Hình ảnh tình anh em
Ngạn ngữ dân gian có ca ví khôn ngoan: Anh em như thể tay chân!
Ca ví này diễn tả tình thân nghĩa thiết anh em cùng máu mủ gắn bó với nhau trong suốt dọc đời sống. Điều này thật đẹp có gía trị nhân bản cao qúi cùng cần thiết đạo đức.
Nhưng rất tiếc, rất đáng buồn thảm thương, vì trong thực tế đời sống lại có trường hợp xảy ra giữa hai anh em không chỉ không thuận hòa với nhau, mà còn đi đến thảm kịch làm hại đời sống của nhau.
Những thảm họa bi kịch như thế, không bao giờ là điều tốt, không là đạo đức, không là điều mong muốn trong đời sống. Nhưng đã có xảy ra từ thời nguyên thủy nhân loại cùng trong suốt dọc đời sống con người xưa nay trên trần gian.
Nguyên nhân do đâu đưa đến hình ảnh bi kịch thảm họa như thế?
Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký thuật lại Ông bà nguyên tổ Adong Evà có hai người con Cain và Aben. Họ là anh em ruột thịt máu mủ do cha mẹ sinh ra. Nhưng bi thảm kịch đau thương đầu tiên của nhân loại đã xảy ra cảnh máu chảy sự sống bị hủy hoại giữa tình anh em họ: Cain là anh đã giết chết em mình là Aben.( St 4,1-6).
Anh Cain giết em Aben do lòng ghen tỵ thù hận.Vì của lễ Cain dâng lên Thiên Chúa là hoa qủa ruộng đồng không được nhận. Đang khi của lễ của Aben dâng tiến là những con vật đầu lòng còn non trẻ béo tốt được chấp nhận.
Kinh thành muôn thuở Roma được thành lập nên từ thời cổ đại xa xưa ( 754. trước Công nguyên) cũng có câu chuyện lịch sử thần thoại về sự rạn nứt bi thảm kịch đẫm máu giữa tình anh em Romulus và Remus.
Theo lịch sử thần thọai thuật kể lại, hai anh em song sinh Romulus und Remus là con của vị Thần chiến tranh Mars và nữ thầy cả Rhea Silvia sinh ra. Sau khi mở mắt chào đời, hai anh em bị cha mẹ bỏ rơi bên bờ sông Tiber, và họ được một con chó sói cái cho bú nuôi lớn lên. Ngày nay khi sang thăm viếng kinh thành Roma, có tượng hình ảnh hai đứa trẻ bú sữa con cho sói cái bằng đồng cao 57 centimét, rộng dài 114 centimét ở Capitolinische Museen. Bức tượng thần thoại này nhắc nhớ đến thủy tổ xây dựng nên thành phố muôn thuở Roma, và trở thành nổi tiếng khắp thế giới.
Ngay nơi bờ sông Tiber, nơi ngày xưa thời còn thơ bé Romulus và Remus đã được con chó sói cái cho bú sữa nuôi sống, theo thần thoại thành phố Roma đã được xây dựng thành hình trong dòng lịch sử thời gian.
Đầu tiên Romulus bắt đầu xây dựng khu tường thành chỗ mình ở. Remus thấy vậy sinh lòng ganh tỵ thèm muốn. Thấy tường rào còn thấp, Remus bèn nhẩy vượt qua. Thấy hành động của em mình như vậy, Rolumus sinh lòng nghi ngờ rồi thành giận dữ hận thù... Nên Romulus nóng giận đã xông đến đánh giết Remus em mình.
Bi thảm kịch đẫm máu phá hủy sự sống đã xảy ra tàn phá tình nghĩa anh em của họ.
Cain đã giết em ruột thịt của mình Aben thời thủy tổ nhân loại Adong -Evà.
Romulus đánh giết em mình Remus cũng là hai anh em ruột thịt theo thần thoại là thủy tổ đã xây dựng nên thành phố muôn thuở Roma.
Và trong dòng lịch sử nhân loại xưa nay vẫn hằng có những bi thảm kịch phá đổ tình anh em xảy ra…
Còn trong nếp sống đạo gíao tinh thần niềm tin thì sao, có hình ảnh như thế xảy ra không?
Lịch sử cho hay có những trường hợp đã xẩy ra, nhưng không đến mức độ hận thù đổ máu giết hại nhau, mà chỉ tranh cãi nhau thôi, có chăng đến mức độ gay gắt “mặt đỏ tía tai thôi!”, hay mỗi người đi sống một ngả đường riêng rẽ. Hay có thể họ cùng tìm một con đường hoà giải với nhau, tìm ra một mẫu số chung với nhau cho việc chung.
Hình ảnh như thế tìm thấy cụ trong Kinh Thánh nơi sách Công vụ Tông đồ viết thuật lại về cung cách sống tình anh em Tông đồ Chúa Giêsu Kitô của hai vị Thánh tông đồ Phero và Phaolô, mà Giáo hội hằng năm mừng kính lễ của hai vị vào ngày 29. Tháng Sáu.
Ở nước Do Thánh nơi thành phố thánh địa Jerusalem, Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo hội và cử sai các Tông đồ đi loan truyền làm chứng cho tin mừng nước Chúa khắp nơi trên trần gian.
Hai vị Tông đồ này không là anh em ruột thịt máu mủ cùng cha mẹ với nhau.
Nhưng hai vị này cùng là người thuộc dòng máu dân tộc Do Thái. Hai vị này cùng có những thời gian giai đoạn đen tối về đức tin vào Chúa: Phero chối Chúa Thầy mình, còn Phaolô đi lùng bắt cấm cách những tín hữu tin theo Chúa Giêsu thuở ban đầu, hai vị cùng có đức tin vào Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và họ nhiệt thành ra đi ra giảng làm chứng cho tin mừng ơn cứu độ sự sống lại của Chúa Giêsu, dù con đường cùng cách thế loan truyền tin mừng của Chúa có khác nhau giữa họ.
Dù hai vị được tuyển chọn kêu gọi là những người đi rao giảng nước Chúa ở trần gian, nhưng họ có những khác biệt:
Phero người xuất thân từ miền nhà quê bình dị vùng Galileo, còn Phaolo xuất thân ờ vùng Tarsus một thành phố sinh động, nơi có nhóm thiểu số người Hylạp với mức văn hoá cao đến lập cư sinh sống.
Phero là người nông dân sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá nơi biển hồ Genezareth ở Galileo. Còn Phaolô là một nhà trí thức nơi ngưỡng cửa trường lớp đại học, học trò của Thầy Rabbi Gamaliel.
Phero được Chúa Giêsu tuyển chon kêu gọi đầu tiên làm Tông đồ của Ngài. Còn Phaolô được kêu gọi tuyển chọn là vị Tông đồ sau chót cùng của Chúa Giêsu.
Phero là thành viên tiên khởi của Giáo đoàn xứ đạo thành thánh Jerusalem ngay từ lúc Giáo hội thuở ban đầu. Còn Phaolô là thành viên được kết nạy trễ sau này vào Giáo đoàn xứ đạo thành Damaskus rồi Cộng đoàn xứ đạo thành Antiochia.
Hai vị “Tông đồ anh em” này với những khác biệt như thế có những suy nghĩ, cùng tầm nhìn khác biệt nhau rất nhiều trong lãnh vực thần học.
Dù vậy họ không để cho sự khác biệt giữa họ làm suy yếu phá đổ tin mừng tình yêu của Chúa: Sự hiệp nhất là giới luật căn bản quan trọng cho công việc mục vụ làm chứng loan báo tin mừng nước Chúa cho muôn dân.
Sách kinh thánh Công vụ Tông đồ thuật lại biến cố tranh cãi quyết liệt ở Antiochia, nơi Phaolô loan truyền tin mừng nước Chúa Kitô, về thắc mắc những người trở lại xin gia nhập vào Giáo Chúa Kitô có phải giữ luật Mose không. Tông đồ Phero lưỡng lự không có quyết định chính xác.
Phaolô và Barnaba được cử đến Jerusalem trình bầy sự thể tranh luận gay gắt đó giữa nhóm người ủng hộ phải giữ luật Mose là phải chịu phép cắt bì, khi trở lại Giáo hội Chúa Kitô, và phe chống đối cho là không phải giữ luật này do Phaolo và Barnaba đứng đầu.
Tại Jerusalem sau tranh luận gay gắt, họ đã tìm ra mẫu số chung để có được sự hiệp nhất trong Giáo hội:
“ Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này:29 là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh.” ( CV 15,28-29)
Sự khác biệt giữa anh em Tông đồ Phero và Phaolô không đi đến hồi kết thúc với bi thảm kịch đổ máu phạm tội phá hủy sự sống, như Cain và Aben, như Romulus và Remus. Nhưng hai vị đã tìm ra chân lý sự hiệp nhất đồng thuận cho cung cách sống đức tin vào Chúa.
Hai vị không vì thế gây ra cảnh bi thảm kịch đổ máu hại nhau. Nhưng hai vị đã lấy chính máu mình, sự sống của mình làm chứng cho tin mừng nước Chúa Giêsu, cho sự hiệp nhất tình bác ái huynh đệ trong đời sống.
Hai vị cùng đến thành Roma, nơi ngày xa xưa Romulus và Remus theo thần thoại kể thuật lại là Ông thủy tổ của thành Roma.
Nơi kinh thành muôn thuở Roma hai vị đã thiết lập cơ cấu Giáo Hội Công Giáo của Chúa. Quốc gia Vatican về địa lý nằm trong thành phố Roma, là thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Trên đồi Vatican có ngôi đền thờ Thánh Phero nguy nga to lớn nhất thế giới, và bên dưới tầng hầm ngay nơi cung thánh bàn thờ có ngôi mộ của Thánh giáo hoàng tiên khởi Phero.
Ở vùng bên ngoài thành Roma có ngôi đền thờ Thánh Phaolô to lớn nguy nga, nơi đây có ngôi mộ Thánh Phaolô và vòng dây xích mà ngày xưa Phaolô bị trói đem đi tù.
Cả hai vị Tông đồ Phero và Phaolô cùng bị bắt tù tội và chịu án tử hình ở Roma, vì hai vị đã trung thành với Giáo lý tin mừng của Chúa Giêsu Kitô trong thờikỳ đạo Công Giáo bị cấm cách khoảng những năm 64-67 sau Chúa giáng sinh, thời hoàng đế Nero.
Thành phố Roma thời đế quốc Roma, trước Chúa Giêsu, trải rộng từ Âu châu sang khắp vùng tiểu Á miền Trung Đông là trung tâm thủ đô của thế giới đế quốc (vương quốc) Roma., và là thủ đô chính trị của nước Ý ngày nay.
Ngày nay Vatican- nằm trong thành phố Roma- là thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Cuối năm 2022 đức cố Giáo hoàng Benedictô 16. đã có suy tư về hai vị Tông đồ anh em Phero và Phalo:hai vị được liệt kê vào danh sách những vị Thánh của thành phố Roma. Vì hai vị đã tử đạo chết ở Roma, và cùng được mai táng ở nơi đây. Ở Roma có đền thờ Thánh Phero lớn nhất và đền thờ Thánh Phaolo lớn thứ nhì.
Thánh phố Roma được nhìn theo góc cạnh anh em song sinh:
Thành phố muôn thuở Roma theo thần thoại được thành lập nên từ thời hai vị thủy tổ Romulus và Remus, họ là anh em song sinh với nhau.
Giáo Hội Công Giáo Roma được thành lập nên nơi đây từ thời hai Tông đồ Phero và Phaolo đến đây loan truyền tin mừng giáo lý của Chúa, họ là hai tông đồ anh em của Chúa Giêsu Kitô.
Tại thành phố thủ đô Roma có hình tượng hai vị thủy tổ anh em song sinh Romulus và Remus. Cũng tại Roma có hai đền thờ to lớn cùng với hai ngôi mộ của hai vị Tông đồ anh em Phero và Phaolô.
Hai vị Tông đồ anh em Phero và Phaolô dù có những tầm nhìn suy nghĩ khác biệt nhau, nhưng hai vị đã tìm ra con đường hiệp nhất cho đời sống làm chứng loan truyền tin mừng tình yêu của Chúa, cho nếp sống hòa bình giữa con người với nhau, như biến cố Antiochia năm xưa đã được thuật lại trong kinh thánh.
Lễ mừng kính hai vị Thánh Phero và Phaolo cùng chung một ngày, 29.06., nói lên hình ảnh căn bản quan trọng cho đời sống chung: Anh em như thể tay chân!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
Ngạn ngữ dân gian có ca ví khôn ngoan: Anh em như thể tay chân!
Ca ví này diễn tả tình thân nghĩa thiết anh em cùng máu mủ gắn bó với nhau trong suốt dọc đời sống. Điều này thật đẹp có gía trị nhân bản cao qúi cùng cần thiết đạo đức.
Nhưng rất tiếc, rất đáng buồn thảm thương, vì trong thực tế đời sống lại có trường hợp xảy ra giữa hai anh em không chỉ không thuận hòa với nhau, mà còn đi đến thảm kịch làm hại đời sống của nhau.
Những thảm họa bi kịch như thế, không bao giờ là điều tốt, không là đạo đức, không là điều mong muốn trong đời sống. Nhưng đã có xảy ra từ thời nguyên thủy nhân loại cùng trong suốt dọc đời sống con người xưa nay trên trần gian.
Nguyên nhân do đâu đưa đến hình ảnh bi kịch thảm họa như thế?
Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký thuật lại Ông bà nguyên tổ Adong Evà có hai người con Cain và Aben. Họ là anh em ruột thịt máu mủ do cha mẹ sinh ra. Nhưng bi thảm kịch đau thương đầu tiên của nhân loại đã xảy ra cảnh máu chảy sự sống bị hủy hoại giữa tình anh em họ: Cain là anh đã giết chết em mình là Aben.( St 4,1-6).
Anh Cain giết em Aben do lòng ghen tỵ thù hận.Vì của lễ Cain dâng lên Thiên Chúa là hoa qủa ruộng đồng không được nhận. Đang khi của lễ của Aben dâng tiến là những con vật đầu lòng còn non trẻ béo tốt được chấp nhận.
Kinh thành muôn thuở Roma được thành lập nên từ thời cổ đại xa xưa ( 754. trước Công nguyên) cũng có câu chuyện lịch sử thần thoại về sự rạn nứt bi thảm kịch đẫm máu giữa tình anh em Romulus và Remus.
Theo lịch sử thần thọai thuật kể lại, hai anh em song sinh Romulus und Remus là con của vị Thần chiến tranh Mars và nữ thầy cả Rhea Silvia sinh ra. Sau khi mở mắt chào đời, hai anh em bị cha mẹ bỏ rơi bên bờ sông Tiber, và họ được một con chó sói cái cho bú nuôi lớn lên. Ngày nay khi sang thăm viếng kinh thành Roma, có tượng hình ảnh hai đứa trẻ bú sữa con cho sói cái bằng đồng cao 57 centimét, rộng dài 114 centimét ở Capitolinische Museen. Bức tượng thần thoại này nhắc nhớ đến thủy tổ xây dựng nên thành phố muôn thuở Roma, và trở thành nổi tiếng khắp thế giới.
Ngay nơi bờ sông Tiber, nơi ngày xưa thời còn thơ bé Romulus và Remus đã được con chó sói cái cho bú sữa nuôi sống, theo thần thoại thành phố Roma đã được xây dựng thành hình trong dòng lịch sử thời gian.
Đầu tiên Romulus bắt đầu xây dựng khu tường thành chỗ mình ở. Remus thấy vậy sinh lòng ganh tỵ thèm muốn. Thấy tường rào còn thấp, Remus bèn nhẩy vượt qua. Thấy hành động của em mình như vậy, Rolumus sinh lòng nghi ngờ rồi thành giận dữ hận thù... Nên Romulus nóng giận đã xông đến đánh giết Remus em mình.
Bi thảm kịch đẫm máu phá hủy sự sống đã xảy ra tàn phá tình nghĩa anh em của họ.
Cain đã giết em ruột thịt của mình Aben thời thủy tổ nhân loại Adong -Evà.
Romulus đánh giết em mình Remus cũng là hai anh em ruột thịt theo thần thoại là thủy tổ đã xây dựng nên thành phố muôn thuở Roma.
Và trong dòng lịch sử nhân loại xưa nay vẫn hằng có những bi thảm kịch phá đổ tình anh em xảy ra…
Còn trong nếp sống đạo gíao tinh thần niềm tin thì sao, có hình ảnh như thế xảy ra không?
Lịch sử cho hay có những trường hợp đã xẩy ra, nhưng không đến mức độ hận thù đổ máu giết hại nhau, mà chỉ tranh cãi nhau thôi, có chăng đến mức độ gay gắt “mặt đỏ tía tai thôi!”, hay mỗi người đi sống một ngả đường riêng rẽ. Hay có thể họ cùng tìm một con đường hoà giải với nhau, tìm ra một mẫu số chung với nhau cho việc chung.
Hình ảnh như thế tìm thấy cụ trong Kinh Thánh nơi sách Công vụ Tông đồ viết thuật lại về cung cách sống tình anh em Tông đồ Chúa Giêsu Kitô của hai vị Thánh tông đồ Phero và Phaolô, mà Giáo hội hằng năm mừng kính lễ của hai vị vào ngày 29. Tháng Sáu.
Ở nước Do Thánh nơi thành phố thánh địa Jerusalem, Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo hội và cử sai các Tông đồ đi loan truyền làm chứng cho tin mừng nước Chúa khắp nơi trên trần gian.
Hai vị Tông đồ này không là anh em ruột thịt máu mủ cùng cha mẹ với nhau.
Nhưng hai vị này cùng là người thuộc dòng máu dân tộc Do Thái. Hai vị này cùng có những thời gian giai đoạn đen tối về đức tin vào Chúa: Phero chối Chúa Thầy mình, còn Phaolô đi lùng bắt cấm cách những tín hữu tin theo Chúa Giêsu thuở ban đầu, hai vị cùng có đức tin vào Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và họ nhiệt thành ra đi ra giảng làm chứng cho tin mừng ơn cứu độ sự sống lại của Chúa Giêsu, dù con đường cùng cách thế loan truyền tin mừng của Chúa có khác nhau giữa họ.
Dù hai vị được tuyển chọn kêu gọi là những người đi rao giảng nước Chúa ở trần gian, nhưng họ có những khác biệt:
Phero người xuất thân từ miền nhà quê bình dị vùng Galileo, còn Phaolo xuất thân ờ vùng Tarsus một thành phố sinh động, nơi có nhóm thiểu số người Hylạp với mức văn hoá cao đến lập cư sinh sống.
Phero là người nông dân sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá nơi biển hồ Genezareth ở Galileo. Còn Phaolô là một nhà trí thức nơi ngưỡng cửa trường lớp đại học, học trò của Thầy Rabbi Gamaliel.
Phero được Chúa Giêsu tuyển chon kêu gọi đầu tiên làm Tông đồ của Ngài. Còn Phaolô được kêu gọi tuyển chọn là vị Tông đồ sau chót cùng của Chúa Giêsu.
Phero là thành viên tiên khởi của Giáo đoàn xứ đạo thành thánh Jerusalem ngay từ lúc Giáo hội thuở ban đầu. Còn Phaolô là thành viên được kết nạy trễ sau này vào Giáo đoàn xứ đạo thành Damaskus rồi Cộng đoàn xứ đạo thành Antiochia.
Hai vị “Tông đồ anh em” này với những khác biệt như thế có những suy nghĩ, cùng tầm nhìn khác biệt nhau rất nhiều trong lãnh vực thần học.
Dù vậy họ không để cho sự khác biệt giữa họ làm suy yếu phá đổ tin mừng tình yêu của Chúa: Sự hiệp nhất là giới luật căn bản quan trọng cho công việc mục vụ làm chứng loan báo tin mừng nước Chúa cho muôn dân.
Sách kinh thánh Công vụ Tông đồ thuật lại biến cố tranh cãi quyết liệt ở Antiochia, nơi Phaolô loan truyền tin mừng nước Chúa Kitô, về thắc mắc những người trở lại xin gia nhập vào Giáo Chúa Kitô có phải giữ luật Mose không. Tông đồ Phero lưỡng lự không có quyết định chính xác.
Phaolô và Barnaba được cử đến Jerusalem trình bầy sự thể tranh luận gay gắt đó giữa nhóm người ủng hộ phải giữ luật Mose là phải chịu phép cắt bì, khi trở lại Giáo hội Chúa Kitô, và phe chống đối cho là không phải giữ luật này do Phaolo và Barnaba đứng đầu.
Tại Jerusalem sau tranh luận gay gắt, họ đã tìm ra mẫu số chung để có được sự hiệp nhất trong Giáo hội:
“ Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này:29 là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh.” ( CV 15,28-29)
Sự khác biệt giữa anh em Tông đồ Phero và Phaolô không đi đến hồi kết thúc với bi thảm kịch đổ máu phạm tội phá hủy sự sống, như Cain và Aben, như Romulus và Remus. Nhưng hai vị đã tìm ra chân lý sự hiệp nhất đồng thuận cho cung cách sống đức tin vào Chúa.
Hai vị không vì thế gây ra cảnh bi thảm kịch đổ máu hại nhau. Nhưng hai vị đã lấy chính máu mình, sự sống của mình làm chứng cho tin mừng nước Chúa Giêsu, cho sự hiệp nhất tình bác ái huynh đệ trong đời sống.
Hai vị cùng đến thành Roma, nơi ngày xa xưa Romulus và Remus theo thần thoại kể thuật lại là Ông thủy tổ của thành Roma.
Nơi kinh thành muôn thuở Roma hai vị đã thiết lập cơ cấu Giáo Hội Công Giáo của Chúa. Quốc gia Vatican về địa lý nằm trong thành phố Roma, là thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Trên đồi Vatican có ngôi đền thờ Thánh Phero nguy nga to lớn nhất thế giới, và bên dưới tầng hầm ngay nơi cung thánh bàn thờ có ngôi mộ của Thánh giáo hoàng tiên khởi Phero.
Ở vùng bên ngoài thành Roma có ngôi đền thờ Thánh Phaolô to lớn nguy nga, nơi đây có ngôi mộ Thánh Phaolô và vòng dây xích mà ngày xưa Phaolô bị trói đem đi tù.
Cả hai vị Tông đồ Phero và Phaolô cùng bị bắt tù tội và chịu án tử hình ở Roma, vì hai vị đã trung thành với Giáo lý tin mừng của Chúa Giêsu Kitô trong thờikỳ đạo Công Giáo bị cấm cách khoảng những năm 64-67 sau Chúa giáng sinh, thời hoàng đế Nero.
Thành phố Roma thời đế quốc Roma, trước Chúa Giêsu, trải rộng từ Âu châu sang khắp vùng tiểu Á miền Trung Đông là trung tâm thủ đô của thế giới đế quốc (vương quốc) Roma., và là thủ đô chính trị của nước Ý ngày nay.
Ngày nay Vatican- nằm trong thành phố Roma- là thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Cuối năm 2022 đức cố Giáo hoàng Benedictô 16. đã có suy tư về hai vị Tông đồ anh em Phero và Phalo:hai vị được liệt kê vào danh sách những vị Thánh của thành phố Roma. Vì hai vị đã tử đạo chết ở Roma, và cùng được mai táng ở nơi đây. Ở Roma có đền thờ Thánh Phero lớn nhất và đền thờ Thánh Phaolo lớn thứ nhì.
Thánh phố Roma được nhìn theo góc cạnh anh em song sinh:
Thành phố muôn thuở Roma theo thần thoại được thành lập nên từ thời hai vị thủy tổ Romulus và Remus, họ là anh em song sinh với nhau.
Giáo Hội Công Giáo Roma được thành lập nên nơi đây từ thời hai Tông đồ Phero và Phaolo đến đây loan truyền tin mừng giáo lý của Chúa, họ là hai tông đồ anh em của Chúa Giêsu Kitô.
Tại thành phố thủ đô Roma có hình tượng hai vị thủy tổ anh em song sinh Romulus và Remus. Cũng tại Roma có hai đền thờ to lớn cùng với hai ngôi mộ của hai vị Tông đồ anh em Phero và Phaolô.
Hai vị Tông đồ anh em Phero và Phaolô dù có những tầm nhìn suy nghĩ khác biệt nhau, nhưng hai vị đã tìm ra con đường hiệp nhất cho đời sống làm chứng loan truyền tin mừng tình yêu của Chúa, cho nếp sống hòa bình giữa con người với nhau, như biến cố Antiochia năm xưa đã được thuật lại trong kinh thánh.
Lễ mừng kính hai vị Thánh Phero và Phaolo cùng chung một ngày, 29.06., nói lên hình ảnh căn bản quan trọng cho đời sống chung: Anh em như thể tay chân!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.