18 thanh tra viên LHQ đã bay đến Iraq từ đảo Síp. Đây là nhóm đầu tiên vì toàn bộ con số nhóm thanh tra viên sẽ hơn 300 người.

Đoàn chuyên viên đến Baghdad hôm nay gồm 6 người thuộc cơ quan hạt nhân Liên Hiệp Quốc và 12 người thuộc ủy ban điều tra các loại vũ khí bị cấm khác.

Khoảng 20 tấn thiết bị đã được chở từ Cyprus tới Baghdad, bao gồm thiết bị liên lạc, đồ đạc và thiết bị y tế.

Nhiệm vụ đầu tiên của đoàn thanh tra là xem xét các thiết bị kiểm tra từng được cài đặt ở nhiều địa điểm trong thập niên 90.

Ông Hiro Ueki, phát ngôn viên của Cơ quan Thanh tra Umovic, nói các thanh tra viên vũ khí sẽ làm việc công bằng và chỉ có Hội đồng Bảo an mới có quyền quyết định là có sự vi phạm nào hay không.

Nghị quyết mới của Liên Hiệp Quốc, thông qua ba tuần trước, cho phép các thanh tra viên thực hiện các cuộc lục soát toàn diện hơn, bao gồm việc tiếp cận những nơi trước đây bị xem lại bất khả xâm phạm tại Iraq.

Nhưng chính sự ủy quyền quá cứng rắn của Liên Hiệp Quốc dành cho các thanh tra viên làm Iraq lo ngại, vì bất cứ vi phạm hay cản trở dù nhỏ nhất nào từ phía Iraq cũng dẫn đến cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh.

Ngoại trưởng Iraq đã gửi thư khiếu nại lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về việc này.

Cũng vào hôm nay, Quốc hội Anh sẽ thảo luận về khả năng xảy ra hành động quân sự chống Iraq.

Dự kiến, chính phủ Anh sẽ thông báo lệnh nhập ngũ đối với quân dự bị để̀ đề phòng trường hợp Anh quốc tham dự một chiến dịch tấn công Iraq do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Theo nghị quyết Liên Hiệp Quốc, không điểm nào trong đất Iraq được miễn trừ khỏi việc thanh tra, kể cả dinh tổng thống và các đền Hồi giáo.

Công việc thanh tra sẽ bắt đầu từ thứ Tư này ở một điểm được nói là không quan trọng lắm. Xem ra các thanh tra viên không muốn khiêu khích ngay từ những ngày đầu họ đến Iraq.

Nhưng chính sự ủy quyền quá cứng rắn của LHQ dành cho các thanh tra viên làm Iraq lo ngại. Vì bất cứ vi phạm hay cản trở dù nhỏ nhất nào từ phía Iraq cũng dẫn đến cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh. Ngoại trưởng Iraq đã gửi thư khiếu nại lên Tổng thư ký LHQ về việc này.

Một nghị sỹ Iraq, ông Muzaffar Adhami cho biết rằng người Iraq nào cũng lo lắng vì nếu họ không có chương trình gì từ năm 1998 đến nay thì họ phải làm gì đây.


Họ chỉ có thể nói với LHQ rằng "các vị cứ vào mà xem, nếu các vị thấy có chứng cớ gì và cần kiểm tra ở bất cứ đâu thì xin cứ đến làm việc ở đó".

Nhưng theo quan điểm của Mỹ thì khi Iraq nói rằng họ không có gì thì đã vi phạm nghị quyết LHQ rồi. Điều đó người dân Iraq cho là rất bất công. (BBC)