Hình ảnh rửa chân
Hằng năm vào ngày Thứ Năm tuần thánh, Hội Thánh mừng kỷ niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể (Mt 26, 26-29).Trong bữa ăn tiệc ly lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ của mình tại bàn ăn. (Ga 13, 1-15).
Đâu là sứ điệp hình ảnh rửa chân?
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa đã cúi mình rửa chân cho các môn đệ, một cử chỉ truyền đi hình ảnh rất ấn tượng sâu sắc về tính cách sống lòng khiêm nhượng của người phục vụ.
Cử chỉ rửa chân thời Chúa Giêsu mang nhiều ý nghĩa. Đó là cung cách giữ vệ sinh trước bữa ăn. Nhưng cũng nói lên cung cách lịch sự lòng tôn trọng hiếu khách. Rửa chân dĩ nhiên là việc thấp hèn. Chủ nhà không làm công việc này, nhưng những người (đầy tớ) giúp việc làm công việc này.
Cung cách rửa chân của Chúa Giêsu Kitô còn ẩn chứa dấu hiệu tiên tri nữa: Chúa Giêsu, là thầy và Chúa, rửa chân, lau chân cho các môn đệ học trò mình. Tất nhiên Ngài làm việc này theo lòng tự nguyện.
Và cung cách rửa chân tự nguyện của Ngài đồng thời diễn tả sứ điệp tâm tình sâu thẳm: dấu chỉ tình yêu cho nhau, lối sống hy sinh dấn phục vụ lẫn nhau, như chính ngài đã nói về sứ mạng của mình: “ Con Người ( Chúa Giêsu)đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”( Mc 10,45).
Theo gương đó Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh đã đi rửa chân cho anh chị em trong trại tù, cho cả các người phụ nữ, cho cả người tỵ nạn không phải Công Giáo nữa. Qua cử chỉ khiêm nhượng mang dấu ấn phục vụ kính trọng như thế, Đức Giáo Hoàng muốn gửi đi sứ điệp, như ngài có lần đã tâm sự: Ai muốn là người đứng đầu, phải phục vụ người khác!
Cha mẹ nào, nhất là người mẹ, luôn hằng ngày rửa chân, lau khô chân cho con mình, từ lúc chúng chào đời cho tới khi khôn lớn tự làm việc này lấy được.
Em bé, bạn trẻ lúc còn nhỏ có nhu cầu được tắm rửa, được rửa chân cho sạch sẽ vệ sinh, cho sức khoẻ thể xác cũng như tinh thần tâm trí được khoẻ mạnh. Người mẹ vui mừng hãnh diện làm công việc phục vụ cho nhu cầu đời sống của con mình.
Người mẹ làm công việc này vì tình yêu thương con mình. Đó không chỉ là việc bổn phận, nhưng còn là niềm vui hạnh phúc thiên đàng cho đời sống người mẹ.
Người con có niềm vui hạnh phúc, vì được mẹ yêu thương qua cung cách phục săn sóc cho nhu cầu đời sống của mình.
Và qua cung cách tình yêu thương của mẹ, em bé bạn trẻ với thời gian học hỏi nhận ra gía trị qúy báu cao cả của cung cách phục vụ, mà mẹ đã làm cho mình.
Cử chỉ rửa chân của Chúa Giêsu, của một người hầu hạ, truyền đi hình ảnh tích cực: cung cách uy quyền về tình yêu thương.
Cung cách uy quyền tình yêu thương này không bắt người khác phải qùy xuống, phải hạ thấp mình xuống. Nhưng chính người làm đầu là người chót sau cùng, là người hạ thấp mình xuống phục vụ hầu hạ người khác. Như Chúa Giêsu đã tâm tình cắt nghĩa“ Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con".
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày Thứ Năm tuần thánh, Hội Thánh mừng kỷ niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể (Mt 26, 26-29).Trong bữa ăn tiệc ly lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ của mình tại bàn ăn. (Ga 13, 1-15).
Đâu là sứ điệp hình ảnh rửa chân?
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa đã cúi mình rửa chân cho các môn đệ, một cử chỉ truyền đi hình ảnh rất ấn tượng sâu sắc về tính cách sống lòng khiêm nhượng của người phục vụ.
Cử chỉ rửa chân thời Chúa Giêsu mang nhiều ý nghĩa. Đó là cung cách giữ vệ sinh trước bữa ăn. Nhưng cũng nói lên cung cách lịch sự lòng tôn trọng hiếu khách. Rửa chân dĩ nhiên là việc thấp hèn. Chủ nhà không làm công việc này, nhưng những người (đầy tớ) giúp việc làm công việc này.
Cung cách rửa chân của Chúa Giêsu Kitô còn ẩn chứa dấu hiệu tiên tri nữa: Chúa Giêsu, là thầy và Chúa, rửa chân, lau chân cho các môn đệ học trò mình. Tất nhiên Ngài làm việc này theo lòng tự nguyện.
Và cung cách rửa chân tự nguyện của Ngài đồng thời diễn tả sứ điệp tâm tình sâu thẳm: dấu chỉ tình yêu cho nhau, lối sống hy sinh dấn phục vụ lẫn nhau, như chính ngài đã nói về sứ mạng của mình: “ Con Người ( Chúa Giêsu)đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”( Mc 10,45).
Theo gương đó Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh đã đi rửa chân cho anh chị em trong trại tù, cho cả các người phụ nữ, cho cả người tỵ nạn không phải Công Giáo nữa. Qua cử chỉ khiêm nhượng mang dấu ấn phục vụ kính trọng như thế, Đức Giáo Hoàng muốn gửi đi sứ điệp, như ngài có lần đã tâm sự: Ai muốn là người đứng đầu, phải phục vụ người khác!
Cha mẹ nào, nhất là người mẹ, luôn hằng ngày rửa chân, lau khô chân cho con mình, từ lúc chúng chào đời cho tới khi khôn lớn tự làm việc này lấy được.
Em bé, bạn trẻ lúc còn nhỏ có nhu cầu được tắm rửa, được rửa chân cho sạch sẽ vệ sinh, cho sức khoẻ thể xác cũng như tinh thần tâm trí được khoẻ mạnh. Người mẹ vui mừng hãnh diện làm công việc phục vụ cho nhu cầu đời sống của con mình.
Người mẹ làm công việc này vì tình yêu thương con mình. Đó không chỉ là việc bổn phận, nhưng còn là niềm vui hạnh phúc thiên đàng cho đời sống người mẹ.
Người con có niềm vui hạnh phúc, vì được mẹ yêu thương qua cung cách phục săn sóc cho nhu cầu đời sống của mình.
Và qua cung cách tình yêu thương của mẹ, em bé bạn trẻ với thời gian học hỏi nhận ra gía trị qúy báu cao cả của cung cách phục vụ, mà mẹ đã làm cho mình.
Cử chỉ rửa chân của Chúa Giêsu, của một người hầu hạ, truyền đi hình ảnh tích cực: cung cách uy quyền về tình yêu thương.
Cung cách uy quyền tình yêu thương này không bắt người khác phải qùy xuống, phải hạ thấp mình xuống. Nhưng chính người làm đầu là người chót sau cùng, là người hạ thấp mình xuống phục vụ hầu hạ người khác. Như Chúa Giêsu đã tâm tình cắt nghĩa“ Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con".
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long