Hình ảnh hành hương những thánh tích
Có nhiều thánh địa hương hương trên thế giới như Jerusalem, Nazareth, Bethlehem, nơi quê hương của Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra, giảng đạo, chịu chết và sống lại, bên Paris, Lourdes, Fatima, Lavang…nơi Đức Mẹ Maria đã hiện ra.
Ngoài ra còn có những địa điểm hành hương khác có từ thời xa xưa hay Trung cổ. Ở những nơi này không có dấu vết Chúa Giêsu đến hay Đức Mẹ hiện ra. Nhưng có những di tích kỷ vật thánh lưu truyền lại từ lâu đời, như tấm khăn liệm Chúa Giêsu ở thành Turino, căn nhà Đức Mẹ ở Loretto, tấm áo Chúa Giêsu ở Trier, vòng mạo gai Chúa Giêsu ở nhà thờ Đức Bà Paris…và còn nhiều nơi khác nữa còn cất giữ những di tích vật thánh khắp nơi bên trong Giáo Hội.
Những nơi còn cất giữ những di tích vật thánh lưu truyền trong dòng thời gian đã trở thành địa điểm hành hương. Những nơi đó trở thành thánh địa, rất thịnh hành phổ thông cho người tín hữu Chúa Kitô kéo đến hành hương kính viếng cầu nguyện.
Ở Giáo phận Aachen bên nước Đức trong nhà thờ chính tòa có cất giữ bảo quản 04 di tích vật thánh: Áo choàng Đức Mẹ Maria, Tấm tã của Chúa Giêsu lúc còn thơ bé, tấm khăn bọc đầu Thánh Gioan Tẩy giả sau khi ngài bị tử đạo chém đầu, và tấm khăn áo Chúa Giêsu.
Bốn di tích vật thánh lưu truyền này được chuyển giao gìn giữ bảo quản từ thời Vua Carolo cả ( 747-814) ở Aachen, trong ngôi thánh đường của nhà Vua được xây dựng năm 795, và ngôi thánh đường cổ kính này ngày nay trở thành nhà thờ chính tòa của giáo phận Công Giáo Aachen.
Trong dòng thời gian từ thế kỷ 14. cứ mỗi bẩy năm, Giáo phận lại tổ chức hành hương cho người tín hữu khắp nơi đến kính viếng hành hương những di tích vật thánh lưu truyền này.
Vào thời Trung cổ và những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như thứ hai, mỗi khi có hành hương ở Aachen, rất đông đảo người tín hữu kéo về kính viếng.
Câu hỏi đặt ra là những di tích vật thánh lưu truyền đó có đúng là bản chính gốc hay không. Những nhà khoa học đã nhiều lần nghiên cứu khảo sát, nhưng chưa tìm ra những dấu vết chứng minh rõ ràng.
Những vị trách nhiệm của Giáo phận Aachen không chú tâm đặt nặng vấn đề có phải là chính gốc hay không. Những di tích lưu truyền được tôn kính là vật thánh do lòng tin của con người giúp nâng đỡ đời sống đức tin mới là quan trọng. Qua đó ôn nhắc nhớ lại cùng học hỏi thêm đời sống của Chúa Giêsu, của Đức Mẹ và các Thánh, cho nếp sống đức tin trở nên sống động.
Vì thế, Giáo phận vẫn duy trì tổ chức hành hương về nhà thờ chính tòa Aachen kính viếng những di tích vật thánh lưu truyền này. Năm nay cuộc hành hương được tổ chức từ ngày 09. - 19. Tháng Sáu 2023 ở thành phố Aachen với chủ đề “ Hãy khám phá Chúa”.
Dịp này có những thánh lễ hành hương trong và bên ngoài nhà thờ chính tòa, những cuộc hội thảo diễn thuyết tìm hiểu về ý nghĩa đạo đức thần học cùng lịch sử những di tích vật thánh, và 04 di tích vật thánh lưu truyền được đem ra trình chiếu cho công chúng chiêm ngưỡng.
Áo choàng của Đức Mẹ Maria, một di tích thánh lưu truyền giữ ở Aachen, có lẽ gợi suy tư nhiều cho đời sống con người.
Không biết đây có phải là tập tục nếp sống xưa nay không. Nhưng trong đời sống hằng ngày hầu như người mẹ, người phụ nữ cũng thường có khăn quàng rộng lớn bao phủ thân thể cho kín đáo, cùng bảo vệ cho khỏi bị gío rét lạnh thổi tạt vào.
Ngày lễ hôn phối, cô dâu thường có áo choàng dài rộng bao phủ từ đầu xuống tới chân. Áo chòang này không chỉ là phần trang điểm cho đẹp, cho lộng lẫy sang trọng ngày lễ cưới được long trọng. Nhưng còn muốn nói lên sự gìn giữ bảo vệ cung lòng trái tim của người mẹ tương lai. Từ trong cung lòng đó mầm sự sống người con được tạo dựng sẽ dần thành hình lớn lên, trước khi mở mắt chào đời.
Rồi khi đã có con, nhất là lúc chúng còn thơ bé, còn trẻ tuổi, người mẹ thường hay bồng ẵm con, hay lúc chúng nằm ngủ, quấn dấu ẩn con trong áo khăn choàng, để che chở cho con khỏi bị hơi lạnh nhất là khi trời gío to, hay tiếng động mạnh tạt vào người chúng.
Đức Mẹ Maria cũng thường được khắc tạc hay vẽ với áo choàng rộng bao phủ quanh thân hình sát tới tận chân.
Có những bức tượng còn khắc tạc bên dưới áo choàng Đức Mẹ có nhiều hình tượng người lớn bé đứng ngồi ẩn khuất trong đó nữa. Họ là những người cần đến sự bảo vệ che chở của Đức Mẹ:đàn bà, đàn ông, trẻ con, người lớn, những tu sĩ nam nữ, những chức sắc trong đạo, trong đời.
Hình ảnh này nói lên Đức Mẹ Maria là người mẹ của hết mọi người. Đức Mẹ Maria chấp nhận nuôi dưỡng bảo vệ tất cả những người con của bà Evà.
Ngày xưa, dưới bóng áo choàng của những vị vua chúa, những người bị bắt vì tội phạm còn tìm thấy được sự che chở ân xá tha thứ giảm hình phạt cho khỏi bị kết án.
Tấm áo choàng của Đức Mẹ Maria cũng có chức năng bảo vệ che chở cho những ai gặp hòan cảnh khó khăn nguy hiểm về nhiều phương diện tinh thần lẫn thể xác.
Có nhiều truyền thuyết, hay những cảm nghiệm trong đời sống thuật lại những trường hợp được gìn giữ che chở qua lời bầu cử của Đức Mẹ xin cùng Chúa Giêsu cứu giúp cho được vượt qua tai ương nạn khỏi, qua khỏi những tai biến thời tiết, bệnh tật không chỉ cho cá nhân ai, nhưng có khi còn cho cả vùng, cả một đất nước nữa.
Vì thế, có nhiều đất nước, hay vùng quê hương nhận Đức Mẹ là quan thầy bảo vệ đời sống cho họ với lòng biết ơn và lòng thành kính cầu khẩn.
Cá nhân ai cũng cần sự an ủi trợ giúp từ Trời cao của Thiên Chúa. Nhưng nhiều khi cảm thấy mình yếu đưối không biết làm sao có thể kêu khấn đến được. Nên thường chạy đến dưới áo choàng của Đức Mẹ, xin trợ giúp cầu bầu. Lòng sùng kính Đức Mẹ ở những nơi hành hương, hay mỗi khi đọc kinh Kính mừng nói lên tâm tình của nhu cầu sâu thẳm đó của con người.
Các bậc vợ chồng, tuy họ là áo choàng che chở bảo vệ cho nhau, nhưng chiếc áo choàng của Đức Mẹ vẫn luôn là lá che chở thiêng liêng cần thiết cho niềm vui hạnh phức gia đình.
Cung lòng, tấm áo khăn choàng của người mẹ luôn luôn có đó, là điều cần thiết cùng là tổ ấm che chở mang lại sự đầm ấm cho người con. Nhưng lời cầu xin khấn nguyện dưới tấm áo choàng của Đức Mẹ cũng vẫn là nơi chốn bến bờ bình an cậy trông, mà hầu như người mẹ trần gian nào cũng luôn chạy đến than thở khấn nguyện cho mình và cho con cái mình với cả dòng nước mắt thành khẩn kêu xin.
Thánh nữ Birgitta đã thuật lại về khuôn mặt mầu nhiệm ẩn dấu của Đức Mẹ, khi nhìn ngắm tấm áo chòang của Đức Mẹ: “Đức Mẹ như nói với Thánh nữ: Tấm áo choàng rộng lớn của Mẹ tiềm tàng chứa ẩn ý nghĩa lòng từ bi thương xót. Người nào chạy trốn lòng từ bi thương xót, người đó thật bất hạnh. Con hãy chạy đến ẩn mình dưới bóng áo choàng lòng từ bi thương xót.”
Lòng từ bi thương xót, ai cũng cần cho mình cùng cho người khác trong đời sống.
“Mẹ từ bi! Ngày nay con đến nép thân, dưới áo Mẹ lành che khuất bao u buồn nơi khóc than...”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Có nhiều thánh địa hương hương trên thế giới như Jerusalem, Nazareth, Bethlehem, nơi quê hương của Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra, giảng đạo, chịu chết và sống lại, bên Paris, Lourdes, Fatima, Lavang…nơi Đức Mẹ Maria đã hiện ra.
Ngoài ra còn có những địa điểm hành hương khác có từ thời xa xưa hay Trung cổ. Ở những nơi này không có dấu vết Chúa Giêsu đến hay Đức Mẹ hiện ra. Nhưng có những di tích kỷ vật thánh lưu truyền lại từ lâu đời, như tấm khăn liệm Chúa Giêsu ở thành Turino, căn nhà Đức Mẹ ở Loretto, tấm áo Chúa Giêsu ở Trier, vòng mạo gai Chúa Giêsu ở nhà thờ Đức Bà Paris…và còn nhiều nơi khác nữa còn cất giữ những di tích vật thánh khắp nơi bên trong Giáo Hội.
Những nơi còn cất giữ những di tích vật thánh lưu truyền trong dòng thời gian đã trở thành địa điểm hành hương. Những nơi đó trở thành thánh địa, rất thịnh hành phổ thông cho người tín hữu Chúa Kitô kéo đến hành hương kính viếng cầu nguyện.
Ở Giáo phận Aachen bên nước Đức trong nhà thờ chính tòa có cất giữ bảo quản 04 di tích vật thánh: Áo choàng Đức Mẹ Maria, Tấm tã của Chúa Giêsu lúc còn thơ bé, tấm khăn bọc đầu Thánh Gioan Tẩy giả sau khi ngài bị tử đạo chém đầu, và tấm khăn áo Chúa Giêsu.
Bốn di tích vật thánh lưu truyền này được chuyển giao gìn giữ bảo quản từ thời Vua Carolo cả ( 747-814) ở Aachen, trong ngôi thánh đường của nhà Vua được xây dựng năm 795, và ngôi thánh đường cổ kính này ngày nay trở thành nhà thờ chính tòa của giáo phận Công Giáo Aachen.
Trong dòng thời gian từ thế kỷ 14. cứ mỗi bẩy năm, Giáo phận lại tổ chức hành hương cho người tín hữu khắp nơi đến kính viếng hành hương những di tích vật thánh lưu truyền này.
Vào thời Trung cổ và những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như thứ hai, mỗi khi có hành hương ở Aachen, rất đông đảo người tín hữu kéo về kính viếng.
Câu hỏi đặt ra là những di tích vật thánh lưu truyền đó có đúng là bản chính gốc hay không. Những nhà khoa học đã nhiều lần nghiên cứu khảo sát, nhưng chưa tìm ra những dấu vết chứng minh rõ ràng.
Những vị trách nhiệm của Giáo phận Aachen không chú tâm đặt nặng vấn đề có phải là chính gốc hay không. Những di tích lưu truyền được tôn kính là vật thánh do lòng tin của con người giúp nâng đỡ đời sống đức tin mới là quan trọng. Qua đó ôn nhắc nhớ lại cùng học hỏi thêm đời sống của Chúa Giêsu, của Đức Mẹ và các Thánh, cho nếp sống đức tin trở nên sống động.
Vì thế, Giáo phận vẫn duy trì tổ chức hành hương về nhà thờ chính tòa Aachen kính viếng những di tích vật thánh lưu truyền này. Năm nay cuộc hành hương được tổ chức từ ngày 09. - 19. Tháng Sáu 2023 ở thành phố Aachen với chủ đề “ Hãy khám phá Chúa”.
Dịp này có những thánh lễ hành hương trong và bên ngoài nhà thờ chính tòa, những cuộc hội thảo diễn thuyết tìm hiểu về ý nghĩa đạo đức thần học cùng lịch sử những di tích vật thánh, và 04 di tích vật thánh lưu truyền được đem ra trình chiếu cho công chúng chiêm ngưỡng.
Áo choàng của Đức Mẹ Maria, một di tích thánh lưu truyền giữ ở Aachen, có lẽ gợi suy tư nhiều cho đời sống con người.
Không biết đây có phải là tập tục nếp sống xưa nay không. Nhưng trong đời sống hằng ngày hầu như người mẹ, người phụ nữ cũng thường có khăn quàng rộng lớn bao phủ thân thể cho kín đáo, cùng bảo vệ cho khỏi bị gío rét lạnh thổi tạt vào.
Ngày lễ hôn phối, cô dâu thường có áo choàng dài rộng bao phủ từ đầu xuống tới chân. Áo chòang này không chỉ là phần trang điểm cho đẹp, cho lộng lẫy sang trọng ngày lễ cưới được long trọng. Nhưng còn muốn nói lên sự gìn giữ bảo vệ cung lòng trái tim của người mẹ tương lai. Từ trong cung lòng đó mầm sự sống người con được tạo dựng sẽ dần thành hình lớn lên, trước khi mở mắt chào đời.
Rồi khi đã có con, nhất là lúc chúng còn thơ bé, còn trẻ tuổi, người mẹ thường hay bồng ẵm con, hay lúc chúng nằm ngủ, quấn dấu ẩn con trong áo khăn choàng, để che chở cho con khỏi bị hơi lạnh nhất là khi trời gío to, hay tiếng động mạnh tạt vào người chúng.
Đức Mẹ Maria cũng thường được khắc tạc hay vẽ với áo choàng rộng bao phủ quanh thân hình sát tới tận chân.
Có những bức tượng còn khắc tạc bên dưới áo choàng Đức Mẹ có nhiều hình tượng người lớn bé đứng ngồi ẩn khuất trong đó nữa. Họ là những người cần đến sự bảo vệ che chở của Đức Mẹ:đàn bà, đàn ông, trẻ con, người lớn, những tu sĩ nam nữ, những chức sắc trong đạo, trong đời.
Hình ảnh này nói lên Đức Mẹ Maria là người mẹ của hết mọi người. Đức Mẹ Maria chấp nhận nuôi dưỡng bảo vệ tất cả những người con của bà Evà.
Ngày xưa, dưới bóng áo choàng của những vị vua chúa, những người bị bắt vì tội phạm còn tìm thấy được sự che chở ân xá tha thứ giảm hình phạt cho khỏi bị kết án.
Tấm áo choàng của Đức Mẹ Maria cũng có chức năng bảo vệ che chở cho những ai gặp hòan cảnh khó khăn nguy hiểm về nhiều phương diện tinh thần lẫn thể xác.
Có nhiều truyền thuyết, hay những cảm nghiệm trong đời sống thuật lại những trường hợp được gìn giữ che chở qua lời bầu cử của Đức Mẹ xin cùng Chúa Giêsu cứu giúp cho được vượt qua tai ương nạn khỏi, qua khỏi những tai biến thời tiết, bệnh tật không chỉ cho cá nhân ai, nhưng có khi còn cho cả vùng, cả một đất nước nữa.
Vì thế, có nhiều đất nước, hay vùng quê hương nhận Đức Mẹ là quan thầy bảo vệ đời sống cho họ với lòng biết ơn và lòng thành kính cầu khẩn.
Cá nhân ai cũng cần sự an ủi trợ giúp từ Trời cao của Thiên Chúa. Nhưng nhiều khi cảm thấy mình yếu đưối không biết làm sao có thể kêu khấn đến được. Nên thường chạy đến dưới áo choàng của Đức Mẹ, xin trợ giúp cầu bầu. Lòng sùng kính Đức Mẹ ở những nơi hành hương, hay mỗi khi đọc kinh Kính mừng nói lên tâm tình của nhu cầu sâu thẳm đó của con người.
Các bậc vợ chồng, tuy họ là áo choàng che chở bảo vệ cho nhau, nhưng chiếc áo choàng của Đức Mẹ vẫn luôn là lá che chở thiêng liêng cần thiết cho niềm vui hạnh phức gia đình.
Cung lòng, tấm áo khăn choàng của người mẹ luôn luôn có đó, là điều cần thiết cùng là tổ ấm che chở mang lại sự đầm ấm cho người con. Nhưng lời cầu xin khấn nguyện dưới tấm áo choàng của Đức Mẹ cũng vẫn là nơi chốn bến bờ bình an cậy trông, mà hầu như người mẹ trần gian nào cũng luôn chạy đến than thở khấn nguyện cho mình và cho con cái mình với cả dòng nước mắt thành khẩn kêu xin.
Thánh nữ Birgitta đã thuật lại về khuôn mặt mầu nhiệm ẩn dấu của Đức Mẹ, khi nhìn ngắm tấm áo chòang của Đức Mẹ: “Đức Mẹ như nói với Thánh nữ: Tấm áo choàng rộng lớn của Mẹ tiềm tàng chứa ẩn ý nghĩa lòng từ bi thương xót. Người nào chạy trốn lòng từ bi thương xót, người đó thật bất hạnh. Con hãy chạy đến ẩn mình dưới bóng áo choàng lòng từ bi thương xót.”
Lòng từ bi thương xót, ai cũng cần cho mình cùng cho người khác trong đời sống.
“Mẹ từ bi! Ngày nay con đến nép thân, dưới áo Mẹ lành che khuất bao u buồn nơi khóc than...”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long