Giải đáp câu hỏi: Toà Thánh có cấm cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh không?
Hôm thứ sáu 16-7-2021, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra sắc lệnh, ngược lại với hai vị tiền nhiệm là JP II và Benoit XVI, “cấm cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh!” Như vậy những bài Bình Ca (Grégorien) tiếng La Tinh từ mười mấy thế kỷ nay có được hát nữa không? Trong khi tại nhà thờ xứ Givisiez, chỗ con ở luôn luôn hát những bộ lễ bằng tiếng La Tinh trong những dịp Lễ Trọng.
Con còn được biết những tác giả nhạc sĩ muốn viết Thánh Ca, phải học lịch sử Nhạc Grégorien trước đã. Dĩ nhiên ĐGH chỉ nói: cấm làm lễ bằng tiếng La Tinh chứ không nói cấm hát. Nhưng theo con nghĩ, đã ra lệnh cấm nói tiếng La Tinh thì như gián tiếp cấm hát thôi.
ĐÁP: ĐGH Phanxicô không cấm làm lễ và hát bằng tiếng la tinh vì tiếng la tinh vẫn được coi là tiếng chính thức của Giáo Hội. Nhưng ngài chỉ hạn chế việc cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ trước cuộc cải tổ phụng vụ của công đồng chung Vatican 2.
Thánh lễ theo nghi thức cũ
Sau Công đồng Vatican 2 với cuộc cải tổ về phụng vụ, năm 1970, Thánh Phaolô VI Giáo Hoàng đã cho công bố Sách Lễ theo nghi thức được canh tân, dùng tiếng địa phương, để thay thế cho sách lễ theo nghi thức có từ thời Công đồng chung Trento năm 1570 và ấn bản cuối vào năm 1962 do Thánh Gioan XXIII công bố bằng tiếng la tinh. Tuy có sự đổi mới này, nhưng nhiều người vẫn còn gắn bó với nghi thức cũ, đặc biệt là Huynh đoàn Thánh Piô 10 do Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre thành lập năm 1970. Năm 2007, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ban hành Tự sắc “Summorum Pontificum” (Các vị Giáo Hoàng) cho phép cử hành thánh lễ theo nghi thức tiền Công Đồng, và coi đây là 2 hình thức: thông thường (Nghi thức mới) và ngoại thường (Nghi thức trước Công đồng) của cùng nghi lễ Roma để cử hành thánh lễ.
ĐTC Phanxicô giới hạn việc cử hành thánh lễ la tinh nghi thức cũ
Hôm 16-7-2021, ĐTC Phanxicô đã cho công bố tự sắc mới của ngài giới hạn việc cử hành thánh lễ tiếng la tinh theo nghi thức tiền Công đồng chung Vatican 2.
Tự sắc mang tựa đề ”Traditionis custodes” (Những người gìn giữ Truyền Thống) qua đó ngài đặt ra nhiều giới hạn, nhất là qui định việc ban phép cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ là điều tùy thuộc các GM địa phương. Đối với những nhóm gắn bó với phụng vụ cũ, họ phải xin phép ĐGM giáo phận và không được cử hành thánh lễ cũ trong các nhà thờ giáo xứ. Đức GM sẽ xác định nhà thờ và những ngày cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ. Các bài đọc phải dùng tiếng địa phương, theo các bản dịch đã được các HĐGM phê chuẩn. Người cử hành lễ cũ phải là một LM được Đức GM bản quyền ủy quyền. Đức GM có nhiệm vụ kiểm chứng xem có nên duy trì việc cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ hay không, có hữu ích cho sự tăng trưởng tinh thần hay không. LM được ủy nhiệm không những chỉ quan tâm cử hành xứng đáng, nhưng còn phải để ý đến việc săn sóc mục vụ và tinh thần của các tín hữu. Đức GM đừng cho phép thành lập những nhóm mới cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ.
Những linh mục chịu chức sau khi công bố Tự sắc này mà muốn cử hành thánh lễ theo nghi thức tiền Công đồng, thì phải chính thức làm đơn xin phép Đức GM giáo phận. Vị này, trước khi cho phép, cần phải tham khảo ý kiến của Tòa Thánh.
Những linh mục cho đến nay, vẫn cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ, thì phải làm đơn xin phép Đức GM giáo phận để có thể tiếp tục cử hành thánh lễ như vậy.
Ngoài ra, những dòng tu và tu đoàn tông đồ, theo nghi thức cũ, trước đây thuộc ủy ban Tòa Thánh “Ecclesia Dei” (Giáo Hội của Thiên Chúa), nay phải thuộc thẩm quyền của Bộ các dòng tu. Bộ Phụng tự và Bộ tu sĩ sẽ canh chừng về việc tuân giữ các qui luật mới trong Tự Sắc này.
Trong thư gửi các GM trên thế giới, ĐTC Phanxicô cũng cho biết lý do khiến ngài ban hành tự sắc mới giới hạn việc cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ là vì “ngày càng hiển nhiên trong lời nói và thái độ của nhiều người theo truyền thống cũ trong việc cử hành phụng vụ trái ngược với tình hiệp thông Giáo Hội, nuôi dưỡng sự thúc đẩy chia rẽ… ”Chính vì để bảo vệ sự hiệp nhất của Thân Mình Chúa Kitô mà tôi buộc lòng phải thu hồi năng quyền cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ mà các Vị Tiền Nhiệm của tôi đã ban”.
• Qua những điều trên đây, chúng ta thấy ĐTC Phanxicô không hề cấm làm lễ bằng tiếng la tinh, vì Sách Lễ hiện được sử dụng hầu hết các nơi trong Giáo Hội Công Giáo la tinh có bản mẫu là tiếng la tinh, nay là Ấn bản mẫu thứ 3, và các Sách lễ bằng tiếng địa phương phải dịch từ ấn bản mẫu này. ĐTC thỉnh thoảng vẫn cử hành thánh lễ bằng tiếng la tinh theo sách lễ này. Ngài không hề cấm các thánh ca la tinh vẫn được hát theo truyền thống Giáo Hội.
• Lý do khiến ĐTC Phanxicô hạn chế là để tránh sự chia rẽ. Có những người lợi dụng việc cho phép cử hành thánh lễ theo sách lễ và nghi thức tiền Công đồng Vatican 2 để không chấp nhận Công đồng này và quả quyết chỉ có thánh lễ theo nghi thức cũ là hữu hiệu và có giá trị. Bởi vậy, nếu không có nguy hiểm đó, thì Đức GM địa phương có quyền cho phép cử hành thánh lễ theo nghi thức và sách lễ tiền Công đồng Vatican 2.
Thực tế là nhiều GM giáo phận ở Mỹ, Pháp, Úc vẫn cho phép cử hành lễ theo nghi thức cũ trong giáo phận của các vị, vì thấy không có nguy cơ chia rẽ. Ví dụ, hôm 17-7-2021, tức là ngay hôm sau Tự sắc của ĐTC Phanxicô, Đức TGM Salvatore Cordileone, của tổng giáo phận San Francisco, Hoa Kỳ, nói với hãng tin CNA rằng ”thánh lễ la tinh truyền thống sẽ được tiếp tục trong giáo phận này và đáp ứng những nhu cầu và ước muốn hợp pháp của các tín hữu”.
Đức cha José Gomez, TGM Los Angeles, Chủ tịch HĐGM Mỹ nói rằng: ”Tôi hài lòng đón nhận ý muốn của ĐTC thăng tiến sự hiệp nhất giữa các tín hữu Công Giáo cử hành nghi thức thánh lễ Roma. Trong khi các qui luật mới này được thi hành, tôi khuyến khích các anh em GM của tôi hãy kỹ lưỡng, kiên nhẫn làm việc với nhau trong tinh thần công lý và bác ái để cùng nhau thăng tiến một sự canh tân thánh lễ tại đất nước chúng ta”.
• Hoặc HĐGM Pháp ra thông cáo ngày 17-7-2021 bày tỏ lòng quí mến đối các tín hữu quen dự thánh lễ theo nghi thức cũ tiền công đồng và nói rằng: ”Các GM Pháp muốn bày tỏ với các tín hữu thường cử hành theo sách lễ của Thánh Gioan XXIII và các vị mục tử của họ, sự quan tâm, lòng quí chuộng của các GM đối với lòng nhiệt thành của các tín hữu ấy, cũng như quyết tâm của họ cùng nhau theo đuổi sứ mạng, trong tình hiệp thông của Giáo Hội và theo các qui luật hiện hành.
Mỗi GM sẽ quan tâm đáp ứng những thách đố được ĐTC mô tả để thi hành trách nhiệm được nhắc nhở cho các vị trong công lý, bác ái và săn sóc tất cả và từng người, việc phục vụ Phụng vụ và sự hiệp nhất của Giáo Hội. Điều này được tiến hành qua đối thoại và đòi có thời gian.
Tại Mỹ có 657 nơi cử hành thánh lễ nghi thức cũ, so với 199 nơi tại Pháp. Tại phần lớn các nước Phi, Á và Mỹ la tinh, vấn đề lễ la tinh không được đặt ra.
• Ngày 21-7-2021, Đức Cha Anthony Fisher, TGM Sydney là giáo phận lớn nhất tại Australia, cho phép cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ, theo sách lễ công bố năm 1962, trong khi chờ đợi ngài tìm giải pháp dài hạn cho vấn đề này. Thư của Đức TGM Sydney cũng nhắc lại rằng có 24 Giáo Hội Công Giáo trên thế giới hiệp nhất trọn vẹn với ĐGH, và trong số này họ cử hành phụng vụ theo 6 truyền thống khác nhau. Trong nghi Lễ la tinh, là nghi lễ đông đảo nhất, cũng có nhiều truyền thống khác nhau, kể cả một Giám hạt do ĐGH Biển Đức XVI thành lập để đón nhận những người trước kia thuộc Anh giáo và họ được giữ nhiều nét đặc thù của truyền thống phụng vụ Anh giáo.
(Catholicweekly.com 22-7-2021).
Lm Bình An
Trích báo Mục Vụ, Thụy Sĩ, số tháng 9/2021
Hôm thứ sáu 16-7-2021, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra sắc lệnh, ngược lại với hai vị tiền nhiệm là JP II và Benoit XVI, “cấm cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh!” Như vậy những bài Bình Ca (Grégorien) tiếng La Tinh từ mười mấy thế kỷ nay có được hát nữa không? Trong khi tại nhà thờ xứ Givisiez, chỗ con ở luôn luôn hát những bộ lễ bằng tiếng La Tinh trong những dịp Lễ Trọng.
Con còn được biết những tác giả nhạc sĩ muốn viết Thánh Ca, phải học lịch sử Nhạc Grégorien trước đã. Dĩ nhiên ĐGH chỉ nói: cấm làm lễ bằng tiếng La Tinh chứ không nói cấm hát. Nhưng theo con nghĩ, đã ra lệnh cấm nói tiếng La Tinh thì như gián tiếp cấm hát thôi.
ĐÁP: ĐGH Phanxicô không cấm làm lễ và hát bằng tiếng la tinh vì tiếng la tinh vẫn được coi là tiếng chính thức của Giáo Hội. Nhưng ngài chỉ hạn chế việc cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ trước cuộc cải tổ phụng vụ của công đồng chung Vatican 2.
Thánh lễ theo nghi thức cũ
Sau Công đồng Vatican 2 với cuộc cải tổ về phụng vụ, năm 1970, Thánh Phaolô VI Giáo Hoàng đã cho công bố Sách Lễ theo nghi thức được canh tân, dùng tiếng địa phương, để thay thế cho sách lễ theo nghi thức có từ thời Công đồng chung Trento năm 1570 và ấn bản cuối vào năm 1962 do Thánh Gioan XXIII công bố bằng tiếng la tinh. Tuy có sự đổi mới này, nhưng nhiều người vẫn còn gắn bó với nghi thức cũ, đặc biệt là Huynh đoàn Thánh Piô 10 do Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre thành lập năm 1970. Năm 2007, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ban hành Tự sắc “Summorum Pontificum” (Các vị Giáo Hoàng) cho phép cử hành thánh lễ theo nghi thức tiền Công Đồng, và coi đây là 2 hình thức: thông thường (Nghi thức mới) và ngoại thường (Nghi thức trước Công đồng) của cùng nghi lễ Roma để cử hành thánh lễ.
ĐTC Phanxicô giới hạn việc cử hành thánh lễ la tinh nghi thức cũ
Hôm 16-7-2021, ĐTC Phanxicô đã cho công bố tự sắc mới của ngài giới hạn việc cử hành thánh lễ tiếng la tinh theo nghi thức tiền Công đồng chung Vatican 2.
Tự sắc mang tựa đề ”Traditionis custodes” (Những người gìn giữ Truyền Thống) qua đó ngài đặt ra nhiều giới hạn, nhất là qui định việc ban phép cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ là điều tùy thuộc các GM địa phương. Đối với những nhóm gắn bó với phụng vụ cũ, họ phải xin phép ĐGM giáo phận và không được cử hành thánh lễ cũ trong các nhà thờ giáo xứ. Đức GM sẽ xác định nhà thờ và những ngày cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ. Các bài đọc phải dùng tiếng địa phương, theo các bản dịch đã được các HĐGM phê chuẩn. Người cử hành lễ cũ phải là một LM được Đức GM bản quyền ủy quyền. Đức GM có nhiệm vụ kiểm chứng xem có nên duy trì việc cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ hay không, có hữu ích cho sự tăng trưởng tinh thần hay không. LM được ủy nhiệm không những chỉ quan tâm cử hành xứng đáng, nhưng còn phải để ý đến việc săn sóc mục vụ và tinh thần của các tín hữu. Đức GM đừng cho phép thành lập những nhóm mới cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ.
Những linh mục chịu chức sau khi công bố Tự sắc này mà muốn cử hành thánh lễ theo nghi thức tiền Công đồng, thì phải chính thức làm đơn xin phép Đức GM giáo phận. Vị này, trước khi cho phép, cần phải tham khảo ý kiến của Tòa Thánh.
Những linh mục cho đến nay, vẫn cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ, thì phải làm đơn xin phép Đức GM giáo phận để có thể tiếp tục cử hành thánh lễ như vậy.
Ngoài ra, những dòng tu và tu đoàn tông đồ, theo nghi thức cũ, trước đây thuộc ủy ban Tòa Thánh “Ecclesia Dei” (Giáo Hội của Thiên Chúa), nay phải thuộc thẩm quyền của Bộ các dòng tu. Bộ Phụng tự và Bộ tu sĩ sẽ canh chừng về việc tuân giữ các qui luật mới trong Tự Sắc này.
Trong thư gửi các GM trên thế giới, ĐTC Phanxicô cũng cho biết lý do khiến ngài ban hành tự sắc mới giới hạn việc cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ là vì “ngày càng hiển nhiên trong lời nói và thái độ của nhiều người theo truyền thống cũ trong việc cử hành phụng vụ trái ngược với tình hiệp thông Giáo Hội, nuôi dưỡng sự thúc đẩy chia rẽ… ”Chính vì để bảo vệ sự hiệp nhất của Thân Mình Chúa Kitô mà tôi buộc lòng phải thu hồi năng quyền cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ mà các Vị Tiền Nhiệm của tôi đã ban”.
• Qua những điều trên đây, chúng ta thấy ĐTC Phanxicô không hề cấm làm lễ bằng tiếng la tinh, vì Sách Lễ hiện được sử dụng hầu hết các nơi trong Giáo Hội Công Giáo la tinh có bản mẫu là tiếng la tinh, nay là Ấn bản mẫu thứ 3, và các Sách lễ bằng tiếng địa phương phải dịch từ ấn bản mẫu này. ĐTC thỉnh thoảng vẫn cử hành thánh lễ bằng tiếng la tinh theo sách lễ này. Ngài không hề cấm các thánh ca la tinh vẫn được hát theo truyền thống Giáo Hội.
• Lý do khiến ĐTC Phanxicô hạn chế là để tránh sự chia rẽ. Có những người lợi dụng việc cho phép cử hành thánh lễ theo sách lễ và nghi thức tiền Công đồng Vatican 2 để không chấp nhận Công đồng này và quả quyết chỉ có thánh lễ theo nghi thức cũ là hữu hiệu và có giá trị. Bởi vậy, nếu không có nguy hiểm đó, thì Đức GM địa phương có quyền cho phép cử hành thánh lễ theo nghi thức và sách lễ tiền Công đồng Vatican 2.
Thực tế là nhiều GM giáo phận ở Mỹ, Pháp, Úc vẫn cho phép cử hành lễ theo nghi thức cũ trong giáo phận của các vị, vì thấy không có nguy cơ chia rẽ. Ví dụ, hôm 17-7-2021, tức là ngay hôm sau Tự sắc của ĐTC Phanxicô, Đức TGM Salvatore Cordileone, của tổng giáo phận San Francisco, Hoa Kỳ, nói với hãng tin CNA rằng ”thánh lễ la tinh truyền thống sẽ được tiếp tục trong giáo phận này và đáp ứng những nhu cầu và ước muốn hợp pháp của các tín hữu”.
Đức cha José Gomez, TGM Los Angeles, Chủ tịch HĐGM Mỹ nói rằng: ”Tôi hài lòng đón nhận ý muốn của ĐTC thăng tiến sự hiệp nhất giữa các tín hữu Công Giáo cử hành nghi thức thánh lễ Roma. Trong khi các qui luật mới này được thi hành, tôi khuyến khích các anh em GM của tôi hãy kỹ lưỡng, kiên nhẫn làm việc với nhau trong tinh thần công lý và bác ái để cùng nhau thăng tiến một sự canh tân thánh lễ tại đất nước chúng ta”.
• Hoặc HĐGM Pháp ra thông cáo ngày 17-7-2021 bày tỏ lòng quí mến đối các tín hữu quen dự thánh lễ theo nghi thức cũ tiền công đồng và nói rằng: ”Các GM Pháp muốn bày tỏ với các tín hữu thường cử hành theo sách lễ của Thánh Gioan XXIII và các vị mục tử của họ, sự quan tâm, lòng quí chuộng của các GM đối với lòng nhiệt thành của các tín hữu ấy, cũng như quyết tâm của họ cùng nhau theo đuổi sứ mạng, trong tình hiệp thông của Giáo Hội và theo các qui luật hiện hành.
Mỗi GM sẽ quan tâm đáp ứng những thách đố được ĐTC mô tả để thi hành trách nhiệm được nhắc nhở cho các vị trong công lý, bác ái và săn sóc tất cả và từng người, việc phục vụ Phụng vụ và sự hiệp nhất của Giáo Hội. Điều này được tiến hành qua đối thoại và đòi có thời gian.
Tại Mỹ có 657 nơi cử hành thánh lễ nghi thức cũ, so với 199 nơi tại Pháp. Tại phần lớn các nước Phi, Á và Mỹ la tinh, vấn đề lễ la tinh không được đặt ra.
• Ngày 21-7-2021, Đức Cha Anthony Fisher, TGM Sydney là giáo phận lớn nhất tại Australia, cho phép cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ, theo sách lễ công bố năm 1962, trong khi chờ đợi ngài tìm giải pháp dài hạn cho vấn đề này. Thư của Đức TGM Sydney cũng nhắc lại rằng có 24 Giáo Hội Công Giáo trên thế giới hiệp nhất trọn vẹn với ĐGH, và trong số này họ cử hành phụng vụ theo 6 truyền thống khác nhau. Trong nghi Lễ la tinh, là nghi lễ đông đảo nhất, cũng có nhiều truyền thống khác nhau, kể cả một Giám hạt do ĐGH Biển Đức XVI thành lập để đón nhận những người trước kia thuộc Anh giáo và họ được giữ nhiều nét đặc thù của truyền thống phụng vụ Anh giáo.
(Catholicweekly.com 22-7-2021).
Lm Bình An
Trích báo Mục Vụ, Thụy Sĩ, số tháng 9/2021