Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền Người Tiểu Đệ khó nghèo.
Trà Vinh, 1921-1988
Cha Charles De Foucauld (Pháp, 1858-1916) được phong Chân Phước 13-11-2005 và phong Hiển Thánh vào 15.5.2022. Nhiều người VN đã theo Dòng của Cha. Trong đó có Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là người VN đầu tiên theo tu Dòng Tiểu Đệ (1955) và cũng là người dầu tiên trong Dòng được chọn làm giám mục (1960). Khẩu hiệu Giám Mục Ngài chọn là ‘‘Mọi sự cho mọi người’’ (Omnia omnibus). Trong khi lý tưởng của Dòng Lm. Charles de Foucault là sống và phục vụ người nghèo theo tinh thần : ‘‘Hiện diện với Chúa và hiện diện với nhân loại’’. Một vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam và của Dòng Tiểu Đệ.
Cả đời và nhất là sau 1975, ĐTGM Nguyễn Kim Điền đã làm tròn nhiệm vụ người chủ chăn, như lời phát biểu của ngài trong thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ở Roma (1971) và còn ghi lại trong bức tâm thư gửi cho linh mục tu sỹ và giáo dân Huế : Đã có những giám mục chịu chết vì bênh vực quyền lợi Hội Thánh. Nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi con người không? (Thư mục vụ 19-10-1985). Hơn nữa, cũng trong thư này, Ngài còn xác định quyết tâm : ‘‘Như các Tông Đồ ngày xưa và các Thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp của con người.’’ Đáng thán phục con người quả cảm cao thượng, nên gương sáng cho thế hệ hôm nay.
TRÊN ĐƯỜNG THEO CHÚA
Phần đầu cuộc đời của ĐC Nguyễn Kim Điền theo thời gian từ đi tu tới làm linh mục, đuợc ghi nhận là người đạo đức, khiêm tốn, xuất sắc. Phần sau, từ khi chọn tu Dòng Tiểu Đệ đến làm giám mục, ĐC càng nổi bật hơn nữa, một người rất mực chân tu và cương nghị trong chức vụ tông đồ. Hai điểm nổi bật trong đời tu của ngài là say mê Thánh Thể và sống khó nghèo. Chầu Thánh Thể là cử chỉ thân tình với Chúa, là lẽ sống, sức mạnh và là lý tưởng cuộc sống. Con đường chứng nhân Tin Mừng giữa người nghèo, ước nguyện trở thành anh em của mọi người trong cái tầm thường bình dị của cuộc sống để chia sẻ thông cảm với những người bị bỏ quên.
Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền sinh ngày 21-3-1921, tại Long Đức, Trà Vinh. Cụ thân sinh là viên chức trong hội đồng giáo xứ. Năm 1928, gia đình chuyển về sinh sống ở Gia Định. Năm 1985, tại Gia Định, bà cố ngài qua đời, nhưng ĐC không được về dự đám táng. Năm 1930, chú Philipphê Điền nhập tu chủng viện Sàigòn. Thụ phong linh mục ngày 21-9-1947. Sau đó, được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Sàigòn. Đến năm 1949, Cha làm giám đốc chủng viện.
Năm 1955, với hoài bão chia sẻ với người nghèo, Cha Điền xin gia nhập Dòng Tiểu Đệ của Cha Charles de Foucault. Chủng viện Sàigòn hết sức bỡ ngỡ và kính phục về quyết định tu dòng của cha giám đốc. Cha được gởi sang làm tập sinh bên sa mạc Sahara, bên Phi Châu. Nơi đây, Cha Charles de Foucault sống tu rất khổ hạnh và qua đời. Sau thời gian tu luyện ở El-Abiodh (Sahara) và Saint Maximin, ngày 12-11-1956, Cha Điền chính thức nhận ‘‘Áo Dòng Tiểu Đệ Phúc Âm’’. Trong nhật ký, Cha ghi : Tôi tạ lỗi cùng hết thảy, vì đã đặt mọi người trước sự đã rồi, nhận áo dòng với Paul và đồng tuyên khấn tại hang toại đạo thánh nữ Domitille, trước mặt ĐC de Provenchère, Cha Voillaume, Chị Madeleine, Chị Jeanne và 10 Chị Tiểu Muội khác. Thú thật nghi lễ này và niềm phúc lạc kia đã vượt ngoài sự ước đoán của tôi. Tôi chỉ biết vâng theo.
Năm 1957 Cha Điền trở về VN, sống ẩn dật chung với anh em, lúc ở Bàn Cờ, đạp xe ba bánh, quanh khu chợ Cầu Muối, hay làm khu khuân vác ở bến tàu. Có thời gian cha lên Kata giúp đồng bào thượng, ở Di Linh. Thời gian ở Sàigòn, tiếng thơm và lòng đạo đức của linh mục khó nghèo này, được nhiều người biết, nên cha được mời giảng phòng cho nhiều dòng tu, chủng viện, ngay cho cả tuần tĩnh tâm của các linh mục Sàigòn.
Từ 1959-1960 : về Bình Thủy, Cần Thơ, cha dựng một căn nhà lá, trách nhiệm hướng dẫn anh em mới nhập dòng. Nhật ký tháng 2-1957, ngài viết về những ngày đầu ở Cần Thơ : Hôm ấy là ngày 7-2, một xe nhỏ đưa bốn anh em Minh, Tân, Tạo và tôi từ Sàigòn về Cần Thơ và bỏ chúng tôi trước căn nhà trống, không vách cửa, cất vội trên thửa đất nhà chung. Với vài mảnh ván mang từ Bảo Lộc về, chúng tôi dựng tạm một bàn thờ để dâng thánh lễ. Qua ngày sau, chúng tôi thuê đất trồng trọt, sửa soạn lại nhà cửa. Sau một tuần nhà huynh đệ được hoàn thành. Từ đây, người Tiểu Đệ Phúc Âm Nguyễn Kim Điền rao giảng bằng đời sống giữa đồng bào nghèo với nghề đạp xích lô và xe ba bánh.
Anh em Tiểu Đệ đang vui trong nếp sống đơn sơ, khó nghèo. Hôm ấy, anh em đang kéo lưới bắt cá ven sông, Cha Điền nhận được điện thư chọn ngài làm Giám Mục. Đó là ngày 24-11-1960, đánh dấu GHVN đã trưởng thành, Tòa Thánh thiết lập 3 giáo tỉnh tại VN : Hànội, Huế và Sàigòn. ĐGH Gioan 23, đã chọn và đặt cử Cha Philipphê Điền làm Giám Mục Cần Thơ, thay ĐC Nguyễn Văn Bình lên làm TGM Sàigòn. Ngày 22-1-1961, ĐC thụ phong giám mục tại nhà thờ chính tòa Sàigòn. Và nhận chức cai quản giáo phận Cần Thơ, ngày 3-4-1961. Bút ký ngày 8-12-1960, việc được chọn làm giám mục, ngài cho là tin buồn, và viết : ‘‘Hôm nay tôi báo cho anh chị em biết một tin buồn : tôi được chọn làm giám mục Cần Thơ thế ĐC Bình trở thành TGM Sàigòn, vì HĐGM được thiết lập tại VN... Một Tiểu Đệ được chọn làm giám mục. Chân thành mà nói tôi khổ tâm và không thể hiểu nổi. Đại diện giáo quyền nói rằng tôi không thể khước từ. Tôi xin chấp nhận sứ mệnh này như lời mời đón nhận Thánh Giá... Anh em thân mến, hãy cầu nguyện hơn bao giờ hết cho tôi lúc này. Mong anh chị em hiểu rằng tôi mãi mãi là một tiểu đệ của anh chị em. Lại thêm một lần đơn độc.’’
TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN VÀ THỬ THÁCH
Từ 11-1963, sau cuộc đảo chính, ĐTGM Martino Ngô Đình Thục phải sống lưu vong. Ngày 30-9-1964 Tòa thánh đặt cử ĐC Nguyễn Kim Điền làm giám quản giáo phận Huế. Và ngày 11-3-1968, Ngài được bổ nhiệm làm TGM Huế. Tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt. Huế trải qua ba lần khói lửa điêu tàn, Tết Mậu Thân (1968) và mùa hè đỏ lửa (1972) và biến cố 1975. Đức Cha luôn tại chỗ, và đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào không phân biệt tôn giáo.
Sau 1975, cộng sản đã gán ghép và coi ‘‘người Công Giáo là công dân hạng hai’’. Đặc biệt về mặt tư tưởng, trước chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền, ĐTGM đã lên tiếng bênh vực : Quyền tự do tín ngưỡng : trong hai thư 19-4-1977, và 24-4-1977, ghi lại những lời tuyên bố trong hai buổi tham khảo ý kiến và di chúc gởi tổng giáo phận Huế, 19-10-1985.
. Quyền tự do đào tạo linh mục. Các thư ngày 17-5-1979, và ngày 15-12-1979.
. Quyền tự do đi lại. Thư 10-1981 (hành hương La Vang), thư ngày 25-3-1988 (đi Roma ad limina).
. Quyền tự do tư tưởng và thông tin. Thư ngày 3-7-1986 về buổi làm việc với công an nhà nước về vụ bề trên Dòng MTG Thừa Sai Trương Thị Lý.
. Sự nguy cơ của Giáo Hội. Thư ngày 19-10-1983 gửi Lm Nguyễn Thế Vịnh, và thư gửi cho tổng Giáo Phận Huế
. Nhân quyền, quyền được hiến pháp nhà nước bảo vệ. Thư gửi chủ tịch quốc hội, ngày 11-4-1986.
Những gì xảy ra sau 1975?
1.Trung tâm hành hương La Vang là cái gai của chính quyền. Từ 8-1981, công an bắt đầu cấm hành hương La Vang. Tháng Tư-1981, ĐC viết thư cho giáo dân, cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ và tổ chức hành hương La Vang vào tháng 5 và tháng 8. Sau các cuộc hành hương này, ĐC bị công an hạch tội 4 lần và gán ghép tội : không xin phép, và chống lại, không thi hành quyết nghị tôn giáo 297 của nhà nước. Sau đó, được biết tháng 10-1981, nhà nước không cho phép ĐC qua Roma tham dự họp đại hội do Bộ Truyền Giáo tổ chức (13-10-1981), vì lý do ‘‘không tích cực với cách mạng’’.
Từ đây, công an tìm cách ngăn chận không cho ai đến kính viếng hay cầu kinh. Điển hình ba trường hợp sau :
- Ngày 12 và 14-8-1982, công an chận giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do một cha Dòng CCT hướng dẫn.
- Ngày 20-11-1982, mười chủng sinh đi hành hương La Vang, bị bắt và kết án tù ba năm.
- Ngày 13-8-1987, Cha Nguyễn Văn Lý và Cha Nguyễn Văn Hoàng dẫn một số giáo dân từ Đốc Sơ, Huế ra hành hương La Vang bị công an chận lại bắt trở về.
2. Cộng sản âm mưu lập ‘‘Giáo Hội Tự Trị’’.
Từ 10 đến 14-11-1984, Đại hội ‘‘Các người Công Giáo yêu nước’’ đã họp tại Hà Nội, với 299 đại biểu toàn quốc. Hà Nội có 25 người, Miền Nam có 38, Huế chỉ có Lm. Nguyễn Văn Bính. Bản điều lệ được toàn thể chấp nhận. Một ủy ban chỉ đạo gồm 75 người. ĐC đã ngăn cấm Cha Bính. Nhưng cha này cứ đi. Nên ĐC đã treo chén cha Bính.
Các Giám Mục VN rất dè dặt về việc thành lập ủy ban này, ‘‘nhưng phần đông không dám ra mặt’’ (Actualité Religieuse dans le monde, N. 21, Mars 1985). ĐTGM Philipphê Điền nghĩ rằng trong những vấn đề quan trọng, GH phải chối bỏ tất cả hợp tác có nguy hiểm cho GH trong tương lai. Nên ngài công khai lên tiếng chống đối việc thành lập ủy ban này. ĐC dã viết lá thư phản đối vụ này, gừi Lm. Nguyễn Thế Vịnh, chủ tịch Ủy ban chuẩn bị đại hội này (19-10-1983).
3. Chủng viện Hoan Thiện bị đóng cửa vào tháng 12-1979.
Từ 1977, nhiều quyết định của nhà nước gây khó khăn sự sống còn của các chủng viện : hạn chế đi lại, áp đặt hộ khẩu, công tác thủy lợi, chứng mình nhân dân ‘‘công dân tốt’’. Chương trình và giáo sư do nhà nước kiểm soát... Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên ban hành hai sắc lệnh : số 284/Qd/NC (ngày 16-3-1979) và số 2342/QD/UB (ngày 13-12-1979) : chủng viện Hoan Thiện bị hoán đổi thành trường của nhà nước. Mặc dầu bị phản đối, ngày 19-12-1979 chủng viện bị tịch thu.
4. Trường hợp hai nữ tu Trương Thị Lý và Trương Thị Nông.
Trên đường về Sàigòn, ngày 17-10-1985, công an Bình trị Thiên đã lục soát túi và bắt một số thư trong túi của nữ tu Trương Thị Lý, bề trên dòng MTG Thừa Sai Huế và nữ tu Trương Thị Nông, cùng đi. Đồng thời công an đột nhập trụ sở Dòng ở 55 Trần Phú và Đoàn Hữu Trưng, tịch thu sách vở và tư trang. Hai chị bị kết án tội ‘‘gián điệp’’. Chị Lý bị giam 8 tháng, Chị Nông 10 tháng. ĐC Điền lên tiếng xác nhận hai nữ tu này có trách nhiệm chuyển thư của ngài. Những thư này hoàn toàn thông tin và thuần túy tôn giáo. Hai nữ tu này chỉ là người thừa lệnh. ĐC cho rằng đây là một bắt bớ tôn giáo, vi phạm nhân quyền và tôi rất làm vinh dự nhận lãnh tất cả biện pháp xữ lý vì tôn giáo vì nhân quyền (Thư số 7/86 TTGMH, 3-7-1986).
CHỨNG NHÂN ANH HÙNG CỦA CHÚA KITÔ (2Tm 2,3)
Trước thái độ cứng rắn này, công an đã làm khó dễ, dọa nạt, tìm cách hạn chế sinh hoạt mục vụ Giám mục của Ngài. Ngày 11-4-1984, ĐC viết thư cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội cho biết ngài bị công an Bình Trị Thiên gọi đi làm việc trong 120 ngày, với sở công an từ 5-4-1988 đến 15-10-1984. Nội dung những ngày làm việc về ba cáo trạng : chống đối quyền hành nhà nước, có thái độ phản động, và tỏ ra lòng tự kiêu quá đáng. ĐC bị quản thúc tại nhà, không có quyền đi lại trong giáo phận. Trong thư gửi giáo phận, 19-10-1985, ĐC viết : Tuy nhiên, nếu luật pháp đi ngược với ý Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó quyền tối thượng, thì như trong biên bản làm với công an Bình Trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đã khẳng định : ‘‘Như các thánh Tông Đồ ngày xưa và các thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp con người.’’ Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù tội và chết chóc... Giờ đây, chỉ còn một việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và trung thành cho đến hơi thở cuối cùng…
Ngày 3-7-1966, ngài viết thơ cho UB ND thành phố Huế về lý do thông tin cho Tòa Thánh và HĐ GM VN : ‘‘Là con cái của GH và với cương vị TGM, tôi có quyền và bổn phận thông báo tin tức về sinh hoạt địa phận, tin tức anh em... cho Tòa Thánh. Đây là quyền làm người của tôi và cũng là thi hành bổn phận giám mục của tôi. Nếu nhà nước cho việc này là phạm luật pháp nhà nước, thì tôi cho rằng tôi bị bách hại vì lý do tôn giáo và là nạn nhân của việc không tôn trọng nhân quyền.
Thư thứ ba gửi cho giáo phận, viết 17-10-1984, phổ biến 21-10-1984, sau 120 ngày ‘‘làm việc’’ ĐC viết : Mặc dầu tôi không xứng đáng, nhưng Thần Khí khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi đi hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa (Cv 20, 23-24).
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
ĐC bị quản thúc tại tòa giám mục vì không chịu nhượng bộ đòi hỏi của chính quyền. Dĩ nhiên không được phục hồi quyền công dân. Tháng 5-1987, ĐC vẫn không được ra khỏi thành phố Huế. Lá thư cuối cùng ngày 25-3-1988, Ngài viết cho tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, về những khó khăn mục vụ : Với tư cách là TGM Huế, tôi có phận sự thăm viếng các Giám Mục thuộc giáo khu của tôi. Tôi có trách nhiệm vùng đất từ Lăng Cô đến Đồng Hới. Thế mà từ 1984, sau khi bị làm việc 120 ngày, tôi không được ra khỏi chu vi thành phố, để ban phép Thêm Sức và để thăm viếng con chiên theo bổn phận chính yếu của một Giám Mục. Từ tháng 5-1987, tôi tưởng được hồi phục mọi quyền công dân. Ngờ đâu trong thực tế, tôi vẫn không được ra khỏi thành phố Huế để hoàn tất bổn phận một Giám Mục. Làm sao tôi có thể thuyết phục được những người Công Giáo dưới quyền tôi về chính sách tự do của chính phủ? Thư gửi đi. Không có trả lời. Và sau đó ĐC được Chúa gọi về trời thưởng công xứng đáng.
Tháng 7-1988, ĐTGM được phép vào Sàigòn chữa bệnh, nhưng Ngài cảm thấy e ngại lo lắng, nên ngài xin trú tại tòa giám mục Sàigòn, có bác sỹ riêng. Trước khi qua đời một tuần, vì tình trạng sức khỏe yếu kém và sa xút trầm trọng, ĐTGM Nguyễn Kim Điền được đưa vào bệnh viện Nguyễn Trãi (4-6-1988), rồi chuyển qua Thống Nhất (7-6) và sau cùng vào Chợ Rẫy.
ĐC qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, thứ Tư 8-8-988, lúc 12g20, vì bệnh tim. Trước đây, ĐC có bệnh thận, máu cao và đau nhức cột sống. ĐC qua đời 10 ngày trước khi đại lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng TĐ VN, bên Roma (19-6-1988). ĐC hưởng thọ 67 tuổi, với 41 năm linh mục và 25 năm giám mục, trong đó 22 năm phục vụ giáo phận Huế. Được biết ngày 6-6-1988, Bộ Truyền Giáo nhận được thư của ĐC Điền xin Tòa Thánh giúp nếu ngài được phép sang Âu châu chữa bệnh. Bộ Truyền Giáo trả lời thuận. Chưa kịp, thì ĐC qua đời (8-6-1988). Trong thời gian ở bệnh viện và bên giường lúc qua đời, người em của ĐC là nữ tu dòng MTG Chọ Quán là Nguyễn Thị Thủy (Dì Sáu) luôn có mặt.
THÁNH LẼ AN TÁNG
Linh cữu của Đức TGM chuyển từ nhà thương Chợ Rẫy về quàn tại tỏa tổng giám mục Sàigòn. Ngay tại đây có thánh lễ đồng tế, vào 5 giờ chiều. Sáng thứ bảy, 11-6, di quan ngài được rước ra nhà thờ chính tòa Sàigòn để làm lễ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng với 8 Giám Mục, một Đan Viện, và 300 linh mục đồng tế. Sau lễ, xe tang chở linh cữu về Huế. Trên đường về, nghỉ tại đèo Cù Mông. Về đến Lăng Cô, lúc 4 giờ chiều 12-6. Hai bên đường giáo dân ứng trực đọc kinh kính viếng. Tới Đá Bạc có đoàn xe đạp hộ tống và đến Phú Bài có đoàn xe honda tiếp nối. Lúc 18g, xe tang tới An Cựu, thắp đuốc và đoàn rước vĩ đãi về tòa tổng giám mục. Các linh mục tu sỹ làm giờ canh thức. Sáng 13-6, giáo phận phục tang. Các giáo xứ lần lượt đến kính viếng. Chiều, 5g, di quan đến nhà thờ chính tòa Huế. Từ đây, mỗi giờ có một thánh lễ cho đến 24 giờ ngày 14-6. Giáo dân khắp nơi kéo về nhà thờ Phú Cam, để dự lễ an táng vào 15-6. Thánh lễ bắt đầu 9 giờ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng đồng tế có 8 Đức Cha và hơn 100 linh mục. Nhà thờ dẹp hết ghế để đại diện các xứ có chỗ vào trong nhà thờ. Còn dân chúng đứng ngoài. Thánh lễ, điếu văn... chấm dứt vào lúc 11 giờ. Sau đó, quan tài rước qua bên phải phía trong nhà thờ để chôn cất. Nhưng vì giáo dân quá sùng bái, mãi 3 giờ chiều mới hạ huyệt. Tang lễ thật nghiêm trang và cảm động, chưa bao giờ thấy ở Huế.
Viết lại đôi nét về ĐTGM Nguyễn Kim Điền, trong những ngày chào mừng Thánh Charles de Foucault. Nhận thấy nơi Đức Cha, người con của Thánh Nhân, có nhiều điểm giống nhau : Khó nghèo và luôn tranh đấu cho công bằng xã hội. Với niềm hy vọng và nguyện xin ‘‘Kẻ gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui mừng’’. Bởi vì ĐC đã làm tròn sứ mệnh được trao phó : ‘‘Anh em sẽ nhận sức mạnh Thần Khí của Người ngự xuống trên anh em. Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất’’ (Cv 1, 7-8).
Theo Lm. Paul Cheval, bạn dòng và cùng khấn một lượt với Ngài đã chứng minh : ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đã hiến dâng cả mạng sống như là chủ chăn giám mục vẫn luôn là Tiểu Đệ, để phục vụ cho chân lý và công bình trong những hoàn cảnh khó khăn của quê hương Việt Nam. Sau 1975, dư luận trong và ngoài nước, ai cũng biết đến tinh thần hy sinh bất khuất của ĐTGM Nguyễn Kim Điền. Như ngày 19-6-1985, phân khoa đại học Tuebingen, bên Đức, đã trao tặng ĐTGM Nguyễn Kim Điền bằng tiến sỹ danh dự, vì Ngài đã chứng minh cuộc sống của mình qua nhiều thử thách gian lao trong sự nghiệp phụng vụ quê hương và Giáo Hội. ĐC bị phao vu kết án là gián điệp cho ngoại bang. ĐC Điền vắng mặt trong buổi nhận bằng, nên ĐC phụ tá Franz Josef Kuehnle, giáo phận Stutgart Rottenburg, đại diện nhận thay (Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận Hội Công Giáo VN tại Đức Số 3, 1-1986, tr.3).
Tài liệu viết bài
- Nguyệt san DCÂC, số 54. 11-1986, ttr. 21-23. Thư của Đ.TGM Nguyễn Kim Điền. Viết năm 1985 và 1986.
- Nguyệt san DCÂC, số 75. 10-1988, tr. 15. Lễ an táng Đ. TGM Nguyễn Kim Điền
- LM Hồng Phúc. Kính nhờ ĐC Nguyễn Kim Điền. DCÂC, số 76. 11-1988, ttr. 25-27.
- Lm Paul Đào. Chứng nhân tử đạo : Tranh đấu cho tự do tôn giáo. DCÂC. Số 231, 1-2002. ttr. 28-31.
- Eglise d’Asie, số 49, 15-6-1988.
Trà Vinh, 1921-1988
Cha Charles De Foucauld (Pháp, 1858-1916) được phong Chân Phước 13-11-2005 và phong Hiển Thánh vào 15.5.2022. Nhiều người VN đã theo Dòng của Cha. Trong đó có Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là người VN đầu tiên theo tu Dòng Tiểu Đệ (1955) và cũng là người dầu tiên trong Dòng được chọn làm giám mục (1960). Khẩu hiệu Giám Mục Ngài chọn là ‘‘Mọi sự cho mọi người’’ (Omnia omnibus). Trong khi lý tưởng của Dòng Lm. Charles de Foucault là sống và phục vụ người nghèo theo tinh thần : ‘‘Hiện diện với Chúa và hiện diện với nhân loại’’. Một vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam và của Dòng Tiểu Đệ.
Cả đời và nhất là sau 1975, ĐTGM Nguyễn Kim Điền đã làm tròn nhiệm vụ người chủ chăn, như lời phát biểu của ngài trong thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ở Roma (1971) và còn ghi lại trong bức tâm thư gửi cho linh mục tu sỹ và giáo dân Huế : Đã có những giám mục chịu chết vì bênh vực quyền lợi Hội Thánh. Nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi con người không? (Thư mục vụ 19-10-1985). Hơn nữa, cũng trong thư này, Ngài còn xác định quyết tâm : ‘‘Như các Tông Đồ ngày xưa và các Thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp của con người.’’ Đáng thán phục con người quả cảm cao thượng, nên gương sáng cho thế hệ hôm nay.
TRÊN ĐƯỜNG THEO CHÚA
Phần đầu cuộc đời của ĐC Nguyễn Kim Điền theo thời gian từ đi tu tới làm linh mục, đuợc ghi nhận là người đạo đức, khiêm tốn, xuất sắc. Phần sau, từ khi chọn tu Dòng Tiểu Đệ đến làm giám mục, ĐC càng nổi bật hơn nữa, một người rất mực chân tu và cương nghị trong chức vụ tông đồ. Hai điểm nổi bật trong đời tu của ngài là say mê Thánh Thể và sống khó nghèo. Chầu Thánh Thể là cử chỉ thân tình với Chúa, là lẽ sống, sức mạnh và là lý tưởng cuộc sống. Con đường chứng nhân Tin Mừng giữa người nghèo, ước nguyện trở thành anh em của mọi người trong cái tầm thường bình dị của cuộc sống để chia sẻ thông cảm với những người bị bỏ quên.
Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền sinh ngày 21-3-1921, tại Long Đức, Trà Vinh. Cụ thân sinh là viên chức trong hội đồng giáo xứ. Năm 1928, gia đình chuyển về sinh sống ở Gia Định. Năm 1985, tại Gia Định, bà cố ngài qua đời, nhưng ĐC không được về dự đám táng. Năm 1930, chú Philipphê Điền nhập tu chủng viện Sàigòn. Thụ phong linh mục ngày 21-9-1947. Sau đó, được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Sàigòn. Đến năm 1949, Cha làm giám đốc chủng viện.
Năm 1955, với hoài bão chia sẻ với người nghèo, Cha Điền xin gia nhập Dòng Tiểu Đệ của Cha Charles de Foucault. Chủng viện Sàigòn hết sức bỡ ngỡ và kính phục về quyết định tu dòng của cha giám đốc. Cha được gởi sang làm tập sinh bên sa mạc Sahara, bên Phi Châu. Nơi đây, Cha Charles de Foucault sống tu rất khổ hạnh và qua đời. Sau thời gian tu luyện ở El-Abiodh (Sahara) và Saint Maximin, ngày 12-11-1956, Cha Điền chính thức nhận ‘‘Áo Dòng Tiểu Đệ Phúc Âm’’. Trong nhật ký, Cha ghi : Tôi tạ lỗi cùng hết thảy, vì đã đặt mọi người trước sự đã rồi, nhận áo dòng với Paul và đồng tuyên khấn tại hang toại đạo thánh nữ Domitille, trước mặt ĐC de Provenchère, Cha Voillaume, Chị Madeleine, Chị Jeanne và 10 Chị Tiểu Muội khác. Thú thật nghi lễ này và niềm phúc lạc kia đã vượt ngoài sự ước đoán của tôi. Tôi chỉ biết vâng theo.
Năm 1957 Cha Điền trở về VN, sống ẩn dật chung với anh em, lúc ở Bàn Cờ, đạp xe ba bánh, quanh khu chợ Cầu Muối, hay làm khu khuân vác ở bến tàu. Có thời gian cha lên Kata giúp đồng bào thượng, ở Di Linh. Thời gian ở Sàigòn, tiếng thơm và lòng đạo đức của linh mục khó nghèo này, được nhiều người biết, nên cha được mời giảng phòng cho nhiều dòng tu, chủng viện, ngay cho cả tuần tĩnh tâm của các linh mục Sàigòn.
Từ 1959-1960 : về Bình Thủy, Cần Thơ, cha dựng một căn nhà lá, trách nhiệm hướng dẫn anh em mới nhập dòng. Nhật ký tháng 2-1957, ngài viết về những ngày đầu ở Cần Thơ : Hôm ấy là ngày 7-2, một xe nhỏ đưa bốn anh em Minh, Tân, Tạo và tôi từ Sàigòn về Cần Thơ và bỏ chúng tôi trước căn nhà trống, không vách cửa, cất vội trên thửa đất nhà chung. Với vài mảnh ván mang từ Bảo Lộc về, chúng tôi dựng tạm một bàn thờ để dâng thánh lễ. Qua ngày sau, chúng tôi thuê đất trồng trọt, sửa soạn lại nhà cửa. Sau một tuần nhà huynh đệ được hoàn thành. Từ đây, người Tiểu Đệ Phúc Âm Nguyễn Kim Điền rao giảng bằng đời sống giữa đồng bào nghèo với nghề đạp xích lô và xe ba bánh.
Anh em Tiểu Đệ đang vui trong nếp sống đơn sơ, khó nghèo. Hôm ấy, anh em đang kéo lưới bắt cá ven sông, Cha Điền nhận được điện thư chọn ngài làm Giám Mục. Đó là ngày 24-11-1960, đánh dấu GHVN đã trưởng thành, Tòa Thánh thiết lập 3 giáo tỉnh tại VN : Hànội, Huế và Sàigòn. ĐGH Gioan 23, đã chọn và đặt cử Cha Philipphê Điền làm Giám Mục Cần Thơ, thay ĐC Nguyễn Văn Bình lên làm TGM Sàigòn. Ngày 22-1-1961, ĐC thụ phong giám mục tại nhà thờ chính tòa Sàigòn. Và nhận chức cai quản giáo phận Cần Thơ, ngày 3-4-1961. Bút ký ngày 8-12-1960, việc được chọn làm giám mục, ngài cho là tin buồn, và viết : ‘‘Hôm nay tôi báo cho anh chị em biết một tin buồn : tôi được chọn làm giám mục Cần Thơ thế ĐC Bình trở thành TGM Sàigòn, vì HĐGM được thiết lập tại VN... Một Tiểu Đệ được chọn làm giám mục. Chân thành mà nói tôi khổ tâm và không thể hiểu nổi. Đại diện giáo quyền nói rằng tôi không thể khước từ. Tôi xin chấp nhận sứ mệnh này như lời mời đón nhận Thánh Giá... Anh em thân mến, hãy cầu nguyện hơn bao giờ hết cho tôi lúc này. Mong anh chị em hiểu rằng tôi mãi mãi là một tiểu đệ của anh chị em. Lại thêm một lần đơn độc.’’
TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN VÀ THỬ THÁCH
Từ 11-1963, sau cuộc đảo chính, ĐTGM Martino Ngô Đình Thục phải sống lưu vong. Ngày 30-9-1964 Tòa thánh đặt cử ĐC Nguyễn Kim Điền làm giám quản giáo phận Huế. Và ngày 11-3-1968, Ngài được bổ nhiệm làm TGM Huế. Tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt. Huế trải qua ba lần khói lửa điêu tàn, Tết Mậu Thân (1968) và mùa hè đỏ lửa (1972) và biến cố 1975. Đức Cha luôn tại chỗ, và đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào không phân biệt tôn giáo.
Sau 1975, cộng sản đã gán ghép và coi ‘‘người Công Giáo là công dân hạng hai’’. Đặc biệt về mặt tư tưởng, trước chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền, ĐTGM đã lên tiếng bênh vực : Quyền tự do tín ngưỡng : trong hai thư 19-4-1977, và 24-4-1977, ghi lại những lời tuyên bố trong hai buổi tham khảo ý kiến và di chúc gởi tổng giáo phận Huế, 19-10-1985.
. Quyền tự do đào tạo linh mục. Các thư ngày 17-5-1979, và ngày 15-12-1979.
. Quyền tự do đi lại. Thư 10-1981 (hành hương La Vang), thư ngày 25-3-1988 (đi Roma ad limina).
. Quyền tự do tư tưởng và thông tin. Thư ngày 3-7-1986 về buổi làm việc với công an nhà nước về vụ bề trên Dòng MTG Thừa Sai Trương Thị Lý.
. Sự nguy cơ của Giáo Hội. Thư ngày 19-10-1983 gửi Lm Nguyễn Thế Vịnh, và thư gửi cho tổng Giáo Phận Huế
. Nhân quyền, quyền được hiến pháp nhà nước bảo vệ. Thư gửi chủ tịch quốc hội, ngày 11-4-1986.
Những gì xảy ra sau 1975?
1.Trung tâm hành hương La Vang là cái gai của chính quyền. Từ 8-1981, công an bắt đầu cấm hành hương La Vang. Tháng Tư-1981, ĐC viết thư cho giáo dân, cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ và tổ chức hành hương La Vang vào tháng 5 và tháng 8. Sau các cuộc hành hương này, ĐC bị công an hạch tội 4 lần và gán ghép tội : không xin phép, và chống lại, không thi hành quyết nghị tôn giáo 297 của nhà nước. Sau đó, được biết tháng 10-1981, nhà nước không cho phép ĐC qua Roma tham dự họp đại hội do Bộ Truyền Giáo tổ chức (13-10-1981), vì lý do ‘‘không tích cực với cách mạng’’.
Từ đây, công an tìm cách ngăn chận không cho ai đến kính viếng hay cầu kinh. Điển hình ba trường hợp sau :
- Ngày 12 và 14-8-1982, công an chận giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do một cha Dòng CCT hướng dẫn.
- Ngày 20-11-1982, mười chủng sinh đi hành hương La Vang, bị bắt và kết án tù ba năm.
- Ngày 13-8-1987, Cha Nguyễn Văn Lý và Cha Nguyễn Văn Hoàng dẫn một số giáo dân từ Đốc Sơ, Huế ra hành hương La Vang bị công an chận lại bắt trở về.
2. Cộng sản âm mưu lập ‘‘Giáo Hội Tự Trị’’.
Từ 10 đến 14-11-1984, Đại hội ‘‘Các người Công Giáo yêu nước’’ đã họp tại Hà Nội, với 299 đại biểu toàn quốc. Hà Nội có 25 người, Miền Nam có 38, Huế chỉ có Lm. Nguyễn Văn Bính. Bản điều lệ được toàn thể chấp nhận. Một ủy ban chỉ đạo gồm 75 người. ĐC đã ngăn cấm Cha Bính. Nhưng cha này cứ đi. Nên ĐC đã treo chén cha Bính.
Các Giám Mục VN rất dè dặt về việc thành lập ủy ban này, ‘‘nhưng phần đông không dám ra mặt’’ (Actualité Religieuse dans le monde, N. 21, Mars 1985). ĐTGM Philipphê Điền nghĩ rằng trong những vấn đề quan trọng, GH phải chối bỏ tất cả hợp tác có nguy hiểm cho GH trong tương lai. Nên ngài công khai lên tiếng chống đối việc thành lập ủy ban này. ĐC dã viết lá thư phản đối vụ này, gừi Lm. Nguyễn Thế Vịnh, chủ tịch Ủy ban chuẩn bị đại hội này (19-10-1983).
3. Chủng viện Hoan Thiện bị đóng cửa vào tháng 12-1979.
Từ 1977, nhiều quyết định của nhà nước gây khó khăn sự sống còn của các chủng viện : hạn chế đi lại, áp đặt hộ khẩu, công tác thủy lợi, chứng mình nhân dân ‘‘công dân tốt’’. Chương trình và giáo sư do nhà nước kiểm soát... Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên ban hành hai sắc lệnh : số 284/Qd/NC (ngày 16-3-1979) và số 2342/QD/UB (ngày 13-12-1979) : chủng viện Hoan Thiện bị hoán đổi thành trường của nhà nước. Mặc dầu bị phản đối, ngày 19-12-1979 chủng viện bị tịch thu.
4. Trường hợp hai nữ tu Trương Thị Lý và Trương Thị Nông.
Trên đường về Sàigòn, ngày 17-10-1985, công an Bình trị Thiên đã lục soát túi và bắt một số thư trong túi của nữ tu Trương Thị Lý, bề trên dòng MTG Thừa Sai Huế và nữ tu Trương Thị Nông, cùng đi. Đồng thời công an đột nhập trụ sở Dòng ở 55 Trần Phú và Đoàn Hữu Trưng, tịch thu sách vở và tư trang. Hai chị bị kết án tội ‘‘gián điệp’’. Chị Lý bị giam 8 tháng, Chị Nông 10 tháng. ĐC Điền lên tiếng xác nhận hai nữ tu này có trách nhiệm chuyển thư của ngài. Những thư này hoàn toàn thông tin và thuần túy tôn giáo. Hai nữ tu này chỉ là người thừa lệnh. ĐC cho rằng đây là một bắt bớ tôn giáo, vi phạm nhân quyền và tôi rất làm vinh dự nhận lãnh tất cả biện pháp xữ lý vì tôn giáo vì nhân quyền (Thư số 7/86 TTGMH, 3-7-1986).
CHỨNG NHÂN ANH HÙNG CỦA CHÚA KITÔ (2Tm 2,3)
Trước thái độ cứng rắn này, công an đã làm khó dễ, dọa nạt, tìm cách hạn chế sinh hoạt mục vụ Giám mục của Ngài. Ngày 11-4-1984, ĐC viết thư cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội cho biết ngài bị công an Bình Trị Thiên gọi đi làm việc trong 120 ngày, với sở công an từ 5-4-1988 đến 15-10-1984. Nội dung những ngày làm việc về ba cáo trạng : chống đối quyền hành nhà nước, có thái độ phản động, và tỏ ra lòng tự kiêu quá đáng. ĐC bị quản thúc tại nhà, không có quyền đi lại trong giáo phận. Trong thư gửi giáo phận, 19-10-1985, ĐC viết : Tuy nhiên, nếu luật pháp đi ngược với ý Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó quyền tối thượng, thì như trong biên bản làm với công an Bình Trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đã khẳng định : ‘‘Như các thánh Tông Đồ ngày xưa và các thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp con người.’’ Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù tội và chết chóc... Giờ đây, chỉ còn một việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và trung thành cho đến hơi thở cuối cùng…
Ngày 3-7-1966, ngài viết thơ cho UB ND thành phố Huế về lý do thông tin cho Tòa Thánh và HĐ GM VN : ‘‘Là con cái của GH và với cương vị TGM, tôi có quyền và bổn phận thông báo tin tức về sinh hoạt địa phận, tin tức anh em... cho Tòa Thánh. Đây là quyền làm người của tôi và cũng là thi hành bổn phận giám mục của tôi. Nếu nhà nước cho việc này là phạm luật pháp nhà nước, thì tôi cho rằng tôi bị bách hại vì lý do tôn giáo và là nạn nhân của việc không tôn trọng nhân quyền.
Thư thứ ba gửi cho giáo phận, viết 17-10-1984, phổ biến 21-10-1984, sau 120 ngày ‘‘làm việc’’ ĐC viết : Mặc dầu tôi không xứng đáng, nhưng Thần Khí khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi đi hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa (Cv 20, 23-24).
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
ĐC bị quản thúc tại tòa giám mục vì không chịu nhượng bộ đòi hỏi của chính quyền. Dĩ nhiên không được phục hồi quyền công dân. Tháng 5-1987, ĐC vẫn không được ra khỏi thành phố Huế. Lá thư cuối cùng ngày 25-3-1988, Ngài viết cho tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, về những khó khăn mục vụ : Với tư cách là TGM Huế, tôi có phận sự thăm viếng các Giám Mục thuộc giáo khu của tôi. Tôi có trách nhiệm vùng đất từ Lăng Cô đến Đồng Hới. Thế mà từ 1984, sau khi bị làm việc 120 ngày, tôi không được ra khỏi chu vi thành phố, để ban phép Thêm Sức và để thăm viếng con chiên theo bổn phận chính yếu của một Giám Mục. Từ tháng 5-1987, tôi tưởng được hồi phục mọi quyền công dân. Ngờ đâu trong thực tế, tôi vẫn không được ra khỏi thành phố Huế để hoàn tất bổn phận một Giám Mục. Làm sao tôi có thể thuyết phục được những người Công Giáo dưới quyền tôi về chính sách tự do của chính phủ? Thư gửi đi. Không có trả lời. Và sau đó ĐC được Chúa gọi về trời thưởng công xứng đáng.
Tháng 7-1988, ĐTGM được phép vào Sàigòn chữa bệnh, nhưng Ngài cảm thấy e ngại lo lắng, nên ngài xin trú tại tòa giám mục Sàigòn, có bác sỹ riêng. Trước khi qua đời một tuần, vì tình trạng sức khỏe yếu kém và sa xút trầm trọng, ĐTGM Nguyễn Kim Điền được đưa vào bệnh viện Nguyễn Trãi (4-6-1988), rồi chuyển qua Thống Nhất (7-6) và sau cùng vào Chợ Rẫy.
ĐC qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, thứ Tư 8-8-988, lúc 12g20, vì bệnh tim. Trước đây, ĐC có bệnh thận, máu cao và đau nhức cột sống. ĐC qua đời 10 ngày trước khi đại lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng TĐ VN, bên Roma (19-6-1988). ĐC hưởng thọ 67 tuổi, với 41 năm linh mục và 25 năm giám mục, trong đó 22 năm phục vụ giáo phận Huế. Được biết ngày 6-6-1988, Bộ Truyền Giáo nhận được thư của ĐC Điền xin Tòa Thánh giúp nếu ngài được phép sang Âu châu chữa bệnh. Bộ Truyền Giáo trả lời thuận. Chưa kịp, thì ĐC qua đời (8-6-1988). Trong thời gian ở bệnh viện và bên giường lúc qua đời, người em của ĐC là nữ tu dòng MTG Chọ Quán là Nguyễn Thị Thủy (Dì Sáu) luôn có mặt.
THÁNH LẼ AN TÁNG
Linh cữu của Đức TGM chuyển từ nhà thương Chợ Rẫy về quàn tại tỏa tổng giám mục Sàigòn. Ngay tại đây có thánh lễ đồng tế, vào 5 giờ chiều. Sáng thứ bảy, 11-6, di quan ngài được rước ra nhà thờ chính tòa Sàigòn để làm lễ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng với 8 Giám Mục, một Đan Viện, và 300 linh mục đồng tế. Sau lễ, xe tang chở linh cữu về Huế. Trên đường về, nghỉ tại đèo Cù Mông. Về đến Lăng Cô, lúc 4 giờ chiều 12-6. Hai bên đường giáo dân ứng trực đọc kinh kính viếng. Tới Đá Bạc có đoàn xe đạp hộ tống và đến Phú Bài có đoàn xe honda tiếp nối. Lúc 18g, xe tang tới An Cựu, thắp đuốc và đoàn rước vĩ đãi về tòa tổng giám mục. Các linh mục tu sỹ làm giờ canh thức. Sáng 13-6, giáo phận phục tang. Các giáo xứ lần lượt đến kính viếng. Chiều, 5g, di quan đến nhà thờ chính tòa Huế. Từ đây, mỗi giờ có một thánh lễ cho đến 24 giờ ngày 14-6. Giáo dân khắp nơi kéo về nhà thờ Phú Cam, để dự lễ an táng vào 15-6. Thánh lễ bắt đầu 9 giờ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng đồng tế có 8 Đức Cha và hơn 100 linh mục. Nhà thờ dẹp hết ghế để đại diện các xứ có chỗ vào trong nhà thờ. Còn dân chúng đứng ngoài. Thánh lễ, điếu văn... chấm dứt vào lúc 11 giờ. Sau đó, quan tài rước qua bên phải phía trong nhà thờ để chôn cất. Nhưng vì giáo dân quá sùng bái, mãi 3 giờ chiều mới hạ huyệt. Tang lễ thật nghiêm trang và cảm động, chưa bao giờ thấy ở Huế.
Viết lại đôi nét về ĐTGM Nguyễn Kim Điền, trong những ngày chào mừng Thánh Charles de Foucault. Nhận thấy nơi Đức Cha, người con của Thánh Nhân, có nhiều điểm giống nhau : Khó nghèo và luôn tranh đấu cho công bằng xã hội. Với niềm hy vọng và nguyện xin ‘‘Kẻ gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui mừng’’. Bởi vì ĐC đã làm tròn sứ mệnh được trao phó : ‘‘Anh em sẽ nhận sức mạnh Thần Khí của Người ngự xuống trên anh em. Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất’’ (Cv 1, 7-8).
Theo Lm. Paul Cheval, bạn dòng và cùng khấn một lượt với Ngài đã chứng minh : ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đã hiến dâng cả mạng sống như là chủ chăn giám mục vẫn luôn là Tiểu Đệ, để phục vụ cho chân lý và công bình trong những hoàn cảnh khó khăn của quê hương Việt Nam. Sau 1975, dư luận trong và ngoài nước, ai cũng biết đến tinh thần hy sinh bất khuất của ĐTGM Nguyễn Kim Điền. Như ngày 19-6-1985, phân khoa đại học Tuebingen, bên Đức, đã trao tặng ĐTGM Nguyễn Kim Điền bằng tiến sỹ danh dự, vì Ngài đã chứng minh cuộc sống của mình qua nhiều thử thách gian lao trong sự nghiệp phụng vụ quê hương và Giáo Hội. ĐC bị phao vu kết án là gián điệp cho ngoại bang. ĐC Điền vắng mặt trong buổi nhận bằng, nên ĐC phụ tá Franz Josef Kuehnle, giáo phận Stutgart Rottenburg, đại diện nhận thay (Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận Hội Công Giáo VN tại Đức Số 3, 1-1986, tr.3).
Tài liệu viết bài
- Nguyệt san DCÂC, số 54. 11-1986, ttr. 21-23. Thư của Đ.TGM Nguyễn Kim Điền. Viết năm 1985 và 1986.
- Nguyệt san DCÂC, số 75. 10-1988, tr. 15. Lễ an táng Đ. TGM Nguyễn Kim Điền
- LM Hồng Phúc. Kính nhờ ĐC Nguyễn Kim Điền. DCÂC, số 76. 11-1988, ttr. 25-27.
- Lm Paul Đào. Chứng nhân tử đạo : Tranh đấu cho tự do tôn giáo. DCÂC. Số 231, 1-2002. ttr. 28-31.
- Eglise d’Asie, số 49, 15-6-1988.