Hình ảnh bái qùi gối
Người tín hữu Công Giáo khi đến thánh đường đọc kinh cầu nguyện dâng thánh lễ có tập tục đạo đức bái qùi gối trước bàn thờ Thiên Chúa.
Cung cách bái qùi gối như vậy diễn tả hình ảnh gì về đức tin?
Trong nền văn hóa dân gian ngày xưa thời cổ, người Hy lạp cũng như người Roma chối bỏ, không chấp nhận việc bái qùi gối trước cả các vị Thần Linh, mà họ tôn thờ.
Họ cho rằng cung cách bái qùi gối không phù hợp, không xứng đáng, làm mất gía trị con người. Nó ngược lại với lối nếp sống của người sống tự do. Cung cách này nói lên tình trạng còn mọi rợ bán khai không văn minh.
Những nhà thông thái như Plutarch và Theophrast cho rằng cung cách bái qùi gối mang biểu tượng về sự mê tín dị đoan. Cả nhà hiền triết lỗi lạc Aristoteles của Hylạp cũng cho việc bái qùi gối thuộc về phong thái lối sống của người bán khai không có văn hóa.
Nhưng cử chỉ bái qùi gối, hay cả phủ phục mình trước Thiên Chúa, Đấng cao cả toàn năng của người Do Thái cũng như người Kitô hữu lại diễn tả tâm tình sâu thẳm lòng tin yêu, lòng khiêm nhượng.
Điều này không là lối sống cách thức việc hội nhập văn hóa. Nhưng ngược lại đó là đặc điểm nếp sống đạo đức của Kitô giáo bắt nguồn từ Kinh Thánh.
Vua Thánh David đã tuyên xưng lòng tin yêu khiêm nhượng qua cung cách qùy gối trước Đấng Tạo Hóa:“ Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục, quỳ trước tôn nhan CHÚA là Đấng dựng nên ta.” ( Tv 95,6)
Vua Salomon đã biểu lộ tâm tình tạ ơn cùng lòng khiêm nhượng trước Thiên Chúa Giavê với cung cách qùi gối :“ Rồi vua Sa-lô-môn đứng trước bàn thờ ĐỨC CHÚA, trước toàn thể cộng đồng Ít-ra-en và giang tay ra. Vua đã làm một cái bục bằng đồng đặt ở giữa sân; bục dài hai thước rưỡi, rộng hai thước rưỡi, cao một thước rưỡi. Vua đứng trên đó, rồi quỳ gối xuống. Trước toàn thể cộng đồng Ít-ra-en, vua giơ tay lên trời.” ( 2 Biên niên sử 6,12-14).
Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, trong cơn thống khổ trước giờ phút hy sinh chịu tử nạn, nơi vườn Gethsemany đã qùi gối phủ phục xuống nền đất cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. ( Mt 26, 39)
Hàng năm vào ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô, khi đọc kinh Tin Kính tới câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng trinh nữa Maria, và đã làm người.” mọi người trong thánh đường qùi gối tôn kính thờ lạy mầu nhiệm Con Thiên Chúa xuống thế làm người.
Cũnng hằng năm vào ngày thứ Sáu tuần thánh, bài thương khó Chúa Giêsu Kitô được đọc hay hát, khi đến đoạn “ Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.”, mọi người trong thánh đường qùi gối giữ thinh lặng kính thờ mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô hy sinh chịu chết trên thập gía mang lại ơn cứu độ cho linh hồn con người. Và sau đó thập gía Chúa Giêsu Kitô được long trọng rước lên trước cung thánh bàn thờ cho mọi người tôn kính thờ lạy.
Trước thập giá Chúa Giêsu Kitô, người tín hữu bái qùi gối xuống để tỏ lòng tôn kính phượng thờ Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện hy sinh chấp nhận chết trên cây thậy gía đền tội thay cho con người. Cây thập gía Chúa Giêsu Kitô vì thế đã trở nên cây mang lại niềm hy vọng sự sống ơn cứu chuộc cho phần rỗi linh hồn con người thoát khỏi hình phạt tội lỗi.
“Vào ngày thứ sáu tuần thánh, ngày tưởng niệm Chúa Giêsu Kitô năm xưa bị đóng đinh treo trên thập gía. Cung cách tôn kính bái qùy gối trước cây thập gía Chúa Giêsu Kitô diễn tả tâm tình xúc động vì tội lỗi của con người chúng ta, nên Ngài đã bị chết trên đó.
Chúng ta bái qùy gối hay phủ phục mình trước cây thập gía Chúa Giêsu Kitô nói lên cung cách cùng tham dự chia sẻ vào sự xúc động, cùng sự hạ mình sâu thẳm của Ngài trong cơn đau khổ khốn khó.
Cung cách qùi bái gối phủ phục của chúng ta như thế nói lên tâm tình chúng ta là ai và đứng ở vị trí chỗ nào: bị ngã xuống nằm xuống, nhưng chỉ có Ngài mới có thể vực dậy đứng lên.
Cung cách qùi bái gối phủ phục của chúng ta như thế, như chính Chúa Giêsu Kitô trong vườn Gethsemany trước mầu nhiệm của sức mạnh Thiên Chúa đã thực hiện, giúp cho hiểu ra rằng, cây thập gía Chúa Giêsu Kitô là bụi gai cháy trong sa mạc thời Mose. Ở nơi chốn đó ngọn lửa tình yêu của Thiên Chúa cháy bừng lên mà không thiêu hủy bụi gai cùng các cây cỏ chung quanh.” ( Joseph Kardinal Ratzinger, Der Geist der Liturgie, eine Einfuehrung, Herder Verlag Freiburg i. Br. 2000, trang 161).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người tín hữu Công Giáo khi đến thánh đường đọc kinh cầu nguyện dâng thánh lễ có tập tục đạo đức bái qùi gối trước bàn thờ Thiên Chúa.
Cung cách bái qùi gối như vậy diễn tả hình ảnh gì về đức tin?
Trong nền văn hóa dân gian ngày xưa thời cổ, người Hy lạp cũng như người Roma chối bỏ, không chấp nhận việc bái qùi gối trước cả các vị Thần Linh, mà họ tôn thờ.
Họ cho rằng cung cách bái qùi gối không phù hợp, không xứng đáng, làm mất gía trị con người. Nó ngược lại với lối nếp sống của người sống tự do. Cung cách này nói lên tình trạng còn mọi rợ bán khai không văn minh.
Những nhà thông thái như Plutarch và Theophrast cho rằng cung cách bái qùi gối mang biểu tượng về sự mê tín dị đoan. Cả nhà hiền triết lỗi lạc Aristoteles của Hylạp cũng cho việc bái qùi gối thuộc về phong thái lối sống của người bán khai không có văn hóa.
Nhưng cử chỉ bái qùi gối, hay cả phủ phục mình trước Thiên Chúa, Đấng cao cả toàn năng của người Do Thái cũng như người Kitô hữu lại diễn tả tâm tình sâu thẳm lòng tin yêu, lòng khiêm nhượng.
Điều này không là lối sống cách thức việc hội nhập văn hóa. Nhưng ngược lại đó là đặc điểm nếp sống đạo đức của Kitô giáo bắt nguồn từ Kinh Thánh.
Vua Thánh David đã tuyên xưng lòng tin yêu khiêm nhượng qua cung cách qùy gối trước Đấng Tạo Hóa:“ Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục, quỳ trước tôn nhan CHÚA là Đấng dựng nên ta.” ( Tv 95,6)
Vua Salomon đã biểu lộ tâm tình tạ ơn cùng lòng khiêm nhượng trước Thiên Chúa Giavê với cung cách qùi gối :“ Rồi vua Sa-lô-môn đứng trước bàn thờ ĐỨC CHÚA, trước toàn thể cộng đồng Ít-ra-en và giang tay ra. Vua đã làm một cái bục bằng đồng đặt ở giữa sân; bục dài hai thước rưỡi, rộng hai thước rưỡi, cao một thước rưỡi. Vua đứng trên đó, rồi quỳ gối xuống. Trước toàn thể cộng đồng Ít-ra-en, vua giơ tay lên trời.” ( 2 Biên niên sử 6,12-14).
Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, trong cơn thống khổ trước giờ phút hy sinh chịu tử nạn, nơi vườn Gethsemany đã qùi gối phủ phục xuống nền đất cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. ( Mt 26, 39)
Hàng năm vào ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô, khi đọc kinh Tin Kính tới câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng trinh nữa Maria, và đã làm người.” mọi người trong thánh đường qùi gối tôn kính thờ lạy mầu nhiệm Con Thiên Chúa xuống thế làm người.
Cũnng hằng năm vào ngày thứ Sáu tuần thánh, bài thương khó Chúa Giêsu Kitô được đọc hay hát, khi đến đoạn “ Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.”, mọi người trong thánh đường qùi gối giữ thinh lặng kính thờ mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô hy sinh chịu chết trên thập gía mang lại ơn cứu độ cho linh hồn con người. Và sau đó thập gía Chúa Giêsu Kitô được long trọng rước lên trước cung thánh bàn thờ cho mọi người tôn kính thờ lạy.
Trước thập giá Chúa Giêsu Kitô, người tín hữu bái qùi gối xuống để tỏ lòng tôn kính phượng thờ Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện hy sinh chấp nhận chết trên cây thậy gía đền tội thay cho con người. Cây thập gía Chúa Giêsu Kitô vì thế đã trở nên cây mang lại niềm hy vọng sự sống ơn cứu chuộc cho phần rỗi linh hồn con người thoát khỏi hình phạt tội lỗi.
“Vào ngày thứ sáu tuần thánh, ngày tưởng niệm Chúa Giêsu Kitô năm xưa bị đóng đinh treo trên thập gía. Cung cách tôn kính bái qùy gối trước cây thập gía Chúa Giêsu Kitô diễn tả tâm tình xúc động vì tội lỗi của con người chúng ta, nên Ngài đã bị chết trên đó.
Chúng ta bái qùy gối hay phủ phục mình trước cây thập gía Chúa Giêsu Kitô nói lên cung cách cùng tham dự chia sẻ vào sự xúc động, cùng sự hạ mình sâu thẳm của Ngài trong cơn đau khổ khốn khó.
Cung cách qùi bái gối phủ phục của chúng ta như thế nói lên tâm tình chúng ta là ai và đứng ở vị trí chỗ nào: bị ngã xuống nằm xuống, nhưng chỉ có Ngài mới có thể vực dậy đứng lên.
Cung cách qùi bái gối phủ phục của chúng ta như thế, như chính Chúa Giêsu Kitô trong vườn Gethsemany trước mầu nhiệm của sức mạnh Thiên Chúa đã thực hiện, giúp cho hiểu ra rằng, cây thập gía Chúa Giêsu Kitô là bụi gai cháy trong sa mạc thời Mose. Ở nơi chốn đó ngọn lửa tình yêu của Thiên Chúa cháy bừng lên mà không thiêu hủy bụi gai cùng các cây cỏ chung quanh.” ( Joseph Kardinal Ratzinger, Der Geist der Liturgie, eine Einfuehrung, Herder Verlag Freiburg i. Br. 2000, trang 161).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long