Hình ảnh biến cố sau cùng đời Chúa Giêsu
Hằng năm vào Chúa nhật đầu tuần thánh, ngày lễ Lá, có tập tục lễ nghi phụng vụ rước Lá, nơi các thánh đường.
Lễ nghi phụng vụ này có nền tảng trong kinh thánh do Thánh sử Matheo ( 21,1-11, Marco ( 11,1-11), và Gioan ( 12,12-15) viết phúc âm Chúa Giêsu Kitô tường thuật lại.
Từ giữa thế kỷ 9. sau Chúa giáng sinh tập tục phụng vụ đạo đức này bắt đầu ở Jerusalem nơi các cộng đòan đầu tiên rồi dần lan rộng trong toàn Giáo Hội Công Giáo.
Trong ngày này nhắc nhớ lại kỷ niệm những biến cố Chúa Giêsu ngày xưa trước khi dấn thân chịu khổ hình chết trên thập gía, đi vào thành Jerusalem được dân chúng nồng nhiệt tung hô vạn tuế:” Hosianna”( Mt 211-11), nhưng sau đó lại bị chính dân chúng kêu la lên án” đóng đinh nó vào thập gía!” (Mt 26, 14 - 27, 66. Những lời trái nghịch nhau này được long trọng đọc lên trong thánh lễ ngày lễ Lá.
Hai biến cố với hai lời trái nghịch nhau này nhắc nhớ hình ảnh gì cho đời sống đức tin đạo giáo?
Hai bài phúc âm tường thuật về hai biến cố trái ngược nhau vẽ lên hai hình ảnh ánh sáng có cành lá lời tung hô chào mừng “Hosianna!”, và bóng tối với lời nhục mạ kết án số phận “đóng đinh vào thập gía!”.
Con đường đời sống của Chúa Giêsu Kitô trên trần gian là con đường thập gía, con đường bóng tối sự đau khổ sự chết bao phủ.
Trên con đường thập gía bóng tối âm u có những khuôn mặt cùng tích cực góp phần tham gia vào. Đó là Juda Iscariot, người phản bội bán Chúa Giêsu, thầy mình
những khách qua đường bị lôi kéo vào la ó phản đối Chúa Giêsu,
những quân lính nhục mạ người tù tội Giesu,
quan tổng trấn Pilatus, người đã nhượng bộ, chạy trốn trách nhiệm để mặc cho Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh vào thập gía,
Ông Phero đã công khai chối Chúa Giêsu ba lần,
và các môn đệ của chính Chúa Giêsu đã bỏ trốn khi thấy Chúa Giêsu thầy mình bị bắt đem đi xử án.
Nhưng con đường cuộc đời Chúa Giêsu Kitô trên trần gian dẫu vậy cũng vẫn có ánh sáng tỏa chiếu nơi bóng tối bao phủ. Đó là những khuôn mặt giữ lòng trung tín với Chúa Giêsu, dù hoàn cảnh con đường của Chúa Giêsu có nguy hiểm đau khổ:
Maria, người mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu ngày xưa trên trần gian, cùng chịu đựng đau khổ hằng theo sát bên con mình cho tới giờ phút cuối cùng con mình chết trên thập gía.
Ông Gioan, người môn đệ duy nhất đã cùng với mẹ Maria đứng dưới chân thập gía Chúa Giêsu,
những người phụ nữ đã cùng thương cảm tuôn đổ những dòng nước mắt than khóc đi theo lúc Chúa Giêsu vác thập gía chịu khổ hình,
bà Veronica, người phụ nữ thần thoại bỗng xuất hiện đã can đảm, vì lòng thương cảm trắc ẩn, chen lướt rẽ đám đông quân lính đến trao tấm khăn cho Chúa Giêsu lau khô dòng giọt máu và mồ hôi đang tuôn chẩy trên khuôn mặt,
Ông Simon Syrene, người đi đường bị bắt cùng vác nâng đỡ cây thập tự nặng nề cho Chúa Giêsu,
và giờ sau cùng trên thập gía bỗng còn có thêm ông Giuse Arimathia, Ông Nicodemo cùng đến hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía, tẩm liệm và mang đi an táng trong mộ huyệt.
Kỷ niệm biến cố con đường đời sống sau cùng của Chúa Giêsu với những đau khổ buồn tủi. Nhưng có gía trị mang đến ân đức chúc lành thần thánh ơn cứu chuộc cho con người trần gian.
Những khuôn mặt sống trung thành có lòng can đảm thương cảm với Chúa Giêsu trên con đường đau khổ của Ngài là mẫu gương hình ảnh sống động nhắc nhớ đến cung cách nếp sống nhân đức ngay chính tốt lành với tình yêu Thiên Chúa,
với những người gặp hoàn cảnh đau khổ trong xã hội,
và với những nghịch cảnh hoạn nạn luôn hằng xảy ra xưa nay trong dòng lịch sử đời sống vũ trụ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào Chúa nhật đầu tuần thánh, ngày lễ Lá, có tập tục lễ nghi phụng vụ rước Lá, nơi các thánh đường.
Lễ nghi phụng vụ này có nền tảng trong kinh thánh do Thánh sử Matheo ( 21,1-11, Marco ( 11,1-11), và Gioan ( 12,12-15) viết phúc âm Chúa Giêsu Kitô tường thuật lại.
Từ giữa thế kỷ 9. sau Chúa giáng sinh tập tục phụng vụ đạo đức này bắt đầu ở Jerusalem nơi các cộng đòan đầu tiên rồi dần lan rộng trong toàn Giáo Hội Công Giáo.
Trong ngày này nhắc nhớ lại kỷ niệm những biến cố Chúa Giêsu ngày xưa trước khi dấn thân chịu khổ hình chết trên thập gía, đi vào thành Jerusalem được dân chúng nồng nhiệt tung hô vạn tuế:” Hosianna”( Mt 211-11), nhưng sau đó lại bị chính dân chúng kêu la lên án” đóng đinh nó vào thập gía!” (Mt 26, 14 - 27, 66. Những lời trái nghịch nhau này được long trọng đọc lên trong thánh lễ ngày lễ Lá.
Hai biến cố với hai lời trái nghịch nhau này nhắc nhớ hình ảnh gì cho đời sống đức tin đạo giáo?
Hai bài phúc âm tường thuật về hai biến cố trái ngược nhau vẽ lên hai hình ảnh ánh sáng có cành lá lời tung hô chào mừng “Hosianna!”, và bóng tối với lời nhục mạ kết án số phận “đóng đinh vào thập gía!”.
Con đường đời sống của Chúa Giêsu Kitô trên trần gian là con đường thập gía, con đường bóng tối sự đau khổ sự chết bao phủ.
Trên con đường thập gía bóng tối âm u có những khuôn mặt cùng tích cực góp phần tham gia vào. Đó là Juda Iscariot, người phản bội bán Chúa Giêsu, thầy mình
những khách qua đường bị lôi kéo vào la ó phản đối Chúa Giêsu,
những quân lính nhục mạ người tù tội Giesu,
quan tổng trấn Pilatus, người đã nhượng bộ, chạy trốn trách nhiệm để mặc cho Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh vào thập gía,
Ông Phero đã công khai chối Chúa Giêsu ba lần,
và các môn đệ của chính Chúa Giêsu đã bỏ trốn khi thấy Chúa Giêsu thầy mình bị bắt đem đi xử án.
Nhưng con đường cuộc đời Chúa Giêsu Kitô trên trần gian dẫu vậy cũng vẫn có ánh sáng tỏa chiếu nơi bóng tối bao phủ. Đó là những khuôn mặt giữ lòng trung tín với Chúa Giêsu, dù hoàn cảnh con đường của Chúa Giêsu có nguy hiểm đau khổ:
Maria, người mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng Chúa Giêsu ngày xưa trên trần gian, cùng chịu đựng đau khổ hằng theo sát bên con mình cho tới giờ phút cuối cùng con mình chết trên thập gía.
Ông Gioan, người môn đệ duy nhất đã cùng với mẹ Maria đứng dưới chân thập gía Chúa Giêsu,
những người phụ nữ đã cùng thương cảm tuôn đổ những dòng nước mắt than khóc đi theo lúc Chúa Giêsu vác thập gía chịu khổ hình,
bà Veronica, người phụ nữ thần thoại bỗng xuất hiện đã can đảm, vì lòng thương cảm trắc ẩn, chen lướt rẽ đám đông quân lính đến trao tấm khăn cho Chúa Giêsu lau khô dòng giọt máu và mồ hôi đang tuôn chẩy trên khuôn mặt,
Ông Simon Syrene, người đi đường bị bắt cùng vác nâng đỡ cây thập tự nặng nề cho Chúa Giêsu,
và giờ sau cùng trên thập gía bỗng còn có thêm ông Giuse Arimathia, Ông Nicodemo cùng đến hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía, tẩm liệm và mang đi an táng trong mộ huyệt.
Kỷ niệm biến cố con đường đời sống sau cùng của Chúa Giêsu với những đau khổ buồn tủi. Nhưng có gía trị mang đến ân đức chúc lành thần thánh ơn cứu chuộc cho con người trần gian.
Những khuôn mặt sống trung thành có lòng can đảm thương cảm với Chúa Giêsu trên con đường đau khổ của Ngài là mẫu gương hình ảnh sống động nhắc nhớ đến cung cách nếp sống nhân đức ngay chính tốt lành với tình yêu Thiên Chúa,
với những người gặp hoàn cảnh đau khổ trong xã hội,
và với những nghịch cảnh hoạn nạn luôn hằng xảy ra xưa nay trong dòng lịch sử đời sống vũ trụ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long