Hình ảnh chiên Thiên Chúa
Các quốc gia đất nước, các hãng xưởng hay hội đoàn đạo đời…thường có hình biểu tượng đặc biệt in vẽ hay thêu khắc trên cờ, trên huy hiệu riêng của mình, như hình chim đại bàng, con gà trống, con sư tử, lá cây tùng phong, con gấu, đàn ngựa chạy thi, con gấu, dòng sông nước, đồi núi…
Còn khi nói về Chúa Giêsu Kitô có hình ảnh biểu tượng gì chỉ về Ngài?
Ngay từ khởi đầu khi Chúa Giêsu bước ra rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa, Thánh Gioan tẩy gỉa đã giới thiệu Chúa Giêsu là con chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. ( Ga 1,29).
Con chiên trong đạo Do Thái là con vật thánh. Ngày xưa khi dân Do Thái xuất hành từ nước Ai Cập trở về quê hương nước Do Thái, họ theo lệnh Thiên Chúa truyền qua Tiên tri Mose, mỗi gia đình phải giết một con chiên nướng ăn trước khi lên đường xuất hành. ( Sách Xuất hành12, 1-14 ).
Con chiên vì thế trở thành hình ảnh biểu tượng con vật thánh, con vật tế lễ mang lại ơn cứu chuộc cho dân thoát khỏi cảnh nô lệ bên xứ lưu đầy Ai cập.
Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người, theo ý Thiên Chúa hy sinh cuộc đời làm lễ tế đền tội thay cho tội lỗi nhân loại, mang lại ơn cứu chuộc phần rỗi linh hồn cho con người. Vì thế Thánh Gioan tẩy gỉa, người đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu ở sông Jordan, đã dùng hình ảnh con chiên tiên báo nói về Chúa Giêsu Kito.
Trong thánh lễ Misa trước khi mọi người giáo hữu tiếp nhận Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô, lời tung hô tuyên tín: Đây chiên Thiên Chúa, đấng xóa tội trần gian, được xướng đọc lên.
Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô là hình ảnh biểu tượng con chiên về đời sống của Ngài làm hy lễ đền tội dâng lên Thiên Chúa, trở thành lương thực niềm tin tinh thần cho con người.
Chúa Giêsu Kitô qua sự hy sinh chịu chết trên thập gía đã trở thành bánh lương thực thiêng liêng cho đức tin con người. Ngài không giữ sức mạnh sự thánh thiêng lại cho mình, nhưng vì tình yêu mến tiếp tục trao tặng con người, và tự biến thành nhiều cho mọi người cùng được tham dự. Hình ảnh sự hy sinh dấn thân vì tình yêu thể hiện nơi cha mẹ lo lắng chăm sóc cho con cái mình. Hay con cái lo lắng săn sóc cho cha mẹ, khi các ngài tuổi gìa sức yếu đau ốm bệnh nạn.
Chúa Giêsu dấn thân chịu chết trên thập gía tự hiến mình làm lễ tế như con chiên bị giết làm lễ tế và để chịu cắt chia sẻ.
Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô được phân phát chia sẻ giống tựa như con chiên. Trong lịch sử cổ đại con chiên được dùng có gía trị là con vật tế lễ. Người ta nhìn nhận nơi con chiên những khía cạnh gía trị cao qúi như sự kiên nhẫn, sự tận tụy hy sinh dấn thân, tình yêu mến, và sự hiền lành hòa bình.
Kinh thánh cũng nói đến nhữg đức tính như vậy, nên gọi là con chiên lễ vượt qua. Vì vào lễ Vượt qua trong Do Thái giáo, những con chiên ở trong đền thờ Jerusalem được giết làm lễ tế hy sinh đền tội xin ơn tha thứ dâng lên Giave Thiên Chúa, và đồng thời nhắc nhớ lại biến cố xuất hành khi xưa từ Ai Cập trở về quê hương đất nước Do Thái. Trong biến cố này con chiên cũng được giết ăn trước khi xuất hành, và máu của nó được bôi quyết trên cửa nhà, để được thoát khỏi án sự chết.
Và như thế máu của con chiên trong Do Thái giáo là dấu chỉ về sự sống và ơn cứu chuộc.
Theo phúc âm Thánh Gioan thuật lại, Chúa Giêsu Kitô chết trên thập gía bên ngoài thành Jerusalem năm xưa vào đúng thời điểm những con chiên bị giết làm lễ tế trong đền thờ.
Thánh Gioan tẩy gỉa đã giới thiệu tiên báo về Chúa Giêu Kitô là “ con chiên Thiên Chúa” trong tương quan với hình ảnh “Con chiên lễ Vượt qua”.
Và qua đó muốn diễn tả: Hãy thôi thi hành nghi thức giết các con vật làm lễ tế vào ngày lễ Vượt Qua. Sự đó đã đến thời kết thúc. Vì Chúa Giêsu Kitô là Đấng đem đến sự sống, ơn tha thứ làm hòa với Thiên Chúa và ơn cứu chuộc. Sự hy sinh chết trên thập gía của Chúa Giêsu có gía trị “ xóa bỏ tội lỗi cho nhân loại”.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Các quốc gia đất nước, các hãng xưởng hay hội đoàn đạo đời…thường có hình biểu tượng đặc biệt in vẽ hay thêu khắc trên cờ, trên huy hiệu riêng của mình, như hình chim đại bàng, con gà trống, con sư tử, lá cây tùng phong, con gấu, đàn ngựa chạy thi, con gấu, dòng sông nước, đồi núi…
Còn khi nói về Chúa Giêsu Kitô có hình ảnh biểu tượng gì chỉ về Ngài?
Ngay từ khởi đầu khi Chúa Giêsu bước ra rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa, Thánh Gioan tẩy gỉa đã giới thiệu Chúa Giêsu là con chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. ( Ga 1,29).
Con chiên trong đạo Do Thái là con vật thánh. Ngày xưa khi dân Do Thái xuất hành từ nước Ai Cập trở về quê hương nước Do Thái, họ theo lệnh Thiên Chúa truyền qua Tiên tri Mose, mỗi gia đình phải giết một con chiên nướng ăn trước khi lên đường xuất hành. ( Sách Xuất hành12, 1-14 ).
Con chiên vì thế trở thành hình ảnh biểu tượng con vật thánh, con vật tế lễ mang lại ơn cứu chuộc cho dân thoát khỏi cảnh nô lệ bên xứ lưu đầy Ai cập.
Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người, theo ý Thiên Chúa hy sinh cuộc đời làm lễ tế đền tội thay cho tội lỗi nhân loại, mang lại ơn cứu chuộc phần rỗi linh hồn cho con người. Vì thế Thánh Gioan tẩy gỉa, người đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu ở sông Jordan, đã dùng hình ảnh con chiên tiên báo nói về Chúa Giêsu Kito.
Trong thánh lễ Misa trước khi mọi người giáo hữu tiếp nhận Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô, lời tung hô tuyên tín: Đây chiên Thiên Chúa, đấng xóa tội trần gian, được xướng đọc lên.
Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô là hình ảnh biểu tượng con chiên về đời sống của Ngài làm hy lễ đền tội dâng lên Thiên Chúa, trở thành lương thực niềm tin tinh thần cho con người.
Chúa Giêsu Kitô qua sự hy sinh chịu chết trên thập gía đã trở thành bánh lương thực thiêng liêng cho đức tin con người. Ngài không giữ sức mạnh sự thánh thiêng lại cho mình, nhưng vì tình yêu mến tiếp tục trao tặng con người, và tự biến thành nhiều cho mọi người cùng được tham dự. Hình ảnh sự hy sinh dấn thân vì tình yêu thể hiện nơi cha mẹ lo lắng chăm sóc cho con cái mình. Hay con cái lo lắng săn sóc cho cha mẹ, khi các ngài tuổi gìa sức yếu đau ốm bệnh nạn.
Chúa Giêsu dấn thân chịu chết trên thập gía tự hiến mình làm lễ tế như con chiên bị giết làm lễ tế và để chịu cắt chia sẻ.
Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô được phân phát chia sẻ giống tựa như con chiên. Trong lịch sử cổ đại con chiên được dùng có gía trị là con vật tế lễ. Người ta nhìn nhận nơi con chiên những khía cạnh gía trị cao qúi như sự kiên nhẫn, sự tận tụy hy sinh dấn thân, tình yêu mến, và sự hiền lành hòa bình.
Kinh thánh cũng nói đến nhữg đức tính như vậy, nên gọi là con chiên lễ vượt qua. Vì vào lễ Vượt qua trong Do Thái giáo, những con chiên ở trong đền thờ Jerusalem được giết làm lễ tế hy sinh đền tội xin ơn tha thứ dâng lên Giave Thiên Chúa, và đồng thời nhắc nhớ lại biến cố xuất hành khi xưa từ Ai Cập trở về quê hương đất nước Do Thái. Trong biến cố này con chiên cũng được giết ăn trước khi xuất hành, và máu của nó được bôi quyết trên cửa nhà, để được thoát khỏi án sự chết.
Và như thế máu của con chiên trong Do Thái giáo là dấu chỉ về sự sống và ơn cứu chuộc.
Theo phúc âm Thánh Gioan thuật lại, Chúa Giêsu Kitô chết trên thập gía bên ngoài thành Jerusalem năm xưa vào đúng thời điểm những con chiên bị giết làm lễ tế trong đền thờ.
Thánh Gioan tẩy gỉa đã giới thiệu tiên báo về Chúa Giêu Kitô là “ con chiên Thiên Chúa” trong tương quan với hình ảnh “Con chiên lễ Vượt qua”.
Và qua đó muốn diễn tả: Hãy thôi thi hành nghi thức giết các con vật làm lễ tế vào ngày lễ Vượt Qua. Sự đó đã đến thời kết thúc. Vì Chúa Giêsu Kitô là Đấng đem đến sự sống, ơn tha thứ làm hòa với Thiên Chúa và ơn cứu chuộc. Sự hy sinh chết trên thập gía của Chúa Giêsu có gía trị “ xóa bỏ tội lỗi cho nhân loại”.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long