LONDON - Anh quốc, trong lúc đó, đang gửi Bộ trưởng Châu Phi là Baroness Amos tới những nước mà ông Villepin hiện đang tới thăm.

Phóng viên của BBC cho biết việc gửi quan chức này sang đó cho thấy sự cạnh tranh căng thẳng giữa Anh và Pháp quanh cuộc khủng hoảng Iraq.

Dự kiến bỏ phiếu của các nước

Pakistan, một trong mười nước không thường trực của Hội đồng Bảo an, sẽ có cuộc thảo luận Quốc hội riêng của mình để quyết định về vấn đề Iraq vào hôm thứ Hai.

Theo các phóng viên, chính phủ Pakistan hiện đang bị chia rẽ giữa phe trung thành với phương Tây, là nơi Pakistan cần dựa vào để có các nguồn viện trợ, và phe quan điểm dân tộc Pakistan, mà phần lớn phản đối chiến tranh.

Tuy nhiên, chính phủ này vẫn chưa quyết định họ sẽ bỏ phiếu cho phe nào.

Những diễn biến khác

Bộ trưởng Phát triển Quốc tế của Anh, Clare Short, cho biết bà sẽ từ chức nếu Anh tham gia vào cuộc tấn công Iraq mà không có sự phê chuẩn của LHQ.

Nhân vật dự kiến trở thành thủ tướng mới của Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, đã có các cuộc hội đàm với đại sứ Hoa Kỳ tại Ankara về việc có thể triển khai quân Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Người đứng đầu đoàn theo dõi việc thanh tra vũ khí LHQ, tướng Hossam Mohammed Amin, nói Baghdad sẽ tiếp tục hợp tác với quá trình giải giáp của LHQ, cho dù có hạn chót của Anh và Mỹ vào hôm 17/3.

Một đoàn xe của LHQ chở các nhân viên dân sự được biết đã rời theo hướng miền nam với biên giới giữa Iraq và Kuwait. Những nguồn nhân sự không cần thiết hiện đang rời khỏi khu vực này vì lý do an toàn.

Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã chỉ trích các kế hoạch của Mỹ về cuộc chiến chống Iraq.

Ả-rập Saudi thúc giục Iraq giải quyết cuộc khủng hoảng vũ khí hủy diệt hàng loạt bằng cách lập một thời gian biểu để giải giáp.(bbc)