Hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần, thần khí hòa bình.
50 ngày sau khi Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, và 10 ngày sau khi Ngài trở về trời, Đức Chúa Thánh Thần, ngôi thứ ba Thiên Chúa, được sai gửi xuống trần gian là Đấng bảo trợ cho Gíao Hội Chúa ở trần gian.
Do đó lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống có tên là Lễ Ngũ Tuần ( Pentecote).
Ngày lễ mừng trọng thể Ngũ Tuần diễn tả hình ảnh gì cho đời sống con người trần gian?
Có nhiều khía cạnh diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần. Một trong những hình ảnh này là sự hòa bình
Theo ngôn ngữ tiếng latinh “Pax” có nguồn gốc từ khẩu hiệu “Pax Romana - hoà bình trong vương quốc Roma “, nói về vương quốc Roma được cai trị trong trật tự, và đồng thời không có chiến tranh.
Theo ngôn ngữ tiếng Anh “peace” ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau, như không có chiến tranh, nếp sống công cộng có trật tự, và sự an ninh từ trong thâm tâm.
Theo ngôn ngữ tiếng Đức “Frieden” mang ý nghĩa tình yêu, tình thân ái giao hảo.
Nhà nghiên cứu về hoà bình bên nước Na-uy, Ông Johan Galtung, đã có hai nhận xét về hòa bình một theo hướng tiêu cực, và một theo hướng tích cực.
Theo hướng tiêu cực, hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, không có tiếng súng nổ đe dọa bắn giết nhau.
Theo hướng tích cực, hòa bình mang ý nghĩa sâu xa hơn không phải chỉ là tình trạng im tiếng của vũ khí ngừng bắn phá hoại giết người, nhưng là tình trạng sự công bình, nền công lý được tôn trọng đề cao. Tình trạng không có sự bắt bớ đe dọa, kỳ thị loại bỏ, không có sự đói khát thiếu lương thực, tình trạng tất cả được sống trong thanh bình tự do.
Sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết đã hiện ra giữa các Tông Đồ, và Ngài đã nói với họ hai lần” Bình an cho anh em!”. Sự bình an này có một ý nghĩa đặc biệt.
Theo hình ảnh ý nghĩa đó, lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống là lễ mừng sự giải thoát khỏi sự sợ hãi, giải thoát khỏi sự cô lập mở cửa lên đường bước ra bên ngoài loan báo mở ra một tin mừng cho trần gian với tinh thần hòa bình cùng chung sống.
Sự bình an này của Chúa Giêsu Kitô bao gồm nhiều hơn lời cầu chúc phúc lành sống trong hòa thuận cùng chung sống.
Sự bình an của Chúa Giêsu Kitô phục sinh chỉ hướng nhìều hơn về hòa bình của trời cao, nơi là nước Thiên Chúa, nơi đó con người cùng sống tụ họp lại trong danh Chúa Giêsu Kitô.
Sự hoà bình bao trùm đời sống con người trần gian trong nếp sống thâm tâm trong tâm hồn cũng như bên ngoài, trong nếp sống cộng đồng văn hóa xã hội, cũng như hướng về cả công trình thiên nhiên vũ trụ, trong đó con người và thiên nhiên cùng gắn bó tương quan liên hệ với nhau.
“ Bình an cho anh em!” cho con người, cho các sinh vật trong toàn công trình thiên nhiên.
Chính vì thế Chúa Giêsu đã gửi sai Đức Chúa Thánh Thần, thần khí hòa bình xuống cho trần gian. Ngài là Đấng ban ơn trợ giúp tinh thần con người thêm mạnh sức, can đảm và niềm tin tưởng hy vọng trong đời sống giữa lòng xã hội trần gian có nhiều chao đảo cùng thử thách cám dỗ.
“Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất!”
Mừng lễ Ngũ Tuần
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
50 ngày sau khi Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, và 10 ngày sau khi Ngài trở về trời, Đức Chúa Thánh Thần, ngôi thứ ba Thiên Chúa, được sai gửi xuống trần gian là Đấng bảo trợ cho Gíao Hội Chúa ở trần gian.
Do đó lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống có tên là Lễ Ngũ Tuần ( Pentecote).
Ngày lễ mừng trọng thể Ngũ Tuần diễn tả hình ảnh gì cho đời sống con người trần gian?
Có nhiều khía cạnh diễn tả về Đức Chúa Thánh Thần. Một trong những hình ảnh này là sự hòa bình
Theo ngôn ngữ tiếng latinh “Pax” có nguồn gốc từ khẩu hiệu “Pax Romana - hoà bình trong vương quốc Roma “, nói về vương quốc Roma được cai trị trong trật tự, và đồng thời không có chiến tranh.
Theo ngôn ngữ tiếng Anh “peace” ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau, như không có chiến tranh, nếp sống công cộng có trật tự, và sự an ninh từ trong thâm tâm.
Theo ngôn ngữ tiếng Đức “Frieden” mang ý nghĩa tình yêu, tình thân ái giao hảo.
Nhà nghiên cứu về hoà bình bên nước Na-uy, Ông Johan Galtung, đã có hai nhận xét về hòa bình một theo hướng tiêu cực, và một theo hướng tích cực.
Theo hướng tiêu cực, hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, không có tiếng súng nổ đe dọa bắn giết nhau.
Theo hướng tích cực, hòa bình mang ý nghĩa sâu xa hơn không phải chỉ là tình trạng im tiếng của vũ khí ngừng bắn phá hoại giết người, nhưng là tình trạng sự công bình, nền công lý được tôn trọng đề cao. Tình trạng không có sự bắt bớ đe dọa, kỳ thị loại bỏ, không có sự đói khát thiếu lương thực, tình trạng tất cả được sống trong thanh bình tự do.
Sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết đã hiện ra giữa các Tông Đồ, và Ngài đã nói với họ hai lần” Bình an cho anh em!”. Sự bình an này có một ý nghĩa đặc biệt.
Theo hình ảnh ý nghĩa đó, lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống là lễ mừng sự giải thoát khỏi sự sợ hãi, giải thoát khỏi sự cô lập mở cửa lên đường bước ra bên ngoài loan báo mở ra một tin mừng cho trần gian với tinh thần hòa bình cùng chung sống.
Sự bình an này của Chúa Giêsu Kitô bao gồm nhiều hơn lời cầu chúc phúc lành sống trong hòa thuận cùng chung sống.
Sự bình an của Chúa Giêsu Kitô phục sinh chỉ hướng nhìều hơn về hòa bình của trời cao, nơi là nước Thiên Chúa, nơi đó con người cùng sống tụ họp lại trong danh Chúa Giêsu Kitô.
Sự hoà bình bao trùm đời sống con người trần gian trong nếp sống thâm tâm trong tâm hồn cũng như bên ngoài, trong nếp sống cộng đồng văn hóa xã hội, cũng như hướng về cả công trình thiên nhiên vũ trụ, trong đó con người và thiên nhiên cùng gắn bó tương quan liên hệ với nhau.
“ Bình an cho anh em!” cho con người, cho các sinh vật trong toàn công trình thiên nhiên.
Chính vì thế Chúa Giêsu đã gửi sai Đức Chúa Thánh Thần, thần khí hòa bình xuống cho trần gian. Ngài là Đấng ban ơn trợ giúp tinh thần con người thêm mạnh sức, can đảm và niềm tin tưởng hy vọng trong đời sống giữa lòng xã hội trần gian có nhiều chao đảo cùng thử thách cám dỗ.
“Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất!”
Mừng lễ Ngũ Tuần
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long