Hình ảnh tiếng chuông thánh đường
Các thánh đường Công Giáo đều có một hay nhiều qủa chuông to hay nhỏ được đặt tên và có độ dầy mỏng nặng nhẹ khác nhau. Như nhà thờ chính tòa Cologne có 10 qủa chuông to nhỏ âm thanh phát ra khác nhau theo cung điệu âm nhạc, nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris ngày xưa có tới 20 qủa chuông treo trên các cây tháp thánh đường phát tỏa những âm thanh tiếng nhạc uy phong.
Đâu là hình ảnh tiếng chuông giáo đường?
Chất liệu chuông được đúc bằng chất đồng có pha hợp chất hóa học vàng hay sắt kẽm…để phát ra những âm thanh cung điệu to nhỏ khác nhau. Nên khi những qủa chuông được giật kéo lên, chúng phát ra những cung giọng âm thanh tạo thành một bài hòa tấu như một dàn nhạc réo rắt trầm bổng.
Trong dòng lịch sử thời Giáo hội thuở ban đầu chuông là hình ảnh biểu tượng việc loan báo tin mừng. Giáo phụ Justin (100 – 165 sau Chúa giáng sinh) đã cho rằng 12 qủa chuông nhỏ thêu gắn nơi phẩm phục lễ nghi của các Thầy cả thượng phẩm trong đền thờ là hình ảnh chỉ dẫn về 12 Vị Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, như những người loan báo rao giảng sự vinh quang và ân đức phúc lộc của Chúa Giêsu Kitô.
Đầu tiên nơi các Tu viện lớn có những qủa chuông lớn dùng vào việc báo giờ giấc, kêu gọi cầu nguyện chung và báo những thời điểm thực hành đời sống tu trì trong tu viện.
Nếp sống văn hóa tu viện với những qủa chuông chỉ thu gọn trong phạm vi tu viện. Nhưng từ thời Đức Giáo Hoàng Gregor cả (540-604) nếp sống văn hóa này được phổ thông lan truyền rộng rãi ra bên ngoài các tu viện.
Các Tu sỹ người Ái nhĩ lan đã du nhập nếp sống văn hóa này sang các nước vùng lục điạ bên u châu. Và từ thời vua Carolo thứ nhất ( 748-814) đã cho xây dựng treo gắn các qủa chuông nơi các thánh đường xứ đạo bên u châu.
Những qủa chuông to nhỏ được lắp đặt thiết kế treo trên tháp cao nhà thờ vững chắc, để tiếng chuông vang dội đi xa khắp vùng xung quanh. Vì thế, những tháp chuông trở thành hình ảnh biểu tượng như nơi chốn loan báo sứ điệp từ trời cao.
Song song bên cạnh những qủa chuông to lớn, còn có những qủa chuông nhỏ đặt nơi bàn thờ trong các thánh đường, được rung lên trong lễ nghi phụng vụ loan báo niềm vui khi linh mục chủ tế truyền phép Bí Tích Thánh Thể.
Những qủa chuông to trên tháp thánh đường hay qủa chuông nhỏ nơi bàn thờ, khi được kéo giật rung vang lên âm thanh như tiếng của trời cao vọng lan tỏa ra khắp vùng không gian.
Có suy tư nghĩ rằng khi tiếng chuông vang nổi lên, là hình ảnh biểu tượng cho sự tương quan nối liền giữa trời cao và đất thấp.
Chuông thánh đường được giật kéo lên theo chương trình quy định của Giáo hội.
Hằng ngày tiếng chuông vang lên 3 lần vào buổi sáng lúc sáu hay bẩy giờ, vào buổi trưa lúc 12.00 giờ và lúc chiều tà sáu hay bẩy giờ, để báo tin và tưởng nhớ biến cố Thiên Thần Gabriel từ trời cao hiện xuống truyền tin cho Đức Mẹ Maria ở Nazareth: Chúa Giêsu con Thiên Chúa xuống thế gian làm người trong cung lòng mẹ Maria, khai mở con đường ơn cứu chuộc của Thiên Chúa cho con người trần gian.
Mỗi khi có thánh lễ Misa, chuông được kéo giật lên khoảng 15 phút hay nửa tiếng trước giờ lễ, báo tin kêu gọi giáo dân đến tham dự thánh lễ.
Vào những ngày Chúa nhật, ngày lễ trọng, dịp lễ mừng Chúa giáng sinh, ngày lễ mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh, những quả chuông to nhỏ được giật kéo lên vang ra những âm thanh cung nhạc hòa tấu réo rắt rộn rã loan báo tin vui mừng.
Có những xứ đạo có tập tục ngày em bé nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tội, chuông thánh đường cũng đổ lên loan báo niềm vui mừng, chào đón em bé cùng gia đình em.
Ngày đôi bạn trẻ thành hôn trước bàn thờ Thiên Chúa, tiếng chuông cũng được kéo lên trong hân hoan vui mừng chào đón như chúc phúc lành cho họ.
Cũng vậy ngày các vị nhận lãnh thánh chức, ngày khấn Dòng của các Tu sỹ, giàn chuông thánh đường, tu viện, nơi sự thể diễn xảy ra, được giật kéo lên loan truyền niềm vui mừng cùng chào đón họ.
Có những nơi còn có tập tục kéo đổ hồi giàn chuông to nhỏ vào dịp mừng đầu năm mới, vào ngày kỷ niệm khánh thành thánh đường, hay dịp kết thúc tuần cấm phòng tĩnh tâm, báo tin có Đức Giáo Hoàng mới, hay chào đón Đức Giám Mục giáo phận về thăm viếng, hay ngày cha xứ mới nhậm chức cha sở.
Và ngày sau cùng đời sống, khi quan tài người qua đời được đưa rước từ thánh đường, hay từ nhà tiễn biệt đi ra phần mộ ở nghĩa trang, hồi chuông trầm buồn ngân vang tiễn đưa người qúa cố nơi an nghỉ cuối cùng.
Những qủa chuông thánh đường không chỉ là khí cụ để đánh thức báo giờ, cảnh tỉnh và cùng đồng hành với đời sống con người chúng ta. Nhưng tiếng chuông đồng thời còn là hình ảnh biểu tượng cho đời sống tinh thần đức tin người tín hữu Chúa Kitô.
Khi tiếng chuông thánh đường ngân vang lên, báo tin về đời sống từ đâu phát xuất và đức tin của chúng ta hướng về đâu.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Các thánh đường Công Giáo đều có một hay nhiều qủa chuông to hay nhỏ được đặt tên và có độ dầy mỏng nặng nhẹ khác nhau. Như nhà thờ chính tòa Cologne có 10 qủa chuông to nhỏ âm thanh phát ra khác nhau theo cung điệu âm nhạc, nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris ngày xưa có tới 20 qủa chuông treo trên các cây tháp thánh đường phát tỏa những âm thanh tiếng nhạc uy phong.
Đâu là hình ảnh tiếng chuông giáo đường?
Chất liệu chuông được đúc bằng chất đồng có pha hợp chất hóa học vàng hay sắt kẽm…để phát ra những âm thanh cung điệu to nhỏ khác nhau. Nên khi những qủa chuông được giật kéo lên, chúng phát ra những cung giọng âm thanh tạo thành một bài hòa tấu như một dàn nhạc réo rắt trầm bổng.
Trong dòng lịch sử thời Giáo hội thuở ban đầu chuông là hình ảnh biểu tượng việc loan báo tin mừng. Giáo phụ Justin (100 – 165 sau Chúa giáng sinh) đã cho rằng 12 qủa chuông nhỏ thêu gắn nơi phẩm phục lễ nghi của các Thầy cả thượng phẩm trong đền thờ là hình ảnh chỉ dẫn về 12 Vị Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, như những người loan báo rao giảng sự vinh quang và ân đức phúc lộc của Chúa Giêsu Kitô.
Đầu tiên nơi các Tu viện lớn có những qủa chuông lớn dùng vào việc báo giờ giấc, kêu gọi cầu nguyện chung và báo những thời điểm thực hành đời sống tu trì trong tu viện.
Nếp sống văn hóa tu viện với những qủa chuông chỉ thu gọn trong phạm vi tu viện. Nhưng từ thời Đức Giáo Hoàng Gregor cả (540-604) nếp sống văn hóa này được phổ thông lan truyền rộng rãi ra bên ngoài các tu viện.
Các Tu sỹ người Ái nhĩ lan đã du nhập nếp sống văn hóa này sang các nước vùng lục điạ bên u châu. Và từ thời vua Carolo thứ nhất ( 748-814) đã cho xây dựng treo gắn các qủa chuông nơi các thánh đường xứ đạo bên u châu.
Những qủa chuông to nhỏ được lắp đặt thiết kế treo trên tháp cao nhà thờ vững chắc, để tiếng chuông vang dội đi xa khắp vùng xung quanh. Vì thế, những tháp chuông trở thành hình ảnh biểu tượng như nơi chốn loan báo sứ điệp từ trời cao.
Song song bên cạnh những qủa chuông to lớn, còn có những qủa chuông nhỏ đặt nơi bàn thờ trong các thánh đường, được rung lên trong lễ nghi phụng vụ loan báo niềm vui khi linh mục chủ tế truyền phép Bí Tích Thánh Thể.
Những qủa chuông to trên tháp thánh đường hay qủa chuông nhỏ nơi bàn thờ, khi được kéo giật rung vang lên âm thanh như tiếng của trời cao vọng lan tỏa ra khắp vùng không gian.
Có suy tư nghĩ rằng khi tiếng chuông vang nổi lên, là hình ảnh biểu tượng cho sự tương quan nối liền giữa trời cao và đất thấp.
Chuông thánh đường được giật kéo lên theo chương trình quy định của Giáo hội.
Hằng ngày tiếng chuông vang lên 3 lần vào buổi sáng lúc sáu hay bẩy giờ, vào buổi trưa lúc 12.00 giờ và lúc chiều tà sáu hay bẩy giờ, để báo tin và tưởng nhớ biến cố Thiên Thần Gabriel từ trời cao hiện xuống truyền tin cho Đức Mẹ Maria ở Nazareth: Chúa Giêsu con Thiên Chúa xuống thế gian làm người trong cung lòng mẹ Maria, khai mở con đường ơn cứu chuộc của Thiên Chúa cho con người trần gian.
Mỗi khi có thánh lễ Misa, chuông được kéo giật lên khoảng 15 phút hay nửa tiếng trước giờ lễ, báo tin kêu gọi giáo dân đến tham dự thánh lễ.
Vào những ngày Chúa nhật, ngày lễ trọng, dịp lễ mừng Chúa giáng sinh, ngày lễ mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh, những quả chuông to nhỏ được giật kéo lên vang ra những âm thanh cung nhạc hòa tấu réo rắt rộn rã loan báo tin vui mừng.
Có những xứ đạo có tập tục ngày em bé nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tội, chuông thánh đường cũng đổ lên loan báo niềm vui mừng, chào đón em bé cùng gia đình em.
Ngày đôi bạn trẻ thành hôn trước bàn thờ Thiên Chúa, tiếng chuông cũng được kéo lên trong hân hoan vui mừng chào đón như chúc phúc lành cho họ.
Cũng vậy ngày các vị nhận lãnh thánh chức, ngày khấn Dòng của các Tu sỹ, giàn chuông thánh đường, tu viện, nơi sự thể diễn xảy ra, được giật kéo lên loan truyền niềm vui mừng cùng chào đón họ.
Có những nơi còn có tập tục kéo đổ hồi giàn chuông to nhỏ vào dịp mừng đầu năm mới, vào ngày kỷ niệm khánh thành thánh đường, hay dịp kết thúc tuần cấm phòng tĩnh tâm, báo tin có Đức Giáo Hoàng mới, hay chào đón Đức Giám Mục giáo phận về thăm viếng, hay ngày cha xứ mới nhậm chức cha sở.
Và ngày sau cùng đời sống, khi quan tài người qua đời được đưa rước từ thánh đường, hay từ nhà tiễn biệt đi ra phần mộ ở nghĩa trang, hồi chuông trầm buồn ngân vang tiễn đưa người qúa cố nơi an nghỉ cuối cùng.
Những qủa chuông thánh đường không chỉ là khí cụ để đánh thức báo giờ, cảnh tỉnh và cùng đồng hành với đời sống con người chúng ta. Nhưng tiếng chuông đồng thời còn là hình ảnh biểu tượng cho đời sống tinh thần đức tin người tín hữu Chúa Kitô.
Khi tiếng chuông thánh đường ngân vang lên, báo tin về đời sống từ đâu phát xuất và đức tin của chúng ta hướng về đâu.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long