Các viên chức của LHQ nói rằng Bắc Hàn đã di chuyển nguyên liệu đến lò phản ứng hạch tâm mà vốn đã làm cho quốc tế quan ngại về ý đồ hạt nhân của Bắc Hàn.

Đại diện Cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA, nói rằng cơ quan của ông IAEA quan ngại về vụ di chuyển này, tuy nhiên Ông nói thêm là hiện không có dấu hiệu nào cho thấy là Bắc Hàn đang cố khởi động lại nhà máy tái chế để sản xuất chất plutonium.

Nga đã lại kêu gọi Bắc hàn nên hợp tác với cơ quan IAEA. Một Thứ trưởng ngoại giao của Nga Ông Alexander Losyokov nói rằng chương trình nguyên tử của Bắc Hàn đang tác động một cách tiêu cực lên toàn thể bán đảo triều tiên

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Ông Colin Powell, đã tiếp xúc với Trung Quốc, Nam Hàn và Nga trong mấy ngày qua.

Hồi tháng 10 sau khi viếng thăm Bình Nhưỡng, ông James Kelly , Đặc sứ Hoa Kỳ nói Bắc Hàn đã nhìn nhận là họ có một chương trình tinh luyện uranium, đi ngược lại với thỏa thuận 1994, theo đó Bắc Hàn đã cam kết ngưng các chương trình nguyên tử để đổi lại dầu hỏa và hai lò phản ứng hạch tâm làm nguội bằng nước nhẹ.

Chưa thấy Washinton tuyên bố gì về chuyện cử người sang Seoul nhưng đã khuyến cáo Bắc Hàn đừng tìm cách gây "áp lực" với Hoa Kỳ.

Tháo dỡ thiết bị kiểm tra

Liên hiệp quốc cho biết Bắc Hàn đã gần như tháo dỡ xong các thiết bị nhằm theo dõi tại lò phản ứng ở Yongbyon, vốn có mục đích bảo đảm là lò phản ứng không được sử dụng vào việc chế tạo vũ khí.

Các quan chức nói Bắc Hàn đã bóc các dấu niêm phong và tháo bỏ các thiết bị theo dõi khỏi nhà máy sản xuất năng lượng nguyên tử tại trung tâm Yongbyon ở phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng.

Nhà máy này được coi là có thể tinh luyện uranium đạt yêu cầu sản xuất vũ khí hạt nhân.

Sau khi Washington ngừng việc cung ứng xăng dầu cho Bắc Hàn, cuối tháng 11, Bình Nhưỡng đe dọa sẽ trả đũa bằng cách khởi động lại nhà máy hạt nhân lớn của mình.

Từ năm 1994, các thiết bị bảo vệ đã được Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế IAEA lắp đặt tại Yongbyon gồm có các niêm phong gắn tại các phòng thí nghiệm và được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng Bắc Hàn không vào làm xáo trộn bên trong, cùng các camera kiểm soát cùng các thiết bị khác để đảm bảo toàn bộ khu vực nhà máy không được đưa vào sử dụng.

Mỹ cảnh cáo

Hoa Kỳ đã cảnh cáo Bắc Hàn không nên lợi dụng cuộc khủng hoảng tại Iraq để tái tục chương trình nguyên tử.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld nói rằng các lực lượng của Mỹ nếu cần có thể tiến hành hai cuộc chiến cùng một lúc.

Ông Rumsfeld đã trả lời như vậy khi được hỏi Hoa Kỳ có thể đồng thời chống lại cả hai nước Iraq và Bắc Hàn hay không.

So với Iraq, Bắc Hàn tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều đối với trật tự toàn cầu hiện nay. Khác với Baghdad, Bình Nhưỡng có thể đã có vũ khí nguyên tử. Hệ thống khép kín và ý thức hệ cộng sản của Bắc Hàn về bản chất luôn thù nghịch với Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Bắc Hàn có một quân đội lớn gấp ba lần quân đội của Iraq.

Đất nước này lúc nào cũng đầy vũ khí, do đó, các lực lượng Hoa Kỳ có thể sẽ chịu thương vong nặng.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Bush đã có những đường lối cứng rắn hơn nhiều với Bình Nhưỡng nếu so với chính quyền của ông Clinton ngày trước. (BBC)

Các viên chức của LHQ nói rằng Bắc Hàn đã di chuyển nguyên liệu đến lò phản ứng hạch tâm mà vốn đã làm cho quốc tế quan ngại về ý đồ hạt nhân của Bắc Hàn.

Đại diện Cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA, nói rằng cơ quan của ông IAEA quan ngại về vụ di chuyển này, tuy nhiên Ông nói thêm là hiện không có dấu hiệu nào cho thấy là Bắc Hàn đang cố khởi động lại nhà máy tái chế để sản xuất chất plutonium.

Nga đã lại kêu gọi Bắc hàn nên hợp tác với cơ quan IAEA. Một Thứ trưởng ngoại giao của Nga Ông Alexander Losyokov nói rằng chương trình nguyên tử của Bắc Hàn đang tác động một cách tiêu cực lên toàn thể bán đảo triều tiên

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Ông Colin Powell, đã tiếp xúc với Trung Quốc, Nam Hàn và Nga trong mấy ngày qua.

Hồi tháng 10 sau khi viếng thăm Bình Nhưỡng, ông James Kelly , Đặc sứ Hoa Kỳ nói Bắc Hàn đã nhìn nhận là họ có một chương trình tinh luyện uranium, đi ngược lại với thỏa thuận 1994, theo đó Bắc Hàn đã cam kết ngưng các chương trình nguyên tử để đổi lại dầu hỏa và hai lò phản ứng hạch tâm làm nguội bằng nước nhẹ.

Chưa thấy Washinton tuyên bố gì về chuyện cử người sang Seoul nhưng đã khuyến cáo Bắc Hàn đừng tìm cách gây "áp lực" với Hoa Kỳ.

Tháo dỡ thiết bị kiểm tra

Liên hiệp quốc cho biết Bắc Hàn đã gần như tháo dỡ xong các thiết bị nhằm theo dõi tại lò phản ứng ở Yongbyon, vốn có mục đích bảo đảm là lò phản ứng không được sử dụng vào việc chế tạo vũ khí.

Các quan chức nói Bắc Hàn đã bóc các dấu niêm phong và tháo bỏ các thiết bị theo dõi khỏi nhà máy sản xuất năng lượng nguyên tử tại trung tâm Yongbyon ở phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng.

Nhà máy này được coi là có thể tinh luyện uranium đạt yêu cầu sản xuất vũ khí hạt nhân.

Sau khi Washington ngừng việc cung ứng xăng dầu cho Bắc Hàn, cuối tháng 11, Bình Nhưỡng đe dọa sẽ trả đũa bằng cách khởi động lại nhà máy hạt nhân lớn của mình.

Từ năm 1994, các thiết bị bảo vệ đã được Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế IAEA lắp đặt tại Yongbyon gồm có các niêm phong gắn tại các phòng thí nghiệm và được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng Bắc Hàn không vào làm xáo trộn bên trong, cùng các camera kiểm soát cùng các thiết bị khác để đảm bảo toàn bộ khu vực nhà máy không được đưa vào sử dụng.

Mỹ cảnh cáo

Hoa Kỳ đã cảnh cáo Bắc Hàn không nên lợi dụng cuộc khủng hoảng tại Iraq để tái tục chương trình nguyên tử.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld nói rằng các lực lượng của Mỹ nếu cần có thể tiến hành hai cuộc chiến cùng một lúc.

Ông Rumsfeld đã trả lời như vậy khi được hỏi Hoa Kỳ có thể đồng thời chống lại cả hai nước Iraq và Bắc Hàn hay không.

So với Iraq, Bắc Hàn tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều đối với trật tự toàn cầu hiện nay. Khác với Baghdad, Bình Nhưỡng có thể đã có vũ khí nguyên tử. Hệ thống khép kín và ý thức hệ cộng sản của Bắc Hàn về bản chất luôn thù nghịch với Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Bắc Hàn có một quân đội lớn gấp ba lần quân đội của Iraq.

Đất nước này lúc nào cũng đầy vũ khí, do đó, các lực lượng Hoa Kỳ có thể sẽ chịu thương vong nặng.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Bush đã có những đường lối cứng rắn hơn nhiều với Bình Nhưỡng nếu so với chính quyền của ông Clinton ngày trước. (BBC)