Hình ảnh sỏi đá.
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo vào ngày Chúa nhật trước lễ mừng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, mừng nhớ lại biến cố Chúa Giêsu cỡi lừa đi vào thành Jerusalem.
Biến cố này diễn xảy ra trước đây hơn hai ngàn năm ở bên nước Do Thái. Theo kinh thánh thuật lại ( phúc âm Luca 19, 28-40) con đường Chúa Giesu cỡi lừa đi vào thành Jerusalem khởi hành từ làng Betfage và làng Bethania vùng ngoại ô liền sát biên giới với thành Jerusalem.
Trên con đường đi vào thành, Chúa Giêsu được dân chúng trải áo cầm cành lá dừa mừng rỡ hân hoan đón chào tung hô như một vị Vua “ Hosiana”. Phải, vị Vua này nhân danh Thiên Chúa đến với dân chúng. ( Lc 19,35-38).
Vì thế ngày Chúa nhật này có tên gọi là Lễ Lá.
Cảnh tượng hân hoan phấn khởi đón chào này, cùng những lời tung hô reo hò của dân chúng là cái gai chướng mắt, chướng tai cho các Thầy cả, các vị Kinh sư luật sĩ đạo Do Thái lúc đó.
Họ rất bất bình đến mức độ tức giận. Họ cảm thấy quyền hành uy tín địa vị của họ bị thách thức, bị coi thường, đang khi một Giesu, một người xuất thân từ làng miền quê hẻo lánh Nazareth, sống nghề thợ mộc, thợ xây theo kiểu cha truyền con nối lại được đón chào tung hô vạn tuế là Vua.
Ngoài ra Vị Giesu này từ mấy năm nay bỗng nổi lên đi rao giảng giáo lý mới khắp nước Do Thái về tình yêu Thiên Chúa có nhiều khác biệt với lối suy hiểu cắt nghĩa kinh thánh của họ. Nhất là về lối sống câu nệ cứng nhắc vào lề luật truyền thống xưa nay của họ bị Vị Giêsu này thách thức đả kích lên án.
Vị Giêsu này có lối sống sát gần gũi nói chuyện cùng làm nhiều điều lạ lùng cho dân chúng, như chữa cho nhiều người lành bệnh qua cử chỉ đặt tay cùng cầu nguyện. Vị Giêsu này hay làm công việc chữa bệnh vào ngày Sabat, một ngày lễ nghỉ vào cuối tuần lễ mang sắc thái đạo đức cao trọng theo luật lệ Mose là không được làm việc gì kể cả việc nấu bếp. Như thế là lỗi luật nặng nề có từ thời tổ phụ cha ông. Vị Giêsu này không những làm việc vào ngày lễ nghỉ Sabat, mà lại còn qủa quyết “ ngày Sabat cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabat”
Nên họ nổi giận lớn tiếng yêu cầu Vị Giêsu lên tiếng quở trách bảo người ta, nhất là các Môn đệ của Giêsu, phải im đi, đừng giở trò ồn ào náo lọan làm mất trật tự nơi thành thánh Jerusalem.
Nhưng Chúa Giêsu lại có phản ứng ngược lại. Người nói với họ: Tôi bảo cho các ông, họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ lên tiếng.” ( Lc 19,40).
Vậy hình ảnh tiếng nói của sỏi đá là gì vậy?
Sỏi đá là vật thể khô cứng trong thiên nhiên không có sức năng động, câm điếc không có môi miệng nói, không có tai nghe, không có mắt nhìn. Sỏi đá mọc trồi lên cao ở nơi núi đồi, vùng thung lũng cao nguyên, nằm trong lòng nền suối nước sông biển. Xưa nay chúng được dùng làm lót nền đường đi, nền móng nhà cho vững chắc lâu bền.
Từ sỏi đá không phát ra âm thanh tiếng nói gì. Nhưng chúng lại là “dấu vết chứng từ” cho thời đại thiên kỷ năm tháng. Vì tính cách khô cứng rắn chắc bền vững của chúng, dù trải qua nắng mưa, giông bão, hay bị đào bới phá hủy vứt bỏ, chúng vẫn nằm trơ ngoài thiên nhiên. Chúng là loại “sử sách” thinh lặng khô cứng không ghi lại chữ viết, hay âm thanh gì.
Người ta khảo cứu đo đạc theo phương pháp khoa học phân tích tìm đọc ra thời gian chúng đã trải qua, thời gian chúng được dùng xây dựng công trình đền đài nhà cửa…và từ đó lần tính ra khoảng không gian thời gian qúa khứ của công trình trước đó.
Như bây giờ người ta khảo cứu những tảng đá của những Kim tự tháp bên xứ Aicập, những tảng đá xây thành Jerusalem bên Do Thái, những viên đá sỏi cũ mòn trơn nhẵn bóng, trên con đường thập giá ngày xưa Chúa Giêsu vác thập tự, tảng đá Gabatha nơi dinh Philato ngày xưa ngồi xử án Chúa Giêsu…lần tìm ra niên đại dấu vết những biến cố lịch sử ngày xưa đã diễn xảy ra, dù không có chứng từ sử sách nào ghi chép lại bằng chữ viết.
Khoa khảo cổ qua khai quật những tảng đá, viên sỏi gạch ở nền nhà, nơi cột tường vách, các vật thể đồ dùng các công trình đổ nát, lần tìm ra nên đại lịch sử những nơi đó. Như thế sỏi đá không nói, không viết gì, nhưng để lại dấu vết như chứng từ khắc ghi lại lịch sử niên đại chúng đã được con người dùng “sống trải qua”.
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, ngay từ lúc đầu đời đã sinh ra làm người trong khung cảnh nghèo hèn bần hàn nơi hang đá chuồng thú vật ngoài cánh đồng xứ Bethlehem.
Rồi có cuộc sống ở vùng quê hẻo lánh làng Nazareth, ra đi rao giảng nước tình yêu Thiên Chúa, rong ruổi nay đây mai đó luôn bị các Thầy cả, các vị Kinh sư luật sĩ trong đạo phản đối khinh khi, rồi cả khi được dân chúng tung hô vạn tuế là Vua cũng chỉ cỡi trên con lừa. Con lừa là thú vật thân hình nhỏ, ăn uống đạm bạc rơm cỏ nước lã, di chuyển dáng đi chậm chạp vững chãi, nhưng tính tình hiền hòa làm việc cần mẫn chăm chỉ. Nên xưa nay chúng chỉ được dùng để chở đồ vật nặng nề ở những nơi vùng núi đồi hiểm trở, hay vùng sa mạc cát nóng hoang vu thôi, chứ không ai cỡi lừa như người chiến thắng trở về cả.
Và sau cùng vị Giêsu bị bắt, bị đánh đòn, bị bắt vác thập gía đi ra pháp trường Golgotha, sau cùng bị lên án đóng đinh vào thập tự chết trên đó.
Tất cả những hình ảnh đau thương này nói lên đời sống của một người bị hạ nhục xuống tận cùng. Phải, xuống tận chìm sâu trong nền đất. Một con người có đời sống khiêm hạ chấp nhận vì tình yêu, vì lòng khiêm hạ, mà Thiên Chúa đã trao cho đến sống trong trần gian giữa con người.
Từ hơn hai ngàn năm nay luôn hằng có những người, những đoàn thể đi hành hương sang Bethlehem, sang Jerusalem, đến vùng Nazareth, đến biển hồ Galileo, đến núi Tabor, đến khu vườn Gethsemani, đến đền thờ Chúa Giêsu chết và sống lại… đi tìm dấu vết sứ điệp của Chúa Giêsu ngày xưa đã sống, đã đi qua, đã đứng ngồi nơi những viên tảng đá nơi đó, đã qùi gối cầu nguyện, đã nằm chết, đã chỗi dậy sống lại, đã hiện ra.
Họ không nghe thấy tiếng Chúa đã nói, không nhìn thấy hình ảnh Chúa nữa. Nhưng những tảng đá, những biên sỏi đá ở những nơi đó nói cho biết: trong căn nhà cũ kỹ gạch đá này, trong Hội Đường đổ nát chỉ còn trơ trọi những cột đá này, trên tảng đá này, trên con đường sỏi đá này, nơi ngọn núi này, nơi hang chuồng này, trong nấm mồ trống bằng đá này…Chúa Giêsu đã đến, đã ngồi đứng rao giảng, đã qùi gối và sau cùng đã nằm chết trong đó và đã chỗi dậy sống lại.
Một tấm phiến đá to dài có lẽ hơn hai mét trong đền thờ Chúa Giêsu sống lại ở Jerusalem được treo ở ngay nơi gần cửa ra vào. Theo tương truyền đó là tấm tảng đá ngày xưa thân xác Chúa Giêsu được đặt nằm tắm rửa khi các môn đệ và Đức Mẹ Maria gỡ tháo xác Chúa Giêsu đã chết xuống khỏi thập gía, trước khi an táng Ngài trong mộ huyệt bằng đá bên cạnh. Phiến đá thánh, phiến đá lịch sử. Phiến đá làm chứng thân xác đã chết Chúa Giêsu Kitô được đặt nằm tắm rửa trên đây.
Và cũng trong ngôi đền thờ đó, có nấm mồ huyệt thánh bằng đá, nơi các Môn đệ đã an táng thân xác Chúa Giêsu Kito đã qua đời. Nấm mồ huyệt đá đó trống trơn không có thân xác Chúa Giêsu Kitô. Tảng đá của nấm mồ khô cứng đó là dấu vết như chứng từ trải qua mọi thời đại từ hơn hai ngàn năm nay: Chúa Giesu Kitô đã chết được an táng nằm nơi đây. Nhưng sau ba ngày Người đã chỗi dậy sống lại, như Người đã nói từ trước đó, như lời Thiên Thần canh mộ đã nói nơi cửa nấm mồ này: Sao các chị em lại tìm Người Sống giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã chỗi dậy rồi.” (Lc 24,5-6).
Tảng đá nấm mồ trống là chứng từ loan truyền tin mừng: Chúa Giesu Kitô đã sống lại từ cõi chết từ nơi mồ huyệt bằng đá này!
Sỏi đá không phát ra âm thanh tiếng nói, không có chữ viết. Nhưng lại là nhân chứng loan truyền cho biến cố sứ điệp thời gian niên đại lịch sử, mà ngày xưa chúng cũng đã từng được chứng kiến, được dùng để xây dựng, dù chỉ là vật thể khô cứng nằm tận cùng nơi nền đất dưới chân con người giẫm đạp lên, có khi vứt bị bỏ đào thải nữa.
Con người vào mọi thời đại hằng gìn giữ qúi trọng bảo vệ những tấm đá, những viên sỏi đá, không phải chỉ vì chúng là sản phẩm công trình thiên nhiên, mà Đấng Tạo Hóa đã tác tạo hữu ích cần thiết cho đời sống con người. Nhưng qua chúng, nơi chúng con người còn tìm được dấu vết lịch sử thời gian đã qua, tìm nhận ra dấu vết sứ điệp đã được loan truyền: tin mừng bình an, tin mừng tình yêu Thiên Chúa, mả ngày xưa Chúa Giêsu Kitô đã rao giảng cho con người trần thế.
Chúa Giêsu nói với họ: Tôi bảo cho các ông, họ mà làm thinh, thỉ sỏi đá cũng sẽ lên tiếng.” ( Lc 19,40).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo vào ngày Chúa nhật trước lễ mừng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, mừng nhớ lại biến cố Chúa Giêsu cỡi lừa đi vào thành Jerusalem.
Biến cố này diễn xảy ra trước đây hơn hai ngàn năm ở bên nước Do Thái. Theo kinh thánh thuật lại ( phúc âm Luca 19, 28-40) con đường Chúa Giesu cỡi lừa đi vào thành Jerusalem khởi hành từ làng Betfage và làng Bethania vùng ngoại ô liền sát biên giới với thành Jerusalem.
Trên con đường đi vào thành, Chúa Giêsu được dân chúng trải áo cầm cành lá dừa mừng rỡ hân hoan đón chào tung hô như một vị Vua “ Hosiana”. Phải, vị Vua này nhân danh Thiên Chúa đến với dân chúng. ( Lc 19,35-38).
Vì thế ngày Chúa nhật này có tên gọi là Lễ Lá.
Cảnh tượng hân hoan phấn khởi đón chào này, cùng những lời tung hô reo hò của dân chúng là cái gai chướng mắt, chướng tai cho các Thầy cả, các vị Kinh sư luật sĩ đạo Do Thái lúc đó.
Họ rất bất bình đến mức độ tức giận. Họ cảm thấy quyền hành uy tín địa vị của họ bị thách thức, bị coi thường, đang khi một Giesu, một người xuất thân từ làng miền quê hẻo lánh Nazareth, sống nghề thợ mộc, thợ xây theo kiểu cha truyền con nối lại được đón chào tung hô vạn tuế là Vua.
Ngoài ra Vị Giesu này từ mấy năm nay bỗng nổi lên đi rao giảng giáo lý mới khắp nước Do Thái về tình yêu Thiên Chúa có nhiều khác biệt với lối suy hiểu cắt nghĩa kinh thánh của họ. Nhất là về lối sống câu nệ cứng nhắc vào lề luật truyền thống xưa nay của họ bị Vị Giêsu này thách thức đả kích lên án.
Vị Giêsu này có lối sống sát gần gũi nói chuyện cùng làm nhiều điều lạ lùng cho dân chúng, như chữa cho nhiều người lành bệnh qua cử chỉ đặt tay cùng cầu nguyện. Vị Giêsu này hay làm công việc chữa bệnh vào ngày Sabat, một ngày lễ nghỉ vào cuối tuần lễ mang sắc thái đạo đức cao trọng theo luật lệ Mose là không được làm việc gì kể cả việc nấu bếp. Như thế là lỗi luật nặng nề có từ thời tổ phụ cha ông. Vị Giêsu này không những làm việc vào ngày lễ nghỉ Sabat, mà lại còn qủa quyết “ ngày Sabat cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabat”
Nên họ nổi giận lớn tiếng yêu cầu Vị Giêsu lên tiếng quở trách bảo người ta, nhất là các Môn đệ của Giêsu, phải im đi, đừng giở trò ồn ào náo lọan làm mất trật tự nơi thành thánh Jerusalem.
Nhưng Chúa Giêsu lại có phản ứng ngược lại. Người nói với họ: Tôi bảo cho các ông, họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ lên tiếng.” ( Lc 19,40).
Vậy hình ảnh tiếng nói của sỏi đá là gì vậy?
Sỏi đá là vật thể khô cứng trong thiên nhiên không có sức năng động, câm điếc không có môi miệng nói, không có tai nghe, không có mắt nhìn. Sỏi đá mọc trồi lên cao ở nơi núi đồi, vùng thung lũng cao nguyên, nằm trong lòng nền suối nước sông biển. Xưa nay chúng được dùng làm lót nền đường đi, nền móng nhà cho vững chắc lâu bền.
Từ sỏi đá không phát ra âm thanh tiếng nói gì. Nhưng chúng lại là “dấu vết chứng từ” cho thời đại thiên kỷ năm tháng. Vì tính cách khô cứng rắn chắc bền vững của chúng, dù trải qua nắng mưa, giông bão, hay bị đào bới phá hủy vứt bỏ, chúng vẫn nằm trơ ngoài thiên nhiên. Chúng là loại “sử sách” thinh lặng khô cứng không ghi lại chữ viết, hay âm thanh gì.
Người ta khảo cứu đo đạc theo phương pháp khoa học phân tích tìm đọc ra thời gian chúng đã trải qua, thời gian chúng được dùng xây dựng công trình đền đài nhà cửa…và từ đó lần tính ra khoảng không gian thời gian qúa khứ của công trình trước đó.
Như bây giờ người ta khảo cứu những tảng đá của những Kim tự tháp bên xứ Aicập, những tảng đá xây thành Jerusalem bên Do Thái, những viên đá sỏi cũ mòn trơn nhẵn bóng, trên con đường thập giá ngày xưa Chúa Giêsu vác thập tự, tảng đá Gabatha nơi dinh Philato ngày xưa ngồi xử án Chúa Giêsu…lần tìm ra niên đại dấu vết những biến cố lịch sử ngày xưa đã diễn xảy ra, dù không có chứng từ sử sách nào ghi chép lại bằng chữ viết.
Khoa khảo cổ qua khai quật những tảng đá, viên sỏi gạch ở nền nhà, nơi cột tường vách, các vật thể đồ dùng các công trình đổ nát, lần tìm ra nên đại lịch sử những nơi đó. Như thế sỏi đá không nói, không viết gì, nhưng để lại dấu vết như chứng từ khắc ghi lại lịch sử niên đại chúng đã được con người dùng “sống trải qua”.
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, ngay từ lúc đầu đời đã sinh ra làm người trong khung cảnh nghèo hèn bần hàn nơi hang đá chuồng thú vật ngoài cánh đồng xứ Bethlehem.
Rồi có cuộc sống ở vùng quê hẻo lánh làng Nazareth, ra đi rao giảng nước tình yêu Thiên Chúa, rong ruổi nay đây mai đó luôn bị các Thầy cả, các vị Kinh sư luật sĩ trong đạo phản đối khinh khi, rồi cả khi được dân chúng tung hô vạn tuế là Vua cũng chỉ cỡi trên con lừa. Con lừa là thú vật thân hình nhỏ, ăn uống đạm bạc rơm cỏ nước lã, di chuyển dáng đi chậm chạp vững chãi, nhưng tính tình hiền hòa làm việc cần mẫn chăm chỉ. Nên xưa nay chúng chỉ được dùng để chở đồ vật nặng nề ở những nơi vùng núi đồi hiểm trở, hay vùng sa mạc cát nóng hoang vu thôi, chứ không ai cỡi lừa như người chiến thắng trở về cả.
Và sau cùng vị Giêsu bị bắt, bị đánh đòn, bị bắt vác thập gía đi ra pháp trường Golgotha, sau cùng bị lên án đóng đinh vào thập tự chết trên đó.
Tất cả những hình ảnh đau thương này nói lên đời sống của một người bị hạ nhục xuống tận cùng. Phải, xuống tận chìm sâu trong nền đất. Một con người có đời sống khiêm hạ chấp nhận vì tình yêu, vì lòng khiêm hạ, mà Thiên Chúa đã trao cho đến sống trong trần gian giữa con người.
Từ hơn hai ngàn năm nay luôn hằng có những người, những đoàn thể đi hành hương sang Bethlehem, sang Jerusalem, đến vùng Nazareth, đến biển hồ Galileo, đến núi Tabor, đến khu vườn Gethsemani, đến đền thờ Chúa Giêsu chết và sống lại… đi tìm dấu vết sứ điệp của Chúa Giêsu ngày xưa đã sống, đã đi qua, đã đứng ngồi nơi những viên tảng đá nơi đó, đã qùi gối cầu nguyện, đã nằm chết, đã chỗi dậy sống lại, đã hiện ra.
Họ không nghe thấy tiếng Chúa đã nói, không nhìn thấy hình ảnh Chúa nữa. Nhưng những tảng đá, những biên sỏi đá ở những nơi đó nói cho biết: trong căn nhà cũ kỹ gạch đá này, trong Hội Đường đổ nát chỉ còn trơ trọi những cột đá này, trên tảng đá này, trên con đường sỏi đá này, nơi ngọn núi này, nơi hang chuồng này, trong nấm mồ trống bằng đá này…Chúa Giêsu đã đến, đã ngồi đứng rao giảng, đã qùi gối và sau cùng đã nằm chết trong đó và đã chỗi dậy sống lại.
Một tấm phiến đá to dài có lẽ hơn hai mét trong đền thờ Chúa Giêsu sống lại ở Jerusalem được treo ở ngay nơi gần cửa ra vào. Theo tương truyền đó là tấm tảng đá ngày xưa thân xác Chúa Giêsu được đặt nằm tắm rửa khi các môn đệ và Đức Mẹ Maria gỡ tháo xác Chúa Giêsu đã chết xuống khỏi thập gía, trước khi an táng Ngài trong mộ huyệt bằng đá bên cạnh. Phiến đá thánh, phiến đá lịch sử. Phiến đá làm chứng thân xác đã chết Chúa Giêsu Kitô được đặt nằm tắm rửa trên đây.
Và cũng trong ngôi đền thờ đó, có nấm mồ huyệt thánh bằng đá, nơi các Môn đệ đã an táng thân xác Chúa Giêsu Kito đã qua đời. Nấm mồ huyệt đá đó trống trơn không có thân xác Chúa Giêsu Kitô. Tảng đá của nấm mồ khô cứng đó là dấu vết như chứng từ trải qua mọi thời đại từ hơn hai ngàn năm nay: Chúa Giesu Kitô đã chết được an táng nằm nơi đây. Nhưng sau ba ngày Người đã chỗi dậy sống lại, như Người đã nói từ trước đó, như lời Thiên Thần canh mộ đã nói nơi cửa nấm mồ này: Sao các chị em lại tìm Người Sống giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã chỗi dậy rồi.” (Lc 24,5-6).
Tảng đá nấm mồ trống là chứng từ loan truyền tin mừng: Chúa Giesu Kitô đã sống lại từ cõi chết từ nơi mồ huyệt bằng đá này!
Sỏi đá không phát ra âm thanh tiếng nói, không có chữ viết. Nhưng lại là nhân chứng loan truyền cho biến cố sứ điệp thời gian niên đại lịch sử, mà ngày xưa chúng cũng đã từng được chứng kiến, được dùng để xây dựng, dù chỉ là vật thể khô cứng nằm tận cùng nơi nền đất dưới chân con người giẫm đạp lên, có khi vứt bị bỏ đào thải nữa.
Con người vào mọi thời đại hằng gìn giữ qúi trọng bảo vệ những tấm đá, những viên sỏi đá, không phải chỉ vì chúng là sản phẩm công trình thiên nhiên, mà Đấng Tạo Hóa đã tác tạo hữu ích cần thiết cho đời sống con người. Nhưng qua chúng, nơi chúng con người còn tìm được dấu vết lịch sử thời gian đã qua, tìm nhận ra dấu vết sứ điệp đã được loan truyền: tin mừng bình an, tin mừng tình yêu Thiên Chúa, mả ngày xưa Chúa Giêsu Kitô đã rao giảng cho con người trần thế.
Chúa Giêsu nói với họ: Tôi bảo cho các ông, họ mà làm thinh, thỉ sỏi đá cũng sẽ lên tiếng.” ( Lc 19,40).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long