Nước Mỹ Sau Khi Việt Nam Cộng Hòa Chết 13
(Tiếp theo 12)
I./ HIỆP THƯƠNG THỐNG NHẤT QUÊ HƯƠNG
Sự Thật là Mỹ đã có ý đồ tiếp xúc với Bắc Việt từ năm 1962. Trong sách ‘Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt Mỹ 1954-1963’, Tiến sĩ Sử học Phạm Văn Lưu cho biết : ‘Tháng 7/1962, Tổng thống Kennedy đã chỉ thị cho Harriman, trưởng phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Geneva về Lào, phải bí mật gặp ngoại trưởng Bắc Việt, Ung Văn Khiêm, để thảo luận về vấn đề Việt Nam, kể cả việc mở một hội nghị khác, bàn về trung lập hóa Việt Nam, để có lý do rút khỏi vùng đất này; nhưng Harriman đã hoàn toàn thất bại. Điều này cho thấy, Mỹ muốn đóng vai chính trong vấn đề thương thảo với Bắc Việt.
Cộng sản Bắc Việt mơ Ðường mòn Hồ Chí Minh, sau khi Mỹ đồng ý ‘trung lập hóa Lào’ sẽ giúp chúng đưa quân vào Nam hầu toàn thắng ‘Mỹ, ngụy’. Là Tổng thống VNCH, ông Ngô Ðình Diệm đã có quyết định khôn ngoan để bảo vệ Ðộc lập cho Tổ Quốc và an ninh cho Ðồng bào.
Lại có một Sự Thật khác là chính Harriman-Lodge đã thuê giết Tổng thống Ngô Đình Diệm và nhị vị bào huynh (nếu có tội, ông Cẩn cần một bản án hợp pháp. Sau đó, chúng đã thua việt cộng để đồng bào rơi vòng đau khổ cộng sản.
A. Những lý do biện minh cho việc dàn xếp đôi bên Nam-Bắc:
1) Hai miền Nam-Bắc nội chiến. Miền Nam được khối Tự Do viện trợ; miền Bắc được các nước cộng sản chi giúp. Bên này tăng viện thì bên kia cũng tăng viện; mức độ chiến tranh sẽ lớn dần, trở thành khốc liệt thì chỉ có nước Việt Nam và dân Việt Nam phải chịu thiệt hại, chứ các nước viện trợ có thiệt thòi gì đâu.
2) Tổng thống Diệm không muốn lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, nhất là sự hiện diện quân tác chiến trên đất Việt độc lập. Sự kiện đó làm miền Nam mất Chính Nghĩa, tạo cho miền Bắc hô hào ‘đánh cho Mỹ cút’. Các chính sách Tố Cộng, Diệt Cộng và Chiêu Hồi từ thời 1955-1958, đã gây cho cộng sản thiệt hại nặng nề. Theo Văn Tiến Dũng, trong ‘Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước’ trang 16, thì trong vòng 3 năm từ 1955-1958, con số thiệt hại lên đến 90%, từ 60.000 cán binh công sản, xuống còn 5.000. Do đó, ông Diệm cho rằng, với Quốc sách Ấp Chiến Lược, VNCH nắm chắc phần thắng mà không cần quân tác chiến Mỹ.
3) Năm 1956, Hồ Chí Minh kêu gọi Tổng Tuyển cử Thống nhất Ðất Nước, nhưng ông Diệm từ chối vì :
- không có qui định trong Hiệp định Gevèvre 20.07.1954;
- tuyển cử khi đó, còn hơn bây giờ, bị áp lực cộng đảng khắp nơi. Ngày 23.05.2021, cử tri Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bầu Quốc hội khóa 15 đạt bách phân 99,60% làm lan tràn bệnh COVIC-19 chết người…
Những năm 1962-1963, các cơ sở nằm vùng hầu như là tê liệt hoàn toàn, người dân miền Bắc thiếu ăn nên chán ngán chế độ cộng sản rồi. Hồ Chí Minh là con người xảo quyệt; khi ở thế yếu, sẽ dùng chiêu bài hòa hợp, đoàn kết dân tộc để cứu vãn cộng đảng. Nhưng sau đó, ông sẽ tìm mọi cách để tiêu diệt đối thủ của ông.
Tháng 02/1946, Hồ Chí Minh cho bắt và đưa ông Diệm về gặp ông ở Bắc Bộ phủ. Ông Diệm đã tỏ khí phách can trường trong một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa hai người, qua đó, ông Diệm đã từ chối đề nghị cộng tác với Hồ Chí Minh qua chức vụ Bộ trưởng Nội vụ:
- « Không thể được, ông có chính sách cứu nước của ông, và tôi có chính sách cứu nước của tôi. Ông có cam đoan rằng ông sẽ bỏ thuyết vô sản chuyên chính không? Khắp nơi, cán bộ ông đang thi hành thuyết đó. Họ giết hết các nhà quốc gia chân chính. Họ giết cả anh tôi ».
Hồ Chí Minh tìm lời chữa mình và nói:
- « Tôi không hay biết gì cả. Nước đang lâm cảnh loạn ly. Xin ông ở lại với tôi để cùng nhau chống Pháp ».
- « Ông biết tôi là ai không? Tôi không phải hạng hèn nhát ».
- « Không, ông không hề hèn nhát ». Họ Hồ vội vàng nói đỡ
- « Vậy thì để cho tôi đi ». Và Hồ Chí Minh để ông Diệm ra đi. (Trích Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, số 118).
Đây là trận đấu cân não giữa một bên là Chủ Quyền Dân Tộc và một bên là chủ quyền của vô sản quốc tế. Ông Diệm biết rõ ông Hồ là tay sai của Cộng sản Quốc tế không hề có ý thức về chủ quyền mà chỉ làm việc theo lệnh Liên Xô và Trung Cộng nên ông Diệm đã không sợ chết một khi cần bảo vệ và công khai hóa lý tưởng và con đường đấu tranh mình đang theo.
Lý tưởng bênh vực Chủ Quyền Quốc gia luôn là điểm quyết định trong lịch trình hoạt động của chí sĩ Ngô Đình Diệm trong các giai đoạn tranh đấu trước khi nắm chính quyền. Tháng 02/1948, ông Diệm và các nhân sĩ phe quốc gia gặp tại Sài Gòn để thảo ra một khung đàm phán với Pháp về vấn đề Ðộc lập Việt Nam. Sau đó, ông Diệm đến Hồng Kông để cố gắng thuyết phục Bảo Đại ủng hộ kế hoạch này; ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam…
B.- Dự kiến hiệp thương nẩy mầm.
Năm 1962, sau khi dự lễ đăng quang của Quốc vương Maroc, ông Ngô đình Nhu đã đến Paris gặp ông A. Pinay, đại diện Tổng thống Charles De Gaulle, để bàn chuyện hiệp thương với Hồ chí Minh, với sự hiện diện của Giáo sư Bửu Hội, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Rabat (Maroc), từng là cố vấn cho ông Hồ. Nên trong việc này, có thể nói ông Bửu Hội có vai trò cũng quan trọng không kém ông Nhu. Nhiều phiên họp đã diễn ra cả tháng vì Hồ chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng thống De Gaulle giúp. Ông biết ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập hóa Đông dương vì hận Mỹ đã ‘hất cẳng’ Pháp và xin Tổng thống Pháp can thiệp để tiếp xúc với Sài gòn. Tổng thống Pháp rất sốt sắng trong việc này.
C.- Tiến trình Hòa bình dự định bắt đầu.
Sự giao thiệp thương thảo bí mật giữa ông Ngô đình Nhu với Cộng sản Hà nội nhằm thúc đẩy hai miền Nam-Bắc Việt Nam tránh một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung quốc. Chúng dạy bọn cộng sản Việt cứ giết nhau đến người Việt cuối cùng.
==>> Ngay ngày 02.11.1963 cho đến thời nay, người Việt tự cho là Quốc gia có giết nhau không? Câu trả lời trong đoạn bài sau.
Để mở đầu cuộc thuơng thảo, VNCH đồng ý viện trợ kinh tế bao gồm lúa gạo, sản phẩm gia dụng và y tế cho Cộng sản Hà nội nếu họ đồng ý tuyên bố đứng trung lập như miền Nam và đồng tham gia khối ‘Các Nước Không Liên Kết’ do Ấn Độ đứng đầu. Qua sự trao đổi thuơng mại với miền Bắc, chính phủ Sài gòn cam kết sẽ cố gắng giúp đồng bào miền Bắc thoát khỏi tình trạng đói kém do đang phải sống bằng hiện vật chu cấp mọi thứ bởi Bắc kinh. Họ lưỡng lự trước đề nghị yêu nước, thương đồng bào, nhưng thật táo bạo này của ông Nhu vì biết rõ những cam kết mà VNCH đưa ra rất thật lòng dựa trên sự ổn định phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam trong suốt gần chín năm sau hiệp định Geneva 1954.
1. Với sự tiếp tay và bảo đảm bởi các vị thuộc ngoại giao đoàn.
Tháng 9/1962, Hồ chí Minh nói với Chủ tịch Ủy hội Quốc tế Ấn độ là muốn bắt tay với Diệm được coi là một người ‘yêu nước theo kiểu ông ta’ (Il est, à sa manière, un patriote). Phạm văn Đồng gợi ý là Đại diện Pháp ở Hà nội Jean François de la Boissière nên viếng thăm Sài Gòn. Tổng thống Diệm, khi bàn cãi với Đại sứ Pháp, không dứt khoát bác triển vọng một giải pháp hoà bình. Những người cầm quyền Sài Gòn muốn Pháp đặt nhịp cầu đó, nhưng Á đông vụ Bộ Ngoại giao không muốn làm tăng thêm sự căng thẳng giữa Mỹ và ông Diệm hầu buộc VNCH phải hoàn toàn phục vụ những mục tiêu của Washington.
Đại sứ Roger Lalouette là một nhà ngoại giao lão luyện, rất rành về những vấn đề Việt Nam. Ông biết một hành động quá lộ liễu sẽ làm ông Diệm bị thay thế rất nhanh để nhường chỗ cho một chính phủ hoàn toàn theo đường lối của Washinton. Nên ông quyết định trao sứ vụ cho Đại sứ Mieczyslaw Maneli, Trưởng phái đoàn Ba lan trong Ủy ban Quốc tế Kiểm soát Đình chiến tại Việt Nam, với một kế hoạch ba giai đoạn cho Việt Nam :
1. mở cuộc đối thoại giữa Hà Nội và Sài Gòn;
2. đặt những trao đổi kinh tế và văn hoá;
3. tổ chức những cuộc hội đàm về chính trị. Maneli đã chuyển tin ra Hà Nội nơi mà ông đi và về.
Đầu tháng 07/1963, ông cho biết khi gặp Thủ tướng Phạm văn Đồng và Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy : « Tôi hỏi nên làm gì nếu Ngô Ðình Nhu mời tôi tới nói chuyện ». Họ trả lời ‘nhận gặp và lắng nghe’. Tôi lại hỏi họ có muốn tôi nói gì. Họ đáp ‘Tất cả những gì đồng chí biết về lập trường của chúng tôi trong sự trao đổi và hợp tác kinh tế và văn hóa. Một điều chắc chắn là Mỹ phải rút đi. Trên cơ sở chính trị ấy, chúng tôi có thể thương lượng bất cứ điều gì’. Maneli hỏi thêm về khả năng một chính phủ liên hiệp ở miền Nam hay một hình thức liên bang Bắc Nam, ông Đồng trả lời ‘Trên cơ sở độc lập và chủ quyền của Việt Nam, mọi điều đều có thể thương lượng. Hiệp định Genève đã đặt ra nền tảng pháp lý và chính trị : không có căn cứ hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ đất nước chúng tôi. Như thế, chúng tôi có thể đi tới thoả thuận với bất luận người Việt Nam nào ». Miền Bắc sẵn sàng cung cấp than đá không đặt điều kiện nào với giá rẻ để đổi lấy gạo, thực phẩm và cao su, để đối phó với một cơn hạn hán trầm trọng, đồng thời, có thể thoát khỏi viện trợ từ Trung cộng.
Ngày 01.06.1963, Roger Lalouette thông báo cho Tổng thống Diệm những điều mật mà Maneli thâu thập được. Điện Élysée (Tổng thống phủ Pháp) cũng được thông báo về thành quả này và họ không tỏ dấu hiệu chống Lalouette tiếp tục làm chuyện đó. Ngày 25.08.1963, trong cuộc tiếp tân của Quyền Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Trương Công Cừu, các Đại sứ Lalouette (Pháp), d’Orlandi (Ý), Goburdhun (Ấn độ) và Đức Khâm sứ Salvatore Asta (Tòa Thánh) đã giới thiệu ông Maneli với ông Nhu. Ông Nhu vui vẻ mời ông Maneli thu xếp để gặp nhau. Ngày hôm sau, văn phòng ông Nhu đã liên lạc và hẹn cuộc gặp vào sáng ngày 02.09.1963.
Sau cuộc gặp gỡ này tại dinh Độc Lập, ông Maneli cho biết ông Nhu đã nói, trong khoảng hai giờ, về chủ nghĩa Cần lao Nhân vị, chính sách Ấp chiến lược, thành quả của VNCH v.v… Còn về vấn đề hiệp thương giữa hai Miền, ông Nhu có ý như sau: « Tôi không chống lại việc đàm phán và hợp tác với miền Bắc, và như ông biết, nhiều nhà ngoại giao phương Tây đã đề nghị với tôi. Ngay trong những trận giao tranh tàn ác nhất, người Việt Nam cũng không quên ai là người Việt, ai là ngoại quốc. Nếu bắt đầu đối thoại trực tiếp, thì có thể tiến tới xích lại gần. Ủy hội quốc tế, cũng như bản thân ông, sẽ đóng vai trò tích cực ở đây… Trong tương lai gần, tôi không dự liệu điều gì dẫn tới nói chuyện trực tiếp, nhưng sớm muộn có thể sẽ hé ra khả năng… ». Như vậy, ông Nhu chưa có một ý để đi xa hơn nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo cộng sản Hà Nội.
Ngày 20.10.1963, khi tiếp đoàn Đại biểu Viện Kiểm soát Tối cao Liên xô, Hồ chí Minh tuyên bố: « Để hoà bình vãn hồi ở miền Nam Việt Nam hiện nay, chỉ có một cách là Đế quốc Mỹ phải rút khỏi nơi đây, vấn đề miền Nam Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự gỉai quyết, như hiệp định Geneva đã quy định ».
2. Ông Ngô đình Nhu gặp ông Phạm Hùng.
Ông Ngô đình Nhu là nhân vật rất thâm cứu về Trung quốc nên muốn thương thảo với Cộng sản Hà nội nhằm thúc đẩy hai miền Việt Nam tránh khỏi một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung quốc. Từ năm 1962, chính phủ Kennedy đã ép Tổng thống Diệm phải nhận lính tác chiến Mỹ vào nước Việt Nam. Sự hiện diện này khiến cộng sản Hà nội tuyên truyền ‘Miền Nam đang bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, chúng ta phải hy sinh để giải phóng’. Sự lường gạt có hiệu lực rất mạnh trên trên các thiếu niên như chúng ta đã chứng kiến trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968. Trái lại, những lính Mỹ, sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học, bị buộc phải đi quân dịch và rời cha mẹ, bạn gái… để đến một nước xa lạ. Họ rất bất mãn.
Năm 2012, ông Cao xuân Vỹ, người đã tháp tùng ông Nhu bí mật gặp Phạm Hùng, tại khu rừng Tánh linh (Bình tuy), đã kể : « Chúng tôi cùng đến Quận Tánh linh, nơi đây có một vùng do cộng quân kiểm soát. Khi đầu, tôi tưởng là đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi, ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét để gặp Phạm Hùng. Sau này, khi ông Vỹ hỏi, ông Nhu chỉ tiết lộ về Ấp Chiến lược. Họ rất sợ chương trình này. Ai chủ trương và để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59 ».
D.- Tổng thống Ngô đình Diệm chủ trương để hiệp thương với Miền Bắc phải có 6 giai đoạn:
– Bắt đầu bằng việc cho dân hai Miền trao đổi thư tín tự do;
– Rồi cho dân đi lại tự do giữa hai Miền;
– Cho dân hai Miền được tự do chọn định cư sang bên kia, nếu muốn;
– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn;
– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương;
– Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Ông Ngô đình Nhu dự tính : Nếu cho người dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do, dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của Miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở Miền Nam. Vì vậy ‘mình’ phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số Miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số Miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở Miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát Quốc tế thì chắc mình sẽ thắng.
Ð./ Từ năm 1962, chính phủ Kennedy đã ép Tổng thống Diệm phải nhận lính tác chiến Mỹ vào nước Việt Nam. Sự hiện diện của các lính viễn chinh làm Việt Nam mất chính nghĩa (cộng sản Hà nội đã tuyên truyền ‘Miền Nam đang bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, chúng ta phải hy sinh để giải phóng’. Sự lường gạt có hiệu lực rất mạnh trên trên các thiếu niên như chúng ta đã chứng kiến trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968. Trái lại, những người lính Mỹ, sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học, bị buộc phải đi quân dịch và rời cha mẹ, bạn gái… để đến một nước xa dù chỉ để dạy Anh ngữ quân đội. Họ rất bất mãn.
Ông Ngô đình Diệm nhận và thi hành sứ vụ Thủ tướng và Tổng thống với tất cả khả năng đạo đức, thâm cứu lý thuyết cùng quan sát tại chổ và kinh nghiệm hành chánh địa phương các cấp của mình để phục vụ Tổ Quốc và Đồng bào. Nghĩa cử của vị Tổng thống từ chối để người lính quốc gia nỗ súng vào nhau vì mình, dù có bị kẻ giết mướn đâm và bắn mình chết cho thấy sự thương người, những đồng bào, dù bên kia chiến tuyến và tôn trọng đời sống con người. Người không muốn tung ra những trận đánh lớn để chiến tranh leo thang và thương vong gia tăng. Do đó, một vài Tướng Mỹ ‘dám’ nghi Tổng thống Diệm là Việt cộng (!). Ông chủ trương : « Chính sách của chúng tôi là chính sách hòa bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hòa bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử là một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức Việt minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc ».
Sau đảo chính hụt ngày 11.11.1960, ông Ngô đình Nhu đã nói với Đại sứ Pháp Roger Lalouette là ‘Nếu nước Pháp muốn, giờ của Pháp đã điểm ở Việt Nam’. Sau đó, hàng hóa Pháp sản xuất được dễ dàng nhập cảng vào Việt Nam. Sau cuộc viếng thăm của Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson tháng 05/1961 tại Sài gòn khi ông này đề nghị Tổng thống Diệm phải chấp nhận quân tác chiến Mỹ vào Việt Nam, ông Diệm đã ngỏ ý với ông Lalouette là Việt Nam muốn ‘giảm sự chi phối của Mỹ bằng sự hiện diện của một cường quốc khác, ưu tiên là Pháp hay Pháp cùng Anh quốc’. Ngày 24.06.1961, Thủ tướng Michel Debré tiếp kiến ông Ngô đình Nhu, một người thấm nhuần văn hoá Pháp và có ảnh hưởng lớn trong chính quyền Việt Nam.
Để mở đầu cuộc thuơng thảo, VNCH đồng ý viện trợ kinh tế bao gồm lúa gạo, sản phẩm gia dụng và y tế cho Cộng sản Hà nội nếu họ đồng ý tuyên bố đứng trung lập như Việt Nam Cộng hòa đồng tham gia khối ‘Các Nước Không Liên Kết’ do Ấn độ đứng đầu. Qua sự trao đổi thuơng mại với Miền Bắc, chính phủ Sài Gòn cam kết sẽ cố gắng giúp đồng bào Miền Bắc thoát khỏi tình trạng đói kém do đang phải sống bằng hiện vật chu cấp mọi thứ bởi Bắc kinh, nhất là để đến cán bộ cộng sản không phải theo đường lối Đấu tố của Mao trạch Đông đã khiến 200.000 oan mạng bị giết chỉ trong vài năm. Họ lưỡng lự trước đề nghị yêu nước, thương đồng bào, nhưng thật táo bạo này của ông Nhu vì biết rõ những cam kết mà VNCH đưa ra rất thật lòng dựa trên sự ổn định phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam trong suốt gần chín năm sau hiệp nghị Geneva 1954.
II./ THỜI KỲ QU N QUẢN
Lúc hơn 10 giờ ngày 02.11.1963, sau khi Ðài Phát thanh loan tin thất thiệt ‘anh em ông Ngô Ðình Diệm đã tự tử’, nhưng xác nhận một Sự Thật ‘cuộc cướp chánh quyền thành công’ do Mỹ thuê các tướng tá thảm sát Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm. Việc ‘cướp’ luôn là môt ‘hành vi phạm pháp’, nên các chánh phủ trong thời gian quân quản không có tính cách Dân Chủ (không do dân bầu) mà chỉ được chỉ định bởi các tướng, do Mỹ, nắm Chủ quyền VNCH giật dây. Các Thủ tướng, Tổng Bộ trưởng chỉ là những ‘búp bê’ Mỹ và các tuớng muốn thì còn nhảy múa. Chúng bảo thôi thì đem vào kho cất. Xin chứng minh.
Sau khi cướp chánh quyền từ tay Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm, VNCH mất Ðộc lập. Từ đó, Chủ quyền Quốc gia bị bán cho nhà nước Mỹ, đại diện tại Sài Gòn bởi đại sứ khát máu Henry C. Lodge. Các tướng tá cũng như những chính trị gia của cái gọi là ‘Caravelle’*, gần nghĩa với ‘chánh trị salon’ muốn phục vụ Ðất Nước phải được chuẩn nhận bởi hắn.
>> * { Trong danh sách ‘Caravelle’ có tên Cha Gioan Baotixita Hồ Văn Vui, cựu Chánh sở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, bị nghi ngờ không thích chính quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Cha về nương náu tại Tha La với sự chấp thuận của Đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền. Năm 1960 Cha rời Xóm Đạo, qua ngã Campuchia sang Pháp học và tốt nghiệp ngành Xã hội học. Sau trở về Việt Nam, có lúc nhận chức Giám đốc Cơ quan Bác Ái Công Giáo Caritas Việt Nam.
Theo chúng tôi được biết : Trong một bài giảng, Cha đề cập đến từ ‘sáng suốt’ trước một kỳ bầu cử. Một giáo dân ‘đi mét…’ Nhiều giáo dân khác làm chứng mang lại Sự Thật cho Cha. Kẻ théc méc này, nhờ ‘luồn cúi’ hay CIA, nên, lúc nào, cũng có chức trong công quyền cho đến khi tháo chạy trước ngày 30.04.1975.}
1./ Chánh phủ Nguyễn Ngọc Thơ
Sau khi đảo chính, Hiến pháp 1956 bị thay thế bởi Hiến ước tạm thời dự trù chức vụ Thủ tướng. Do quen thân với Big Minh và được OK bởi Lodge, ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng thống thời ông Diệm, đã được Lodge hứa trước để đừng liên can đến đảo chánh 1963. Dương Văn Minh cử ông Thơ đảm nhiệm Thủ tướng. Sự kiện này khiến ông Bùi Diễm phảm đối cho đây là một ‘chánh phủ Diệm không có Diệm’. Do đó, nhiều chính trị gia khác ồn ào phản đối. Họ cho đây là ‘Chính phủ Diệm không có Diệm’. Cuộc tranh quyền giữa những kẻ kém tài và đức, dưới sự dẫn dắt của bọn Mỹ.
Nếu ông Diệm còn thì làm sao có chuyện tướng Đính tuyên bố ‘cho phép tự do nhảy đầm’. Lập tức, cùng với các tướng đồng chí khác, như Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Mai Hữu Xuân, cùng các nữ sinh viên và học sinh nhảy nhót.
Sáng tinh sương ngày 30.01.1964, trong khi các tướng ‘nhảy đầm’ đang an giấc, tướng Trần Thiện Khiêm (đạo diễn chính cuộc đảo chính 01.11.1963 và thảm sát Tổng thống Diệm đã bị đám Ðính, Ðôn, Kim và Xuân vượt quyền), thừa lịnh ‘toàn quyền Mỹ’, đem lính đến bắt bốn tướng nầy, trong biến cố mệnh danh ‘Chỉnh Lý’ tuyệt đẹp, không đổ máu, nhanh chống chỉ vài giờ. Các tướng này bị buộc tội ‘thân Pháp, mưu toan trung lập hóa VNCH và bị nhốt ở Đà Lạt. Tướng Minh an phận ‘bù nhìn’.
Ngoài ra, cuộc chỉnh lý cũng bắt thiếu tá Nguyễn Văn Nhung, bị cho là đã giết hai anh em ông Diệm. Bị giam tại trại Hoàng Hoa Thám (Nhảy dù). Sau khi viết tờ khai tướng Thu đã hạ sát cả hai ông (trong Quân đội, lúc đó, không có ai là tướng Thu). Sau đó, dùng dây giày, Nhung đã tự sát. Bí mật vẫn chưa ‘bật mí’.
Tuy nhiên, mục đích chính trong cuộc binh biến này là Khiêm muốn đem bạn thân là tướng Nguyễn Khánh về chia quyền mà hậu quả là đưa VNCH vào gông cùm cộng sản.
Xin mời đọc ‘Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ’ (Stephen B. Young, Nguyễn Vạn Hùng chuyển ngữ) trang 36 và 37 về một biến cố cười ta nước mắt trong cùng ngày 30.01.1964:
- Khi tướng Nguyễn Khánh được mời về Bộ Tham mưu của phe đảo chánh bằng chiếc thiết vận xa* đã khiến ông ta hãi sợ. Vừa đến nơi những người phe đảo chánh đang họp, ông ta cúi người quì trên sàn nhà và xin mọi người tha tội. Người sĩ quan trẻ đã tiến cử ông lúc trước vội kéo ông đứng dậy : « Ðừng làm thế ! Chúng tôi muốn đưa ông lên làm nguyên thủ quốc gia mà».
Dựa trên liên hệ qua đảng phái** mà tướng Nguyễn Khánh khi trở thành Chủ tịch nước chỉ loay hoay trong đảng của mình, bỏ mặc miền Nam Việt Nam chìm đắm trong những hỗn loạn chánh trị. Quân đội miền Nam trước đó vốn đã hùng mạnh, trở nên suy sụp, mất tinh thần chiến đấu. Ðể chận đứng đà leo thang chiến tranh của Việt cộng, Hoa Kỳ không còn con đường nào khác hơn là phải đưa quân chiến đấu của mình vào miền Nam Việt Nam***.
[Ghi chú :
* ông hoảng sợ khi nhớ lại hai ông Diệm và Nhu đã bị giết chết trong loại xe này;
** đảng Ðại Việt;
*** rõ ràng nhà nước Mỹ đã đưa Nguyễn Khánh cầm quyền. Một tướng hề, giết người để làm ‘suy sụp, mất tinh thần chiến đấu’, tạo lý do đưa quân Mỹ vào]
Sau cuộc chỉnh lý thành công, tướng Khánh nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, nhưng hắn lưu tướng Dương Văn Minh làm Quốc trưởng vì Minh đang còn là thần tượng của Phật giáo.
2./ Chánh phủ Nguyễn Khánh
Tướng Nguyễn Khánh có vai trò quan trọng trong việc phản công gây thất bại cho vụ Đảo chính ngày 11.11.1960. Ngày 17.12.1962, bàn giao chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu cho Tướng Trần Thiện Khiêm để nhận chức Tư lệnh Quân đoàn II và Vùng II Chiến thuật thay Tướng Tôn Thất Đính. Khi Đảo chính ngày 01.11.1963, Khánh án binh bất động. Ngày 02.11.1963, đảo chính thành công, ông tuyên bố ủng hộ Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Do đó, ông được thăng Trung tướng. Ngày 11.12.1963, ông hoán chuyển nhiệm vụ với Tướng Đỗ Cao Trí giữ chức Tư lịnh Quân đoàn I, tướng Trí thành Tư lịnh Quân đoàn II.
Ngày 30.01.1964, được Mỹ ủng hộ và cho phép tướng Khiêm, bạn rất thân của Khánh, và "nhóm các tướng trẻ" làm cuộc "Chỉnh lý" để trao quyền cho Nguyễn Khánh. Ngay sau đó, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng thay Dương Văn Minh. Ngày 07.02.1964, ông được Hội đồng này cử ông làm Thủ tướng thay ông Nguyễn Ngọc Thơ.
Việc đầu tiên của hắn là xóa tan cái ‘quá khứ đảng viên Cần Lao’ hầu lấy lòng Lodge và Phật giáo bằng thành lập Tòa án Ðặc biệt để xử tử hình và qui một số hành động của các nhân vật cộng tác với chế độ Ðệ Nhất VNCH vào các tội cố sát, lũng đoạn kinh tế quốc gia v.v… và Sắc luật này còn qui định có hiệu lực hồi tố, trái với nguyên tắc là hình luật chỉ áp dụng cho những hành vi trọng tội xẩy ra sau ngày ban hành luật đó mà thôi. Hai bản án ngày 28.02.1964 và 24.04.1964, hai ông Ðông và Cẩn đã bị tuyên xử tử một cách vô luật pháp.
Ngoài ra, Điều 11, khoản 2, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền ghi: “Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật quốc tế hiện hành, mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.”
i. Phan Quang Đông, bằng phiên tòa diễn ra trong 3 ngày tại Huế, bị kết tội làm mật vụ thời chính quyền Ngô Đình Diệm, đàn áp, bắt giam và hành hạ dã man, tàn bạo những người đối lập. Ngày 28.03.1964, ông bị kết án tử hình và bị tịch thu tài sản. Ngày 09.05.1964, ông bị xử bắn tại sân vận động Tự Do tức sân Bảo Long ở Huế. Phiên hành hình ông diễn ra rất ghê rợn. Vợ ông khi ấy đang mang thai và sắp sinh, đã ngất lịm ngay tại pháp trường khi chứng kiến cảnh chồng bị trói vào cọc.
ii. Ngô Ðình Cẩn, ngày 03.11.1963, vào trú tại Dòng Chúa Cứu Thế (Huế) và đang cân nhắc việc xin Mỹ cho phép đi tị nạn chính trị. Cùng ngày, tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn I, từ Đà Nẵng bay ra Huế liên lạc với Đại úy Nguyễn Văn Minh để nhờ nhắn với Ông Cẩn: ‘Thế nào chúng cũng lục soát tư thất tại Phủ Cam. Còn tài sản thì giao cho Trí giữ sau này tình hình yên ổn sẽ trả lại. Đừng lo lắng gì cả. Hắn Thiếu tướng sẽ đảm bảo sinh mạng cho’.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ thị: "Ngô Đình Cẩn cần được cấp quyền tị naïn nếu ông ta gặp nguy hiểm về thể chất từ bất kỳ phía nào. Nếu ông được cấp quyền tị nạn, hãy giải thích cho chính quyền Huế hiểu rằng bạo lực sẽ làm tổn hại đến uy tín của chế độ mới trên trường quốc tế. Cũng xin nhắc lại với họ rằng Hoa Kỳ từng có hành động tương tự để bảo vệ Thích Trí Quang khỏi chính quyền ông Diệm và trường hợp ông Cẩn lần này cũng tương tự như vậy". Bạch Ốc gửi điện tín đến Đại sứ quán Hoa K ỳ ở Sài Gòn ngày 04.11.1963 đồng ý di tản mẹ con ông Cẩn. Ngày 05.11.1963, ông Cẩn đến lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Huế với một vali Mỹ kim. Cùng sáng đó, tướng Trí, được lệnh Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa hai mẹ con Ông Cẩn vô Sài Gòn. Tướng Trí chỉ hứa với ông Cẩn rằng hai người sẽ an toàn lên một máy bay Mỹ vào Sài Gòn, tại đó quan chức sứ quán sẽ tiếp đón. Ông Cẩn lúc bấy giờ đã có ý định xin được tị nạn ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, ai ngờ sự tàn bạo của người Mỹ đáng khinh, tên Lodge đã sai CIA Conein đến đón hai mẹ con ông Cẩn tại sân bay Tân Sơn Nhất và trao ông Cẩn cho các tướng VNCH chở thẳng vào khám Chí Hòa. Lodge nói rằng tướng Đôn đã hứa sẽ xử Ông Cẩn "về mặt pháp lý và tư pháp". Ông báo với Washington rằng Mỹ không cần phải cấp phép tị nạn cho ông Cẩn nữa. Lodge lý luận rằng vì nếu Cẩn không bị giết, việc bảo vệ ông sẽ tạo ấn tượng rằng Mỹ ủng hộ các hoạt động đi ngược với luật pháp của ông. Hắn kể lại rằng tướng Dương Văn Minh đảm bảo rằng ông Cẩn sẽ nhận được sự khoan hồng ngay cả khi bị kết án tử hình. Tuy nhiên, lời nói này mâu thuẫn với Conein khẳng định Quân lực VNCH (?) muốn ông Cẩn phải chết.
Lodge buộc Lãnh sự tại Huế phải báo cáo rằng đã có hằng ngàn người bao vây tư gia ông Cẩn tại làng Phủ Cam và phao vu ông Cẩn có chứa vũ khí và tài liệu Việt cộng trong nhà ông ta. Thật ra chẳng có gì cả mà là chuyện bịa đặt của Lodge mà thôi.
Nhận được tin trên, Ngoại trưởng Dean Rusk gởi một công điện với nội dung: "Nếu ông Cẩn yêu cầu được trú ẩn, trong tình trạng sinh mạng bị nguy hiểm, tiếp xúc với tướng Trí, yêu cầu bảo vệ thích nghi và đưa ông ta đi”.
Ngày 20.04.1964, ông Cẩn phải ra Toà án Cách mạng. Ngồi ghế chánh án là Đại tá Đặng Văn Quang. Luật sư bào chữa là ông Võ Văn Quan. Nhân chứng tố cáo là bà vợ ông Nguyễn Đắc Phương, bị người của ông Cẩn xô té từ trên lầu cao trước đây.
Toà tuyên án tử hình ông Cẩn với đủ thứ tội. Ông Cẩn nói: "Tôi quân sự không biết, hành chánh không biết, học tầm thường thì làm sao ra lệnh cho ai được?".
Bốn ngày sau khi tuyên án, ông Cẩn đệ đơn xin ân xá. Hai ngày sau đó, Quốc trưởng Dương Văn Minh bác đơn ân xá. Tướng Khánh, đại sứ Lodge có xin ân xá giùm nhưng không được chấp thuận. Nghiêm chỉnh hơn, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài Gòn đã gởi thư yêu cầu Dương Văn Minh ân xá cho ông Cẩn vì ông không còn sống bao lâu.
Ra Pháp Trường: Sáng ngày ông Cẩn ra pháp trường, con gái bà Ấm (cháu gọi ông Cẩn là cậu) được phép vào tận trong phòng giam thăm với sự hiện diện của nhân viên coi tù. Chị giơ năm ngón tay ra hiệu cho ông Cẩn (có nghĩa là 5 giờ chiều sẽ bị xử tử). Ông Cẩn khẽ gật đầu. Còn cô cháu gái thì khóc lóc lu bù, và không tiếc lời nguyền rủa những ai phản phúc với ông Cẩn. Ông Cẩn thì vẫn điềm đạm nói với cô cháu gái: "Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết. Làm chính trị thì phải biết sẽ có ngày như thế này".
Lưu Ý : Trước đảo chánh 01.11.1963, các tướng tá xưng hô ‘cậu và con’ với ông Cẩn khi nhờ can thiệp này nọ, nay cần phải giết để khỏi bị ‘quê’ và ‘bật mí’. Đôn đã từng xin ông Cẩn cho vô Đạo. Ông Cẩn nhờ Cha Đỗ Bá Ái, Tuyên úy Quân đội, dạy Giáo lý. Nhưng bất thành.
iii. Tại phiên tòa quân sự xử Thiếu tá Đặng Sĩ ngày 02.06.1964, các chuyên viên quân cụ đã phân tích các loại chất nổ M26 và MK3.
Giả thuyết lựu đạn M26 đã bị loại và MK3, được các thẩm phán đặc biệt lưu ý, nhưng rồi cũng bị loại vì, tuy có thể làm chết người do áp lực của hơi nổ, nhưng tác dụng không thể nào gây con số thương vong cao như vậy nhất là ở nơi có khoảng trống.
Không thể để ‘bọn lợi dụng cách mạng đàn áp Công Giáo’ đối với Thiếu tá Sĩ, ngày 07.06.1964, Khối Công dân Công Giáo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn với cả 100.000 người tại Công trường Lam Sơn. Chiều hôm đó, tướng Khánh sai Tướng Nguyễn Cao đến gặp Đức cha Nguyễn Văn Bình, Cha Trần Tử Nhản, Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình ông Đặng Sĩ cho biết: ‘Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, ông Sĩ sẽ được trả tự do’.
Ngoài ra, ngày 24.11.1963, Thiếu tá Đặng Sĩ bị bắt, giải vào Sài Gòn giam tại Nha An ninh Quân đội. Buổi chiều, ông được đưa đến gặp Thiếu tướng Đỗ Mậu để vị tướng này nói ‘Anh khai cho ông Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý của Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’.
Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy khác lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian... Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sĩ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân đội để nhờ photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.
Nội vụ bị bại lộ, Tín hữu Công Giáo biểu tình, Hội đồng Quân nhân Cách mạng bắt Tướng Mậu rời khỏi Nha An ninh Quân đội.
3./ Để dung hòa mâu thuẫn giữa các tướng lãnh đạo, giải pháp "Tam đầu chế" ra đời. Ngày 27.08.1964, Trần Thiện Khiêm được Hội đồng Quân lực gồm 53 thành viên tướng tá họp tại Bộ Tổng Tham mưu, bầu vào Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực cùng với hai tướng Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh.
4./ Binh biến ngày 13.09.1964 nhằm lật đổ quyền lực tướng Nguyễn Khánh. Tuy nhiên, dưới áp lực của các tướng trẻ, cuộc binh biến kết thúc êm thắm mà không đạt được bất kỳ mục đích nào.
Ngày 13.09.1964, đảng Đại Việt đảo chính, do Đại tá Huỳnh Văn Tồn, Tư lịnh Sư đoàn 7 Bộ Binh, và Trung tướng Dương Văn Đức, Tư lịnh Quân đoàn IV. Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tham mưu Trưởng liên quân, tại Bộ Tổng Tham mưu không có quân trong tay nên phải cầu cứu với Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh về Sài Gòn để phản công. Thi phải nhờ Tư lệnh Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến cùng Không quân để phản công, dẹp Đảo chính khá dễ dàng.
Tuy nhiên, mâu thuẫn quyền lực đã nẩy sinh giữa đôi bạn thân Khiêm và Khánh. Sau cuộc binh biến ngày 13.09 này, Khánh nghi ngờ có sự hậu thuẫn của Khiêm, nên vào đầu tháng 10, Khiêm bị Khánh buộc phải bàn giao hai chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Quân lực lại cho Khánh kiêm nhiệm. Ngày 07.10.1964, Khiêm ‘bị’ cử làm Trưởng phái đoàn công du Vương quốc Anh và Liên bang Tây Đức. Ngày 24.10.1964, hết hạn công du, thay vì về nước, Khiêm nhận được quyết định từ Khánh đi làm Đại sứ ở Hoa Kỳ
Giữa năm 1965, nhóm các tướng trẻ do tướng Nguyễn Cao Kỳ và một bạn của Khiêm là tướng Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu, đã buộc Khánh phải rời khỏi mọi chức vụ để đi làm "Đại sứ Lưu động", không ngày trở về. Tháng 10/1965, mãn nhiệm Đại sứ tại Mỹ, Khiêm được lịnh từ Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tiếp đi làm Đại sứ ở Trung Hoa Quốc gia như một hình thức lưu vong ở nước ngoài trong cái thời ‘Thắng làm Vua, thua là Đại sứ’.
5./ Thượng Hội đồng Quốc gia (THÐQG) là cơ quan chấp chính dân sự do Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời (tam đầu chế gồm Minh, Khánh và Khiêm) thành lập ngày 08.09.1964 (gồm: Nguyễn Xuân Chữ, Tôn Thất Hanh, Nguyễn Văn Huyền, Phan Khắc Sửu, Lương Trọng Tường, Mai Thọ Truyền và Trần Văn Văn,…) để chuyển dần sang Chính phủ dân sự trong thời kỳ Quân quản. Nhưng, cơ cấu này bị Hội đồng Quân lực giải tán vào ngày 20.11.1964 sau một binh biến, chỉ sau hơn 2 tháng hoạt động.
Ngày 27.09.1964, Hội đồng bầu Phan Khắc Sửu làm Chủ tịch. Ngày 24.10.1964, THÐQG đề cử ông Sửu làm Quốc trưởng và bầu ông Nguyễn Xuân Chưõ làm Quyền Chủ tịch THÐQG, Tổng thư ký là Trần Văn Văn. Ngày 26.10.1964, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLÐQG do Dương Văn tướng Minh làm Chủ tịch) chuyển giao quyền hành Quốc trưởng cho Phan Khắc Sửu.
Lúc đầu, ông Hồ Văn Nhựt được chọn để làm Thủ tướng vì được sự ủng hộ của các thành phần tôn giáo và chính trị. Nhưng, do ông muốn tìm giải pháp hòa hợp dân tộc, và sau những cuộc thảo luận không thỏa đáng với UBLÐQG và nhà nước Mỹ, ông Nhựt đã từ chối chức vụ này. Thay vào đó, Trần Văn Hương được cử làm Thủ tướng, ngày 30.10.1964, bởi Quốc trưởng Phan Khắc Sửu.
6./ Chánh phủ Trần Văn Hương.
Ngày 04.11.1964, Nội các Trần Văn Hương hình thành hoàn toàn dân sự.
Chính phủ ông Hương dù được hậu thuẫn của nhiều thành phần nhưng bị ông Chữ, các lãnh đạo Phật giáo và lực lượng sinh viên chống đối kịch liệt vì cho rằng thành phần chính phủ không phản ánh nguyện vọng các đảng phái. Ông Hương lại không chịu nhượng bộ cải tổ nên tình hình trở nên tê liệt.
=>> Chúng tôi nhớ rõ : lúc đó, cứ mội chiều, khoảng 18 giờ, Phật tử kéo về Việt Nam Quốc Tự để nghe quý Thầy thuyết pháp chê bay chánh phủ ông Hương, rồi sau đó kéo ra đường biểu tình, khiến Thủ tướng Hương phải tuyên bố qua Ðài Phát thanh gọi đó là các ‘Trò Khỉ’.
Ngày 05.11.1964, ông Chữ từ chức Quyền Chủ tịch. Ngày 18.11.1964, ông Lê Văn Thu được bầu làm Chủ tịch THÐQG. Hội đồng Quân lực ra lệnh giải thể THÐQG ngày 20.11.1964 để lập Hội đồng Quốc gia Lập pháp.
7./ Binh biến ngày 19.12.1964 do Hội đồng Quân lực thực hiện, đã thực sự giải tán cơ cấu THÐQG, bắt giữ các thành viên và chuyển quyền lãnh đạo chính quyền VNCH vào tay các tướng Quân đội.
Tướng Khánh, Tổng Tư lệnh Quân lực cho thành lập Hội đồng Quân lực sau khi các cuộc xung đột giữa các đoàn thể Phật giáo và chính phủ dân sự Trần Văn Hương làm gần như bế tắc chính sự. Phe quân nhân bèn nhân cơ hội đó đứng lên tham chánh.
THÐQG là một cơ quan cố vấn lập pháp không do cử tri bầu mà y đã tạo ra theo yêu cầu Hoa Kỳ và VNCH để đưa ra một quy tắc dân sự. Sự tan rã làm kinh hoàng Mỹ, đặc biệt là đại sứ Maxwell D. Taylor. Ông đã tranh cãi giận dữ với các tướng, kể cả Khánh và đe doạ cắt giảm viện trợ. Họ không thể làm bất cứ điều gì, bởi vì cần thắng chiến tranh.
Lý do việc loại bỏ THÐQG là một cuộc đấu tranh quyền lực trong chính quyền quân sự. Khánh, kẻ đã được cứu thoát khỏi cuộc đảo chính tháng 09/1964 do sự can thiệp của các tướng trẻ, và cần thỏa mãn mong muốn nắm quyền lực của họ. Họ không thích các tướng già, bất lực, cần nghỉ hưu. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, một người cao tuổi được quân đội bổ nhiệm để cai trị dân sự, đã không muốn ký nghị định mà không có sự đồng ý của THÐQG. Thượng hội đồng khuyến cáo chống lại chính sách mới, và các sĩ quan trẻ tuổi, do Nguyễn Chánh Thi và Nguyễn Cao Kỳ, đã giải tán cơ chế và bắt giữ một số thành viên cùng với các chính trị gia khác.
Kết quả sự kiện là đại sứ Taylor triệu tập Khánh đến văn phòng ông. Khánh gửi Thiệu, Kỳ, Cang đến, Taylor bắt đầu hỏi "Tất cả các ông có hiểu tiếng Anh không?" một cách khinh miệt và đe dọa cắt giảm viện trợ. Hôm sau, Khánh gặp Taylor và đã đưa ra những cáo buộc Hoa Kỳ muốn có một đồng minh rối; ông chỉ trích Taylor về cách thức của ông ngày hôm trước. Khi Taylor nói với Khánh rằng anh đã mất niềm tin vào sự lãnh đạo của mình, Taylor đã bị đe doạ trục xuất, và đáp lại với những mối đe doạ về tổng số cắt giảm trợ cấp. Tuy nhiên, sau đó Khánh cho biết ông sẽ rời Việt Nam cùng với một số tướng khác, và trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại, Khánh đã nhờ Taylor giúp đỡ việc đi du lịch. Sau đó, ông yêu cầu Taylor lặp lại tên những người lưu vong để xác nhận, và Taylor tuân theo, không biết Khánh đang ghi hình cuộc đối thoại. Sau đó, Khánh trình băng cho các tướng khác, khiến họ nghĩ rằng Taylor muốn họ trục xuất khỏi đất nước của họ để nâng cao uy tín của mình.
Vài ngày sau, Khánh bắt đầu một cuộc tấn công bằng phương tiện truyền thông, nhiều lần chỉ trích chính sách Hoa Kỳ và lên án những gì mà ông coi như là một ảnh hưởng và xâm phạm bất hợp pháp đối với chủ quyền Việt Nam, lên án Taylor và tuyên bố độc lập của quốc gia này trước "thao túng nước ngoài". Khánh và các tướng trẻ bắt đầu chuẩn bị trục xuất Taylor trước khi đổi ý; tuy nhiên, các chiến thuật gây hiểu nhầm của Khánh đã tập hợp các tướng này quanh sự lãnh đạo yếu ớt của ông ta ít nhất là trong tương lai gần. Người Mỹ bị buộc phải từ bỏ sự khăng khăng rằng THÐQG sẽ được phục hồi và không thực hiện được những lời đe doạ của Taylor về việc cắt giảm viện trợ, bất chấp sự chống đối của Sài Gòn.
8./ Phan Huy Quát ngày 16.02.1965 đến 05.06.1965, đảng viên Đại Việt Quốc dân đảng.
Ngày 19.02.1965, Tướng Lâm Văn Phát và các Tá Phạm Ngọc Thảo, Bùi Dzinh và Lê Hoàng Thao đem quân và xe tăng chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Sài Gòn, bến Bạch Đằng và sân bay Tân Sơn Nhất, lùng bắt tướng Nguyễn Khánh. Một lần nữa, Khánh phải đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.
Hội đồng các tướng lĩnh đã cử tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư lệnh Quân đoàn Giải phóng Thủ đô, đưa quân về Sài Gòn để phản đảo chính. Được sự ủng hộ của các tướng trẻ, ngày 20.02.1965, tướng Thi buộc quân đảo chính rút lui, sau khi đạt thỏa thuận yêu cầu Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ra lệnh giải nhiệm tướng Khánh, và ép tướng Khánh phải xuất ngoại "trị bệnh".
Về mặt quân sự, VNCH, Mỹ cùng các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quy mô và mức độ ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng. Trong phúc trình gửi Tổng thống Johnson ngày 16.03.1964, McNamara đưa ra một bức tranh bi thảm, hậu quả của cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm: "Trong số đất đai của 22 tỉnh (trong 44 tỉnh), Việt Cộng kiểm soát tới 50% hoặc nhiều hơn.". Sau đảo chính 1963, trong một thời gian ngắn, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một "xa lộ thênh thang", lượng hàng vận chuyển vào miền Nam tăng vọt. Trước đây, đoàn vận tải ô tô chỉ vào Khe Hó đổ hàng rồi từ đây dùng voi hay sức người chuyển vào Palin Thừa Thiên. Đầu năm 1964, các đoàn ô tô đã có thể đi tới đieåm traïm ngã ba biên giới Kontum, số lượng vận tải tăng 40 lần so với năm trước, tỉ trọng vận tải cơ giới là 51%. Trước những thất bại này, Tổng thống Mỹ quyết định gởi quân viễn chinh trực tiếp tham chiến tại VNCH.
Khánh chủ trương đưa quân Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam và đã tuyên bố "Quân đội là cha quốc gia!", uy tín hắn càng lúc càng xuống thấp và mất lòng dân. Nhóm các tướng trẻ, do đó, đã truất phế ông. Ngày 21.02. 1965, ông bị mất tất cả các chức vụ và ngày 22.02.1965 ông trở thành Đại sứ lưu động. Trước khi đi, ngày 25.02.1965, tay nắm theo một miếng đất, ông tuyên bố: "Tôi có mang theo nắm đất quê hương, một ngày nào đó nhất định sẽ trở về". Tuy nhiên, cho đến khi qua đời ông không thể thực hiện được. Nhưng ông đã có dịp cho biết chính Đại sứ Maxwell D. Taylor đã trực tiếp ra lệnh cho ông phải rời khỏi Việt Nam.
Sau khi rời Việt Nam, Khánh, từ năm 1966, hưởng trợ cấp Pháp dành cho những người từng phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương.
9.- Ngày 08.03.1965, Mỹ chính thức đổ quân viễn chinh lên Đà Nẵng. Phía Mỹ đã không thông báo cho VNCH thời gian và địa điểm đổ quân, dù bản tin Bộ Quốc phòng Mỹ 2 hôm trước loan báo Mỹ đổ quân vào VNCH theo yêu cầu của chính phủ VNCH. Sáng 08.03.1965, một sĩ quan Mỹ đến gặp Thủ tướng Phan Huy Quát, yêu cầu (ra lịnh) soạn thảo một thông cáo chung song ngữ Anh-Việt để thông báo rộng rãi, lúc đó ông Quát mới biết quân Mỹ đã đổ bộ vào Việt Nam. Ðiều này cho thấy Mỹ tỏ ra rất coi thường và không tin chế độ Đệ II Cộng hòa. Thủ tướng Quát phải hợp thức hóa việc này bằng cách gọi Tổng trưởng Phủ Thủ tướng Bùi Diễm cùng viên chức Mỹ Melvin Manfull soạn ngay thông cáo chào mừng quân Mỹ, với chỉ đạo: "Viết càng ngắn càng tốt. Chỉ mô tả sự kiện rồi khẳng định rằng chúng ta đã đồng ý mà thôi". Trong những tháng sau đó, Mỹ đổ bộ hàng chục vạn quân, lính Mỹ hiện diện ở khắp miền Nam.
Ngày 25.05.1965, ông quyết định cải tổ Nội các, thay thế một số Tổng trưởng nhưng Giáo dân Công Giáo phản đối. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu cũng không đồng tình nên không phê chuẩn. Tình hình bế tắc kéo dài sang tháng 6 vì bất đồng giữa Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát không giải quyết được; chính phủ hoàn toàn tê liệt.
Ngày 11.06.1965, ông triệu tập chính phủ để giải quyết nhưng không đạt được thỏa hiệp nên ông ra lệnh giải tán chính phủ và từ chức Thủ tướng. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu đã trao lại quyền hành cho Hội đồng tướng lĩnh. Ngay hôm đó, Hội đồng tướng lĩnh đã họp dưới sự chủ tọa của tướng Nguyễn Văn Thiệu để chọn ra người lãnh đạo.
Sự coi thường của Mỹ đối với đám tướng tá đã có từ khi chúng nhận tiền của Mỹ để giết Tổng thống Ngô Ðình Diệm và các chánh trị gia phục tùng chúng. Tiền nhân dạy ‘tu thân, tích đức, tề gia mới trị quốc. Trong đám ‘trị quốc’ sau ngày 02.11.1963 có ai ‘đạo đức’ bằng ông Diệm không. Không phải cứ là bác sĩ, kỹ sư… đều có thể trị quốc được đâu. Công dân Ngô Ðình Diệm đã tốt ngiệp trường Hậu Bổ, từng là Quận và Tỉnh trưởng, rồi bốn lần Vua Bảo Ðại mời làm Thủ tướng, hai lần được cử tri trao quyền Tổng thống qua Trưng cầu dân ý và tuyển cử.
Các vị này quên lời Tiền Nhân dạy ‘Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’. Có thể họ sống thân vinh đến cuối đời ở Hoa kỳ. Nhưng đồng bào vô tội phải sống đời khốn khổ, bị trả thù vì tội ‘dân và lính VNCH’
10./ Giới tuớng lãnh và chánh trị gia thất bại trong việc điều hành quốc sự.
Tổ tiên dạy rằng ‘chỉ trích thì dễ, phá hoại càng dễ hơn, nhưng xây dựng mới khó.
Các tướng lãnh tiếp thu chính quyền và đặt hai cơ quan: Ủy ban Hành pháp Trung ương và Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (lên lon nhanh nhất trong thời Quân quản, do tham dự nhiều binh biến) làm chủ tịch Ủy ban lãnh đạo Quốc gia với cương vị quốc trưởng trong khi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương với cương vị Thủ tướng (sau khi tướng Thi chịu nhường) cho tới khi thành lập nền Nhị Cộng hòa vào năm 1967. Ngày trình diện đồng bào của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia được chọn làm "Ngày Quân lực" 19 Tháng Sáu, kỷ niệm hằng năm bằng cuộc diễn binh ở Sài Gòn.
Sự Thật là, sau khi Đấng Sáng Lập nền Cộng Hòa Việt Nam bị Kennedy để Harriman cho phép Lodge thảm sát, thì các chính trị gia nối tiếp từ 1963 đến 1966 có tới 15 lần thay đổi chính phủ (có quốc gia nào trên Thế giới ‘tệ’ như vậy không, dưới sự đạo diễn của Lodge và Taylor?).
11./ Biến động Miền Trung
Nguyên nhân sâu xa Biến động Miền Trung là sự bất mãn của đồng bào với việc các tướng lãnh tự do tranh giành quyền hành, liên tiếp gây nhiều binh biến, khiến tình hình VNCH không ngớt bị xáo trộn; quần chúng đòi hỏi dân chủ hóa đất nước, lập Quốc hội Lập hiến, trở lại Chính phủ Dân sự. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Biến động Miền Trung là vụ cách chức Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, người công khai chỉ trích Nguyễn Văn Thiệu (Quốc trưởng) và Nguyễn Cao Kỳ (Thủ tướng), những việc mà ông cho là bất công, tham nhũng.
Sau khi buộc tướng Khánh phải lưu vong, sự tranh chấp quyền lực giữa các tướng trẻ không thuyên giảm mà lại càng tăng thêm. Hội đồng tướng lĩnh phân thành 4 nhóm Thiệu, nhóm Kỳ, nhóm Thi và nhóm Có (Nguyễn Hữu Có). Do vai trò quan trọng trong các cuộc đảo chính và phản đảo chính, tướng Thi bị xem như là mối nguy cơ làm nổ ra đảo chính quân sự. Ba tướng còn lại hợp sức để chống đối, cử tướng Kỳ làm thủ lĩnh.
Lực lượng Phật giáo, vốn tự xem là lực lượng chính đẩy cao mâu thuẫn giữa quần chúng với chính phủ Diệm, gián tiếp dẫn đến đảo chính 1963, một lần nữa nắm vai trò lãnh đạo quần chúng chống lại chính phủ do các tướng lĩnh lập nên, đòi hỏi thành lập Quốc hội Lập hiến để có Hiến pháp cho Miền Nam Việt Nam, thay cho Chánh phủ Quân nhân cai trị không có căn bản pháp lý là mầm mống biến loạn như năm 1963.
Tại miền Trung, tướng Thi đã có những cáo buộc nảy lửa công khai về tệ tham nhũng cũng như những chỉ trích sự độc tài trong chính phủ của tướng Kỳ. Phong trào Phật giáo ở đâu cũng bùng nổ mạnh hơn hết do lực lượng quân đội của Quân đoàn I do tướng Thi chỉ huy đã không thực hiện các mệnh lệnh trấn áp phong trào Phật giáo từ chính phủ trung ương đưa xuống, là một cách không chính thức chống lại quyền lực của tướng Kỳ.
Nhận định tướng Thi một đối thủ nguy hiểm, tướng Kỳ đã tìm cách liên kết với nhiều tướng lãnh để giải trừ chức vụ của tướng Thi. Phía Hoa Kỳ lúc đó ủng hộ việc tống xuất tướng Thi, vì người Mỹ xem ông là "tướng nổi loạn", không tích cực chống Cộng và còn tỏ ra muốn nói chuyện thương thảo với Bắc Việt. Nắm được quan điểm này của tổng thống Mỹ Johnson, tháng 02/ 1966, trong cuộc họp của Hội đồng tướng lĩnh, tướng Kỳ đã thuyết phục các tướng lĩnh trao quyền cho ông để trục xuất tướng Thi và trấn áp cuộc tranh đấu của Phật giáo.
Ngày 10.03.1966, Kỳ cách chức Tư lệnh Quân đoàn I của Thi và cử Tướng Nguyễn Văn Chuân thay, với lý do rằng ông đã bất lực trước phong trào đấu tranh của Phật giáo tại miền Trung. Tuy nhiên, tướng Kỳ chỉ thị cho giới truyền thông công bố tướng Thi từ chức vì lý do sức khỏe. Ngay khi ra đến Ðà Nẵng để bàn giao chức vụ, Thi bị tướng Nguyễn Hữu Có, khi đó là Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, ra lệnh bắt giữ và đưa vào giam lỏng tại Sài Gòn.
Việc cách chức tướng Thi đã làm bùng nổ thêm phản ứng của phong trào Phật giáo miền Trung. Ngày 12.03.1966, Thượng tọa Thích Trí Quang vận động Phật tử biểu tình ở Huế và Ðà Nẵng, thậm chí kiểm soát các thị xã trong ít ngày. Thích Trí Quang làm "rung chuyển nước Mỹ" khi yêu cầu Mỹ loại bỏ tướng Kỳ. Các tướng Tôn Thất Đính (Thay tướng Chuân bị đưa ra Hội đồng kỷ luật), rồi Huỳnh Văn Cao được cử ra Huế để thay chức vụ của tướng Thi đều bất lực, không thể kiểm soát được binh sĩ Quân đoàn I.
Nhằm giảm nhẹ căng thẳng, ngày 16.03.1966, tướng Kỳ đồng ý đưa tướng Thi ra Ðà Nẵng để xoa dịu quần chúng. Tuy nhiên, khi vừa ra đến nơi, tướng Thi đã có những tuyên bố ngả theo phe tranh đấu. Ngày 17.03.1966, tại Sài Gòn đại sứ Mỹ Lodge đã có cuộc gặp với Thích Trí Quang. Các tướng Thiệu, Kỳ cũng tiếp xúc với thượng tọa Thích Tâm Châu. Các cuộc tiếp xúc đã đạt được thỏa thuận. Ngày 19.03.1966, Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra tuyên bố không chống đối chính phủ mà chỉ đòi hỏi bầu cử và thành lập chính phủ dân sự.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn và trở nên hỗn loạn. Ngày 03.04.1966, tướng Kỳ tuyên bố là Cộng sản đã xâm nhập vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và sẽ dùng vũ lực để tái lập an ninh. Lời tuyên bố này làm cho cuộc đấu tranh bùng lên mạnh mẽ.
Tuy nhiên, chính phủ tướng Kỳ đã có những bước chuẩn bị trước đó. Khối Phật giáo bị chia rẽ khi Thích Tâm Châu tuyên bố ủng hộ chính phủ, hình thành hai khối Ấn Quang, do Trí Quang chỉ huy, và khối Vĩnh Nghiêm, do Tâm Châu lãnh đạo. Do sự chia rẽ này hành động tranh đấu của Phật giáo không thống nhất như lúc năm 1963.
Ngày 14.05.1966, tướng Kỳ đã cho 4.000 binh sĩ cùng vũ khí hạng nặng, do tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy, được các máy
bay Mỹ chuyên chở, ra Đà Nẵng, dùng vũ lực trấn áp phong trào ly khai. Quân đội nhanh chóng kiểm soát Đà Nẵng, rồi từ đó tiến ra Huế. Phong trào ly khai nhanh chóng chấm dứt. Tướng Thi một lần nữa bị đưa vào Sài Gòn. Tướng Tôn Thất Đính cũng bị bắt giữ và đưa vào nhà giam chờ xét xử.
II. HẬU QUẢ SỰ HIỆN DIỆN LÍNH MỸ TRÊN ĐẤT VIỆT
1. Cuộc đổ bộ Quân viễn chinh Mỹ vào Ðà Nẵng ngày 08.03.1965 do Johnson ra lịnh, đã dâng cho Cộng sản Việt một cơ hội vàng để chúng hô hoán với Thế giới rằng ‘Mỹ xâm lăng Việt Nam’ và phát động cái gọi là ‘giải phóng Miền Nam’. Do đó, giới trẻ Miền Bắc hồ hởi đi bộ đội. Thêm vào đó, ‘Ðường mòn mang tên Bác’ được hình thành, nhờ Harriman-Kenneny giúp hoàn thành để đưa bộ đội và chiến cụ vào Nam. Tết Mậu Thân 1968, lứa tuổi 14-15, thế hệ SBTN (sinh Bắc, tử Nam) được hình thành, đào luyện và xử dụng để xâm nhập vào tận Tòa Ðại sứ kiên cố Mỹ tại Sài Gòn khiến Jonhson phải chấp nhận ‘vừa đánh vừa đàm’ với Bắc Việt tại Paris và thua chạy khiến 58.000 lính Mỹ chết. Có lúc, số lính Mỹ lên đến 500 ngàn ở chiến trận với đầy đủ chiến cụ tối tân.
2. Khủng hoảng xã hội. Sự lên bờ của lính Mỹ lắm đô la phát triển kỷ nghệ mãi dâm. Những ‘snack-bar’ mọc lên như nấm trúng mưa với các đàn bà, thanh nữ trét đầy son phấn. Trên dường Tự Do đẹp đẽ Sài Gòn, phía gần bờ sông, những tiêm may mặc hay bán tạp hóa phải đóng cửa để mở những ‘bar Mỹ’ hầu thu đô-la. Nếu việc kinh doanh thu lắm bạc tiền này thời Pháp thuộc, có kiểm soát bịnh và thu thuế cho ngân sách quốc gia như Ðại thế giới hay Kim chung đã bị Thủ tướng Ngô Ðình Diệm can đảm đóng cửa ngày 01.01.1955 triệt để tiêu trừ tứ đổ tường.
Tội kinh doanh bán dâm bất hợp pháp trong một VNCH mất Chủ quyền tạo dịp để Cộng nô thu góp tiền Ðô, làm điên đảo giới hữu trách cường quốc số một thế giới. Họ chế ra tiền Ðô đỏ, trị giá giới hạn trong thời gian và nội bộ. Tuy nhiên, không đạt bao nhiêu kết quả.
3. Khủng hoảng kinh tế. Sự có mặt của ngoại quân Mỹ gia tăng cường độ chiến tranh vì thanh niên trong tuổi lao động phải nhập Quân Ðội.
- Sự sản xuất bị đình trệ thì lấy đâu đủ sản phẩm để xuất cảng. Do đó, không đủ ngoại tệ để nhập cảng nguyên, nhiên liệu cho việc sản xuất. Trước đây, gạo đủ nuôi đồng bào lẫn xuất cảng thì nay lại phải nhập cảng từ Mỹ.
- Nạn lạm phát phi mã thật nghiêm trọng với bách phân trung bình trên 30-40%/năm, giá cả hàng hóa đều tăng vọt. Theo thống kê, giá một số thực phẩm cuối năm 1965 và cuối năm 1967 như sau: 1 kg thịt gà tăng từ 96 đồng lên 309 đồng (gấp 3,2 lần); 1 kg tôm tươi tăng từ 62 đồng lên 216 đồng (gần 3,5 lần). Tại chợ đen, giá 1 mỹ kim lên tới 270 đồng, 360 (1969), 414 (1971), 640 (1974), 700 (1975).
- Năm 1966, loạt "giấy bạc Đệ Nhị Cộng hòa" được phát hành để ổn định nền kinh tế" bằng cách phá giá đồng tiền Việt, tăng giá hàng hóa lên 100%, tỷ giá chính thức từ 60 đồng đổi 1 mỹ kim sụt còn 117 đồng.
Ðối với cá nhân chúng tôi, chúng tôi tôn trọng quân nhân các quốc gia Ðồng Minh thi hành lịnh chánh phủ. Riêng với các lính Mỹ thi hành quân dịch vừa tốt nghiệp Ðại học phải xa cha mẹ, người yêu. Khi nhập quân ngũ, tôi học Anh văn với Mỹ, nhưng để trở thành Sĩ quan Hải Quân, tôi đã thụ huấn tại Úc Ðại Lợi và, sau đó, không lúc nào nhận sự ‘cố vấn của sĩ quan Mỹ.
(Còn tiếp 1 kỳ)
HÀ MINH THẢO
(Tiếp theo 12)
I./ HIỆP THƯƠNG THỐNG NHẤT QUÊ HƯƠNG
Sự Thật là Mỹ đã có ý đồ tiếp xúc với Bắc Việt từ năm 1962. Trong sách ‘Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt Mỹ 1954-1963’, Tiến sĩ Sử học Phạm Văn Lưu cho biết : ‘Tháng 7/1962, Tổng thống Kennedy đã chỉ thị cho Harriman, trưởng phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Geneva về Lào, phải bí mật gặp ngoại trưởng Bắc Việt, Ung Văn Khiêm, để thảo luận về vấn đề Việt Nam, kể cả việc mở một hội nghị khác, bàn về trung lập hóa Việt Nam, để có lý do rút khỏi vùng đất này; nhưng Harriman đã hoàn toàn thất bại. Điều này cho thấy, Mỹ muốn đóng vai chính trong vấn đề thương thảo với Bắc Việt.
Cộng sản Bắc Việt mơ Ðường mòn Hồ Chí Minh, sau khi Mỹ đồng ý ‘trung lập hóa Lào’ sẽ giúp chúng đưa quân vào Nam hầu toàn thắng ‘Mỹ, ngụy’. Là Tổng thống VNCH, ông Ngô Ðình Diệm đã có quyết định khôn ngoan để bảo vệ Ðộc lập cho Tổ Quốc và an ninh cho Ðồng bào.
Lại có một Sự Thật khác là chính Harriman-Lodge đã thuê giết Tổng thống Ngô Đình Diệm và nhị vị bào huynh (nếu có tội, ông Cẩn cần một bản án hợp pháp. Sau đó, chúng đã thua việt cộng để đồng bào rơi vòng đau khổ cộng sản.
A. Những lý do biện minh cho việc dàn xếp đôi bên Nam-Bắc:
1) Hai miền Nam-Bắc nội chiến. Miền Nam được khối Tự Do viện trợ; miền Bắc được các nước cộng sản chi giúp. Bên này tăng viện thì bên kia cũng tăng viện; mức độ chiến tranh sẽ lớn dần, trở thành khốc liệt thì chỉ có nước Việt Nam và dân Việt Nam phải chịu thiệt hại, chứ các nước viện trợ có thiệt thòi gì đâu.
2) Tổng thống Diệm không muốn lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, nhất là sự hiện diện quân tác chiến trên đất Việt độc lập. Sự kiện đó làm miền Nam mất Chính Nghĩa, tạo cho miền Bắc hô hào ‘đánh cho Mỹ cút’. Các chính sách Tố Cộng, Diệt Cộng và Chiêu Hồi từ thời 1955-1958, đã gây cho cộng sản thiệt hại nặng nề. Theo Văn Tiến Dũng, trong ‘Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước’ trang 16, thì trong vòng 3 năm từ 1955-1958, con số thiệt hại lên đến 90%, từ 60.000 cán binh công sản, xuống còn 5.000. Do đó, ông Diệm cho rằng, với Quốc sách Ấp Chiến Lược, VNCH nắm chắc phần thắng mà không cần quân tác chiến Mỹ.
3) Năm 1956, Hồ Chí Minh kêu gọi Tổng Tuyển cử Thống nhất Ðất Nước, nhưng ông Diệm từ chối vì :
- không có qui định trong Hiệp định Gevèvre 20.07.1954;
- tuyển cử khi đó, còn hơn bây giờ, bị áp lực cộng đảng khắp nơi. Ngày 23.05.2021, cử tri Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bầu Quốc hội khóa 15 đạt bách phân 99,60% làm lan tràn bệnh COVIC-19 chết người…
Những năm 1962-1963, các cơ sở nằm vùng hầu như là tê liệt hoàn toàn, người dân miền Bắc thiếu ăn nên chán ngán chế độ cộng sản rồi. Hồ Chí Minh là con người xảo quyệt; khi ở thế yếu, sẽ dùng chiêu bài hòa hợp, đoàn kết dân tộc để cứu vãn cộng đảng. Nhưng sau đó, ông sẽ tìm mọi cách để tiêu diệt đối thủ của ông.
Tháng 02/1946, Hồ Chí Minh cho bắt và đưa ông Diệm về gặp ông ở Bắc Bộ phủ. Ông Diệm đã tỏ khí phách can trường trong một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa hai người, qua đó, ông Diệm đã từ chối đề nghị cộng tác với Hồ Chí Minh qua chức vụ Bộ trưởng Nội vụ:
- « Không thể được, ông có chính sách cứu nước của ông, và tôi có chính sách cứu nước của tôi. Ông có cam đoan rằng ông sẽ bỏ thuyết vô sản chuyên chính không? Khắp nơi, cán bộ ông đang thi hành thuyết đó. Họ giết hết các nhà quốc gia chân chính. Họ giết cả anh tôi ».
Hồ Chí Minh tìm lời chữa mình và nói:
- « Tôi không hay biết gì cả. Nước đang lâm cảnh loạn ly. Xin ông ở lại với tôi để cùng nhau chống Pháp ».
- « Ông biết tôi là ai không? Tôi không phải hạng hèn nhát ».
- « Không, ông không hề hèn nhát ». Họ Hồ vội vàng nói đỡ
- « Vậy thì để cho tôi đi ». Và Hồ Chí Minh để ông Diệm ra đi. (Trích Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, số 118).
Đây là trận đấu cân não giữa một bên là Chủ Quyền Dân Tộc và một bên là chủ quyền của vô sản quốc tế. Ông Diệm biết rõ ông Hồ là tay sai của Cộng sản Quốc tế không hề có ý thức về chủ quyền mà chỉ làm việc theo lệnh Liên Xô và Trung Cộng nên ông Diệm đã không sợ chết một khi cần bảo vệ và công khai hóa lý tưởng và con đường đấu tranh mình đang theo.
Lý tưởng bênh vực Chủ Quyền Quốc gia luôn là điểm quyết định trong lịch trình hoạt động của chí sĩ Ngô Đình Diệm trong các giai đoạn tranh đấu trước khi nắm chính quyền. Tháng 02/1948, ông Diệm và các nhân sĩ phe quốc gia gặp tại Sài Gòn để thảo ra một khung đàm phán với Pháp về vấn đề Ðộc lập Việt Nam. Sau đó, ông Diệm đến Hồng Kông để cố gắng thuyết phục Bảo Đại ủng hộ kế hoạch này; ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam…
B.- Dự kiến hiệp thương nẩy mầm.
Năm 1962, sau khi dự lễ đăng quang của Quốc vương Maroc, ông Ngô đình Nhu đã đến Paris gặp ông A. Pinay, đại diện Tổng thống Charles De Gaulle, để bàn chuyện hiệp thương với Hồ chí Minh, với sự hiện diện của Giáo sư Bửu Hội, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Rabat (Maroc), từng là cố vấn cho ông Hồ. Nên trong việc này, có thể nói ông Bửu Hội có vai trò cũng quan trọng không kém ông Nhu. Nhiều phiên họp đã diễn ra cả tháng vì Hồ chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng thống De Gaulle giúp. Ông biết ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập hóa Đông dương vì hận Mỹ đã ‘hất cẳng’ Pháp và xin Tổng thống Pháp can thiệp để tiếp xúc với Sài gòn. Tổng thống Pháp rất sốt sắng trong việc này.
C.- Tiến trình Hòa bình dự định bắt đầu.
Sự giao thiệp thương thảo bí mật giữa ông Ngô đình Nhu với Cộng sản Hà nội nhằm thúc đẩy hai miền Nam-Bắc Việt Nam tránh một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung quốc. Chúng dạy bọn cộng sản Việt cứ giết nhau đến người Việt cuối cùng.
==>> Ngay ngày 02.11.1963 cho đến thời nay, người Việt tự cho là Quốc gia có giết nhau không? Câu trả lời trong đoạn bài sau.
Để mở đầu cuộc thuơng thảo, VNCH đồng ý viện trợ kinh tế bao gồm lúa gạo, sản phẩm gia dụng và y tế cho Cộng sản Hà nội nếu họ đồng ý tuyên bố đứng trung lập như miền Nam và đồng tham gia khối ‘Các Nước Không Liên Kết’ do Ấn Độ đứng đầu. Qua sự trao đổi thuơng mại với miền Bắc, chính phủ Sài gòn cam kết sẽ cố gắng giúp đồng bào miền Bắc thoát khỏi tình trạng đói kém do đang phải sống bằng hiện vật chu cấp mọi thứ bởi Bắc kinh. Họ lưỡng lự trước đề nghị yêu nước, thương đồng bào, nhưng thật táo bạo này của ông Nhu vì biết rõ những cam kết mà VNCH đưa ra rất thật lòng dựa trên sự ổn định phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam trong suốt gần chín năm sau hiệp định Geneva 1954.
1. Với sự tiếp tay và bảo đảm bởi các vị thuộc ngoại giao đoàn.
Tháng 9/1962, Hồ chí Minh nói với Chủ tịch Ủy hội Quốc tế Ấn độ là muốn bắt tay với Diệm được coi là một người ‘yêu nước theo kiểu ông ta’ (Il est, à sa manière, un patriote). Phạm văn Đồng gợi ý là Đại diện Pháp ở Hà nội Jean François de la Boissière nên viếng thăm Sài Gòn. Tổng thống Diệm, khi bàn cãi với Đại sứ Pháp, không dứt khoát bác triển vọng một giải pháp hoà bình. Những người cầm quyền Sài Gòn muốn Pháp đặt nhịp cầu đó, nhưng Á đông vụ Bộ Ngoại giao không muốn làm tăng thêm sự căng thẳng giữa Mỹ và ông Diệm hầu buộc VNCH phải hoàn toàn phục vụ những mục tiêu của Washington.
Đại sứ Roger Lalouette là một nhà ngoại giao lão luyện, rất rành về những vấn đề Việt Nam. Ông biết một hành động quá lộ liễu sẽ làm ông Diệm bị thay thế rất nhanh để nhường chỗ cho một chính phủ hoàn toàn theo đường lối của Washinton. Nên ông quyết định trao sứ vụ cho Đại sứ Mieczyslaw Maneli, Trưởng phái đoàn Ba lan trong Ủy ban Quốc tế Kiểm soát Đình chiến tại Việt Nam, với một kế hoạch ba giai đoạn cho Việt Nam :
1. mở cuộc đối thoại giữa Hà Nội và Sài Gòn;
2. đặt những trao đổi kinh tế và văn hoá;
3. tổ chức những cuộc hội đàm về chính trị. Maneli đã chuyển tin ra Hà Nội nơi mà ông đi và về.
Đầu tháng 07/1963, ông cho biết khi gặp Thủ tướng Phạm văn Đồng và Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy : « Tôi hỏi nên làm gì nếu Ngô Ðình Nhu mời tôi tới nói chuyện ». Họ trả lời ‘nhận gặp và lắng nghe’. Tôi lại hỏi họ có muốn tôi nói gì. Họ đáp ‘Tất cả những gì đồng chí biết về lập trường của chúng tôi trong sự trao đổi và hợp tác kinh tế và văn hóa. Một điều chắc chắn là Mỹ phải rút đi. Trên cơ sở chính trị ấy, chúng tôi có thể thương lượng bất cứ điều gì’. Maneli hỏi thêm về khả năng một chính phủ liên hiệp ở miền Nam hay một hình thức liên bang Bắc Nam, ông Đồng trả lời ‘Trên cơ sở độc lập và chủ quyền của Việt Nam, mọi điều đều có thể thương lượng. Hiệp định Genève đã đặt ra nền tảng pháp lý và chính trị : không có căn cứ hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ đất nước chúng tôi. Như thế, chúng tôi có thể đi tới thoả thuận với bất luận người Việt Nam nào ». Miền Bắc sẵn sàng cung cấp than đá không đặt điều kiện nào với giá rẻ để đổi lấy gạo, thực phẩm và cao su, để đối phó với một cơn hạn hán trầm trọng, đồng thời, có thể thoát khỏi viện trợ từ Trung cộng.
Ngày 01.06.1963, Roger Lalouette thông báo cho Tổng thống Diệm những điều mật mà Maneli thâu thập được. Điện Élysée (Tổng thống phủ Pháp) cũng được thông báo về thành quả này và họ không tỏ dấu hiệu chống Lalouette tiếp tục làm chuyện đó. Ngày 25.08.1963, trong cuộc tiếp tân của Quyền Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Trương Công Cừu, các Đại sứ Lalouette (Pháp), d’Orlandi (Ý), Goburdhun (Ấn độ) và Đức Khâm sứ Salvatore Asta (Tòa Thánh) đã giới thiệu ông Maneli với ông Nhu. Ông Nhu vui vẻ mời ông Maneli thu xếp để gặp nhau. Ngày hôm sau, văn phòng ông Nhu đã liên lạc và hẹn cuộc gặp vào sáng ngày 02.09.1963.
Sau cuộc gặp gỡ này tại dinh Độc Lập, ông Maneli cho biết ông Nhu đã nói, trong khoảng hai giờ, về chủ nghĩa Cần lao Nhân vị, chính sách Ấp chiến lược, thành quả của VNCH v.v… Còn về vấn đề hiệp thương giữa hai Miền, ông Nhu có ý như sau: « Tôi không chống lại việc đàm phán và hợp tác với miền Bắc, và như ông biết, nhiều nhà ngoại giao phương Tây đã đề nghị với tôi. Ngay trong những trận giao tranh tàn ác nhất, người Việt Nam cũng không quên ai là người Việt, ai là ngoại quốc. Nếu bắt đầu đối thoại trực tiếp, thì có thể tiến tới xích lại gần. Ủy hội quốc tế, cũng như bản thân ông, sẽ đóng vai trò tích cực ở đây… Trong tương lai gần, tôi không dự liệu điều gì dẫn tới nói chuyện trực tiếp, nhưng sớm muộn có thể sẽ hé ra khả năng… ». Như vậy, ông Nhu chưa có một ý để đi xa hơn nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo cộng sản Hà Nội.
Ngày 20.10.1963, khi tiếp đoàn Đại biểu Viện Kiểm soát Tối cao Liên xô, Hồ chí Minh tuyên bố: « Để hoà bình vãn hồi ở miền Nam Việt Nam hiện nay, chỉ có một cách là Đế quốc Mỹ phải rút khỏi nơi đây, vấn đề miền Nam Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự gỉai quyết, như hiệp định Geneva đã quy định ».
2. Ông Ngô đình Nhu gặp ông Phạm Hùng.
Ông Ngô đình Nhu là nhân vật rất thâm cứu về Trung quốc nên muốn thương thảo với Cộng sản Hà nội nhằm thúc đẩy hai miền Việt Nam tránh khỏi một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung quốc. Từ năm 1962, chính phủ Kennedy đã ép Tổng thống Diệm phải nhận lính tác chiến Mỹ vào nước Việt Nam. Sự hiện diện này khiến cộng sản Hà nội tuyên truyền ‘Miền Nam đang bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, chúng ta phải hy sinh để giải phóng’. Sự lường gạt có hiệu lực rất mạnh trên trên các thiếu niên như chúng ta đã chứng kiến trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968. Trái lại, những lính Mỹ, sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học, bị buộc phải đi quân dịch và rời cha mẹ, bạn gái… để đến một nước xa lạ. Họ rất bất mãn.
Năm 2012, ông Cao xuân Vỹ, người đã tháp tùng ông Nhu bí mật gặp Phạm Hùng, tại khu rừng Tánh linh (Bình tuy), đã kể : « Chúng tôi cùng đến Quận Tánh linh, nơi đây có một vùng do cộng quân kiểm soát. Khi đầu, tôi tưởng là đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi, ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét để gặp Phạm Hùng. Sau này, khi ông Vỹ hỏi, ông Nhu chỉ tiết lộ về Ấp Chiến lược. Họ rất sợ chương trình này. Ai chủ trương và để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59 ».
D.- Tổng thống Ngô đình Diệm chủ trương để hiệp thương với Miền Bắc phải có 6 giai đoạn:
– Bắt đầu bằng việc cho dân hai Miền trao đổi thư tín tự do;
– Rồi cho dân đi lại tự do giữa hai Miền;
– Cho dân hai Miền được tự do chọn định cư sang bên kia, nếu muốn;
– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn;
– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương;
– Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Ông Ngô đình Nhu dự tính : Nếu cho người dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do, dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của Miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở Miền Nam. Vì vậy ‘mình’ phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số Miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số Miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở Miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát Quốc tế thì chắc mình sẽ thắng.
Ð./ Từ năm 1962, chính phủ Kennedy đã ép Tổng thống Diệm phải nhận lính tác chiến Mỹ vào nước Việt Nam. Sự hiện diện của các lính viễn chinh làm Việt Nam mất chính nghĩa (cộng sản Hà nội đã tuyên truyền ‘Miền Nam đang bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, chúng ta phải hy sinh để giải phóng’. Sự lường gạt có hiệu lực rất mạnh trên trên các thiếu niên như chúng ta đã chứng kiến trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968. Trái lại, những người lính Mỹ, sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học, bị buộc phải đi quân dịch và rời cha mẹ, bạn gái… để đến một nước xa dù chỉ để dạy Anh ngữ quân đội. Họ rất bất mãn.
Ông Ngô đình Diệm nhận và thi hành sứ vụ Thủ tướng và Tổng thống với tất cả khả năng đạo đức, thâm cứu lý thuyết cùng quan sát tại chổ và kinh nghiệm hành chánh địa phương các cấp của mình để phục vụ Tổ Quốc và Đồng bào. Nghĩa cử của vị Tổng thống từ chối để người lính quốc gia nỗ súng vào nhau vì mình, dù có bị kẻ giết mướn đâm và bắn mình chết cho thấy sự thương người, những đồng bào, dù bên kia chiến tuyến và tôn trọng đời sống con người. Người không muốn tung ra những trận đánh lớn để chiến tranh leo thang và thương vong gia tăng. Do đó, một vài Tướng Mỹ ‘dám’ nghi Tổng thống Diệm là Việt cộng (!). Ông chủ trương : « Chính sách của chúng tôi là chính sách hòa bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hòa bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử là một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức Việt minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc ».
Sau đảo chính hụt ngày 11.11.1960, ông Ngô đình Nhu đã nói với Đại sứ Pháp Roger Lalouette là ‘Nếu nước Pháp muốn, giờ của Pháp đã điểm ở Việt Nam’. Sau đó, hàng hóa Pháp sản xuất được dễ dàng nhập cảng vào Việt Nam. Sau cuộc viếng thăm của Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson tháng 05/1961 tại Sài gòn khi ông này đề nghị Tổng thống Diệm phải chấp nhận quân tác chiến Mỹ vào Việt Nam, ông Diệm đã ngỏ ý với ông Lalouette là Việt Nam muốn ‘giảm sự chi phối của Mỹ bằng sự hiện diện của một cường quốc khác, ưu tiên là Pháp hay Pháp cùng Anh quốc’. Ngày 24.06.1961, Thủ tướng Michel Debré tiếp kiến ông Ngô đình Nhu, một người thấm nhuần văn hoá Pháp và có ảnh hưởng lớn trong chính quyền Việt Nam.
Để mở đầu cuộc thuơng thảo, VNCH đồng ý viện trợ kinh tế bao gồm lúa gạo, sản phẩm gia dụng và y tế cho Cộng sản Hà nội nếu họ đồng ý tuyên bố đứng trung lập như Việt Nam Cộng hòa đồng tham gia khối ‘Các Nước Không Liên Kết’ do Ấn độ đứng đầu. Qua sự trao đổi thuơng mại với Miền Bắc, chính phủ Sài Gòn cam kết sẽ cố gắng giúp đồng bào Miền Bắc thoát khỏi tình trạng đói kém do đang phải sống bằng hiện vật chu cấp mọi thứ bởi Bắc kinh, nhất là để đến cán bộ cộng sản không phải theo đường lối Đấu tố của Mao trạch Đông đã khiến 200.000 oan mạng bị giết chỉ trong vài năm. Họ lưỡng lự trước đề nghị yêu nước, thương đồng bào, nhưng thật táo bạo này của ông Nhu vì biết rõ những cam kết mà VNCH đưa ra rất thật lòng dựa trên sự ổn định phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam trong suốt gần chín năm sau hiệp nghị Geneva 1954.
II./ THỜI KỲ QU N QUẢN
Lúc hơn 10 giờ ngày 02.11.1963, sau khi Ðài Phát thanh loan tin thất thiệt ‘anh em ông Ngô Ðình Diệm đã tự tử’, nhưng xác nhận một Sự Thật ‘cuộc cướp chánh quyền thành công’ do Mỹ thuê các tướng tá thảm sát Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm. Việc ‘cướp’ luôn là môt ‘hành vi phạm pháp’, nên các chánh phủ trong thời gian quân quản không có tính cách Dân Chủ (không do dân bầu) mà chỉ được chỉ định bởi các tướng, do Mỹ, nắm Chủ quyền VNCH giật dây. Các Thủ tướng, Tổng Bộ trưởng chỉ là những ‘búp bê’ Mỹ và các tuớng muốn thì còn nhảy múa. Chúng bảo thôi thì đem vào kho cất. Xin chứng minh.
Sau khi cướp chánh quyền từ tay Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm, VNCH mất Ðộc lập. Từ đó, Chủ quyền Quốc gia bị bán cho nhà nước Mỹ, đại diện tại Sài Gòn bởi đại sứ khát máu Henry C. Lodge. Các tướng tá cũng như những chính trị gia của cái gọi là ‘Caravelle’*, gần nghĩa với ‘chánh trị salon’ muốn phục vụ Ðất Nước phải được chuẩn nhận bởi hắn.
>> * { Trong danh sách ‘Caravelle’ có tên Cha Gioan Baotixita Hồ Văn Vui, cựu Chánh sở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, bị nghi ngờ không thích chính quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Cha về nương náu tại Tha La với sự chấp thuận của Đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền. Năm 1960 Cha rời Xóm Đạo, qua ngã Campuchia sang Pháp học và tốt nghiệp ngành Xã hội học. Sau trở về Việt Nam, có lúc nhận chức Giám đốc Cơ quan Bác Ái Công Giáo Caritas Việt Nam.
Theo chúng tôi được biết : Trong một bài giảng, Cha đề cập đến từ ‘sáng suốt’ trước một kỳ bầu cử. Một giáo dân ‘đi mét…’ Nhiều giáo dân khác làm chứng mang lại Sự Thật cho Cha. Kẻ théc méc này, nhờ ‘luồn cúi’ hay CIA, nên, lúc nào, cũng có chức trong công quyền cho đến khi tháo chạy trước ngày 30.04.1975.}
1./ Chánh phủ Nguyễn Ngọc Thơ
Sau khi đảo chính, Hiến pháp 1956 bị thay thế bởi Hiến ước tạm thời dự trù chức vụ Thủ tướng. Do quen thân với Big Minh và được OK bởi Lodge, ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng thống thời ông Diệm, đã được Lodge hứa trước để đừng liên can đến đảo chánh 1963. Dương Văn Minh cử ông Thơ đảm nhiệm Thủ tướng. Sự kiện này khiến ông Bùi Diễm phảm đối cho đây là một ‘chánh phủ Diệm không có Diệm’. Do đó, nhiều chính trị gia khác ồn ào phản đối. Họ cho đây là ‘Chính phủ Diệm không có Diệm’. Cuộc tranh quyền giữa những kẻ kém tài và đức, dưới sự dẫn dắt của bọn Mỹ.
Nếu ông Diệm còn thì làm sao có chuyện tướng Đính tuyên bố ‘cho phép tự do nhảy đầm’. Lập tức, cùng với các tướng đồng chí khác, như Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Mai Hữu Xuân, cùng các nữ sinh viên và học sinh nhảy nhót.
Sáng tinh sương ngày 30.01.1964, trong khi các tướng ‘nhảy đầm’ đang an giấc, tướng Trần Thiện Khiêm (đạo diễn chính cuộc đảo chính 01.11.1963 và thảm sát Tổng thống Diệm đã bị đám Ðính, Ðôn, Kim và Xuân vượt quyền), thừa lịnh ‘toàn quyền Mỹ’, đem lính đến bắt bốn tướng nầy, trong biến cố mệnh danh ‘Chỉnh Lý’ tuyệt đẹp, không đổ máu, nhanh chống chỉ vài giờ. Các tướng này bị buộc tội ‘thân Pháp, mưu toan trung lập hóa VNCH và bị nhốt ở Đà Lạt. Tướng Minh an phận ‘bù nhìn’.
Ngoài ra, cuộc chỉnh lý cũng bắt thiếu tá Nguyễn Văn Nhung, bị cho là đã giết hai anh em ông Diệm. Bị giam tại trại Hoàng Hoa Thám (Nhảy dù). Sau khi viết tờ khai tướng Thu đã hạ sát cả hai ông (trong Quân đội, lúc đó, không có ai là tướng Thu). Sau đó, dùng dây giày, Nhung đã tự sát. Bí mật vẫn chưa ‘bật mí’.
Tuy nhiên, mục đích chính trong cuộc binh biến này là Khiêm muốn đem bạn thân là tướng Nguyễn Khánh về chia quyền mà hậu quả là đưa VNCH vào gông cùm cộng sản.
Xin mời đọc ‘Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ’ (Stephen B. Young, Nguyễn Vạn Hùng chuyển ngữ) trang 36 và 37 về một biến cố cười ta nước mắt trong cùng ngày 30.01.1964:
- Khi tướng Nguyễn Khánh được mời về Bộ Tham mưu của phe đảo chánh bằng chiếc thiết vận xa* đã khiến ông ta hãi sợ. Vừa đến nơi những người phe đảo chánh đang họp, ông ta cúi người quì trên sàn nhà và xin mọi người tha tội. Người sĩ quan trẻ đã tiến cử ông lúc trước vội kéo ông đứng dậy : « Ðừng làm thế ! Chúng tôi muốn đưa ông lên làm nguyên thủ quốc gia mà».
Dựa trên liên hệ qua đảng phái** mà tướng Nguyễn Khánh khi trở thành Chủ tịch nước chỉ loay hoay trong đảng của mình, bỏ mặc miền Nam Việt Nam chìm đắm trong những hỗn loạn chánh trị. Quân đội miền Nam trước đó vốn đã hùng mạnh, trở nên suy sụp, mất tinh thần chiến đấu. Ðể chận đứng đà leo thang chiến tranh của Việt cộng, Hoa Kỳ không còn con đường nào khác hơn là phải đưa quân chiến đấu của mình vào miền Nam Việt Nam***.
[Ghi chú :
* ông hoảng sợ khi nhớ lại hai ông Diệm và Nhu đã bị giết chết trong loại xe này;
** đảng Ðại Việt;
*** rõ ràng nhà nước Mỹ đã đưa Nguyễn Khánh cầm quyền. Một tướng hề, giết người để làm ‘suy sụp, mất tinh thần chiến đấu’, tạo lý do đưa quân Mỹ vào]
Sau cuộc chỉnh lý thành công, tướng Khánh nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, nhưng hắn lưu tướng Dương Văn Minh làm Quốc trưởng vì Minh đang còn là thần tượng của Phật giáo.
2./ Chánh phủ Nguyễn Khánh
Tướng Nguyễn Khánh có vai trò quan trọng trong việc phản công gây thất bại cho vụ Đảo chính ngày 11.11.1960. Ngày 17.12.1962, bàn giao chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu cho Tướng Trần Thiện Khiêm để nhận chức Tư lệnh Quân đoàn II và Vùng II Chiến thuật thay Tướng Tôn Thất Đính. Khi Đảo chính ngày 01.11.1963, Khánh án binh bất động. Ngày 02.11.1963, đảo chính thành công, ông tuyên bố ủng hộ Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Do đó, ông được thăng Trung tướng. Ngày 11.12.1963, ông hoán chuyển nhiệm vụ với Tướng Đỗ Cao Trí giữ chức Tư lịnh Quân đoàn I, tướng Trí thành Tư lịnh Quân đoàn II.
Ngày 30.01.1964, được Mỹ ủng hộ và cho phép tướng Khiêm, bạn rất thân của Khánh, và "nhóm các tướng trẻ" làm cuộc "Chỉnh lý" để trao quyền cho Nguyễn Khánh. Ngay sau đó, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng thay Dương Văn Minh. Ngày 07.02.1964, ông được Hội đồng này cử ông làm Thủ tướng thay ông Nguyễn Ngọc Thơ.
Việc đầu tiên của hắn là xóa tan cái ‘quá khứ đảng viên Cần Lao’ hầu lấy lòng Lodge và Phật giáo bằng thành lập Tòa án Ðặc biệt để xử tử hình và qui một số hành động của các nhân vật cộng tác với chế độ Ðệ Nhất VNCH vào các tội cố sát, lũng đoạn kinh tế quốc gia v.v… và Sắc luật này còn qui định có hiệu lực hồi tố, trái với nguyên tắc là hình luật chỉ áp dụng cho những hành vi trọng tội xẩy ra sau ngày ban hành luật đó mà thôi. Hai bản án ngày 28.02.1964 và 24.04.1964, hai ông Ðông và Cẩn đã bị tuyên xử tử một cách vô luật pháp.
Ngoài ra, Điều 11, khoản 2, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền ghi: “Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật quốc tế hiện hành, mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.”
i. Phan Quang Đông, bằng phiên tòa diễn ra trong 3 ngày tại Huế, bị kết tội làm mật vụ thời chính quyền Ngô Đình Diệm, đàn áp, bắt giam và hành hạ dã man, tàn bạo những người đối lập. Ngày 28.03.1964, ông bị kết án tử hình và bị tịch thu tài sản. Ngày 09.05.1964, ông bị xử bắn tại sân vận động Tự Do tức sân Bảo Long ở Huế. Phiên hành hình ông diễn ra rất ghê rợn. Vợ ông khi ấy đang mang thai và sắp sinh, đã ngất lịm ngay tại pháp trường khi chứng kiến cảnh chồng bị trói vào cọc.
ii. Ngô Ðình Cẩn, ngày 03.11.1963, vào trú tại Dòng Chúa Cứu Thế (Huế) và đang cân nhắc việc xin Mỹ cho phép đi tị nạn chính trị. Cùng ngày, tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn I, từ Đà Nẵng bay ra Huế liên lạc với Đại úy Nguyễn Văn Minh để nhờ nhắn với Ông Cẩn: ‘Thế nào chúng cũng lục soát tư thất tại Phủ Cam. Còn tài sản thì giao cho Trí giữ sau này tình hình yên ổn sẽ trả lại. Đừng lo lắng gì cả. Hắn Thiếu tướng sẽ đảm bảo sinh mạng cho’.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ thị: "Ngô Đình Cẩn cần được cấp quyền tị naïn nếu ông ta gặp nguy hiểm về thể chất từ bất kỳ phía nào. Nếu ông được cấp quyền tị nạn, hãy giải thích cho chính quyền Huế hiểu rằng bạo lực sẽ làm tổn hại đến uy tín của chế độ mới trên trường quốc tế. Cũng xin nhắc lại với họ rằng Hoa Kỳ từng có hành động tương tự để bảo vệ Thích Trí Quang khỏi chính quyền ông Diệm và trường hợp ông Cẩn lần này cũng tương tự như vậy". Bạch Ốc gửi điện tín đến Đại sứ quán Hoa K ỳ ở Sài Gòn ngày 04.11.1963 đồng ý di tản mẹ con ông Cẩn. Ngày 05.11.1963, ông Cẩn đến lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Huế với một vali Mỹ kim. Cùng sáng đó, tướng Trí, được lệnh Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa hai mẹ con Ông Cẩn vô Sài Gòn. Tướng Trí chỉ hứa với ông Cẩn rằng hai người sẽ an toàn lên một máy bay Mỹ vào Sài Gòn, tại đó quan chức sứ quán sẽ tiếp đón. Ông Cẩn lúc bấy giờ đã có ý định xin được tị nạn ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, ai ngờ sự tàn bạo của người Mỹ đáng khinh, tên Lodge đã sai CIA Conein đến đón hai mẹ con ông Cẩn tại sân bay Tân Sơn Nhất và trao ông Cẩn cho các tướng VNCH chở thẳng vào khám Chí Hòa. Lodge nói rằng tướng Đôn đã hứa sẽ xử Ông Cẩn "về mặt pháp lý và tư pháp". Ông báo với Washington rằng Mỹ không cần phải cấp phép tị nạn cho ông Cẩn nữa. Lodge lý luận rằng vì nếu Cẩn không bị giết, việc bảo vệ ông sẽ tạo ấn tượng rằng Mỹ ủng hộ các hoạt động đi ngược với luật pháp của ông. Hắn kể lại rằng tướng Dương Văn Minh đảm bảo rằng ông Cẩn sẽ nhận được sự khoan hồng ngay cả khi bị kết án tử hình. Tuy nhiên, lời nói này mâu thuẫn với Conein khẳng định Quân lực VNCH (?) muốn ông Cẩn phải chết.
Lodge buộc Lãnh sự tại Huế phải báo cáo rằng đã có hằng ngàn người bao vây tư gia ông Cẩn tại làng Phủ Cam và phao vu ông Cẩn có chứa vũ khí và tài liệu Việt cộng trong nhà ông ta. Thật ra chẳng có gì cả mà là chuyện bịa đặt của Lodge mà thôi.
Nhận được tin trên, Ngoại trưởng Dean Rusk gởi một công điện với nội dung: "Nếu ông Cẩn yêu cầu được trú ẩn, trong tình trạng sinh mạng bị nguy hiểm, tiếp xúc với tướng Trí, yêu cầu bảo vệ thích nghi và đưa ông ta đi”.
Ngày 20.04.1964, ông Cẩn phải ra Toà án Cách mạng. Ngồi ghế chánh án là Đại tá Đặng Văn Quang. Luật sư bào chữa là ông Võ Văn Quan. Nhân chứng tố cáo là bà vợ ông Nguyễn Đắc Phương, bị người của ông Cẩn xô té từ trên lầu cao trước đây.
Toà tuyên án tử hình ông Cẩn với đủ thứ tội. Ông Cẩn nói: "Tôi quân sự không biết, hành chánh không biết, học tầm thường thì làm sao ra lệnh cho ai được?".
Bốn ngày sau khi tuyên án, ông Cẩn đệ đơn xin ân xá. Hai ngày sau đó, Quốc trưởng Dương Văn Minh bác đơn ân xá. Tướng Khánh, đại sứ Lodge có xin ân xá giùm nhưng không được chấp thuận. Nghiêm chỉnh hơn, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài Gòn đã gởi thư yêu cầu Dương Văn Minh ân xá cho ông Cẩn vì ông không còn sống bao lâu.
Ra Pháp Trường: Sáng ngày ông Cẩn ra pháp trường, con gái bà Ấm (cháu gọi ông Cẩn là cậu) được phép vào tận trong phòng giam thăm với sự hiện diện của nhân viên coi tù. Chị giơ năm ngón tay ra hiệu cho ông Cẩn (có nghĩa là 5 giờ chiều sẽ bị xử tử). Ông Cẩn khẽ gật đầu. Còn cô cháu gái thì khóc lóc lu bù, và không tiếc lời nguyền rủa những ai phản phúc với ông Cẩn. Ông Cẩn thì vẫn điềm đạm nói với cô cháu gái: "Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết. Làm chính trị thì phải biết sẽ có ngày như thế này".
Lưu Ý : Trước đảo chánh 01.11.1963, các tướng tá xưng hô ‘cậu và con’ với ông Cẩn khi nhờ can thiệp này nọ, nay cần phải giết để khỏi bị ‘quê’ và ‘bật mí’. Đôn đã từng xin ông Cẩn cho vô Đạo. Ông Cẩn nhờ Cha Đỗ Bá Ái, Tuyên úy Quân đội, dạy Giáo lý. Nhưng bất thành.
iii. Tại phiên tòa quân sự xử Thiếu tá Đặng Sĩ ngày 02.06.1964, các chuyên viên quân cụ đã phân tích các loại chất nổ M26 và MK3.
Giả thuyết lựu đạn M26 đã bị loại và MK3, được các thẩm phán đặc biệt lưu ý, nhưng rồi cũng bị loại vì, tuy có thể làm chết người do áp lực của hơi nổ, nhưng tác dụng không thể nào gây con số thương vong cao như vậy nhất là ở nơi có khoảng trống.
Không thể để ‘bọn lợi dụng cách mạng đàn áp Công Giáo’ đối với Thiếu tá Sĩ, ngày 07.06.1964, Khối Công dân Công Giáo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn với cả 100.000 người tại Công trường Lam Sơn. Chiều hôm đó, tướng Khánh sai Tướng Nguyễn Cao đến gặp Đức cha Nguyễn Văn Bình, Cha Trần Tử Nhản, Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình ông Đặng Sĩ cho biết: ‘Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, ông Sĩ sẽ được trả tự do’.
Ngoài ra, ngày 24.11.1963, Thiếu tá Đặng Sĩ bị bắt, giải vào Sài Gòn giam tại Nha An ninh Quân đội. Buổi chiều, ông được đưa đến gặp Thiếu tướng Đỗ Mậu để vị tướng này nói ‘Anh khai cho ông Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý của Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’.
Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy khác lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian... Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sĩ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân đội để nhờ photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.
Nội vụ bị bại lộ, Tín hữu Công Giáo biểu tình, Hội đồng Quân nhân Cách mạng bắt Tướng Mậu rời khỏi Nha An ninh Quân đội.
3./ Để dung hòa mâu thuẫn giữa các tướng lãnh đạo, giải pháp "Tam đầu chế" ra đời. Ngày 27.08.1964, Trần Thiện Khiêm được Hội đồng Quân lực gồm 53 thành viên tướng tá họp tại Bộ Tổng Tham mưu, bầu vào Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực cùng với hai tướng Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh.
4./ Binh biến ngày 13.09.1964 nhằm lật đổ quyền lực tướng Nguyễn Khánh. Tuy nhiên, dưới áp lực của các tướng trẻ, cuộc binh biến kết thúc êm thắm mà không đạt được bất kỳ mục đích nào.
Ngày 13.09.1964, đảng Đại Việt đảo chính, do Đại tá Huỳnh Văn Tồn, Tư lịnh Sư đoàn 7 Bộ Binh, và Trung tướng Dương Văn Đức, Tư lịnh Quân đoàn IV. Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tham mưu Trưởng liên quân, tại Bộ Tổng Tham mưu không có quân trong tay nên phải cầu cứu với Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh về Sài Gòn để phản công. Thi phải nhờ Tư lệnh Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến cùng Không quân để phản công, dẹp Đảo chính khá dễ dàng.
Tuy nhiên, mâu thuẫn quyền lực đã nẩy sinh giữa đôi bạn thân Khiêm và Khánh. Sau cuộc binh biến ngày 13.09 này, Khánh nghi ngờ có sự hậu thuẫn của Khiêm, nên vào đầu tháng 10, Khiêm bị Khánh buộc phải bàn giao hai chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Quân lực lại cho Khánh kiêm nhiệm. Ngày 07.10.1964, Khiêm ‘bị’ cử làm Trưởng phái đoàn công du Vương quốc Anh và Liên bang Tây Đức. Ngày 24.10.1964, hết hạn công du, thay vì về nước, Khiêm nhận được quyết định từ Khánh đi làm Đại sứ ở Hoa Kỳ
Giữa năm 1965, nhóm các tướng trẻ do tướng Nguyễn Cao Kỳ và một bạn của Khiêm là tướng Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu, đã buộc Khánh phải rời khỏi mọi chức vụ để đi làm "Đại sứ Lưu động", không ngày trở về. Tháng 10/1965, mãn nhiệm Đại sứ tại Mỹ, Khiêm được lịnh từ Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tiếp đi làm Đại sứ ở Trung Hoa Quốc gia như một hình thức lưu vong ở nước ngoài trong cái thời ‘Thắng làm Vua, thua là Đại sứ’.
5./ Thượng Hội đồng Quốc gia (THÐQG) là cơ quan chấp chính dân sự do Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời (tam đầu chế gồm Minh, Khánh và Khiêm) thành lập ngày 08.09.1964 (gồm: Nguyễn Xuân Chữ, Tôn Thất Hanh, Nguyễn Văn Huyền, Phan Khắc Sửu, Lương Trọng Tường, Mai Thọ Truyền và Trần Văn Văn,…) để chuyển dần sang Chính phủ dân sự trong thời kỳ Quân quản. Nhưng, cơ cấu này bị Hội đồng Quân lực giải tán vào ngày 20.11.1964 sau một binh biến, chỉ sau hơn 2 tháng hoạt động.
Ngày 27.09.1964, Hội đồng bầu Phan Khắc Sửu làm Chủ tịch. Ngày 24.10.1964, THÐQG đề cử ông Sửu làm Quốc trưởng và bầu ông Nguyễn Xuân Chưõ làm Quyền Chủ tịch THÐQG, Tổng thư ký là Trần Văn Văn. Ngày 26.10.1964, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLÐQG do Dương Văn tướng Minh làm Chủ tịch) chuyển giao quyền hành Quốc trưởng cho Phan Khắc Sửu.
Lúc đầu, ông Hồ Văn Nhựt được chọn để làm Thủ tướng vì được sự ủng hộ của các thành phần tôn giáo và chính trị. Nhưng, do ông muốn tìm giải pháp hòa hợp dân tộc, và sau những cuộc thảo luận không thỏa đáng với UBLÐQG và nhà nước Mỹ, ông Nhựt đã từ chối chức vụ này. Thay vào đó, Trần Văn Hương được cử làm Thủ tướng, ngày 30.10.1964, bởi Quốc trưởng Phan Khắc Sửu.
6./ Chánh phủ Trần Văn Hương.
Ngày 04.11.1964, Nội các Trần Văn Hương hình thành hoàn toàn dân sự.
Chính phủ ông Hương dù được hậu thuẫn của nhiều thành phần nhưng bị ông Chữ, các lãnh đạo Phật giáo và lực lượng sinh viên chống đối kịch liệt vì cho rằng thành phần chính phủ không phản ánh nguyện vọng các đảng phái. Ông Hương lại không chịu nhượng bộ cải tổ nên tình hình trở nên tê liệt.
=>> Chúng tôi nhớ rõ : lúc đó, cứ mội chiều, khoảng 18 giờ, Phật tử kéo về Việt Nam Quốc Tự để nghe quý Thầy thuyết pháp chê bay chánh phủ ông Hương, rồi sau đó kéo ra đường biểu tình, khiến Thủ tướng Hương phải tuyên bố qua Ðài Phát thanh gọi đó là các ‘Trò Khỉ’.
Ngày 05.11.1964, ông Chữ từ chức Quyền Chủ tịch. Ngày 18.11.1964, ông Lê Văn Thu được bầu làm Chủ tịch THÐQG. Hội đồng Quân lực ra lệnh giải thể THÐQG ngày 20.11.1964 để lập Hội đồng Quốc gia Lập pháp.
7./ Binh biến ngày 19.12.1964 do Hội đồng Quân lực thực hiện, đã thực sự giải tán cơ cấu THÐQG, bắt giữ các thành viên và chuyển quyền lãnh đạo chính quyền VNCH vào tay các tướng Quân đội.
Tướng Khánh, Tổng Tư lệnh Quân lực cho thành lập Hội đồng Quân lực sau khi các cuộc xung đột giữa các đoàn thể Phật giáo và chính phủ dân sự Trần Văn Hương làm gần như bế tắc chính sự. Phe quân nhân bèn nhân cơ hội đó đứng lên tham chánh.
THÐQG là một cơ quan cố vấn lập pháp không do cử tri bầu mà y đã tạo ra theo yêu cầu Hoa Kỳ và VNCH để đưa ra một quy tắc dân sự. Sự tan rã làm kinh hoàng Mỹ, đặc biệt là đại sứ Maxwell D. Taylor. Ông đã tranh cãi giận dữ với các tướng, kể cả Khánh và đe doạ cắt giảm viện trợ. Họ không thể làm bất cứ điều gì, bởi vì cần thắng chiến tranh.
Lý do việc loại bỏ THÐQG là một cuộc đấu tranh quyền lực trong chính quyền quân sự. Khánh, kẻ đã được cứu thoát khỏi cuộc đảo chính tháng 09/1964 do sự can thiệp của các tướng trẻ, và cần thỏa mãn mong muốn nắm quyền lực của họ. Họ không thích các tướng già, bất lực, cần nghỉ hưu. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, một người cao tuổi được quân đội bổ nhiệm để cai trị dân sự, đã không muốn ký nghị định mà không có sự đồng ý của THÐQG. Thượng hội đồng khuyến cáo chống lại chính sách mới, và các sĩ quan trẻ tuổi, do Nguyễn Chánh Thi và Nguyễn Cao Kỳ, đã giải tán cơ chế và bắt giữ một số thành viên cùng với các chính trị gia khác.
Kết quả sự kiện là đại sứ Taylor triệu tập Khánh đến văn phòng ông. Khánh gửi Thiệu, Kỳ, Cang đến, Taylor bắt đầu hỏi "Tất cả các ông có hiểu tiếng Anh không?" một cách khinh miệt và đe dọa cắt giảm viện trợ. Hôm sau, Khánh gặp Taylor và đã đưa ra những cáo buộc Hoa Kỳ muốn có một đồng minh rối; ông chỉ trích Taylor về cách thức của ông ngày hôm trước. Khi Taylor nói với Khánh rằng anh đã mất niềm tin vào sự lãnh đạo của mình, Taylor đã bị đe doạ trục xuất, và đáp lại với những mối đe doạ về tổng số cắt giảm trợ cấp. Tuy nhiên, sau đó Khánh cho biết ông sẽ rời Việt Nam cùng với một số tướng khác, và trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại, Khánh đã nhờ Taylor giúp đỡ việc đi du lịch. Sau đó, ông yêu cầu Taylor lặp lại tên những người lưu vong để xác nhận, và Taylor tuân theo, không biết Khánh đang ghi hình cuộc đối thoại. Sau đó, Khánh trình băng cho các tướng khác, khiến họ nghĩ rằng Taylor muốn họ trục xuất khỏi đất nước của họ để nâng cao uy tín của mình.
Vài ngày sau, Khánh bắt đầu một cuộc tấn công bằng phương tiện truyền thông, nhiều lần chỉ trích chính sách Hoa Kỳ và lên án những gì mà ông coi như là một ảnh hưởng và xâm phạm bất hợp pháp đối với chủ quyền Việt Nam, lên án Taylor và tuyên bố độc lập của quốc gia này trước "thao túng nước ngoài". Khánh và các tướng trẻ bắt đầu chuẩn bị trục xuất Taylor trước khi đổi ý; tuy nhiên, các chiến thuật gây hiểu nhầm của Khánh đã tập hợp các tướng này quanh sự lãnh đạo yếu ớt của ông ta ít nhất là trong tương lai gần. Người Mỹ bị buộc phải từ bỏ sự khăng khăng rằng THÐQG sẽ được phục hồi và không thực hiện được những lời đe doạ của Taylor về việc cắt giảm viện trợ, bất chấp sự chống đối của Sài Gòn.
8./ Phan Huy Quát ngày 16.02.1965 đến 05.06.1965, đảng viên Đại Việt Quốc dân đảng.
Ngày 19.02.1965, Tướng Lâm Văn Phát và các Tá Phạm Ngọc Thảo, Bùi Dzinh và Lê Hoàng Thao đem quân và xe tăng chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Sài Gòn, bến Bạch Đằng và sân bay Tân Sơn Nhất, lùng bắt tướng Nguyễn Khánh. Một lần nữa, Khánh phải đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.
Hội đồng các tướng lĩnh đã cử tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư lệnh Quân đoàn Giải phóng Thủ đô, đưa quân về Sài Gòn để phản đảo chính. Được sự ủng hộ của các tướng trẻ, ngày 20.02.1965, tướng Thi buộc quân đảo chính rút lui, sau khi đạt thỏa thuận yêu cầu Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ra lệnh giải nhiệm tướng Khánh, và ép tướng Khánh phải xuất ngoại "trị bệnh".
Về mặt quân sự, VNCH, Mỹ cùng các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quy mô và mức độ ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng. Trong phúc trình gửi Tổng thống Johnson ngày 16.03.1964, McNamara đưa ra một bức tranh bi thảm, hậu quả của cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm: "Trong số đất đai của 22 tỉnh (trong 44 tỉnh), Việt Cộng kiểm soát tới 50% hoặc nhiều hơn.". Sau đảo chính 1963, trong một thời gian ngắn, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một "xa lộ thênh thang", lượng hàng vận chuyển vào miền Nam tăng vọt. Trước đây, đoàn vận tải ô tô chỉ vào Khe Hó đổ hàng rồi từ đây dùng voi hay sức người chuyển vào Palin Thừa Thiên. Đầu năm 1964, các đoàn ô tô đã có thể đi tới đieåm traïm ngã ba biên giới Kontum, số lượng vận tải tăng 40 lần so với năm trước, tỉ trọng vận tải cơ giới là 51%. Trước những thất bại này, Tổng thống Mỹ quyết định gởi quân viễn chinh trực tiếp tham chiến tại VNCH.
Khánh chủ trương đưa quân Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam và đã tuyên bố "Quân đội là cha quốc gia!", uy tín hắn càng lúc càng xuống thấp và mất lòng dân. Nhóm các tướng trẻ, do đó, đã truất phế ông. Ngày 21.02. 1965, ông bị mất tất cả các chức vụ và ngày 22.02.1965 ông trở thành Đại sứ lưu động. Trước khi đi, ngày 25.02.1965, tay nắm theo một miếng đất, ông tuyên bố: "Tôi có mang theo nắm đất quê hương, một ngày nào đó nhất định sẽ trở về". Tuy nhiên, cho đến khi qua đời ông không thể thực hiện được. Nhưng ông đã có dịp cho biết chính Đại sứ Maxwell D. Taylor đã trực tiếp ra lệnh cho ông phải rời khỏi Việt Nam.
Sau khi rời Việt Nam, Khánh, từ năm 1966, hưởng trợ cấp Pháp dành cho những người từng phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương.
9.- Ngày 08.03.1965, Mỹ chính thức đổ quân viễn chinh lên Đà Nẵng. Phía Mỹ đã không thông báo cho VNCH thời gian và địa điểm đổ quân, dù bản tin Bộ Quốc phòng Mỹ 2 hôm trước loan báo Mỹ đổ quân vào VNCH theo yêu cầu của chính phủ VNCH. Sáng 08.03.1965, một sĩ quan Mỹ đến gặp Thủ tướng Phan Huy Quát, yêu cầu (ra lịnh) soạn thảo một thông cáo chung song ngữ Anh-Việt để thông báo rộng rãi, lúc đó ông Quát mới biết quân Mỹ đã đổ bộ vào Việt Nam. Ðiều này cho thấy Mỹ tỏ ra rất coi thường và không tin chế độ Đệ II Cộng hòa. Thủ tướng Quát phải hợp thức hóa việc này bằng cách gọi Tổng trưởng Phủ Thủ tướng Bùi Diễm cùng viên chức Mỹ Melvin Manfull soạn ngay thông cáo chào mừng quân Mỹ, với chỉ đạo: "Viết càng ngắn càng tốt. Chỉ mô tả sự kiện rồi khẳng định rằng chúng ta đã đồng ý mà thôi". Trong những tháng sau đó, Mỹ đổ bộ hàng chục vạn quân, lính Mỹ hiện diện ở khắp miền Nam.
Ngày 25.05.1965, ông quyết định cải tổ Nội các, thay thế một số Tổng trưởng nhưng Giáo dân Công Giáo phản đối. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu cũng không đồng tình nên không phê chuẩn. Tình hình bế tắc kéo dài sang tháng 6 vì bất đồng giữa Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát không giải quyết được; chính phủ hoàn toàn tê liệt.
Ngày 11.06.1965, ông triệu tập chính phủ để giải quyết nhưng không đạt được thỏa hiệp nên ông ra lệnh giải tán chính phủ và từ chức Thủ tướng. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu đã trao lại quyền hành cho Hội đồng tướng lĩnh. Ngay hôm đó, Hội đồng tướng lĩnh đã họp dưới sự chủ tọa của tướng Nguyễn Văn Thiệu để chọn ra người lãnh đạo.
Sự coi thường của Mỹ đối với đám tướng tá đã có từ khi chúng nhận tiền của Mỹ để giết Tổng thống Ngô Ðình Diệm và các chánh trị gia phục tùng chúng. Tiền nhân dạy ‘tu thân, tích đức, tề gia mới trị quốc. Trong đám ‘trị quốc’ sau ngày 02.11.1963 có ai ‘đạo đức’ bằng ông Diệm không. Không phải cứ là bác sĩ, kỹ sư… đều có thể trị quốc được đâu. Công dân Ngô Ðình Diệm đã tốt ngiệp trường Hậu Bổ, từng là Quận và Tỉnh trưởng, rồi bốn lần Vua Bảo Ðại mời làm Thủ tướng, hai lần được cử tri trao quyền Tổng thống qua Trưng cầu dân ý và tuyển cử.
Các vị này quên lời Tiền Nhân dạy ‘Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’. Có thể họ sống thân vinh đến cuối đời ở Hoa kỳ. Nhưng đồng bào vô tội phải sống đời khốn khổ, bị trả thù vì tội ‘dân và lính VNCH’
10./ Giới tuớng lãnh và chánh trị gia thất bại trong việc điều hành quốc sự.
Tổ tiên dạy rằng ‘chỉ trích thì dễ, phá hoại càng dễ hơn, nhưng xây dựng mới khó.
Các tướng lãnh tiếp thu chính quyền và đặt hai cơ quan: Ủy ban Hành pháp Trung ương và Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (lên lon nhanh nhất trong thời Quân quản, do tham dự nhiều binh biến) làm chủ tịch Ủy ban lãnh đạo Quốc gia với cương vị quốc trưởng trong khi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương với cương vị Thủ tướng (sau khi tướng Thi chịu nhường) cho tới khi thành lập nền Nhị Cộng hòa vào năm 1967. Ngày trình diện đồng bào của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia được chọn làm "Ngày Quân lực" 19 Tháng Sáu, kỷ niệm hằng năm bằng cuộc diễn binh ở Sài Gòn.
Sự Thật là, sau khi Đấng Sáng Lập nền Cộng Hòa Việt Nam bị Kennedy để Harriman cho phép Lodge thảm sát, thì các chính trị gia nối tiếp từ 1963 đến 1966 có tới 15 lần thay đổi chính phủ (có quốc gia nào trên Thế giới ‘tệ’ như vậy không, dưới sự đạo diễn của Lodge và Taylor?).
11./ Biến động Miền Trung
Nguyên nhân sâu xa Biến động Miền Trung là sự bất mãn của đồng bào với việc các tướng lãnh tự do tranh giành quyền hành, liên tiếp gây nhiều binh biến, khiến tình hình VNCH không ngớt bị xáo trộn; quần chúng đòi hỏi dân chủ hóa đất nước, lập Quốc hội Lập hiến, trở lại Chính phủ Dân sự. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Biến động Miền Trung là vụ cách chức Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, người công khai chỉ trích Nguyễn Văn Thiệu (Quốc trưởng) và Nguyễn Cao Kỳ (Thủ tướng), những việc mà ông cho là bất công, tham nhũng.
Sau khi buộc tướng Khánh phải lưu vong, sự tranh chấp quyền lực giữa các tướng trẻ không thuyên giảm mà lại càng tăng thêm. Hội đồng tướng lĩnh phân thành 4 nhóm Thiệu, nhóm Kỳ, nhóm Thi và nhóm Có (Nguyễn Hữu Có). Do vai trò quan trọng trong các cuộc đảo chính và phản đảo chính, tướng Thi bị xem như là mối nguy cơ làm nổ ra đảo chính quân sự. Ba tướng còn lại hợp sức để chống đối, cử tướng Kỳ làm thủ lĩnh.
Lực lượng Phật giáo, vốn tự xem là lực lượng chính đẩy cao mâu thuẫn giữa quần chúng với chính phủ Diệm, gián tiếp dẫn đến đảo chính 1963, một lần nữa nắm vai trò lãnh đạo quần chúng chống lại chính phủ do các tướng lĩnh lập nên, đòi hỏi thành lập Quốc hội Lập hiến để có Hiến pháp cho Miền Nam Việt Nam, thay cho Chánh phủ Quân nhân cai trị không có căn bản pháp lý là mầm mống biến loạn như năm 1963.
Tại miền Trung, tướng Thi đã có những cáo buộc nảy lửa công khai về tệ tham nhũng cũng như những chỉ trích sự độc tài trong chính phủ của tướng Kỳ. Phong trào Phật giáo ở đâu cũng bùng nổ mạnh hơn hết do lực lượng quân đội của Quân đoàn I do tướng Thi chỉ huy đã không thực hiện các mệnh lệnh trấn áp phong trào Phật giáo từ chính phủ trung ương đưa xuống, là một cách không chính thức chống lại quyền lực của tướng Kỳ.
Nhận định tướng Thi một đối thủ nguy hiểm, tướng Kỳ đã tìm cách liên kết với nhiều tướng lãnh để giải trừ chức vụ của tướng Thi. Phía Hoa Kỳ lúc đó ủng hộ việc tống xuất tướng Thi, vì người Mỹ xem ông là "tướng nổi loạn", không tích cực chống Cộng và còn tỏ ra muốn nói chuyện thương thảo với Bắc Việt. Nắm được quan điểm này của tổng thống Mỹ Johnson, tháng 02/ 1966, trong cuộc họp của Hội đồng tướng lĩnh, tướng Kỳ đã thuyết phục các tướng lĩnh trao quyền cho ông để trục xuất tướng Thi và trấn áp cuộc tranh đấu của Phật giáo.
Ngày 10.03.1966, Kỳ cách chức Tư lệnh Quân đoàn I của Thi và cử Tướng Nguyễn Văn Chuân thay, với lý do rằng ông đã bất lực trước phong trào đấu tranh của Phật giáo tại miền Trung. Tuy nhiên, tướng Kỳ chỉ thị cho giới truyền thông công bố tướng Thi từ chức vì lý do sức khỏe. Ngay khi ra đến Ðà Nẵng để bàn giao chức vụ, Thi bị tướng Nguyễn Hữu Có, khi đó là Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, ra lệnh bắt giữ và đưa vào giam lỏng tại Sài Gòn.
Việc cách chức tướng Thi đã làm bùng nổ thêm phản ứng của phong trào Phật giáo miền Trung. Ngày 12.03.1966, Thượng tọa Thích Trí Quang vận động Phật tử biểu tình ở Huế và Ðà Nẵng, thậm chí kiểm soát các thị xã trong ít ngày. Thích Trí Quang làm "rung chuyển nước Mỹ" khi yêu cầu Mỹ loại bỏ tướng Kỳ. Các tướng Tôn Thất Đính (Thay tướng Chuân bị đưa ra Hội đồng kỷ luật), rồi Huỳnh Văn Cao được cử ra Huế để thay chức vụ của tướng Thi đều bất lực, không thể kiểm soát được binh sĩ Quân đoàn I.
Nhằm giảm nhẹ căng thẳng, ngày 16.03.1966, tướng Kỳ đồng ý đưa tướng Thi ra Ðà Nẵng để xoa dịu quần chúng. Tuy nhiên, khi vừa ra đến nơi, tướng Thi đã có những tuyên bố ngả theo phe tranh đấu. Ngày 17.03.1966, tại Sài Gòn đại sứ Mỹ Lodge đã có cuộc gặp với Thích Trí Quang. Các tướng Thiệu, Kỳ cũng tiếp xúc với thượng tọa Thích Tâm Châu. Các cuộc tiếp xúc đã đạt được thỏa thuận. Ngày 19.03.1966, Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra tuyên bố không chống đối chính phủ mà chỉ đòi hỏi bầu cử và thành lập chính phủ dân sự.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn và trở nên hỗn loạn. Ngày 03.04.1966, tướng Kỳ tuyên bố là Cộng sản đã xâm nhập vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và sẽ dùng vũ lực để tái lập an ninh. Lời tuyên bố này làm cho cuộc đấu tranh bùng lên mạnh mẽ.
Tuy nhiên, chính phủ tướng Kỳ đã có những bước chuẩn bị trước đó. Khối Phật giáo bị chia rẽ khi Thích Tâm Châu tuyên bố ủng hộ chính phủ, hình thành hai khối Ấn Quang, do Trí Quang chỉ huy, và khối Vĩnh Nghiêm, do Tâm Châu lãnh đạo. Do sự chia rẽ này hành động tranh đấu của Phật giáo không thống nhất như lúc năm 1963.
Ngày 14.05.1966, tướng Kỳ đã cho 4.000 binh sĩ cùng vũ khí hạng nặng, do tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy, được các máy
bay Mỹ chuyên chở, ra Đà Nẵng, dùng vũ lực trấn áp phong trào ly khai. Quân đội nhanh chóng kiểm soát Đà Nẵng, rồi từ đó tiến ra Huế. Phong trào ly khai nhanh chóng chấm dứt. Tướng Thi một lần nữa bị đưa vào Sài Gòn. Tướng Tôn Thất Đính cũng bị bắt giữ và đưa vào nhà giam chờ xét xử.
II. HẬU QUẢ SỰ HIỆN DIỆN LÍNH MỸ TRÊN ĐẤT VIỆT
1. Cuộc đổ bộ Quân viễn chinh Mỹ vào Ðà Nẵng ngày 08.03.1965 do Johnson ra lịnh, đã dâng cho Cộng sản Việt một cơ hội vàng để chúng hô hoán với Thế giới rằng ‘Mỹ xâm lăng Việt Nam’ và phát động cái gọi là ‘giải phóng Miền Nam’. Do đó, giới trẻ Miền Bắc hồ hởi đi bộ đội. Thêm vào đó, ‘Ðường mòn mang tên Bác’ được hình thành, nhờ Harriman-Kenneny giúp hoàn thành để đưa bộ đội và chiến cụ vào Nam. Tết Mậu Thân 1968, lứa tuổi 14-15, thế hệ SBTN (sinh Bắc, tử Nam) được hình thành, đào luyện và xử dụng để xâm nhập vào tận Tòa Ðại sứ kiên cố Mỹ tại Sài Gòn khiến Jonhson phải chấp nhận ‘vừa đánh vừa đàm’ với Bắc Việt tại Paris và thua chạy khiến 58.000 lính Mỹ chết. Có lúc, số lính Mỹ lên đến 500 ngàn ở chiến trận với đầy đủ chiến cụ tối tân.
2. Khủng hoảng xã hội. Sự lên bờ của lính Mỹ lắm đô la phát triển kỷ nghệ mãi dâm. Những ‘snack-bar’ mọc lên như nấm trúng mưa với các đàn bà, thanh nữ trét đầy son phấn. Trên dường Tự Do đẹp đẽ Sài Gòn, phía gần bờ sông, những tiêm may mặc hay bán tạp hóa phải đóng cửa để mở những ‘bar Mỹ’ hầu thu đô-la. Nếu việc kinh doanh thu lắm bạc tiền này thời Pháp thuộc, có kiểm soát bịnh và thu thuế cho ngân sách quốc gia như Ðại thế giới hay Kim chung đã bị Thủ tướng Ngô Ðình Diệm can đảm đóng cửa ngày 01.01.1955 triệt để tiêu trừ tứ đổ tường.
Tội kinh doanh bán dâm bất hợp pháp trong một VNCH mất Chủ quyền tạo dịp để Cộng nô thu góp tiền Ðô, làm điên đảo giới hữu trách cường quốc số một thế giới. Họ chế ra tiền Ðô đỏ, trị giá giới hạn trong thời gian và nội bộ. Tuy nhiên, không đạt bao nhiêu kết quả.
3. Khủng hoảng kinh tế. Sự có mặt của ngoại quân Mỹ gia tăng cường độ chiến tranh vì thanh niên trong tuổi lao động phải nhập Quân Ðội.
- Sự sản xuất bị đình trệ thì lấy đâu đủ sản phẩm để xuất cảng. Do đó, không đủ ngoại tệ để nhập cảng nguyên, nhiên liệu cho việc sản xuất. Trước đây, gạo đủ nuôi đồng bào lẫn xuất cảng thì nay lại phải nhập cảng từ Mỹ.
- Nạn lạm phát phi mã thật nghiêm trọng với bách phân trung bình trên 30-40%/năm, giá cả hàng hóa đều tăng vọt. Theo thống kê, giá một số thực phẩm cuối năm 1965 và cuối năm 1967 như sau: 1 kg thịt gà tăng từ 96 đồng lên 309 đồng (gấp 3,2 lần); 1 kg tôm tươi tăng từ 62 đồng lên 216 đồng (gần 3,5 lần). Tại chợ đen, giá 1 mỹ kim lên tới 270 đồng, 360 (1969), 414 (1971), 640 (1974), 700 (1975).
- Năm 1966, loạt "giấy bạc Đệ Nhị Cộng hòa" được phát hành để ổn định nền kinh tế" bằng cách phá giá đồng tiền Việt, tăng giá hàng hóa lên 100%, tỷ giá chính thức từ 60 đồng đổi 1 mỹ kim sụt còn 117 đồng.
Ðối với cá nhân chúng tôi, chúng tôi tôn trọng quân nhân các quốc gia Ðồng Minh thi hành lịnh chánh phủ. Riêng với các lính Mỹ thi hành quân dịch vừa tốt nghiệp Ðại học phải xa cha mẹ, người yêu. Khi nhập quân ngũ, tôi học Anh văn với Mỹ, nhưng để trở thành Sĩ quan Hải Quân, tôi đã thụ huấn tại Úc Ðại Lợi và, sau đó, không lúc nào nhận sự ‘cố vấn của sĩ quan Mỹ.
(Còn tiếp 1 kỳ)
HÀ MINH THẢO