Thượng Hội Đồng Giám Mục Về “Đồng Hành” (Synodality)
Thượng Hội Đồng về Đồng Hành là gì?
Ngày 10 tháng 10, 2021, Đức Giáo Hoàng (ĐGH) đã khai mở Thượng Hội Đồng (THĐ) Giám Mục Thế Giới với chủ đề: “Cho một Giáo Hội Đồng Hành: Hiệp Thông, Tham Gia, và Sứ Vụ.” THĐ này sẽ kéo dài trong hai năm (2021-2023) và sẽ là một cuộc hành trình của chia sẻ, suy ngẫm, và lắng nghe từ tất cả các thành phần trong toàn thể Giáo Hội.
Thượng Hội Đồng (Synod) là gì?
Là một cuộc hội họp, theo truyền thống, của các Giám Mục, để giúp Giáo Hội cùng tiến về một hướng. Chữ THĐ (Synod) có nguồn từ chữ Hy-lạp σύνοδος (syn-hodos), có nghĩa là “cùng một hướng hay cùng một đường. THĐ đã thường được tổ chức vào thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội Kitô, giúp các Giám Mục có những cơ hội gặp gỡ và thảo luận về những vấn đề quan trọng của đời sống Giáo Hội.
Năm 1965, Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã thiết lập THĐ Giám Mục (GM) ở mức độ toàn cầu cho Giáo Hội. Ngài muốn có một phương cách để tiếp tục sự trao đổi huynh đệ và tập đoàn đã có từ thời Đệ Nhị Công Đồng Vatican (1962-1965). Từ đó, các THĐ đã được tổ chức cứ 2 hay 3 năm một lần, để thảo luận về các đề tài như: Phép Thánh Thể, Lời Chúa, Trung Đông, Tân Phúc Âm hóa, Gia Đình, Giới Trẻ, và vùng rừng Amazon ở Nam Mỹ. Trong từng trường hợp, các GM bỏ phiếu chấp thuận một tài liệu chung, rồi ĐGH, tự ngài, công bố một Tông Huấn (apostolic exhortation) - mở những đường lối và chiếu tia sáng mới về những điều đã được thảo luận trong THĐ để lan tỏa đến toàn thể Giáo Hội.
Có gì đặc biệt của “THĐ về Đồng Hành” lần này?
Không như các THĐ trước, THĐ này không nói về một vấn đề đặc biệt nào đó nhưng về việc trở nên con người mà Chúa kêu gọi chúng ta phải là, như một Giáo Hội, tất cả chúng ta phải cùng nhau, giữa thực trạng của thế giới ngày nay.
THĐ lần này là hoàn toàn chưa từng có, vì, trước hết, THĐ không chỉ kéo dài một tháng của các GM, nhưng là một tiến trình đồng hành (synodal process) kéo dài đến hai năm, cho toàn thể dân Chúa, là tất cả những người đã chịu Phép Rửa. Tất cả đều được mời gọi và không bỏ sót hay loại trừ ai. Thứ hai, chủ đích của THĐ là giúp toàn thể Giáo Hội trải nghiệm “cuộc đồng hành” (synodality). Không phải chỉ trả lời “những câu hỏi gợi ý” nhưng là gặt hái những hoa trái mà Đức Chúa Thánh Thần muốn nói với chúng ta ngay tại đây và bây giờ. Thứ ba, mục tiêu của THĐ là không chỉ NÓI về “đồng hành” (synodality) nhưng thực hiện việc “đồng hành” từ giờ trở đi, trong mỗi giáo phận, giáo xứ, và quốc gia trên toàn thế giới. Điều này kêu gọi tất cả chúng ta, tại mỗi cấp bực của Giáo Hội, đổi mới cách sống và cùng hành động để tiến tới.
Vậy, “đồng hành” (synodality) là gì?
Đồng hành, tự cơ bản, là cùng du hành, là cùng bước đi với nhau. Điều này xảy ra qua việc lắng nghe lẫn nhau để nhận được điều Chúa đang nói với chúng ta. Qua việc nhận ra rằng Đức Chúa Thánh Thần có thể NÓI qua bất cứ ai để giúp chúng ta cùng bước đi trên cuộc lữ hành như là đoàn dân của Chúa. “Cùng bước đi” là trọng điểm để định nghĩa về Giáo Hội, như dân Chúa trên đường hành hương giữa lòng thế giới.
Trong thời Giáo Hội sơ khai, Thánh Gioan Chrysostom (Kim Khẩu) đã nói rằng, theo ngài, “Giáo Hội” và “Đồng Hành” (Synod) có đồng nghĩa, vì Giáo Hội là cùng nhau bước tới. Trong nghĩa này, Đồng Hành là cách Giáo Hội canh tân từ gốc rễ sâu thẳm nhất để hợp nhất với nhau và thi hành sứ vụ của chúng ta tốt hơn, trong thế giới. “Đồng Hành”, cụ thể, là cách sống và làm việc đòi hỏi một sự tiếp cận ở mức độ cơ bản và nhiều hợp tác, phân định lâu dài về con đường cùng tiến tới.
Đồng Hành làm nổi bật một sự thật rằng tất cả chúng ta đều có điều gì quý giá để đóng góp cho Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Trong cách này, “Giáo Hội đồng hành” (synodal Church) là một Giáo Hội lắng nghe: “Lắng nghe lẫn nhau để mỗi người đều học được điều gì đó. Giáo dân, GM, ĐGH, tất cả đều lắng nghe lẫn nhau, và tất cả lắng nghe Đức Chúa Thánh Thần, ‘Thần Trí của Chân Lý’ (Gioan 14:17), để nhận biết điều Ngài đang nói với Giáo Hội.” (Phát biểu của ĐGH Phanxicô tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập THĐ.GM. Thế giới. 15/10/2015). Điều này, một cách tự nhiên, kêu gọi chúng ta thay đổi những cách hành động để trở nên con người chính thực hơn của chúng ta, như một Giáo Hội: Cùng bước tới, giữa lòng nhân loại, hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần.
Nhưng tại sao lại là “Đồng Hành về Đồng Hành?” (Synod on Synodality)
Một THĐ (một “Đồng Hành) về Đồng Hành nghe có vẻ như xem một phim (movie) về những phim hay đọc một cuốn sách về những cuốn sách hoặc một giấc mộng trong một giấc mộng. Nhưng tiên vàn, THĐ này là một lời mời gọi toàn thể Giáo Hội lên tiếng và được lắng nghe. Không Kitô hữu nào “là một hòn đảo” (bị lẻ loi). Qua THĐ này, Giáo Hội đang nói rằng: tiếng nói của mỗi người đều quan trọng vì Chúa có thể nói qua bất cứ ai - không chỉ là các GM, LM, Phó Tế, nam nữ Tu Sĩ nhưng là TẤT CẢ CHÚNG TA.
ĐGH Phanxicô đã phát biểu rằng sự tiếp cận hợp tác, bao hàm của Đồng Hành chính xác là “con đường mà Chúa kỳ vọng vào Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ ba.” Đây thực sự là một cuộc cách mạng của Chúa Thánh Thần đối với Giáo Hội rằng Chúa đang kêu gọi chúng ta trở nên những con người xứng đáng, cho tương lai, và bắt đầu từ hôm nay.
THĐ là một cuộc đối thoại mở về những vấn đề mục vụ cụ thể
Không nên lầm lẫn THĐ như là một cuộc tranh luận chính trị. ĐGH nói: “THĐ không phải là một nghị viện, nhưng là một khoảng không gian được bảo vệ để Chúa Thánh Thần hành động.” Ông Dario Vatali, tư vấn, tổng thư ký của THĐ, đã nói: “Trong một thể chế dân chủ, một cách tổng quát, ý kiến của đa số quyết định mọi sự. Trong Giáo Hội Đồng Hành, nguyên tắc xếp đặt cuộc sống của Giáo Hội là “sensus fidei” (được hiểu là: Tri giác của các giáo hữu - the sense of the faithful). Đây là tiếng nói của Chúa Thánh Thần biểu lộ qua các Kitô hữu.
Một trong những cải cách quan trọng trong triều đại Giáo Hoàng của ĐGH Phanxicô là tông hiến “Episcolapis Communio” (Sự Hiệp Thông của các GM) là những nguyên tắc và qui định cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Tòa Thánh đã gửi một tập “câu hỏi gợi ý” đến tất cả Kitô hữu trên thế giới (qua các giáo phận), những cuộc hội thảo, ý kiến này sẽ được hoàn tất trước phiên họp của HĐGM quốc gia. Bản phúc trình những kết quả sẽ là tài liệu hướng dẫn cho những GM sẽ tham gia THĐ.GM. Thế Giới. Cùng với tông huấn “Episcopalis Communio”, ĐGH còn gửi một thông điệp đến tất cả những GM, LM, Tu Sĩ, và Giáo Dân, rằng không nên quên Giáo Hội không chỉ là phẩm trật, nhưng còn là tất cả những người đã chịu Phép Rửa.
Một vài tiếng nói
ĐGH Phanxicô đang tổng kết cuộc hành trình, bắt đầu từ các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm để nhấn mạnh một chiều kích thiết yếu của Giáo Hội, đó là: ĐỒNG HÀNH (Synodality). Ngài nói: “Đồng Hành là con đường mà Chúa kỳ vọng vào Giáo Hội ở thiên niên ký thứ ba.”
Philip Goyret của Giáo Hoàng Đại Học Thánh Giá (Pontifical University of the Holy Cross) đã nói: “Chúa Giêsu lập Giáo Hội và trao cho các Tông Đồ. Điều này có thể làm cho người ta hiểu rằng Giáo Hội là một hệ thống kim tự tháp. Đã có những sự thật và vài sự không hoàn chỉnh ở đây, vì một GM không phải là một ông vua.”
Tiến sĩ Jessica Murdoch, Phó Giáo Sư môn Thần Học Cơ Bản và Tín Điều của Đại Học Villanova (Mỹ) đã nói rằng: “Nói một cách thực tế thì THĐ là một ủy ban tư vấn. Là một ủy ban giúp ĐGH cách thảo luận những vấn đề đương đại, và nhận những phản hồi và tư vấn từ hàng Giám Mục. Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI có thể đã tạo ra khuôn mẫu này, nhưng trong thực tế thì các ĐGH đã luôn làm điều này, tham khảo ý kiến với các GM về nhiều vấn đề khác nhau, cách này hay cách khác.”
Bà Murdoch tiếp tục rằng: “Đồng hành, như một ý tưởng, thực sự chỉ có nghĩa bằng hữu. Là cách mà các thành phần khác nhau của Giáo Hội cùng hòa hợp như Nhiệm Thể của Chúa Kitô.” Điều này xem ra đơn giản, nhưng vẫn rất dễ bị giải thích lệch lạc. “Sự rủi ro ở đây là khi đến với nhau, chúng ta sẽ có một Giáo Hội nhạt nhẽo, với mỗi thành phần hành động như nhau.” Và: “Có một sự phong phú bao la giữa các đặc sủng đa dạng trong Giáo Hội, và mỗi thành phần đóng một vai trò thích hợp. Nhưng khi mỗi người cố đóng vai trò của người khác, thì chúng ta không những mất đi sự phong phú đó mà “nhiệm thể” cũng không thể hoạt động bình thường.
Tháng 3, 2018, Ủy Ban Thần Học của Thánh Bộ về Đức Tin và Tín Điều đã xuất bản một tài liệu có tựa đề: “Đồng hành (Synodality) trong cuộc sống và sứ vụ của Giáo Hội.”
Tài liệu ghi nhận rằng trong lịch sử của Giáo Hội, các chữ thượng hội đồng (synods) và công đồng (councils) là những từ có thể thay thế nhau trong những cuộc hội họp chính thức của Giáo Hội. Tài liệu thêm rằng quan điểm hiện đại hơn về một THĐ như một điều tách biệt khỏi một công đồng, chỉ xuất hiện sau Công Đồng Vatican II, và sự phát triển của nó được theo sau bởi thuyết tân học hay việc sử dụng những chữ mới (neologism), như chữ synodality.
Ủy ban này tiếp rằng nói về Giáo Hội như “đồng hành” (synodal), tự bản chất, là điều mới lạ và đòi hỏi “một sự cẩn thận làm rõ về thần học.” Nguyên tắc của đồng hành (synodality) được đặc biệt định nghĩa là “hành động của Thần Khí trong sự hiệp thông của Nhiệm Thể Chúa Kitô và trong hành trình loan báo Tin Mừng của dân Chúa.”
Sensus fidei (được hiểu là: Tri giác của các giáo hữu)
Sensus fidei là một ý tưởng khác thường được trích dẫn để thúc đẩy một sự tiếp cận hợp tác nhiều hơn hay làm sáng tỏ giáo huấn của Giáo Hội. Cũng như “synodality”, “tri giác của các giáo hữu” (Sensus fidei) dễ bị hiểu lầm và giải thích sai lạc.
LM Thomas Petri, OP, một nhà thần học luân lý và là phó giám đốc, trưởng khoa giáo hoàng về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại các viện nghiên cứu Đa Minh ở Washington, DC, nói rằng, cũng như “synodality”, “sensus fidei” đã là một một lối diễn tả của sự hiệp thông thích hợp giữa những thành viên của Giáo Hội.
Một vài người đề nghị rằng “sensus fidei” có thể được hiểu là trao quyền cho các tín hữu, cách cá nhân hay tập thể, để sử dụng một loại quyền bính tách biệt với phẩm trật (hierarchy), hay trên cả tông truyền của Giáo Hội. Điều này không đúng, cha Petri nói: “Một vài bình luận gia dường như thu gọn “sensus fidei” thành một lối diễn tả ‘kinh nghiệm cá nhân’ của bất cứ cá nhân hay tập thể nào. Đây là một sự làm nghèo đi điều mà ‘sensus fidei’ phải là và mang rủi ro ca tụng kinh nghiệm của con người như bình chứa của mặc khải, ngang hàng với Kinh Thánh và Tông Truyền.”
Phẩm trật của năng quyền (order of authority)
Bà Murdoch còn cảnh báo về những diễn giải nhằm phủ nhận phẩm trật năng quyền quan trọng của Giáo Hội. Giáo Hội dạy rằng “phẩm trật năng quyền” đã được thành lập cách thiêng liêng. Cấu trúc thiết yếu của năng quyền này: Giáo Dân được hướng dẫn bởi các LM, cai quản bởi các GM, dưới quyền ĐGH, đã được thành lập cách thiêng liêng. Những cấu trúc khác như: Hội đồng giáo xứ (parish council, khác với HĐ mục vụ: pastoral council), Hội đồng GM, hay Thượng Hội Đồng GM, mặc dù được coi là hữu ích nhưng không được nhìn nhận là một phần của cấu trúc phẩm trật được thành lập cách thiêng liêng của Giáo Hội.
Trong khi THĐ (synod) đã và đang được định đặt để khích lệ sự hiệp thông giữa các GM, và với ĐGH. Bà Murdoch nói rằng rất quan trọng để nhớ rằng THĐ là một tổ chức của con người, không phải thiêng liêng (divine). “Cuối cùng thì các GM dưới quyền của ĐGH, và Giáo Hội thì dưới quyền năng của Chúa. Cho nên, một sự hiểu sai về “synodality” sẽ san phẳng phẩm trật năng quyền đã được thiết định để trở nên “đa số chủ nghĩa.” Trí khôn tập thể và quan điểm của các GM, và những vị khác trong Giáo Hội, có thể chắc chắn là dụng cụ quan trọng nhưng cũng có những giới hạn rõ ràng.”
Không có việc đong đo nào của sự thảo luận, tranh luận, hay bầu phiếu trong THĐ có thể thay thế những nguồn năng quyền chân chính trong Giáo Hội. Những nguồn đó được mặc khải thánh thiêng và huấn quyền (magisterium) không lay chuyển, được truyền xuống bởi Hội Thánh cùng với, và được bảo vệ, bởi quyền năng của ĐGH. Khi người ta sao lãng những điều này, bà Murdoch nói, các THĐ có thể và đã bị sai lầm. “Đã có một số THĐ cố thay đổi hay tương đối hóa (relativize) những nguồn năng quyền chân chính này trong Giáo Hội.” (Kinh nghiệm tản quyền đã đưa đến những sự phân chia thảm hại trong các giáo hội Anh Giáo và Chính Thống Giáo.)
Cha Petri đã đồng ý về điều này và ghi nhận rằng ĐGH đã cảnh cáo về việc tổng hợp (conflating) cách trí tuệ hay xã hội những tư tưởng được cho là “hợp thời” với những phát triển chân chính trong Giáo Hội. Ngài nói: “Trong tông huấn ‘Episcopalis communio’, tôi đã lưu ý rằng không nên nhầm lẫn “sensus fidei” (Tri giác của các giáo hữu) với những thay đổi trong dư luận quần chúng.” Và, “một sự diễn tả xác thực thì được liên tục với giáo huấn chân chính, đến từ một cuộc sống được hình thành bởi Lời Chúa trong thâm tâm của Giáo Hội, và không chỉ tìm kiếm sự cứu rỗi của riêng mình nhưng cả những tha nhân cho sự phát triển của Giáo Hội và sự thăng tiến của Vương Quốc của Chúa.”
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp
Thượng Hội Đồng về Đồng Hành là gì?
Ngày 10 tháng 10, 2021, Đức Giáo Hoàng (ĐGH) đã khai mở Thượng Hội Đồng (THĐ) Giám Mục Thế Giới với chủ đề: “Cho một Giáo Hội Đồng Hành: Hiệp Thông, Tham Gia, và Sứ Vụ.” THĐ này sẽ kéo dài trong hai năm (2021-2023) và sẽ là một cuộc hành trình của chia sẻ, suy ngẫm, và lắng nghe từ tất cả các thành phần trong toàn thể Giáo Hội.
Thượng Hội Đồng (Synod) là gì?
Là một cuộc hội họp, theo truyền thống, của các Giám Mục, để giúp Giáo Hội cùng tiến về một hướng. Chữ THĐ (Synod) có nguồn từ chữ Hy-lạp σύνοδος (syn-hodos), có nghĩa là “cùng một hướng hay cùng một đường. THĐ đã thường được tổ chức vào thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội Kitô, giúp các Giám Mục có những cơ hội gặp gỡ và thảo luận về những vấn đề quan trọng của đời sống Giáo Hội.
Năm 1965, Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã thiết lập THĐ Giám Mục (GM) ở mức độ toàn cầu cho Giáo Hội. Ngài muốn có một phương cách để tiếp tục sự trao đổi huynh đệ và tập đoàn đã có từ thời Đệ Nhị Công Đồng Vatican (1962-1965). Từ đó, các THĐ đã được tổ chức cứ 2 hay 3 năm một lần, để thảo luận về các đề tài như: Phép Thánh Thể, Lời Chúa, Trung Đông, Tân Phúc Âm hóa, Gia Đình, Giới Trẻ, và vùng rừng Amazon ở Nam Mỹ. Trong từng trường hợp, các GM bỏ phiếu chấp thuận một tài liệu chung, rồi ĐGH, tự ngài, công bố một Tông Huấn (apostolic exhortation) - mở những đường lối và chiếu tia sáng mới về những điều đã được thảo luận trong THĐ để lan tỏa đến toàn thể Giáo Hội.
Có gì đặc biệt của “THĐ về Đồng Hành” lần này?
Không như các THĐ trước, THĐ này không nói về một vấn đề đặc biệt nào đó nhưng về việc trở nên con người mà Chúa kêu gọi chúng ta phải là, như một Giáo Hội, tất cả chúng ta phải cùng nhau, giữa thực trạng của thế giới ngày nay.
THĐ lần này là hoàn toàn chưa từng có, vì, trước hết, THĐ không chỉ kéo dài một tháng của các GM, nhưng là một tiến trình đồng hành (synodal process) kéo dài đến hai năm, cho toàn thể dân Chúa, là tất cả những người đã chịu Phép Rửa. Tất cả đều được mời gọi và không bỏ sót hay loại trừ ai. Thứ hai, chủ đích của THĐ là giúp toàn thể Giáo Hội trải nghiệm “cuộc đồng hành” (synodality). Không phải chỉ trả lời “những câu hỏi gợi ý” nhưng là gặt hái những hoa trái mà Đức Chúa Thánh Thần muốn nói với chúng ta ngay tại đây và bây giờ. Thứ ba, mục tiêu của THĐ là không chỉ NÓI về “đồng hành” (synodality) nhưng thực hiện việc “đồng hành” từ giờ trở đi, trong mỗi giáo phận, giáo xứ, và quốc gia trên toàn thế giới. Điều này kêu gọi tất cả chúng ta, tại mỗi cấp bực của Giáo Hội, đổi mới cách sống và cùng hành động để tiến tới.
Vậy, “đồng hành” (synodality) là gì?
Đồng hành, tự cơ bản, là cùng du hành, là cùng bước đi với nhau. Điều này xảy ra qua việc lắng nghe lẫn nhau để nhận được điều Chúa đang nói với chúng ta. Qua việc nhận ra rằng Đức Chúa Thánh Thần có thể NÓI qua bất cứ ai để giúp chúng ta cùng bước đi trên cuộc lữ hành như là đoàn dân của Chúa. “Cùng bước đi” là trọng điểm để định nghĩa về Giáo Hội, như dân Chúa trên đường hành hương giữa lòng thế giới.
Trong thời Giáo Hội sơ khai, Thánh Gioan Chrysostom (Kim Khẩu) đã nói rằng, theo ngài, “Giáo Hội” và “Đồng Hành” (Synod) có đồng nghĩa, vì Giáo Hội là cùng nhau bước tới. Trong nghĩa này, Đồng Hành là cách Giáo Hội canh tân từ gốc rễ sâu thẳm nhất để hợp nhất với nhau và thi hành sứ vụ của chúng ta tốt hơn, trong thế giới. “Đồng Hành”, cụ thể, là cách sống và làm việc đòi hỏi một sự tiếp cận ở mức độ cơ bản và nhiều hợp tác, phân định lâu dài về con đường cùng tiến tới.
Đồng Hành làm nổi bật một sự thật rằng tất cả chúng ta đều có điều gì quý giá để đóng góp cho Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Trong cách này, “Giáo Hội đồng hành” (synodal Church) là một Giáo Hội lắng nghe: “Lắng nghe lẫn nhau để mỗi người đều học được điều gì đó. Giáo dân, GM, ĐGH, tất cả đều lắng nghe lẫn nhau, và tất cả lắng nghe Đức Chúa Thánh Thần, ‘Thần Trí của Chân Lý’ (Gioan 14:17), để nhận biết điều Ngài đang nói với Giáo Hội.” (Phát biểu của ĐGH Phanxicô tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập THĐ.GM. Thế giới. 15/10/2015). Điều này, một cách tự nhiên, kêu gọi chúng ta thay đổi những cách hành động để trở nên con người chính thực hơn của chúng ta, như một Giáo Hội: Cùng bước tới, giữa lòng nhân loại, hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần.
Nhưng tại sao lại là “Đồng Hành về Đồng Hành?” (Synod on Synodality)
Một THĐ (một “Đồng Hành) về Đồng Hành nghe có vẻ như xem một phim (movie) về những phim hay đọc một cuốn sách về những cuốn sách hoặc một giấc mộng trong một giấc mộng. Nhưng tiên vàn, THĐ này là một lời mời gọi toàn thể Giáo Hội lên tiếng và được lắng nghe. Không Kitô hữu nào “là một hòn đảo” (bị lẻ loi). Qua THĐ này, Giáo Hội đang nói rằng: tiếng nói của mỗi người đều quan trọng vì Chúa có thể nói qua bất cứ ai - không chỉ là các GM, LM, Phó Tế, nam nữ Tu Sĩ nhưng là TẤT CẢ CHÚNG TA.
ĐGH Phanxicô đã phát biểu rằng sự tiếp cận hợp tác, bao hàm của Đồng Hành chính xác là “con đường mà Chúa kỳ vọng vào Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ ba.” Đây thực sự là một cuộc cách mạng của Chúa Thánh Thần đối với Giáo Hội rằng Chúa đang kêu gọi chúng ta trở nên những con người xứng đáng, cho tương lai, và bắt đầu từ hôm nay.
THĐ là một cuộc đối thoại mở về những vấn đề mục vụ cụ thể
Không nên lầm lẫn THĐ như là một cuộc tranh luận chính trị. ĐGH nói: “THĐ không phải là một nghị viện, nhưng là một khoảng không gian được bảo vệ để Chúa Thánh Thần hành động.” Ông Dario Vatali, tư vấn, tổng thư ký của THĐ, đã nói: “Trong một thể chế dân chủ, một cách tổng quát, ý kiến của đa số quyết định mọi sự. Trong Giáo Hội Đồng Hành, nguyên tắc xếp đặt cuộc sống của Giáo Hội là “sensus fidei” (được hiểu là: Tri giác của các giáo hữu - the sense of the faithful). Đây là tiếng nói của Chúa Thánh Thần biểu lộ qua các Kitô hữu.
Một trong những cải cách quan trọng trong triều đại Giáo Hoàng của ĐGH Phanxicô là tông hiến “Episcolapis Communio” (Sự Hiệp Thông của các GM) là những nguyên tắc và qui định cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới. Tòa Thánh đã gửi một tập “câu hỏi gợi ý” đến tất cả Kitô hữu trên thế giới (qua các giáo phận), những cuộc hội thảo, ý kiến này sẽ được hoàn tất trước phiên họp của HĐGM quốc gia. Bản phúc trình những kết quả sẽ là tài liệu hướng dẫn cho những GM sẽ tham gia THĐ.GM. Thế Giới. Cùng với tông huấn “Episcopalis Communio”, ĐGH còn gửi một thông điệp đến tất cả những GM, LM, Tu Sĩ, và Giáo Dân, rằng không nên quên Giáo Hội không chỉ là phẩm trật, nhưng còn là tất cả những người đã chịu Phép Rửa.
Một vài tiếng nói
ĐGH Phanxicô đang tổng kết cuộc hành trình, bắt đầu từ các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm để nhấn mạnh một chiều kích thiết yếu của Giáo Hội, đó là: ĐỒNG HÀNH (Synodality). Ngài nói: “Đồng Hành là con đường mà Chúa kỳ vọng vào Giáo Hội ở thiên niên ký thứ ba.”
Philip Goyret của Giáo Hoàng Đại Học Thánh Giá (Pontifical University of the Holy Cross) đã nói: “Chúa Giêsu lập Giáo Hội và trao cho các Tông Đồ. Điều này có thể làm cho người ta hiểu rằng Giáo Hội là một hệ thống kim tự tháp. Đã có những sự thật và vài sự không hoàn chỉnh ở đây, vì một GM không phải là một ông vua.”
Tiến sĩ Jessica Murdoch, Phó Giáo Sư môn Thần Học Cơ Bản và Tín Điều của Đại Học Villanova (Mỹ) đã nói rằng: “Nói một cách thực tế thì THĐ là một ủy ban tư vấn. Là một ủy ban giúp ĐGH cách thảo luận những vấn đề đương đại, và nhận những phản hồi và tư vấn từ hàng Giám Mục. Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI có thể đã tạo ra khuôn mẫu này, nhưng trong thực tế thì các ĐGH đã luôn làm điều này, tham khảo ý kiến với các GM về nhiều vấn đề khác nhau, cách này hay cách khác.”
Bà Murdoch tiếp tục rằng: “Đồng hành, như một ý tưởng, thực sự chỉ có nghĩa bằng hữu. Là cách mà các thành phần khác nhau của Giáo Hội cùng hòa hợp như Nhiệm Thể của Chúa Kitô.” Điều này xem ra đơn giản, nhưng vẫn rất dễ bị giải thích lệch lạc. “Sự rủi ro ở đây là khi đến với nhau, chúng ta sẽ có một Giáo Hội nhạt nhẽo, với mỗi thành phần hành động như nhau.” Và: “Có một sự phong phú bao la giữa các đặc sủng đa dạng trong Giáo Hội, và mỗi thành phần đóng một vai trò thích hợp. Nhưng khi mỗi người cố đóng vai trò của người khác, thì chúng ta không những mất đi sự phong phú đó mà “nhiệm thể” cũng không thể hoạt động bình thường.
Tháng 3, 2018, Ủy Ban Thần Học của Thánh Bộ về Đức Tin và Tín Điều đã xuất bản một tài liệu có tựa đề: “Đồng hành (Synodality) trong cuộc sống và sứ vụ của Giáo Hội.”
Tài liệu ghi nhận rằng trong lịch sử của Giáo Hội, các chữ thượng hội đồng (synods) và công đồng (councils) là những từ có thể thay thế nhau trong những cuộc hội họp chính thức của Giáo Hội. Tài liệu thêm rằng quan điểm hiện đại hơn về một THĐ như một điều tách biệt khỏi một công đồng, chỉ xuất hiện sau Công Đồng Vatican II, và sự phát triển của nó được theo sau bởi thuyết tân học hay việc sử dụng những chữ mới (neologism), như chữ synodality.
Ủy ban này tiếp rằng nói về Giáo Hội như “đồng hành” (synodal), tự bản chất, là điều mới lạ và đòi hỏi “một sự cẩn thận làm rõ về thần học.” Nguyên tắc của đồng hành (synodality) được đặc biệt định nghĩa là “hành động của Thần Khí trong sự hiệp thông của Nhiệm Thể Chúa Kitô và trong hành trình loan báo Tin Mừng của dân Chúa.”
Sensus fidei (được hiểu là: Tri giác của các giáo hữu)
Sensus fidei là một ý tưởng khác thường được trích dẫn để thúc đẩy một sự tiếp cận hợp tác nhiều hơn hay làm sáng tỏ giáo huấn của Giáo Hội. Cũng như “synodality”, “tri giác của các giáo hữu” (Sensus fidei) dễ bị hiểu lầm và giải thích sai lạc.
LM Thomas Petri, OP, một nhà thần học luân lý và là phó giám đốc, trưởng khoa giáo hoàng về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại các viện nghiên cứu Đa Minh ở Washington, DC, nói rằng, cũng như “synodality”, “sensus fidei” đã là một một lối diễn tả của sự hiệp thông thích hợp giữa những thành viên của Giáo Hội.
Một vài người đề nghị rằng “sensus fidei” có thể được hiểu là trao quyền cho các tín hữu, cách cá nhân hay tập thể, để sử dụng một loại quyền bính tách biệt với phẩm trật (hierarchy), hay trên cả tông truyền của Giáo Hội. Điều này không đúng, cha Petri nói: “Một vài bình luận gia dường như thu gọn “sensus fidei” thành một lối diễn tả ‘kinh nghiệm cá nhân’ của bất cứ cá nhân hay tập thể nào. Đây là một sự làm nghèo đi điều mà ‘sensus fidei’ phải là và mang rủi ro ca tụng kinh nghiệm của con người như bình chứa của mặc khải, ngang hàng với Kinh Thánh và Tông Truyền.”
Phẩm trật của năng quyền (order of authority)
Bà Murdoch còn cảnh báo về những diễn giải nhằm phủ nhận phẩm trật năng quyền quan trọng của Giáo Hội. Giáo Hội dạy rằng “phẩm trật năng quyền” đã được thành lập cách thiêng liêng. Cấu trúc thiết yếu của năng quyền này: Giáo Dân được hướng dẫn bởi các LM, cai quản bởi các GM, dưới quyền ĐGH, đã được thành lập cách thiêng liêng. Những cấu trúc khác như: Hội đồng giáo xứ (parish council, khác với HĐ mục vụ: pastoral council), Hội đồng GM, hay Thượng Hội Đồng GM, mặc dù được coi là hữu ích nhưng không được nhìn nhận là một phần của cấu trúc phẩm trật được thành lập cách thiêng liêng của Giáo Hội.
Trong khi THĐ (synod) đã và đang được định đặt để khích lệ sự hiệp thông giữa các GM, và với ĐGH. Bà Murdoch nói rằng rất quan trọng để nhớ rằng THĐ là một tổ chức của con người, không phải thiêng liêng (divine). “Cuối cùng thì các GM dưới quyền của ĐGH, và Giáo Hội thì dưới quyền năng của Chúa. Cho nên, một sự hiểu sai về “synodality” sẽ san phẳng phẩm trật năng quyền đã được thiết định để trở nên “đa số chủ nghĩa.” Trí khôn tập thể và quan điểm của các GM, và những vị khác trong Giáo Hội, có thể chắc chắn là dụng cụ quan trọng nhưng cũng có những giới hạn rõ ràng.”
Không có việc đong đo nào của sự thảo luận, tranh luận, hay bầu phiếu trong THĐ có thể thay thế những nguồn năng quyền chân chính trong Giáo Hội. Những nguồn đó được mặc khải thánh thiêng và huấn quyền (magisterium) không lay chuyển, được truyền xuống bởi Hội Thánh cùng với, và được bảo vệ, bởi quyền năng của ĐGH. Khi người ta sao lãng những điều này, bà Murdoch nói, các THĐ có thể và đã bị sai lầm. “Đã có một số THĐ cố thay đổi hay tương đối hóa (relativize) những nguồn năng quyền chân chính này trong Giáo Hội.” (Kinh nghiệm tản quyền đã đưa đến những sự phân chia thảm hại trong các giáo hội Anh Giáo và Chính Thống Giáo.)
Cha Petri đã đồng ý về điều này và ghi nhận rằng ĐGH đã cảnh cáo về việc tổng hợp (conflating) cách trí tuệ hay xã hội những tư tưởng được cho là “hợp thời” với những phát triển chân chính trong Giáo Hội. Ngài nói: “Trong tông huấn ‘Episcopalis communio’, tôi đã lưu ý rằng không nên nhầm lẫn “sensus fidei” (Tri giác của các giáo hữu) với những thay đổi trong dư luận quần chúng.” Và, “một sự diễn tả xác thực thì được liên tục với giáo huấn chân chính, đến từ một cuộc sống được hình thành bởi Lời Chúa trong thâm tâm của Giáo Hội, và không chỉ tìm kiếm sự cứu rỗi của riêng mình nhưng cả những tha nhân cho sự phát triển của Giáo Hội và sự thăng tiến của Vương Quốc của Chúa.”
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp