Hình ảnh Effata hãy mở ra!

Hình ảnh người câm và điếc trong xã hội ngày hôm nay không còn hiển thị rõ, hay bị bỏ rơi thương tâm như trong xã hội ngày xưa. Không còn hình ảnh họ ngồi bơ vơ cô đơn nơi vệ đường nữa. Nhưng họ được hiểu cho là người bị nặng tai nghe không rõ, người bị vướng trở không nói rõ thành tiếng. Họ được xã hội nâng đỡ tôn trọng.

Cám ơn sự cải cách tiến bộ thành công về kỹ thuật và y khoa đã giúp họ vượt qua rào cản vướng trở đó, để cùng tham gia vào đời sống chung trong xã hội. Do đó bài tường thuật trong phúc âm về người bị câm và điếc ( Mc 7, 31-37 ) vọng lại âm vang như chuyện cổ tích ngày xưa thời hôm qua. Cho dù người bị câm điếc đó trong phúc âm thuật lại được Chúa Giêsu ngày xưa chữa giải thoát cho khỏi bị Handicap câm và điếc.

Vậy như thế ngày hôm nay có thể xếp chuyện handicap bị câm và điếc vào ngăn tài liệu lịch sử được không? Hay là tình trạng handicap câm và điếc vẫn còn, cho dù có tiến bộ thành công về kỹ thuật về y khoa giúp bài trừ cho khỏi bị câm điếc? Có còn tình trạng người bị câm và điếc trong xã hội ngày hôm nay không chỉ về khía cạnh thể lý cơ thể thiên nhiên không?

Có nghiên cứu khảo sát mới về ngành thông tin giao thương xác nhận điều mà câu ngạn ngữ dân gian xưa nay vẫn tin tưởng trong đời sống xã hội: Mỗi người chỉ nghe điều họ muốn nghe! Hay họ chỉ nói điều họ muốn nói có lợi cho mình thôi!

Con người lọc lựa điều mình nghe, chỉ giữ lại điều mình muốn nghe, điều có liên quan tới đời sống mình thôi. Con người cũng lọc lựa cân nhắc lời ăn tiếng nói, để nói điều xứng hợp như mình mong muốn thôi. Mỗi người sống theo lập trường vị trí của riêng mình. Những gì có thể gây cản trở đe dọa gây nguy hiểm, không giúp ích cho đời sống mình, thì tìm cách làm ngơ tránh xa. Kinh nghiệm này ai cũng có trong đời sống về chính mình và về người khác nữa. Và như thế hiện tượng câm điếc cũng vẫn còn có ngày hôm nay, không chỉ ngày hôm qua thời Chúa Giêsu!

Đời sống xã hội ngày càng phân chia thành nhiều lãnh vực chuyên môn khác nhau, và phản ứng cùng phân định nhận xét cũng phải tùy theo từng lãnh vực: trong thế giới lao động làm việc, trong thời gian vui chơi thư giãn nghỉ ngơi, trong lãnh vực sinh hoạt chính trị và kinh tế, cũng như trong vùng nghiên cứu phát triển kỹ thuật, trong lãnh vực y khoa về sức khoẻ cũng như trong hệ thống an sinh xã hội, trong lãnh vực chuyên môn cùng sự hiểu biết về môi trường sinh sống, trong nhu cầu về tinh thần tín ngưỡng tôn giáo cũng như nhu cầu về thực phẩm về chỗ ở nhà cửa, về tiền bạc…..

Ngôn ngữ vì thế, không chỉ vì có nhiều tiếng nói mẹ đẻ, nhiều nền văn hóa khác nhau cùng chung sống gặp gỡ nhau, là nguồn những hiểu lầm. Sự thông hiểu giữa những lãnh vực chuyên môn khác nhau trong đời sống luôn luôn trở nên khó khăn hơn cùng phức tạp nhiều hơn thêm.

Rồi đến những phân biệt, đổ vỡ, tranh cãi nhau giữa thế hệ gìa và trẻ, giữa vợ chồng trong hôn nhân, giữa bạn bè, giữa những người xa lạ nhau...Phải, hố sâu xa lạ trong nhịp sống, cảm gíac tình cảm một nền văn hóa rộng tay chào đón chấp nhận nhau, mà con người cần trong đời sống, rất tiếc như càng sâu rộng thêm ra!

Từ hơn hai ngàn năm nay bài giáo lý Tám mối Phúc Thật của tin mừng Chúa Kitô đề ra cho cuộc sống con người với nhau để xây dựng sự bình an tốt đẹp cũng không xóa bỏ đi được cung cách sống khô cứng một chiều chỉ biết riêng cho mình. Phải chăng đó là hậu qủa của sự thiếu lắng nghe và thiếu nói chuyện với nhau, mà chỉ chú ý đến những gì là riêng cho mình thôi?

Nếu vậy thì lời Chúa Giêsu, như trong phúc âm thuật lại, nói với người câm điếc ngày xưa: Effata hãy mở ra! vẫn luôn còn thời sự. Lời đó có gía trị không chỉ trước hết cho đôi tai thính gíac, cho miệng lưỡi phát ra âm thanh tiếng nói của con người, nhưng cho cả trái tim và tinh thần trí khôn nữa.

Hình ảnh Chúa Giêsu không chỉ dùng quyền năng sức mạnh lời nói thần thánh chữa cho người bị handicap câm điếc được lành mạnh trở lại. Nhưng qua đó đã mang lại cho người bị bệnh bầu khí căn bản cùng sự tin tưởng được trở lại hòa nhịp vào cuộc sống chung trong xã hội thiên nhiên. Còn gì vui mừng hạnh phúc hơn nữa!

Cung cách chữa lành của Chúa Giêsu cho người bị câm điếc diễn tả hình ảnh chan hòa tình thương yêu qua những cử chỉ chạm tay vào tai, vào miệng lưỡi người bị bệnh lâu nay sống trong cô lập, cẩn trọng nhẹ nhàng, như người cha mẹ dùng bàn tay xoa dịu vết thương đau trên thân thể người con của mình. Cung cách sự chữa lành như thế nói lên chiều kích sự gần gũi của Chúa Giêsu với con người.

Và không chỉ với cung cách hành động cụ thế như thế để chữa lành. Nhưng Chúa Giêsu đang khi làm cử chỉ đó đã hướng ngước mắt lên Trời Cao cầu nguyện, để làm sáng tỏ cho người được chữa lành nhận ra do từ đâu sự cứu giúp, sự chữa lành thần thánh tuôn tràn xuống.

Chúa Giêsu nói:

Effata! ( nguồn gốc của tiếng aramaisch hephatach = hãy mở ra!) đừng dừng lại nín thinh không nói gì, nhưng hãy mở môi miệng nói lên lời tích cực công nhận, trước khi phát biểu nhận xét hay lời mang mầu sắc phê bình.

Effata! Đừng đóng bịt tai làm ngơ không nghe những lời tốt đẹp tích cực, thay vì vội vàng trước tiên lên án nghi ngờ không muốn nghe.

Effata! Đừng đóng cánh cửa tâm trí làm ngơ điều lời nào đó, mà thực ra có liên quan tới tình trạng đời sống của chính mình.

Effta! Lời Chúa Giêsu nói ngày hôm qua cách đây hơn hai ngàn năm, có thể với ngày hôm nay nghe như một lời “ bùa chú ảo thuật!”. Nhưng lời Effata đó có thể giúp con người, đời sống cùng chung trong xã hội, thay đổi não trạng suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực, từ làm ngơ coi thường sang chú tâm lắng nghe, từ phê bình nặng lời sang khuyến khích cổ vũ tinh thần vươn lên, từ đóng kín sang cởi mở chấp nhận nhau.

Lời Effata Chúa Giêsu không chỉ chữa lành cho người câm điếc cho lành mạnh tai nghe được, miệng lưỡi phát ra âm thanh nói được giúp hội nhập vào đời sống chung trong xã hội ngày xưa, mà còn có ảnh hưởng củng cố tinh thần nếp sống đức tin của người tín hữu Chúa Kitô ngày hôm nay cùng cho ngày mai: Effta -mở ra đến với thiên nhiên, đến với con người trong xã hội, và đến với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, là nguồn đời sống trong vũ trụ.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long