Bố Đốc
Ngài gốc Giáo phận Phát Diệm, sinh tại Ninh Bình năm 1930, là người con út trong một gia đình Công Giáo, cùng gia đình di cư vào Nam và theo học các chủng viện tại Vĩnh Long và Thị Nghè do các linh mục Xuân Bích giảng dạy. Ngài được thụ phong linh mục năm 1960 và gia nhập Tu hội Xuân Bích năm 1961.
Bài viết do một học trò của ngài, để nhớ một vị Bề Trên tuyệt vời trong một thời ký nhiều khó khăn.
Cha Bề Trên đầu tiên của mình là vị linh mục có trái tim của người mẹ mà tụi mình gọi thân thương là Bố Đốc (Cha Giám Đốc nói tắt).
Mùa hè năm 1975 Bố Đốc lặn lội vào miền Nam, tìm từng đứa học trò nhỏ để khích lệ bước theo Thầy Giêsu. Cha đi Long Khánh, lên Ngọc Lâm, xuống Gia Kiệm, sang Hố Nai rồi về Sàigòn đến nhà từng anh em mà khuyên bảo và mời gọi. Có những anh em ở miền Nam không đi theo Cha, xin học gần nhà, sau này làm linh mục ở Xuân Lộc như Nguyễn Đức Ngọc (chánh xứ Đa Minh), Trần Công Thuận (Giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Lộc) hoặc vào Dòng như Đinh Tuấn Hậu (linh mục Dòng Đa Minh). Có anh em theo Cha rồi lại bị “thế gian” mời về gia đình, sau này làm linh mục ở Sàigòn như Đỗ Anh Dũng hay ở Xuân Lộc như Đỗ Mạnh Thái. Nhưng cũng có nhiều anh em theo chân Cha Bề Trên, cuối cùng bị nhà nước “mượn nhà”, đuổi đi tứ tán. Có anh bay qua tuốt bên trời u Mỹ làm linh mục như Đinh Xuân Long, Văn Quang, Nguyễn Văn Long.
Hồi đó khi Cha Bề Trên đến nhà mình gọi “Hai con Vinh Phúc đi với Cha nhé”, thì hai anh em mình quyết định sẽ đi theo Cha ngay. Nhưng hôm sau, một Cha giáo của mình ở giáo xứ Hòa Bình nghe chuyện thì đến nói với ba mẹ mình: “Hai đứa nó (Vinh, Phúc) còn nhỏ không hiểu gì, ông bà đừng cho đi. Ở miền Trung miền Bắc ghê lắm, khó khăn đủ kiểu, không như miền Nam đâu, ra đến Quảng ngãi đã thấy treo cờ nhiều rồi. Cháu Hậu nhà tôi, tôi không cho đi, Vinh và Phúc thì ông bà cũng phải giữ ở nhà” (Hậu sau này làm linh mục Dòng Đa Minh). Lại thêm cha phó xứ là Cha Bố của thằng em mình đến nhà giải thích, nói thêm ý như cha Nhân đã nói khiến ba mẹ mình lo lắng quá, bèn quyết định “Hai đứa ở nhà, không đi đâu cả”.
Nhưng Ý Chúa không như ý muốn hay sự sắp xếp của con người.
Vâng, Thánh Ý Chúa không như ý muốn hay sự sắp xếp của con người. Thánh Ý Chúa thẳm sâu không ai dò thấu. Cuối cùng thì mấy tháng sau hai anh em mình lên đường đi theo tiếng Chúa gọi qua Cha Bề Trên, đặt chân đến ngôi nhà yêu dấu mang tên Thánh Gioan.
Cha xứ Bùi Chu lúc bấy giờ, ông nội linh tông của thằng em mình, viết thư cho Cha Bề Trên và đưa thư cho anh em mình xem trước. Bây giờ mình không nhớ nguyên văn lá thư ngắn ấy, chỉ nhớ đại khái là ngài khen hai anh em (cháu cụ mà), và cuối thư ngài viết chữ “BÁI” rõ to (ý kính cẩn với Cha Bề Trên, “kính bái”), rồi ký: Linh mục André Đoàn Thanh Điện. Xa nhà ít lâu thì mình nghe tin Cha xứ André bị bắt đưa đi xa, mười mấy năm sau mới được về lại Bùi Chu. Cha Bố của thằng em mình, Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh, giữ quyền Chánh xứ.
Nó vui vẻ nhập lớp dưới với mình. Khoảng một hai tháng sau Cha Bề Trên thương tình, gọi hai thằng vào và bảo: “Hai con sẽ được lên lớp với điều kiện làm bài thi tiếng Pháp do chính Cha ra đề”. Hai thằng mình về phòng ôm cuốn Cours de Langue 2 và 3 học tới học lui y như dò vé số, từng chữ từng chữ một. May mà làm bài thi hai đứa mình đạt điểm cao bất ngờ nên Cha cho cả hai được lên lớp.
Rồi ngày tháng đi qua. Tuổi thơ mình được bảo bọc trong tình thương của Cha. Cha hay nói: “Các con biết Cha thương các con biết bao”. Sau này mình ít thấy các linh mục nói câu ấy với người thuộc quyền dù các ngài rất có tình nghĩa, có lẽ vì Cha Bề Trên của mình có tấm lòng của người mẹ hơn là người cha.
Một lần thằng bạn của mình bị Cha la. Nó giận và nói: “Cha chẳng hiểu con gì cả”. Vậy mà ngài buốn mấy ngày. Ngài nói với mình: “Cha thương các con lắm. Vậy mà nó nói Cha không hiểu nó”.
Thằng em mình về miền Nam đi học. Vì sống gần nhà, nó thân thiết với gia đình Bà Cố của Cha Đinh Tất Quý (chánh xứ Bùi Phát sau này) và được Bà Cố rất thương yêu. Rồi năm sau nó lại bay ra xin gia nhập lại chủng viện. Cha Bề Trên đồng ý ngay.
Thế là năm sau, mình có thêm thằng em, đỡ nhớ nhà.
Sống xa gia đình, nhưng có Cha Bề Trên và các cha giáo, nhất là Cha linh hướng của mình là Cha Phêrô Mẫn, mình thấy ấm áp và vui tươi, giống như đi trên con đường tuyệt đẹp, đầy hoa và gió mát lành.
Hồi đó Cha Bề Trên hay phê vào phiếu nhận xét cuối tháng, lúc nào cũng khen mình xong rồi thêm câu “nhưng lười học”. Sở dĩ mình chán học bài vì mấy môn Văn, Sử toàn tán chuyện mà dù không cần suy nghĩ cũng biết là chẳng đâu vào đâu. Cô dạy Sử còn nói: “Ông nội tao mà "theo ngụy" tao cũng gọi là thằng ông nội”. Nhiều năm sau, mình gặp tiến sĩ Sử học Trịnh Tiến Thuận (ĐHSP), nghe ông nói đúng như thế: “Tụi bạn bên khoa Toán, Lý nói với tôi là: “Này Thuận, mày dạy Sử nghĩa là mày nói dối suốt ngày sao mày chịu nổi?”.
Nhờ ít học bài mà ham đọc sách, mình cùng với anh bạn nối khố gốc Hà nội (Hố nai) là Đỗ Mạnh Thái (hiện là cha xứ Phước Thiện, Xuân Lộc), được chỉ định phụ trách thư viện. Hai con mọt sách nhờ thế mà đọc hết sách này đến sách kia, từ truyện Tàu ngày xưa đến Tự Lực Văn Đoàn, từ sách đạo đức đến truyện tuổi mới lớn, nói chung là không thiếu thứ gì, nên ít học bài là chuyện… dễ hiểu. Hai tên khi có giờ rảnh là vào thư viện đóng cửa đọc liên tục. Chuyện này chẳng ai biết, trừ Cha linh hướng của hai tên Thái, Vinh.
Nhớ trước khi Thái, Phúc (em mình) và mình lên đường theo Cha Bề Trên thì ba đứa rủ thêm vài anh bạn ở Hố nai đi xe đạp sang Lạc An thăm bạn bè. Đến ngay bến đò sang Lạc An, cán bộ trên bờ sông giương súng lên, bắt giữ hết mấy chiếc xe đạp với lý do “Xe không có giấy tờ”. Cả bọn thất thểu đi bộ về mười mấy cây số!
Cũng nhờ những chuyện đại loại như chuyện bị công khai lấy xe đạp mà anh em thân nhau hơn.
Chuyện đi học ở trường cũng có nhiều cái bi hài. Hồi đó anh em mình đọc sách nhiều và nghe các Cha dạy, nên thầy cô Văn Sử giảng gì cũng biết đúng sai. Cái tuổi ấy cũng hay thắc mắc. Do đó mà thầy cô đa phần là thương anh em mình vì thấy tụi mình hiền, ngoan, nhất là không bao giờ quay bài (ngược hẳn giáo dục thời nay), nhưng một số thầy cô thì e dè và không ưa. Họ thấy tụi mình hay có ý kiến thì bèn… mời phụ huynh.
Khi mình chở Bố Đốc đi họp phụ huynh thì một chuyện bất ngờ làm các cô dạy Văn, Sử… đứng hình luôn. Các cô ấy ngoại hình cỡ vừa vừa trở xuống, mà ăn mặc thì theo kiểu mà dân chúng hay “e dè mỉm cười”, nên khi thấy vị phụ huynh này (Bố Đốc) ngoại hình uy nghi, đẹp trai, phong độ và rất đỗi trí thức, ăn mặc phong nhã thì tất cả bọn họ lúng túng ra mặt. Mình có cảm giác như khi quân dữ nghe biết Chúa Giêsu thì “lùi lại và ngã ra hết”. Họ bối rối không biết nói gì, Bố Đốc cũng chào xã giao rồi về. Từ hôm ấy, nếu mình nhớ không nhầm thì các cô bắt đầu may áo dài, nhưng cũng ít mặc vì áo dài không... ủng hộ hình dáng các cô Văn, Sử cho lắm.
Cô giáo dạy Văn làm chủ nhiệm lớp. Cô giảng toàn chính trị (môn Văn mà), và tỏ vẻ tự hào về môn cô dạy, trong khi học sinh thì không coi trọng môn này. Cô nghe nói nhiều đến “nhà” của anh em mình mà chưa có dịp đến thăm. Một lần Bố Đốc bảo mời cô ghé chơi. Cũng giống như lúc họ mời phụ huynh, lần này cô bước đến nhà, thấy khang trang sạch đẹp và Bố Đốc thì ngoại hình rất “manly”, uy nghi…, cô bỗng tỏ ra bối rối hẳn, nói năng lắp bắp và đi đứng ngượng ngùng. Từ đó về sau cô nói về tôn giáo dè dặt hơn, giảng bài cũng bớt “hung hăng” hơn và nói chung là dần dần cô có cái nhìn khác.
Cái tuổi ấy chỉ cần thấy Bố của mình uy nghi như thế thì cũng rất tự hào rồi.
Từ đầu đến giờ kể chuyện Cha Bề Trên, xin dừng lại một chút để kể chuyện con cái Bố "quậy tưng": )
Lúc bấy giờ mình mê đọc sách vô cùng, chuyên môn lén đọc sách vào những giờ dễ bị phạt mà mình có kể, như giờ nghỉ trưa vào thư viện đóng cửa đọc sách với Thái (lúc đó dĩ nhiên anh bạn nối khố này còn đi học như mình, chưa làm linh mục). Nặng tội nhất là sau mười giờ đêm lẻn lên sân thượng, mắc một bóng đèn nhỏ đọc sách đến tận một hai giờ sáng. Có lần Cha linh hướng gọi mình vào và bảo: “Trưa nay giờ cơm Bố nghe Cha Giám Đốc nói gì đó mà Bố đoán là ngài biết con và mấy anh em nữa lên sân thượng đọc sách quá nửa đêm. Con đi thú lỗi thì ngài sẽ tha cho”.
Mình lo lắng, chờ lúc Bố Đốc vui nhất mình lại gần ngài và nói: “Thưa Cha, con muốn thú lỗi…” và kể hết sự tình. Bố cười ha ha và vỗ vào lưng mình mấy cái: “Tốt lắm, lần sau đừng làm thế nữa con nhé”. Nhưng tối hôm đó Cha linh hướng nói với mình: “Chuyện Cha Giám Đốc biết là chuyện đứa khác chứ không phải chuyện của con. Bố nhầm rồi con ạ”. Rồi ngài cười xòa. Mình cũng bật cười vì nhờ hiểu lầm mà thú tội sớm nên Bố Đốc vui lắm. Nhưng cũng tiếc, giá mà đừng tự thú thì chắc còn đọc được vài đêm nữa !!!
Lại chuyện đọc sách. Lúc bấy giờ Cha giáo Phan Thanh Mai đi Mỹ để lại một tủ sách quý, trong số đó có rất nhiều sách kiếm hiệp Kim Dung. Nhà nước cấm sách kiếm hiệp, bắt phải nộp hết (nhưng sau này họ lại in bán tràn lan mỗi bộ có khi đến cả vài triệu đồng). Những ngày đó công an hay vào xét nhà, nên Bố Đốc bảo đem nhiều loại sách, nhất là truyện kiếm hiệp đi đốt. Không đốt thì họ tịch thu, lại phải làm biên bản phiền toái lắm. Nhờ lúc đó đất rộng (chưa bị tịch thu nhà), lại có một căn nhà không mái do người Đức để lại, nên việc đốt sách cũng dễ dàng. (Bây giờ ngồi nhẩm tính số sách mà người ta buộc Cha Bề Trên phải hủy đi lúc đó tính chung các loại, theo giá bây giờ thì chắc cũng phải vài ba tỷ đồng). Anh em đốt sách mà cứ có cảm giác như mình là Tần Thủy Hoàng ngày xưa. Đốt ngày này qua ngày khác vẫn không hết vì mỗi tên còn giấu vài bộ đọc chơi.
Chỗ giấu an toàn nhất mà thằng em mình với Thắng noir nghĩ ra là dưới đống trấu dùng để nấu bếp. Mình cũng giấu vài bộ. Anh em giấu nhiều sách quá làm Bố Đốc sốt ruột, sợ người ta khám xét gây nhiều bất trắc nên ngài dùng quyền Bề Trên ra lệnh: “Trong các con đứa nào còn giấu sách là mắc tội trọng”. Có đứa thì sợ. Mình là tên sợ đầu tiên vì mình nghĩ đơn giản “Nếu giữ sách lại mà người ta lấy cớ làm khó dễ Cha Bề Trên vốn đã bị hành hạ nhiều thì phiền cho ngài quá”, nhưng có tên thì nói: “Tội là do Chúa quyết định, đâu phải do Cha”, thế là nó giấu tiếp.
Có một tên đọc kiếm hiệp bị Bố bắt gặp. Nó sợ quá nên nói dối: “Con mượn ở người anh họ bên giáo xứ Thanh Đức chứ không phải sách cha Mai”. Nói dối là tội nặng có thể dẫn đến bị đuổi, từ ngữ lúc đó là bị “cho về”. Nhưng may mắn là lúc đó Bố vội đi công chuyện nên chỉ tịch thu cất trong phòng Bố rồi khóa cửa đi ra ngay. Anh chàng lo sợ, mà lại sực nhớ ở trang đầu còn có đóng dấu Lm. Phan Thanh Mai nên càng sợ hơn, bèn dùng mũi dao rọc sách cạy cửa phòng Bố để lấy lại cuốn sách “phi tang”. Chẳng may đã không mở được cửa mà lại còn bị gãy mũi dao trong ổ khóa. Anh chàng hoảng hốt chạy đến tìm mình và nói: “Ông đến xem có cách gì xử lý giúp tôi” vì nó biết mình biết sửa khóa làm chìa. Mình đến phòng Bố Đốc xem qua ổ khóa và nói thành thật: “Cái này phải tháo ổ khóa, nhiêu khê lắm, mà tớ lui cui mở phòng, lỡ Bố bắt gặp về thì tiêu đời cả lũ”.
Rồi Bố về sớm các bạn ạ. Cái xui này lại kèm theo cái xui “khuyến mãi” khác. Lúc đó Cha Thái là Cha sở Hà Tân đến thăm Bố. Bố về mở cửa không được, đành tiếp Cha Thái ngoài hành lang. Bố lại gọi mình xuống. Bố hỏi: “Vinh xem giùm Cha ổ khóa bị gì thế, có phải có ai cạy hay không?”. Mình run quá, mà cũng không dám tố cáo tên kia, nên đành nói lấp lửng: “Nếu có cạy thì đây cũng là tay không chuyên nghiệp, Cha ạ”. Bố nhìn mình ngờ vực rồi lắc đầu. Khá lâu sau, Bố nói với mình: “Cha biết con bao che cho anh em nào đó, đúng không?”. Mình chỉ cười trừ.
Cuối cùng mình cũng mở được cửa cho Bố Đốc. Khi Bố vào được phòng, vì quá mệt mỏi, Bố vào nghỉ luôn, và may mắn ngài quên luôn cuốn sách kiếm hiệp kia. (Trong số các bạn đọc đoạn này, mình nghĩ có anh chàng đó, bây giờ chắc đã hoàn hồn rồi phải không bạn hiền? Cho mình giấu tên bạn cho đến khi bạn hứng chí tự thú “C’est moi”).
Lại chuyện sách. Một chị bên Dòng Phaolô quý mình nên hay gửi mấy thứ quà nho nhò, có khi có tập sách Thánh ca mới. Thỉnh thoảng đi học về thấy các soeur nhà bếp lên đưa quà thì cũng vui. Nhưng một anh bạn thấy mình hay nhận quà “chưa qua Bố kiểm duyệt” cũng thắc mắc. Có lần hắn hỏi vui khi có Cha: “Hôm nay Cha đi phố về hay sao mà Vinh lại có quà bên nhà Dòng”. Thế là Bố Đốc hỏi ngay: “Con nhận quà gì, sao Cha không biết?”. Mình tức cái tên bạn ấy quá chừng, nhưng lại nghĩ: “Cũng may, Bố biết sớm”.
Nói cho lãng mạn chút về "Những chiếc bóng hồng lướt qua"
Hồi đó trong nhà ít khi có con gái đến. Mặc dù đi học ở trường cũng có các bạn nữ, nhưng lúc ấy anh em vẫn nhớ lời Sách Gương Phúc (Gương Chúa Giêsu) “Đừng thân mật với bất cứ phụ nữ nào, nhưng hãy đưa mọi phụ nữ tốt lành về với Thiên Chúa”. Nhờ đó, như Bố Đốc luôn nhắc nhở, sẽ tập cho mình đức khiết tịnh mà dù đi tu hay ở đời đều cần.
Một lần cô cháu gái của Bố Đốc là đệ tử Dòng Phaolô sang thăm thì mấy đứa con trai tụi mình tò mò đến nhìn xem “(con ông) cháu Cha” như thế nào. Nàng da trắng, tóc ngang vai và đeo kính trắng trông rất trí thức (đệ tử dòng mà lị). Chỉ vậy thôi mà đứa nào gặp cô ấy nói chuyện là bị anh em dọa “méc Bố Đốc”. Xui cho mình là “bị” chở nàng về nhà Dòng. Chiều hôm đó mình chở Khoa mập đi sang phố, thấy cô cháu của Bố đi bộ tội nghiệp nên Khoa bảo để nó đứng xuống chờ, còn mình chở cô đệ tử đi một quãng về nhà Dòng. Chở cô nàng thì chẳng có gì, nhưng một tên trong nhóm biết được. Vốn hay bông phèng, nó nói: “Mày chở cháu Bố, nhớ nhé”. Mình sợ Bố Đốc nghe chuyện không rõ đầu đuôi nên đến gặp Bố xin “tự thú”. Cha Bề Trên thấy buồn cười chuyện trẻ con nên vỗ vào lưng mình bôm bốp và cười ha ha. Mình nói với Quang: “Mày chỉ khéo hù dọa”. Đến bây giờ mình vẫn nhớ nguyên văn Bố Đốc nói với mình lúc đó: “Con đừng quan tâm làm gì. Ở tuổi đó đứa nào cũng đẹp thế đấy con, chứ ít năm sau là khác con ạ. Nó có hai người chị hiện đang ở giáo xứ Phát Diệm trong Sàigòn, lúc bằng tuổi nó hai chị cũng đẹp như nó. Bây giờ hai đứa đã lấy chồng, mập hẳn ra, trông hết đẹp rồi”. Ý Bố muốn gì mình hiểu ngay. Nhưng Bố ơi, tụi con tuổi mới lớn, không quen nhìn cô gái thành… bà già!
Có lần Bố Đốc nhờ mình đánh máy stencil một số bài về Giáo Lý Hôn Nhân để Cha phát cho các Cha trong giáo phận dịp tĩnh tâm năm (Bố là Giáo sư Luân Lý, tác giả cuốn Luân Lý Cơ Bản xuất bản năm 1994 mà sau này các Cha giáo Luân Lý hay trích dẫn). Thấy vậy một tên cùng lớp mình la lên: “Chắc Bố Đốc muốn cậu học giáo lý hôn nhân sớm vì nghĩ đến cháu của Bố”. Mình vừa giận vừa sợ Bố nghe, nên la lên: “Đừng có đùa giỡn nguy hiểm vậy chứ”. Mình vừa nói dứt câu thì cả bọn điếng hồn vì nghe tiếng Bố khóa cứa phòng bên cạnh đi ra ngoài! Mình vẫn hy vọng là Bố không nghe được lời thằng bạn mình nói. Nhưng mấy hôm sau khi mình vào phòng bố thì nghe tiếng nói từ phòng kia rõ mồn một! Anh chàng đùa nghịch ấy bây giờ là một cha xứ.
Chuyện về Cha Bề Trên, Bố Đốc, còn dài lắm, dài như tình thương của Bố…
Gioan Lê Quang Vinh
LTS. Cha Bề Trên trong bài này là Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, nguyên Giám đốc Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan, Đà Nẵng từ năm 1971, nguyên Giám mục Giáo phận Đà Nẵng (2000-2006). Khẩu hiệu Giám mục của ngài là "Khiêm tốn phục vụ". Trước khi được tấn phong Giám mục, ngài là Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích, Huế. Hiện ngài đang hưu dưỡng tại Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Đà Nẵng.
Ngài gốc Giáo phận Phát Diệm, sinh tại Ninh Bình năm 1930, là người con út trong một gia đình Công Giáo, cùng gia đình di cư vào Nam và theo học các chủng viện tại Vĩnh Long và Thị Nghè do các linh mục Xuân Bích giảng dạy. Ngài được thụ phong linh mục năm 1960 và gia nhập Tu hội Xuân Bích năm 1961.
Bài viết do một học trò của ngài, để nhớ một vị Bề Trên tuyệt vời trong một thời ký nhiều khó khăn.
Cha Bề Trên đầu tiên của mình là vị linh mục có trái tim của người mẹ mà tụi mình gọi thân thương là Bố Đốc (Cha Giám Đốc nói tắt).
Mùa hè năm 1975 Bố Đốc lặn lội vào miền Nam, tìm từng đứa học trò nhỏ để khích lệ bước theo Thầy Giêsu. Cha đi Long Khánh, lên Ngọc Lâm, xuống Gia Kiệm, sang Hố Nai rồi về Sàigòn đến nhà từng anh em mà khuyên bảo và mời gọi. Có những anh em ở miền Nam không đi theo Cha, xin học gần nhà, sau này làm linh mục ở Xuân Lộc như Nguyễn Đức Ngọc (chánh xứ Đa Minh), Trần Công Thuận (Giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Lộc) hoặc vào Dòng như Đinh Tuấn Hậu (linh mục Dòng Đa Minh). Có anh em theo Cha rồi lại bị “thế gian” mời về gia đình, sau này làm linh mục ở Sàigòn như Đỗ Anh Dũng hay ở Xuân Lộc như Đỗ Mạnh Thái. Nhưng cũng có nhiều anh em theo chân Cha Bề Trên, cuối cùng bị nhà nước “mượn nhà”, đuổi đi tứ tán. Có anh bay qua tuốt bên trời u Mỹ làm linh mục như Đinh Xuân Long, Văn Quang, Nguyễn Văn Long.
Hồi đó khi Cha Bề Trên đến nhà mình gọi “Hai con Vinh Phúc đi với Cha nhé”, thì hai anh em mình quyết định sẽ đi theo Cha ngay. Nhưng hôm sau, một Cha giáo của mình ở giáo xứ Hòa Bình nghe chuyện thì đến nói với ba mẹ mình: “Hai đứa nó (Vinh, Phúc) còn nhỏ không hiểu gì, ông bà đừng cho đi. Ở miền Trung miền Bắc ghê lắm, khó khăn đủ kiểu, không như miền Nam đâu, ra đến Quảng ngãi đã thấy treo cờ nhiều rồi. Cháu Hậu nhà tôi, tôi không cho đi, Vinh và Phúc thì ông bà cũng phải giữ ở nhà” (Hậu sau này làm linh mục Dòng Đa Minh). Lại thêm cha phó xứ là Cha Bố của thằng em mình đến nhà giải thích, nói thêm ý như cha Nhân đã nói khiến ba mẹ mình lo lắng quá, bèn quyết định “Hai đứa ở nhà, không đi đâu cả”.
Nhưng Ý Chúa không như ý muốn hay sự sắp xếp của con người.
Vâng, Thánh Ý Chúa không như ý muốn hay sự sắp xếp của con người. Thánh Ý Chúa thẳm sâu không ai dò thấu. Cuối cùng thì mấy tháng sau hai anh em mình lên đường đi theo tiếng Chúa gọi qua Cha Bề Trên, đặt chân đến ngôi nhà yêu dấu mang tên Thánh Gioan.
Cha xứ Bùi Chu lúc bấy giờ, ông nội linh tông của thằng em mình, viết thư cho Cha Bề Trên và đưa thư cho anh em mình xem trước. Bây giờ mình không nhớ nguyên văn lá thư ngắn ấy, chỉ nhớ đại khái là ngài khen hai anh em (cháu cụ mà), và cuối thư ngài viết chữ “BÁI” rõ to (ý kính cẩn với Cha Bề Trên, “kính bái”), rồi ký: Linh mục André Đoàn Thanh Điện. Xa nhà ít lâu thì mình nghe tin Cha xứ André bị bắt đưa đi xa, mười mấy năm sau mới được về lại Bùi Chu. Cha Bố của thằng em mình, Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh, giữ quyền Chánh xứ.
Khi anh em mình ra đến nơi thì Cha Bề Trên tỏ vẻ không hài lòng vì đã trễ quá tính từ ngày ngài đến nhà gọi đi. Do đó ngài quyết định rất nhanh: “Hai con đã ra đến nơi rồi, không lẽ Cha bảo về. Nhưng vì ra quá hạn, hai đứa phải ở lại lớp”. Thằng em mình vốn nóng nảy, không thích ở lại lớp và chắc cũng ỷ lại là có Cha Bố là cha phó, ông nội là Cha xứ Bùi Chu, nên nó xin phép về lại gia đình. Hôm sau Cha đưa nó ra bến xe mua vé cho nó một mình về miền Nam. Mình thì kiên nhẫn học lại lớp. Một tuần sau thằng bạn thân cùng lớp với mình là Thanh Phan cũng từ miền Nam ra, sau khi bàn hỏi suy nghĩ quá ư là kỹ. Bố Đốc cũng bực mình nên phán với nó “Con cũng ở lại lớp”.
Nó vui vẻ nhập lớp dưới với mình. Khoảng một hai tháng sau Cha Bề Trên thương tình, gọi hai thằng vào và bảo: “Hai con sẽ được lên lớp với điều kiện làm bài thi tiếng Pháp do chính Cha ra đề”. Hai thằng mình về phòng ôm cuốn Cours de Langue 2 và 3 học tới học lui y như dò vé số, từng chữ từng chữ một. May mà làm bài thi hai đứa mình đạt điểm cao bất ngờ nên Cha cho cả hai được lên lớp.
Rồi ngày tháng đi qua. Tuổi thơ mình được bảo bọc trong tình thương của Cha. Cha hay nói: “Các con biết Cha thương các con biết bao”. Sau này mình ít thấy các linh mục nói câu ấy với người thuộc quyền dù các ngài rất có tình nghĩa, có lẽ vì Cha Bề Trên của mình có tấm lòng của người mẹ hơn là người cha.
Một lần thằng bạn của mình bị Cha la. Nó giận và nói: “Cha chẳng hiểu con gì cả”. Vậy mà ngài buốn mấy ngày. Ngài nói với mình: “Cha thương các con lắm. Vậy mà nó nói Cha không hiểu nó”.
Thằng em mình về miền Nam đi học. Vì sống gần nhà, nó thân thiết với gia đình Bà Cố của Cha Đinh Tất Quý (chánh xứ Bùi Phát sau này) và được Bà Cố rất thương yêu. Rồi năm sau nó lại bay ra xin gia nhập lại chủng viện. Cha Bề Trên đồng ý ngay.
Thế là năm sau, mình có thêm thằng em, đỡ nhớ nhà.
Sống xa gia đình, nhưng có Cha Bề Trên và các cha giáo, nhất là Cha linh hướng của mình là Cha Phêrô Mẫn, mình thấy ấm áp và vui tươi, giống như đi trên con đường tuyệt đẹp, đầy hoa và gió mát lành.
Hồi đó Cha Bề Trên hay phê vào phiếu nhận xét cuối tháng, lúc nào cũng khen mình xong rồi thêm câu “nhưng lười học”. Sở dĩ mình chán học bài vì mấy môn Văn, Sử toàn tán chuyện mà dù không cần suy nghĩ cũng biết là chẳng đâu vào đâu. Cô dạy Sử còn nói: “Ông nội tao mà "theo ngụy" tao cũng gọi là thằng ông nội”. Nhiều năm sau, mình gặp tiến sĩ Sử học Trịnh Tiến Thuận (ĐHSP), nghe ông nói đúng như thế: “Tụi bạn bên khoa Toán, Lý nói với tôi là: “Này Thuận, mày dạy Sử nghĩa là mày nói dối suốt ngày sao mày chịu nổi?”.
Nhờ ít học bài mà ham đọc sách, mình cùng với anh bạn nối khố gốc Hà nội (Hố nai) là Đỗ Mạnh Thái (hiện là cha xứ Phước Thiện, Xuân Lộc), được chỉ định phụ trách thư viện. Hai con mọt sách nhờ thế mà đọc hết sách này đến sách kia, từ truyện Tàu ngày xưa đến Tự Lực Văn Đoàn, từ sách đạo đức đến truyện tuổi mới lớn, nói chung là không thiếu thứ gì, nên ít học bài là chuyện… dễ hiểu. Hai tên khi có giờ rảnh là vào thư viện đóng cửa đọc liên tục. Chuyện này chẳng ai biết, trừ Cha linh hướng của hai tên Thái, Vinh.
Nhớ trước khi Thái, Phúc (em mình) và mình lên đường theo Cha Bề Trên thì ba đứa rủ thêm vài anh bạn ở Hố nai đi xe đạp sang Lạc An thăm bạn bè. Đến ngay bến đò sang Lạc An, cán bộ trên bờ sông giương súng lên, bắt giữ hết mấy chiếc xe đạp với lý do “Xe không có giấy tờ”. Cả bọn thất thểu đi bộ về mười mấy cây số!
Cũng nhờ những chuyện đại loại như chuyện bị công khai lấy xe đạp mà anh em thân nhau hơn.
Chuyện đi học ở trường cũng có nhiều cái bi hài. Hồi đó anh em mình đọc sách nhiều và nghe các Cha dạy, nên thầy cô Văn Sử giảng gì cũng biết đúng sai. Cái tuổi ấy cũng hay thắc mắc. Do đó mà thầy cô đa phần là thương anh em mình vì thấy tụi mình hiền, ngoan, nhất là không bao giờ quay bài (ngược hẳn giáo dục thời nay), nhưng một số thầy cô thì e dè và không ưa. Họ thấy tụi mình hay có ý kiến thì bèn… mời phụ huynh.
Khi mình chở Bố Đốc đi họp phụ huynh thì một chuyện bất ngờ làm các cô dạy Văn, Sử… đứng hình luôn. Các cô ấy ngoại hình cỡ vừa vừa trở xuống, mà ăn mặc thì theo kiểu mà dân chúng hay “e dè mỉm cười”, nên khi thấy vị phụ huynh này (Bố Đốc) ngoại hình uy nghi, đẹp trai, phong độ và rất đỗi trí thức, ăn mặc phong nhã thì tất cả bọn họ lúng túng ra mặt. Mình có cảm giác như khi quân dữ nghe biết Chúa Giêsu thì “lùi lại và ngã ra hết”. Họ bối rối không biết nói gì, Bố Đốc cũng chào xã giao rồi về. Từ hôm ấy, nếu mình nhớ không nhầm thì các cô bắt đầu may áo dài, nhưng cũng ít mặc vì áo dài không... ủng hộ hình dáng các cô Văn, Sử cho lắm.
Cô giáo dạy Văn làm chủ nhiệm lớp. Cô giảng toàn chính trị (môn Văn mà), và tỏ vẻ tự hào về môn cô dạy, trong khi học sinh thì không coi trọng môn này. Cô nghe nói nhiều đến “nhà” của anh em mình mà chưa có dịp đến thăm. Một lần Bố Đốc bảo mời cô ghé chơi. Cũng giống như lúc họ mời phụ huynh, lần này cô bước đến nhà, thấy khang trang sạch đẹp và Bố Đốc thì ngoại hình rất “manly”, uy nghi…, cô bỗng tỏ ra bối rối hẳn, nói năng lắp bắp và đi đứng ngượng ngùng. Từ đó về sau cô nói về tôn giáo dè dặt hơn, giảng bài cũng bớt “hung hăng” hơn và nói chung là dần dần cô có cái nhìn khác.
Cái tuổi ấy chỉ cần thấy Bố của mình uy nghi như thế thì cũng rất tự hào rồi.
Từ đầu đến giờ kể chuyện Cha Bề Trên, xin dừng lại một chút để kể chuyện con cái Bố "quậy tưng": )
Lúc bấy giờ mình mê đọc sách vô cùng, chuyên môn lén đọc sách vào những giờ dễ bị phạt mà mình có kể, như giờ nghỉ trưa vào thư viện đóng cửa đọc sách với Thái (lúc đó dĩ nhiên anh bạn nối khố này còn đi học như mình, chưa làm linh mục). Nặng tội nhất là sau mười giờ đêm lẻn lên sân thượng, mắc một bóng đèn nhỏ đọc sách đến tận một hai giờ sáng. Có lần Cha linh hướng gọi mình vào và bảo: “Trưa nay giờ cơm Bố nghe Cha Giám Đốc nói gì đó mà Bố đoán là ngài biết con và mấy anh em nữa lên sân thượng đọc sách quá nửa đêm. Con đi thú lỗi thì ngài sẽ tha cho”.
Mình lo lắng, chờ lúc Bố Đốc vui nhất mình lại gần ngài và nói: “Thưa Cha, con muốn thú lỗi…” và kể hết sự tình. Bố cười ha ha và vỗ vào lưng mình mấy cái: “Tốt lắm, lần sau đừng làm thế nữa con nhé”. Nhưng tối hôm đó Cha linh hướng nói với mình: “Chuyện Cha Giám Đốc biết là chuyện đứa khác chứ không phải chuyện của con. Bố nhầm rồi con ạ”. Rồi ngài cười xòa. Mình cũng bật cười vì nhờ hiểu lầm mà thú tội sớm nên Bố Đốc vui lắm. Nhưng cũng tiếc, giá mà đừng tự thú thì chắc còn đọc được vài đêm nữa !!!
Lại chuyện đọc sách. Lúc bấy giờ Cha giáo Phan Thanh Mai đi Mỹ để lại một tủ sách quý, trong số đó có rất nhiều sách kiếm hiệp Kim Dung. Nhà nước cấm sách kiếm hiệp, bắt phải nộp hết (nhưng sau này họ lại in bán tràn lan mỗi bộ có khi đến cả vài triệu đồng). Những ngày đó công an hay vào xét nhà, nên Bố Đốc bảo đem nhiều loại sách, nhất là truyện kiếm hiệp đi đốt. Không đốt thì họ tịch thu, lại phải làm biên bản phiền toái lắm. Nhờ lúc đó đất rộng (chưa bị tịch thu nhà), lại có một căn nhà không mái do người Đức để lại, nên việc đốt sách cũng dễ dàng. (Bây giờ ngồi nhẩm tính số sách mà người ta buộc Cha Bề Trên phải hủy đi lúc đó tính chung các loại, theo giá bây giờ thì chắc cũng phải vài ba tỷ đồng). Anh em đốt sách mà cứ có cảm giác như mình là Tần Thủy Hoàng ngày xưa. Đốt ngày này qua ngày khác vẫn không hết vì mỗi tên còn giấu vài bộ đọc chơi.
Chỗ giấu an toàn nhất mà thằng em mình với Thắng noir nghĩ ra là dưới đống trấu dùng để nấu bếp. Mình cũng giấu vài bộ. Anh em giấu nhiều sách quá làm Bố Đốc sốt ruột, sợ người ta khám xét gây nhiều bất trắc nên ngài dùng quyền Bề Trên ra lệnh: “Trong các con đứa nào còn giấu sách là mắc tội trọng”. Có đứa thì sợ. Mình là tên sợ đầu tiên vì mình nghĩ đơn giản “Nếu giữ sách lại mà người ta lấy cớ làm khó dễ Cha Bề Trên vốn đã bị hành hạ nhiều thì phiền cho ngài quá”, nhưng có tên thì nói: “Tội là do Chúa quyết định, đâu phải do Cha”, thế là nó giấu tiếp.
Có một tên đọc kiếm hiệp bị Bố bắt gặp. Nó sợ quá nên nói dối: “Con mượn ở người anh họ bên giáo xứ Thanh Đức chứ không phải sách cha Mai”. Nói dối là tội nặng có thể dẫn đến bị đuổi, từ ngữ lúc đó là bị “cho về”. Nhưng may mắn là lúc đó Bố vội đi công chuyện nên chỉ tịch thu cất trong phòng Bố rồi khóa cửa đi ra ngay. Anh chàng lo sợ, mà lại sực nhớ ở trang đầu còn có đóng dấu Lm. Phan Thanh Mai nên càng sợ hơn, bèn dùng mũi dao rọc sách cạy cửa phòng Bố để lấy lại cuốn sách “phi tang”. Chẳng may đã không mở được cửa mà lại còn bị gãy mũi dao trong ổ khóa. Anh chàng hoảng hốt chạy đến tìm mình và nói: “Ông đến xem có cách gì xử lý giúp tôi” vì nó biết mình biết sửa khóa làm chìa. Mình đến phòng Bố Đốc xem qua ổ khóa và nói thành thật: “Cái này phải tháo ổ khóa, nhiêu khê lắm, mà tớ lui cui mở phòng, lỡ Bố bắt gặp về thì tiêu đời cả lũ”.
Rồi Bố về sớm các bạn ạ. Cái xui này lại kèm theo cái xui “khuyến mãi” khác. Lúc đó Cha Thái là Cha sở Hà Tân đến thăm Bố. Bố về mở cửa không được, đành tiếp Cha Thái ngoài hành lang. Bố lại gọi mình xuống. Bố hỏi: “Vinh xem giùm Cha ổ khóa bị gì thế, có phải có ai cạy hay không?”. Mình run quá, mà cũng không dám tố cáo tên kia, nên đành nói lấp lửng: “Nếu có cạy thì đây cũng là tay không chuyên nghiệp, Cha ạ”. Bố nhìn mình ngờ vực rồi lắc đầu. Khá lâu sau, Bố nói với mình: “Cha biết con bao che cho anh em nào đó, đúng không?”. Mình chỉ cười trừ.
Cuối cùng mình cũng mở được cửa cho Bố Đốc. Khi Bố vào được phòng, vì quá mệt mỏi, Bố vào nghỉ luôn, và may mắn ngài quên luôn cuốn sách kiếm hiệp kia. (Trong số các bạn đọc đoạn này, mình nghĩ có anh chàng đó, bây giờ chắc đã hoàn hồn rồi phải không bạn hiền? Cho mình giấu tên bạn cho đến khi bạn hứng chí tự thú “C’est moi”).
Lại chuyện sách. Một chị bên Dòng Phaolô quý mình nên hay gửi mấy thứ quà nho nhò, có khi có tập sách Thánh ca mới. Thỉnh thoảng đi học về thấy các soeur nhà bếp lên đưa quà thì cũng vui. Nhưng một anh bạn thấy mình hay nhận quà “chưa qua Bố kiểm duyệt” cũng thắc mắc. Có lần hắn hỏi vui khi có Cha: “Hôm nay Cha đi phố về hay sao mà Vinh lại có quà bên nhà Dòng”. Thế là Bố Đốc hỏi ngay: “Con nhận quà gì, sao Cha không biết?”. Mình tức cái tên bạn ấy quá chừng, nhưng lại nghĩ: “Cũng may, Bố biết sớm”.
Nói cho lãng mạn chút về "Những chiếc bóng hồng lướt qua"
Hồi đó trong nhà ít khi có con gái đến. Mặc dù đi học ở trường cũng có các bạn nữ, nhưng lúc ấy anh em vẫn nhớ lời Sách Gương Phúc (Gương Chúa Giêsu) “Đừng thân mật với bất cứ phụ nữ nào, nhưng hãy đưa mọi phụ nữ tốt lành về với Thiên Chúa”. Nhờ đó, như Bố Đốc luôn nhắc nhở, sẽ tập cho mình đức khiết tịnh mà dù đi tu hay ở đời đều cần.
Một lần cô cháu gái của Bố Đốc là đệ tử Dòng Phaolô sang thăm thì mấy đứa con trai tụi mình tò mò đến nhìn xem “(con ông) cháu Cha” như thế nào. Nàng da trắng, tóc ngang vai và đeo kính trắng trông rất trí thức (đệ tử dòng mà lị). Chỉ vậy thôi mà đứa nào gặp cô ấy nói chuyện là bị anh em dọa “méc Bố Đốc”. Xui cho mình là “bị” chở nàng về nhà Dòng. Chiều hôm đó mình chở Khoa mập đi sang phố, thấy cô cháu của Bố đi bộ tội nghiệp nên Khoa bảo để nó đứng xuống chờ, còn mình chở cô đệ tử đi một quãng về nhà Dòng. Chở cô nàng thì chẳng có gì, nhưng một tên trong nhóm biết được. Vốn hay bông phèng, nó nói: “Mày chở cháu Bố, nhớ nhé”. Mình sợ Bố Đốc nghe chuyện không rõ đầu đuôi nên đến gặp Bố xin “tự thú”. Cha Bề Trên thấy buồn cười chuyện trẻ con nên vỗ vào lưng mình bôm bốp và cười ha ha. Mình nói với Quang: “Mày chỉ khéo hù dọa”. Đến bây giờ mình vẫn nhớ nguyên văn Bố Đốc nói với mình lúc đó: “Con đừng quan tâm làm gì. Ở tuổi đó đứa nào cũng đẹp thế đấy con, chứ ít năm sau là khác con ạ. Nó có hai người chị hiện đang ở giáo xứ Phát Diệm trong Sàigòn, lúc bằng tuổi nó hai chị cũng đẹp như nó. Bây giờ hai đứa đã lấy chồng, mập hẳn ra, trông hết đẹp rồi”. Ý Bố muốn gì mình hiểu ngay. Nhưng Bố ơi, tụi con tuổi mới lớn, không quen nhìn cô gái thành… bà già!
Có lần Bố Đốc nhờ mình đánh máy stencil một số bài về Giáo Lý Hôn Nhân để Cha phát cho các Cha trong giáo phận dịp tĩnh tâm năm (Bố là Giáo sư Luân Lý, tác giả cuốn Luân Lý Cơ Bản xuất bản năm 1994 mà sau này các Cha giáo Luân Lý hay trích dẫn). Thấy vậy một tên cùng lớp mình la lên: “Chắc Bố Đốc muốn cậu học giáo lý hôn nhân sớm vì nghĩ đến cháu của Bố”. Mình vừa giận vừa sợ Bố nghe, nên la lên: “Đừng có đùa giỡn nguy hiểm vậy chứ”. Mình vừa nói dứt câu thì cả bọn điếng hồn vì nghe tiếng Bố khóa cứa phòng bên cạnh đi ra ngoài! Mình vẫn hy vọng là Bố không nghe được lời thằng bạn mình nói. Nhưng mấy hôm sau khi mình vào phòng bố thì nghe tiếng nói từ phòng kia rõ mồn một! Anh chàng đùa nghịch ấy bây giờ là một cha xứ.
Chuyện về Cha Bề Trên, Bố Đốc, còn dài lắm, dài như tình thương của Bố…
Gioan Lê Quang Vinh