Ngày 17 tháng 12 năm 2022 Đức Giáo Hoàng, tròn 86 tuổi, và đã sống những tháng cuối cùng của triều đại giáo hoàng của mình trong bối cảnh được đánh dấu bằng điều mà ngài mô tả là “chiến tranh thế giới thứ ba”, với mối quan tâm đặc biệt đối với Ukraine.

Bạo lực ở Đông Âu đánh dấu hàng chục lần can thiệp của Đức Phanxicô, kể từ ngày 24 tháng 2, khi cuộc xâm lược nước Nga bắt đầu, thậm chí khiến ngài bật khóc trước công chúng, khi tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc chiến, trong một buổi lễ kính Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, ở trung tâm của Rôma.

Đức Giáo Hoàng, người đã cân nhắc chuyến thăm Kyiv và Mạc Tư Khoa, là những chuyến viếng thăm đã bị hoãn lại cho đến nay, đã viết một lá thư cho người dân Ukraine, và đã mở cửa Vatican cho các cuộc đàm phán có thể xảy ra.

Đối mặt với kịch bản có thể xảy ra về một thảm kịch hạt nhân, Đức Phanxicô đã thực hiện một sự can thiệp chưa từng có, vào ngày 2 tháng 10, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2 tháng 10, trong đó ngài bỏ qua bài huấn dụ giải thích bài Tin Mừng trong ngày để dành riêng cho cuộc xung đột này, với lời kêu gọi trực tiếp tới các tổng thống Nga và Ukraine.

Vào ngày 25 tháng 3, Đức Thánh Cha đã hợp nhất Fatima và Vatican vào một ngày lịch sử, được đánh dấu bằng việc thánh hiến nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Buổi cầu nguyện cho hòa bình được chủ tọa tại Cova da Iria bởi một đại diện giáo hoàng, Đức Hồng Y Konrad Krajewski và, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, bởi chính Đức Phanxicô.

Sau một ngày ăn chay vì hòa bình, vào ngày 2 tháng 3, Thứ Tư Lễ Tro, chiến tranh lại một lần nữa hiện diện tại buổi cử hành Chặng Đàng Thánh Giá ở Đấu trường Rôma: thánh giá được vác theo kế hoạch bởi Irina và Albina, là những người bạn và người di cư ở Ý, một người là người Nga và một người là người Ukraine.

Vào ngày lễ Phục sinh, Đức Phanxicô đã tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc xung đột, đặc biệt là trẻ em, trong thông điệp 'Urbi et Orbi' của ngài.

Vào năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ trì một công nghị tấn phong Hồng Y, trong đó ngài đã phong làm Hồng Y đầu tiên của Timor-Leste và thúc đẩy một cuộc họp chung của Hồng Y đoàn, để thảo luận về việc cải cách Giáo triều Rôma.

Trong 9 năm kể từ ngày bắt đầu long trọng triều đại giáo hoàng của mình, vào ngày 13 tháng 3 năm 2022, Đức Giáo Hoàng đã ban hành tông hiến mới được chờ đợi từ lâu 'Praedicate evangelium' (Rao giảng Tin Mừng), đề xuất một Giáo triều quan tâm hơn đến đời sống của giáo dân, và với xã hội, cũng như vai trò chủ đạo lớn hơn của giáo dân nam nữ.

Trong số các nhà lãnh đạo mới, nổi bật là việc chọn Hồng Y người Bồ Đào Nha D. José Tolentino Mendonça làm bộ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục.

Ngoài hai lễ phong thánh, Đức Phanxicô đã phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô I.

Cuối năm nay, Đức Thánh Cha đã công bố quyết định kéo dài Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục cho đến năm 2024, và bắt đầu chuẩn bị cho Năm Thánh 2025.

Vào tháng Giêng, Chúa nhật Lời Chúa đã đi vào lịch sử: lần đầu tiên, Đức Thánh Cha đã thiết lập thừa tác vụ đọc sách và giáo lý viên cho giáo dân Công Giáo, từ bốn châu lục.

Hội nghị về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, COP 27, cũng nằm trong chương trình nghị sự trong những tháng gần đây, với việc Đức Phanxicô yêu cầu đưa ra các quyết định cụ thể.

Đức Giáo Hoàng đã trả lời một số cuộc phỏng vấn, trong đó ngài đề cập đến, trong số các chủ đề khác, cuộc khủng hoảng do lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên gây ra trong Giáo hội, tái khẳng định chính sách không khoan nhượng.

Đức Thánh Cha Phanxicô là người đầu tiên ghi danh tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới, từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8 năm 2023, và năm nay, ngài đã công bố thông điệp hướng dẫn cuộc họp ở Lisbon.
Source:agencia.ecclesia.pt