Nguyễn Trung Tây
Cấy Trồng và Chăm Sóc (Stk 2:15)
Tất cả các loại thụ tạo kể cả con người đã được Thiên Chúa tạo dựng. Thiên Chúa thấy tất cả những gì Ngài tạo nên tốt đẹp. Ngài chúc phúc tất cả những loại thụ tạo do chính Ngài dựng nên. Vũ trụ, Trái đất, con người, và tất cả các loại thụ tạo do đó đều có giá trị trong con mắt của Thiên Chúa. Có chung một giá trị, nhưng riêng con người, họ có một vị thế khác so với vị thế của các loài thụ tạo. Vị thế này đã được chính Thiên Chúa tạo ra chỉ riêng tới và cho con người. Đó là, con người được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Gen 1:26, 27). Chưa hết, Đấng Sáng Thế còn thổi “hơi thở của đời sống” vào lỗ mũi của con người khi còn là người đất (Gen 2:7). Sau khi con người trở thành sinh vật sống, Đấng Sáng Tạo đã tạo ra khu Vườn. Rồi Ngài đặt con người vào trong khu Vườn để “cấy trồng và chăm sóc” khu Vườn, hình ảnh của Trái đất (Gen 2:15). Cấy trồng và chăm sóc chính là trách nhiệm mà Thiên Chúa trao cho con người. “Cấy trồng” để Trái đất giữ được nét nguyên vẹn đồng thời nhân lên nét đẹp phong phú của khu Vườn. “Chăm sóc” ở đây phải được hiểu trong ý nghĩa của thương yêu và tôn trọng phẩm giá của tất cả các loài thụ tạo trên Trái đất.
Trong quá khứ, nhiều người tin rằng con người là chủ nhân tuyệt đối trên mặt đất, bởi “Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’” (Gen 1:26). Cụm từ “làm bá chủ” xuất hiện một lần nữa trong câu 28 trong cùng một bối cảnh. Dựa vào Gen 1:26, 28 như một phân giải, con người đã xây dựng một xã hội hình thành trên mô hình con người là chủ nhân. Tất cả những loại thụ tạo khác kể cả Trái đất đều xoay quanh trục con người và phục vụ cho quyền lợi con người. Đây chính là mô hình “chủ nhân-đầy tớ” của thời chế độ nô lệ còn là một thực thể. Trong mô hình này, con người là chủ nhân tuyệt đối, Trái đất và các loài thụ tạo khác là đầy tớ không có tiếng nói. Trái đất trong mô hình này bị đối xử như là một đối tượng, một vật thuộc về quyền sở của con người, chứ không phải là ngược lại.
Nhưng bắt đầu từ giữa thế kỷ hai mươi, giữa những thách đố gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, Sinh thái học, một môn học mới đã xuất hiện nhằm nâng cao ý thức của nhân loại về nét linh thiêng của mọi tạo vật. Sinh thái học đồng thời cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ và những tương tác và hệ lụy song phương giữa con người với Trái đất. “Sinh thái học chú trọng…đến những mối tương quan” giữa những sinh vật trên Trái đất. Sinh thái học thúc đẩy con người phải xem xét lại cách thức mỗi cá nhân nhìn nhận và đối xử với những loài thụ tạo khác, đồng hiện hữu và cùng sinh sống trên mặt Trái đất. Dưới lăng kính của Sinh thái học, từ con ong, cái kiến cho tới bụi cỏ, rừng cây và đồi xanh, núi cao trong thiên nhiên, chúng đều có đời sống và/hoặc những vai trò đóng góp để quân bằng đời sống tự nhiên trên mặt Trái đất.
Trong bối cảnh của Cựu Ước, động từ “làm chủ” của Genesis 1:26, 28 không nằm trong bối cảnh “chủ nhân-đầy tớ,” nhưng “chủ chiên-con chiên” của Thánh Vịnh 23. Trong mối liên hệ “chủ nhân-đầy tớ,” chủ nhân là người duy nhất có tiếng nói quyết định tất cả. Đầy tớ và ngay cả mạng sống của họ cũng chỉ là phương tiện để phục vụ cho quyền lợi của chủ nhân. Nhưng trong mối quan hệ “chủ chiên-con chiên,” chủ chiên và con chiên liên hệ trong mối tương quan của chăm sóc và thương yêu. Chủ chiên không lợi dụng đoàn chiên cho lợi ích cá nhân, nhưng chăm sóc bầy chiên trên cả hai phương diện: tinh thần lẫn vật chất.
Phân tích dưới lăng kính của Sinh thái học và trong bối cảnh của Sáng Thế Ký 1-3, khi con người được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Gen 1:26, 27), nhận được “hơi thở của sự sống” từ Ngài (Gen 2:7), được đặt vào trong khu Vườn (Gen 2:15), con người được Thiên Chúa giao cho sứ vụ đại diện cho Đấng Sáng Thế để “chăm sóc” tất cả các loại thụ tạo và “cấy trồng” trong khu Vườn-Trái đất. Nói một cách khác, Thiên Chúa yêu thương tất cả các loại thụ tạo do Ngài tạo nên. Ngài chúc phúc các loài thụ tạo. Vào ngày thứ Bẩy trong tuần Sáng Thế, Ngài nghỉ ngơi. Nhưng Ngài giao lại cho con người sứ vụ “chăm sóc” và “cấy trồng” công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Bởi thế, độc giả Kinh Thánh Cựu Ước sẽ không ngạc nhiên khi nhận ra Thiên Chúa ngăn cấm không cho con người bắt gia súc và lừa làm việc vào ngày Sabbath (Exo 23:12, Deut 5:14). Vào ngày nghỉ cuối tuần, con người và súc vật đều được nghỉ ngơi như nhau. Không phải chỉ có súc vật mới được quyền nghỉ ngơi, ngay cả vườn nho, ruộng cây ôliu, và ruộng vườn canh tác cũng được nghỉ ngơi bảy năm một lần (Exo 23:11). Vào năm thứ bảy này, tất cả những gì mọc tự nhiên trong ruộng vườn đều trở thành lương thực không chỉ riêng cho chủ nhân, nhưng còn cho nhân công và ngay cả gia súc cũng như thú hoang sinh sống trong khu ruộng (Lev 25:4-7). Con người chỉ có thể ăn trái từ cây trồng đã trên 5 tuổi (Lev 19:23-25). Trong khi một chú bò đang đạp lúa, nếu chú cúi xuống ăn lúa, chủ nhân cũng không được ngăn cản hành động ăn lúa của hắn bằng cách rọ miệng của con vật lại (Deut 25:4). Con người cũng không được quyền bắt một con lừa đánh cặp với một con bò cày bừa trên đồng ruộng, bởi thể lực và hình dạng bất cân xứng của hai con vật sẽ tạo ra gánh nặng cho chú lừa hoặc cho cả hai (Deut 22:10).
Trong Kinh Thánh Tân Ước, rất nhiều lần Đức Giêsu nhắc đến tình thương của Thiên Chúa dành cho thú vật và cây cỏ trong thiên nhiên. Trong đôi mắt của Thiên Chúa, theo như Đức Giêsu, tất cả các loại thụ tạo đều có giá trị. Ngay cả 5 con chim sẻ chỉ có giá trị 2 đồng xu, nhưng không một chú chim nào sẽ bị Thiên Chúa lãng quên theo dòng thời gian (Luke 12:6). Vô giá trị là thế, nhưng không một con chim sẻ nào rớt xuống mặt đất mà Thiên Chúa lại không hề hay biết (Matt 10:29). Trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật, Đức Giêsu mặc khải cho con người biết chính Thiên Chúa là Đấng đã cung cấp lương thực cho tất cả mọi loài chim chóc trên bầu trời (Matt 6:26). Trong khi tranh luận với những nhà lãnh đạo Do Thái về luật nghỉ hưu trong ngày Sabbath, Đức Giêsu nhấn mạnh đến chi tiết bò và lừa cũng được cởi dây buộc trong ngày Sabbath để đích thân người chủ dẫn chúng tới nguồn nước giải tỏa những cơn khát (Luke 13:15). Ngài còn so sánh hình ảnh giữa con người và con bò khi cả hai rớt xuống giếng sâu trong ngày Sabbath. Với Đức Giêsu, người bố hoặc người chủ cũng sẽ sẵn sàng cứu vớt đứa con trai hay con bò ra khỏi giếng sâu ngay cả trong ngày Sabbath (Luke 14:5). Mà không phải chỉ có thú vật, ngay cả cây cỏ trong thiên nhiên cũng đều được Thiên Chúa thương yêu chăm sóc. Những cây hoa huệ, cỏ dại ngoài cánh đồng đều được chính Thiên Chúa mặc cho những bộ y phục rực rỡ đến nỗi hoàng bào của vua Salomon cũng không thể so sánh (Luke 12:27-28).
(Trích 13 Suy Tư Thần Học Kinh Thánh và Truyền Giáo)
Cấy Trồng và Chăm Sóc (Stk 2:15)
Tất cả các loại thụ tạo kể cả con người đã được Thiên Chúa tạo dựng. Thiên Chúa thấy tất cả những gì Ngài tạo nên tốt đẹp. Ngài chúc phúc tất cả những loại thụ tạo do chính Ngài dựng nên. Vũ trụ, Trái đất, con người, và tất cả các loại thụ tạo do đó đều có giá trị trong con mắt của Thiên Chúa. Có chung một giá trị, nhưng riêng con người, họ có một vị thế khác so với vị thế của các loài thụ tạo. Vị thế này đã được chính Thiên Chúa tạo ra chỉ riêng tới và cho con người. Đó là, con người được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Gen 1:26, 27). Chưa hết, Đấng Sáng Thế còn thổi “hơi thở của đời sống” vào lỗ mũi của con người khi còn là người đất (Gen 2:7). Sau khi con người trở thành sinh vật sống, Đấng Sáng Tạo đã tạo ra khu Vườn. Rồi Ngài đặt con người vào trong khu Vườn để “cấy trồng và chăm sóc” khu Vườn, hình ảnh của Trái đất (Gen 2:15). Cấy trồng và chăm sóc chính là trách nhiệm mà Thiên Chúa trao cho con người. “Cấy trồng” để Trái đất giữ được nét nguyên vẹn đồng thời nhân lên nét đẹp phong phú của khu Vườn. “Chăm sóc” ở đây phải được hiểu trong ý nghĩa của thương yêu và tôn trọng phẩm giá của tất cả các loài thụ tạo trên Trái đất.
Trong quá khứ, nhiều người tin rằng con người là chủ nhân tuyệt đối trên mặt đất, bởi “Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’” (Gen 1:26). Cụm từ “làm bá chủ” xuất hiện một lần nữa trong câu 28 trong cùng một bối cảnh. Dựa vào Gen 1:26, 28 như một phân giải, con người đã xây dựng một xã hội hình thành trên mô hình con người là chủ nhân. Tất cả những loại thụ tạo khác kể cả Trái đất đều xoay quanh trục con người và phục vụ cho quyền lợi con người. Đây chính là mô hình “chủ nhân-đầy tớ” của thời chế độ nô lệ còn là một thực thể. Trong mô hình này, con người là chủ nhân tuyệt đối, Trái đất và các loài thụ tạo khác là đầy tớ không có tiếng nói. Trái đất trong mô hình này bị đối xử như là một đối tượng, một vật thuộc về quyền sở của con người, chứ không phải là ngược lại.
Nhưng bắt đầu từ giữa thế kỷ hai mươi, giữa những thách đố gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, Sinh thái học, một môn học mới đã xuất hiện nhằm nâng cao ý thức của nhân loại về nét linh thiêng của mọi tạo vật. Sinh thái học đồng thời cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ và những tương tác và hệ lụy song phương giữa con người với Trái đất. “Sinh thái học chú trọng…đến những mối tương quan” giữa những sinh vật trên Trái đất. Sinh thái học thúc đẩy con người phải xem xét lại cách thức mỗi cá nhân nhìn nhận và đối xử với những loài thụ tạo khác, đồng hiện hữu và cùng sinh sống trên mặt Trái đất. Dưới lăng kính của Sinh thái học, từ con ong, cái kiến cho tới bụi cỏ, rừng cây và đồi xanh, núi cao trong thiên nhiên, chúng đều có đời sống và/hoặc những vai trò đóng góp để quân bằng đời sống tự nhiên trên mặt Trái đất.
Trong bối cảnh của Cựu Ước, động từ “làm chủ” của Genesis 1:26, 28 không nằm trong bối cảnh “chủ nhân-đầy tớ,” nhưng “chủ chiên-con chiên” của Thánh Vịnh 23. Trong mối liên hệ “chủ nhân-đầy tớ,” chủ nhân là người duy nhất có tiếng nói quyết định tất cả. Đầy tớ và ngay cả mạng sống của họ cũng chỉ là phương tiện để phục vụ cho quyền lợi của chủ nhân. Nhưng trong mối quan hệ “chủ chiên-con chiên,” chủ chiên và con chiên liên hệ trong mối tương quan của chăm sóc và thương yêu. Chủ chiên không lợi dụng đoàn chiên cho lợi ích cá nhân, nhưng chăm sóc bầy chiên trên cả hai phương diện: tinh thần lẫn vật chất.
Phân tích dưới lăng kính của Sinh thái học và trong bối cảnh của Sáng Thế Ký 1-3, khi con người được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Gen 1:26, 27), nhận được “hơi thở của sự sống” từ Ngài (Gen 2:7), được đặt vào trong khu Vườn (Gen 2:15), con người được Thiên Chúa giao cho sứ vụ đại diện cho Đấng Sáng Thế để “chăm sóc” tất cả các loại thụ tạo và “cấy trồng” trong khu Vườn-Trái đất. Nói một cách khác, Thiên Chúa yêu thương tất cả các loại thụ tạo do Ngài tạo nên. Ngài chúc phúc các loài thụ tạo. Vào ngày thứ Bẩy trong tuần Sáng Thế, Ngài nghỉ ngơi. Nhưng Ngài giao lại cho con người sứ vụ “chăm sóc” và “cấy trồng” công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Bởi thế, độc giả Kinh Thánh Cựu Ước sẽ không ngạc nhiên khi nhận ra Thiên Chúa ngăn cấm không cho con người bắt gia súc và lừa làm việc vào ngày Sabbath (Exo 23:12, Deut 5:14). Vào ngày nghỉ cuối tuần, con người và súc vật đều được nghỉ ngơi như nhau. Không phải chỉ có súc vật mới được quyền nghỉ ngơi, ngay cả vườn nho, ruộng cây ôliu, và ruộng vườn canh tác cũng được nghỉ ngơi bảy năm một lần (Exo 23:11). Vào năm thứ bảy này, tất cả những gì mọc tự nhiên trong ruộng vườn đều trở thành lương thực không chỉ riêng cho chủ nhân, nhưng còn cho nhân công và ngay cả gia súc cũng như thú hoang sinh sống trong khu ruộng (Lev 25:4-7). Con người chỉ có thể ăn trái từ cây trồng đã trên 5 tuổi (Lev 19:23-25). Trong khi một chú bò đang đạp lúa, nếu chú cúi xuống ăn lúa, chủ nhân cũng không được ngăn cản hành động ăn lúa của hắn bằng cách rọ miệng của con vật lại (Deut 25:4). Con người cũng không được quyền bắt một con lừa đánh cặp với một con bò cày bừa trên đồng ruộng, bởi thể lực và hình dạng bất cân xứng của hai con vật sẽ tạo ra gánh nặng cho chú lừa hoặc cho cả hai (Deut 22:10).
Trong Kinh Thánh Tân Ước, rất nhiều lần Đức Giêsu nhắc đến tình thương của Thiên Chúa dành cho thú vật và cây cỏ trong thiên nhiên. Trong đôi mắt của Thiên Chúa, theo như Đức Giêsu, tất cả các loại thụ tạo đều có giá trị. Ngay cả 5 con chim sẻ chỉ có giá trị 2 đồng xu, nhưng không một chú chim nào sẽ bị Thiên Chúa lãng quên theo dòng thời gian (Luke 12:6). Vô giá trị là thế, nhưng không một con chim sẻ nào rớt xuống mặt đất mà Thiên Chúa lại không hề hay biết (Matt 10:29). Trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật, Đức Giêsu mặc khải cho con người biết chính Thiên Chúa là Đấng đã cung cấp lương thực cho tất cả mọi loài chim chóc trên bầu trời (Matt 6:26). Trong khi tranh luận với những nhà lãnh đạo Do Thái về luật nghỉ hưu trong ngày Sabbath, Đức Giêsu nhấn mạnh đến chi tiết bò và lừa cũng được cởi dây buộc trong ngày Sabbath để đích thân người chủ dẫn chúng tới nguồn nước giải tỏa những cơn khát (Luke 13:15). Ngài còn so sánh hình ảnh giữa con người và con bò khi cả hai rớt xuống giếng sâu trong ngày Sabbath. Với Đức Giêsu, người bố hoặc người chủ cũng sẽ sẵn sàng cứu vớt đứa con trai hay con bò ra khỏi giếng sâu ngay cả trong ngày Sabbath (Luke 14:5). Mà không phải chỉ có thú vật, ngay cả cây cỏ trong thiên nhiên cũng đều được Thiên Chúa thương yêu chăm sóc. Những cây hoa huệ, cỏ dại ngoài cánh đồng đều được chính Thiên Chúa mặc cho những bộ y phục rực rỡ đến nỗi hoàng bào của vua Salomon cũng không thể so sánh (Luke 12:27-28).
(Trích 13 Suy Tư Thần Học Kinh Thánh và Truyền Giáo)