TAIWAN - Kể từ khi phát hiện ca bệnh SARS đầu tiên Trung Quốc vào tháng 11/2002 hàng ngàn trên thế giới bị nhiễm bệnh này.

Đài Loan là nước cuối cùng được đưa ra khỏi danh sách khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi nước này không phát hiện ra ca nhiễm mới nào trong 20 ngày.

Tổng giám đốc WHO Gro Harlem Brundtland nói: "Ngày hôm nay không đánh dấu sự chấm dứt của bệnh SARS, nhưng chúng tôi là một cột mốc lịch sử quan trọng trong công tác chống bệnh SARS."

"Dựa vào sự giám sát của các nước, hiện tượng truyền SARS từ người sang người dường như không còn nữa trên toàn thế giới."

Bệnh rất lây nhiễm này xuất hiện ở châu Á và truyền sang tận Nam Phi và Canada, giết chết 812 người và khiến ít nhất 8.400 nhiễm bệnh.

SARS biến mất hoàn toàn?

Đài Loan là nước bị SARS hoành hành nặng nề thứ ba trên thế giới với 84 người chết và khoảng 682 ca nhiễm bệnh.

Trung Quốc là nước bị tấn công dữ dội nhất với 348 người chết và hơn 5.300 ca nhiễm bệnh, trong khi đó Hong Kong có 298 người chết và 1.755 ca nhiễm bệnh.

WHO đưa Trung Quốc và Hong Kong ra khỏi danh sách các nước nhiễm SARS vào tuần trước.

Thành phố Toronto của Canada, với 39 người chết và gần 250 ca nhiễm bệnh, đã ra khỏi danh sách của WHO vào thứ Tư.

Mặc dù không có nước nào nằm trong danh sách các điểm nóng, WHO nói thế giới chưa hoàn toàn thoát khỏi sự đe dọa của SARS và một vài ca có thể đã vô tình vượt qua sự kiểm tra.

Giám đốc chuyên về bệnh lây truyền của WHO, Tiến sĩ David Heymann, cảnh cáo rằng mọi người không được chủ quan.

Phóng viên Emma Jane Kirby của đài BBC nói các chuyên gia tin rằng virus có thể là một bệnh xảy ra theo mùa và nó có thể xuất hiện trở lại trong năm nay.

Bà Kirby cũng lo sợ rằng nguồn gốc của virus bệnh SARS có thể vẫn còn trong môi trường và có thể truyền từ thú vật sang con người.(bbc)