(ABC.com) – Đây là lần đầu tiên điều trị thành công nhồi máu cơ tim bằng cách cấy tế bào gốc lấy từ máu của chính bệnh nhân.

Cậu bé Dimitri Bonnville 16 tuổi bị một người bạn lỡ tay bắn một cây đinh vào trúng tim tại công trường hôm 1/2/03. Bác sĩ giải phẫu mổ lấy cây đinh dài hơn 7 cm ra và may laị vết thương cơ tim. Ngày hôm sau mới khám phá ra rằng cơ tim bị tổn thương nặng. Lúc bấy giờ đã quá muộn để điều trị tổn thương cơ tim (myocardal injury) cách thông thường.

Do đó nhóm bác sĩ của Bệnh viện Beaumont tại Royal Oak, bang Michigan do hai bác sĩ Cindy Grines và William O'Neill điều động, đề nghị thử một cách điều trị hoàn toàn mơí lạ chưa từng được áp dụng cho bệnh nhân nào trước đây: họ sẽ lấy tế bào gốc từ máu của chính bệnh nhân thay vì từ tũy xương.

Bác sĩ Grines nói vơí phóng viên của đài truyền hình ABC trong chương trình Good Morning America, sau khi bệnh viện thông báo cách điều trị mới này, rằng: "Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng (massive heart attack). Nếu không điều trị, em sẽ không làm được những gì một em 16 tuổi có thể làm được."

Thoạt tiên, tim cậu bé chỉ hoạt động được 25 phần trăm khả năng. Năm ngày sau khi cấy tế bào gốc, khả năng tăng lên 35 phần trăm và các bác sĩ tin tưởng rằng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian dưỡng bệnh taị nhà. Bác sĩ Grines nói rằng kết qủa sẽ rõ hơn trong ba tháng tới.

Cách điều trị này đã được áp dụng bên Âu châu với tế bào gốc lấy từ tủy xương và đạt được ít nhiều kết quả tốt. Cách điều trị ở Michigan có đặc điểm là lấy tế bào gốc từ máu, do đó đơn giản hơn, gây ít đau đớn cho bệnh nhân hơn. Bác sĩ Grines nói: "Nếu lấy tế bào gốc ở tủy xương, chúng tôi phải đâm kim lớn vào xương nhiều lần và cần gây mê cho bệnh nhân trong phòng mổ. Hơn nữa, không có được tế bào gốc tinh tuyền nếu lấy từ tủy xương."

Các bác sĩ nói cách điều trị mới này có nhiều hứa hẹn cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng và đến bệnh viện quá muộn, không thể điều trị bằng cách thông thường là thông mạch vành (angioplasty).

Các bác sĩ nói rằng một trong các chọn lựa điều trị là dùng dược liệu cổ điển để kéo dài sự sống nhưng không làm cho tim hoạt động trở lại bình thường --có nghĩa là cậu bé này sẽ không có được một cuộc sống bình thường. Chọn lựa khác là thay tim sau một thời gian nhưng sẽ phải tốn kém nhiều và không an toàn, vã laị khó kiếm được người cho tim.

Cha cậu bé là ông Craig Bonnville nói: "Chúng tôi thấy rằng đó là một cách điều trị không nguy hiểm lắm và có nhiều thuận lợi. Những xét nghiệm gần đây nhất cho thấy những kết quả rất tốt." Gia đình cậu bé hơi do dự vì là một cuộc điều trị thí nghiệm mới mẻ nhưng nghĩ rằng thay tim còn nguy hiểm hơn nhiều. Mẹ cậu bé, bà Tammara Bonnville nói: "Thật đáng lo, nhưng chúng tôi không có cách chọn lưạ nào khác. Chúng tôi đặt tin tưởng vào các bác sĩ và bệnh viện và đã tìm hiểu tường tận về cách điều trị mới này."

Các bác sĩ nói việc chuyển cấy tế bào gốc thực hiện hôm 17 tháng 2 chỉ kéo dài có một tiếng đồng hồ và rất đơn giản. Bác sĩ Grines nói: "Chúng tôi cho cậu Dimitri thuốc kích thích tủy xương cho nó sản xuất nhiều tế bào gốc, sau đó chúng đi vào máu. Bốn ngày sau, các bác sĩ lọc máu lấy tế bào gốc với một máy đặc biệt, và dùng ống thông tim (heart catheter) để cấy các tế bào gốc vào mạch vành trước (LAD) cung cấp máu cho phần trước cơ tim.

Tế bào gốc lấy từ phôi (embryo) có tính chất đa năng. Chúng có thể biến thành bất cứ loại tế bào nào – kể cả tế bào cơ hay thần kinh – và có tiềm năng tạo nên mô.

Sau khi bị nhồi máu (heart attack), cơ tim không tự tu bổ lại được, các tế bào chết là chết luôn, không được thay thế. Tế bào gốc cấy vào sẽ phát triển thành tế bào cơ tim thay thế cho những tế bào đã chết. Khi con người lớn lên, số tế bào gốc bớt dần và đa số còn lại trong tủy xương.

Sau khi bị nhồi máu (heart attack), cơ tim không tự tu bổ lại được, các tế bào chết chúng không còn phân chia hay phát triển được nữa. Tế bào gốc được cấy vào sẽ biến thành tế bào cơ tim để thay thế cho những tế bào đã chết. Bác sĩ Grines nói: "Vì vậy chúng tôi đã nghĩ có thể lấy tế bào gốc cấy vào cơ tim vì chúng có khả năng tái tạo cơ tim, cãi tiến công tác bơm máu của tim hay tái tạo các mạch maú, cãi tiến tuần hoàn của cơ tim."

Năm ngày sau khi cấy tế bào gốc vào cơ tim, một máy chống loạn nhịp (defribrillator) đựơc đặt trên ngực cậu Dimitri. Máy này ngăn chặn loạn nhịp vì cơ tim đã bị tổn thương nên rất dễ bị loạn nhịp. Cho đến hôm nay, cậu Bonnville tiếp tuịc bình phục và không có biến chứng nào. Cậu nói: "Tôi thấy khoẻ. Tôi sẽ đi học laị trong hai tuần nữa. Tôi không biết khi nào tôi có thể chơi thể thao lại được."