trên các phương tiện truyền thông và bị hăm dọa lấy mạng vì dám bảo vệ Giáo Hội trong vụ các trường nội trú dành cho người bản địa.

Trong bài giảng của ngài vào Chúa Nhật tuần trước, Cha Owen Keenan đã đề cập đến vụ tìm thấy các ngôi mộ vô danh tại trường nội trú Kamloops, ở British Columbia, nơi những người da đỏ báo cáo rằng họ đã phát hiện ra hài cốt của 215 trẻ em trong những ngôi mộ vô danh vào cuối tháng Năm.

Trong bài giảng, ngài nói rằng:

“Hai phần ba đất nước này đang đổ lỗi cho Giáo Hội, mà chúng ta yêu mến, về những thảm kịch xảy ra ở đó. Tôi cho rằng một con số tương tự phải cảm ơn Giáo Hội vì những điều tốt đẹp đã được thực hiện ở những trường học đó, nhưng tất nhiên, câu hỏi đó không bao giờ được đặt ra và chúng ta thậm chí không được phép nói rằng có những điều tốt đã được thực hiện ở đó”.

Cha Keenan cũng nói trong bài giảng của ngài rằng mặc dù Giáo Hội nên xin lỗi vì đã tham gia vào “dự án tồi tệ của chính phủ”, nhưng người ta cũng nên đợi để tìm ra ai đã được chôn cất tại Kamloops và lý do tại sao họ chết trước khi “đưa ra phán quyết cuối cùng”.

Theo Cha Keenan, phát hiện này là “rất đáng buồn” và là biểu tượng cho “thảm kịch vẫn đang diễn ra của các chính sách do chính phủ Canada đề ra đối với người bản địa”.

Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng chính sách buộc các trẻ em thổ dân da đỏ theo học tại các trường nội trú nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách của chính phủ Canada, không phải của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả 130 trường nội trú đều là do chính phủ Canada dựng lên. Các phái bộ truyền giáo tham gia điều hành các trường nội trú này là vì thấy ở đây cơ hội truyền giáo.

Ngày nay, người ta nói rằng chính sách hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách diệt chủng văn hóa. Nhưng, cho mãi đến thập niên 1990, nhà cầm quyền Canada và xã hội nói chung không nghĩ như thế, mà đơn thuần chỉ nghĩ rằng chính sách này mang lại ánh sáng văn minh, và một cuộc sống khả quan hơn người bản địa.

“Chúng ta không biết những đứa trẻ đó chết như thế nào. Chúng ta không biết, chúng ta không thể biết, liệu họ có chết nếu ở nhà hay không”.

Trong khi kêu gọi những lời cầu nguyện và hòa giải, ngài cũng nói “Nhiều người đã có những trải nghiệm rất tích cực về các trường nội trú. Nhiều người đã được chăm sóc sức khỏe và giáo dục và có những trải nghiệm rất tốt về sự phục vụ của Giáo Hội”.

Để huy động lực lượng chống Cha Keenan, CBC Canada viết:

“Trong cùng một bài giảng, Keenan chỉ trích các trường Công Giáo treo cờ Tự hào trong tháng này, nói rằng Giáo Hội hy vọng họ sẽ thể hiện ‘lòng can đảm’ bằng cách trưng bày một cây thánh giá hoặc Thánh Tâm Chúa. Ông mô tả lá cờ Tự hào là ‘giấy phép cho sự hoang dâm đương đại’ thay thế cho các biểu tượng Công Giáo”.

Đây là một fake news. Trong bài giảng của ngài, Cha Keenan chỉ đề cập đến vấn đề trường nội trú của người da đỏ.
Source:CBC
 
Đại nghịch bất đạo: Dân biểu lớn tiếng thách các Giám Mục dám từ chối không cho ông ta rước lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 25/06/2021


1. Đại nghịch bất đạo: Dân biểu thách các giám mục dám từ chối không cho ông ta rước lễ

Trong một loạt các dòng tweet từ tài khoản mạng xã hội cá nhân của mình vào cuối tuần qua, Dân biểu Ted Lieu của đảng Dân Chủ California đã gọi các giám mục Hoa Kỳ là “những kẻ đạo đức giả có đầu óc đảng phái” và thách thức các ngài dám từ chối không cho ông ta rước lễ vì sự ủng hộ của ông ta đối với việc phá thai, và “Hôn nhân đồng tính”.

Trong một loạt tweets vào hôm thứ Sáu, Ted Lieu, một người Công Giáo, đã viết rằng ông ta ủng hộ phá thai như một “Quyền lựa chọn của phụ nữ” và “Quyền kết hôn đồng giới”.

Ted Lieu hung hăng tweet cho các Giám Mục rằng:

“Lần sau khi tôi đến Nhà thờ, tôi đố ai dám từ chối không cho tôi rước lễ. Tôi đố ai dám cản trở tôi đến với Thiên Chúa.”

Thực ra chẳng ai cản trở hắn ta đến với Thiên Chúa. Chính hắn ta, qua việc chống lại Kinh Thánh, và các giáo huấn của Giáo Hội đã tự mình tách biệt khỏi Thiên Chúa và Giáo Hội.

Người phát ngôn của Tổng giáo phận Los Angeles - bao gồm lãnh thổ của Ted Lieu - đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ CNA vào hôm thứ Hai.

Vấn đề Hiệp thông cho các chính trị gia ủng hộ phá thai đã nổi lên sau cuộc bầu cử của Tổng thống Joe Biden - một người Công Giáo ủng hộ việc phá thai bằng tiền đóng thuế dân.

Điều 915 của Bộ Giáo luật tuyên bố rằng những người Công Giáo “cố chấp kiên trì phạm tội trọng, biểu hiện ra ngoài thì không được phép rước lễ”. Sau đó, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, trong một bản ghi nhớ năm 2004 về Hiệp thông Thánh Thể, nói rằng các chính trị gia Công Giáo “liên tục vận động và bỏ phiếu cho việc hợp pháp hóa phá thai và an tử” được coi là hợp tác chính thức trong các tội nghiêm trọng.

Đức Hồng Y Ratzinger cho biết, trong những trường hợp như vậy, mục tử của các viên chức này phải gặp họ và khuyên nhủ họ, hướng dẫn rằng họ không được rước lễ. Nếu các chính trị gia vẫn tiếp tục chủ trương ủng hộ các tội nghiêm trọng của họ, thì các thừa tác viên “phải từ chối Mình Máu Thánh Chúa”.
Source:Catholic News Agency

2. Vấn đề các trường nội trú bản địa đang lan sang Hoa Kỳ. Xin cầu nguyện cho Giáo Hội

Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Deb Haaland và các quan chức liên bang khác dự kiến sẽ công bố các bước mà chính phủ liên bang có kế hoạch thực hiện để hòa giải di sản rắc rối của chính sách trường nội trú đối với các gia đình và cộng đồng bản địa.

Haaland là thành viên của Laguna Pueblo ở New Mexico và là người Mỹ bản địa đầu tiên làm Bộ Trưởng, Haaland dự kiến sẽ vạch ra con đường phía trước trong khi phát biểu với các thành viên của Đại hội Quốc gia của Người Mỹ da đỏ trong hội nghị giữa năm của nhóm này.

Bắt đầu từ Đạo luật Văn minh Da đỏ năm 1819, Hoa Kỳ đã ban hành luật và chính sách để thành lập và hỗ trợ các trường nội trú dành cho người da đỏ trên toàn quốc. Trong hơn 150 năm, hàng trăm nghìn trẻ em bản địa đã bị bắt khỏi cộng đồng của họ và buộc phải vào các trường nội trú tập trung vào việc đồng hóa.

Việc phát hiện gần đây hài cốt trẻ em được chôn cất tại địa điểm từng là trường nội trú bản địa lớn nhất Canada đã làm tăng thêm sự quan tâm đến di sản đó ở cả Canada và Hoa Kỳ.

Tại Canada, hơn 150,000 trẻ em da đỏ được yêu cầu theo học tại các trường Kitô Giáo do nhà nước tài trợ như một phần của chương trình hòa nhập các em vào xã hội. Họ không được phép nói tiếng mẹ đẻ của mình.

Sau khi đọc về những ngôi mộ vô danh ở Canada, Haaland đã kể lại câu chuyện của chính gia đình cô trong một bài báo gần đây được đăng trên Washington Post.

Những nỗ lực trong quá khứ của chính phủ liên bang nhằm “xóa bỏ nền văn hóa của chúng tôi với tư cách là một dân tộc” là một lịch sử cần được ghi nhận, cô viết.

Các chuyên gia nói rằng việc loại bỏ trẻ em khỏi gia đình và nhà của chúng đã có những tác động đa thế hệ đối với các cộng đồng Bản địa, đặc biệt là việc mất đi các nguồn tài nguyên văn hóa và ngôn ngữ bản địa.

“Đó là một lịch sử mà chúng ta phải học hỏi nếu đất nước của chúng ta muốn chữa lành khỏi kỷ nguyên bi thảm này”, Haaland viết.

Nhiều trường học được duy trì bởi Bộ Nội vụ, mà Haaland hiện đang đứng đầu.
Source:WSCTV

3. Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa hy vọng tín hữu sẽ quay lại hành hương

Cha Francesco Patton, bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa, hy vọng các tín hữu hành hương sớm trở lại các nơi thánh.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, hôm 19/6 vừa qua, cha Patton hy vọng rằng trong những tháng tới đây, sẽ mở lại một cuộc đối thoại xây dựng giữa người Israel và Palestine, sau khi tân chính phủ Israel được thành lập với ông Naftali Bennet làm thủ tướng, và mới đây có một thỏa thuận giữa Israel và chính quyền Palestine về sự trao đổi vắcxin Pfizer chống Covid-19.

Cha Patton cũng nói rằng mặc dù có vài vụ đụng độ và bạo lực giữa miền Gaza và Israel, nhưng dường như cuộc ngưng chiến từ ngày 21/5 vừa qua, sau 11 ngày xung đột giữa hai bên, không bị lâm nguy.

Trong cuộc phỏng vấn, cha Patton nói: “Người ta vẫn luôn có thể hy vọng, và lần này có thêm một sự việc mới, đó là những lời đầu tiên của tân thủ tướng Israel, ông Naftali Bennett, cũng như các thành viên Liên đảng cầm quyền, biểu lộ ý muốn dùng một ngôn ngữ khác so với ngôn ngữ trong giai đoạn gần đây, nghĩa là họ muốn “hạ giọng” để tránh khơi dậy những cuộc đụng độ và oán ghét, không những giữa Israel và Palestine, nhưng cả trong cùng quốc gia Israel. Tôi tin rằng có một sự sẵn sàng mở lại đối thoại để khởi sự một tiến trình hòa bình, hầu có thể sống với nhau trên cùng một vùng đất, người Do thái và Palestine. Vì thế, tôi cầu mong có một niềm hy vọng, một cách nào đó được cả hai phía diễn đạt ý hướng qua những bước tiến cụ thể.”

Về phương diện y tế, cha bề trên Patton nhận định rằng tình hình hiện nay khá tốt, tiến trình chích vắcxin mau lẹ, hữu hiệu và có tổ chức khéo. Điều cần làm bây giờ là làm cho công ăn việc làm được tái lập. Trong thời đại dịch, phần lớn dân chúng ở nhà và ăn trợ cấp thất nghiệp. Nhưng tại Israel người dân được lãnh phần lớn lương bổng, còn tại Palestine, phần lớn dân chúng không có công ăn việc làm và không có lợi tức. Vì thế, điều tối cần thiết bây giờ là khởi động lại kinh tế.

“Nhìn tình trạng các các tín hữu Kitô, nhất là tại Palestine, đặc biệt là vùng Bethlehem, điều rất cần thiết là các cuộc hành hương và du lịch được khởi động lại, vì dân chúng tại đó sống nhờ lãnh vực đó. Chúng tôi hy vọng trong mùa hè, các cuộc hành hương được tái lập một cách đáng kể: với sự dung hợp giữa những đòi hỏi an ninh y tế, không làm cho các thủ tục tổ chức hành hương trở nên quá phức tạp và chúng tôi cũng hy vọng các tín hữu Kitô từ các nơi trên thế giới trở lại hành hương tại Thánh địa.
Source:Vatican News

4. Người Công Giáo Hoa Kỳ được kêu gọi thực hành 'tình liên đới' về tự do tôn giáo

Người Công Giáo ở Hoa Kỳ đang được khuyến khích cầu nguyện mỗi ngày trong tuần này về một vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo.

Chủ đề của Tuần lễ Tự do Tôn giáo của các Giám mục Hoa Kỳ - diễn ra từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 6 - là “Liên đới trong Tự do”. Mỗi ngày một giám mục nêu ra một mối đe dọa đối với tự do tôn giáo và yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện.

“Tự do tôn giáo là của tất cả mọi người”, Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York, chủ tịch ủy ban tự do tôn giáo của các giám mục Hoa Kỳ, cho biết trong một video được đăng trên tài khoản Twitter của USCCB hôm thứ Hai.

Ngày 22 tháng 6 là ngày lễ hai Thánh Thomas More và John Fisher, là hai vị tử đạo người Anh. Tuần lễ kết thúc vào ngày 29 tháng 6, là ngày lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô. Các chủ đề cầu nguyện cho mỗi ngày bao gồm quyền lương tâm của nhân viên chăm sóc sức khỏe, các tín hữu Kitô ở Iraq, người Công Giáo ở Nicaragua, việc nhận con nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng, những hành vi phá hoại nhà thờ, mục vụ Công Giáo trong đại dịch và Đạo luật bình đẳng.

“Như Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã dạy trong Fratelli Tutti, tình liên đới có ý nghĩa hơn nhiều so với việc tham gia vào các hành động quảng đại lẻ tẻ. Nó có nghĩa là suy nghĩ và hành động về mặt cộng đồng”, Đức Hồng Y Dolan giải thích. Ngài nói, tự do tôn giáo, “cho phép Giáo hội, và tất cả các cộng đồng tôn giáo, sống đức tin của họ trước công chúng và phục vụ lợi ích của tất cả mọi người”.

Đức Hồng Y Dolan nói rằng tự do tôn giáo là một trong những nền tảng mà Hoa Kỳ được thành lập, và nói thêm rằng “Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta cử hành tuần lễ này khi chúng ta đến gần Ngày Độc lập, 4 tháng Bảy”.

Ngài cũng kêu gọi những người Công Giáo ở Hoa Kỳ cầu nguyện cho các tín hữu Kitô bị bách hại trên toàn thế giới.

Giám mục Michael Burbidge của Arlington cho biết trong một tuyên bố ngày 21 tháng 6 rằng Tuần lễ Tự do Tôn giáo là một cơ hội để nêu bật “quyền được phục vụ lợi ích chung, là điều mà đức tin của chúng ta thúc đẩy chúng ta, thông qua các tổ chức từ thiện và mục vụ tôn giáo khác nhau”.

Đức Cha Burbidge ghi nhận những người có đức tin đã mang lại hy vọng cho cộng đồng của họ trong đại dịch, vì họ đã “ phục vụ những người cần đến một cách quên mình”.

Trong giáo phận của mình, Đức Cha Burbidge nói rằng các Tổ chức bác ái Công Giáo địa phương và các giáo xứ “đã cung cấp một lượng lương thực và hỗ trợ khẩn cấp chưa từng có cho những người gặp khó khăn về tài chính”. Ngài nói thêm rằng “một con số kỷ lục các gia đình quay sang các cơ quan bác ái Công Giáo trong tình cảnh khó khăn hiện nay”.

“Và, trong những ngày đen tối nhất của đại dịch, các trường Công Giáo của chúng ta đã dẫn đầu trong việc mở cửa trở lại một cách an toàn để học sinh có thể phát triển bằng cách học trực tiếp. Tác động trong cộng đồng của chúng ta là không thể đo lường được, và nhờ ân sủng của Chúa, điều đó vẫn tiếp tục”.
Source:Catholic News Agency