ANKARA - Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vừa chấm dứt 15 năm chiến tranh với người Kurd
Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ gửi quân vào miền Bắc Iraq bất chấp phản đối của Hoa Kỳ và Anh Quốc gây ra lo ngại về an ninh toàn vùng.

Tổng tư lệnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tướng Hilmi Ozkok sẽ đến Silopi, gần biên giới Iraq để đi thị sát các đơn vị Thổ trên đường tiến vào miền Bắc Iraq trong phần đất dưới quyền kiểm soát của người Kurd.

Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị việc này từ hai tháng qua. Tướng Ozkok nói quân Thổ cần có mặt ở Iraq để rút ngắn chiến sự. Hàng chục nghìn quân Thổ Nhĩ Kỳ đang đóng ở giữa biên giới với Iraq.

Nhưng có những lo ngại rằng sự có mặt của quân Thổ chỉ làm xu hướng đòi độc lập trong dân Kurd gia tăng.

Thủ tướng Anh Tony Blair nói rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đến vùng này là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tổng thống Bush và Liên Hiệp Âu châu cũng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ không nên làm như vậy.

Và nguy cơ can thiệp củaThổ Nhĩ Kỳ trong ổn định của khu vực không hề bị đánh giá quá mức.

Các vấn đề ngoại giao

Thổ Nhĩ Kỳ đang có một cuộc chiến tồi tệ. Mất đi khoản viện trợ trọn gói trị giá 6 tỉ đôla vì Quốc hội từ chối không cho Hoa Kỳ triển khai quân đội trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Hoa Kỳ phải bãi bỏ kế hoạch xâm chiếm Iraq từ phía bắc và đẩy các quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và đối tác quan chính yếu nhất rơi xuống điểm thấp nhất trong nhiều năm qua.

Nay các rắc rối ngọai giao một lần nữa xuất hiện kể từ khi thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, trong tuyên bố vào Chủ Nhật, nói rằng ông đang cân nhắc việc gửi quân vào miền bắc Iraq để đảm bảo an ninh các biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Bush đã yêu cầu thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ không làm điều này.

Ông nói rõ rằng: "Chúng tôi đã chuyển nhiều quân hơn lên miền bắc và làm rất rõ với Thổ Nhĩ Kỳ rằng chúng tôi không trông đợi họ tiến vào miền Bắc Iraq" .

Nếu như thông điệp này chưa đủ rõ thì thủ tướng Anh, Tony Blair đã bày tỏ thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong diễn văn đầu tiên của ông trước quốc hội Anh Quốc kể từ khi cuộc chiến do Hoa Kỳ cầm đầu nhằm vào Iraq bắt đầu vào thứ Năm tuần qua. Ông nói: "Bất cứ sự xâm nhập nào của Thổ Nhĩ Kỳ là hoàn toàn không chấp nhận. Điều này đã được làm rõ với chính phủ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ".

Và không chỉ các nước tham gia vào cuộc chiến Iraq không muốn Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Iraq, khiến tình hình thêm phức tạp.

Nước Đức cũng phản đối

Đức, nước chống đối mạnh mẽ cuộc chiến này, cũng đã đe dọa rút sự ủng hộ mà nước này dành cho Thổ Nhĩ Kỳ như một thành viên của khối NATO nếu nước này tham gia vào cuộc chiến.

Ngoại trưởng Đức, ông Joschka Fischer: "Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ tự ý trở thành một nước tham gia vào cuộc chiến Iraq thì một tình huống mới sẽ nảy sinh, dẫn đến việc Đức rút quân Đức ra khỏi chương trình máy bay do thám AWACS trên vùng trời Thổ Nhĩ Kỳ, căn cứ vào chính sách mà Đức đã theo đuổi trong nhiều tháng".

Và nếu vần còn chưa đủ, thì thêm vào đó Ủy hội Âu châu nói là việc đưa quân vào Iraq sẽ làm rắc rối thêm việc xét gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở một khía cạnh khác thì tất cả những chỉ trích đột ngột về việc này tỏ ra kỳ quặc. Kể từ cuối thập niên 90, Thổ Nhĩ Kỳ đã có chừng vài ngàn quân đóng tại miền bắc Iraq như một phần của các nỗ lực nhằm trấn áp cuộc nổi dậy của người Kurd.

Quân Mỹ phải chia tay quân Thổ và bỏ mặt trận Bắc để đánh Iraq từ vùng Vịnh
Trong nhiều năm trước đó TNKỳ đã thường xuyên thâm nhập Iraq. Cho đến nay, cả thế giới đã bịt mắt lại trước việc này nhưng chiến tranh đã thay đổi tất cả.

Đầu tiên là người Kurd, đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ tại Bắc Iraq đã đe dọa chiến đấu với TNKỳ nếu như Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào.

Ông Hoshiar Zebari,phát ngôn nhân của đảng Dân chủ Kurd, mộ trong hai phe chính của người Kurk tại bắc Iraq đã giải thích những nghi ngờ của họ rằng người Kurd vẫn còn rất quan ngại về việc triển khai hoặc chuyển quân của TNKỳ vào miền bắc Iraq vì điều này sẽ phức tạp vấn đề.

Ông nói "Đây là một vấn đề rất nhạy cảm và chúng tôi không cho là những hành động quân sự như vậy là cần thiết, đặc biệt khi chúng tôi không tiên liệu về một làn sóng tị nạn lớn đến biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ. Và còn nhiều cách để giải quyết vấn đề này chẳng hạn thông qua các ủy ban quốc tế, các nhà chức trách địa phương để tránh một khủng hoảng như vậy".

Động cơ của Ankara là gì?

Nhưng theo ông Huseyin Sukan, trưởng ban tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của BBC thì nước này muốn có một tiếng nói trong việc thành lập chính phủ mới của Iraq vì Ankara lo ngại rằng sau sự sụp đổ chính quyền Saddam thì người Kurd tại Bắc Iraq có thể tiến đến thành lập một nhà nước độc lập.

Ông nói "Thổ Nhĩ Kỳ coi đó là một sự đe dọa. Họ tin rằng một nhà nước độc lập của người Kurk sẽ hỗ trợ việc khích động các hoạt động dân tộc của người Kurd bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vừa mới thoát khỏi cuộc chiến kéo 15 năm với PKK, một nhóm du kích người Kurd tại

Vài tuần trước, một số các tuyên bố từ người Kurd ngụ ý rằng khi chiến sự bắt đầu thì người Kurd có thể sẽ chiếm các khu vực như Kirkuk và Mosul, là những khu vực nhiều dầu mỏ.

Điều này có nghĩa là họ nhắm tới việc lập một nhà nước Kurd mạnh về tài chính mà Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại sẽ tài trợ cho các hoạt động dân tộc của người Kurd bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chủ quyền ở vùng nhiều dầu hỏi tại Bắc Iraq như họ từng muốn nhiều thập niên trước, dù chỉ để tạm thời ngăn chặn người Kurd thì hậu quả sẽ không thể lường hết được.

Điều này sẽ gây nên chiến tranh với người Kurd tại Iraq và khích lệ Iran, một quốc gia láng giềng hùng mạnh gửi quân vào Iraq.

Nếu kịch bản này diễn ra, nó sẽ làm tan vỡ toàn bộ khu vực. Đây là điều Hoa Kỳ và Anh Quốc không bao giờ muốn.(bbc)