Nhìn Ukraina, Tiếc Thương Người Việt Trong Nước
Hàng ngày, theo dõi, từ hơn 8 tháng nay, cuộc xâm lăng của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) Liên bang Nga đánh một thành viên LHQ là Ukraina để cảm nhận một Dân tộc kiên cường. ‘Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng châu chấu ngã, ai dè xe nghiên’. Mừng cho người, lại nhớ đến quá khứ đầy tội lỗi, máu và nước mắt Dân Việt dẫn đến ngày 30.04.1975 mà, ngày nay, đại đa số đồng bào trong nước đang bị cai trị bởi nhà nước đồng bản tính với Nga.
I./ Người Ukraina Kiên Cường Chống Ngoại Xâm.
Ngày 24.02.2022, Nga tiến hành cuộc tấn công quân sự đại qui mô mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ vào Ukraina, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'.
Điện Kremlin dự định nhắm mục tiêu pháo binh và tên lửa vào các trung tâm chỉ huy và kiểm soát, rồi gửi máy bay chiến đấu và trực thăng để nhanh chóng giành kiểm soát trên không. Trung tâm Phân tích Hải quân định Nga đánh gọng kìm để bao vây Kyiv và các lực lượng Ukraina ở phía Đông, với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế xác định ba trục tiến công: từ Belarus ở phía bắc, từ Donetsk và từ Crimea ở phía Nam. Họ quyết định ‘cắt đầu’ chính phủ Ukraina để thiết l ập nhà nước do họ điều khiển. Họ tin rằng Kyiv sẽ sụp đổ trong vòng 96 giờ nếu dựa vào hồn cảnh thực tế trên chiến trường.
Sau một giờ chiến sự, Bộ Quốc phòng Ukraina loan tin đã bắn rơi 5 máy bay và một trực thăng ở Luhansk. Cùng lúc, Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo về việc thiết quân luật ở Ukraina và ra lệnh cho quân đội Ukraina trả đũa tối đa vào quân Nga. Ông tuyên bố tổng động viên quân sự.
Khi quân Nga tiếp cận Kyiv, Zelensky đẹ yêu cầu người dân chuẩn bị các loại cocktail Molotov để ‘vô hiệu hóa’ kẻ thù. 18.000 s úng được cấp cho người dân Kyiv bày tỏ thiện chí sẵn sàng chiến đấu và triển khai Lực lượng Phòng vệ L ãnh thổ, bảo vệ Kyiv.
Thời gian 4 ngày trôi qua, nhà cửa bị bom tàn phá. Quân Nga tàn bạo gây đau khổ và chết tức tưởi cho thường dân, nhất là trẻ thơ, hơn lính chiến Ukraina. Cuộc chiến tiếp diễn và Ukraina đang trên đường phản công, tái chiếm lãnh thổ đầy hứa hẹn.
Các nước chống cuộc xâm lăng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga với mục đích làm tê liệt nền kinh tế Nga trên phạm vi rộng lớn, nhắm vào các cá nhân, ngân hàng, doanh nghiệp, trao đổi tiền tệ, chuyển khoản ngân hàng, xuất nhập cảng.
Khi cuộc xâm lược bắt đầu, các quốc gia thực hiện ngay những trợ giúp vũ khí cho chánh phủ Ukraina, cứu trợ các nạn nhân bom đạn Nga và người tị nạn. Ngày 24.02.2022, Ba Lan chuyển giao một số quân cụ gồm 100 súng cối, đạn dược và mũ bảo hiểm. Nhiều thành viên của Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) đồng ý gửi vũ khí, nhưng NATO với tư cách là một tổ chức thì không.
Ngày 27.02.2022, Liên hiệp Âu châu đồng ý mua vũ khí chung cho Ukraina, trị giá 450 triệu euro và 50 triệu euro quân nhu.
Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết đã tìm thấy bằng chứng về việc Nga vi phạm Luật Nhân đạo quốc tế, cáo buộc Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bừa bãi vào khu dân sự và không kích các bệnh viện, bao gồm việc bắn một tên lửa đạn đạo 9M79 Tochka với một đầu đạn chùm về phía một bệnh viện ở Vuhledar, khiến 4 dân thường thiệt mạng và làm 10 người khác bị thương, bao gồm 6 nhân viên y tế.
Trẻ thơ Ukraina phải trả giá cho tham vọng đế quốc của Nga (trích
RFI ngày 11.06.2022 - Thụy My)
Igor, 15 tuổi*, bị lạnh lùng bắn chết. Nastia, 6 tuổi, hấp hối trong một vườn trẻ. Ivan bị xã súng lúc đang trong xe của mẹ… Tại Bucha, có 416 xác được tìm thấy trong đó có 32 trẻ em, chưa kể các nạn nhân nhỏ tuổi vừa kể vì không thể khai tử trong lúc rối ren. Có bao nhiêu chiếc xe di tản đề chữ ‘trẻ em’ bị quân Nga xã súng vô tội vạ? Kể từ khi Putin xua quân sang, trung bình mỗi ngày có hai trẻ em bị giết chết, 3 triệu em sống trong điều kiện không điện nước, 2,2 triệu em phải sơ tán khỏi nước. Một thảm họa chưa từng thấy từ Thế chiến II, theo Unicef. Chưa kể những em bị thương tật, bị mồ côi, bị khủng hoảng… vì bom đạn quân Nga, hoặc có nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn buôn người trên đường di tãn.
*« Ðêm 03.03.2022, ‘chúng đã giết chết Igor của chúng tôi’. Cháu trai 15 tuổi đêm đó bị lính Nga bắn chết ở lối vào căn hầm, nơi khoảng 100 người dân Bucha trẻ ẩn. Quân Nga liệng vào ba lựu đạn cay, Igor ngộp thở chạy ra cửa hầm và lãnh trọn một viên đạn vào sau ót. Xác cậu bé phải nằm đó suốt ba ngày, sau đó chúng quăng vào một bụi rậm, ông Leonid và vài người hàng xóm ban đêm lén ra mang về chôn tạm.
Cách đó vài căn là nhà bà Galina, nơi ba thế hệ cùng chung sống. Gia đình tìm cách chạy trốn quân Nga, chiếc xe hơi mang cờ trắng, chở theo 7 đứa trẻ có ghi hàng chữ ‘trẻ em’ bằng tiếng Nga, nhưng vẫn lãnh trọn những tràng đạn. Cô bé Nastia, 6 tuổi trút hơi thở cuối cùng bên cạnh những con chó, mèo: một bác sĩ thú y trên đường sơ tán những thú nuôi đã cố gắng cứu nhưng không thành công. Một gia đình khác cũng ở Bucha, người mẹ và hai đứa con trên đường di tản cũng bị bắn vào xe, cậu bé Ivan mãi mãi ở tuổi 15. Bị chất vấn tại sao giết trẻ em, một lính Nga trả lời: « Vì lớn lên bọn nó sẽ trả thù».
II. Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Quốc Tế Vô Dụng,
Sau 7 tháng Nga dành dân chiếm đất Ukraina và trước sự bất lực hoàn toàn của LHQ, Nga đã tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý (TCDY) để sát nh ập 4 vùng vào lãnh thổ Nga. Ngày 07.09.2022, HĐBA LHQ đã đề cập đến số phận các thường dân Ukraina bị Nga đưa vào các ‘trại thanh lọc’ và bị cưỡng bức di tản. Nhiều tổ chức phi chính phủ, Mỹ và nhiều cơ quan LHQ khẳng định có bằng chứng việc Nga triển khai một hệ thống cưỡng bức di dân.
Các cuộc TCDY bắt đầu từ ngày 23.09.2022 và kéo dài trong 4 ngày với những kết quả như Nga muốn mà chúng ta luôn thấy nơi các chế độ cộng sản như Việt Nam: Zaporizhzhia (93,11%), Kherson (87,05%), Lugansk (98,42%) và Donetsk (99,23%) cử tri đã ủng hộ ý định sát nhập vào Nga.
Sau khi kết quả được công bố, tối 27.09.2022, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố ‘Ukraina sẽ hành động để bảo vệ người dân mình cả ở vùng Kherson, Zaporizhia, ở Donbass và các khu vực hiện đang bị chiếm đóng ở vùng Kharkiv và ở Crimea’. Ông khỹng định không một hành động nào của Nga có thể thay đổi bất cứ điều gì đối với Ukraina.
Trước đó, ông gởi thông điệp đến HÐBA/LHQ cho biết Kyiv không thể đàm phán với Moscow sau ‘các cuộc TCDY giả’ này. Mỹ và các nước Âu châu đều lên án các cuộc TCDY và khẳng định không công nhận các kết quả này.
Các nước Tây phương vận động để LHQ ra một nghị quyết mới lên án Nga. Ngày 30.09.2022, một dự thảo Nghị quyết đã bị Nga dùng quyền phủ quyết tại HÐBA. Dự thảo nghị quyết này lại được đệ trình Đại Hội Đồng LHQ.
Trong cuộc đầu phiếu ngày 12.10.2022, đã đưa đến kết quả có 143 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng (Trung quốc, Việt Nam, Ấn Ðộ, …), 193 nước đã bỏ phiếu. Tuy nhiên, các nghị quyết đều bị Nga không thi hành buộc chúng ta xác tín sự bất lực của LHQ, cơ quan tiêu pha tiền thuế của người dân lao dộng mồ hôi, có khi cả nước mắt, máu và mạng sống.
Hòa bình Ukraina với sự sống còn của LHQ.
Khi phát biểu khai mạc Đại Hội Đồng lần 77, Tổng thư ký Guterres đã coi cuộc chiến tranh ở Ukraina và nhiều xung đột và khủng hoảng khác trên thế giới, những thách thức đe dọa vận mệnh nhân loại, và sự tồn vong bản thân các định chế quốc tế, đòi hỏi các nỗ lực hợp tác của cộng đồng quốc tế.
Tháng 4/2022, hơn 200 cựu giới chức LHQ đẹ gửi một thư ngỏ đến Tổng thư ký LHQ cảnh báo: ‘Cuộc xung đột chưa từng có kể từ Thế chiến II đến nay đang thách thức ‘lý do tồn tại’ của bản thân LHQ, một định chế được thành lập nhằm bảo vệ Hòa bình. Các Vị này, rất biết lối sống LHQ, báo động nguy cơ LHQ ‘dần dần trở nên hoàn toàn bất lực, và đi theo vết xe đổ của Hội Quốc Liên (League of Nations / La Société des Nations) trước đây’. Hội này đã không ngăn được c Âu hâu rơi vào Thế chiến thứ II.
Xin mời đọc Chương 9 Tóm lược Học thuyết xã hội Giáo Hội Công Giáo viết:
Để giải quyết những căng thẳng giữa các cộng đồng chính trị khác nhau mà có thể làm phương hại đến sự ổn định của các quốc gia và an ninh thế giới, cần phải sử dụng các luật chung khi tham gia thương thảo, đồng thời dứt khoát gạt bỏ ý nghĩ có thể tìm được công lý bằng cách sử dụng chiến tranh. Không những hiến chương LHQ gạt bỏ việc sử dụng chiến tranh, mà còn phản đối việc đe doạ sử dụng vũ lực. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Huấn Quyền không ngừng đề cao những nhân tố cần thiết để xây dựng một trật tự thế giới mới: quyền tự do và sự tồn vẹn lãnh thổ mỗi quốc gia, bảo vệ quyền các sắc tộc thiểu số, chia sẻ công bằng các nguồn lợi của trái đất, loại bỏ chiến tranh và giải trừ quân bị, trung tín với các thoả ước đã ký kết và chấm dứt việc bách hại tôn giáo (số 438).
III Hai Hành Ðộng Khác Biệt Của Hoa Kỳ Ðưa Ðến Ðôi Kết Trái Ngược Nhau.
A. Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 18.06.1954 khi Hội nghị Geneva 1954 đang tiếp diễn, với viễn ảnh đen tối, tuyệt vọng cho giải pháp phe quốc gia, Quốc trưởng Bảo Ðại, lần thứ tư, đề cử ông Ngô Ðình Diệm vào chức Thủ tướng. Lần đầu, năm 1933, « Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ nhất là Ngô Đình Diệm, 32 tuổi, lúc ấy làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách Thượng thư bộ Lại, nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… ». Vì thấy người Pháp không đáp ứng những yêu cầu của ông về canh tân nên chỉ vài tháng sau ông Diệm đã từ chức để phản đối. Hai lần sau, ông cũng từ chối vì không muốn chịu áp lực Nhật và Pháp.
Ngay trong lần thứ tư, Bảo Ðại nói: ‘Lần nữa tìm đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Ông Diệm đáp ‘tôi đã quyết định đi tu…’. Bảo Ðại nói ‘tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy’. Quốc trưởng đã trao cho ông Ngô Đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự để có thể đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy.
Ngày 27.06.1954, ông Diệm về đến Sài Gòn, trong hoàn cảnh rất bấp bênh và rối loạn bên bờ vực thẩm về chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội. Lúc bấy giờ chỉ cần ổn định được tình thế thì đã xứng đáng là một vị Cứu tinh rồi.
Nhờ tài lãnh đạo của mình và sự trợ giúp của Tổng thống Dwight D. Eisenhower (Cộng hòa) và Mỹ quốc viện trợ, ông Diệm đã thành công tiếp đón và an cư lạc nghiệp cho trên 800 ngàn đồng bào Miền Bắc di cư tìm Tự do tại Miền Nam.
Ông dành Ðộc lập cho Tổ Quốc: tiếp thu dinh Tồn quyền Pháp thành dinh Ðộc Lập và chấm dứt 100 năm đô hộ Pháp khi Thủ tướng Diệm buộc Pháp cử Ðại sứ như các nước khác, ngày 20.06.1955, và quân nhân Pháp cuối cùng đã rời lãnh thổ Việt Nam ngày 28.04.1956. Về Tài chánh, các khoản viện trợ ngoại quốc vào thẳng Ngân sách Quốc gia, không qua tay Pháp.
Năm 1955, Thủ tướng thành công bài trừ tứ đổ tường (cờ bạc, rượu, điếm, á phiện), ổn định các lực lượng võ trang giáo phái. Qua Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, nền Cộng Hòa được khai sáng: Tổng thống do Dân bầu, Quốc Hội lập hiến đã soạn thảo và biểu quyết Hiến Pháp để được ban hành ngày 26.10.1956. Ngày 26 tháng 10 hàng năm là Ngày Quốc Khánh VNCH.
Công lao Tổng thống Ngô Đình Diệm trong việc tái thiết và ổn định VNCH qua lời nhận xét của một vĩ nhân thế giới, Tổng thống Eisenhower, như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ).
Bởi thế, chính phủ Eisenhower đã gởi lời mời ông Diệm công du Mỹ từ năm 1955. Mỹ hai lần đã lập lịch trình tiếp đón nhưng, ngay khi còn là Thủ tướng, ông Diệm quá bận rộn với quốc sự sau chiến tranh và bị Pháp đô hộ.
Rời Sài gòn ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và phái đoàn chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu hôm sau, 21 phát đại bác nổ vang chào mừng. Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John F. Dulles đến đón và mời phái đoàn VNCH cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ Columbine III để bay đến thủ đô. Tại phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón tại cầu thang phi cơ. Lần nữa, 21 phát đại bác nổ vang chào đón Nguyên thủ Quốc gia Việt Nam. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường vẫy tay chào Người.
Hôm sau, thay mặt đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diển văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang. Không nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới được hưởng danh dự này.
Nhân dịp này, Tổng thống cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ VNCH: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Geneva gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ».
Tiếp theo, ông giải thích nền tảng chính trị của mình: « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình dựa trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng phải có căn bản duy linh, với Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức tồn thiện, tồn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị hầu đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa trách nhiệm về đời sống tinh thần. »
Tổng thống Diệm lưu lại Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống, các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao và những chính khách Mỹ đã từng giúp đỡ Việt Nam. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc phát hành một văn kiện ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của VNCH dưới sự lãnh đạo của ông’. Tại New York, Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân thành phố tiếp đón long trong (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Thế chiến hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về.
Ông Eisenhwer đã là Thống tướng đã lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công tái chiếm thành công nước Pháp và Đức năm 1944 – 1945. Là Tổng thống, ông buộc Liên xô phải thận trọng trong thời Chiến tranh lạnh, khiến cho Trung Quốc kính nể tại Chiến trường Tiều Tiên.
Năm 1961, John F. Kennedy (Dân chủ) nhậm chức Tổng thống. Trong cuộc họp ngày 19.01.1961, ông Eisenhower đã trình bày đường lối Mỹ đang theo và yêu cầu Kennedy nên tiếp tục. Nhưng ông này phiêu lưu nghĩ có thể chấm dứt cuộc chiến Việt Nam bằng cách trung lập hóa Lào để ngăn cộng sản Bắc Việt tràn vào Miền Nam. Việc được giao cho Harriman thực hiện. Đã có cuộc tranh cãi dữ dội giữa ông Diệm, ông Nhu và haận về chính sách sai lầm này. Kennedy và Harriman ‘dốt’ vê cộng sản. Chúng cứ ký các Hiệp ước, thi hành hay không la quyên của chúng. Sau khi ký Hiệp định Geneva 1954, viêät cộng đã chôn súng và gài cán binh lại ở Miềân Nam, thay vì phải rút về Bắc.
Dó đó, Bắc Việt cứ ký Hiệp định Geneva 1962 để trung lập hóa Lào và mục tiêu đó đã bị thất bại vì Bắc Việt dùng Lào để xâm nhập VNCH. Thay vì nhận Sự Dốt, hắn sai Hilsman soạn công điện DEPTEL 243 ngày 24.08.1963, và Ball gọi điện báo Kennedy ở Cap Cod biết. Tổng thống trả lời rằng ông đồng ý công điện gởi đi. Công điện này ra lệnh đảo chánh được gởi cho Đại sứ Cabot Lodge ở Sài Gòn để thi hành. Khi trở về và xem lại công điện đó, Kenndy đã tỏ ra hối tiếc: « Theo sự xật đốn của tôi, bức điện đó đã được soạn thảo tồi tệ. Bức điện đó phải không bao giờ được gởi vào hôm thứ bảy. Tôi phải không bao giờ biểu đồng tình nếu không được bàn luận bàn tròn. »
Sau đó, Lodge bật đen xanh cho tướng tá Việt tổ chức đảo chánh, lật đổ và giết hai ông Diệm và Nhu.
Tại Hoa Thịnh Đốn, Hội đồng An ninh Quốc gia họp ủng hộ đảo chánh. Cựu Đại sứ Nolting phản đối: « Nếu Mỹ bỏ rơi hai ông Diệm-Nhu tức Mỹ đã nuốt lời cam kết trong quá khứ ». Harriman chống lại ý kiến ông Nolting, và chỉ trích ông Nolting đã không phục vụ quyền lợi nước Mỹ trong thời gian ông làm đại sứ tại Việt Nam... Kennedy phân vân, nhưng cuối cùng đồng ý ủng hộ cuộc đảo chánh và nói với Lodge: « Tôi tin là ông sẽ không ngại ngùng khi đưa ra quyết định đình hổn hay thay đổi kế hoạch đảo chánh nếu ông nghĩ là cần thiết ».
Theo New York Post thì Giám đốc CIA thời Johnson, Richard Helms, lưu câu nói của Tổng thống Johnson « John F Kennedy ‘bị giết vì đã cho giết nhà lãnh đạo Việt Nam’ » (Lyndon Johnson claimed Kennedy assassination was payback for killing of Vietnamese leader).
B. Sự khác biệt chánh trị của Mỹ tại Ukraina và Việt Nam.
Tại Ukraina, Mỹ không gởi quân tác nhiến. Tại VNCH, Tổng thống quyết tâm bảo vệ Chủ Quyền và Ðộc Lập Quốc gia. Do đó, Mỹ đã giết Vị Tổng thống này để thiết lập nhà nước do họ điều khiển, sa lầy trong chiến cuộc khiến trên 58.000 lính chết và khoảng 305.000 bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế), gây tang tóc cho bao gia đình.
C. Ðảo chính ngày 01.11.1963.
Ðảo chính một Tổng thống dân cử là một hành vi bất hợp pháp, đáng lên án. Tội gia trọng thêm vì vâng lịnh ngoại bang (cả hai đều có tội), lại có nhận tiền Mỹ, qua Conein. Việc nhân danh ‘Cách mạng’ không xóa được tội, nhất là đã giết người, gồm lãnh đạo, chiến hữu và đồng chí). Cách mạng 01.11.1963 lẫn ngày 30.04.1975 (vi phạm Hiệp định Paris 1973) đều đáng lên án.
Công dân Công Giáo Ngô Ðình bị kỳ thị là ‘tay sai Vatican’ và người ta đã tranh luận một Tổng thống đạo Chúa có thể nào gởi gạo giúp người tị nạn Tây Tạng đạo Phật ở Ấn Ðộ:
Ngày 19.12.1960, phóng viên Shri H. Patel hỏi Thủ tướng Shri J. Nehru: « Thủ tướng vui lòng cho biết tên các quốc gia cứu trợ liên hệ đến công việc cứu giúp và định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn và số lượng cũng như các cơ quan đó điều hành tại Ấn, Sikkim và Bhutan?”
Ông Nehru: « Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tị nạn Tây Tạng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo ».
Ngày 30.04.1962, phóng viên Shri N. Sri Rama Reddy hỏi Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Shrimati L. Menon: « Bộ tưởng vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tị nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”. Bộ trưởng đáp « Đúng vậy, thưa ông ».
Vài giờ trước khi đảo chính xảy ra, Đại sứ Lodge gặp Tổng thống Diệm vào buổi sáng. Sau cuộc gặp, ông Lodge đánh điện về Washington: « Khi tôi đứng lên để ra đi, ông ấy bảo: ‘Xin nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và trung thực’. » Bức điện về đến Bộ Ngoại giao Mỹ lúc 9:18 sáng giờ Washington, và đến Nhà Trắng lúc 9:37 sáng. Lúc đó, đảo chính tại Sài Gòn đã bắt đầu.
Chiều ngày 01.11.1963, Lễ Chư Thánh Nam Nữ, công sở và trường học nghỉ, các Tướng Tá ‘cách mạng’ lên án Tổng thống Ngô Ðình Diệm đủ thứ tội, lập lại báo đài Mỹ tố cáo, nhất là Ðàn áp Phật giáo.
Ðàn áp Phật giáo. Ðâu là Sự Thật?
Sau khi Công điện cho là ‘cấm treo cờ Phật giáo’ mà ông Quách Tòng Ðức, Ðổng lý văn phòng Tổng thống, rất ngạc nhiên và xác quyết không bao giờ có nhận được lệnh của ông Diệm thảo và gởi cho các Tỉnh trưởng công điện số 9159 đề ngày 06.05.1963. Ý kiến của Tôn Thất Đính: « Ông Đức đã gởi đi một công điện mà không tham khảo ý kiến ông Cố vấn Ngô Đình Nhu… Lẽ nào lại tự tiện đánh đi một công điện như vậy nếu không được tình báo Mỹ tổ chức? ». Công điện không có ghi trong sổ ‘Công văn Gởi’.
Ngày 08.05.1963, 19 giờ 30, Phật tử tụ tập thật đông tại chùa Từ Đàm. Bổng nhiên, ban tổ chức loan báo thay đổi chương trình: thay gì có đốt pháo bông như dự định thì mời mọi người đến tập trung tại Đài Phát thanh Huế đòi phát đi bài thuyết pháp của Thượng tọa Trí Quang ban sáng thay chương trình Lễ Phật Đản đã thu thanh trước, ông Quản đốc Ngô Ganh từ chối vì ông chỉ được phập truyền thanh những cuộn băng đã được kiểm duyệt.
Khi đám đông tràn vào sân Đài, ông Ganh gọi điện thoại cầu cứu với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội an. Sau khi nhận lịnh giải tán từ cấp trên, Thiếu tá Sỹ tập họp các đơn vị thi hành lịnh. Khi đó, Đài Phát thanh đang lâm nguy trầm trọng do gạch đá bị đám đông ném, bay vun vút vào. Tỉnh trưởng Đẳng yêu cầu Thượng tọa Thích Trí Quang: « Thầy dùng micro, Thầy nói dùm như thế này nguy hiểm quá ». Thầy ngần ngại: « Bây giờ tôi phải nói với Phật tử sao đây? » Đám đông vẫn tiến vào Đài. Thầy Trí Quang đứng ở cửa Đài và nói: « Phật tử cứ bình tĩnh, mọi việc Thầy đang tìm cách giải quyết »… Nhưng vô hiệu.
Thiếu tá Sỹ trên xe cơ giới đang tiến vào Đài khoảng 50 thước thì bổng có một tiếng nổ kinh hồn. Theo các sĩ quan ở gần Đài thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả và ánh sáng từ phía nổ phát ra một tia sét mà họ đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy. Cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn và kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân trong tiếng khóc kêu la… Tám người (trong đó có 7 trẻ 12 đến 17 tuổi) tử thương, không xác chết nào được toàn thây do sức hơi (soufflement), chứ không bởi mảnh (éclatements) và nhiều người bị thương.
Sau đó, sách ‘Làm thế nào để giết một Tổng thống’ phát hành, chúng ta có giải đáp cho những thắc mắc vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế đêm 08.05.1963:
Thủ phạm mang tên Scott. Tại phiên tòa xử Thiếu tá Đặng Sĩ ngày 02.06.1964, các chuyên viên quân cụ đã phân tích các loại chất nổ M26 và MK3. Giả thuyết M26 đã bị loại và MK3, dù các thẩm phán đặc biệt lưu ý, nhưng rồi cũng bị loại vì, tuy có thể làm chết người do áp lực của hơi nổ, nhưng tác dụng không thể nào đạt tới con số thương vong cao như vậy nhất là ở nơi có khoảng trống.
Năm 1966, Đại úy Scott, cố vấn Tiểu đồn 1/3 Sư đồn I Bộ binh, cho biết Sự Thật. Năm 1965, miền Trung đang sôi động do Phật giáo đấu tranh. Nhân một cuộc trò chuyện tình cờ bắt qua chuyện Phật giáo lúc đó, ông Scott nói với Đại úy Bửu đại ý ‘Phật giáo miền Trung sẽ không thành công trong vụ này’ vì không tạo đủ yếu tố để thành công như năm 1963. Tuy có khí giới tinh thần, nhưng không được đồng minh ủng hộ: ‘Hoa kỳ không giúp đỡ Phật giáo nữa. Vụ 1963 thì tôi biết rõ’. Đại úy Bửu hỏi: « Năm 1963, ông ở đâu? ». Scott nói: « Tôi hiểu rõ Phật giáo có thể còn hơn các anh. Tháng 05/63, tôi ở Đà nẳng và đến Huế một ngày trước khi xảy ra vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế. Chỉ người ngây thơ tin Việt cộng gây ra vụ nổ đó. Tội nghiệp cho Thiếu tá Sĩ đang ở tù vì bị kết tội đã đàn áp Phật giáo và làm chết 8 Phật tử. Người ta tin đó là tiếng nổ của Plastic Việt cộng hay lựu đạn của chính quyền? Đó là một chất nổ đặc biệt của CIA…
Trong sách ‘Ngô Ðình Diệm, Nỗ lực hòa bình dang dở’, trang 189-190, ông Nguyễn Văn Châu đã viết: « Sau 1975, một cựu Ðại úy Mỹ James Scott, liên hệ với CIA, từng là cố vấn cho Tiểu đồn 1/3 Sư đồn 1 Bộ binh, thừa nhận trong một lá thơ đăng trên một tuần báo Mỹ rằng chính ông gài một trái bom nổ chậm chiều 08.05.1963 tại Huế ».
Tổng thống Richard M. Nixon, trong sách ‘No More Vietnam’, 1985, trang 10 và 65, đã viết: « Vấn đề đàn áp tôn giáo là hồn tồn bịa đăt… Trong đầu những kẻ đứng sau khủng hoảng là chính trị chứ không phải tôn giáo ».
Cựu hoàng Bảo Đại cũng viết trong ‘Dragon d’Annam’ như sau: « Mọi sự đang tiến tốt thì chính phủ gặp phải sự chống đối của các nhà sư. Các nhà sư được cộng sản giật dây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại. Vô hình chung mang mặc cảm kỳ thị tôn giáo… Ai đã xúi giục họ gây loạn? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà Nội vào, hay từ Bắc Kinh đến? ».
Phần VNCH, tuy không là thành viên LHQ, nhưng khi biết Tích Lan đặt vấn đề ‘Ðàn áp Phật giáo’, Tổng thống Ngô Ðình Diệm tuyên bố ‘Việt Nam là một nước độc lập nhưng vì Sự Thật ông nhờ Giáo sư Nguyễn Phước Bửu Hội mời LHQ cử Phái đoàn Tìm Sự Thật ở VNCH.
Ðến Sài Gòn ngày 24.10.1963, Phái đoàn được tự do phỏng vấn các nhà sư, ni cô, chánh trị gia, giáo sư và sinh viên Ðại học, nhưng từ chối gặp sư Trích Trí Quang được Ðại sứ Lodge yêu cầu. Phái đoàn đã tiếp xúc với một nhà sư 19 tuổi được các sư khác khuyến khích tự thiêu vì Hòa thượng Thích Tịnh Khiết bị giết và nhiều nữ Phật tử chết bị thả trôi sông Sài Gòn… Cuộc đảo chính 01.11.1963 đã chấm dứt cuộc tìm hiểu của Phái đoàn.
Ngày 17.02.1964, Nghị sĩ Thomas J. Dodd, Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, gởi Chủ tịch Ủy ban Nội vụ Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận có những điểm đáng lưu ý trong Bản Phúc trình của Ủy ban Tìm hiểu Sự Thật LHQ:
- Bảy đại diện của Liên Hiệp Quốc gồm những quốc gia lấy Phật Giáo làm quốc giáo, hoặc liên hệ mật thiết với Phật giáo.
- Bản phúc trình đã bị Hoa Kỳ ém nhẹm và chỉ phổ biến rất hạn chế.- Sau khi đọc bản phúc trình, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện đã đưa ra nhận xét ‘lời cáo buộc Phật giáo bị đàn áp’, thật ra chỉ là sự thổi phồng đầy ác ý, và tuyên truyền man trá’.
- Một hệ thống ‘vọng ngữ’ và đầu độc tin tức giữa một số người mệnh danh là tăng sĩ Phật giáo và báo chí Mỹ đã lừa gạt nhân dân Mỹ và thế giới.
- Cuộc đấu tranh gọi là chống Tổng thống Ngô Đình Diệm ‘đàn áp Phật giáo’ chỉ là một cuộc đấu tranh chính trị có lợi cho Mỹ và Việt Cộng. Câu nói của sư Thích Trí Quang: ‘Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi đã lật đổ Diệm Nhu’ chứng tỏ Phật Giáo đã bị Thích Trí Quang lợi dụng để làm chính trị.
Thiếu tá Đặng Sĩ, ngày 24.11.1963, bị bắt, giải vào Sài gòn giam tại Nha An ninh Quân đội. Buổi chiều, ông được đưa đến gặp Tướng Đỗ Mậu để hắn nói ‘Anh khai cho ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý của Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’.
Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy nhắc lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian... Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sĩ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân đội để photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.
Nội vụ bị bại lộ, Tín hữu Công Giáo biểu tình, Hội đồng Quân nhân Cách mạng bắt Tướng Mậu rời khỏi Nha An ninh Quân đội.
Sự về nhà Cha của ông Diệm đã gây xúc động sâu xa và thương tiếc lớn nơi các lãnh tụ Á châu thời đó. Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn Á châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao quý như vậy».
Sự kiện này cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Tổng thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ. » (that it is dangerous to be a friend of the United States; that it pays to be neutral; and that sometimes it helps to be an enemy.)
Nhận xét này thật đúng đối với việt cộng, sau khi đánh Mỹ phải cuốn cờ tháo chạy, buộc Mỹ ‘kết tình cựu thù’, một mối tình tay ba, dưới sự quan sát của Tàu cộng. Mỹ, nhân danh ‘giúp Dân Việt’ để viện trợ cho nhà nước độc tài đàn áp Dân Việt, bỏ tù các nhân vật tài đức.
Sự kiện Mỹ đưa quân vào VNCH giúp Bắc Việt chiến thắng năm 1975.
Sau khi hai Tổng thống Ngô Ðình Diệm và John Kennedy bị ám sát, năm 1965, Johnson đổ quân tác chiến Mỹ vào Miền Nam đã tạo cớ cho Hà Nội lừa gạt thế giới ‘Mỹ xâm lăng Miền Nam’ và kêu gọi đồng bào Miền Bắc đứng lên ‘giải phóng’. Năm 1968, sau biến cố Tết Mậu Thân, Jonhson biết sẽ thua trận, nên phải đàm phán với Hà Nội tại Paris. Năm đó, ông không dám ứng cử, Richard Nixon đắc cử Tổng thống. Sau khi lập bang giao với Tàu, ông đề nghị họ ngưng giúp Hà nộâi. Phản chiến do John Kerry (Dân chủ) cầm đầu biểu tình ‘đâm sau lưng chiến sĩ’, gây thương vong cho người dân biểu tình ở Mỹ.
Năm 1972, Nixon được Tổng thống Thiệu ủng hộ, tái đắc cử, gây phẩn nộ cho đảng Dân chủ. Hiệp định Paris được ký ngày 23.01.1973 để Mỹ tháo chạy. Biden và đảng Dân chủ trả thù bằng bác quân viện khẩn cấp cho VNCH. Sài Gòn mất vào tay cộng sản, hắn chống tị nạn người Việt vô Mỹ.
Ngày nay, sự kiện Nga xâm lăng Ukraina đã bị đại đa số thế giới lên án, nhưng vì LHQ bất lực nên không ngăn được cuộc tàn sát thường dân vô tội.
IV. Tiếc Thương Người Việt Trong Nước.
Khi lập bang giao với Hà Nội, Clinton (Dân chủ) đã hứa ‘thương mãi đi liền với Nhân Quyền’. Bao nhiêu lần, hắn đã trở lại Việt Nam sau khi hết là Tổng thống? Sau đó, Obama và Kerry, cam kết không chỉ trích ‘chế độ độc tài cộng sản’ để việc chỉ định Osius làm Ðại sứ ở Việt Nam được chuẩn nhận.
Ngày 16.02.2021, một Báo cáo do Viện Nghiên cứu chính sách công Quốc hội Mỹ soạn thảo cho biết:
- từ năm 2010, Mỹ và Việt Nam đã tạo dựng quan hệ đối tác về các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế, do có chung những lo ngại về sự bành trướng của Trung quốc trong khu vực và vị thế Việt Nam đang tăng lên thành một cường quốc tầm trung. Sau 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Mỹ đã trở thành đối tác song phương lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Trung quốc, trong khi Việt Nam là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Mỹ.
- Mối tình Mỹ – Việt vẫn còn bị hạn chế bởi một số yếu tố như việc các lãnh đạo Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ rằng chính phủ Mỹ về lâu dài muốn chấm dứt độc quyền của chế độ cộng sản ở nước cựu thù.
- Khi Việt Nam thực hiện các hoạt động ngoại giao qui mô lớn, đặc biệt với Mỹ, phải tính đến phản ứng có thể có của Trung cộng. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy dân Việt có quan điểm tích cực đối với Mỹ nhưng nhiều quan chức Việt Nam vẫn nghi ngờ sự chấm dứt độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam như nói trên.
- Về hồ sơ Nhân quyền Việt Nam, theo đánh giá của báo cáo là đã xấu đi trong những năm gần đây, tiếp tục là một rào cản cho sự phát triển của quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam.
Giáo dục là vấn đề ‘xuống cấp’ nhất ở Việt Nam cộng sản.
Xin mời đọc ‘Giáo dục và chưa biết khi nào trời mới sáng!’ ký tên Thiên Hạ Luận đăng trên VOA ngày 15.10.2022 có đăng (xin trích):
« Tuần này, Dân Trí giới thiệu một video clip dài bốn phút ghi lại phát biểu của bà Phạm Thị Kim Tuyến - Hội phó Hội Phụ huynh học sinh (Hội PHHS) Tiểu học An Hội (quận Gò Vấp, TP.HCM) tại cuộc họp phụ huynh học sinh lớp 3/10 ở trường này. Bà Tuyến đã điểm mặt một số phụ huynh, yêu cầu trả lời tại sao không góp tiền và khuyến cáo, đại ý: Nghèo thì đừng đua đòi cho con theo học lớp 3/10!..
Nhiều người nổi giận nhưng ít ai ngạc nhiên vì bà Tuyến phát biểu như thế trước mặt cả giáo viên lẫn Hiệu trưởng nên nhiều người nghĩ: « Đúng là bí ổi. Ai cho phép bà này lớn tiếng bảo gia đình nào khó khăn thì đừng học lớp này? Ai cho bà quyền hài tên những phụ huynh nghèo? Ai cho bà quyền làm nhục người khác? Khốn nạn nhất là Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm ngồi im thin thít. Không im sao được khi có người huy động tiền cho mình. Thật sự khốn nạn! Nhà trường biến thành nơi bán chữ. Người thầy thành kẻ đi buôn. Không thể chấp nhận hành vi của bà này, cũng không thể chấp nhận những kẻ mang danh giáo chức nhưng để đồng tiền biến thành đớn hèn như thế. Trẻ con mới lớp ba mà đã gieo vào đầu chúng sự khinh rẻ người nghèo, phân chia sang hèn trong lớp học... Chúng ta căm phẫn khi xem video clip, nghe những lời nghịch nhĩ của bà Hội phó Hội PHHS nhưng rồi muốn con được đi học cũng đành nghiến răng, nhịn ăn mà đóng cho đủ để chúng chia nhau.
Khốn nạn thế đấy! Nền giáo dục giờ đây nằm tận dưới đáy hồ rồi, không còn cách nào vực lên được nữa. Khi nào không còn những thứ thi đua vô bổ, không còn là chợ mua bán chữ, không còn những kẻ tìm đủ cách để chia chác lợi lộc với nhau, không còn đám chim mồi mang lốt Hội PHHS, không còn những kẻ đớn hèn vì sinh kế mà cúi đầu nhẫn nhục... lúc đó mới mong trường học đúng là nơi dạy chữ, dạy làm người...»
Nhớ về quá khứ. Khi tôi học tại Trường tiểu học Ðỗ Hữu Phương, thời Pháp đô hộ, cha mẹ tôi có trả đồng nào đâu. Thầy cô hưởng lương xứng đáng không cần dạy thêm, nên được sự kính trọng từ học sinh lẫn phụ huynh. Thời cộng sản, các cô giáo còn bị buộc đi phục vụ rượu cho các đồng chí.
Ban Bí thư cộng đảng do Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 và cựu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong cuộc họp ngày 24.10.2022. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan kỷ luật đảng vừa thông báo đã phát hiện nhiều vi phạm dưới thời đó.
‘Gần mực thì Ðen’. Tiền nhân dạy như vậy.
Từ ngày lập quốc đến gần đây, Thế giới ngưỡng mộ nền dân chủ Mỹ, ca ngợi bầu cử Mỹ. Sau khi kết tình cựu thù với Việt Nam. Lãnh đạo nước này không do Dân bầu và Quốc hội chỉ do ‘đảng cử, Dân bầu.
Ngày nay, sau 25 năm tình Việt-Mỹ, kể từ tháng 11/2020, cả thế giới chê cười nền dân chủ và bầu cử Mỹ khi chính một số người Mỹ đã bôi nhọ nền dân chủ Mỹ.
Tối hôm 02.11.2022, tại nhà ga Union Station, Washington, cách không xa điện Capitol, trụ sở Quốc Hội Mỹ, trước cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 08.11.2022, Joe Biden vận động cử tri: ‘Nền dân chủ Mỹ bị tấn công’, ‘số phận của nước Mỹ’ phụ thuộc vào lá phiếu của cử tri.
Theo kết quả một thăm dò dân ý của Đại học Quinnipiac, công bố ngày 01.11.2022, lạm phát vẫn đang là quan tâm số một của người Mỹ, với bách phân 36%. Quyền nạo phá thai là vấn đề cấp bách hàng đầu với 10% người Mỹ được hỏi. Biết mình không khả năng làm giảm lạm phát, Biden chọn ngay ‘việc nạo phá thai’ để câu phiếu bằng hứa hắn và lưỡng viện Lập pháp ghi vụ này Hiến pháp. Làm tình phải có trách nhiệm. Sự sung sướng là phần thưởng Tạo Hóa ban cho những ai cộng tác v ới Ng ư ời trong việc phát triển Nhân Loại.
Hà Minh Thảo
Hàng ngày, theo dõi, từ hơn 8 tháng nay, cuộc xâm lăng của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) Liên bang Nga đánh một thành viên LHQ là Ukraina để cảm nhận một Dân tộc kiên cường. ‘Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng châu chấu ngã, ai dè xe nghiên’. Mừng cho người, lại nhớ đến quá khứ đầy tội lỗi, máu và nước mắt Dân Việt dẫn đến ngày 30.04.1975 mà, ngày nay, đại đa số đồng bào trong nước đang bị cai trị bởi nhà nước đồng bản tính với Nga.
I./ Người Ukraina Kiên Cường Chống Ngoại Xâm.
Ngày 24.02.2022, Nga tiến hành cuộc tấn công quân sự đại qui mô mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ vào Ukraina, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'.
Điện Kremlin dự định nhắm mục tiêu pháo binh và tên lửa vào các trung tâm chỉ huy và kiểm soát, rồi gửi máy bay chiến đấu và trực thăng để nhanh chóng giành kiểm soát trên không. Trung tâm Phân tích Hải quân định Nga đánh gọng kìm để bao vây Kyiv và các lực lượng Ukraina ở phía Đông, với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế xác định ba trục tiến công: từ Belarus ở phía bắc, từ Donetsk và từ Crimea ở phía Nam. Họ quyết định ‘cắt đầu’ chính phủ Ukraina để thiết l ập nhà nước do họ điều khiển. Họ tin rằng Kyiv sẽ sụp đổ trong vòng 96 giờ nếu dựa vào hồn cảnh thực tế trên chiến trường.
Sau một giờ chiến sự, Bộ Quốc phòng Ukraina loan tin đã bắn rơi 5 máy bay và một trực thăng ở Luhansk. Cùng lúc, Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo về việc thiết quân luật ở Ukraina và ra lệnh cho quân đội Ukraina trả đũa tối đa vào quân Nga. Ông tuyên bố tổng động viên quân sự.
Khi quân Nga tiếp cận Kyiv, Zelensky đẹ yêu cầu người dân chuẩn bị các loại cocktail Molotov để ‘vô hiệu hóa’ kẻ thù. 18.000 s úng được cấp cho người dân Kyiv bày tỏ thiện chí sẵn sàng chiến đấu và triển khai Lực lượng Phòng vệ L ãnh thổ, bảo vệ Kyiv.
Thời gian 4 ngày trôi qua, nhà cửa bị bom tàn phá. Quân Nga tàn bạo gây đau khổ và chết tức tưởi cho thường dân, nhất là trẻ thơ, hơn lính chiến Ukraina. Cuộc chiến tiếp diễn và Ukraina đang trên đường phản công, tái chiếm lãnh thổ đầy hứa hẹn.
Các nước chống cuộc xâm lăng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga với mục đích làm tê liệt nền kinh tế Nga trên phạm vi rộng lớn, nhắm vào các cá nhân, ngân hàng, doanh nghiệp, trao đổi tiền tệ, chuyển khoản ngân hàng, xuất nhập cảng.
Khi cuộc xâm lược bắt đầu, các quốc gia thực hiện ngay những trợ giúp vũ khí cho chánh phủ Ukraina, cứu trợ các nạn nhân bom đạn Nga và người tị nạn. Ngày 24.02.2022, Ba Lan chuyển giao một số quân cụ gồm 100 súng cối, đạn dược và mũ bảo hiểm. Nhiều thành viên của Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) đồng ý gửi vũ khí, nhưng NATO với tư cách là một tổ chức thì không.
Ngày 27.02.2022, Liên hiệp Âu châu đồng ý mua vũ khí chung cho Ukraina, trị giá 450 triệu euro và 50 triệu euro quân nhu.
Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết đã tìm thấy bằng chứng về việc Nga vi phạm Luật Nhân đạo quốc tế, cáo buộc Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bừa bãi vào khu dân sự và không kích các bệnh viện, bao gồm việc bắn một tên lửa đạn đạo 9M79 Tochka với một đầu đạn chùm về phía một bệnh viện ở Vuhledar, khiến 4 dân thường thiệt mạng và làm 10 người khác bị thương, bao gồm 6 nhân viên y tế.
Trẻ thơ Ukraina phải trả giá cho tham vọng đế quốc của Nga (trích
RFI ngày 11.06.2022 - Thụy My)
Igor, 15 tuổi*, bị lạnh lùng bắn chết. Nastia, 6 tuổi, hấp hối trong một vườn trẻ. Ivan bị xã súng lúc đang trong xe của mẹ… Tại Bucha, có 416 xác được tìm thấy trong đó có 32 trẻ em, chưa kể các nạn nhân nhỏ tuổi vừa kể vì không thể khai tử trong lúc rối ren. Có bao nhiêu chiếc xe di tản đề chữ ‘trẻ em’ bị quân Nga xã súng vô tội vạ? Kể từ khi Putin xua quân sang, trung bình mỗi ngày có hai trẻ em bị giết chết, 3 triệu em sống trong điều kiện không điện nước, 2,2 triệu em phải sơ tán khỏi nước. Một thảm họa chưa từng thấy từ Thế chiến II, theo Unicef. Chưa kể những em bị thương tật, bị mồ côi, bị khủng hoảng… vì bom đạn quân Nga, hoặc có nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn buôn người trên đường di tãn.
*« Ðêm 03.03.2022, ‘chúng đã giết chết Igor của chúng tôi’. Cháu trai 15 tuổi đêm đó bị lính Nga bắn chết ở lối vào căn hầm, nơi khoảng 100 người dân Bucha trẻ ẩn. Quân Nga liệng vào ba lựu đạn cay, Igor ngộp thở chạy ra cửa hầm và lãnh trọn một viên đạn vào sau ót. Xác cậu bé phải nằm đó suốt ba ngày, sau đó chúng quăng vào một bụi rậm, ông Leonid và vài người hàng xóm ban đêm lén ra mang về chôn tạm.
Cách đó vài căn là nhà bà Galina, nơi ba thế hệ cùng chung sống. Gia đình tìm cách chạy trốn quân Nga, chiếc xe hơi mang cờ trắng, chở theo 7 đứa trẻ có ghi hàng chữ ‘trẻ em’ bằng tiếng Nga, nhưng vẫn lãnh trọn những tràng đạn. Cô bé Nastia, 6 tuổi trút hơi thở cuối cùng bên cạnh những con chó, mèo: một bác sĩ thú y trên đường sơ tán những thú nuôi đã cố gắng cứu nhưng không thành công. Một gia đình khác cũng ở Bucha, người mẹ và hai đứa con trên đường di tản cũng bị bắn vào xe, cậu bé Ivan mãi mãi ở tuổi 15. Bị chất vấn tại sao giết trẻ em, một lính Nga trả lời: « Vì lớn lên bọn nó sẽ trả thù».
II. Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Quốc Tế Vô Dụng,
Sau 7 tháng Nga dành dân chiếm đất Ukraina và trước sự bất lực hoàn toàn của LHQ, Nga đã tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý (TCDY) để sát nh ập 4 vùng vào lãnh thổ Nga. Ngày 07.09.2022, HĐBA LHQ đã đề cập đến số phận các thường dân Ukraina bị Nga đưa vào các ‘trại thanh lọc’ và bị cưỡng bức di tản. Nhiều tổ chức phi chính phủ, Mỹ và nhiều cơ quan LHQ khẳng định có bằng chứng việc Nga triển khai một hệ thống cưỡng bức di dân.
Các cuộc TCDY bắt đầu từ ngày 23.09.2022 và kéo dài trong 4 ngày với những kết quả như Nga muốn mà chúng ta luôn thấy nơi các chế độ cộng sản như Việt Nam: Zaporizhzhia (93,11%), Kherson (87,05%), Lugansk (98,42%) và Donetsk (99,23%) cử tri đã ủng hộ ý định sát nhập vào Nga.
Sau khi kết quả được công bố, tối 27.09.2022, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố ‘Ukraina sẽ hành động để bảo vệ người dân mình cả ở vùng Kherson, Zaporizhia, ở Donbass và các khu vực hiện đang bị chiếm đóng ở vùng Kharkiv và ở Crimea’. Ông khỹng định không một hành động nào của Nga có thể thay đổi bất cứ điều gì đối với Ukraina.
Trước đó, ông gởi thông điệp đến HÐBA/LHQ cho biết Kyiv không thể đàm phán với Moscow sau ‘các cuộc TCDY giả’ này. Mỹ và các nước Âu châu đều lên án các cuộc TCDY và khẳng định không công nhận các kết quả này.
Các nước Tây phương vận động để LHQ ra một nghị quyết mới lên án Nga. Ngày 30.09.2022, một dự thảo Nghị quyết đã bị Nga dùng quyền phủ quyết tại HÐBA. Dự thảo nghị quyết này lại được đệ trình Đại Hội Đồng LHQ.
Trong cuộc đầu phiếu ngày 12.10.2022, đã đưa đến kết quả có 143 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng (Trung quốc, Việt Nam, Ấn Ðộ, …), 193 nước đã bỏ phiếu. Tuy nhiên, các nghị quyết đều bị Nga không thi hành buộc chúng ta xác tín sự bất lực của LHQ, cơ quan tiêu pha tiền thuế của người dân lao dộng mồ hôi, có khi cả nước mắt, máu và mạng sống.
Hòa bình Ukraina với sự sống còn của LHQ.
Khi phát biểu khai mạc Đại Hội Đồng lần 77, Tổng thư ký Guterres đã coi cuộc chiến tranh ở Ukraina và nhiều xung đột và khủng hoảng khác trên thế giới, những thách thức đe dọa vận mệnh nhân loại, và sự tồn vong bản thân các định chế quốc tế, đòi hỏi các nỗ lực hợp tác của cộng đồng quốc tế.
Tháng 4/2022, hơn 200 cựu giới chức LHQ đẹ gửi một thư ngỏ đến Tổng thư ký LHQ cảnh báo: ‘Cuộc xung đột chưa từng có kể từ Thế chiến II đến nay đang thách thức ‘lý do tồn tại’ của bản thân LHQ, một định chế được thành lập nhằm bảo vệ Hòa bình. Các Vị này, rất biết lối sống LHQ, báo động nguy cơ LHQ ‘dần dần trở nên hoàn toàn bất lực, và đi theo vết xe đổ của Hội Quốc Liên (League of Nations / La Société des Nations) trước đây’. Hội này đã không ngăn được c Âu hâu rơi vào Thế chiến thứ II.
Xin mời đọc Chương 9 Tóm lược Học thuyết xã hội Giáo Hội Công Giáo viết:
Để giải quyết những căng thẳng giữa các cộng đồng chính trị khác nhau mà có thể làm phương hại đến sự ổn định của các quốc gia và an ninh thế giới, cần phải sử dụng các luật chung khi tham gia thương thảo, đồng thời dứt khoát gạt bỏ ý nghĩ có thể tìm được công lý bằng cách sử dụng chiến tranh. Không những hiến chương LHQ gạt bỏ việc sử dụng chiến tranh, mà còn phản đối việc đe doạ sử dụng vũ lực. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Huấn Quyền không ngừng đề cao những nhân tố cần thiết để xây dựng một trật tự thế giới mới: quyền tự do và sự tồn vẹn lãnh thổ mỗi quốc gia, bảo vệ quyền các sắc tộc thiểu số, chia sẻ công bằng các nguồn lợi của trái đất, loại bỏ chiến tranh và giải trừ quân bị, trung tín với các thoả ước đã ký kết và chấm dứt việc bách hại tôn giáo (số 438).
III Hai Hành Ðộng Khác Biệt Của Hoa Kỳ Ðưa Ðến Ðôi Kết Trái Ngược Nhau.
A. Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 18.06.1954 khi Hội nghị Geneva 1954 đang tiếp diễn, với viễn ảnh đen tối, tuyệt vọng cho giải pháp phe quốc gia, Quốc trưởng Bảo Ðại, lần thứ tư, đề cử ông Ngô Ðình Diệm vào chức Thủ tướng. Lần đầu, năm 1933, « Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ nhất là Ngô Đình Diệm, 32 tuổi, lúc ấy làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách Thượng thư bộ Lại, nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… ». Vì thấy người Pháp không đáp ứng những yêu cầu của ông về canh tân nên chỉ vài tháng sau ông Diệm đã từ chức để phản đối. Hai lần sau, ông cũng từ chối vì không muốn chịu áp lực Nhật và Pháp.
Ngay trong lần thứ tư, Bảo Ðại nói: ‘Lần nữa tìm đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Ông Diệm đáp ‘tôi đã quyết định đi tu…’. Bảo Ðại nói ‘tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy’. Quốc trưởng đã trao cho ông Ngô Đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự để có thể đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy.
Ngày 27.06.1954, ông Diệm về đến Sài Gòn, trong hoàn cảnh rất bấp bênh và rối loạn bên bờ vực thẩm về chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội. Lúc bấy giờ chỉ cần ổn định được tình thế thì đã xứng đáng là một vị Cứu tinh rồi.
Nhờ tài lãnh đạo của mình và sự trợ giúp của Tổng thống Dwight D. Eisenhower (Cộng hòa) và Mỹ quốc viện trợ, ông Diệm đã thành công tiếp đón và an cư lạc nghiệp cho trên 800 ngàn đồng bào Miền Bắc di cư tìm Tự do tại Miền Nam.
Ông dành Ðộc lập cho Tổ Quốc: tiếp thu dinh Tồn quyền Pháp thành dinh Ðộc Lập và chấm dứt 100 năm đô hộ Pháp khi Thủ tướng Diệm buộc Pháp cử Ðại sứ như các nước khác, ngày 20.06.1955, và quân nhân Pháp cuối cùng đã rời lãnh thổ Việt Nam ngày 28.04.1956. Về Tài chánh, các khoản viện trợ ngoại quốc vào thẳng Ngân sách Quốc gia, không qua tay Pháp.
Năm 1955, Thủ tướng thành công bài trừ tứ đổ tường (cờ bạc, rượu, điếm, á phiện), ổn định các lực lượng võ trang giáo phái. Qua Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, nền Cộng Hòa được khai sáng: Tổng thống do Dân bầu, Quốc Hội lập hiến đã soạn thảo và biểu quyết Hiến Pháp để được ban hành ngày 26.10.1956. Ngày 26 tháng 10 hàng năm là Ngày Quốc Khánh VNCH.
Công lao Tổng thống Ngô Đình Diệm trong việc tái thiết và ổn định VNCH qua lời nhận xét của một vĩ nhân thế giới, Tổng thống Eisenhower, như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ).
Bởi thế, chính phủ Eisenhower đã gởi lời mời ông Diệm công du Mỹ từ năm 1955. Mỹ hai lần đã lập lịch trình tiếp đón nhưng, ngay khi còn là Thủ tướng, ông Diệm quá bận rộn với quốc sự sau chiến tranh và bị Pháp đô hộ.
Rời Sài gòn ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và phái đoàn chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu hôm sau, 21 phát đại bác nổ vang chào mừng. Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John F. Dulles đến đón và mời phái đoàn VNCH cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ Columbine III để bay đến thủ đô. Tại phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón tại cầu thang phi cơ. Lần nữa, 21 phát đại bác nổ vang chào đón Nguyên thủ Quốc gia Việt Nam. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường vẫy tay chào Người.
Hôm sau, thay mặt đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diển văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang. Không nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới được hưởng danh dự này.
Nhân dịp này, Tổng thống cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ VNCH: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Geneva gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ».
Tiếp theo, ông giải thích nền tảng chính trị của mình: « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình dựa trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng phải có căn bản duy linh, với Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức tồn thiện, tồn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị hầu đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa trách nhiệm về đời sống tinh thần. »
Tổng thống Diệm lưu lại Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống, các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao và những chính khách Mỹ đã từng giúp đỡ Việt Nam. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc phát hành một văn kiện ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của VNCH dưới sự lãnh đạo của ông’. Tại New York, Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân thành phố tiếp đón long trong (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Thế chiến hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về.
Ông Eisenhwer đã là Thống tướng đã lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công tái chiếm thành công nước Pháp và Đức năm 1944 – 1945. Là Tổng thống, ông buộc Liên xô phải thận trọng trong thời Chiến tranh lạnh, khiến cho Trung Quốc kính nể tại Chiến trường Tiều Tiên.
Năm 1961, John F. Kennedy (Dân chủ) nhậm chức Tổng thống. Trong cuộc họp ngày 19.01.1961, ông Eisenhower đã trình bày đường lối Mỹ đang theo và yêu cầu Kennedy nên tiếp tục. Nhưng ông này phiêu lưu nghĩ có thể chấm dứt cuộc chiến Việt Nam bằng cách trung lập hóa Lào để ngăn cộng sản Bắc Việt tràn vào Miền Nam. Việc được giao cho Harriman thực hiện. Đã có cuộc tranh cãi dữ dội giữa ông Diệm, ông Nhu và haận về chính sách sai lầm này. Kennedy và Harriman ‘dốt’ vê cộng sản. Chúng cứ ký các Hiệp ước, thi hành hay không la quyên của chúng. Sau khi ký Hiệp định Geneva 1954, viêät cộng đã chôn súng và gài cán binh lại ở Miềân Nam, thay vì phải rút về Bắc.
Dó đó, Bắc Việt cứ ký Hiệp định Geneva 1962 để trung lập hóa Lào và mục tiêu đó đã bị thất bại vì Bắc Việt dùng Lào để xâm nhập VNCH. Thay vì nhận Sự Dốt, hắn sai Hilsman soạn công điện DEPTEL 243 ngày 24.08.1963, và Ball gọi điện báo Kennedy ở Cap Cod biết. Tổng thống trả lời rằng ông đồng ý công điện gởi đi. Công điện này ra lệnh đảo chánh được gởi cho Đại sứ Cabot Lodge ở Sài Gòn để thi hành. Khi trở về và xem lại công điện đó, Kenndy đã tỏ ra hối tiếc: « Theo sự xật đốn của tôi, bức điện đó đã được soạn thảo tồi tệ. Bức điện đó phải không bao giờ được gởi vào hôm thứ bảy. Tôi phải không bao giờ biểu đồng tình nếu không được bàn luận bàn tròn. »
Sau đó, Lodge bật đen xanh cho tướng tá Việt tổ chức đảo chánh, lật đổ và giết hai ông Diệm và Nhu.
Tại Hoa Thịnh Đốn, Hội đồng An ninh Quốc gia họp ủng hộ đảo chánh. Cựu Đại sứ Nolting phản đối: « Nếu Mỹ bỏ rơi hai ông Diệm-Nhu tức Mỹ đã nuốt lời cam kết trong quá khứ ». Harriman chống lại ý kiến ông Nolting, và chỉ trích ông Nolting đã không phục vụ quyền lợi nước Mỹ trong thời gian ông làm đại sứ tại Việt Nam... Kennedy phân vân, nhưng cuối cùng đồng ý ủng hộ cuộc đảo chánh và nói với Lodge: « Tôi tin là ông sẽ không ngại ngùng khi đưa ra quyết định đình hổn hay thay đổi kế hoạch đảo chánh nếu ông nghĩ là cần thiết ».
Theo New York Post thì Giám đốc CIA thời Johnson, Richard Helms, lưu câu nói của Tổng thống Johnson « John F Kennedy ‘bị giết vì đã cho giết nhà lãnh đạo Việt Nam’ » (Lyndon Johnson claimed Kennedy assassination was payback for killing of Vietnamese leader).
B. Sự khác biệt chánh trị của Mỹ tại Ukraina và Việt Nam.
Tại Ukraina, Mỹ không gởi quân tác nhiến. Tại VNCH, Tổng thống quyết tâm bảo vệ Chủ Quyền và Ðộc Lập Quốc gia. Do đó, Mỹ đã giết Vị Tổng thống này để thiết lập nhà nước do họ điều khiển, sa lầy trong chiến cuộc khiến trên 58.000 lính chết và khoảng 305.000 bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế), gây tang tóc cho bao gia đình.
C. Ðảo chính ngày 01.11.1963.
Ðảo chính một Tổng thống dân cử là một hành vi bất hợp pháp, đáng lên án. Tội gia trọng thêm vì vâng lịnh ngoại bang (cả hai đều có tội), lại có nhận tiền Mỹ, qua Conein. Việc nhân danh ‘Cách mạng’ không xóa được tội, nhất là đã giết người, gồm lãnh đạo, chiến hữu và đồng chí). Cách mạng 01.11.1963 lẫn ngày 30.04.1975 (vi phạm Hiệp định Paris 1973) đều đáng lên án.
Công dân Công Giáo Ngô Ðình bị kỳ thị là ‘tay sai Vatican’ và người ta đã tranh luận một Tổng thống đạo Chúa có thể nào gởi gạo giúp người tị nạn Tây Tạng đạo Phật ở Ấn Ðộ:
Ngày 19.12.1960, phóng viên Shri H. Patel hỏi Thủ tướng Shri J. Nehru: « Thủ tướng vui lòng cho biết tên các quốc gia cứu trợ liên hệ đến công việc cứu giúp và định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn và số lượng cũng như các cơ quan đó điều hành tại Ấn, Sikkim và Bhutan?”
Ông Nehru: « Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tị nạn Tây Tạng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo ».
Ngày 30.04.1962, phóng viên Shri N. Sri Rama Reddy hỏi Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Shrimati L. Menon: « Bộ tưởng vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tị nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”. Bộ trưởng đáp « Đúng vậy, thưa ông ».
Vài giờ trước khi đảo chính xảy ra, Đại sứ Lodge gặp Tổng thống Diệm vào buổi sáng. Sau cuộc gặp, ông Lodge đánh điện về Washington: « Khi tôi đứng lên để ra đi, ông ấy bảo: ‘Xin nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và trung thực’. » Bức điện về đến Bộ Ngoại giao Mỹ lúc 9:18 sáng giờ Washington, và đến Nhà Trắng lúc 9:37 sáng. Lúc đó, đảo chính tại Sài Gòn đã bắt đầu.
Chiều ngày 01.11.1963, Lễ Chư Thánh Nam Nữ, công sở và trường học nghỉ, các Tướng Tá ‘cách mạng’ lên án Tổng thống Ngô Ðình Diệm đủ thứ tội, lập lại báo đài Mỹ tố cáo, nhất là Ðàn áp Phật giáo.
Ðàn áp Phật giáo. Ðâu là Sự Thật?
Sau khi Công điện cho là ‘cấm treo cờ Phật giáo’ mà ông Quách Tòng Ðức, Ðổng lý văn phòng Tổng thống, rất ngạc nhiên và xác quyết không bao giờ có nhận được lệnh của ông Diệm thảo và gởi cho các Tỉnh trưởng công điện số 9159 đề ngày 06.05.1963. Ý kiến của Tôn Thất Đính: « Ông Đức đã gởi đi một công điện mà không tham khảo ý kiến ông Cố vấn Ngô Đình Nhu… Lẽ nào lại tự tiện đánh đi một công điện như vậy nếu không được tình báo Mỹ tổ chức? ». Công điện không có ghi trong sổ ‘Công văn Gởi’.
Ngày 08.05.1963, 19 giờ 30, Phật tử tụ tập thật đông tại chùa Từ Đàm. Bổng nhiên, ban tổ chức loan báo thay đổi chương trình: thay gì có đốt pháo bông như dự định thì mời mọi người đến tập trung tại Đài Phát thanh Huế đòi phát đi bài thuyết pháp của Thượng tọa Trí Quang ban sáng thay chương trình Lễ Phật Đản đã thu thanh trước, ông Quản đốc Ngô Ganh từ chối vì ông chỉ được phập truyền thanh những cuộn băng đã được kiểm duyệt.
Khi đám đông tràn vào sân Đài, ông Ganh gọi điện thoại cầu cứu với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội an. Sau khi nhận lịnh giải tán từ cấp trên, Thiếu tá Sỹ tập họp các đơn vị thi hành lịnh. Khi đó, Đài Phát thanh đang lâm nguy trầm trọng do gạch đá bị đám đông ném, bay vun vút vào. Tỉnh trưởng Đẳng yêu cầu Thượng tọa Thích Trí Quang: « Thầy dùng micro, Thầy nói dùm như thế này nguy hiểm quá ». Thầy ngần ngại: « Bây giờ tôi phải nói với Phật tử sao đây? » Đám đông vẫn tiến vào Đài. Thầy Trí Quang đứng ở cửa Đài và nói: « Phật tử cứ bình tĩnh, mọi việc Thầy đang tìm cách giải quyết »… Nhưng vô hiệu.
Thiếu tá Sỹ trên xe cơ giới đang tiến vào Đài khoảng 50 thước thì bổng có một tiếng nổ kinh hồn. Theo các sĩ quan ở gần Đài thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả và ánh sáng từ phía nổ phát ra một tia sét mà họ đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy. Cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn và kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân trong tiếng khóc kêu la… Tám người (trong đó có 7 trẻ 12 đến 17 tuổi) tử thương, không xác chết nào được toàn thây do sức hơi (soufflement), chứ không bởi mảnh (éclatements) và nhiều người bị thương.
Sau đó, sách ‘Làm thế nào để giết một Tổng thống’ phát hành, chúng ta có giải đáp cho những thắc mắc vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế đêm 08.05.1963:
Thủ phạm mang tên Scott. Tại phiên tòa xử Thiếu tá Đặng Sĩ ngày 02.06.1964, các chuyên viên quân cụ đã phân tích các loại chất nổ M26 và MK3. Giả thuyết M26 đã bị loại và MK3, dù các thẩm phán đặc biệt lưu ý, nhưng rồi cũng bị loại vì, tuy có thể làm chết người do áp lực của hơi nổ, nhưng tác dụng không thể nào đạt tới con số thương vong cao như vậy nhất là ở nơi có khoảng trống.
Năm 1966, Đại úy Scott, cố vấn Tiểu đồn 1/3 Sư đồn I Bộ binh, cho biết Sự Thật. Năm 1965, miền Trung đang sôi động do Phật giáo đấu tranh. Nhân một cuộc trò chuyện tình cờ bắt qua chuyện Phật giáo lúc đó, ông Scott nói với Đại úy Bửu đại ý ‘Phật giáo miền Trung sẽ không thành công trong vụ này’ vì không tạo đủ yếu tố để thành công như năm 1963. Tuy có khí giới tinh thần, nhưng không được đồng minh ủng hộ: ‘Hoa kỳ không giúp đỡ Phật giáo nữa. Vụ 1963 thì tôi biết rõ’. Đại úy Bửu hỏi: « Năm 1963, ông ở đâu? ». Scott nói: « Tôi hiểu rõ Phật giáo có thể còn hơn các anh. Tháng 05/63, tôi ở Đà nẳng và đến Huế một ngày trước khi xảy ra vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế. Chỉ người ngây thơ tin Việt cộng gây ra vụ nổ đó. Tội nghiệp cho Thiếu tá Sĩ đang ở tù vì bị kết tội đã đàn áp Phật giáo và làm chết 8 Phật tử. Người ta tin đó là tiếng nổ của Plastic Việt cộng hay lựu đạn của chính quyền? Đó là một chất nổ đặc biệt của CIA…
Trong sách ‘Ngô Ðình Diệm, Nỗ lực hòa bình dang dở’, trang 189-190, ông Nguyễn Văn Châu đã viết: « Sau 1975, một cựu Ðại úy Mỹ James Scott, liên hệ với CIA, từng là cố vấn cho Tiểu đồn 1/3 Sư đồn 1 Bộ binh, thừa nhận trong một lá thơ đăng trên một tuần báo Mỹ rằng chính ông gài một trái bom nổ chậm chiều 08.05.1963 tại Huế ».
Tổng thống Richard M. Nixon, trong sách ‘No More Vietnam’, 1985, trang 10 và 65, đã viết: « Vấn đề đàn áp tôn giáo là hồn tồn bịa đăt… Trong đầu những kẻ đứng sau khủng hoảng là chính trị chứ không phải tôn giáo ».
Cựu hoàng Bảo Đại cũng viết trong ‘Dragon d’Annam’ như sau: « Mọi sự đang tiến tốt thì chính phủ gặp phải sự chống đối của các nhà sư. Các nhà sư được cộng sản giật dây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại. Vô hình chung mang mặc cảm kỳ thị tôn giáo… Ai đã xúi giục họ gây loạn? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà Nội vào, hay từ Bắc Kinh đến? ».
Phần VNCH, tuy không là thành viên LHQ, nhưng khi biết Tích Lan đặt vấn đề ‘Ðàn áp Phật giáo’, Tổng thống Ngô Ðình Diệm tuyên bố ‘Việt Nam là một nước độc lập nhưng vì Sự Thật ông nhờ Giáo sư Nguyễn Phước Bửu Hội mời LHQ cử Phái đoàn Tìm Sự Thật ở VNCH.
Ðến Sài Gòn ngày 24.10.1963, Phái đoàn được tự do phỏng vấn các nhà sư, ni cô, chánh trị gia, giáo sư và sinh viên Ðại học, nhưng từ chối gặp sư Trích Trí Quang được Ðại sứ Lodge yêu cầu. Phái đoàn đã tiếp xúc với một nhà sư 19 tuổi được các sư khác khuyến khích tự thiêu vì Hòa thượng Thích Tịnh Khiết bị giết và nhiều nữ Phật tử chết bị thả trôi sông Sài Gòn… Cuộc đảo chính 01.11.1963 đã chấm dứt cuộc tìm hiểu của Phái đoàn.
Ngày 17.02.1964, Nghị sĩ Thomas J. Dodd, Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, gởi Chủ tịch Ủy ban Nội vụ Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận có những điểm đáng lưu ý trong Bản Phúc trình của Ủy ban Tìm hiểu Sự Thật LHQ:
- Bảy đại diện của Liên Hiệp Quốc gồm những quốc gia lấy Phật Giáo làm quốc giáo, hoặc liên hệ mật thiết với Phật giáo.
- Bản phúc trình đã bị Hoa Kỳ ém nhẹm và chỉ phổ biến rất hạn chế.- Sau khi đọc bản phúc trình, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện đã đưa ra nhận xét ‘lời cáo buộc Phật giáo bị đàn áp’, thật ra chỉ là sự thổi phồng đầy ác ý, và tuyên truyền man trá’.
- Một hệ thống ‘vọng ngữ’ và đầu độc tin tức giữa một số người mệnh danh là tăng sĩ Phật giáo và báo chí Mỹ đã lừa gạt nhân dân Mỹ và thế giới.
- Cuộc đấu tranh gọi là chống Tổng thống Ngô Đình Diệm ‘đàn áp Phật giáo’ chỉ là một cuộc đấu tranh chính trị có lợi cho Mỹ và Việt Cộng. Câu nói của sư Thích Trí Quang: ‘Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi đã lật đổ Diệm Nhu’ chứng tỏ Phật Giáo đã bị Thích Trí Quang lợi dụng để làm chính trị.
Thiếu tá Đặng Sĩ, ngày 24.11.1963, bị bắt, giải vào Sài gòn giam tại Nha An ninh Quân đội. Buổi chiều, ông được đưa đến gặp Tướng Đỗ Mậu để hắn nói ‘Anh khai cho ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý của Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’.
Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy nhắc lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian... Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sĩ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân đội để photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.
Nội vụ bị bại lộ, Tín hữu Công Giáo biểu tình, Hội đồng Quân nhân Cách mạng bắt Tướng Mậu rời khỏi Nha An ninh Quân đội.
Sự về nhà Cha của ông Diệm đã gây xúc động sâu xa và thương tiếc lớn nơi các lãnh tụ Á châu thời đó. Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn Á châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao quý như vậy».
Sự kiện này cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Tổng thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ. » (that it is dangerous to be a friend of the United States; that it pays to be neutral; and that sometimes it helps to be an enemy.)
Nhận xét này thật đúng đối với việt cộng, sau khi đánh Mỹ phải cuốn cờ tháo chạy, buộc Mỹ ‘kết tình cựu thù’, một mối tình tay ba, dưới sự quan sát của Tàu cộng. Mỹ, nhân danh ‘giúp Dân Việt’ để viện trợ cho nhà nước độc tài đàn áp Dân Việt, bỏ tù các nhân vật tài đức.
Sự kiện Mỹ đưa quân vào VNCH giúp Bắc Việt chiến thắng năm 1975.
Sau khi hai Tổng thống Ngô Ðình Diệm và John Kennedy bị ám sát, năm 1965, Johnson đổ quân tác chiến Mỹ vào Miền Nam đã tạo cớ cho Hà Nội lừa gạt thế giới ‘Mỹ xâm lăng Miền Nam’ và kêu gọi đồng bào Miền Bắc đứng lên ‘giải phóng’. Năm 1968, sau biến cố Tết Mậu Thân, Jonhson biết sẽ thua trận, nên phải đàm phán với Hà Nội tại Paris. Năm đó, ông không dám ứng cử, Richard Nixon đắc cử Tổng thống. Sau khi lập bang giao với Tàu, ông đề nghị họ ngưng giúp Hà nộâi. Phản chiến do John Kerry (Dân chủ) cầm đầu biểu tình ‘đâm sau lưng chiến sĩ’, gây thương vong cho người dân biểu tình ở Mỹ.
Năm 1972, Nixon được Tổng thống Thiệu ủng hộ, tái đắc cử, gây phẩn nộ cho đảng Dân chủ. Hiệp định Paris được ký ngày 23.01.1973 để Mỹ tháo chạy. Biden và đảng Dân chủ trả thù bằng bác quân viện khẩn cấp cho VNCH. Sài Gòn mất vào tay cộng sản, hắn chống tị nạn người Việt vô Mỹ.
Ngày nay, sự kiện Nga xâm lăng Ukraina đã bị đại đa số thế giới lên án, nhưng vì LHQ bất lực nên không ngăn được cuộc tàn sát thường dân vô tội.
IV. Tiếc Thương Người Việt Trong Nước.
Khi lập bang giao với Hà Nội, Clinton (Dân chủ) đã hứa ‘thương mãi đi liền với Nhân Quyền’. Bao nhiêu lần, hắn đã trở lại Việt Nam sau khi hết là Tổng thống? Sau đó, Obama và Kerry, cam kết không chỉ trích ‘chế độ độc tài cộng sản’ để việc chỉ định Osius làm Ðại sứ ở Việt Nam được chuẩn nhận.
Ngày 16.02.2021, một Báo cáo do Viện Nghiên cứu chính sách công Quốc hội Mỹ soạn thảo cho biết:
- từ năm 2010, Mỹ và Việt Nam đã tạo dựng quan hệ đối tác về các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế, do có chung những lo ngại về sự bành trướng của Trung quốc trong khu vực và vị thế Việt Nam đang tăng lên thành một cường quốc tầm trung. Sau 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Mỹ đã trở thành đối tác song phương lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Trung quốc, trong khi Việt Nam là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Mỹ.
- Mối tình Mỹ – Việt vẫn còn bị hạn chế bởi một số yếu tố như việc các lãnh đạo Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ rằng chính phủ Mỹ về lâu dài muốn chấm dứt độc quyền của chế độ cộng sản ở nước cựu thù.
- Khi Việt Nam thực hiện các hoạt động ngoại giao qui mô lớn, đặc biệt với Mỹ, phải tính đến phản ứng có thể có của Trung cộng. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy dân Việt có quan điểm tích cực đối với Mỹ nhưng nhiều quan chức Việt Nam vẫn nghi ngờ sự chấm dứt độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam như nói trên.
- Về hồ sơ Nhân quyền Việt Nam, theo đánh giá của báo cáo là đã xấu đi trong những năm gần đây, tiếp tục là một rào cản cho sự phát triển của quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam.
Giáo dục là vấn đề ‘xuống cấp’ nhất ở Việt Nam cộng sản.
Xin mời đọc ‘Giáo dục và chưa biết khi nào trời mới sáng!’ ký tên Thiên Hạ Luận đăng trên VOA ngày 15.10.2022 có đăng (xin trích):
« Tuần này, Dân Trí giới thiệu một video clip dài bốn phút ghi lại phát biểu của bà Phạm Thị Kim Tuyến - Hội phó Hội Phụ huynh học sinh (Hội PHHS) Tiểu học An Hội (quận Gò Vấp, TP.HCM) tại cuộc họp phụ huynh học sinh lớp 3/10 ở trường này. Bà Tuyến đã điểm mặt một số phụ huynh, yêu cầu trả lời tại sao không góp tiền và khuyến cáo, đại ý: Nghèo thì đừng đua đòi cho con theo học lớp 3/10!..
Nhiều người nổi giận nhưng ít ai ngạc nhiên vì bà Tuyến phát biểu như thế trước mặt cả giáo viên lẫn Hiệu trưởng nên nhiều người nghĩ: « Đúng là bí ổi. Ai cho phép bà này lớn tiếng bảo gia đình nào khó khăn thì đừng học lớp này? Ai cho bà quyền hài tên những phụ huynh nghèo? Ai cho bà quyền làm nhục người khác? Khốn nạn nhất là Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm ngồi im thin thít. Không im sao được khi có người huy động tiền cho mình. Thật sự khốn nạn! Nhà trường biến thành nơi bán chữ. Người thầy thành kẻ đi buôn. Không thể chấp nhận hành vi của bà này, cũng không thể chấp nhận những kẻ mang danh giáo chức nhưng để đồng tiền biến thành đớn hèn như thế. Trẻ con mới lớp ba mà đã gieo vào đầu chúng sự khinh rẻ người nghèo, phân chia sang hèn trong lớp học... Chúng ta căm phẫn khi xem video clip, nghe những lời nghịch nhĩ của bà Hội phó Hội PHHS nhưng rồi muốn con được đi học cũng đành nghiến răng, nhịn ăn mà đóng cho đủ để chúng chia nhau.
Khốn nạn thế đấy! Nền giáo dục giờ đây nằm tận dưới đáy hồ rồi, không còn cách nào vực lên được nữa. Khi nào không còn những thứ thi đua vô bổ, không còn là chợ mua bán chữ, không còn những kẻ tìm đủ cách để chia chác lợi lộc với nhau, không còn đám chim mồi mang lốt Hội PHHS, không còn những kẻ đớn hèn vì sinh kế mà cúi đầu nhẫn nhục... lúc đó mới mong trường học đúng là nơi dạy chữ, dạy làm người...»
Nhớ về quá khứ. Khi tôi học tại Trường tiểu học Ðỗ Hữu Phương, thời Pháp đô hộ, cha mẹ tôi có trả đồng nào đâu. Thầy cô hưởng lương xứng đáng không cần dạy thêm, nên được sự kính trọng từ học sinh lẫn phụ huynh. Thời cộng sản, các cô giáo còn bị buộc đi phục vụ rượu cho các đồng chí.
Ban Bí thư cộng đảng do Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 và cựu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong cuộc họp ngày 24.10.2022. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan kỷ luật đảng vừa thông báo đã phát hiện nhiều vi phạm dưới thời đó.
‘Gần mực thì Ðen’. Tiền nhân dạy như vậy.
Từ ngày lập quốc đến gần đây, Thế giới ngưỡng mộ nền dân chủ Mỹ, ca ngợi bầu cử Mỹ. Sau khi kết tình cựu thù với Việt Nam. Lãnh đạo nước này không do Dân bầu và Quốc hội chỉ do ‘đảng cử, Dân bầu.
Ngày nay, sau 25 năm tình Việt-Mỹ, kể từ tháng 11/2020, cả thế giới chê cười nền dân chủ và bầu cử Mỹ khi chính một số người Mỹ đã bôi nhọ nền dân chủ Mỹ.
Tối hôm 02.11.2022, tại nhà ga Union Station, Washington, cách không xa điện Capitol, trụ sở Quốc Hội Mỹ, trước cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 08.11.2022, Joe Biden vận động cử tri: ‘Nền dân chủ Mỹ bị tấn công’, ‘số phận của nước Mỹ’ phụ thuộc vào lá phiếu của cử tri.
Theo kết quả một thăm dò dân ý của Đại học Quinnipiac, công bố ngày 01.11.2022, lạm phát vẫn đang là quan tâm số một của người Mỹ, với bách phân 36%. Quyền nạo phá thai là vấn đề cấp bách hàng đầu với 10% người Mỹ được hỏi. Biết mình không khả năng làm giảm lạm phát, Biden chọn ngay ‘việc nạo phá thai’ để câu phiếu bằng hứa hắn và lưỡng viện Lập pháp ghi vụ này Hiến pháp. Làm tình phải có trách nhiệm. Sự sung sướng là phần thưởng Tạo Hóa ban cho những ai cộng tác v ới Ng ư ời trong việc phát triển Nhân Loại.
Hà Minh Thảo