Có Nên Thêm Tín Điều “Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc?”
Tuần san Newsweek số ra ngày 25/8/1997 đã đăng bài của Kenneth L. Wooward - viết cùng với Andrew Murr, Christopher Dickey, Eric Larson, Sarah Van Boven, và Hersch Doby - dưới tựa đề “Hail, Mary” (Kính mừng Maria). Trong bài này Woodward và nhóm cùng viết với ông đã trình bày tương đối khách quan về một phong trào đặc biệt - có tên là “Vox Populi Mariae Mediatri, tạm dịch là: Tiếng dân yểm trợ Đức Maria Đấng Trung Gian” - đã gửi thỉnh nguyện thư lên Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, xin ngài dùng quyền Bất Khả Ngộ (Infallibility) để công bố một tín điều (dogma) mới về Ðức Mẹ Maria, nhân dịp giáo hội đi vào thiên niên kỷ thứ ba, và mừng Ðại Năm Thánh, năm 2000. Tín điều này sẽ xác định ba điều: Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc nhân loại với Chúa Kitô (Co-Redemptrix - Chữ này đã có người dịch qua tiếng Việt là “Ðồng Công Cứu Chuộc”), Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian của mọi ân sủng (Mediatrix of all Graces), và Ðức Mẹ là Ðấng Bào Chữa cho dân Chúa (Advocate for the People of God).
Woodward, qua tài liệu do ông Mark Miravalle - giáo sư môn thần học của trường đại học Franciscan ở Steubenville, Ohio - cung cấp, cho biết rằng trong bốn năm trước đó đã có những thỉnh nguyện thư mang trên bốn triệu chữ ký của giáo dân Công Giáo, gửi từ 157 quốc gia lên Ðức Thánh Cha (ĐTC) Gioan Phaolô II. Trong số những thỉnh nguyện viên này đã có gần 500 Ðức Giám Mục, 42 Ðức Hồng Y kể cả các ÐHY John O’Connor (RIP) của New York và Joseph Glemp (RIP) của nước Ba Lan, cộng thêm sáu vị khác, lúc đó đang phục vụ trong điện Vatican. Ngoài ra còn có thêm chữ ký của Mẹ Têrêsa ở Calcutta (RIP) và nữ tu Angelica (RIP), sáng lập viên đài truyền hình Công Giáo EWTN ở Birmingham, tiểu bang Alabama, Mỹ.
Tuy nhiên, cơ quan ngôn luận chính thức của điện Vatican, tờ L’Osservatore Romano, loan tin trong tháng 6/97 rằng ÐTC đã cho thành lập một ủy ban gồm 23 nhà thần học về Ðức Maria (Mariologists), để nghiên cứu, thảo luận và đề nghị câu trả lời cho thỉnh nguyện nói trên. Nhiều người đã nghĩ rằng ủy ban gồm toàn những “chuyên viên” về Thánh Mẫu Học này sẽ nhanh chóng chấp thuận thỉnh nguyện. Nhưng thật là một ngạc nhiên khi tất cả 23 vị đã cùng đề nghị ÐTC không nên công bố tín điều mới này, họ viện lẽ rằng những điều được thỉnh nguyện đã đi ngược lại với giáo huấn của Công Ðồng Vatican II; hơn nữa, một tín điều về Ðức Maria như vậy sẽ phá đổ tất cả mọi thành quả đạt được trong nỗ lực hòa giải (đại kết) với các giáo hội Tin Lành suốt ba thập niên trước đó.
Thực sự, vấn đề không thể coi là đơn giản vì chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã là một trong những ÐGH sùng kính Ðức Mẹ nhất trong lịch sử giáo hội. Ngài đã xác tín rằng Ðức Mẹ Fatima đã cứu ngài thoát chết trong cuộc ám sát hụt vào ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima, 13 tháng 5, năm 1981. Trong các Tông Thư hay Thư Mục Vụ, ngài luôn luôn chúc tụng Ðức Mẹ và thường dùng những từ như Ðấng Trung Gian, Ðấng Bào Chữa hay ngay cả Ðấng Ðồng Cứu Chuộc để tôn vinh Ðức Mẹ. Tháng 5/1997, trong cuộc triều yết chung ở quảng trường thánh Phêrô, ÐTC đã đi ra ngoài Kinh Thánh để tuyên xưng rằng chính Ðức Mẹ là người đầu tiên đã nhìn thấy Chúa Giêsu sống lại. Ngài thêm rằng tuyên xưng điều này rất “phù hợp” (fitting) với vai trò của Ðức Mẹ.
Hơn nữa, Woodward và nhóm của ông đã viết thêm về những hiện tượng hiện ra và ảnh hưởng sâu rộng của Ðức Mẹ trong lịch sử giáo hội. Ðể tôn vinh Ðức Mẹ, người ta đã xây những đại vương cung thánh đường lừng danh trên thế giới như Nôtre Dame ở Paris, Hagia Sophia ở Constantinople, và Santa Maria Maggiore ở Roma. Qua Ðức Mẹ, những đại thi sĩ như Villon và Dante, đến Hopkins, Eliot, và Auden (ngay cả nhà thơ Hàn Mặc Tử của Việt Nam) đã tìm ra nguồn cảm hứng cho thi tác của họ. Trong lãnh vực âm nhạc, không tuyệt tác nào về Ðức Mẹ hay hơn khúc “Ave Maria” của Schubert. Các tuyệt phẩm về họa đa số đều vẽ cảnh Truyền Tin và cảnh Ðức Mẹ bồng Ðức Chúa Con.
Thế kỷ XX phải được gọi là thế kỷ của Ðức Mẹ. Hầu như khắp các lục địa người ta đã bá cáo trên 400 cuộc “hiện ra” của Ðức Mẹ (tài liệu của Miravalle), nhiều hơn là tổng số lần hiện ra của ba thế kỷ trước cộng lại. Những thông điệp này được phong trào nói trên, mà Miravalle là một trong những người chủ trương, diễn giải rằng đã nói lên thiên kỷ sắp tới là thời đại của Ðức Mẹ (Age of Mary) mà tín điều do ÐTC công bố sẽ xác định sự “hiền mẫu trung gian” (maternal mediation) của Ðức Mẹ giữa Thiên Chúa và loài người. Phong trào đã thêm Medjugorje (ở cựu Yugoslavia - Nam Tư) là địa điểm hành hương cùng với Fatima và Lourdes (Lộ Ðức), mặc dù các sự hiện ra ở Medjugorje, cho tới nay, đã chưa được Giáo Hội chính thức công nhận. Tuy nhiên, xem ra số người được nhận “thông điệp” mỗi ngày một nhiều hơn và hầu như đã trở thành “lạm phát” khiến nhiều người trở nên hoang mang.
Ở lãnh vực khác, những kẻ thích làm chính trị trong giáo hội cũng đang cố “kéo” Ðức Mẹ về phía của mình. Nhóm phụ nữ đòi quyền bình đẳng (feminists), 20 năm trước đã gạt Ðức Mẹ ra ngoài và gọi Mẹ là “Ðức Mẹ Ðồng Trinh Ðàn Áp” (Oppressive Virgin Mother) do hàng giáo phẩm tạo nên, thì nay đã trở giọng tuyên xưng Ðức Mẹ là một “phụ nữ tự do” (free woman) đã chọn sự “xin vâng” với Chúa trong cuộc truyền tin, trong khi bà Eve chọn sự bất tuân lệnh của Chúa trong vườn địa đàng. Nhờ sự “xin vâng” này của Ðức Mẹ (một phụ nữ) mà đã có lịch sử ơn cứu rỗi. Cả những nhà “thần học giải phóng” (Theology of Liberation) thuở đó cũng “tìm thấy” một Ðức Maria khiêm nhường và là một biểu tượng của Chúa đang “đứng về phía những người nghèo.”
Nhóm viết bài cùng với ông Woodward đã đi xa hơn và diễn giải rằng bí mật về sức mạnh (hay ảnh hưởng) nhiệm mầu của Ðức Mẹ có lẽ vì Ðức Mẹ không có một lịch sử riêng cho mình. Ðức Mẹ đã “lôi cuốn” (entices) từng thế hệ mới, hình dung về Mẹ. Các thánh sử cũng chỉ viết sơ sài về Ðức Mẹ. Mác-cô dường như đã cho rằng Ðức Mẹ đã không hiểu hay không đồng ý về những việc Chúa đang làm; Mát-thêu ghi nhận cuộc giáng sinh; Luca trình bày Ðức Mẹ như một tì nữ trung tín của Chúa và là phát ngôn nhân của những kẻ lạc loài (outcast). Trong Phúc Âm của thánh Luca, Ðức Mẹ đã được tuyên xưng là “đầy ơn phúc” và “mọi thế hệ sẽ gọi Mẹ là có phúc.” Trong Phúc Âm của thánh Gioan, chỉ một lời yêu cầu của Ðức Mẹ mà Chúa đã biến nước thành rượu, phép lạ đầu tiên. Cũng thánh Gioan đã ghi lại việc Ðức Mẹ đã đứng dưới chân thánh gía, chứng tỏ Mẹ cũng là một tông đồ của Chúa.
Từ những ghi nhận đơn sơ này, vai trò của Ðức Mẹ đã từ từ trở nên quan trọng hơn. Mẹ đã thu nhập và biến đổi những nữ thần ngoại giáo mạnh mẽ nhất. Mẹ là Ðức Mẹ đã ban sự sống, nhưng cũng là “Pietà” đã nhận sự chết. Một khi thuyết khổ hạnh (asceticism) đã trở thành ‘đường nên thánh’ trong Kitô giáo, Ðức Mẹ đã trở nên “trọn đời đồng trinh”, gương mẫu của đức thanh sạch và sự tự từ bỏ. Năm 431, ở Công Ðồng Ê-phê-sô (Ephesus) Ðức Mẹ đã được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Từ đó, các nhà thần học đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm những ý nghĩa mầu nhiệm về Ðức Mẹ trong Kinh Thánh.
Thời Trung cổ, sự ảnh hưởng của Ðức Mẹ càng mạnh mẽ hơn. Trong khi các nhà thần học đang cố gắng diễn giải thứ tự và sự bình đẳng trừu tượng của Thiên Chúa Ba Ngôi thì vai trò của Ðức Mẹ đã ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt trong giới người nghèo. Mẹ đã trở thành hình ảnh nhân lành của Mẹ Thiên Chúa. Từ đó đã có niềm tin rằng Ðức Mẹ nhân lành đã không vương mắc tội tổ tông. Niềm tin đó đã trở thành tín điều ở thế kỷ thứ 19, khi ÐGH Piô IX đã công bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội, năm 1854. Ðã có sự chống đối mạnh mẽ trong các hệ phái Tin Lành. Cùng lúc, thuyết Thế Tục (Secularism) cũng đã gây ảnh hưởng nhiều hơn. Trước những nguy nan đó, Giáo Hội Công Giáo Châu Âu đã chạy đến với Ðức Mẹ. Ðối với con người kinh tế của Karl Marx, siêu nhân của Nietzsche, và tà thần (Faust) của Goethe, giáo hội đã trình bày một phản chứng mang nữ tính: một người mẹ lo âu và phán quyết, đã cảnh báo nhân loại về thảm họa chiến tranh nếu nhân loại không ăn năn và cải đổi. Các cuộc “hiện ra” đã gia tăng, đặc biệt với những trẻ con miền đồng quê như ở Lourdes và Fatima. Hàng trăm dòng tu nam, nữ đã được thành lập và tất cả đã, bằng cách này hay cách khác, được dâng hiến cho Ðức Mẹ Vô Nhiễm.
Khoảng giữa thế kỷ XX, những đền thánh cho Ðức Mẹ “da đen” như ở Guadalupe,
Mexico; Montserrat ở Spain; và Czestochowa ở quê hương Ba Lan của ÐTC Gioan Phaolô II đã nói lên các căn tính quốc gia và tôn giáo. Ðến khi tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được công bố vào Năm Thánh 1950 thì Ðức Mẹ đã trở thành cột sống của nền văn hóa Công Giáo. Ở Công Ðồng Vatican II trong thập niên 60’s, một công bố đặc biệt về Ðức Mẹ đã được đề nghị và những từ như Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian đã được nhắc tới. Nhưng đa số nghị phụ, đặc biệt những vị nghiêng về Kinh Thánh, đã không đồng ý, các ngài lo ngại những điều đó sẽ đưa đến việc “tôn thờ” Ðức Maria (Mariolatry).
Woodward và nhóm của ông viết tiếp rằng cũng như trong qúa khứ, khuôn mặt của Ðức Maria hiện tại là phản ảnh của thời đại. Trong khi thế giới tiến gần tới thiên kỷ mới, Ðức Maria xuất hiện (hay được trình bày) như một nhân vật tiên tri, tiên đoán về thế tận. Trong một cách lạ kỳ, những người Công Giáo lên tiếng mạnh mẽ nhất để ủng hộ tín điều mới này đã có những tư tưởng không khác gì những người Tin Lành qúa khích (fundamentalists) đã giảng về ngày tận thế. “Nếu chúng ta từ chối (tín điều về Ðức Mẹ), tôi nghĩ rằng thử thách, bắt đạo, và thảm họa sẽ theo sau.” Nữ tu Angelica đã nói như vậy trên chương trình truyền hình trực tiếp “Mother Angelica Live” của bà. Bà tin rằng: “Nếu ÐTC công bố tín điều này, thì thế giới sẽ thoát khỏi đại họa và đem lại lòng thương xót của Chúa nhiều hơn cho trái đất.”
Giáo Hội Công Giáo từ hàng thế kỷ đã từ chối những tiên đoán về thế tận, đặc biệt là những tiên đoán đến từ các mạc khải tư, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những nguời làm công việc này. Ông bà Ted và Maureen Flynn, được coi như những “chuyên viên” về các sự hiện ra, đã góp nhặt tất cả những thông điệp của Ðức Mẹ (được giáo hội công nhận cũng như không được công nhận) từ hàng thế kỷ, để tạo thành một khung cảnh thiên kỷ. Họ tiên đoán về những cảnh báo siêu nhiên, phép lạ vĩ đại nhất thế giới, theo sau là ba ngày tối tăm mà họ gọi là “cuộc sửa phạt vĩ đại” (the great chastisement).
Những người chống lại việc xin công bố tín điều mới về Ðức Mẹ như nhà Thánh Mẫu học Pháp, René Laurentin, đã cho việc thỉnh nguyện trên là phi Kinh Thánh và là một điều sỉ nhục (affront) cho cái chết cứu rỗi đặc biệt của Chúa Kitô. Ðiều này đã khiến nhóm của Woodward đi đến kết luận rằng hiện đang có sự tranh chấp lớn trong giáo hội để được lòng ÐTC. Nhưng ÐTC có sự khôn ngoan riêng của ngài. Dù sao, nhóm thỉnh nguyện vẫn còn là thiểu số, bốn triệu người trên tổng số một tỷ - một ngàn triệu - giáo dân (theo thống kê lúc đó, 1997) chưa hẳn đã là con số lớn. Ngoài ra, còn khoảng 2,700 ÐGM và ít nhất 90 ÐHY đã chưa lên tiếng về việc này.
Kể từ khi giáo hội công bố về quyền bất khả ngộ của ÐGH năm 1874, chỉ một lần duy nhất quyền này đã được sử dụng để công bố tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, do ÐGH Piô XII vào dịp Năm Thánh 1950. Năm 2000 đã là Ðại Năm Thánh (Jubilee: Ðại Năm Thánh được cử hành cứ mỗi 100 năm; và Năm Thánh – Holy Year – cho mỗi 25 năm) thời điểm thuận tiện nhất cho việc công bố tín điều mới. Nhưng ÐTC Gioan Phaolô II có lần đã công nhận rằng quyền bất khả ngộ của giáo hoàng đã là một trở ngại lớn cho việc hòa đồng giữa các giáo hội Kitô. Mặt khác, ngài cũng nhìn thấy thế giới đã sa vào một nền “văn hóa của sự chết” (Culture of Death) rất đúng lúc để trình bày quan niệm về Ðức Nữ Trinh Thiên Kỷ (Millennial Madonna). Một cách chắc chắn, ÐHY O’Connor của New York đã viết rằng ÐTC sẽ tìm ra ngôn ngữ cho tín điều mới về Ðức Mẹ mà không làm cho các anh em Tin Lành phiền lòng. Nhưng có vị khác, như LM John Roten chủ tịch Viện Nghiên Cứu Thánh Mẫu Học ở đại học Dayton, đồng thời cũng là một trong 23 vị đã đề nghị ÐTC không nên công bố tín điều này, đã nói rằng: “Tại sao phải làm phí phạm quyền bất khả ngộ cho điều không lấy gì làm quan trọng?” Và vị LM này “đề nghị” ÐTC chỉ lập một ngày lễ mới, hay tạo một tước vị mới cho Ðức Mẹ thay vì “đi đến chỗ thái qúa và công bố một tín điều.”
Nhóm Woodward kết luận rằng “Nếu Hồn Xác Lên Trời đã là một tín điều, Ðức Maria đã có những gì mà các Kitô hữu chỉ hi vọng được hưởng, như sự tái hợp với Con của Mẹ (Chúa Kitô) trong vinh quang của Ðức Chúa Cha bởi năng quyền của Ðức Chúa Thánh Thần. Còn gì hơn nữa cho bất cứ bà mẹ nào?”
Bài viết trên, được đăng trên tờ báo “đời” như tuần san Newsweek, đã được coi là tương đối khách quan vì nó đã không viết một chiều, hay công kích Giáo Hội Công Giáo cách cực đoan như nhiều tờ báo khác. Hiển nhiên những người viết này đã có, hay được tư vấn bởi những người có kiến thức thần học, nhưng chắc chắn vẫn còn những thiếu sót hay lệch lạc, do sự vô tình hoặc cố ý, tùy theo mục đích riêng của nhóm người viết, hay của tờ báo. Người đọc cần nhận chân ý nghĩa của từng phần trong bài báo này.
MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
Ðồng Cứu Chuộc
Trước hết, thế nào là Ðồng Cứu Chuộc theo định nghĩa của giáo hội? Ðức Trinh Nữ Maria hợp tác (cooperates) với Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Ðiều này kết hợp bởi các yếu tố: Ðức Mẹ đã trở nên Mẹ của Ðấng Cứu Thế, và nhất là qua tình thương và việc cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu trên đồi Canvê (Calvary).
Ðó là lời giải thích của các nhà thần học đương thời, nhưng từ thời các Thánh Phụ (những thế hệ lãnh đạo sau các thánh Tông Ðồ), các ngài đã thấy không cần phải tách rời Sự Cứu Chuộc khỏi Cuộc Nhập Thể, vì trong nhập thể đã bao gồm cả sự cứu chuộc rồi. Mãi đến những thế hệ thánh phụ và thần học gia sau này (khoảng thời thánh Irenaeus, thế kỷ thứ II) vấn đề mới lại được đặt ra, cộng thêm những tương quan với Ðức Maria, và còn tiếp tục cho đến nay.
Thánh Ireneaeus trình bày tư tưởng Ðức Maria là nguyên nhân của sự cứu chuộc cho chính Mẹ và cho cả nhân loại. Thánh Ambrose đã nhìn thấy tương quan giữa Nhập Thể và Cứu Chuộc. Chính ngài và có lẽ cả thánh Jerome nữa đã không muốn nghiên cứu sâu hơn về việc Hồn Xác Lên Trời. Thánh Augustinô đã không tiếp tục lý thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Nhưng sự can thiệp của Ðức Mẹ đối với giáo hội trần thế ngày càng sáng tỏ và được công nhận. Ðiều này đã đưa đến việc phải nghiên cứu sự tham gia của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu, đặc biệt trong khung cảnh của đồi Canvê. Một môn đệ của thánh Bernard, Arnold thành Bonneval, đã nghiên cứu về hiệu qủa của sự cứu rỗi và sự tham dự của Ðức Mẹ.
Tư tưởng về một sự hợp tác (partnership, consortium) giữa chúa Giêsu và Ðức Mẹ đã được nói đến từ thế kỷ thứ XIII. Ông Richard thành St. Laurent và có lẽ cả thánh Bonaventure đã dùng chữ Coadjutrix để gọi Ðức Mẹ là Ðấng Trợ Giúp (Helper).
Từ thế kỷ XVII và đặc biệt là từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến đến Công Ðồng Vatican II, người ta đã thường nhắc đến chữ Ðồng Cứu Chuộc (Coredemptrix). Ðây cũng là chủ đề của đại hội Thánh Mẫu ở Pháp năm 1947, và đại hội Thánh Mẫu Quốc Tế ở Roma năm 1950. Nhưng ÐGH Piô XII đã không chấp thuận chữ Coredemptrix, thay vào đó, ngài đã dùng chữ Trợ Tá của Ðấng Cứu Thế (Associate of the Redeemer).
Ở Công Ðồng Vatican II, các Nghị Phụ đã nhắc đến chữ hợp tác (consortium), 36 Nghị Phụ đã xin Công Ðồng công bố Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc thành tín điều, nhưng Công Ðồng đã chỉ dùng chữ “Nữ tì của Chúa” (the Handmaid of the Lord) để nói đến Ðức Mẹ. Ðồng thời các danh xưng khác đã được Công Ðồng chấp thuận như Ðấng Bào Chữa (hay Trạng Sư, Bầu Cử, Cầu Bầu - Advocate); Ðấng Trợ Giúp (Helper, Adjutrix); Ðấng Hộ Trì (Auxiliatrix); và Ðấng Trung Gian (Mediatrix). Những danh xưng trên đã được Công Ðồng xác định cách rõ ràng trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium), khoản 62.
Những giáo huấn của các ÐGH thời cận đại đã quan tâm về “phong trào” này:
“Ðức Chúa Cha ban truyền rằng Chúa Giêsu là nhân vật chính trong sự cứu rỗi, còn Ðức Maria như người Phụ Tá.” (Tông Huấn Ad caeli reginam, 11/10/1954, của ÐGH Piô XII). Cùng với Chúa Giêsu, Ðức Mẹ đạp dập đầu con rắn (sách Sáng Thế 3:15) tại cuộc Nhập Thể, Ngôi Lời nhận Xác Thể qua Ðức Maria, và nhất là ở Cuộc Thương Khó (Passion), khi Chúa Giêsu chịu chết cho loài người, Ðức Maria đã cùng chịu đau khổ với Ngài bởi một sự “hợp nhất của lòng muốn và sự đau khổ.” (Tông Huấn Ad diem illum, 3/2/1904, của thánh Giáo Hoàng Piô X). Chỉ một mình Ðức Kitô, Chúa và Người, là Ðấng Cứu Thế trong một ý nghĩa đầy đủ, hoàn hảo và tuyệt đối nhất. Nhưng Ðức Chúa Cha đã chuẩn bị Ðức Maria cho ơn sủng và chức năng Ðồng Cứu Chuộc qua sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và thiên chức Mẹ Thánh, của Đức Mẹ.
Sự Ðồng Cứu Chuộc độc đáo của Ðức Mẹ thấp hơn sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô trong phẩm cách và quan phòng, chỉ phù hợp với Mẹ mà thôi. Sự Ðồng Cứu Chuộc của Ðức Mẹ tùy thuộc vào sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô nhưng cả hai hội nhập tức khắc qua năng quyền làm mẹ của Mẹ. “Có thể nói một cách chính đáng rằng Ðức Mẹ đã cùng cứu chuộc (redeemed together) nhân loại với Chúa Kitô.” (Tông Thư Inter sodalicia của ÐGH Bênêdictô XV, năm 1918).
Công Ðồng Vatican II đã xác định không nên lập thành tín điều “những vấn nạn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn qua việc nghiên cứu của các nhà thần học.” (Lumen Gentium, 54). Trên thực tế, chính các nhà Thánh Mẫu học đã không đồng ý với nhau ở nhiều điểm như: (1) Công lênh cứu rỗi (soteriological merit) của Ðức Mẹ không chỉ căn cứ trên sự “phù hợp” (fittingness), nhưng căn cứ vào công lý đơn giản (de condigno ex mera condignitate.) Khác với công trạng của Chúa Kitô, chỉ một mình đã xứng đáng trong một công lý chắc chắn (de condigno ex rigore justitiae). (2) Bản chất sự chia sẻ khổ giá với Chúa Kitô của Ðức Mẹ chỉ trong một nghĩa rộng. (3) Tương quan trong hành động cứu rỗi của Chúa và Ðức Mẹ.
Nhóm của ông Woodward đã chưa chính xác khi viết rằng: “Ðức Maria tham dự (participates) vào sự cứu chuộc do con Mẹ hoàn tất.” (Trg. 49). Từ chính xác nhất có lẽ phải mang ý nghĩa cao hơn là ÐẤNG HỢP TÁC (Cooperator), và thấp hơn việc xếp Ðức Mẹ ngang hàng với Chúa Kitô (như Chúa Kitô đã đồng bản thể và cùng năng quyền với Ðức Chúa Cha, nhưng Ngài vẫn là Ngôi Con.) Hiện tại, nhiều thần học gia Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo cho rằng chữ Coredemptrix đã nâng Ðức Mẹ lên ngang hàng với Chúa Kitô.
Ðấng Trung Gian
Danh hiệu Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được giáo hội Ðông Phương dùng để kính Ðức Mẹ từ khoảng thế kỷ thứ VII. Mãi đến thế kỷ thứ XII, thánh Bernard của giáo hội La Tinh (Tây Phương) mới làm cho chữ này thành thông dụng. Danh hiệu Ðấng Trung Gian đã không phải là một chức vị với quyền hành đặc biệt dành cho Ðức Maria. Cũng như chữ Ðồng Cứu Chuộc, danh hiệu này có thể mang nhiều ý nghĩa tùy mỗi tham chiếu khác nhau. Có ba “thời điểm” (moments) trong cuộc đời của Ðức Mẹ, đã cho thấy tác động trung gian của Mẹ: Cuộc Nhập Thể (Incarnation), Sự Ðóng Ðinh (Crucifixion), và thời Hiện Tại (the Present) với vinh quang Nước Trời mà Ðức Mẹ đang được hưởng, trong khi giáo hội trần thế còn phải chờ đợi.
Tại cuộc Nhập Thể của Chúa Kitô, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian vì Con Thiên Chúa đã trở nên con người qua Mẹ. Ðức Kitô là Ðấng Trung Gian giữa Ðức Chúa Cha với loài người, còn Ðức Mẹ là vị Trung Gian giữa Chúa Kitô và loài người (thánh Bonaventure). Thánh Tôma Aquinô (Thomas Aquinas) cũng đồng ý rằng Ðức Mẹ đã nhân danh cả nhân loại để lên tiếng “xin vâng” ở cuộc Truyền Tin. Kế đến, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian đã thể hiện trong sự kết hợp, nhưng vẫn độc lập với sự thương khó của Chúa Kitô trong hiến tế trên đồi Canvê. Cuối cùng, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian ngay ở thời điểm hiện tại.
Sự trung gian của Ðức Mẹ rất khác với sự trung gian (STG) của Chúa Kitô. STG của Chúa Kitô là căn nguyên, tự toàn, và tuyệt đối cần thiết để được cứu rỗi. STG của Ðức Mẹ cũng khác với STG của các thụ tạo như các thiên thần, các thánh, các linh mục. STG của những vị này chỉ thể hiện trong những trường hợp đặc biệt cho những ơn đặc biệt. STG của Ðức Mẹ là phổ quát (universal), chỉ tùy thuộc vào Chúa Kitô và chắc chắn được ơn.
Niềm tin rằng mọi ơn sủng Chúa ban đều qua Ðức Mẹ đã được nhiều người chấp nhận mặc dù chưa có sự thỏa thuận chung về việc phương cách hành động của Ðức Mẹ trong việc này. Thánh Mẫu Học xác định rằng sự can thiệp trung gian của Ðức Mẹ ảnh hưởng trên tất cả nhân loại, có tính cách phổ quát, và với tất cả các loại ân sủng: ơn thánh hóa, thêm nhân đức, các ơn của Chúa Thánh Thần, các ơn hiện sủng; vì Mẹ đã cùng cứu chuộc với Chúa Kitô. Nhưng Ðức Mẹ không tạo nên (produce) ơn thánh hóa cho nhân loại qua các Bí Tích. Tuy nhiên, con người không bắt buộc phải cầu nguyện cùng Chúa qua Ðức Mẹ. Ơn Chúa ban luôn luôn qua Ðức Mẹ dù con người có xin qua Mẹ, hoặc Mẹ có lên tiếng bầu cử hay không.
Về điểm này, trong hai thế kỷ qua, các ÐGH đã dạy rằng: Ðức Mẹ là “một dòng suối thiêng, qua đó, mọi ơn sủng và đặc ân tuôn chảy đến tận tâm hồn của những kẻ tội lỗi nhất.” (Gloriosae Dominae, ÐGH Bênêdictô XIV, 1748). “Chúa ban mọi ơn qua Ðức Maria.” (Octobri mense, ÐGH Lêô XIII, 1891). “Trong Thánh Ý Chúa, người ta nhận mọi ơn qua Ðức Mẹ.” (Các ÐGH: Thánh Piô X, Bênêdictô XV và Piô XII). Danh xưng Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được các nghị phụ trong Công Ðồng Vatican II chấp thuận (LM, 62).
Ðấng Bào Chữa
Từ thời Trung Cổ, danh xưng Ðấng Bào Chữa (Advocate, Advocata) đã được dùng để nói lên sự chuyển cầu đặc biệt của Ðức Mẹ. Thánh Ireaneus đã xử dụng chữ này từ thế kỷ thứ II. Thánh Gioan thành Damascus đã dùng một chữ Hi Lạp tương đương: Paracletos. Ðến thế kỷ thứ XII, danh xưng này đã được dùng trong kinh Salve Regina, và thánh Bernard đã thường xuyên sử dụng từ này. ÐGH Lêô X đã nhắc đến chữ này trong tông thư Pastoris Aeteni, năm 1520 của ngài. Từ đó, hầu hết các ÐGH kế tiếp đã dùng danh xưng này với Ðức Mẹ. Cuối cùng, trong Hiến Chế Lumen Gentium, 62, các nghị phụ đã chúc tụng Đức Mẹ qua danh xưng này cùng với những danh xưng khác như đã nói ở trên.
Nhóm của ông Wooward còn thiếu chính xác ở vài điểm nữa như họ nói rằng thánh Toma Aquinô đã mạnh mẽ chống lại niềm tin Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, (Trg. 52). Thực ra, thánh nhân đã viết rằng “Ðức Nữ Ðồng Trinh đã thụ thai với tội nguyên tổ, nhưng tội ấy đã được tẩy rửa trước khi Ðức Mẹ sinh ra.” (ST 3a, 27.2 ad 2.) Chúng ta cần nhớ rằng thánh nhân đã có quan niệm này từ thế kỷ XIII, hơn 600 năm sau, “Ðức Mẹ Vô Nhiềm Nguyên Tội” mới trở thành tín điều. Sự chưa hoàn hảo trong nghiên cứu của ngài đã tương tự như sự thiếu hoàn hảo trong nghiên cứu của các thánh Ambrose, Jerome và Augustine từ thuở giáo hội sơ khai, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Cũng như cá nhân con người, giáo hội đã được sinh ra và từ từ trưởng thành theo thời gian, Giáo hội càng lớn mạnh thì Chúa càng mặc khải thêm những mầu nhiệm thâm sâu của Ngài. Những mặc khải này có thể đến từ niềm tin của các tín hữu, nhưng phần nhiều đã qua việc nghiên cứu lâu dài từ thế hệ này qua thế hệ khác của các nhà thần học, để rồi cuối cùng được chấp nhận bởi Ðức Giáo Hoàng cùng các Ðức Giám Mục và được công bố như những giáo huấn chính thức của giáo hội (Ordinary Magisterium). Những nghiên cứu của các thánh hay các nhà thần học trải dài trong suốt lịch sử của giáo hội đôi khi xem ra chưa hoàn hảo ở điểm này hay điểm khác, nhưng thực ra đó là những khởi đầu cần thiết để giúp những người nghiên cứu về sau có một cái nhìn chính xác hơn qua sự mạc khải tỏ tường hơn trong ơn Chúa.
Nhóm của ông Woodward còn nói rằng khẩu hiệu giáo hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II: “Totus tuus” là ám chỉ riêng Ðức Mẹ. Đây là một thiếu sót quan trọng, vì ý của ĐTC khi chọn khẩu hiệu này là “Tất cả thuộc về Chúa, về Ðức Mẹ, về toàn thể giáo hội, về tất cả.”
Trở lại việc công bố một tín điều mới về Ðức Mẹ bao gồm ba điểm chính: Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian chuyển mọi ơn thiêng, và Ðấng Bào Chữa cho dân Chúa. Ðã không có khó khăn nhiều ở điểm thứ ba. Ðiểm thứ hai vẫn còn phải thảo luận thêm ở vài nơi trong phần: “Mọi ơn Chúa đều qua Ðức Mẹ.” Ðiểm đầu tiên đã trở thành khó khăn nhất, không phải vì việc Ðức Mẹ có đồng cứu chuộc nhân loại với Chúa Kitô hay không, nhưng ở chỗ Ðức Mẹ có ngang hàng với Chúa trong việc cùng cứu chuộc nhân loại chăng? Và điều đó đã xoay quanh chữ COREDEMTRIX! Có vị đã trả lời cách đại cương rằng “như vậy thì dùng chữ khác”, như ÐHY O’Connor, nhưng khó là ở chỗ nhiều người vẫn còn muốn giữ chữ Coredemptrix.
Cuối cùng thì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không công bố tín điều mới (1). Điều này có nghĩa giáo hội còn phải nghiên cứu, học hỏi về Thánh Mẫu Học nhiều hơn và sẵn sàng đón nhận những mặc khải, linh ứng mới cho đức tin. Người ta không thể chỉ dùng thần học hay ngữ học để minh định Mầu Nhiệm Nước Trời. Cần phải để Ơn Chúa tác động trong giáo hội cũng như trong cá nhân con người. Ơn Chúa sẽ tác động trong giáo hội qua sự xác định của vị cha chung (ÐGH) và những người hợp tác với ngài (các ÐHY, ÐGM, thần học gia…). Ơn Chúa sẽ tác động trong con người để đáp lại những giáo huấn đó, nhưng con người vẫn có tự do để đáp lại, hay không đáp lại lời mời gọi của Chúa. Khó khăn đã khởi đi từ đó và sẽ còn tiếp diễn mãi trong lịch sử giáo hội thế trần. Tuy nhiên, những “va chạm” đôi khi đã trở nên cần thiết để nẩy sinh những tư tưởng biểu lộ niềm tin chân chính của giáo hội, dưới sự linh ứng của Đức Chúa Thánh Thần, trong Thánh Ý của Thiên Chúa Cha, như đức đương kim Giáo Hoàng, Phanxicô, đang kỳ vọng vào Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
(1): Hiện Giáo Hội Công Giáo đã có 4 tín điều về Đức Mẹ: Mẹ Thiên Chúa (công bố năm 431); Trọn đời đồng trinh (649); Vô nhiễm nguyên tội (1854); và Hồn xác lên trời (1950).
Tuần san Newsweek số ra ngày 25/8/1997 đã đăng bài của Kenneth L. Wooward - viết cùng với Andrew Murr, Christopher Dickey, Eric Larson, Sarah Van Boven, và Hersch Doby - dưới tựa đề “Hail, Mary” (Kính mừng Maria). Trong bài này Woodward và nhóm cùng viết với ông đã trình bày tương đối khách quan về một phong trào đặc biệt - có tên là “Vox Populi Mariae Mediatri, tạm dịch là: Tiếng dân yểm trợ Đức Maria Đấng Trung Gian” - đã gửi thỉnh nguyện thư lên Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, xin ngài dùng quyền Bất Khả Ngộ (Infallibility) để công bố một tín điều (dogma) mới về Ðức Mẹ Maria, nhân dịp giáo hội đi vào thiên niên kỷ thứ ba, và mừng Ðại Năm Thánh, năm 2000. Tín điều này sẽ xác định ba điều: Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc nhân loại với Chúa Kitô (Co-Redemptrix - Chữ này đã có người dịch qua tiếng Việt là “Ðồng Công Cứu Chuộc”), Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian của mọi ân sủng (Mediatrix of all Graces), và Ðức Mẹ là Ðấng Bào Chữa cho dân Chúa (Advocate for the People of God).
Woodward, qua tài liệu do ông Mark Miravalle - giáo sư môn thần học của trường đại học Franciscan ở Steubenville, Ohio - cung cấp, cho biết rằng trong bốn năm trước đó đã có những thỉnh nguyện thư mang trên bốn triệu chữ ký của giáo dân Công Giáo, gửi từ 157 quốc gia lên Ðức Thánh Cha (ĐTC) Gioan Phaolô II. Trong số những thỉnh nguyện viên này đã có gần 500 Ðức Giám Mục, 42 Ðức Hồng Y kể cả các ÐHY John O’Connor (RIP) của New York và Joseph Glemp (RIP) của nước Ba Lan, cộng thêm sáu vị khác, lúc đó đang phục vụ trong điện Vatican. Ngoài ra còn có thêm chữ ký của Mẹ Têrêsa ở Calcutta (RIP) và nữ tu Angelica (RIP), sáng lập viên đài truyền hình Công Giáo EWTN ở Birmingham, tiểu bang Alabama, Mỹ.
Tuy nhiên, cơ quan ngôn luận chính thức của điện Vatican, tờ L’Osservatore Romano, loan tin trong tháng 6/97 rằng ÐTC đã cho thành lập một ủy ban gồm 23 nhà thần học về Ðức Maria (Mariologists), để nghiên cứu, thảo luận và đề nghị câu trả lời cho thỉnh nguyện nói trên. Nhiều người đã nghĩ rằng ủy ban gồm toàn những “chuyên viên” về Thánh Mẫu Học này sẽ nhanh chóng chấp thuận thỉnh nguyện. Nhưng thật là một ngạc nhiên khi tất cả 23 vị đã cùng đề nghị ÐTC không nên công bố tín điều mới này, họ viện lẽ rằng những điều được thỉnh nguyện đã đi ngược lại với giáo huấn của Công Ðồng Vatican II; hơn nữa, một tín điều về Ðức Maria như vậy sẽ phá đổ tất cả mọi thành quả đạt được trong nỗ lực hòa giải (đại kết) với các giáo hội Tin Lành suốt ba thập niên trước đó.
Thực sự, vấn đề không thể coi là đơn giản vì chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã là một trong những ÐGH sùng kính Ðức Mẹ nhất trong lịch sử giáo hội. Ngài đã xác tín rằng Ðức Mẹ Fatima đã cứu ngài thoát chết trong cuộc ám sát hụt vào ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra ở Fatima, 13 tháng 5, năm 1981. Trong các Tông Thư hay Thư Mục Vụ, ngài luôn luôn chúc tụng Ðức Mẹ và thường dùng những từ như Ðấng Trung Gian, Ðấng Bào Chữa hay ngay cả Ðấng Ðồng Cứu Chuộc để tôn vinh Ðức Mẹ. Tháng 5/1997, trong cuộc triều yết chung ở quảng trường thánh Phêrô, ÐTC đã đi ra ngoài Kinh Thánh để tuyên xưng rằng chính Ðức Mẹ là người đầu tiên đã nhìn thấy Chúa Giêsu sống lại. Ngài thêm rằng tuyên xưng điều này rất “phù hợp” (fitting) với vai trò của Ðức Mẹ.
Hơn nữa, Woodward và nhóm của ông đã viết thêm về những hiện tượng hiện ra và ảnh hưởng sâu rộng của Ðức Mẹ trong lịch sử giáo hội. Ðể tôn vinh Ðức Mẹ, người ta đã xây những đại vương cung thánh đường lừng danh trên thế giới như Nôtre Dame ở Paris, Hagia Sophia ở Constantinople, và Santa Maria Maggiore ở Roma. Qua Ðức Mẹ, những đại thi sĩ như Villon và Dante, đến Hopkins, Eliot, và Auden (ngay cả nhà thơ Hàn Mặc Tử của Việt Nam) đã tìm ra nguồn cảm hứng cho thi tác của họ. Trong lãnh vực âm nhạc, không tuyệt tác nào về Ðức Mẹ hay hơn khúc “Ave Maria” của Schubert. Các tuyệt phẩm về họa đa số đều vẽ cảnh Truyền Tin và cảnh Ðức Mẹ bồng Ðức Chúa Con.
Thế kỷ XX phải được gọi là thế kỷ của Ðức Mẹ. Hầu như khắp các lục địa người ta đã bá cáo trên 400 cuộc “hiện ra” của Ðức Mẹ (tài liệu của Miravalle), nhiều hơn là tổng số lần hiện ra của ba thế kỷ trước cộng lại. Những thông điệp này được phong trào nói trên, mà Miravalle là một trong những người chủ trương, diễn giải rằng đã nói lên thiên kỷ sắp tới là thời đại của Ðức Mẹ (Age of Mary) mà tín điều do ÐTC công bố sẽ xác định sự “hiền mẫu trung gian” (maternal mediation) của Ðức Mẹ giữa Thiên Chúa và loài người. Phong trào đã thêm Medjugorje (ở cựu Yugoslavia - Nam Tư) là địa điểm hành hương cùng với Fatima và Lourdes (Lộ Ðức), mặc dù các sự hiện ra ở Medjugorje, cho tới nay, đã chưa được Giáo Hội chính thức công nhận. Tuy nhiên, xem ra số người được nhận “thông điệp” mỗi ngày một nhiều hơn và hầu như đã trở thành “lạm phát” khiến nhiều người trở nên hoang mang.
Ở lãnh vực khác, những kẻ thích làm chính trị trong giáo hội cũng đang cố “kéo” Ðức Mẹ về phía của mình. Nhóm phụ nữ đòi quyền bình đẳng (feminists), 20 năm trước đã gạt Ðức Mẹ ra ngoài và gọi Mẹ là “Ðức Mẹ Ðồng Trinh Ðàn Áp” (Oppressive Virgin Mother) do hàng giáo phẩm tạo nên, thì nay đã trở giọng tuyên xưng Ðức Mẹ là một “phụ nữ tự do” (free woman) đã chọn sự “xin vâng” với Chúa trong cuộc truyền tin, trong khi bà Eve chọn sự bất tuân lệnh của Chúa trong vườn địa đàng. Nhờ sự “xin vâng” này của Ðức Mẹ (một phụ nữ) mà đã có lịch sử ơn cứu rỗi. Cả những nhà “thần học giải phóng” (Theology of Liberation) thuở đó cũng “tìm thấy” một Ðức Maria khiêm nhường và là một biểu tượng của Chúa đang “đứng về phía những người nghèo.”
Nhóm viết bài cùng với ông Woodward đã đi xa hơn và diễn giải rằng bí mật về sức mạnh (hay ảnh hưởng) nhiệm mầu của Ðức Mẹ có lẽ vì Ðức Mẹ không có một lịch sử riêng cho mình. Ðức Mẹ đã “lôi cuốn” (entices) từng thế hệ mới, hình dung về Mẹ. Các thánh sử cũng chỉ viết sơ sài về Ðức Mẹ. Mác-cô dường như đã cho rằng Ðức Mẹ đã không hiểu hay không đồng ý về những việc Chúa đang làm; Mát-thêu ghi nhận cuộc giáng sinh; Luca trình bày Ðức Mẹ như một tì nữ trung tín của Chúa và là phát ngôn nhân của những kẻ lạc loài (outcast). Trong Phúc Âm của thánh Luca, Ðức Mẹ đã được tuyên xưng là “đầy ơn phúc” và “mọi thế hệ sẽ gọi Mẹ là có phúc.” Trong Phúc Âm của thánh Gioan, chỉ một lời yêu cầu của Ðức Mẹ mà Chúa đã biến nước thành rượu, phép lạ đầu tiên. Cũng thánh Gioan đã ghi lại việc Ðức Mẹ đã đứng dưới chân thánh gía, chứng tỏ Mẹ cũng là một tông đồ của Chúa.
Từ những ghi nhận đơn sơ này, vai trò của Ðức Mẹ đã từ từ trở nên quan trọng hơn. Mẹ đã thu nhập và biến đổi những nữ thần ngoại giáo mạnh mẽ nhất. Mẹ là Ðức Mẹ đã ban sự sống, nhưng cũng là “Pietà” đã nhận sự chết. Một khi thuyết khổ hạnh (asceticism) đã trở thành ‘đường nên thánh’ trong Kitô giáo, Ðức Mẹ đã trở nên “trọn đời đồng trinh”, gương mẫu của đức thanh sạch và sự tự từ bỏ. Năm 431, ở Công Ðồng Ê-phê-sô (Ephesus) Ðức Mẹ đã được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Từ đó, các nhà thần học đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm những ý nghĩa mầu nhiệm về Ðức Mẹ trong Kinh Thánh.
Thời Trung cổ, sự ảnh hưởng của Ðức Mẹ càng mạnh mẽ hơn. Trong khi các nhà thần học đang cố gắng diễn giải thứ tự và sự bình đẳng trừu tượng của Thiên Chúa Ba Ngôi thì vai trò của Ðức Mẹ đã ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt trong giới người nghèo. Mẹ đã trở thành hình ảnh nhân lành của Mẹ Thiên Chúa. Từ đó đã có niềm tin rằng Ðức Mẹ nhân lành đã không vương mắc tội tổ tông. Niềm tin đó đã trở thành tín điều ở thế kỷ thứ 19, khi ÐGH Piô IX đã công bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội, năm 1854. Ðã có sự chống đối mạnh mẽ trong các hệ phái Tin Lành. Cùng lúc, thuyết Thế Tục (Secularism) cũng đã gây ảnh hưởng nhiều hơn. Trước những nguy nan đó, Giáo Hội Công Giáo Châu Âu đã chạy đến với Ðức Mẹ. Ðối với con người kinh tế của Karl Marx, siêu nhân của Nietzsche, và tà thần (Faust) của Goethe, giáo hội đã trình bày một phản chứng mang nữ tính: một người mẹ lo âu và phán quyết, đã cảnh báo nhân loại về thảm họa chiến tranh nếu nhân loại không ăn năn và cải đổi. Các cuộc “hiện ra” đã gia tăng, đặc biệt với những trẻ con miền đồng quê như ở Lourdes và Fatima. Hàng trăm dòng tu nam, nữ đã được thành lập và tất cả đã, bằng cách này hay cách khác, được dâng hiến cho Ðức Mẹ Vô Nhiễm.
Khoảng giữa thế kỷ XX, những đền thánh cho Ðức Mẹ “da đen” như ở Guadalupe,
Mexico; Montserrat ở Spain; và Czestochowa ở quê hương Ba Lan của ÐTC Gioan Phaolô II đã nói lên các căn tính quốc gia và tôn giáo. Ðến khi tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được công bố vào Năm Thánh 1950 thì Ðức Mẹ đã trở thành cột sống của nền văn hóa Công Giáo. Ở Công Ðồng Vatican II trong thập niên 60’s, một công bố đặc biệt về Ðức Mẹ đã được đề nghị và những từ như Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian đã được nhắc tới. Nhưng đa số nghị phụ, đặc biệt những vị nghiêng về Kinh Thánh, đã không đồng ý, các ngài lo ngại những điều đó sẽ đưa đến việc “tôn thờ” Ðức Maria (Mariolatry).
Woodward và nhóm của ông viết tiếp rằng cũng như trong qúa khứ, khuôn mặt của Ðức Maria hiện tại là phản ảnh của thời đại. Trong khi thế giới tiến gần tới thiên kỷ mới, Ðức Maria xuất hiện (hay được trình bày) như một nhân vật tiên tri, tiên đoán về thế tận. Trong một cách lạ kỳ, những người Công Giáo lên tiếng mạnh mẽ nhất để ủng hộ tín điều mới này đã có những tư tưởng không khác gì những người Tin Lành qúa khích (fundamentalists) đã giảng về ngày tận thế. “Nếu chúng ta từ chối (tín điều về Ðức Mẹ), tôi nghĩ rằng thử thách, bắt đạo, và thảm họa sẽ theo sau.” Nữ tu Angelica đã nói như vậy trên chương trình truyền hình trực tiếp “Mother Angelica Live” của bà. Bà tin rằng: “Nếu ÐTC công bố tín điều này, thì thế giới sẽ thoát khỏi đại họa và đem lại lòng thương xót của Chúa nhiều hơn cho trái đất.”
Giáo Hội Công Giáo từ hàng thế kỷ đã từ chối những tiên đoán về thế tận, đặc biệt là những tiên đoán đến từ các mạc khải tư, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những nguời làm công việc này. Ông bà Ted và Maureen Flynn, được coi như những “chuyên viên” về các sự hiện ra, đã góp nhặt tất cả những thông điệp của Ðức Mẹ (được giáo hội công nhận cũng như không được công nhận) từ hàng thế kỷ, để tạo thành một khung cảnh thiên kỷ. Họ tiên đoán về những cảnh báo siêu nhiên, phép lạ vĩ đại nhất thế giới, theo sau là ba ngày tối tăm mà họ gọi là “cuộc sửa phạt vĩ đại” (the great chastisement).
Những người chống lại việc xin công bố tín điều mới về Ðức Mẹ như nhà Thánh Mẫu học Pháp, René Laurentin, đã cho việc thỉnh nguyện trên là phi Kinh Thánh và là một điều sỉ nhục (affront) cho cái chết cứu rỗi đặc biệt của Chúa Kitô. Ðiều này đã khiến nhóm của Woodward đi đến kết luận rằng hiện đang có sự tranh chấp lớn trong giáo hội để được lòng ÐTC. Nhưng ÐTC có sự khôn ngoan riêng của ngài. Dù sao, nhóm thỉnh nguyện vẫn còn là thiểu số, bốn triệu người trên tổng số một tỷ - một ngàn triệu - giáo dân (theo thống kê lúc đó, 1997) chưa hẳn đã là con số lớn. Ngoài ra, còn khoảng 2,700 ÐGM và ít nhất 90 ÐHY đã chưa lên tiếng về việc này.
Kể từ khi giáo hội công bố về quyền bất khả ngộ của ÐGH năm 1874, chỉ một lần duy nhất quyền này đã được sử dụng để công bố tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, do ÐGH Piô XII vào dịp Năm Thánh 1950. Năm 2000 đã là Ðại Năm Thánh (Jubilee: Ðại Năm Thánh được cử hành cứ mỗi 100 năm; và Năm Thánh – Holy Year – cho mỗi 25 năm) thời điểm thuận tiện nhất cho việc công bố tín điều mới. Nhưng ÐTC Gioan Phaolô II có lần đã công nhận rằng quyền bất khả ngộ của giáo hoàng đã là một trở ngại lớn cho việc hòa đồng giữa các giáo hội Kitô. Mặt khác, ngài cũng nhìn thấy thế giới đã sa vào một nền “văn hóa của sự chết” (Culture of Death) rất đúng lúc để trình bày quan niệm về Ðức Nữ Trinh Thiên Kỷ (Millennial Madonna). Một cách chắc chắn, ÐHY O’Connor của New York đã viết rằng ÐTC sẽ tìm ra ngôn ngữ cho tín điều mới về Ðức Mẹ mà không làm cho các anh em Tin Lành phiền lòng. Nhưng có vị khác, như LM John Roten chủ tịch Viện Nghiên Cứu Thánh Mẫu Học ở đại học Dayton, đồng thời cũng là một trong 23 vị đã đề nghị ÐTC không nên công bố tín điều này, đã nói rằng: “Tại sao phải làm phí phạm quyền bất khả ngộ cho điều không lấy gì làm quan trọng?” Và vị LM này “đề nghị” ÐTC chỉ lập một ngày lễ mới, hay tạo một tước vị mới cho Ðức Mẹ thay vì “đi đến chỗ thái qúa và công bố một tín điều.”
Nhóm Woodward kết luận rằng “Nếu Hồn Xác Lên Trời đã là một tín điều, Ðức Maria đã có những gì mà các Kitô hữu chỉ hi vọng được hưởng, như sự tái hợp với Con của Mẹ (Chúa Kitô) trong vinh quang của Ðức Chúa Cha bởi năng quyền của Ðức Chúa Thánh Thần. Còn gì hơn nữa cho bất cứ bà mẹ nào?”
Bài viết trên, được đăng trên tờ báo “đời” như tuần san Newsweek, đã được coi là tương đối khách quan vì nó đã không viết một chiều, hay công kích Giáo Hội Công Giáo cách cực đoan như nhiều tờ báo khác. Hiển nhiên những người viết này đã có, hay được tư vấn bởi những người có kiến thức thần học, nhưng chắc chắn vẫn còn những thiếu sót hay lệch lạc, do sự vô tình hoặc cố ý, tùy theo mục đích riêng của nhóm người viết, hay của tờ báo. Người đọc cần nhận chân ý nghĩa của từng phần trong bài báo này.
MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
Ðồng Cứu Chuộc
Trước hết, thế nào là Ðồng Cứu Chuộc theo định nghĩa của giáo hội? Ðức Trinh Nữ Maria hợp tác (cooperates) với Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Ðiều này kết hợp bởi các yếu tố: Ðức Mẹ đã trở nên Mẹ của Ðấng Cứu Thế, và nhất là qua tình thương và việc cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu trên đồi Canvê (Calvary).
Ðó là lời giải thích của các nhà thần học đương thời, nhưng từ thời các Thánh Phụ (những thế hệ lãnh đạo sau các thánh Tông Ðồ), các ngài đã thấy không cần phải tách rời Sự Cứu Chuộc khỏi Cuộc Nhập Thể, vì trong nhập thể đã bao gồm cả sự cứu chuộc rồi. Mãi đến những thế hệ thánh phụ và thần học gia sau này (khoảng thời thánh Irenaeus, thế kỷ thứ II) vấn đề mới lại được đặt ra, cộng thêm những tương quan với Ðức Maria, và còn tiếp tục cho đến nay.
Thánh Ireneaeus trình bày tư tưởng Ðức Maria là nguyên nhân của sự cứu chuộc cho chính Mẹ và cho cả nhân loại. Thánh Ambrose đã nhìn thấy tương quan giữa Nhập Thể và Cứu Chuộc. Chính ngài và có lẽ cả thánh Jerome nữa đã không muốn nghiên cứu sâu hơn về việc Hồn Xác Lên Trời. Thánh Augustinô đã không tiếp tục lý thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Nhưng sự can thiệp của Ðức Mẹ đối với giáo hội trần thế ngày càng sáng tỏ và được công nhận. Ðiều này đã đưa đến việc phải nghiên cứu sự tham gia của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu, đặc biệt trong khung cảnh của đồi Canvê. Một môn đệ của thánh Bernard, Arnold thành Bonneval, đã nghiên cứu về hiệu qủa của sự cứu rỗi và sự tham dự của Ðức Mẹ.
Tư tưởng về một sự hợp tác (partnership, consortium) giữa chúa Giêsu và Ðức Mẹ đã được nói đến từ thế kỷ thứ XIII. Ông Richard thành St. Laurent và có lẽ cả thánh Bonaventure đã dùng chữ Coadjutrix để gọi Ðức Mẹ là Ðấng Trợ Giúp (Helper).
Từ thế kỷ XVII và đặc biệt là từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến đến Công Ðồng Vatican II, người ta đã thường nhắc đến chữ Ðồng Cứu Chuộc (Coredemptrix). Ðây cũng là chủ đề của đại hội Thánh Mẫu ở Pháp năm 1947, và đại hội Thánh Mẫu Quốc Tế ở Roma năm 1950. Nhưng ÐGH Piô XII đã không chấp thuận chữ Coredemptrix, thay vào đó, ngài đã dùng chữ Trợ Tá của Ðấng Cứu Thế (Associate of the Redeemer).
Ở Công Ðồng Vatican II, các Nghị Phụ đã nhắc đến chữ hợp tác (consortium), 36 Nghị Phụ đã xin Công Ðồng công bố Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc thành tín điều, nhưng Công Ðồng đã chỉ dùng chữ “Nữ tì của Chúa” (the Handmaid of the Lord) để nói đến Ðức Mẹ. Ðồng thời các danh xưng khác đã được Công Ðồng chấp thuận như Ðấng Bào Chữa (hay Trạng Sư, Bầu Cử, Cầu Bầu - Advocate); Ðấng Trợ Giúp (Helper, Adjutrix); Ðấng Hộ Trì (Auxiliatrix); và Ðấng Trung Gian (Mediatrix). Những danh xưng trên đã được Công Ðồng xác định cách rõ ràng trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium), khoản 62.
Những giáo huấn của các ÐGH thời cận đại đã quan tâm về “phong trào” này:
“Ðức Chúa Cha ban truyền rằng Chúa Giêsu là nhân vật chính trong sự cứu rỗi, còn Ðức Maria như người Phụ Tá.” (Tông Huấn Ad caeli reginam, 11/10/1954, của ÐGH Piô XII). Cùng với Chúa Giêsu, Ðức Mẹ đạp dập đầu con rắn (sách Sáng Thế 3:15) tại cuộc Nhập Thể, Ngôi Lời nhận Xác Thể qua Ðức Maria, và nhất là ở Cuộc Thương Khó (Passion), khi Chúa Giêsu chịu chết cho loài người, Ðức Maria đã cùng chịu đau khổ với Ngài bởi một sự “hợp nhất của lòng muốn và sự đau khổ.” (Tông Huấn Ad diem illum, 3/2/1904, của thánh Giáo Hoàng Piô X). Chỉ một mình Ðức Kitô, Chúa và Người, là Ðấng Cứu Thế trong một ý nghĩa đầy đủ, hoàn hảo và tuyệt đối nhất. Nhưng Ðức Chúa Cha đã chuẩn bị Ðức Maria cho ơn sủng và chức năng Ðồng Cứu Chuộc qua sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và thiên chức Mẹ Thánh, của Đức Mẹ.
Sự Ðồng Cứu Chuộc độc đáo của Ðức Mẹ thấp hơn sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô trong phẩm cách và quan phòng, chỉ phù hợp với Mẹ mà thôi. Sự Ðồng Cứu Chuộc của Ðức Mẹ tùy thuộc vào sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô nhưng cả hai hội nhập tức khắc qua năng quyền làm mẹ của Mẹ. “Có thể nói một cách chính đáng rằng Ðức Mẹ đã cùng cứu chuộc (redeemed together) nhân loại với Chúa Kitô.” (Tông Thư Inter sodalicia của ÐGH Bênêdictô XV, năm 1918).
Công Ðồng Vatican II đã xác định không nên lập thành tín điều “những vấn nạn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn qua việc nghiên cứu của các nhà thần học.” (Lumen Gentium, 54). Trên thực tế, chính các nhà Thánh Mẫu học đã không đồng ý với nhau ở nhiều điểm như: (1) Công lênh cứu rỗi (soteriological merit) của Ðức Mẹ không chỉ căn cứ trên sự “phù hợp” (fittingness), nhưng căn cứ vào công lý đơn giản (de condigno ex mera condignitate.) Khác với công trạng của Chúa Kitô, chỉ một mình đã xứng đáng trong một công lý chắc chắn (de condigno ex rigore justitiae). (2) Bản chất sự chia sẻ khổ giá với Chúa Kitô của Ðức Mẹ chỉ trong một nghĩa rộng. (3) Tương quan trong hành động cứu rỗi của Chúa và Ðức Mẹ.
Nhóm của ông Woodward đã chưa chính xác khi viết rằng: “Ðức Maria tham dự (participates) vào sự cứu chuộc do con Mẹ hoàn tất.” (Trg. 49). Từ chính xác nhất có lẽ phải mang ý nghĩa cao hơn là ÐẤNG HỢP TÁC (Cooperator), và thấp hơn việc xếp Ðức Mẹ ngang hàng với Chúa Kitô (như Chúa Kitô đã đồng bản thể và cùng năng quyền với Ðức Chúa Cha, nhưng Ngài vẫn là Ngôi Con.) Hiện tại, nhiều thần học gia Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo cho rằng chữ Coredemptrix đã nâng Ðức Mẹ lên ngang hàng với Chúa Kitô.
Ðấng Trung Gian
Danh hiệu Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được giáo hội Ðông Phương dùng để kính Ðức Mẹ từ khoảng thế kỷ thứ VII. Mãi đến thế kỷ thứ XII, thánh Bernard của giáo hội La Tinh (Tây Phương) mới làm cho chữ này thành thông dụng. Danh hiệu Ðấng Trung Gian đã không phải là một chức vị với quyền hành đặc biệt dành cho Ðức Maria. Cũng như chữ Ðồng Cứu Chuộc, danh hiệu này có thể mang nhiều ý nghĩa tùy mỗi tham chiếu khác nhau. Có ba “thời điểm” (moments) trong cuộc đời của Ðức Mẹ, đã cho thấy tác động trung gian của Mẹ: Cuộc Nhập Thể (Incarnation), Sự Ðóng Ðinh (Crucifixion), và thời Hiện Tại (the Present) với vinh quang Nước Trời mà Ðức Mẹ đang được hưởng, trong khi giáo hội trần thế còn phải chờ đợi.
Tại cuộc Nhập Thể của Chúa Kitô, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian vì Con Thiên Chúa đã trở nên con người qua Mẹ. Ðức Kitô là Ðấng Trung Gian giữa Ðức Chúa Cha với loài người, còn Ðức Mẹ là vị Trung Gian giữa Chúa Kitô và loài người (thánh Bonaventure). Thánh Tôma Aquinô (Thomas Aquinas) cũng đồng ý rằng Ðức Mẹ đã nhân danh cả nhân loại để lên tiếng “xin vâng” ở cuộc Truyền Tin. Kế đến, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian đã thể hiện trong sự kết hợp, nhưng vẫn độc lập với sự thương khó của Chúa Kitô trong hiến tế trên đồi Canvê. Cuối cùng, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian ngay ở thời điểm hiện tại.
Sự trung gian của Ðức Mẹ rất khác với sự trung gian (STG) của Chúa Kitô. STG của Chúa Kitô là căn nguyên, tự toàn, và tuyệt đối cần thiết để được cứu rỗi. STG của Ðức Mẹ cũng khác với STG của các thụ tạo như các thiên thần, các thánh, các linh mục. STG của những vị này chỉ thể hiện trong những trường hợp đặc biệt cho những ơn đặc biệt. STG của Ðức Mẹ là phổ quát (universal), chỉ tùy thuộc vào Chúa Kitô và chắc chắn được ơn.
Niềm tin rằng mọi ơn sủng Chúa ban đều qua Ðức Mẹ đã được nhiều người chấp nhận mặc dù chưa có sự thỏa thuận chung về việc phương cách hành động của Ðức Mẹ trong việc này. Thánh Mẫu Học xác định rằng sự can thiệp trung gian của Ðức Mẹ ảnh hưởng trên tất cả nhân loại, có tính cách phổ quát, và với tất cả các loại ân sủng: ơn thánh hóa, thêm nhân đức, các ơn của Chúa Thánh Thần, các ơn hiện sủng; vì Mẹ đã cùng cứu chuộc với Chúa Kitô. Nhưng Ðức Mẹ không tạo nên (produce) ơn thánh hóa cho nhân loại qua các Bí Tích. Tuy nhiên, con người không bắt buộc phải cầu nguyện cùng Chúa qua Ðức Mẹ. Ơn Chúa ban luôn luôn qua Ðức Mẹ dù con người có xin qua Mẹ, hoặc Mẹ có lên tiếng bầu cử hay không.
Về điểm này, trong hai thế kỷ qua, các ÐGH đã dạy rằng: Ðức Mẹ là “một dòng suối thiêng, qua đó, mọi ơn sủng và đặc ân tuôn chảy đến tận tâm hồn của những kẻ tội lỗi nhất.” (Gloriosae Dominae, ÐGH Bênêdictô XIV, 1748). “Chúa ban mọi ơn qua Ðức Maria.” (Octobri mense, ÐGH Lêô XIII, 1891). “Trong Thánh Ý Chúa, người ta nhận mọi ơn qua Ðức Mẹ.” (Các ÐGH: Thánh Piô X, Bênêdictô XV và Piô XII). Danh xưng Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được các nghị phụ trong Công Ðồng Vatican II chấp thuận (LM, 62).
Ðấng Bào Chữa
Từ thời Trung Cổ, danh xưng Ðấng Bào Chữa (Advocate, Advocata) đã được dùng để nói lên sự chuyển cầu đặc biệt của Ðức Mẹ. Thánh Ireaneus đã xử dụng chữ này từ thế kỷ thứ II. Thánh Gioan thành Damascus đã dùng một chữ Hi Lạp tương đương: Paracletos. Ðến thế kỷ thứ XII, danh xưng này đã được dùng trong kinh Salve Regina, và thánh Bernard đã thường xuyên sử dụng từ này. ÐGH Lêô X đã nhắc đến chữ này trong tông thư Pastoris Aeteni, năm 1520 của ngài. Từ đó, hầu hết các ÐGH kế tiếp đã dùng danh xưng này với Ðức Mẹ. Cuối cùng, trong Hiến Chế Lumen Gentium, 62, các nghị phụ đã chúc tụng Đức Mẹ qua danh xưng này cùng với những danh xưng khác như đã nói ở trên.
Nhóm của ông Wooward còn thiếu chính xác ở vài điểm nữa như họ nói rằng thánh Toma Aquinô đã mạnh mẽ chống lại niềm tin Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, (Trg. 52). Thực ra, thánh nhân đã viết rằng “Ðức Nữ Ðồng Trinh đã thụ thai với tội nguyên tổ, nhưng tội ấy đã được tẩy rửa trước khi Ðức Mẹ sinh ra.” (ST 3a, 27.2 ad 2.) Chúng ta cần nhớ rằng thánh nhân đã có quan niệm này từ thế kỷ XIII, hơn 600 năm sau, “Ðức Mẹ Vô Nhiềm Nguyên Tội” mới trở thành tín điều. Sự chưa hoàn hảo trong nghiên cứu của ngài đã tương tự như sự thiếu hoàn hảo trong nghiên cứu của các thánh Ambrose, Jerome và Augustine từ thuở giáo hội sơ khai, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Cũng như cá nhân con người, giáo hội đã được sinh ra và từ từ trưởng thành theo thời gian, Giáo hội càng lớn mạnh thì Chúa càng mặc khải thêm những mầu nhiệm thâm sâu của Ngài. Những mặc khải này có thể đến từ niềm tin của các tín hữu, nhưng phần nhiều đã qua việc nghiên cứu lâu dài từ thế hệ này qua thế hệ khác của các nhà thần học, để rồi cuối cùng được chấp nhận bởi Ðức Giáo Hoàng cùng các Ðức Giám Mục và được công bố như những giáo huấn chính thức của giáo hội (Ordinary Magisterium). Những nghiên cứu của các thánh hay các nhà thần học trải dài trong suốt lịch sử của giáo hội đôi khi xem ra chưa hoàn hảo ở điểm này hay điểm khác, nhưng thực ra đó là những khởi đầu cần thiết để giúp những người nghiên cứu về sau có một cái nhìn chính xác hơn qua sự mạc khải tỏ tường hơn trong ơn Chúa.
Nhóm của ông Woodward còn nói rằng khẩu hiệu giáo hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II: “Totus tuus” là ám chỉ riêng Ðức Mẹ. Đây là một thiếu sót quan trọng, vì ý của ĐTC khi chọn khẩu hiệu này là “Tất cả thuộc về Chúa, về Ðức Mẹ, về toàn thể giáo hội, về tất cả.”
Trở lại việc công bố một tín điều mới về Ðức Mẹ bao gồm ba điểm chính: Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian chuyển mọi ơn thiêng, và Ðấng Bào Chữa cho dân Chúa. Ðã không có khó khăn nhiều ở điểm thứ ba. Ðiểm thứ hai vẫn còn phải thảo luận thêm ở vài nơi trong phần: “Mọi ơn Chúa đều qua Ðức Mẹ.” Ðiểm đầu tiên đã trở thành khó khăn nhất, không phải vì việc Ðức Mẹ có đồng cứu chuộc nhân loại với Chúa Kitô hay không, nhưng ở chỗ Ðức Mẹ có ngang hàng với Chúa trong việc cùng cứu chuộc nhân loại chăng? Và điều đó đã xoay quanh chữ COREDEMTRIX! Có vị đã trả lời cách đại cương rằng “như vậy thì dùng chữ khác”, như ÐHY O’Connor, nhưng khó là ở chỗ nhiều người vẫn còn muốn giữ chữ Coredemptrix.
Cuối cùng thì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không công bố tín điều mới (1). Điều này có nghĩa giáo hội còn phải nghiên cứu, học hỏi về Thánh Mẫu Học nhiều hơn và sẵn sàng đón nhận những mặc khải, linh ứng mới cho đức tin. Người ta không thể chỉ dùng thần học hay ngữ học để minh định Mầu Nhiệm Nước Trời. Cần phải để Ơn Chúa tác động trong giáo hội cũng như trong cá nhân con người. Ơn Chúa sẽ tác động trong giáo hội qua sự xác định của vị cha chung (ÐGH) và những người hợp tác với ngài (các ÐHY, ÐGM, thần học gia…). Ơn Chúa sẽ tác động trong con người để đáp lại những giáo huấn đó, nhưng con người vẫn có tự do để đáp lại, hay không đáp lại lời mời gọi của Chúa. Khó khăn đã khởi đi từ đó và sẽ còn tiếp diễn mãi trong lịch sử giáo hội thế trần. Tuy nhiên, những “va chạm” đôi khi đã trở nên cần thiết để nẩy sinh những tư tưởng biểu lộ niềm tin chân chính của giáo hội, dưới sự linh ứng của Đức Chúa Thánh Thần, trong Thánh Ý của Thiên Chúa Cha, như đức đương kim Giáo Hoàng, Phanxicô, đang kỳ vọng vào Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
(1): Hiện Giáo Hội Công Giáo đã có 4 tín điều về Đức Mẹ: Mẹ Thiên Chúa (công bố năm 431); Trọn đời đồng trinh (649); Vô nhiễm nguyên tội (1854); và Hồn xác lên trời (1950).