Hình ảnh Thánh lễ Misa
Từ vài năm nay dấy lên làn sóng tranh luận về thánh lễ Misa cử hành theo phụng vụ canh tân từ Công đồng Vaticano II. năm 1965 bằng tiếng địa phương mỗi dân tộc, và phụng vụ theo Tridentino, thánh lễ bằng tiếng Latinh cũ thời trước Công đồng Vaticano II.
Đức Giáo Hoàng, bây giờ đang nghỉ hưu, Benedictô XVI. năm 2007 bằng tự sắc SUMMORUM PONTIFICUM đã qui định cho phép được cử hành Thánh lễ Misa theo phụng vụ Tridentino cũ bằng tiếng Latinh
Và bây giờ Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxico bằng tự sắc Traditionis Custodes ra qui định mới có phần giới hạn việc cử hành thánh lễ Misa theo truyền thống Tridentino cũ bằng tiếng Latinh.
Hằng ngày, hằng tuần, người Công Giáo đi tham dự Thánh lễ Misa nơi các xứ đạo được cử hành trong Giáo hội bằng tiếng địa phương.
Cung cách sống đức tin theo tập tục thói quen đạo đức là việc tốt lành. Nhưng nếu việc làm đạo đức của đức tin tình yêu mến ăn sâu rễ trong vùng trí khôn hiểu biết, sẽ giúp đời sống có nhiều ý nghĩa sâu đậm cùng vững chắc hơn.
Vẫn biết tin là việc của trái tim tình yêu. Suy nghĩ, tìm tòi hiểu biết thuộc về lãnh vực của trí khôn lý trí. Nhưng đời sống con người chúng ta cần cả hai. Tình yêu hay đức tin cần sự suy nghĩ tìm tòi hiểu biết của trí khôn về điều mình tin yêu. Như thế điều yêu mến, điều tin có cơ sở nền tảng cùng trở nên trong sáng.
Trí khôn tìm tòi suy nghĩ cũng cần đến trái tim tình yêu mến cùng lòng tin. Có thế, điều hiểu biết của trí khôn không trở nên chai đá lạnh lùng, hay dửng dưng với sự sống, với thiên nhiên cùng những điều bí ẩn mầu nhiệm trong đất trời, mà trí khôn giới hạn của con người không sao suy hiểu hết, cùng vươn sang tới được.
Hình ảnh Thánh lễ Misa chúng ta tham dự mang lại ý nghĩa gì cho đời sống con người?
Theo Giáo lý Công Giáo Thánh lễ Misa là lễ tế tạ ơn Thiên Chúa. Là nguồn mạch và là trung tâm cùng cao điểm của đời sống đức tin người Công Giáo.
Trong đời sống hầu như vào mọi thời đại cùng mọi nơi đều có những lễ mừng lớn nhỏ tưởng niệm đến những biến cố hiến tế hy sinh.
Nhà văn Khái Hưng trong tập truyện „ Anh phải sống“ thuật lại truyện một người mẹ đã hy sinh chịu chết chìm giữa dòng sông, để cho người chồng sống sót bơi vào bờ nuôi ba đứa con còn nhỏ dại.
„ Bỗng Lạc run run khẽ nói: Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái bé!...không…Anh phải sống!
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ.“ ( Khái Hưng, truyện Anh phải sống)
Những người con và chồng chị Lạc suốt đời, hằng ngày tưởng nhớ với lòng đau buồn thương mến cùng biết ơn sự hy sinh cao của người mẹ, của người vợ thân yêu.
Những buổi lễ tưởng nhớ hoặc công khai với tiếng hát, lời kinh, hoặc âm thầm trong tâm hồn, của con người nhớ đến lễ hiến tế sự hy sinh những người đã sống cho người khác hằng ngày, hằng tuần hằng năm hay vào những dịp kỷ niệm, là nhu cầu của đời sống nội tâm tinh thần con người.
Đó là nhu cầu của lòng biết ơn.
Như thế phải chăng Thánh lễ Misa cũng có chiều kích tương tự như thế sao?
Lẽ dĩ nhiên hình ảnh so sánh trên đây không thể nói lên hết nội dung ý nghĩa của Thánh lễ Misa, dù chỉ là một cắt nghĩa trợ giúp cho dễ hiểu thôi.
Trong Thánh lễ Misa chúng ta không chỉ tưởng nhớ đến sự chết của Chúa Giêsu trên thánh gía, nhưng Thánh lễ Misa trình bày mầu nhiệm ẩn kín diễn tả sự cứu chuộc của Chúa Giêsu cho linh hồn con người thoát khỏi cảnh hình phạt linh hồn phải chết, mà từ khi Ông Bà nguyên tổ Adong-Eva đã phạm tội và bị Thiên Chúa ra án phạt phải chết.
Không phải bài giảng, cũng không phải phần rước lễ là trung điểm của Thánh lễ Misa. Nhưng là sự cứu chuộc cho linh hồn con người chúng ta, mà Chúa Giêsu đã mang đến qua của lễ hiến tế bằng chính sự sống của Ngài.
Nói đến của lễ hiến tế, người Công Giáo chúng ta thường hiểu theo như đã được dậy bảo: cần phải sống sao càng nhiều là của lễ hiến tế, để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Hay liên kết của lễ hiến tế của Chúa Giêsu trên thánh gía như là ý muốn của Thiên Chúa đòi buộc Chúa Giêsu là con Thiên Chúa phải làm như thế.
Lễ hiến tế thật ra có ý nghĩa dâng lên cho Thiên Chúa, những gì Thiên Chúa ban cho con người ở dưới đất trần gian. Những điều đó thuộc về Thiên Chúa.
Trong Thánh lễ Misa chúng ta đem đời sống mình hòa nhập vào đời sống Thiên Chúa, mà chúng ta đã lãnh nhận từ nơi Ngài. Làm như thế chúng ta có được bầu khí sự tự do thong dong. Và như vậy, ta không cần phải mang đem theo điều gì, cùng không phải làm gì trước như thành tích công trạng đem trình bày lấy phần thưởng. Chúng ta giữ đời sống mình thuộc vào trong vòng ân đức của Thiên Chúa là đủ cùng chính đáng. Ngài biết chúng ta là ai và chúng ta có nhu cầu gì.
Một ý nghĩa nữa của lễ hiến tế là sự hy sinh. Trong Kinh Thánh diễn tả sự chết của Chúa Giêsu là lễ hiến tế. Điều này nói lên Chúa Giêsu đã làm trọn vẹn đầy đủ tình yêu thông qua sự hy sinh đến chết trên thặp tự.
Kinh Thánh không nói đến Thiên Chúa đã yêu cầu Chúa Giêsu con mình phải là của lễ hiến tế chết trên Thánh gía. Chúa Giêsu được sai đến trần gian không phải để chịu chết, nhưng để loan báo Tin Mừng tình yêu Thiên Chúa.
Khi xuống trần gian Chúa Giêsu đã nhận ra sự va chạm với giới Thầy cả Luật sĩ thời đó, những nhà thông thái phái Saduxeo, phái Phariseo có thể dẫn đến sự chết cho chính Ngài. Biết vậy, nhưng Ngài không chạy trốn, vẫn một tâm nguyện trung thành đứng về phía những người thuộc về mình, cùng chứng tỏ tình yêu mình qua sự chết.
Chúa Giêsu Ngài đã muốn tình yêu mình, không vì bị hành hạ khổ nhục cho tới chết, trở thành tiêu tan ra vô ích. Nhưng đó là sự hy sinh cho những người tin theo Ngài. Như Ngài đã nói: Thầy hiến đời sống mình cho đoàn chiên…Không ai lấy mạng sống của Thầy đi được, nhưng chính Thầy hy sinh mạng sống mình cho họ.“ ( Ga 10,15-18)
Như thế sự chết của Chúa Giêsu nói lên cường độ sâu thẳm tình yêu mến của Ngài. Ngài đã yêu mến con người không giữ lại gì, và cho đến tận cùng.
Sự chết của Ngài cũng còn nói lên sự tự do cùng sự thản nhiên tự chủ chính mình. Ngài đã tự nguyện hy sinh chết cho con người.
Trong khi cử hành dâng Thánh lễ Misa là lễ tạ ơn, chúng ta đặt đời sống mình trong vòng tình yêu của Chúa Giêsu. Chúng ta tưởng nhớ với tâm hồn sâu thẳm đến hiến tế trên Thánh gía của Chúa Giêsu, là hiến tế tình yêu có sức cảm hóa làm thay đổi tâm hồn ta, cùng mang đến ân đức cứu chuộc cho linh hồn con người.
Thánh lễ Misa là lễ tế tạ ơn, tưởng niệm nguồn ơn chuộc của Chúa Giêsu hy sinh chịu chết trên Thánh gía cho con người.
Thánh lễ Misa là trung tâm cùng cao điểm của đời sống đức tin người Công Giáo. Qua đó những người tín hữu Chúa Kitô cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, ca hát mừng kính Thiên Chúa, và đồng thời củng cố tình liên đới với nhau trong cùng một đức tin, một Phép Rửa vào Một Thiên Chúa là Cha.
Thánh lễ Misa là cung cách sống đức tin của Giáo Hội, của người tín hữu Chúa Kitô còn đang trên con đường đời sống trên trần gian. Và khi cử hành tham dự Thánh lễ Misa người tín hữu cũng nhớ đến những người thân yêu ruột đã được Thiên Chúa gọi trở về đời sau.
Đó là cung cách sống lòng hiếu thảo biết ơn, và cũng là điều tin nhận mầu nhiệm các Thánh cùng thông công: „Tôi trông đợi kẻ chết sống lại, và sự sống đời sau.“.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ vài năm nay dấy lên làn sóng tranh luận về thánh lễ Misa cử hành theo phụng vụ canh tân từ Công đồng Vaticano II. năm 1965 bằng tiếng địa phương mỗi dân tộc, và phụng vụ theo Tridentino, thánh lễ bằng tiếng Latinh cũ thời trước Công đồng Vaticano II.
Đức Giáo Hoàng, bây giờ đang nghỉ hưu, Benedictô XVI. năm 2007 bằng tự sắc SUMMORUM PONTIFICUM đã qui định cho phép được cử hành Thánh lễ Misa theo phụng vụ Tridentino cũ bằng tiếng Latinh
Và bây giờ Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxico bằng tự sắc Traditionis Custodes ra qui định mới có phần giới hạn việc cử hành thánh lễ Misa theo truyền thống Tridentino cũ bằng tiếng Latinh.
Hằng ngày, hằng tuần, người Công Giáo đi tham dự Thánh lễ Misa nơi các xứ đạo được cử hành trong Giáo hội bằng tiếng địa phương.
Cung cách sống đức tin theo tập tục thói quen đạo đức là việc tốt lành. Nhưng nếu việc làm đạo đức của đức tin tình yêu mến ăn sâu rễ trong vùng trí khôn hiểu biết, sẽ giúp đời sống có nhiều ý nghĩa sâu đậm cùng vững chắc hơn.
Vẫn biết tin là việc của trái tim tình yêu. Suy nghĩ, tìm tòi hiểu biết thuộc về lãnh vực của trí khôn lý trí. Nhưng đời sống con người chúng ta cần cả hai. Tình yêu hay đức tin cần sự suy nghĩ tìm tòi hiểu biết của trí khôn về điều mình tin yêu. Như thế điều yêu mến, điều tin có cơ sở nền tảng cùng trở nên trong sáng.
Trí khôn tìm tòi suy nghĩ cũng cần đến trái tim tình yêu mến cùng lòng tin. Có thế, điều hiểu biết của trí khôn không trở nên chai đá lạnh lùng, hay dửng dưng với sự sống, với thiên nhiên cùng những điều bí ẩn mầu nhiệm trong đất trời, mà trí khôn giới hạn của con người không sao suy hiểu hết, cùng vươn sang tới được.
Hình ảnh Thánh lễ Misa chúng ta tham dự mang lại ý nghĩa gì cho đời sống con người?
Theo Giáo lý Công Giáo Thánh lễ Misa là lễ tế tạ ơn Thiên Chúa. Là nguồn mạch và là trung tâm cùng cao điểm của đời sống đức tin người Công Giáo.
Trong đời sống hầu như vào mọi thời đại cùng mọi nơi đều có những lễ mừng lớn nhỏ tưởng niệm đến những biến cố hiến tế hy sinh.
Nhà văn Khái Hưng trong tập truyện „ Anh phải sống“ thuật lại truyện một người mẹ đã hy sinh chịu chết chìm giữa dòng sông, để cho người chồng sống sót bơi vào bờ nuôi ba đứa con còn nhỏ dại.
„ Bỗng Lạc run run khẽ nói: Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái bé!...không…Anh phải sống!
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ.“ ( Khái Hưng, truyện Anh phải sống)
Những người con và chồng chị Lạc suốt đời, hằng ngày tưởng nhớ với lòng đau buồn thương mến cùng biết ơn sự hy sinh cao của người mẹ, của người vợ thân yêu.
Những buổi lễ tưởng nhớ hoặc công khai với tiếng hát, lời kinh, hoặc âm thầm trong tâm hồn, của con người nhớ đến lễ hiến tế sự hy sinh những người đã sống cho người khác hằng ngày, hằng tuần hằng năm hay vào những dịp kỷ niệm, là nhu cầu của đời sống nội tâm tinh thần con người.
Đó là nhu cầu của lòng biết ơn.
Như thế phải chăng Thánh lễ Misa cũng có chiều kích tương tự như thế sao?
Lẽ dĩ nhiên hình ảnh so sánh trên đây không thể nói lên hết nội dung ý nghĩa của Thánh lễ Misa, dù chỉ là một cắt nghĩa trợ giúp cho dễ hiểu thôi.
Trong Thánh lễ Misa chúng ta không chỉ tưởng nhớ đến sự chết của Chúa Giêsu trên thánh gía, nhưng Thánh lễ Misa trình bày mầu nhiệm ẩn kín diễn tả sự cứu chuộc của Chúa Giêsu cho linh hồn con người thoát khỏi cảnh hình phạt linh hồn phải chết, mà từ khi Ông Bà nguyên tổ Adong-Eva đã phạm tội và bị Thiên Chúa ra án phạt phải chết.
Không phải bài giảng, cũng không phải phần rước lễ là trung điểm của Thánh lễ Misa. Nhưng là sự cứu chuộc cho linh hồn con người chúng ta, mà Chúa Giêsu đã mang đến qua của lễ hiến tế bằng chính sự sống của Ngài.
Nói đến của lễ hiến tế, người Công Giáo chúng ta thường hiểu theo như đã được dậy bảo: cần phải sống sao càng nhiều là của lễ hiến tế, để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Hay liên kết của lễ hiến tế của Chúa Giêsu trên thánh gía như là ý muốn của Thiên Chúa đòi buộc Chúa Giêsu là con Thiên Chúa phải làm như thế.
Lễ hiến tế thật ra có ý nghĩa dâng lên cho Thiên Chúa, những gì Thiên Chúa ban cho con người ở dưới đất trần gian. Những điều đó thuộc về Thiên Chúa.
Trong Thánh lễ Misa chúng ta đem đời sống mình hòa nhập vào đời sống Thiên Chúa, mà chúng ta đã lãnh nhận từ nơi Ngài. Làm như thế chúng ta có được bầu khí sự tự do thong dong. Và như vậy, ta không cần phải mang đem theo điều gì, cùng không phải làm gì trước như thành tích công trạng đem trình bày lấy phần thưởng. Chúng ta giữ đời sống mình thuộc vào trong vòng ân đức của Thiên Chúa là đủ cùng chính đáng. Ngài biết chúng ta là ai và chúng ta có nhu cầu gì.
Một ý nghĩa nữa của lễ hiến tế là sự hy sinh. Trong Kinh Thánh diễn tả sự chết của Chúa Giêsu là lễ hiến tế. Điều này nói lên Chúa Giêsu đã làm trọn vẹn đầy đủ tình yêu thông qua sự hy sinh đến chết trên thặp tự.
Kinh Thánh không nói đến Thiên Chúa đã yêu cầu Chúa Giêsu con mình phải là của lễ hiến tế chết trên Thánh gía. Chúa Giêsu được sai đến trần gian không phải để chịu chết, nhưng để loan báo Tin Mừng tình yêu Thiên Chúa.
Khi xuống trần gian Chúa Giêsu đã nhận ra sự va chạm với giới Thầy cả Luật sĩ thời đó, những nhà thông thái phái Saduxeo, phái Phariseo có thể dẫn đến sự chết cho chính Ngài. Biết vậy, nhưng Ngài không chạy trốn, vẫn một tâm nguyện trung thành đứng về phía những người thuộc về mình, cùng chứng tỏ tình yêu mình qua sự chết.
Chúa Giêsu Ngài đã muốn tình yêu mình, không vì bị hành hạ khổ nhục cho tới chết, trở thành tiêu tan ra vô ích. Nhưng đó là sự hy sinh cho những người tin theo Ngài. Như Ngài đã nói: Thầy hiến đời sống mình cho đoàn chiên…Không ai lấy mạng sống của Thầy đi được, nhưng chính Thầy hy sinh mạng sống mình cho họ.“ ( Ga 10,15-18)
Như thế sự chết của Chúa Giêsu nói lên cường độ sâu thẳm tình yêu mến của Ngài. Ngài đã yêu mến con người không giữ lại gì, và cho đến tận cùng.
Sự chết của Ngài cũng còn nói lên sự tự do cùng sự thản nhiên tự chủ chính mình. Ngài đã tự nguyện hy sinh chết cho con người.
Trong khi cử hành dâng Thánh lễ Misa là lễ tạ ơn, chúng ta đặt đời sống mình trong vòng tình yêu của Chúa Giêsu. Chúng ta tưởng nhớ với tâm hồn sâu thẳm đến hiến tế trên Thánh gía của Chúa Giêsu, là hiến tế tình yêu có sức cảm hóa làm thay đổi tâm hồn ta, cùng mang đến ân đức cứu chuộc cho linh hồn con người.
Thánh lễ Misa là lễ tế tạ ơn, tưởng niệm nguồn ơn chuộc của Chúa Giêsu hy sinh chịu chết trên Thánh gía cho con người.
Thánh lễ Misa là trung tâm cùng cao điểm của đời sống đức tin người Công Giáo. Qua đó những người tín hữu Chúa Kitô cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, ca hát mừng kính Thiên Chúa, và đồng thời củng cố tình liên đới với nhau trong cùng một đức tin, một Phép Rửa vào Một Thiên Chúa là Cha.
Thánh lễ Misa là cung cách sống đức tin của Giáo Hội, của người tín hữu Chúa Kitô còn đang trên con đường đời sống trên trần gian. Và khi cử hành tham dự Thánh lễ Misa người tín hữu cũng nhớ đến những người thân yêu ruột đã được Thiên Chúa gọi trở về đời sau.
Đó là cung cách sống lòng hiếu thảo biết ơn, và cũng là điều tin nhận mầu nhiệm các Thánh cùng thông công: „Tôi trông đợi kẻ chết sống lại, và sự sống đời sau.“.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long