Hình ảnh những dấu vết của Chúa Giêsu
Xưa nay từ những thế kỷ qua, luôn có những đoàn hành hương người Kitô gíao và cả những người không thuộc Kitô gíao từ khắp nơi trên thế giới sang đất thánh Jerusalem. Họ đi tìm những dấu vết của Chúa Jesu còn để lại trên trần gian cách đây hơn hai ngàn năm.
Những dấu vết về cuộc đời Chúa Giesu Kito trên khắp đất nước Do Thái có rất nhiều từ lúc ngài sinh ra làm người trên trần gian, những quãng đường rao giảng nước Thiên Chúa, cuộc thương khó chịu khổ hình chết trên thập gía nơi đồi Golgotha, ngôi mộ huyệt, sống lại, nơi những lần hiện ra, và sau cùng trở về trời.
Lẽ dĩ nhiên, những dấu vết đó là kết qủa của những khai quật khảo cổ tìm thấy lần theo lịch sử tương truyền và Kinh Thánh. Một trong những dấu vết còn in sâu nơi mặt đất trên núi Cây Dầu là vết chân của Chúa Giesu, khi Ngài đứng từ nơi đó được Thiên Chúa cất lên đưa về trời.
Dấu vết chân Chúa Giêsu Kitô còn trên nền đất trong ngôi nhà nguyện kính Chúa Giêsu trở về trời trở thành địa điểm hành hương cho mọi người, khi họ đến Jerusalem kính viếng.
Đâu là ý nghĩa hình ảnh dấu vết chân Chúa Giesu còn in sâu trên nền đất khi Ngài trở về trời?
Đến kính viếng dấu vết chân Chúa Giêsu trong ngôi nhà nguyện nhỏ này, mà ngày nay thuộc quyền quản trị sở hữu của người Hồi Gíao, ai cũng cung kính cúi mình xuống dấu vết đó lâm râm cầu nguyện suy niệm ôn nhớ lại biến cố Chúa Giêsu lên trời. Có người hoặc lấy tay xoa sờ vào đó, hoặc mạnh dạn hơn tìm cách đứng lọt hai chân mình vào khuôn dấu vết đó với tâm tình cung kính cầu nguyện, có phái đoàn thắp cắm ngọn nến nơi đó rồi cùng nhau đọc kinh LạyCha cầu nguyện chung…
Thăm viếng hình ảnh dấu vết di tích thánh của Chúa Giêsu còn in trên nền đất, lẽ tất nhiên không phải hay ít hơn vì hình ảnh dấu hiệu bên ngoài trông thấy, sờ chạm được. Nhưng nhiều hơn về hình ảnh sự chân thật bên trong thâm tâm. Sự chân thật trong thâm tâm không thể nhìn thấy bằng mắt được, cho dù con người chúng ta có ngước mắt lên trời cao ngắm nhìn. Để cảm nhận ra sự chân thật của Chúa Giêsu và chân nhận ra, chúng ta phải cúi mình nhìn xuống mặt đất.
Tầm nhìn xuống mặt đất giúp chúng ta nhìn thấy thực tế của xã hội trần gian, và những dấu vết trong ý nghĩa tinh thần thiêng liêng, mà Chúa Giêsu còn để lại như trong bài giảng Tám mối phúc thật, mà Ngài đã rao giảng làm hiến chương căn bản cho đời sống giữa con người với nhau và cùng với Thiên Chúa, trong cuộc sống trên trần gian.
Những dấu vết Chúa Giêsu còn để lại trên trần gian là những dấu vết tình yêu thương. Ngày lễ mừng kính Chúa Giesu trở về trời mời gọi suy nghĩ về những dấu vết chính chúng ta muốn để lại nơi xã hội con người trần gian: phải chăng là dấu vết của chúc lành xây dựng tình bác ái yêu thương cùng hoà bình, hay dấu vết sự dữ, sự tội mang đến đau khổ phá hủy?
Lễ mừng Chúa Giêsu trở về trời nhắc nhở người Kito hữu từ khi nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội đến sứ mạng loan truyền làm chứng cho tin mừng tình yêu nước Thiên Chúa trong công trình vũ trụ, như Chúa Giêsu Kitô đã căn dặn trước khi Ngài về trời: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật.”.
Trong đời sống rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa là con người cùng đồng hành với nhau, qua đời sống phản chiếu lại tình yêu Thiên Chúa trong môi trường xã hội cùng sinh sống.
Hình ảnh dấu vết chân Chúa Giesu còn để lại trên trần gian là kỷ niệm cụ thể, là dấu tích thánh của Chúa. Nhưng có hình ảnh dấu vết của Ngài để lại còn vượt xa cùng sâu đậm hơn thế nhiều. Đó là những dấu vết tình yêu thương của Ngài qua sự sống, tin mừng lời Ngài rao giảng về tình bác ái về xây dựng hòa bình.
Chúa Giêsu sau đời sống 33 năm trên trần gian đã trở về trời. Con người chúng ta cũng mơ ước nuôi niềm hy vọng được về trời với Chúa. Niềm hy vọng đó được thể hiện qua đời sống trên trần gian, như Chúa Giêsu đã sống cùng căn dặn sống theo giới luật yêu thương, mà Ngài đã để lại.
Như một người đi dạo ngoài thiên nhiên ngước mắt lên cao nhìn trời có tia ánh sáng mặt trời chiếu xuống, họ cần phải đeo kính mầu, để không bị chói mắt. Nhờ thế mới nhìn được nét đẹp của công trình bao la hùng vĩ mà trời cao ban cho trần gian. Và họ tiếp tục ngẩng nhìn lên cao đi tiếp, rồi bỗng nhiên họ đứng khựng lại ngả nghiêng không còn đứng vững nữa. Vì chân vấp vào hòn đá nằm trên đường đi, và làm tỉnh người cúi mình nhìn xuống mặt đất.
Cũng vậy trong ý nghĩa bóng tinh thần nơi đức tin của chúnng ta: Người tín hữu Chúa Kitô ngắm nhìn thấy vinh quang của Chúa, nếu họ dõi theo vết chân Chúa Giêsu, vết chân tình yêu thương bác ái. Lấy Ngài làm mẫu gương thần tượng cho đời sống, tìm hiểu học hỏi cung cách sống mà Ngài để lại trong phúc âm trong tương quan đời sống với con người trong xã hội trần gian.
Sống như thế là có trời trong đời sống mình.
Mừng lễ Chúa Giêsu lên trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xưa nay từ những thế kỷ qua, luôn có những đoàn hành hương người Kitô gíao và cả những người không thuộc Kitô gíao từ khắp nơi trên thế giới sang đất thánh Jerusalem. Họ đi tìm những dấu vết của Chúa Jesu còn để lại trên trần gian cách đây hơn hai ngàn năm.
Những dấu vết về cuộc đời Chúa Giesu Kito trên khắp đất nước Do Thái có rất nhiều từ lúc ngài sinh ra làm người trên trần gian, những quãng đường rao giảng nước Thiên Chúa, cuộc thương khó chịu khổ hình chết trên thập gía nơi đồi Golgotha, ngôi mộ huyệt, sống lại, nơi những lần hiện ra, và sau cùng trở về trời.
Lẽ dĩ nhiên, những dấu vết đó là kết qủa của những khai quật khảo cổ tìm thấy lần theo lịch sử tương truyền và Kinh Thánh. Một trong những dấu vết còn in sâu nơi mặt đất trên núi Cây Dầu là vết chân của Chúa Giesu, khi Ngài đứng từ nơi đó được Thiên Chúa cất lên đưa về trời.
Dấu vết chân Chúa Giêsu Kitô còn trên nền đất trong ngôi nhà nguyện kính Chúa Giêsu trở về trời trở thành địa điểm hành hương cho mọi người, khi họ đến Jerusalem kính viếng.
Đâu là ý nghĩa hình ảnh dấu vết chân Chúa Giesu còn in sâu trên nền đất khi Ngài trở về trời?
Đến kính viếng dấu vết chân Chúa Giêsu trong ngôi nhà nguyện nhỏ này, mà ngày nay thuộc quyền quản trị sở hữu của người Hồi Gíao, ai cũng cung kính cúi mình xuống dấu vết đó lâm râm cầu nguyện suy niệm ôn nhớ lại biến cố Chúa Giêsu lên trời. Có người hoặc lấy tay xoa sờ vào đó, hoặc mạnh dạn hơn tìm cách đứng lọt hai chân mình vào khuôn dấu vết đó với tâm tình cung kính cầu nguyện, có phái đoàn thắp cắm ngọn nến nơi đó rồi cùng nhau đọc kinh LạyCha cầu nguyện chung…
Thăm viếng hình ảnh dấu vết di tích thánh của Chúa Giêsu còn in trên nền đất, lẽ tất nhiên không phải hay ít hơn vì hình ảnh dấu hiệu bên ngoài trông thấy, sờ chạm được. Nhưng nhiều hơn về hình ảnh sự chân thật bên trong thâm tâm. Sự chân thật trong thâm tâm không thể nhìn thấy bằng mắt được, cho dù con người chúng ta có ngước mắt lên trời cao ngắm nhìn. Để cảm nhận ra sự chân thật của Chúa Giêsu và chân nhận ra, chúng ta phải cúi mình nhìn xuống mặt đất.
Tầm nhìn xuống mặt đất giúp chúng ta nhìn thấy thực tế của xã hội trần gian, và những dấu vết trong ý nghĩa tinh thần thiêng liêng, mà Chúa Giêsu còn để lại như trong bài giảng Tám mối phúc thật, mà Ngài đã rao giảng làm hiến chương căn bản cho đời sống giữa con người với nhau và cùng với Thiên Chúa, trong cuộc sống trên trần gian.
Những dấu vết Chúa Giêsu còn để lại trên trần gian là những dấu vết tình yêu thương. Ngày lễ mừng kính Chúa Giesu trở về trời mời gọi suy nghĩ về những dấu vết chính chúng ta muốn để lại nơi xã hội con người trần gian: phải chăng là dấu vết của chúc lành xây dựng tình bác ái yêu thương cùng hoà bình, hay dấu vết sự dữ, sự tội mang đến đau khổ phá hủy?
Lễ mừng Chúa Giêsu trở về trời nhắc nhở người Kito hữu từ khi nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội đến sứ mạng loan truyền làm chứng cho tin mừng tình yêu nước Thiên Chúa trong công trình vũ trụ, như Chúa Giêsu Kitô đã căn dặn trước khi Ngài về trời: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật.”.
Trong đời sống rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa là con người cùng đồng hành với nhau, qua đời sống phản chiếu lại tình yêu Thiên Chúa trong môi trường xã hội cùng sinh sống.
Hình ảnh dấu vết chân Chúa Giesu còn để lại trên trần gian là kỷ niệm cụ thể, là dấu tích thánh của Chúa. Nhưng có hình ảnh dấu vết của Ngài để lại còn vượt xa cùng sâu đậm hơn thế nhiều. Đó là những dấu vết tình yêu thương của Ngài qua sự sống, tin mừng lời Ngài rao giảng về tình bác ái về xây dựng hòa bình.
Chúa Giêsu sau đời sống 33 năm trên trần gian đã trở về trời. Con người chúng ta cũng mơ ước nuôi niềm hy vọng được về trời với Chúa. Niềm hy vọng đó được thể hiện qua đời sống trên trần gian, như Chúa Giêsu đã sống cùng căn dặn sống theo giới luật yêu thương, mà Ngài đã để lại.
Như một người đi dạo ngoài thiên nhiên ngước mắt lên cao nhìn trời có tia ánh sáng mặt trời chiếu xuống, họ cần phải đeo kính mầu, để không bị chói mắt. Nhờ thế mới nhìn được nét đẹp của công trình bao la hùng vĩ mà trời cao ban cho trần gian. Và họ tiếp tục ngẩng nhìn lên cao đi tiếp, rồi bỗng nhiên họ đứng khựng lại ngả nghiêng không còn đứng vững nữa. Vì chân vấp vào hòn đá nằm trên đường đi, và làm tỉnh người cúi mình nhìn xuống mặt đất.
Cũng vậy trong ý nghĩa bóng tinh thần nơi đức tin của chúnng ta: Người tín hữu Chúa Kitô ngắm nhìn thấy vinh quang của Chúa, nếu họ dõi theo vết chân Chúa Giêsu, vết chân tình yêu thương bác ái. Lấy Ngài làm mẫu gương thần tượng cho đời sống, tìm hiểu học hỏi cung cách sống mà Ngài để lại trong phúc âm trong tương quan đời sống với con người trong xã hội trần gian.
Sống như thế là có trời trong đời sống mình.
Mừng lễ Chúa Giêsu lên trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long