Những Người Mẹ
Bình thường, mỗi người có một bà mẹ : mẹ đẻ hay mẹ ruột. Tuy nhiên theo hoàn cảnh, môi trường, đưa đẩy, nhiều người có tới ba bốn người mẹ khác nữa. Khi lập gia đình có mẹ chồng (vợ). Đôi khi, hoàn cảnh dun dủi, chúng ta lại có mẹ kế, mẹ nuôi hay mẹ đỡ đầu. Tất cả đều là mẹ. Theo tục lệ, tùy địa phương, người ta có thể gọi người sinh ra mình bằng những tên như : Bu, Mợ, Vú, Má, U…Đa số, nhiều người vẫn thích dùng chữ mẹ. Tiếng mẹ thấy hay hơn, thân tình quyến luyến, yêu thương lẫn tình nghĩa.
Mẹ đẻ hay mẹ ruột, người có công đầu. Phải dùng tới hai chữ đẻ và ruột mới diễn tả hết được liên hệ xương thịt máu mủ giữa hai mẹ con. Những ngày tháng cưu mang con trong bụng, đồ ăn thức uống, máu huyết chuyển từ ruột đến bào thai, nuôi con. Dạ con và ruột là hai bộ phận sát cạnh trong bụng mẹ. Từ một giọt máu lớn dần thành bào thai và thành người. Người con chào đời trong tiếng rên la đau đớn nhất trong đời người mẹ. Có ai tả hết và nói hết được cái đau lúc đẻ của người đàn bà?
Nặng nề chín tháng cưu mang
Mặt thì võ vàng xanh sao
Nằm trong như cắt như bào
Bởi chưng khí huyết đúc vào thân con (c.13-16)
(Hiếu Tự Ca, Cụ Sáu Trần Lục)
Nói công cha như núi, nghĩa mẹ nhiều lần hơn như biển. Nước biển lai láng mênh mông chảy cuồn cuộn đêm ngày không thôi, đổ tràn về mọi ngả ngóc nghách làm tươi mát nuôi sống cây cỏ vạn vật. Người mẹ cũng thế, không quản ngại dãi dầu, mưa nắng, gió sương chỉ vì con. Lo cho con theo từng tuổi lớn khôn, qua năm tháng. Từ khi con biết bò, đi chập chững, biết chạy nhảy, cắp sách đến trường, đến ngày khôn lớn, dựng vợ gả chồng, vẫn chưa hết lo.
Một bà mẹ tên Lucia Trần Thị Ngượi có hai em Maria Trần Thị Khen và Maria Trần Thị Mừng. Tên thật đẹp và mang ý nghĩa cầu kinh như bố mẹ thường cầu kinh sớm chiều. Ông bà có thói quen lui tới nhà thờ, dù giá lạnh gió rét mỗi ngày. Hầu như không bao giờ thấy ai gọi tên thật của bà, mà chỉ trong giấy tờ. Con cái trong nhà luôn gọi bà là mẹ, thân mật và được đáp lại ngay. Tuổi bà phải nhiều hơn trong căn cước và trên bia mộ. Vì dù ngay con bà, chưa bao giờ nhìn thấy khai sinh của mẹ. Gia đình bà bao lần chạy loạn, thoát thân, giấy tờ mất hết, xao lục vào đâu? Bố chỉ mang theo mớ “văn tự mua ruộng bằng chữ nho”. Lần nhà cháy, 1989, tết Mậu Thân, cũng ra tro bụi. Nhìn nét mặt, đôi mắt, hàm răng, cái lưng, bước chân đi, lời nói cử chỉ không thể nói bà ngoài 80 mươi. Tuổi thật bà phải hơn. Ngàn lần cảm mến và tri ân tình mẹ, cao qúi bà dành cho con như bà.
Mẹ kế luôn là mẹ hay gọi cái tên xa lạ là dì ghẻ, bị thị phi, xưa người đời hay chế nhạo. Vì trong nhà có hai dòng con của hai bà mẹ. Một người vắn số, một người đến sau. Miệng đời bạc bẽo bất công. Con mình đẻ bị gọi bằng “mợ”. Lạt lẽo, không tình cảm. Đó chỉ là danh từ xã hội mỉa mai người đến sau. Dần dần, hiểu ra, mẹ con yêu thương mặn mà, thắm thiết. Không như miệng đời, cho là “không bao giờ” :
Bao giờ bánh đúc có xương
Bấy giờ dì ghẻ mới thương con chồng
Nói thế có phần qúa đáng. Tình các bà mẹ kế trong gia đình vẫn sáng ngời và được đề cao. Bà thương yêu hết các con. Cả con anh lẫn con chúng ta. Tình thương của bà phải tự chủ lắm, phá bao nhiêu hàng rào cản ngăn. Con nào cũng là con. Không ai biết, con trước con sau. Con cái hỗn hợp, thương hết, không phân biệt “con mày con tao”, chua chát đắn đo tính toán, hơn thiệt. Ngay trong mâm cơm, đứa ngồi trên, dưới.
Thực tế, có một nàng gái tơ nọ chưa đầy 30 tuổi, đem thân gửi phận và sống với bố giòng lớn gần 20. Vợ mất hãy còn trẻ để lại con trai khôn ngoan. Bỗng cậu ra đi vĩnh viễn, không hẹn. Tưởng là khó sống với cảnh mới, dì ghẻ con chồng. Nhưng hiểu biết và tình thương rộng lượng, nàng chinh phục người con chồng. Hôm nay, nàng vui sống với 7 người con và đàn cháu bên Texas, Hoa Kỳ. Tất cả đều gọi nàng bằng mẹ. Coi như không biết mẹ mình muộn màng đến sau. Tình mẹ như nàng thật trân trọng và cao cả đáng qúi phục.
Mẹ chồng cũng như mẹ mình. Vợ của con mình cũng là con. Vì yêu con mình, người con gái đem tình thương vâng phục kính trọng bố mẹ chồng. Tự nhiên không phải là dễ. Hiểu như vậy, mẹ chồng rất mực yêu thương con dâu không khác con đẻ. Mang nặng đẻ đau con trai cũng như con dâu. Thương con trai nên mến con dâu. Ruồng rẫy con dâu là ghét bỏ con mình. Lỡ lòng nào cư xử như vậy. Ngày nay, không còn cảnh mẹ chồng nàng dâu. Quan niệm đó xưa rồi. Con gái con dâu đều thương như nhau. Không còn hiện tượng ‘Con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về’. Cảnh mẹ chồng nàng dâu bây giờ không còn nữa. Trong gia đình VN thời nay khó phân biệt con nào là con nào là con dâu hay con gái. Tất cả đều là con. Thấy con dâu gặp khó khăn, bận bịu việc nhà việc cửa, mẹ chồng sẵn sàng phụ một tay ngay. Đi chợ búa, nấu cơm nước, đưa đón cháu đi học, không kể công. Vì con ăn cũng như mình ăn, mất đâu mà sợ. Con cháu trong nhà, đâu phải hàng xóm. Thực tế cho biết, nhiều bà mẹ chồng thương con dâu hơn con đẻ nữa là khác. Nhất là trong những thời kỳ thain nghén, đau yếu. Mẹ chồng như cái dù che. Dù ‘bà cô bên chồng’ có làm trời làm đất, chị dâu vẫn là con trong nhà. Được con dâu như dưới đây, mẹ chồng nào mà không rút ruột thương mến.
Anh đã có vợ con chưa
Mà sao ăn nói gió đưa ngọt ngào?
Mẹ già anh ở nơi nao
Để em tìm vào hầu hạ thay anh
Nhớ lại, thời vàng son, nhiều năm về trước, có người vợ không cuối tuần nào mà không đòi chồng về thăm nội. Về bên nội là vui thích nhất. Yêu chồng là yêu thương bên mẹ chồng. Mẹ chồng dành cho con dâu nơi nghỉ mát riêng, đu đưa võng ngủ trưa dưới bóng dừa, bên thềm, cạnh dòng sông hiền hòa chảy trôi, ngủ trưa dậy có nước dừa tươi uống mát. Chiều còn đèo gạo, thịt, dừa xim về bên nhà. Lòng bố mẹ chồng đối với con dâu chan chứa bao tình, đến thế là cùng. Hôm nay, bố mẹ chồng và cả con dâu không còn nữa. Còn lại chành dể bơ vơ, ngậm ngùi, luyến tiếc, nhớ thương. Ngày nào cũng nguyện cầu với 3 người đã ra đi. Chắc chắn ông bà hài lòng vì hiếm có nàng dâu thảo hiền và trung thành như thế.
Mẹ vợ hay mẹ đẻ là một. Gặp chàng dể qúy, mẹ chồng cưng con dể như con trai. Theo tâm lý,
con trai hay chểnh mảng coi thường bổn phận với bố mẹ. Nhận thấy thiếu xót đó, nên con dể sẵn sàng mọi việc giúp để giúp đỡ trong nhà mẹ vợ. Không sợ mang tiếng ‘con gà vạnh quẹn cối say’. Hay ‘trai ở nhà vợ như chó ở gầm chạn’, chàng dể vẫn làm để yêu thương bà nhạc. Đáp lại, mẹ vợ không nề hà cho con dể và cháu ngoại. ‘Cháu nội làm tội bà ngoại’. Tình thương mẹ vợ không chuyển thẳng vào chàng dể mà qua các cháu. Bà ngoại càng bận tâm tới các cháu ngoại bao nhiêu là bà càng thương chàng dể bấy nhiêu. Con hơi nóng đầu xổ mũi, xứt móng tay móng chân là chạy qua ngoại. Có ngoại là nhà cửa đâu vào đấy. Con cái khỏe mạnh đàng hoàng. Cần gì đâu đem con gửi ngoại là xong ngay, yên trí.
Trước khi lấy vợ, một người lưỡng lự không ít. Biết cư xử thế nào khi bước chân vào nhà mẹ vợ. Thế mà khi chung chăn chung gối với con gái bà mọi sự dễ dàng ngòai sự mong đợi. Nhờ bà mẹ vợ quảng đại, bao dung, rộng lượng. Những lúc tai biến tưởng như không vượt qua, nhờ bà nâng đỡ ủi an cả tinh thần lẫn vật chất. Lần kia, chàng dể nghe lén hai mẹ con thỏ thẻ tâm sự : Tao thương chồng mày qúa đi. Nó sao dễ thương qúa, con à’. Gia đình hạnh phúc đầm ấm, con cái nên người đều nhờ bà. Rất tiếc ngày nay bà không còn để đền ơn xứng đáng. Chỉ biết hết tình với con gái bà, cho bà ấm no hạnh phúc muôn đời.
Mẹ nuôi như mẹ ruột. Trong trường hợp hiếm muộn hay ít con. Nhiều gia đình nhận trẻ em mồ côi về sinh sống. Thoạt nhìn, thấy hành động này không thuần túy nhân đạo. Mà phải công nhận có tình mẹ cha con cái thực sự. Mặc dầu không mang nặng đẻ đau. Người mẹ nuôi cũng dồn hết tình yêu vào đứa bé. Thường các bà mẹ nhận nuôi con còn nhỏ tuổi. Càng nhỏ vấn đề nuôi nấng càng khó nhọc phức tạp và thấy tình mẹ không thua con mình sinh. Thay tên đổi họ chỉ là thủ tục xã hội đòi hỏi. Thay đổi tình yêu mới quan trọng và giá trị lâu dài. Con đẻ có đau là lệ thường. Đây không đẻ mà đau mới quí và đáng tôn trọng. Những gia đình đã có con, nhận thêm con nuôi mới thấy tình yêu của người mẹ không phân biệt đối xử. Con nuôi hay con đẻ là một. Nhất là những đứa con khác màu da càng khó cho bà mẹ. Tình các bà mẹ nuôi không biên giới. Con tim các bà mở rộng, cánh tay các bà với thật xa, đem tình thương cho trẻ em non dại.
Mẹ Bề Trên trong tu viện thay đổi theo nhiệm kỳ. Ngắn hạn, nhận trách nhiệm tinh thần các nữ tu hội viên trong Dòng. Thật cảm động khi lớp trẻ nữ tu tuyên xưng ba lời khấn và Luật Dòng, qùi trước mặt Mẹ Bề Trên (nay gọi là Chị Tổng). Sau đó mới tới Đức Cha chủ lễ trao Thánh Giá, nhẫn và Qui Luật Dòng. Từ nay, Mẹ Bề trên thay mặt Chúa nơi trần gian. Người ngồi và qùi đều khiêm nhường như nhau. Mẹ Bề Trên hết nhiệm kỳ, đi. Chị Dòng còn đấy, vẫn vâng phục tới chết. Ý nghĩa cao cả thâm sâu đời tu luyện là chỗ đó.
Mẹ đỡ đầu là mẹ tinh thần. Mẫu người đáng mến mà chỉ Công Giáo mới có là mẹ đỡ đầu. Người đỡ đầu khi chịu phép Rửa Tội, Thêm Sức hay Hôn Phối là người thay thế hay bên cạnh cùng tuyên xưng đức tin với Chúa và Giáo Hội và cam kết sống trung thành với Tin Mừng. Từ đó, mẹ đỡ đầu luôn bên con bên cạnh bằng lời cầu nguyện và gương sáng. Hai người như bóng với hình. Qua đức tính và tình yêu nảy nở. Tình yêu trong sạch và sáng rực như nến cháy. Sinh con ra bằng tinh thần, lối sinh cao đẹp và ý nghĩa. Ngòai bổn phận tinh thần, mẹ đỡ đầu còn quan tâm đến cả vật chất nữa của đứa con này. Những lần xum họp gia đình, gia đình người mẹ đỡ đầu luôn dành chỗ xứng đáng cho con đỡ đầu. Tình anh chị em ở đây không mảy may khác với tình ruột thịt, có khi còn hơn.
Xa quê hương nhiều năm, người thân kẻ thích không có. Nỗi buồn hưu quạnh làm sao giải tỏa cho vơi bớt. Có mẹ đỡ đầu bên cạnh, qua lại thăm hỏi, an ủi biết bao. Người tỵ nạn VN hải ngoại thường hay có những người mẹ bảo trợ ngoại quốc rất tận tình, yêu thương.
Người mẹ VN với bất cứ khuôn mặt nào cũng hiền từ, nhân hậu và vị tha. Đối với các bà yêu là cho, không lấy lại hay trả ơn. Hiền từ ngay cả khi con ruồng rẫy. Nhân hậu để tha thứ bỏ đi tất cả lỗi lầm. Vị tha bao che cho tất cả, miễn sao con cháu hạnh phúc nên người.
Hỡi thương các mẹ Việt Nam
Tri ơn sinh dưỡng ngàn năm ghi lòng
Trung thành hiếu nghĩa sắt son
Luôn hằng xứng danh con thảo hiền
Có vợ có chồng và có con mới thấy rõ được tình mẹ sâu đậm. May mắn cho những ai còn mẹ. Vì mẹ là nguồn hạnh phúc, an vui bóng mát trong đời. Sớm đền ơn kẻo muộn. Vợ chồng sớm tối nhủ nhau.
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung chữ hiếu chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần ba
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình.
Paris. Nhâm Dần 2022
Bình thường, mỗi người có một bà mẹ : mẹ đẻ hay mẹ ruột. Tuy nhiên theo hoàn cảnh, môi trường, đưa đẩy, nhiều người có tới ba bốn người mẹ khác nữa. Khi lập gia đình có mẹ chồng (vợ). Đôi khi, hoàn cảnh dun dủi, chúng ta lại có mẹ kế, mẹ nuôi hay mẹ đỡ đầu. Tất cả đều là mẹ. Theo tục lệ, tùy địa phương, người ta có thể gọi người sinh ra mình bằng những tên như : Bu, Mợ, Vú, Má, U…Đa số, nhiều người vẫn thích dùng chữ mẹ. Tiếng mẹ thấy hay hơn, thân tình quyến luyến, yêu thương lẫn tình nghĩa.
Mẹ đẻ hay mẹ ruột, người có công đầu. Phải dùng tới hai chữ đẻ và ruột mới diễn tả hết được liên hệ xương thịt máu mủ giữa hai mẹ con. Những ngày tháng cưu mang con trong bụng, đồ ăn thức uống, máu huyết chuyển từ ruột đến bào thai, nuôi con. Dạ con và ruột là hai bộ phận sát cạnh trong bụng mẹ. Từ một giọt máu lớn dần thành bào thai và thành người. Người con chào đời trong tiếng rên la đau đớn nhất trong đời người mẹ. Có ai tả hết và nói hết được cái đau lúc đẻ của người đàn bà?
Nặng nề chín tháng cưu mang
Mặt thì võ vàng xanh sao
Nằm trong như cắt như bào
Bởi chưng khí huyết đúc vào thân con (c.13-16)
(Hiếu Tự Ca, Cụ Sáu Trần Lục)
Nói công cha như núi, nghĩa mẹ nhiều lần hơn như biển. Nước biển lai láng mênh mông chảy cuồn cuộn đêm ngày không thôi, đổ tràn về mọi ngả ngóc nghách làm tươi mát nuôi sống cây cỏ vạn vật. Người mẹ cũng thế, không quản ngại dãi dầu, mưa nắng, gió sương chỉ vì con. Lo cho con theo từng tuổi lớn khôn, qua năm tháng. Từ khi con biết bò, đi chập chững, biết chạy nhảy, cắp sách đến trường, đến ngày khôn lớn, dựng vợ gả chồng, vẫn chưa hết lo.
Một bà mẹ tên Lucia Trần Thị Ngượi có hai em Maria Trần Thị Khen và Maria Trần Thị Mừng. Tên thật đẹp và mang ý nghĩa cầu kinh như bố mẹ thường cầu kinh sớm chiều. Ông bà có thói quen lui tới nhà thờ, dù giá lạnh gió rét mỗi ngày. Hầu như không bao giờ thấy ai gọi tên thật của bà, mà chỉ trong giấy tờ. Con cái trong nhà luôn gọi bà là mẹ, thân mật và được đáp lại ngay. Tuổi bà phải nhiều hơn trong căn cước và trên bia mộ. Vì dù ngay con bà, chưa bao giờ nhìn thấy khai sinh của mẹ. Gia đình bà bao lần chạy loạn, thoát thân, giấy tờ mất hết, xao lục vào đâu? Bố chỉ mang theo mớ “văn tự mua ruộng bằng chữ nho”. Lần nhà cháy, 1989, tết Mậu Thân, cũng ra tro bụi. Nhìn nét mặt, đôi mắt, hàm răng, cái lưng, bước chân đi, lời nói cử chỉ không thể nói bà ngoài 80 mươi. Tuổi thật bà phải hơn. Ngàn lần cảm mến và tri ân tình mẹ, cao qúi bà dành cho con như bà.
Mẹ kế luôn là mẹ hay gọi cái tên xa lạ là dì ghẻ, bị thị phi, xưa người đời hay chế nhạo. Vì trong nhà có hai dòng con của hai bà mẹ. Một người vắn số, một người đến sau. Miệng đời bạc bẽo bất công. Con mình đẻ bị gọi bằng “mợ”. Lạt lẽo, không tình cảm. Đó chỉ là danh từ xã hội mỉa mai người đến sau. Dần dần, hiểu ra, mẹ con yêu thương mặn mà, thắm thiết. Không như miệng đời, cho là “không bao giờ” :
Bao giờ bánh đúc có xương
Bấy giờ dì ghẻ mới thương con chồng
Nói thế có phần qúa đáng. Tình các bà mẹ kế trong gia đình vẫn sáng ngời và được đề cao. Bà thương yêu hết các con. Cả con anh lẫn con chúng ta. Tình thương của bà phải tự chủ lắm, phá bao nhiêu hàng rào cản ngăn. Con nào cũng là con. Không ai biết, con trước con sau. Con cái hỗn hợp, thương hết, không phân biệt “con mày con tao”, chua chát đắn đo tính toán, hơn thiệt. Ngay trong mâm cơm, đứa ngồi trên, dưới.
Thực tế, có một nàng gái tơ nọ chưa đầy 30 tuổi, đem thân gửi phận và sống với bố giòng lớn gần 20. Vợ mất hãy còn trẻ để lại con trai khôn ngoan. Bỗng cậu ra đi vĩnh viễn, không hẹn. Tưởng là khó sống với cảnh mới, dì ghẻ con chồng. Nhưng hiểu biết và tình thương rộng lượng, nàng chinh phục người con chồng. Hôm nay, nàng vui sống với 7 người con và đàn cháu bên Texas, Hoa Kỳ. Tất cả đều gọi nàng bằng mẹ. Coi như không biết mẹ mình muộn màng đến sau. Tình mẹ như nàng thật trân trọng và cao cả đáng qúi phục.
Mẹ chồng cũng như mẹ mình. Vợ của con mình cũng là con. Vì yêu con mình, người con gái đem tình thương vâng phục kính trọng bố mẹ chồng. Tự nhiên không phải là dễ. Hiểu như vậy, mẹ chồng rất mực yêu thương con dâu không khác con đẻ. Mang nặng đẻ đau con trai cũng như con dâu. Thương con trai nên mến con dâu. Ruồng rẫy con dâu là ghét bỏ con mình. Lỡ lòng nào cư xử như vậy. Ngày nay, không còn cảnh mẹ chồng nàng dâu. Quan niệm đó xưa rồi. Con gái con dâu đều thương như nhau. Không còn hiện tượng ‘Con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về’. Cảnh mẹ chồng nàng dâu bây giờ không còn nữa. Trong gia đình VN thời nay khó phân biệt con nào là con nào là con dâu hay con gái. Tất cả đều là con. Thấy con dâu gặp khó khăn, bận bịu việc nhà việc cửa, mẹ chồng sẵn sàng phụ một tay ngay. Đi chợ búa, nấu cơm nước, đưa đón cháu đi học, không kể công. Vì con ăn cũng như mình ăn, mất đâu mà sợ. Con cháu trong nhà, đâu phải hàng xóm. Thực tế cho biết, nhiều bà mẹ chồng thương con dâu hơn con đẻ nữa là khác. Nhất là trong những thời kỳ thain nghén, đau yếu. Mẹ chồng như cái dù che. Dù ‘bà cô bên chồng’ có làm trời làm đất, chị dâu vẫn là con trong nhà. Được con dâu như dưới đây, mẹ chồng nào mà không rút ruột thương mến.
Anh đã có vợ con chưa
Mà sao ăn nói gió đưa ngọt ngào?
Mẹ già anh ở nơi nao
Để em tìm vào hầu hạ thay anh
Nhớ lại, thời vàng son, nhiều năm về trước, có người vợ không cuối tuần nào mà không đòi chồng về thăm nội. Về bên nội là vui thích nhất. Yêu chồng là yêu thương bên mẹ chồng. Mẹ chồng dành cho con dâu nơi nghỉ mát riêng, đu đưa võng ngủ trưa dưới bóng dừa, bên thềm, cạnh dòng sông hiền hòa chảy trôi, ngủ trưa dậy có nước dừa tươi uống mát. Chiều còn đèo gạo, thịt, dừa xim về bên nhà. Lòng bố mẹ chồng đối với con dâu chan chứa bao tình, đến thế là cùng. Hôm nay, bố mẹ chồng và cả con dâu không còn nữa. Còn lại chành dể bơ vơ, ngậm ngùi, luyến tiếc, nhớ thương. Ngày nào cũng nguyện cầu với 3 người đã ra đi. Chắc chắn ông bà hài lòng vì hiếm có nàng dâu thảo hiền và trung thành như thế.
Mẹ vợ hay mẹ đẻ là một. Gặp chàng dể qúy, mẹ chồng cưng con dể như con trai. Theo tâm lý,
con trai hay chểnh mảng coi thường bổn phận với bố mẹ. Nhận thấy thiếu xót đó, nên con dể sẵn sàng mọi việc giúp để giúp đỡ trong nhà mẹ vợ. Không sợ mang tiếng ‘con gà vạnh quẹn cối say’. Hay ‘trai ở nhà vợ như chó ở gầm chạn’, chàng dể vẫn làm để yêu thương bà nhạc. Đáp lại, mẹ vợ không nề hà cho con dể và cháu ngoại. ‘Cháu nội làm tội bà ngoại’. Tình thương mẹ vợ không chuyển thẳng vào chàng dể mà qua các cháu. Bà ngoại càng bận tâm tới các cháu ngoại bao nhiêu là bà càng thương chàng dể bấy nhiêu. Con hơi nóng đầu xổ mũi, xứt móng tay móng chân là chạy qua ngoại. Có ngoại là nhà cửa đâu vào đấy. Con cái khỏe mạnh đàng hoàng. Cần gì đâu đem con gửi ngoại là xong ngay, yên trí.
Trước khi lấy vợ, một người lưỡng lự không ít. Biết cư xử thế nào khi bước chân vào nhà mẹ vợ. Thế mà khi chung chăn chung gối với con gái bà mọi sự dễ dàng ngòai sự mong đợi. Nhờ bà mẹ vợ quảng đại, bao dung, rộng lượng. Những lúc tai biến tưởng như không vượt qua, nhờ bà nâng đỡ ủi an cả tinh thần lẫn vật chất. Lần kia, chàng dể nghe lén hai mẹ con thỏ thẻ tâm sự : Tao thương chồng mày qúa đi. Nó sao dễ thương qúa, con à’. Gia đình hạnh phúc đầm ấm, con cái nên người đều nhờ bà. Rất tiếc ngày nay bà không còn để đền ơn xứng đáng. Chỉ biết hết tình với con gái bà, cho bà ấm no hạnh phúc muôn đời.
Mẹ nuôi như mẹ ruột. Trong trường hợp hiếm muộn hay ít con. Nhiều gia đình nhận trẻ em mồ côi về sinh sống. Thoạt nhìn, thấy hành động này không thuần túy nhân đạo. Mà phải công nhận có tình mẹ cha con cái thực sự. Mặc dầu không mang nặng đẻ đau. Người mẹ nuôi cũng dồn hết tình yêu vào đứa bé. Thường các bà mẹ nhận nuôi con còn nhỏ tuổi. Càng nhỏ vấn đề nuôi nấng càng khó nhọc phức tạp và thấy tình mẹ không thua con mình sinh. Thay tên đổi họ chỉ là thủ tục xã hội đòi hỏi. Thay đổi tình yêu mới quan trọng và giá trị lâu dài. Con đẻ có đau là lệ thường. Đây không đẻ mà đau mới quí và đáng tôn trọng. Những gia đình đã có con, nhận thêm con nuôi mới thấy tình yêu của người mẹ không phân biệt đối xử. Con nuôi hay con đẻ là một. Nhất là những đứa con khác màu da càng khó cho bà mẹ. Tình các bà mẹ nuôi không biên giới. Con tim các bà mở rộng, cánh tay các bà với thật xa, đem tình thương cho trẻ em non dại.
Mẹ Bề Trên trong tu viện thay đổi theo nhiệm kỳ. Ngắn hạn, nhận trách nhiệm tinh thần các nữ tu hội viên trong Dòng. Thật cảm động khi lớp trẻ nữ tu tuyên xưng ba lời khấn và Luật Dòng, qùi trước mặt Mẹ Bề Trên (nay gọi là Chị Tổng). Sau đó mới tới Đức Cha chủ lễ trao Thánh Giá, nhẫn và Qui Luật Dòng. Từ nay, Mẹ Bề trên thay mặt Chúa nơi trần gian. Người ngồi và qùi đều khiêm nhường như nhau. Mẹ Bề Trên hết nhiệm kỳ, đi. Chị Dòng còn đấy, vẫn vâng phục tới chết. Ý nghĩa cao cả thâm sâu đời tu luyện là chỗ đó.
Mẹ đỡ đầu là mẹ tinh thần. Mẫu người đáng mến mà chỉ Công Giáo mới có là mẹ đỡ đầu. Người đỡ đầu khi chịu phép Rửa Tội, Thêm Sức hay Hôn Phối là người thay thế hay bên cạnh cùng tuyên xưng đức tin với Chúa và Giáo Hội và cam kết sống trung thành với Tin Mừng. Từ đó, mẹ đỡ đầu luôn bên con bên cạnh bằng lời cầu nguyện và gương sáng. Hai người như bóng với hình. Qua đức tính và tình yêu nảy nở. Tình yêu trong sạch và sáng rực như nến cháy. Sinh con ra bằng tinh thần, lối sinh cao đẹp và ý nghĩa. Ngòai bổn phận tinh thần, mẹ đỡ đầu còn quan tâm đến cả vật chất nữa của đứa con này. Những lần xum họp gia đình, gia đình người mẹ đỡ đầu luôn dành chỗ xứng đáng cho con đỡ đầu. Tình anh chị em ở đây không mảy may khác với tình ruột thịt, có khi còn hơn.
Xa quê hương nhiều năm, người thân kẻ thích không có. Nỗi buồn hưu quạnh làm sao giải tỏa cho vơi bớt. Có mẹ đỡ đầu bên cạnh, qua lại thăm hỏi, an ủi biết bao. Người tỵ nạn VN hải ngoại thường hay có những người mẹ bảo trợ ngoại quốc rất tận tình, yêu thương.
Người mẹ VN với bất cứ khuôn mặt nào cũng hiền từ, nhân hậu và vị tha. Đối với các bà yêu là cho, không lấy lại hay trả ơn. Hiền từ ngay cả khi con ruồng rẫy. Nhân hậu để tha thứ bỏ đi tất cả lỗi lầm. Vị tha bao che cho tất cả, miễn sao con cháu hạnh phúc nên người.
Hỡi thương các mẹ Việt Nam
Tri ơn sinh dưỡng ngàn năm ghi lòng
Trung thành hiếu nghĩa sắt son
Luôn hằng xứng danh con thảo hiền
Có vợ có chồng và có con mới thấy rõ được tình mẹ sâu đậm. May mắn cho những ai còn mẹ. Vì mẹ là nguồn hạnh phúc, an vui bóng mát trong đời. Sớm đền ơn kẻo muộn. Vợ chồng sớm tối nhủ nhau.
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung chữ hiếu chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần ba
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình.
Paris. Nhâm Dần 2022