Hoa Kỳ đã nói rõ rằng giờ đây không còn đủ thời gian cho một giải pháp hòa bình đối với Iraq vì Iraq không đưa ra nổi bằng chứng là Iraq không có vũ hủy diệt hàng loạt.

Nhưng trưởng thanh tra vũ khí Liên hiệp quốc, ông Hans Blix yêu cầu Hoa Kỳ và Anh Quốc hãy cung cấp thông tin tình báo mà họ có về những cơ sở mà hai nước này nghi là Iraq cất dấu các loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt.

Ông Blix nói LHQ không có được những thông tin bí mật để giúp cho công việc của họ được hiệu quả hơn. "Họ có thể nói với chúng tôi chính xác nơi nào Iraq đang tồn trữ võ khí, và nếu Mỹ và Anh tin rằng họ có đủ bằng chứng, thì mọi người có thể nghĩ rằng mỹ và anh có thể chỉ cho chúng tôi biết các võ khí này ở đâu."

Hoa Kỳ không muốn tiết lộ bằng chứng có khả năng làm tiết lộ các nguồn tin tình báo mình. Trái lại, giới ngoại giao hy vọng rằng các thanh tra viên vì quá quen với công việc nên họ có thể thừa khả năng tìm ra các nơi chôn dấu vũ khí của Iraq.

Đại sứ Nga tại LHQ ông Sergei Lavrov cũng nhấn mạnh rằng Nga muốn thấy bằng chứng trước khi có biện pháp.

"Chúng tôi đã nghe lập luận này nhiều lần rồi, nhưng chúng tôi chưa bao giờ được thấy bằng chứng. Chúng tôi muốn được các chuyên viên của đoàn thanh tra vũ khí và của cơ quan nguyên tử năng quốc tế kiểm chứng chuyện đó."

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh nhiều lần là Hoa Kỳ sẽ vẫn hành xử trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc.

Hoa Kỳ nói sẽ quyết định tuyên chiến có lẽ sau ngày 27 tháng Giêng, tức là hạn chót để cho các thanh tra viên vũ khí báo cáo với Hội đồng Bảo an LHQ về chương trình vũ khí của Iraq.

Bản báo cáo này của các thanh tra viên là vô cùng quan trọng, vì Hoa Kỳ có thể dựa vào đó để thuyết phục các nước khác trong Hội đồng Bảo an chấp thuận giải pháp quân sự đối với Iraq.

Một ngày sau khi các thanh tra viên vũ khí báo cáo sẽ là ngày bầu thủ tướng Israel, tức là ngày 28 tháng Giêng.

Mỹ đang chuẩn bị để thu phục nhân tâm. Trong lúc hàng chục ngàn thanh niên Mỹ đang chuẩn bị tinh thần để được gửi tới vùng Vịnh trong khoảng đầu năm tới, thì khó lòng quân đội Mỹ sẽ đánh Iraq trước khi kết thúc tháng Giêng.

Hoa Kỳ muốn các thanh tra vũ khí đẩy mạnh thêm nữa công tác, thậm chí Hoa Kỳ muốn họ đưa các khoa học gia của Iraq ra khỏi nước để phỏng vấn, một việc mà các thanh tra viên không có vũ khí trong tay khó lòng làm được.

Trong lúc này bộ quốc phòng Mỹ nói rằng trong các tuần sắp đến sẽ có thể có tới 50 ngàn binh sĩ sẽ được huy động rầm rộ tới vùng Vịnh, tức là gấp đôi con số binh sĩ Mỹ hiện có mặt tại các nước Ả rập chung quanh.

Binh sĩ đến tất nhiên quân cụ sẽ được gửi kèm theo, nào là trực thăng, xe tăng, hàng không mẫu hạm, tất cả cuộc chuyển quân này sẽ được thực hiện một cách ngoạn mục để mọi người xem, chứ không phải là một cách chậm chạp như từ ít lâu nay.

Dụng ý tất nhiên là để nhắn với ông Saddam Hussein rằng ông ta không có lựa chọn nào khác hơn là phải giải giới. Tuy nhiên, tình thế này cũng đưa các nước láng giềng với Iraq vào một thế tiến thoái lưỡng nan.

Cho tới nay, các nước này chưa nói là họ sẽ hợp tác tới mức nào trong chiến dịch mà họ tỏ ra vô vùng lo lắng. Hai nước đồng minh trung kiên của Mỹ là Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa lên tiếng công khai cho đồng minh dùng lãnh thổ của họ để làm bàn đạp tấn công Iraq.

Các quan sát viên nói rằng Mỹ sẽ tung ra một cuộc tấn công ngay sau ngày 27 tháng Giêng để tránh cho binh sĩ phải chịu thời tiết khắc nghiệt của mùa hè trên sa mạc, nhưng các chuyên viên quân sự nói rằng thời tiết nóng bức chưa chắc đã cản được bước tiến của quân đội Mỹ. (BBC)
Hoa Kỳ đã nói rõ rằng giờ đây không còn đủ thời gian cho một giải pháp hòa bình đối với Iraq vì Iraq không đưa ra nổi bằng chứng là Iraq không có vũ hủy diệt hàng loạt.

Nhưng trưởng thanh tra vũ khí Liên hiệp quốc, ông Hans Blix yêu cầu Hoa Kỳ và Anh Quốc hãy cung cấp thông tin tình báo mà họ có về những cơ sở mà hai nước này nghi là Iraq cất dấu các loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt.

Ông Blix nói LHQ không có được những thông tin bí mật để giúp cho công việc của họ được hiệu quả hơn. "Họ có thể nói với chúng tôi chính xác nơi nào Iraq đang tồn trữ võ khí, và nếu Mỹ và Anh tin rằng họ có đủ bằng chứng, thì mọi người có thể nghĩ rằng mỹ và anh có thể chỉ cho chúng tôi biết các võ khí này ở đâu."

Hoa Kỳ không muốn tiết lộ bằng chứng có khả năng làm tiết lộ các nguồn tin tình báo mình. Trái lại, giới ngoại giao hy vọng rằng các thanh tra viên vì quá quen với công việc nên họ có thể thừa khả năng tìm ra các nơi chôn dấu vũ khí của Iraq.

Đại sứ Nga tại LHQ ông Sergei Lavrov cũng nhấn mạnh rằng Nga muốn thấy bằng chứng trước khi có biện pháp.

"Chúng tôi đã nghe lập luận này nhiều lần rồi, nhưng chúng tôi chưa bao giờ được thấy bằng chứng. Chúng tôi muốn được các chuyên viên của đoàn thanh tra vũ khí và của cơ quan nguyên tử năng quốc tế kiểm chứng chuyện đó."

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh nhiều lần là Hoa Kỳ sẽ vẫn hành xử trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc.

Hoa Kỳ nói sẽ quyết định tuyên chiến có lẽ sau ngày 27 tháng Giêng, tức là hạn chót để cho các thanh tra viên vũ khí báo cáo với Hội đồng Bảo an LHQ về chương trình vũ khí của Iraq.

Bản báo cáo này của các thanh tra viên là vô cùng quan trọng, vì Hoa Kỳ có thể dựa vào đó để thuyết phục các nước khác trong Hội đồng Bảo an chấp thuận giải pháp quân sự đối với Iraq.

Một ngày sau khi các thanh tra viên vũ khí báo cáo sẽ là ngày bầu thủ tướng Israel, tức là ngày 28 tháng Giêng.

Mỹ đang chuẩn bị để thu phục nhân tâm. Trong lúc hàng chục ngàn thanh niên Mỹ đang chuẩn bị tinh thần để được gửi tới vùng Vịnh trong khoảng đầu năm tới, thì khó lòng quân đội Mỹ sẽ đánh Iraq trước khi kết thúc tháng Giêng.

Hoa Kỳ muốn các thanh tra vũ khí đẩy mạnh thêm nữa công tác, thậm chí Hoa Kỳ muốn họ đưa các khoa học gia của Iraq ra khỏi nước để phỏng vấn, một việc mà các thanh tra viên không có vũ khí trong tay khó lòng làm được.

Trong lúc này bộ quốc phòng Mỹ nói rằng trong các tuần sắp đến sẽ có thể có tới 50 ngàn binh sĩ sẽ được huy động rầm rộ tới vùng Vịnh, tức là gấp đôi con số binh sĩ Mỹ hiện có mặt tại các nước Ả rập chung quanh.

Binh sĩ đến tất nhiên quân cụ sẽ được gửi kèm theo, nào là trực thăng, xe tăng, hàng không mẫu hạm, tất cả cuộc chuyển quân này sẽ được thực hiện một cách ngoạn mục để mọi người xem, chứ không phải là một cách chậm chạp như từ ít lâu nay.

Dụng ý tất nhiên là để nhắn với ông Saddam Hussein rằng ông ta không có lựa chọn nào khác hơn là phải giải giới. Tuy nhiên, tình thế này cũng đưa các nước láng giềng với Iraq vào một thế tiến thoái lưỡng nan.

Cho tới nay, các nước này chưa nói là họ sẽ hợp tác tới mức nào trong chiến dịch mà họ tỏ ra vô vùng lo lắng. Hai nước đồng minh trung kiên của Mỹ là Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa lên tiếng công khai cho đồng minh dùng lãnh thổ của họ để làm bàn đạp tấn công Iraq.

Các quan sát viên nói rằng Mỹ sẽ tung ra một cuộc tấn công ngay sau ngày 27 tháng Giêng để tránh cho binh sĩ phải chịu thời tiết khắc nghiệt của mùa hè trên sa mạc, nhưng các chuyên viên quân sự nói rằng thời tiết nóng bức chưa chắc đã cản được bước tiến của quân đội Mỹ. (BBC)